25 September 2015

Hoa Kỳ đang chiếm thế thượng phong và đã đến lúc phải răn dạy Trung Quốc

Hoa kỳ không còn cần thiết dựa trên "những đồng thuận" để giải quyết "những khác biệt" nữa! Hoa Kỳ đang mạnh, Trung Quốc đang yếu! Hãy đối thoại (với Trung Quốc) như kẻ mạnh. 
Tất cả những nhận định trước đây về chuyến đi của Chủ-tịch Tập Cận Bình sang Hoa Kỳ đều sai lầm và thiếu cập nhật.

Đúng là đã có rất nhiều bất đồng giữa Hoa Kỳ và một Trung Quốc ngày một ngang bướng. Tuy nhiên, chính phủ của Tổng Thống Obama không còn cần thiết phải tìm kiếm "những điểm tương đồng" để thương thảo về "những điểm khác biệt,” như suy luận hiện có (của giới ngoại giao chính trị) tại thủ đô Washington DC. Hơn thế nữa, Tòa Bạch Ốc có thể bỏ ngoài tai những lời khuyên của Zhu Feng (Chu Phong) làm việc cho đại học Peking, đăng trên hãng thông tấn AP (Associated Press) rằng cả hai quốc gia cần phải nhường nhịn lẫn nhau. Thật ra, Washington nên buộc Trung Quốc phải chiều theo lập trường của mình.

Tâm lý lâu nay cho rằng Hoa Kỳ phải chiều chuộng một Trung Quốc không ngừng lớn mạnh - đã không còn đúng với thực tế nữa, khi mà đảng Cộng Sản cầm quyền Trung Quốc đang bận phải đối phó với khủng hoảng trầm trọng nhất kể từ mùa xuân nắm 1989 đến nay. Kể từ trung tuần tháng Sáu, Trung Quốc đã lộ ra những dấu hiệu suy sụp nghiêm trọng. Thị trường chứng khoán đổ vỡ, tiền tệ bị phá giá, nền kinh tế phát triển với chỉ số rất thấp, thậm chí gần như không phát triển.

Kinh tế là động cơ của sức mạnh Trung Quốc, nhưng bây giờ động cơ này dường như đang bị hư hại. Và thật là bi thảm cho giới chiến lược gia cầm quyền Trung Quốc, mọi biện pháp đề ra không ngăn chặn nổi tốc độ lao xuống hố quá nhanh của đất nước. Năm lần hạ thấp lãi xuất kể từ tháng Mười Một năm ngoái và bốn lần hạ thấp tỷ lệ tiền tệ dự trữ trong ngân hàng kể từ tháng Hai năm nay chẳng đem đến một hiệu quả nào cả cho việc kích thích phát triển kinh tế. Dùng tài chánh kích thích kinh tế được đề ra, cốt lõi là vì nhu cầu tiền tệ trong nền kinh tế Trung Quốc đang suy giảm.

Gia tăng ngân sách chi tiêu có thể gia tăng sản xuất hay tổng sản lượng nội địa, đó là lý do tại sao, Bắc Kinh sẵn sàng gia tăng ngân sách lần nữa. Tuy nhiên, không có một chuyên gia nào lạc quan về điều này cả, và giới cầm quyền cảm thấy ngượng ngùng khi buộc phải kéo dài chính sách gia tăng ngân sách chi tiêu của họ. Đơn giản là vì mọi người điều biết Trung Quốc không cần xây thêm một thành phố mới vắng tanh không người ở nữa (ghost city) cũng như không cần xây thêm hệ thống xe điện ngầm cao tốc đi đến nhưng nơi mà chẳng có ai ở.

Và sự gia tăng chi tiêu của chính phủ chỉ khiến chồng chất thêm nỗi lo lắng về nợ của chính phủ (nợ công) mà thôi. Vào tháng Sáu năm 2014, viện nghiên cứu kinh tế toàn cầu McKinsey thừa nhận tỷ lệ giữa nợ công và tổng sản lượng quốc dân (GDP) của Trung Quốc lên đến 282 phần trăm nhưng con số tỷ lệ này chắc chắn bây giờ phải cao hơn. Trên thực tế, con số này có thể gần 350 phần trăm khi mà mọi sổ sách được minh bạch và tổng sản Lượng quốc dân được tính toán cho chính xác.

Cũng cùng lúc đó, hai kế sách kinh tế khác của chinh phủ (Trung Quốc) tan thành mây khói: nâng giá thị trường chứng khoán một cách bừa bãi vào mùa Thu năm ngoái và phá giá Nhân Dân tệ một cách ngu xuẩn vào tháng Tám năm nay.

Chỉ còn có một điều duy nhất mà đảng Cộng Sản cầm quyền Trung Quốc có thể làm trong lúc này để duy trì phát triển kinh tế là cải cách cấu trúc kinh tế. Tuy nhiên, thay đổi này khó xảy ra vì những phe nhóm lợi ích đầy quyền lực trong đảng cầm quyền ngăn cản, dù sao, quan điểm của Tập Cận Bình rất thụ động, sặc mùi bảo thủ của Mao.

Kể từ khi nắm được quyền hành, Tập đang đi ngược lại quan điểm của Đặng Tiểu Bình là "cải cách và mở cửa".

Thí dụ, họ Tập đã hạn chế đầu tư ngoại quốc vào Trung Quốc, kết hợp sát nhập các đại công ty quốc doanh tạo ra độc quyền tuyệt đối và gia tăng hổ trợ vốn nhà nước cho những đại công ty quốc doanh này.

Họ Tập đã khống chế thị trường tài chánh để nâng giá chứng khoán và tiền tệ. Mục tiêu của họ Tập, lồng trong thành ngữ "giấc mơ Trung Quốc", vẽ vời một viễn ảnh Trung Quốc hùng mạnh, đi kèm là hệ thống kinh tế quốc doanh độc quyền, không dễ dàng chấp nhận mọi khuynh hướng cải cách kinh tế theo hướng thị trường tự do cạnh tranh.

Và ngay cả khi họ Tập tiến hành cải cách một cách đúng đắn thì cũng còn lâu lắm nền kinh tế mới phục hồi, mà trên thực tế, tăng trưởng chỉ lẹt bẹt, không phải 7 phần trăm như loan báo. Tại Bắc Kinh, giới cầm quyền thừa nhận không chính thức tăng trưởng kinh tế chỉ vào 2.2 phần trăm mà thôi.

Người dân Trung Quốc đang mất niềm tin vào khả năng của Tập Cận Bình và người điều hành kinh tế của ông, Thủ Tướng Lý Khắc Cường, người đang dò dẫm tìm các đối sách để chắp vá che đậy tình huống.

Họ Tập và họ Lý cần phải hành động gấp rút vì Trung Quốc đang thất thoát chảy máu thặng dư ngoại tệ của mình ra nước ngoài nghiêm trọng. Wind Information, một hãng phân tích dữ liệu hàng đầu của Trung Quốc, gần đây thông báo rằng mỗi tháng có khoảng 135 tỷ Mỹ kim bị chuyển ra nước ngoài. Tạp chí Financial Times thừa nhận rằng chỉ tính riêng tháng Tám, nhà cầm quyền Bắc Kinh đã phải tốn gần 20 tỷ Mỹ kim chi phí mỗi ngày để ngăn cản chảy máu ngoại tệ, và rất có thể, nếu không có thu nhập ngoại tệ vào, thì trữ lượng ngoại tệ dành cho trao đổi tiền tệ của Trung Quốc sẽ cạn kiệt trong vòng một năm.

Mặc dù giới chuyên gia cho rằng những khó khăn về kinh tế của Trung Quốc chỉ là tạm thời nhưng nhà cầm quyền Bắc Kinh đã không còn một biện pháp nào mới mẻ nữa để cứu vãn tình thế và Tập Cận Bình đang đẩy Trung Quốc đi vào ngõ cụt với một tương lai vô cùng ảm đạm. Trường hợp khả quan sáng sủa nhất có thể xảy ra là Trung Quốc chỉ chịu đựng hai thập kỷ suy thoái hoặc suy kiệt kinh tế trầm kha như Nhật Bản đã từng trải qua từ những năm 1990 cho đến 10 năm đầu của thể kỷ XXI.

Khả năng dễ thấy xảy ra đối với nền kinh tế Trung Quốc sẽ tồi tệ hơn trường hợp khả quan đã nêu trên. Giới lãnh đạo Trung Quốc không muốn nhìn thấy nền kinh tế của đất nước tự điều chỉnh- nói một cách khác, thoát ra khỏi sự quản lý độc quyền trực tiếp từ trung ương. Sự khủng hoảng kinh tế của Trung Quốc trước đó, theo Cục Thống Kê Quốc Gia, là vào năm 1976, năm mà Mao Trạch Đông đã từ trần. Họ Tập, một người tin tưởng vào sự cần thiết và vai trò quan trọng của Đảng Cộng Sản trong mọi lãnh vực xã hội, sẽ ngăn cản tự do hóa nền kinh tế cho đến khi nào ông ấy không còn quyền lực nữa. Khi mà Tập Cận Bình không còn quyền lực, cơ chế kinh tế quản trị từ trung ương do ông thúc đẩy ủng hộ sẽ sụp đổ không thể cản. Kinh tế Trung Quốc đang ở vào giai đoạn vô cùng khó khăn nguy hiểm giống như kinh tế toàn cầu vào những năm 1930, suy kiệt trầm kha và thu hẹp kéo dài nhiều năm.

Trong tình huống như vậy, Trung Quốc cần Hoa Kỳ nhiều hơn là nước Hoa Kỳ cần Trung Quốc, cho nên đây là thời điểm rất tốt cho Washington dằn mặt Tập Cận Bình để cho ông ấy biết thế nào là sức mạnh của Hoa Kỳ nếu họ Tập cứ tiếp tục hung hãn.

Thí dụ như Washington có thể trừng phạt Trung Quốc nếu bị Trung Quốc làm cho phật lòng. Họ Tập có thể giận dữ và tru tréo phản đối, nhưng Hoa Kỳ có khả năng loại bỏ ông ta. Trung Quốc không còn đủ mạnh để đối chọi với Hoa Kỳ.

Lãnh đạo Trung Quốc vẫn thường ngoan cố cứng đầu nhưng nước Mỹ hồi sinh hùng mạnh có đủ sức mạnh để ép buộc họ hành xử theo mong muốn của nước Mỹ. Nếu nước Mỹ không chịu sử dụng thế thượng phong ngay từ bây giờ thì là một sự sai lầm lớn về chiến lược.

Trong nhiều năm qua, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đinh ninh rằng người Mỹ có khuynh hướng nhìn nhận nước Mỹ rất yếu đuối, và trong thực tế, thái độ của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc ngày nay giống đối với Liên Xô trong thời kỳ Nixon, Ford, và Carter. Trong khi những người khác khiếp sợ trước sức mạnh của Liên Xô, Tổng thống Reagan lại nhận ra sự yếu đuối của Liên Xô. Sự tự tin khi cho rằng Moscow quá sa sút đã khiến Reagan sử dụng sức mạnh của Mỹ vô cùng hiệu quả.

Lúc này là lúc phải nói cho Tập Cận Bình biết rằng người Mỹ bây giờ nhận ra đất nước của họ là một quốc gia rất hùng mạnh và họ Tập đang ở vị trí của một kẻ yếu không thể chống lại sức mạnh của Hoa Kỳ và cộng đồng thế giới.

Gordon G. Chang,
Nguyễn Trọng Dân dịch
(Nguồn: Dân Làm Báo)
______________


The U.S. Holds the High Cards and It’s Time to Call China’s Bluff

Forget about ‘common ground’ and ‘managing the differences’ when Xi Jinping visits this week. The U.S. is strong, China’s weakening. Let’s play it that way.

Most of the commentary about Chinese President Xi Jinping’s upcoming state visit is wrong, or at least out of date.

Yes, there are many disagreements between the U.S. and an increasingly assertive China. But no, the Obama administration does not have to find “common ground” and “manage the differences,” the current mantra in D.C. Moreover, the White House can ignore Peking University’s oft-quoted Zhu Feng, who told the Associated Press that “both sides need to make concessions.” Instead, Washington should be looking to accomplish all its goals, to put the relationship on America’s terms.

The dominant narrative—that the U.S. has to accommodate a rising Chinese state—is obsolete now that the Communist Party is facing its worst crisis since the Beijing Spring of 1989. China, since mid-June, has been showing signs of severe stress. The stock market is plunging, the currency is falling, the economy is growing only in the low single digits, if it is growing at all. 

The economy was the motor of China’s rise, and now it looks like the engine of the fall. And unfortunately for Beijing’s technocrats, nothing they’re doing is working to arrest the accelerating downward trajectory. Five reductions in benchmark interest rates since November and four reductions of the bank reserve-requirement ratio since February have had no noticeable effect in stimulating growth. Monetary stimulus is tapped out because there is a fundamental lack of demand for money.

Fiscal stimulus could grow gross domestic product, so Beijing is readying another massive spending plan. Yet almost no analyst is cheering, and the technocrats seem embarrassed by the extent of their new stimulus program. Just about everyone knows China does not need another “ghost city” or high-speed rail line to nowhere.

And government spending will also add to already worrisome debt woes.McKinsey Global Institute put the country’s debt-to-GDP ratio at a dangerous 282 percent at the end of June 2014, but the number is surely higher than that now. In reality, the ratio could be somewhere in the vicinity of 350 percent once all hidden obligations are counted and gross domestic product is accurately assessed.

At the same time, two other government tactics have come a cropper: the reckless promotion of stock prices beginning last fall and the inexplicable devaluation of the renminbi this August.

There is only one thing the Communist Party could do to trigger another round of sustainable growth: implement structural economic reform. Change of that sort is unlikely, however, because powerful vested interests are blocking it, and in any event Xi Jinping’s idea of change is regressive, Maoist-inspired even.

Since coming to power, he has been reversing Deng Xiaoping’s policy of “reform and opening up.” He has, for instance, been closing off the Chinese market to foreigners, recombining already large state enterprises back into formal monopolies, and increasing state subsidies to favored market participants.

Xi has strangled the financial markets in order to keep share prices high and currency values elevated. His signature initiative, encapsulated by the phrase “Chinese dream,” contemplates a strong state, and a state-dominated China does not sit easy with the notion of market-oriented reform.

And even if Xi opted for the right kind of change, it might take too long to rescue an economy that is, in reality, growing only in the low single digits, not at the claimed 7.0 percent pace. In Beijing, elites are privately talking about 2.2 percent growth.

China, in short, could be well beyond the point of no return. Chinese are losing confidence in the ability of Xi Jinping and his economic czar, Premier Li Keqiang, who are now merely applying patches to gashes. 

Xi and Li are in a race with time because money is flooding out of the country at unprecedented rates. Wind Information, the leading Chinese data provider, recently reported that cash is leaving China at the pace of $135 billion a month. As theFinancial Times noted in August, Beijing is burning through $20 billion a day defending the currency and could, in the absence of inflows, exhaust its foreign exchange reserves in a year.

Almost all analysts say China’s economic difficulties are temporary, but with Beijing out of solutions and Xi Jinping pushing China in the wrong direction the country now faces a dark future. The best-case scenario is that China endures two decades of recession or recession-like stagnation, much like Japan in the 1990s and the first part of this century.  

A more probable scenario for China is even worse. Chinese leaders have tried to prevent their economy adjusting—in other words, contracting—with centrally directed intervention. The last Chinese recession, according to the official National Bureau of Statistics, was in 1976, the year Mao Zedong died. Xi, who believes in a strong Communist Party role in all aspects of society, will prevent the economy correcting until he no longer has the ability to do so. When that happens, his system will go into free fall. China is almost at that critical point of a 1930s-style adjustment, a plunge followed by years of deep contraction.

In these circumstances, the Chinese need America far more than America needs them, so it is time for Washington to show Xi Jinping what the exercise of U.S. power would look like if he continues his aggressive path.

Washington, for instance, can impose costs that are greater than the benefits China receives from unacceptable conduct. Xi will huff and puff, but the U.S. has the ability to outlast him. China is in no shape for a prolonged contest with America.

Chinese leaders have traditionally been recalcitrant, but a resurgent U.S. has the means to get them to see things Washington’s way. Not to use leverage at this point would be a strategic miscalculation of the first order.

For years, Chinese leaders have believed that Americans perceived themselves as weak, and in fact American attitudes toward China today resemble those toward the Soviet Union in the Nixon, Ford, and Carter eras. Where others saw Soviet strength, however, Reagan recognized weakness. His belief that Moscow was vulnerable permitted him to wield American power effectively.


It’s time to let Xi Jinping know that Americans now realize their nation is strong—and that he is in no position to stand against the U.S. and the international community.

No comments:

Post a Comment

Cái Đêm Hôm Ấy . . . Đêm Gì?

TTR: Chắc chắn không ai đọc được những bài ký sự như thế này mà còn có thể hình dung ra cảnh người dân bị bóc lột tàn bạo, phi nhân hơn nữa ...