30 July 2015

Tướng Phùng Quang Thanh Đang Bị Quản Thúc

Dân Luận: Câu chuyện đại tướng Phùng Quang Thanh đi chữa bệnh đột xuất ở Pháp, và rồi có nguồn tin ông đã chết được dư luận đặc biệt quan tâm. Sự xuất hiện trở lại của ông Thanh trên truyền hình ngày 27/7 không những không giải tỏa được những thắc mắc của dư luận, mà còn đặt ra nhiều câu hỏi như: Ông Thanh đã đủ sức khỏe để tham gia chương trình giao lưu văn nghệ ở chỗ đông người như thế, tại sao ông không thể mở một cuộc họp báo để trực tiếp giải tỏa thắc mắc với báo giới? Tại sao ông lại chọn ở lại Bộ Quốc Phòng mà không về nghỉ ngơi ở nhà?

Bài viết sau đây là nhận định của tác giả Trung Điền. Do không có điều kiện kiểm chứng, chúng tôi mong độc giả tham khảo với sự dè dặt cần thiết.

* * *

Kính gửi quý cơ quan truyền thông báo chí,

Trước áp suất của dư luận về sự sống chết của Tướng Thanh, cuối cùng CSVN đã phải đưa Tướng Thanh xuất hiện trong đêm giao lưu nghệ thuật “khát vọng đoàn tụ” tối 27/7, với hình ảnh tươi cười bắt tay mọi người. Tuy nhiên cho đến giờ phút này, sự sống hay chết của Tướng Thanh không còn là điều quan trọng. Vấn đề then chốt là tại sao CSVN vẫn nói Tướng Thanh còn sống nhưng lại quản thúc ở Bộ Quốc Phòng?

Kính gởi đến quý vị bài viết "Tướng Phùng Quang Thanh Đang Bị Quản Thúc" của tác giả Trung Điền và kính mong được tiếp tay phổ biến.

    Trân trọng
    Mai Hương
    Trưởng Ban Liên Lạc Truyền Thông Đảng Việt Tân

* * *

Trước sức ép mạnh mẽ của dư luận và nhất là trên truyền thông mạng, lãnh đạo cộng sản Việt Nam (CSVN) đã không thể tiếp tục giữ kín về sự sống chết của Tướng Phùng Quang Thanh. Tối ngày 27/7 vừa qua, Hà Nội đã phải để cho Tướng Phùng Quang Thanh xuất hiện trong chương trình giao lưu nghệ thuật “khát vọng đoàn tụ” và có truyền hình trực tiếp trên VTV1.

Hầu hết các báo chí, trang điện tử đều loan tin và hình ảnh về sự xuất hiện của Tướng Phùng Quang Thanh vào đêm 27/7 sau đúng 1 tháng vắng bóng, ngoại trừ một số báo chính thức của đảng như Nhân dân, Quân đội Nhân dân và trang điện tử đảng Cộng sản hoàn toàn không đề cập gì đến sự kiện Phùng Quang Thanh.

Trong khi đó, Thiếu tướng Ngô Quang Liên, được giới thiệu là trợ lý của Tướng Phùng Quang Thanh tuyên bố với báo chí rằng Tướng Thanh kể từ nay sẽ ở lại trụ sở Bộ quốc phòng chứ không về nhà riêng. Lý do mà ông Ngô Quang Liên nêu ra là “hạn chế tiếp khách nhiều” vì khuyến cáo của Bác sĩ.

Một người vừa trải qua một cuộc giải phẫu - dù lớn hay nhỏ - rất cần một trong hai nơi để tĩnh dưỡng là nhà riêng hoặc bệnh viện. Tướng Thanh thì không được về tĩnh dưỡng ở hai nơi này mà phải nằm điều dưỡng ở Bộ quốc phòng, chẳng khác nào bị quản chế.

Đây không phải là điều bất bình thường trong thế giới cộng sản mà còn là tín hiệu cho thấy cuộc đời chính trị của Tướng Phùng Quang Thanh đã chấm dứt song song với những chuyển biến về thế đu dây trong hàng ngũ đảng CSVN, nếu ta nhìn lại một số những diễn tiến xảy ra trước đó khoảng 3 tháng - từ tháng 5 năm 2015.

Chống Đối Ngầm

Cà phê sáng ở La Mã, - cười tí tỉnh

Bốn ông và một bà già cùng thưởng thức cà phê sáng ở Công trường Thánh Phê-rô (La Mã).

Ông thứ nhất nói: "Con tôi làm Linh Mục, cho nên khi hắn vào trong phòng, mọi người chào “Thưa Cha”.

Ông thứ hai nhỏ nhẹ, "Con tôi làm Giám mục. Khi hắn vào phòng mọi người chào “Tạ Ơn Cha”.

Ông thứ ba lịch sự nói, "Con tôi làm Hồng Y". Khi nó đi đến trước mặt, mọi người cúi đầu chào “Thưa Đức Giáo chủ”.

Ông thứ tư giọng hãnh diện, "Con tôi làm Giáo hoàng. Khi nhìn thấy nó mọi người đều gọi: “Đức Thánh Cha”.

Thấy bà già vẫn nhấp nháp cà phê trong im lặng, cả bốn ông hỏi "Bà đã nghe về mấy đứa con của chúng tôi chưa...?" Lúc bấy giờ bà ta mới bình thản lên tiếng:

"Tôi có đứa con gái,
Người mảnh khảnh, chân dài
Vòng ngực 150"
Vòng eo  60"
Vòng hông  90"
Nhưng bất kể nó mặc áo đỏ, áo trắng, nhất là khi không mặc gì,khi nó bước vào phòng, mọi người đều nhất tề đứng dậy la lên "CHÚA ƠI !"
_______
TNT 
(Nhóm AFAR)

Trung Quốc Vùng Lên, tham khảo

2015-07-29
Nguyễn Xuân Nghiã
Nguyên Lam

…giai đoạn họ gọi là “quật khởi” cũng cáo chung sau mấy chục năm đầy ảo tưởng.

Sau hai tuần tạm lắng, thị trường cổ phiếu Trung Quốc lại tuột giá mạnh và gây mối quan tâm cho các nước trên thế giới. Nhưng hình như vấn đề của Trung Quốc không chỉ là biến động trên các thị trường tài chính mà còn có nhiều nguyên nhân sâu xa hơn. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu vì sao giai đoạn tăng trưởng vừa qua của Trung Quốc chỉ là một sự trỗi dậy ngắn ngủi và sau vài chục năm nữa thì xứ này lại trở về vị trí cũ với khá nhiều bài toán phải giải quyết. Xin quý thính giả theo dõi phần phân tích sau đây của chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa với Nguyên Lam.

Nguyên Lam: Thưa ông, sau biến động dồn dập của thị trường chứng khoán Trung Quốc, Nguyên Lam đã tìm hiểu lại về sức mạnh kinh tế của xứ này và thấy là từ lâu rồi tiết mục chuyên đề của chúng ta đã nói đến những giới hạn của kinh tế Trung Quốc. Trong một chương trình từ đầu năm 2012, ông còn nhấn mạnh đến sự kiện dân số như một định mệnh khiến dân Tầu chưa giàu mà đã già và xứ này sẽ đi vào chu kỳ suy trầm chậm rãi và khó tránh được. Kỳ này thưa ông, xin đề nghị là chúng ta lại trở về những vấn đề ấy.

29 July 2015

Nhạc Trung Quốc đã vào Bộ Quốc phòng Việt Nam?

Hôm 27/7, trong một chương trình nghệ thuật quy tụ các quan chức đứng đầu nhà nước Việt Nam có tên “Khát vọng đoàn tụ”, diễn ra tại Bộ Quốc Phòng, được trực tiếp truyền hình trong nước như một cách giới thiệu sự có mặt của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh sau một thời gian vắng bóng, ngay khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bước lên sân khấu để đọc diễn văn khai mạc thì một đoạn nhạc được phát lên. Đoạn nhạc này ngay sau đó được người dân Việt Nam phát hiện là bài hát “Ca ngợi tổ quốc”, một bài hát được nhiều người xem là “quốc ca thứ hai” của Trung Quốc. VOA của đài VOA phỏng vấn ông Phan Tất Thành, một cựu chiến binh đã từng có một thời gian được học tập, nuôi dạy tại Quế Lâm, Trung Quốc, cũng là người đầu tiên phát hiện ra “sự cố” này.

“Khát vọng đoàn tụ” là một chương trình nghệ thuật lớn được tổ chức nhân ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7. Chương trình này càng thu hút sự chú ý của dư luận khi được đồng loạt loan báo trên các kênh truyền thông của nhà nước trước đó với sự xuất hiện trở lại của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, người đột nhiên vắng bóng trong một thời gian khiến gây ra nhiều tin đồn về tình trạng sức khỏe của ông cũng như khả năng ông đã qua đời nhưng không được tiết lộ.

Chương trình quy tụ nhiều quan chức hàng đầu Việt Nam, gồm Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam...và gần 500 đại biểu là lãnh đạo Đảng, Nhà nước và được phát sóng trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam vào tối ngày 27/7.

Ngay khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bước lên sân khấu để đọc diễn văn khai mạc thì một đoạn nhạc được phát lên.

Đoạn nhạc này ngay sau đó được người dân Việt Nam phát hiện là bài hát “Ca ngợi tổ quốc”, một bài hát được xem là “quốc ca thứ hai” của Trung Quốc. Bài hát này do ông Vương Tân, người Vô Tích, Giang Tô, Trung Quốc, sáng tác vào tháng 9/1950.

Người đầu tiên được cho là đã phát hiện ra “sự cố” này là ông Phan Tất Thành, một cựu chiến binh đã từng có một thời gian được học tập, nuôi dạy tại Quế Lâm, Trung Quốc. Ông Thành cho biết nguyên nhân ông phát hiện ra vụ việc này.

VOA: Khi ông nghe đoạn nhạc, sau một thời gian ông được người Trung Quốc đùm bọc và lớn lên thì ông cũng có cảm tình sâu nặng...

Ông Phan Tất Thành: Không. Tôi biết. Tôi cắt lời bạn chỗ này. Với nhân dân Trung Quốc, tôi rất gắn bó, tôi rất yêu thương họ. Tôi cảm nhận được tình cảm của nhân dân Trung Quốc dành cho chúng tôi. Nhưng tư tưởng thâm căn cố đề đại Hán của nhà nước Trung Quốc, của những người cầm quyền Trung Quốc, từ đời vua chúa Trung Quốc cho đến những người lãnh đạo của các chính quyền tiếp theo cho tới bây giờ, tới Tập Cận Bình, trong đầu họ vẫn có màu sắc lúc nào cũng lăm le xâm chiếm bờ cõi Việt Nam. Đó là điều mà tôi không chấp nhận. Tôi tự nhiên trở thành được nhiều bạn “quan tâm” chỉ vì tôi sôi sục có một điều thôi là đất nước này là của chúng tôi, không một thế lực nào có thể xâm phạm đến đây được hết. Có thể suy nghĩ của tôi đụng chạm đến suy nghĩ khác của những người khác, nhưng bất luận thế nào, tôi đã chiến đấu rất nhiều năm để “giành lại độc lập, tự do cho tổ quốc” theo cách nói thông thường bây giờ. Tôi đã ra chiến chường, tôi đã bảo vệ thành cổ Quảng Trị năm 1972. Bây giờ nếu xảy ra chuyện gì thì tôi cũng sẵn sàng.

VOA: Ông là người nắm khá rõ về tình hình cả Trung Quốc và Việt Nam, ông nhận định thế nào về những sự việc xảy ra giống như hiện nay ông vừa phát hiện là việc sử dụng một bài hát Trung Quốc cho một sự kiện trong đó có nhiều quan chức lớn?

Ông Phan Tất Thành: Thật ra những cái lỗi của đài truyền hình, lỗi này khác với những cái lỗi như khi người ta bàn cãi về chuyện Công Phượng bao nhiêu tuổi hay nhầm lẫn tên tác giả này sang tác giả kia, những lỗi mà đài truyền hình đã bị phạt tiền nhiều lần lắm rồi. Thực ra trong sâu thẳm tôi vẫn cho rằng đây chỉ là một sự nhầm lẫn ngu dốt của các biên tập viên đài truyền hình mà thôi. Tôi đặt ra câu hỏi “Giặc đã ở trong đài?”, câu hỏi đó là để nâng sự việc lên ở tầm khác, chỉ là một cách nói thôi, chứ còn chưa, chưa có giặc nào vào được Đài truyền hình Việt Nam để mà ngồi phát nhạc Trung Quốc, ca ngợi Trung Quốc theo cách đụng chạm đến danh dự, đến lòng tự trọng, quốc thể Việt Nam của chúng tôi đâu. Đây chỉ là sự ngu dốt của biên tập viên thôi.

VOA: Về chuyện này, cũng như những “sự cố” trong các sách giáo khoa chẳng hạn, cũng liên quan đến Trung Quốc. Có khá là nhiều sự việc “nhầm lẫn” mà là những nhầm lẫn tai hại, ông nghĩ thế nào, đây là nhầm lẫn cố ý hay vô tình, hay có điều gì đó phía sau hậu trường hay không?

Ông Phan Tất Thành: Chỗ này thực ra có hai cách nhìn, cũng có thể nói rằng chỉ vì một nền giáo dục rất sa sút. Nền giáo dục bị bại hoại rồi. Học sinh không học sử. Theo tôi nghĩ bởi vì Việt Nam cũng có một bài “Ca ngợi tổ quốc” của nhạc sĩ Hoàng Vân nên có thể, nếu ta nghĩ khách quan một chút, thì khi biên tập viên gõ tìm bản nhạc “Ca ngợi tổ quốc” thì người biên tập viên này có thể không nghe, không biết và không xác minh lại mà ấn ngay khúc nhạc “Ca ngợi tổ quốc” (của Trung Quốc) để lắp vào chương trình đấy.

Cái lỗi này rất dài, lỗi từ biên tập, từ kiểm soát, từ đủ mọi thứ, cho nên khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bước những bước chân đầu tiên lên thì đi trên nền nhạc bài “Ca ngợi tổ quốc” của Trung Quốc, không phải là bài “Ca ngợi tổ quốc” của nhạc sĩ Hoàng Vân nữa. Đấy là nhầm lẫn ngẫu nhiên, vô tình nhưng rất tai hại. Chứ còn khả năng nếu nói bọn Trung Quốc cố tình cài cắm vào, được hay không, thì chuyện đó tôi không dám đánh giá, nhận xét được là Trung Quốc nó đã xâm nhập vào đến đâu trong đất nước này. Không có gì để chắc chắn để nói “có” hoặc “không” cả.

VOA: Vâng, cám ơn ông Phan Tất Thành đã dành thời gian cho đài VOA.
(VOA Tiếng Việt)

Có thể theo LINK dưới đây để đọc toàn bài:
Nhạc Trung Quốc đã vào Bộ Quốc phòng Việt Nam?

28 July 2015

Mùi Mẫn, thơ


Tản Mạn Về Người Việt Xấu Xí

Huỳnh Thục Vy

Người Việt mình hay đặt các giao ước dân sự trên nền tảng tình cảm chứ không có thói quen tạo lập sự minh bạch bằng luật pháp hay các định chế tương tự.  Những ai hay rêu rao về nguyên tắc tình cảm trong các mối quan hệ thường chính là kẻ lợi dụng nó để giành lấy lợi thế cho mình. Tôi luôn thấy sợ hãi điều ấy. Bởi điều đó không những không gìn giữ được tình yêu thương giữa người với người mà khiến tình cảm của những người thật lòng và tử tế bị kẻ xấu lợi dụng. Trong khi kẻ xấu không dùng tình cảm để đối đãi với tha nhân nhưng lại có thẩm quyền chê trách người dùng các nguyên tắc bảo đảm khác (thay cho tình cảm) trong quan hệ với họ. 

Một ví dụ hay gặp: một người cho bạn mượn tiền sẽ bị trách móc, dè bỉu nếu yêu cầu người mượn kí kết các giấy tờ vay mượn theo pháp luật; hoặc bạn muốn chuyển tiền cho bên thứ hai, nhờ người đó giao cho bên thứ ba và yêu cầu bên thứ hai giải trình, ngay lập tức bạn sẽ bị cho là không tôn trọng họ. Không biết đến bao giờ thì sự minh bạch và nhu cầu kiểm chứng mới được chúng ta tôn trọng để tình cảm cá nhân không trở thành đầu mối cho động cơ trục lợi của con người. Tôi từng nghe kể nhiều về những việc anh em ruột thịt, bà con thân tộc cho nhau mượn đất đai, tiền bạc mà không có khế ước được thị thực trước pháp luật; thế rồi một thời gian dài trôi qua, bên mượn nghiễm nhiên không trả tiền và làm chủ luôn mảnh đất đã mượn. Ban đầu giao ước được thực hiện dựa trên mối quan hệ tình cảm và sự tin tưởng thân tộc nhưng rõ ràng sự ràng buộc lỏng lẻo ấy khiến các giao ước bị đặt sẵn trước nguy cơ đổ vỡ vì luôn có khả năng một bên sẽ vì động cơ tư lợi mà phá bỏ cái nguyên tắc mà trước đó họ dựng làm nền tảng: tình cảm.

Đá, thơ vui

ĐÁ

Một bà nọ khi chồng mới chết

Tiền bảo hiểm bà lãnh hết ra
Sau khi chuyện mai táng đã qua
Bà tâm sự cùng người bạn cũ:
- "Ổng để lại 5 chục vừa đủ
Ma chay xong hết sạch sành sanh
7 ngàn đồng tiền đất đã đành
Thêm 3 ngàn cho hòm gỗ tốt
1 ngàn đồng tẩm liệm, chôn cất
2 ngàn đồng hoa đặt thật xinh
Cộng 2 ngàn biếu thày cầu kinh
Mua đá xong không còn một cắc."
Bà bạn nghe xong nheo cặp mắt:
- "Chị tính sao mà chắc hết tiền?
Làm bia đá chỉ độ vài thiên
Tôi nghĩ chị còn dư nhiều chứ?"
Bà nọ đáp: "Chỉ tàm tạm đủ
35 ngàn vòng cổ đá xoàn."

TNT
7/28/2105

26 July 2015

Sóng Biển và Đá, tranh mới A.C.La


SÓNG BIỂN & ĐÁ
(Sea waves and rocks)
36x40 in (91.5 x 101cm)
Mix media
by A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh

**


Lại nói về vẽ biển

Giống như một người đàn bà, biển càng đẹp càng nguy hiểm. 

Và nam giới đặc biệt khi còn trẻ lại thường ưa thích sự nguy hiểm. Mới đây khi coi được một đoạn phim qua youtube, tôi lại càng tin điều đó là đúng. Ba cậu thanh niên trạc trên dưới hai mươi từ những mỏm đá trên cao nhẩy xuống vùng nước sâu  sóng dồn dập điên cuồng phía dưới. Trồi lên khỏi mặt nước họ bơi nhanh đến mỏm đá nào thấp  và gần nhất, bám lấy, trèo lên với sự phụ giúp của một người bạn đứng phía trên. Ít nhất một trong ba chàng trai này bị đá cắt tay máu chảy ròng ròng. Bàn tay chứ nếu đàu đập phải đá thì sao? Who cares!

Họ thay phiên nhẩy xuống rồi trèo lên bất chấp đã có bảng cấm "No Jumping". Trai trẻ là thế và hành động của họ không phải không có lý do: Chỗ nguy hiểm là chỗ đẹp nhất, kích thích nhất.

Ở những nơi thềm lục địa tương đối bằng phẳng, mặt biển ít nổi sóng nếu không có gió. Ngay cả khi trời nổi gió thì chiều cao và tốc độ di chuyển của sóng ít thay đổi và mặt biển trông không thấy "quyến rũ". Nhưng khi di chuyển đến một nơi mấp mô thì ngọn sóng giữ nguyên tốc độ trong khi chân sóng bị lực cản di chuyển chậm lại tạo ra thế mất quân bình khiến ngọn sóng bị đổ xuống vì "quá đà".


Cứ nhỉn một vùng biển đang bình bình bỗng có một khúc nổi sóng thì biết ngay phía dưới có đá ngầm mà không cần phải nhìn thấy phần đá nhô khỏi mặt nước mới đoán ra. Thuyền bè lạc vào vùng này thì phiền lắm, mắc cạn là nhẹ nhất.

Thế nhưng chính những vùng biển có đá mới tạo ra cảnh trí tuyệt vời. Đó là nguồn hứng bất tận của nghệ sĩ đặc biệt là họa sĩ. Hình thù của đá cho ta nhiều bất ngờ. Người ngắm cảnh chỉ di chuyển một chút là đã thấy cảnh trí đổi khác. Sóng biển thì muôn hình vạn trạng tùy gió mà thay đổi kích thước tùy bầu khí quyển mà mầu sắc biến hóa khôn cùng. 

Sóng trước đổ đâu sóng sau đỏ đó. Sóng di chuyển đồng chiều. Tuy vậy sóng trở nên "hỗn loạn" ở gần bờ đá lởm chởm. Núi đá bẻ hướng sóng. Sóng đập lên vách đá tạo ra sóng nghịch chiều. Sóng nghịch chiều gặp sóng xô bờ sẽ tạo ra "chiến tranh" và đổ vỡ sau đó!


Trong bức tranh "Sóng Biển & Đá" có một vài chỗ có sóng ngược chiều để thử diễn tả cái "hỗn loạn" ngoạn mục này. Như đã nói trong bài vẽ biển kỳ trước, không nên tránh những cái khó, cho dù những bức hình gợi ý  không có sóng nghịch, cũng nên tạo ra một hai để giúp cho bức tranh thêm thi vị.

Xin gửi đến quý anh chị "Sóng Biển & Đá" để tìm chút ít thanh thản ngày cuối tuần.

A.C.La
Hè 2015

25 July 2015

Trương Cao Lệ và nhiệm vụ giải cứu ‘con tin’ Phùng Quang Thanh?

Vừa đặt chân đến Hà Nội hôm 16/7/2015, uỷ viên bộ chính trị Trung Cộng Trương Cao Lệ đã tiến hành ngay cuộc gặp với 2 uỷ viên bộ chính trị CSVN, gồm phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Dự kiến trong ngày hôm nay, 17/7/2015, phó thủ tướng Trương Cao Lệ cũng sẽ có buổi gặp với tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

Về mục đích chuyến thăm, người phát ngôn bộ ngoại giao Lê Hải Bình cho biết hai bên “sẽ thảo luận về các biện pháp chi tiết nhằm tăng hợp tác thiết thực trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư”.

Vị khách không mời

Có thể dễ dàng nhận ra, chuyến đi Việt Nam của Trương Cao Lệ – một trong 7 nhân vật quyền lực nhất trong bộ chính trị Trung Cộng là sự kiện không được báo trước.

Công tác chuẩn bị cho thấy có phần vội vã, chỉ được thông báo vài ngày sau khi TBT Nguyễn Phú Trọng vừa kết thúc chuyến thăm Mỹ.

Thêm vào đó, lịch trình của họ Trương cũng diễn ra khá gấp gáp trong thời gian vỏn vẹn 2 ngày tại Hà Nội.

Mặc dù được giải thích là sang thăm theo ‘lời mời của phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc’, nhưng chuyến đi này là tùy tiện và hoàn toàn trái với các thông lệ ngoại giao, đặt giới chóp bu Ba Đình lâm vào tình thế bị buộc phải tiếp đãi.

Như vậy, mục đích thật sự của vị khách không mời Trương Cao Lệ khi đến Hà Nội là gì? Phải chăng là để chống lưng cho phe thân Tàu vốn đang suy yếu theo sau sự ‘vắng mặt’ của bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh?

‘Con tin’ Phùng Quang Thanh

Hôm 15/7/2015, một người thạo tin về nội bộ đảng cộng sản là nhà báo Huy Đức đã viết trên facebook:
“Phùng tướng quân về đã gần một tuần, bệnh không nguy kịch như đồn đại, để thiên hạ thôi thêu dệt tốt nhất là nên tạo tình huống xuất hiện ít phút trên truyền hình.”
Nếu thông tin của Huy Đức là đúng, thì bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh đang ở đâu giữa lúc tình hình biên giới Tây Nam đang ngày càng trở nên căng thẳng?

Sự ‘vắng mặt’ gần một tháng qua cho thấy nhiều khả năng ông Thanh đang bị giam lỏng và quản chế ở một nơi bí mật.

Trong quá khứ, kịch bản này cũng đã xảy ra đối với một vị thượng tướng, bộ trưởng quốc phòng đầu tiên của quân đội CSVN. Năm 1979, tướng Chu Văn Tấn khi ấy là phó chủ tịch quốc hội, nhưng vì thân cận và có liên quan đến sự kiện uỷ viên bộ chính trị Hoàng Văn Hoan trốn sang Trung Cộng nên đã bị mất hết chức vụ và giam lỏng cho đến lúc qua đời.

Để thanh toán và triệt hạ phe thân Tàu, rất có thể đại tướng – bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh đã chính thức bị bắt làm ‘con tin’ giữa lúc cuộc chiến quyền lực trong giới chóp bu Ba Đình ngày càng trở nên khốc liệt.

Những lá bài của Trương Cao Lệ

Trong khi đó, một nhân vật thân Tàu khác là thượng tướng – thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh dù đã bị hạn chế tầm ảnh hưởng, nhưng dường như vẫn là người ‘bất khả xâm phạm’.

Tướng Vịnh đã được chọn để thay thế tướng Thanh tháp tùng TBT Nguyễn Phú Trọng trong chuyến thăm Mỹ vừa qua.

Điều này cho thấy các thế lực thân Tàu chưa bị triệt hạ tận gốc. Trung Cộng vẫn còn nhiều lá bài khác có thể thay thế cho vị trí bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh.

Dù vậy, việc sử dụng lá bài Nguyễn Chí Vịnh có thể phản tác dụng vì việc gây thù, chuốc oán của ông này khi còn nắm giữ tổng cục 2.

Trong khi đó, đại tướng Phùng Quang Thanh dù bị người dân căm ghét, nhưng đối với Trung Cộng thì vẫn được coi là một lá bài an toàn.

Theo một số lời đồn đoán trước đó, nhờ ‘thành tích’ thần phục Bắc Kinh vô điều kiện, đại tướng Phùng Quang Thanh đã được Trung Cộng ráo riết chống lưng cho chiếc tổng bí thư, hoặc ít nhất cũng là vị trí chủ tịch nước vào năm 2016.

Trước nguy cơ kịch bản trên bị phá sản, Trương Cao Lệ đã lập tức phải thân chinh sang Việt Nam để răn đe bộ chính trị CSVN, đồng thời thực hiện nhiệm vụ giải cứu ‘con tin’ Phùng Quang Thanh.

Sau những cuộc họp kín với Trương Cao Lệ, sinh mạng chính trị của tướng Thanh sẽ được định đoạt. Theo dự đoán của cá nhân tôi, kết quả sẽ là một sự thoả hiệp giữa các phe phái trong giới chóp bu Ba Đình.

Vẫn còn một lá bài quan trọng nhất mà họ Trương chưa tung ra, đó chính là ‘món nợ’ Thành Đô 1990 cùng với một ‘con nợ’ khủng sẽ được lộ diện trong bài viết tới.

17/07/2015
Hoàng Trần
danlambaovn.blogspot.com

Trung Quốc: mối lo lớn nhất của người Việt

Hầu hết người dân Việt Nam ‘cực kỳ quan ngại’ về Trung Quốc và các tranh chấp chủ quyền với nước này ở Biển Đông, theo khảo sát từ một trung tâm nghiên cứu toàn cầu.
Qua kết quả thăm dò của Trung tâm Nghiên cứu Pew có trụ sở tại Mỹ công bố hôm 14/7, tại Việt Nam, 60% những người được hỏi cho biết họ ‘hết sức lo ngại’ về tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trong khi 56% số người được khảo sát ở Philippines cũng cho đáp án tương tự.

Cuộc khảo sát được thực hiện từ đầu tháng 4 đến đầu tháng 5 năm nay tại Việt Nam và từ ngày 13/4 đến 28/4 tại Philippines với một ngàn người được hỏi ý kiến ở cả hai nước.

74% số người Việt tham gia cho biết họ xem Trung Quốc là một mối đe dọa và bày tỏ e ngại về khả năng đối đầu quân sự với Bắc Kinh.

Thanh Phong, một người trẻ ở Đà Lạt thường xuyên theo dõi thông tin qua các trang mạng xã hội, nói với VOA Việt ngữ lòng tin của người dân Việt Nam thuộc mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp trong xã hội đối với Trung Quốc đã xuống tới mức thấp nhất, nếu không muốn nói là chạm đáy:

“Cứ nói ‘16 chữ vàng-4 tốt’ và ‘môi hở răng lạnh’ nhưng từ xưa tới giờ họ chỉ lăm le xâm chiếm Việt Nam thôi. Từ người trẻ tới người già, ngay cả con nít bây giờ đều ghét Trung Quốc. Nếu cho con nít đồ chơi mà nói là đồ chơi Trung Quốc, nó không lấy. Chỉ cần nghe tới Trung Quốc thôi thì ngay cả em bé cũng đã không thích rồi.”

Anh Phong nói ngoài lòng tin với đất nước Trung Quốc sụt giảm, tình cảm của người Việt Nam đối với dân Trung Quốc cũng rạn nứt tới mức xấu nhất không chỉ vì các chính sách chủ quyền ‘hung hăng’ của nước này, mà còn vì rất nhiều yếu tố ‘mất uy tín’ khác của người láng giềng khổng lồ: từ hàng hóa kém chất lượng đến thực phẩm độc hại, làm ảnh hưởng mọi mặt đến đời sống kinh tế-xã hội của người dân Việt Nam.

“Có cảm giác như là có ác cảm với người Trung Quốc luôn. Những năm gần đây, người Trung Quốc qua Việt Nam làm việc, họ có thái độ rất là kỳ cục. Cho nên, giờ người Việt cũng không thích người Trung Quốc mấy nữa. Hiện nay càng lúc càng đi xuống, xuống tới mức rất thấp. Hồi trước không đến nỗi người ta kỳ thị Trung Quốc, nhưng vài năm gần đây, các vấn đề từ thực phẩm đến nguy cơ bị xâm lược khiến người ta càng lúc càng kỳ thị người Trung Quốc nhiều hơn. Người ta vừa sợ, vừa kỳ thị.”

Vẫn theo kết quả thăm dò của Pew, Hoa Kỳ quốc gia bị xem là cựu thù với Việt Nam thời chiến tranh thập niên 60 và 70, nay dẫn đầu danh sách các nước bạn đáng tin cậy đối với người Việt giữa lúc dân chúng tại 8 trong số 11 nước Châu Á được khảo sát cũng chọn Hoa Kỳ là đối tác quốc tế hạng nhất.

Thanh Phong nói khái niệm xem Mỹ là cựu thù, nếu có, chỉ đối với những người cộng sản mà thôi. Bạn trẻ này cho rằng kết quả khảo sát phản ánh đúng thực tế rằng trong ánh mắt người dân Việt Nam, Mỹ là người bạn đáng gần nhất cho dù quá khứ đã cho người Việt một kinh nghiệm ‘đau đớn’ với Mỹ từ cuộc chiến cách đây 40 năm.

“Đại đa số người Việt, kể cả người cộng sản, muốn đi theo Mỹ. Nếu nói Mỹ là ‘cựu thù’ của Việt Nam thì chỉ là ‘cựu thù’ với giới cộng sản thôi. Theo dõi trên mạng xã hội, em thấy những người thuộc giai cấp thống trị, con ông cháu cha, những người có lợi ích trong chính phủ thì họ ủng hộ Trung Quốc. Họ ủng hộ nhưng chỉ ngoài mặt thôi, chứ trong thâm tâm thì tất cả đều muốn ngã sang Mỹ  và muốn Mỹ hợp tác. Mặc dù hồi xưa miền Nam Việt Nam bại trận cũng là do các nước lớn người ta bắt tay với nhau, nhưng hiện giờ nếu được chọn lựa thì đa số người Việt sẽ ủng hộ Mỹ hơn để cân bằng về chính trị-quân sự vì trong khu vực không có nước nào đối lại Trung Quốc bằng Mỹ. Vì đồng minh của Mỹ hiện rất rộng lớn, trên khắp khu vực luôn, và Mỹ có tầm ảnh hưởng trên toàn thế giới luôn.’

Hoa Kỳ, quốc gia có hiệp ước quân sự với Philippines, đang xây dựng mối quan hệ gần gũi hơn với Việt Nam về nhiều mặt trong chính sách ‘Xoay trục về Châu Á’ để cân bằng lực lượng trước sự ‘giương oai diễu võ’ của Trung Quốc với các chính sách chủ quyền lấn lướt ở Biển Đông. 

(Nguồn VOA Tiếng Việt)

24 July 2015

Báo Tuổi Trẻ Online đưa tin: Phùng Quang Thanh đã từ Pháp về Hà Nội

Nguyên văn:
Sáng sớm nay (25-7), chiếc máy bay Boeing 777 -200 ER số hiệu VN A143 của Vietnam Airlines (VNA) thực hiện chuyến bay VN 18  xuất phát từ Sân bay quốc tế Charles De Gaulle (Paris) lúc 14g giờ địa phương, chở Đại tướng, Bộ trưởng  Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh về nước đã hạ cánh xuống Sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội).

Đến 6g38 chiếc Boeing chở Đại tướng Phùng Quang Thanh tiếp cận sân đỗ phía sau nhà ga VIP sân bay Nội Bài.

Đại tướng Phùng Quang Thanh đi mặc complet màu xám nhạt bước xuống cầu thang máy bay, tươi cười bắt tay nhiều người ra đón và lên xe hướng về phía Hà Nội.
Phùng Quang Thanh, mặc complet màu nhạt vừa xuống máy bay
- Ảnh VIỆT DŨNG

22 July 2015

Cỡ chữ lớn hơn

Thông báo từ Tiếng Thông Reo:

Nhiều đồng môn và thân hữu nói rằng chữ khó đọc vì cỡ chữ hơi nhỏ. Nếu mở lớn thì chữ lại hơi mờ nhòe.

TTR thấy ý kiến trên có phần đúng đối với đa số chúng ta là những người luống tuổi nên đã tăng cỡ chữ lên. Khi tăng cỡ chữ lên không cần phải mở lớn mà chỉ cần giữ đúng actual px: chữ lớn mà vẫn sắc nét. Một điều tiện nữa là chữ trong các hình (như những bài thơ) sẽ sắc nét và đẹp hơn vì Blog mở actual size.

Cũng xin nhắc lại cùng quý anh chị chưa quen vào blog: Muốn mở blog lớn hơn thì nhấn nút Ctrl đồng thời gõ nút dấu cộng (+). Nếu muốn thu nhỏ lại thì nhấn nút Ctrl đồng thời gõ dấu trừ (-). Khi mở đúng cỡ là khi thấy chữ sắc nét nhất.

TTR không gì vui hơn khi nhận được những góp ý và chia sẽ của quý bạn.

TTR
_______________________
Góp ý
Tôi thấy font chu như cũ là được rồi, tôi năm nay 74 mắt kém nhưng vẫn đọc được, chữ lớn quá sẽ bị mất thẩm mỹ  (TĐ)
**
Lấy trung bình, TTR đã sửa cỡ chữ không lớn quá mà cũng không nhỏ quá. 

Đồng bào trong nước nghĩ gì về cái chết của ĐT Thanh

Tin của Đài Á Châu Tự Do:
Đối với người dân thì "không riêng gì một mình ông Phùng Quang Thanh mà bất cứ ông nào trong bộ chính trị mà nghe tin chết thì (họ) cũng đều mừng cả ... cái đó là sự thật" (Huỳng Công Thuận) 

21 July 2015

Hỡi Tình, thơ


Xoay trục sang Châu Á: Tầm nhìn và Hành động, tham khảo

Nguyễn Quang Dy

“Tương lai chính trị sẽ được quyết định tại Châu Á, chứ không phải tại Afghanistan hay Iraq, và Mỹ sẽ ở ngay tại tâm điểm của hành động đó” (Hillary Clinton)

Từ “Xoay trục” đến “Tái cân bằng” đến “Xoay trục 2.0”: Tiếng kèn ngập ngừng

Quan điểm của Hillary Clinton về Châu Á có tầm nhìn chiến lược và được các nước Châu Á hoan nghênh (trừ Trung Quốc). Nếu bà Clinton được bầu làm Tổng thống thì sẽ là tin mừng đối với Châu Á (nhưng sẽ là tin buồn đối với Trung Quốc). Tuy nhiên, giữa tầm nhìn và hành động có một khoảng cách. Làm thế nào để thu hẹp khoảng cách này?

Gần đây người ta thường nói đến “Xoay trục sang Châu Á” như một cụm từ thông dụng và là tâm điểm chính sách Châu Á của chính quyền Obama. Vậy nó được hình thành như thế nào, thực chất là gì, và triển vọng ra sao? Thực ra ngay từ đầu, nó không phải là kết quả nghiên cứu sâu sắc của một think tank nào cả, mà là hệ quả do phản ứng linh hoạt và nhạy bén của các nhà ngoại giao Mỹ, đứng đầu là ngoại trưởng Hillary Clinton.

Chính Hillary Clinton là người đầu tiên đã tuyên bố tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN (2009) rằng Mỹ có lợi ích chiến lược tại khu vực này (làm Trung Quốc tức giận). Các nhà quan sát coi đó là khởi đầu chính sách “xoay trục” hay “tái cân bằng”. Nhưng cả Trung Quốc lẫn các nước đồng minh của Mỹ tại khu vực vẫn chưa thực sự tin vào chủ trương này của Mỹ. Washington phải có tầm nhìn rõ ràng và hành động mạnh mẽ hơn.

Tại Diễn đàn Khu vực ASEAN (Hà Nội, 22/7/2011), ngoại trưởng Hillary Clinton đã chuẩn bị kỹ hơn và đọc một bài diễn văn khẳng định lập trường của Mỹ tại Châu Á (làm ngoại trưởng Dương Khiết Trì tức giận bỏ ra ngoài). Hội nghị đó là một bước ngoặt, khi Mỹ khẳng định lợi ích chiến lược và vai trò lãnh đạo của mình, xóa được phần nào nghi ngờ của đồng minh, và làm Trung Quốc lo ngại. Trong một lần đối thoại với bà Clinton, ông Đới Bỉnh Quốc đã hỏi, “Tại sao các vị không xoay trục đi chỗ nào khác ngoài khu vực này?”

Vào tháng 11/2011, trong một bài dài đăng trên tạp chí “Foreign Policy”, ngoại trưởng Hillary Clinton đã lý giải chính sách “xoay trục” bằng một quan điểm mới là Mỹ chủ động chứ không phải bị động: Mỹ quyết định rút quân khỏi Iraq và Afghanistan là nhằm “xoay trục” sang Châu Á, chứ không phải là Mỹ bị động “thoái lui” trong thế yếu. Hillary Clinton đã đề xuất 6 hành động chủ chốt để “xoay trục” (trong đó có 4 điểm được “mượn” trong nội dung một báo cáo của CSIS). Nhưng tầm nhìn phải có hành đông kèm theo.

Trước khi Tổng thống Obama đến dự Hội nghị Thượng đỉnh Châu Á tại Bali (11/2011), ông đã quyết định đến thăm Australia để tuyên bố điều động 2.500 lính thủy đánh bộ đến Darwin, như một hành động cụ thể để “xoay trục” sang Châu Á, nhằm bảo vệ lợi ích của Mỹ và đồng minh. Tuy nhiên, quyết định mang tính tượng trưng đó lại gây ấn tượng là chính sách “xoay trục” của Mỹ chủ yếu là điều động binh lực, nên không lâu bền. Vì vậy, 6 tháng sau, Washington đã điều chỉnh thuật ngữ “xoay trục” thành “tái cân bằng”.

Chuyến đi thăm Bắc Cali

Trần Quý Hùng

Sáng Thứ Năm 2 tháng 7 chúng tôi cùng anh chị Vũ Quang Dũng và Nguyễn Tiến Hoàng khóa 10 ĐS đến Novato gần San Francisco thăm và ở nhà vợ chồng Tạ Trung Dũng. Bốn anh em đã từng cùng nhau ở các trại tù Cộng sản Bắc Thái, Nam Hà và Hàm Tân.

Cầu Golden Gate - San Francisco

Trong thời gian 3 ngày chúng tôi viếng khu rừng cổ Muir Woods thuộc San Francisco National Park rồi vòng ra chân cầu Golden Gate ngắm cảnh và chụp hình. Sáng ngày Lễ Độc Lập tất cả xếp ghế trên vỉa hè, hòa nhập với dân chúng địa phương dự buổi Novato July 4 Parade thật vui nhộn và náo nhiệt.

Từ trái: Trần Quý Hùng - Lâm Hữu Trải
- Vũ Quang Dũng - Nguyễn Tiến Hoàng

Chúng tôi cũng đến chùa Đức Viên là ngôi chùa khang trang nhất San Jose; ở đây anh chị Lâm Hữu Trãi khóa 9ĐS đón tiếp và mời chúng tôi ăn trưa. Đây là bữa duy nhất tại tiệm, các bữa khác chúng tôi đều ăn ở nhà anh chị Tạ Trung Dũng, thức ăn một phần do chúng tôi mang theo, còn lại do anh chị Dũng chuẩn bị từ trước.

k10 Đón Tiếp Vợ Chồng Vũ Quang Dũng

“Còn Gặp Nhau Thì Hãy Cứ Vui”
Đó là câu mở đầu của bài thơ “Còn Gặp Nhau” của Tôn Nữ Hỷ Khương. Trọn vẹn 4 câu thơ đầu của bài thơ này như sau:
Còn gặp nhau thì hãy cứ vui
Chuyện đời như nước chảy hoa trôi
Lợi danh như bóng mây chìm nổi
Chỉ có tình thương để lại đời.
(và còn 24 câu nữa)
Anh em k10 Nam CA “Còn Muốn Gặp Nhau” và “Còn Ham Vui”, cho nên ngày Thứ Bảy, July 18, 2015, theo lời kêu gọi của bạn Thái Tăng Phục và bạn Đỗ Xuân Trúc, anh em k10 Nam CA và quý anh chị khác như anh Trần Công Hàm, Trần Ngọc Thiệu, Vợ Chồng Trần Quý Hùng và Nguyễn Hữu Thông, đã gặp nhau tại Quán Hương Vỹ, trên đường Westminster, thuộc thành phố Westminster, để đón tiếp Vợ Chồng bạn Vũ Quang Dũng ghé thăm Nam CA.


Đây là lần thứ 2 Vợ Chồng Vũ Quang Dũng ghé qua CA. Lần đầu (tháng 5 năm 2013) một Buổi Họp Mặt đông đảo và vui vẻ được tổ chức tại nhà bạn Thái Tăng Phục. Hôm nay, Vợ Chồng Vũ Quang Dũng đã có dịp gặp gỡ các anh chị em k10 sau đây: Đỗ Xuân Trúc, Vợ Chồng Nguyễn Tiến Hoàng, Vợ Chồng Thái Tăng Phục, Đỗ Duy Chí, Bùi Đức Lứt, Nguyễn Tiến Thịnh và Nguyễn Nhật Ngọ.

Vợ chồng Vũ Quang Dũng thăm Hoa kỳ lần này trên hai tháng. Theo lịch trình thì Vợ Chồng Dũng đã ghé thăm các nơi sau đây: Virginia, Texas, North Carolina, Boston, Montreal, Edmonton, Seattle WA, San José và Nam Cali. Trong dịp này, Dũng đã gặp những người bạn nửa thế kỷ không gặp mặt.

Buổi Gặp Mặt đã diễn ra rất thân mật, anh chị em có dịp hàn huyên tâm sự và ăn uống vui vẻ. Theo lịch trình Vợ Chồng Vũ Quang Dũng sẽ trở về ÚC ngày Thứ Hai, July 20, 2015.

Tin Cập Nhật: Tại bàn tiệc, anh em đã “đồng ý nhất trí” bầu Thái Tăng Phục làm Chủ Tịch k10 Nam CA và bạn Đỗ Xuân Trúc làm Thủ Quỹ (cả 2 chức vụ này đều có nhiệm kỳ: lifetime)

Xin mời các bạn xem youTube do Nghé Ngọ thực hiện:  https://youtu.be/j4s7saHHEXE

Người ghi: Nghé Ngọ

19 July 2015

Tin bán chính thức: Tướng Phùng Quang Thanh chết vì ung thư phổi?

Vietnam defence minister dies in France after cancer treatment

Vietnam's Defence Minister Thanh dies in France - © Luong Thai Linh

Hanoi (dpa) - Vietnam's Minister of Defence died on Sunday at a French hospital where he was being treated for lung cancer, a military source said.

General Phung Quang Thanh, who was 66, was considered a rising star in the Vietnamese Communist Party before his illness.  

He died Sunday at Georges Pompidou Hospital, the military source told dpa. The source declined to be named as he is not authorized to tell media. (Blog dpa international)
***
Hanoi (dpa) - Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam chết hôm chủ nhật tại một bệnh viện ở Pháp sau khi được điều trị ung thư phổi, nguồn tin quân sự cho hay.

Tướng Phùng Quang Thanh 66 tuổi được coi như ngôi sao đang lên cûa Đảng CSVN trước khi ông ta bị bệnh.

Một người thuộc giới quân sự không muốn tiết lộ danh tánh cho hay: Ông Thanh chết hôm chủ nhật  tại bệnh viện Georges Pompidou. 
__________________________

Lời bàn của Tam Sao Cốc Tử:
Tin giật gân nhưng nay đã hết giật gân vì thiên hạ đã dự đoán trường hợp này phải xẩy ra. Tấn tưồng đã hạ màn nhưng để lại nhiều bàn tán lâu dài về sau quanh cái chết của một người không còn thích hợp với tình thế mới.

18 July 2015

Đường Cùng, thơ

Dạo:
      Bao năm canh cánh mối sầu,
Quốc thù chưa trả, mái đầu bạc phơ.


     末 路
折 劍 磨 浮 石,
他 鄕 無 馬 革.
夜 長 客 恨 深,
淚 洗 人 頭 白.
      陳 文 良



Âm Hán Việt:

           Mạt Lộ
Chiết kiếm ma phù thạch,
Tha hương vô mã cách.
Dạ trường, khách hận thâm,
Lệ tẩy nhân đầu bạch.
      Trần Văn Lương


Dịch nghĩa:

        Đường Cùng
Kiếm gãy mài (trên) miếng đá bọt,
Đất người không có da ngựa (để bọc thây).
Đêm dài, mối hận của khách (càng thêm) sâu,
Nước mắt tẩy đầu người bạc trắng.


Phỏng dịch thơ:
 
      Đường Cùng

Kiếm gãy quê xa đá bọt mài,
Tìm đâu da ngựa bọc thân trai.
Đêm dài, uất hận chồng thêm mãi,
Lệ tẩy bạc màu mái tóc ai.
           Trần Văn Lương
           La Rochelle, 7/2015



 Lời than của Phi Dã Thiền Sư:
   Kiếm gãy mài đá bọt thì kiếp nào mới dùng được?
   Than ôi:
        Anh hùng mạt lộ,
        Gian khổ bước đường cùng.
        Thù nước chưa xong,
        Long đong đầu bạc trắng.
   Hỡi ơi!

17 July 2015

Mùa Nghỉ Ngơi, tranh mới A.C.La


Mùa Nghỉ Ngơi
(Off-season Leisure)
Oil on canvas - 20x24 in. (51x61 cm.)
by A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh
**

Lảm nhảm về bức tranh

Người ta bảo mạng mình hợp với tuổi sửu. Vậy mà chả bao giờ cầm cọ vẽ trâu cả. Thế nên số nó mới long đong... Tuần rồi tìm hình ảnh con trâu để tham khảo và đối chiếu với kỷ niềm về trâu mong tìm được hứng vẽ người bạn cần cù của các gia đình nông dân.

Hồi xưa còn nhỏ có lần về làng, gặp con trâu đi ngược chiều, đường thì hẹp khó tránh. Con trâu mặt trông lại dữ dằn, mắt nó đỏ ngầu giống như ông Kh. say rượu. Ông Kh ở phố bên cạnh thuộc nhóm người kết bạn với ma men; chiều nào cũng thấy ông ngất ngưởng từ dưới phố đi về, mặt xám ngoét, mắt lừ lừ, đo đỏ. Có lần ngước mắt nhìn ông thấy ông đang nhìn mình trân trân, thất kinh. Có một buổi sáng ông Kh xuống phố và không bao giờ về nhà nữa. Hình ảnh ông Kh bây giờ tôi vẫn nhớ mồn một và  có thể là một yếu tố khiến tôi cả đời không có cảm tình với rượu mạnh.

Hồi nhỏ nhìn mắt trâu đỏ thấy sợ nhưng thật ra trâu rất hiền không dễ nổi điên như người say. Ít khi nghe kể trâu phản chủ. Ở nông thôn xưa kia tậu được trâu cũng giống như ngày nay mua được chiếc xe đò chở khách kiếm tiền vậy. Trâu là vốn  quý, là gia sản. Tôi không có trâu nhưng có râu. Dân gian quý các lão có râu lắm - nhưng phải hiền nữa kia:

Chẳng tham lắm ruộng nhiều trâu,
Tham vì ông lão tốt râu mà hiền.

Ai bảo dân gian chỉ nghĩ đến tranh thủy mặc, óc nghệ thuật của họ còn nghiêng về thần thoại và siêu thực là khác. Khi tìm hiểu trâu qua ca dao, tôi bắt gặp những hình ảnh hết sức mơ mộng... siêu thực:

Thằng Cuội ngồi gốc cây đa
Để trâu ăn lúa gọi cha ời ời
Cha còn cắt cỏ trên trời
Mẹ còn cưỡi ngựa đi chơi cầu vòng.

Xưa kia ở nông thôn, chưa có máy cầy, trâu giúp người cầy bừa. Nhưng không phải ai cũng có trâu nên thời vụ tới phải thuê mướn hay mượn trâu. Nhưng cần nhớ, trâu là trâu và chồng là chồng, không được lẫn lộn!

- Của chua ai nấy cũng thèm,
Em cho chị mượn chồng em vài ngày.
- Chồng em đâu phải trâu cày,
Mà cho chị mượn cả ngày lẫn đêm. 

Cứ lang bang thiên địa như ri thì tết công-gô mới vẽ được tranh. Cũng may là hứng khởi đầu vẫn còn nên bức tranh phác họa xong vẽ khá nhanh. Vẽ xong ngắm nghía, đứng gần rồi lại đứng xa, trời tối thui rồi vẫn còn lôi trâu ra ngắm.... Vẽ trâu lần đầu nhưng thấy đắc ý. Mèo khen mèo dài đưôi... Ủa! bạn bè cũng khen nữa mà. Họ kháo nhau: "Thẳng chả vẽ trâu đẹp ghê", kẻ thì bảo: "Tranh sơn dầu mà giống tranh thủy mặc Á Đông, cũng hay..." v.v... Nghe được bạn bè khen khoái chí bèn ca rống lên câu vọng cổ học lóm từ nhỏ: "Con ơi tháng chạp đến đây là ngày tên con sẽ phải ghi vào cuốn (ư ư) sổ nhân duyên (ư ư)..."  Đang hứng chí ...bỗng có ai lay nhẹ vào vai   "Bố à, bố! Ngủ trưa mà cũng mớ nữa... Tới giờ bố đi khám bác sỹ rồi kìa..." .

Tôi từ từ ngồi dậy, tằng hắng: "Vậy à..."

Nhớ lại giấc mơ, thật vớ vẩn "Tuổi này rồi mà vẫn thích người ta khen! Chết thật! Nếu vậy khi bị chê chắc vẫn còn thấy buồn!"  Con đường giác ngộ dài đằng đẵng.

A.C.La
_____________

Cảm nghĩ khi xem tranh:

1
Cứ tưởng tượng đang sống trong thời thanh bình 54-60 thế kỷ trước tại miền Nam nước Việt, trong một thôn xóm có núi cao sông dài và ruộng vườn xanh tươi. Sau một ngày học hành vất vả và tan trường về dưới nắng hè rực rỡ có thể cảm nhận được cái nóng đang nung mặt người nên rủ người bạn học tắm sông. Nhảy ùm xuống dòng sông mới cảm giác được cái mát rượi. Soải tay bơi ra xa và ngụp lặn trong sảng khoái. Bơi ngửa nhìn thấy núi xa và đàn chim bay về tổ sau một ngày bươn bả kiếm sống . . . 

Và giờ đây nhìn bức tranh "Mùa Nghỉ Ngơi" của họa sĩ A.C.La, tưởng tượng mùa nghỉ ngơi thật sự của một kiếp đời sau hơn nửa thế kỷ kể từ thời học trò áo trắng tắm sông cho đến bây giờ, một kiếp người như trâu cày trải qua bao nhiêu là cay đắng, gian nguy, vất vả cuối đời được thảnh thơi vui đùa dưới dòng nước mát.

Tôi có đôi giòng thô thiển cảm nhận khi nhìn ngắm bức tranh, màu sắc êm dịu mát lòng người.

Hạnh phúc tuyệt vời là đây mà . . . có phải vậy không thưa ông họa sĩ miệt mài với cọ và bút để chia sẻ tâm tư tình cảm và nghệ thuật sơn dầu với bạn bè thân hữu khắp nơi khi họ có lòng ghé thăm "trang trại" TTR?

Một đọc giả

***
2
1/- Tôi đang nghỉ ngơi tại Paris với vợ và các con cháu thì được xem búc tranh Trâu nghỉ ngơi của bạn.
2/- Bức tranh này hợp với tôi vì tôi tuổi Sửu (trâu) và tôi đang nghỉ ngơi (theo nghĩa đã hưu trí và đang đi du lịch).
3/- Tôi không có óc hội họa và thẩm mỹ, cảm nhận được gì thì viết như vậy. Hơn nữa chữ viết có khi chưa đủ để diễn tả hết.
4/- Tổng quát bức tranh cho tôi cảm giác "no đủ" và "hạnh phúc" cuối đời của tuổi trâu vì màu nền VÀNG. Ánh sáng vàng, phản chiếu màu vàng.
5/- Tôi tự cho con trâu đang nằm dưới nước là trâu chồng, còn con trâu đang đi lên là trâu vợ. Trâu chồng sau khi nghỉ ngơi vẫn còn nằm nghỉ ngơi tiếp; còn trâu vợ sau khi nghỉ ngơi vẫn còn phải lo những công việc khác như: tuổi trâu vợ còn nhỏ nên phải đi làm, như sau nghỉ ngơi vẫn còn nghĩ đến nhiệm vụ để săn sóc trâu chồng, đang đi chuẩn bị thức ăn cho trâu chồng.
6/- Chỉ có một nhận xét negative là nếu sừng trâu vợ nghiêng thêm về phía phải nhiều hơn nữa thì ánh sáng phản chiếu tự nhiên và "thực" hơn.

Văn viết chưa hết ý. Sẽ viết thêm khi trở về Mỹ.
NĐ Điều
___________

Lời bàn của Tam Sao Cốc Tử:
Ông bạn Điều số bọc điều. Bất cứ ai khi đọc những hàng của người sinh bọc điều trên đây đều phát ghen lên mà tự hỏi: Sao mình không may mắn sinh năm Sửu. Khoa học ngày nay có thể giúp thụ thai theo năm tháng mình muốn và sinh vào ngày giờ mình muốn. Nhưng nên nhớ chớ làm điều ấy vì thiên cơ bất khả lậu. Nhớ nhá. Không tốt đâu đấy nhá!!

Những đền đài dựng lên bằng nước mắt

Đôi giòng:

Những ông bần nông/bần học qua một trận giặc lên ngôi vua/quan các ông ấy ‘chế’ ra nhiều thứ khiếp lắm; chỉ tội những nông dân nghèo dưới quyền mấy ổng, các ổng lột họ đến trơ xương, lột họ còn tàn nhẫn hơn cả thời mồ ma thực dân! (SĐ)
Nguồn: Tuấn Khanh Blog
 
Năm vừa rồi, thế giới chia tay với một vị tổng thống kỳ lạ nhất thế giới, ông Jose Pepe Mujica. Từ giã chính trường Uruguay vào năm 79 tuổi, ông Mujica làm nhiều người sửng sốt khi chọn một cuộc sống đạm bạc vì thấy nhân dân mình còn nghèo khổ. Mỗi ngày ông đi làm trên chiếc xe hơi sản xuất vào năm 1987 và từ chối ở trong một dinh thự tráng lệ của chính phủ, chỉ sống trong ngôi nhà cũ kỹ của mình ở ngoại ô Montevideo.

Ảnh: Báo Nông Nghiệp VN

Trả lời phỏng vấn với tờ Guardian, ông Mujica nói rằng ông thấy mình “lố bịch khi tận hưởng giữa sự khó khăn của đồng bào mình”. Giữa thế kỷ đầy cám dỗ vật chất và những tuyên bố hy sinh mang đầy tính mị dân của không ít kẻ cầm quyền, câu chuyện của ông Mujica thật sự là một nốt nhạc chói tai giữa những dàn đồng ca về lý tưởng đầy lừa dối.

Người dân Uruguay thật hạnh phúc khi có một người lãnh đạo biết yêu thương mình. Trong suốt 5 năm nhiệm kỳ của ông Mujica, đất nước chỉ có nền kinh tế trị giá 55 tỷ USD này đã làm mọi cách để dân chúng có thể tiến gần tới giấc mơ no đủ và không phải chịu nhiều loại thuế trên phần thu nhập it ỏi của họ.

Giá mà ông Mujica là một trong những nhà lãnh đạo ở Hà Tĩnh, có thể nước mắt của nông dân ở đây đã không rơi nhiều như ngày hôm nay. Ruộng đồng không bị vắt kiệt sức để góp nuôi cho bộ máy chính quyền ngày càng sang trọng và lộng lẫy ở tỉnh này. Hà Tĩnh, nơi lừng danh với những giọng hát hay, giờ đây đã bị lấn át bởi những tiếng khóc của nông dân.

Loạt bài phóng sự Gánh nặng quê nghèo của báo Nông Nghiệp Việt Nam mới đây, đã vén bức màn thêu hoa che đậy, cho thấy sân khấu đời còn lại của những người nông dân Hà Tĩnh chỉ là nghẹn ngào và tăm tối. Hơn chục năm nay, những người nông dân cắm mặt vào đất, thở dốc để làm ra hạt lúa, cuối cùng lại bị tước đoạt bằng những khoản thu đủ các tên gọi. Nhân danh thu cho ngân sách, chính quyền đến từng nhà ép đóng, đóng không kịp thì bị phạt lãi cao như tiền đi vay ngoài chợ. Nông dân kiệt quệ, nhiều gia đình xin trả đất đi làm nghề khác vì không còn nuôi nổi bản thân với trùng vây các loại thuế, phí, khoản thu…  Sợ không thu đủ, chính quyền cho người ập tới sân nhà từng gia đình cướp lúa ngay khi họ mới gặt về. Những chuyện tưởng chừng chỉ có trong thời thực dân Pháp của thế kỷ trước, thì lại diễn ra công khai, kéo dài trong nỗi nghẹn ngào của người sống với ruộng đồng.

Mà chính quyền thu tiền để làm gì? Trong hàng chục các khoản thu mà mục đích đầy bí ẩn ấy, có cả khoản dùng để nuôi cán bộ, mang tên là “quỹ hành chánh phúc lợi”. Chỉ riêng quỹ này thôi, mỗi xã nghèo phải bị tận thu mỗi năm từ 350 triệu cho đến 1,7 tỷ đồng. Hãy hình dung những vùng quê nghèo khó ấy bị buộc phải nặn ra số tiền khổng lồ đó, thì không chỉ có mồ hôi, nước mắt của nông dân, mà còn có nỗi tuyệt vọng mới có thể dệt nên những bộ đồ vest và những chiếc xe đắt tiền cho các vị cán bộ nông thôn ấy.

Nông dân Việt Nam mãi mãi là những người khốn khó sau cùng của đất nước, dù đến một cơ quan nào ở nông thôn, những khẩu hiệu hy sinh, cống hiến cho cho giai cấp nông dân luôn nằm ở vị trí cao và đẹp nhất. Hình dung một tổng thể có thể xa xôi và lạ lẫm, hãy nghĩ đến hình ảnh của bà Hương, một nông dân gầy gò khóc nức nở khi nghĩ đến ngày mai không còn gì để sống, giữa trùng vây các loại thuế phí tại xã Thường Nga, Thượng Can Lộc, Hà Tĩnh. Ngay cả những người lao động chân chất và luong thiện ấy cũng không còn gì ngoài cuộc sống mòn.

Hà Tĩnh là nơi đứng thứ 7 trong cả nước có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và một tỉnh tuyên bố đầy những thành tựu kinh tế. Những tấm màn thêu hoa ấy vén lên, cũng có những người nông dân phải nghẹn ngào, vội vã bán tháo đi phần lúa cuối cùng của mình với giá 5,5 ngàn đồng/kg để kịp đóng thuế trong đợt truy thu. Những con số tương phản ấy nói lên điều gì?

Hà Tĩnh cũng là một trong những nơi cạnh tranh quyết liệt về cơ sở hành chính đồ sộ, nguy nga cho bằng vai phải lứa với mọi nơi. Dự án xây dựng trụ sở hành chính lên đến 1500 tỷ đồng vẫn còn làm ngất ngây những ai liên quan đến tin tức này, vì bởi mới tháng 2, các quan chức ở nơi đầy thành đạt này vẫn còn yêu cầu chính phủ trung ương viện trợ hơn 3000 tấn gạo cứu đói cho dân nghèo. Liệu trong những căn phòng máy lạnh sang trọng sẽ xây lên, trong những chiếc xe hơi đắt tiền của mình, các quan chức của tỉnh sẽ nhìn rõ hơn cuộc đời cơ cực của những nông dân quê mình? Ai sẽ là một Jose Pepe Mujica ở đất nước Việt Nam này, để nhận ra rằng mình đang “lố bịch trong sự nghèo khổ của nhân dân”?

Sắp tới đây, một Văn miếu nguy nga với giá gần 100 tỷ sẽ được dựng nên tại đây. Các quan chức cán bộ Hà Tĩnh nói rằng Văn miếu này sẽ giúp đẩy mạnh được giá trị văn hoá truyền thống đền ơn đáp nghĩa, đặc biệt là dành cho những người đã khuất. Trớ trêu thay, cái nghĩa dành cho người còn sống còn chưa trọn thì quy bái cho người chết có là gì? Mồ hôi và nước mắt của nông dân nghèo để đắp xây lên lâu đài, văn miếu… thì nơi đó phải chăng chỉ để gióng lên những tiếng oán thán cho đến tận đời sau?

Nguồn: Tuấn Khanh’s Blog (nhacsituankhanh.wordpress.com)
(Via Blog Sầu Đông) 

15 July 2015

Việt Nam: Hàng loạt xe tăng, thiết giáp đang được vận chuyển vào Nam

Xe thiết
giáp đang được vận chuyển
qua đèo Hải Vân,
hướng vào Đà Nẵng
(Ảnh: Facebook)

Hoàng Trần (Danlambao) - Sáng ngày 14/7/2015, mạng xã hội xôn xao với các bức ảnh ghi lại cảnh hàng loạt xe tăng, thiết giáp đang được vận chuyển vào miền Nam trên những chuyến tàu lửa nối dài dằng dặc.

 Vận chuyển ồ ạt

Bức ảnh trên facebook H.P. cho thấy tất cả các khí tài quân sự được phủ kín một lớp bạt bên ngoài đang vượt qua đèo Hải Vân, hướng về Đà Nẵng.

Có tin nói rằng, từ ngày 13/7/2015, công tác vận chuyển đã được tiến hành một cách gấp rút và ồ ạt.

Trước đó 1 tuần, trang facebook B.T.H cũng chia sẻ một status cho biết: “Tối qua ngồi chơi với mấy ông công nhân đường sắt, được biết công nhân đang làm tăng ca tăng giờ sửa toa tàu hàng thành toa chở xe tăng”.

Tại Sài Gòn, vào trưa ngày 14/7/2015, facebook N.N cũng đã phổ biến bức ảnh cho thấy xe thiết giáp M113 và pháo đã di chuyển từ Gò Vấp chạy qua đường Phạm Văn Đồng theo hướng về quân khu 7.  

Hàng loạt các động thái quân sự diễn ra dồn dập đúng vào thời điểm lực lượng quân đội CSVN vẫn đang thiếu vắng người đứng đầu do bộ trưởng Phùng Quang Thanh "sang Pháp chữa bệnh".

Các diễn biến gần đây cũng cho thấy bộ quốc phòng CSVN đang chuẩn bị có những thay đổi quan trọng về mặt nhân sự.

Bàn tay Trung Cộng

Có ý kiến cho rằng việc vận chuyển khí tài quân sự có liên quan đến tình hình căng thẳng tại khu vực biện giới Tây Nam.

Bắt đầu từ hôm 8/7/2015, Campuchia đã cử bộ trưởng quốc phòng Tea Banh cùng phái đoàn hùng hậu 23 tướng lãnh sang Bắc Kinh trong 5 ngày. Hành động này diễn ra giữa lúc phái đoàn cấp cao Việt Nam và Campuchia đang tiến hành một cuộc họp kín về vấn đề biên giới. 

Trung Cộng vốn là nhà tài trợ kinh tế và quân sự lớn nhất của Campuchia.

Ảnh chụp lúc 6:40' sáng
13/7/2015 tại ga Văn Xá,
Huế (Facebook)

Tại Bắc Kinh, bộ trưởng quốc phòng Campuchia Tea Banh đã gặp người đồng nhiệm phía Trung Cộng là Thường Vạn Toàn, hai bên cam kết cải thiện hợp tác quân sự và nhấn mạnh ‘hỗ trợ các lợi ích cốt lõi của nhau’.

Chưa đầy một tuần sau, lại có tin uỷ viên bộ chính trị Trung Cộng Trương Cao Lệ đến Việt Nam với ý đồ chống lưng cho phe thân Tàu trước thời điểm diễn ra đại hội đảng lần thứ 12.

14 July 2015

Đại Nhạc Hội "Cám Ơn Anh" kỳ 9 thu được gần $900,000

SAN JOSE, California (NV) - Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh kỳ 9 (ĐNHCOA) được tổ chức tại trường trung học Yerba Buena, San Jose, thu được $864,200, tính đến 6 giờ 45 phút chiều Chủ Nhật, 12 Tháng Bảy, theo thông báo của xướng ngôn viên Diệu Quyên, thuộc đài truyền hình SBTN, một trong những MC của đại hội.

Tưởng cũng nên nhắc lại, hai lần San Jose đảm nhận việc tổ chức gây quỹ rất thành công:
ĐNH Kỳ 3 (17 Tháng Năm, 2009) thu được: $688,619.
ĐNH Kỳ 7 (28 Tháng Bảy, 2013) thu được: $735,900.
“Tôi chỉ biết đóng góp trong khả năng, cho những chiến hữu không may bị mất đi một phần thân thể. Chỉ mong anh em bớt khổ, giúp được gì, hay nấy!” (Một khách đến tham dự)

Ban tổ chức vẫn tiếp tục nhận chi phiếu yểm trợ, xin đề: ĐNH Cám Ơn Anh kỳ 9 và gởi về một trong ba địa chỉ:

- Bắc California: P.O. Box 21040, San Jose, CA 95151 (Hội Tương Trợ TPB Bắc California)
- Nam Cali: P.O. Box 127, Garden Grove, CA 92842 (Đài SBTN&TT Asia)
- P.O. Box 25554, Santa Ana, CA 92799 (Hội H.O. Cứu Trợ TPB& QP/VNCH)

(Tóm lược bản tường trình từ SBTN và NV)

Hơn 20.000 Người Khởi Kiện Giang Trạch Dân | Tin Cấm Trung Quốc

Tháng vừa qua, một làn sóng khởi kiện chưa từng có trong lịch sử đã diễn ra tại Trung Quốc. Tính tới thời điểm hiện tại đã có ít nhất 23.000 người đệ đơn tới Tòa án Nhân dân Tối cao để kiện nguyên Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc - ông Giang Trạch Dân - ra tòa vì cuộc đàn áp và bức hại mà ông này đã gây ra.  Muốn biết thêm chi tiết, có thể theo dõi đoạn video đang được lan truyền trên internet dưới đây:

13 July 2015

VNTB- Hướng Đạo Việt Nam: Lò ươm mầm hào hiệp sẽ trỗi dậy?


Kiều Phong

Liệu an ninh nhà nước sẽ dùng vũ lực ngăn cản Kì Trại họp bạn Hướng Đạo, hay là những thanh thiếu niên can đảm sẽ kiên quyết tổ chức đại hội hướng đạo? Chúng ta hãy chờ đợi câu trả lời vào ngày 16/07  tới tại Đồng Nai.

Khi nhắc đến một tổ chức lớn quy tụ thanh thiếu niên Việt Nam, phần lớn người dân Việt Nam chỉ biết đến Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh và Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh. Đảng Cộng Sản Việt Nam sử dụng hai tổ chức này trong việc tuyên truyền để kiểm soát quyền lực chính trị, việc vào, ra đội và đoàn nhiều khi mang tính cưỡng ép mềm.

Ít ai biết rằng, ở đất nước chúng ta, cũng có một tổ chức sinh ra để rèn luyện thanh thiếu niên một cách vô vị lợi và không phụ thuộc vào thể chế, đã từng hoạt động mạnh mẽ và hữu hiệu hơn đội và đoàn rất nhiều, đó là Hướng Đạo Việt Nam. Hướng Đạo có giá trị  thực hành ở chỗ nó trang bị và phát triển kỹ năng để thanh thiếu niên tồn tại trong mọi tình huống, nhất là trong điều kiện rừng núi.

Hướng Đạo - phong trào công ích xã hội

Hướng đạo (Scouting), tên đầy đủ là  Phong trào Hướng đạo (Scout Movement), một phong trào thanh thiếu niên có phạm vi toàn cầu với mục đích được nêu rõ là trợ giúp giới trẻ trong việc phát triển tâm linh, tâm trí và sức khỏe để đóng những vai trò xây dựng trong xã hội. Phong trào dùng Phương pháp Hướng đạo, một chương trình giáo dục không chính thức chú ý đặc biệt vào các hoạt động thực hành ngoài trời, bao gồm cắm trại, kỹ năng sống trong rừng, trò chơi dưới nước, đi bộ đường dài, mang trang bị sau lưng, và các trò thể thao.

Ông tổ Hướng Đạo thế giới là Baden Powell là một điều chắc chắn không ai chối cãi được. Trong trận chiến Boers ở Nam Phi, tướng Baden Powell là vị chỉ huy quân Anh ít ỏi bị quân Boers đông gấp bội vây hãm trong bẩy tháng trời và đã chiến thắng oanh liệt ở thị trấn Mafeking. Ông đã viết tập chỉ dẫn huấn luyện binh sỹ các điều căn bản về mưu sinh, tìm dấu vết đi rừng, liên lạc thám báo, quan sát địa hình và thoát hiểm. Sau đó, năm 1907 Robert Baden-Powell tổ chức một cuộc cắm trại Hướng đạo đầu tiên tại Đảo Brownsea ở Anh. Baden-Powell viết ra các nguyên tắc của Hướng đạo trong sách Hướng đạo cho nam (London, 1908), dựa vào các sách quân đội trước đây của ông, cùng với sự ảnh hưởng và trợ lực từ một số người bạn. Câu nói nổi tiếng của ông trở thành lý tưởng- kim chỉ nam cho hàng trăm triệu hướng đạo sinh trên toàn thế giới: “Phương cách tốt nhất để hưởng hạnh phúc là gây hạnh phúc cho người khác. Gắng làm cho thế giới này tốt đẹp hơn và khi đến lượt bạn xa lìa nó, bạn sẽ ra đi sung sướng rằng bạn đã không phi thời giờ mà đã làm tất cả cái gì tốt nhất. Hãy SẴN SÀNG, sống vui và chết vui, giữ vững lời hứa Hướng Đạo. Thượng đế sẽ giúp bạn”.

Mục đích của phong trào giúp phát triển tinh thần công dân tốt cho thanh thiếu niên, bằng cách rèn luyện tính khí, huấn luyện trẻ có óc quan sát, tính vâng lời và lòng tự tin, gây long trung tín và vị tha, dạy trẻ phục vụ cộng đồng và các thủ công hữu ích cho bản thân; làm nẩy nở thể xác, tâm hồn và đời sống thiêng liêng của tuổi thiếu niên. Đó là mục đích, rất đơn giản nhưng không tầm thường. Những ai tự gọi mình là Tráng sinh Hướng Đạo sẽ giúp đỡ các thiếu sinh, các thiếu sinh sẽ giúp đỡ lại các ấu sinh, mọi người đều có nhiệm vụ bắt tay vào mà thực hiện nghĩa vụ trên, vì đó là một lý tưởng.

Những chế độ khác nhau, những cách đối xử khác nhau với Hướng Đạo

Từ thời kỳ Pháp thuộc qua những biến cố lớn lao đưa đến cuộc chiến Quốc- Cộng đẫm máu, rồi cuộc di tản vĩ đại 1954, có thể nói rằng phong trào hướng đạo đã trải qua bao nhiêu thăng trầm cùng  đất nước.

Vào những năm 1930, nền đại Học Việt Nam còn phôi thai, lượng trí thức còn ít. Phong trào ái quốc bùng lên.  Nguyễn Thái Học và các đồng chí Việt Nam Quốc Dân Đảng bị đưa lên máy chém ở Yên Bái vẫn ngửa mặt hô Việt Nam muôn năm. Sau đó, Xô Viết Nghệ Tĩnh xảy ra, cuộc biểu tình của nông dân bị đàn áp đẫm máu. Giới nho học thấy cần thoát khỏi các tập quán cổ lỗ để duy tân mong theo đà Âu Tây. Các thanh niên trí thức muốn hướng dẫn các bạn trẻ theo nếp “sống vui sống khỏe” cho hợp thời. Năm 1930, trưởng sinh tiên phong Trần Văn Khắc nhận thấy tôn chỉ hướng đạo thích hợp với tâm tính Việt Nam có thể lôi cuốn được giới trẻ vào những hoạt động gần thiên nhiên trong tập quán dân chủ nên  đã lập đoàn hướng đạo  đầu tiên của Việt Nam. Phong trào Hướng Đạo dần dần phát triển từ dưới đi lên theo một tiến trình hoàn toàn dân chủ.

Thông thường, cụm từ Hướng Đạo đứng trước tên quốc gia sẽ là biểu trưng cho tất cả những gì liên quan đến hướng đạo của quốc gia đó. Theo hiến chương của hai tổ chức hướng đạo thế giới là là WOSM và WAGGS, mỗi nước có chủ quyền, chỉ duy nhất một tổ chức hướng đạo được công nhận là hội viên chính thức của WOSM/WAGGS. Đến năm 1957, tổ chức Hướng Đạo của Việt Nam Cộng Hòa được nhận làm hội viên chính thức của WOSM. Hội Nữ Hướng Đạo tại miền Nam Việt Nam cũng được công nhận là thành viên chính thức của WAGGS vào năm 1966.

Rõ ràng, Hướng Đạo đánh thức bản năng sinh tồn và tinh thần hào hiệp cho thanh thiếu niên. Nhận thức được điều này, chính quyền Sài Gòn cũ đã tạo những điều kiện tốt để giúp đỡ phong trào hướng đạo trong nước. Trong những lần Hướng Đạo tổ chức đại hội, nhà cầm quyền Sài Gòn cũ đã hỗ trợ trực thăng để hỗ trợ Hướng Đạo Việt Nam trong khâu vận chuyển nhân lực.

Trái lại, trong con mắt của chính quyền xã hội chủ nghĩa đương nhiệm, Hướng Đạo là một cái gai trong mắt vì tổ chức này không thần phục Đảng. Con người mà hội Hướng Đạo đào tạo ra đáp ứng chuẩn mực quốc tế, nhưng  Đảng  chỉ chấp nhận  con người xã hội chủ nghĩa mà thôi. Vì vậy, cả hai hội Nam và Nữ Hướng Đạo đều phải giải thể sau năm 1975.

Một thập niên trở lại đây  đây, những cựu trưởng sinh Hướng Đạo Việt Nam đang từng bước gây dựng lại phong trào. Ở Hà Nội cũng có một đơn vị nhưng lần nào sinh hoạt cũng sợ bị an ninh quậy phá, một vài  nơi không được phép sinh hoạt. Ở Nghệ An cũng có một đoàn hướng đạo nhưng phải sinh hoạt bí mật. Năm 2007, ở Đà Nẵng, những lần sinh hoạt của giới trẻ hướng đạo sinh bị công an truy đuổi và phải chạy, chưa kể việc không được mang đồng phục.

Gần đây nhất, năm  2010, kì trại tổ chức tại khu du lịch Đại Nam Văn Hiến, Bình Dương. Kì trại lúc đó đang đông vui thì ngày thứ ba, công an cho quân lên dẹp và đề nghị trại kết thúc sớm trước một ngày. Thời gian gần đây, không khí đã bớt đi căng thẳng nhưng chưa có dấu hiệu gì chứng tỏ rằng nhà nước đã từ bỏ thái độ thù địch với Hướng Đạo, mặc dù tổ chức này là phi chính trị.

Tương lai nào cho Hướng Đạo tại Việt Nam?

Các cựu thủ lĩnh Hướng Đạo - các cựu trưởng sinh đang sống  ở  Hoa Kỳ, Canada và Pháp Quốc đang gây dựng lại phong trào. Một số cựu Trưởng như Trưởng Huỳnh Minh Quang hiện ở Paris đã 83 tuổi nhưng vẫn hàng tuần gửi cho các trưởng sinh trong nước các tài liệu về xây dựng hội. Các tài liệu của Trưởng Nghiêm Văn Thạch, đã một thời làm bí thư cho cựu Đại Sứ Nguyễn Duy Quang tại Paris cũng được chuyển về nước. Hội Trưởng Nguyễn Tấn Hồng ở Canada cũng giới thiệu Trưởng Tôn Thất Hy cho các bạn trẻ trong nước đọc các trang báo Bạch Mã xuất bản tại hải ngoại. Những vị tiền bối này hỗ trợ các hội viên trong nước tìm đọc về lịch sử Hướng Đạo Việt Nam để có đầy đủ dữ kiện làm công việc này trong tương lai, khi Hội Hướng Đạo nước nhà chính thức hoạt động lại. Chúng ta có quyền hi vọng vào phong trào mang tính quốc tế này sẽ lần nữa nở rộ trên đất nước Việt Nam.

Đến hẹn lại lên, cứ 5 năm  một lần Kì Trại họp bạn Hướng Đạo sẽ được tổ chức. Kì Trại năm nay kỷ niệm 85 năm ngày thành lập phong trào Hướng Đạo Việt Nam, với sự quy tụ của gần 5000 trại sinh  trong toàn quốc, một con số kỷ lục từ sau 1975. Liệu an ninh nhà nước sẽ dùng vũ lực ngăn cản kỳ trại này, hay là những thanh thiếu niên can đảm sẽ kiên quyết tổ chức đại hội hướng đạo? Chúng ta hãy chờ đợi câu trả lời vào ngày 16/07  tới tại Đồng Nai.

(Nguồn VNTB)

Bài viết sử dụng một số tư liệu do một số hướng đạo sinh gửi đến trực tiếp cho phóng viên Việt Nam Thời Báo, và một số tư liệu từ trang Wikipedia tiếng Việt

Đổi mới cải cách thành cưỡng chế

 Đinh Tấn Lực
  
Người dân Việt Nam chưa bao giờ được sống trong bầu không khí dân chủ như hiện nay”. (Nguyễn Phú Trọng – TBT thẳng thắn về dân chủ với học giả Mỹ @ CSIS, Washington DC – 08/7/2015)

“Chỉ tiếc là bầu không khí dân chủ đó không đủ để thở dưới giàn xích cơ giới của máy xúc đất”. (ĐTL – nhân đọc tin Cẩm Giàng trên Dân Luận, 10/7/2015)

Đài truyền hình CNN của Mỹ, được coi là một trong những đài truyền hình uy tín và nhanh nhạy nhất thế giới, đã lập tức trình chiếu đoạn video clip quay cảnh bánh xích máy xúc cán qua người biểu tình phản đối cưỡng chế ruộng đất nông dân tại xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương hôm nay, ngày 10/7/2015.

CNN đã rất cẩn thận báo trước là đoạn clip này có cảnh rùng rợn, và chỉ trình chiếu với sự đồng ý của từng khán thính giả. Mức độ rùng rợn không khác gì một “Thiên An Môn thu nhỏ ở VN”. Địa điểm của sự kiện dã man phi nhân tính này, thảm thay, lại mang cái tên nghiệt ngã: làng Mao!

Ngay sau đó, đoạn clip có thể dự giải máu lạnh 2015 này đã nhanh chóng lan đi trên mạng truyền thông thế giới.

Hình ảnh đọng lại trong mắt nhân chứng là một lũ côn đồ xâm mình, ốm đói, với kim tiêm ống chích nhung nhúc đàng sau máy xúc, không khác nào chiến thuật biển người bám tăng thời đánh trận Khe Sanh.

Âm thanh đọng lại trong tai nhân chứng tại chỗ là “tiếng thét xé trời” của nạn nhân khi bánh xích cán qua người.

Hình ảnh đọng lại trong trí người xem đoạn clip đó là phân nửa thân thể nạn nhân, cả phần ngực, phần đầu với chiếc nón lá, cả bó cờ đỏ sao vàng cán tre, bị chèn bên dưới giàn bánh xích máy xúc.

Hình ảnh liên tưởng là mớ hình chụp hoặc những đoạn phim trắng đen về cuộc “Cải Cách Ruộng Đất”, với lô nhô đầu người chôn sống ló trên mặt ruộng chờ đợi chiếc lưỡi cày loang loáng đi ngang cổ.

Câu nói đọng lại trong đầu đoàn người biểu tình là của phe công bộc đảng và nhà nước: “Hôm nay sẽ dí chết hết mọi người, để xem còn dám chống nữa không?”.

* * *

Thế, “mọi người” đó là ai, họ chống gì?

Họ là những nông dân thình lình bị mất đất vào tay những tập đoàn kinh tế mua chuộc hệ thống cai trị từ trung ương xuống tới địa phương cấp xã, để “quy hoạch” ruộng vườn trồng trọt chăn nuôi thành những rì-sọt/chung cư cao cấp/khu chế xuất của nước ngoài/khu thương mại đẳng cấp v.v…

Họ là nạn nhân của các nhóm lợi ích sử dụng bạo lực dân phòng/công an xã/côn đồ giả dạng/con nghiện dính HIV/an ninh thường phục… nói chung là các loại đầu gấu địa phương phục vụ cho nhà nước để trấn lột nhân dân.

Họ là nạn nhân trực tiếp của chính sách “đất đai là sở hữu toàn dân”, hoàn toàn nằm dưới quyền phân bố hoặc thu hồi của đảng và nhà nước, như một dạng ân huệ “ơn đảng/ơn chính phủ”, ngang với ơn trời!

Họ là nạn nhân gián tiếp của tình hình cạn kiệt ngân sách nhà nước, khiến mỗi địa phương phải tự đào lấy kinh phí nuôi dưỡng guồng máy hành chính/quân đội/công an, bằng cây xanh thủ đô, bằng nhựa trải đường, bằng ruột công trình, bằng phong bì kêu thầu, bằng phần trăm các dự án quy hoạch…

Họ phản đối giá đền bù mỗi thước vuông đất là 65.000 đồng, tương đương với một bát phở, chênh lệch đến hàng trăm lần với giá quy hoạch giao đất cho các đại gia sân sau của nhà nước. Ở đây là Cty Cổ Phần Phát Triển Đô Thị & Khu Công Nghiệp VN-Singapore (VSIP).

Họ từng cắm rợp cờ đỏ trên đất ruộng, với một băng-rôn tha thiết van nài: “Người Nông Dân Kêu Cứu Chưa Đền Bù Xin Đừng Thi Công”, như FBker Liberty về quê chụp ảnh 20 ngày trước đây.

Họ lại cầm cờ đỏ biểu tình phản đối, với lòng tin còn sót lại vào một đảng và nhà nước đã từng vắt kiệt xương máu gạo tiền và tương lai của nông dân VN vào các trận chiến Chống Tây Giành Nửa Nước, Chống Mỹ Cứu Miền Nam, Chống Pôn-Pốt diệt chủng Khmer, và Chống Bá Quyền Bành Trướng.

Họ nhận chân ra được hôm nay, ngay dưới dây xích sắt máy xúc, rằng:

    Thực dân Tây khai phá Tây Nguyên cho VN trước khi trao trả độc lập.
    Mỹ không có tham vọng đế quốc chiếm đất ruộng của nông dân Việt.
    Cũng qua rồi thời đánh giặc là đánh cho Liên Xô thời Lê Duẩn.
    Liệu có phải đánh dân thời này mới là đánh cho Trung Quốc?
    Cải Cách Ruộng Đất không dã man bằng Cưỡng Chế Thu Hồi Đất.
    Cải Cách Ruộng Đất nhân danh dân cày, để làm cách mạng XHCN.
    Cưỡng Chế Chiếm Đất của dân cày, ngược lại, nhân danh XHCN.
    Xích xiềng thời thực dân không kinh hoàng bằng Xích cơ giới ngày nay.
    Thế lực thù địch chèn dẹp đầu nhân dân không ở đâu xa.
    Lực lượng gìn giữ an ninh chính thực là Cty bảo kê cho các đại gia.
    Chủ đầu tư tham lam, nhưng, bộ phận bảo kê mới là gian ác.
    Lá chắn của chế độ đã biến thành lá chắn của các Cty nước ngoài.
    “Thi hành công vụ” có nghĩa là giết dân lãnh tiền và lên chức.
    Chức năng Lãnh đạo chính là trực tiếp Chỉ đạo cho côn đồ giết dân.
    Thủ phạm không chỉ là kẻ cầm gậy hay lái máy xúc, mà là lãnh đạo đảng.
    Cưỡng Chế càng ráo riết, phản ảnh ngân sách nhà nước càng kiệt quệ.
    Đảng và nhà nước càng vùng vẫy càng chìm sâu vào hố cát lún.
    Thông tin chối tội của quan chức bị vô hiệu hoá tại chỗ bằng video clips.
    Bao che cho tội ác chính là một tội ác lớn hơn.
    Lũ cai trị phải dựa vào đám côn đồ để tồn tại qua ngày, tức Vô Chính Phủ.
    Uy tín và quyền lực của đảng và nhà nước đã chạm đáy zéro.
    Tình hình xã hội VN ngày càng gia tăng thảm sát/trả thù/thanh toán… khắp nơi, như đêm trước những cuộc đổi đời trên thế giới.
    Nguy cơ của chế độ không phải là diễn biến hoà bình. Nó là diễn biến bạo lực, bắt đầu từ lũ con trời hùng cứ địa phương.
    Nhân dân không ưa bạo lực, nhưng, đừng ai buộc nhân dân phải đứng trước lựa chọn duy nhất là phản ứng bằng bạo lực.
    Trước mắt, VN có thành biển máu hay không hoàn toàn tuỳ thuộc vào những kẻ đang nắm giữ quyền lực và khí tài trong tay hiện nay.

* * *

Tóm gọn, trong những ngày Nguyễn Phú Trọng tung tăng từ Phòng Bầu Dục đến Đáy Mù Sương và nhiều nơi có đầy máy khuếch âm ở Mỹ… thì ở đây, bầu không khí dân chủ của Trọng đang sục sôi chờ bật nắp van bên dưới giàn xích cơ giới máy xúc.

Chính phủ chưa lên tiếng. Chính phủ đợi TBT đảng đấy phỏng?

Còn nhân dân đợi gì?

Nhiều phần, người ta đợi ngày sử dụng chính chiếc máy xúc đất này vào việc lấp chôn chế độ.

Hãy kíp về đây chứng kiến ngày đó, bớ Trọng!

http://ireport.cnn.com/docs/DOC-1256139

10/7/2015 – Ngày giỗ Danh tướng Lý Thường Kiệt lần thứ 910. Tròn 75 năm ngày Thống chế Philippe Pétain thành lập Chính phủ Vichy hợp tác với Phe Trục.

Blogger Đinh Tấn Lực
(Nguồn Dân Luận)

Tin buồn

Xin thông báo

Đồng môn Quốc Gia Hành Chánh Ban Đốc Sự Khóa 12


Ông ĐỖ MINH HÙNG
đã từ trần ngày 8 tháng 7 năm 2015 tại Sài Gòn, Việt Nam.

Hưởng thọ 72 tuổi.
**
(Nguồn: Đồng môn Nguyễn Văn Sáu)

12 July 2015

Ngồi Nhớ Ân Cần

Tuấn Khanh's Blog - Buổi sáng nọ, nơi góc đổ rác chung của cả khu nhà tự dưng xuất hiện một đôi giày cũ còn khá tốt. Giày được đặt trong một cái hộp với tờ giấy ghi chú, nét chữ nắn nót “đồ còn tốt, ai cần xin cứ tự nhiên”.

Ở mấy nước tư bản giãy chết, việc đem bỏ đi đồ dùng còn xài tốt không lạ, nhưng cách nhường lại cho người khác sử dụng với tất cả sự ân cần là một cung cách đáng ngưỡng mộ. Đôi giày cũ khi đặt vào hộp, gửi tặng mơ hồ vào cõi nhân gian, được chủ nhân ân cần đi đánh xi lại, mới và đẹp, ai nhìn cũng thú vị. Vậy mà mấy ngày sau mới có anh Mễ làm nghề đổ rác đến lấy, rồi để lại chữ “cám ơn”. Đôi giày nằm liên tục mấy ngày, vì những người trong khu nhà không ai muốn giành lấy phần của người có thể khó khăn hơn mình.

Thỉnh thoảng thấy trong đời có sự ân cần làm lay động, lại chợt nhớ Sài Gòn với tất cả không gian từng rất ân cần của nó, một không gian mà giờ đây nhắc lại như một thứ của quý đang mất dần, phai dần, dư niệm của nhiều thế hệ.

Sài Gòn ân cần trong trí nhớ đơn giản lạ. Đôi khi chỉ là chuyện người qua đường trú mưa được chủ nhà mời vào ngồi vì sợ kẻ lạ bị ướt. Đôi khi vì một thùng trà đá để trước cửa để giúp bá tánh lỡ đường giải khát trưa hè. Có đi đến tận những thành phố, hỏi đường đi bị tính tiền, mới biết Sài Gòn đã từng ân cần thế nào. Sài Gòn ân cần và vô tư đến mức từng thấy người say nắng ngất xỉu bên đường, không ai biết ai cứ xúm vô cạo gió, lấy thuốc cho uống để giúp khách qua đường có sức đi tiếp.

Mới hôm rồi, may mắn đọc được một câu chuyện của người Sài Gòn mà lòng mát dịu. Lại thấy thương người đất miền Nam không quen nói trôi chữ, chỉ có tấm lòng. Một anh trên facebook kể rằng anh đi làm thêm kiếm tiền đi học, chạy bàn rửa chén cho một đôi vợ chồng ở Sài Gòn. Một hôm lỡ tay làm bể hết nguyên chồng tô dĩa, anh lính quýnh không biết làm sao thì bất chợt bà chủ chạy vô nhìn thấy. Bà sững người, chưa kịp la đã dặn “nếu chồng cô có xuống thấy thì nói tại cô làm bể, chứ không ổng chửi chết”. Vừa quay lưng thì ông chủ chạy từ trên lầu xuống, nhìn đống tô dĩa nát bấy mà thất thần, rồi dặn “nếu vợ chú vô hỏi, thì nói chú làm bể nghe, chứ không bả chửi chết”. Người làm công đó mang kỷ niệm ngọt ngào và xúc động đó kể lại trên nhật ký của mình, làm không biết bao người đọc rưng rưng, trìu mến.

Sự ân cần là cách mà con người thấu hiểu đời sống, đối đãi bằng lòng chân thành của mình. Bước đi vài dặm trong một đất nước, có thể thấy sự ân cần cho con người đang ở mức nào. Việt Nam hôm nay có những thành phố lớn hơn, con người cao sang hơn, đại lộ đi bộ to rộng hơn… nhưng sự xua đuổi người nghèo khó cũng quyết liệt hơn. Sự ân cần như chỉ còn trú ngụ loanh quanh với giai cấp dưới, ở những thị dân ít học được thói cao sang. Nhiều cao ốc được dựng lên, nhưng không mấy cái có lối đi của người khuyết tật. Nhà vệ sinh công cộng phải xây đắt tiền như tượng đài, nhưng hầu như không có cái nào dành cho phụ nữ có thai hay cho người già yếu. Trong sự rực rỡ của đất nước này hôm nay, đã nhàn nhạt ân cần của người với người. Sự chói lọi chỉ số phát triển vẫn kèm theo khoảng tối đen mù lòa sau lưng nó.

Thường dân hay bọn con buôn lạnh nhạt ân cần trong đời thì đã đành, đến phận Tỳ kheo cũng la liếm vuốt ve thế tục, mất cả ân cần với thế nhân thì chúng sinh chỉ còn biết thở dài. Nghe lời ông Thích Thanh Quyết, đại biểu quốc hội, ngợi ca các mức oan khiên trong xã hội là “hợp lý” đã lắm chối tai, lại còn nghe ông nhấn mạnh sao không ca ngợi các cơ quan điều tra tố tụng đã kiểm soát giỏi mức oan sai “hợp lý” này.

Uống một ly nước, Đức Phật còn dạy rằng đừng quên có đến 84.000 sinh linh trong ly nước đó đã phải hy sinh cho người đời thụ hưởng. Và dù những sinh linh đó nhỏ bé vô hình đến mức nào, lời Phật dạy cũng chưa bao giờ cho rằng “hợp lý”. Lẽ nào mũ ni của ông Quyết đã kéo quá sâu vào thế tục, che kín tai để không còn nghe được tiếng khóc ngất của cha mẹ già và của tử tù Hồ Duy Hải (1985), hay lời trăn trối của cả gia đình tù nhân Nguyễn Văn Tràng (1988) xin được tự thiêu để tòa án phải công tâm xét lại, minh oan. Sự ân cần với từng chúng sinh là tâm đức không thể thiếu với đệ tử của Phật, bằng không chỉ đáng gọi là kẻ giả danh, mua bán niềm tin.

Sự ân cần hôm nay cũng có thể được nhìn thấy, nhưng là thứ chiêng trống mua vui lạ lẫm. Tỉnh Vĩnh Phúc hôm nay “ân cần” bỏ ra 300 tỉ đồng để xây một khu Văn miếu thờ và tôn vinh Khổng Tử bằng tiền thuế của nhân dân – như tiền nhà của lũ quan lại. Khổng tử chỉ có thể mang trái tim kẻ ác mới đành lòng bệ vệ xưng danh nơi mà cả vùng có đến gần 12.000 gia đình nghèo khốn khó. Thậm chí chỉ có 24% trong số 14.000 gia đình thuộc loại chính sách của chế độ là có được nước sạch để dùng. Cả tỉnh cũng có gần 20.000 gia đình không có nhà vệ sinh tiêu chuẩn và nước sạch để sinh hoạt. Vậy mà sự ân cần thì được dâng cho tượng gỗ và bộ mặt trơ cứng của chính quyền. Còn nhân dân thì chỉ được quyền xao xác lặng im nghe diễn văn.

Chợt nhớ Sài Gòn ghê. Nhớ Sài Gòn qua tiếng rao bán xôi giản dị của bà cụ đội khăn đi bộ từ quận 8 tới tận quận 5, với những gói xôi bán chỉ 5000 đồng, mắt lạc thần khi thấy bóng dân phòng. Nhớ ánh mắt bà hấp háy cười, hỏi có muốn cho thêm đường không, có vừa miệng không. Trái tim ân cần đó, đáng để xây cả miếu đền để thương nhớ và tôn vinh những con người cần lao đất Việt, mà chẳng cần phải tìm kiếm, cống nạp xa xôi.

Như Thương, "cô gái thượng"



 Người mặc bộ đồ sắc tộc Tây Nguyên là thi sĩ Như Thương
nhân Đại Hội 60 Năm trường Trung học Tổng hợp Ban Mê Thuột - 5/7/2015
3050 Bristol St. Costa Mesa, CA 92626

Tư Bản Tài Chánh Mỹ Đang Thu Tiền Từ Nước Tàu Bằng Chiến Thuật NSS

NSS có nghĩa là Naked Short Sell, theo tiếng Việt là "bán (mua xuống) một cổ phiếu bằng sồ tiền mượn từ công ty giữ tài khoản". Trong thị trường chứng khoán người ta dùng chữ naked là chữ có nghĩa trần truồng để nói đến số tiền hay số cổ phiếu của người có tài khoản mượn của công ty giữ tài khoản để bán hay mua xuống một cổ phiếu để cho giá trị cổ phiếu đi xuống tới mức mình muốn đúng với giá mua theo loại option mà kiếm lời.

Để cho dễ hiểu vấn đề này, khi chúng ta mở 1 tài khoản với số tiền 10.000 đô loại margin thỉ công ty giữ tài khoản cho chúng ta mượn thêm 1 số tiền tương đương là 10.000 đô nữa. Như thế chúng ta có quyền đầu tư 20.000 đồng nhưng số tiền 10.000 đô mượn đó phải trả tiền lời khi đem ra sử dụng và bị công ty gìữ tài khoản kiểm soát hay thanh toán số cổ phiếu chúng ta đang có để bảo vệ số tiền mượn nếu cần.

Naked Short Sell được liệt vào loại bất hợp pháp ở nhiều nước Phương Tây bởi lẽ người giữ tài khoản và công ty giữ tài khoản lại là một hay cùng bắt tay nhau để thực hiện NSS do đó số tiền mượn hay cổ phiếu mượn có thể tăng ở mức không thể kiểm soát được nên việc làm giá cho một một cổ phiếu đi xuống trở nên dễ dàng.

Sau cuộc đại suy thoái năm 1929 chính phủ Hoa kỳ điều tra và biết được công ty Jesse Livermore đã dùng 100 triệu đô để NSS nhiều cổ phiếu làm cho thị trường chứng khóa thời bấy giờ trở nên khủng hoảng  nên đã làm luật ngăn chặn NSS vào năm 1934.

Vài tháng sau khi thị trường sụp đổ vào tháng 10 năm 1987. Quốc hội Hoa Kỳ lại sửa đổi thêm nhiều luật lệ để bảo vệ những công ty nhỏ bị các Hedge Funds toa rập nhau dùng chiến thuật NSS đánh sụp, đến năm 2005 lại tăng thêm nhiều điều luật khác chống chiến thuật NSS giúp cho thị trường chứng khoán được công bình hơn.

Cuộc khủng hoảng tài chánh vào năm 2008 từ Hoa kỳ đang lan rộng ra toàn cầu làm cho các quốc gia như Hoa Kỳ, Anh, Pháp Đức, Switzerland, Ireland, Canada và nhiều quốc gia khác áp dụng các điều luật ngăn chặn NSS để giữ vững thị trường chứng khóan trong nước được công bình hơn.

Thị trường chứng khoán Thượng Hải mở cửa từ năm 2005 (còn non trẻ) Trung Quốc là một quốc gia cộng sản rất chậm chạp trong việc áp dụng luật pháp của Phương Tây. Có thể Trung Quốc chưa áp dụng được các điều luật chống chiến thuật NSS nên đã tạo một lỗ hổng để cho các nhà tư bản tài chánh Hoa Kỳ vào kiếm chút tiền tiêu.

Nhờ chiến thuật NSS các nhà tư bản tài chính Hoa Kỳ kiếm được số tiền trong 3 tuần qua tại thị trường chứng khóan Trung Quốc nghe đâu khoảng chừng 2.700 tỷ đô. Công ty bị điểm mặt chỉ tên đã dùng chiến thuật NSS làm cho thị trường trung Quốc quẹo chấu là nhà băng Morgan Stanley.

Đằng sau vụ này có sự đồng ý của chính phủ Hoa Kỳ hay không? không biết, nhưng điều chúng ta dám chắc là có sự tính toán của tập đoàn tài chánh tại Hoa Kỳ. Trước đây họ còn có kế hoạch chia Trung Quốc ra làm 5 nước nhỏ để trừ hậu hoạn. Phải chăng đây là cú đánh đầu tiên vào Trung Quốc trên lãnh vực kinh tế.

Vành Lưỡng Nghi
(Viet Thuc)

Tin giờ chót : Thị trường chứng khoán Trung Quốc tiếp tục tuột dốc trong ngày thứ tư 8 tháng 7 năm 2015 (1). Như thế là cú đánh đầu tiên còn tiếp tục.

(1) http://www.bbc.com/vietnamese/world/2015/07/150708_chinese_shares_fall
__________________

Lời bàn của Tam Sao Cốc Tử:
Người ta thường nghĩ thương nhân Tàu sành ngón nghề làm giá và ...làm giả. Nhưng có vẻ như họ ít làm được những vụ to tát mà chỉ tẹp nhẹp như vụ "Trứng chim cút" thời xưa ở Việt Nam, hay chế tạo máy làm gạo giả hiện nay ở Hoa Lục. Cách họ đối phó luống cuống với tình huống thị trường chứng khoán suy sụp hiện giờ chứng tỏ họ chưa đủ điều kiện xách cặp cho đám tư bản Âu Mỹ. Làm đồ giả hốt tiền cắc để rồi trong ba tuần lễ vừa qua đem 2.700 tỷ đô bỏ sông bỏ biển trôi ra nước ngoài! Nhưng nói cho cùng không có lửa sao có khói. Một nền kinh tế vững vàng, chưa có dấu hiệu suy thoái thì sao mặt mũi của nó lại nhăn nhúm như thế! Một nền kinh tế khỏe mạnh -cả thể chất lẫn tinh thần- thì mười Morgan Stanley cũng chắc gì vật ngã nổi nói chi đến một!!

Tùy bút

H ình như thuở đó có một học sinh nghèo "ngoại đạo" mới vừa 16 tuổi, quê mùa nhút nhát, đang nuôi dưỡng một tình "yêu-hoa-cúc...