Nếu như Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình luôn nhắc đến lý tưởng Giấc mơ Trung Hoa, thì việc bà Hillary Clinton đắc cử Tổng thống Mỹ nhiều khả năng sẽ tạo ra một cơn ác mộng.
Cư dân mạng "dậy sóng"
Hôm 12/4 vừa qua, chỉ vài giờ sau khi cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton chính thức tuyên bố sẽ tranh cử vị trí Tổng thống nhiệm kì tới, cư dân mạng Trung Quốc đã có những phản ứng dữ dội trước sự kiện này, theo tổng hợp của trang Foreign Policy (Mỹ).
Sau khi kênh truyền hình trung ương CCTV đăng tải thông tin về tuyên bố của bà Clinton, "comment" nhận được nhiều "like" nhất ví von cựu Đệ nhất phu nhân với hình ảnh không mấy thân thiện, đồng thời cho rằng việc bà đắc cử sẽ khiến "quan hệ Mỹ-Trung xấu đi trông thấy".
Những comment "lịch sự" hơn tập trung vào phân tích mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Một người dùng trên Weibo bày tỏ quan ngại rằng bà Clinton sẽ kết thân với Nhật Bản, kình địch của Trung Quốc, và gây bất lợi cho Bắc Kinh trong tranh chấp tại biển Hoa Đông.
Ngoài ra, người này cũng nhận định bà Clinton trong cương vị Tổng thống sẽ gây bất ổn cho Biển Đông, nơi Trung Quốc và Mỹ đang tranh giành ảnh hưởng.
Thậm chí, một người khác còn đi xa hơn, dự đoán rằng "Thế chiến thứ Ba sẽ không còn xa nữa" nếu cựu Ngoại trưởng Mỹ đắc cử.
Giới nghiên cứu cũng đứng ngồi không yên
Tháng 6 năm ngoái, cũng trong một bài viết trên Foreign Policy, nhà báo Isaac Stone Fish từng nhận định, Hillary Clinton trên tư cách Ngoại trưởng đã gây nhiều khó dễ, thì Hillary Clinton-bà chủ Nhà Trắng thậm chí sẽ là một cơn "ác mộng" với giới chức Trung Quốc.Theo ông, người Trung Quốc cho rằng bà Clinton mang theo quan điểm "chống Trung Quốc" trong các chính sách đối ngoại của mình khi còn giữ chức Ngoại trưởng, trong đó nổi bật nhất là chiến lược "xoay trục sang châu Á" do chính bà khởi xướng năm 2011.
Chính sách này, trong mắt người dân cũng như giới cầm quyền Trung Quốc, là một biện pháp công khai tranh giành ảnh hưởng với nước này tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ.
Nay, tuy bà Clinton không còn giữ chức vụ Ngoại trưởng, Bắc Kinh vẫn coi sự hiện diện về mặt quân sự của Mỹ trong khu vực hiện nay là hệ quả của những chính sách do cựu Đệ nhất phu nhân Mỹ áp đặt khi còn tại vị.
Thậm chí, vào năm 2013, sau khi bà Clinton rời bộ Ngoại giao Mỹ, Thời báo Hoàn Cầu còn đăng tải một bài phân tích tổng kết 5 năm đảm đương nhiệm vụ cánh tay phải của Tổng thống Obama trên trường quốc tế. Bài này kết luận:
Theo ông Fish, chiếu theo những gì truyền thông cũng như mạng xã hội Trung Quốc đăng tải, quan điểm tiêu cực của người dân nước này về Hillary Clinton vẫn không hề thay đổi so với lúc bấy giờ.
Không biết đối phó với... đàn bà?
Bên cạnh ác cảm xuất phát từ cái "trục", bà Clinton dường như còn gây khó dễ cho giới chức Trung Quốc trên phương diện... giới tính.
Trong bài phân tích năm ngoái của mình, ông Fish dẫn lời bà Kelley Currie, cố vấn cao cấp thuộc Viện Dự án 2049 của Mỹ, người từng có thời gian dài công tác với chính phủ Trung Quốc. Bà Currie cho rằng nữ chính trị gia là đối tượng mà các VIP người Hoa "không quen đối phó".
Bà Currie cũng chỉ ra rằng, kể từ thời Mao Trạch Đông, Trung Quốc chưa bao giờ bổ nhiệm bất kì một người phụ nữ nào vào Ủy ban Thường vụ bộ Chính trị, bộ máy quyền lực của đảng Cộng sản nước này.
Chưa thể tìm ra cách đối phó với một chính trị gia không ngại cứng rắn với mình, do vậy nếu cái tên Hillary Clinton xuất hiện bên cạnh dòng chữ "Tổng thống Mỹ" vào tháng 11/2016 tới đây, khả năng "Giấc mơ Trung Hoa" biến thành "ác mộng" không phải là không có cơ sở.
(Theo Đại Lộ)
___________________Cư dân mạng "dậy sóng"
Hôm 12/4 vừa qua, chỉ vài giờ sau khi cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton chính thức tuyên bố sẽ tranh cử vị trí Tổng thống nhiệm kì tới, cư dân mạng Trung Quốc đã có những phản ứng dữ dội trước sự kiện này, theo tổng hợp của trang Foreign Policy (Mỹ).
Sau khi kênh truyền hình trung ương CCTV đăng tải thông tin về tuyên bố của bà Clinton, "comment" nhận được nhiều "like" nhất ví von cựu Đệ nhất phu nhân với hình ảnh không mấy thân thiện, đồng thời cho rằng việc bà đắc cử sẽ khiến "quan hệ Mỹ-Trung xấu đi trông thấy".
Những comment "lịch sự" hơn tập trung vào phân tích mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Một người dùng trên Weibo bày tỏ quan ngại rằng bà Clinton sẽ kết thân với Nhật Bản, kình địch của Trung Quốc, và gây bất lợi cho Bắc Kinh trong tranh chấp tại biển Hoa Đông.
Ngoài ra, người này cũng nhận định bà Clinton trong cương vị Tổng thống sẽ gây bất ổn cho Biển Đông, nơi Trung Quốc và Mỹ đang tranh giành ảnh hưởng.
Thậm chí, một người khác còn đi xa hơn, dự đoán rằng "Thế chiến thứ Ba sẽ không còn xa nữa" nếu cựu Ngoại trưởng Mỹ đắc cử.
Giới nghiên cứu cũng đứng ngồi không yên
Tháng 6 năm ngoái, cũng trong một bài viết trên Foreign Policy, nhà báo Isaac Stone Fish từng nhận định, Hillary Clinton trên tư cách Ngoại trưởng đã gây nhiều khó dễ, thì Hillary Clinton-bà chủ Nhà Trắng thậm chí sẽ là một cơn "ác mộng" với giới chức Trung Quốc.Theo ông, người Trung Quốc cho rằng bà Clinton mang theo quan điểm "chống Trung Quốc" trong các chính sách đối ngoại của mình khi còn giữ chức Ngoại trưởng, trong đó nổi bật nhất là chiến lược "xoay trục sang châu Á" do chính bà khởi xướng năm 2011.
Chính sách này, trong mắt người dân cũng như giới cầm quyền Trung Quốc, là một biện pháp công khai tranh giành ảnh hưởng với nước này tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ.
Nay, tuy bà Clinton không còn giữ chức vụ Ngoại trưởng, Bắc Kinh vẫn coi sự hiện diện về mặt quân sự của Mỹ trong khu vực hiện nay là hệ quả của những chính sách do cựu Đệ nhất phu nhân Mỹ áp đặt khi còn tại vị.
Thậm chí, vào năm 2013, sau khi bà Clinton rời bộ Ngoại giao Mỹ, Thời báo Hoàn Cầu còn đăng tải một bài phân tích tổng kết 5 năm đảm đương nhiệm vụ cánh tay phải của Tổng thống Obama trên trường quốc tế. Bài này kết luận:
Theo ông Fish, chiếu theo những gì truyền thông cũng như mạng xã hội Trung Quốc đăng tải, quan điểm tiêu cực của người dân nước này về Hillary Clinton vẫn không hề thay đổi so với lúc bấy giờ.
Không biết đối phó với... đàn bà?
Bên cạnh ác cảm xuất phát từ cái "trục", bà Clinton dường như còn gây khó dễ cho giới chức Trung Quốc trên phương diện... giới tính.
Trong bài phân tích năm ngoái của mình, ông Fish dẫn lời bà Kelley Currie, cố vấn cao cấp thuộc Viện Dự án 2049 của Mỹ, người từng có thời gian dài công tác với chính phủ Trung Quốc. Bà Currie cho rằng nữ chính trị gia là đối tượng mà các VIP người Hoa "không quen đối phó".
Bà Currie cũng chỉ ra rằng, kể từ thời Mao Trạch Đông, Trung Quốc chưa bao giờ bổ nhiệm bất kì một người phụ nữ nào vào Ủy ban Thường vụ bộ Chính trị, bộ máy quyền lực của đảng Cộng sản nước này.
Chưa thể tìm ra cách đối phó với một chính trị gia không ngại cứng rắn với mình, do vậy nếu cái tên Hillary Clinton xuất hiện bên cạnh dòng chữ "Tổng thống Mỹ" vào tháng 11/2016 tới đây, khả năng "Giấc mơ Trung Hoa" biến thành "ác mộng" không phải là không có cơ sở.
(Theo Đại Lộ)
Bắc Kinh nhắc khéo bà Clinton không nên chỉ trích Trung Quốc
Hai tờ báo Hoa Lục là Nhân dân Nhật báo và Global Times vừa đăng những bài xã luận thể hiện quan điểm của chính phủ Hoa Lục, là bà Clinton không nên chỉ trích Trung Quốc trong chiến dịch tranh cử Tổng thống của mình.
...........Bài báo, đã xoáy sâu vào cuốn sách bán chạy của bà Clinton vào năm 2014 là Hard Choices (lựa chọn khó khăn), trong đó bà Clinton kêu gọi các nước trong khu vực châu Á hãy đoàn kết tạo thành một liên minh chống Trung Quốc và bà cũng chỉ trích sự kiểm duyệt thông tin Internet tại Trung Quốc. Cuốn sách cũng đề cập đến cuộc đối đầu của bà Clinton với cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào xung quanh chủ đề về nhà sư Tây tạng lưu vong Đạt-lai Lạt-ma.
Bà Clinton từng gây tức giận đối với Hoa Lục khi bà sang thăm Việt Nam và năm 2010, bà cho rằng Mỹ có lợi ích quốc gia trong việc duy trì hàng hải ở Biển Đông mà Hoa Lục ngang nhiên tự tuyên bố là chủ quyền lãnh hải không thể chối cãi của mình.
Hai tờ báo Hoa Lục còn dọa rằng nếu bà Clinton tiếp tục cứng rắn với họ, phía Hoa Lục có thể công khai những khoản tài chính mập mờ mà vợ chồng bà đang sở hữu để thực hiện chiến dịch tranh cử.
Cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ John Tkacik cho biết rằng ông nghĩ lo lắng của Hoa Lục có phần đúng khi nói về bà Clinton.
Ông nnói: "Tôi không phải là một người hâm mộ lớn của bà Clinton nhưng tôi phải thừa nhận bà là ứng cử viên sáng giá nhất hiện nay. Đó là một nghịch lý khi mà cả hai ứng cử viên của Đảng Dân chủ đều gây ra sự hoài nghi cho Trung Quốc: Bà Clinton và Thượng nghị sĩ Jim Webb".
Thiên Hà (theo free Beacon)
...........Bài báo, đã xoáy sâu vào cuốn sách bán chạy của bà Clinton vào năm 2014 là Hard Choices (lựa chọn khó khăn), trong đó bà Clinton kêu gọi các nước trong khu vực châu Á hãy đoàn kết tạo thành một liên minh chống Trung Quốc và bà cũng chỉ trích sự kiểm duyệt thông tin Internet tại Trung Quốc. Cuốn sách cũng đề cập đến cuộc đối đầu của bà Clinton với cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào xung quanh chủ đề về nhà sư Tây tạng lưu vong Đạt-lai Lạt-ma.
Bà Clinton từng gây tức giận đối với Hoa Lục khi bà sang thăm Việt Nam và năm 2010, bà cho rằng Mỹ có lợi ích quốc gia trong việc duy trì hàng hải ở Biển Đông mà Hoa Lục ngang nhiên tự tuyên bố là chủ quyền lãnh hải không thể chối cãi của mình.
Hai tờ báo Hoa Lục còn dọa rằng nếu bà Clinton tiếp tục cứng rắn với họ, phía Hoa Lục có thể công khai những khoản tài chính mập mờ mà vợ chồng bà đang sở hữu để thực hiện chiến dịch tranh cử.
Cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ John Tkacik cho biết rằng ông nghĩ lo lắng của Hoa Lục có phần đúng khi nói về bà Clinton.
Ông nnói: "Tôi không phải là một người hâm mộ lớn của bà Clinton nhưng tôi phải thừa nhận bà là ứng cử viên sáng giá nhất hiện nay. Đó là một nghịch lý khi mà cả hai ứng cử viên của Đảng Dân chủ đều gây ra sự hoài nghi cho Trung Quốc: Bà Clinton và Thượng nghị sĩ Jim Webb".
Thiên Hà (theo free Beacon)
No comments:
Post a Comment