Bắc Kinh thiết lập “Vùng Nhận dạng Phòng không Biển Hoa Đông”. Bắc Kinh nói vùng phòng không này sẽ có hiệu lực bắt đầu từ 10h sáng giờ địa phương, tức 9h giờ Việt Nam thứ Bảy ngày 23/11.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc yêu cầu các phi cơ lưu thông trong phạm vi vùng này phải báo cáo đường bay, giữ điện đàm qua sóng radio và ‘trả lời một cách kịp thời và chính xác' trước các yêu cầu nhận dạng. Các máy bay nào không tuân thủ sẽ phải hứng chịu ‘các biện pháp phòng vệ khẩn cấp’.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc yêu cầu các phi cơ lưu thông trong phạm vi vùng này phải báo cáo đường bay, giữ điện đàm qua sóng radio và ‘trả lời một cách kịp thời và chính xác' trước các yêu cầu nhận dạng. Các máy bay nào không tuân thủ sẽ phải hứng chịu ‘các biện pháp phòng vệ khẩn cấp’.
Phát ngôn nhân của Chính phủ Nhật Katsunobu Kato: "Quyết định của Trung Quốc không có hiệu lực đối với đất nước chúng tôi"
Mỹ đã cảnh báo rằng chỉ cần một sự cố nhỏ hay một sự tính toán sai trên Biển Hoa Đông cũng có thể nhanh chóng leo thang thành một cuộc khủng hoảng rộng lớn và nghiêm trọng.
Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, ông John Kerry ra thông cáo báo chí hôm 23/11 viết:
"Hoa Kỳ quan ngại sâu sắc về việc Trung Quốc công bố họ đã xác lập một “Vùng Nhận dạng Phòng không Biển Hoa Đông”. Hành động đơn phương này là một nỗ lực nhằm thay đổi hiện trạng ở Biển Hoa Đông. Hành động leo thang sẽ chỉ gia tăng căng thẳng ở khu vực và tạo ra các nguy cơ xảy ra sự cố."
Hồi tháng Chín, phía Nhật nói họ sẽ bắn hạ các máy bay tự lái trong không phận Nhật Bản sau khi một máy bay tự lái của Trung Quốc đến gần vùng đảo tranh chấp.
Bắc Kinh nói rằng bất cứ hành động nào của Nhật Bản bắn hạ máy bay của họ sẽ được xem là ‘hành động chiến tranh’.
Kể từ khi Tập Cận Bình lên cầm quyền ở Trung Quốc một năm trước, Bắc Kinh đã trở nên quyết liệt hơn trong các đòi hỏi chủ quyền của họ ở khu vực, phóng viên BBC Martin Patience ở Bắc Kinh nhận xét. (Trích từ BBC Tiếng Việt)
Tin bổ túc
Theo AFP, Seoul cho rằng việc thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông là "đáng tiếc", khi khu vực này trùng với vùng phòng không riêng của Hàn Quốc.
Khu vực này cũng chồng lấn không phận phía trên một đảo đá chìm do Hàn Quốc kiểm soát, được gọi là Ieodo, từ lâu đã là nguồn cơn gây căng thẳng với Bắc Kinh.
Trạm nghiên cứu hàng hải được Hàn Quốc xây dựng trên đảo đá chìm Ieodo. Ảnh: energy.korea
**
Trung Quốc hôm 23/11 đã tiến một bước xa hơn trong việc thể hiện chủ quyền trên một quần đảo đang tranh chấp với Nhật Bản khi công bố một tấm bản đồ và các tọa độ cho "Vùng nhận dạng phòng không biển Hoa Đông". Khu vực mới này bao phủ một vùng biển rộng lớn, gồm cả các đảo đang tranh chấp mà Nhật Bản gọi là Senkaku còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Trung Quốc còn công bố các quy định về nhận dạng do Bộ Quốc phòng nước này ban hành với các máy bay hoạt động ở khu vực trên. "Quân đội Trung Quốc sẽ áp dụng các biện pháp phòng vệ khẩn cấp để phản ứng với các máy bay không hợp tác trong hoạt động nhận dạng hoặc từ chối tuân lệnh" - Tân Hoa Xã đưa tin.
Hãng tin cho biết các quy định có hiệu lực từ ngày 23/11 và không quân Trung Quốc đã tiến hành cuộc tuần tra đầu tiên trong ngày. Cuộc tuần tra có sự tham gia của các máy bay cảnh báo sớm và máy bay chiến đấu.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nhật Bản tuyên bố nước này đã gửi công hàm phản đối mạnh tới đại sứ quán Trung Quốc ở Tokyo. Nhật Bản khẳng định lần nữa rằng quần đảo thuộc về nước này và hành động của Trung Quốc là không thể chấp nhận được. "Việc đơn phương thiết lập các không phận như thế đã làm gia tăng căng thẳng quanh quần đảo Senkaku và có nguy cơ dẫn tới tình huống khó lường" - Bộ Ngoại giao Nhật Bản tuyên bố.
No comments:
Post a Comment