Có thể thấy những ý nghĩa vô cùng quan trọng của vụ kiện này như sau:
Thứ nhất, đây không phải là một vụ kiện giữa cá nhân với cá nhân hay giữa cá nhân với một nhà nước, mà là vụ kiện giữa các nhà nước (state vs. state) trong một liên bang với nhau, tức là vụ kiện giữa các tiểu bang với nhau liên quan đến lợi ích chung của toàn Liên bang. Như vậy, Tối cao Pháp viện liên bang buộc phải có trách nhiệm thụ lý để giải quyết theo quy định của Hiến pháp.
Thứ hai, theo quy định của Hiến pháp liên bang, chỉ cần có đủ 4 thẩm phán đồng ý thụ lý (đồng ý nghe vụ kiện), thì xem như Tối cao pháp viện đã đồng ý thụ lý vụ án. Trong vụ kiện này tỉ lệ đồng ý nghe vụ án là 6 - 3, tức là tất cả 6 thẩm phán do Đảng Cộng hòa bổ nhiệm đều đồng ý; trong khi 3 thẩm phán do Đảng Dân chủ bổ nhiệm thì từ chối. Một lưu ý quan trọng trong quyết định thụ lý vụ án này, đó là việc Chánh án John Roberts cũng đồng ý thụ lý vụ án. Đây là ở dấu hiệu báo trước sự chiến thắng của tiểu bang Texas và các kiểu tiểu bang Cộng hòa, tức là chiến thắng cho tổng thống Donald Trump, bởi vì ông John Roberts được biết là trong thời gian gần đây đã ngả về Cánh tả và ủng hộ cho Đảng Dân chủ. Việc ông Chánh án đồng ý thụ lý vụ kiện đã cho người dân Mỹ thấy rằng ít ra cuối cùng ông ta cũng quyết định đứng về lẽ phải, đồng ý bảo vệ Hiến pháp và pháp luật.
Thứ ba, bản chất của vụ kiện này là các tiểu bang Cộng hòa khởi kiện bốn tiểu bang "chiến địa" về việc ban hành các quy định bầu cử trái Hiến pháp liên bang, chứ không phải là tranh chấp về việc gian lận phiếu bầu. Trong khi việc tranh chấp về gian lận phiếu bầu rất khó chứng minh bằng các chứng cứ, thì việc ban hành các quy định bầu cử trái Hiến pháp là rất dễ dàng chứng minh vì đã được thể hiện rõ ràng bằng giấy trắng mực đen cả rồi. Đó là lý do tại sao chúng ta thấy một số cấp tòa án có chiều hướng thiên tả đã bác bỏ các đơn kiện của tổng thống Donald Trump về gian lận phiếu bầu. Như vậy có thể thấy, một khi đã được tối cao pháp vị chấp nhận thụ lý, thì xem như bên nguyên đơn là tiểu bang Texas và các tiểu bang Cộng hòa đã nắm chắc phần thắng trong tay. Theo đó, phán quyết của Tối cao Pháp viện sẽ tuyên vô hiệu đối với các thủ tục bầu cử của 4 tiểu bang chiến địa, đồng nghĩa với việc hủy bỏ tất cả các phiếu đại cử tri của 4 tiểu bang chiến địa này. Và kết quả là, không có ứng cử viên nào giành đủ số 270 phiếu đại cử tri để có thể tuyên bố chiến thắng. Và như vậy, việc quyết định ai sẽ là tổng thống tiếp theo sẽ do Hạ nghị viện liên bang quyết định theo cách thức mỗi tiểu bang sẽ được một phiếu bầu. Lúc đó, tổng thống đèn chùm xem như là chiến thắng vì số tiểu bang Cộng hòa nhiều hơn số tiểu ban dân chủ.
Thứ tư, việc bầu cử tổng thống Mỹ là vấn đề chung của tất cả các tiểu bang trong cùng một liên bang Mỹ, vì vậy, bất cứ sự không minh bạch, vi phạm pháp luật của bất cứ một tiểu bang nào cũng sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của các tiểu bang khác. Mối quan hệ ràng buộc này giữa các tiểu bang được thể chế hóa bằng bản Hiến pháp và các đạo luật liên bang. Bởi vậy, nếu có một số tiểu bang không tôn trọng Hiến pháp, và Tối cao pháp viện không giải quyết một cách công bằng, khách quan trên cơ sở tôn trọng Hiến pháp và pháp luật, thì đây sẽ là tiền lệ vô cùng nguy hiểm và là cớ để cho các tiểu bang tiến hành lý khai ra khỏi Liên bang, từ đó dẫn đến sự tan rã liên bang Mỹ. Đây cũng là lý do tại sao mà Tối cao pháp viện đã phải nhanh chóng thụ lý với tỉ lệ đồng ý nghe vụ kiện áp đảo 6 - 3 như nêu trên.
KHÔNG CÒN NGHI NGỜ GÌ NỮA, TỔNG THỐNG DONALD TRUMP SẼ CHIẾN THẮNG CHUNG CUỘC VÀ SẼ LÀ TỔNG THỐNG THÊM NHIỆM KỲ 4 NĂM NỮA!
P/S: Đám khủng bố Antifa, BLM chắc chắn sẽ gây bạo loạn, cướp của trong những ngày tới, chúng ta nên có biện pháp đề phòng và đoàn kết để giúp tổng thống Donald Trump dẹp loạn đám phản loại này bằng cách mạnh mẽ ủng hộ và sẵn sàng cho một lệnh thiết quân luật được ban hành trong những ngày tới.
Nguồn: FB Tuong Hua
(via Thiên Hạ Sự)
No comments:
Post a Comment