Một thiếu nữ nói ra lối suy nghĩ của mình với những người cùng trang lứa. Xin mời các bạn theo dõi .
30 November 2015
29 November 2015
Nắng Thu, tranh A.C.La
Oil on canvas
18x24 inch (47x61 cm)
by A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh
**
Cái
gì xài hoài rồi cũng bị hư hao. Mắt một người xài 60, 70 năm tất bị mờ,
y như hai chiếc đèn xe hơi sau năm, mười năm: Kính hết trong, ánh sáng
chiếu ra vàng ệch. Đôi mắt tuổi già cũng thế: mờ đục, ra nắng dễ bị lóa,
khó chịu. Nguyên do là vì lăng kính không trong như khi còn trẻ nên ánh
sáng từ bên ngoài đi vào bị phân tán chứ không gọn. Trường hợp mắt bị
lão hóa mờ đục gọi là Cataract.
Thời gian gần đây, buổi sáng vào những ngày nắng chói chang, nhất là ngày với ánh sáng phân tán (Diffuse light) (*) nếu muốn nhìn màu không bị lóa tôi cần đeo kính mát. Thế cho nên tôi cần đi chữa một lần cho xong.
Sau một năm chờ đợi rút cuộc tôi cũng đã vào nhà thương để thay lăng kính. Lăng kính trời ban cho từ khi lọt lòng mẹ đã bị lão hóa, mờ đục, mắt phải nặng hơn mắt trái. Bây giờ cần lấy nó ra và thay vào bằng một lăng kính nhân tạo để mắt nhìn trong hơn bớt hay không bị lóa khi tiếp xức với ánh sáng ngày nắng.
Bức tranh
"Cây Cầu Nhật Bản ở Giverny"
của Monet
_____________________________________________________________________________
Ghi chú:
(*) Diffuse light: Diffuse light khiến mắt ta khó chịu nhất là những người bị cataract. Trời nắng khi bầu trời trong chúng ta có ánh sáng trực tiếp (Direct light). Nhưng khi trời nắng có mây che phủ (Overcast) chúng ta có ánh sáng phân tán (Diffuse light). Khi màn mây càng mỏng càng ở trên cao lại càng gây khó chịu nhất là những người con người bị mờ đục.
Vật thể chỉ hiện ra khi nhận ánh sáng trực tiếp (Hình bên trái). Ánh sáng càng phân tán vật thể càng mất chiều sâu (Hình bên phải).
(**): Mắt nhìn trong, nhưng có thể vẫn cần đeo kính nếu lồng cầu bị méo (Astigmatism). Người ta có thể thay với lăng kính mới có điều chỉnh cả độ méo, nhưng hiện nay kỹ thuật chưa bảo đảm, hàm chứa nhiều rủi ro. Mà nếu rủi ro xẩy ra sẽ rất phiền phức. Tốt hơn nên chọn đeo kính vì kính đeo nếu cần dễ đổi hơn.
**
HỌA SĨ VÀ ĐÔI MẮT
Không giống nhạc sĩ, họa sĩ tuyệt đối cần áng sáng, cần đôi mắt. Nhưng không phải họa sĩ nào cũng luôn luôn có mắt toàn hảo nhất là khi về già. Chúng ta biết hai họa sĩ nổi tiếng người Pháp là Claude Monet và Edgar Degas ở trong trường hợp kém may mắn này. Khi lớn tuổi Monet bị đục nhãn thể nặng (Cataract) và Degas thì suy võng mạc (Retinal desease). Tuy nhiên ngay cả khi nhãn lực đã bị giới hạn hai họa sĩ này vẫn tiếp tục vẽ. Thế nhưng những gì Monet và Degas thấy được khi nhìn tranh của họ có hệt những gì chúng ta thấy không?
Chắc hẳn là không. Chính vì vậy mà Bác sĩ Michael Marmor có lần muốn thử xem cảnh vật sẽ ra sao nếu nhìn qua đôi mắt của hai họa sĩ này. Sau khi viết hai quyển sách nói về họa sĩ và đôi mắt bị tật bệnh, bác sĩ giáo sư tại trường chuyên khoa mắt này tiến tới việc tạo ra những hình ảnh diễn tả họa sĩ với đôi mắt tật bệnh nhìn cảnh giới và tranh của họ ra sao. Kết hợp kỹ thưật máy vi tính và kiến thừc y học của mình, Marmor tạo ra những hình ảnh của vài tác phẩm của Claude Monet và Edgar Degas.
Những bức tranh sau này của Degas như "Người phụ nữ đang tắm" bị mờ, rất khó nhận ra những nét cọ.
Hai bức tranh "Ao Hoa Súng" và "Cây Cầu Nhật Bản ở Giverny" của Monet khi được máy vi tính điều chỉnh cho giống với những gì họa sĩ nhìn thấy với mắt bị đục người ta thấy màu đậm hơn và nhòe. Màu rực rỡ của chữ ký trên bức tranh không còn rực rỡ và nhỏe đi.
Bức tranh "Hong Tóc" do
Edgar khi mắt bị
bệnh võng mạc vẽ ra
Phía dưới là phiên bản
do computer vẽ ra cho
thấy họa sĩ nhìn bức tranh
ra sao.
Bs Marmor nói rằng sự kiện này dẫn đến một câu hỏi là: Trong những tác phẩm cuối đời, các họa sĩ này có thực sự muốn tạo ra những hiệu ứng nghệ thuật như người khác thấy hay không? Rồi ông trả lời: Thật sự các họa sĩ này không hoàn toàn vẽ để tạo hiệu ứng nghệ thuật như vậy. Tuy nhiên Degas và Monet đồng thời là hai người sáng lập phái ấn tượng và lối vẽ của họ đã vững chắc rất lâu trước khi mắc tật bệnh về mắt.
MẮT BỊ CATARACT
Thời gian gần đây, buổi sáng vào những ngày nắng chói chang, nhất là ngày với ánh sáng phân tán (Diffuse light) (*) nếu muốn nhìn màu không bị lóa tôi cần đeo kính mát. Thế cho nên tôi cần đi chữa một lần cho xong.
Sau một năm chờ đợi rút cuộc tôi cũng đã vào nhà thương để thay lăng kính. Lăng kính trời ban cho từ khi lọt lòng mẹ đã bị lão hóa, mờ đục, mắt phải nặng hơn mắt trái. Bây giờ cần lấy nó ra và thay vào bằng một lăng kính nhân tạo để mắt nhìn trong hơn bớt hay không bị lóa khi tiếp xức với ánh sáng ngày nắng.
Mắt phải tệ hơn nên được giải phẫu trước cách nay đúng 12 ngày. Thời gian nhỏ thuốc hậu giải phẫu cũng vừa chấm dứt. Mấy hôm nay tôi thường bịt mắt này và nhìn mắt kia, thay đổi như vậy để so sánh:
- Mắt trái chưa giải phẫu thoạt nhìn bị lóa sau đó từ từ mới nhìn rõ. Toàn thể cảnh vật như có phủ một lớp sương nhẹ ngả sắc vàng.
- Mắt phải vừa giải phẫu, ngược lại, nhìn không bị lóa. Rất dễ nhận ra rằng cảnh vật rất trong giống như vừa được tắm gội sau cơn mưa lớn. Nhờ lăng kính mới trong suốt, độ cận viễn thị cũng được cải thiện phần nào(**). Tất nhiên mọi mầu nhìn đều đậm đà hơn (Higher Intensity), nhưng riêng gia đình màu LAM (Blue) nhìn thấy rõ ràng hơn nhiều - Tôi nghĩ vì màn đục lăng kính cũ có ngả màu vàng nên màu blue bị biến dạng nhiều nhất nên nay được giải thoát nhiều nhất.
Tôi phải làm cái công việc so sánh mắt phải và mắt trái, lăng kính cũ và mới để thấy sự khác biệt, vì giữa tháng 12 này mắt trái cũng sẽ được giải phẫu nốt. Và khi hai mắt đều dùng lăng kính mới thì không còn dịp so sánh, không thể phân biệt được cũ mới khác nhau ra sao.
Vào thời Monet và Edgas ngành nhãn khoa chưa tiến đến mức thay thế được lăng kính bị đục. Thế hệ chúng ta hôm nay may mắn hơn họ.
Bức tranh NẮNG THU trên đây tôi vẽ trước khi giải phẫu và hoàn tất nó sau khi mắt phải đã loại sương mù.
A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh
Cuối thu 2015
_____________________________________________________________________________
_____________________________________________________________________________
Bức tranh
"Cây Cầu Nhật Bản ở Giverny"
của Monet
Cũng bức tranh ấy
máy vi tính giả bộ
nhìn như Monet nhìn
khi mắt bị cataract nặng.
_____________________________________________________________________________
Ghi chú:
(*) Diffuse light: Diffuse light khiến mắt ta khó chịu nhất là những người bị cataract. Trời nắng khi bầu trời trong chúng ta có ánh sáng trực tiếp (Direct light). Nhưng khi trời nắng có mây che phủ (Overcast) chúng ta có ánh sáng phân tán (Diffuse light). Khi màn mây càng mỏng càng ở trên cao lại càng gây khó chịu nhất là những người con người bị mờ đục.
Hình bên cạnh: Bầu trời với ánh sáng phân tán khiến những con mắt bị cataract xốn xang.
Vật thể chỉ hiện ra khi nhận ánh sáng trực tiếp (Hình bên trái). Ánh sáng càng phân tán vật thể càng mất chiều sâu (Hình bên phải).
28 November 2015
Thời Mạt Sử
Thời này là thời mạt sử. Lịch sử nhẽ ra phải là môn học được ưa thích nhất trong nhà trường. Biết bao câu chuyện đặc sắc, được chắt lọc, ghi chép truyền từ đời này sang đời khác. Biết bao bài học làm người. Biết bao tự hào, biết bao đau xót, biết bao nuối tiếc, có thể và cần phải được chuyển tải trong những bài học lịch sử cho thế hệ trẻ. Nhưng kết quả của nền giáo dục XHCN 70 năm là học sinh quay lưng với Sử.
Lỗi không phải ở những nhà giáo dục. Lỗi trước hết là ở những người lãnh đạo cao nhất, những nhà chính trị. Lỗi tiếp theo là ở chính những nhà sử học, đã chấp nhận chính trị hóa ngành Lịch sử ở Việt Nam. Lịch sử là một khoa học. Nhưng Lịch sử ở Việt Nam không còn là khoa học. khi mà tiêu chí đầu tiên của khoa học không còn được tôn trọng: tính trung thực.
Cả một cuộc chiến 10 năm chống Trung Quốc ở biên giới phía Bắc bị quên lãng. Những nhà Lịch sử ở đâu?
Cả một cuộc xâm lược và chiếm đóng Campuchia 10 năm bị quên lãng. Những nhà Lịch sử ở đâu?
Cả một thảm sát Mậu Thân không được nhắc tới. Những nhà Lịch sử ở đâu?
Cả một cuộc Cải cách ruộng đất “long trời lở đất” giờ “chìm xuồng”. Những nhà lịch sử ở đâu?
Xa hơn, những cuộc chinh phạt Chiêm Thành, hủy diệt cả một nền văn hóa. Những nhà Lịch sử đã nghiên cứu được gì?
Hôm nay các nhà Lịch sử mở cả “Hội nghị Diên hồng”, theo cách gọi trên báo chí, yêu cầu “không tích hợp Lịch sử với các môn học khác”. Có lẽ họ sẽ thành công. Nhưng thành công đó có ích gì, khi mà học sinh không thèm học Sử? Việc họ nên làm, theo tôi, là làm sao để ngành Lịch sử ở Việt Nam trở thành một KHOA HỌC.
Nguổn: Facebook Phùng Hồ Hải
(Via Blog Sầu Đông)
_______________
Phùng Hồ Hải là Giáo sư, Tiến sĩ Toán,
Tổng thư ký Hội Toán học Việt Nam; Phó Viện trưởng Viện Toán Việt Nam
Từng đoạt Huy chương đồng Olympic Toán quốc tế 1986 khi 16 tuổi.
Lỗi không phải ở những nhà giáo dục. Lỗi trước hết là ở những người lãnh đạo cao nhất, những nhà chính trị. Lỗi tiếp theo là ở chính những nhà sử học, đã chấp nhận chính trị hóa ngành Lịch sử ở Việt Nam. Lịch sử là một khoa học. Nhưng Lịch sử ở Việt Nam không còn là khoa học. khi mà tiêu chí đầu tiên của khoa học không còn được tôn trọng: tính trung thực.
Cả một cuộc chiến 10 năm chống Trung Quốc ở biên giới phía Bắc bị quên lãng. Những nhà Lịch sử ở đâu?
Cả một cuộc xâm lược và chiếm đóng Campuchia 10 năm bị quên lãng. Những nhà Lịch sử ở đâu?
Cả một thảm sát Mậu Thân không được nhắc tới. Những nhà Lịch sử ở đâu?
Cả một cuộc Cải cách ruộng đất “long trời lở đất” giờ “chìm xuồng”. Những nhà lịch sử ở đâu?
Xa hơn, những cuộc chinh phạt Chiêm Thành, hủy diệt cả một nền văn hóa. Những nhà Lịch sử đã nghiên cứu được gì?
Hôm nay các nhà Lịch sử mở cả “Hội nghị Diên hồng”, theo cách gọi trên báo chí, yêu cầu “không tích hợp Lịch sử với các môn học khác”. Có lẽ họ sẽ thành công. Nhưng thành công đó có ích gì, khi mà học sinh không thèm học Sử? Việc họ nên làm, theo tôi, là làm sao để ngành Lịch sử ở Việt Nam trở thành một KHOA HỌC.
Nguổn: Facebook Phùng Hồ Hải
(Via Blog Sầu Đông)
_______________
Phùng Hồ Hải là Giáo sư, Tiến sĩ Toán,
Tổng thư ký Hội Toán học Việt Nam; Phó Viện trưởng Viện Toán Việt Nam
Từng đoạt Huy chương đồng Olympic Toán quốc tế 1986 khi 16 tuổi.
Đài RFA của Mỹ trúng kế Việt Cộng? Hãy nhìn lại số phận mình
Lữ Giang
Ngày 2.11.2015, Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho phổ biến bài “Thăm cố hương của cố Tổng thống Ngô Đình Diệm” được ghi là của “Nhóm phóng viên tường trình từ VN”. Nhưng chỉ đọc một hai đoạn đầu chúng ta cũng có thể nhận ra ngay đây là loạt bài mà văn công Việt Cộng đã phịa ra để bôi đen dòng họ Ngô Đình Diệm trong suốt 10 năm qua mỗi khi đến ngày lễ giỗ cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, để chống lại dư luận ngày càng đề cao Ngô Đình Diệm hơn Hồ Chí Minh. Văn công Ấn Quang đã nhai đi nhai lại những bài này một cách ngu xuẩn là chuyện bình thường. Không ngờ năm nay, một cơ quan lãnh đạo chống Cộng có tầm vóc của Mỹ như RFA, lại cũng nhập cuộc!
Với hành động như vậy, một số câu hỏi đã được dặt ra:
- Phải chăng Ban Việt ngữ đài RFA do Nguyễn Văn Khanh cầm đầu, đã trúng kế Việt Cộng?
- Phải chăng RFA đang dùng chiêu bài “phối hợp trong ngoài” để thực hiện yêu sách của Hà Nội?
- Phải chăng Ban Việt Ngữ đài RFA cựa quậy để khỏi lãnh nhận số phận như Phật Giáo Ấn Quang hay đảng Việt Tân khi Mỹ xoay trục?
Ngày 27.1.2005 khi người con gái thứ 5 của ông Ngô Đình Khả là bà Ngô Đình Thị Hiệp qua đời tại Úc, Đảng CSVN tin rằng sau khi bà ra đi, không còn ai biết rõ gia phả của dòng họ Ngô nữa, nên bắt đầu cho văn công sáng tác những chuyện bịa đặt về dòng họ này để bôi bác. Nhưng Đảng CSVN đã lầm vì sử sách còn được lưu trữ đầy đủ.
Để trả lời những câu hỏi nói trên, trước hết chúng tôi xin nói qua một số chuyện mà các văn công Việt Cộng đã phịa ra để bôi bác nhà Ngô trong nhiều năm qua.
GIAN MÀ KHÔNG NGOAN!
26 November 2015
Gái đứng đường và người Trung Quốc tràn lan ở Đà Nẵng
Hai năm trở lại đây, đặc biệt là thời gian chừng ba tháng trởi lại, thành phố Đà Nẵng xuất hiện gái đứng đường và người Trung Quốc nhiều nhan nhản. Nếu như Gái điếm lấy phía Tây thành phố làm bản doanh thì người Trung Quốc làm phía Đông thành phố làm chỗ trú ngụ vững chắc. Có thể nói, trong một chừng mực nào đó, sự xuất hiện của gái đứng đường và người Trung Quốc như một mối dung hòa giữa cung và cầu. Bởi khi người Trung Quốc xuất hiện tràn lan, trong bối cảnh hiện tại cũng đồng nghĩa với tình trạng lộn xộn, mất an ninh và những đường dây ngầm của kĩ nghệ bán dâm, ma túy và cho vay nặng lãi.
Bản doanh gái bán dâm phía Tây thành phố
24 November 2015
Toronto: QGHC Toronto gặp gỡ Phạm Trần Anh
Nhân dịp đồng môn Phạm Trần Anh đến công tác tại Toronto, một số CSV QGHC Canada có buổi gặp gỡ và mạn đàm với anh vào trưa ngày chủ nhật 21 tháng 11, 2015. Dưới đây là bức hình chụp kỷ niệm.
Từ trái: Trần Văn Vũ ĐS14, Võ Phi Hùng ĐS14, Trương Thới Lai ĐS1, Phạm Trần Anh ĐS14, Nguyễn Thế Vĩnh ĐS14, Phạm Vi Cần (Sáu) ĐS17. Tất cả thuộc Hội Toronto ngoại trừ Trần Văn Vũ từ Montréal tới.
23 November 2015
Khủng bố ở Paris: Bắt đầu cuộc xung đột giữa các nền văn minh?
(TBKTSG) - Sau khi xảy ra cuộc tàn sát ở thủ đô Paris hôm thứ Sáu tuần trước làm hơn 150 người chết, và tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) lên tiếng nhận trách nhiệm sau đó, nhiều người đã nghĩ ngay tới một cuộc “xung đột giữa các nền văn minh” như dự báo mà nhà kinh tế-chính trị học Samuel P. Huntington đưa ra trong bài báo nổi tiếng “The Clash of Civilizations” đăng trên tạp chí Foreign Affairs năm 1993. Nếu coi Paris là đại diện của văn minh phương Tây và IS là đại diện cho văn minh Hồi giáo ở hình thái cực đoan nhất thì vụ xung đột này báo trước một viễn cảnh u ám cho toàn thế giới.
Lý thuyết của S. Huntington
Trong bài báo gây nhiều tranh cãi của mình, Giáo sư S. Huntington cho rằng sau sự sụp đổ của Liên Xô thì Hồi giáo sẽ trở thành trở ngại lớn nhất đối với sự thống trị thế giới của phương Tây; cuộc chiến tranh lớn sẽ là chiến tranh với Hồi giáo.
Bài báo về sau được tác giả phát triển thành một cuốn sách với nhan đề “The Clash of Civilizations and the Remaking of World Order” (Xung đột giữa các nền văn minh và sự tái lập trật tự thế giới), trong đó ông khẳng định xung đột sẽ xảy ra thường xuyên và dữ dội vì sự khác biệt về văn hóa và tôn giáo hơn là ý thức hệ. Dựa vào sự khác biệt này, S. Huntington chia thế giới thành 7 hoặc 8 nền văn minh, gồm (1) phương Tây (Thiên Chúa giáo-Tin lành); (2) Mỹ Latinh; (3) Hồi giáo; (4) Hán (Trung Quốc); (5) Ấn (Ấn giáo); (6) Chính thống giáo (Nga); (7) Nhật và (8) Phi châu. Các nền văn minh này không tự giới hạn trong biên giới một quốc gia nào mà có thể có một vài quốc gia ở lõi trung tâm và nhiều quốc gia khác nằm trong vùng ảnh hưởng của nó; thậm chí trong một quốc gia cũng có thể có sự xung đột; chẳng hạn như ở Ukraine là xung đột giữa phần phía Tây theo Thiên chúa giáo, gần với văn minh châu Âu với phần phía Đông theo Chính thống giáo gần với văn minh Nga.
Luận đề của Samuel Huntington gây ra nhiều cuộc tranh cãi trong giới học thuật quốc tế. Các học giả châu Âu cáo buộc ông “hợp pháp hóa về mặt lý thuyết” cho cuộc xâm lăng của phương Tây do Mỹ dẫn đầu chống lại các nền văn hóa Hồi giáo. Nhiều người cho rằng ông đã quy nạp đơn giản mà không tính tới những mâu thuẫn, xung đột nội tại trong từng nền văn minh; những người khác phê phán ông đề cao quá đáng các yếu tố văn hóa và tôn giáo như là nguyên nhân cơ bản gây mâu thuẫn mà coi nhẹ vai trò của các yếu tố quan trọng hơn như kinh tế, bất bình đẳng về cơ hội và thu nhập…
Cho đến nay lý thuyết của S. Huntington vẫn tiếp tục được giới học thuật đối chiếu vào thực tiễn, hoặc để phản bác, hoặc để lý giải những biến cố quan trọng đang xảy ra.
Từ khủng bố đến thánh chiến
Ngũ Nhạc Kiếm Phái tại Syria
Trần V.L.
Tình hình Ngũ Nhạc Kiếm Phái (Anh, Mỹ, Nga, Pháp, Trung Hoa) luận kiếm tại Hoa Sơn (Syria) rất sôi động nhưng tâm điểm của vấn đề và của mỗi bên tại chiến trường Syria bây giờ giữa ISIS và các quốc gia chống ISIS có thể mô tả tổng quát như sau.
* Các quốc gia trong vùng đang chống ISIS: Syria, Iraq, và Kuwait, Iran, Turkey, và Kurdistan.
* Bốn nước thường trực Hội Đồng Bảo An LHQ (Anh, Mỹ, Nga, Pháp) và Đức, ngoại trừ Trung Hoa, đang đánh ISIS.
* ISIS đang mong muốn điều gì? ISIS đang khiêu khích để Mỹ, Nga, Pháp, Anh, và Đức đổ quân bộ chiến trên đất liền. Tốt nhất là quân Mỹ rồi đến quân Nga, quân Đức, quân Anh, và nếu âm mưu đó khó thực hiện thì quân Pháp đổ bộ vào cũng tốt! Tại sao? Vì chỉ cần quân các nước "đế quốc Christian" đưa quân vào lãnh thổ ISIS thì ISIS sẽ lớn mạnh như thổi, sẽ được ủng hộ và tài trợ lớn từ các thế lực Hồi giáo bí mật hay công khai, sẽ tuyển quân dễ dàng, và sẽ có rất nhiều chí nguyện quân từ các nước Hồi giáo trên thế giới tập trung về lãnh thổ ISIS để làm nhiệm vụ thiêng liêng tử vì đạo trong thánh chiến (jihad).
* Nga có lý do trực tiếp -- vì ISIS đặt bom hủy diệt chuyến bay dân sự của Nga làm hơn 250 người Nga bị chết -- để đánh hủy diệt ISIS nhằm duy trì Tổng Thống của Cộng Hòa Ả-rập Syria, ông Bashar al-Assad.
* ISIS nhử Mỹ đổ quân nhưng thấy Mỹ không bị sụp hầm nên chuyển qua tấn công hàng không dân dụng Nga để Nga đổ quân. Nga với Putin cáu cạnh đã đánh hủy diệt ISIS bằng sức mạnh không lực chứ cũng không đổ quân bộ chiến.
* Cùng một âm mưu với ISIS là Nga muốn Mỹ đổ quân vào lãnh thổ ISIS để sa lầy như ở Iraq thập niên 2000s, và Mỹ muốn Nga đổ quân để bị sa lầy như ở Afganistan thập niên 1960s.
- Ý đồ của Nga: duy trì quyền lực Tổng Thống Assad nhưng vẫn không đổ bộ.
- Ý đồ của Mỹ: thay đổi chính quyền độc tài của Assad nên chưa đánh tận diệt ISIS (chứ không phải Không Quân và Kỹ Thuật của Mỹ "dở ẹt," thua Nga, bằng chứng là Mỹ đánh Iraq của Saddam Hussein chỉ dưới một tháng thôi) để ISIS không chuyển mủi dùi khủng bố về lãnh thổ hay quyền lợi Mỹ.
- Ý đồ của ISIS: Mỹ và Nga không sụp hầm thì ISIS khiêu khích Pháp và Pháp đã phản ứng quyết liệt như sắp đổ bộ để tấn công ISIS trên lãnh thổ nhằm dứt điểm ISIS, nhưng ... Trung Hoa đang đi đêm để "khuyên can" Pháp đừng dại dột làm bia đỡ đạn cho Mỹ và Nga. Pháp chỉ nên tham chiến khi nào Anh và Đức cùng tham chiến. Tất nhiên Ý ớ sát Châu Phi nên không bao giờ Ý chơi dại gây chiến với Hồi giáo đâu; hơn nữa Vatican cũng cố vấn cho hành động tự chế quân sự của Ý.
- Ý đồ của Trung Hoa: Hiện tại thì Trung Hoa muốn Mỹ mở mặt trận tại Syria và ISIS để Trung Hoa đủ thời cơ đặt Mỹ và thế giới trước tình trạng đã rồi (status quo / existing state of affairs) tại Biển Đông. Nhưng nếu Mỹ không sụp hầm thì "khích tướng" anh Trung Tá Tình Báo Putin ra quân cho dầu anh Putin cũng không đổ quân nhưng một khi anh Putin giúp anh Assad ổn định nội chính và củng cố được chế độ thì anh Mỹ cũng sẽ "nóng máu."
Tính toán của anh Tập không qua mặt được anh Obama vì:
- Bản tính thận trọng của TT Obama là khi nào ông ta cũng đi ba bước:
Bước 1: Họp Hội Đồng An Ninh Quốc Gia trước để thảo luận chiến lược nên hòa hay nên chiến? (chứ không phải lấy quyết đinh như ở bước thứ ba)
Bước thứ hai: Họp Joint Chiefs of Staff (chứ không phải chỉ Chairman of Joint Chiefs of Staff) để thảo luận chiến thuật triệt thoái quân về nước như thế nào sau khi hoàn tất nhiệm vụ chiến lược tại lãnh thổ nước ngoài.
Bước thứ ba: Một khi Joint Chiefs of Staff tường trình những thuận lợi và khó khăn của một kế hoạch triệt thoái quân an toàn và danh dự thì Obama mới họp HĐANQG để lấy quyết định tấn công (hay không).
** Đấy là chưa nói TT Obama không muốn phải bàn giao một gánh nặng lịch sử cho người kế nhiệm trong khi người đó không tự mình quyết định và lãnh trách nhiệm lịch sử về quyết định của người đó, nhất là khi một quyết định lịch sử không mang tính phản ứng tình thế khẩn cấp của vị Tổng Tư Lệnh Quân Đội Liên Bang.
Nhìn vào bản đồ mong ước (envisioned) của ISIS và vùng kiểm soát thực sự của ISIS ở trên người ta thấy được sức bành trướng nhanh chóng của ISIS chỉ trong một năm qua. Nếu ai là công dân Mỹ chắc cũng nên quý sự thận trọng của TT Obama mới đúng!
Tin đáng chú ý: Nhật muốn cử lực lượng hỗ trợ Mỹ tuần tra biển Đông
và Tổng thống Mỹ Barack Obama
tại cuộc gặp song phương ở Manila
hôm 19/11 - Ảnh : Bloomberg/AP.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói với Tổng thống Mỹ Barack Obama rằng ông đang cân nhắc cử lực lượng phòng vệ biển của nước này tới hỗ trợ các cuộc tuần tra của Mỹ trên biển Đông - Bloomberg đưa tin.
Thông tin trên được nhà lãnh đạo Nhật đưa ra với nhà lãnh đạo Mỹ trong cuộc gặp song phương ngày 19/11 bên lề hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) diễn ra ở Manila, Philippines.
Nhật Bản đi đến cân nhắc này trong bối cảnh Trung Quốc "nổi đóa" vì cuộc tuần tra tháng trước của một chiến hạm Mỹ gần khu vực đảo nhân tạo do Bắc Kinh xây dựng trái phép trên biển Đông.
Là hai quốc gia đồng minh lâu năm và thân thiết, Nhật và Mỹ từng tham gia một số cuộc tập trận chung trên biển Đông, nhưng chưa bao giờ đến gần một thực thể do Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở cự ly gần như vậy.
"Về hoạt động của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) trên biển Đông, tôi sẽ cân nhắc dựa trên ảnh hưởng của tình hình đối với an ninh của nước Nhật", ông Abe nói với ông Obama - theo lời thuật lại của Phó chánh văn phòng nội các Nhật Hiroshige Seko.
Phát biểu ngày 20/11 tại Tokyo, Chánh văn phòng nội các Nhật Yoshihide Suga, tuyên bố Nhật hiện tại chưa có kế hoạch tham gia vào các cuộc tuần tra của Mỹ trên biển Đông.
Bloomberg nhận định, cân nhắc trên của Thủ tướng Abe có thể đảo ngược sự phục hồi còn mong manh trong quan hệ Nhật Bản với đối tác thương mại lớn nhất của nước này sau cuộc khủng hoảng quan hệ song phương tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ.
Trong vòng một năm qua, ông Abe đã có hai cuộc gặp thượng đỉnh với Chủ tịch Trung quốc Tập Cận Bình. Tuy nhiên, hai nhà lãnh đạo chưa hề có một cuộc gặp song phương chính thức nào trong một loạt sự kiện quốc tế trong tháng này mà cả hai ông cùng tham gia. Bên cạnh đó, Trung Quốc đã tỏ rõ sự "khó chịu" trước những lời chỉ trích của ông Abe trong mấy tuần gần đây nhằm vào các hoạt động trái phép của nước này trên biển Đông.
Về phần mình, Mỹ - quốc gia giữ vai trò đảm bảo cho an ninh của nước Nhật kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai - đã hoan nghênh nỗ lực của Thủ tướng Abe nhằm mở rộng vai trò của quân đội Nhật. Năm nay, ông Abe đã thúc đẩy một số dự luật điều chỉnh diễn giải hiến pháp Nhật và cho phép quân đội nước này hỗ trợ đồng minh trong trường hợp đồng minh bị tấn công.
Đầu tháng này, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn hối thúc người đồng cấp Nhật tránh có bất kỳ hành động nào "làm phức tạp" tình hình. Ông Thường nói biển Đông không phải là vấn đề giữa Trung Quốc và Nhật Bản.
Tuần này, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ trích những tuyên bố mới đây của ông Abe về biển Đông, nói rằng những tuyên bố của nhà lãnh đạo Nhật không có lợi cho ổn định trong khu vực. (An Huy)
FIFA : Blatter và Platini bị đình chỉ hoạt động bóng đá
Ảnh chụp tháng 6/2015,
nhân Đại hội của FIFA ở Zurich, Thụy Sĩ.
Reuters
Ngày 08/10/2015, Ủy ban đạo đức của Liên đoàn bóng đá quốc tế đã ra quyết định đình chỉ mọi hoạt động đối với chủ tịch FIFA Sepp Blatter và đương kim chủ tịch Liên đoàn bóng đá châu Âu UEFA Michel Platini.
Quyết định này, có hiệu lực ngay lập tức, đình chỉ trong 90 ngày mọi hoạt động liên quan đến bóng đá, ở cấp quốc gia cũng như quốc tế, đối với hai ông Blatter và Platini. Thời hạn đình chỉ này có thể được kéo dài thêm 45 ngày.
Năm nay 79 tuổi, ông Blatter hiện đang bị ngành tư pháp Thụy Sĩ điều tra hình sự vì đã ký một hợp động bất lợi cho FIFA với Liên đoàn bóng đá vùng Caribê. Chủ tịch từ nhiệm của FIFA cũng bị truy tố vì tội đã chuyển cho ông Platini 1,8 triệu euro.
Việc đình chỉ hoạt động đối với ông Platini quả là một tin gây chấn động, vì quyết định này có thể cản trở việc ông tranh chức chủ tịch FIFA, thay thế Sepp Blatter. Việc bầu tân chủ tịch FIFA trên nguyên tắc sẽ diễn ra ngày 26/02/2016i.
Ngoài hai ông Blatter và Platini, ủy ban đạo đức của FIFA còn đình chỉ hoạt động trong 6 năm đối với ông Chung Mong-joon, người Hàn Quốc, cũng là ứng cử viên chủ tịch FIFA. Còn ông Jérôme Valcke, tổng thư ký FIFA đã bị cách chức và bị nghi tham gia đường dây bán vé ra chợ đen, thì cũng bị đình chỉ hoạt động trong 6 tháng.
Tạm thời, ông Issa Hayatou, chủ tịch Liên đoàn bóng đá châu Phi từ năm 1988, giữ chức chủ tịch FIFA lâm thời. (RFI)
22 November 2015
20 November 2015
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật “cấm cửa” người tị nạn Syria
trong cuộc họp báo ở Điện Capitol
ngày 19/11 - Ảnh: Reuters.
Bất chấp lời đe dọa phủ quyết của Tổng thống Barack Obama, Hạ viện Mỹ ngày 19/11 đã bỏ phiếu thông qua một dự luật đình chỉ chương trình của ông Obama về tiếp nhận 10.000 người tị nạn Syria trong năm tới - theo tin từ Reuters.
Đây là dự luật do các dân biểu Cộng hòa hậu thuẫn, được soạn thảo gấp rút trong tuần này sau vụ tấn công khủng bố đẫm máu ở thủ đô Paris của Pháp khiến 129 người thiệt mạng.
Dự luật đã được thông qua với số phiếu thuận áp đảo 289, so với số phiếu chống là 137. Có tới 47 trong tổng số 188 dân biểu cùng đảng Dân chủ với ông Obama thể hiện lập trường trái ngược với Tòa Bạch Ốc khi bỏ phiếu ủng hộ dự luật.
Ngoài việc đình chỉ chương trình tiếp nhận 10.000 người tị nạn Syria trong năm 2016 mà ông Obama khởi xướng, dự luật còn trao quyền cho các giới chúc chức an ninh cấp cao nhất của Mỹ - gồm người đứng đầu Cục Điều tra Liên bang (FBI), Giám đốc Cục Tình báo Trung ương (CIA), và Bộ trưởng Bộ An ninh nội địa - kiểm tra từng người tị nạn Syria để xác định họ không gây ra một nguy cơ an ninh nào đối với Mỹ.
Phát biểu sau khi dự luật được thông qua, Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan, một người Cộng hòa, nói rằng điều quan trọng là phải hành động nhanh chóng “khi an ninh quốc gia của chúng ta bị đe dọa”. Kế hoạch tiếp nhận 10.000 tị nạn Syria trong năm 2016 được ông Obama công bố hồi tháng 9.
Sau cuộc bỏ phiếu ở Hạ viện, Tổng chưởng lý của ông Obama, bà Loretta Lynch, nói rằng việc sàng lọc người di cư như cách làm vạch ra trong dự luật là thiếu thực tế và không thể làm được. Theo bà Lynch, việc các giới chức an ninh cấp cao trực tiếp sàng lọc người di cư sẽ dẫn tới sự tắc nghẽn của quy trình này.
Ngay trước khi cuộc bỏ phiếu diễn ra, những người ủng hộ kế hoạch của ông Obama như Bộ trưởng Bộ An ninh nội địa Jeh Johnson và chánh văn phòng Tòa Bạch Ốc Denis McDonough đã kêu gọi các dân biểu Dân chủ bỏ phiếu chống, nhưng không thành công.
Nhiều dân biểu Cộng hòa khẳng định một số người tị nạn có thể là chiến binh trà trộn để thực hiện âm mưu tấn công nước Mỹ. Các dân biểu nhấn mạnh việc ít nhất một trong những kẻ tấn công của vụ khủng bố Paris đã lẻn vào châu Âu theo dòng người di cư đi qua Hy Lạp.
Dự luật vừa được thông qua dẫn đến quy trì sàng lọc ngặt nghèo nhất từ trước đến nay của Mỹ đối với người tị nạn từ một quốc gia có chiến tranh. Được thông qua với đa số phiếu 2/3, dự luật cũng thoát được nguy cơ bị Tổng thống phủ quyết.
Dự luật hiện đã được đưa lên Thượng viện Mỹ, cũng nằm dưới sự kiểm soát của các nghị sỹ Cộng hòa, để chờ bỏ phiếu lần nữa. Nếu được thông qua tại thượng viện, dự luật cũng cần 2/3 số phiếu để tránh bị ông Obama phủ quyết.
Thủ lĩnh phe Dân chủ tại Thượng viện Harry Reid nói sẽ “không có chuyện” dự luật nói trên không được thông qua ở Thượng viện.
Nước Mỹ là một đất nước khá cởi mở với người tị nạn. Tuy nhiên, việc tiếp nhận người tị nạn từ Syria đã làm dấy lên quan ngại về việc những người mới đến có thể gây ra nguy cơ đối với an ninh quốc gia Mỹ, đặc biệt sau hai vụ tấn công của tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) vào máy bay chở khách của Nga và vào Paris mới đây.
Phát biểu tại Manila ngày 19/11, ông Obama nói nước Mỹ luôn mở rộng cửa đối với người tị nạn từ các vùng chiến sự và những người tị nạn đã trở thành “một phần trong cuộc sống Mỹ”. Theo ông chủ Tòa Bạch Ốc, “ý tưởng cho rằng người tị nạn đặt ra nguy cơ lớn hơn những du khách đổ vào nước Mỹ mỗi ngày là không phù hợp thực tế”. (TTR viết lại bản dịch VnEconomy)
18 November 2015
Tin ngắn: Úc: Đảng Hồi Giáo Đầu Tiên Ra Đời
CANBERRA - Đảng Hồi Giáo đầu tiên đã đuợc thành lập tại Australia để đối đầu tâm lý chống Hồi Giáo tại đây – cộng đồng Hồi Giáo Australia tin rằng tiếng nói chính trị là cần hơn bao giờ hết để giải đáp các câu hỏi sau biến động Paris.
Nhà sáng lập là thương gia Diaa Mohamed 34 tuổi loan báo thành lập đảng Hồi Giáo hôm Thứ Ba – qua làn sóng của truyền thông sở tại, ông Mohamed tuyên bố “5, 6 đảng chống Hồi Giáo đang đuợc tổ chức, người Hồi Giáo cần hành động”.
Cảm tình viên muốn hoãn công bố sự thành lập sau biến động Paris, nhưng ông Mohamed tin rằng thời điểm hiện nay là thích hợp, vì tâm lý chống Hồi Giáo đang lớn mạnh.
Đảng Liberty Alliance thành lập gần đây coi việc ngăn chận sự Hồi Giáo hoá là 1 mục tiêu ưu tiên – đảng Love or Leave dứơi quyền lãnh đạo của chính khách Kim Vuga nguyên là thành viên trong chương trình truyền hình “Go Back To Where You Came From”.
Thành phố Sydney là nạn nhân của khủng bố hồi cuối năm 2014 khi khách uống cà-phê bị cầm giữ làm con tin với 1 tay súng trương cờ jihad tại cửa sổ của quán cà-phê.
Theo báo Sydney Morning Herald, ông Mohamed đuợc các vị lãnh đạo Hồi Giáo khuyên hành động thận trọng.
Australia tổ chức bầu Thượng Viện trong năm tới – đảng Hồi Giáo tin có thể tập trung 500 đảng viên để đưa đại diện tranh cử.
nguồn: việt báo online
Nhà sáng lập là thương gia Diaa Mohamed 34 tuổi loan báo thành lập đảng Hồi Giáo hôm Thứ Ba – qua làn sóng của truyền thông sở tại, ông Mohamed tuyên bố “5, 6 đảng chống Hồi Giáo đang đuợc tổ chức, người Hồi Giáo cần hành động”.
Cảm tình viên muốn hoãn công bố sự thành lập sau biến động Paris, nhưng ông Mohamed tin rằng thời điểm hiện nay là thích hợp, vì tâm lý chống Hồi Giáo đang lớn mạnh.
Đảng Liberty Alliance thành lập gần đây coi việc ngăn chận sự Hồi Giáo hoá là 1 mục tiêu ưu tiên – đảng Love or Leave dứơi quyền lãnh đạo của chính khách Kim Vuga nguyên là thành viên trong chương trình truyền hình “Go Back To Where You Came From”.
Thành phố Sydney là nạn nhân của khủng bố hồi cuối năm 2014 khi khách uống cà-phê bị cầm giữ làm con tin với 1 tay súng trương cờ jihad tại cửa sổ của quán cà-phê.
Theo báo Sydney Morning Herald, ông Mohamed đuợc các vị lãnh đạo Hồi Giáo khuyên hành động thận trọng.
Australia tổ chức bầu Thượng Viện trong năm tới – đảng Hồi Giáo tin có thể tập trung 500 đảng viên để đưa đại diện tranh cử.
nguồn: việt báo online
17 November 2015
Sau vụ Paris, 24 thống đốc Hoa Kỳ từ chối dân tị nạn
WASHINGTON DC (NV) – Ít nhất thống đốc 24 tiểu bang tuyên bố sẽ không nhận người tị nạn Syria sau khi xảy ra vụ tấn công khủng bố ở Paris hồi cuối tuần, theo tin của USA Today.
Thống Đốc tiểu bang Michigan, ông Rick Snyder.
(Hình: Getty Images/Justin Sullivan)
Thống đốc Cộng Hòa các tiểu bang Alabama, Arizona, Arkansas, Illinois, Indiana, Louisiana, Michigan, Mississippi, Massachusetts, và Texas, là những người đầu tiên đưa ra quyết định này, nói rằng, quan tâm hằng đầu của họ phải là an ninh của cư dân.
Theo sau những tiểu bang đi tiên phong, Thống đốc các tiểu bang Florida, Georgia, Idaho, Iowa, Kansas, Maine, Nebraska, New Hampshire, North Carolina, Ohio, Oklahoma, Tennessee và Wisconsin, cũng cho biết sẽ không nhận người tị nạn Syria vào đất lãnh thổ của tiểu bang.
Họ thêm rằng có nhiều khả năng người có liên hệ với khủng bố xen lẫn vào trong số người tị nạn.
Mặc dù gặp những phản ứng như vậy, Tổng Thống Barack Obama vẫn tiếp tục với kế hoạch nhận người tị nạn từ Syria.
Đáp lại lời kêu gọi chỉ nhận người theo Thiên Chúa Giáo thay vì đạo Hồi, tổng thống phát biểu từ hội nghị thượng đĩnh G20 ở Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ: “Đó là điều ô nhục. Còn gì là Mỹ nữa, chúng ta không phải như vậy.”
Nhưng ông Greg Abbott, thống đốc Texas, lên tiếng phản bác: “Cả tổng thống lẫn bất kỳ viên chức liên bang nào không có thể bảo đảm rằng dân tị nạn Syria sẽ không dự phần vào hoạt động khủng bố.”
Ông Abbott tiếp: “Do vậy, mở cửa cho họ vào là đặt một cách vô trách nhiệm người dân Hoa Kỳ của chúng ta vào tình trạng nguy hiểm.”
Ông Jen Smyers, người thuộc một tổ chức tranh đấu cho người tị nạn ở Church World Service, cho rằng, các thống đốc đang tự đặt mình trước rắc rối pháp lý.
Ông nói: “Quí vị không thể hạn chế người của một nước nào đó vào tiểu bang của quí vị.”
Thống Đốc tiểu bang Michigan, ông Rick Snyder.
(Hình: Getty Images/Justin Sullivan)
Thống đốc Cộng Hòa các tiểu bang Alabama, Arizona, Arkansas, Illinois, Indiana, Louisiana, Michigan, Mississippi, Massachusetts, và Texas, là những người đầu tiên đưa ra quyết định này, nói rằng, quan tâm hằng đầu của họ phải là an ninh của cư dân.
Theo sau những tiểu bang đi tiên phong, Thống đốc các tiểu bang Florida, Georgia, Idaho, Iowa, Kansas, Maine, Nebraska, New Hampshire, North Carolina, Ohio, Oklahoma, Tennessee và Wisconsin, cũng cho biết sẽ không nhận người tị nạn Syria vào đất lãnh thổ của tiểu bang.
Họ thêm rằng có nhiều khả năng người có liên hệ với khủng bố xen lẫn vào trong số người tị nạn.
Mặc dù gặp những phản ứng như vậy, Tổng Thống Barack Obama vẫn tiếp tục với kế hoạch nhận người tị nạn từ Syria.
Đáp lại lời kêu gọi chỉ nhận người theo Thiên Chúa Giáo thay vì đạo Hồi, tổng thống phát biểu từ hội nghị thượng đĩnh G20 ở Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ: “Đó là điều ô nhục. Còn gì là Mỹ nữa, chúng ta không phải như vậy.”
Nhưng ông Greg Abbott, thống đốc Texas, lên tiếng phản bác: “Cả tổng thống lẫn bất kỳ viên chức liên bang nào không có thể bảo đảm rằng dân tị nạn Syria sẽ không dự phần vào hoạt động khủng bố.”
Ông Abbott tiếp: “Do vậy, mở cửa cho họ vào là đặt một cách vô trách nhiệm người dân Hoa Kỳ của chúng ta vào tình trạng nguy hiểm.”
Ông Jen Smyers, người thuộc một tổ chức tranh đấu cho người tị nạn ở Church World Service, cho rằng, các thống đốc đang tự đặt mình trước rắc rối pháp lý.
Ông nói: “Quí vị không thể hạn chế người của một nước nào đó vào tiểu bang của quí vị.”
Michigan từng là tiểu bang tích cực nhất trong việc nhận người tị nạn nhưng Thống Đốc Rick Snyder hôm Thứ Hai cũng tuyên bố hoãn lại chương trình tái định cư đó.
Quyết định ngược lại của ông Snyder lập tức thu hút những phản ứng trái ngược trên khắp nước hôm Chủ Nhật, đặc biệt là ở Detroit, nơi dân số người Trung Đông tập trung đông nhất.
Các lãnh đạo người Mỹ gốc Ả Rập và các nhà vận động cho người tị nạn nói, họ hiểu mối quan tâm về an ninh của thống đốc, nhưng cãi lại rằng Bộ Nội An đã kiểm soát kỹ về lý lịch trước khi cho phép người tị nạn vào Hoa Kỳ.
Thêm nhiều di dân Syria dự trù sẽ đến Michigan trong những tháng tới nhưng quyết định của Thống Đốc Snyder có thể làm ngưng việc đó lại.
Giữa khi danh sách của các tiểu bang không muốn đón nhận người tị nạn Syria tăng lên, thì thống đốc tiểu bang cho biết Delaware vẫn có kế hoạch đón nhận họ.
"Thật là bất hạnh, khi bất cứ ai sử dụng sự kiện bi thảm ở Paris, để gửi đi thông điệp rằng chúng ta không cảm thương hoàn cảnh của người tị nạn, bất chấp sự thật là những người này đang trốn chạy kẻ khủng bố," Thống đốc Jack Markell cho biết trong một tuyên bố.
Ngoài Delaware, thống đốc các tiểu bang Colorado, Connecticut, Hawaii, Pennsylvania, Vermont và Washington cho biêt họ sẽ đón nhận người tị nạn. Chưa thấy thống đốc tiểu bang California lên tiếng về việc này. (TP)
(nguồn: người việt online)
Quyết định ngược lại của ông Snyder lập tức thu hút những phản ứng trái ngược trên khắp nước hôm Chủ Nhật, đặc biệt là ở Detroit, nơi dân số người Trung Đông tập trung đông nhất.
Các lãnh đạo người Mỹ gốc Ả Rập và các nhà vận động cho người tị nạn nói, họ hiểu mối quan tâm về an ninh của thống đốc, nhưng cãi lại rằng Bộ Nội An đã kiểm soát kỹ về lý lịch trước khi cho phép người tị nạn vào Hoa Kỳ.
Thêm nhiều di dân Syria dự trù sẽ đến Michigan trong những tháng tới nhưng quyết định của Thống Đốc Snyder có thể làm ngưng việc đó lại.
Giữa khi danh sách của các tiểu bang không muốn đón nhận người tị nạn Syria tăng lên, thì thống đốc tiểu bang cho biết Delaware vẫn có kế hoạch đón nhận họ.
"Thật là bất hạnh, khi bất cứ ai sử dụng sự kiện bi thảm ở Paris, để gửi đi thông điệp rằng chúng ta không cảm thương hoàn cảnh của người tị nạn, bất chấp sự thật là những người này đang trốn chạy kẻ khủng bố," Thống đốc Jack Markell cho biết trong một tuyên bố.
Ngoài Delaware, thống đốc các tiểu bang Colorado, Connecticut, Hawaii, Pennsylvania, Vermont và Washington cho biêt họ sẽ đón nhận người tị nạn. Chưa thấy thống đốc tiểu bang California lên tiếng về việc này. (TP)
(nguồn: người việt online)
16 November 2015
Khủng bố Paris: Nhớ lại dự báo của Samuel Huntington
Nguyễn Văn Tuấn
Theo blog Nguyễn Văn Tuấn
Vụ khủng bố ở Paris lại thêm một bằng chứng nữa về cái mà nhiều học giả uy tín từng nói đến: Vấn đề Hồi giáo. Đó là vấn đề mà học giả Samuel Huntington đã viết thành một cuốn sách nổi tiếng nhưng cũng gây ra nhiều tranh cãi. Tôi vẫn nghĩ cho đến nay, những tiên đoán của giáo sư Huntington về sự xung đột giữa thế giới phương Tây và Hồi giáo dần dần trở thành hiện thực -- một cách đáng sợ.
Những ai không biết hay chưa nghe đến Samuel Huntington, tôi cần phải có vài dòng về học giả này. Ông từng là một giáo sư chính trị học của ĐH Harvard, tác giả của cuốn sách nổi tiếng "The Clash of Civilizations" (Xung đột giữa các nền văn minh), và gây ra nhiều tranh cãi. Ông còn là một chuyên gia cố vấn chiến lược trong thời chiến tranh ở Việt Nam, và là cha đẻ của ý tưởng Ấp Chiến Lược. Ông là một học giả xuất sắc, uyên bác, và có nhiều ảnh hưởng đến các chính phủ Mĩ. (Ngoài ra, ông còn là một người viết văn tuyệt vời, mà tôi hay nhắc đến mỗi khi ai hỏi về học tiếng Anh).
Cuốn "Xung đột giữa các nền văn minh" xuất phát từ những bài viết và bài nói chuyện của ông trong thập niên 1990. Trong đó, ông lí giải rằng thế kỉ 21 là thế kỉ của văn hoá, vì các quốc gia trên thế giới sẽ qui tụ với nhau thành nhiều nhóm dựa trên văn hóa và tôn giáo, nhưng không dựa trên ý thức hệ (như tự do và cộng sản) trong thời gian qua.Trong thế kỉ 21, người ta sẽ hỏi “Anh là ai" thay vì “Anh thuộc phe nào” như trong thời Chiến tranh lạnh. Câu hỏi đó thể hiện một sự chuyển biến về tư duy từ phe phái sang căn cước tính. Theo Huntington, sau thời kì Chiến tranh lạnh, các quốc gia trên thế giới sẽ tập trung thành 8 nhóm văn minh:
15 November 2015
Cười Tí Tỉnh: BIA SAIGON!
Bia SAIGON!
(Tặng các cụ thích nhậu)
Một anh chàng về Việt Nam, đi nhậu.
Vừa vào bàn, cô tiếp thị ngó qua,
xinh như mộng, mặc váy ngắn, bước ra,
tiến về anh, ánh mắt nhìn đắm đuối:
- Mời anh uống Tiger giùm em với
Bia tình yêu: Tình Iêu Giết Em Rồi !
- Thôi đi em! Sao bạo lực quá chời!
Người đẹp khác tiếp theo mời thay thế:
- Vậy thì anh uống San Miguel nhé.
Anh uống rồi em sẽ nhớ suốt đời.
Khi vắng khách, em lại nhắc anh thôi
... Sao Anh Nhớ Mà Ít Ghé Uống,
Em Lo ! Anh chỉ ham thụ hưởng
Ghé qua đường rồi lại bỏ em đi.
Chàng từ chối; cô khác tới tức thì
Nàng uốn éo, đá lông nheo, thỏ thẻ:
- Anh dùng bia Carlsberg của em nhé,
Uống bia này mới sành điệu đó nha.
Cho Anh Ráng Lấy Sức Bế Em Ra
Giường ! Ghê quá, chàng lắc đầu kinh hãi.
Chàng trấn tĩnh mà mồ hôi cứ vãi.
Cô thứ tư lại tiếp tục bước ra,
hy vọng sẽ chiêu dụ được anh ta :
- Vậy anh thích Heineken chứ hả?
Muốn ngược xuôi gì cũng trọn vẹn cả.
Hôn Em Ít Nên Em Khều, Em Nhéo....
Nên Em Khôn Em Nằm Im Em Hưởng.
Chàng ớn quá lắc đầu quầy quậy:
- Anh xin lỗi, mấy em yêu quá đấy!
Anh quen rồi nên chỉ uống Saigon!
Đến lúc này, 4 cô mắt trợn tròn:
- Trời! Giờ này anh còn ham bia đó!
- Ồ, tình yêu thiêng liêng mà anh có.
Chàng chỉ vào cái nhẫn cưới trên tay:
- Cái Số Anh Iêu Gái Ở Nhà đây!
Bốn cô gái:
- Yêu bia đó thì đi cho khuất mắt!
Hp-TnT 8/19/2015
phóng tác
(Nhóm AFAR)
14 November 2015
Đoản Khúc Cuối Thu, thơ
Dạo:
Nghẹn ngào cánh lá thu rơi,
Mênh mông biển lệ ai người vượt qua.
殘 秋 短 曲
秋 樹 驅 其 葉,
寒 珠 埋 老 蝶.
路 長 少 屧 歸,
淚 海 誰 能 涉.
陳 文 良
Âm Hán Việt:
Tàn Thu Đoản Khúc
Thu thụ khu kỳ diệp,
Hàn châu mai lão điệp.
Lộ trường thiểu tiệp quy,
Lệ hải thùy năng thiệp.
Trần Văn Lương
Dịch nghĩa:
Khúc Nhạc Ngắn Cuối Thu
Cây mùa thu xua đuổi lá của mình,
Những hạt châu (nước mắt) lạnh chôn (xác) con bướm già.
Đường dài, ít có (tiếng) guốc trở về,
Biển nước mắt, ai là người có thể vượt qua.
Phỏng dịch thơ:
Đoản Khúc Cuối Thu
Cây rừng đuổi lá, lá buồn trôi,
Lạnh lẽo lệ vùi xác bướm côi.
Vạn dặm mấy ai người trở bước,
Biển sầu sao vượt được mà nguôi.
Trần Văn Lương
Cali, 11/2015
Lời than của Phi Dã Thiền Sư:
Hỡi ơi, khúc nhạc cuối thu sao mà thê thiết!
Tiếng guốc năm nao biết khi nào trở lại?
Bể sầu mấy ai qua được, than ôi!
Tin ngắn
Nhạc sĩ Anh Bằng từ trần
Nhạc sĩ Anh Bằng từ trần vào ngày 13/11 (giờ Hà Nội) tại nhà riêng ở Mỹ, hưởng thọ 89 tuổi. Sau hơn tám năm điều trị bệnh ung thư gan, ông trút hơi thở cuối cùng trong vòng tay của gia đình, bè bạn. Trước đó, ngày 10/11, người nhà của nhạc sĩ Anh Bằng đưa ông vào bệnh viện ở miền Nam California (Mỹ) cấp cứu do căn bệnh biến chứng, gây hôn mê sâu. Bác sĩ khi đó đã dự đoán ông không qua khỏi sau hai tuần.
Anh Bằng sinh năm 1926 tại Thanh Hóa, là nhạc sĩ nổi tiếng với số lượng sáng tác khoảng 650 tình khúc, trong đó có nhiều ca khúc đi vào lòng người như Chuyện tình Lan và Điệp, Anh còn nợ em, Chuyện giàn thiên lý, Khúc thụy du, Sầu lẻ bóng, Anh cứ hẹn, Bây giờ còn nhớ hay không...
Năm 1975, nhạc sĩ cùng gia đình rời Việt Nam sang định cư tại Hoa Kỳ.
Paris thủ đô Pháp quốc bị khủng bố đêm 13 tháng 11
Nhiều địa điểm khác nhau tại Paris thủ đô Nước Pháp bị quân khủng bố tấn công bằng súng liên thanh và bom tự sát. Tờ The Guardian dẫn lời cảnh sát Pháp cho biết 158 người thiệt mạng, riêng tại nhà hát Bataclan là 118 người.
Tổng thống Pháp Francois Hollande phát biểu ngay trước nhà hát Bataclan, ông nói: "Chúng tôi muốn ở đây, giữa tất cả những ai đã phải chứng kiến những cảnh bạo tàn này, để nói rằng chúng ta sẽ chiến đấu và chiến đấu không khoan nhượng, bởi vì những kẻ khủng bố có khả năng gây ra những điều bạo tàn như thế này phải biết rằng chúng sẽ phải đối đầu với một nước Pháp kiên định, đoàn kết, đồng thuận và một nước Pháp không bao giờ để cho mình phải kinh sợ cho dù trong ngày hôm nay, nước Pháp đó đã phải để cho cảm xúc tuôn trào đến đỉnh điểm trong thảm kịch này, trước những hành động đáng kinh tởm và man rợ ".
Chính quyền Paris lên Twitter tuyên bố đóng cửa tất cả các cơ sở công cộng trên toàn thành phố trong ngày hôm nay 14.11, bao gồm trường học, bảo tàng, thư viện, phòng tập thể dục, hồ bơi, chợ búa...
Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc và các nguyên thủ quốc gia nhiều nước lên tiếng kết án hành động khủng bố tại Paris.
12 November 2015
Mọi điều bạn tưởng bạn biết về sự sụp đổ của Liên Xô đều sai, khảo luận
Nguồn: Leon Aron, “Everything You Think You Know About the Collapse of the Soviet Union Is Wrong“, Foreign Policy, July/August 2011.
Biên dịch: Trần Ngọc Cư
(Những hàng chữ in đậm là do TTR)
Mọi cuộc cách mạng đều tạo ra kinh ngạc. Tuy vậy, cuộc Cách mạng Nga gần đây nhất phải được kể là một trong những kinh ngạc lớn nhất. Trong những năm trước 1991, gần như không một chuyên gia, học giả, viên chức chính quyền, hay chính trị gia phương Tây nào thấy trước được sự sụp đổ sắp xảy ra của Liên Xô, và kéo theo nó một chế độ độc tài độc đảng, một nền kinh tế do nhà nước làm chủ, và cả sự kiểm soát của Điện Cẩm Linh (Kremlin) đối với đế quốc Liên Xô và Đông Âu. Với một ngoại lệ duy nhất, tất cả những nhà bất đồng chính kiến Xô-viết cũng như chính những nhà cách mạng tương lai – nếu ta xét qua hồi ký của họ – cũng không tiên đoán được sự kiện này. Khi Mikhail Gorbachev trở thành Tổng bí thư Đảng Cộng sản vào tháng Ba năm 1985, không một nhân vật cùng thời nào của ông dự kiến một cuộc khủng hoảng có thể dẫn đến cách mạng. Mặc dù người ta không đồng ý với nhau về tầm mức nghiêm trọng của những vấn đề nội tại trong chế độ Xô-viết, nhưng không ai coi những vấn đề này là đang đe dọa sinh mệnh của chế độ, chí ít trong tương lai gần.
Vậy, do đâu mà có sự thiển cận đều khắp lạ lùng đến thế? Việc các chuyên gia phương Tây không tiên liệu được sự sụp đổ của Liên Xô một phần là do sử quan xét lại (historical revisionism) – tạm gọi là khuynh hướng bài chủ nghĩa chống cộng (anti-anti-communism) – một khuynh hướng phóng đại sự ổn định và tính chính danh của chế độ Xô-viết. Tuy nhiên, một số nhân vật khác vốn không được coi là mềm dẻo đối với chế độ cộng sản cũng không kém kinh ngạc trước sự cáo chung của chế độ này. Một trong những người thiết kế chiến lược Mỹ trong thời Chiến tranh Lạnh, ông George Kennan, viết rằng, trong khi nhìn lại toàn bộ “lịch sử các sự vụ quốc tế trong thời hiện đại”, ông nhận thấy rằng “thật khó nghĩ ra một biến cố nào lạ lùng, đáng kinh ngạc, và mới thoạt nhìn không thể giải thích nổi, hơn sự tan biến đột ngột và toàn bộ… của đại cường mệnh danh kế tục nhau là Đế quốc Nga rồi đến Liên Xô”. Richard Pipes, có lẽ là sử gia Mỹ hàng đầu về nước Nga và cũng là một cố vấn của Tổng thống Mỹ Ronald Reagan, cho rằng cuộc cách mạng gần đây của Nga là “bất ngờ”. Một tuyển tập gồm các bài tiểu luận viết về sự cáo chung của Liên Xô trong một số báo đặc biệt năm 1993 của tạp chí bảo thủ National Interest (Lợi ích Quốc gia) có tựa đề là “Cái chết lạ lùng của chủ nghĩa Cộng sản Xô-viết”.
XUÂN HẠ THU ĐÔNG, thơ
Mùa Đông Hoàng Liên Sơn lạnh lắm
Tù Miền Nam lạnh bất kham
Lạnh buốt óc, nhức tim
Suốt đêm trường ngồi tựa cột run rẩy
Mơ màng thiêm thiếp lúc tàn canh
Đỉnh Fansipan tuyết trắng một màu
Mùa Xuân tới mang sức hồi sinh
Cửa tù mở,
Hoa bang nở trắng khắp núi đồi
Lòng người tù rạng rở
Đi vào cõi Thiền
Quên hết đói lạnh, vong thân
Mùa hè Trường Sơn nóng cháy thịt da
Cột kèo tre nứa nổ bom bóp
Gió lào thổi qua khe núi như thổi lửa
Người tù già hen xuyển tựa song sắt thở phì phò
Gã tù trẻ trăn trở mơ màng
Quê nhà Miền Nam, mội Thầy Thơ trong vắt
Cội trăm già trĩu trái, sắc tím ngắt, vị ngọt ngào
Mùa Thu Trường Sơn trời u ám
Dòng suối A Mai dịu dàng róc rách
Xuôi dòng ra Bến Ngọc
Buổi chiều tà nắng vàng hoi hóp
Khói cơm chiều nhà ai vờn mái rạ
Gã tù trẻ thê thiết nhớ nhà
Nguyễn Nhơn
Tin buồn
Xin thông báo cũng quý anh chị, đặc biệt Khóa DS19:
Đồng môn
ĐỖ VIẾT ÁNH
Pháp danh Đức Trí
Cựu Sinh Viên Quốc Gia Hành Chánh Ban Đốc Sự Khóa 19
Bào đệ của đồng môn cố GS Đỗ Quý Sáng (ĐS 10)
đã qua đời ngày 9 tháng 11 năm 2015 tại Westminster, California – Hoa Kỳ
Hưởng thọ 70 tuổi
**
Chi tiết viếng thăm:
Kính mời quý Anh Chị đồng môn QGHC Nam Cali tập trung tại Peek Family Funeral Home (Phòng số 1). Địa chỉ số 7801 Bolsa Ave, Westminster, CA 92683 (ĐT: 714-893-3525) vào lúc 12:00 giờ trưa ngày Chủ Nhật 15 tháng 11 năm 2015 để cùng cầu nguyện cho Anh linh người quá cố sớm được siêu thoát, và chia buồn cùng tang gia. - TM. Hội CSV/QGHC Nam California, Trần Bạch Thu
11 November 2015
Du khách Anh có thể tẩy chay Việt Nam vì thịt chó (VOA, 10/11/2015)
300 con chó được giải cứu khỏi bị giết thịt ở Việt Nam.
Du khách Anh có thể tẩy chay các quốc gia như Việt Nam hay Trung Quốc để phản đối việc buôn bán thịt chó, một nghị sĩ ở Birmingham cho biết.
Ông Steve McCabe nói, những nước Châu Á tiêu thụ thịt chó có thể gây phương hại tới ngành du lịch của những quốc gia này.
Ông McCabe phát biểu sau một cuộc tranh luận ở Hạ viện Anh, nơi các nghị sĩ được báo cáo rằng 20 triệu con chó bị làm thịt tại Trung Quốc, 5 triệu con tại Việt Nam và 2 triệu con ở Hàn Quốc mỗi năm.
Các nghị sĩ phát biểu trong buổi tranh luận cho biết họ không chỉ đơn thuần phản đối việc ăn thịt chó không thôi. Họ giải thích rằng, những con chó được bán để lấy thịt thường là những con thú cưng của gia đình bị bắt trộm.
Những con vật này đôi khi sẽ bị ngược đãi, tra tấn và sát hại một cách đau đớn nhất vì người ta tin rằng sẽ làm cho thịt chó mềm hơn.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từng cảnh báo rằng tiêu thụ và cách vận chuyển thịt chó khi còn sống còn có thể làm bùng phát dịch tả và bệnh dại.
Đề cập đến cuộc tranh luận của Hạ viện trên Twitter, ông McCabe viết : "Khủng khiếp ! Bất cứ ai nghe thấy điều này sẽ không muốn đi du lịch ở những nước Đông Á này".
Trong khi đó, trên các phương tiện truyền thông của Việt Nam, việc bắt trộm chó vẫn luôn là chủ đề nóng và thu hút sự quan tâm của dư luận.
Gần đây nhất, hai kẻ trộm chó đã bị người dân vây bắt và đánh đến chết tại Buôn Ma Thuột, Đắc Lắk.
Theo Birmingham Mail, NLD
Học tiếng Anh của sách Tầu
English in China
Hồi ở trung học, gần như tất cả chúng ta đều học Anh ngữ với bộ Anglais Vivant của Pierre Carpentier và Madeleine Carpentier-Fialip, bộ sách mà nhiều người cho là tại sao học sinh Việt Nam phải dùng bộ sách do một cặp giáo sư Pháp viết cho các học sinh Pháp.
Bùi Bảo Trúc
Hồi ở trung học, gần như tất cả chúng ta đều học Anh ngữ với bộ Anglais Vivant của Pierre Carpentier và Madeleine Carpentier-Fialip, bộ sách mà nhiều người cho là tại sao học sinh Việt Nam phải dùng bộ sách do một cặp giáo sư Pháp viết cho các học sinh Pháp.
Nhưng nghĩ lại thì bộ sách ấy đã giúp chúng ta rất nhiều khi học tiếng Anh và văn hóa của nước Anh. Ngoại trừ một số ngữ vựng hơi cũ, nhưng chúng ta không thấy bỡ ngỡ bao nhiêu khi tiếp xúc với người Anh và người Mỹ hồi những năm 60 khi đi học ở các nước sử dụng tiếng Anh. Sau đó, bộ Life With The Taylors, Let’s Learn English, English For Today của những năm 60 thì mới hơn để học tiếng Mỹ cùng những bộ dậy Anh ngữ của nhà xuất bản Longman mà ở Việt Nam cũng được sử dụng rất nhiều để học.
Ngày nay, những bộ sách đó không còn được dùng ở Việt Nam nữa, mà người ta dùng những sách của Tầu dịch sang tiếng Việt để dậy tiếng Anh. Những bộ sách chúng ta dùng trước đây đều do các nhà giáo đầy kinh nghiệm dậy tiếng Anh viết nên tất cả đều là những tài liệu giá trị đã qua được những thử thách ở nhiều nước trên thế giới.
Nhưng những cuốn sách Tầu thì có thể tin được không? Sách thì do Tầu viết, giáo viên thì thuê Phi dậy cho rẻ thì lối giáo dục như thế ở Việt Nam sẽ dậy người học Anh ngữ ra làm sao?
Thì đây, học thứ sách vở, tài liệu giảng huấn như thế chỉ làm được có một việc là tập cho học sinh làm quen với cái bản đồ lưỡi bò và lá cờ ngũ tinh hồng kỳ của Tầu chứ dậy được cái gì. Học những thứ sách như thế thì sẽ nói và viết tiếng Anh như thế nào?
Bạn coi thử mấy thí dụ về cái thứ tiếng Anh dùng những thứ tài liệu học tiếng Anh mà người ta thấy ở Hoa lục nhé.
You consciously flush là cái gì?
Nhớ giật nước thì tại sao không viết DON’T FORGET TO FLUSH?
Don’t Play Dog In Park thì ai chẳng nghĩ là đừng đóng vai chó
(người Tầu chắc đóng vai này xuất sắc lắm) trong công viên.
Tại sao không viết là DO NOT LET YOUR DOGS RUN FREE IN THE PARK?
09 November 2015
Phiếm luận: Nói huỵch toẹt. . .
Nói huỵch toẹt: Khi hai nước kình chống nhau, không muốn sống chung thì một nước phải mất đi, phải tan rã. Nay thì rõ ràng Việt Nam và Hoa Lục không thể sống chung dù rằng có hô to bao nhiêu lần "4 Tốt và 16 Chữ vàng" cũng vậy.
Tàu Cộng không bao giờ để VN yên ổn: Bọn bành trướng không lấn đất thì chiếm đảo, hết mua chuộc lại dọa đánh. Họ đâm tàu cá dân Việt chìm, họ cài gián điệp quân sự và kinh tế lũng đoạn láng giềng.
Gần đây tòa án CSVN đã chẳng đặng đừng đem một người bị cáo buộc làm gián điệp cho Tàu ra xử; điều này cho thấy tình thế đã nguy ngập đến cỡ nào; nguy ngập không phải chỉ cho Nước Việt mà còn cho chính sự tồn vong của đảng. Chính mối lo cho sự tồn vong của đảng CSVN mới khiến họ ra tay kiếm một con dê tế thần để răn đe. Chính vì phải bảo vệ mình trước tiên nên họ đành chấp nhận nguy nan khi tạm thời bỏ rơi chuyện lo bảo vệ danh dự cho thằng đàn anh phía bắc điêu ngoa.
Vậy mà hở ra là nói "Tình hữu nghị đời đời bền vững"! Bền vững cái nỗi gì. Gầy dựng niềm tin chiến lược cái nỗi gì !!
Nghĩ lại mà xem: Việt vương Câu Tiễn cam tâm chăn ngựa cho Ngô Vương Phù Sai và nếm phân ông ta để chờ ngày phục thù làm tan rã Nước Ngô.
Cũng vậy Lưu Bang thời Tiền Hán bề ngoài thì vâng vâng dạ dạ Hạng Võ nhưng trong bụng luôn chờ dịp tiêu diệt Nước Sở. Chính Sở Bá Vương vì tin vào lòng thành của địch mà diệt vong và chính cái lưu manh tráo trở của Lưu Bang đã giúp ông ta thống nhất sơn hà lên ngôi Hán Cao Tổ. Cái lưu manh ấy nay hiện nguyên hình nơi bọn cầm quyền ở Bắc Kinh.
Cái ý chí không muốn sống chung yên ổn và chỉ muốn tiêu diệt nhau ở bên Tàu không phải chỉ mới từ thời Câu Tiễn, không phải chỉ mới từ thời Lưu Bang cách nay hơn hai nghìn năm mà đã nẩy sinh và bám rễ từ thời xa xưa hơn nhiều nơi tâm não của bọn cầm quyền Hán tộc.
Không thực tâm sống chung thì một nước phải tan, không có con đường nào khác. Trong tình thế hiện tại người ta thấy cái mưu đồ Hán hóa Đông Nam Á và muốn làm chủ ít ra là nửa tây Thái Bình Dương của Bắc Kinh là hiện thực và thuộc hàng chiến lược bất di bất dịch. Vấn đề đã hiển nhiên, mà nói ra có nhiều người giật thót lên hay nghe chướng tai: Bây giờ Tàu sẽ tan rã hay Việt sẽ tan rã.
Chính quyền CSVN rõ ràng đang tìm đường -với cách thế vô trách nhiệm- để được làm đồng minh với Mỹ. Không dám đâu!
Nếu như Tàu không tấn công vào quyền lợi của Mỹ, Mỹ có thể sẵn sàng để Việt Nam tan vào với Tàu để gọi là sắp xếp lại trật tự Đông Nam Á vì ổn định chung, nhất là khi:
- Việt Nam không đáp ứng quyền lợi của Mỹ -quyền lợi lúc nào cũng chi phối bang giao.
- Việt Nam không thể tự cường về kinh tế và quân sự -tránh ăn bám, trở thành gánh nặng.
Rất may là nay Hoa Lục đang thực sự tấn công quyền lợi quốc gia của Mỹ và viễn tượng đen tối cho Việt Nam bớt đi. Nếu không thấu hiểu điều này chúng ta sẽ để vuột mất cơ hội. Và cơ hội này chưa chắc sẽ kéo dài để chờ ngày Hà Nội hoàn toàn thức tỉnh!
Điền Thảo
Mùa thu 2015
VN sẽ có công đoàn độc lập và tôn trọng những quyền lao động căn bản để được gia nhập TPP
Hiệp ước TPP gồm có 30 chương và một số thỏa hiệp bên lề quy định trao đổi thương mại giữa 12 quốc gia quanh vùng Thái Bình Dương bao gồm Việt Nam, Malaysia, Singapore, Brunei, Nhật Bản, Úc, Tân Tây Lan, Chile, Peru, Mexico, Hoa Kỳ và Canada. Đây là một thỏa hiệp vùng lớn nhất được thành lập từ trước đến nay. Trị giá hàng hóa trao đổi giữa 12 nước thành viên chiếm khoảng 40% nền kinh tế thế giới. Indonesia đã ngỏ ý muốn tham gia TPP. Nam Triều Tiên đang cứu xét. Trong trường hợp đó, Philippines cũng sẽ gia nhập TPP.
…
…
Chính quyền Obama hi vọng rằng những điều khoản bảo vệ quyền lao động trong Hiệp ước TPP sẽ thu hút được sự ủng hộ của các nhà lập pháp Dân Chủ. TPP có riêng một chương về lao động. Theo đó, tất cả mọi nước thành viên phải cho phép công nhân thành lập công đoàn độc lập, quyền thương lượng tập thể, cấm cưỡng bách lao động, sử dụng lao động trẻ em, và đối xử phân biệt trong việc làm. TPP cũng đòi hỏi các quốc gia phải làm luật về điều kiện và môi trường làm việc. Những vi phạm sẽ bị trừng phạt về thương mại. Ngoài thỏa hiệp chính Hoa Kỳ còn ký kết một số thỏa hiệp song phương về quyền lao động và quyền con người với Việt Nam, Brunei và Malaysia. Đây là những quốc gia đang mở mang, có mức lương bổng thấp.
LINK dẫn đến bài trên Đài VOA
08 November 2015
Tập Cận Bình chưa sang, nhưng máu người dân Việt Nam yêu nước đã đổ
Tập cận bình chưa dến máu người Viêt yêu nước đã đổ
Bạn đọc Danlambao - “Đây là vết máu của Tập Cận Bình”! Đó là lời tố cáo đanh thép của ông Trần Bang sau khi bị CA đánh đổ máu chỉ vì tham gia biểu tình chống Tập Cận Bình.
Bạn đọc Danlambao - “Đây là vết máu của Tập Cận Bình”! Đó là lời tố cáo đanh thép của ông Trần Bang sau khi bị CA đánh đổ máu chỉ vì tham gia biểu tình chống Tập Cận Bình.
Vụ việc xảy ra vào lúc 10 giờ sáng ngày 5/11/2015, tại khu vực Hồ Con Rùa, Sài Gòn, đúng vào thời điểm chỉ còn 2 tiếng nữa là diễn ra sự kiện đảng CSVN trải thảm đỏ, nghênh đón Tập Cận Bình đặt chân đến sân bay Nội Bài, Hà Nội.
Video ghi lại từ hiện trường cho thấy, lực lượng CA đã ra tay đàn áp, đánh đập dã man khiến chị Trần Ngọc Anh bị ngất xỉu, nằm gục xuống đường.
Ông Trần Bang bị đánh vỡ đầu, máu me be bét cả trên mặt lẫn áo. Trong video, có thể nghe thấy lời tố cáo dõng dạc của ông:
“Đây là vết máu của Tập Cận Bình, vết máu của Tập Cận Bình. Vì Tập Cận Bình mà tôi bị đánh”.
Vừa nói dứt câu, ông Trần Bang bị một số người kéo ngược ra sau. Nhiều tiếng kêu la thất thanh vang lên: “Công an giết dân”, “Máu chảy rồi”…
Dù vết thương trên mặt vẫn còn đang rỉ máu, ông Trần Bang vẫn tuyên bố mạnh mẽ: “Tôi sẽ đuổi Tập Cận Bình ra khỏi Việt Nam”.
Tập Cận Bình chưa đặt chân đến Việt Nam, nhưng máu người dân yêu nước đã đổ để cho đảng CSVN dùng làm thảm đỏ đón tiếp quan thầy Trung Cộng.
Lúc 16 giờ chiều ngày 5/11/2015, linh mục Lê Ngọc Thanh cho biết ông Trần Bang đã phải nhập viện cấp cứu.
Hiện bác sỹ đã chuyển ông sang phòng cấp cứu tại bệnh viên 115, địa chỉ: 527, Sư Vạn Hạnh, quận 10.
Trước đó, khi đang cùng đoàn biểu tình tập trung trước khu vực Hồ Con Rùa, ông Bang đã bị một người mặc áo thanh niên niên xung phong và CA xông đến hành hung. Bọn chúng đã dùng một vật cứng đánh rất mạnh khiến ông bị vỡ đầu, máu tuôn khắp mặt và dính đầy trên áo.
Theo nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, ông Trần Bang là một cựu sỹ quan quân đội từng tham gia cuộc chiến tranh biến giới chống Trung Cộng từ những năm 1979. Khi ấy, những kẻ xuống tay đánh đập ông thậm chí còn chưa ra đời.
Nfuồn: Dân Làm Báo)
Justin Trudeau, Vị thủ tướng bình dân
Prime Minister-designate Justin Trudeau, his wife Sophie Gregoire-Trudeau and children Xavier (right), Hadrien, Ella-Grace walk past crowds to Rideau Hall for Trudeau to be sworn in a prime minister Wednesday Nov.4, 2015 in Ottawa. THE CANADIAN PRESS/Adrian Wyld
Người ta thường dùng câu "bức ảnh nói lên ngàn lời" để cho thấy hình ảnh có sức tác động mạnh mẽ hơn là văn tự. Cảm nghĩ khi đọc một đọan văn mô tả không bằng cảm nghĩ khi xem một bức ảnh. Khi đọc, ta phải vận dụng trí óc để hiểu nghĩa đoạn văn muốn nói gì, sự ghi nhận tốn thời gian, làm giảm hoặc mất đi tính trực tiếp cấp thời và tính hiệu quả. Ngược lại, khi nhìn một hình ảnh, nhất là hình ảnh chuyển động, ta có ngay cảm xúc và cảm nghĩ về hình ảnh đó.
Xem bức hình trên đây, tôi suy nghĩ nhiều và cảm động. Vị thủ tướng một quốc gia tiên tiến giàu mạnh cùng vợ con đi đến quốc hội để làm lễ tuyên thệ nhậm chức một cách bình dân giản dị như vậy đó. Mà quả thực, ông là một người bình dân giản dị. Tuy là con của thủ tướng Pièrre Elliott Trudeau (1919-2000), Justin Trudeau trải qua tuổi thơ và trưởng thành trong một môi trường bình thường như người dân thường: đi học bằng xe buýt công cộng ở trường công lập, có những bạn học thuộc gia đình lao động, lớn lên sống tự lập, tự kiếm việc làm vệ sĩ, hướng dẫn viên trượt tuyết, giáo viên…
Bỏ nghề gõ đầu trẻ để nhảy ra làm chính trị, Justin Trudeau từng tâm sự: “Tôi làm việc này không phải vì tham vọng hay vì động lực làm nên lịch sử kiểu ‘cha tôi đã làm được nên tôi phải làm’. Không, tôi làm việc này bởi tôi nghĩ mình có phương cách phục vụ đất nước nên thi thố. Nếu sau này nó hóa ra là không phải vậy cũng không sao. Nhưng tôi khá tự tin rằng mình có thứ gì đó mà đất nước này cần ngay vào lúc này, đó là hóa giải những cay độc đang lấn át chính trường khắp thế giới”.
Tôi nghĩ một người như thế sẽ tận tâm phụng sự cho đất nước, sẽ không xa hoa hoang phí công quỹ, sẽ sống gần gũi với quần chúng. Tin tức cho biết tân thủ tướng Justin Trudeau và gia đình sẽ không dọn vào dinh thủ tướng địa chỉ số 24 đường Sussex Ottawa mà sẽ dọn vào ở một ngôi nhà nhỏ hơn vốn thường dành riêng cho thư ký của quan Toàn Quyền. (*)
Tự nhiên, tôi cảm thấy tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo của Justin Trudeau, đất nước Canada sẽ tốt đẹp hơn và sẽ được cộng đồng thế giới yêu mến ngưỡng phục hơn.
Phan Hạnh.
(Theo blog Nhìn ra bốn phương)
______________
(*) Được biết ngôi nhà chính thức dành cho gia đình Thủ Tướng hiện đang được tu sửa (TTR).
07 November 2015
Hơn cả ê chề…
Hà Văn Thịnh
“Người ta” đã xát muối vào vết thương của người dân – chừng đó chữ vẫn là chưa đủ để bàn về nỗi đau, sự nhức nhối của hàng triệu người Việt Nam bị những hình ảnh, âm thanh từ cuộc đón tiếp Tập Cận Bình trong mấy ngày vừa qua ở Hà Nội và, mới nhất, từ tuyên bố trắng trợn, ngạo ngược với hàm ý thách thức vô sỉ của Tập ngay sáng ngày 7.11.2015 tại Singapore, được báo chí nước này đăng tải: “Các đảo ở biển Nam Trung Hoa (tức Biển Đông), từ thời cổ đại, là lãnh thổ của Trung Quốc” (Islands in South China Sea, since ancient times, are China’s territory – chúng tôi nhấn mạnh, HVT)!
Làm sao lòng dân không xót xa khi người đứng đầu trong tập đoàn cầm quyền Bắc Kinh chẳng thèm đếm xỉa gì đến việc TQ trắng trợn cướp Hoàng Sa và một phần Trường Sa của VN rồi, được các đại biểu QH vỗ tay rầm rầm khi ông ta nói đó là chuyện “va chạm” tất nhiên của những láng giềng?
Người ta hay nói, im lặng là đồng ý; đằng này, những âm thanh chát chúa phát ra từ 1.000 bàn tay kia chẳng khác gì coi việc mất đảo, bị đe dọa mất nước là… chuyện nhỏ như cái va chạm vào nhau trên xe… bus!
Tại sao có thể coi là va chạm khi hàng triệu ngư dân bị tấn công, xua đuổi, bị cắt khỏi ngư trường mưu sinh của mình, phải đổ máu, mất mạng, khuynh gia bại sản?
Va chạm là cái gì khi xây đảo nhân tạo rộng đến 240 ha – làm cả thế giới phải hoảng sợ, Hoa Kỳ phải điều tàu chiến đến tuần tra nhằm bảo vệ sự nghiêm minh của luật pháp quốc tế?
Va chạm phải chăng là đồng nghĩa(!) với sự hi sinh của 64 chiến sĩ VNCH tại Hoàng Sa ngày 19.1.1974 và của 74 chiến sĩ QĐND VN ngày 14.3.1988 ở Gạc Ma, Trường Sa?
Thấy nhiều báo đăng ở trang nhất ca ngợi số tiền “viện trợ” 1 tỉ nhân dân tệ mà TQ “cho” VN trong 5 năm mà ai cũng thấy nhục nhã ê chề. Gần 160 triệu USD đó chỉ đủ 1/3 kinh phí mà thành phố Hải Phòng đang đề nghị để xây Trung tâm hành chính (10.000 tỉ đồng) hoặc xây 2 cái tượng đài, quảng trường ở Sơn La (tính cả đội vốn, đương nhiên phải đội).
Người dân không thể hiểu được sao người ta có thể dễ xun xoe đến thế trước cái đồng tiền rẻ mạt có giá ngang một vở hề?
Còn nhớ, cách đây hơn 10 năm, khi các tỉnh Nam Bộ bị bão (chuyện hiếm khi xảy ra), chính phủ TQ đã viện trợ 10.000 USD(!) Xin nhắc lại là mười ngàn USD – tương đương với cái vườn rau trong nhà cán bộ cao cấp (tôi đoan chắc là vẫn còn nhiều người nhớ sự kiện này?).
Tại sao không nghĩ rằng cách cho (mà người Pháp luôn nhấn mạnh là quan trọng hơn cả của cho) là một sự miệt thị công khai? Câu trả lời có ngay:Đoạn đường sắt dài 13km Cát Linh – Hà Đông đội vốn đến 250 triệu USD, có nghĩa là nhiều gấp rưỡi tổng số tiền viện trợ. Nếu VN không chấp nhận, các nhà thầu TQ cứ để cho thủ đô có 13km ngổn ngang vật liệu, sống dở chết dở hết năm này sang năm khác. Rồi, VN phải ngậm bồ hòn kêu ngọt và, Tập ngay lập tức cho VN vay số tiền đó để trả cho người… Trung Hoa!
Còn gì phũ phàng hơn và tàn nhẫn hơn?
Đó là kiểu cách nhà cái cho con bạc vay tiền để chơi tiếp, thua tiếp.
Tất cả tấn trò hài mà Tập diễn ở Hà Nội, được một nhà sử học lừng danh là ông DTQ cho rằng “đáng ghi nhận” (BBC, 6.11.2015, 19:58 ICT), càng làm cho người dân… hốt hoảng hơn. Chẳng lẽ ông Dương Trung Quốc cũng dễ bị lừa thế sao, hay là ông bị phải nói thế cho ý đồ nào đó?
Bởi vì, không thể không hốt hoảng khi chỉ vài chục giờ sau, Tập đã quay ngoắt 180 độ, nói những lời như đâm thẳng vào tim, xé nát cả từng khúc ruột của người dân VN như đã dẫn ở trên.
Qua cầu rút ván; qua truông trật lọ cho khái; miệng nam mô, bụng cả bồ dao găm; ngậm máu phun người…; cả cái kho thành ngữ ấy chỉ là bụi, là hề so với cái trò tung hứng, đảo điên của bá quyền TQ.
Không thể lí giải nổi cái lẽ vì sao “người ta” có thể chịu nổi khi cái sự lá mặt, lá trái; xỏ lá ba que nhãn tiền thế kia?
Trong lịch sử bang giao quốc tế, có khi nào xảy ra trường hợp lời nói chưa kịp thoảng cho gió bay đi đã biến tình hữu nghị thành trò đùa con trẻ như thế hay chưa?
Phải chăng Tập muốn ám chỉ rằng ông ta đã từng nói điều này ở Hà Nội, chỉ có điều người dân nỏ biết, không nghe?
Đến bao giờ “người ta” mới có thể tỉnh ra trước mối nguy – hiểm họa xâm lăng từ Trung Cộng đang làm cả loài người tiến bộ lo ngại?
Nếu không tỉnh thì vận mệnh đất nước còn hơn cả sự ê chề…
Huế, 7.11.2015
Tác giả gửi tới Dân Luận
06 November 2015
NĂM MÙI NÓI CHUYỆN DÊ
Phạm Thành Châu
Dê là con vật được thuần dưỡng rất sớm, có thể trước thời kỳ đồ đá, cách nay khoảng 6, 7 nghìn năm. Trên những mảnh đất nung ở Trung Hoa, người ta thấy có hình chạm con dê. Chữ “dương” trong Hán tự ra đời cách nay 3 nghìn năm vẽ hình con dê có 2 sừng và chòm râu. Dê hay cừu đều là “dương” dù ở núi hay đồng bằng. Chữ miên dương là con dê mặc áo bông... là con cừu. Linh dương là con dê có sừng cong về phía sau. Căn cứ vào chữ “dương” là “Dê” ta có thể “dịch” như sau: Dê to lớn, có quốc tịch Pháp gọi là “Đại Tây Duơng”+. Dê không thích đánh nhau gọi là “Thái Bình Duơng”+. Dê đi nước ngoài gọi là “xuất dương”. Dê bị cạo sạch lông (no hair) gọi là “dương trần”. Dê không ngay thẳng gọi là “dương gian”.
Dê có học, sống đời văn minh tiến bộ gọi là “Dương văn Minh”... Không chỉ người Việt nói dê là “dê gái mà người Anh, Pháp cũng vậy. Chữ goat trong tiếng Anh cũng dùng để chỉ người có máu dê (a lecherous man), old goat là ông già dê. Tiếng Pháp, chữ bouc cũng chỉ mấy ông có máu dê. Cà tím giống dái con dê (đực!) nên gọi là cà dái dê. Đánh số đề, nếu thấy con dê trong giấc mơ hay ngoài đời thì đánh số 35 thường “rất” trật lất. Con số 35 phát nguồn từ các sòng bài Kim Chung và Đại Thế Giới ở Sài Gòn (sau nầy là “khu dân sinh”) của tướng cướp Bảy Viễn thời Pháp thuộc. Giới nhà nghèo thường vô đó đánh bạc với hi vọng đổi đời.
Họ không biết chữ nên dưới mỗi con số có hình vẽ một con vật tượng trưng để tiện đặt tiền. Ví dụ số 1 mang hình con cọp, số 2 hình con trâu, số 3 hình con chuột... và số 35 mang hình con dê. Người chơi cứ theo hình đó mà mua một con số. Nhà cái xổ ra con (số) gì mà mình có thì cứ việc lượm tiền. Dê nhà thả đi rong ít lâu sau sẽ thành dê núi, dê rừng. (Các ông cũng vậy, thả ra khỏi nhà là đi hoang, thấy gái là thả dê, hết tiền mới mò về!) Giống dê được thuần hoá đầu tiên là giống Pasang, phát xuất từ trung Á. Ấn Độ nuôi dê sớm nhất. Vì Ấn Độ có hai tôn giáo chính, Ấn giáo và Hồi giáo. Ấn giáo không ăn thịt bò, Hồi giáo không ăn thịt heo.
Thịt dê được cả hai tôn giáo chiếu cố. Việc nuôi dê phát triển ở Ai Cập, sang châu Âu, châu Á rồi mới đến châu Phi. Dê rất dễ nuôi, ăn bất cứ loại lá nào, ăn cả giấy báo, nhưng lại sợ ăn trên các cánh đồng có phân bón. Tại các đảo ngoài khơi miền nam California, như đảo Santa Rosa, Santa Cruz, San Clemente... là những nơi nghiên cứu các loại vũ khí bí mật, dê thường được thả chung quanh các căn cứ để chúng ăn cây cỏ cho quang đãng. Các thành phố Upland, Fontana, khi cỏ và cây dại mọc nhiều quá, người ta chở dê đến quanh các hồ nước, thả ra để dê ăn bớt. Nuôi dê để lấy thịt và lấy sữa. Nuôi để lấy lông, dệt len thì có giống Angora và Cashmere (nuôi ở Cashmere, Ấn Độ). Ở châu Phi, người ta vắt sữa hai lần trong ngày, nếu vắt trễ, căng sữa, dê về nhà chủ, gõ chân vào cửa nhắc nhở. Cho ăn no, dê có thể cho một lít sữa mỗi ngày. Ở Ai Cập, phụ nữ dắt dê đi bán sữa. Ai mua. Vắt sữa ngay vào bình. Trước 1975, quanh chợ Bến Thành, trên các đường phố chính như Nguyễn Huệ, Tự Do... các tiệm vải đều do các anh Bảy Chà gốc Bombay hay Calcutta làm chủ. Ngoài mấy tiệm vải họ còn hành nghề cho vay cắt cổ (chà Sét ty), và nuôi dê lấy sữa. Các anh Bảy Chà nầy thường giao sữa dê vào buổi sáng. Họ dùng xe mobylette chở từng bao bố lớn, có túi chứa các chai thuỷ tinh đựng sữa dê. Họ đến giao sữa từng nhà, dĩ nhiên nhà của mấy chú Bảy Chà giàu có, sang trọng, không thích uống sữa bò. Mấy con dê già, chú Bảy làm thịt, chế biến thành cà ry dê, ngon nhưng cay toát mồ hôi. Người ta nuôi dê ở các vùng đất cằn cỗi, gần núi. Dê leo núi rất giỏi. Ở châu Âu, vùng núi, người ta thả dê suốt mùa ấm, thỉnh thoảng có người đến cho ăn muối. Đến mùa đông, lùa vào chuồng. Dê thích đánh nhau (húc sừng. Dê cỏn buồn sừng húc dậu thưa) có khi đến nửa giờ. Dê rất mau lớn, 6 tháng tuổi có thể cho 30 Lbs thịt ròng. Thịt dê chiếm 5,7% sản lượng thịt trên toàn thế giới. Tiểu bang Texas nuôi khoảng nửa triệu dê để lấy thịt. Luật ở đó cho phép thịt dê được ghi là thịt cừu (lamb hay mutton) ngoài bao bì. Người Việt mình thường nói “Treo đầu dê bán thịt chó”' là trường hợp nầy (Nhưng hiện nay ở Việt Nam, thịt chó mắc hơn thịt heo, thịt bò. Mấy tên cẩu tặc chỉ xách xe chạy một vòng, bắt trộm mấy chú cẩu về bán cho các quán nhậu thịt chó là có trong túi cả triệu bạc VN). Thời Xuân Thu, Chiến Quôc bên Tàu, vua chúa đãi nhau bằng tiệc “Thất lao” gồm bảy món thịt, trong đó có thịt dê.
Ở Việt Nam xưa, người ta cầu thần linh bằng lễ “Tam sanh” gồm thịt trâu (hay bò) heo và dê. Mấy quan chức đảng và nhà nước ta, tham nhũng các dự án, giàu nứt trứng, đem tiền của ra nước ngoài cất giấu, sắm nhà, xe, chơi gái, cá độ... đến khi đổ bể thì cho vài thằng đàn em ra lãnh đủ, và gọi chúng là “dê tế thần”. Dê có mùi hôi, nghe nói trước khi làm thịt, người ta cho dê uống rượu cho say rồi đánh dê cho nó kêu la, đến khi nào nó toát hết mồ hôi mới làm thịt.
Thật tàn nhẫn. Người ta thường bảo “dê kêu” ý nói, có kêu bao nhiêu cũng chẳng ai quan tâm, như con dê kêu la thảm thiết trước khi bị làm thịt. Có người bảo, làm thịt dê xong, ngâm thịt trong nước mía thì bớt hôi. Người Âu Mỹ thường đốt cái hạch chứa mùi hôi chỗ sừng dê, ít lâu sau mới làm thịt thì không bị hôi nữa. “Nghiên cứu” con dê theo sách vở, đọc chán lắm!
Nên tôi linh tinh chuyện “dê gái”, đọc vui hơn. Dê đực, khi “bức xúc”' thường cúi đầu về phía sau và đái lên đầu. Nước đái dê hôi kinh khủng cộng với mùi của hai cái hạch nằm sau cặp sừng khiến mùi hôi càng nồng nàn (giống mấy ông xức nước hoa) Thế là các nàng dê, từ nơi xa, ngửi thấy mùi đó, thèm đến phát điên, chạy tìm cho ra chàng để nạp mạng. Tôi xem TV. băng tần “Đời sống hoang dã” thấy mấy chị sư tử, báo (beo), hổ (cọp) hễ động cỡn thì cứ việc đến nằm trước chàng (con đực) và chờ. Nếu con đực không thích chuyện đó, bỏ đi thì chị ta đi theo, lại nằm trước mũi và chờ. (Gái không chồng chạy ngược chạy xuôi!) Để “khỏi phụ lòng em” con đực miễn cưỡng trả bài! (Giống mấy ông làm home work) Nhưng vừa xong việc là nàng quay lại táp chàng một phát khiến chàng nhảy đựng lên, bỏ chạy. Mấy ông “dân chơi cầu Bến Nọc”. ra đường, thấy con dê đực thì vòng tay cúi đầu, kêu lên “Xi phu!” (sư phu!)”..
Các bợm nhậu thường thích ăn món, ngầu bín (cu con dê), “ngọc duơng”+ (dái dê) để lên gân, khỏi bị mụ vợ già và các “bò nhí” (bồ trẻ) chê “Làm như gà “ (chưa nóng bụng đã tụt xuống!). Trong lúc chờ món thịt dê đem lên, các ông kháo nhau “Con dê đực đầu đàn là sư tổ chuyện đó. Mỗi buổi sáng, mở chuồng dê ra, làm gì con dê đực đầu đàn cũng ra trước, đứng ở cửa chuồng. Chị dê cái nào đi ngang qua cũng phải đứng lại cho “chàng”` xơi một phát. Trong chuồng có trăm chị cái thì chàng xơi đủ trăm chị. Làm liên tục như vậy chỉ trong một buổi sáng! Thật đáng tôn vinh làm tổ sư Bồ Đề. Nếu ai hỏi “Ông có thấy chuyện đó chưa, thì làm gì ông ta cũng vỗ ngực “Chính mắt tôi thấy rõ ràng”. Nhiều ông tự xưng là “học giả” cũng khẳng định như thế. Sự thực như thế nào? Xin nghe ông “Tô Vũ đời nay” kể. Năm 1975, ông Nguyễn Mạnh, đảng viên Quốc Dân đảng, quận bộ Phú Vang, tỉnh Thừa thiên, bị Việt Cộng bắt đi tù cải tạo tại trại tù Bình Điền, Thừa Thiên. Ông ta được giao quản lý 84 con dê gồm 6 con dê đực, 40 con dê cái và 38 con dê con. Ông ta kể rằng. Buổi sáng, mở cổng chuồng, con dê đực đầu đàn ra đứng trước cửa chuồng đón chào bầy dê đi ra, miệng kêu “Bê hê!’ (dịch sang tiếng Anh là “Good morning!”). Bầy dê đi ra, con dê đầu đàn chỉ chận những con cái lại và “ngửi ” dưới đuôi con dê cái (xin nhắc lại. Chỉ ngửi thôi) rồi cho đi. Chỉ con dê cái cuối cùng mới được chàng “lâm hạnh” trong 8 phút. Xong xuôi chàng lại kêu “Hê he!”, (dịch sang tiếng Anh là “Good bye!”). Tưởng gì!? Tôi, “Đại văn hào” chuyên viết chuyện “tầm bậy tầm ba”., cũng dư sức làm chuyện đó (nhưng không phải với những con ………………….
Chuyện Tô Vũ chăn dê thì ai cũng biết nên xin tóm tắt như sau. Đời Hán Vũ Đế bên Tàu có rợ Hồ phương bắc thường xâm nhập trung nguyên (nội địa) đánh phá, cướp bóc, vua Hán bèn đem cống nàng Chiêu Quân cho vua Hồ làm thiếp. Tháp tùng có “đại sứ đặc mệnh toàn quyền Tô Vũ. Không hiểu ông ta phát ngôn bừa bãi sao đó mà bị Hồ vương cho đi cải tạo ở ngoài quan ngoại (sa mạc Gô Bi) với đàn dê hàng mấy trăm con. Một lần, vào mùa đông, Tô Vũ trốn trại. Đi lang thang mãi mà không biết mình đang ở đâu, lại đói lạnh nên ngất xỉu. Tỉnh dậy, thấy một con khỉ cái đang đốt lửa sưởi cho mình còn nấu cháo cho ăn. Tô Vũ “bèn kết duyên cùng nàng”, sinh được hai con. Sau hơn ba “lịnh” (mỗi lịnh ba năm tù), Tô Vũ học tập tốt, lao động tốt, yên tâm cải tạo, trở thành công dân chân chính... nên được tha về trung nguyên (nội địa nước Tàu). Chuyện chỉ có thế mà sử sách Tàu truyền tụng đến bây giờ.
Ở Việt Nam ta, trước 1975, tờ báo Sài Gòn Mới có phóng sự “người lấy khỉ ở trong rừng Cà Mau. Báo bán chạy như tôm tươi, bà chủ báo (BT) hốt bạc. Bị các báo khác (bán ế) ganh ghét xúm nhau đả kích, rêu rao rằng “Bà chủ báo lấy khỉ chứ người làm sao lấy khỉ, sinh con, ai mà tin được? Chuyện Tô Vũ thì tin?! Hoá ra, người Tàu là sư tổ phịa chuyện, mà chuyện nào cũng khiến người ta say mê, tin là thật, nên tôi xin kết thúc bằng những chuyện vui vừa xảy ra cách nay khoảng... chục năm. Xin tóm tắt như sau.
Dê Khiêu Dâm.
Dưới chân dãy Hi Mã Lạp Sơn, có mấy bà vác đơn kiện mấy con dê trong làng về tội khiêu dâm. Nguyên nhân là mấy cô gái vị thành niên đi chăn dê, thấy mấy con dê làm chuyện người lớn, thèm quá bèn cho mấy thằng cà chớn “muốn làm gì thì ... cứ thoải mái”. Kết quả các cô sình bụng (có chửa). Các bà yêu cầu không được nuôi dê, nếu nuôi phải thiến các con dê đực. Nhưng nuôi dê là nguồn sống của dân làng. Họ cần sữa dê, thịt dê. Quan toà không biết giải quyết ra sao đành khuyên các gia đình nuôi dê đừng cho mấy đứa con gái đi chăn dê nữa.
Giết Dê.
Ở Bangladesh, một bà già vác đơn kiện ông chồng già, đòi ly dị và bồi thường vì đã giết “thân nhân” của bà ta là một con dê đực. Bà ta rất yêu quí con dê đó, suốt ngày tắm rửa cho nó, ăn chung với nó, tối ngủ chung phòng với vợ chồng bà. Ông chồng bực mình, giết con dê của vợ. Sau khi làm một đám tang long trọng và đẫm nước mắt, bà ta đưa ông chồng ra toà. Ông chồng thưa với toà rằng, bà vợ chỉ chăm sóc cho con dê mà không thèm để mắt tới chồng dù chồng bịnh hoạn, ốm yếu. Bà ta còn âu yếm gọi con dê là “Chàng trai yêu quí của em”. Toà bèn bác đơn của bà ta, chỉ phạt ông chồng một ngày quét dọn nhà thờ và phải rửa tội.
Giết Dê Để Hưởng Quyền Thừa Kế.
Một con dê được một người chủ giàu có cho thừa kế tài sản vì con trai của ông ta lười biếng và nghiện rượu. Sau khi cha chết, người con giết con dê để lấy tài sản. Nhà chức trách đưa anh ta ra toà vì tội giết dê. Toà bỏ tù anh ta nhưng không nghe nói gì về tài sản.
Treo Đầu Dê Bán Ma Tuý.
Một ông cảnh sát Mỹ, nhà gần biên giới với Mexico, đưa vợ đi ăn thịt dê ở một tiệm ăn của người Mỹ gốc Mexico. Ông ta biết tiếng Tây Ban Nha nên nghe lóm chuyện của hai anh bồi bàn nói tiếng Mễ. Hai cậu nói rằng. Chủ tiệm ăn bắt những người làm thịt dê phải để cái bao tử lại cho chủ. Thông thường, lục phủ ngũ tạng của dê đều vất bỏ. Ông ta sinh nghi. Thế là cảnh sát theo dõi. Hoá ra những con dê chở từ Mexico qua Mỹ đều bị mổ bụng, độn ma tuý vào bao tử trước khi đưa qua biên giới. Chủ tiệm ăn là tay buôn lậu ma tuý.
Hết!
Hết!
04 November 2015
Tin ngắn VN đáng chú ý
Tù nhân bị đánh chết trong nhà tù ở Hà Nội và luật sư của nạn nhân bị hành hung ngoài đường phố.
Theo thông báo của Bộ Công an, vào ngày 5.8, anh Đỗ Đăng Dư (17 tuổi, trú xã Đông Phương Yên, H.Chương Mỹ, Hà Nội) can tội trộm tài sản đã bị bắt giam tại nhà tù ở Hà Nội và sau đó bị những can phạm ở cùng buồng giam đánh chết.
Đại diện quyền lợi gia đình Đỗ Đăng Dư có hai luật sư Trần Thu Nam và Lê Văn Luân. Theo báo chí ở VN và hải ngoại thì sau khi hai luật sư này làm việc với mẹ nạn nhân và vừa ra khỏi nhà bà thì bị côn đồ hành hung gây thương tích ở đường phố Hà Nội.
Luật sư Luân kể lại: “Khoảng hơn 2 giờ chiều nay, sau khi làm việc xong, rời khỏi nhà bà Mai khoảng 100 mét thì chúng tôi bị một số thanh niên đi xe máy chặn đầu ô tô, rồi mở cửa xe đánh chúng tôi. Họ có khoảng 8 người, 5 người tập trung đánh tôi, 3 người đánh anh Nam". (TTR tóm lược)
Đại diện quyền lợi gia đình Đỗ Đăng Dư có hai luật sư Trần Thu Nam và Lê Văn Luân. Theo báo chí ở VN và hải ngoại thì sau khi hai luật sư này làm việc với mẹ nạn nhân và vừa ra khỏi nhà bà thì bị côn đồ hành hung gây thương tích ở đường phố Hà Nội.
Luật sư Luân kể lại: “Khoảng hơn 2 giờ chiều nay, sau khi làm việc xong, rời khỏi nhà bà Mai khoảng 100 mét thì chúng tôi bị một số thanh niên đi xe máy chặn đầu ô tô, rồi mở cửa xe đánh chúng tôi. Họ có khoảng 8 người, 5 người tập trung đánh tôi, 3 người đánh anh Nam". (TTR tóm lược)
Hai luật sư Nam (bên phải) và Luân sau khi bị hành hung______________________
Lời bàn của Tam Sao Cốc Tử:
Côn đồ đánh chết nhau trong nhà tù là chuyện có thể. Côn đồ xúm nhau đánh người ngoài đường phố như cơm bữa là hình ảnh một xã hội thời loạn. Nếu côn đồ là công an đội lốt hay được chính quyền nuôi dưỡng thì nhất định chế độ ấy đang trên đà tiêu vong.
Subscribe to:
Posts (Atom)
Tùy bút
H ình như thuở đó có một học sinh nghèo "ngoại đạo" mới vừa 16 tuổi, quê mùa nhút nhát, đang nuôi dưỡng một tình "yêu-hoa-cúc...
-
Đỗ Trung, tác giả bài viết chính là phu nhân của Đồng môn Huynh trưởng Nguyễn Đắc Điều, ĐS Khoá 6, Học viện QGHC Sài Gòn ** Đỗ Trung Dung V...
-
TTR: Dưới đầu đề trên, tác giả Nguyễn Đắc Điều, một viên chức hành chánh kỳ cựu của VNCH, kể về những chặng ngược xuôi trên con đường thi h...
-
Đỗ Tiến Đức Sept.,5-2022 Rock Springs-Wyoming Hôm nay chúng ta đến đây để tiễn đưa một người bạn mà chúng ta yêu mến rời bỏ chúng ta về miền...