Về Với Xuân
(Welcome Home)
Oil on canvas
20x30 inch (51x76cm)
by A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh
**
**
Vài hàng về bức tranh
Nói là "Về Với Xuân" cho nó thơ mộng một chút chứ thật ra ngỗng về với nắng ấm. Ngỗng Canada - Canada Geese - đa số di xuống phía nam để tránh cái lạnh khắc nghiệt của mùa đông từ bắc cực tràn xuống bắt đầu vào cuối tháng 11 và đầu tháng 12. Khi nắng ấm theo mùa xuân trở về thì cũng là lúc loài chim này về lại Canada. Tuy thực phẩm chính của ngỗng Canada là cỏ và hạt nhưng chúng thích sống ở những vùng ven bờ nước là vì những giải nước trống trải là nơi an ninh nhất, tránh xa được những thú dữ đặc biệt về đêm. Ngày kiếm ăn trên các cánh đồng, đêm về đáp xuống mặt hồ ngủ nghỉ. Cũng xin nhắc lại Canada là xứ có nhiều hồ ao rộng lớn và có trữ lượng nước ngọt lớn nhất thế giới.
Hồ đầm ở Canada chia ra hai loại chính đối với người bình thường: Một loại - thường ở những vùng núi non - bao quanh là những cây evergreen, hồ sâu, nước trong xanh nhưng nguồn bổ dưỡng nghèo nàn. Loại thứ hai, ở vùng đồng bằng, thường nông hơn, có khi nước cao thấp theo mùa, đôi khi chỉ ngập nước vào mùa xuân khi tuyết tan. Chung quanh hồ là những đám lau sậy mà bên dưới là những tầng bùn đất màu đen, do cây cối rữa mục tạo ra. Hồ đầm loại này là nơi có sinh thái phong phú và là nguồn cung cấp thức ăn dồi dào cho chim muông.
Cùng với những loài chim khác, ngỗng Canada thích loại hồ thứ hai. Trứng ấp 28 ngày giữa đám lau sậy, trứng nở, mẹ ngỗng dắt ngay đàn con xuống hồ cho chắc ăn. Ngỗng sống có cặp, mẹ ngỗng dẫn đàn con đi đầu tìm thức ăn, ngỗng cha đi sau để bảo vệ mẹ con: Phân công chắc ăn như bắp!
Nhìn kỹ thêm chút nữa, khách vãng cảnh sẽ nhận ra một chú sếu, thường là Blue heron, im lặng, quay lưng vào đám lau, mắt liếc nhìn xung quang, chăm chú theo dõi động tĩnh dưới mặt nước...
Cảnh trí hoang dã mà đẹp! cô liêu mà an bình!
A.C.La
Hồ đầm ở Canada chia ra hai loại chính đối với người bình thường: Một loại - thường ở những vùng núi non - bao quanh là những cây evergreen, hồ sâu, nước trong xanh nhưng nguồn bổ dưỡng nghèo nàn. Loại thứ hai, ở vùng đồng bằng, thường nông hơn, có khi nước cao thấp theo mùa, đôi khi chỉ ngập nước vào mùa xuân khi tuyết tan. Chung quanh hồ là những đám lau sậy mà bên dưới là những tầng bùn đất màu đen, do cây cối rữa mục tạo ra. Hồ đầm loại này là nơi có sinh thái phong phú và là nguồn cung cấp thức ăn dồi dào cho chim muông.
Cùng với những loài chim khác, ngỗng Canada thích loại hồ thứ hai. Trứng ấp 28 ngày giữa đám lau sậy, trứng nở, mẹ ngỗng dắt ngay đàn con xuống hồ cho chắc ăn. Ngỗng sống có cặp, mẹ ngỗng dẫn đàn con đi đầu tìm thức ăn, ngỗng cha đi sau để bảo vệ mẹ con: Phân công chắc ăn như bắp!
Nhìn kỹ thêm chút nữa, khách vãng cảnh sẽ nhận ra một chú sếu, thường là Blue heron, im lặng, quay lưng vào đám lau, mắt liếc nhìn xung quang, chăm chú theo dõi động tĩnh dưới mặt nước...
Cảnh trí hoang dã mà đẹp! cô liêu mà an bình!
A.C.La
BẠN VĨNH ƠI; CON GOOSE CHUẨN BỊ ĐÁP XUỐNG HỒ MÀ MẶT NƯỚC YÊN TỊNH, KHÔNG DAO ĐỘNG GÌ CẢ LÀ KHÔNG THỂ NÀO !!! CON GOOSE KHÁC TỪ XA CŨNG ĐANG BAY ĐẾN ĐỂ CÙNG ĐÁP CÓ ĐÚNG KHÔNG ??? CẬU ĐIỀU CHỈNH CÓ GIÓ, CÓ GỢN SÓNG KHI ĐÁP MỚI SỐNG ĐỘNG CHỨ !!! BYE! LHXƯA
ReplyDelete