23 May 2012

Tin đáng chú ý

Kinh tế Hoa lục có dấu hiệu suy yếu

Tú Anh

Khủng hoảng thế giới gây thiệt hại cho Hoa Lục. Chính quyền Bắc Kinh giám sát giá cả nhu yếu phẩm đang leo thang. Vụ Thống kê cho biết lạm phát giảm đôi chút nhưng sản xuất công nghiệp cũng tăng chậm, khoảng 9%, tỷ lệ thấp nhất trong ba năm nay. Mức tăng trưởng của nền kinh tế hạng nhì thế giới đã yếu hơn dự báo.

Trước hết , về phần tin vui cho Bắc Kinh là vật giá tăng chậm lại. Giá cả sụt 0,1% trong tháng qua so với tháng ba 2012. Tuy nhiên, tính trên một năm, giá cả tại Hoa Lục vẫn tăng đến 7% và tác động đến sức mua của các gia đình có mức thu nhập khiêm tốn. Đa số ngân sách của thành phần này là để dùng mua thức ăn. Do mãi lực thấp, dân chúng cũng bớt mua sắm làm cho khối lượng hàng bán ra cũng bị giảm theo.

Nếu vấn đề lạm phát được xem là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến ổn định xã hội tại Hoa Lục, thì đây không phải là mối lo duy nhất của chính quyền. Mức sản xuất công nghiệp chỉ tăng 9% trong tháng tư là tỷ lệ thấp nhất trong ba năm qua.

Chính hai chỉ số tiêu dùng và sản suất cùng suy giảm làm tan vỡ hy vọng của chính phủ muốn thúc đẩy tỷ lệ tăng trưởng cho Hoa Lục lên cao trong năm nay. Tỷ lệ này đã từ 9,7% trong quý một 2011 đã xuống còn 8,1% trong quý một năm 2012.

Đại Hội Duy Ngô Nhĩ toàn thế giới tại Tokyo gây căng thẳng Nhật-Hoa

Tú Anh

Trong vòng năm ngày kể từ thứ hai 14/05/2012, Tokyo đón tiếp đại hội toàn thế giới của phong trào Tân Cương đòi độc lập. Chủ tịch «Đại Hội Duy Ngô Nhĩ Thế Giới» bà Rebiya Kadeer đến Nhật Bản hôm nay. Động thái của Tokyo cấp visa cho thành viên một tổ chức chính trị ly khai gây bất bình cho Bắc Kinh.

Theo tổ chức Duy Ngô Nhĩ tại Nhật bản, chính phủ Nhật đã cấp visa cho lãnh đạo phong trào Duy Ngô Nhĩ, bà Rebiya Kadeer, từ thứ năm tuần trước. Bị Hoa Lục lên án là «khủng bố và phá hoại đoàn kết dân tộc», nhiều người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương bị truy bức, bị tù đày và một số phải lưu vong.

Những năm trước đây, Đại Hội Duy Ngô Nhĩ thế giới, có cơ sở tại 20 quốc gia, tổ chức hội nghị hàng năm tại Hoa Kỳ và Đức. Đây là lần đầu tiên phong trào Tân Cương ly khai chống Bắc Kinh kéo về một thủ đô Á Châu tổ chức đại hội .

Ngày hôm qua, phát ngôn viên bộ ngoại giao Hoa Lục, Hồng Lỗi, lên án Tokyo cho phép lãnh đạo một phong trào «có liên hệ với khủng bố và chống lại Hoa Lục» công khai tổ chức hội nghị.

Bà Rebiya Kadeer, xuất thân là một doanh nhân, hiện sống lưu vong tại Hoa Kỳ từ khi gia đình bị an ninh Hoa Lục truy bức tịch thu tài sản . Tổ chức do bà lãnh đạo bị Bắc Kinh quy tội «xúi giục» cuộc nổi dậy tại Tân Cương vào tháng 7 năm 2009 làm hơn 200 người chết.

Sự kiện bà Rebiya Kadeer đến Tokyo vào ngày hôm nay còn trùng hợp với hội nghị thượng đỉnh Nhật-Hoa-Hàn tại Bắc Kinh gồm các Thủ tướng Yoshihiko Noda, Ôn Gia Bảo và Tổng thống Lee Myung Bak.

Vì sao Nhật Bản đón tiếp một tổ chức ly khai chống lại chính quyền Trung Quốc? Trả lời phỏng vấn của RFI tiếng Pháp, chuyên gia quan hệ quốc tế Thierry Antoin Kellner từ Bruxelles giải thích : «Tokyo muốn cho quốc tế thấy rằng Nhật Bản là một quốc gia thật sự bảo vệ các quyền dân chủ, trái với Hoa Lục là một chế độ nơi mà quyền tự do ngôn luận bị cấm đoán».

Quan hệ giữa Tokyo và Bắc Kinh hiện nay cũng có một số căng thẳng do tranh chấp chủ quyền tại biển Hoa Đông và Nhật nghi ngờ Hoa Lục trả đũa bằng biện pháp kinh tế, giảm xuất khẩu đất hiếm, nhu cầu sinh tử của ngành công nghiệp điện tử của quần đảo Phù Tang.


No comments:

Post a Comment

Một Góc Nhìn "Rất Tôn Tử" Về Cuộc Xâm Lăng Của Nga Vào Ukraine* (Do people in Russia know that Putin is fighting the wrong enemy?)

John Andressen (Ukraine của bạn? - Không! Ukraine là của tôi) Người dân Nga có biết Putin đã nhận lầm kẻ thù để đánh không? Giống như Sa hoà...