29 December 2017

Cái chết của động cơ máy nổ

“…Những chiếc xe điện không người lái vào thế kỷ 21 có thể cải thiện thế giới một cách sâu rộng và bất ngờ, giống như những chiếc xe chạy bằng động cơ máy nổ đã làm vào thế kỷ thứ 20…”
Đã có thời ký nó chạy tốt. Nhưng ngày kết cuộc đã gần kề cho loại máy đã làm thay đổi bộ mặt thế giới.

"Sự sáng tạo của con người ... vẫn chưa tìm ra một quá trình cơ học để thay thế con ngựa như động cơ cho phương tiện di chuyển", Le Petit Journal, một tờ báo Pháp, than phiền vào tháng 12 năm 1893. Câu trả lời là tổ chức cuộc đua Paris-Rouen cho những xe chuyên chở không do ngựa kéo vào tháng Bảy năm sau. Một trăm lẻ hai (102) người tham gia bao gồm các phương tiện di chuyển chạy bằng hơi nước, xăng, điện, khí nén và thủy lực. Chỉ có 21 người đủ tiêu chuẩn cho cuộc đua kéo dài 126 km (78 dặm), thu hút đông đảo quần chúng. Người chiến thắng rõ ràng là động cơ máy nổ. Trong thế kỷ tiếp theo nó sẽ đi vào ngành công nghiệp điện và thay đổi thế giới.

Một kết thúc vĩ đại.

Nhưng ngày tàn của nó đã gần kề. Kỹ thuật điện bình điện tiến nhanh đã mau chóng thay thế nó. Ở Paris năm 1894, không một chiếc xe điện nào đã được đưa vào dòng khởi đầu, một phần bởi vì họ cần các trạm thay thế bình điện mỗi 30km hoặc lâu hơn. Những chiếc xe điện ngày hôm nay, được hỗ trợ bởi bình điện lithium-ion, có khả năng hơn nhiều. Chiếc Chevy Bolt có tầm đi xa 383 km; những người hâm mộ Tesla gần đây đã lái chiếc Model S đi hơn 1.000 km chỉ với một lần sạc. UBS, một ngân hàng, cho biết "tổng chi phí sở hữu" của một chiếc xe điện sẽ đạt mức ngang bằng với một chiếc xăng vào năm tới - mặc dù nhà sản xuất phải chịu thua lỗ. Theo ước tính lạc quan, các loại xe điện sẽ chiếm 14% lượng xe bán ra toàn cầu vào năm 2025, tăng từ 1% ngày hôm nay. Những người khác có dự báo khiêm tốn hơn, nhưng nhanh chóng thay đổi ý kiến khi bình điện trở nên rẻ hơn và tốt hơn - chi phí cho mỗi kilowatt giờ đã giảm từ 1.000 đô la trong năm 2010 xuống còn 130-200 đô la ngày hôm nay. Các quy định cũng nghiêm khắc hơn. Tháng trước, Anh quốc đã đưa ra một danh sách dài các nước chỉ dùng xe điện, nói rằng tất cả các xe mới phải tuyệt đối không phát thải ô nhiễm vào năm 2050.

Sự chuyển đổi từ nhiên liệu và pittông (piston) thành bình điện và động cơ điện sẽ không mất nhiều thời gian. Những tiếng nấc hấp hối đầu tiên của động cơ máy nổ đã và đang vang vọng khắp thế giới - và nhiều hệ lụy sẽ được hoan nghênh.

Để lượng định những gì đang ở phía trước, hãy nghĩ đến phương cách động cơ máy nổ đã hình thành cuộc sống hiện đại như thế nào. Thế giới giàu có được xây dựng lại cho thích hợp với xe có động cơ, với các khoản đầu tư lớn vào mạng lưới xa lộ và phát minh ra khu ngoại ô cùng với các trung tâm mua sắm và các nhà hàng ngồi lái xe. Khoảng 85% người lao động Hoa Kỳ đi làm bằng xe hơi. Kỹ nghệ xe hơi cũng là một nguồn động lực thúc đẩy phát triển kinh tế và mở rộng tầng lớp trung lưu, vào lúc hậu chiến nước Mỹ và các nơi khác. Hiện nay có khoảng 1 tỷ xe ô tô trên đường xá, hầu hết đều chạy bằng nhiên liệu hóa thạch. Mặc dù hầu hết đều bất động, động cơ ô tô và xe tải của Hoa Kỳ có thể sản xuất năng lượng gấp 10 lần các nhà máy điện của mình. Động cơ máy nổ là động cơ hùng mạnh nhất trong lịch sử.

Nhưng việc điện khí hóa đã đẩy ngành công nghiệp ô tô vào vòng hỗn loạn. Thương hiệu tốt nhất của nó được thành lập trên di sản kỹ thuật của họ, đặc biệt là ở Đức. So với các loại xe hiện có, xe điện đơn giản hơn nhiều và có ít bộ phận hơn; chúng giống như các máy vi tính có bánh xe. Điều đó có nghĩa là họ cần ít người hơn để lắp ráp chúng và ít hệ thống phụ trợ hơn từ các nhà cung cấp chuyên nghiệp. Những người làm việc tại các nhà máy không sản xuất xe hơi điện tỏ ra lo lắng vì họ có thể bị sa thải. Với ít hư hỏng, thị trường bảo trì và cung cấp phụ tùng thay thế sẽ co thắt lại. Mặc dù các nhà sản xuất ô tô ngày nay đang phải vật lộn với di sản đắt giá của các nhà máy cũ và các lực lượng lao động thổi phồng, những thông số mới sẽ không bị vướng mắc. Các thương hiệu cao cấp có thể nổi trội hơn qua việc tạo mẫu và xử lý nhưng các nhà sản xuất ô tô đại trà thu lợi ít sẽ phải cạnh tranh chủ yếu với chi phí.

Giả sử, lẽ tất nhiên, mọi người muốn sở hữu xe hơi. Động cơ điện, cùng với công nghệ gọi xe và tự lái xe, điều này có nghĩa là sở hữu chủ được thay thế một cách rộng rãi bằng "vận tải như một dịch vụ", trong đó các đội xe cung cấp cuốc chuyên chở theo yêu cầu. Theo những ước tính cùng cực nhất, xe điện có thể làm ngành công nghiệp thu hẹp tới 90%. Nhiều xe điện tự động lái và được dùng chung sẽ cho phép các thành phố thay thế bãi đậu xe (lên đến 24% diện tích ở một số nơi) với nhà ở mới, và để cho người dân đi lại từ nơi xa trong lúc họ ngủ - ở vùng nông thôn thì ngược lại.

Ngay cả khi không có sự chuyển đổi sang những phương tiện tự lái an toàn, động cơ điện sẽ mang lại những lợi ích to lớn về môi trường và sức khoẻ. Sạc bình điện xe ô tô từ các nhà máy điện trung tâm hiệu quả hơn đốt nhiên liệu trong động cơ riêng biệt. Theo Hiệp hội Quốc gia về Bảo vệ Tài nguyên Quốc gia, những chiếc xe điện hiện nay giảm 54% lượng khí thải carbon so với các loại xe chạy bằng dầu hỏa. Con số này sẽ tăng lên khi những chiếc xe điện trở nên hiệu quả hơn và sự phát triển của mạng lưới điện ngày càng trở nên xanh hơn. Ô nhiễm không khí địa phương cũng sẽ giảm. Tổ chức Y tế Thế giới nói rằng đó là nguy cơ lớn nhất đối với sức khoẻ môi trường, với ô nhiễm không khí ngoài trời góp phần làm 3,7 triệu người chết một năm. Một nghiên cứu cho thấy ô nhiễm khí thải xe giết chết 53.000 người Mỹ mỗi năm, so với con số 34.000 người chết do tai nạn giao thông.

Xe ô tô và chế độ chuyên chế

Và sau đó dầu xuất hiện. Khoảng hai phần ba lượng dầu tiêu thụ ở Mỹ nằm trên đường xá, và phần còn lại được dụng hết cho các phó sản của tinh chế dầu thô để sản xuất xăng và dầu diesel. Ngành công nghiệp dầu mỏ vẫn chưa ước định được đỉnh điểm của nhu cầu; tổ hợp Royal Dutch Shell nói rằng có thể chỉ còn hơn một thập niên. Viễn tượng này sẽ ảnh hường đến giá cả trước đó từ lâu. Bởi vì không ai muốn bị bỏ lại với khối dầu vô ích trong lòng đất, sẽ có một sự thiếu hụt về đầu tư mới, đặc biệt là ở các khu vực mới có chi phí cao như Bắc Cực. Ngược lại, các nhà sản xuất như Ả-rập Xê-út, với trữ lượng khổng lồ có thể được khai thác rẻ, sẽ chịu áp lực phải bơm trước khi quá muộn: Trung Đông vẫn sẽ còn tiếng nói, nhưng ít hơn nhiều so với trước đây. Mặc dù vẫn có thị trường khí đốt tự nhiên, điều này sẽ giúp tạo ra điện cho tất cả những chiếc xe điện, giá dầu biến động sẽ làm căng thẳng các quốc gia phụ thuộc vào doanh thu từ hydrocarbon để lấp đầy kho bạc quốc gia. Khi khối lượng sụt giảm, việc điều chỉnh sẽ trở nên trầm trọng, đặc biệt là khi cuộc đấu tranh giành quyền lực từ lâu đã là về việc kiểm soát sự giàu có của dầu lửa. Tại các quốc gia như Angola và Nigeria, nơi dầu thường là một tai họa, sự lan tỏa sức mạnh kinh tế có thể mang lại những lợi ích to lớn.

Trong khi đó, một cuộc tranh giành cho lithium đang được tiến hành. Giá của lithium cacbonat đã tăng từ 4.000 USD / tấn trong năm 2011 lên hơn 14.000 USD. Nhu cầu các nguyên tố coban và đất hiếm cho động cơ điện cũng tăng cao. Lithium được sử dụng không chỉ để tăng sức mạnh cho xe ô tô: các thiết bị muốn cõ bình điện khổng lồ để dự trữ năng lượng khi nhu cầu xuống thấp và buông nhả nó khi nó đạt tới đỉnh cao. Liệu tất cả những điều này sẽ làm Chile đầy lượng lithium trở thành một Saudi Arabia mới? Chưa hẳn chính xác, bởi vì những chiếc xe điện không tiêu thụ lithium; bình điện lithium-ion cũ từ ô tô có thể được tái sử dụng trong lưới điện, và sau đó được tái chế.

Động cơ máy nổ đã thực hiện sứ mạng tốt và vẫn có thể chi phối việc vận chuyển hàng không trong nhiều thập kỷ tới. Nhưng trên đất liền động cơ điện sẽ sớm cung cấp tự do và tiện lợi với giá rẻ và sạch sẽ hơn. Khi việc chuyển sang xe điện đảo ngược xu hướng của thế giới giàu sang đối với tiêu thụ điện giảm, các nhà hoạch định chính sách cần phải giúp đỡ bằng cách đảm bảo rằng có đủ công suất phát điện cho dù hệ thống quy định của nhiều quốc gia vẫn còn lỏng lẻo. Họ có thể trở thành những người đỡ đẻ giúp thành lập các quy tắc và tiêu chuẩn mới cho các trạm nạp điện công cộng và việc tái chế bình điện, động cơ đất hiếm và các bộ phận khác trong "mìn đô thị". Và họ sẽ phải đối mặt với tình trạng hỗn loạn khi các công việc nhà máy cũ biến mất.

Những chiếc xe điện không người lái vào thế kỷ 21 có thể cải thiện thế giới một cách sâu rộng và bất ngờ, giống như những chiếc xe chạy bằng động cơ máy nổ đã làm vào thế kỷ thứ 20. Nhưng nó sẽ là một con đường gập ghềnh. Hãy thắt dây an toàn.

The Economist
Trọng Khiêm dịch

28 December 2017

Gởi Tấc Lòng Bên Đây

Gởi Tấc Lòng Bên Đây

Bao nhớ thương mòn mỏi
Vun đắp tình hoài hương
Tình hoài hương khắc khoải
Dật dờ dòng thời gian

Bao năm dài uất ức
Nhú lên cành hướng dương
Cành hướng dương bất khuất
Bung những đóa hoa vàng

Muôn vàn hạt giống nhỏ
Nở rộ rừng hướng dương
Hoa vàng lan khắp ngõ
Là hy vọng đang vươn

Em lăn xe dẫn bước
Anh chống gậy theo sau
Rừng hướng dương phía trước
Chúng ta cần có nhau

Buồn thay bàn tay nhỏ
Run run với tháng ngày
Ai có về bên đó
Gởi tấc lòng bên đây

Lê Văn Bỉnh
(Tháng 8 Năm 2017)

27 December 2017

Sharp power: Quyền lực nhọn

“…phương Tây cần giữ vững những nguyên tắc của mình, hợp tác với các nước để cùng hành động nếu có thể, và hành động đơn lẻ khi bắt buộc…”

Tờ The Economist trong số ra ngày 14/12/2017 vừa qua có hai bài nói về “sharp power”, tạm dịch là “quyền lực nhọn” [cũng có người dịch là Quyền lực bén/sắc – BVN], là chiêu thức mới mà Trung Quốc hiện đang đem ra để thi triển ở hầu như mọi quốc gia trên thế giới mà họ đặt quan hệ, nhằm khôn khéo cắm dần “vòi bạch tuộc” vào hàng loạt nước trên địa cầu để chiếm lấy vị thế áp đảo cho họ – một quốc gia độc tài có nền kinh tế đứng thứ hai và đang cố ngoi lên quán quân sau mấy thập niên nữa. Đồng thời cũng qua đó họ ra sức đẩy lùi đi đến đánh bật ảnh hưởng đã có từ lâu của các nước trong khối công nghiệp phát triển hàng đầu, từng có nền sản xuất tiên tiến, dân chúng đạt được mức sống rất cao, lại có thể chế dân chủ tự do với Hiến pháp tôn trọng quyền con người, và một nền chính trị tam quyền phân lập, nó là ước mơ chung của nhân loại mà quốc gia độc tài này dù cố gắng đến đâu cũng không cách gì theo kịp; cũng vì thế họ phải dùng mọi thủ đoạn đánh tráo cốt xóa nhòa hết các tiêu chí hay dở, đúng sai từ lâu đã xác định và thay đổi luật chơi.

Nếu “quyền lực cứng” (hard power) dựa vào sức mạnh quân sự để tạo ảnh hưởng, “quyền lực mềm” (soft power) dùng sự quyến rũ của văn hoá, tư tưởng để thu hút, tạo ảnh hưởng, thì “quyền lực nhọn” (sharp power) lại dựa vào thủ đoạn, vào áp lực, vào mưu mô mà mục đích trước sau là mua chuộc, lũng đoạn, xuyên tạc sự thật, bóp méo thông tin để tạo ảnh hưởng toàn diện, bất bình đẳng của mình lên đối tượng, làm cho đối tượng phải phục tùng. Trong phương pháp, “quyền lực nhọn” thâm hiểm ở chỗ đẩy đối tượng đến sự “tự kiểm duyệt”, một hình thức “tự thiến” như nhiều thái giám “thiên triều” dưới thời phong kiến.

Bìa báo cáo về “Sharp Power” của NED
“Sharp power” là cụm từ do Quỹ Quốc gia vì Dân chủ (National Endowment for Democracy - NED), một viện nghiên cứu tại Washington DC đặt ra. Dựa vào bài “Ý nghĩa của sharp power”, đặc biệt là đoạn dưới đây, người dịch xin dịch là “Quyền lực nhọn”:

“Giới quan sát không nên gọi chiêu thức của Moscow hay Bắc Kinh là “quyền lực mềm”, mà đúng hơn nên gọi đó là “quyền lực nhọn”

Chiêu thức tạo ảnh hưởng của các chế độ độc tài được gọi là “nhọn” theo nghĩa chúng đâm chọc, xâm nhập, đục khoét môi trường chính trị và thông tin tại quốc gia mục tiêu. Trong cuộc cạnh tranh mới đang diễn ra khốc liệt giữa các nước độc tài và dân chủ thì chiêu thức quyền lực nhọn của các chế độ đàn áp nên được xem như mũi nhọn con dao găm – những chữ in đậm đều do người dịch nhấn mạnh. Các chế độ này không nhất thiết tìm cách thu phục “trái tim và khối óc” như quyền lực mềm thường nhắm tới, mà họ tìm cách thao túng đối tượng mục tiêu bằng cách bóp méo thông tin đối tượng nhận được.

Quyền lực nhọn cũng cho phép các nhà độc tài xâm nhập cấu trúc xã hội, kích động và xé ra to những chia rẽ đang tồn tại […]. Và không như tác dụng thô thiển của quyền lực cứng, quyền lực nhọn có yếu tố lén lút, bí mật. Lợi dụng môi trường thông tin và chính trị cởi mở trong các nước dân chủ, chiêu thức quyền lực nhọn trong tay các chế độ độc tài thường khó phát hiện. Điều này cũng có nghĩa họ cứ ung dụng hành động rồi sau một thời gian các nước dân chủ mới nhận ra là mình đang bị thao túng”.

Xin được đăng thành 2 kỳ. Bài 1 là xã luận tổng quan. Bài 2 là phân tích chi tiết với nhiều dữ liệu khác nhau.

Phan Trinh & Bauxite Việt Nam

**

Trung Quốc thao túng giới lập pháp phương Tây. Đối sách tốt nhất là đề cao sự minh bạch.

Khi một cường quốc đang lên thách thức một cường quốc đang cầm đầu thì chiến tranh thường xảy ra – đó là Bẫy Thucydides, gọi theo tên sử gia Hy lạp dùng cụm từ này đầu tiên – và đó là tình thế đang bao trùm quan hệ giữa Trung Quốc (TQ) với phương Tây, đặc biệt là với Mỹ. Cũng trong tình thế này, đang xảy ra một cuộc xung đột ngấm ngầm nhưng gay gắt: TQ đang tìm cách khống chế dư luận các nước, dù có lúc không tìm cách chiếm đoạt đất đai xứ người.

Úc là nước đầu tiên phất cờ đỏ báo động. Ngày 5/12/2017, sau khi TQ bị tố cáo chi phối sinh hoạt chính trị, sinh hoạt đại học và ngành xuất bản Úc, Chính phủ Úc đã đệ trình các đạo luật mới nhằm ngăn chặn tình trạng nước ngoài thao túng giới lập pháp Úc ở mức độ “chưa từng có và ngày càng tinh quái”. Tuần qua, một nghị sĩ Úc phải từ chức vì bị cáo buộc nhận tiền của TQ để lên tiếng bênh vực TQ khi ông còn là phát ngôn viên phe đối lập.

Không chỉ Úc, các nước khác như Anh, Canada và New Zeland cũng bắt đầu nhấn còi báo động. Ngày 10/12, chính quyền Đức cũng tố cáo TQ tìm cách đỡ đầu cho các chính trị gia và quan chức Đức. Đến ngày 13/12, Quốc hội Mỹ đã triệu tập họp để nghe báo cáo về ảnh hưởng TQ ngày càng tăng.

Chiêu thức hành xử này của TQ được gọi là “quyền lực nhọn”, cụm từ xuất phát từ Viện nghiên cứu, đặt trụ sở tại Washington, có tên là Quỹ Quốc gia vì Dân chủ (National Endowment for Democracy – NED). Nếu “quyền lực mềm” lấy sức hút văn hoá và các giá trị làm nền cho sức mạnh quốc gia, thì “quyền lực nhọn” giúp các chế độ độc tài gây áp lực và thao túng dư luận các nước.

Phương Tây cần đáp trả hành vi của TQ, nhưng dĩ nhiên không phải bằng cách dựng lên một loạt các rào chắn, vì khác với Liên Xô cũ, TQ ngày nay là một phần của kinh tế thế giới. Vì vậy, nhất là trong thời buổi khan hiếm những đường lối kinh bang tế thế đáng mong đợi thì phương Tây nên tìm một lập trường trung dung hợp tình hợp lý. Lập trường này bắt đầu với việc phải hiểu cho thấu ý nghĩa của “quyền lực nhọn” và cách nó vận hành.

Ảnh hưởng kẻ có ảnh hưởng

Cũng như nhiều nước khác, TQ từ lâu đã dùng nhiều cách thức, từ cấp visa, tài trợ, đến đầu tư và hoạt động văn hoá để phục vụ quyền lợi của mình. Nhưng cách họ hành xử gần đây ngày càng mang tính đe đoạ với đủ loại chiêu thức. Quyền lực nhọn bao gồm một loạt các yếu tố đan xen vào nhau: từ phá hoại ngầm, đến bắt nạt, gây áp lực… và nếu tổng hợp lại thì thấy rõ mục tiêu là khiến đối phương phải “tự kiểm duyệt”. Với TQ, phần thưởng tối cao là sự khấu đầu quỳ gối của những người mà họ chưa từng trực tiếp thu phục, nhưng đang rất sợ mất tiền, mất quan hệ hoặc mất ảnh hưởng.

TQ từ xưa đã từng theo dõi và kiểm soát Hoa kiều ở hải ngoại, điều khác biệt là hiện nay mức độ thao túng gia tăng hơn nhiều. Tại Úc và New Zealand, tiền của TQ bị tố là đã được dùng để mua ảnh hưởng chính trị, với nhiều khoản tài trợ cho các đảng phái hoặc cho cá nhân chính trị gia. Tuần qua, tình báo Đức than phiền rằng TQ đã dùng mạng liên kết doanh nghiệp Linkedin để ve vãn các chính trị gia và quan chức chính quyền, bằng cách cho người giả dạng làm nhà tuyển dụng và thành viên viện nghiên cứu mời chào những chuyến đi TQ miễn phí.

Bắt nạt cũng là một chiêu thức ngày càng tinh quái. Có khi TQ bắt nạt một cách thô bạo, như lúc họ trừng phạt kinh tế Na Uy vì đã trao giải Nobel Hoà bình cho một người TQ đấu tranh cho dân chủ [Lưu Hiểu Ba]. Nhưng thường thì cách bắt nạt thâm hơn nhiều. Không phải bỗng nhiên mà những người chỉ trích TQ lại không được đăng đàn tại các hội nghị, hoặc các học giả lại tự động lánh xa các đề tài nghiên cứu được TQ cho là nhạy cảm. Cái thâm nằm ở chỗ chuyện liên quan đến cá nhân, của một nhà phê bình hay học giả nào đó, thì luôn được xem là chuyện nhỏ, trong khi hành vi ném đá giấu tay của quan chức đứng sau các vụ này lại rất khó chứng minh. Tuy vậy, hậu quả của chúng lại có thể rất nghiêm trọng. Chẳng hạn đã có những Giáo sư đại học phương Tây bị buộc phải rút bỏ ý kiến mới vừa công bố; các nhà nghiên cứu nước ngoài mất khả năng tiếp cận nguồn tư liệu TQ; giới lập pháp có thể thấy các chuyên gia về TQ của mình quá thiếu thông tin để họ có thể tham khảo.

Vì TQ đã hoà nhập rất chặt vào sinh hoạt kinh tế, chính trị và văn hoá toàn cầu, nên phương Tây sẽ phải chịu hở sườn trước những áp lực như vậy. Chính quyền một số nước phương Tây có lúc lại xem trọng thương mại hơn lập trường ngoại giao, chẳng hạn như Thổ Nhĩ Kỳ đã phủ quyết một tuyên bố của Liên minh Châu Âu phê phán TQ vi phạm nhân quyền, chỉ vì không lâu trước đó, một công ty TQ đã chi tiền đầu tư vào cảng Piraeus của Thổ Nhĩ Kỳ. Nền kinh tế TQ quá lớn đến nỗi giới kinh doanh thường thuận theo ý muốn của TQ dù không ai tạo áp lực. Không chỉ thương mại, một nhà xuất bản của Úc cũng vừa đột ngột ngưng phát hành một cuốn sách, vì sợ “đặc tình dư luận của Bắc Kinh”(*).

Phương Tây cần làm gì?

Đứng trước các phàn nàn của Úc và Đức, TQ đã lên giọng gọi những ai chỉ trích họ là vô trách nhiệm và sợ hãi thái quá – thực ra nguy cơ xảy ra một trào lưu bài Trung là có thật. Tuy nhiên, nếu TQ thành thực hơn, họ nên nói rằng khao khát có ảnh hưởng của họ là điều vẫn thường diễn ra khi một nước đang trở nên hùng mạnh.

Khác xưa, giờ đây TQ có nhiều quan ngại hơn khi bang giao với thế giới. Khoảng 10 triệu người TQ đã ra nước ngoài từ năm 1978, và TQ lo số người này bị tiêm nhiễm thói quen dân chủ và sẽ “tiêm nhiễm” dân chủ vào TQ. Trong khi các công ty TQ đang đầu tư vào các nước giàu có, khai thác tài nguyên, xây dựng hạ tầng cơ sở, khai thác đất nông nghiệp, và hải quân TQ có thể phô trương sức mạnh ở tận biển xa, thì nhà cầm quyền TQ cũng sợ hình ảnh tệ hại của mình ở nước ngoài sẽ gây tổn thất lớn. Và với vị trí là một siêu cường đang lên, TQ thích làm lại luật chơi toàn cầu – những luật chơi phần lớn được Mỹ và Tây Âu thiết lập và thường xuyên được nêu ra để biện minh cho hành động của Mỹ và phương Tây.

Để phần nào giúp TQ trỗi dậy trong hoà bình, phương Tây có lẽ cần tạo khoảng trống cho tham vọng của TQ, nhưng điều đó không có nghĩa cứ để họ muốn làm gì thì làm. Làm ngơ để TQ mặc sức đâm chọc bằng quyền lực nhọn là các nước dân chủ đang tự làm hại mình.

Dĩ nhiên, để phòng vệ thì một mặt cần phải thực tế: Hoạt động phản gián, luật pháp và truyền thông độc lập là ba vũ khí phòng vệ tốt nhất chống lại sự lũng đoạn của quyền lực nhọn. Cả ba ngành này đều cần người vừa thông thạo tiếng Trung vừa hiểu thấu đáo chính trị và thương mại dính liền với nhau ra sao ở TQ. Khi chính quyền cộng sản TQ đè bẹp tự do biểu đạt, tranh luận phóng khoáng và suy nghĩ độc lập, thì việc rọi ánh sáng làm lộ chân tướng những thủ đoạn “mũi nhọn” của họ – và chiếu đèn vào những kẻ khấu đầu quỳ gối đáng khinh – là cách rất hiệu quả để làm mòn mũi nhọn.

Phòng vệ, mặt khác, có tính nguyên tắc. Thả lỏng cho một cuộc “săn-phù-thuỷ” nhắm vào người TQ sẽ là một sai lầm, phương Tây đại diện cho tinh thần pháp trị thì không thể làm điều vô pháp. Những kêu gọi cực đoan đòi “ăn miếng trả miếng”, chẳng hạn về vụ cấp visa cho các học giả hoặc nhân viên cơ quan phi chính phủ, cũng là tự mâu thuẫn. Tuy nhiên, bỏ mặc cho TQ lũng đoạn, với hy vọng rằng TQ sẽ trở nên thân thiện hơn trong tương lai chỉ càng mở đường cho những đâm chọc bất ngờ khác. Thay vào đó, phương Tây cần giữ vững những nguyên tắc của mình, hợp tác với các nước để cùng hành động nếu có thể, và hành động đơn lẻ khi bắt buộc. Bước đầu tiên để tránh sập bẫy Thucydides là phương Tây dùng chính những giá trị của mình để làm mòn quyền lực nhọn của TQ.

The Economist
Nguồn: theconomist.com/news/leaders/21732524-china-manipulating-decision-makers
Phan Trinh dịch
Nguồn: boxitvn.blogspot.be/2017/12/sharp-power-quyen-luc-nhon-ky-1

________________

Ghi chú:

(*) Trong cụm từ “Beijing’s agents of influence”, xin được tạm dịch “agent of influence” là “đặc tình dư luận” vì yếu tố bí mật và nhiệm vụ tạo dư luận của họ. Họ không “thu thập thông tin mật” như đặc vụ hay gián điệp mà là can thiệp, xuyên tạc, bóp méo, tạo dựng dư luận có lợi cho nước ngoài mà họ có cảm tình hoặc thông đồng, phục vụ. Những người này thường có vị trí và uy tín cao trong xã hội, trong giới chính khách, khoa bảng, kinh doanh hay thế giới ngầm. Xem thêm từ mục “agent of influence” trên Wikipedia: https://en.wikipedia.org/wiki/Agent_of_influence. (ND)

26 December 2017

Để suy gẫm và ...thực hành

Nếu bạn không giúp được một trăm người có của ăn,
thì hãy làm điều ấy cho một người.

Vui hưởng mùa Giáng Sinh nhưng đừng để đông đá !

Ở Hamilton City, Ontario, vùng cực nam Canada, mà còn cảm nhận âm 26 độ C thì
những nơi khác của đất nước này chắc còn lạnh ghê gớm hơn nữa.

Đáng hãnh diện làm công dân Canada!

Tin tức sáng nay, 26/12/2017 cho biết một chuyến xe lửa từ Vancouver đi Toronto đã phải nằm lại giữa đường tại thị trấn nhỏ tên Spy Hill thuộc tỉnh bang Saskatchewan vì thời tiết quá lạnh làm chết máy hết chạy vào sáng ngày Giáng Sinh hôm qua.

Vì thị trấn nhỏ chỉ có 300 cư dân và không có nhà ga xe lửa cho nên dân chúng địa phương tình nguyện tiếp tế và chăm sóc cho 98 hành khách xe lửa tạm trú nơi trung tâm sinh hoạt cộng đồng duy nhất của thị trấn.

Nơi xe lửa chết máy cách nơi tạm trú đó khoảng 100 thước. Nhiều hành khách phải lội bộ ở thời tiết -43C vì yếu tố gió mạnh.

Sau đó, trong cùng ngày, công ty xe lửa Via Train đã thu xếp cho xe bus chở 98 hành khách đến thành phố Winnipeg để được tạm trú tiện nghi hơn.

Vụ xảy ra này khiến cho Chiêu Ấn tôi nhớ lại vụ khủng bố không tặc cướp phi cơ đâm hai tòa cao ốc ở New York ngày 11-9-2001 khiến cho 53 chuyến bay từ Âu châu trên đường đến Mỹ phải đáp khẩn cấp xuống phi trường Gander, Newfoundland, Canada.

Thị trấn Gander có dân số 10.400 người và họ đã niềm nở tiếp đón và chăm sóc cho khoảng 10.500 hành khách Hoa Kỳ và quốc tế lỡ đường.

Đáng hãnh diện làm công dân Canada!

Phan Chiêu Ấn

23 December 2017

Merry Christmas & Happy New Year


Lá Thư Từ Ngục Tối, thơ

Dạo:
        Vì thương vận nước điêu linh,
Nên người phải đón Giáng Sinh trong tù.


      Lá Thư Từ Ngục Tối

   (Để tỏ lòng kính phục đối với những vị anh thư
nước Việt đang phải đón Giáng Sinh trong ngục tù
Cộng sản chỉ vì lòng yêu nước đã can đảm lên tiếng
bảo vệ nhân quyền, tự do và độc lập cho quê hương)

Đêm đặc quánh, người tù ngồi chết lặng,
Tiếng đàn ca văng vẳng lắng qua song,
Gắng gượng xua nỗi tuyệt vọng trong lòng,
Tay nguệch ngoạc đôi dòng cho con gái.

                           *

Con yêu dấu, Giáng Sinh đà trở lại,
Mẹ lần đầu phải xa ngoại, xa con.
Chốn ngục tù dù khổ sở héo hon,
Lòng mẹ vẫn sắt son cùng đất nước.

Biết làm sao khác được,
Khi bạo quyền đang tàn ngược với dân.
Mẹ cúi đầu chịu lỗi với người thân,
Và xin ngoại tha cho phần bất hiếu.

Mẹ tin tưởng ngoại và con đều hiểu
Nỗi khốn cùng của bao triệu dân Nam.
Nếu mình không tiêu diệt lũ gian tham,
Thì sẽ mất giang san vào tay Chệt.

Quê hương là trên hết,
Mẹ có chết cũng đành,
Nhưng dặn lòng phải bền bỉ đấu tranh,
Không muốn thấy dân mình thành nô lệ.

Con và ngoại đêm nay cùng đi lễ,
Hãy cầu xin cho mẹ được kiên cường,
Cho dân lành thôi gánh chịu đau thương,
Cho đất nước thoát con đường bất hạnh.

Con có biết nhiều trẻ em đêm thánh,
Cũng như con dường chịu cảnh "mồ côi",
Đón Giáng Sinh mà đòi đoạn khúc nôi,
Thương cha mẹ mỏi mòn nơi tù ngục.

Họ như mẹ đã chối từ hạnh phúc
Của riêng mình để liên tục dấn thân,
Cất lên giùm tiếng nói của người dân,
Đem xương máu thắp dần từng ngọn đuốc.

Mẹ thầm hiểu, đây chỉ là mơ ước,
Nhưng nếu toàn dân vì nước một lòng
Chịu hy sinh để cứu vớt non sông,
Thì Cộng sản quyết sẽ không tồn tại.

Mẹ mong mỏi dân ta đừng ỷ lại,
Đất nước mình, mình phải tự thân lo.
Đừng cậy trông vào "thế giới tự do",
Ai cũng chỉ bo bo quyền lợi họ.

Họ chỉ phán dăm ba câu này nọ
Để tuyên dương cùng cổ võ vu vơ.
Tội dân mình vẫn cứ mãi ngây thơ,
Ôm ảo vọng ngóng chờ hè đổ tuyết.

Thương con cháu ngày sau trên đất Việt,
Tìm cội nguồn nào biết hỏi nơi đâu.
Máu Rồng Tiên đã pha trộn khác màu,
Lịch sử cũng bị giặc Tàu viết lại.

Chung quy bởi lũ cầm quyền vô loại,
Mà chúng mình mãi mãi mất quê hương,
Người dân lành gánh chịu lắm đau thương,
Cả đất nước là một trường oan nghiệt.

Tổ quốc sẽ vẫn muôn đời bất diệt,
Dù giặc Tàu đem nước Việt xóa tên,
Nếu mọi người vẫn một dạ trung kiên,
Luôn nhớ đến công tổ tiên gầy dựng.

Nhưng đau đớn, dân đã quen hờ hững,
Biết bao giờ mới khứng chịu đứng lên,
Kẻ đêm ngày lo hưởng thụ triền miên,
Kẻ quên hết thời vượt biên khốn khó.

                          *

Người buông bút, đèn mờ cay mắt đỏ,
Lời thánh ca về theo gió nấu nung,
Miệng lâm râm câu "Đêm Thánh Vô Cùng",
Nỗi chua xót chợt bùng như lửa hạ.

                  Trần Văn Lương
                    Cali, 12/2017

White Christmas for sure !


23/12: Tuyết vẫn đang xuống từ hôm qua và có thể suốt ngày hôm nay để chắc ăn dân ở đây sẽ có mùa Giáng Sinh tuyết trắng. (A.C.La, Hamilton, Ontario, Canada)

22 December 2017

Cười tí tỉnh

Liệu người Hoa sang thăm Nước Pháp có biết họ đang mua
những đồ kỷ niệm chế tạo tại quê nhà của họ không nhỉ? (Phan A. lượm lặt)

21 December 2017

Động đến Lê Đức Anh - Nguyễn Phú Trọng sắp đi vào lich sử

Người Buôn Gió

Trước thắng lợi bắt cóc được Trịnh Xuân Thanh và buộc Đinh La Thăng phải khóc lóc trình bày rồi xin lỗi mình, Trọng chỉ đạo bắt tiếp Đinh La Thăng chấp nhận mang tiếng ác để tạo thanh thế, nhằm đến một đối tượng khủng hơn, hạ bệ đối tượng này tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ đi vào lịch sử là người can đảm và không chừa bất kỳ vùng cấm nào.

Nếu như Tập Cận Bình còn loay hoay chưa đụng được đến Giang Trạch Dân, thì ở Việt Nam đệ tử của Bình là Nguyễn Phú Trọng đã chuẩn bị các bước để đưa cựu chủ tịch nước, cựu bộ trưởng quốc phòng, đại tướng Lê Đức Anh (vào lò đốt).

Sau khi đại tướng Võ Nguyên Giáp mất đi, Lê Đức Anh là người cao tuổi và từng giữ chức vụ cao nhất trong quân đội Việt Nam. Năm 2018 tới đây, Lê Đức Anh sẽ đạt kỷ lục 80 năm tuổi đảng. Con số kỷ lục nhất trong hàng ngũ những người cộng sản đang còn sống hiện nay. Lê Đức Anh còn mang trong mình đầy rẫy những huân huy chương cao cấp nhất của chế độ cộng sản Việt Nam như Huân Chương Sao Vàng, Huân Chương Hồ Chí Minh, Huân Chương quân công, Chiến Thắng, Chiến Công...đều hạng nhất.

Lê Đức Anh từng là phó tư lệnh Giải Phóng quân Miền Nam năm 1974, phó tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, tư lệnh quân tình nguyện tại Campuchia.

Lê Đức Anh là hiện thân cho sự công thần của quân đội Việt Nam. Ngày nay cứ đến những ngày 30 tháng 4 hàng năm, cánh quân đội và cựu chiến binh lại mang chiến thắng của mình ra kể công và ăn vạ đất nước, khiến cho đất nước đang muôn vàn khó khăn,  nhưng vẫn phải gồng mình gánh chịu những kẻ công thần ăn bám này. Từ chế độ lương hưu hậu hĩnh đến việc quân đội thả sức đi trành giành những ngành nghề kinh doanh màu mỡ như ngân hàng, xăng dầu, xây dựng, viễn thông... thao túng cả nền kinh tế đất nước, khiến việc điều hành đất nước khó khăn bội phần.

Thời đại kiêu binh và ăn bám của đám quân đội, cựu chiến binh quân đội sắp kết thúc. Tiếng trống trận của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã vang lên đầy oai lực. Đánh rắn phải đánh dập đầu, thấm nhuần triết lý binh thư ấy, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để nhà báo Trương Huy San, tức Osin, Huy Đức nã phát đạn mở màn vào giữa trán tượng đài của đám công thần quân đội, đó là tên bố già oai phong nhất Lê Đức Anh.

Với những bằng chứng và kết luận đầy thuyết phục mà nhà báo Huy Đức đưa ra, vạch rõ tên tội đồ dân tộc Lê Đức Anh đã dính đến việc nhơ nhớp nhất mà toàn dân ta đang sục sôi căm phẫn, đó là cha con nhà Lê Đức Anh dính đến vụ án chục ngàn tỷ có tên Mobi Fone.  Sự nhơ nhớp của Lê Đức Anh trong vụ việc này khiến nhà báo Huy Đức chỉ miệt thị gọi là tướng Lê Đức Anh chứ không thèm cho hắn những chức danh mà hắn từng có.

Bài viết của nhà báo Huy Đức có đoạn vạch tội cha con nhà Lê Đức Anh được ăn chia nhiều đất đai tài sản, như bao nhiêu tên tướng lĩnh quân đội khác, nhưng cha con nhà Lê Đức Anh đã cho đệ tử Nguyễn Bắc Son triển khai thương vụ liên quan đến Mobi Fone, theo như Huy Đức nói chỉ thời gian nữa sẽ phanh phui.

Bài viết của Huy Đức chỉ trích và phanh phui những việc làm nhơ nhớp của cha con nhà Lê Đức Anh như được chia chiến lợi phẩm không ít, điều này cho ta thấy đám tướng lĩnh quân đội giải phóng miền Nam đã cướp bao nhiêu đất đao, biệt thự chia cho nhà mà nhà báo Huy Đức đã dũng cảm mỉa mai với từ ''chiến lợi phẩm'' trong ngoặc kép. Chứng mình cho việc giải phóng miền Nam chỉ là một cuộc ăn cướp của quân đội Bắc Việt không hơn, không kém. Chẳng phải hào hùng hay công trạng gì như lũ chúng thường rêu rao bao nhiêu năm nay.

Nhưng nhà báo Huy Đức đã ẩn bài viết này đi, với lý do để cho đúng quy trình.

Như vậy người đọc có thể hiểu, đã có quy trình dự sẵn cho cha con nhà Lê Đức Anh, đã có chủ trương từ tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, người đốt lò vĩ đại đang dành cho cho cha con nhà Lê Đức Anh một phiếu hẹn vào lò trong những ngày tới đây.

Nếu quả thực như vậy, ý đồ của tổng bí thư như vậy và nhà báo Huy Đức diễn tả đúng như vậy. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sắp đi vào lịch sử như một vị minh quân, một anh hùng cái thế, dám đương đầu bóc bộ mặt công thần của đám quân đội Việt Nam bấy lâu vẫn đeo.

Nhưng một nguồn tin khác lại cho rằng, nhà báo Trương Huy San là cánh hẩu với Lê Nam Trà. Trước nguy cơ Lê Nam Trà bị ra toà vì tội gian lận ở vụ Mobi Fone. Huy Đức cứu bồ bằng cách lôi cả Lê Đức Anh, Nguyễn Tấn Dũng vào mớ bùng nhùng để làm bình phong giúp cho Lê Nam Trà thoát nạn. Thế nên Huy Đức không đề cập đến việc hiện tại mà Lê Nam Trà đang bị soi xét , Huy Đức lại ngươc thời gian về lúc thành lập Mobi Fone để lôi Lê Đức Anh vào, khiến việc trầm trọng hơn và trung ương cộng sản không dám xử Lê Nam Trà.

Nguồn tin trên khá có cơ sở, nếu thật thì đây không phải là lần đầu Huy Đức dùng biện pháp này để cứu bồ. Trong vụ thảm hoạ Formosa dư luận tập trung đòi xử Võ Kim Cựu, Huy Đức cũng bằng thủ đoạn này bới ngược lại chuyện ai đã ký cho Formosa 70 năm để hướng thiên hạ vào Nguyễn Tấn Dũng. Nhằm giảm áp lực cho Võ Kim Cựu thoát được sự sục sôi của dư luận lúc đó.

Người đọc bị Huy Đức dẫn dụ theo mà không nghĩ đến nguyên lý đơn giản là Lê Đức Anh tạo cho MobiFone ra đời, nhưng Lê Đức Anh có bảo Lê Nam Trà làm sai đâu.

Tuy nhiên để thẩm định những điều trên, phải đợi một thời gian nữa đúng ''quy trình'' mà Huy Đức đã ngạọ nghễ nêu ra. Nếu chủ trương của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng muốn thanh trừng hạ bệ Lê Đức Anh là có thật, Trọng và Huy Đức sẽ đi vào lịch sử như những anh hùng, đã vất bỏ cho nhân dân ta và đất nước ta gánh nặng trĩu vai mấy chục năm nay do bọn công thần quân đội tạo ra.

Còn nếu không phải, sẽ chả có cuộc thanh tra nào động đến Lê Đức Anh.

Chỉ là câu chuyện dựng ra để cứu bồ của Huy Đức, như trước kia Huy Đức từng đưa tin về Bắc Hà để nhóm lợi ích đứng sau y hốt hàng tỷ usd chứng khoán xuống giá, khiến những kẻ ngây thơ bán ra phải ôm hận.

Riêng tôi không tin con người Huy Đức khốn nạn đến thế.

Tôi nghĩ trên đà thắng lợi diêt phe lợi ích, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng muốn làm một việc để đời, có ích cho nhân dân, đất nước đó là hạ bệ tượng đài Lê Đức Anh. Có điều chưa chuẩn bị vài thứ nhỏ, cho nên nhà báo Huy Đức nén hào khí xung phong lại để chờ lệnh tổng tấn công.

Người Buôn Gió
Nguồn: nguoibuongio1972.blogspot.be/2017/12/ong-en-le-uc-anh-nguyen-phu-trong-sap-i
_____________________
Lời bàn của một thân hữu:
Nguyễn Phú Trọng động đến bọn tham nhũng Lê Đức Anh sẽ đi vào lịch sử.
Nếu như ông ta hay một người nào đó phá bỏ luôn được cái tổ lúc nhúc những mối to mối nhỏ mà Lê Đức Anh chỉ là một thì lịch sử sẽ ghi công ơn đến muôn đời!

20 December 2017

Hồ Mẫu Ngoạt, Trợ lý Tổng Bí thư - Cái kết nào cho Hòa Thân phiên bản Việt?

Dân Luận: Chúng tôi vừa nhận được bản tin liên quan đến đấu đá nội bộ của Đảng CSVN, xin đăng lên để rộng đường dư luận. Tuy nhiên do không có điều kiện kiểm chứng, mong độc giả tham khảo với sự dè dặt cần thiết. 
**

Ngọc Hà

Để bắt đầu, tôi mượn câu chuyện Hòa Thân, nhân vật khét tiếng với danh xưng “đệ nhất quan tham”. Của cải mà Hòa Thân tham ô, nhận hối lộ thì không một tên quan tham nào trong lịch sử Trung Quốc qua được. Lòng tham vô đáy của Hòa Thân tựa như đại dịch khiến quan lớn, quan bé đều bị “lây nhiễm” và ra sức tham nhũng.

Sở dĩ Hòa Thân có thể làm mưa làm gió là nhờ sự sủng ái kề cận của Càn Long. Là người mưu mô, nịnh nọt, tâm kế lanh lợi rất vừa ý Càn Long. Và đặc biệt, Hòa Thân lại còn có một biệt tài rất cần thiết cho hoàng đế, đó là quản lý túi tiền. Là sủng thần kề cạnh Càn Long, Hòa Thân có đủ quyền lực để cất nhắc người này, hạ bệ người kia. Quan lại đều biết nguyên tắc "không hối lộ, không gặp mặt" của Hòa đại nhân, thay nhau dâng lên những báu vật hiếm lạ để đút lót.

Được Hoàng đế che chở, đại tham quan này không chỉ lén lút mua quan, bán chức, "rút lõi" ngân khố, thì những cống vật từ các địa phương dâng lên Hoàng đế trước nhất đều qua tay Hòa Thân chẳng khác nào "cướp giữa ban ngày". Tiền của từ mọi nơi chảy vào kim khố của hoàng đế, đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu của cuộc sống xa hoa dâm đãng của Càn Long và Hòa Thân.

Hồ Mẫu Ngoạt và hình mẫu Hòa Thân.
Trở lại Việt Nam hiện nay thì có thể nói Hồ Mẫu Ngoạt là một mẫu người gần giống với Hòa Thân nhất. Với đầy đủ yếu tố từ tính cách kín đáo đến khả năng giao dịch và địa vị kề cận Tổng Bí thư, đã tạo cho Hồ Mẫu Ngoạt có được siêu quyền lực trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay.

Hồ Mẫu Ngoạt sinh ngày 15/7/1956, quê quán Quỳnh Lương, Quỳnh Lưu, Nghệ An. Đã từng kinh qua các vị trí trong Văn phòng Trung ương Đảng như: Phó Văn phòng Trung ương Đảng - Phụ trách Văn phòng Trung ương Đảng. Năm 2008, Hồ Mẫu Ngoạt được lệnh trên “luân chuyển” đi địa phương về làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa, như một nấc thang cần thiết để tiến cao hơn. Tháng 10/2010, Hồ Mẫu Ngoạt được rút về Triều làm Phó Chánh Văn phòng Trung ương phụ trách nhiều mảng quan trọng trong đó có tài chính. Nhờ khả năng nịnh nọt tốt, tháng 01/2011, tại Đại hội XI, Hồ Mẫu Ngoạt chui được vào BCH Trung ương. Sau đó, ngày 01/8/2011 Hồ Mẫu Ngoạt được tiến cử làm Trợ lý - Phụ trách Văn phòng Tổng Bí thư. Tại Đại hội XII, dù được đề cử vào BCH Trung ương, nhưng Hồ Mẫu Ngoạt cùng với Đào Mộng Dung, Thuận Hữu đều thất cử vì ăn tiền quá nhiều gây bức xúc cho các ủy viên TW. Tuy vậy, Ngoạt vẫn tiếp tục nắm giữ chức vụ Trợ lý, Phụ trách Văn phòng Tổng Bí thư.

Hồ Mẫu Ngoạt thường xuyên tháp tùng Tổng bí thư đi công cán các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương. Và một điều ít người biết là, để ngăn chặn “hiểm họa đe dọa sự tồn vong của Đảng”, Hồ Mậu Ngoạt đã tham mưu cho Tổng Bí thư đẻ ra “Nghị quyết TW 4 về chỉnh đốn đảng” để củng cố quyền lực, là công cụ để chặt chém bất cứ quan lớn quan bé nào, và gây ra bao lỗi phiền toái cho đảng viên cả nước. Từ đó, Hồ Mẫu Ngoạt đã lợi dụng chức vụ và vị trí luôn kề cận Tổng Bí thư để kiếm trác và trở thành trung tâm của chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy kỷ luật. Cụ thể:

Trước nguy cơ bị đưa vào lò với hàng loạt sai phạm từ thời làm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Nguyễn Văn Bình, Trưởng Ban Kinh tế TW đã phải đi đêm và đưa hối lộ cho Hồ Mẫu Ngoạt 5 triệu USD, nhờ nói với trên tránh bị kỷ luật. Giống Hòa Thân, Hồ Mẫu Ngoạt là loại người ăn tạp, cứ có tiền là sẽ xong việc, và lo liệu cho Nguyễn Văn Bình là sẽ không bị kỷ luật, mà nếu có thì cũng mức nhẹ nhất. Và kết quả thực tế hiện nay, cũng không thấy Tổng Bí thư nhắc nhở Ủy ban Kiểm tra Trung ương kiểm tra sai phạm của Nguyễn Văn Bình nữa. Điều đáng nói là, số tiền 5 triệu USD này, cũng không phải là tiền túi của Nguyễn Văn Bình, mà là tiền huy động từ các đệ tử ở các ngân hàng thương mại đã từng được ông Bình ban ơn trước đây.
Nguyên thống đốc ngân hàng Nguyễn Văn Bình,
người bị cho là dính vào vụ lùm xùm nhận
hoa hồng từ công ty in tiền polymer Úc.
Liên quan đến hàng loạt sai phạm tại nhiều dự án, đặc biệt là Lê Thanh Thản (đại gia điếu cày của tập đoàn Mường Thanh) cấu kết với Thân Đức Nam (lúc còn làm ở Cienco 5) ăn chọn 1500 tỷ tiền của Nhà nước tại Khu đô thị Thanh Hà. Trước sức ép của dư luận, Lê Thanh Thản đã 2 lần mò tìm đến và đưa cho Hồ Mẫu Ngoạt tổng cộng 6 triệu USD và tất nhiên Hồ Mẫu Ngoạt cam kết lo liệu cho Lê Thanh Thản sẽ không bị khởi tố. Không biết Hồ Mẫu Ngoạt làm cách nào, mà Bộ Công an sợ không dám khởi tố Lê Thanh Thản, bất chấp ông Thản vi phạm pháp luật nghiêm trọng và sức ép dư luận. Mỗi lần, báo chí đưa tin sắp bị khởi tố, Lê Thanh Thản đều rất bình thản, vì đã có Hồ Mẫu Ngoạt che chắn.

Trước buổi họp Trung ương ngày 6/10 vừa qua, về việc bầu bổ sung ghế Uỷ viên Ban Bí thư khoá XII. Hồ Mẫu Ngoạt đã cấu kết và nhận tiền của 2 ông đồng hương Nghệ An là Phan Đình Trạc (sinh năm 1958, Trưởng Ban Nội chính) và Nguyễn Xuân Thắng (sinh năm 1957, Giám đốc Học viện Chính trị) để giành vé chui vào Ban Bí thư. Hồ Mẫu Ngoạt đã nhận của ông Trạc 3 triệu USD, nhận của ông Thắng 1 triệu USD. Và kết quả cả ông Trạc và ông Thắng đều đã vào Ban bí thư.

Hiện tại, Phan Đình Trạc là Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo TW về phòng, chống tham nhũng. Phan Đình Trạc từng phát biểu: "Ai tham nhũng cũng phải xử lý, song cần chọn những vụ việc, vụ án trọng điểm để xử lý trước”. Không biết ai sẽ giúp ông chọn vụ hối lộ trắng trợn này để xử lý ?
Ông Phan Đình Trạc và ông Nguyễn Xuân Thắng
được Hồ Mẫu Ngoạt đưa vào Ban Bí thư khóa XII

Nhiều cán bộ, nhân viên trong Văn phòng trung ương đang bức xúc và bàn tán về tham ô tham nhũng liên quan đến Hồ Mẫu Ngoạt. Đã có nhiều đảng viên cao cấp phản ánh việc này đến một số lãnh đạo cấp cao, nhưng tất cả đều chìm trong im lặng. Trong đó, một số cán bộ đã phản ánh việc ông Hồ Mẫu Ngoạt đến ông Trương Tấn Sang, vì họ thấy ông Tư Sang tuyên bố rất mạnh về chống tham nhũng. Nhưng thật chớ trêu thay, Nguyễn Văn Bình lại là người đưa hối lộ cho ông Trương Tấn Sang 500 nghìn USD, đổi lại ông Sang không đề cập, thúc giục việc xem xét kỷ luật ông Bình nữa. Thậm chí ông Sang còn công khai khen ông Nguyễn Văn Bình về việc mua 03 ngân hàng 0 đồng là sáng tạo.

Như chúng ta biết, có lần Càn Long hỏi Hoà Thân: "Khanh là trung thần hay gian thần". Hoà Thân đáp: "Thần không phải trung thần, cũng không phải gian thần. Thần là nịnh thần". Vua Càn Long hỏi tại sao, Hoà Thân lại tiếp tục đáp: "Trung thần rồi cũng sẽ bị giết. Gian thần càng bị giết. Chỉ có nịnh thần là sống lâu nhất"! Trong suốt cuộc đời làm vua Càn Long không hề hạ lệnh giết Hoà Thân dù biết hắn tội ác tày đình. Càn Long để cho Hòa Thân vơ vét của cải, sau thì để cho con trai Gia Khánh lên ngôi, làm một mẻ tịch thu tiền, của cải về, củng cố ngai vàng. Hòa Thân cũng chỉ là con cờ trong tay Càn Long. Khi hết giá trị lợi dụng, Càn Long cũng không ra tay giết Hòa Thân mà để con mình giết, tránh tổn hại danh tiếng. Vậy liệu khi nào thì Hồ Mẫu Ngoạt sẽ có kết cục như vậy?

Ngọc Hà
link:  https://www.danluan.org/tin-tuc/20171219/ho-mau-ngoat-tro-ly-tong-bi-thu-cai-ket-nao-cho-hoa-than-phien-ban-viet

18 December 2017

Sài gòn: Hình ảnh mừng Chúa Giáng sinh năm nay 2017 tại một số giáo đường














Hình PNC gửi từ Sài Gòn

Tại sao Âu Châu không cần lạy lục Trung Cộng?

Lê Phan

Ở Hoa Lục, người ta thường nghe những lời bình luận là Âu Châu đã đến lúc thoái trào. Mà thực ra không phải chỉ ở Hoa Lục, nhiều nhà bình luận ở Hoa Kỳ cũng tỏ vẻ khinh thường Âu Châu, cổ hủ và đang như Anh Quốc sau Thế Chiến Thứ Hai, chỉ tìm cách “manage decline.”

Theo luận điệu này, các nền dân chủ đang gặp khó khăn khi các cường quốc kinh tế cũ bị thụt hậu. Trung Cộng đang chiến thắng trong mặt trận kỹ thuật. Trong khi Hoa Kỳ hướng nội, một Âu Châu yếu đuối sẽ chỉ còn có nước hướng Đông. Dự án vĩ đại của Trung Cộng, “nhất đái nhất lộ” hay nôm na “một vòng đai, một con đường” sẽ nối liền Đông với Tây, kim với cựu. Và dĩ nhiên chúng ta biết ai lãnh đạo dự án đó.

Chủ thuyết tự do của Tây phương, thẩm định này nói, đã lỗi thời. Cồng kềnh, thiếu hữu hiệu và chia rẽ, nó thiếu sự thống nhất mục đích mà chỉ có những chế độ độc tài mới làm được. Và nó cũng không còn đáp ứng nổi với nhu cầu của dân chúng nữa. Chả thế mà chúng ta thấy giới lãnh đạo cũ bị ông Donald Trump đánh bại ở Hoa Kỳ và những vấn đề do quốc gia chủ nghĩa đang tạo nên cho nhiều nơi ở Âu Châu. Tương lai, lập luận này khẳng định, nằm trong tay của những nhà lãnh tụ mạnh, không bị cản trở bởi những đòi hỏi đối nghịch của một xã hội đa nguyên – những người đó là Vladimir Putin của Nga, Recep Tayyip Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ, và dĩ nhiên trên tất cả là Tập Cận Bình của Trung Cộng.

Quý bạn gõ vào link dưới đây để đọc tiếp:
https://www.nguoi-viet.com/binh-luan/tai-sao-au-chau-khong-can-lay-luc-trung-cong/

Tiếng sáo Nguyễn Đình Nghĩa - Suối Mơ, nhạc Văn Cao

Người ta gọi ông là ”Tiếng Sáo Thần”. Tôi gọi ông là cơn gió thổi. Một cơn gió thổi qua tre trúc, để lại nhân gian nỗi ngậm ngùi. Mà thế hệ chúng tôi thì đều đang lần lượt như thế cả.

Thoắt một cái từ ngày Nguyễn Đình Nghĩa bị đột quỵ trong lúc đang trình diễn trên sân khấu American History of Nature Museum tại New York, rồi 7 tháng sau qua đời, tính ra 12 năm rồi. 

Tuần tới, 22 tháng 12 chính là ngày giỗ của người nhạc sĩ tài hoa. Tôi làm cái video clip này giản dị là một nén nhang để thắp cho người bạn thủa thiếu thời. Vợ của N.Đ.Nghĩa, Trịnh Thị Diệu Tân lại còn là bạn học cùng lớp ở trung học Phan Châu Trinh, Đà Nẵng. Khi nhận được email con gái bạn tôi gửi đến tiếng sáo của cha cháu thổi bài Suối Mơ, phần phối âm và kỹ thuật ghi âm do cháu và các bạn thực hiện, tôi viết thư cho Trang Nguyen bảo bác sẽ làm một cái video clip cho bạn hữu và mọi người nghe. Bác sẽ không viết một lời ca ngợi nào. Khi nghe tiếng sáo của ba cháu, lời ca ngợi tự nó sẽ nằm trong lòng của mỗi người. (NBT). 


Youtube do đồng môn Nguyễn Bá Trạc (DS10/CH1) thực hiện.

16 December 2017

Mỹ đang hình thành chiến lược mới đối với Châu Á

Nguyễn Cao Quyền

Trước chuyến công du 12 ngày vừa qua của tổng thống Donald Trump, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Herbert McMaster cho biết là trong chuyến đi này tổng thống Trump sẽ thúc đẩy xây dựng một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương Tự Do Và Cởi Mở.

Chuyến đi của ông Trump tuy chỉ đạt được ít thành công cụ thể nhưng đã tạo ra một sự thay đổi quan trọng cho chiến lược của Mỹ tại khu vực. Bài tham luận này sẽ đề cập đến sự thay đổi quan trọng đó, xin mời qúy vị theo dõi.

Chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương Tự Do Và Cởi Mở

Ngày 18/10/2017 Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson lần đầu tiên đưa ra khái niệm “Ấn Độ - Thái Bình Dương Tự Do Và Cởi Mở” tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế (CSIS) tại Washington.

Chiến lược này trở thành điểm nhấn khi tổng thống Donald Trump phát biểu tại APEC CEO SUMMIT tại Đà Nẵng (Việt Nam) ngày 10/11/2017. Ông nói: “Hôm nay tôi có mặt tại đây là để đề nghị làm mới mối quan hệ hữu nghị và thương mại giữa tất cả các quốc gia trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, cùng nhau thúc đẩy sự thịnh vượng và an ninh của chúng ta”.

Trước đó, ngoại trưởng Tillerson định nghĩa rõ ràng rằng khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương bao gồm tất cả các quốc gia ở ven bờ Ấn Độ Dương và phía Tây Thái Bình Dương, sẽ là bộ phận quan trọng nhất của thế giới trong thế kỷ 21. Ông Tillerson cho biết là Mỹ cần tăng cường hợp tác với các nước đó.

Khai thác tối đa sức mạnh và ảnh hưởng của đồng minh trong khu vực

Nhiều người hoài nghi về hiệu quả của tầm nhìn chiến lược của ông Trump. Tuy nhiên có thể nói rằng không phải ngẫu hứng mà ông Trump đã đưa ra ý tưởng ấy trong bối cảnh tình hình hiện tại của khu vực này.

Ở Nhật Bản, khi ông Trump đến thăm trong chuyến công du nhiều nước vừa qua, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đề nghị với ông “chiến lược tứ giác kim cương” liên kết bốn nước Mỹ, Nhật. Úc và Ấn Độ, nên có thể coi như Nhật Bản cũng đã khởi xướng cho ông Trump ý niệm về "chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương".

Ý nghĩa sâu xa của khái niệm này là tạo dựng một cuộc chơi “địa chính trị” mới để bảo toàn và thực hiện tốt hơn những lợi ích cơ bản cũ cũng như mới.

Ở khu vực Á Châu – Thái Bình Dương Trung Quốc được coi như là trung tâm cho tới nay, và Trung Quốc cũng đã làm gần như tất cả những gì có thể làm được để mọi chuyện luôn luôn xoay quanh Trung Quốc. Vai trò của Trung Quốc hiện rất lớn.

Nhưng trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, Trung Quốc sẽ không có ảnh hưởng như thế nữa. Trong khu vực này bộ tứ Mỹ, Nhật, Ấn, Úc, cả trên đất liền cũng như trên đại dương sẽ không chỉ là đối trọng mà còn là đối thủ đáng gờm hơn trước nhiều đối với những lợi ích chiến lược về mọi phương diện của Trung Quốc.

Đặc biệt ở khía cạnh đó dự án “một vành đai, một con đường” của Trung Quốc không thể còn được tầm vóc như trước nữa. Khu vực mới trở thành đa cực với nhiều trung tâm quyền lực.

Chiến lược mới xác định lại phạm vi hoạt động, giúp ông Trump vừa không phải mang tiếng kế thừa ý tưởng của ông Obama, vừa mở rộng lợi ích chiến lược cơ bản của Mỹ trong khu vực. Mỹ không chỉ có sân chơi mới mà còn có cả cuộc chơi chính trị quyền lực thế giới mới, ở đó Mỹ sẽ dễ dàng tập hợp và liên kết đồng minh để đối phó, ganh đua hay cả kiềm chế Trung Quốc khi cần thiết.

Nhật, Úc, Ấn Độ, cả ba đôi tác này không thể không lo ngại trong tình hình mới và do đó không thể không xích lại gần Mỹ để tạo thảnh sức mạnh liên thủ với nhau.

Nhân quyền không bị bỏ quên nhưng đã rơi xuống hàng thứ yếu

Trong chuyến đi lần này chủ nghĩa thực dụng đã xuất hiện một cách triệt để trong chính sách đối ngoại của Trump. Tổng thống Mỹ đã công khai làm mọi phương cách để đem lại lợi ích cao nhất cho Hoa Kỳ, đúng như những gì ông đã hứa khi tranh cử.

Trên diễn đàn APEC ông nói rằng: “Từ hôm nay trở đi chúng ta sẽ cạnh tranh một cách công bằng và bình đẳng. Chúng tôi không để nước Mỹ bị lợi dụng thêm nữa... và tôi mong muốn tất cả các bạn trong hội trường này cũng đặt tổ quốc mình lên trên hết”.

Với đầu óc thực dụng, ông Trump tuy không quên "nhân quyền" nhưng đã không để cho nhân quyền trở thành rào cản trong chính sách đối ngoại với Việt Nam và với các nước khác nói chung.

Thông cáo Việt Mỹ chỉ nhắc đến nhân quyền bằng vài từ trong một câu vắn tắt: “...ghi nhận tầm quan trọng và thúc đẩy quyền con người...”. Tất cả những đoạn văn còn lại không đả động gì đến nhân quyền nữa mà chỉ đề cập đến những việc khác.

Vì biết được chính sách thực dụng nêu trên nên của ông Trump nên nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã coi thường công luận và thẳng tay đàn áp những nhà bất đồng chính kiến ở trong nước trước khi ông Trump tới Việt Nam.

Tuy nhân quyền bị bỏ rơi nhưng cũng không thể nói là chuyến đi sang Việt Nam lần này của ông Trump đã thất bại, vì ông đã bán được hàng tỷ đô la vũ khí và hàng hóa. Qua hình ảnh phát tán trên internet toàn cầu người ta thấy nhân dân Việt Nam tự nguyện kéo nhau ra hai bên đường đón chào ông, còn rầm rộ hơn cả lần trước họ đón chào tổng thống Obama. Trong khi đó thì số người tự nguyện tự giác đã không thấy xuất hiện ở những nơi mà phái đoàn Tập Cận Bình đã đi qua.

Trump muốn triệt tiêu các chế độ độc tài bằng vũ khí kinh tế

Thương mại là cách hành động “Nước Mỹ trên hết” của Trump. Ông muốn bảo vệ và thậm chí khôi phục lại những việc làm mà nước Mỹ đã đánh mất. Quan điểm này được Wilbur Ross (Bộ Trưởng Thương Mại), Robert Lighthizer (Giám Đốc Hội Đồng Thương Mại Quốc Gia) và Peter Navarro, chia sẻ.

Họ đồng ý rằng thâm hụt thương mại song phương quá lớn giữa Mỹ và các nước như Trung Cộng, Nhật Bản, Đức, Mexico là bằng chứng cho thấy là Mỹ đang bị các đối thủ cạnh tranh lừa gạt. Nếu Mỹ tìm được cách giảm bớt hoặc loại bỏ những thâm hụt đó thì có thể tạo ra công ăn việc làm với thu nhập cao cho công nhân Hoa Kỳ.

Hiểu biết căn bản là phải như vậy, nhưng chúng ta thử tìm hiểu xem từ ngày lên cầm quyền tổng thống Donald Trump đã làm được những gì. Cho đến nay, ông đã rút nước Mỹ ra khỏi TPP và mở ra những cuộc đàm phán với Mexico và Canada để cập nhật Hiệp Định Thương Mại Bắc Mỹ năm 1994. Nhưng đây mới chỉ là những việc nhỏ.

Trong năm tới. Trump sẽ biến lời nói thành hành động trên hai mặt trận chính.

Mặt trận thứ nhất, Trung Quốc sẽ được Trump coi là nước trục lợi lớn nhất. Trump sẽ khởi động những bước đi nhằm chống những việc bán phá giá của Trung Cộng (đặc biệt là thép) và những cuộc tấn công trên diện rộng nhằm chống lại những vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Mặt trận thứ hai của Trump là Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO thành lập hồi đầu năm 1990. Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer đã công khai mô tả là hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO có hại cho nước Mỹ.

Bên cạnh đó, Mỹ sẽ khởi động sáng kiến mới trong việc ký kết các thỏa thuận thương mại song phương, cách tiếp cận mà Trump đã nêu rõ trong Hội Nghị Thượng Đỉnh APEC ở Đà Nẵng (Việt Nam). Vì Mỹ vẫn là thị trường quan trọng đối với các nước xuất khẩu nên sáng kiến đó sẽ tạo được nhiều ảnh hưởng tích cực.

Khôi phục TPP là một lối đi đúng hướng do Nhật Bản phát động, nhưng nếu gặp sự chống đối của Hoa Kỳ thì việc thực thi cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong tương lai.

Kết luận

Tổng thống Donald Trump không hứa hẹn giúp đỡ gì cho nhân quyền và dân chủ ở những nước độc tài mà ông chỉ bình tĩnh dùng vũ khí kinh tế để buộc các nước đó phải làm ăn sòng phẳng, là một cách chơi vừa văn minh vừa đúng cách.

Đúng cách có nghĩa là muốn tồn tại trong sân chơi họ phải làm những việc chân chính, phù hợp với những quy định làm ăn chung, phù hợp với những giá trị nhân quyền phổ quát của thế giới. Đây là cơ sở để chế độ độc tài nhìn nhận ra vấn đề, để dân chúng các nước độc tài đó có những bước tiến bộ trưởng thành.

Ai cũng biết sự làm ăn chân chính lâu dài sẽ dẫn đến sự sụp đổ nếu các chế độ thiếu dân chủ không có đủ can đảm để cải thiện thể chế chính trị của họ nhưng khi đã chấp nhận đi vào sân chơi mới này thì đồng thời cũng có nghĩa là họ đã mặc nhiên chấp nhận luật chơi mới này và bắt buộc phải thi hành.

Làm ăn song phẳng là biện pháp để nước Mỹ chống bị mất cắp trên mọi phương diện, để sức mạnh của Mỹ được củng cố và nền kinh tế của Mỹ được thịnh vượng không ai bì kịp.

Có thể nói là Donald Trump đã nhìn đúng cách đấu tranh chống độc tài và đang làm cho nước Mỹ trở lại vĩ đại như xưa. Ông Trump vừa là một doanh gia và một chính trị gia đáng tin cậy, là một người có tâm cốt ghét cộng sản và ông ta đã thề sẽ triệt tiêu hết cộng sản trên quy mô toàn thế giới.

Viết xong ngày 8/12/2017.

Nguyễn Cao Quyền
(Danlambao)

14 December 2017

Bạch thư ngoại giao 2017: Úc phải giảm bớt lệ thuộc kinh tế với Trung Quốc để không đánh mất chủ quyền

Úc muốn thẳng thắn nói rõ với Bắc Kinh là nước Úc được xây dựng và phát triển dựa trên các giá trị không thể thương lượng được gồm có hệ thống chính trị dân chủ, xã hội pháp trị với hệ thống tư pháp và truyền thông độc lập. Và Úc sẵn sàng và quyết tâm bảo vệ các giá trị này. (Thủ Tướng Malcolm Turnbull)

Ls Nguyễn Văn Thân
Vào ngày 23/11 vừa qua, Thủ Tướng Malcolm Turnbull đã chính thức công bố Bạch Thư Ngoại giao 2017 sau hơn 15 tháng tham khảo ý kiến và soạn thảo. Bạch thư dài 122 trang và chia thành 8 chương sẽ là văn kiện kim chỉ nam hướng dẫn đường lối và chính sách ngoại giao của Úc trong một thập niên tới. Độc giả chính mà Canberra nhắm tới là Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh. Thông điệp Bạch thư nhắn gửi gồm có 2 phần. Thứ nhất là Mỹ chớ nên đánh mất lòng tin của đồng minh và các quốc gia trong khu vực châu Á -Thái Bình Dương qua chính sách đóng cửa thu hẹp vai trò vì chính điều đó sẽ làm tổn hại đến quyền lợi của nước Mỹ. Thứ hai và quan trọng hơn là đối với Trung Quốc, Úc sẽ chọn mở rộng và đa phương hóa quan hệ kinh tế và giao thuơng chớ sẽ không chấp nhận lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Do đó, Canberra sẽ tìm cách hoàn tất TPP 11 hoặc Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ (CPTPP) do Nhật lãnh đạo cũng như đẩy mạnh quan hệ thương mại và chiến lược với các nền dân chủ gồm có Ấn Độ, Nam Dương và Hàn Quốc.

Một điều đáng hoan nghênh là Bạch thư nhận định một cách thẳng thắn, rõ ràng và không tránh né là trật tự thế giới dưới sự lãnh đạo của Mỹ trong khuôn khổ luật pháp và tập quán quốc tế đang bị thách thức bởi Trung Quốc thể hiện qua hành động tôn tạo đảo và quân sự hóa Biển Đông cũng như thái độ xem thường phán quyết vụ kiện Đường Lưỡi bò của Tòa Trọng Tài Quốc tế. Tình trạng này sẽ tiếp tục gia tăng nhất là khi Mỹ dưới thời của Tổng Thống Trump đã rút khỏi TPP và hủy chính sách tái định vị về Châu Á - Thái Bình dương của người tiền nhiệm Obama.

Bạch thư tiên đoán nếu tỷ lệ tăng trưởng không có gì thay đổi thì vào năm 2030, GDP của Trung Quốc sẽ cao nhất thế giới khoảng 42,000 tỷ Mỹ kim so với 24,000 tỷ của Mỹ (tức hơn gần gấp đôi). Điều này sẽ có tác động nghiêm trọng đến cán cân quyền lực kinh tế và quân sự giữa hai siêu cường. Trong khi đó, GDP của Úc có thể chỉ lên tới 1,700 tỷ so với 1,200 tỷ trong năm 2016. Trong khi đó, GDP của Nam Dương ước lượng sẽ tăng lên 5,500 tỷ và của Ấn độ sẽ là 20,000 tỷ. Do đó, khái niệm "Ấn - Thái Bình dương" (Indo - Pacific) se thay thế châu Á - Thái Bình dương trong sách lược ngoại giao, kinh tế và an ninh của Úc.

Bạch thư cũng nói rõ Biển Đông có thể sẽ là ngồi nổ cho một cuộc thư hùng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku giữa Trung Quốc và Nhật cũng như đe dọa xâm chiến Đài Loan của Bắc Kinh cũng có thể dẫn đến chiến tranh giữa hai siêu cường mà Úc bắt buộc phải lựa chọn đứng về một bên.

Về mặt nội địa, một đe dọa chủ quyền nghiêm trọng không kém là việc Bắc Kinh bỏ tiền mua chuộc một vài chính khách và học giả hầu lũng đoạn chính sách an ninh và chiến lược quốc gia chẳng hạn như tặng tiền cho chính khách và chính đảng, mua chuộc truyền thông Anh và Hoa ngữ cũng như hăm dọa các nhà xuất bản không phổ biến sách mà Bắc Kinh cho là không phù hợp với quan điểm của họ ví dụ như trường hợp của Allen & Unwin hủy quyết định phát hành sách của Gs Clive Hamilton vao trung tuần tháng 11 vừa qua.

Bạch thư xác nhận Trung Quốc không chia sẻ các giá trị cốt lõi với Úc. Khác với Úc, Trung Quốc căn bản là một nước cộng sản độc tài toàn trị nơi mà người dân không tự do ngôn luận và tự do chọn lựa chính quyền đại diện cho họ. Trong thời gian qua, Bắc Kinh chứng minh cho thấy là họ sẵn sàn ngụy tạo và khuấy động tranh chấp bằng cách thay đổi nguyên trạng ví dụ như với Việt Nam tại Biển Đông, với Nhật tại Biển Hoa Đông, với Phi Luật Tân tại bãi cạn Scarborough, với Nam Dương tại Natuna và với Ấn Độ tại Doklam.

Nhưng Trung Quốc là đối tác kinh tế lớn nhất của Úc. Kim ngạch thương mại hai chiều lên tới gần 142 tỷ Úc kim trong năm 2016. Úc xuất cảng hàng hóa phần lớn là khoáng sản, dịch vụ giáo dục và du lịch trị giá khoảng 93 tỷ tương đương gần 1/3 tổng giá trị xuất cảng. Nhập cảng từ Trung Quốc vào Úc trị giá khoảng 62. Tức cán cân mậu dịch trên dưới 30 tỷ nghiêng về phía Úc. Học sinh, sinh viên từ Trung Quốc chiếm 38% tổng số và đóng góp gần 24 tỷ hàng năm vào GDP. Khách du lịch từ Trung Quốc vào năm 2016 lên tới con số kỷ lục 1.2 triệu người trị giá tương đương với 10 tỷ Úc kim hàng năm và tiếp tục gia tăng. Có nghĩa là kinh tế của Úc lệ thuộc đáng kể vào thị trường xuất cảng, du học và du lịch từ Trung Quốc. Ngân sách của các viện đại học, kỹ nghệ du lịch, thậm chí là của quốc gia và quốc phòng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu Bắc Kinh sử dụng đòn kinh tế để áp đặt ý đồ chiến lược.

Và Trung Quốc đã làm như vậy đối với Phi Luật Tân sau khi Manila nộp đơn khởi kiện với Tòa án Quốc tế phản đối yêu sách Đường Lưỡi Bò, với Nhật trong vụ tranh chấp chủ quyền Senkaku bằng cách giới hạn xuất cảng đất hiếm sang Nhật và với Hàn Quốc về vụ THAAD. Tập đoàn du lịch Lotte của Hàn Quốc làm chủ sân golf nơi mà hệ thống THAAD đầu tiên được thiết lập. Dù không phạm lỗi gì vì chính quyền Nam Hàn chỉ muốn tự vệ từ đe dọa hỏa tiễn của Bắc Hàn nhưng Lotte bị Bắc Kinh trừng phạt và lỗ tới 1.3 tỷ Mỹ kim. Kỹ nghệ du lịch Hàn Quốc mất 6.5 tỷ vì bị Trung Quốc tẩy chay. Không có gì bảo đảm là Bắc Kinh sẽ không chơi đòn bẩn tương tự đối với Úc trong tương lai khi có xung đột quan điểm và lợi ích chiến lược.

Trong lịch sử của nhân loại, các quốc gia trỗi dậy đều sử dụng sức mạnh để thể hiện ý tưởng bá quyền hoặc áp đặt mục tiêu chiến lược lên các quốc gia khác. Đó cũng là nguyên nhân chính dẫn đến chiến tranh. Trung Quốc cũng sẽ không ngoại lệ. Muốn tránh hoặc giảm thiểu xác suất nguy cơ này thì Úc phải có can đảm đối diện với sự thật và chuẩn bị cho tình huống đó.

Giải pháp mà Bạch thư đưa ra gồm có 3 điểm chính. Thứ nhất là thẳng thắn đặt vấn đề và báo trước cho Bắc Kinh để họ không cảm thấy nhạc nhiên. Thứ hai là thuyết phục đồng minh Hoa Kỳ tiếp tục vai trò lãnh đạo trong khu vực. Thứ ba là nâng cấp và siết chặt quan hệ với các quốc gia dân chủ khác trong khu vực gồm có Ấn Độ, Nam Dương, Nhật Bản và Hàn Quốc. Đó cũng là lý do Úc đang quyết tâm theo đuổi TPP 11 hoặc CPTPP cho bằng được để giảm mức lệ thuộc vào thị trường xuất cảng Trung Quốc cũng như siết chặt quan hệ kinh tế với Nhật. Bước kế tiếp là thúc đẩy đàm phán hiệp định thương mại tự do với Nam Dương và Ấn Độ. Một mặt là khuyến khích Bắc Kinh "chơi theo luật" vì đó cũng là quyền lợi của họ. Mặt khác là ''mua bảo hiểm'' để giảm thiểu rủi ro phòng ngày Trung Quốc trở mặt.

Về mặt an ninh, Canberra đã ngỏ ý là muốn nối lại đối thoại an ninh tứ giác gồm có Mỹ, Ấn Độ, Nhật và Úc mà Thủ Tướng Shinzo Abe đề xướng và đặt tên là trục kim cương dân chủ vào năm 2007 đi cùng với diễn tập Malabar cho tới khi Kevin Ruud rút khỏi cơ cấu này vào năm 2008 sau khi Trung Quốc chính thức lên tiếng phản đối. Vào ngày 12/11 vừa qua, "tứ quốc" đi bước đầu tiên và có một phiên họp chung bên lề Thượng Đỉnh Đông Á tại Manila trong tiến trình và nỗ lực ''nối lại tình xưa''. Đối thoại an ninh tứ giác là một điều không thể thiếu nếu Canberra thật sự muốn thực thi mục tiêu vạch ra trong Bạch thư 2017.

Bạch thư 2017 đã được giới chiến lược Hoa Kỳ đồng ý và ủng hộ. Trong khi đó thì phản ứng của Bắc Kinh là kêu gọi Canberra ngưng có những lời phát biểu ''vô trách nhiệm'' về hành vi của Trung Quốc tại Biển Đông. Hoàn Cầu Thời Báo (tờ báo lá cải của Đảng Cộng Sản Trung Quốc) giận dữ đòi Bắc Kinh trả đũa bằng cách hạ cấp quan hệ với Úc. Tương tự như vậy, Paul Keating cho rằng đây là một quyết định sai lầm nếu Úc muốn sử dụng kế sách này để đối trọng với Trung Quốc. Paul Keating là cựu thủ tướng Úc và cũng là người có công lớn trong việc thiết lập tổ chức APEC. Nhưng hiện nay ông là Chủ tịch Hội đồng Quốc tế của Ngân hàng Phát triển Trung Quốc. Thủ Tướng Malcolm Turnbull cho rằng nhận định của Keating sai lầm và không thực tế. Úc không có ý định đối đầu với Trung Quốc hiện là đối tác và khách hàng lớn nhất. Nhưng Úc muốn thẳng thắn nói rõ với Bắc Kinh là nước Úc được xây dựng và phát triển dựa trên các giá trị không thể thương lượng được gồm có hệ thống chính trị dân chủ, xã hội pháp trị với hệ thống tư pháp và truyền thông độc lập. Và Úc sẵn sàng và quyết tâm bảo vệ các giá trị này nếu Bắc Kinh giở trò đe dọa.

Vào tháng 2 năm 2016, Camberra đã công bố Bạch Thư Quốc Phòng mà điểm chính là gia tăng ngân sách lực lượng hải quân và đóng thêm một đoàn tàu ngầm tân tiến gồm có 12 chiếc trị giá 50 tỷ để đối trọng với tham vọng hàng hải của Trung Quốc. Bạch Thư Ngoại giao 2017 giúp tích hợp mục tiêu chiến lược an ninh, ngoại giao và kinh tế một cách có hệ thống hơn. Vấn đề còn lại là chính quyền có trách nhiệm cung cấp ngân sách đầy đủ để thực thi các tiêu chiến lược đã đề ra. Một vấn đề khác cũng không kém phần quan trọng là Canberra nên gửi một thông điệp rõ ràng là Úc không muốn bị đặt vào thế phải lựa chọn nhưng nếu có xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc thì Bắc Kinh nên hiểu là Úc sẽ chọn bên nào.

Ls Nguyễn Văn Thân
(Nguồn: Dân Luận)

Những đứa trẻ tội nghiệp

Luật sư Luân Lê

Tôi vừa nghe xong một đoạn bài đọc của ông Tổng bí thư đọc trong chương trình thời sự tại đại hội đoàn thanh niên cộng sản mà thấy thực chán ngán và não nề vì năm này qua năm khác họ cứ mãi đọc đi đọc lại những dòng chữ giáo điều vô hồn cũ rích như mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; thanh niên cư xử phải trung thực và có văn hoá; phải có nhận thức đúng đắn, ý thức chính trị vững vàng, theo lý tưởng cách mạng và xã hội chủ nghĩa; đập tan các luận điệu sai trái, xuyên tạc, nhất là trên mạng xã hội...

Người ta có nhận thấy rằng, đảng hay tổ chức nào cũng chỉ là một nhóm người, nên tư tưởng của họ cũng chỉ là một loại tư tưởng, và đương nhiên sẽ có nhiều những dòng tư tưởng khác cùng tồn tại, thì làm gì có chuyện dặn dò những thanh niên trưởng thành về việc không nghe theo những luận điệu sai trái từ những người khác một cách áp đặt bằng ý chí phán xét với việc lấy tư tưởng của nhóm người đó làm quy chuẩn (cơ sở) duy nhất để đối chiếu như thế?

Người ta chỉ sai khi mà xúi giục bạn làm những thứ ác ôn, xấu xa như xâm hại người khác, vi phạm luật pháp để chiếm đoạt lợi ích thì mới là những kẻ xấu, còn nếu những người lên tiếng dẹp bỏ bất công, chống tiêu cực, cường quyền, đấu tranh vì quyền lợi của nhiều người trong xã hội để đất nước văn minh, tốt đẹp và an toàn hơn lên thì ắt hẳn đó là những tư tưởng đúng đắn, dù nó có khác hoặc đi ngược lại quan điểm của nhà nước, chính quyền đương thời. Vì mỗi người dân mới là người chủ của quốc gia, nên tư duy và ý chí, chính kiến của họ cần phải được tôn trọng và lắng nghe, chứ không thể lấy câu chuyện quyền lực ra để làm quy chuẩn mà phán xét hay phủ nhận một quan điểm khác. Đó chính là sự độc tài.

Người ta cũng không thể có văn hoá hay đạo đức khi mà tìm mọi cách áp đặt và trói buộc tư tưởng chúng lại, và luật pháp trong đất nước ấy cứ rối rắm, sáng đúng chiều sai, nay ban hành, mai bãi bỏ, hay toà án chịu sự kiểm soát và nằm dưới sự lãnh đạo của một thực thể/tổ chức chính trị khác. Sự tốt đẹp hay giá trị con người mà không thể bảo đảm bằng luật pháp đúng đắn và nghiêm minh thì làm sao có thể nói về lý tưởng cao đẹp nào cho được.

Nghe mãi những điều sáo mòn mà thấy tư tưởng bỗng trở nên tăm tối và tù túng đến mức bủn rủn tay chân.

Không hiểu những đứa trẻ không thể và không có tư duy độc lập, bị áp đặt từ gia đình, nhà trường và chính quyền có gây dựng nên điều gì tốt đẹp hay có thể sáng tạo ra gì nổi không khi chỉ biết đến lý tưởng cách mạng và chủ nghĩa xã hội mà không được nghĩ khác, tư duy khác và phản biện khác?

Chúng ta miệt mài nghe hết cả một đời người?

Luật sư Luân Lê
Theo FB Luân Lê

12 December 2017

Nước cờ ‘được ăn cả, ngã về không’

Bùi Tín

Công cuộc chống tham nhũng do tổng bí thư Nguyễn Phụ Trọng trực tiếp chỉ đạo cả năm 2017 do dự, ngập ngừng, như hết hơi đến cuối năm bỗng sôi nổi hẳn lên, hứa hẹn « khẩn trương, quyết liệt, mạnh mẽ » trong 2 tháng tới.

Trong thời gian này sẽ « quyết tâm » đưa ra xét xử hơn 20 vụ án kinh tế tài chính lớn, có liên quan đến vài chục viên chức cao cấp của đảng cộng sản và Nhà nước, liên quan đến những số tiền khủng khiếp hàng vài trăm nghìn tỷ đồng bị các quan tham ở các đỉnh cao quyền lực ăn cắp, chia chác cho nhau cùng một lũ tay chân bộ hạ tẩu tán gần hết, không chắc thu hồi có được vài phần trăm.

Đây là lần rất hiếm hoi các bị cáo là những kẻ ở các cương vị lãnh đạo cao nhất,

ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban chấp hành TƯ đảng, bộ trưởng, thứ trưởng, các Tổng giám đốc, Chủ tịch Ủy ban quản trị các Tổng công ty quốc doanh to lớn nhất vốn được coi là những quả đấm thép của nền kinh tế quốc gia.

Riêng vụ án đầu vị ở Tổng công ty dầu khí Việt Nam POV dính đến nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng giao thông vận tải, nguyên Bí thư thành ủy Sài Gòn Đinh La Thăng, bị thi hành kỷ luật cảnh cáo truất chức ủy viên bộ chính trị, nhưng vẫn còn để giữ chức Ủy viên TƯ, phó ban kinh tế TƯ, đại biểu Quốc hội, biểu hiện rõ sự do dự, ngập ngừng, vừa đánh vừa run của ông tổng Trọng.

Một quy định kỳ quặc làm trò cười cho nhân dân và thiên hạ là đảng viên cấp cao phạm pháp không thể bị công an tóm gáy ngay, mà phải được đảng xem xét trước, được Ban kiểm tra TƯ đảng hoặc Bộ Chính trị quyết định khai trừ đã, hoặc là đại biểu Quốc hội thì phải bị Quốc hội truất chức, rồi Công an mới dược quyền đến bắt tạm giam, chờ ngày xét xử.

Điều này nói lên 2 điểm phi lý và phạm pháp. Một là giữ danh dự hão cho đảng. Cán bộ là đảng viên đương chức không bao giờ bị công an tóm gáy, trói tay giải đi khi phạm luật. Chỉ khi nào đã bị khai trừ, truất chức rồi, - là công dân thường, mới bị công an đụng đến. Như thế đảng chia ra 2 lọai công dân: một lọai « công dân đảng viên » là bất khả xâm phạm và một loại công dân thường ngoài đảng là công dân lọai 2, hạng bét, tha hồ bị bắt bớ.

Điểm phi lý thứ 2 là đảng đứng ra xét xử kết tội, khai trừ trước khi đưa ra tòa án xét xử một cách hình thức, nghĩa là đảng ngồi trên luật pháp, ngồi trên đầu các cơ quan tư pháp, bao biện, vi phạm hiến pháp quy định rõ ràng « Đảng cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và luật pháp ».

Hai vụ xét xử đại án Đinh La Thăng và đại án Trịnh Xuân Thanh sắp tới sẽ là cuộc biểu diễn công khai để xét nghiệm lời hứa của ông Tổng Trọng là sẽ xét xử « khẩn trương, kiên quyết, nghiêm khắc và đúng luật » có thật lòng hay không?

Đúng luật nghĩa là phải để cho bị cáo tự bào chữa đến cùng, không được cắt lời, bịt mồm bằng bất cứ cách nào; đúng luật nghĩa là phải có luật sư được cãi đầy đủ, có tranh tụng, đối đáp công khai giữa bên nguyên và bên bị, có nhân dân và các nhà báo trong và ngoài nước chứng kiến đầy đủ để đánh giá phiên tòa có công tâm, công bằng, xử đúng luật tố tụng hình sự hay không.

Đúng luật còn có nghĩa là xử công bằng cho mọi người, không theo phe cánh, phe của « đồng chí thù địch » thì xử thẳng tay, người của cánh mình thì xử qua loa nhẹ nhàng hay là cho lọt lưới.

Trong vụ xử Trịnh Xuân Thanh, cần mời đại diện Sứ quán CHLB Đức, các nhà báo Đức và Liên Âu, bà luật sư Đức của Trịnh Xuân Thanh tham dự, để chứng tỏ sự công khai, minh bạch của một nền tư pháp đã đổi mới theo hướng thời đại, đồng thời biết hòa giải, phục thiện với CHLB Đức đã bị xúc phạm qua cuộc bắt cóc trên đất Đức.

Nhiều nhà bình luận am hiểu tính tình, tâm lý của ông Trọng, oán thù dai dẳng với « đồng chí thù địch » Ba X - Nguyễn Tấn Dũng, cho rằng cái đích lớn nhất của ông Trọng là con hổ số 1 này, sau vụ xử Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh sẽ đến Nguyễn Tấn Dũng. Và sau Nguyễn Tấn Dũng sẽ đến lượt Nguyễn Văn Bình, Tô Lâm và Trần Đại Quang (3 ủy viên bộ Chính trị), mở đường cho ông Trọng kiêm luôn chức Chủ tịch nước, để trở thành một phiên bản của ông hoàng đế Đỏ Tập Cận Bình ở thiên triều Bắc Kinh.

Một cuộc phiêu lưu liều lĩnh khó được lòng tán thưởng của đảng viên thường và đông đảo nhân dân. Ông có thể bị ngã ngựa ngay từ trên lưng con ngựa thần mã « chống tham nhũng » của ông. Nước cờ được ăn cả ngã về không là thế.

Nếu Ủy Ban phòng chống tham nhũng trung ương do ông Nguyễn Phú Trọng đích thân chỉ đạo không hành động minh bạch theo luật như nói trên, vẫn xét xử theo kiểu qua loa, « bỏ túi » theo chỉ thị cấp ủy như xưa nay - thì thà rằng đừng xét xử, chỉ làm mất thêm uy tín, danh dự của đảng cộng sản và Nhà nước, nói một đằng làm một nẻo, khinh thường thế giới văn minh, coi thường nhân dân. Một cuộc phiêu lưu mù quáng tự mình làm hại mình, gần như một cuộc tự sát.

Trái lại nếu như việc xử các đại án sắp đến đều được tiến hành đúng pháp luật, với các Hội đồng xét xử nghiêm chỉnh, có tranh tụng công khai đầy đủ, lấy cung và tranh tụng đến nơi đến chốn, có luật sư tham gia tận cùng, có thẩm định các nhân chứng và chứng cứ, đựợc công luận trong ngoài nước hoan nghênh đồng tình ca ngợi, sẽ là một thắng lợi của chế độ, thắng lợi rực rỡ của Ủy ban phòng chống tham nhũng, một thắng lợi huy hoàng của riêng tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Một cuộc phiêu lưu lú lẫn dại dột hay một thắng lợi lịch sử huy hoàng? Sẽ tùy các ông Trần Quốc Vượng, Phạm Minh Chính và Nguyễn Phú Trọng là bộ ba lãnh đạo các vụ xử án sắp tới lựa chọn.

Bùi Tín

Nguồn: voatiengviet.com/a/dinh-la-thang-nguyen-tan-dung-to-lam

09 December 2017

"Cội Nguồn", tranh A.C.La


"Cội Nguồn"
"The Origins"
(New version) 
Oil on canvas - 20x24 in (51x61 cm)
by A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh

08 December 2017

Vì sao cụ tổng đột quỵ? (Vỏ quýt dầy có móng tay nhọn)

Bản tin dưới đây chưa được kiểm chứng, nhưng xét thấy nội dung phù hợp với những tin đồn đoán bắt nguồn từ việc Nguyễn Phú Trọng vắng mặt trong nhiều cuộc họp quan trọng (*). TTR
**
Trong cuộc họp giao ban thường lệ của BCT hôm thứ Hai vừa rồi (4/12/17), Nguyễn Xuân Phúc và Trương Hòa Bình tung ra một quả bom tấn đánh thẳng mặt Nguyễn Phú Trọng, đó là hồ sơ bằng chứng cụ Tổng ăn 6 triệu USD tiền lót tay trong vụ việc sai phạm 3.000 tỷ đồng ở dự án Khu đô thị mới Nam Thăng Long (Ciputra Hanoi International City) vào năm 2002. Cụ Tổng đột quỵ ngay giữa cuộc họp, phải chở sang Singapore cấp cứu!

Câu hỏi là ai đã cung cấp cho Phúc và Bình những bằng chứng xác thực đó? Xin trả lời ngay: bố già miền Trung Nguyễn Văn Chi. Đây là đòn trả thù của Nguyễn Văn Chi nhằm vào cụ Tổng sau khi Nguyễn Xuân Anh (con trưởng của Chi) bị cụ Tổng cách chức Bí thư Đà Nẵng.

Ba tháng trước, cụ Tổng đập được con hổ Đinh La Thăng trong chiến dịch "đốt lò" nhằm "đả hổ đập ruồi". Thừa thắng xông lên, cụ Tổng đập luôn Nguyễn Xuân Anh. Nhưng cụ Tổng quên mất một điều, đằng sau Xuân Anh là một bố già cứng cựa, người nắm rất rõ những sai phạm của Nguyễn Phú Trọng từ thời Trọng còn là Bí thư Hà Nội.

Nguyễn Xuân Phúc và Trương Hòa Bình nhận được bằng chứng từ Nguyễn Văn Chi, lập tức đấu tố Nguyễn Phú Trọng. Nếu lật được Trọng thì Phúc sẽ ngồi vào cái ghế Tổng bí thư và Bình sẽ thăng Thủ tướng. Phúc tuổi Ngọ (mã, ngựa), Bình tuổi Mùi (dương, dê) và năm nay là năm Dậu. Nếu chuyện này thực sự xảy ra thì xem như câu sấm Trạng Trình "Mã đề dương cước anh hùng tận. Thân dậu niên lai kiến thái bình" quá ứng!

Huy Dục
P/s. Thông tin trên là do một người bạn ở Ủy ban Kiểm tra TW cung cấp.
​Nguồn: Fb Huy Dục
______

(*) "Phúc Nghẹo phản đòn Nguyễn Phú Trọng" , Người Buôn Gió - TTR tháng 11.

Tin buồn

Đồng môn Khóa 6 Ban Đốc Sự 
Học Viện Quốc Gia Hành Chánh Sàigòn

Ông TIÊU NGỌC NINH
đã tạ thế ngày 6 tháng 12 năm 2017 tại Oxnard, California, Hoa Kỳ
Hưởng thọ 80 tuổi
*
(Nguồn: Hội QGHC Nam California)

Người Thợ Vẽ Bên Dốc Cầu Quay

Trần Bạch Thu 
       
Tháng Chạp gió lùa về se lạnh, nhất là vào những buổi tối, đèn chong lấp lóe suốt các con đường ngắn quanh chợ, người qua kẻ lại mua bán ồn ào náo nhiệt. Đèn sáng nhất là ở dãy vựa dưa hấu chất đầy trên các ụ rơm còn thơm mùi mới. Dãy tiệm chạp phô thường khi mở cửa đến quá nửa đêm trong mấy ngày cận Tết, nhưng tối nay quanh khu chợ hầu hết đều đóng cửa sớm từ chiều, còn trong nhà lồng chợ thì đèn lại thắp sáng choang, người ta sắp ghế đẩu chật cứng không còn lối đi và bên ngoài lộ thiên từng đống ngổn ngang các sạp gỗ của bạn hàng trong chợ được đem ra chất thành từng cụm.
     
Chưa tối lắm mà dân chúng đã bu quanh chợ đông nghịt. Gánh hát cải lương đang chuẩn bị che màn dựng sân khấu ở cuối dãy nhà lồng để diễn tuồng liên tiếp trong 3 ngày Tết.
     
Năm nay gánh hát không diễn ở trong đình mà lại dời về nhà lồng chợ là vì ông chủ tiệm thuốc bắc An Tế Đường đã mua bao giàn và muốn cho bà con ở xa tụ về có chỗ rộng rãi để coi cọp (coi tự do, khỏi mua vé). Đến giờ khai diễn khán giả tràn lấn, xô đẩy các hàng ghế phía sau, đứng ngồi lẫn lộn chỉ còn lại mấy chỗ ngồi danh dự ở phía trước. Hôm ấy ông Lý mặc chiếc áo bành-tô rộng thinh màu mỡ gà sáng óng. Điệu bộ trông rất nhanh nhẹn, vui tươi. Chốc chốc lại quay ra nói lớn cho đám lính kín đang đứng dang tay làm hàng rào cản bên hông nhà lồng chợ không cho khán giả tràn lấn gần sát vô sân khấu. Bất ngờ day qua bên phải ông Lý bắt gặp một cặp mắt sáng, khuôn mặt thanh tú vóc người thon gọn cân đối.
     
Trên sân khấu người ta bắt đầu giới thiệu tuồng hát và không quên cảm ơn sự tiếp đãi hào phóng của ông chủ tiệm An Tế Đường. Khán giả vỗ tay nhiệt liệt hoan nghênh nhưng ông Lý hồn đang ở tận đâu đâu… Hình như ông đang hướng về khán giả phía bên phải. Chờ đến hồi phân đoạn ngưng tuồng hát, đèn sáng lên và người phu kéo màn che kín sân khấu, ông nhanh nhẹn đi ra phía hông nhà lồng để giáp tận mặt cô gái có cặp mắt sáng như sao băng đang hồn nhiên rướn người về phía sân khấu.
     
Trước khi vãn hát, ông Lý thì thầm to nhỏ với bọn lính kín vốn là đám tay chân bộ hạ chịu nhiều ân nghĩa của ông ở chợ Tầm Vu. Kịch bản cũ rích lại bắt đầu được đem ra diễn lại. Ông Lý đóng vai người dang tay nghĩa hiệp cứu kẻ gặp nạn, bảo lãnh người cô thế. Chỉ có trời mới biết ông đã đóng vai nầy bao nhiêu lần rồi. Nhưng lần nầy lại khác…

Tùy bút

H ình như thuở đó có một học sinh nghèo "ngoại đạo" mới vừa 16 tuổi, quê mùa nhút nhát, đang nuôi dưỡng một tình "yêu-hoa-cúc...