Hôm thứ Năm ngày 3/12 vừa qua, Chính quyền TT Trump đã đệ đơn kiện Facebook. Công ty truyền thông xã hội này, bị cáo buộc đã giữ lại bất hợp pháp hàng nghìn công việc lương cao cho người lao động nhập cư theo thị thực tạm thời, thay vì cho người dân địa phương ở nước Mỹ.
Vào ngày 1/12, Tổng thống (TT) Trump đã tweet rằng, Điều 230 là một món quà mà nước Mỹ cung cấp cho các công ty công nghệ lớn để trốn tránh trách nhiệm. Giờ đây đã đến lúc, phải cho nó đi vào trật tự, bởi vì nó đã gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia và tính toàn vẹn cuộc bầu cử của người Mỹ. Nếu cho phép nó làm như vậy thêm nữa, nước Mỹ sẽ không bao giờ có được sự an toàn.
TT Trump nói rằng, nếu Điều 230 nguy hiểm và không công bằng này không được loại bỏ hoàn toàn trong Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng, thì ông chỉ có thể buộc phải làm đến cùng (phủ quyết đạo luật).
Khi TT Trump viết những lời này, ông cũng đã gợi ý về những tiến hành của bước tiếp theo.
Quả nhiên không ngoài dự đoán, hôm thứ Năm, Văn phòng điều hành di trú thuộc Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã đệ đơn yêu cầu đưa Facebook ra tòa. Quyết định này được đưa ra sau khi Bộ Tư pháp tiến hành cuộc điều tra kéo dài 2 năm đối với Facebook.
Theo đơn kiện của Bộ Tư pháp, từ năm 2018 đến tháng 9 năm 2019, Facebook đã tuyển dụng ít nhất 2.600 người nhập cư có tay nghề cao với thị thực H-1B (là chương trình visa cho phép các doanh nghiệp Mỹ bảo lãnh cho những lao động nước ngoài làm công việc chuyên môn đến Mỹ để làm việc) để làm thẻ xanh Mỹ cho họ.
Trong quy trình đăng ký nhập cư do nhà tuyển dụng Mỹ tài trợ, các nhà tuyển dụng, chỉ được tuyển dụng nhân tài ở nước ngoài khi họ không thể tìm thấy tài năng thay thế ở nước Mỹ.
Nói cách khác, trước hết phải đáp ứng nhu cầu việc làm của nhân tài địa phương, nhưng cách tiếp cận của Facebook hoàn toàn vi phạm yêu cầu này.
Họ chưa bao giờ đăng quảng cáo tuyển dụng ở Mỹ, cũng như không đăng quảng cáo trên trang web của họ. Ngay cả khi người Mỹ nộp hồ sơ xin việc, họ sẽ không xem xét nó.
Có một nhóm Facebook tên là Chinese @ FB, nghe nói nhóm này toàn là nhân viên người Trung Quốc, có gần 6.000 người, những người này có lẽ được Facebook tuyển dụng từ Trung Quốc và hầu hết họ đều ủng hộ quan điểm kiểm duyệt mọi thứ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Theo báo cáo của New York Post, một cựu nhân viên từng làm trong công ty của Facebook tiết lộ rằng, Facebook đã thuê ít nhất 6 “công dân Trung Quốc tham gia vào công việc kiểm duyệt”, được gọi là “nhóm kỹ thuật phát ngôn thù địch”, một trong số họ từng làm việc cho Huawei.
Nghe thật là nực cười, những người kiểm duyệt được Facebook thuê lại đến từ Trung Quốc, đất nước mà ngay cả Facebook cũng bị cấm, nhưng những người này lại được tiến hành nhiều cuộc kiểm duyệt thông tin khác nhau trên các phương tiện truyền thông xã hội của Mỹ.
Tại sao Zuckerberg làm điều này? nghe nói rằng ngoài việc có thể họ muốn thành lập cơ sở dữ liệu cho ĐCSTQ, thì nhân viên Trung Quốc có mức lương tương đối rẻ và quản lý được tốt hơn, đồng thời cách nhìn của họ cũng tương tự như phe cánh tả.
Người ta ước tính rằng sẽ rất khó để tìm được một người Mỹ kiểm duyệt bài phát biểu, ngôn luận… xét cho cùng thì người Mỹ vẫn hiểu sâu hơn về quyền tự do ngôn luận. Mà trong ĐCSTQ, thì việc kiểm duyệt bài viết, ngôn luận đã là chuyện thường ngày, chứ đừng nói đến việc kiểm duyệt bài phát biểu của người Mỹ, điều đó chẳng phải là gãi đúng chỗ ngứa sao? Những người đó, họ sẽ rất vui khi được xóa bài viết mỗi ngày.
Sau cuộc tổng tuyển cử tổng thống 2020 khi kết quả bầu cử chính thức vẫn chưa thấy đâu, Zuckerberg đã vội vàng tuyên bố tại cuộc họp công ty rằng, Joe Biden sẽ trở thành tổng thống tiếp theo và mọi người phải đưa những thông tin chắc rằng cuộc bầu cử là công bằng. Hàm ý Facebook nên làm tốt công tác kiểm duyệt và chặn các bài đăng cho rằng có gian lận bầu cử.
Không phải vô cớ mà Zuckerberg ủng hộ Biden trong vụ bê bối gia đình Biden nổ ra trước cuộc bầu cử, tạp chí tin tức trực tuyến Canada “The Post Millennial” đã vạch trần một trong những cộng sự cũ của Hunter Biden và giờ đã bị kết tội đó chính là Devon Archer. Trong đó còn có một email giữa Devon Archer và Jason Galanis, một cựu đối tác khác của Hunter.
Email này tiết lộ kế hoạch kinh doanh mà Zuckerberg cung cấp cho họ và Zuckerberg sẽ sở hữu 50% doanh nghiệp này. Không khó để lý giải tại sao Facebook lại xóa nội dung liên quan đến vụ bê bối con trai Biden. Cũng có thông tin cho rằng ông chủ thực sự của Facebook không phải là Zuckerberg mà là George Soros (một nhà đầu tư và tỷ phú người Mỹ gốc Hungary).
(DKN.TV)
Hình: Mark Zuckerberg, Giám đốc điều hành của Facebook, làm chứng từ xa trước Thượng nghị sĩ John Kennedy, trong phiên điều trần của Ủy ban Tư pháp Thượng viện về "Phá vỡ tin tức: Kiểm duyệt, đàn áp và bầu cử năm 2020", tại Washington, Hoa Kỳ , ngày 17/11/2020 (ảnh: Bill Clark / qua Reuters).
No comments:
Post a Comment