23 October 2011

Điểm mặt những nhà độc tài

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới
nêu đích danh Nguyễn Phú Trọng là Hung Thần của Tự do Báo chí

source: http://en.rsf.org/maghreb-et-moyen-orient-thirty-eight-heads-of-state-and-03-05-2011,40204.html

(Lê Minh phỏng dịch)

TBT ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng là Hung thần của tự do báo chí

Đại hội đảng tổ chức từ ngày 10 đến 19 tháng Giêng năm 2011 đã bầu Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí Thư ĐCSVN. Trước đây Trọng từng chuyên ngành công tác đảng từ năm 1967 đến 1996, và từng là biên tập rồi Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, cơ quan ngôn luận của Đảng CSVN.

So với vị tiền nhiệm, người mà chỉ trong vòng mấy tháng đã có thành tích kết án cả trăm năm tù đối với các Bloggers, và những ai lên tiếng chỉ trích chế độ, thì Trọng có lẽ sẽ không thua kém gì. Công điểm đầu tiên của Trọng là bản án 7 năm tù dành cho TS.Cù Huy Hà Vũ trong phiên tòa chóng vánh ngày 4/04/2011 với tội danh tuyên truyền chống phá nhà nước, trong khi ông Vũ chỉ có mỗi tội là cổ súy hệ thống chính trị đa nguyên đa đảng thông qua các ý kiến đóng góp trên mạng và hệ thống thông tấn báo chí nước ngoài.

Tổng cộng có 18 công dân mạng bị bắt giam với tội danh tương tự. Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, một phóng viên độc lập hiện đang đối mặt với khả năng có thể bị cầm tù vì đã kêu gọi hưởng ứng tinh thần đấu tranh dân chủ của Cách mạng Hoa Lài lan rộng ở nhiều nước Trung Đông. Linh mục Nguyễn Văn Lý, một tu sĩ công giáo và cũng là một chiến sĩ đấu tranh nhân quyền, có thể bị đưa trở lại nhà tù vì những hoạt động báo chí trên mạng của ngài. Trọng nắm quyền tối thượng, có thể phủ quyết cả Thủ tướng và Chủ tịch nước để đưa ra những điều luật ngăn cản, bắt bớ, kiểm duyệt, bất chất những lời khuyên can của cộng đồng quốc tế.

http://en.rsf.org/spip.php?page=predateur&id_article=37304

Trung Đông: các hung thần của tự do báo chí bắt đầu bị lật đổ

Các nhân vật trụ cột của những guồng máy đàn áp, các lãnh đạo chính trị của các chế độ thù địch với các quyền dân sự và thành viên các tổ chức vận động chống lại việc sử dụng bạo lực đối với nhà báo - Họ đều là những hung thần của tự do báo chí. Họ kiểm duyệt báo chí.

Năm nay có tất cả 38 hung thần báo chí. Nổi bật nhất là nhóm ở Bắc Phi và Trung Đông, nơi đã có những biến động dữ dội xảy ra trong những tháng gần đây. Những thay đổi quan trọng trong danh sách hung thần báo chí năm 2011 là do những biến động tại các quốc gia Ả-Rập. Các đầu lãnh đều rơi rụng. Trước tiên là Tổng thống Tunisia Zine el-Abidine Ben Ali, bị buộc phải từ chức hôm 14 tháng Giêng, tạo cơ hội cho dân chúng Tunisia tìm kiếm cho mình những chọn lựa dân chủ.

Hung thần khác là Ali Abdallah Saleh, Tổng thống Yemen, bị người dân nước mình xuống đường chống đối bằng hằng loạt các cuộc biểu tình, hoặc Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã phản ứng lại các cuộc biểu tình bằng những cuộc đàn áp đẫm máu, thì cũng sẽ rơi rụng thôi. Còn lãnh tụ cách mạng Muammar Gaddafi của Libya giờ đây là lãnh tụ của bạo lực, trấn áp dân mình thẳng tay mà không cần biết lý do. Còn vị vua của Bahrain là Ben Aissa Al-Khalifa thì sao?, một ngày nào đó cũng sẽ phải trả lời trước nhân dân mình về cái chết của bốn nhà hoạt động nhân quyền đã chết trong trại tạm giam, kể cả một người sáng lập tờ báo đối lập, và những hoạt động đàn áp những người biểu tình đòi dân chủ.

Tự do báo chí vẫn luôn là mối ưu tư hàng đầu của người dân trong khu vực này. Mặc dầu rất mong manh nhưng đó là những nhân nhượng đầu tiên của các chính quyền chuyển tiếp và cũng là những thành công đầu tiên của cuộc cách mạng.

Danh sách các tội danh liên quan đến tự do báo chí trong suốt cuộc cách mạng mùa Xuân của khối Ả Rập cứ tăng dần lên: tìm cách ngăn chận các phóng viên nước ngoài, bắt bớ và giam cầm, trục xuất, ngăn cấm liên lạc kết nối, đe dọa và trù dập. Những kẻ quyết tâm ngăn cấm tự do báo chí tại 4 quốc gia Syria, Libya, Bahrain và Yemen, không chỉ dừng lại ở việc giết người. Những người thiệt mạng gồm có Mohamed Al-Nabous bị những tay bắn sẻ của chính phủ bắn chết tại thành phố Benghazi của Libya hôm 19/03, và hai nhà báo bị lực lượng an ninh giết chết tại Yemen hôm 18/03.

Hiện đang có hơn 30 trường hợp bị tạm giam tùy tiện tại Libya và cũng khoảng chừng ấy số phóng viên nước ngoài bị trục xuất. Những phương pháp tương tự cũng được áp dụng tại Syria, Bahrain và Yemen bởi vì nhà cầm quyền các quốc gia này ra sức ngăn cấm, giữ một khoảng cách để các nhà báo không thể tường thuật gì được.

Báo chí không thể nào đóng góp gì được trong các cuộc xung đột này, bởi vì những chế độ độc tài này hiện thân đã là đối nghịch với tự do báo chí, đã kiểm soát tin tức và thông tin bởi vì đó là kế sách sống còn của chế độ.

Việc các phóng viên bị nhà cầm quyền ngăn cấm hoặc bị kẹt giữa lằn đạn từ những người đấu tranh và từ các lực lượng an ninh, đã nhắc nhở chúng ta rằng họ luôn phải đối diện với hiểm nguy để hoàn thành trách vụ trong việc đưa tin.

Do yêu cầu của công việc cần phải có mặt tại địa đầu và nhiều khi là ngay tại nơi xảy ra bạo động, đã khiến cho nhiều nhà báo thiệt mạng kể từ đầu năm nay. Tổ chức Phóng viên Không Biên giới chia sẻ sự ra đi của phóng viên người Đức anh Lucas Melbrouk Dolega. Anh bị cảnh sát bắn trái lựu đạn cay trúng người hôm 17/01 và đưa đến tử vong 3 ngày sau đó; và anh Tim Hetherington, một nhiếp ảnh gia người Anh làm việc cho Vanity Fair và Chris Hondros một nhiếp ảnh gia người Mỹ làm việc cho Getty Images đã bị đạn pháo giết chết tại thành phố Misrata của Libya hôm 20/04.

Phần còn lại của thế giới

Ở Á Châu, một số nhà lãnh đạo các chế độ độc tài được thay thế nhưng vẫn là bình mới ruợu cũ. Tại Miến Điện, tướng Thein Sein thay thế tướng Than Shwe lãnh đạo chính phủ (ở xứ này hiện có 18 phóng viên bị cầm tù). Tại Việt Nam, Đảng Cộng sản chọn Nguyễn Phú Trọng lên thay thế Nông Đức Mạnh (ở quốc gia này hiện có 18 công dân mạng bị giam cầm). Trong trường hợp tại 2 quốc gia này, hung thần mới lên thay thế hung thần cũ. Họ là lãnh đạo của những chế độ chuyên sử dụng biện pháp tù đày để kiểm duyệt và không mong gì có cởi mở chính trị. Những chế độ độc tài sắt máu này đeo đuổi một thể chế độc đảng để duy trì quyền lợi phe cánh, cũng đang bắt đầu lo sợ trước các cuộc cách mạng dân chủ hiện đang xảy ra trên thế giới.

Làn sóng cách mạng từ mùa Xuân Ả Rập hiện đang ảnh hưởng đến các chính sách mà Chủ tịch Hồ Cẩm Đào của Trung Quốc và Tổng thống Ilham Aliyev của Azerbaijan vẫn đang theo đuổi bây lâu nay. Họ sợ rằng những "con vi trùng" này có thể lây lan nhanh. Hơn 30 nhà đối kháng, luật sư và hoạt động nhân quyền đã bị bắt giam biệt tích ở Trung Quốc. Không ai có thể biết họ đang ở đâu và cái gì đang xảy ra đối với họ. Một trong những nạn nhân mới nhất là nghệ sĩ nổi tiếng Ai Wei Wei. Chẳng ai biết ông ta bị giam ở nơi nào. Nhà cầm quyền Azerbaijan cũng áp dụng chiến thuật tương tự để trấn áp phe đối lập và báo chí vì họ theo gương các nước Ả Rập dự trù tổ chức những cuộc biểu tình tại thủ đô Baku. Các nhà hoạt động trên mạng .

Facebook bị bắt giam. Các phóng viên của tờ báo đối lập Azadlig bị bắt cóc và bị đe dọa. Nhiều phóng viên tường thuật cuộc biểu tình bị bắt và bị đánh đập. Mạng internet bị cắt đứt.

Những hung thần khác cũng không hổ danh với thâm niên của mình. Issaias Afeworki ở Eritrea, Gurbanguly Berdymukhamedov ở Turkmenistan và Kim Nhất Chính ở Bắc Hàn vẫn là lãnh đạo của những xứ độc tài toàn trị trên thế giới. Sự tàn ác của họ càng ngày càng tăng. Đó là những chế độ trung ương tập quyền sắt máu, với các cuộc thanh lọc và khẩu hiệu tuyên truyền khắp mọi nơi, tuyệt đối không có chỗ dung thân cho bất kỳ sự tự do nào.

Những hung thần của Iran: Mahmoud Ahmadinejad, được tái cử chức tổng thống vào tháng 6 năm 2009, và Ali Khamenei, vị lãnh tụ tối cao, chính là kiến trúc sư của những cuộc đàn áp đối lập thẳng tay theo kiểu nhà độc tài Stalin.

Hơn 200 phóng viên và Bloggers đã bị bắt kể từ tháng 6 năm 2009. 40 người vẫn còn bị cầm tù và khoảng 100 người đã phải trốn khỏi quốc gia này. Khoảng chừng 3,000 nhà báo hiện đang thất nghiệp bởi vì nhiều tòa soạn bị đóng cửa hoặc bị ép buộc không thuê mướn họ. Tổ chức Phóng viên Không Biên giới kêu gọi Liên Hiệp Quốc cử một đặc sứ nhân quyền đến Iran ngay lập tức, để theo dõi việc thực thi nghị quyết do Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC) được biểu quyết hôm 24/03.

Ở phía bên kia bờ Đại Tây Dương cũng có thêm một khuôn mặt mới vào danh sách các Hung Thần của Tự do Báo chí. Đó là Miguel Facussé Barjum, nhà độc tài quân sự của xứ Honduras, có gốc địa chủ, đã liên tục trấn áp báo chí đối lập kể từ sau cuộc đảo chánh vào tháng 6 năm 2009. Trong số đó phải kể đến một đài radio địa phương, đã từng can đảm chống lại các thế lực làm ăn và chính trị trong một cuộc chiến không cân sức được ví như người hùng tí hon chống lại anh chàng khổng lồ.

Hồi quốc và Cote d'Ivoire - 2 quốc gia sắp được vào danh sách trong năm tới

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới sẽ tiếp tục đi sâu vào vấn đề các tổ chức tội phạm có liên can đến việc vi phạm quyền tự do báo chí. Báo cáo đầu tiên trong vấn đề này của ấn bản ra tháng 3 năm 2011, sẽ đề cập đến chuyến đi sắp tới đến Mexico của Cao Ủy Nhân Quyền LHQ Navanethem Pillay. Trong năm 2010, có 7 phóng viên đã bị giết tại Mexico.

Bạo động cũng là một vấn đề chính ở Hồi quốc, đã khiến cho 14 phóng viên thiệt mạng chỉ trong vòng chỉ hơn một năm. Quốc gia này vẫn là nơi hành nghề nguy hiểm nhất trên thế giới của báo chí. Các tổ chức thông tin báo chí tại những khu vực nguy hiểm nhất cần phải có những cơ chế thích hợp để giúp các phóng viên tránh khỏi những hiểm nguy luôn rình rập đe dọa.

Ở Mexico và Hồi quốc, cũng như tại Phi Luật Tân, việc bảo vệ báo chí rất lỏng lẽo vì kẻ vi phạm không hề bị phạt. Thái độ dửng dưng của các quan chức địa phương, sự tự tung tự tác của các băng đảng và nạn tham nhũng đã khiến cho những vụ vi phạm không bao giờ được điều tra tới nơi tới chốn. Tự do báo chí không thể tiến triển nếu người ta không kiên quyết đấu tranh triệt để với nạn dung dưỡng.

Đối với hoạt động mạng Internet, tổ chức Phóng viên Không Biên giới sẽ kiên quyết bảo vệ tính độc lập của nó vì hiện có nhiều quốc gia dự tính đưa ra các điều luật kiểm soát. Phóng viên Không Biên giới cũng rất quan tâm đến những áp lực đang gia tăng, với những cường độ khác nhau tùy theo từng chế độ, đang toan tính áp đặt một chế độ kiểm duyệt và điều phối lên các công ty internet, nhất là các nhà cung cấp dịch vụ mạng.

Tin tức gần đây cho thấy, Côte d'Ivoire tiếp tục trở thành trung tâm điểm đáng lưu ý của Phóng viên Không Biên giới bởi vì nhà cầm quyền đã liên tục theo dõi, kiểm soát báo chí trong suốt 2 vòng bầu cử ở xứ này vào tháng 10 và 11 năm ngoái. Từ những cuộc tấn công cánh phóng viên nhà báo ủng hộ ứng viên tổng thống Alassane Ouattara cho đến việc đe dọa những ủng hộ viên của Laurent Gbagbo. Tổ chức Phóng viên Không Biên giới đã theo dõi tình hình và vẫn tiếp tục giám sát sau khi ứng viên Alassane Ouattara lên nắm nhiệm sở từ đầu tháng 4 năm nay.

Ở Thổ Nhĩ Kỳ (là quốc gia mà Tổ chức Phóng viên Không Biên giới đã có một cuộc viếng thăm vào tháng 4 năm nay), vấn đề không chỉ nằm ở chỗ là những luật lệ hà khắc, đặc biệt là bộ luật chống khủng bố và an ninh quốc gia, mà còn có cả những thói quen làm bậy của các ông tòa, thẩm phán, do thiếu kiến thức về điều tra báo chí. Điển hình mới nhất là trường hợp nhốt tù Ahmet Sik và Nedim Sener, là hai phóng viên đã điều tra và tường thuật vụ Ergenekon và việc điều hành của lực lượng cảnh sát và hệ thống tư pháp.

Ở khu vực tự trị người Kurd phía bắc Iran, các lực lượng an ninh của chính phủ lưỡng đảng cầm quyền đã mạnh tay đối với những người biểu tình mới đây và trong số đó phóng viên vẫn là những nạn nhân đầu tiên.

Ở Việt Nam, càng ngày càng có nhiều phóng viên, công dân mạng bị bắt giữ và truy tố. Nhà cầm quyền Việt Nam đang rập khuôn người anh cả Trung Cộng trong cách cai trị và đàn áp. Tổ chức Phóng viên Không Biên giới tiếp tục giám sát tình hình tại Trung Quốc và Iran, là hai quốc gia đang đày đọa các phóng viên nhà báo.

Sự im lặng của cộng đồng quốc tế đối với nhiều quốc gia như Azerbaijan, Việt Nam, Eritrea và các chế độ độc tài Trung Á (đặc biệt là Turkmenistan và Uzbekistan) là một sự đồng lõa và là điều đáng trách. Chúng tôi thúc giục các chính thể dân chủ hãy chấm dứt việc giấu mình đằng sau bức bình phong quyền lợi kinh tế và chính trị.

http://en.rsf.org/maghreb-et-moyen-orient-thirty-eight-heads-of-state-and-03-05-2011,40204.html

(Lê Minh phỏng dịch)

No comments:

Post a Comment

Tùy bút

H ình như thuở đó có một học sinh nghèo "ngoại đạo" mới vừa 16 tuổi, quê mùa nhút nhát, đang nuôi dưỡng một tình "yêu-hoa-cúc...