Đá Ga Ven, bãi đá ở Quần đảo Trường Sa.
Hoa Lục đã xây dựng tiền đồn với ụ súng
và thiết bị radar liên lạc
|
Hoa Lục đã mở rộng phạm vi bành trướng trên khắp Biển Đông với việc tăng chi tiêu quốc phòng từ 143 tỷ USD lên 261 tỷ USD vào năm 2019, tờ Aljazeera ngày 11/7 trích dữ liệu Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết.
_____
Lũ lụt Hoa Lục “nghiệt ngã”
Sau sự im lặng trong hơn một tháng, Chủ tịch Hoa Lục Tập Cận Bình cuối cùng đã lên tiếng nói về lũ lụt đang hoành hành trên khắp miền trung và miền nam Trung Quốc và mô tả nó là “nghiệt ngã”.
Vào hôm 12/7, tờ China Daily, cơ quan ngôn luận của chính quyền Hoa Lục đã dẫn lời ông Tập nói rằng “tình hình phòng chống lũ hiện tại là nghiệt ngã”. Sau đó, ông kêu gọi “những nỗ lực nghiêm túc” trong việc hỗ trợ cho những người nghèo bị ảnh hưởng bởi lũ lụt để họ không “rơi vào cảnh nghèo đói vì những thảm họa”.
Theo CCTV News, ông Tập cho biết mực nước của sông Dương Tử, sông Hoài, hồ Động Đình, hồ Bà Dương và Thái Hồ gần đây đã vượt quá mức cảnh báo. Ông Tập cũng thừa nhận tình hình lũ lụt ở Trùng Khánh, Giang Tây, An Huy, Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tô và Chiết Giang là rất nghiêm trọng.
_____
Anh – Tầu lạnh nhạt vì Huawei, Hồng Kông
5 năm về trước, thủ tướng Anh lúc bấy giờ là David Cameron đã kỷ niệm một “kỷ nguyên vàng” trong mối quan hệ Anh – Hoa, mong muốn hợp tác với ông Tập Cận Bình qua vại bia tại một quán rượu và ký các giao dịch thương mại tiền tỷ. Nay cảnh thân thiện đó chỉ còn là một ký ức xa xăm.
Những ngôn từ thù địch đã tăng lên trong những ngày gần đây về luật an ninh quốc gia mới của Bắc Kinh đối với Hồng Kông. Quyết định của Anh cấp nơi trú ẩn cho hàng triệu người ở thuộc địa cũ đã vấp phải phản đối gay gắt từ phía Bắc Kinh. Hoa Lục dọa Anh sẽ lĩnh hậu quả nếu coi họ là một “quốc gia thù địch” và cắt Huawei khỏi cơ sở hạ tầng mạng 5G của Anh.
Chính phủ Thủ tướng Boris đang ngày càng có nhiều thành viên với lập trường cứng rắn hơn trong mối quan hệ với Hoa Lục. Nhiều người nói rằng Anh đã quá tự mãn và ngây thơ khi nghĩ rằng có thể “ngồi mát ăn bát vàng” hưởng lợi ích kinh tế từ mối quan hệ với Bắc Kinh mà không có hậu quả về mặt chính trị, theo AP.
____________
Vương Nghị: Tầu không có ý định thách thức Mỹ
Ông Vương nhấn mạnh Hoa Lục không có ý định thách thức Mỹ, và người dân rất ủng hộ chính quyền Đại lục, đáp lại, cư dân mạng ví ĐCSTQ như “một tập đoàn lừa đảo lợi hại nhất thế giới”.
Gần đây, quan hệ Mỹ-Hoa ngày càng xấu đi do Bắc Kinh che giấu dịch bệnh (COVID-19) và cưỡng chế thi hành “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông”. Trong bài phát biểu tại “Diễn đàn truyền thông qua video về chính sách Trung – Mỹ” hôm mùng 9/7, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Hoa Lục Vương Nghị nói rằng quan hệ Hoa-Mỹ đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng nhất kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao. Mỹ không nên tìm cách thay đổi chính sách của Đảng Cộng sản Hoa Lục (ĐCSTQ)”.
Theo truyền thông của ĐCSTQ, trong diễn đàn truyền thông qua video về chính sách Mỹ - Hoa ngày 9/7, Ông Vương Nghị đã tuyên bố, Hoa Lục dưới thời ĐCSTQ không sao chép mô hình nước ngoài và cũng không xuất khẩu mô hình Đại lục. Trung Quốc sẽ không và không thể biến thành một nước Mỹ khác. Con đường thành công của Hoa Lục sẽ không tạo ra xung kích hay uy hiếp đối với phương Tây, Mỹ không nên tìm cách thay đổi các chính sách của ĐCSTQ.
**
Cư dân mạng sôi nổi để lại lời nhắn: “Hoa Lục là quốc gia tự do nhất thế giới …, nó thực sự rất mạnh, có thể lừa dối được chính người dân của nó, một tập đoàn lừa đảo lợi hại nhất thế giới”; “Đảng của chúng tôi rất mạnh, có thể xâu cả chuỗi lời nói dối thành một câu chân lý lừa mình dối người, lại có thể diễn thuyết hùng hồn mặt không biến sắc!”
“Mở to mắt nói xằng là kỹ năng giỏi nhất của đảng ta! ĐCSTQ có năm nghìn năm rồi ư?”; “Nền văn minh Trung Hoa 5.000 năm sau khi bị Đảng Cộng sản cai trị dưới thời Cách mạng Văn hóa, nó gần như bị phá hủy. Có thể nói rằng sự kế thừa thực sự 5.000 năm văn hóa, chỉ ở Đài Loan được Tưởng Giới Thạch lưu giữ! Suy nghĩ một cách nghiêm túc, chữ giản thể đó không xứng đáng là hậu duệ của Diên Hoàng!”
“Cái thứ không có văn hoá này thật đáng sợ! Chủ nghĩa Marx coi là văn hoá Trung Hoa sao?”
________________
Phán quyết Biển Đông tròn 4 năm, Philippines kêu gọi Tầu tuân thủ luật pháp
Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr. |
Vào đầu năm 2013, chính phủ Philippines đã nộp đơn kiện Trung Quốc nhằm phản đối yêu sách đường lưỡi bò (hay đường 9 đoạn) mà Bắc Kinh đơn phương áp đặt đối với Biển Đông. Hơn ba năm sau, vào ngày 12/7/2016, Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở La Hay, Hà Lan, đã đưa ra phán quyết vô hiệu hóa các yêu sách chủ quyền của Hoa Lục đối với toàn bộ Biển Đông, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Đây được coi là một căn cứ quan trọng cho các nước nhỏ như Việt Nam, Philippines trong việc phản đối sự bành trướng của Hoa Lục đối với các vùng lãnh thổ và lãnh hải ở Biển Đông. Tuy nhiên, Bắc Kinh tuyên bố bác bỏ và không tuân thủ Phán quyết này.
Tròn 4 năm kể từ ngày Phán quyết Biển Đông được công bố, báo Inquirer trích lời Ngoại trưởng Teodoro Locsin Jr. của Philippines tuyên bố: “Là một quốc gia tuân thủ luật pháp, yêu chuộng hòa bình và có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, Philippines nhân dịp này tái khẳng định việc tuân thủ và thực thi Phán quyết mà không có sự thỏa hiệp hay bất kỳ thay đổi nào”.
“Phán quyết [về Biển Đông] không thể bị đem ra thương lượng”, ông Locsin nhấn mạnh.
. . . . . . .
Quyết định kiện Hoa Lục được đưa ra dưới thời Tổng thống Philippines Benigno Aquino III với sự hậu thuẫn của đồng minh Hoa Kỳ. Tuy nhiên, chỉ vài tháng kể từ khi nhậm chức vào tháng 6/2016, Tổng thống Rodrigo Duterte, đã đảo ngược chính sách thân Mỹ của những người tiền nhiệm.
Ông Duterte tuyên bố “chia tay” Mỹ để kết thân với Hoa Lục, sau khi bị Washington và các nước phương Tây chỉ trích về tình trạng vi phạm nhân quyền trong chiến dịch chống ma túy khiến hàng ngàn người bị giết ngoài vòng pháp luật. Trong một chuyến thăm Bắc Kinh vào tháng 10/2016, ông Duterte từng tuyên bố rằng phán quyết Biển Đông chỉ là một “mảnh giấy”.
(Tin rút ngắn tù bản tin "Đại Kỷ Nguyên")
No comments:
Post a Comment