Hoa Kỳ công khai yêu cầu Trung Quốc triệt thoái các hệ thống tên lửa
Thái độ cứng rắn hẳn lên của Hoa Kỳ trên hồ sơ Biển Đông được thấy một cách rõ ràng trong bản thông cáo báo chí về cuộc Đối Thoại - thường được gọi là 2+2 - mà bộ Ngoại Giao Mỹ công bố sau cuộc họp giữa ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Bộ trưởng Quốc Phòng James Mattis với Ủy Viên Quốc Vụ phụ trách đối ngoại Trung Quốc Dương Khiết Trì và bộ trưởng Quốc Phòng Ngụy Phượng Hòa.
Trong phần nói riêng về Biển Đông, ngoài những lời lẽ ngoại giao thường thấy như « cam kết duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông… giải quyết tranh chấp một cách hòa bình… bảo đảm an toàn hàng không và hàng hải… xử lý các rủi ro một cách xây dựng… », giới quan sát đã ghi nhận môt lời yêu cầu Bắc Kinh rút tên lửa khỏi Trường Sa :
« Hoa Kỳ kêu gọi Trung Quốc rút các hệ thống tên lửa ra khỏi các thực thể tranh chấp ở quần đảo Trường Sa, và khẳng định trở lại rằng tất cả các nước nên tránh giải quyết tranh chấp thông qua các hành vi cưỡng chế hay hù dọa ». (rfi)
**
John Bolton, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ lưu ý Khối ASEAN
SINGAPORE - Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton nói rằng Mỹ sẽ phản đối bất kỳ hiệp ước nào giữa Trung Hoa và các quốc gia khác đối với Biển Đông (South China Sea) một khi hiệp ước đó hạn chế sự tự do vận chuyển của quốc tế, và rằng các tàu thuyền hải quân Mỹ sẽ tiếp tục di chuyển qua lại những vùng biển đó.
Những lưu ý đó của ông Bolton có mục đích cảnh cáo các nhà lãnh đạo Đông Nam Á, hiện đang chuẩn bị cho một hội nghị thượng đỉnh khu vực tại Singapore trong tuần này, và đặc biệt là đối với Philippines, hiện đang có những cuộc đàm phán với Bắc Kinh về việc cùng thăm dò tìm kiếm các tài nguyên thiên nhiên trong khu vực tranh chấp.
Trung Hoa đã cố gắng đạt được quyền phủ quyết đối với các quốc gia Đông Nam Á chịu trách nhiệm tổ chức các cuộc tập trận quân sự với các quốc gia khác trong các vùng biển đang có tranh chấp.
Một thỏa thuận như vậy sẽ có khả năng hạn chế sự tham gia của quân đội Hoa Kỳ với các quốc gia khác như Thái Lan, Việt Nam và Philippines. Trong những buổi họp nhằm để thiết lập quy tắc hành xử trong năm nay cho Biển Đông.
Bắc Kinh cũng đã thúc đẩy các nước láng giềng phía nam của họ để phát triển các nguồn tài nguyên của khu vực chỉ riêng với các nước khác trong vùng, theo tin từ những người quen thuộc với bản dự thảo, vốn đang được hình thành từ nhiều năm. (Huỳnh Thạnh phiên dịch, Đặc San Lâm Viên)
No comments:
Post a Comment