31 December 2012

Giới thiêu bài viết hay

Việt Nam Đi Hết Chu Kỳ:
Vét Vàng Bỏ Chạy Là Thượng Sách Của Đại Gia

Việt Nam đã đi hết chu kỳ tăng trưởng ngoạn mục sau khi đổi mới kinh tế 25 năm trước. Rồi sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO vào năm 2007 thì cũng hết một chu kỳ hồ hởi để bước vào nhiều sóng gió vì khả năng quản lý vĩ mô quá kém của lãnh đạo. Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu chuyện ấy trong bài tổng kết 2012 của chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa do Vũ Hoàng thực hiện sau đây.

* AFP photo - Một người dân đạp xe ngang qua một bảng quảng cáo phát triển đô thị cao cấp tại trung tâm thành phố Đà Nẵng vào ngày 25 tháng 8 năm 2010.*


Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Tiếp tục loạt bài tổng kết kinh tế năm 2012 và như đã hẹn, thưa ông, kỳ này chúng ta sẽ nói về tình hình kinh tế của Việt Nam. Theo thông lệ thì xin ông trình bày cho bối cảnh của cả hồ sơ này.

Bức ảnh thể hiện một tư thế của người trí thức Việt Nam hiện nay


Trên đây là tư thế nhận giải Nobel Y Học từ Quốc Vương Thụy Điển của Giáo sư Yamanaka, 50 tuổi, người Nhật Bản tại Stockholm ngày 10/12 vừa qua

Còn dưới đay là bức ảnh tiến sĩ, kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận cúi khom đến gập nửa thân người ôm lấy bàn tay ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong buổi lễ trao giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật ngày 27/5/2012 tại Nhà hát lớn Hà Nội. (Nhấn chuột vào hình để phóng lớn)

Chiều Cuối Năm


Câu đố Giáng Sinh

(TTR xin sửa lại câu đố cho rõ ràng hơn, và sẽ trả lời nếu không có ai giải đáp được trong vòng ba ngày nữa. Xin cáo lỗi cùng quý anh chị)
Bạn là người đang đi trên đường tìm về thiên đàng. Tới một ngã ba bạn phân vân không biết chọn đường A hay đường B để đi tới thiên đàng và để tránh đường dẫn tới địa ngục. Nhưng may mắn có hai người đứng đó chỉ đường cho bạn. Nhưng lại không may mắn vì chỉ có một người nói thật mà bạn lại không biết là ai. Còn một người luôn nói dối.
*
Câu đố: Bạn hỏi một người (bất cứ ai trong hai) một câu hỏi như thế nào để họ chỉ cho và từ câu đáp lời của người ấy mà suy ra được con đường nào dẫn tới thiên đàng. Xin giải thích tại sao lại hỏi như vậy.
**
Để góp ý tìm ra câu đáp, xin email: tiengthongreo54@yahoo.com
____________
Người thứ ba giải đáp:

Khi đọc câu đố , tôi hiểu sai ý tác giả. Chúng ta chỉ có thể hỏi được "một trong hai" người mà thôi (phải vậy không). Vậy mà tôi lại hỏi cả hai.

  Ở đời không có một điều gì (cần đến trí óc) được gọi là dễ hết . Sao một nhà họa sĩ mà lại nghĩ ra một câu đố hóc búa làm vậy? Khiến cho tôi đây cả đêm rồi trằn trọc không ngủ được ( !!! ) vì chờ sáng để được đọc câu trả lời (xin đừng hiểu lầm là chờ lãnh thưởng)

  Nếu quả thật chỉ được hỏi một người mà thôi thì tôi xin bắt đầu lại:

  Câu hỏi như thế nầy: "Một người làm ác thì được lên Thiên đàng hay phải sa Địa ngục? Xin chỉ cho tôi lối về nơi đó".

  Câu hỏi nầy có hai vế, vế thứ nhứt để xác định xem người đó có thật thà hay không, vế thứ hai để biết con đường nào lên Thiên đàng.

  _ Nếu người đó trả lời: "Một người ác cũng có thể lên Thiên đàng được. Và để lên Thiên đàng , bạn đi theo lối A". Dựa vào câu trả lời vế một, chúng ta thấy đây không phải là người thật thà (vì người ác sao lại có thể lên Thiên đàng cho được). Và vì là người nói dối nên họ bảo chúng ta theo lối A (là lối xuống Địa ngục) để lên Thiên đàng

  _ Nếu người đó trả lời: "Một người ác không thể nào lên Thiên đàng được mà chỉ có thể xuống Địa ngục mà thôi. Để xuống địa ngục, bạn đi theo lối A". Dựa vào câu trả lời của vế một, chúng ta biết được đây là một người thật thà (vì người ác thì không thể nào lên Thiên đàng) và do đó người nầy sẽ chỉ cho chúng ta lối THẬT đi xuống địa ngục là lối A

Dựa vào đó , chúng ta biết được lối B là lối lên Thiên đàng.

Đóng góp cho vui chớ nếu phải suy nghĩ cho cạn cùng thì nhức đầu quá! (cũng có thể đã cạn cùng rồi mà cũng không thể giải  đáp thỏa đáng được!) . Nếu thật sự có phần thưởng thì cũng khó mà nuốt được cho trôi món quà đó của anh TTR.

 Kính
 Một độc giả của TTR

TB: Xin Ngài đừng dời ÁN TREO thêm thời hạn nữa vì bị TREO lâu thì mỏi cổ lắm Ngài ạ!
_________
Hỏi cả hai người vẫn được miễn là chỉ dùng một câu hỏi duy nhất. Nếu chỉ hỏi một người thôi mà biết được đường nào lên tiên đàng thì lại càng hay.
Giải đáp  khá hữu lý, nhưng câu hỏi có hai vế thế nên người được hỏi phải trả lời hai lần (Câu một: xác định người ác có được lên thiên đàng không. Câu hai: nói/chỉ lối "Đi lối này"). Thực tế đó là hai câu hỏi chứ không phải một.
Tiếc lắm thay!

30 December 2012

Người thứ hai giải đáp câu đố đăng ngày 27.12

Xin trả lời câu hỏi cuối năm của T.T.R. về "Thiên Đàng & Địa Ngục":

Xin hãy hỏi như vầy cho hai người (không cần biết họ nói thật hay nói dối):
"Có phải con đường A dẫn đến Địa Ngục không?"
- Nếu câu trả lời là "YES" của cả hai người thì bạn chọn con đường B sẽ dẫn bạn lên Thiên Đàng.
- Nếu câu trả lời một "YES" và một "NO" (không cần biết là của người nào) thì bạn chọn con đường A sẽ dẫn bạn lên được Thiên Đàng.
Có bạn nào muốn lên Thiên Đàng ngay bây giờ thì hảy thử đi!
Suy nghỉ xem tôi nói có đúng không? Nếu câu trả lời của tôi sai thì đi lạc đường xuống Địa Ngục thì cũng chẳng sao, vui hơn!
Cuối năm mà T.T.R. "khều" nhẹ anh em, hơi "nhột" đó...!!!
HAPPY NEW YEAR 2013!
Thân mến,
6 (trắng)
___________

Anh Sáu à,

- Nếu hỏi như vậy không bao giờ hai người cùng trả lời "YES", vì một người nói thật và một người nói dối.

- Như vậy chỉ còn trường hợp thứ hai: Một người trả lời "YES" và một người trả lời "NO". Nếu người anh hỏi câu đó là người thật thà mà trả lời "YES", thì đường B mới là đường dẫn tới thiên đàng.

Sorry, anh "rớt đài" rồi anh Sáu ơi.

TTR

VỤ LỪA ĐẢO LỊCH SỬ

Một Đồng Môn

Lời Phật Thích Ca : «Ba điều không thể che dấu được lâu, đó là: mặt trời, mặt trăng và sự thật. » Một danh ngôn khác của Abraham Lincoln: «Anh có thể lừa dối một số người trong mọi lúc, và lừa dối mọi người trong vài lúc, nhưng anh không thể mãi lừa dối tất cả mọi người.»[1] Triết lý này có thể được quy chiếu vào lịch sử Việt Nam cận đại với một cú lừa lịch sử tàn khốc khiến cả một dân tộc điêu đứng đã hơn nửa thế kỷ, xô dân tộc bị lừa xuống vực sâu chưa thấy đáy, làm di hại đến tiền đồ đất nước đến nay vẫn chưa có điểm dừng.

Phàm muốn lừa ai phải biết rõ người đó, biết rõ ta, ấy là tri bỉ, tri kỷ. Để lừa người cả tin, ngây thơ, chất phác, mộc mạc ta sử dụng chiêu này; gặp đối thủ khôn ngoan, hiểu biết, cương trực ta dùng độc chiêu khác. Chính khách bá đạo phải thuộc nhiều chiêu lừa, nói như Niccolo Machiavelli trong «Le Prince», phải nhập đủ vai, khi thì hiền như cừu non, lúc hung tợn như sư tử, hay thủ đoạn, gian hùng, phản trắc như cáo. Nhưng bậc thầy lừa đảo lại chẳng mấy khi hung tợn. Cáo mà khoác bộ áo cừu non mới đáng sợ. Chính khách lừa được thật nhiều người trong một thời gian dài phải là một chính khách vừa bá đạo vừa … sở khanh.

Thuở còn dưới ách thống trị thực dân pháp, dân trí còn thấp, mù mờ về các giá trị dân chủ tây phương, về các thể chế chính trị nhưng chắc chắn mọi người Việt Nam lúc đó đều biết rõ khao khát của dân tộc mình là độc lập, tự do. Với họ, đảng phái nào chống Pháp cũng đều tốt như nhau cả. Mấu chốt ở đây là một khi mù mờ về chính trị, người dân có khuynh hướng đồng hóa đường lối chính trị (politique) với đức hạnh (vertu) của các lãnh tụ đảng phái, cũng như trong cổ luật Việt Nam, không có ranh giới giữa đạo đức, luân lý và pháp luật. Ai biết khai thác triệt để ngộ nhận này của người dân, người đó sẽ nắm được thiên hạ, mặc dù hai phạm trù này chẳng có mấy điểm chung, thậm chí chẳng ăn nhập gì với nhau cả.

Cao thủ thực hiện cú lừa này không ai khác hơn là ông Hồ. Chiêu lừa này là cả một chuỗi chuẩn bị trường kỳ cho việc nhập vai “cha già dân tộc.”

Ai Còn Nhớ, thơ


29 December 2012

Nỏ Thần Giả

Mục tiêu ghi trong bản Tuyên Ngôn Độc Lập do ông Hồ Chí Minh đọc tại quảng trường Ba Đình năm 1945 cho đến bây giờ vẫn hoàn toàn là một chiếc bánh vẽ. Không có một luận cứ nào còn có thể biện minh cho tình trạng suy đồi của xã hội VN hôm nay mà chỉ có thể có một lý do duy nhất: Đất nước đang nằm dưới sự cai trị của một bè lũ độc đoán, ti tiện và tham tàn.  Xin mời quý anh chị cùng tìm hiểu với tác giả xuyên qua những phân tích cặn kẽ trong bài viết  dưới đây. TTR .
**
Trung Ngôn
 Năm 2012 vừa qua tại Việt Nam, hai sự việc đã xảy ra được xem là trọng đại và đến nay vẫn còn nóng bỏng: việc cưỡng chế đất đai đưa đến đổ máu và sự bành trướng quá lộ liễu của Trung Cộng.  Đây không phải là hai sự kiện bột phát, mà chỉ là những diễn tiến càng ngày càng làm cho sự việc xấu thêm. Thật vậy, những tranh chấp đất đai trong nước đã manh nha từ 20 năm trước, từ khi Hà Nội đưa ra Luật Đất Đai ban cấp quyền sử dụng đất nông nghiệp -- lùi một bước đối với những bức phá tự phát của nông dân-- và tiếp theo đó là những hành động đàn áp từ trong trứng nước các vụ dân oan khiếu kiện.  Còn ảnh hưởng của “bản đồ hình lưỡi bò” đối với Việt Nam thì chỉ là một hậu quả tất yếu sau hành động hồ đồ của Hà Nội dưới thời Thủ Tướng Phạm Văn Đồng khi ông ta tuyên bố đảo Hoàng Sa là thuộc chủ quyền của Hoa Lục, và tiếp theo là việc nhường đất đai biên giới, di chuyển các cột mốc về phương Nam, cho khai thác tài nguyên nội địa, và những tuyên bố tránh né đối với những việc làm côn đồ của “các tàu lạ”.

Trước những bệnh tình nguy hiểm và phức tạp này, nguyên tắc trị liệu căn bản của Hippocrates là primum non nocere, tức trước tiên là đừng làm điều gì tổn thương. Vậy mà Hà Nội đã làm nhiều điều hoàn toàn trái ngược. Chính quyền các cấp đã ra tay đàn áp thô bạo những nông dân khiếu kiện về những thiệt thòi mất mát vật chất của mình; đánh đập dã man tù đày nặng nề những người biểu tình bày tỏ ưu tư trước sự thiệt hại của đất nước. Những việc làm của đảng Cộng Sản Việt Nam cho thấy đảng cầm quyền này là một tập đoàn hung hãn và thô bạo, càng ngày càng xa cách nhân dân -- nếu không nói là đang trở thành kẻ thù của nhân dân. Và từ đó người ta tự hỏi đảng Cộng Sản đã đi được bao xa kể từ khi nắm chính quyền.

Với Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà mà phần đầu được dịch vội vã từ Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ, những người Cộng sản đầu tiên đã ghi dưới quốc hiệu ba danh từ: “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” để xác định hướng đi mà tân quốc gia với 14 triệu dân lúc đó phải hướng tới. Và họ đã, đang và sẽ đưa quốc gia về đâu?

Blogger Nguyễn Hoàng Vi kể lại vụ công an bắt giữ và khám xét thân thể

Chỉ vì đi nghe tin phiên xử phúc thẩm ba bloggers thuộc thành viên CLB Nhà báo Tự do mà bị công an cộng sản VN làm nhục.



Để nghe Blogger Nguyễn Hoàng Vi kể lại những hành vi của công an CSVN đối với cô, xin bấm vô đây. Sau đó bấm vào mũi tên màu đỏ.

28 December 2012

Lạc Lối Tình Xuân, thơ

Lạc Lối Tình Xuân.
Bây giờ giữa tháng Chạp
Với nguyên nỗi buồn tôi
Phương trời xa cùng tận
Tình vương vấn bên đời
*
Biển - Mình tôi chới với
Lặng lẽ cõi hồng trần
Đời như vướng gai nhọn
Lạc rồi lối Tình Xuân
*
Nắng buồn giữa tháng Chạp
Đông se lạnh giáp năm
Tình đen giờ nhật thực
Nhuộm tối thời thanh xuân
*
Tìm trong đêm cô tịch
Hư ảo những canh dài
Thẫn thờ theo ngày tháng
Cõi buồn dấu tình phai.
*
Nỗi buồn nào da diết
Ảnh hình trong giấc mơ
Đã vạn lần in dấu
Sắt se lòng ngu ngơ.
*
Dấu tình trong đôi mắt
Giấc đêm nào ngủ yên
Buồn gieo neo chất ngất
Buồn ơi!... Đừng qua Giêng! 
Phạm Thị Minh-Hưng 

27 December 2012

Tại Sao Nên Xem “Bên Thắng Cuộc”?

Có người cho rằng Huy Đức đi giữa 2 lằn đạn. Tôi nghĩ khác. Huy Đức đang đi tìm sự thật, anh đang đi giữa lòng dân tộc để tìm một lối ra.
Nguyễn Quang Duy

Hồi Tưởng 30 Tháng 4 năm 1975

Tối 29, tôi nằm cạnh khẩu carbine lắng nghe tiếng súng từ xa vọng lại. Cha tôi một đoàn viên Nhân Dân Tự Vệ được giao khẩu súng này và cho tôi sử dụng. Tôi thầm nghĩ nếu Việt cộng tấn công Sài Gòn tôi sẽ nổ đến viên đạn cuối cùng.

Sáng 30, tiếng của Tổng Thống Dương Văn Minh Tuyên Bố bàn giao chính quyền. Trong nhà, mẹ tôi cẩn thận cuốn nhỏ lá cờ vàng dấu kỹ dưới đáy giương quần áo. Ngòai ngõ mặc cho lời kêu gọi buông súng một đội quân hỗn hợp, dẫn đầu là một sỹ quan Dù vẫn tiếp tục tuần tra bảo vệ cư dân.
Tối 30, mở truyền hình xem tin tức, người xướng ngôn viên với khuôn mặt, cử chỉ và giọng đọc đằng đằng sát khí phát đi thông báo của “chính quyền cách mạng”. Hôm sau khuôn mặt này biến mất, những khuôn mặt mới bắt đầu xuất hiện.

Câu đố mùa Giáng Sinh

Bạn là người đang đi trên đường tìm về thiên đàng. Tới một ngã ba bạn phân vân không biết chọn đường A hay đường B để đi tới thiên đàng và để tránh đường dẫn tới địa ngục. Nhưng may mắn có hai người đứng đó chỉ đường cho bạn. Nhưng lại không may mắn vì chỉ có một người nói thật mà bạn lại không biết là ai. Còn một người luôn nói dối.
*
Câu đố: Bạn hỏi một người (bất cứ ai) một câu hỏi như thế nào để họ chỉ cho và từ câu đáp lời của người ấy mà suy ra được con đường nào dẫn tới thiên đàng. Xin giải thích tại sao lại hỏi như vậy.
**
Để góp ý tìm ra câu đáp, xin email: tiengthongreo54@yahoo.com
Ngày cuối năm 31.12 sẽ giải đáp câu đố nếu không có ai tìm ra.
____________

Góp ý giải đáp (6 giờ sau ra câu đố):

Cuối năm, chạy gạo phờ râu mà Ngài lại còn hỏi khó làm gì, khiến cho TUI đây nhức đầu thấy mụ nội luôn!

  Theo ngu ý thì hỏi như thế nầy :
  "Dạ bẩm Ngài , một người làm ác thì có thể lên Thiên Đàng được không? Nếu được thì nên đi theo con đường nào?"
  TB : Câu đố thì thường có phần thưởng đi theo . Không biết trong trường hợp nầy , phần thưởng là hiện kim hay hiện vật để tôi tính trước xem có thể dùng phần thưởng đó trả được món nợ nào vào cuối năm nay!
HH
___________

TTR: Vì bạn HH không giải thích tại sao lại hỏi như vậy nên đành phải suy đoán: Nếu hỏi như thế gặp người tốt sẽ chỉ con đường đúng nhưng làm sao biết đó là người tốt mà tin. Còn nếu gặp người xấu thì sẽ chỉ con đường xuống hỏa ngục rồi tin theo thì nguy to! Thành thử hỏi như vậy cũng ...bù trớt!

Phần thưởng là gì à? Khó nhỉ. TTR thật tình chưa nghĩ ra.
____________

26 December 2012

Càng ngày càng nhiều nguyên thủ quốc gia là phụ nữ

Giới lãnh đạo nữ trên thế giới vừa bổ sung thêm một nhân vật, nữ Tổng thống Hàn Quốc, Park Geun-hye.

Bà Park Geun-hye trở thành tân Tổng thống Hàn Quốc hôm qua. Bà là con của cựu Tổng thống Park Chung-hee. Ở tuổi 61, bà Park chưa chồng và không có con. Bà là người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc giữ cương vị này.


Yingluck Shinawatra sinh ngày 21/6/1967. Bà trở thành thủ tướng thứ 28 của Thái Lan từ hồi tháng 8/2011. Bà Yingluck là nữ Thủ tướng Thái Lan đầu tiên trong lịch sử quốc gia này và là thủ tướng trẻ tuổi nhất Thái Lan trong vòng 60 năm qua.


Cristina Fernández de Kirchner sinh ngày 19/2/1953. Bà là đương kim tổng thống thứ 55 của Argentina và là góa phụ của người tiền nhiệm Néstor Kirchner. Bà Cristina là nữ tổng thống đầu tiên của Argentina được bầu và là bóng hồng thứ 2 giữ cương vị này trong lịch sử. Trước đó, bà Isabel Martínez de Perón đã là tổng thống của Argentina từ năm 1974 đến 1976.




Helle Thorning-Schmidt năm nay 57 tuổi. Bà trở thành Thủ tướng Đan Mạch từ ngày 3/10/2011 và cũng là người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử đảm nhiệm cương vị này.




Bà đầm thép Angela Merkel là nữ thủ tướng đầu tiên của Đức. Bà năm nay 59 tuổi. Bà Markel đảm nhiệm chức vụ đứng đầu nước Đức từ năm 2005.


Dilma Vana Rousseff sinh năm 1947, là đương kim tổng thống thứ 36 của Brazil. Bà cũng người phụ nữ đầu tiên ở quốc gia Mỹ La tinh này trở thành người đứng đầu đất nước.

Julia Eileen Gillard sinh năm 1961, hiện là thủ tướng thứ 27 của Australia. Bà đảm nhiệm công việc này từ tháng 6/2010 và cũng là bóng hồng đầu tiên trong lịch sử quốc gia này làm thủ tướng.


Ellen Johnson Sirleaf năm nay 64 tuổi, là tổng thống thứ 24 của Liberia. Trước đó, bà đã là bộ trưởng Tài chính từ năm 1979 đến năm 1980 dưới thời của Tổng thống William Tolbert. Cho đến nay, bà đã là tổng thống của Liberia được 7 năm. Bà là phụ nữ châu Phi đầu tiên trở thành người đứng đầu nhà nước.



Sheikh Hasina sinh năm 1947, là Thủ tướng Bangladesh từ năm 2009. Trước đó, bà cũng có một giai đoạn làm thủ tướng nước này từ 1996 đến 2001. Bà Sheikh cũng chính là con gái đầu lòng của Tổng thống Bangladesh đầu tiên, Sheikh Mujibur Rahman.


Laura Chinchilla Miranda năm nay 54 tuổi và là tổng thống nữ đầu tiên của Costa Rica trong lịch sử nước này. Bà là phụ nữ thứ 6 trong lịch sử châu Mỹ La tinh giữ cương vị tổng thống và tổng thống nữ đầu tiên của Costa Rica từ tháng 5/2010.


Jóhanna Sigurðardóttir sinh năm 1942, là thủ tướng của Iceland. Bà cũng là nữ thủ tướng đầu tiên của quốc gia này đồng thời là nhà lãnh đạo Chính phủ đầu tiên công khai đồng tính.


Kamla Persad-Bissessar sinh năm 1952, là nữ thủ tướng đầu tiên của Cộng hòa Trinidad và Tobago. Bà nhậm chức tháng 5/2010.


Dalia Grybauskaitė là tổng thống của Lithuania, bà nhậm chức tháng 7/2009. Bà Dalia là người phụ nữ đầu tiên ở đất nước này giữ cương vị đứng đầu nhà nước.

22 December 2012

THỜI SỰ NÓNG HỔI VIỆT NAM

Bản tin đồn đãi chưa kiểm chứng:

Tin nội bộ của Ban nội chính TW, Trầm Bê, tên trùm tài chính trong phe cánh của TT Nguyễn Tấn Dũng đã trở cờ khi ra đầu thú và hợp tác với cơ quan an ninh điều tra trong vụ án bầu Kiên, hiện nay Trầm Bê đang được công an Việt Nam bảo vệ nghiêm ngặt.

Trầm Bê là kẻ đã ra tay thâu tóm Ngân hàng Sacombank với sự giúp sức của Nguyễn Thanh Phượng và bầu Kiên. Trong phi vụ này bầu Kiên và Phượng đã nhận khoảng 1.700 tỷ đồng hoa hồng từ Trầm Bê.

Vụ thâu tóm xem như là vi phạm luật chơi trong thế giới ngầm của các phe nhóm MAFIA tại Việt Nam.

Được biết hiện nay cố vấn cho bầu Kiên là ông Trần Xuân Giá, nguyên là bộ trưởng bộ Kế hoạch và Đầu tư thời của ông Phan Văn Khải đã sang Hoa Kỳ công tác, nhưng có thể đây là sự tránh mặt và “chạy làng” (tương tự như vụ Dương Chí Dũng), theo gia đình ông Giá thì không biết khi nào ông Giá sẽ trờ về Việt Nam.

Như vậy trong vụ án bầu Kiên đã thêm ông Hải – TGĐ Ngân hàng ACB bị bắt và Trầm Bê đang bị quản thúc.

Phượng (con gái của NT Dũng) thì đang công du ở nước ngoài sau khi dàn xếp ly hôn với người chồng là một Việt kiều quốc tịch Hoa Kỳ, có thể đây là một âm mưu tẩu tán tài sản của gia đình Nguyễn Tấn Dũng thông qua người con rể.

Đồng bào Việt Nam ở các nước hãy cảnh giác, đây là lúc bọn quan chức cộng sản và cánh hẩu tháo chạy, tài sản quốc gia mà chúng cướp được sẽ đi cùng với chúng, nếu đồng bào phát hiện ra chúng thì báo ngay cho chính quyền sở tại.

Những tên trùm MAFIA khác như Nguyễn Thanh Bình, Thống đốc Ngân hàng; Nguyễn Văn Hưởng, cố vấn cho Nguyễn Tấn Dũng; Lê Hồng Anh, Bí thư TW đảng CSVN,…đang trù tính bỏ chạy thoát thân.

Hiện nay, trước nhà của các tên MAFIA này đều có mật vụ đang canh gác nghiêm ngặt của cả hai phía, phe bảo vệ chúng và phe sẳn sàng tóm cổ chúng.

Trong thời gian ngắn, nếu Nguyễn Tấn Dũng công du về phía Nam và đặc biệt là vùng châu thổ sông Cửu Long thì đó là tín hiệu cho cuộc chiến đấu đá nội bộ công khai bắt đầu với sự yểm trợ quân sự của các phe phái.

Còn nhiều màn hay lắm, đây mới là màn đầu.

Tùy bút mùa Giáng Sinh

Như Thương
Cuối năm, cái lạnh se lòng của những kẻ ly hương thật sâu thẳm. Nó quay quắt trong hồn qua từng kỷ niệm ùa nhau về ... một tà áo người xưa đi lễ thánh, một màu áo len dịu dàng co ro trong trí nhớ, những tiếng cười vỡ tràn hạnh phúc trong gia đình đầm ấm, những góc phố quen mòn bước chân của một thời non trẻ, những năm tháng trôi dần qua trong bình yên và sóng gió .... tất cả chỉ có nơi quê nhà!

Điều gì đã làm mình dường như quấn quít với chốn cũ đến thế? Đã đẩy lòng trôi giạt về bến đò xưa trong mỗi độ Đông về khi tôi là người đi nhặt nhạnh những tấm áo len cũ, mới, rách, lành trong thùng rác của những người hàng xóm khi tôi mới đến xứ người.

Mùa Đông năm ấy bước chân người xa xứ chưa hết bỡ ngỡ, lạ lẫm, cô đơn, thì cái lạnh khắc nghiệt và rất xa lạ của cơn bão tuyết đến. Rời quê hương vào tháng 3, lúc ấy thời tiết và khí hậu nơi quê nhà hãy còn hương vị ấm áp của nàng Xuân, nhưng đặt chân đến xứ người và thấy hình ảnh một màu trắng phủ khắp mọi nơi đã làm tôi chợt ngu ngơ tự hỏi: Nước Mỹ như thế này à? Thế thì làm sao mình sống được, chắc là cóng mất thôi ?!

Đêm ấy trời trở lạnh và nhìn qua cửa sổ tôi thấy hoa tuyết rơi lần đầu tiên trong đời. Thật tuyệt! Chúng như những thiên sứ trắng lạc xuống trần gian, mong manh, trinh nguyên và dịu dàng làm sao! Tuyết rơi nhanh và vội vã hơn, rồi bỗng dưng thoáng chốc những hàng cây cổ thụ, những con đường, nhà cửa, ngõ ngách ngoài phố biến mất, để còn lại một màu trắng ngập tràn mọi nơi.

Những buổi sớm mai lạnh cóng trong chăn mền (!) đã làm tôi thật ngạc nhiên, trùm hết những chiếc áo len mỏng như áo khoác của mùa thu mà tôi đem qua từ quê nhà, cũng dăm bảy chiếc, rồi mền, rồi gối ... thế mà vẫn run và buốt lạnh xương sống. Thế là thức suốt đêm và ban ngày thì ngủ gật gà gật gù. Nhiệt độ âm 40 độ F cơ mà! Cái lạnh trong tủ ngăn đông đá thật tuyệt vời !!! Mở tủ ra, thò khuôn mặt vô, cảm thấy ấm trời ạ!  Biết làm sao hơn, tôi và cả gia đình quây quần bên bếp lửa bật đỏ rực lên để xua đuổi đi cái cảm giác lạnh khắp cơ thể và nấu nước sôi uống từng ngụm một cách ngon lành.

Những ngày khởi đầu cho một cuộc sống mới được bắt đầu bằng hình ảnh ngồi trong nhà trông ra ngõ trắng mịt mùng, tôi chợt thèm nghe một bài hát tiếng Việt vô cùng, bài hát hay hoặc dở và ca sĩ nào cũng được, thèm được ở trong căn phòng quen thuộc của ngôi nhà xưa, ao ước được nhìn thấy bầu trời trong xanh có mưa xuân lất phất nhẹ bay vừa mới đi qua. Giá như mà mình được trùm chăn như thế này, đọc sách và nhẩn nha với đậu phọng rang hay bắp rang ... Nỗi nhớ cố hương sao mà đơn giản quá, nhưng quả thật nó bắt nguồn từ những điều nhỏ nhặt thế đấy.

Ngày thứ nhất ... rồi một tuần lễ trôi qua, vẫn ngồi trong cửa ngóng ngoài cửa, vẫn lạnh buốt xương da đến nỗi chỉ vừa hé cửa ra là cơn gió lạnh thổi thốc vào mặt rát như dao cắt và rồi chiếc mũi tê dại đi; vội vàng đóng cửa lại, hơ khuôn mặt tái trên bếp lửa ngay kẻo mình có cảm tưởng máu sẽ đông đặc lại thôi! Ấy thế mà những đửa trẻ hàng xóm của khu apartment này lại vui đùa bên đống tuyết ngoài ngõ mới lạ chứ! Chúng nó đắp hình ông già tuyết, chọi tuyết nhau một cách thích thú - con nít xứ này "khỏe" thật, chả biết lạnh là gì !!!

Mười ngày sau cơn bão tuyết mọi điều đã như kim đồng hồ quay ngược chiều. Cái thế giới trắng ngoài song cửa bỗng nhiên đổi màu nâu đất - nhầy nhụa tuyết, đá, đất quyện lẫn nhau, nước chảy thành giòng lang thang khắp phố. Người lớn, trẻ con co ro bắt đầu bước ra đường với khăn choàng cổ đủ màu sắc, nón và áo len trùm kín, tôi cũng mon men theo họ.

Tôi phải thét lên là "Vẫn còn lạnh" và đường sá trơn không tưởng tượng được. Bước chân tôi đi trên nước đá - theo cách nghĩ và cách gọi của tôi. Tuyết tan, nước chảy và gió rít đã thật sự là những hình ảnh mới đối với tôi sau chuỗi ngày ngồi ngắm tuyết rơi, đó là chưa kể cảm giác không có tai, mũi, hai chân và nguyên cả hai bàn tay! Chúng nó đông đặc trong giòng máu ấm của tôi rồi sao?! Bước chân ra đường để đi mua thức ăn, loay hoay mãi lại lạc đường, bởi vì máy bay vừa hạ cánh xuống phi trường là thành phố đã bắt đầu xôn xao với sự cảnh báo bão tuyết rồi, cho nên chúng tôi bị vất xuống ngôi nhà, mãi cho đến khi cơn bão tuyết qua đi. 10 ngày ngồi ao ước mọi chuyện giữa những căn phòng rộng mênh mông (vì không vật dụng, bàn ghế nào cả) đã làm tôi ngớ ngẩn khi phải bước chân ra đường.

Tìm ai để hỏi đường bây giờ, cái bảng đường đi như thể là một người câm đối với tôi hay đúng hơn tôi là người mù đối với chúng. Một đoàn người lếch thếch áo mũ lạ hoắc của chúng tôi lang thang qua những khu phố kế cận, những con đường có tên đấy chứ, nhưng chúng không biết chúng tôi muốn đi đâu, nên chẳng giúp ích gì được chúng tôi. Nhìn dáo dác hoài vẫn không tìm ra một "mái đầu tóc đen". Thật cô đơn!

Cuối cùng, người đầu tiên mà tôi tiếp xúc để nói chuyện bằng hai chữ "Yes" và "No" là một người da đen lái chiếc xe đổ rác bên hàng xóm cạnh nhà. Mãi cho đến hôm nay, 20 năm sau của thời khắc ấy, tôi vẫn còn hình dung ra cái ngọng nghịu, mắc cỡ và bối rối của tôi khi phát âm tiếng người.

Ông da đen đã chỉ cho chúng tôi “hiểu” những chiếc áo len trong bao nylon để trên thùng rác là áo len còn có thể mặc được, có thể lấy được mà không bị tội ăn cắp! Tôi không hiểu tại sao hồi ấy tôi hiểu ngầm được những điều ấy từ nơi ông sau khi ông ta nói một câu tràng giang đại hải và tôi trố mắt đứng nhìn ông, để rồi ông lấy một chiếc áo trong bịch nylon ra và ướm trên người tôi và nói "You". Hình như ông ta có phát âm thêm vài từ ngữ gì đó trước chữ "You" ấy, nhưng tôi chỉ nghe vỏn vẹn duy nhất một chữ để hiểu rằng chiếc áo ấy mình có thể lấy được. Khuôn mặt ông ta đen, chiếc áo to thùng thình cũng màu đen và khuôn mặt của tôi thì xám xịt vì lạnh... tất cả đã đến với nhau trong một bản hợp ca mang âm hưởng "nghèo" - tôi cảm nhận như vậy.

Người con gái ngẩng mặt lên nhìn ông với đầy lòng biết ơn, nhưng không biết nói câu gì để cám ơn! Tôi đấy ... dẫu biết chữ "Thank you", nhưng nói làm sao??? Chỉ cười, nụ cười có lẽ thần thánh lắm, nên được Đấng Tạo Hóa đền bù lại bằng ánh mắt, khuôn mặt và nét môi cười của người đàn ông da đen đáp trả lại. Tạ ơn Ngài đã ban cho con người một phương tiện truyền thông sự nhân hậu, chia sẻ và cảm thông bằng ánh mắt và nụ cười.

Ông ta đã lôi ra hết tất cả những chiếc áo len khác trong tất cả những chiếc bịch nylon thật to nằmngất ngưởng trên những thùng rác (nhưng lại trông rất sạch!). Dường như thùng ấy chỉ để quần áo mùa lạnh, do đó tôi không thấy những thứ vặt vãnh mà tôi thường nghĩ là rác thật. Cả hai người đều không nói nhau câu nào, chỉ cắm cúi và ngậm thinh làm điều mình muốn làm, thế mà cũng hiểu nhau. Và tôi khệ nệ khiêng mớ áo len bên lề đường ấy về nhà. Tôi ướm thử "áo người", lòng bỗng dưng tủi thân vì xưa nay mình có bao giờ đi nhặt áo thừa như thế này đâu, nơi đây xứ lạ quê người, mình làm thế nhỡ họ khinh mình thì sao.

Rồi cũng qua đi những cảm giác vui buồn lẫn lộn với xấu hổ, ray rứt, lạc lõng, buồn đến rưng rưng nước mắt, mà chẳng biết vì sao mình khóc nữa. Cuối cùng tôi được một chiếc áo len thay thế 5 lần áo len quấn quanh người tôi tuần trước. Cái cảm giác ấm đã làm tôi quên đi tủi thân ngày ấy vì trong những ngày lạnh vừa qua, cơ thể tôi đã phát bệnh. Người sưng to lên từ khuôn mặt đến cái lưỡi trong miệng, tay chân và vòng bụng ... giống như là tôi rất mập, nhưng tình thật là tôi rất khó chịu khi thở.

Chủ nhật sau tuần lễ tuyết tan, tôi thấy những người hàng xóm quần áo chỉnh tề như đi dự dạ tiệc ban ngày. Họ đi lễ. Tôi không có đạo, nhưng vẫn quen đến nhà Chúa thuở còn đi học theo bạn bè. Thế là tôi cũng đi lễ theo họ bên góc ngã tư bên kia đường tuyết đổ.

Trời vẫn còn lạnh đối với người mới đến từ xứ nhiệt đới như tôi, nhưng tôi cảm thấy dễ chịu hơn những ngày mà cơ thể tôi bị dị ứng vì thời tiết quá lạnh vừa qua. Nỗi buồn hôm trước trong tôi khi nhặt trong thùng rác những chiếc áo len thật dày, thật ấm đã tan chảy đi ít nhiều như mảng tuyết phủ trên nóc nhà.

Nhà Chúa hôm ấy thật ấm và chan chứa tình người. Bỗng dưng tôi gặp được rất nhiều người Việt ở chốn ấy. Mừng chi lạ! Họ cũng biết gia đình tôi mới đến, nên vồn vã thăm hỏi và an ủi, cũng như chia sẻ những tâm tư lo lắng của người mới đến. Tôi hoàn hồn sau những điều câm nín trước cuộc sống mới và nói thật nhiều với đồng hương mọi điều trong rươm rướm nước mắt. Mọi người chỉ khuyên tôi một câu rất giống nhau: "Từ từ, rồi đâu sẽ vào đấy cả !"

Tôi đi vào hàng ghế trong sự tĩnh lặng và thánh thiện của ngôi nhà thờ nhỏ. Lòng thật bình an. Mình sẽ cầu nguyện với tất cả tâm thành của một trái tim con người lên Đấng Tối Cao nơi xứ lạ này. Chúa ở nơi nào cũng là Chúa Nhân Từ thôi, dẫu con ngoại đạo, dẫu con không hiểu được Cha Xứ nói gì trên bàn Thánh, nhưng trong tận đáy lòng con, con tin Người, tin mọi điều thiện tâm trên thế gian này vẫn còn chung quanh đời sống.

Bất chợt tôi thấy một người đàn ông có khuôn mặt quen đi vào cùng lối đi chính với tôi - người đàn ông da đen đã mỉm cười với tôi trong sự hạn hẹp ngôn ngữ và vụng về của tôi. Vẫn nụ cười ấy, vẫn cái ánh mắt sẻ chia... nhưng hôm nay ông ta trông nghiêm nghị hơn trong bộ quần áo tươm tất. Lòng lành của Chúa đã đem mọi người đến với nhau, đến từ trong tâm hồn, cách suy nghĩ và hành động, để hôm nay khi tôi gặp lại ông thì lòng tôi tưởng chừng như đã quen ông từ lâu lắm rồi. Ông cũng nhận ra tôi - có lẽ con bé ngốc nghếch không biết nói một chữ tiếng Anh đã làm ông nhớ đời!?

Nhà Chúa, tiếng chuông và tấm lòng mọi người chốn này vẫn là hình ảnh của nhà Chúa, tiếng chuông bên kia quê nhà và Chúa đã gởi đến cho con hình ảnh nhân ái của Người qua người đàn ông da đen hiền lành ấy - một tấm lòng lành thánh đơn sơ vô cùng. Xin tạ ơn Người và xin mãi mãi nhớ người đàn ông da đen mà tôi chưa bao giờ biết tên, ông đã dùng ngôn ngữ của trái tim để xoa dịu nỗi cô đơn, lạc lõng trong tôi.

Tiếng chuông tan lễ đã làm tôi chợt thoáng qua ý nghĩ hôm nào... thôi thì "Se Lòng" mình để bắt đầu một cuộc sống mới vậy. Mới từ ngôn ngữ, nơi trú ngụ, trường học, chợ búa, phố xá, kiến thức, phong tục, tập quán, cách suy nghĩ, hành động ... mọi thứ và biết đâu đến cả lòng người, nhưng có lẽ trái tim vọng cố hương trong tôi thì không thể nào mới được - tựa như cánh chim mãi mãi vọng trời xanh.

Như Thương

Câu chuyện súng đạn bên Mỹ

hay Một vấn nạn làm đau đầu tổng thống Obama và làm lo âu dân chúng

Nguyên Trần
Sau vụ thảm sát Sandy Hook 14/12 tại thị trấn Newtown, Connecticut (cái tên Sandy coi bộ không hên cho nước Mỹ vì mới tháng trước đây, cơn bảo kinh hoàng Sandy (cái tên Sandy coi bộ không hên cho nước Mỹ vì mới tháng trước đây, cơn bảo kinh hoàng Sandy đã quét gần sạch thành phố Nửu Ước và hầu hết tiểu bang New Jersey làm 135 người chết và gây thiệt hại hơn 50 tỷ) đã làm chấn động và xúc động dư luân ở Mỹ và cả thế giới. Và ngay sau ngày thảm nạn đó, lại cũng xảy ra chuyện một cậu học sinh 11 tuổi ở Utah mang súng vào trường đe dọa bắn bạn bè và rồi ở California vụ người đàn dùng súng hạ sát vợ cũ và 4 thân nhân của bà ta rồi tự sát. Và mới trong ngày trưa hôm nay thứ sáu 21/4, lại thêm một tên cuồng sát tại Hollidaysburg (Pensylvania) chạy chiếc xe pick up đã ngang nhiên bắn chết hai người đàn ông trên driveway nhà người ta rồi chạy tới một nhà thờ nhỏ bắn chết một phụ nữ đang trang hoàng đèn hoa Giáng Sinh cho trẻ em xong phóng lên xe chạy trốn. Cảnh Sát đuổi theo thì bị hắn bắn lại làm 3 người bị thương nên Cảnh Sát sau cùng phải bắn chết hắn ta. Hậu quả của súng đạn đã mức đô tác tệ như vậy nên cả nước Mỹ đã đồng loạt đặt vấn đề cấm sở hữu súng đạn một cách khẩn thiết nghiêm trọng.

Ngay cả chính giới như nhiều thị trưởng, giới Bảng hiệu bán súng tại một thị trấn nhò hẻo lánh chức dân cử cũng đã yêu cầu chính phủ liên bang phải ra luật banning vũ khí để cho nhiều người vô tội sẽ khỏi phải bị chết oan thêm nữa. Và hình như đây là công việc lớn lao và quan trong mà tổng thống Obama sẽ phải bắt tay ngay trong nhiệm kỳ hai của ông ngoài vụ fiscal cliff cho ngân sách 2013.

Đó chính là hai vấn đề làm ông sẽ vô cùng nhức đầu và tóc ông dám sẽ bạc thêm lắm. (Trong thời gian gần đậy bên Mỹ ngày nào mà không có người chết vì súng đạn thì đó là chuyện lạ).

Trước tiên là áp lực của nhóm tài phiệt lớn lao và quyền thế nhất nhì của Mỹ. Đó là những tay tổ lái súng (weapon trader), các xưởng kỹ nghệ đúc súng đạn (weapon industry manufactury) và môt số không ít các viên chức dân cử từng được các nhóm nầy yểm trợ rất nhiều nhất là trong mùa tranh cử.

Nhưng đáng kể nhất phải là hiệp hội súng trường quốc gia (NRA: National Riffle Assosiation) là nhóm áp lực quyền lực nhất của Hoa Kỳ hơn cả nhóm bảo hiểm y tế và nghiệp đoàn nha y dược mặc dù họ chỉ có 3,5 triệu hôi viên. Tưởng cũng nên nói ra Trụ sở chính của NRA tại Fairfax (Virgina). Từ xưa tới nay chưa có một chính khách nào dám đụng vào nhóm quyền lực nầy. Chính vì thế tình trạng súng ống bên Mỹ cứ tiếp tục leo thang khiến cho dân Mỹ cứ chết dài dài mặc dù có nhiều tổng thống và giới chức dân cử muốc dẹp nó đi.

Ngay chính bây giờ sau thảm nạn Sandy Hook vẫn có một số viên chức dân cử tuyên bố tán trợ việc người dân có súng để tự vệ. Một số lớn khác mặc dù vẫn ủng hộ quyền sở hữu súng nhưng chưa tiện nói ra nhưng chắc chắn họ sẽ chỉ nói bằng lá phiếu tại nghị trường khi cần đến.

Đây vài con số theo thống kê của cơ quan Max Fister of the Atlantic Reports thì số người chết vì súng đạn ở Mỹ mỗi năm trên 10,000, riêng trong năm 2008 con số lên tới 12,000 người trong khi ở Nga, Pháp, Anh, Đức, Ý chỉ trên dưới 200 còn ở Nhật Bản…chì có 11(11 only).

Về số tiệm buôn bán súng đạn ở Mỹ là 51,869 cửa hàng trong khi tiệm grocery chỉ có 36,536 tức là gần 15,000 nhiều hơn. Con số tiệm súng nầy nhiếu hơn gấp 3 lần tổng số tiệm fast food  McDonalds.

Chưa hết đâu! Hiện nay ở Mỹ có tới 129,817 đại lý súng gần bằng tổng số cây xăng bán lẻ. Thấy kinh chưa?

Các hãng đúc súng đã sản xuất chỉ trong năm 2010 gần 6 triệu cây súng và những năm sau chắc chắn con số còn hơn nhiều vì nhu cầu mua súng của dân Mỹ càng ngày càng cao.

Tính ra hiện nay trong số 315 triệu dân Mỹ thì đã có hơn 270 người có giấy phép sở hữu súng đạn mà đa số là phải hơn một cây cho chắc ăn.

Ngoài những khó khăn chính trị như trên, còn có một trở ngại lớn về luật hiến pháp. Đó là theo tu chính án số 2 (the second amendment) ngày 15/12/1791 của hiến pháp Mỹ đã bảo vệ quyền lưu trữ súng và mang súng của công dân Mỹ. Nguyên văn tu chính án số 2 là: “A well regulated militia, being necessary to the security of a free State, the rights of the people to keep and bear Arms, SHALL NOT BE INFRINGED”

“Một điều lệ quy định cho sự tự vệ chính đáng của người dân là cần thiết cho nền an ninh công cộng của một xứ sở tự do, đó là quyền của mọi người được lưu giữ và mang võ khí, quyền nầy sẽ không được xâm phạm”.

Vấn đề trước tiên muốn cấm mua bán súng thì phải ban hành một tu chính án khác hủy bỏ tu chính án sô 2 trong hiến pháp. Việc nầy đòi hỏi thủ tục rườm rà và nhất là dễ gì được đa số giới chức dân cử chấp thuận. Hơn nữa, giả sử luật có được ban hành đi nữa thì với gần 300 triệu cây súng đang lưu hành phải giải quyết ra sao đây. Vì nếu để chúng còn được lưu giữ thì có luật cũng như không. Đó là chưa kể người dân khi biết phong phanh là luật banning súng đạn sắp ra đời thì sẽ có màn Súng tự động AR 15,16 bày bán ở cửa hàng “riffle on sale” và thiên ha sẽ thi nhau sắp hàng mua đễ dành thì điều nầy còn tai hại thêm.

Với quá nhiều khó khăn trong việc ban luật cấm xử dụng súng thì chỉ có một giải pháp từng phần tương đối có thể thực hiện được là chỉ cấm hoàn toàn việc mua bán và xử dụng súng trường tự động vì nếu nói là tự vệ thì súng lục cũng quá đủ rồi. Ngoài ra phải có kế hoạch tịch thu hết các các súng trường hiện hành dựa trên danh sách đặng bộ, trả tiền mua súng cho người sở hữu và thêm tiền thưởng thêm vỉ thành thật trả súng thì may ra.

Mississauga 21/12/2012
Nguyên Trần

20 December 2012

Thơ Trần Văn Lương

Những Gói Quà Không Được Mở

                       (Để tưởng niệm hương linh các em học sinh nhỏ
                      đã bị thảm sát ngày 14 tháng 12 năm 2012 vừa qua
                                   tại Trường Tiểu học Sandy Hook,
                            thị trấn Newtown, tiểu bang Connecticut)

Mái trường nhỏ rụt rè trong nắng sớm,
Đàn trẻ thơ hồn chưa chớm buồn lo,
Mắt cười tươi theo nét chữ câu hò,
Vui hưởng tuổi học trò vô tư lự.

Chợt tràn lan sóng dữ,
Ngày thứ sáu đau thương,
Nơi mái ấm học đường,
Vang vang tràng súng nổ.

Hai mươi cánh chim non còn trong tổ,
Đã bỏ mình giữa bão tố phong ba,
Phút cuối đời chẳng được gặp mẹ cha,
Xác bé bỏng xót xa nằm rải rác.

                      *
Làm sao hiểu được cơ trời độc ác,
Đặt bày ra cảnh nát ruột bầm gan,
Bao gia đình phải chịu cảnh ly tan,
Cha mẹ trẻ bàng hoàng chôn con nhỏ.

Rưng rưng tròng mắt đỏ,
Lòng ngậm ngùi nào biết rõ tại sao !
Thần nơi nao, và thánh ở nơi nao,
Sao nỡ để bao máu đào tuôn đổ.

Tuổi trời còn quá nhỏ,
Sao các em phải oan khổ lìa đời,
Phải đau buồn cùng nhắm mắt một nơi,
Phải trả nợ cho trò chơi súng đạn.

Hỡi em nhỏ bỏ mình trong kiếp nạn,
Xác thân vừa tím sạm vết oan khiên,
Em có nghe tiếng thương khóc triền miên,
Đang văng vẳng từng đêm sâu gió lộng.

Em có thấy nỗi buồn đau thất vọng,
Thấm đỏ dòng lệ nóng của mẹ cha,
Khi cả đàn học sinh nhỏ ùa ra,
Riêng con lại đã qua bờ vĩnh biệt.

Em hãy lắng nghe vạn lời thương tiếc,
Của những người dù mới biết tên em,
Cũng rưng rưng mắt lệ trước ánh đèn,
Lòng héo hắt theo màn đêm trĩu nặng.

Sân trường cũ từ nay thêm trống vắng,
Lối đi về tắt lặng dấu chân xưa.
Em chẳng còn được cha mẹ đón đưa,
Vui đến lớp dù mưa đông nắng hạ.

Vòng tay mẹ, bờ vai cha rời rã,
Căn phòng không buồn bã khóc con thơ.
Năm canh khuya le lói ánh điện thờ,
Khung ảnh cũ nhạt nhòa như khăn liệm.

Lệ trào hơn sóng biển,
Kinh nguyện ngất trời cao,
Cũng than ôi chẳng có thể nào
Làm sống lại những vì sao đã tắt.

                     *
Đêm đông lạnh giờ đây càng tím ngắt,
Tổ ấm buồn hiu hắt tựa nhà ma.
Giáng Sinh nay, nơi thị trấn hiền hòa,
Sẽ có những gói quà không được mở.

                       Trần Văn Lương
                   Cali, Giáng Sinh 2012


Thư của ông LÊ-QUANG-LIỄN gửi ông HUY-ĐỨC tác giả cuốn "Bên Thắng Cuộc"

2012/12/15 Lien Le

Thưa tác giả Huy Đức,

Được nghe,đọc nhiều quảng cáo trên internet về tác phẩm Bên Thắng Cuộc của ông . Cho nên tôi cũng tò mò tìm đọc cho biết.

Trong ChươngII, tiểu mục Ngụy Quân trang 52, tình cờ tôi đọc những điều người vợ cũ của tôi (theo sách là gia đình "Cách mạng") và được Phan Xuân Huy(1) phỏng vấn (?), viết về chuyến đi thăm tôi ở trại tù tháng 9 năm 1975 và được đăng tải trên báo Tia Sáng năm 1975. Tôi rất ngạc nhiên và ghê tởm, sau gần 40 năm mới hay, về những điều mà nhà báo PXHuy đã viết ra và gán ghép cho kẻ vắng mặt vì những lý lẽ sau đây:

***trại tù như một trại Hè
***ca tụng về cuộc sống lành mạnh ở Trại tù
***.." đã bị tên tướng ngụy Bùi Thế Lân bỏ kẹt tại cửa Thuận An và đã cùng toàn bộ binh lính trong Tiểu đoàn 7 đầu hàng quân đội giải phóng..."

Thật ra toàn bộ anh em TQLC đã bị bắt, nếu anh em chúng tôi ra hàng thì đã được hưởng qui chế đãi ngộ hàng binh như Phạm Văn Đính và một số đồng bọn thuộc Trung Đoàn 56. Vả lại, đơn vị chúng tôi lúc đó thuộc quyền của Bộ Tư Lịnh Tiền Phương Quân Đoàn I.Ở đây, vị Tư lịnhTQLC không có trách nhiệm nào hết. Người chịu trách nhiệm là Trung Tướng Lâm Quang Thi mới đúng nghĩa hơn.Khi viết toàn bộ ra hàng là điều cố tình hạ nhục anh em chúng tôi khi thất thế!!

Nếu ông Huy Đức biết rõ thêm về tôi là người tù cuối cùng của Lữ Đoàn 147 TQLC ra khỏi trại tù ngày 12 tháng 2 năm 1988 sau gần 13 năm tù ngục với 4 năm 7 tháng 24 ngày bị "kiên giam" còng tay,chân,bị đánh gảy xương sườn vì những chống đối tập thể trong Trại tù Bình Điền, Thừa Thiên.Thì phần trích dẫn từ bài viết của tên nhà báo PXHuy là thiếu trách nhiệm.

Tôi biết PXHuy(1) là thành phần đối lập cơ hội với chế độ VNCH trước năm 1975 mà tôi tận trung phục vụ. Có lẽ trong những ngày tháng đầu sau ngày 30 tháng 4 năm 1975,Phan Xuân Huy - cũng như một số người nhẹ dạ - vì muốn tìm chỗ đứng an toàn trong lòng chế độ mới bằng những bài viết,những câu nói, với những nhận thức "sâu sắc của mình" về cái hay ,cái đẹp của chế độ XHCN. Một nhà báo chân chính phải viết cho sự thật,vì lương tâm thì đừng bao giờ gán, chụp cho những người vắng mặt những gì vì lợi ích cho bản thân,phe nhóm. Tôi gửi đến tác giả Huy Đức những nhận xét của tôi về phần trích dẫn trong sách và mong được hoàn chỉnh sự chính xác cũng như trách nhiệm của người viết.

Trân trọng,

Lê Quang Liễn
_______

LỜI XIN LỖI CỦA TÁC GIẢ HUY ĐỨC trên Facebook:

Sách Bên Thắng Cuộc shared a link via Vu Thi Phuong Anh.

Ước chi tôi có thể gặp được ông Lê Quang Liễn trước khi viết cuốn sách này. Như tôi đã nói trong cuốn sách, phần lớn những bài báo viết về tù cải tạo hồi tháng 9-1975 đều là sản phẩm tuyên truyền. Việc Bên Thắng Cuộc trích đăng những bài viết mà báo chí lúc đó viết về quân đội Việt Nam Cộng hoà là để cho thấy họ không chỉ bị giam cầm mà còn bị tra tấn bởi cả công luận. Ông Lê Quang Liễn đúng là hiểu lầm, nhưng nhờ thế tôi mới có thể tìm thấy nhân vật của mình. Xin lỗi và xin cám ơn ông. Hy vọng việc xuất bản sách sẽ giúp tác giả gặp them những nhân chứng như ông Liễn để phỏng vấn thêm và để bổ sung tư liệu cho lần xuất bản tới.
________

(1) CHÂN-DUNG PHAN-XUÂN-HUY và HUỲNH-BÁ-THÀNH

Nguồn: http://ca.cand.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=56042 

Trong những ngày cuối cùng của chế độ Sài Gòn, quân ngụy tuy đã tan rã về tư tưởng nhưng vẫn còn một vài đơn vị chưa buông súng. Trong đó có đơn vị biệt động chốt giữ cầu Sài Gòn.

Có một yêu cầu rất quan trọng của ta là không để địch phá cầu Sài Gòn, vì đây là tuyến đường cực kỳ quan trọng để một mũi chính của đại quân ta tiến thẳng vào Sài Gòn.

Sáng 28/4/1975, đồng chí Huỳnh Bá Thành được nhà báo Cung Văn (Nguyễn Vạn Hồng) báo cáo là quân dù đang chống trả khá quyết liệt ở khu vực cầu Sài Gòn với lực lượng du kích của Thủ Đức. Nhà báo Cung Văn bị thương. Đồng chí Huỳnh Bá Thành tìm cách liên lạc với Phan Xuân Huy để tác động Dương Văn Minh ra lệnh cho quân ngụy không được phá cầu Sài Gòn.

Phan Xuân Huy là một dân biểu đối lập trong chế độ Sài Gòn, nhưng cũng là một trí thức yêu nước, có mối quan hệ thân thích với Dương Văn Minh. Ông Phan Xuân Huy là con rể của Dương Văn Minh (chồng của con gái nuôi Dương Văn Minh).

Sáng 29/4/1975, đồng chí Huỳnh Bá Thành nhắn Phan Xuân Huy đến Tòa soạn Báo Điện Tín và nói: "Ở số 3 (Dinh Hoa Lan của Dương Văn Minh ở số 3 đường Trần Quý Cáp, nay là đường Võ Văn Tần) có người đề nghị giựt sập cầu Sài Gòn. Anh phải đến ngay đó để chặn lại. Đây là lệnh".
Phan Xuân Huy lập tức lái xe đến Dinh Hoa Lan.

19 December 2012

Boeing 797

Một máy bay khổng lồ chở 1000 hành khách trên chặng đường 16.000 km ở vận tốc 0.88 mach, tương đương với 1061/km/giờ.

        Dưới đây là giấc mơ mà Mỹ đã ra công sức từ lâu để thực hiện. Những hình ảnh do một phó nhòm tài tử chụp được.

        Hãng Boeing chuẩn bị tung ra loại  máy bay mới này cho hành khách thế giới sử dụng, có thể làm đảo lộn cả bộ mặt của kỹ nghệ du lịch hàng không dân sự.

        Thiết kế  của chiếc Boeing 797 này gồm việc kết hợp cánh và thân máy bay làm một, do Trung Tâm Nghiên Cứu của Cơ Quan Quản Trị Hàng Không & Không Gian NASAcuả Mỹ thực hiện.

        Con chim khổng lồ này có sải cánh (envergure) là 265 feet (khoảng 87 mét) (so với 70 mét của 747) và sẽ có thể sử dụng những đường bay thiết kế riêng cho máy bay Airbus A-380 mà sải cánh là 262 feet (khoảng 86 mét). Máy bay B-797 là một thách thức  trực tiếp của Boeing Mỹ trước A-380 Airbus của châu Âu, là hãng đã đạt được 159 đơn đặt hàng chắc chắn. Việc cho ra chiếc B-797 có mục đích để … đè bẹp chiếc A-380…

        Chiếc A-380 đã nằm trên sàn thiết kế từ năm 1999 với phí tổn chi ra đã là 13 tỷ, thì coi như đã tạo lợi thế cho Boeing 797, vì chiếc Airbus vẫn lệ thuộc vào lối thiết kế kinh điển, dùng thân máy bay chở người, mà vài thập niên tới đây sẽ trở nên lỗi thời. Chiếc B-797 trên thực tế được coi là "cánh bay" chứ không còn là "máy bay" nữa !

        Thiết kế "kết hợp cánh và thân" (fusion aile et fuselage) mang lại nhiều lợi điểm so với thiết kế kinh điển bấy lâu nay, mà quan trọng nhất là "lực bốc và cản" (Ascenseur et Trainée nói theo tiếng Pháp, và Lift & Drag theo tiếng Anh), coi như hữu hiệu hơn đến 50%; chưa kể trọng lượng tổng cộng của máy bay sẽ giảm được 25%, và năng lượng sử dụng (xăng) sẽ hữu hiệu hơn được 33%, so với A-380 của Airbus. Đó là chưa kể sự vững chắc (rigidité) là một yếu tố cốt lõi làm cho máy bay bền bỉ hơn. Kết hợp cánh và thân còn làm máy bay ít bị ảnh hưởng của không khí xáo trộn bên ngoài (turbulences) tức là bay êm ả hơn cho hành khách, dù thời tiết xấu, góp phần thêm vào việc tiết kiệm năng lượng.

        Tổng hợp lại, thiết kế mới cho phép B-797 có vận tốc đường trường (vitesse de croisière, tiếng Anh là cruising speed) của nó là 654 Miles/Hour (1061 Km/giờ), so với chiếc Airbus chỉ đạt được 570 MPH (924 Km/giờ).

        Ngày giờ chính xác B-797 được đưa vào sử dụng thì chưa biết chắc, nhưng trận chiến giành ưu thế trong vận chuyển hàng không dân sự coi như đã được hoạch định thật rõ ràng. (Tổng hợp Internet)

Source: Quốc Gia Hành Chánh

16 December 2012

Có thật sự Hoa Lục đã trở thành một siêu cường?

Điền Thảo

Once China becomes strong enough to stand alone, it might discard us.
A little later it might even turn against us, if its perception of its interests requires it.
- Henry Kissinger

Những thành tựu ngoạn mục.

Nước Tầu cộng sản, gọi vắn tắt là Hoa Lục,  đã trải nghiệm một cuộc biến đối kỳ thú chỉ trong vòng vài thập niên. Trong thập niên vừa qua, kinh tế Hoa Lục đã tăng gấp 4 lần, từ mức độ ngang với Nước Ý đã lần lượt vượt mặt Anh, Đức và sau chót là Nhật. Nước Tầu CS đã thực hiện được những chiến lược dài hạn và những dự án lớn lao và ngoạn mục: Hấp dẫn được tư bản đầu tư vào Hoa Lục và dùng giao kèo buộc họ chuyển nhượng kỹ thuật tân tiến cho những kỹ sư, và chuyên viên bản địa. Cụ thể Hoa Lục đã phóng được phi thuyền đưa người lên không gian; Họ xây dựng hệ thống vân chuyển siêu tốc trên bộ nối Bắc Kinh với Thượng Hải. Đó là một vài trong số những thành công điển hình khiến chuyên viên các nước phải suy nghĩ và làm hoa mắt thường dân năm châu.


Tổng sản lượng nội địa (GDP) của Hoa Lục so sánh với những nước phát triển khác.

Trong một phúc trình gần đây của Pew Global Attitudes Project, ý nghĩ Nước Tầu CS hoặc sẽ thay thế hoặc đã thay thế Mỹ trong vai trò siêu cường lãnh đạo thế giới đã được chia sẻ tại 15 trong số 22 quốc gia. Niềm tin này đặc biệt rất phổ biến tại các nước Tây Âu, trong đó Pháp 23%, Tây Ban Nha 14%, Anh Quốc 11%, và Đức Quốc 11% cho rằng Nước Tầu CS đã thay thế nước Mỹ như siêu cường hàng đầu trên thế giới. Một điều nghịch lý là trong số 22 nước được thăm dò thì nước có số người ít nhất tin như thế lại chính là Nước Tầu CS: 6%.

Những người tin tưởng Hoa Lục đang trên tiến trình thay thế ngôi vị siêu cường số một trên thế giới không phải ít. Nhưng quá khứ chứng tỏ số đông không hẳn đã đúng.  Rất có thể quần chúng không được thông tin đầy đủ. Những người được hỏi trong cuộc thăm dò đã căn cứ vào đâu để trả lời? Thống kê? Quan sát cá nhân? Hay qua cảm nghĩ? Thế cho nên khi hỏi một người "bạn có tin điều đó không?" thì cũng nên hỏi "vì sao bạn lại tin như thế?".

Phải nói ngay rằng giới truyền thông đã làm công việc rất tồi khi nói về bản chất của Hoa Lục, và sự vươn lên của nước này từ một tình trạng tương đối tối tăm.

Trước mắt, Hoa Lục không thể trở thành một siêu cường lãnh đạo thế giới.

Nội lực còn thua xa nhiều nước.

15 December 2012

"Bên Thắng Cuộc" - tác giả Huy Đức

TTR: "Bên Thắng Cuộc", một quyển sách đang gây xôn xao trên các diễn đàn trong và ngoài nước. Sách viết về ngày "Đất nước thống nhất" ngày Miền Nam được cộng sản "giải phóng"... Dưi đây là một đoạn trích. Chúng ta thử đọc để thấy tác giả Huy Đức mô tả cái hoang dại của ngày cộng sản chiến thắng. Chỉ đọc một đoạn thôi đã hiểu vì sao đất nước vẫn chia lìa cho đến ngày hôm nay...

... Cũng có không ít quan chức Cách mạng thay vì bảo lãnh, đã vận động ngay chính những người trong gia đình mình đi “học tập”. Có người muốn chứng minh với Đảng sự “chí công vô tư”. Có người tin là cần thiết đối với người thân của họ.

Thiếu úy Việt Nam Cộng Hòa Lưu Đình Triều có ba mẹ là cán bộ cao cấp của Cách mạng. Năm 1954, lúc Lưu Đình Triều một tuổi, chị gái Triều ba tuổi, anh đã được ba mẹ để lại cho bà ngoại để đi tập kết. Trong suốt hơn hai mươi năm, hai chị em Lưu Đình Triều đã lớn lên như những đứa trẻ mồ côi trong khi ba mẹ mình sống ở Hà Nội trong một phần căn biệt thự trên đường Điện Biên Phủ với sổ mua hàng “Tôn Đản”. Ba anh là ông Lưu Quý Kỳ, vụ trưởng Báo chí Ban Tuyên huấn Trung ương kiêm tổng thư ký Hội Nhà báo. Còn anh, năm 1972, khi Chính quyền Sài Gòn tạm đóng cửa các trường đại học và hạ bớt tuổi hoãn quân dịch của sinh viên, như nhiều sinh viên khác, Lưu Đình Triều bị động viên vào lính.

Năm 1975, ông Lưu Quý Kỳ trở về, Lưu Đình Triều nhớ lại: “Bao lần tôi đã nằm tưởng tượng ra cảnh hội ngộ này và nghĩ rằng lúc ấy tôi sẽ hét vang cái tiếng gọi mà tôi đã thèm khát hàng chục năm trời: Ba ơi! Má ơi!”. Nhưng, ngay trong ngày gặp lại, Lưu Đình Triều đã cảm nhận được một “hố sâu thực sự”.

Lúc đó, do tình hình đi lại khó khăn, ông Lưu Quý Kỳ về Nam trước, vợ và con ông, những người sinh ra ở Hà Nội, đã gửi gắm tình cảm vào chiếc máy ghi âm mà ông Kỳ mang theo. Cô em gái Triều sau khi thăm hỏi anh chị, hồn nhiên hỏi: “Từ hôm giải phóng tới giờ anh chị biết bài hát nào mới chưa. Em và con Thảo, con chú Tân, hay hát lắm. Để bọn em hát cho anh chị nghe nhé”. Rồi hai cô gái Hà Nội cất giọng lanh lảnh hát trong máy ghi âm: Sài Gòn đó, quê ta ơi / Trong biển lửa vẫn ngời ngời / Ta đi như sóng căm hờn dâng trào / Xô lên trên xác quân thù hung bạo / Giành một mùa xuân tươi sáng khắp miền Nam…

Lưu Đình Triều viết: “Khi nghe tới đó, tim tôi như thắt lại. Một ‘quân thù’ đang đứng cạnh ba đây. Ba có biết không? Có căm hờn nó không? Từ giờ phút đó, niềm vui hội ngộ trong tôi giảm hẳn. Chỉ có nỗi lo âu, thắc thỏm là mới dâng trào”.

Vài tháng sau, Lưu Đình Triều vẫn phải đi cải tạo. Trong thời gian ở trại, Lưu Đình Triều kể: “Ban ngày chúng tôi phải học lý luận, ban đêm học hát những bài như Bão Nổi Lên Rồi, Rầm Rập bước Chân Ta Đi Trên Đường Phố Sài Gòn… Sau khi được “lên lớp” về Truyền thống Chống Ngoại xâm, Đường lối Sáng suốt của Đảng Ta, Cuộc Chiến tranh Chính nghĩa, Chính sách Khoan hồng của Chính phủ Cách mạng…, các trại viên phải tập trung thảo luận, theo hướng: phải phân tích được âm mưu của Mỹ - Ngụy; phải nhận ra Ngụy quyền không chính nghĩa, chỉ có Cách mạng mới chính nghĩa. Học xong lại phải “soi rọi bản thân”, kể ra những tội lỗi của mình, mỗi người phải nghĩ cho ra một điều phi nghĩa của Quân đội Việt Nam Cộng hòa”.

Lưu Đình Triều nói: “Tôi dẫn chuyện lính Sư 7 hành quân bắt gà, bắt heo của dân. Có người là lính tài vụ, cả đời chỉ đi phát lương, với mong muốn được Chính phủ khoan hồng, đã nhận phát lương cũng coi như tạo điều kiện cho lính đi càn quấy. Có người than, tao nghĩ không ra tội, chúng mày ạ”.

Từ tháng thứ ba, Triều kể: “Mỗi tháng, trại viên được thăm nuôi một lần. Trong số những người thăm nuôi có người quê Biên Hòa, tôi nhắn chị tôi đi thăm. Hóa ra, khi ấy chị tôi đang đi Hà Nội. Khi chị tôi về, lên trại đúng lúc trại cấm thăm nuôi vì một sự cố do trại viên gây ra. Tôi nhìn thấy chị tôi, khoát tay bảo về nhưng chị tôi cứ đứng bên kia đường không chịu. Một người quản giáo tốt bụng tới vỗ vai, nói: ‘Đi theo tôi’. Đi ra, vệ binh chặn lại; nhưng người quản giáo can thiệp. Hai chị em nhìn nhau khóc, khiến người quản giáo cũng khóc”.

Chỉ huy trại khi ấy cũng biết Lưu Đình Triều là con cán bộ cao cấp nên chủ động gửi thư cho ông Lưu Quý Kỳ, nói: “Chúng tôi biết anh, nếu được, anh lên trại chúng ta nói chuyện về cháu”.

Ông Lưu Quý Kỳ có lên nhưng thay vì gặp con và bảo lãnh, ông chỉ viết thư khuyên “con cố gắng học tập tốt”.

Lưu Đình Triều nhớ lại: “Tôi vừa đọc thư ba tôi vừa xé và vừa cay đắng khóc”. ...

14 December 2012

Kích Động Lòng Yêu Nước Cực Đoan

Đào Văn Bình
Yêu nước là tình cảm thiêng liêng, cao quý không một thứ tình cảm nào có thể sánh bằng. Yêu cha yêu mẹ, yêu thầy yêu cô, yêu bạn yêu bè, yêu quê cha đất tổ, thậm chí “tử vì đạo” cũng không thể sánh được với lòng yêu nước. Bởi vì “tử vì đạo” là chết cho tôn giáo riêng của mình chứ chưa phải chết cho đất nước.

Chính vì lòng ái quốc thiêng liêng, cao quý như thế cho nên khắp nơi trên thế giới, tại thủ đô hoặc các thành phố hoặc những nơi gọi là di tích lịch sử, dân tộc nào cũng có truyền thống tạc tượng, lập tượng đài…để nhớ và tôn vinh những vị đã được cả dân tộc ghi nhận là “những nhà ái quốc.” Riêng dân tộc ta còn lập miếu đền - suốt năm nhang khói - không phải chỉ để tôn thờ mà còn để nhắc nhở con cháu muôn ngàn đời sau về lòng ái quốc. Khi nhìn thấy miếu đền, chúng ta thấy lịch sử sống lại và các vị anh hùng dân tộc vẫn còn ở với chúng ta.

Sống trong lòng dân tộc mà một người nào đó không có lòng ái quốc thì giống như một thứ “ngoại kiều” trục lợi trên quê hương mình mà không hề “khóc cười theo mệnh nước nổi trôi”. Không có lòng ái quốc giống như “gỗ mục” như “bèo giạt mây trôi” - thời bình có thể làm gián điệp cho ngoại bang còn khi đất nước lâm nguy có thể sẵn sàng làm tay sai bán nước nếu bản thân mình hoặc gia đình mình có lợi.

Mặc dù lòng ái quốc thiêng liêng và cao cả như thế nhưng không phải là chuyện khó làm. Tùy theo hoàn cảnh, trình độ và vị trí  - mỗi người có thể bày tỏ lòng yêu nước một cách khác nhau.

-  Đối với người bình thường (thứ dân) thì trong thời bình là một công dân tốt, đóng thuế đầy đủ, tuân thủ luật pháp quốc gia. Thời chiến thì bản thân mình hoặc khích lệ con em hăng hái tòng quân giết giặc, tham gia vào các công binh xưởng, các nhà máy, nông công trường cung cấp tất cả những gì cần thiết cho chiến tường, bỏ bớt những ham thích cá nhân (xin xem “Hịch Tướng Sĩ” của Trần Hưng Đạo) trong tinh thần “hâu phương yểm trợ tiền tuyến”. Như thế có thể gọi là một công dân yêu nước.

Thơ Dương Quân


Nói leo:
Sao Em không về...  với Dương Quân? 
Năm tháng còn vương, năm tháng nhuần! 
Nệm trắng tường vôi choàng mắt dậy: 
Khát khao vẫn vậy nụ tầm xuân! 

A.C.La
**

Đọc bài thơ SAO EM KHÔNG VỀ nghe sao thê thiết quá khiến cho tôi đây, một người dốt thơ, không có chút tâm hồn thi sĩ, cũng nghe lòng buồn man mác. Không cầm lòng được, tôi viết ngay xuống cảm xúc của mình. Đây thực sự không phải là một bài thơ đúng nghĩa của nó mà có thể nói là nhại thơ của Ngài thi bá mà thôi.


EM SẼ VỀ NGAY

]Tiếng gọi tình yêu thê thiết
]Động lòng kẻ ở phương xa
]Ngập tràn sầu vương , ai biết
]Đêm đêm lệ thắm chan hòa                       *

]Em về bên anh ngay , anh ơi
]Chưa hết trăm năm , chửa hết đời
]Vẫn thấy tháng ngày còn xanh thắm
]Chưa mòn sức lực , vẫn còn hơi

]Em sẽ về ngay đây , bên anh
]Chăn chiếu , xin anh hãy sẵn dành
]Tình cũ ngày xưa nồng thắm lại
]Đời không còn dang dở , mong manh

]Cần biết làm chi em ở đâu ,
]Môi son , má thắm có phai màu ,
]An nhàn hay vẫn còn xuôi ngược ,
]Hay vẫn long đong , vẫn dãi dầu... ?
 
]Anh ơi ! Em về ngay phương Nam
]Để thấy tình anh vẫn ngập tràn
]Nơi ấy , tình đôi ta thắm lại
]Tay trong tay , quấn quýt quanh năm

]Em sẽ về ngay để có nhau
]Để nghe anh hát khúc Phượng cầu...
]Để nghe những lời anh hò hẹn
]Và để yêu nhau , dẫu bạc đầu !

]Nhớ đến tình ta , ôi thiết tha
]Xa xôi năm tháng vẫn chưa nhòa
]Vẫn còn mê đắm trong ký ức
]Và vẫn đong đầy nỗi xót xa ...!

]Em về bên anh ngay , anh ơi
]Ta sẽ bên nhau đến hết đời
]Em hứa từ đây và mãi mãi
]Chung lòng , hai đứa có nhau thôi .

MLN 
14/12/12

Tin liên hệ xa gần đến đồng môn ở VN

ACB ĐÃ TRỞ VỀ VỚI CHÍNH CHỦ!
Quanlambao 

Bản tin từ VN chuyển qua do một đồng môn

-  Sau cả một thập kỷ buộc phải lùi về phía sau do bị "Bố già" Nguyễn Đức Kiên dùng các thế lực chính trị và đặc biệt là từ ông 'Cố vấn của Kiên' là Nguyễn Văn Hưởng cùng với mối quan hệ mua bán bằng tiền đối với Lãnh đạo Ngân hàng Nhà Nước - Bố già Kiên đã khống chế gây áp lực buộc Trần Mộng Hùng phải lựa chọn lùi về phía sau hoặc "Tao sẽ phá nát ACB cho sập luôn"!

Sự kiện những năm 1998 khi hàng loạt báo chí tấn công, tung tin Tổng giám đốc ACB bỏ trốn. gây hoảng loạn trong dân cư gởi tiền, NHNN chỉ chịu chi viện khi bố già Kiên đã đạt được thỏa thuận tiếm quyền ACB.

Không ai đau xót cho ACB bằng chính người đã sinh thành ra nó. Ông Trần Mộng Hùng* đã phải chấp nhận lùi bước để bảo vệ đứa con của mình. Tuy nhiên trước khi rút hẳn khỏi vị trí Chủ tịch của ACB thì Trần Mộng Hùng đã đưa được một số nhà đầu tư nước ngoài vào ACB và cũng chính ông đã tạo dựng được một nề nếp làm ăn bài bản cho ACB. Đó cũng là nền tảng giúp cho ACB phát triển đến hôm nay mà không bị sụp đổ bởi bố già Nguyễn Đức Kiên.

Sự trở lại của ông Trần Mộng Hùng là bằng chứng của thuyết nhân quả của nhà Phật! Cuối cùng thì ACB cũng đã trở về được với chính chủ - Tuy rằng ACB sẽ phải giải quyết hậu quả nặng nề của những thiệt hại do "Bố già" Kiên để lại 6.700 tỷ đồng sẽ còn tăng tiến với thời gian cùng với lãi suất! ACB sẽ còn khó khăn sóng gió, nhưng ông Trần Mộng Hùng chắc chắn sẽ lái còn thuyền ACB đến bến bờ vinh quang khẳng định vị trí của một Ngân hàng ngoài quốc doanh hàng đầu của Việt Nam!
Xin chúc mừng ông Trần Mộng Hùng cùng gia đình!

______
Thêm một vài tin liên hệ:

Ông Trần Mộng Hùng ứng cử vào HĐQT ngân hàng ACB
Cùng với ông Hùng còn có 3 ứng cử viên khác là ông Nguyễn Thành Long (nguyên chủ tịch Eximbank), ông Đàm Văn Tuấn[1] (phó TGĐ của ACB) và ông Trần Trọng Kiên (chủ tịch công ty CP Du lịch Thiên Minh).

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa có tờ trình ĐHCĐ về việc đề cử ứng viên bầu bổ sung chức danh thành viên HĐQT ngân hàng nhiệm kỳ 2008 – 2012.

Theo đó, HĐQT trên cơ sở tham khảo ý kiến của các thành viên HĐQT và đại diện các cổ đông lớn về việc đề cử ứng viên, đã thông qua quyết định đề cử 4 ứng viên để bầu bổ sung lần này.

Một là, ông Trần Mộng Hùng (*) (sinh năm 1953), nguyên TGĐ ngân hàng ACB (1993 – 1994), nguyên chủ tịch HĐQT ACB (từ 1994 – 2008).

Hai là, ông Nguyễn Thành Long (sinh năm 1951), nguyên chủ tịch HĐQT Eximbank (1998 – 2010), nguyên chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng khoán Rồng Việt (2008 – 2012), chủ tịch HĐQT Tổng Công ty CP Bảo hiểm Bảo Long (từ tháng 5/2012 tới nay).

Ba là, ông Đàm Văn Tuấn (**)(sinh năm 1951), Phó TGĐ ngân hàng ACB (từ 2001 tới nay).

Bốn là, ông Trần Trọng Kiên (sinh năm 1973), chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ công ty CP Du lịch Thiên Minh (từ 2001 tới nay). Ông Kiên hiện còn giữ các chức vụ quan trọng tại 10 công ty khác, trong đó là chủ tịch HĐQT của công ty CP Du lịch Thiên Minh Hòa Bình và Victoria Hotels (HK). Ông là chủ tịch HĐTV của công ty TNHH Du lịch Đống Đa, của công ty TNHH Lữ hành Chợ lớn, của công ty Jetwing Indochina; là Thành viên HĐQT của công ty Khách sạn Victoria Hội An và Victoria Cần Thơ...

Ngân hàng ACB sẽ tổ chức ĐHCĐ bất thường năm 2012 vào sáng 26/12 tới tại Tp. Sài Gòn
Thành Hưng

Theo TTVN/ACB
_________________
* Trần Mông Hùng là một cựu sinh viên Học Viện QGHC Sài gòn
** Đàm Văn Tuấn cũng là cựu SV HVQGHC khóa 20, cùng khóa với Hùng, kết duyên với Nguyễn Thị Minh Tâm cũng cùng khóa 20. Tâm vắn số vì bệnh ung thư.



Tùy bút

H ình như thuở đó có một học sinh nghèo "ngoại đạo" mới vừa 16 tuổi, quê mùa nhút nhát, đang nuôi dưỡng một tình "yêu-hoa-cúc...