Lực lượng tuần duyên Nhật thông báo đã phát hiện 3 chiếc tàu của Trung Quốc hôm nay, 27/1/2014, xâm nhập vào vùng lãnh hải đang có tranh chấp giữa hai nước. Đây là vụ xâm nhập thứ 2 kể từ đầu năm nay, trong lúc quan hệ Trung -Nhật tiếp tục căng thẳng xung quanh vấn đề chủ quyền lãnh thổ.
Tuần duyên Nhật Bản cho biết chi tiết, ba chiếc tàu Trung Quốc, lúc 9 giờ sáng, giờ địa phương đã tiến vào vùng hải phận xung quanh quần đảo Senkaku, hiện do Tokyo quản lý và Bắc Kinh đòi chủ quyền dưới tên gọi là Điếu Ngư. Các tàu này sau đó 2 giờ đã bỏ đi.
Tranh chấp chủ quyền xung quanh quần đảo trên bùng lên dữ dội từ cuối năm 2012 khiến từ đó đến nay quan hệ Trung -Nhật luôn trong tình trạng căng thẳng. Hai bên liên tục có các động thái xác quyết chủ quyền của mình. Bắc Kinh vẫn thường xuyên đưa các đội tàu đánh cá, tàu hải giám, tàu tuần duyên và cả máy bay chiến đấu thâm nhập vào hải phận cũng như không phận của vùng quần đảo đang tranh chấp.
Cuối tháng 11 năm 2013, Bắc Kinh tuyên bố thiết lập « vùng nhận dạng phòng không » trên biển Hoa Đông, bao trùm cả vùng trời trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Quyết định đơn phương của Trung Quốc dù không đem lại tác dụng nào sau đó nhưng đã làm dấy lên không khí căng thẳng trong vùng.
Quan hệ căng thẳng Trung - Nhật đã được thể hiện cả trên trường quốc tế khi mà cách đây vài tuần, đại sứ hai nước tại Luân Đôn và Washington thi nhau khẩu chiến trên báo chí để hạ thấp lẫn nhau.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo Financial Times hôm thứ Bảy vừa qua, Ngoại trưởng Trung Quốc, Vương Nghị nói ông lấy làm « kinh ngạc » về việc bên lề diễn đàn Davos Thủ tướng Nhật Shinzo Abe so sánh tình hình quan hệ Trung - Nhật hiện nay gần giống thời kỳ tiền xung đột giữa Anh và Đức trước năm 1914. Theo ông Abe, dù trao đổi kinh tế hai nước có lớn đến mấy thì cũng không ngăn được xung đột không lường trước được. (Anh Vũ - RFI)
Tuần duyên Nhật Bản cho biết chi tiết, ba chiếc tàu Trung Quốc, lúc 9 giờ sáng, giờ địa phương đã tiến vào vùng hải phận xung quanh quần đảo Senkaku, hiện do Tokyo quản lý và Bắc Kinh đòi chủ quyền dưới tên gọi là Điếu Ngư. Các tàu này sau đó 2 giờ đã bỏ đi.
Tranh chấp chủ quyền xung quanh quần đảo trên bùng lên dữ dội từ cuối năm 2012 khiến từ đó đến nay quan hệ Trung -Nhật luôn trong tình trạng căng thẳng. Hai bên liên tục có các động thái xác quyết chủ quyền của mình. Bắc Kinh vẫn thường xuyên đưa các đội tàu đánh cá, tàu hải giám, tàu tuần duyên và cả máy bay chiến đấu thâm nhập vào hải phận cũng như không phận của vùng quần đảo đang tranh chấp.
Cuối tháng 11 năm 2013, Bắc Kinh tuyên bố thiết lập « vùng nhận dạng phòng không » trên biển Hoa Đông, bao trùm cả vùng trời trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Quyết định đơn phương của Trung Quốc dù không đem lại tác dụng nào sau đó nhưng đã làm dấy lên không khí căng thẳng trong vùng.
Quan hệ căng thẳng Trung - Nhật đã được thể hiện cả trên trường quốc tế khi mà cách đây vài tuần, đại sứ hai nước tại Luân Đôn và Washington thi nhau khẩu chiến trên báo chí để hạ thấp lẫn nhau.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo Financial Times hôm thứ Bảy vừa qua, Ngoại trưởng Trung Quốc, Vương Nghị nói ông lấy làm « kinh ngạc » về việc bên lề diễn đàn Davos Thủ tướng Nhật Shinzo Abe so sánh tình hình quan hệ Trung - Nhật hiện nay gần giống thời kỳ tiền xung đột giữa Anh và Đức trước năm 1914. Theo ông Abe, dù trao đổi kinh tế hai nước có lớn đến mấy thì cũng không ngăn được xung đột không lường trước được. (Anh Vũ - RFI)
No comments:
Post a Comment