28 June 2014

Kết quả hai trận thứ Bảy 28/6


Đối mặt kẻ thù, thơ

ĐỐI   MẶT   KẺ   THÙ 

Giặc  chiếm  đất    -  giặc  chiếm  biển
Sao  các  người  vẫn  ngủ  yên
Nín  lặng  đến  ngượng  ngùng  như  một  lũ  ma  câm
Có  phải  chờ  đến  khi  chúng  cắt  cổ  dân
uống  máu  dân  các  người  mới  mở  mắt
còn  đất  mất  -  biển  mất  chỉ  việc  bình  thường
Một  đám  lâu  la  được  dân  nuôi  béo  tốt
Hèn  hạ  chui  rúc  trước  mặt  quân  thù
Sắt  máu  đểu  cáng  với  dân  là  giỏi
Ù  lì  bịt  mắt  mặc  kẻ  cướp  xâm  lăng
Lũ  phương  bắc  hãy  ngừng  tay  lấn  chiếm
Nước  Nam  ta  một  dải  nối  dài
Bọn  các  ngươi  đã  bao  phen  thảm  bại
Sao  vẫn  nuôi  mộng  chiếm  cứ  biển  Nam
Đừng  tưởng  có  tay  sai  khai  xuất  từ  bắc  pó
Là  viễn  mơ  xâm  chiếm  sẽ  thành  công
Không  -  một  ngàn  lần  không
Xác  các  người  sẽ  là  mồ  viễn  xứ
Thịt  tàn  -  xương  mục  cùng  mộng  xâm  lăng !

PHAN   NGHĨA

27 June 2014

GS Thayer: 'Việt Nam phải lên tiếng bây giờ nếu không sẽ mất cơ hội mãi mãi'

Hoài Hương-VOA

Giáo sư Carl Thayer nói việc Trung Quốc điều máy bay quân sự tới gần giàn khoan có thể là để thử nghiệm trước khi tuyên bố một khu phòng không trên Biển Đông.

Một giới chức hàng hải cao cấp của Việt Nam tiết lộ rằng cho tới thời điểm này, hơn 27 tàu của lực lượng kiểm ngư Việt Nam đã bị tàu Trung Quốc cố ý đâm va hơn 100 lần, gây thiệt hại nặng cho các tàu kiểm ngư Việt Nam.

Trong một cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao Việt Nam chiều hôm qua, Phó Cục Trưởng Cục Kiểm Ngư Việt Nam Hà Lê còn cho biết là từ khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế Việt Nam, các tàu của Trung Quốc thường xuyên có hành động nguy hiểm để “tấn công và uy hiếp” nhân viên của lực lượng kiểm ngư và cảnh sát biển Việt Nam, ngăn cản không cho họ thi hành phận sự, và vì những hành động này mà từ hồi đầu tháng 6 tới giờ, 15 nhân viên của lực lượng kiểm ngư Việt Nam bị thương.

Trang mạng Đời sống Pháp luật.com đăng tải nội dung của buổi họp báo, nêu lên những vụ điển hình gần đây nhất, xảy ra hôm 17 tháng 6, 18 tháng 8, và đáng chú ý nhất, theo bài báo là vụ xảy ra hôm 23 tháng Sáu, khi tàu kiểm ngư Việt Nam mang số hiệu KN-951 đang thi hành nhiệm vụ thực thi pháp luật trên biển, thì bị 4 chiếc tàu Trung Quốc bao vây, đâm va, gây hư hỏng nặng.

Đường phố có tòa đại sứ Trung Cộng tọa lạc sẽ mang tên Lưu Hiểu Ba

Đường phố ở Washington DC có tòa đại sứ Trung Cộng tọa lạc sẽ mang tên Lưu Hiểu Ba, nhà tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ bị Bắc Kinh bỏ tù với bản án 11 năm.

Theo kênh BBC, kế hoạch đổi tên tuyến phố trên đang được đệ trình kèm với dự thảo luật ngân sách của Bộ ngoại giao Mỹ

Theo đó, địa chỉ mới của đại sứ quán Trung Cộng sẽ là số 1 đường Lưu Hiểu Ba.

Ông Lưu là một người đã đoạt giải Nobel Hòa bình, nhưng đang phải thụ án 11 năm tù tại Trung Cộng về tội âm mưu lật đổ chính quyền.

Trước thông tin trên, Bộ ngoại giao Trung Cộng đã lập tức phản đối, và gọi kế hoạch đổi tên này “không gì khác ngoài một trò hề đúng nghĩa”.

“Một số người tại Mỹ đã sử dụng cái gọi là nhân quyền và trường hợp của Lưu Hiểu Ba được khai thác trong hành động gây giật gân vô nghĩa này”, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Cộng Hoa Xuân Oánh nói.

Dự thảo đổi tên đường nêu trên do nghị sỹ bang Virginia Frank Wolf đề xuất. Ông Wolf cho rằng việc đổi tên sẽ phát đi “một thông điệp rõ ràng và mạnh mẽ rằng nước Mỹ có sự cam kết mạnh mẽ trong việc bảo vệ nhân quyền trên toàn thế giới”.

Ông Lưu Hiểu Ba được trao giải Nobel Hòa bình năm 2010, do được ghi nhận về sự đấu tranh “vì một Trung Quốc dân chủ và minh bạch hơn” trong suốt hơn 2 thập niên.

Trong đợt bỏ phiếu hôm thứ Ba vừa qua, dự thảo luật đã được một Ủy ban của Hạ viện Mỹ thông qua, và hiện chỉ còn chờ phê chuẩn của Thượng viện.

Đại sứ quán Trung Cộng tại Washington

Thứ đoán xem ai thắng ai? Vì sao thắng?

Brazil, Colombia và Đức, ba đội mỗ thích nhất kỳ này lại nằm cả vào bên trái: Nhất là Brazil và Colombia thắng trận đầu là họ gặp nhau ngay. Thế là một đội phải từ biệt khá sớm! Cả hai đội có hàng iền đạo khá trẻ. Đá đã hay, chơi lại lịch sự, thuộc danh sách ít chơi xấu nhất. Mà một đội giỏi thường ít chen lấn thô bạo để giành banh. Riêng đội Đức thì ôi thôi: luôn luôn có một giàn giỏi ngồi chờ cứu nguy. Rất nhiều cầu thủ có thể làm bàn! (PVTM)

“Thoát Trung”?!

Huỳnh Thục Vy
 
Gần đây tôi tình cờ đọc “Thoát Trung luận” của Tiến sĩ Giáp Văn Dương. Tôi khá ngạc nhiên với lời khẳng định “Lịch sử nước ta có thể được diễn giải tương đối đầy đủ dưới góc nhìn thoát Trung”. Nếu khẳng định này đúng, thì hệ lụy của các “giá trị Á Đông” Khổng Nho không đến nỗi sâu sắc đến độ trở thành não trạng của người dân Việt Nam và nặng nề đến nỗi gây cản trở quá trính tiến về phía thế giới tự do của chúng ta hôm nay. Nói vậy không phải để thất vọng mà để nhận thức được rằng người Việt chúng ta phải nỗ lực một cách thành thật, kiên trì và thậm chí là đau đớn để thực sự “thoát Trung”.

“Thoát Trung” giả hiệu hay “tự Hán hóa”

Từ sau một ngàn năm Bắc thuộc, các chế độ quân chủ “nội địa” được thành lập và nối tiếp nhau  cai trị đất nước theo mô hình phương Bắc từ chế độ khoa cử đến hệ thống quan. Quả thật, việc áp đặt tư tưởng ngoại lai bởi  những kẻ xâm lược luôn khó khăn và gặp phải nhiều kháng cự hơn là bởi chính những “ông vua nước Nam” đầy tính chính đáng và có cả lực lượng quan lại đông đảo cai quản đến các vùng xa xôi nhất của đất nước. Thật nghịch lý là không phải 1000 năm Bắc thuộc mà chính là thời kỳ độc lập lại khiến văn hóa Trung Quốc nở rộ ở nước Nam. Chính cái thời kỳ được gọi độc lập này, tư tưởng Khổng nho chủ đạo trong nền văn hóa và chính trị Trung Hoa trở thành tư tưởng và văn hóa chủ đạo của Việt Nam, lấn át tư tưởng Phật giáo đã âm thầm bám rễ vào các làng xã Việt Nam ngay dưới thời còn bị đô hộ.

Bản án FIFA dành cho cầu thủ Luis Suarez‏

Trước áp lực hầu như của cả thế giới về hành động phi thể thao có vẻ tiền sử của tiền vệ Điểu Hà Luis Suarez, nên ngay buổi sáng hôm nay thứ năm 26/6, FIFA đã phải ra quyết định phạt treo giò anh ta trong 4 tháng cộng thêm 9 trận banh quốc tế và tiền phạt là 100.000 quan Thụy Sĩ (tương đương 100.000 mỹ kim).

Quyết định nầy thật đúng lúc vì nếu để yên cho anh ta tiếp tục chơi nữa thì  chắc chắn là cầu thủ các đội thi đấu với Điểu Hà mà trước mắt là đội Colombia vào ngày thứ bảy 28/6 nầy làm sao mà an tâm đá banh khi mà trong lòng cứ nơm nớp lo sợ là không biết chừng nào nào “nó cắn mình”. 

Một người bạn học cùng lớp Trung Học với tôi là bác sĩ còn ở Việt Nam thì nghi rằng Suarez mắc bệnh tâm thần phải được điều trị bằng không thì anh ta sẽ “cắn” nữa.

Nhân tiện cũng xin gởi quý niên trưởng và quý bạn lịch trình thi đấu vòng 16. Tới vòng nầy thì không còn tính điểm nữa mà là sudden death với điều lệ như sau: 

1) Sau 90+ phút chính thức mà hai đội huề nhau thì sẽ đấu lần lượt thêm hại hiệp phụ-overtime (mỗi hiệp là 15 phút). Trong trường hợp có đội mở tỷ số trước thì cũng phải tiếp tục đấu cho hết giờ của hiệp phụ đó chứ không ngưng ngang để kết thúc trận đấu.      

2) Nếu sau 30 phút của hai hiệp phụ mà vẫn còn huề nhau thì sẽ đá phạt đền (penalty shoot out). Đây là giây phút hồi hộp và hào hứng nhất của trận đấu. Trọng tài sẽ quăng đồng xu (toss coin) xem đội nào đá trước rồi mỗi đội sẽ luân phiên đá tổng cộng là 5 trái cho tới khi đội nào có bàn thắng nhiều hơn. Nếu sau đợt đá phạt đền lần thứ nhất nầy mà vẫn còn huề nhau thì sẽ đi tới giai đoạn
mỗi đội chỉ luân phiên đá từng trái một (chứ không còn 5 trái) cho tới lúc ăn thua
.          
Thể thức đá phạt đền luân phiên từ 5 trái xuống tới một trái  cho tới lúc có ăn thua là thể thức mới xem ra công bằng hơn ngày xưa. Thể thức ngày xưa là khi hai đội đá HAI ĐỢT luân phiên 5 trái (tức là tổng cộng 10 trái) mỗi đợt thì FIFA cho quăng đồng xu để quyết định đội thắng. Thể thức nầy không công bằng chút nào nên đã bị sửa đổi.
        
Xin gởi quý niên trưởng và quý bạn lịch trình thi đấu vòng 16 hay là vòng 2 (tôi có gởi attachment để quý vị in ra tiện theo dõi).

Thân ái,
NTPhát
  
Hai trận đấu 12:00 ET hôm nay có kết quả là Đức 1-0 Mỹ và Portugal  2-1 Ghana. Như vậy thứ hạng toán G như sau: Nhất Đức 7 điểm - Nhì Mỹ 4 điểm - Ba Portugal 4 điểm bằng với Mỹ nhưng thua hiệu số bàn thắng bại- Tư Ghana 1 điểm.

FIFA World Cup 2014
Lịch trình thi đấu vòng 16

Sat. 28 June         12:00 ET        Brazil-Chile
                            16:00 ET        Colombia-Uruguay

Sun. 29 June       12:00 ET        Netherlands-Mexico
                            16:00 ET        Costa Rica-Greece

Mon. 30  June    12:00 ET        France-Nigeria
                           16:00 ET        Germany-Algeria

Tues.  1  July      12:00 ET        Argentina-Switzerland
                           16:00 ET        Belgium-USA

Chung kết Toán G và Toán H


25 June 2014

Vài dòng về tranh Vùng Tâm Sự

tôn thất tuệ

Nói chuyện cũ trước. Tôi không có cơ hội xem tất cả tranh của ông bạn năm xưa nằm chèo queo trong trại Sikiw, Thái Lan; chèo queo mới đủ chỗ cho mọi người kê lưng trên nền xi măng. Tôi chỉ nhớ hai điều: các bức tranh cũ chỉ vẽ nét mặt từ cổ mà lên của một người đẹp, thứ đến có một chi tiết không bị bắn ra khỏi toàn phối cảnh nhưng vẫn mang một cái gì cô đơn, có phần nào e ấp như một con thuyền rất nhỏ cắm bến. Tôi đã viết cho ACLa rằng nét cô đơn ấy làm tôi nghĩ đến Degas mà nhiều nhà phân tích đã tìm sự riêng rẽ của từng nhân vật thành một nét chung của họa sĩ nầy. Tuy chưa có ai khó tính, tôi đã bênh vực cái nét giống giống của các khuôn mặt nầy bằng cách nhắc đến họa sĩ Lê Trung của những năm 1950 với nét vẽ một cô gái trên nhiều cảnh sắc như chèo thuyền hái sen, rửa chân bên bờ sông...Thoáng qua là biết Lê Trung nhưng ai cũng muốn xem tranh để hòa mình với tranh. Cũng giống như ọ ẹ mấy nốt là biết Mozart thì thích thú ngồi nghe tiếp.

Như tự thán, A vẽ theo ấn tượng. Mà ấn tượng thì muốn nắm những diễn biến khác nhau của một sự vật, một nhân vật. Nhưng Monet chỉ nói đến sự đổi thay của màu sắc. Monet không phải là luận sĩ cho nên không thể đòi hỏi ông nói về những cái nhìn khác nhau (gần giống nhau) về một sự việc. Sự khác biệt đó đối với nghệ sĩ rất quan trọng, có vậy mới nói được lời, mới vẽ được tranh. Nếu được chỉ định ngồi ghi số lượng xe qua lại, bạn ghi mười xe nhưng xét lại chỉ có một chiếc xe, vô ra cũng thằng cha khi nãy. Bạn sẽ trình có mười chiếc xe. Nhưng thuế vụ không thể căn cứ vào đó mà lấy thuế mười lần; chỉ một lần thuế mà thôi. Nghệ sĩ giống như người ghi số xe qua lại, nhưng nghệ sĩ không dùng thống kê. Vì mười lần kia là mười cảnh giới của nội tâm và ngoại cảnh, trái đất xê dịch, tài xế vui buồn khác nhau. (Phật nói tâm chúng sinh như khỉ như vượn, nhảy múa lung tung).

Tôi không rõ tác phẩm ngay trước kỳ nầy hình thể ra sao. Nhưng nếu cứ nói có khuôn mặt từ cổ mà lên thì Vùng Tâm Sự đã đem toàn tảng nước đá (iceberg) lên không, thay vì chỉ vẽ phần phơi bày "cùng tuế nguyệt". Do đó, cái tầm nhìn (scope) rộng rãi hơn, "vớ mây trôi chắp nối suối tóc dài", mà mây và khói sóng của biển khơi nào khác nhau cho nên đã có người hỏi biển chăng. Mà đã hỏi thì hỏi mây trắng hóa thành áo hay áo hóa thành mây?

Dù dung hiện toàn thân hay bán thân, bức nầy vẫn nằm trong một đường nét chung, rất consistant, ít nhất về màu sắc. Nhưng phương cách diễn tả nội tâm, theo tôi, đã thay đổi, xoay ngược vị thế. Trước đây, cái nội tâm độc hành (Sông Mã gào lên khúc độc hành, Quang Dũng) được che khuất, chỉ ló ra như mấy tia nắng chiều yếu ớt cho thấy có mặt trời sau mây xám, ví như chiếc thuyền lẻ nêu trên. Thì nay, điều được mô tả và các trợ cụ mô tả (descriptive media) đã thành một. Nói khác "hoàng quần nữ nhân" đã hình thành đầy đủ một cách tự thân.

Còn đi xa hơn nữa, tự thân độc hành ấy làm nền cho một song hành tự nhiên là hai con thỏ, rồi lại dùng cái song lập nhỏ bé ấy làm thể tĩnh, đối nghịch với với cái động của bước đi. “Đường em cứ đi, tình ta cứ xây, chờ em thoát thai quay trờ về”, Phạm Duy. Đây là một thay đổi thứ hai. Yếu tố động trong những bức cũ được diễn tả bằng ngoại cảnh ngoại vật. Hôm nay, đường em cứ đi.

Ghép một bức tranh, một bài thơ vào trường phái nầy kia là điều vô lối, có khi lại khiếm nhã. Nhưng màu sắc sáng chói, màu vàng dùng nguyên như thời fauvisme với Matisse, thiển nghĩ, đóng góp khá nhiều cho việc hình thành tự thân đầy đủ nói trên. Nhà phê bình NT nói đến “gam màu” là yếu tố trội yếu đến trong đầu óc người xem tranh. Nếu tôi còn hụp lặn trong lý thuyết các trường phái, tôi sẽ chi ly phân tách màu vàng là fauvisme nằm trong rừng màu của ấn tượng. Trong lúc ấy fauvisme được xem là phản ứng mới, đòi hỏi mới cần sắc bén của màu sắc đối nghịch với cái ẩn ẩn hiện hiện của ấn tượng. Người dùng màu vàng nhiều nhất có lẽ là Van Gogh; ngay cả có bức chân dung màu vàng từ trên xuống dưới. Nhưng màu vàng của Van Gogh trải rộng khắp khung vải, không tạo ra một tụ điểm (focus) riêng biệt có biên vực như hoàng quần của nàng. Rất may, A không dùng thêm một màu nguyên nào khác. Tranh thời fauvisme nhiều màu tươi đậm nhưng ít sống động.
________

 Tranh "Vùng Tâm sự" & sự quyến rũ

Khi Út Như Thương xem tranh, phút giây thoạt đầu bao giờ cũng là màu sắc, đường nét thành tiếng sét đối với Nt. hết cả, vì nó là âm điệu của tiếng lòng họa sĩ qua cọ vẽ. Phải thế không người cầm cọ ơi?

Sau sự cảm nhận ban đầu ấy thì lý trí bắt đầu xuất hiện kế tiếp để... nhâm nhi bức họa! Đến lúc này thì không còn thuần túy là sự chiêm ngưỡng nét đẹp mỹ nhân qua trái tim nữa mà lại có sự phối hợp giữa trái tim và sự lý luận của lý trí - Nt. xem tranh như ngắm mỹ nhân vậy, dẫu đôi khi bức tranh sẽ không có mỹ nhân!

Cảm nhận ban đầu ấy rất quan trọng đối với Nt. vì nó sẽ lôi cuốn, quyến rũ được mình nhìn tiếp nữa hoặc là hững hờ lui gót. Mình lui gót chưa hẳn là bức tranh không đạt nghệ thuật, nhưng có thể là nét cọ cao quá mình không hiểu được.

Và bức tranh "Vùng Tâm Sự" này của họa sĩ ACLa đã quyến rũ Nt. qua màu sắc. Chính cái gam màu xanh biếc của mảng tranh sau lưng cô gái và của vài cọng cỏ là nơi mà họa sĩ đã "để trống" cho người thưởng lãm tha hồ tưởng tượng... Là biển - Là mây - Là sương mù trên biển - Là quá khứ - Là lặn hụp - Là bình yên - Là cuồng phong - Là mênh mông trời nước mây....

Một tác phẩm nghệ thuật mà sau khi khán thính giả thưởng ngoạn xong rồi vẫn còn muốn ngoái đầu nhìn lại hay nấn ná thêm chút nữa để đắm mình thêm chốc lát... đấy là một tác phẩm sáng tạo tuyệt vời!

Út nghĩ vậy...anh Tôn Thất Tuệ à.

Kính,
Út Như Thương

Tiền vệ Luis Suarez với ngón nghề cẩu xực xí quách

hay là một vết nhơ trong mùa World Cup 2014

Phóng... đại viên Nguyên Trần

Gần đây, tôi có viết một bài về tai nạn trọng tài thổi tầm bậy trong mùa World Cup năm nay đã “giúp” một số đội banh về nước sớm một cách oan uổng như Bosnia, Côte d’Ivoire. Thì trong ngày hôm qua trận đấu giữa Ý và Điểu Hà (Uruguay) đã xảy ra một biến cố trầm trọng làm ô nhục chẳng những cho World Cup 2014 mà còn chung cho nền bóng tròn thế giới.

Đây là trận đấu cuối cùng của vòng luân lưu tính điểm của toán D cũng là một toán tử thần gồm: Điểu Hà, Costa Rica, Anh và Ý. Điểu Hà và Ý cùng có 3 điểm bằng nhau nhưng Điểu Hà thua Ý ở hiệu số bàn thắng bại (Điểu Hà thua Costa Rica 1-3 trong khi Ý chỉ thua Costa Rica 0-1). Thế nên trong trận đấu nầy nếu hai bên huề nhau thì Ý vẫn được ưu tiên vào vòng 16. Riêng Anh thì đã bị loại.

Tớì phút thứ 81’, hai bên vẫn còn huề nhau 0-0 và hình như sẽ kết thúc với tỷ số như vậy vì đội Ý là một đội phòng thủ hay nhất thế giới với sự dẫn dắt của thủ quân lão tướng Pirlo. Điểu Hà đang ở bên lề vực thẳm nên có lẽ nóng lòng muốn thắng nên anh chàng tiền vệ của Điểu Hà là Luis Suarez (số 9) bắt đầu giở trò ma giáo, trong vòng cấm địa Ý ngay trước khung thành của Buffon, thấy hậu vệ Giorgo Chiellini (số 3) đứng chắn trước mặt mình, Suarez liền phóng tới sau lưng Chiellini cúi xuống ngoạm ngon lành bờ vai trái của hậu vệ nầy. Đã vậy chưa hết đâu, Suarez còm điếm đàng nằm vạ xuống sân ôm miệng nhăn nhó đau đớn giống như là bị Chiellini chơi cánh chỏ vào miệng với hy vọng kiếm một trái phạt đền cho đội nhà.

Ngón”cẩu xực xí quách”trên sân cỏ của “cẩu thủ” Luis Suarez (số 9)

Ngay sau đó, nạn nhân chạy tới trật áo vạch vai cho trong tài Mễ Tây Cơ Marco Rodrigue xem vết cắn nhưng ông trọng tài Taco Bell này vẫn phớt tỉnh Ăng Lê.

Hình ảnh phi thể thao nầy đã được hơn 1 tỷ khán giả trên thế giới trông thấy và tất cả đang chờ xem “ông thần” FIFA giải quyết ra sao hay là sẽ cho chìm xuồng theo thời gian như nhiều lần trước ?

Cầu thủ nạn nhân của Dracula Suarez là Chiellini thì nghĩ rằng vì Suarez là cầu thủ giỏi thứ ba trên thế giới (sau Ronaldo và Messy) nên có thể FIFA vì vấn đề business sẽ để yên anh ta. Chiellini còn phán thêm rằng Luis Suarez là con chó cắn trộm.

Ngay sau đó, theo huấn luyện vịên Cesare Prandelli thì cầu thủ Ý với tinh thần hoang mang nhất là sợ bị “cắn” nữa nên không còn đấu pháp gì hết và bị thua ở phút thứ 83’.

Sau trận đấu này, ông ta đã từ chức ngay vì cho rằng mình đã thất bại không dìu dắt đội Ý tới chiến thắng sau cùng.

Trong khi đó thì điều tệ hại nhất cho tinh thần thể thao là ngài huấn luyện viên Điểu Hà là Oscar Tabarez lại huênh hoang trong cuộc họp báo: “Tôi muốn nói rằng nếu Suarez tấn công, chúng tôi cũng ủng hộ cho anh ta vì đây là một cuộc đấu tranh World Cup chứ không phải là một trò đạo đức rẻ tiền”. Ông huấn luyện viền nầy quên rằng lúc xảy ra biến cố là lúc mà Chiellini đang đứng trước Suarez và không có trái banh nào ở đó thì phải gọi hành động của Suarez là hành động hành hung gây thương tích chứ hoàn toàn không dính líu gì tới đá banh. Thiệt là nói ngang như Điểu Hà.

Đó là chưa kể nếu Suarez có mắc những truyền nhiễm như HIV thì còn đổ nợ thêm nữa. Ngoài ra thủ quân Điểu Hà là hâu vệ Lugano thì sống sượng tuyên bố: “Suarez chỉ là một nạn nhân”

Nói về cầu thủ Luis Suarez thì phải nhìn nhận rằng anh ta là cầu thủ hay, trong giải ngoại hạng Anh Quốc vừa rồi (Barclays Premier League) anh ta đoạt giải vua phá lưới. Với anh chàng nầy, đá banh cũng hay mà thành tích cũng đáng gờm. Đây không phải là lần cắn người đầu tiên trên sân cỏ của anh ta mà là lần thứ ba.

Lần thứ nhất xảy ra vào năm 2010 khi Suarez còn chơi cho đội Ajax vô địch Hòa Lan, thì anh ta đã cắn vào vai trái trung phong Otman Bakkal của đội banh PSV Eindhoven là vào hiệp 2 khi hai đội đang huề nhau 0-0 trong giải Eridivisie. Trong vụ cắn nầy, tổng cuộc túc cầu Hòa Lan phạt Suarez không được chơi 7 trận liên tiếp. Nhưng anh ta chỉ “thụ hình” có mấy trận rồi bay sang đầu quân cho đội banh Liverpool của Anh Quốc.

Lần thứ nhì vào năm 2013 khi Suarez đang chơi cho Liverpool. Trong trận thi đấu với Chelsea giải Barclays Premier League, Chelsea đang dẫn trước 2-1 thì ở giữa hiệp 2, Suarez nhảy tới cắn vào vai hậu vệ Ivanovic làm anh nầy hét lên và quay lại xô anh ta ra. Và Tổng Cuộc Túc Cầu Anh Quốc treo giò Suarez 10 trận. Suarez lên đài truyền hình xin lỗi Ivanovic và toàn thể đội Chelsea.

Và lần thứ ba nầy là tại World Cup 2014.

Ngoài trò Dracula ra, Suarez còn có một thành tích lẫy lừng khác là trong trận tranh tứ kết giải bóng tròn World Cup 2010 tại Nam Phi giữa Điểu Hà với Ghana, hai bên đang huề nhau 1-1 cho tới phút thứ 118’ (đá thêm hiệp phụ thứ hai) thì trong lúc hổn loạn trước khung thành Điểu Hà, tiền vệ Ghana là Adiyiah sút banh ngay vào giữa, banh trên đà chỉ còn 1 tấc nữa là vào lưới thì “người hùng” Suarez phóng tới ôm chặt trái banh, cứu một bàn thua trông thấy cho Điểu Hà. Anh ta bị cho thẻ đỏ nhưng lúc đó chỉ còn có hai phút nữa là mãn trận nên không ăn thua gì. Và ngay sau đó trọng tai cho Ghana hưởng phạt đền do chính Adiyiah đá nhưng anh làm hư dẫn tới penalty shoot out và Điểu Hà thắng để vào bán kết. Sau đó, Suarez chẳng những không hổ thẹn vì cách “chơi bần” của mình mà còn giơ cao hai bàn tay khoe khoang rằng “đây là bàn tay của thượng đế” trong khi đó thì cũng ngài huấn luyện viên Oscar Tabarez thì trơ trẽn vênh váo “Suarez đã làm đúng những gì anh phải làm”.

Thiệt là hết nước nói cho hai thầy trò mặt dầy nầy trong thời buổi văn minh tiến bộ của con người.

Tiền vệ Suarez xuất sắc với đôi bàn tay”Thượng Đế” chụp banh cứu thua cho Điểu Hà

Qua câu chuyện dơ bẩn trên thì thấy rõ trong bóng tròn tinh thần thể thao tốt đẹp đã đi chỗ khác chơi mất rồi.

Mississauga 25/6/2014
Nguyên Trần

Chung kết Toán E và Toán F


24 June 2014

Để suy gẫm: Chiếc giày đánh rơi của Gandhi

Xe lửa bắt đầu chuyển bánh. Mahatma Gandhi nhảy vội lên tàu. Một chiếc giày của ông rơi xuống. Gandhi không thể nào nhảy xuống để nhặt nó trong khi tàu chạy càng lúc càng nhanh. Trước sự sững sờ của mọi người, Gandhi đã tháo luôn chiếc giày còn lại và ném về phía chiếc giày kia.

Hành khách trên tàu lấy làm lạ về hành động kỳ quặc của ông. Gandhi mỉm cười và giải thích: “Nếu có một người nghèo nào lượm được chiếc thứ nhất, họ có thể tìm thấy chiếc thứ hai và sẽ xài được đôi giày của tôi”.

Chúng ta thường ít nghĩ đến người khác mà chỉ nghĩ về bản thân mình. Khi chúng ta bị mất mát, điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến là những thiệt thòi và bất hạnh của mình. Chúng ta mất quá nhiều thì giờ cho sự tiếc nuối, than thở, chán nản, thậm chí trở nên cáu gắt và bực bội vì những rủi ro xảy ra. Gandhi đã có một hành động thật cao quý bởi trong sự mất mát của bản thân như thế, ông vẫn có thể nghĩ đến người khác.

Hành động của Gandhi chứng tỏ việc nghĩ đến người khác đã trở thành một phần trong tư tưởng và nguyên tắc sống của ông. Nếu trong những lúc bình an và thành công mà chúng ta còn không quan tâm lo lắng cho những kẻ bất hạnh hơn mình thì liệu khi gặp khó khăn, mất mát, ta có thể làm được điều đó hay không?

Xung quanh ta có biết bao nhiêu người khó khăn. Họ đang cần sự giúp đỡ. Những gì họ thiếu thốn không phải lúc nào cũng là vật chất, mà đôi lúc chỉ là một lời động viên an ủi. Thế giới của chúng ta sẽ hạnh phúc biết bao nếu mỗi người không chỉ chăm lo về lợi ích riêng của mình mà còn chăm lo về lợi ích của người khác nữa.
Mint
(Dịch từ Indiachild)

Chung kết Toán C và Toán D


Lịch trình hai trận chót của các toán C,D,E,F,G,và H


Chung kết Toán A và Toán B




23 June 2014

Báo động đỏ: Nước Mỹ có thể mất bất cứ lúc nào !

 Phiếm luận của Nguyễn Tường Thụy

Hôm đến thăm tòa soạn báo NV ở California, một chị trong Ban biên tập hỏi mình: “Cảm tưởng của anh từ khi sang Mỹ?”, mình trả lời luôn:

-Tôi có cảm giác như nước Mỹ mất bất cứ lúc nào.

Mọi người hoảng sợ và chờ mình giải thích. Không phải mình rủa cho thằng đế quốc này nó chết đi mà nói có cơ sở hẳn hoi nhé.

Nguy cơ của nước Mỹ bắt đầu ngay từ khâu tuyên truyền. Ai đời một quốc gia to tổ bố mà chỉ nhõn cái tên: Mỹ. Ít ra, phải có chữ mỹ miều nào đó đi kèm như “Nhân Dân” trong quốc hiệu Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, “Dân chủ” trong Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên hoặc “Xã hội chủ nghĩa” trong Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam chứ.

Không có những chữ ấy đã đành, còn không có cả mục tiêu, kiểu như hướng tới “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh” nữa. Sợ à? Thì cứ hô lên, thiên hạ không tin thì cũng có vài thằng tin. Vài thằng còn hơn không. Cứ nói đại, còn dân không giàu, nước không mạnh, cũng chẳng có độc lập, không có tự do hạnh phúc thì đã chết ai. Hình như Mỹ chẳng thuộc câu: “điều gì không đúng, nói mãi rồi người ta cũng tin”

Ở các đường phố Mỹ, người ta không biết trương lên các biểu ngữ như “Nước Mỹ muôn năm”, “đảng (đảng gì nhỉ, hi hi) quang vinh muôn năm” hay “Tổng thống Washington sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta”. Cờ Mỹ chỉ treo ở công sở, cấm có mang phơi bày ra giữa các dải phân cách trên đường giao thông để nhắc nhở đây là nước Mỹ bao giờ.

Thời gian mình ở Mỹ, cả 3 buổi sáng, chiều, tối, không làm việc thì giao tiếp nên thường xuyên long nhong trên đường. Mặc dù trước khi sang đây mình ra sức hình dung nhưng không tránh khỏi những điều lạ, nó chẳng giống như môi trường quen thuộc mình đã sống. Vì thế, mình càng lo cho nước Mỹ.

Đất nước gì mà ngay cả thủ đô cũng chẳng trông thấy mống cảnh sát nào, cứ như là một vùng đất hoang không có ai quản lý vậy. Lúc anh lái xe chở mình từ sân bay về chỗ ở, chỉ thấy xe hơi là xe hơi. Dân cứ thế lái, chẳng có ai chỉ đường, phân luồng hay giám sát giao thông. Mình căng mắt ra nhìn vào lề đường với hy vọng túm được chú cảnh sát nào đó đang núp lùm. Nhưng hỡi ôi, cây thì nhiều nhưng toàn là cây thưa lá, thì núp ở đâu. Nhưng mãi rồi cũng thấy có một chỗ khuất. Mình nhắc anh lái xe:

- Chầm chậm thôi anh, coi chừng lùm cây, chú ý cảnh sát…

Anh quay sang mình một giây như không hiểu gì rồi lại chăm chú vào tay lái.

Mãi rồi quen. Đúng là ở Mỹ, họ không cho cảnh sát đứng đường thật. Mà không cho đứng đường thì làm gì có thu nhập thêm. Không có thu nhập thêm thì làm sao khuyến khích được sự tận tụy của nhân viên cộng lực. Cảnh sát sẽ sinh ra trễ nải với công việc thì bảo vệ chế độ làm sao. Lẽ ra phải có chính sách kích thích họ sao cho ngày nghỉ cũng tranh nhau đi làm nhiệm vụ, lăm le trực thay đồng nghiệp khi đồng nghiệp mới chỉ nhức đầu, sổ mũi. Chiến sĩ không có thu nhập thêm thì lấy chi cống nạp, sếp tiêu bằng cái gì ngoài lương, chỉ đạo cấp dưới phá án làm sao mà sáng suốt được. Ở Việt Nam, ấy chết, nói nhầm, ở nước khác á, điều một cảnh sát ra đứng đường sếp thu ít ra cũng dăm nghìn đô. Tiêu hết, sếp lại “luân chuyển cán bộ”, thu thêm. Mới biết Mỹ to xác nên ngờ nghệch, làm sao nghĩ ra được những cái mẹo ấy.

Cảnh sát đã vậy còn tình hình dân phòng cũng không khá hơn. Vào các khu thương mại và ở cả những chỗ hàng quán quây ra vỉa hè nữa, chẳng thấy dân phòng vung vẩy dùi cui đuổi chợ. Mà lực lượng này cần gì phải trả lương vì nó tự trang trải được. Nó đói thì bắt trứng lộn, trái cây mà ăn, khát thì bắt cô ca, pep si mà uống, no rồi thì chia nhau mang về cho vợ tuồn sang chợ khác. Hôm nào dân sợ quá, không dám bày hàng ra, không thu được gì thì cũng giải quyết được khâu oai, tăng cường nỗi sợ hãi từ dân đối với chính phủ. Không nuôi dưỡng lực lượng này, nếu có biến xảy ra thì huy động sao đây. Cái đám lúc nhúc ấy, nếu sử dụng vào việc dẹp biểu tình, giải tán đám đông, cưỡng chế đất cũng được việc đáo để chứ.

Mình nhập cảnh vào Mỹ cũng chẳng ai thèm để ý. Ít ra, mình cũng từ nước cộng sản sang nước đế quốc. Cộng sản với đế quốc là kẻ thù của nhau, một mất một còn. Mặc dù kiểm tra an ninh rất kỹ, không phát hiện ra vũ khí, vật dụng kim loại nhưng làm sao biết đầu óc mình đang nghĩ gì. Lẽ ra, ngay từ sân bay, họ phải cho người theo dõi xem thằng cha Việt cộng ấy hành tung ra sao, ẩn náu ở đâu, móc nối cấu kết với thế lực thù địch nào chứ.

Hai ngày đầu tiên, mình được bố trí ở một nhà ngoại thành. Chủ nhà giành cho mình một phòng riêng, đầy đủ tiện nghi. Mỗi lần ra khỏi phòng, mình chỉ khư khư tấm hộ chiếu như lá bùa hộ mệnh, lại còn kẹp sẵn hai tờ 20 đô la vào nữa, phòng khi công an hay tổ trưởng dân phố đến hỏi thì nhanh nhảu trình ngay để gây thiện cảm.

Chiều tối, mọi người đến chơi đông lắm. Nhưng mình miệng vẫn nói chuyện còn lòng dạ thì không yên. Nhớ hôm nhà mình tụ tập đông người, nhờ có “tai mắt của nhân dân” mà bọn chúng biết Thúy Nga đang ở đây nên mới mai phục đánh cho mẹ con Nga một trận khi mới ra khỏi nhà mình chừng dăm phút. Nghĩ thế, thỉnh thoảng mình ra ngoài nhìn quanh xem có thấy hàng xóm rình rập gì không. Khách đến chơi, ô tô để đầy phía trước tức là rất bất thường sao lại không có người rình cơ chứ. Phát hiện thấy một phần tử người nước ngoài, lại thuộc quốc gia cộng sản đang ẩn náu ở đây mà trình báo, nếu không được thưởng thì cũng tăng thêm uy tín với chính quyền. Nơi mình sống, nhà nào có người làm cán bộ chính quyền, công an, hay dân phòng thì tự hào và yên tâm lắm, khối người nhờ vả. Nếu không có thì tìm cách quen thân. Nhà mình không thân được ai nên đành chịu.

Cuối cùng, mình lén chốt chặt cửa lại nhưng thỉnh thoảng vẫn đánh mắt ra phía ngoài, chỉ sợ công an đến kiểm tra đột xuất. Nghĩ lại hôm 25/9/2013 công an phá cửa nhà mình xông vào bắt Phương Uyên rồi bắt luôn cả 9 người khác mà kinh hãi đến tận bây giờ. Nhỡ ra công an Mỹ lấy lý do kiểm tra hộ khẩu, xông vào bắt mình nện cho một trận rồi tống lên máy bay áp giải về Việt Nam thì hỏng hết việc, chưa ra trận mà đã thành tù binh.

Khách đã về hết, chỉ còn mình với chủ nhà. Lúc này đã 10 giờ nhưng không thấy anh có vẻ gì lo đến việc khai báo lưu trú. Định nhắc, lại sợ anh cho mình là nhà quê. Đành gợi ý khéo bằng cách tỏ ra rằng mình có thể là đối tượng cảnh sát quan tâm để anh đừng quên việc trình báo, mình bảo:

- Ngày xưa tôi có 5 năm ở chiến trường…

Có vẻ như anh chẳng để ý gì, mình tỏ ra nguy hiểm hơn:

- Tôi ra trận, đánh nhau hăng lắm, cũng được mấy danh hiệu dũng sĩ.

Nhưng anh chỉ bảo:

- Từ chiều đến giờ, mải nói chuyện, anh chưa ăn, tôi làm cái gì cho anh ăn nhé.

Mãi rồi mình cũng biết, ở đây không có qui định khai báo tạm trú lưu trú gì ráo trọi. Tóm lại, hộ chiếu của mình chỉ phải chìa ra mấy lần khi xuất, nhập cảnh, ngoài ra chẳng ma nào thèm hỏi đến. Quản lý lỏng lẻo thế này, làm sao tránh khỏi thế lực thù địch trà trộn vào dân phá hoại cơ chứ.

Tuy vậy cái dở nhất của nước Mỹ là làm cho dân nhờn. Quốc hội gì mà ai ra vào tùy thích, sao tránh khỏi mất thiêng. Lại còn rồng rắn mang theo mỗi người cốc cà phê hay nước uống vào Quốc hội nữa chứ. Đi cũng uống, ngồi cũng uống, mỏi tay thì để cả lên bàn toàn tài liệu, chẳng ra cái vẻ uy nghiêm của cơ quan quyền lực cao nhất nước gì cả. Không có hàng rào cảnh sát gườm gườm, đầy sát khí mỗi khi thấy ai có vẻ dân thường mon men đến gần. Mình ra vào nhà Quốc Hội mấy lần, chỉ họ thấy kiếm tra xem những thứ mang theo có gì có thể gây ra nguy hiểm thôi chứ hoàn toàn không kiểm tra giấy tờ xem là ai, quan hay dân thường, có ai là đối tượng theo dõi không, chủ quan đến thế là cùng.

Hôm đầu, mình cứ nem nép đi theo mấy cháu, thấy chúng nó vào đâu, mình mới dám vào. Sau quen dần, mình xông khắp nơi, vào cả phòng tổng thống cầu nguyện, đứng ở nơi tổng thống tuyên thệ nhậm chức chụp ảnh, chụp chán rồi nằm khèo lên đi văng hóng cái không khí thoáng đãng, chẳng thấy ai thèm nhắc nhở

Buổi điều trần ở quốc hội, khi một ông nghị phát biểu, mình thấy bà Sanchez đứng nép sang một bên vui vẻ chờ đến lượt mình. Nghe nói bà có nhiều người giúp việc, thế mà không có đứa nào chạy đi bê ghế xun xoe đặt vào mông bà. Nếu ở ngoài trời chắc cũng chẳng đứa nào chịu cầm ô che. Hình như đám giúp việc chẳng hãi bà tí nào, chẳng sợ bà đuổi việc hay sao ấy.

À, còn ở Hollywood, dân chúng nặn cả tượng tổng thống đương nhiệm bằng sáp mới táo tợn chứ. Obama đứng, cười nhăn nhở, chìa tay ra cho ai muốn bắt thì bắt. Nhạo báng lãnh tụ đến thế là cùng, hỏi sao dân không nhờn. Mình bắt tay chụp hình xong, xoa đầu gã một cái để thử phản ứng nhưng không thấy cảnh sát nào chạy đến xốc nách dong đi.

Tóm lại, ở Mỹ, hệ thống chuyên chính vô sản, à quên, chuyên chính… tư sản tê liệt, không thấy hoạt động, quan và dân đều như nhau, thậm chí quan còn khổ hơn. Đó là điểm yếu chết người của Mỹ. Nếu không biết làm cho dân sợ thì sao tránh khỏi chuyện biểu tình không theo định hướng, rồi cứ đà này, dần dần dân chúng nó lật nhào chế độ lúc nào không biết ấy chứ.

NGUYỄN TƯỜNG THỤY

Trận đấu đầy bất ngờ và lôi cuốn giữa Mỹ & Bồ Đào Nha

Phóng ... đại viên Nguyên Trần

Trận đấu vòng loại toán G giữa Mỹ và Bồ Đào Nha đã diễn ra vào lúc 6:00 giờ chiều ngày chúa nhật 22/6/2014 tại sân vận động Amazon Rain Forrest dưới sự điều khiển của trọng tài người Á Căn Đình Nestor Picana và sự dự khán của với nhiệt độ nóng 31 C (88 F) và ẩm độ 70%.

Hiện thời Mỹ sau khi hạ Ghana 2-1 được 3 điểm còn Bồ Đào Nha sau trận thảm bại trước Đức 0-4 nên không có điểm nào. Đây cũng là một trận quan trọng cho cả hai đội :Mỹ để củng cố chiếc vé vào vòng 16 còn Bồ Đào Nha nếu thua thì vĩnh biệt Ba Tây giống như trường hợp Tây Ban Nha, đội đương kim vô địch thế giới.

Với tinh thần quyết tử đó hai đội đã ra quân với thành phần như sau:
United States: thủ môn Tim Howard; hậu vệ Fabian Johnson, Geoff Cameron, Matt Besler, DaMarcus Beasley; tiền vệ Kyle Beckerman, Jermaine Jones, Alejandro Bedoya (DeAndre Yedlin, 72), Michael Bradley, Graham Zusi (Omar Gonzalez, 90); trung phong Clint Dempsey (Chris Wondolowski, 87).
Portugal: thủ môn Beto; hậu vệ Andre Almeida (William Carvalho, 46), Ricardo Costa, Bruno Alves, Joao Pereira; tiền vệ Miguel Veloso, Joao Moutinho, Raul Meireles (Varela, 69th), Nani, Cristiano Ronaldo; trung phong Helder Postiga (Eder, 16th). Đội hình Bồ Đào Nha thiếu hai hậu vệ rường cột là Pépé( bị hai thẻ vàng) và Fábio Coentrão (bị thương). Ngoài ra tiền vệ số 1 thế giới Cristiano Ronaldo mới giải phẩu đầu gối trái nên chỉ ra sân cho có lệ. 
Với quyết tâm chiến thắng, ngay từ phút đầu tiên, Bồ Đào Nha đã mở những cuộc tấn công ào ạt nhưng gặp phải hàng phòng thủ vũng chắc của Mỹ nên không có kết quả. Nhưng tới phút thứ 5’, Meireles của Bồ Đáo Nha lớp banh rơi ngay đúng chân Nani và anh nầy chỉ việc hất banh vào lưới Mỹ trong khi có tới 3 hậu vệ Mỹ đứng gần đó mà không anh nào đeo sát Nany để chận chân sút nầy. Mỹ 0 – 1 Bồ Đào Nha 


Bàn thắng đầu tiên của Nany (số 17) Bồ Đáo Nha ở phút thứ 5 

Vài hình ảnh gửi Phùng Quang Thanh và Bộ Chính Trị hắn đại diện

 những người coi Tầu Cộng là anh em với VN




Tây Tạng dưới gót giầy quân Hán xâm lược. 
"Liên Hiệp Quốc: Hãy ra tay cứu lấy Tây Tạng."

22 June 2014

Xem tranh "Vùng Tâm Sự",

Xem tranh, ngột ngạt vì mầu sắc, và còn vì Tâm Sự ẩn dấu trong tranh. Em đang ở Địa Đàng của riêng em, Vùng Tâm Sự của riêng Em, sao Em vội vã quay lưng bước đi? Em sợ gì, những tảng mây sau lưng?  Em chạy trốn điều gì ẩn tàng trong những khối mây mầu ngột ngạt đó? Địa Đàng, còn không Em? (LD)
**

Màu sắc và đường nét sống động và ừ thì "vùng tâm sự" ẩn hiện nhiều tâm sự đấy, để khán giả muốn hiểu sao thì hiểu. Thế là phá cách và điểm xuyết cho một bức họa được thành công... Bức tranh này Út nhìn tà áo dài đẹp nhất...Kế tiếp là gam màu chơi thật xuất sắc. Cái thành công của bức họa này là Gam Màu! (NT)
**

Nàng hoàng quần, chứ không phải hồng quần. Hồng quần thì hoen ố rượu rơi trong Tỳ Bà Hành. Tôi phải lưu ý anh ngay nếu có ai nói hai con thỏ là Playboy thì "bò qua đi Tám" đừng nói tầm bậy. ...Tôi sẽ gởi vài chữ góp vui, và vài chữ về bức tranh. (T.T.Tuệ) **

Tháng sáu & đêm ở Brea, thơ


TV Listing Thứ Hai 23/6 (giờ Toronto- New York)


Kết quả các trận Chủ Nhật 22 và thứ Bảy 21



World Cup Hỏi Đáp

Hỏi

1.
 Tại sao đội bóng Tây Ban Nha, đội đương kim vô địch bóng tròn thế giới, lại thảm bại nặng nề, thua Hòa Lan 1-5 rồi thua Chí Lợi 0-2?
 2.
 Tai sao cầu thủ đương kim vô địch phá lưới thế giới của đội TBNha, Ronaldo, không ghi được bàn thắng nào? Và tại sao Ronaldo không được ông bầu cho
 ra quân trong trận thứ hai?
 3.
 Hình như thể lực là lý do thất bại của TBNha? Hay là kỹ thuật? Hay lý do nào khác?

 Ng Phụng

Đáp       

1) Nguyên nhận sự sụp đổ thảm hại của đế quốc bóng tròn Tây Ban Nha: theo tôi thi có nhiều nguyên nhân gây “tai nạn” cho đội banh với thành tích vô tiền khoáng hậu là 3 lần liên tiếp (3 consecutives times ) đoạt giải bóng tròn vô địch Âu Châu EURO 2008, vô địch thế giới  WORLD CUP 2010 và vộ địch Âu Châu EURO 2012:
1a) Lỗi lầm của huấn luyện đội tuyển quốc gia Tây ban Nha Vicente del Bosque: đây là một huấn luyên viên có khả năng và tràn đầy kinh nghiệm. Chính  ông là người đã dẫn dắt đội banh xứ bò mộng đoạt 3 lần liên tiếp 3 chiếc cúp bóng tròn vĩ đại trên. Nhưng lần nầy có thể vì tuổi tác hay “lụt nghề” mà ông đã vướng nhiều lỗi lầm lớn mà điển hình là quá favor cho trung phong Diego Costa, một hảo thủ của đội banh Atletico Madrid vừa đoạt giải vô địch La Liga của Tây Ban Nha. Diego Costa là người Ba Tây nhưng khi sang đá thuê cho đội Altetico Madrid thì ông Vicente Del Bosque lại “dụ dỗ”  anh ta vào quốc tịch Tây Ban Nha để đá cho đội banh Tây Ban Nha kỳ World Cup nầy (theo luật mới của FIFA thì cầu thủ nào có hai quốc tịch cho dù gốc hay mới cũng được quyền lựa chọn đá cho một trong hai quốc gia đó. Từ tình nghĩa nầy, Del Bosque phải ưu tiên cho con gà nhà Diego Costa đá vai trung phong chính của đội Tây Ban Nha mặc dù anh ta bị thương hamstring chư bình phục hẳn. Trong lúc đó Tây Ban Nha cũng có những cầu thủ nguey6n gốc cũng đá trung phong xuất sắc như Pedro Rodrigue hay Davis Villa. Từ đó tạo sự bất mãn ngấm ngầm của cầu thủ  Tây Ban Nha khi đồng đội họ là một “người Ba Tây” Hậu quả là họ không hợp tác và ít chịu giao banh cho Diego Costa để mất nhiều dịp may làm bàn. Ngoài ra trong đội hình Tây Ban Nha năm nay gồm các cầu thủ của ba đội banh đứng đầu nước là Barcelona, Real Madrid và Alletico. Đặc biệt là chiến thuật đấu pháp của ba đội nầy hoàn toàn khác nhau: Barcelone với chiến thuật Tiki

Taka cố giữ banh thật nhiều thật chắc rồi từ từ tiến sâu vào vòng cấm địa địch chờ có dịp thắng bàn thấy rõ mới sút vào. Real Madrid với chiến thuật phòng thủ  chặt rồi phản công chới nhoáng để ghi bàn. Còn Atletico Madrid thì áp dụng chiến thuật tấn công ào ạt để áp đảo địch dành chiến thắng. Với 3 chiến thuật khác biệt như vậy mà ông Del Bosque không có một a91u pháp dung hòa riêng biệt cho toàn đội để khi lâm trận thì vì đội Barcelona có nhiếu cầu thủ hơn nên họ cứ đem Tiki Taka ra mà áp dụng làm cho cầu thủ Real Madrid và Aletico lạc nhịp. Hâu quả là đội hình đội banh defending champion là cà một hổn tạp rối nùi.

1b) Đã vậy, ông Del Bosque điều quân theo cảm tình hơn chứ không thẳng thắng cương quyết vô tư theo tình hình thực tế như Sir Alex Ferguson huấn luyên viên lỗi lạc của đội banh Manchester United Anh Quốc. Điển hình là thủ môn Iker Casillas của đội Real Madrid đã mắc nhiều lỗi lầm trầm trọng trong mấy trận banh gần đây  thế mà ông vẫn cho giữ khung thành Tây Ban Nha trong trận thua tệ hại nhất lịch sử bóng tròn Tây Ban Nha 1-5 trước đội Hòa Lan. Trong trận nầy, Casillas đã phạm những lỗi thật sơ đẳng không thể chấp nhận được như không chịu đá banh lên trên mà cứ lấn cấn ôm banh chạy lòng vòng để bị tiền vệ Hòa Lan Van De Persie cướp banh tung vào lưới trống. Thế mà Del Bosque đã không hay không “dám” thay ngay Casillas bằng thủ môn rất hay David de Gea của đội banh Manchester United hay thủ môn Reina của Napoli.

Sau đó nhiều nhất là fans đã vô cùng ngạc nhiên khi thấy Del Bosque vẫn tiếp tục đưa Casillas giữ khung thành trong trận thi đấu với Chile, một trận mà Tây Ban Nha phải thắng-Do or Die- và hậu quả là họ đã lại một lần nữa thảm bại trước đội banh trung bình Chile 0-2. Sau  trận nầy nghe các bình luận viên trên sân nói “ 0 offense, 0 defence, Spain shoud go home” Nghe mà thấy đau lòng cho đội đương kim vô địch hoàn vũ.
   
1c)Thêm một lý do khách quan khiến cho đội Tây Ban Nha chôn vùi tên tuổi mình tại World Cup 2014 là trong các tournament trang giải quốc gia vừa qua ở Âu Châu thì Tây Ban Nha là nước khốc liệt nhất. Mỗi đội banhTây Ban Nhă nhất là 3 đội Atletico Madrid, Real Madrid ngoài việc phải tranh các giải trong nước như La Liga, King Cup, còn phải tranh liên tiếp các giải Champions League (C1) và C2. Như vậy mỗi cầu thủ ngay trướnc khi tham gia World Cup thì đã phải đá trên dưới 100 trận đấu như trải qua một cuộc vạn lý trường chinh thì thử hỏi còn hơi sức đâu mà đá banh. Sức voi cũng chết chứ đừng nói tới người ta. Thế nên, chúng ta thấy đội Tây Ban Nha ra quân vì sức cùng lực tân nênrời rạc thờ thẩn như chết rồi. Đó là chư kể khí hậu khắc nghiệt nóng ẩm áp suất không khí nặng nề dễ ngộp đã ảnh hưởng nhiều tới sức thi đấu của cầu thủ.

Đó chính là những lý do đã mang thảm họa tới đội banh đương kim vô địch Tây Ban Nha.

2) Sự sa sút của Cristiano Ronaldo: Một trong những lý do khiến Ronaldo không thi thố tài năng siêu việt của anh cũng là vì anh bị vắt hết hơi sức trong những cuộc tranh tài đầy dẫy của đội Real Madrid. Thêm vào đó, anh bi thương nặng ở đầu gối trái cũng từ những cuộc tranh tài nầy và phải giải phẩu vào ngày 22/5/2014  thì làm sao mà anh hồi phục hoàn toàn để thi đấu. Nhìn điệu bộ chán nãn u buồn thiểu não của anh trong trận thua Đức 0-4 mà tôi thấy tội nghiệm cho anh. Nhưng biết làm sao hơn khi định mệnh đã an bài như vậy rồi.

Chính các bác sĩ của đôi banh đã khuyến cáo anh khiông nên ra sân vì với  bệnh trạng có thể tại hại cho cả cuộc đời cầu thủ của anh, nhưng vì muốn yểm trợ tinh thần cho đồng đội và vì tình yêu nước, anh phải ra sân trong hiệp đầu và sau đó huấn luyện viên Paulo Bento phải cho anh ngồi bench để dưỡng sức anh cho những trận tới. Chúa nhật nầy 18:00 ET đội tuyển quốc gia Hoa Kỳ sẽ gặp Portugal. Hy vọng với momentum chiến thắng Ghana một cách vinh quang và tình trạng què quặt củă Ronaldo, Hoa Kỳ sẽ có cơ may chiến thắng Portugal hay thủ huề để tiến vào vòng 16. Ở group G: Germany, Portugal, Ghana, USA, tôi dự đoán Germany sẽ đứng nhất và Hoa Kỳ hạng nhì để cùng vào vòng trong. Hoa kỳ có lợi thế là sẽ gặp Đức ở ngày cuối cùng. Biết đâu tùy tình hình, Đức sẽ tạo cợ hội cho Hoa Kỳ vào vòng 16 vì chúng ta đừng quên huấn luyện viên Jurgen Klinnsman là người Đức. Cũng cần nói thêm là trong vòng tranh qualified World Cup 2014 khu vực trung bắc Mỹ, chính Hoa Kỳ đã giúp cho Mexico chiếc vé đi Brazil và kể từ đó dân Mexico rất có cảm tình với Mỹ thay vì ghét Mỹ như trước đây.

Vài hàng chia sẻ tin tức thể thao nóng bỏng cùng quý bạn.
Thân ái.
NTPhát

21 June 2014

Giáo sư Carl Thayer: Tầu Cộng tìm cách uy hiếp VNCS

Tầu Cộng tìm cách uy hiếp VNCS: Đó là ý nghĩa của cuộc gặp gỡ giữa Dương Khiết Trì và Phạm Bình Minh mới đây ở Hà Nội.

Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Biển Đông thuộc Học viện Quốc phòng Australia, nhận xét tuy cuộc gặp cấp cao Việt-Trung hôm nay quan trọng nhưng không có gì ngạc nhiên khi nó không mang lại kết quả đột phá.

“Cuộc gặp quan trọng vì nó diễn ra giữa bối cảnh cuộc khủng hoảng liên quan đến giàn khoan đang gia tăng và nó mang lại cơ hội đầu tiên cho đôi bên gặp gỡ. Việt Nam đã hối thúc kích hoạt đường dây nóng Việt-Trung, nhưng không được Bắc Kinh đáp ứng. Cuộc gặp hôm nay không giải quyết được vấn đề giàn khoan, nhưng thật ra cũng không nên mong đợi điều đó. Bởi lẽ đây chỉ là vòng sơ khởi, đôi bên trình bày quan điểm của mình, và có lẽ Trung Quốc đang tìm cách tận dụng cơ hội này để uy hiếp Việt Nam mà một trong những yêu cầu được nêu lên hôm nay là đòi Việt Nam đền bù thiệt hại từ các vụ bạo động chống Trung Quốc. Cuộc hội đàm không đạt kết quả vì giàn khoan Trung Quốc vẫn sẽ ở đó cho tới giữa tháng 8. Chúng ta phải đợi tới sau thời điểm đó mới có thể thấy được liệu có hay không nỗ lực giải quyết khủng hoảng để đưa quan hệ Việt-Trung không phải trở lại mức bình thường mà là thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng, từ đối đầu chuyển sang đối thoại."

Một trong những tên lưu manh ở Bắc Kinh: 
Dương Khiết Trì

20 June 2014

Chông Chênh Đỉnh Nhớ, thơ Trần Văn Lương

Dạo:

       Nỗi nhớ chông chênh,
       Tròng trành mắt nhỏ,
       Buồn đan kín ngõ,
       Lối cỏ mong manh.

Chông Chênh Đỉnh Nhớ

      Lối chiều chân chếnh choáng say,
Khói vầy tóc áy, sỏi nhay gót già.
     Một mình lết bết đường xa,
Dửng dưng màu lá, qua loa câu chào.
     Loăng quăng gió ghẹo trăng đào,
Đò không, bến vắng, cây sào chỏng chơ.
     Theo con sóng vỡ lên bờ,
Hành trang năm cũ ơ hờ vuột tay.
     Chim trời gãy cánh loay hoay,
Phân vân chẳng biết đêm rày về đâu.
     Rong khô gửi xác chân cầu,
Bầy đom đóm cũng vực sâu lánh đời.
     Mây tàn tiễn ánh sao rơi,
Lung linh giọt lệ giữa trời biệt ly.
     Ánh đèn chấp chới bờ mi,
Hương chăn gối cũ chợt đi chợt về.
     Canh dài vật vã chán chê,
Băn khoăn gói lại câu thề bỏ quên.
     Bao lần năm tháng thay tên,
Mấy ai còn đếm xương bên tro tàn.
     Tay khuya vén nhẹ góc màn,
Thầm nghe lá chết thở than trách người.
     Môi tan đáy chén rượu mời,
Dăm con ma cũ khóc cười cạn ly.
     Cơn đau quá tuổi dậy thì,
Bỗng dưng dở chứng nằm lì trong gương.
                         **
     Mờ mờ cánh vạc dầm sương,
Bước chân vô định cuối đường dở dang.
     Ngõ về đầy ắp cỏ hoang,
Lơ thơ kỷ niệm, bẽ bàng giấc mơ.
     Đời không ai đợi ai chờ,
Chông chênh đỉnh nhớ, bơ vơ bóng chiều.

     Trần Văn Lương
     Cali, 6/2014

Kết quả ba trận thứ Sáu 20/6


19 June 2014

Kết quả ba trận thứ Năm 19/6


Câu chuyện bên lề World Cup

Khi  tình yêu lứa đôi bén rể từ tình yêu bóng đá

Ngày nay, rất ít người hiểu  thế giới mà chúng ta đang sống là một thế giới đa dạng, luôn chứa đựng nhiều nghịch lý dẫn đến những phân cực mà mỗi chúng ta phải khôn ngoan nhận diện  để tổ chức cuộc sống cho chính mình, cho gia đình  và rộng hơn,  cho tổ quốc mình. Chẳng hạn, ngay khi ánh binh minh  rọi những tia nắng đầu ngày ở phần này thì ở phần kia  của trái đất đã xuất hiện màn đêm buông xuống. Giữa binh nguyên mầu mỡ bát ngàn,  phủ đầy màu xanh thảo mộc cũng đã ẩn giấu đâu đó những sa mạc khô cằn, gieo rắc cái chết cho vạn vật. Lại có khi  vừa lúc hòa binh ló dạng,  mang đến  hy vọng  ấm no hạnh phúc cho nhân loại thì đã manh nha chiến tranh, chia cắt, tai ương và đói nghèo. Nước giẩu cứ giầu, nước nghèo cứ nghèo với một tương lai bất định.

Trong cái hỗn mang ấy của cuộc sống, vẫn có những tấm lòng, những sự kiện lớn,  đẹp như đóa hoa hướng dương  vươn về ánh mặt trời. World Cup, ngày hội thể thao lớn nhất hành tinh đang diễn ra tại Brazil trong vài ngày qua, muốn mời gọi thế giới xích lại gần nhau và làm cho thế giới nhỏ lại với nhiều yêu thương hơn.

Cứ mỗi giây phút qua đi, những âm vang của bài hát  chính thức 2014 World Cup được cất cao: We are One: “Chúng ta là một”: mà nội dung muốn chuyển tải  thông điệp ngắn gọn, dễ nhớ  có dụng ý nhắc nhở: hãy biến thế giới này thành miền đất hứa cho mọi người, mọi dân tộc.  Cũng có thể nói  là sự gào thét  cho đoàn kết và bao dung giữa con người với con người.

Bữa đại tiệc bóng đá còn đang tiếp diễn và đã  bước sang ngày thứ bảy. Luồng gió mát bóng đá đang bao phủ hành tinh làm dịu mát những tranh chấp, đưa con tim đến với con tim từ mọi hang cùng ngõ hẻm của  thế giới, trong đó niềm vui lên ngôi, thời trang lên ngôi muôn hình muôn vẻ và tình yêu lứa đôi cũng đan duyên cùng tình yêu bóng đá lên ngôi, làm cho ngày vui bóng đá nở hoa hạnh phúc dâng tran trong lòng chúng ta.

Jennifer mừng rơi lệ
nhận lời cầu hơn của  Brusich
sau khi Tuyển Mỹ thắng.Ghana.

Đó là câu chuyện tình  có hậu, đẹp và không kém  vẻ hấp dẫn như chuyện tình Romeo Juliette khi  Nick Brusich quì xuống trao nhao nhẫn và ngỏ lời cầu hôn Jennifer Buzan ngay  sau khi đội tuyển Mỹ ghi bàn thứ hai hạ gục Ghana tại Estado das Dumas, nơi diễn ra trận cầu giữa hai kỳ phùng địch thủ. Người ta tin rằng lúc đó có lẽ Jennifer Buzen là người hạnh phúc nhất vì đôi bạn trẻ đã yêu nhau được hai năm nhưng chưa bao giờ nàng nghĩ rằng nó xảy ra theo tình huống  diễn tiến  trùng với nỗi vui vỡ bờ của hàng triệu con tim trên toàn nước Mỹ: Nước Mỹ thắng trận, tình yêu chân chính thắng trận.

Người ta không biết có bao nhiêu cặp đôi yêu nhau trao lời hẹn ước trong dịp vui này. Nhưng mọi người đều hiểu, khi nhân loại đến với nhau bằng trái tim, bằng lòng bao dung, chia xẻ thì bóng ma chiến tranh và chết chóc  nhất định sẽ bị tận diệt.

Xin chúc đôi bạn trẻ Nick và Jennifer ngập tràn hạnh phúc để tình yêu lứa đôi đan quyện lấy tình yêu bóng đá trở nên bất diệt. Lời chúc này thay cho lời kết của bài viết./.

Viết tại San Jose ngày 17/6/14
TeHong

Tây Ban Nha đã bị loại khỏi cuộc tranh tài bóng đá 2014


Tuổi tác thêm kinh nghiệm. Ý tưởng ấy dườnng như không áp dụng cho World Cup.

Đội Tây Ban Nha là đội được xếp hàng đầu trong 32 đội ra đi tranh giải Bóng Đá Toàn Cầu 2014. Đó là đội qui tụ nhiều danh thủ nhất trong tất cả mọi đội, trong đó 16 cầu  thủ đã từng tham dự tranh giải World Cup ít nhật một lần trước đây. Đội TBN đã tung lưới địch 217 lần trong các cuộc tranh tài quốc tế.

Tất cả những điều ấy đã không giúp cho đội TBN khỏi loạng choạng trước hai đội non trẻ hơn mình: Hòa Lan và Chile. TBN đã thua 5 trái trong trận mở đầu của mình với Hòa Lan thứ Sáu 13 tháng 6. TBN thua thêm hai bàn nữa với Chile thứ Tư để hết cơ hội tiến lên tranh thủ giữ lại chức đương kim vô địch của mình.

Thế là đương kim vô địch TBN đã bi loại ngay ở vòng đầu. Nhưng đây không phải là trường hợp đầu tiên: Trong quá khứ gần đây Ý đã sụp dổ vào năm 2010 và Pháp năm 2002.

Uy danh và kinh nghiệm của đối thủ nhiều khi lại là yếu tố kích hoạt để làm bùng dậy lòng dũng cảm nơi những đội non trẻ chứ không phải gây nên sự sợ hãi.

(Phóng viên Tay mơ)

Kết quả ba trận thứ Tư 18/6


17 June 2014

Không ai trong số họ đã hô “Việt Nam Quốc Dân Đảng muôn năm”

Trần Trung Đạo
Vào khoảng thời gian này 84 năm trước, tức vài hôm sau Ngày Tang Yên Bái, ngày 17 tháng Sáu năm 1930, bức hình bên đây được đăng trên báo Pháp. Mười ba chiếc đầu của các đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng vừa bị chém còn phơi trên bãi cỏ. Chiếc đầu được đánh dấu tròn được tờ báo ghi chú "đây là đầu của Nguyễn Thái Học".

Theo tác giả Hoàng Văn Đào trong tác phẩm “Từ Yên Bái tới ngục thất Hoả Lò”: Trong chuyến xe lửa bí mật, riêng biệt khởi hành từ Hà Nội lên Yên Bái, các tử tù cứ hai người còng làm một, trò chuyện ở toa hạng tư trên một lộ trình dài 4 tiếng đồng hồ. Cùng đi với các tội nhân còn có thanh tra sở mật thám Pháp, hai cố đạo người Âu là Linh mục Mechet và Dronet. Máy chém di chuyển theo cùng chuyến xe. Đao phủ thủ phụ trách buổi hành quyết là Cai Công. Cuộc hành quyết khởi sự vào lúc 5 giờ kém 5 phút sáng ngày 17.6.1930 trên một bãi cỏ rộng với sự canh phòng cẩn mật của 400 lính bản xứ. Xác chết 13 người chôn chung dưới chân đồi cao, bên cạnh đồi là đền thờ Tuần Quán, cách ga xe lửa độ một cây số.

Tác giả Louis Roubaud in trong cuốn sách Việt Nam, xuất bản 1931, được trích dẫn khá nhiều, viết về cuộc khởi nghĩa Yên Bái và những diễn biến tại pháp trường. Ngay ở trang đầu Roubaud đã viết: “Việt Nam! Việt Nam! Việt Nam! 13 lần tôi nghe tiếng hô này trước máy chém ở Yên Bái. 13 người bị kết án tử hình đã lần lượt thét lên như vậy cách đoạn đầu đài hai thước”.Tác giả cũng viết về nhà cách mạng Nguyễn Thái Học: “Anh mỉm miệng cười, cực kỳ bình thản, đưa mắt nhìn đám đông công chúng và cúi đầu chào đồng bào rồi cất giọng đĩnh đạc, trầm hùng mà hô lớn: “Việt Nam vạn tuế”. Cô Giang, vợ chưa cưới của Nguyễn Thái Học, cũng có mặt trong đám đông.”

Mười ba liệt sĩ lên máy chém thực dân sáng ngày 17 tháng 6 năm 1930: Nguyễn Thái Học, Phó Ðức Chính, Bùi Tư Toàn, Bùi Văn Chuẩn, Nguyễn An, Hà Văn Lạo, Ðào Văn Nhít, Ngô Văn Du, Nguyễn Ðức Thịnh, Nguyễn Văn Tiềm, Ðỗ Văn Sứ, Bùi Văn Cửu và Nguyễn Như Liên.

Đảng trưởng Nguyễn Thái Học và 12 đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng đã dành hơi thở cuối cùng của đời mình trên mặt đất này để gọi tên hai tiếng Việt Nam trước khi bước lên máy chém. Như hai tác giả Louis Roubaud và Hoàng Văn Đào viết, không ai trong số họ đã hô “Việt Nam Quốc Dân Đảng muôn năm”.

Đó cũng là điểm khác biệt chính giữa các đảng cách mạng thật sự chiến đấu vì tự do, độc lập của dân tộc và đảng CSVN. Với những người yêu nước chân chính, đảng cách mạng chỉ là chiếc ghe để đưa dân tộc Việt Nam qua sông trong khi với Đảng Cộng sản chiếc ghe lại chính là dân tộc.

Hôm nay, sở dĩ đảng CS ca ngợi lòng yêu nước của Nguyễn Thái Học chỉ vì ông đã hy sinh, tuy nhiên, nếu ông còn sống và tiếp tục lãnh đạo Việt Nam Quốc Dân Đảng trong giai đoạn 1945, số phận của Nguyễn Thái Học cũng giống như Bùi Quang Chiêu, Trương Tử Anh, Khái Hưng, Phạm Quỳnh, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch, Hồ Văn Ngà, Nguyễn Thế Nghiệp và hàng ngàn người Việt Nam yêu nước bị CS giết mà thôi.

Nguyễn Thái Học khi sống là Đảng trưởng Việt Nam Quốc Dân Đảng nhưng khi chết đã chết như bao nhiêu thanh niên yêu nước khác, thư thái ngâm những vần thơ tuyệt mệnh “Chết vì tổ quốc, chết vinh quang, lòng ta sung sướng, trí ta nhẹ nhàng”. Chàng thanh niên Việt Nam Nguyễn Thái Học chỉ mới 28 tuổi.

Lịch sử mang tính thời đại và tính liên tục. Mỗi thế hệ có một trách nhiệm riêng, nhưng dù hoàn thành hay không, khi bước qua thời đại khác, vẫn phải chuyển giao trách nhiệm sang các thế hệ lớn lên sau. Sức đẩy để con thuyền dân tộc vượt qua khúc sông hiểm trở hôm nay không đến từ Mỹ, Anh, Pháp hay đâu khác, mà bắt đầu từ bàn tay và khối óc của tuổi trẻ. Lịch sử Việt Nam đã và đang được viết bằng máu của tuổi trẻ Việt Nam.

Trần Trung Đạo
Facebook Trần Trung Đạo

Kết quả 3 trận đấu Thứ Ba 17/6


16 June 2014

Philipines-Mỹ lập căn cứ quân sự gần Trường Sa

Một ngôi làng yên ả của Philippines đang được biến thành một căn cứ hải quân chính có thể tiếp đón các tàu chiến của Mỹ.

AFP loan tin Vịnh Ulugan giờ đây trở thành phần cốt lõi trong các nỗ lực của Philippines tăng cường bảo vệ biển đảo ở Biển Đông đang tranh chấp với Trung Quốc.

Vịnh này thuộc đảo Palawan nằm cách một nhóm đảo nhỏ mà Philippines gọi là Kalayaan thuộc quần đảo Trường Sa chừng 160 cây số.

Tháng rồi, Tổng thống Benigno Aquino tuyên bố đây là tuyến đầu trong các hoạt động bảo vệ chủ quyền ở nhóm đảo Kalayaan.

Tổng thống Philippines cho hay kế hoạch nâng cấp ở đây sẽ cho phép hải quân kiểm soát tàu bè bằng radar và giám sát hoạt động hàng hải thông qua hệ thống vệ tinh.

Philippines và Mỹ nhân chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ hồi tháng 4 đã ký một thỏa thuận an ninh mới cho phép tăng cường sự hiện diện của quân đội Mỹ trên đất Philippines. Theo đó, Mỹ có thể tiếp cận 5 căn cứ quân sự của Philippines, xây dựng các cơ sở và luân phiên hàng ngàn binh sĩ tới trú đóng.

Thỏa thuận cũng cho phép Mỹ điều động thêm máy bay, tàu và thiết bị quân sự đến các căn cứ này.

Các nỗ lực gia tăng hợp tác quân sự giữa Philippines và Mỹ diễn ra giữa những quan ngại về việc Trung Quốc đang đẩy mạnh chính sách thôn tính Biển Đông theo bản đồ đường lưỡi bò 9 đoạn bị quốc tế lên án. (VOA)

Kết quả 3 trận Thứ Hai 16/6


Trung Quốc thật vĩ đại!

Bài viết của một trí thức người Hoa ở Đài Loan nghĩ về đất nước và dân tộc mình, Thật thâm thúy. Nhưng khi đọc rồi lại nghĩ đến chính con người mình, con người Việt hôm nay! (TTR)
**

GS Bá Dương
.
Trên thế giới không có nước nào có lịch sử lâu đời như Trung Quốc, không có nước nào có một nền văn hóa không đứt đoạn như Trung Quốc, mà cái văn hóa đó lại đã từng đạt đến một nền văn minh cao độ. Người Hy-Lạp thời nay với người Hy-Lạp ngày xưa chẳng liên quan gì với nhau. Người Ai-Cập cũng vậy. Nhưng người Trung Quốc hôm nay thì đúng là hậu duệ của người Trung Quốc cổ đại. Tại sao một nước khổng lồ như vậy, một dân tộc to lớn như vậy ngày nay lại ra nông nỗi xấu xa ấy? Chẳng những bị người nước ngoài ức hiếp mà còn bị ngay dân mình ức hiếp. Nào là vua bạo ngược, quan bạo nguợc, mà cả dân (quần chúng) cũng bạo ngược.

Thế kỷ thứ XIX, quần đảo Nam Dương - thời nay tức là Đông Nam Á, còn là thuộc địa của Anh và Hà Lan, có một chuyên viên Anh đóng ở Malaysia nói rằng:"Làm người Trung Quốc ở thế kỷ thứ XIX là một tai họa". Bởi vì ông này đã thấy cộng đồng người Hoa sống ở quần đảo Nam Dương giống một lũ lợn, vô tri vô thức, tự sinh tự diệt, tùy thời còn có thể bị sát hại hàng loạt. Thế mà tôi thấy người Hoa ở thế kỷ XX so với người Hoa ở thế kỷ XIX tai họa của họ còn lớn hơn.

Điều làm chúng ta đau khổ nhất là bao mong đợi của người Hoa từ một trăm năm nay cơ hồ như đã bị tiêu tan toàn bộ. Cứ mỗi lần có một mong chờ trở lại, hứa hẹn nước nhà một tương lai sáng sủa hơn, thì kết quả lại càng làm cho chúng ta thất vọng và tình hình lại càng trở nên tệ hại hơn. Một mong chờ khác lại đến, để rồi lại đem về những ảo vọng, thất vọng, những tồi tệ liên miên vô tận.

Dân tộc cố nhiên là trường tồn, sinh mệnh của cá nhân là hữu hạn. Một đời người có được bao ước vọng lớn? Có được bao lý tưởng lớn, chịu được mấy lần tan vỡ? Con đường trước mặt sáng sủa thế nào? Hay lại đen tối? Thật khó nói cho hết!

Bốn năm trước, lúc tôi diễn giảng tại New York, đến đoạn "chói tai", có một người đứng dậy nói: "Ông từ Đài Loan đến, ông phải nói cho chúng tôi nghe về những hy vọng, phải cổ võ nhân tâm. Sao lại đi đả kích chúng tôi?". Con người đương nhiên cần được khích lệ, vấn đề là khích lệ rồi sau đó làm gì nữa? Tôi từ nhỏ cũng từng được khích lệ rồi. Lúc 5, 6 tuổi, tôi được người lớn nói với tôi: "Tiền đồ của Trung Quốc nằm trong tay thế hệ các cháu đấy!" Tôi cho rằng trách nhiệm của tôi lớn quá, chắc không thể nào đảm đương nổi. Sau đó tôi lại nói với con tôi: "Tiền đồ của Trung Quốc nằm trong tay thế hệ các con đấy!" Bây giờ con tôi lại nói với cháu tôi: "Tiền đồ Trung Quốc nằm trong tay thế hệ các con đấy!"

 Văn hóa truyền thống cha truyền con nối

Một đời, rồi một đời, biết bao nhiêu lần một đời? Đến đời nào thì mới thật khá lên được? Tại Trung Quốc đại lục rộng lớn, sau thời Phản hữu (Phong trào chống phe hữu năm 1958), tiếp theo lại là Đại Cách Mạng Văn Hóa long trời lở đất. Từ ngày loài người có lịch sử đến nay chưa bao giờ thấy được một tai họa do con người làm ra to lớn đến như vậy. Chẳng nói đến tổn thất sinh mạng, cái tổn thương lớn lao nhất là sự chà đạp nhân tính, dầy xéo lên phẩm hạnh cao quý. Con người nếu rời bỏ nhân tính và những đức hạnh cao quý thì sánh với cầm thú.

15 June 2014

Kết quả 3 trận Chủ nhật 15/6


TS Hà Vũ: ‘TQ chiếm nốt Trường Sa, chính thể VN thay đổi mới có liên minh quân sự Việt-Mỹ’

Một nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng, xuất thân từ một gia đình ‘công thần’ với đảng cộng sản Việt Nam, cho rằng bao giờ Trung Quốc chiếm nốt Trường Sa, chính thể Việt Nam thay đổi, mới có thể có liên minh quân sự giữa Việt Nam với Hoa Kỳ.

Nhận định của Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ được đưa ra giữa bối cảnh tranh chấp Biển Đông tiếp tục leo thang với giàn khoan 981 Trung Quốc đưa vào khu vực Việt Nam có tuyên bố chủ quyền, làm khơi dậy những tranh luận về khả năng Việt Nam liên minh quân sự với Mỹ để đối phó với sự xâm lược từ Bắc Kinh.

Việt-Mỹ có thể đồng hành quân sự với nhau hay không và lợi-hại của việc này ra sao? Đó cũng là nội dung cuộc trao đổi giữa Trà Mi VOA Việt ngữ hôm nay với Tiến sĩ luật Hà Vũ, người cách đây 4 năm từng tuyên bố rằng ‘Đồng hành quân sự với Mỹ là mệnh lệnh thời đại để bảo vệ chủ quyền trước sự lấn lướt của Trung Quốc’ vì ‘chỉ có Mỹ với tư cách cường quốc duy nhất trên thế giới sẵn sàng đối mặt với Trung Quốc về quân sự’ mới có thể giúp Việt Nam ‘giải bài toán an ninh lãnh thổ.’

Con trai cố thi sĩ Cù Huy Cận cũng là người đã nhiều lần kiến nghị giới lãnh đạo Việt Nam tăng cường quan hệ với Hoa Kỳ để bảo vệ chủ quyền quốc gia trước hiểm họa bành trướng của Trung Quốc.

Dưới đây là nội dung cuộc phỏng vấn do Trà Mi Đài VOA Việt Ngữ thực hiện.

VOA: Theo ông, với tình hình hiện nay, về phía Mỹ, chuyện ‘đồng hành quân sự’ với Việt Nam có khả thi?

TS Hà Vũ: Hoàn toàn khả thi. Mỹ với tư cách siêu cường thế giới có lợi ích toàn cầu thì mọi xung đột quân sự trên thế giới đều ảnh hưởng tới quyền lợi của Mỹ, ảnh hưởng tới bối cảnh hợp tác của Mỹ với các nước. Cho nên, bắt buộc Mỹ phải quan tâm đặc biệt là hiện nay Trung Quốc đã thể hiện quá rõ ràng hành động xâm chiếm lãnh thổ của các nước ở Đông Á.

VOA: Khả thi, nhưng thiện chí của Mỹ trong chuyện ‘đồng hành quân sự’ với Việt Nam ra sao? Với cách phản ứng của Mỹ trước các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông hiện nay dừng lại ở mức ‘lên tiếng phản đối’ và ‘bày tỏ quan ngại’, người ta nghi ngờ khả năng Mỹ tiến gần hơn với Việt Nam để ‘tái cân bằng lực lượng’ ở Châu Á là chưa mấy tích cực. Ý kiến ông thế nào?

TS Hà Vũ: Mọi người không hiểu đúng chính sách của Mỹ. Mỹ đặc biệt quan tâm đến ổn định ở Đông Á và tình hình Biển Đông nói riêng. Các hành vi gây xung đột của Trung Quốc, đương nhiên Mỹ phải đặc biệt quan tâm vì nó làm gián đoạn đường lưu chuyển của quốc tế. Thế nhưng, việc sẵn sàng can dự từ phía Mỹ để giúp Việt Nam bảo vệ chủ quyền phải có điều kiện, phải có hiệp ước liên minh quân sự.

VOA: Liệu Mỹ có sẵn sàng đánh đổi những quyền lợi về thương mại-quân sự với bạn hàng rất lớn là Trung Quốc để đi bảo vệ những nước nhỏ hơn trong khu vực?

Happy Father’s Day

“Cha chỉ có hình hài, trái tim cha là của con”
Câu chuyện thật của người cha vĩ đại

Cuộc thi chạy bộ Marathon tổ chức tại thành phố Boston năm 2013 không phải chỉ được nhớ đến bới sự kiện  anh em  Tamenlan và Dzhokan Tsannaev gài bom khủng bố làm 3 người chết và hàng chục người bị thương gây nên sự căm phẫn trên toàn thế giới . Nó còn dược sưởi ấm và truyền đạt cảm hứng gây xúc động  cho hàng triệu người trên khắp hành tinh khi chứng kiến hình ảnh người cha đẩy đứa con trai tật nguyền trên chiếc xe  đẩy ba bánh  ( triathlon)  chạycùng với đoàn lực sĩ trên đường chạy về đích: đó là câu chuyện của người cha vĩ đại  Dick Hoyt và con trai dị dạng Rick Hoyt.
 PHOTO: Dick Hoyt and his son, Rick,

 Cũng như bao vợ chồng trẻ khác, Dick và Judy chỉ mong có được đứa con binh thường như những đứa trẻ khác.Nhưng bất hạnh thay, đứa con đầu lòng của họ bị dị tật và trí óc không binh thường. Họ quyết định dưa con theo học lớp computer đặc biệt để mong sau này con họ có thể trao đổi những khó khăn trong cuộc sống với họ.

Năm 15 tuổi, Rick đã có thể truyền đạt suy nghĩ của mình đến cha qua hệ thống điện toán, ngỏ ý muốn được tham dự các cuộc đua cự ly  khoảng 5 miles. Tuy Dick không phải là vận động viên chạy bộ nhưng được truyền cảm hứng từ con trai, ông đã quyết định tập bơi và chạy bộ để cùng con tham dự các cuộc đua cà dưới nước lẫn trên bờ. Với lòng thương con vô bờ bến của một người cha, ông đã cùng con  tham dự hơn 30 cuộc thi Marathon, vượt qua 3770 mliles qua khắp các tiểu bang của Mỹ.

Theo dự kiến, Dick có kế hoạch cùng con  tham dự cuộc đua Marathon năm 2013 rồi giã từ đường đua vì nay ông đã già. Nhưng vì hai anh em nhà Tsannaev đã thực hiện vụ khủng bố phá vỡ cuộc đua nên hai cha con quyết định tham dự cuộc thi Marathon  truyền thống  Boston 2014 để  cổ vũ cho tinh thần  “America,we stand“ sau mỗi biến cố đau thương. Đây là lần chót  hai cha con tham dự cuộc đua vì nay ông đã 74 tuổi còn Rick ,c on ông , đã 52 tuổi. Nhưng cho dù đã từ giã cuộc đua vĩnh viễn, ông vẫn thổi cảm hứng vào hàng triệu người bằng câu nói nỗi tiếng  “khi cùng nhau làm việc, sẽ tạo ra sức mạnh” (Together make power)

Khi đọc xong câu chuyện và xem videoclip rất xúc động đã làm rơi nước mắt biết bao nhiêu người, tôi chợt nhớ tới cha tôi mà nay người đã mất. Cha tôi không có được sự nổi tiếng như Dick Hoyt, ông chỉ là người thợ mộc làm việc tại Bệnh Viện Sài Gòn chuyên đóng những chiếc nạng gỗ giúp cho những bệnh nhân có phương tiện đi lại dễ dàng  trong suốt 30 năm làm việc tại đây. Ông đã hoàn thành nhiệm vụ bằng sự cần cù , hy sinh, công bằng  và giản dị. Đó là những tính tốt mà cha tôi kín đáo dạy dỗ anh em chúng tôi nên người chứ người không dùng roi vọt hay hình phạt. Về điểm này tôi thấy cả Dick Hoyt và cha tôi có điểm giống nhau : “Cha chỉ có hình hài, trái tim cha là của con”.

Tôi có hai con trai và với tư cách người cha, tôi chưa bao giờ có suy nghĩ hay mong muốn mình được đền đáp. Điều duy nhất tôi  hy vọng, mong muốn và lấy đó làm hạnh phúc  là các con tôi hiểu, nhận ra tôi sống, làm việc suốt  đời cũng giống như Dick và cha tôi  “ Cha chỉ có hình hài, trái tim cha là của các con“. Đây là những cảm nghĩ tôi muốn chia sẻ cùng với quí vị trong ngày lễ Father’s Day mà nhân dân Hoa Kỳ mừng lễ vào ngày 16/6 để tôn vinh những người cha.

Kính chúc quí vị  Happy Father’s Day và xin mời cùng xem Videoclip  về người cha vĩ đại Dick Hoyt.

Viết tại San Jose ngày 13/6/14
TeHong

14 June 2014

Kết quả 4 trận đấu thứ Bảy 14/6


World Cup ngày 1 và 2

 đội Hòa Lan

Mexico thắng Cameroon 1-0 trong một trận giao đấu dưới cơn mưa tầm tã và Chile thắng Úc 3-1.

Tong khi đó đội Hòa Lan đã gây sửng sốt cho lịch sử túc cầu thế giới khi từ phí sau xông lên phá sập đội đương kim vô địch đã từng thống lĩnh sân cỏ Tây Ban Nha. Hòa Lan thắng TBN 5-1 khiến giới mộ điệu kinh ngạc.

Đội TBN ra quân đẹp mắt và vẫn với kỹ thuật giao nhận banh mau chóng và chính xác rồi những cú sút sấm sét thật ngoạn mục trước những cầu thủ Hòa Lan hung hăng. Cú phạt đền trực tiếp khiến đội Hòa Lan bớt chơi xấu nhưng mức độ "tấn công" tỏ ra áp đảo trong khi sự dẻo dai của dội TBN mỗi lúc một giảm sút sau cùng nét thất thần xuất hiện trên nhiều khuôn mặt.

Có phải tuổi tác đã làm thất bại một đội có nghệ thuật và kỹ thuật giao đấu vào hàng vương bá sân cỏ nhiều năm nay? 

Khác hẳn TBN đang già cỗi, Ba Tây đã trình làng một đội banh "Brand new", rất trẻ, nhiêu cầu thủ mới 21 và 22 tuổi. Ít nhất tuổi trẻ cũng bảo đảm nhiều cơ may chịu đựng được áp lực và giữ nước bền. Đội Ba Tây mới không lệ thuộc vào một lối chơi cứng ngắc như lớp đàn anh mắc phải khi tàn tạ. Chính yếu tố quyền biến này sẽ khiến địch thủ không trở tay kịp vì không thể dự liệu.

Chúng ta hãy chờ xem các đội sừng sỏ khác ra quân ra sao như Đức, Bồ, Argentina, Colombia (đội đang lên)...

Phóng viên Tay mơ

Một Góc Nhìn "Rất Tôn Tử" Về Cuộc Xâm Lăng Của Nga Vào Ukraine* (Do people in Russia know that Putin is fighting the wrong enemy?)

John Andressen (Ukraine của bạn? - Không! Ukraine là của tôi) Người dân Nga có biết Putin đã nhận lầm kẻ thù để đánh không? Giống như Sa hoà...