05 May 2015

Những Vấn Nạn và Nghịch Lý 40 Năm Kinh Tế Việt Nam

Nguyễn Bá Lộc

Cộng sản VN cưởng chiếm miền Nam và dựng lên chánh quyền CS trên toàn quốc nay đã 40 năm.

Nhưng đảng và chánh quyền CS chẳng những không đáp lại được mong ước chánh đáng của toàn dân đã chịu đựng quá nhiều mất mát trong quá khứ, mà CSVN còn tạo ra nhiều đau khổ hơn về đời sống kinh tế và nhiều xáo trộn xã hội từ những hậu quả kinh tế.

Cho tới nay , kinh tế XHCN của VN còn tồn tại nhiều vấn nạn nghiêm trọng và khó có thể cất cánh được. Mặc dù bề ngoài và trên một vài mặt , nó có một số tiến bộ. Nhưng rất nhỏ nhoi so với những tiêu cực quá lớn đã và sẽ không vượt qua nỗi, vì nguyên nhân chánh yếu bắt nguồn từ bản chất chế độ.

I.VỀ MÔT SỐ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Trong 10 năm đầu sau khi hiếm miền Nam, nền kinh tế suy sụp , chìm tới đáy vực. Từ 1986 nhờ “đổi mới kinh tế”, VN đạt được một số phát triển trên  một số mặt. Những  sự kiện kinh tế đó chỉ có tánh cách bề ngoài, không bền vững, có mưu tính sai trái và bất công. Tôi xin tóm tắt và phân tích một số tiến bộ đó.

1-Về tỷ suất phát triển và tổng sản lượng quốc gia

Từ khi thay đổi mô hình kinh tế (1986) tỷ suất phát triển có đạt con số khá theo báo cáo của VN, trong khoảng 8-8.5%. Nhưng cũng chỉ trong 8 năm từ 2001-2008. Còn các năm khác , trước 2001 và sau 2008, chỉ đạt 4.5-5.5%, đó là tỷ suất thấp so với các nước đang phát triển. Ví dụ: 2012 có 5.4%, 2013: 5.2%, 2014: 6%. Thực sự năm rồi kinh tế vẫn rất yếu , nhưng vì năm tới là đại hội đảng , các lảnh đạo đang “cải sửa” để tranh giành quyền lực.

Tổng sản lượng quốc gia (GDP) và lợi tức đầu người (Income/capita) có tăng. Từ 180 US$/ người vào năm 1985 lên $620 (2001) và khoảng 2000 US năm 2013  (theo Báo cáo của Ngân hàng thế giới). Năm 2005  Nhựt hơn VN 62 lần, Đại Hàn hơn 25 lần, Đài Loan hơn 25 lần (Ngân hàng thế giới). Gần đây khoảng cách không thu hẹp mà bị bỏ xa hơn nhứt là đối với một số nước như Đại Hàn, Malaysia, Singapore. Trong lịch sử phát triển kinh tế, các nứơc tân hưng, trong 10 năm đầu, cũng đã đạt tỷ lệ 8-10%.

Các con số trên cùng thực tế 40 năm qua nói lên kinh tế VN phát triển yếu kém, có nhiều mâu thuẩn và rất bấp bênh. Một nước như vậy không thể nào “cất cánh” được nói chi đến mơ ước trở thành “rồng con kinh tế”. Trên bình diện thế giới, cho tới bây giờ VN vẫn còn là một nước nghèo trong các nước đang phát triển. Về phương diện thời gian, 40 năm qua là khá lâu so với các nước mới phát triển trước kia chì cần độ 10 - 15 năm đã tạo được cái nền và cái đà khá tốt để tiến tới.

2- Về đầu tư khu vực nhà nước
 
Tại VN đầu tư công, tức là đầu tư do vốn nhà nước gồm đầu tư cho các lảnh vực xây dựng và phát triển không có tính cách kinh doanh, và đầu tư của các quốc doanh.

Đầu tư công gia tăng rất nhanh, nhứt là trong 10 năm nay. Đó là một nghịch lý vì khi chủ trương cho tư doanh lớn lên thì phải giảm bớt đầu tư công nhứt là quốc doanh

Từ 2001 đến 2012 đầu tư công tăng gấp 3.2 lần (mỗi năm trung bình tăng 13.9%). Đây là sự gia tăng rất lớn. Khu vực công áp đảo khu  vực tư doanh. Thứ hai là chánh phủ cần giử mức độ đầu tư công lớn để giữ mức độ phát triển.

Chánh phủ VN không tính đầu tư của quốc doanh nằm trong tổng số đầu tư công. Trong khi đó theo nguyên tắc của cơ quan Liên hiệp quốc thì phải tính chung vào.  Vì vậy năm 2013, Chánh quyền VN cho rằng tỷ lệ đầu tư công chỉ là 60% của GDP (mức tối đa mà VN có thể chấp nhận là 65%, theo Tổng cuộc thống kê), nhưng theo Ngân hàng thế giới là 106%, vượt xa mức độ nguy hiểm (GDP năm 2012 là 150 tỷ mỹ kim).

Trong đầu tư công trên, có một hiểm họa và nghịch lý là sự gia tăng đầu tư cho quốc doanh, đặc biệt là cho các Tập đoàn kinh tế và Tổng công ty từ 2005 trở lại đây. Tăng từ 37.3% năm 1990 lên 60% năm 2012. Trong khi đó quốc doanh chỉ đóng góp có 30-35% số thu ngân sách , mặc dù chiếm giử 70% tài sản cố định xã hội, và chiếm 60% tổng số tín dụng. Chính khu vực quốc doanh có vai trò quan trọng làm cơ cấu kinh tế mất quân bình và không tạo sự kết hợp và hổ tương cần thiết của các khu vực trong phát triển kinh tế.

3- Về đầu tư ngoại quốc (FDI)

Đối với những nước có tronng nước quá yếu kém, thì đầu tư ngoại quốc hết sức cần thiết.

Trong 30 năm qua FDI có gia tăng, nhưng không ổn định. Một số khó khăn lớn còn đó. Các trở ngại cho FDI gồm có:

* Mục tiêu các dự án FDI chú trọng đến đoản kỳ hơn là lợi ích trường kỳ cho đất nước. Ngoài dầu khí phần chánh là gia công may mặc, điện tử, cho các công ty ngoại quốc. Kế là nhà đất, khách sản.

* FDI đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ nền kinh tế, chiếm 70% trị giá hàng xuất cảng, mà trị giá xuất cảng chiếm 70% GDP (theo Tổng cục thống kê VN 2008). Nếu FDI sụt giảm mạnh thì kinh tế bị suy yếu ngay.

*Môi trường đầu tư không tốt: luật lệ rắc rối, nhiều thay đổi, thống kê và chỉ số kinh tế không minh bạch, lạm phát cao, kinh tế không ổn định. VN vẫn bị các cơ quan quốc tế đánh giá thấp, ở hạng khoảng 117 trên 170 nước. (Theo tổ chức quốc tế Heritage).

* Tham nhũng quá khủng khiếp của viên chức cán bộ toàn các cấp chánh quyền. Sau 30 năm từ khi đổi mới, bộ máy chánh quyền chỉ thay đổi vụn vặt về thủ tục hành chánh. Mức độ tham nhũng chẳng những không giảm mà còn tăng. Theo cơ quan chánh thức của CSVN và theo cơ quan quốc tế, các viên chức liên hệ dự án và viện trợ quốc tế tham nhũng khoảng 20-30% tổng tri giá viện trợ. Cho tới nay tổng viện trợ là 50 tỷ mỹ kim.

4. Về xuất nhập cảng. 

Xuất cảng và nhập cảng đều gia tăng từ sau đổi mới.

VN chủ trương đẩy mạnh xuất cảng bằng mọi giá. Các nước mới bắt đầu phát triển cũng theo con đường như vậy. Nhưng qua 10-15 năm khi nền kinh tế đã cất cánh, hầu hết các nước tân hưng đều có chánh sách chọn lọc trong xuất cảng cũng như nhập cảng. Kinh tế VN loạn hoạn yếu đuối mãi cho tới bây giờ. Cho nên hàng xuất cảng cũng là hàng gia công, khoáng sản, dầu thô, gạo, ca phê. Còn nhập cảng thì đủ thứ kể cả nông sản làm cho nông nghiệp lạc hậu bị suy yếu thêm. Một số hàng hóa phục vụ nông nnghiệp và kỹ nghệ đáng lẽ phải cố gắng giảm nhập và sản xuất trong nước, thì gần như không đạt kết quả nào, như phân bón, một số máy móc thô sơ cho nông nghiệp, một số nguyên liệu như tơ sợi, bột giấy… Sau 30-40 năm rồi những cái căn bản đó không thực hiện được thì đến bao giờ. Về nhập cảng với tình trạng kinh tế VN  đáng lý phải hết sức giới hạn nhập hàng tiêu thụ xa xỉ.

Có một điều rất đáng lo ngại là sự lệ thuộc kinh tế Trung quốc (TQ) quá nặng nề. Đặc biệt gia tăng quá nhanh trong vòng 10 năm nay. VN bị lệ thuộc trên mọi mặt. Nhập siêu từ 9 tỷ năm 2012 lên 29 tỷ năm 2014, nhập siêu TQ chiếm 90% tổng nhập siêu của VN.

5-Về viện trợ kinh tế

Viện trợ kinh tế phần lớn dưới dạng ODA. Số tiền viện trợ tăng nhanh trong 10 năm trở lại đây. Tồng cộng đến năm 2008 là 12 tỷ mỹ kim, đến 2012 là 50 tỷ.

Viện trợ kinh tế từ hai nguồn: từ một số quốc gia và từ các cơ quan quốc tế như Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển Á châu, Quĩ tiền tệ quốc tế. Có một số nhược điểm lớn từ viện trợ quốc tế:
-Lạm dụng viện trợ cho nhiều dự án không ưu tiên như đường  xe lửa, cảng
-Hiệu quả xử dụng tiền vay nợ thấp
-Nhiều thế hệ phải trả nợ cho việc xài phung phí và chiếm đoạt bòn rút viện trợ.

II. NHỮNG VẤN NẠN KINH TẾ NGHIÊM TRỌNG TỒN TẠI


Trong 40 năm nền kinh tế VN trải qua những năm suy thoái nhiều hơn là năm có kết quả khá. Với điều kiện kinh tế khách quan VN không thua các nước trong vùng. Nhưng ngày nay VN không thể bắt kịp hay đạt mức độ phát triển gần các nước nầy, dù đã 40 năm đi qua. Sự cách biệt từ 10 lần (TháiLan) đến hơn 20 lần (Nam Han), mà trước 1975 , kinh tế miền Nam bằng hay hơn một số nước nầy.  Càng ngày khoảng cách càng xa hơn. Đó là một trong những nghịch lý.

Vấn nạn của nền kinh tế VN có thể được tập trung và thể hiện trên ba tình trạng: Bất quân bình, Bất ôn định và Bất công.

1.Kinh tế bất quân bình

a. Bất quân bình về cơ cấu kinh tế
Tổng quát có 3 khu vưc trong cơ cấu kinh tế VN. Khu vực dân chúng gồm nông dân và tư thương, Khu vực nhà nước, và khu vực quốc ngoại gồm nhà đầu  tư ngoại quốc và viện trợ. Cá khu vực cần phải có liên kết, tác dụng hổ tương, hòa hợp thì toàn bộ nển kinh tế mới phát triển được.

Ở VN khu vực nhà nước nắm giử 70% tài sản cố định và 60% tín dụng, nhưng chỉ đóng góp 30-35% cho tổng sản lượng quốc gia. Khu vực nhà nước không có hiệu năng và mất mát quá nhiều. Tình trạng nầy không giảm bớt mà còn gia tăng . Nhứt là do sự lỗ lả quá lớn của 12/13 tập đoàn kinh tế và một số tổng công ty. Mỗi tập đoàn bị lỗ từ vài  tỷ mỹ kim. Đó là sự phung phí tiền của dân.
Khu vực quốc doanh có quá nhiều ưu tiên, nên khu vực tư doanh thiếu phương tiện và điều kiện để phát triển mà tư doanh là ra sản phẩm  và đóng thuế gấp 10 lần hay hơn nữa so với một quốc doanh cùng tầm cở.

Sự bất quân bình trong khu vực nông thôn và nông nghiệp so vớ vùng đô thị. Nông thôn với 70% dân số nhưng chỉ đóng góp cho tổng sản lượng chỉ có 20%. Tỷ lệ đầu tư công rất thấp cũng như đầu tư ngoại quốc chỉ có 3% trên tổng số trong lảnh vực nông nghiệp.

b.Bất quân bình trong quản lý tài chánh
Tài chánh và tiền tệ là hai lảnh vực quan trọng nhưng yếu kém nhứt.

Ngân sách luôn thiếu hụt từ  5-6%. Mặc dù người dân bị đóng thuế cao và nhiều loại lệ phí.

Sự phân bổ ngân sách không hợp lý. Tỷ lệ đầu tư công từ ngân sách rất cao (khoàng 25%). Mỗi năm phải chi 6 tỷ mỹ kim chỉ để trả nợ công, trong lúc đó ngân sách cho các lảnh vực quan trọng như giáo dục và nông nghiệp thì quá ít, không bình thường.

Hệ thống ngân hàng điều hành sai trái, vi phạm luật lệ, lạm dụng, đầu cơ nhiều hơn là cho vay để phát triển. Hậu quả là nợ xấu quá cao (trên 20% tổng số tín dụng, trong đó quốc doanh chiếm tới 70%). Chính quốc doanh đóng góp vào sự suy sụp của ngân hàng.

Thủ Tướng ký Kế hoạch vay và trả nợ năm 2014. Năm 2014 chánh phủ vay thêm 20 tỷ US (hơn 10% GDP) từ ngân hàng trung ương, là con số quá lớn so với sức kinh tế. Trong đó chánh phủ dùng 3 tỷ để trả nợ cho quốc doanh. Năm 2013 chánh phủ cũng đã vay 10 tỷ US. (theo GS Pham thế Anh , Đại học kinh tế Hà nội).

c. Bất quân bình và lệ thuộc kinh tế quốc ngoại
Một trong những bất quân bình trầm trọng và kinh niên là mất quân bình giửa sức lực kinh tế trong nước và sức mạnh ngoại lai. Nội lực là tài nguyên thiên nhiên có giới hạn. Dân số đông đưa đến thị trường nhân công rẻ, nhưng hiệu năng rất kém; thị tường tiêu thụ khá lớn nhưng không mạnh vì lợi tức cá nhân rất thấp.VN phải trông cậy rất nhiều ở ngoại lực. Đó là viện trợ 6-8 tỷ mỹ kim /năm. Kiều hối 10 tỷ. Đầu tư ngoại quốc 5 tỷ. Xuất cảng lao động khoảng 4 tỷ.

Một vấn nạn rất nghiệm trọng về kinh tế đối ngoại là sự lệ thuộc kinh tế Trung quốc về nhiều mặt. Từ nhập siêu nói ở phần trên đến việc dâng hiến và tay sai cho bá quyền TQ về khai thác khoáng sản, dầu thô, rừng..,  cho TQ trúng thầu 90% số dự án của VN (theo Bộ Đầu tư và Phát triển VN). Viện trợ kinh tế TQ cho VN gia tăng rất nhanh, 1997: 200 triệu mỹ kim, tăng lên 2,2 tỷ năm 2007 (theo tập nghiên cứu Viẹtnam- China Trade, FDI, ODA Relation của Hà thi Hông Vân và Đô tiến Sâm) VN hiện trong vòng kềm tỏa kinh tế của TQ rất khó mà thoát ra được.

2. Kinh tế bất ổn định
 
Trong 40 năm kinh tế VN chỉ có được khoảng 10 năm tương đối ổn định. Còn những năm khác bị khủng khoảng, suy sụp nhiều hay ít.

Những lần khủng hoảng lớn:
*1976-1985: Nền kinh tế CS hoàn toàn sụp đổ. VN trở thành một trong 10 nước nghèo nhứt thế giới.
*1989-2001: Khủng hoảng vì nguyên nhân nhân bên ngoài, khủng hoảng tài chánh của một số nước A châu, cộng thêm sách lược và sự quản lý sai trái và yếu kém của CSVN.
* 2008-bây giờ: Có một nguyên nhân bên ngoài là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trong ba năm 2008-2010. Khủng khoảng còn kéo dài tới nay mà nguyên nhân chánh là do sư sai trái nghiệm trọng của đảng và chánh quyền CSVN.

Hậu quả của những lần khủng hoảng kinh tế đó gây  khó khăn rất lớn cho kinh tế và xã hội như:
-Tài  nguyên và tài sản quốc gia bị mất mát
-Giá cả gia tăng mạnh, đời sống mọi người dân, nhứt là dân nghèo bị khốn khổ.
-Hầu hết quốc doanh bị lỗ mang nhiều nợ (60% tín dụng là nợ không trả)
-Tư doanh, tiểu thương đóng cửa khoảng 30% (70.000 cơ sở trong ba năm 2010, 2011,2012)
-Thị trường nhà đất sụp đổ trên 50% cho tới bây giờ chưa phục hồi được.
- Nông dân vốn rất nghèo phải bị nghèo khổ hơn. Dù có gia tăng xuất cảng gạo đứng nhứt nhì thế giới, nhưng càng tăng sản lượng nông nghiệp, nông dân càng nghèo, ví giá nhập lượng tăng  4 lần trong 10 năm, khi đó giá lúa chỉ tăng 2 lần.

-Do chi tiêu bừa bãi công quỹ. Trong những năm kinh tế khủng hoảng, chánh quyền lại chi tiêu bừa bải hơn. Vì một mặt để cứu quốc doanh, và mặt khác để tham nhũng. Chánh quyền VN đi trong lẫn quẩn trong 6 năm gần đây.

Công nợ khổng lồ và vượt mức báo động. Đến cuối năm 2013 tổng số nợ là 180 tỷ US (gấp 3 lần số thu ngân sách). Có tỷ lệ trên % GDP, mức báo động là 65%. Tiền vay nầy gồm phân nữa là vay ngân hàng trung ương và vay của quốc tế. Tiền vay ngân hàng trung ương là khối lương tiền in thêm và tạo ra lạm phát.

3. Kinh tế bất công

Ở nước nào cũng có bất công kinh tế, ít hay nhiều. Có hai hai loại bất công: Bất công do sự khác biệt giữa cá nhân, sắc tộc, gia đình. Và bất công do chánh quyền đưa tới. Ở VNCS  80% bất công kinh tế là từ chánh quyền gây ra.

*Mức chênh lệch giàu nghèo. VN có mức độ chênh lệch giàu nghèo rất cao. Theo Viện nghiện cứu kinh tế VN  là 50 lần. Còn theo Ngân hàng thế giới (2012) là 58 lần. Trong khi đó mức chênh lệch ở các nước trong vùng chi cao nhứt là 10 lần .(Thái Lan).

Ngoài ra, mọi người dân phải chịu sự đâu khổ khác là trả nợ cho chánh quyền đi vay quá lớn và đầu tư lớn để tham nhũng trên các dự án. Theo tờ Economist (2013), mổi người dân phải chịu món nợ quốc tế  775 mỹ kim.

*Đời sống tăm tối  của nông dân. Nông dân VN vốn rất nghèo rất khô trong chiến tranh. Nay dưới chế độ CS họ có cuộc sống tệ hại hơn. 70% dân sống trong tăm tối và không có an bình thực sự. Đất đai ruộng vườn nhỏ hẹp còn bị thu hồi với tiền bồi thường rất thấp. Giá cả nông sản bấp bênh và rất thấp mà chánh quyền không có biện pháp nâng đở họ. Nông dân chiếm 90% tổng số người nghèo.

*Bất công cho tư doanh, nhà tư sản. Vụ đánh tư sản miền Nam hồi 1975-1976 chẳng những bất công còn là bất nhân và vô luật. CSVN tạo ra giai cấp “tư sản đỏ” là thân thuộc của đảng viên để cấu kết bóc lột người dân lương thiện. Chánh sách nói là đối xử công bằng với các thành phần kinh tế, nhưng thực tế tư doanh bị chèn ép, đóng thuế cao, lo tiền hối lộ đủ thứ cho các cấp chánh quyền.

* Bất công giửa đảng viên và người dân thường. Ở VN gần như có hai giai cấp. Một giai cấp tự ưu đải và tự ban phát cho mình rất nhiều đặc quyền đặc lợi. Đó đảng viên, thân nhân vả thân thuộc , Giai cấp nầy chiếm khoảng 25% dân nhưng có thể có trong tay 75% tài sản toàn xã hội. Và giai cấp thứ hai là những người dân thương dân cô thế phải chịu cuộc sống lam lũ không có ngày mai. Bên cạn đó cũng có một thành phần dân nhỏ có cuộc sống khá nhờ có thân nhân ở ngoại quốc.

*Người dân phải gánh nợ quá lớn do chánh quyền vay.
Mỗi năm chánh quyền VN phải trả nợ 4-5 tỷ mỹ kim, trong đó phần trả tiền lời cho ngoại quốc là 1,5 tỷ . Như chúng ta biết tiền vay nầy chánh quyền dùng cho dầu tư cong và quốc doanh, tham nhũng hết 30%, nay mỗi người dân phải chung chịu số nợ khổng lồ nầy trong nhiều hế hệ.

III. NHÌN VỀ TƯƠNG LAI KINH TẾ VN

Cách khách quan, một quá trình phát triển kinh trải qua 40 năm mà chưa cất cánh được là quá dài so với các nước đi trước.

Những vấn nạn và nghịch lý như tóm tắt trên đây rất là nghiêm trọng và kéo dài quá lâu và phi lý. Những cải tiến được quá ít, quá nhỏ, so với những cản trở quá lớn.

Đảng và chánh quyền CS có thể vượt qua khó khăn để đưa kinh tế ở tầm mức khá hơn hiện nay hay không?

1.Nguyên nhân của những vấn nạn và nghịch lý

*Từ bản chất của chế độ: Trong chủ trương đặt quyền lợi của đảng và đảng viên lên trên quyền lợi quốc gia dân tộc từ trong mọi suy nghĩ và qua mọi hành động. 
Đảng CSVN cho tới bây giờ vẫn chủ trương giữ khu vực nhà nước là quan trong hơn hết, vẫn coi “quốc doanh là chủ đạo”. Ngay trong cương lĩnh đại hội đảng 1991, họ đã xác nhận rõ rang “cũng cố quốc doanh” mặc dù “kinh tế có nhiều thành phần”.

* Vì lòng tham quá mức của đảng viên . Trên nguyên tắc thì để bảo vệ chế độ XHCN trong “chế độ công hữu”, nhưng thực tế là âm mưu chia chác quyền lợi tiền bạc, cấu kết cả hai hệ thống hệ thống viên chức cán bộ và hệ thống thân tộc và thân hữu. Đó là con đường làm giàu nhanh nhứt to lớn nhứt. Đó là sự bóc lột to lớn nhứt trong lịch sử.

*Vì không có dân chủ, chánh quyền trọn quyền trong việc làm kế hoạch , trong chi xài công quĩ, trong thực thi kế hoạch. Người dân không có quyền sửa sai. Những chế tài chỉ những vi phạm nhỏ nhặt, hay là đấu đá giữa các phe nhóm.

* Bộ máy quản lý vĩ mô và vi mô không có hiệu năng, tổ chức nặng nề to lớn, viên chức kém hiểu biết chuyên môn, gây rắc rối và thiệt hại dân.

2.CSVN không chứng tỏ có dấu hiệu và thật tâm cải thiện.

a. Những trở lực cố hữu và không thể vượt qua, nếu VN không có sự thay đổi mạnh mẽ. Đó là chế độ độc tài, không có công lý và nhân quyền. Điều nầy là trở ngại quan trong cho phát triển kinh tế.

b. Những trở ngại cố ý và do đảng viên tạo ra.  Đó là tâm bất lương và lòng  tham quá mức của cán bộ, càng ngày càng chồng chất thêm. Chánh quyền không tỏ ra làm giảm bớt được, không chứng tỏ có thiện chí cải đổi. Đó là một bịnh hiện không còn thuốc chửa.

c. CSVN không chứng tỏ có dấu hiệu tích cực để cải thiện và tạo được niềm tin

Mặc dù lý thuyết CS, mô hình kinh tế CS dù có biến cải chút ít, trên thực tế không còn giá trị. Nhưng trong suy tư của các cấp đảng viên vẫn cố bám lấy như cái cớ , như cái võ, để mưu tìm lợi lộc to lớn và lâu dài. Cho nên những chủ trương , những chương trình cải cách , tái cơ cấu, tái chấn chỉnh, chỉ có trên giấy tờ, chánh yếu là để lừa dối dân và cơ quan quốc tế.

Nói tóm lại qua 40 năm, với mô hình quái dị, với chủ trương đặt quyền lợi đảng và đảng viên lên trên hết, với cách thức vận hành sai trái, CSVN đã đưa nền kinh tế ở mức bịnh hoạn kinh niên, không hy vọng có những tiến bộ trong tương lai. Đa số người dân vẫn phải sống trong nghèo khỗ, xã hội vẫn bị suy đồi.

Cali, 30 tháng tư 2015
Nguyễn Bá Lộc

No comments:

Post a Comment