29 February 2012

Bước tiến vận động giảm thiểu nguy hiểm nguyên tử Đông Á

Bắc Hàn đồng ý tài giảm vũ khí nguyên tử

Grab from North Korean TV on 28 December 2011 shows Kim Jong-Un saluting during his father Kim Jong-Il's funeral at Kumsusan Memorial Palace in Pyongyang 
Bắc Hàn đã đồng ý ngừng tăng trọng uranium, cũng như ngưng thử bom nguyên tử và hỏa tiễn tầm xa sau khi nước này có những cuộc hội đàm với Hoa Kỳ.

Bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Clinton còn cho hay Bắc Hàn đồng ý cho phép các giám định viên Liên Hiệp Quốc đến xem xét các lò phản ứng tại Yongbyon để kiểm chứng việc tuân hành các biện pháp đề ra.

Để đổi lại Hoa Kỳ đang hoàn tất thủ tục trợ giúp Bắc Hàn 240.000 tấn (metric) thực phẩm.

Như vậy bước tiến đã đạt được chỉ mới hai tháng sau khi Kim Jong-un lên kế vị quyền lực từ người cha quá vãng, Kim Jong-il.

Tuy nhiên bà Hillary Clinton tuyên bố vẫn còn lo ngại sâu xa về Bắc Hàn nhưng rất hoan nghênh và coi sự thỏa hiệp này như một bước khởi đầu. (Lược dịch từ BBC)

Giới thiệu Website bạn hữu


Nhà văn Sầu Đông một người bạn cố tri đã từng có những truyện ngắn, những bài tham khảo đăng trên Diễn Đàn Tiếng Thông Reo của chúng ta. Anh hiện sống với gia đình tại Mississauga, một thành phố phụ cận của Toronto và là một trong những thành phố đẹp và phát triển nhanh nhất của Canada.

Sầu Đông mới cho ra đời Website riêng của mình mà nội dung nghiêng hẳn về văn thơ nghệ thuật đăng tải những sáng tác của chính anh và bạn bè. TTR xin trân trọng giới thiệu đến quý anh chị đồng môn và thân hữu. (TTR)

Cậu bé LULA

Giúp người, giúp đời

Chú bé Lula, sinh tháng 10 năm 1945 trong một gia đình nông dân ở Ba Tây (Brazil).  Vì nhà nghèo ,nên từ lúc mới 4 tuổi, chú bé đã phải đi bán đâu phụng ngoài đường, quần áo vẫn tả tơi, và thiếu ăn. Sau khi được lên tiểu học, lúc đó nhà đã dọn lên thủ đô Rio de Janeiro. Tan học chú bé thường cùng với 2 người bạn cùng lứa đi đánh giầy ở đầu đường, hôm nào không có khách ,thì coi như là nhịn đói.
Năm 12 tuổi, vào một buổi xế chiều, có một người khách là chủ một tiệm giặt ủi và nhuộm áo quần đến chiếu cố. Ba đứa trẻ chạy lại chào hàng. Ông chủ tiệm nhìn vào ba cặp mắt van xin khẩn khoản đó, không biết quyết định chọn đứa nào. Cuối cùng ông ta nói: Đứa nào cần tiền nhất, thì tôi cho đánh giầy, và sẽ trả công 2 đồn

Công đánh một đôi giầy chỉ có 20 xu. Hai đồng đúng là một món tiền rất lớn . Ba cặp mắt đều sáng lên.
  
Một đứa nhỏ nói: từ sáng đến giờ cháu chưa được ăn gì cả, nếu không kiếm được tiền hôm nay, cháu sẽ chết đói!"

Đứa khác nói:  "Nhà cháu đã hết thức ăn từ 3 ngày nay, mẹ cháu lại đang bệnh, cháu phải mua thức ăn cho cả nhà tối nay, nếu không thì lại bị ăn đòn…“ .

Cậu Lula nhìn vào hai đồng bạc trong tay ông chủ tiệm, nghĩ ngợi một lúc, rồi nói: “Nếu cháu kiếm được hai đồng này của ông, thì cháu sẽ chia cho hai đứa đó mỗi đứa một đồng!”

Câu nói của Lula làm ông chủ tiệm và 2 đứa nhỏ kia rất là ngạc nhiên.

Cậu giải thích thêm: “Tụi nó là bạn thân nhất của cháu, đã nhịn đói hết một ngày rồi, còn cháu thì hồi trưa còn ăn được ít đậu phụng,nên có sức đánh giầy hơn chúng nó, ông cứ để cháu đánh đi, chắc chắn ông sẽ hài lòng”

Cảm động trước câu nói của cậu bé, ông chủ tiệm đã trả cho Lula hai đồng bạc, sau khi được hắn đánh bóng đôi giầy. Và thằng nhỏ Lula giữ đúng lời , đã đưa ngay cho 2 đứa bạn mỗi đứa 1 đồng.

Vài ngày sau, ông chủ tiệm đã tìm đến cậu bé Lula, nhận cậu bé cho học nghề ở tiệm giặt nhuộm của ông ta vào mỗi buổi chiều sau khi tan học, và bao cả bữa cơm tối.

Tiền lương lúc học nghề tuy là rất thấp, nhưng so với tiền đánh giầy thì khá hơn rất nhiều.
Lula hiểu rằng: Chính nhờ mình đã đưa tay giúp đỡ những người khốn đốn, nên mới gặp được cơ hội làm thay đổi cuộc đời mình.

Từ đó,  bất cứ lúc nào có điều kiện, cậu bé Lula không ngần ngại giúp đỡ những người sống khốn khổ hơn mình.

Sau này, Lula nghỉ học đi làm thợ trong một nhà máy. Để bênh vực cho quyền lợi của những người thợ, cậu ta tham gia vào công đoàn, năm 45 tuổi, Lula lập ra đảng Lao Công.

Năm 2002, trong cuộc tranh cử tổng thống, Lula đưa ra khẩu hiệu: "Ba bữa cơm no cho tất cả những người trong quốc gia này". Và đắc cử làm Tổng Thống xứ Brazil. Năm 2006 tái đắc cử nhiệm kỳ hai cho 4 năm sau đó.

Trong 8 năm tại chức, ông ta đã thực hiện đúng lời mình đã hứa:

- 93% trẻ em và 83% người lớn ở nước này được no ấm. Thực hành đúng tâm niệm: giúp đời!

Và nước Ba Tây dưới sự lãnh đạo của ông đã trở thành nền kinh tế thứ 10 trên thế giới, không còn là "con khủng long nhai cỏ“ mà đã trở nên "Con mãnh sư Mỹ Châu“.

Luiz Inácio Lula da Silva: đó là tên của vị tổng thống đã mãn nhiệm vào ngày 31.12.2010.
______

Vài chi tiết về Lula ghi trong tiểu sử chính thức:

Lula không được cắp sách đến trường lâu dài. Mãi mười tuổi mới được tập đọc, tập viết. Sau lớp tư phải bỏ học để đi làm phụ giúp nuôi gia đình. Lula biết đến cuộc đời lao động từ lúc 12 tuổi khi đi đánh giầy và bán hàng rong. Năm 14 tuổi chính thức làm việc trong một hãng chế xuất đồng, đứng máy tiện.

Năm 19 tuổi tay trái Lula bị đứt ngón út khi chạy máy ép trong một xưởng chế tạo bộ phận rời xe hơi. Sau khi bị tai nạn Lula phải chạy hết nhà thương này đến nhà thương kia để được chữa trị. Kinh nghiệm này đã khiến Lula chú tâm tham gia nhiều hơn vào những hoạt động công đoàn, trong đó ông đã nắm nhiều chức vụ quan trong sau này. Vì giữa chính quyền quân phiệt và hoạt động công đoàn không có sự tương hợp, nên chính kiến của Lula nghiêng nhiều về cánh tả.

28 February 2012

27 February 2012

Mùa Đông Ở Vườn Sau, thơ LĐ

"Làm gì nhau"

Một thần tượng trong dấu hỏi

Mặt trái của Apple
Đồng tiền nào cũng có hai mặt. Tôi vẫn cảm thấy không thoải mái khi hay tin Apple có những xưởng sàn xuất bên Hoa Lục và nhân công bị bóc lột rất tàn nhẫn cả về giờ làm việc lẫn lương bổng. Không benefits với đồng lương thấp và không có ngay cả ngày nghỉ cuối tuần. Đã có những công nhân tự vẫn. Apple có những sản phẩm tiên tiến lý tưởng nhưng không mang lại việc làm cho công nhân Hoa kỳ, chỉ mang lại lợi nhuận cho riêng Apple mà thôi. Bài viết cho thấy mặt trái của đồng tiền Apple. (Long B.)
Kỷ niệm với Steve Jobs của một kỹ sư Việt nam

Steve Job chết, ai ai cũng ra vẻ thương mến. Có kẻ trong CĐVN đã nâng ông ta lên tới bậc thiên tài dù rằng Steve Jobs chưa bao giờ có thể gọi là nhà sáng tạo. Ông ta chỉ có tài buôn bán, và biết cách bắt chẹt thị trường (như ông ta bắt chẹt các hãng sản xuất music, in sách), và lèo lái để làm sao Apple có được những món hàng độc đáo.

Thuở sinh tiền, ông ta nổi tiếng là hung dữ, abused nhân viên, chèn ép bạn bè và tàn nhẫn với ngay cả cô con gái đầu của ông. Ông từng bị nhân viên rượt đánh ngoài bãi đậu xe khi Apple chưa có tên tuổi gì cho lắm. Ông theo đủ thứ đạo, sau cùng thì theo đạo Phật, ăn chay trường cho tới ngày mất, thế nhưng, cuộc sống hàng ngày của ông là cuộc sống của một nhà hung thần, độc tài. Ngay thời Apple nổi tiếng, có lợi nhuận kỷ lục, nhân viên ông thường tránh né đi thang máy chung với ông.

Hãng ông lời to, nhưng hoàn toàn chỉ tạo job tại China - chệt chù, và ông từng phớt lờ tình trạng làm việc theo kiểu nô lệ tại China mà hãng Apple ký giao kèo với. Với ông, thành công và dominate thị trường là cứu cánh, rồi từ đó, cứu cánh biện minh cho mọi phương tiện.

Tới khi ông chết, sự liên hệ giữa ông và cô con gái Lisa lớn của ông vẫn còn ở thế hấp hối, sống được là nhờ 2 bên biết nhịn. Giữa ông cùng nhân viên thân tín của ông vẫn chỉ là chủ với tớ. Có kẻ tuyên bố, tôi không thể nói là tôi buồn khi tôi không còn bị đối đầu với một hung thần như vậy, nhưng chẳng lẽ ông ta chết mà tôi lại lên tiếng tôi vui thì cũng .. kỳ.

Thời tôi còn trẻ, còn ở Bắc Cali, đã làm cho ông khi hãng lúc ấy mới có 20 người, cho nên tôi có thể biết ông hơn là những người chỉ biết qua tin tức. Làm được chừng 1 năm tôi phải bỏ chạy vì ông bóc lột và abusing nhân viên quá độ. Hở chút là ông chửi, mà ông chửi rất nặng, cũng như chửi trước mặt mọi người. Tôi còn nhớ, có lần ông hỏi tôi :

"Sao ai cũng phiền hà còn mầy thì lại im lặng". Tôi bèn trả lời rằng:"Anh văn tôi còn dở, tôi có hiểu ông nói gì đâu mà phiền hà". Ông cắc cớ hỏi tiếp: "Như vậy sao mày lại hiểu câu tao hỏi và trả lời ngon ơ như vậy ?" thì tôi bốp lại: "Tôi dở chữ chửi thề chứ tôi không dở những từ khác."
Ông tím mặt bỏ đi!

Cuối năm ngoái Steve Jobs lăn ra chết, nhờ thế công chúng nhiều nước trên thế giới, nhứt là Việt Nam mới biết được ông ta là người sáng lập ra công ty Apple mà ngoài những chiếc máy vi tính tinh xảo và đẹp đẽ là những sản phẩm Iphone, Ipod, Ipad, rồi Itab với kỷ thuật siêu hạng đột phá tưởng như chỉ có trong chuyện khoa học giả tưởng. Ngành truyền thông nhiều nước đưa ông ta lên hạng siêu nhân, và chuyện nhiều người trong giới trẻ không những ở Mỹ mà còn ở VN cố nhớ những điều đọc được về ông ta để "khaó" vánh vách trở nên thời thượng.

Steve Jobs có thể là một thiên tài nhưng không thể là một siêu nhân, nói chi đến vĩ nhân. Ông ăn chay trường, hầu như chẳng tắm rưả gì cả vì cho rằng cách sống cuả ông ta không cho phép cơ thể ông ta tiết ra muì hôi; thường đi chân không kể cả khi vaò phòng họp. Cách không mặc áo sơ mi và đeo cà vạt bên trong áo vest, mà thay vào đó là chiếc áo pull đen cổ lọ trở thành mode thời trang mà vì ông ta không đòi bản quyền nên ngay cả những người bắt chước ông cũng không biết. Một thiên taì thưòng là một kẻ lập dị. Nhưng caí văn hoá ông ta áp đặt cho công ty Apple là một thứ văn hoá sắt máu cuả một "hội kín" mà giaó điều là "bí mật tuyệt đối" và sự "hoang tưởng". Nhân viên Apple từ cấp cao xuống thấp luôn luôn bị nhồi sọ về chuyện giử bí mật, bị đe doạ trừng phạt bằng các biện pháp pháp lý.

Nếu Apple không chỉ là một công ty sản xuất mà là một quốc gia, thì Steve hẳn đã là một nhà độc taì nếu không như một Hitler hay một Stalin thì cũng là một Pinochet cuả Chile.

Trong khuôn khổ quan niệm đạo đức cuả Tây Phương, Steve Jobs còn có thể bị liệt vào tội sát nhân hay đồng loã sát nhân.

Chọn lựa giữa lợi nhuận và công nhân

Maclean là một tạp chí nổi tiếng của Canada vưà rồi đã có bài viết hé mở một chút sự thật về cái "hôi kín" Apple. Những nhà theo dõi hoạt động các doanh nghiệp thường tìm hiểu về đối tác sản xuất, làm ăn, cuả các công ty là ai, thường là họ thất bại khi đụng đến Apple vì caí văn hoá "bí mật tuyệt đối" cuả nó. Nhưng hôm 13 tháng 1 năm 2012 vưà qua Apple đã công bố danh sách các công ty cung cấp (có thể hiểu là các nhà thầu) cuả Apple. Sự kiện này được ví như chuyện bức tường Bá Linh bị triệt hạ.

Trong caí danh sách được sắp theo thứ tự từ A đến Z những nhà cung cấp chi tiết diện tử hay lắp ráp sản phẩm cho Apple nổi cộm lên tên Foxconn, một công ty cuả Đài Loan có trị giá trên 119 tỉ USD nổi tiếng là mạnh nhất thế giới trong lãnh vực lắp ráp thiết bị điện tử. Cơ xưởng sản xuất cuả Foxconn ở "đặc khu kinh tế" ShenZhen trên lãnh điạ nước Trung Hoa cộng sản, nơi luật lệ sản xuất kinh doanh được "thoáng" đến mức tối đa đã tập trung trên nưã triệu lao động rẻ từ nông thôn về đó, nơi mà hầu hết Ipods, Ipads (cuả Steve Jobs) được lắp ráp.

Từ năm 2006, sau những đợt công nhân Foxconn nhảy lầu tự tử người ta đã có những báo cáo về tình trạng tồi tệ trong môi trường sản suất cuả Fexconn. Công nhân được tập trung ăn ở tai xưởng, sống trong nhửng gian phòng chật chội, làm việc suốt 8 giờ đồng hồ, không có chuyện nghỉ giải lao, thâm chí không được đi đái. Nhiều phần việc phaỉ đứng không được ngồi. Họ bị giám sát chặt chẻ bởi ngũ nhân viên an ninh tàn bạo. Những kẻ ta thán, hay xầm xì về chế độ làm việc và ăn ở sẽ bị gán tội "quấy rối" và bị vào sổ đen (để đe dọa, đánh đập). Những hạn chế pháp lý về tuổi tác lao động, giờ giấc lao động, điều kiện lao đông được chính quyền làm ngơ. Kết quả là đã có nhiều công nhân ngã xuống chết ngay chổ. Chất Hexan dùng trong việc lau chùi các màn hình trước khi đóng gói sản phẩm được công nhận là chất độc tác hai lên hệ thống thần kinh nếu tiếp xúc thường xuyên. Trong dây chuyền sản xuất cho Apple, 137 công nhân đã bị nhiễm độc năm 2006. Những vụ nổ do buị nhôm năm ngoái đã làm 4 người chết và 77 người bị thương.

Nhưng điều khốn nạn cho Foxconn nhất là làn sóng công nhân tự tử. Trong năm 2010 có 18 vụ trong đó 14 người tìm được cái chết. Điều đáng nói là 17 người đã nhảy từ trên những nóc xưởng Foxconn xuống đất như thể họ muốn báo động cho thế giới biết đến sự tuyệt vọng của họ. Foxconn đã phải dựng chung quanh nóc nhà cuả các xưởng máy một hàng rào lưới chống tự tử.

Ngày 6 tháng 1, 2012 vưà qua Mike Daisey, một nghệ sĩ sân khấu Mỹ trong chương trình "This American Life" một phóng sự cuả đài NPR, người từng tuyên bố mình "siêu hâm mộ" Apple, đã tường thuật chuyến đi "tham quan" Foxconn nơi mà hầu hết các sản phẩm Apple được lắp ráp như sau: "Trong hai giờ đồng hồ đầu tiên của ngày đầu tiên đứng trước cổng của Foxconn tôi gặp 12 công nhân tuổi chỉ 13, 14. Bạn có nghĩ là Apple không biết chuyện này không? Cái công ty bị ám ảnh đến từng chi tiết cực kỳ nhỏ nhặt như bụi nhôm phải được xay cho nhuyễn đến cự ly nào, cái màn thủa tinh phải gắn sát vào khung như thế nào mà bạn có thể tin là họ không biết (có đám công nhân 13-14 tuổi đang làm việc trong xưởng cuả họ) hay sao? Cả công ty Apple và Foxconn sau đó không đưa ra bình luận gì về chuyện này.

Ngaỳ 16 thang 1, John Stewart trong chương trình Daily Show có đoạn mệnh danh là "Xưỏng Máy Kinh Hoàng" đã chiếu những đoạn phim về khu ăn ở cuả công nhân và những vụ tự tử, ông ta lưu ý khán giả rằng nếu công nhân thành lập công đoàn sẽ là cách họ tự dẫn mình đi thẳng vaò tù cuả chính phủ Trung Quốc. Nhưng rồi ông mỉa mai thêm rằng: "Nhưng tôi tự hỏi hai nơi đó có gì khác nhau đâu?" Rồi ông rống lên: "Đây là chuyện kinh tởm mà tôi là kẻ đồng lõa vì tôi có một Xbos, một Iphone...tôi phaỉ quăng chúng đi"

Tuy nhiên, Steve Jobs đã chọn thái độ không tìm hiểu, không phản ứng laị với những dư luận, tai tiếng về những nhà thầu cho mình. Chiến lược đó đã rất hiệu quả, sau khi ông ta chết, năm 2011 tổng giá trị cuả công ty lên đến 400tỉ USD và lợi nhuận quí 4 năm 2011 đạt đến 13 tỉ USD.

26 February 2012

Ngọc Đan Thanh với

Theo Cùng Mệnh Nước Nổi Trôi

Nguyễn Thanh Sơn, thứ trưởng bộ ngoại giao Hà Nội nói:
"Chống đối để được cái gì?"
Người dân nói thẳng vào mặt Nguyễn Thanh Sơn và Đảng CS:
"Để được quyền tư duy độc lập và sáng tạo,
Để được quyền đứng lên đuổi giặc Tàu,
Để được quyền bỏ phiếu chọn người lãnh đạo vì dân, tài giỏi, và lương thiện".

25 February 2012

Người làm tôi đau khổ

Nếu phải chọn lựa. . .

Chuyện xảy ra tại một trường đại học

Sắp hết giờ giảng, giáo sư bỗng đề nghị với các sinh viên, "Tôi cùng mọi người thử một trắc nghiệm nhỏ, ai muốn cùng tôi thử nào?"
Một nam sinh bước lên.

Giáo sư nói: "Em hãy viết lên bảng tên của 20 người mà em khó có thể dời bỏ". Chàng trai làm theo. Trong số tên đó có tên của hàng xóm, bạn bè, và người thân... Giáo sư nói:

"Em hãy xoá tên của một người mà em cho rằng không quan trọng nhất!"
Chàng trai liền xoá tên của người hàng xóm.

Giáo sư lại nói: "Em hãy xoá thêm một người nữa!".
Chàng trai xoá tiếp tên của một đồng nghiệp.

Giáo sư nói tiếp:"Em xoá thêm tên một người nữa đi". Một người không quan trọng nhất trong cuộc đời. Chàng trai lại xoá tiếp..... Cuối cùng, trên bảng chỉ còn lại ba cái tên, bố mẹ, vợ, và con. Cả giảng đường im phăng phắc, mọi người lặng lẽ nhìn vị giáo sư, cảm giác dường như đây không còn đơn thuần là một trò chơi nữa rồi!!

Giáo sư bình tĩnh nói tiếp:
"Em hãy xóa thêm một tên nữa!" chàng trai chần chừ, rất khó khăn mới đưa ra được sự lựa chọn...
. Anh đưa viên phấn lên..... và gạch đi tên của bố mẹ!

"Hãy gạch đi một cái tên nữa đi!", tiếng của vị giáo sư lại vang lên bên tai. Chàng trai sững lại, rồi như một cái máy, từ từ và kiên quyết gạch bỏ tên của đứa con trai...

Và anh bật khóc thành tiếng, dáng điệu vô cũng đau khổ.

Vị giáo sư chờ cho anh bình tĩnh lại hồi lâu và hỏi: "Lẽ ra người thân thiết nhất với em, phải là cha mẹ và đứa con, bởi cha mẹ là người sinh thành và dạy dỗ em nên người, đứa con là do em dứt ruột sinh ra, còn người vợ thì có thể tìm người khác thay thế được, vậy tại sao, với em người vợ lại là người mà em khó dời xa nhất?"

Cả giảng đường im lặng, chờ nghe câu trả lời. Chàng trai bình tĩnh và từ tốn nói:
"Theo thời gian, cha mẹ sẽ là rời bỏ tôi mà đi, con cái khi trưởng thành, cũng chắc chắn sẽ rời xa tôi, người luôn ở bên, làm bạn với tôi suốt đời, thực sự chỉ có vợ tôi!
Chính là Người Đã Làm Tôi Đau Khổ Triền Miên ??? !!!

Hình ảnh nghệ thuật của thổ dân Úc Châu



Hình do thi sĩ Lan Đàm chụp trong chuyến Nam Du năm ngoái.

24 February 2012

Chuyện sấp ngửa đời người

Kỷ Niệm Với Nguyễn Mạnh Tùng

Bạn Tùng ra đi đến nay cũng đã tròn một tháng. Theo gợi ý của đồng môn Nguyễn Nhật Ngọ, tôi xin ghi lại một vài kỷ niệm với Nguyễn Mạnh Tùng để chúng ta dành lại ít phút cùng tưởng nhớ một "bạn đồng môn" thân thương ngày nào. Có lẽ trong các bạn bè QGHC thì tôi là người bạn lâu năm nhất của Tùng.

Tôi và Tùng biết nhau từ thuở thiếu niên, lúc mới hồi cư về Hà nội khoảng năm 1949. Chúng tôi cùng cư ngụ ở Phố Huế giữa ngã tư nhà rượu và Ô Cầu Rền - một trong năm cửa Ô của Thăng Long thành -  và cũng từ đây vận mệnh đã đưa đẩy hai đứa trở thành bạn thâm giao cho đến cuối đời.

Ngoài biệt danh "Tùng lông", bạn ta cũng thường được gọi là "Tùng sữa" và "Tùng râu"

Vận mệnh đã đưa đẩy hai đứa cùng là "Bắc kỳ di cư", cùng lớn lên ở miền Nam thân yêu, cùng xuất thân từ Học Viện Quốc Gia hành Chánh, cùng khởi nghiệp ở tỉnh Bình Dương, có thời cùng làm Phó Quận trưởng và Phó Tỉnh trưởng. Đến ngày "tan hàng" hai đứa cùng trình diện "vào cũi", ở cùng một trại, ghép cùng một tổ, nằm chung một chiếu, và sau cùng phải bỏ quê hương ra đi chúng tôi lại cùng định cư ở tiểu bang California.

KỶ NIỆM THỜI GIAN Ở TÙ

Lúc mới chuyển đến làng cô nhi Long Thành mọi người vẫn còn vui vẻ , hy vọng sau một tháng sẽ được thả về, bạn Tùng đã làm tờ lịch 30 ô, mỗi ngày bạn ta gạch chéo một ô. Đúng một tháng chưa thấy 'động tĩnh' gì, tôi đùa với Tùng và khuyến khích Tùng nên thực hiện cuốn lịch cho cả năm, bạn ta hỏi :"sao cụ bi quan thế", tỏ ra vẻ bối rối và có chiều suy nghĩ mông lung.

Từ trại Long Thành chúng tôi được chọn lựa chuyển đến trại giam nữ tù Thủ Đức, đến lúc này thì anh nào cũng "teo" cả thể xác lẫn tinh thần, vì ngày về 'rõ ràng' là mờ mịt. Cho đến một hôm "họ" tập trung cả trại lên hội trường nghe đọc lệnh "tập trung cải tạo ba năm". Tôi chọc khéo Tùng:" cậu yên trí đi, tụi mình ít nhất cũng phải 'bóc' hết năm cuốn chứ không phải ba cuốn đâu?"

Tâm sự riêng tư của Tùng được bộc lộ trong những ngày ở trại Thủ Đức. Bạn ta thường than rằng:" không biết ở nhà con vợ tôi nó sinh sống ra sao?", mỗi khi 'rít' một điếu thuốc lào bạn ta đều gửi làn khói theo gió đưa về cho gia đình.

Lần tiếp tế đầu tiên Tùng nhận được một 'bao bố' đủ thư thức ăn, đồ dùng, đặc biệt là bức thư của bà xã đọc nghe rất thắm thiết và lâm ly làm bạn ta bùi ngùi muốn khóc. Trong thư "người đẹp" kể là 'thương nhớ chàng vô cùng' và 'em đã đi tìm anh khắp nơi, từ Chí Hòa, Long Thành, Thủ Đức... không biết anh ở chỗ nào"?

Tùng tâm sự với tôi: "con vợ tôi nó dữ như bà chằng nhưng rất có tình, tôi thương nó vô cùng". Năm 1976 khi bị "đầy" ra Bắc chúng tôi đã chia tay ở phi trường Gia Lâm, mỗi đứa đi một trại... cho đến hơn 10 năm mới gặp lại.

CÚ ĐIỆN THOẠI ĐẦU TIÊN

Tôi không nhớ rõ ngày nào, khoảng năm 1990, buổi sáng khi mới bước chân vào văn phòng thì điện thoại reo, nhấc máy lên đầu dây bên kia lên tiếng:
- Có phải ông Phó Độ đó không?
- Vâng đúng là tôi đây, xin lỗi ai đó ạ?
- Tùng râu đây.
- Tùng sữa hả, ông sang hồi nào, hiện đang ở đâu?
- Tôi mới sang, hiện ở Orange County, đang gặp khó khăn chưa biết giải quyết ra sao?
- Ông yên tâm , chuyện gì, khó khăn ra sao, "cứ báo cáo cho rõ ràng?"
- Mẹ kiếp, đến phi trường Los Angeles, con vợ nó ra đón, nó giao cho "tờ giấy tan hàng", nhờ một vị hảo tâm đón về cho tá túc tạm, định nhờ luật sư giải quyết hộ, cụ thấy sao?
- Cụ cứ bình tĩnh, mọi việc đâu sẽ vào đó, được tự do rồi, lo mẹ gì.
CÚ ĐIỆN THOẠI THỨ NHÌ

Khoảng một năm sau, cũng vào buổi sáng ở văn phòng:
- Hello cho tôi gặp ông Phó Độ
- Tôi nghe đây, xin lỗi ai gọi?
- Tùng sữa đây, tôi đang ở San Jose,muốn thăm 'đại ca" được không?
- Cho địa chỉ đi, tôi đến đón ngay bây giờ.
Tôi đến căn nhà trên đường Piedmont vùng North Valley đón bạn. Gặp nhau tay bắt mặt mừng, bạn giới thiệu với tôi "chị Tùng ngày hôm nay". Tôi chúc cho hai bạn 'hạnh phúc bền lâu", quả thật là như vậy. Sau đó là chuyến du ngoạn San Francisco, có chụp hình bên cầu Golden Gate.

Những năm sau này mọi liên lạc đều qua điện thoại và email, bạn sống thoải mái và hạnh phúc, tôi mừng.

Được tin bạn bệnh thập tử nhất sinh, tôi vội vàng thăm hỏi; bạn thoát hiểm, tôi chúc mừng. Thỉnh thoảng vẫn email qua lại đầy thân tình.

Năm 2010, nhân dịp họp bạn ĐS6,7,8, tôi tâm niệm nhất định phải đến thăm bạn, gọi điện thoại, bạn hoan hỷ chấp thuận, ít khi bạn nhận lởi gặp ai. Còn đang 'lớ ngớ' trong bãi đậu xe đã thấy bạn ta đứng đợi 'rước' vào nhà. Hai anh chị tiếp tôi như người thân đi xa mới về, trong câu chuyện hàn huyên đã kể lại về chuyến viếng thăm San Jose năm nào, và nhiều tản mạn khác. Tôi tạm biệt anh chị Tùng với niềm an tâm thực sự.

CÚ ĐIỆN THOẠI SAU CÙNG

Rất tiếc, cú điện thoại sau cùng cũng gọi từ Orange County nhưng lại do một người bạn báo tin NGUYỄN MẠNH TÙNG vừa ra đi. Cả một khung trời kỷ niệm 'vội' khép lại. Bạn tôi đã dứt khoát từ bỏ cuộc chơi nơi cõi tạm, tìm về chốn "vĩnh hằng thanh tịnh", chúc bạn "THƯỢNG LỘ BÌNH AN".

Phạm Hữu Độ

Thơ Lãm Thúy

23 February 2012

22 February 2012

Không ai có quyền cấm một công dân gặp một công dân

Khi người dân không còn sợ chết,
những người "Còn Đảng Còn Ta" hãy tỉnh ngộ trước khi quá muộn!

21 February 2012

Vì sao Đảng CS sợ hãi?
Đảng CS và nhà cầm quyền độc đảng ở Hà Nội có vẻ lo sợ trước những cao trào tranh đấu ỏ hải ngoại đòi quyền yêu nước yêu người, đang dùng tay sai ra sức gây hoang mang trong cộng đồng người Việt bằng cách chắp nối phim ảnh, phịa chuyện bôi bẩn những người và những tổ chức mà họ thấy nguy hiểm cho quyền lực của Đảng Cộng Sản đang thối rữa.
Vì sao họ sợ hãi? Vì sức mạnh chính trị sẵn sàng bùng lên khi có dịp bảo vệ chính nghĩa, và vì sức mạnh ấy như những trận bão lửa lan rất nhanh. Dưới đây là một mẩu tin liên quan đến sức mạnh này.
Cali Today News – Tin tức mới nhất cho biết hiện đã có trên 50 ngàn chữ ký của cộng đồng người Việt ký vào thỉnh nguyện thư gửi TT Barack Obama và chính giới Hoa Kỳ nhằm can thiệp nhà cầm quyền Hà Nội để trả tự do cho ca nhạc sĩ Việt Khang và đấu tranh cho nhân quyền cho Việt Nam.

Theo nhạc sĩ Trúc Hồ, thì Tổng thống Obama đã quyết định tiếp phái đoàn người Việt khoảng 100 người từ 12 giờ đến 3 giờ chiều ngày 5 tháng 3, tại Tòa Bạch Ốc, và sau đó, vào ngày 6 tháng 3, phái đoàn của cộng đồng người Việt (không hạn chế số lượng) sẽ điều trần tại quốc Hội Hoa Kỳ.

Nhạc sĩ Trúc Hồ cho nhật báo Cali Today biết là trong lúc gặp Tổng thống Barack Obama, tổng thống sẽ nghe 4 ca khúc bằng tiếng Việt có phụ đề Anh ngữ là Những Thiên Thần Trong Bóng Tối, Đáp Lời Sông Núi của nhạc sĩ Trúc Hồ và Anh Là Ai, Việt Nam Tôi Đâu của ca nhạc sĩ Việt Khang.

Nhạc sĩ Việt Khang sẽ hát (qua băng ghi âm) hai ca khúc nói trên và sau đó là những nghệ sĩ sẽ tiếp tục cùng trình bày ca khúc này. Tổng thống Barack Obama sẽ nghe để hiểu nội dung các ca khúc nói trên, để hiểu tâm trạng của người Việt trong nước và hải ngoại, và vì sao những ca nhạc sĩ sáng tác và trình diễn những ca khúc như thế lại bị nhà cầm quyền Hà Nội bắt bỏ tù.

Sau phần trình bày 4 ca khúc nói trên, tổng thống sẽ nghe những phúc trình của phái đoàn Việt Nam về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam và nguyện vọng của cộng đồng người Việt hải ngoại cũng như của dân chúng trong nước.

Nhạc sĩ Trúc Hồ tâm sự với nhật báo Cali Today là “Đây là thành tích lịch sử của cộng đồng người Việt, và đây là cơ hội tuyệt vời, vì là mùa bầu cử, đêå cộng đồng người Việt làm nên lịch sử; cho nên, chúng ta sẽ tiếp tục vận động chữ ký cho đến 100 ngàn, 200 ngàn, 300 ngàn,… Sức mạnh chúng ta càng lớn khi càng có nhiều chữ ký hơn nữa. Và chúng ta còn tới khoảng 2 tuần nữa để thu thập chữ ký lên con số hàng trăm ngàn…”

Trong phái đoàn khoảng 100 người Việt gặp tổng thống Barack Obama có khoảng một nửa là những người trong ban tổ chức, giới truyền thông và ca nhạc sĩ… và một nửa còn lại sẽ là những người ký tên từ 50 tiểu bang của Hoa Kỳ.

Với kết quả như đã nói trên, chiến dịch vận động chữ ký thỉnh nguyện thư trả tự do cho Việt Khang đã tạo ra một sức mạnh lịch sử cũng như một di sản chính trị vĩ đại của cộng đồng Việt tại hải ngoại.

Nguyễn Dương

20 February 2012

Năm 1973
Miền Nam Mạnh Hơn Miền Bắc

Trọng Đạt

Tổng thống Nixon nói (No More Vietnams trang 170) sau ngày ký Hiệp định Paris 27-1-1973 miền Nam mạnh hơn miền Bắc về mặt quân sự.. Đầu năm 1973, sau khi Hoa Kỳ rút quân về nước, VNCH rất mạnh về quân sự. Cuộc oanh tạc của Mỹ chấm dứt cùng với ngưng bắn. CSBV vẫn còn đóng ở một số nơi họ chiếm được trong cuộc tấn công 1972 khiến cho việc phòng thủ của miến Nam thêm phức tạp tuy nhiên tại đó lực lượng của họ rất yếu sau khi bị thảm bại, BV không lợi dụng được cơ hội.

Cũng theo ông tháng giêng 1973 cán quân quân sự thuận lợi cho miền Nam: trên 450 ngàn quân chính qui trong đó một nửa là tác chiến, một nửa là yểm trợ, Không quân có 54 ngàn người, Hải quân 42 ngàn người, Địa phương quân 325 ngàn người, Nghĩa quân 200 ngàn. Bắc việt có vào khoảng từ 500 cho tới 600 ngàn quân trong đó 290 ngàn đóng ở miền Bắc, 70 ngàn ở Lào, 25 ngàn ở Miên, chỉ vào khoảng 148 ngàn ở miền nam Việt Nam.

Hoa kỳ đã làm nghiêng cán cân về phía VNCH bằng sự cung cấp ồ ạt cuối năm 1972 qua hai chiến dịch lấy mật danh là Enhance (Gia tăng ) và Enhance Plus (Gia tăng Cộng) để thay thế những vũ khí, quân cụ bị mất hoặc xử dụng trong trận mùa hè đỏ lửa 1972, cũng là để cải tiến khả năng tác chiến của miền Nam trước khi Hiệp định ngưng bắn chỉ giới hạn cho viện trợ trên căn bản một đổi một. Những hàng quân sự trao cho miền Nam gồm ba tiểu đoàn pháo binh 175mm, hai tiểu đoàn thiết giáp M-48, 286 chiếc trực thăng UH-1, 23 chiếc trực thăng không vận CH-47, 22 chiếc trực thăng vũ trang AC-119K, 28 chiếc máy bay chiến đấu A-1, 32 máy bay vận tải C-130A, 90 oanh tạc cơ loại nhẹ A-37, 118 phản lực cơ chiến đấu F-5A và và 23 phi cơ thám thính điện tử EC-47. Bắc việt cũng vội chuyên chở vũ khí cho quân đội của họ ở miền Nam nhưng với số lượng thua xa Mỹ (Sách đã dẫn trang 170-171)

Thơ

Nỗi Buồn

Giọt mưa nghe đọng hồn trong lá
Có ai buồn khi đất nước mất đi
Hồn ngọc đong đưa cõi Niết Bàn
Bao man khổ đầy quanh bếp lửa.
Huyền diệu đâu hỡi người dân Việt
Sao cúi đầu nhục nhã dưới manh nhân
Chí hiên ngang coi mạng sống gió đùa
Còn đâu nữa uổng công lao Tiên Tổ
Hèn hạ lót mình chịu gót nhục
Thản nhiên cười khi đất nước mạt vong
Nhìn cảnh xa hoa lòng đời thất vọng
Mất hết rồi, dân Việt quá hèn nhi
Bao con tim, bao khối óc huyết thề
Cuối cùng rồi cũng là cơm áo
Nỗi hằn nhục suốt đời không rửa sạch
Đớn đau này khổ mãi cùng ai!

PHAN NGHĨA

Con người tài hoa và đào hoa

Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước

Dương Thiệu Tước (1915–1995) là một nhạc sĩ tiền chiến nổi tiếng và được coi là một trong những nhạc sĩ tiền phong của tân nhạc Việt Nam.

Dương Thiệu Tước sinh ngày 15 tháng 5 năm 1915, quê ở làng Vân Đình, huyện Sơn Lãng, phủ Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội). Xuất thân trong gia đình Nho học truyền thống, ông là cháu nội cụ nghè Vân Đình Dương Khuê, nguyên Đốc học Nam Định.

Thuở nhỏ ông học ở Hà Nội, trong thập niên 1930 ông gia nhập nhóm nghệ sĩ tài tử Myosotis (Hoa lưu ly) gồm Thẩm Oánh, Lê Yên, Vũ Khánh... Dương Thiệu Tước cũng là người có sáng kiến soạn nhạc "bài Tây theo điệu ta", những nhạc phẩm đầu tay của ông thường được viết bằng tiếng Pháp. Mặc dù theo học nhạc Tây, nhưng nhạc của ông vẫn thắm đượm hồn dân tộc. Trong một ấn phẩm viết tay, ông ngỏ ý: "Theo tôi tân nhạc Việt Nam phải thể hiện rõ cá tính Việt Nam. Để đạt được điều này, người sáng tác phải hiểu rõ nhạc Việt qua cách học nhạc cụ cổ truyền cũng như hát được các điệu hát cổ truyền".

Ông vào miền Nam sinh sống từ năm 1954. Tại Sài Gòn ông làm chủ sự phòng văn nghệ tại Đài phát thanh Sài Gòn đồng thời được mời làm giáo sư dạy lục huyền cầm/Tây Ban Cầm tại trường Quốc Gia Âm Nhạc. Sau ngày nước Việt Nam thống nhất năm 1975, nhạc của ông bị cấm đoán và ông cũng bị mất chỗ dạy học tại trường Quốc Gia Âm Nhạc.

Vợ chính thất cũng là vợ đầu của ông là bà Lương Thị Thuần, hiện con cái đang sống tại Đức và Hoa Kỳ. Vợ sau của ông là Minh Trang, một ca sĩ nổi tiếng thập niên 1950, có con riêng là ca sĩ Quỳnh Giao. Đầu thập niên 1980 ông về chung sống với bà Nguyễn Thị Nga tại quận Bình Thạnh và được bà chăm lo cho tuổi về chiều.

Ông mất ngày 1 tháng 8 năm 1995 tại Sài Gòn. Gần đây, sau thời đổi mới, nhạc của ông đã được lưu hành lại trên cả nước Việt Nam. Cũng là nhạc Dương Thiệu Tước, khi cần cấm hát thì họ cấm. Khi cần đến thì họ cho hát. Chính quyền cộng sản là thế. Chính trị cơ hội là xu thời còn nghệ thuật chân chính thì trường cửu.

Những ai thích nhạc tình nhẹ nhàng đượm chút cổ điển hẳn yêu mến nhạc Dương Thiệu Tước.  Mời quý anh chị thưởng thức "Ngọc Lan"  qua giọng hát Thái Thanh. (Điền Thảo)

19 February 2012

Truyện ngắn: Thằng Ăn Cắp

Thằng Ăn Cắp
Tác Giả: SE sưu tầm

Những người làm việc công mà đòi trả ơn, làm việc thiện chỉ do tư lợi, làm việc nước cốt vì quyền hành địa vị… thảy đều là những thằng ăn cắp…

Ở một làng nào đó bên xứ Ấn Độ, có một thương gia nghèo. Ðời sống khó khăn, nạn cường hào ác bá quá đỗi lộng hành khiến bác ta sống không nổi, phải bỏ đi một xứ xa sinh sống. Sống nơi đất khách quê người lâu ngày, lòng riêng vẫn tủi. Lại thêm tuổi đà xế bóng, tính ganh đua, lòng ham muốn cũng mỏi mòn. Một hôm chạnh nhớ cố hương, bác quyết định trở về. Bán hết tài sản lấy tiền mua vàng, gói vào một túi vải giấu trong túi hành lý khoác vai, bác lên đường về quê hương.

Trong vùng quê người thương gia, giữa một cánh đồng, dân trong vùng xây một ngôi chùa nhỏ để các nông phu buổi trưa ghé vào lễ Phật và nghỉ ngơi. Một cây bồ đề lâu năm che bóng rợp xuống một sân nhỏ lát gạch, một cái giếng khơi, nước mát và trong vắt, cũng là nơi cho khách bộ hành ghé chân nghỉ ngơi, giải khát, hoặc đôi khi ngủ qua đêm trong chùa. Chùa không có người coi. Phật tử trong chùa đều là nông dân. Lúc rảnh việc thì tự ý tới làm công quả quét tước, dọn dẹp, chăm sóc cho đám cây cỏ sân chùa lúc nào cũng hương khói quanh năm.

Sau nhiều ngày lặn lội đường xa, người thương gia về gần đến làng cũ. Trời đã xế trưa, nắng gắt. Ði ngang qua chùa, bác ghé vào nghỉ chân dưới gốc bồ đề. Ra giếng nước giải khát, rửa ráy sạch sẽ xong, bác vào chùa lễ Phật. Trong chùa vắng lặng. Bác thắp hương quỳ trước bàn thờ Phật. Ngước nhìn lên, nét mặt đức Thế Tôn vẫn trầm mặc như xưa nay, hơn mười năm qua không có gì thay đổi. Cảnh vật như đứng ngoài thời gian. Lễ xong, người thương gia rời chùa. Thấy bóng chiều đã ngả, đường về còn khá xa, bác liền rảo bước, bỏ quên túi hành lý trong chùa.

Buổi chiều hôm đó, một nông dân nghèo khổ trở về làng sau một ngày làm việc ngoài đồng. Ngang qua chùa, ngày nào cũng vậy, bác ghé vào lễ Phật trước khi trở về nhà. Lễ xong, bác trông thấy một túi vải to để gần bàn thờ. Bác ta nghĩ thầm: “Không biết túi vải của ai đi lễ đã bỏ quên. Nhỡ có người tham tâm lấy mất thì tội nghiệp cho người mất của. Âu là cứ mang về nhà rồi bảng thông báo để trả lại cho người ta.”

Về đến nhà, bác nông dân gọi vợ con ra, trỏ vào túi vải, nói:
- Ðây là vật người ta bỏ quên trong chùa. Nay mình cứ tạm kiểm kê rõ ràng, đầy đủ, mai mốt có người đến nhận đúng thì trả lại cho người ta.

Giở ra xem, thấy có gói vàng to, người nông dân nghiêm giọng dặn vợ con:

- Vàng của người ta là một vật rất nguy hiểm. Nó làm nảy lòng tham. Mọi điều bất chính, bất lương, mọi sự đau khổ cũng từ đó phát sinh. Mẹ con mày chớ có dúng tay vào mà khốn!

Bác cất cẩn thận vào rương, khóa lại.

Người thương gia rảo bước về gần đến làng, nhìn xa xa ráng chiều êm ả, những làn khói bếp vương vấn trên rặng tre quen thuộc. Cảnh xưa vẫn còn trong trí bác so với nay như không có gì thay đổi sau hơn mười năm xa cách.

Vừa đến cổng làng, người thương gia mới sực nhớ đã bỏ quên túi hành lý ở chùa. Lo sợ, hốt hoảng, bác vội quay lại con đường cũ, vừa chạy vừa kêu:

- Khổ thân tôi! Thế là tôi mất hết cả sản nghiệp dành dụm từ hơn mười năm nay! Bao nhiêu công lao trôi sống trôi biển cả rồi! Khổ thân tôi chưa!

Người đi đường ai thấy cũng ngạc nhiên.

Tới chùa thì cảnh vẫn vắng tanh, bên trong chỉ có một cụ già đang lễ Phật. Người thương gia vội túm lấy cụ già, hốt hoảng hỏi:

- Túi đồ của tôi đâu ? Vàng của tôi đâu? Ông có lấy của tôi không ? xin trả lại cho tôi

Cụ già ngạc nhiên:

- Túi đồ nào của bác? Vàng nào của bác?

- Thì cái túi hành lý tôi để quên hồi xế trưa trong chùa này!

Cụ già vẫn bình thản:

- Quả thật lão không thấy túi đồ của bác. Lão đã sống thanh đạm cả đời, nỡ nào trong chốc lát vứt bỏ lương tâm mà tham của người. Bác cứ bình tĩnh. Của mất, có duyên còn có ngày lấy lại, vô duyên thì của cầm trong tay cũng mất. Túi đồ của bác đã thất lạc, bác lại mất luôn cả cái tâm công chính, đỗ vấy cho người là cớ làm sao?

Gần đây có một xóm làng, buổi chiều nông dân thường lễ Phật trước khi về nhà. Bác thử tới đó hỏi xem. Thói thường, thấy vàng là tối mặt lại. Nhưng cũng còn tùy. Cũng còn có nhiều người tốt.
Người thương gia nghe ra, nhận thấy mình vô lý, bèn xin lỗi cụ già rồi theo lời chỉ dẫn, tiếp tục đi tìm. Tới làng, ông ta hỏi nhiều người mà không ai biết. Nghĩ rằng sản nghiệp dành dụm trong mười năm của mình nay phút chốc như chiếc lá vàng rơi theo gió đưa, biết đâu là bờ bến mà tìm! Ðành phó mặc cho bước chân tình cờ may rủi. Khi tới cuối làng, giữa vườn cây cối um tùm có một căn nhà lá nhỏ tồi tàn. Trước cửa treo một tấm bảng đen, với hàng chữ trắng viết to: “Tôi có nhặt được một túi vải bỏ quên trong chùa. Ai là chủ xin tới nhận lại.”

Người thương gia mừng quýnh đập cửa, gặp anh nông dân ra mở hỏi:

- Bác là chủ túi đồ bỏ quên trong chùa?

- Vâng, chính tôi. Tôi đã để quên trong chùa hồi xế trưa nay. Xin cho tôi nhận lại.

- Nếu đó là của bác thì bác phải nói xem túi đồ của bác như thế nào? Trong đựng những gì?

Người thương gia trả lời:

- Ðó là túi vải, trong đựng một ít lương khô đi đường.

Người nông phu nói:

- Thế thì không phải túi đồ của bác.

- Thú thật với bác, cũng còn một số vàng trong một gói vải khác màu đỏ.

Người nông phu nghe tả đúng các đồ vật và số lượng vàng đựng trong túi vải, biết chắc người tới hỏi là chủ nhân bèn mở rương ra, nói với người thương gia:

- Quả thật đó là túi đồ của bác. Xin mời vào nhận.

Người thương gia nhận đủ số vàng, lòng vui khôn tả. Bác thấy cảnh nhà người nông dân nghèo nàn mà lại không có lòng tham, để tỏ lòng biết ơn, bác chia đôi số vàng gói vào một miếng vải đưa cho người nông dân. Bác nói:

- Vàng của tôi tưởng đã mất, may sao lại gặp tấm lòng quý của bác. Tôi xin biếu bác một nửa để tỏ lòng thành thật biết ơn.
Người nông dân ngạc nhiên:

- Trả lại món vật không phải của mình chỉ là một việc bình thường, có ơn gì mà được đền?

- Bác đã làm một điều thiện. Ðược đền ơn là đúng lẽ.

- Làm việc thiện là nghĩa vụ tự nhiên. Đạo lý xưa nay vẫn dạy như vậy. Đó không phải là cái cớ để đòi hay nhận tiền thưởng. Cũng như lòng yêu dân tộc, yêu tổ quốc không phải là cái cớ để được trả công. Vàng của bác do công sức làm ra thì bác hưởng. Tôi có góp công lao gì vào đó mà chia phần? Thôi, xin bác hãy để tôi được sống yên vui trong cái nghèo của tôi hơn là sống giàu có nhờ vào của cải người khác. Như thế cũng là một cách ăn cắp.

Người thương gia không còn lý lẽ gì để nói thêm bèn khoác hành lý lên vai, bất thần vất gói vải đựng nửa số vàng lên bàn rồi bỏ chạy. Ý định của ông ta là bắt buộc bác nông dân phải nhận sự đền ơn, nhưng bác nông dân vội nhặt gói vàng rồi đuổi theo, miệng hô hoán:

- Bớ người ta, thằng ăn cắp! Bắt lấy thằng ăn cắp.

Dân trong làng nghe tiếng hô hoán liền đuổi theo bắt được người thương gia dẫn trở lại trước mặt bác nông dân, hỏi:

- Hắn đã ăn cắp vật gì của bác?

- Hắn định ăn cắp cái tâm công chính và chân thật mà tôi có được từ ngày tôi học Phật!

Những người làm việc công mà đòi trả ơn, làm việc thiện chỉ do tư lợi, làm việc nước cốt vì quyền hành địa vị… thảy đều là những thằng ăn cắp…

Tiếc thay, ngày nay, tại nơi đây, vẫn còn nhan nhản những thằng ăn cắp, vẫn tiếp tục muốn lừa đảo đồng bào hải ngoại, để mưu cầu lợi danh, thật tội nghiệp cho đất nước Việt Nam

(Nguồn: Web Saigon Echo)

Để suy gẫm


Những suy tư sau cùng
của một người thành công vượt bực

Remembering that I’ll be dead soon is the most important tool I’ve ever encountered to help me make the big choices in life. Because almost everything - all external expectations, all pride, all fear of embarrassment or failure – these things just fall away in the face of death, leaving only what is truly important. Remembering that you are going to die is the best way I know to avoid the trap of thinking you have something to lose...

No one wants to die. Even people who want to go to heaven don’t want to die to get there. And yet death is the destination we all share. No one has ever escaped it. And that is as it should be, because Death is very likely the single best invention of Life. It is Life’s change agent. It clears out the old to make way for the new. Right now the new is you, but someday not too long from now, you will gradually become the old and be cleared away. Sorry to be so dramatic, but it is quite true.

Steve Jobs
__________

Nghĩ đến việc mình sắp chết là phương tiện quan trọng nhất tôi chợt nhận ra để giúp mình có những chọn lựa lớn lao trong đời. Bởi vì gần như mọi sự - mọi kỳ vọng vào người khác, mọi niềm tự hào, mọi lo sợ bị phiền toái và thất bại - tất cả những điều đó biến mất trước sự chết, chỉ còn lại những điều thật sự quan trọng. Khi nghĩ rằng mình sẽ chết, theo tôi, là phương cách tốt nhất để khỏi sa vào cái ý nghĩ rằng mình bị mất mát.

Chẳng ai muốn chết. Ngay cả những người muốn lên thiên đàng cũng không muốn chết để lên trên đó. Mà sự chết lại là điểm chung chúng ta cùng đi tới. Chẳng có ai đã từng thoát được sự chết. Mà thật ra cũng nên như vậy, bởi Sự Chết có vẻ đúng như là một điều tuyệt hảo duy nhất mà Sự Sống đã sáng tạo ra. Đó là nhân tố biến đổi cuộc sống. Sự chết quét đi cái cũ dọn đường cho cái mới. Giờ này đây bạn là cái mới, nhưng một ngày không xa lắm đâu, bạn sẽ từ từ biến thành cái cũ và bị quét đi. Xin bỏ qua tôi quá bộc trực, thế nhưng đó là sự thực.

(Điền Thảo tạm dịch)

18 February 2012

Nhớ quê xưa

Mỹ Tho trong miền ký ức
Hồi ức một đời của Nguyên Trần

Tính từ lúc mở mắt chào đời cho tới ngày bỏ nước ra đi để trốn chạy chế độ độc tài toàn trị sắt máu phi nhân của bọn Việt Cộng thì tôi đã sống trên quê hương gần 38 năm. Nếu trừ đi khoảng thời gian 4 năm đi học ở Sài Gòn và 9 năm đời công chức rày đây mai đó thì tôi đã sống tại tỉnh Mỹ Tho được 25 năm. Hai mươi lăm là một thời gian dài so với đời sống con người nên có thể nói là tình tự trong tôi với Mỹ Tho an bình hiền hòa vô cùng gắn bó yêu thương. Trong nỗi nhớ niềm thương tỉnh nhà của những ngày xưa thân ái, hôm nay tôi ngồi viết lại những góc phố con đường quen thuộc mà tôi đã từng qua lại hằng ngày như hành trang kỷ niệm lúc cuối đời. Lẽ dĩ nhiên với trí nhớ cằn cỗi già nua của một người sắp bước vào tuổi thất thập nhi tòng tâm sử dục bất du cửu thì chắc chắn có nhiều thiếu sót trong bức họa đồ thành phố, vì thế xin quý bạn bỏ qua cho và nếu được sửa sai hoặc bổ túc thì thật là vạn hạnh cho tác giả.

Và tôi cũng chỉ xin nêu ra đây những con đường chính của thành phố với nhiều cơ sở thương mại và có những nét đặc biệt chứ không thể nói ra hết các con đường trong phạm vi bài viết nầy. Để cho mô hình Mỹ Tho có thứ tự lớp lang một chút và cho quý bạn dễ theo dõi, tôi xin bắt đầu từ cuối thành phố là:

1) Đường Đinh Bộ Lĩnh: chạy dài từ Ngả Tư Chợ Cũ tới dốc đầu Cầu Quây. Ngay Chợ Cũ có phòng mạch bác sĩ Nguyễn văn Bỉnh, kế bên là nhà thuốc tây Bùi Khắc Từ. Đoạn giữa đường là rạp hát Viễn Trường ít chiếu phim Tây Phương, phần lớn là phim Tàu và Việt Nam. Rạp cũng thường cho mướn tổ chức đại nhạc hội, kịch ban Dân Nam, Túy Hồng… và các đoàn cải lương Thanh Minh, Dạ Lý Hương, Kim Chưởng…
Dãy phố cạnh rạp Viễn Trường có nhà ông Đốc Hội mà cô gái út là chị Thu Nguyệt là vợ của anh Đặng Thành Vinh, đồng môn QGHC với tôi.

Đối diện rạp Viễn Trường là tiệm chụp hình Lâm Tuấn của người đẹp Lâm thị Nhàn. Xéo rạp Viễn Trường là trại hòm bà Bảy Nhiểu. Nghe mấy người láng giềng đồn rằng mỗi khi bị ế ẩm thì đêm tối bà xõa tóc vào ngồi trong chiếc hòm trống khấn vái thì hôm sao đắc hàng luôn. Không biết chuyệt thiệt giả ra làm sao nhưng nghe kể cũng thấy ớn thí mồ luôn.

Qua khỏi trại hòm là phòng mạch thầy Tư Giao chuyện về thuốc nam. Bên kia đường, xích lên trên một chút về phía rạp Viễn Trường là chùa Ông (Đức Quan Thánh) mà nhiều người Tàu cũng như Việt thường tới cúng bái và xin xăm Ông. Sát chùa Ông là dãy nhà 2 căn lầu mà một căn trong đó giáo sư Lý Công Chuẩn mướn mở lớp dạy Anh Văn còn căn kia là trường dạy đánh máy William Minh.

Bỏ con hẻm cạnh bên là dãy phố trệt khoảng 10 căn đa số là cơ sở kinh doanh thương mại như: tiệm hớt tóc và quán cơm tấm bì Bảy Hạp, tiệm cầm đồ Bình Dân của gia đình Võ Ba, nhà may Mỹ Công, tạp hóa Trang Xuân, dépôt nước đá Huê Hưng. Trang Xuân là nhà của bạn Nguyễn Thế Xuân tốt nghiệp ban Sử Điạ Đại Học Sư Phạm, chồng chị Nhàn tiệm chụp hình Lâm Tuấn. Xuân lúc đi chấm thi bên Vĩnh Long đã bị xe đụng chết.

Đối diện là nhà thuốc tây Trần Kiêm Loan do dược sĩ Loan là vợ của dược sĩ Bùi Khắc Từ (nhà thuốc tây Chợ Cũ) mướn phần trước của căn nhà lầu bác Chín Phụng. Kế đó là hảng xà bông Việt Nam.
Đến đây thì chúng ta đã tới Ngả Tư Quốc Tế nổi tiếng rồi đó. Góc Tây Bắc của Ngả Tư là các các gánh cơm tấm bì, bánh canh, xôi trước mặt dãy phố của các tiệm thuốc bắc của người đẹp Hồ Phi Yến, kế đó là tiệm nước Nam Hoa nổi tiếng món banh bao xí mại, tiệm mì chú Ngầu (em chú Phánh) rồi tới biệt thự ông Huyện Hương, tiếp theo là hủ tiếu Phánh Ký ngon nhất nước, tiệm bi da banh bàn Ngọc Thạch rồi tiệm nước Hòa Thạnh.

Bên kia đường tức là cạnh Nam đường Đinh Bộ Lĩnh có tiệm radio Mỹ Tuyến, hàn xì gió đá Tám Danh, nhà thuốc Hồ Duy Thiệt phòng mạch bác sĩ Võ văn Cẩn mà ông ta không bỏ dấu nên có người gọi đùa là Vo van Can. Sát vách là tiệm phở Đồng Thanh mà món bò kho xem như đệ nhất Mỹ Tho.

Đường Đinh Bộ Lĩnh (gần Ngã Tư Trịnh Hoài Đức)

17 February 2012

Để suy gẫm

Bức tranh bị bôi bẩn

Có một anh chàng họa sĩ từ lâu ôm ấp ước mơ để lại cho hậu thế một tuyệt tác. Và rồi một ngày kia chàng bắt tay vào việc. Ðể tránh sự ồn ào náo nhiệt của cuộc sống thường nhật, chàng dựng một khung vẽ rộng 30 mét vuông trên sân thượng một tòa nhà cao tầng lộng gió. Người họa sĩ làm việc miệt mài suốt nửa năm. Chàng say mê bức họa tới mức quên ăn quên ngủ. Khi bức tranh hoàn thành, nó sẽ đưa tên tuổi của chàng sống mãi với thời gian.

Một buổi sáng nọ, như thường lệ, chàng họa sĩ tiếp tục hoàn chỉnh những nét cọ trước sự trầm trồ của hàng chục du khách thăm viếng. Tuy nhiên sự có mặt của đám đông không hề ảnh hưởng tới họa sĩ. Chìm đắm trong cơn say mê điên dại, chàng ngây người nhìn ngắm thành quả lao động sáng tạo của mình. Cứ thế, chàng từ từ lùi ra xa để chiêm ngưỡng bức tranh mà không biết rằng mình đang tiến tới mép sân thượng. Trong số hàng chục người khách thăm viếng đang bị bức tranh hút hồn, chỉ có vài người phát hiện ra mối nguy hiểm đang chờ đón người họa sĩ: chỉ lùi một bước nữa là chàng sẽ rơi tõm xuống khoảng trống mênh mông cao cả trăm mét.Tuy nhiên, không ai có can đảm lên tiếng vì biết rằng một lời cảnh báo có thể sẽ khiến người họa sĩ giật mình ngã xuống vực thẳm.

Một sự im lặng khủng khiếp ngự trị trong không gian. Bất chợt một người đàn ông tiến tới giá vẽ. Ông ta chộp lấy một cây cọ nhúng nó vào hộp màu và bôi nguệch ngoạc lên bức tranh. Một sự hoàn mỹ tuyệt vời đã bị phá hủy. Người họa sĩ nổi giận, anh ta gầm lên đùng đùng lao tới bức vẽ, giật cây cọ từ tay người đàn ông nọ. Chưa hả giận, người họa sĩ vung tay định đập cho người đàn ông nọ một trận. Tuy nhiên, hàng chục người xung quanh cũng đã kịp lao tới, giữ lấy người họa sĩ và giải thích cho anh ta hiểu tình thế. Rồi một vị cao niên tóc bạc phơ đến bên chàng họa sĩ và nhẹ nhàng nói: "Trong cuộc đời, chúng ta thường mải mê phác ra những bức tranh về tương lai. Tuy rằng bức tranh đó có thể rất đẹp, rất quyến rũ nhưng chính sự quyến rũ, mê hoặc về những điều sắp tới đó thường khiến chúng ta không để ý tới những mối hiểm họa gần kề, thậm chí là ngay dưới chân mình".

Vậy nên, nếu như có ai đó bôi bẩn, làm hỏng bức tranh về tương lai mà ta dày công tô vẽ, xin bạn chớ nóng vội mà oán giận. Trước tiên hãy xem lại hoàn cảnh thực tại của chính mình. Biết đâu một vực thẳm đang há miệng chờ đón ngay dưới chân bạn. (internet)

16 February 2012

Nghe Nhạc Cuối Tuần:

Nhạt Nhòa

Tuấn Khanh là một trong số ít nhạc sĩ hiếm hoi thời đương đại đã để lại nhiều dấu ấn và yêu thích nơi những người hâm mộ nhạc Việt. Nhạc tình của ông nhẹ nhàng, thanh thóat, sâu lắng và gần gũi với người thưởng thức của mọi thế hệ, trẻ cũng như già.

Khi nghe nhạc ông, từ "Hoa Xoan Bên Thềm Cũ", "Ngàn Thu Áo Tím" tới "Chiếc Lá Cuối Cùng", từ "Nỗi Niềm" tới "Nhạt Nhòa" . Ở đâu, ta cũng tìm thấy một không gian lãng mạn, trữ tình trong đó mỗi cung bậc, mỗi tiết tấu được giao thoa với những lời ca da diết rất thực, khơi dậy những cảm xúc như một gợi nhớ tới dáng xưa, một đau xót nuối tiếc, một động chạm tới vùng kỷ niệm sâu thẳm trong mỗi chúng ta, qua đó để tôi, để bạn trải lòng lòng theo từng lời ca tiếng nhạc của ộng.

Cảm xúc mà ông trao tặng cho người tìm vào thưởng ngọan không phải là những quanh co khúc khủyu, mà đơn giản chỉ là mái tóc thề đong đưa trước gíó, một tà áo tím, chiếc lá thu vàng rơi rụng hay một nỗi niềm, một nhạt nhòa khi mối tình rơi vào quên lãng. Đó là cái rất riêng, rất đáng yêu, rất Tuấn Khanh của người nhạc sĩ tài hoa này.

Với tôi, Hoa Xoan Bên Thềm Cũ, Nỗi Niềm, Ngàn Thu Áo Tím, Chiếc Lá Cuối Cùng và trên hết Nhạt Nhòa không những là những tác phẩm bất hủ mà còn là dòng sông tuổi thơ, lối về quê cũ, mảnh vườn xưa để tôi được trở về một thời trai trẻ để thương, để nhớ mà tôi đã mất theo năm tháng và không bao giờ lấy lại được.

Xin mời Qúy Anh Chị thưởng thức nhạc phẩm Nhạt Nhòa do Ý Lan trình bầy. Ước mong Ý Lan sẽ đem lại cho Qúy Anh chị chút niềm vui khi trình bày rất thành công bản nhạc này.

Cũng không quên kính chúc anh chị một cuối tuần vui vẻ, hạnh phúc và an bình bên người thân.

Thân mến

TeHong
_________

Nhạt Nhòa

của Tuấn Khanh
với giọng hát Ý Lan

"Khám mắt"


Nếu không nhìn ra được gì trong hình trên, bạn hãy dùng hai tay kéo hai đuôi mắt xếch lên như khi muốn có đôi mắt của người Tầu cho đến khi nhìn ra được.
(NĐĐ)

15 February 2012

Cười tí tỉnh,

Ông bố bảo đứa con: Xích con chó dữ lại. Cậu con hỏi:

- Nhà sắp có khách từ xa tới à bố?

Bố đáp:

- Không! Mẹ mày sắp từ mỹ viện về!

10 Bí Mật về

TỶ PHÚ WARRENT BUFFET

Cổ đông lớn nhất kiêm giám đốc hãng Berkshire Hathaway. Một tỷ phú luôn lọt vào top những người giàu nhất thế giới. Một nhà “buôn tiền” lừng danh. Một nhà từ thiện “hiếm có” của mọi thời đại. Liệu đó đã phải là tất cả những gì bạn biết về “nhà hiền triết kinh doanh” đến từ Omaha- Warren Buffett ?


Billionaire hangs out with pal Jay-Z

Dưới đây là 10 bí mật ít ai biết đến về tỷ phú Warren Buffett- người giàu thứ 3 thế giới năm 2011 do tạp chí Forbes bình chọn:

1.Buffett bắt đầu chơi cổ phiếu từ năm 11 tuổi và giờ đây ông thấy tiếc vì mình đã có một sự khởi đầu quá…muộn.

“ Ban đầu, mọi thứ đều rất rẻ. Vì thế, hãy khuyến khích con cái bạn đầu tư ngay khi chúng biết đến giá trị của đồng tiền”.

2.Năm 14 tuổi, Buffett mua một nông trại nhỏ nhờ số tiền dành dụm từ việc giao báo.

“Bất cứ ai cũng có thể mua được những thứ rất nhỏ từ những khoản tiết kiệm rất nhỏ. Hãy khuyến khích con bạn làm quen với một vài công việc kinh doanh từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường”.

3.Hiện nay, Buffett vẫn sống trong ngôi nhà nhỏ có 3 phòng ngủ, không có tường hay hàng rào ở trung tâm thị trấn Omaha. Ngôi nhà này được Buffett mua cách đây 50 năm khi ông kết hôn với người vợ đầu Susan Thompson. Nhà tỷ phú cho biết ông tìm thấy mọi thứ mình cần trong ngôi nhà nhỏ ấy.

“Đừng mua những gì vượt quá nhu cầu thực sự của bạn. Hãy làm gương cho con bạn nghĩ và hành động như vậy”.

4.Buffett tự lái xe đi khắp nơi, ông không có tài xế riêng hay vệ sĩ bảo vệ.

“Hãy là chính mình, đừng cố gắng để biến mình thành người khác”.

5.Mặc dù sở hữu một công ty sản xuất máy bay lớn nhất thế giới nhưng Buffet không bao giờ đi du lịch bằng máy bay riêng.

“Nếu bạn muốn làm giàu, hãy cân nhắc và tính toán như một nhà kinh tế đích thực trong mọi việc”.

6.Tập đoàn Berkshire Hathaway của Buffett đang sở hữu 63 công ty con khác nhau. Hàng năm, ông chỉ viết một lá thư liên lạc với các giám đốc điều hành của 63 công ty này để hoạch định mục tiêu hoạt động cho năm tiếp theo. Ông không bao giờ triệu tập các cuộc họp hay gọi điện chỉ đạo như chủ tịch các tập đoàn lớn khác.

“Để thành công, chỉ cần giao đúng người đúng việc”.

7.Buffett đưa ra 2 nguyên tắc “vàng” trong kinh doanh

Nguyên tắc 1: Không bao giờ để mất tiền của các cổ đông
Nguyên tắc 2: Luôn luôn ghi nhớ nguyên tắc 1.

“Hãy thiết lập mục tiêu và đảm bảo mọi thứ đều tập trung vào mục tiêu đó”.

8.Buffett không thích tham gia các buổi tiệc tùng, đình đám với tầng lớp thượng lưu. Sau giờ làm việc, ông thường lái xe về nhà, nằm xem ti vi và thưởng thức…bắp rang bơ.

“Đừng cố gắng tỏa sáng. Hãy là chính mình và làm những gì mình thích”

9.Buffett không có điện thoại di động, cũng không có lấy 1 chiếc máy tính trên bàn làm việc.

10.Trong lần đầu gặp gỡ với Buffett, Bill Gates- “ông vua” phần mềm- cựu chủ tịch của tập đoàn Microsoft từng nghĩ 2 người sẽ chẳng có điểm tương đồng nào và chỉ dự định gặp trong nửa giờ đồng hồ. Nhưng sau đó, cuộc gặp gỡ giữa 2 vị tỷ phú kéo dài tới…10 giờ đồng hồ và Bill Gates tiết lộ ông thật sự rất “ngưỡng mộ Buffett”.

Lời khuyên của tỷ phú Warren Buffett dành cho các bạn trẻ:

“Đừng cất tiền đem gửi tín dụng. Việc bạn cần làm là đem chúng đi đầu tư để thu lợi nhuận.

Hãy nhớ rằng:

- Tiền bạc không tạo ra con người, mà chính con người mới tạo ra tiền bạc
- Sống đơn giản và luôn là chính mình
- Luôn lắng nghe, chứ đừng làm theo những điều người khác nói. Hãy làm những gì mà bạn thích và cảm thấy thoải mái.
- Đừng chú ý đến thương hiệu hay đẳng cấp, hãy mặc những gì bạn thích.
- Đừng phung phí tiền của vào những thứ không cần thiết. Hãy sử dụng đồng tiền một cách hiệu quả nhất.
- Cuộc sống của bạn do chính bạn tạo nên. Vì thế, đừng để người khác tác động vào suy nghĩ và cuộc sống của bạn”.

14 February 2012

Happy Valentine's Day

Thơ Luân Tâm


Hoa tình em yêu anh ơi ...

Em cỏ ngọt anh rong thơm trứng cá
Ao sen hồng gót nhỏ gió sóng xoay
Đường mắc cỡ có may bay áo cưới
Con dế mèn bửa củi an ủi mây

Anh đu đủ em bòn bon măng cụt
Nhãn lồng không bong bóng lạnh chim quyên
Lá sầu riêng mẹ ghiền hương áo ngủ
Cò ma con cúm núm nhúm lửa thiêng

Em chong chóng anh bìm bìm bèo bọt
Lá me non nấu nước tắm mát da
Cu đất nước nhớ trời kêu ba tiếng
Tết vội vàng sao lệ đá đa đa

Anh gốc mít em bờ ao rau má
Lục bình bông chấm mắm kho thèm yêu
Bìm bịp kêu mỏi mê mùi vọng cổ
Me dốt hồng môi rượu ngọt chín chiều

Em bắp nướng anh khoai lùi bếp ấm
Bướm ong ghen châu chấu quấu cào cào
Nai xuồng núi thỏ lên rừng nhân thế
Ngậm ngải tìm trầm khao khát trăng sao

Anh tóc ngắn em tóc dài mưa nắng
Chở che nhau nương náu chung hồn quê
Núi đá nát bể vàng phai kinh kệ
Tay chân không cát bụi chuối sau hè

Em vui khóc anh buồn cười trốn học
Nâng yêu mê nghìn kiếp hứng môi mưa
Giọt sữa non tình tròn ăn mật gấu
Giọt tình gìa tương cà câu ca xưa

Anh hát em đàn bầu cua cá chép
Giáng tuyết giáng tiên giáng ngọc giáng hương
Hoa mưa bướm nắng hồng môi bốc khói
Suối hồng đào hiền dịu chảy văn chương

Hoa tình em yêu anh ơi....

MD.02/08/11
LuânTâm

12 February 2012

Lảm nhảm mùa đông.

Tuyết giá!

Trong khi Quốc hội Hy Lạp đang bàn thảo về dự luật "Cực kỳ" Khắc Khổ để vượt qua giai đoạn tài chánh khó khăn, thì cả Âu Châu hiện đang vật lộn với trận tuyết lớn chưa hề xẩy ra trong 20 năm qua.

Từ Siberia sang tận tới Ý, đâu đâu cũng ngập tuyết. Nhiều ngôi nhà bị vùi trong tuyết, trai tráng sống trong xóm vác xẻng lại cứu giúp giải vây để người chủ nhà già lọm khọm có thể mở cửa thoát ra được. Đã có khoảng 200 người chết vì lạnh ở Ukraine và Ba Lan.

Đã tưởng mùa đông năm nay ấm áp. Từ đầu mùa lác đác vài trận tuyết nhẹ rồi khi mặt trời sưởi ấm tuyết tan mấy ngày sau đó. Nhưng không ngờ mấy ngày nay trời trở lạnh đột ngột tuyết xuống nhiều và xuống liên tục nơi mỗ tôi ở.

Hamilton chỉ cách Mũi Pelee vài chục cây số là vùng cực nam của Canada nằm giữa hồ Erie trong Ngũ Đại Hồ, ấy vậy mà nhiệt độ mấy hôm nay nhiều ngày xuống dưới âm 10 độ C. Vào lúc này nhiệt độ là -9 độ C, đường xá lầy tuyết, trời âm u, lái xe khó khăn đôi khi nguy hiểm vì đường trơn, thắng không ăn, trời mù nhìn không thấy rõ xe trước, xe sau.

Có thể sẽ lỗi hẹn với bạn bè không đến dự được buổi gặp mặt mừng tân niên của anh em CSV hội QGHC Toronto, tổ chức vào trưa nay, chủ nhật, 12.2. 2012.

Dù đã về gần Toronto, nhưng vẫn là người sống xa nhất trong đám anh chị em ở đây. Nhớ lại hồi xưa khi lang thang sống bên phía tây, nơi có rặng Rockies hùng vĩ, nhiệt độ có đêm xuống -51 độ C, nghĩa là nước đã đông mà vẫn còn dư 50 độ! Hở ngón tay ra vài giây ngoài trời, tay tím đen và tê dại mất cảm giác. Con tôi nói "Bố biết không đêm rồi Edmonton, Alberta mình lạnh hơn Bắc Cực và là nơi lạnh nhất Canada". Trưa hôm đó, dại dột ra cào tuyết xe. Khi vô nhà sưởi ngón tay trên bếp lò, ngón tay trỏ và giữa bị xém mà không hay. Tay lấy lại nhiệt độ bình thường lúc đó mới biết  đau rát nơi vết phỏng.

Sợ chủ càm ràm không đến làm việc, rồi lại tiếc tiền bị mất vì không đi làm. Niềm vinh quang của lao động cũng ở đó, nỗi nhục nhằn của lao động cũng ở đó nốt! (A.C.La)

Ảnh đẹp Hương Kiều Loan

Nữ ca sĩ Mỹ nổi tiếng Whitney Houston vừa mệnh chung

Người ca sĩ kiêm diễn viên này đã chết lúc ba giờ chiều qua tại khách sạn Bervely Hill,  Los Angeles, thọ 48 tuổi. Chưa rõ nguyên nhân nhưng cảnh sát cho hay rõ ràng không có dấu hiệu liên hệ đến tội phạm. Sự nghiệp của Whitney Houston lên rất cao nhưng rồi phai mờ mau vì nghiện ngập và vì cuộc hôn nhân sóng gió với ca sĩ Bobby Brown.

I Will Always Love You

11 February 2012

Giới thiệu tinh hoa các dân tộc

Ca khúc Sông Volga
The Song Of The Volga

Do dàn nhạc André Rieu trình tấu.

Đối phó luật của bạo quyền

Dân bắt đầu chơi luật giang hồ

Nhà riêng của Chánh án Tòa Án Nhân Dân bị ném mìn
Theo: Báo "Thanh Niên"

“Trao đổi với Thanh Niên Online, ông Trần Văn Thực – Chánh văn phòng Công an tỉnh Thanh Hóa – xác nhận việc nhà riêng của ông Bình – Chánh án TAND huyện Hoằng Hóa – bị kẻ xấu ném chất nổ là có thật.”

Rạng sáng 10.2, nhà riêng của ông Nguyễn Thanh Bình – Chánh án TAND huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) – thị trấn Bút Sơn, huyện Hoằng Hóa đã bị kẻ xấu ném mìn.

Thông tin ban đầu cho biết, lúc đó khoảng 3 giờ sáng, người dân sống xung quanh khu vực đã nghe một tiếng nổ lớn ở trước nhà ông Bình. Rất may, vụ nổ chỉ gây vỡ một số cửa kính phía trước của ngôi nhà, còn gia đình ông Bình đang ngủ phía trong vẫn an toàn.

Cũng nên nhắc lại ngày 25/12 năm ngoái, kẻ gian đột nhập nhà thiếu tướng công an Vũ Hùng Vương, Tổng cục phó Tổng cục Cảnh sát tại phường Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy, Hà Nội) trộm tài sản trị giá khoảng một tỷ đồng.

10 February 2012

Truyện ngắn Sơn Tùng

Bí Mật Của Nhà “Ngoại Cảm”

Truyện Ngắn của Sơn Tùng
Tác giả gửi tới qua Trọng Đạt

Vụ cháy ngôi biệt thự Hồng Dương vào ngày Mùng Một Tết không chỉ làm chấn động Thành phố Đà-lạt mà còn gây xôn xao cả nước. Ngay sau khi hỏa hoạn xảy ra, các cơ quan an ninh và thông tin văn hoá đã nhanh chóng làm nhiệm vụ, ngăn chặn việc phổ biến tin này, nhưng chỉ ngày hôm sau, trong hệ thống đảng, từ trung ương tới các cấp bộ địa phương, mọi người đều hay biết với những tin tức khá đầy đủ.

Ngôi nhà hai mươi phòng của Tướng Vũ Sơn đã bốc lửa vào lúc nửa đêm Mùng Một Tết, cháy cho đến chiều hôm sau, khói vẫn còn âm ỉ bốc lên từ những gì còn lại. Sở Phòng Cháy Chữa Cháy thành phố đã huy động tất cả phương tiện cơ hữu để cố đàn áp ngọn lửa nhưng chính họ đã bị ngọn lửa đẩy lui để bảo vệ khu rừng thông bên ngoài và các ngôi nhà chung quanh khỏi bị cháy lan.

Thiệt hại vật chất rất to lớn, chưa thể biết chính xác. Bốn năm trước, Thượng Tướng Vũ Sơn đã cho khởi công xậy dựng ngôi biệt thự này trên một đồi thông nhìn xuống Hồ Tuyền Lâm thơ mộng. Việc xây cất đã kéo dài hai năm mới hoàn tất với những vật liệu hiếm quý đắt tiền, với những tiện nghi xa hoa hiện đại. Các phòng ốc được trang trí với những báu vật mà Biệt điện của Vua Bảo Đại trước đây cũng chưa có. Tất cả nay đã thành tro than.

Nhưng thiệt hại nhân mạng cũng rất hãi hùng. Sau cơn tung hoành của lửa khói, khi các nhân viên chữa cháy đầu tiên vào được bên trong, họ đã chứng kiến một cảnh tượng giống như nơi đây vừa là mục tiêu của một trận pháo kích. Quá nhiều xác chết. Xác chết rải rác khắp nơi, nhưng nhiều nhất là tại căn phòng lớn được gọi là “hội trường”, nơi tổ chức những cuộc liên hoan, ca vũ.

Khi hoả hoạn xảy ra, căn phòng này có khoảng năm mươi người đang tham dự tiệc liên hoan đầu năm. Vợ chồng Tướng Vũ Sơn và người con trai, tổng giám đốc một công ty vận chuyển, cũng nằm trong số nạn nhân. Những nạn nhân khác đều là những người có quyền thế và có nhiều triệu đô-la mà ngôn ngữ thời thượng gọi là các “đại gia”, không những chỉ ở Đà-lạt mà còn từ Hà-nội và Sài-gòn lên đây ăn Tết do lời mời của gia chủ.

Nguyên nhân gây ra vụ hoả hoạn chưa được biết rõ, nhưng đã có lời đồn về một nghi án đốt nhà vì người ta ngửi thấy mùi xăng và tìm thấy vài tang vật đang được phòng giảo nghiệm khoa học hình sự phân tích để phanh ra manh mối.

Những thám tử giỏi nhất từ Hà-nội đã được phái tới Đà-lạt để tăng cường cho Sở Công an thành phố mở cuộc điều tra. Nhưng càng điều tra người ta càng có thêm nhiều câu hỏi mà không có câu trả lời. Nếu đây là một vụ đốt nhà thì thủ phạm là ai? Làm cách nào hắn đã đột nhập ngôi biệt thự có nhiều hệ thống an ninh mà không bị phát hiện? Ai đã khoá trái các cửa “hội trường” khiến không một người nào có thể thoát thân? Cuộc điều tra càng trở nên phức tạp khi phòng giảo nghiệm khoa học hình sự xác nhận những vật liệu gây cháy là của quân đội và thủ phạm phải là người ở trong quân đội hay đã từng là bộ đội. Và cuối cùng, động cơ của vụ đốt nhà táo bạo này là gì?

Một Góc Nhìn "Rất Tôn Tử" Về Cuộc Xâm Lăng Của Nga Vào Ukraine* (Do people in Russia know that Putin is fighting the wrong enemy?)

John Andressen (Ukraine của bạn? - Không! Ukraine là của tôi) Người dân Nga có biết Putin đã nhận lầm kẻ thù để đánh không? Giống như Sa hoà...