29 November 2013

Chẳng còn tháng mười, thơ


Chiến đấu cơ Hoa Lục ra Biển Hoa Đông


Hoa Lục nói đã cho máy bay phản lực tức tốc cất cánh để theo dõi máy bay Mỹ và Nhật trong vùng phòng không mới đang gây tranh cãi quanh các hòn đảo đang tranh chấp. (BBC)

Chứng tiểu đêm ở người già

BS Hồ Văn Hiền

Người lớn tuổi thường bị mất ngủ, lý do thường gặp nhất là phải đi tiểu nhiều ban đêm. Ngoài việc gây rối loạn giấc ngủ, bệnh nhân sáng sớm mệt mỏi, không nghỉ ngơi đầy đủ, nguy cơ té và có thể gãy xương có thể là những chuyện nguy hiểm đi kèm theo chứng tiểu đêm.

Bệnh nhân đàn ông có thể có những triệu chứng kèm theo làm cho bác sĩ nghĩ đến những nguyên nhân ở đường tiểu phía dưới (lower urinary tract): như ban ngày đi tiểu liên miên (urinary frequency, (trên 8 lần/ngày)), dòng nước tiểu yếu, cần đi tiểu ngay (urgency), hay són tiểu (urinary incontinence). Nguyên nhân chúng ta thường nghe đến là tuyến tiền liệt phì đại lành tính (benign prostate hypertrophy) (không phải ung thư) làm đường thoát ra của nước tiểu bị nhỏ lại và tiểu không thông, chia làm nhiều lần, do đó bác sĩ của vị thính giả đặt câu hỏi khuyên bệnh nhân đi mổ cắt tuyến tiền liệt. Phụ nữ có thể đi tiểu nhiều lần hơn lúc lớn tuổi, hoặc do kết quả sinh đẻ, hoặc do thói quen phụ nữ hay đi tiểu.

Vài ý niệm về cơ thể học:

Chúng ta có hai trái thận (kidney, Fr: rein) hai bên, phía sau và phía trên bụng. Hai thận lọc máu và bài tiết nước tiểu, đi xuống hai ống niệu quản (ureter), vào bọng đái (bladder) nằm giữa, phía dưới bụng. Bọng đái người lớn có nước tiểu chừng 300ml thì mắc tiểu, nếu bộ óc cho phép “mở cửa” thì nước tiểu thoát ra niệu đạo (tiểu tiện), nếu nín thêm bọng đái có thể chứa đến 600ml là tối đa.

Tuyến tiền liệt (prostate) là một tuyến ngoại tiết của bộ phận sinh dục nam, tuy nhiên gần đây người ta cũng đặt tên lại cho một số tuyến tương tự ở phái nữ là tuyến tiền liệt nữ (female prostate).

Ở phái nam, tuyến nằm dưới và nằm ngay trước ngõ nước tiểu đi ra của bàng quang (bọng đái, bladder), từ đó được đặt tên khoa học là prostate, có nghĩa là “đứng [pro] trước [stat], giữ cửa”, từ tiếng Việt tiền liệt cũng theo nghĩa đó. Trước đây, chúng ta còn gọi là “nhiếp hộ tuyến”. Tuyến tiết vào tinh dịch một số thành phần giúp nuôi dưỡng các tinh trùng.

Tuyến tiền liệt bao quanh, ôm lấy niệu đạo (urethra) là ống dẫn nước tiểu thoát ra từ bọng đái, nếu tuyến lớn quá (phì đại, hypertrophy), hoặc có ung bướu, tuyến có thể bóp nghẽn đường đi ra của nước tiểu và làm khó tiểu hoặc bí tiểu.

Tuy nhiên, chứng đi tiểu đêm không phải luôn luôn do tuyến tiền liệt, và tôi xin nêu sau đây những tin tức để chúng ta cùng học hỏi. Xin nhắc lại, tôi không có mục đích định bệnh và chữa bệnh trong chương trình y học này, và quý vị cần theo dõi mọi hướng dẫn của bác sĩ quý vị.

Sau đây là những lý do khác nhau có thể gây chứng tiểu đêm:

1) Do nước tiểu nhiều lúc ban đêm (nocturnal polyuria):
●    -suy tim
●    -rối loạn chất nội tiết ADH (antidiuretic hormone, hay arginin vasopressin được hypothalamus của não bộ tiết ra) là chất đáng lẽ làm thận giữ lại nước nhiều hơn, làm nước tiểu cô đọng hơn, và thể tích nước tiểu giảm đi lúc ban đêm. Ngược lại ở một số người già có rất ít chất vasopressin này tiết ra ban đêm, nên lượng nước tiểu ban đêm quá nhiều.
●    -nước ứ phần dưới cơ thể (hạ chi), do các tĩnh mạch không hoạt động bình thường, do suy tim, do thiếu protein trong máu, do ăn mặn quá.
●    -uống thuốc lợi tiểu (diuretic) trước khi đi ngủ (ví dụ thuốc loại thiazide trị bệnh cao máu)
●    -ngưng thở (apnea*) trong giấc ngủ vì bị đường hô hấp tắc nghẹt (obstructive sleep apnea), thiếu oxy trong máu gây ra áp suất trong động mạch phổi tăng, làm áp suất trong tâm nhĩ phải tăng và gây tác dụng tạo ra nước tiểu nhiều hơn.

Nếu bệnh nhân ngáy to, thỉnh thoảng yên lặng không nghe tiếng thở, nhất là người mập, nên coi chừng có sleep apnea hay không, bằng cách đo polysomnogram (đo tim, nhịp thở, oxy trong hơi thở, não điện đồ cùng một lúc trong khi bệnh nhân ngủ). Nếu cần, dùng CPAP cho apnea (máy tạo nên áp suất dương thường trực trong đường hô hấp trong lúc ngủ.)

2) Bệnh nhân nói chung tạo ra quá nhiều nước tiểu;
- do bệnh tiểu đường (đái tháo đường,diabetes)
- đái tháo nhạt (diabetes insipidus, do tổn thương não bộ, hoặc do thận bị hư /nephrogenic diabetes insipidus)
- uống nước quá nhiều (polydipsia)

3) Do thể tích (dung tích, capacity) bọng đái quá nhỏ về đêm:
- hệ thần kinh bọng đái bất thường (neurogenic bladder) không kiểm soát được
- viêm bọng đái (bàng quang)(cystitis)
- ung thư bọng đái, tiền liệt, niệu đạo (cancer of the bladder, prostate, urethra)
- thói quen đi tiểu lúc bọng đái chưa đầy  (~300-600ml)
- “overactive bladder” (OAB) (bọng đái “quá hoạt động”)
- lo âu (anxiety)
- rượu, cafe
- thuốc men:
●    caffeine, theophylline trị thông cuống phổi, thuốc lợi tiểu,
●    thuốc beta blockers (dùng trị bệnh cao huyết áp, làm cơ detrusor bọng đái co lại tăng risk són tiểu), thuốc alpha blocker ( giản nở các sợi cơ cỗ bọng đái), thuốc lợi tiểu (dùng trị bệnh cao huyết áp).
-sạn trong bọng đái

Nói chung, nếu cần nên đến bác sĩ gia đình để tìm xem chính xác nguyên nhân ở đâu, ngoài khả năng do tuyến tiền liệt gây ra. Nếu bác sĩ cho phép, có thể thử những biện pháp thông thường như:

●    Tránh uống nước quá nhiều, nhất là tối, 6h trước khi đi ngủ, ăn trái cây khô trước khi đi ngủ để giảm bớt nước tiểu ban đêm.
●    Tránh cà phê, trà, rượu, bia (la ve) và những thuốc lợi tiểu nếu có thể được.
●    Kê chân lên cao (lúc ngồi, nằm) ban ngày để tránh nước tụ xuống hai chân, mang vớ bó chặt để giảm bởt phù hai chân.
●    Cẩn thận thắp đèn sáng, nếu cần đi khám mắt xem thị lực có tốt không, có bị cườm mắt hay không, để tránh té, tai nạn lúc đi tiểu đêm.

Chúc bệnh nhân may mắn.
Bác sĩ Hồ Văn Hiền.

Ngôn từ cực kỳ thô lỗ chốn nghìn năm văn vật hôm nay


28 November 2013

Sau Mỹ đến Nhật và Nam Hàn bay trên "Vùng nhận dạng phòng không" do Tầu mới công bố.

Giới chức Nhật và Nam Hàn nói rằng hai nước này đã cho phi cơ không vũ trang bay không trình báo qua vùng phòng không mà Hoa Lục mới công bố.  

Phát ngôn nhân hàng đầu của Nhật nói rằng máy bay Nhật thực hiện phi vụ "giám sát" thường xuyên trên vùng biển Hoa Đông.

Bộ quốc phòng Nam Hàn nói nước này cũng cho thực hiện một chuyến bay.

"Vùng nhận dạng phòng không" bao gồm không phận các đảo mà người Nhật gọi là Senkaku và người Tầu gọi là Điến Ngư là chuỗi đảo đang có tranh chấp giữa Nhật, Hoa Lục và Đài Loan. (TTR - theo BBC)

Vận động "Thoái Đảng"

Phong trào ly khai Đảng CS Trung Hoa đã manh nha từ khi sách "Cửu Bình" ra đời vào năm 2004. Cửu Bình gồm 9 bài phân tích sâu sắc, phê bình thẳng thắn Đảng CS Trung Hoa, và kêu gọi đồng bào từ bỏ đảng này đề xây dựng một Trung Hoa có nhân tính.



Bài bình luận số 9:
Bản tính lưu manh của Đảng Cộng Sản Trung Quốc

Lời mở đầu

Cuộc vận động chủ nghĩa cộng sản mà ồn ào hơn một thế kỷ chỉ mang lại cho nhân loại chiến tranh, nghèo khổ, đẫm máu và chuyên chế. Với sự sụp đổ của Liên Bang Sô Viết và các Đảng Cộng Sản Đông Âu, vở kịch tai hại và tàn bạo này cuối cùng đã bước sang màn chót vào cuối thế kỷ vừa qua. Không một ai, từ thường dân đến Tổng bí thư Đảng, còn tin vào những lời ma quỷ của chủ nghĩa Cộng Sản nữa.

Chính quyền của Đảng cộng sản ra đời không phải “theo ý trời” (quân quyền thần thụ) [1] cũng không phải từ bầu cử dân chủ. Ngày nay, khi niềm tin tưởng triệt để vào sự sinh tồn của nó đã bị hủy diệt thì tính hợp pháp của sự chấp chính này đang đối diện với một thử thách chưa từng có trong lịch sử.

Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã không muốn tuân theo trào lưu lịch sử mà tự động thoái xuất khỏi võ đài lịch sử. Thay vào đó, nó sử dụng các loại thủ đoạn lưu manh đã được hình thành trong nhiều thập niên qua các cuộc vận động chính trị để bắt đầu lại một vòng  tìm kiếm tính hợp pháp, và để hồi sinh sự tranh đấu điên loạn của nó.

Các chính sách cải cách và cởi mở của Đảng cộng sản Trung Quốc che đậy một ý định tuyệt vọng là duy trì lợi ích tập đoàn và chính quyền độc tài của nó.  Dù rằng bị trói buộc chặt chẽ, các thành quả kinh tế vẫn cứ đạt được bởi nỗ lực của nhân dân Trung Quốc trong 20 năm qua, tuy vậy vẫn không thuyết phục được ĐCSTQ buông con dao đồ tể của nó xuống. Thay vào đó, ĐCSTQ đã ăn cắp các thành quả này và sử dụng chúng để chứng thực việc nắm chính quyền của nó là hợp pháp, làm cho các hành động lưu manh từ trước đến nay của nó còn giả dối và lầm lạc hơn. Điều đáng sợ hơn là ĐCSTQ đang toàn lực hủy diệt nền tảng đạo đức của toàn thể dân tộc, cố gắng biến đổi mỗi một công dân Trung Quốc, trở thành các kẻ lưu manh ở mức độ khác nhau để tạo nên một hoàn cảnh sinh tồn mà “thăng tiến với thời gian” cho ĐCSTQ.

Vào thời điểm lịch sử hôm nay, đặc biệt quan trọng cho chúng ta hiểu được tường tận tại sao Đảng cộng sản lại hành động giống như những tên lưu manh, và cho chúng ta nhận diện cái bản tính lưu manh của nó, có như vậy đất nước Trung Quốc mới có thể đạt được ổn định và hòa bình lâu dài, bước vào một thời đại không có Đảng cộng sản càng sớm càng tốt, và xây dựng một tương lai huy hoàng của một đất nước đã được hồi phục.

I. Bản chất lưu manh của Đảng Cộng Sản từ xưa đến nay không thay đổi

1. Sự cải cách của Đảng Cộng Sản là cho ai?

27 November 2013

Mỹ thách thức Bắc Kinh về "Vùng nới rộng không phận quốc phòng"

Máy bay Mỹ hôm thứ Hai đã thẳng thừng thách thức công bố của Bắc Kinh về "Vùng nới rộng không phận quốc phòng", bay qua không phận giải hải đảo đang bi tranh chấp trong biển Hoa Đông mà không gặp trở ngại nào.

Cuộc không hành này theo bén gót lời tuyên bố gay gắt hồi cuối tuần của bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel bác bỏ quyết định nới rộng khu vực phòng không trên Biển Hoa Đông và cho rằng đó là một hành dộng khiêu khích gây phương hại cho ổn định trong vùng.

Thế nhưng Ngũ Giác Đài nói chuyến không hành không phải là phản ứng lại bản tuyên bố của Hoa Lục. Đại tá Tom Crosson, một phát ngôn viên bộ quốc phòng (Hoa Kỳ) nói rằng hai chiếc máy bay liên hệ không có vũ trang và bay "trong chương trình luyện tập dài hạn". Crosson nói Hoa Lục đã không mảy may thách thức những chiếc máy bay này và các phi công cũng không báo cho bất cứ nhà chức trách nào của Hoa Lục.

Hôm thứ Tư Hoa Lục phản ứng công khai dịu giọng nói những chiếc máy bay liên hệ đã dược phát giác và theo dõi khi bay trong vùng  kéo dài 2 giờ 22 phút. Bản tuyên bố của Bộ quốc phòng Hoa Lục nói rằng những chuyến bay như thế sẽ được phát hiện và chứng tỏ Hoa Lục có khả năng kiểm soát không phận nhưng bản tuyên bố không đả động tới lời đe dọa của Bắc Kinh trừng phạt những phi cơ không tuân theo hướng dẫn của họ. (TTR - theo tờ The Gardian)


26 November 2013

Bác Hồ Ao ...cá quả đấm!

Sách giáo dục mầm non của Việt Cộng.

Sách do Tầu hay VN biên soạn căn cứ trên đồng phục của mấy cháu nhỏ vẽ ngoài bìa và đồng dao bên cạnh? VN thuộc Tầu rồi sao???

Tin bổ túc: “Vùng Nhận dạng Phòng không Biển Hoa Đông”

Bắc Kinh thiết lập “Vùng Nhận dạng Phòng không Biển Hoa Đông”.  Bắc Kinh nói vùng phòng không này sẽ có hiệu lực bắt đầu từ 10h sáng giờ địa phương, tức 9h giờ Việt Nam thứ Bảy ngày 23/11.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc yêu cầu các phi cơ lưu thông trong phạm vi vùng này phải báo cáo đường bay, giữ điện đàm qua sóng radio và ‘trả lời một cách kịp thời và chính xác' trước các yêu cầu nhận dạng. Các máy bay nào không tuân thủ sẽ phải hứng chịu ‘các biện pháp phòng vệ khẩn cấp’.

Phát ngôn nhân của Chính phủ Nhật Katsunobu Kato: "Quyết định của Trung Quốc không có hiệu lực đối với đất nước chúng tôi"

Mỹ đã cảnh báo rằng chỉ cần một sự cố nhỏ hay một sự tính toán sai trên Biển Hoa Đông cũng có thể nhanh chóng leo thang thành một cuộc khủng hoảng rộng lớn và nghiêm trọng.

Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, ông John Kerry ra thông cáo báo chí hôm 23/11 viết:

"Hoa Kỳ quan ngại sâu sắc về việc Trung Quốc công bố họ đã xác lập một “Vùng Nhận dạng Phòng không Biển Hoa Đông”. Hành động đơn phương này là một nỗ lực nhằm thay đổi hiện trạng ở Biển Hoa Đông. Hành động leo thang sẽ chỉ gia tăng căng thẳng ở khu vực và tạo ra các nguy cơ xảy ra sự cố."

Hồi tháng Chín, phía Nhật nói họ sẽ bắn hạ các máy bay tự lái trong không phận Nhật Bản sau khi một máy bay tự lái của Trung Quốc đến gần vùng đảo tranh chấp.

Bắc Kinh nói rằng bất cứ hành động nào của Nhật Bản bắn hạ máy bay của họ sẽ được xem là ‘hành động chiến tranh’.

Kể từ khi Tập Cận Bình lên cầm quyền ở Trung Quốc một năm trước, Bắc Kinh đã trở nên quyết liệt hơn trong các đòi hỏi chủ quyền của họ ở khu vực, phóng viên BBC Martin Patience ở Bắc Kinh nhận xét. (Trích từ BBC Tiếng Việt)



Tin bổ túc

Theo AFP, Seoul cho rằng việc thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông là "đáng tiếc", khi khu vực này trùng với vùng phòng không riêng của Hàn Quốc.

Khu vực này cũng chồng lấn không phận phía trên một đảo đá chìm do Hàn Quốc kiểm soát, được gọi là Ieodo, từ lâu đã là nguồn cơn gây căng thẳng với Bắc Kinh.

Trạm nghiên cứu hàng hải được Hàn Quốc xây dựng trên đảo đá chìm Ieodo. Ảnh: energy.korea
Trạm nghiên cứu hàng hải được Hàn Quốc xây dựng trên đảo đá chìm Ieodo. Ảnh: energy.korea
 
**

Trung Quốc hôm 23/11 đã tiến một bước xa hơn trong việc thể hiện chủ quyền trên một quần đảo đang tranh chấp với Nhật Bản khi công bố một tấm bản đồ và các tọa độ cho "Vùng nhận dạng phòng không biển Hoa Đông". Khu vực mới này bao phủ một vùng biển rộng lớn, gồm cả các đảo đang tranh chấp mà Nhật Bản gọi là Senkaku còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.

Trung Quốc còn công bố các quy định về nhận dạng do Bộ Quốc phòng nước này ban hành với các máy bay hoạt động ở khu vực trên. "Quân đội Trung Quốc sẽ áp dụng các biện pháp phòng vệ khẩn cấp để phản ứng với các máy bay không hợp tác trong hoạt động nhận dạng hoặc từ chối tuân lệnh" - Tân Hoa Xã đưa tin.

Hãng tin cho biết các quy định có hiệu lực từ ngày 23/11 và không quân Trung Quốc đã tiến hành cuộc tuần tra đầu tiên trong ngày. Cuộc tuần tra có sự tham gia của các máy bay cảnh báo sớm và máy bay chiến đấu.


Máy bay cảnh báo sớm Y8 của quân đội Trung Quốc hoạt động gần đảo tranh chấp

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nhật Bản tuyên bố nước này đã gửi công hàm phản đối mạnh tới đại sứ quán Trung Quốc ở Tokyo. Nhật Bản khẳng định lần nữa rằng quần đảo thuộc về nước này và hành động của Trung Quốc là không thể chấp nhận được. "Việc đơn phương thiết lập các không phận như thế đã làm gia tăng căng thẳng quanh quần đảo Senkaku và có nguy cơ dẫn tới tình huống khó lường" - Bộ Ngoại giao Nhật Bản tuyên bố.

24 November 2013

Không muốn dính với hủi Bắc Kinh

Philippines từ khước nhận cứu trợ từ Hoa Cộng

Một nghị sĩ Quốc hội Philippines cho biết, do nhận được viện trợ nước ngoài dồi dào, Manila không cần thiết phải nhận bất cứ sự giúp đỡ nào từ Nước Tầu. 

Truyền thông Philippines dẫn lời một nghị sĩ Quốc hội giấu tên cho biết, Bắc Kinh đã có những nỗ lực cứu trợ (dưới hình thức viện trợ lương thực và y tế) cho nước này sau siêu bão Haiyan. Cụ thể, theo Hoàn cầu Thời báo, Nước Tầu đã cố gửi 2 máy bay 747 mang hàng cứu trợ tới Cebu để từ đây chuyển giao tới tỉnh Leyte - khu vực bị siêu bão tàn phá nặng nề nhất.

Tuy nhiên, 2 máy bay này đã bị chính phủ Philippines cấm hạ cánh. Manila do dự và từ chối tiếp nhận viện trợ từ Nước Tầu. bởi quan hệ song phương bị đóng băng liên quan các tranh chấp lãnh thổ ngày càng leo thang ở Biển Đông thời gian qua.

Theo vị nghị sĩ Philippines, nhờ nhận được sự giúp đỡ tận tình và các nguồn viện trợ dồi dào từ cộng đồng quốc tế, Manila cảm thấy không cần thiết phải nhờ cậy Tầu Cộng. Một giáo sư chính trị Philippines cũng cho biết, Nước Tầu là nước duy nhất có hàng cứu trợ bị chặn lại ở cửa khẩu vì chính phủ nước này không muốn mắc nợ Bắc Kinh.

Trước đó, Bắc Kinh bị chỉ trích vì hỗ trợ 100.000 USD viện trợ cho Philippines để khác phục hậu quả thiên tai.

Trên thực địa, một đội 8 chiếc tàu của Mỹ, do tàu sân bay USS George Washington dẫn đầu, hôm qua đã đến Philippines, mang theo các thiết bị và nhu yếu phẩm để hỗ trợ cho hàng nghìn người mất nhà cửa và đói khát sau cơn bão mạnh nhất trong lịch sử. Các máy bay vận tải của Mỹ đã chở 50 nghìn tấn hàng chuyển tới miền trung Philippines, nơi hứng chịu hậu quả nặng nề nhất do bão.

Nhật Bản cũng đang tăng gói viện trợ cho Philippines lên gấp ba lần, lên 30 triệu USD, và dự kiến sẽ cử 1.000 binh sĩ tới vùng thiệt hại của Philippines. Đây là đội cứu trợ lớn nhất của lực lượng Phòng vệ Nhật Bản được cử ra hoạt động ở nước ngoài.

Tờ Global Times, phụ san của báo đảng Tầu Cộng, viết trong một bài xã luận hôm nay rằng Bắc Kinh và Manila có tranh chấp tại các đảo trên biển nhưng nếu Philippines từ chối chấp nhận tàu chiến đến hỗ trợ thì "chỉ thể hiện sự hẹp hòi của Philippines chứ Trung Quốc không thiệt gì cả".

Hoàn Cầu Thời Báo nói đúng "Nước Tầu chẳng thiệt gì cả". Người ta còn nghĩ chẳng những Tầu Cộng không mất gì nhưng lại thêm được cái mặt mo đeo vào mặt mình nữa kìa.

Góp ý:

Tôi xin "bắt" tay toàn thể chánh phủ và nhân dân Phi về việc đó. Người ta nói Trung cộng cứu trợ cho Phi 100.000 đô, đó là một sỉ nhục lớn cho Phi !!! Tại sao lại có người đầu óc "ngắn" cỡ đó chớ? Tại sao Trung Cộng làm một việc tồi tệ như vậy mà Phi lại bị sỉ nhục. Từ hôm đọc "miếng" tin đó, tôi thấy những người viết lên điều đó hình như mắt họ lé thì phải .

Một khi chính bạn làm điều gì thì "vinh" hay "nhục" là bản thân mình được hưởng chớ nào phải ai khác đâu.

Tôi đã chờ đợi xem thái độ của Phi xem họ "trả miếng" lại thằng "kiết" đó như thế nào. Theo ngu ý thì khi họ mang "quà" tới nhà tôi, tôi sẽ "quui quẻ" nói "cảm ơn" và mời họ ra khỏi nhà ngay !!!

Tôi xin bắt tay thật chặt toàn thể nhân dân và chính phủ Phi, vì từ lâu họ đã là đồng chí anh em với nhân dân tị nạn của đồng bào tui rồi. Bây giờ họ đã thể hiện tính cách đó qua việc làm sáng suốt nầy: thẳng thừng đuổi con "HỦI" ra khỏi cửa khi nó lấp ló nhòm hành nhà mình. Không đuổi nó ngay thì một khi nó vào được nhà mình rồi nó sẽ gây ra một hậu quả khôn lường. Thái độ đó của Phi đã giúp cho Nhân dân và chính phủ Trung cộng hiểu được thế nào là cái nhục Quốc thể! Tuy nhiên, họ lại không thấy gì sất !!! Có lẽ tại họ đội cái mũ tham  và kiết lớn quá chăng. Thật không có một cái danh xưng  nào xứng đáng để gọi bọn nó bây giờ.

Trong cuộc đấu trí nầy, Trung Cộng "ĐƯỢC" chớ sao gọi là "không" mất gì cả. Trung cộng và toàn thể nhân dân họ được một chữ "NHỤC" tổ bố trên bản đồ của đất nước. Trừ khi chúng không biết chữ nhục có nghĩa là gì !!!

 Không nhận quà là phải. Và cũng không phải do thế giới viện trợ quá nhiều mà Chính phủ Phi không nhận quà của Trung cộng (Đúng! TTR). Tại sao bản tin lại viết như vậy? tôi thấy mấy người viết bản tin nầy đã làm nhục quốc gia dân tộc họ. Chuyện đó nào phải chuyện của họ đâu. Đưa tin thì cứ đưa, còn việc đó có ý nghĩa như thế nào thì tự người dân và chính phủ Phi ắt đã biết chắc rồi, đâu cần mấy người đưa tin phải diễn nôm một cách ngu dốt như vậy.

Thật là cởi áo ra cho người ta thấy cái ngu của mình. Nếu như chính phủ Phi đã nhận hàng cứu trợ của Trung cộng rồi và sau khi các nước khác trên thế giới ồ ạt cứu trợ, chính phủ Phi trả lại TC số hàng nầy thì họ nói như vậy là đún : "có lẽ hàng các nước cứu trợ nhiều quá cho nên Phi không nhận hàng của TC". Đàng nầy, khi Trung cộng tới cửa thì Phi đã thẳng thừng "xua" ra khỏi nhà ngay cơ mà. Đừng nên ăn nói hồ đồ như vậy, những ký giả hay gì gì đó. Nên biết tự (kính) trọng mình một chút.

 Cái hành hộng của nhân dân và chính phủ Phi (không nhận hàng cứu trợ) có một ý nghĩa to lớn và CHÂN CHÍNH hơn là ý nghĩa mà người viết đã nêu. Và ý nghĩa đó chắc tất cả mọi người ai cũng hiểu (Chỉ ... một người không hiểu!!!)

Hơn nữa, nhận số quà đó, khi dùng nó, không biết dân chúng Phi còn "mắc" thêm những thứ bịnh cùi hủi gì nữa đây! Đành là một miếng khi đói bằng một gói khi no! Nhưng với điều kiện là món quà phải có ý nghĩa cứu trợ chớ không phải với ý nghĩa bố thí cho người ăn mày. Và món quà đó thật sự phải được biết là dùng nó vào việc gì. Đàng nầy, nếu như có nhận thì cũng chỉ là ĐÀNH phải "BỎ" đi mà thôi. Vì vậy nhận mà làm g.

Thôi thì Trung cộng mang số cứu trợ đó về nước để "bố thí" cho nhân dân của họ đi, số dân khổ sở ở phía bắc, để số dân đó có thể sống lây lất chờ ngày "xuất khẩu" sang Tân cương, Tây tạng trong chiến dịch "lấn chiếm lòng lề đường" !!!

Tôi nghĩ rằng TTR cũng đã góp hai bàn tay của Anh để vỗ nên kêu mà hoan hô chính phủ và nhân dân Phi đã rất sáng suốt trong vấn đề nầy. Và cũng rất vui khi mà Chính phủ và nhân dân Phi đã (giúp giùm người dân VN) ĐẤM một đòn trí mạng vào mặt chính phủ Trung cộng qua việc làm nầy

Kể từ đây, đi đâu trên bất cứ nơi nào trên trái đất nầy, ai là "người" Trung cộng, trên mặt họ đều còn một vết sưng vù và đỏ bầm bên phía con mắt trái! Và điều nầy để báo cho toàn thể thế giới biết rằng "đó đó, chúng là Trung cộng đó" mà không cần phải xem giấy tờ, lý lịch! Đó là một sắc diện hoàn hảo nhất của con người ở hành tinh nầy!

HTNH

Cụ Hoàng Hoa Thám gửi cha nuôi, người bám đít Tây...

LÁ HUYẾT THƯ CUỐI CÙNG (*)

Đọc mấy lời trong bức thư cha nhủ,
Dòng lệ con hoen ố mảnh nhung y.
Nhớ ngày nào mang chí lớn ra đi,
Trong tâm khảm cha ghi nhiều kiêu hãnh.

Kìa lưỡi kiếm máu quân thù còn dính,
Mà anh hùng tim lạnh bởi hư vinh.
Trong phong ba vùng vẫy bóng ngư kình,
Ham mồi béo nộp mình cho ngư phủ.

Chốn rừng xanh tung hoành con mảnh hổ,
Ham mồi ngon ủ rủ chốn chuồng con.
Bã vinh hoa làm mất cả tâm hồn,
Đã lay chuyển cả lòng son dạ sắt.

Mây Hồng Lĩnh còn mịt mờ u uất,
Sóng Nhị Hà còn chất ngất căm hờn.
Thì đời con là của cả giang sơn,
Dù thịt nát xương tan đâu dám kể.

Rồi những lúc cha vui vầy vị kỷ,
Là khi con rầu rĩ khóc non sông.
Đêm canh trường cha nệm ấm chăn bông,
Chốn rừng thẳm con nằm gai nếm mật.

Cha hít thở những hương trầm bát ngát,
Pha lẫn mùi máu thịt của lê dân.
Thì mũi con nghẹt thở cổ khô khan,
Tai vẳng tiếng hồn oan trong thảm cảnh.

Cha trên ngực đầy mề đay kim khánh,
Con bên sườn lấp lánh kiếm tiên cừu.
Cha say mê bên thiếu nữ yêu kiều,
Con tận tụy vì tình yêu Tổ quốc.

Nghĩa là cha đem tài năng trí óc,
Mưu vinh thân là mục đích cuối cùng.
Thì con thề đem xương trắng máu hồng,
Ra cứu vớt non sông là chí nguyện.

Cha với con thế là hai trận tuyến,
Cha một đường và con tiến một đường.
Thôi từ đây hai chữ cương thường,
Con mở rộng để dâng thờ Tổ quốc.

Buổi đoàn viên xin cha đừng mong ước,
Cuộc hội đàm là đại bác thần công.
Bức thư đây là bức cuối cùng,
Mà cha đã là cha trong dĩ vãng.

Thôi hạ bút cho tình thâm gián đoạn,
Để người đời lên án kẻ gian phi.
Thanh gươm thần ta tuốt sẵn chờ khi!

Hoàng Hoa Thám
(*) Bài huyết thư cuối cùng của cụ Hoàng Hoa Thám, gửi cho cha nuôi khi ông này theo Pháp và gửi thư dụ ông Hoàng Hoa Thám ra hàng giặc.

23 November 2013

Đừng bao giờ lấy con gái Bắc làm vợ

Đôi giòng: 

Mấy lúc này trên nhiều trang mạng ở hải ngoại lại rộ lên chuyện về con gái Bắc qua một bài viết đã phổ biến ở trong nước từ vài tháng nay.  Một thân hữu có lẽ  đã đọc nhiều lần những bài thơ “Kiếp sau lấy vợ Huế“, rồi “Kiếp sau nữa lấy vợ Quảng” trên Blog Sầu Đông đã gởi cho chủ blog bài Đừng bao giờ lấy con gái Bắc làm vợ (*) của một đức ông chồng nào đấy/nào đó (cũng dân Bắc!) đã than ‘quá-cỡ-thợ-mộc’ về bà vợ Bắc ‘cực kỳ’ của ổng.  Chắc chắn là đức ông chồng này đã bị…chấn thương nặng lắm rồi!

Người viết những giòng này gốc xứ Bắc, lớn lên trong một gia đình Bắc ‘rặt’, bạn trai/gái gốc Bắc rất nhiều nhưng tâm hồn thì lênh láng những xúc động tâm tình của người ba miền.  Đọc văn thấy tác giả ‘đau’ lắm rồi, cũng có phần hiểu và thương cho tác giả.  Có lẽ trong lúc ‘bức xúc’ quá tác giả đã có đôi chút cường điệu trong câu, chữ.  Lấy gái miền nào chắc chắn phải thú/vui thú lắm lắm mới lấy ( thời gian dài, ngắn tuỳ người), mà cũng đòi phen đau lắm (cấu/véo/đay nghiến,…), nhiều khi bực mình, tức giận nhưng “giận thì giận, mà thương vẫn thương”.  Đó là cái “Thú đau…thương” ; hổng có cái thú này thì hổng sao thương đặng, mà cũng hổng sao ‘sống đời’ với nhau cho đặng! (Blog Sầu Đông)
 **
TTR: khi đăng tải bài dưới đây lấy từ blog "phunutoday", chắc có người sẽ biểu "Gan cùng mình,...coi chừng bị xé xác... giời ơi là giời!". Khác với ông bạn Sầu Đông Bắc rặt, nhóm TTR thì hầm bà lằng Trung Nam Bắc đều có nên sẽ hưởng vạ chung , nếu có rủi ro!"
**
Có thể tất cả những ai khi đọc những dòng tâm sự dưới đây cũng sẽ chửi rủa tôi là kẻ ngu đần, chối bỏ nơi chôn rau cắt rốn. Nhưng dù có bị dư luận lên án đến cỡ nào, tôi vẫn không thể thay đổi những định kiến xấu về gái Bắc.

Vợ tôi là gái gốc Hà Thành chính hiệu. 3 đời nhà cô ấy đều sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Đó cũng là niềm tự hào nhất mà mỗi khi cô ấy đay nghiến chồng, nhà chồng thì đều đưa ra để đặt lên bàn cân so sánh.

Mới đây, trong một buổi chiều lang thang trên diễn đàn mạng, tôi đọc được một bài thơ rất tâm đắc tả về "Tính tình con gái 3 miền". Phải công nhận những gì tác giả viết cực đúng về con gái Bắc: "Em nhớ giữ tính tình con gái Bắc/ Nhớ điêu ngoa nhưng giả bộ ngoan hiền/ Nhớ dịu dàng nhưng thâm ý khoe khoang/ Nhớ duyên dáng, ngây thơ... mà xảo quyệt..".

Tôi sinh ra tại một vùng miền núi Trung Du phía Bắc và xuống Hà Nội học, lập nghiệp rồi kết hôn với một cô vợ Bắc. Nhưng thú thật sau 5 năm chịu đựng tôi mới thấy thấm thía với những gì mà tác giả những câu thơ trên đã viết.

Cho đến thời điểm này, khi tôi và vợ đã có với nhau 2 đứa con và cũng có của ăn của để nhưng tôi vẫn không cảm thấy hạnh phúc. Tôi vẫn ước gì được làm lại từ đầu. Nếu được lựa chọn lại, tôi sẽ không bao giờ lấy một cô vợ Bắc làm vợ, nhất là những cô gái gốc 3 đời Hà Nội.

Đừng bảo tôi phiến diện khi thốt lên nhưng câu khó nghe, bảo thủ về con gái Bắc như thế. Có ai sống trong hoàn cảnh của tôi mới hiểu vì sao tôi có định kiến như vậy.

Làm dâu 5 năm, thời gian vợ tôi về thăm nhà chồng, về làm dâu chỉ tính được bằng ngày. Trừ thời gian bầu bí, sinh nở 2 đứa con tính ra cô ấy chỉ mới đặt chân về nhà chồng đúng 4 lần (2 lần vào dịp Tết và 2 lần vào dịp giỗ bố tôi). Về phương tiện đi lại thì nhà tôi có xe riêng và khoảng cách từ Hà Nội về nhà tôi cũng chỉ tầm 150km.

Mẹ tôi, anh em họ hàng ở quê rất quý dâu, quý cháu thế nhưng vợ tôi rất ghét về quê chồng. Nhà ở quê, anh em tôi góp nhau sửa sang nên khá khang trang, sạch đẹp và còn lắp điều hòa hai chiều. Xét về mặt tiện nghi sinh hoạt thì cũng chẳng thua kém gì ở thành phố. Thế nhưng mỗi lần tính chuyện về quê là vợ tôi chối đây đẩy, viện đủ lí do. Nào là ốm đau, con nhỏ, say xe, ăn uống không hợp, sinh hoạt mất vệ sinh rồi phải tiếp chuyện nhiều người....

Nhiều khi nhìn cảnh nhà hàng xóm cứ dịp lễ, tết, cuối tuần lại rồng rắn kéo nhau về thăm bố mẹ dù quê họ ở tít miền Trung xa xôi mà tôi thấy chạnh lòng.

Không những ghét về quê chồng mà vợ tôi còn ghét cay ghét đắng khách quê. Mỗi lần mẹ tôi hay anh em họ hàng lên thăm là cô ấy cũng lên kế hoạch để trốn. Hoặc cô ấy sẽ đi du lịch đâu đó vài ngày, hoặc viện cớ mệt nên về nhà ngoại nghỉ ngơi. Nếu phải ở nhà tiếp khách thì cô ấy sẽ mặt nặng mày nhẹ, đá thúng đụng nia để đuổi khách về sớm.

Có lần mẹ tôi mang cho các cháu con gà quê để tẩm bổ. Vừa đi làm về, cô ấy nhìn thấy 2 con gà đặt ở ngoài sân thì gào toáng lên và bắt tôi phải xách ngay ra chợ bán rẻ hoặc muốn cho ai đó thì cho. Cô ấy còn bảo với mẹ chồng: "Ăn gà quê không được kiểm dịch nguy hiểm lắm, nhà con chỉ ăn gà siêu thị thôi".

Tất cả nhưng người anh em, bạn bè của tôi ở quê hay có gốc ở quê là cô ấy đều nhìn với ánh mắt miệt thị. Cứ mở miệng là cô ấy bảo tôi là "Đồ nhà quê".

Tôi rất xấu hổ với người thân và thấy mình thật hèn nhát, chẳng đáng mặt đàn ông vì không biết cách dạy vợ. Nói thật, với một người vợ ghê gớm, thủ đoạn như cô ấy tôi cũng đành bó tay.

Trong tất cả các cuộc cãi vã tôi luôn luôn là người phải xuống nước vì sự đanh đá của cô ấy. Cô ấy chửi con, chửi chồng như hát hay. Đụng vào đâu không vừa ý là vợ tôi lại lên "cơn điên", văng đủ thứ ngôn từ tục tĩu.

Về nhà đã thế, ra ngoài đường vợ tôi cũng khiến các bà hàng tôm hàng cá sợ chết khiếp. Chẳng có ai dám cân sai cho cô ấy dù chỉ một li. Đơn giản nếu biết mình bị cân điêu, cô ấy sẽ làm ầm ĩ ngay giữa chợ. Đi đường có ai đó vô tình đụng xe và dù họ biết sai và xin lỗi thì cô ấy vẫn chửi chẳng ra gì. Hàng xóm, láng giềng ai cũng phải kiêng dè, sợ đụng chạm đến vợ tôi. Nói thật, tuy là chồng nhưng tôi không bao giờ muốn sánh bước cùng vợ ra chốn đông người.

Người ta thường bảo con gái Hà thành thì khéo léo, đảm đang nhưng tôi thấy sai hoàn toàn. Vợ tôi được chiều chuộng từ nhỏ nên cô ấy chẳng biết làm gì ngoài việc tô vẽ, làm đẹp cho cơ thể. Cô ấy bảo tôi: "Anh có phúc lớn lắm mới lấy được gái Hà Nội như em vì thế lo mà phục tùng cho tử tế không là em "đá" đấy. Anh mà nhả em ra thì hàng tá đàn ông lao vào ngay".

Sống với vợ, mỗi ngày trôi qua đối với tôi không khác gì địa ngục. Có lẽ thời gian sung sướng nhất là 8g vàng nơi sở làm. Về nhà, tôi như một o sin chính hiệu. Từ việc chăm sóc, dạy dỗ con cái, cơm nước, lau dọn nhà cửa vợ khoán trắng cho tôi. Đơn giản vì cô ấy không thích làm việc nhà. Vì rửa bát sợ hỏng móng tay, cho con bú sợ hỏng ngực, đi ra nắng sợ đen da....

Tôi tuy không phải đại gia nhưng mỗi tháng cũng kiếm được 30 triệu đưa về nộp cho vợ. Thế nhưng cứ đầu tháng đưa tiền thì giữa tháng cần việc hỏi thì ví cô ấy không còn một xu nào. Tôi góp ý và bảo cô ấy nên chi tiêu tiết kiệm và vun vén cho gia đình thì vợ tôi khóc lu loa lên bảo tôi là thằng đàn ông tồi, mỗi việc kiếm tiền nuôi vợ mà cũng không xong. Thậm chí cô ấy còn hét vào mặt tôi: "Anh không lo nổi cho con này thì để cho thằng khác nó lo. Anh không sợ đầu bị cắm sừng à...".

Tôi ngán vợ đến tận cổ nhưng vì con, vì cái sĩ diện của một thằng đàn ông nên đánh nín nhịn cho qua ngày.

Tính giả dối, thực dụng của vợ khiến tôi thấy sợ. Tuy là chồng, nhưng nhiều khi tôi không nắm bắt được con người thật của cô ấy, cũng không biết trong lòng cô ấy suy nghĩ thật sự như thế nào. Vừa thấy cô ấy buôn chuyện nói xấu một cô bạn thân nhưng khi gặp cô bạn kia thì vợ tôi ngọt nhạt, khen cô ấy hết lời, tâng lên tận mây xanh.

Tôi chỉ ngồi đó với nụ cười mỉa mai, cay đắng và hơn trên hết thấy sợ bộ mặt thật của người mà tôi gọi là vợ. Tôi chợt thầm nghĩ không hiểu đối với tôi cô ấy có diễn hay không? Với cô ấy, ai có lợi và giàu có thì cô ấy xun xoe, xu nịnh. Những người nghèo hèn thì vợ tôi nhìn bằng nửa con mắt.

Chả hiểu sắp đặt thế nào mà hàng xóm nhà tôi mấy anh chồng Bắc lại toàn lấy vợ miền Trung, miền Nam. Nhìn cảnh nhà họ ấm êm, vợ khi nào cũng răm rắp tuân lệnh chồng, cơm bưng nước rót cho chồng mà tôi thấy thèm, thấy ghen tị với hạnh phúc của họ.

Tôi thèm được như anh hàng xóm, chiều chiều được vợ chào đón với nụ cươi tươi rói. Sáng nào cũng thấy cô vợ xách làn thức ăn đủ món ngon là tôi biết anh chồng kia sung sướng đến cỡ nào. Không như tôi thèm bát canh cua với cà muối cũng phải ra quán ngồi ăn.

Hỏi những thằng bạn thân, đứa nào cũng bảo rằng chỉ ao ước được lấy vợ miền Trung, miền Nam làm vợ. Vì họ cũng như tôi, thấy sợ con gái Bắc, sợ sự ghê gớm, chua ngoa của các bà vợ gốc Bắc.

Tôi chưa bao giờ thấy cô vợ to tiếng hay lời qua, tiếng lại với bất cứ ai. Đi đâu gặp ai cô ấy cũng chào hỏi niềm nở. Tết nhất cô ấy còn sang chúc mừng và lì xì cho mấy đứa trẻ nhà tôi. Về quê có món gì đặc sản là cô ấy cũng mang sang cho nhà tôi một ít. Nhìn lại vợ tôi, cô ấy không biết hàng xóm của mình tên gì, quê ở đâu. Gặp ngoài đường thì mặt vợ tôi vênh váo, chẳng thèm chào hỏi bất cứ ai. Vì với cô ấy thì chẳng việc gì rỗi hơi để tiếp chuyện với mấy đứa nhà quê lên phố.

Xét về nhan sắc đúng là vợ tôi xứng đáng là "hoa hậu" của cả khu phố này. Nhưng xét về đức hạnh, phẩm chất của một người phụ nữ, một người vợ, người mẹ thì cô ấy chẳng được điểm gì. Vậy mà cứ mở mồm ra là cô ấy tự đắc mình là gái Hà Nội.

Tôi còn muốn kể lể rất nhiều nhưng có lẽ chừng đấy thôi cũng đã đủ để mọi người có cái nhìn nhận đúng nhất về con gái Bắc. Đời tôi coi như bỏ đi rồi, chỉ mong cánh đàn ông chưa vợ hãy sáng suốt, tỉnh táo và tránh xa gái Bắc. Họ đanh đá, ghê gớm, thủ đoạn và sống giả dối lắm. Đừng bao giờ tin vào miệng lưỡi của họ nếu không bạn sẽ cũng như tôi và thậm chí còn bi đát hơn đấy.

Nguồn: phunutoday

22 November 2013

Thiên Thần

Hình: Lan Đàm
Thiên thần

Qua cầu gió phân vân
Hoa lá mừng xen kẽ
Xin người đừng bước lẹ
Sợ lối chìm hư vô
Điền Thảo
***

Ngọc Nữ
                         
Hàng cây ngơ ngẩn, cúi chào
Cung nghinh Ngọc nữ bước vào trần gian
*
Em qua cầu, gió bâng khuâng
Nghiêng vai, che lấp mấy tầng hư không
Dáng ai tha thướt bềnh bồng
Đâu đây tiếng sáo Kim đồng thoảng đưa

NHH

Trung Quốc: Bùng nổ xã hội đã cận kề

Thụy My

Cảnh sát tuần tra trên quảng trường Thiên An Môn - REUTERS

Nhà Trung Quốc học Marie Holzman và nhà ly khai Ngụy Kinh Sinh (Wei Jingsheng) trên báo Le Monde hôm nay 20/11/2013 nhận định, hiện có các dấu hiệu cho thấy một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng đang đến gần.

Các ủy viên trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc 376 người đã họp lại từ ngày 9 đến 12/11/2013, để thảo luận với quyết tâm được bày tỏ về cải cách kinh tế và xã hội. Nhưng dường như kết quả chủ yếu của Hội nghị trung ương lần thứ ba là việc thành lập một ủy ban mới, trực tiếp đặt dưới quyền của chính quyền trung ương, được gọi là «Ủy ban An ninh Nhà nước». Như vậy là đã tiếp tục chính sách do Đặng Tiểu Bình đưa ra vào năm 1978 mà không thay đổi mấy: cải cách kinh tế gắn liền với việc thẳng tay đàn áp chính trị.

Vì sao lại thành lập một ủy ban mới, trong khi hệ thống Trung Quốc hiện nay đã quá đầy đủ từ Bộ Tư pháp cho đến bộ máy quân đội, an ninh, công an, cảnh sát vũ trang…nói chung là đủ loại công cụ trấn áp?

Theo hai tác giả trên, đó là vì nỗi sợ hãi đang ngự trị tại các cấp cao nhất của quyền lực. Các nhà lãnh đạo lo sợ bùng nổ xã hội. Đó chính là nguyên nhân thúc đẩy họ luôn đầu tư rất nhiều tiền bạc cho việc duy trì ổn định, cho đến nỗi người ta tự hỏi có phải kẻ thù duy nhất thực thụ của Đảng chỉ đơn giản là toàn bộ dân tộc.

Cũng có một thiểu số cán bộ có ảnh hưởng mong muốn những cải cách chính trị thực sự trong Đảng. Nhưng giai đoạn đưa ra những cải cách chính trị có lẽ đã trôi qua.

Nếu Trung Quốc không đi theo các tiến triển về dân chủ của các quốc gia cộng sản cũ ở Đông Âu, đó là vì một giai cấp nhà giàu mới đã xuất hiện. Giai cấp này lo sợ sẽ bị mất những quyền lợi đang được hưởng, trong khi lớp người nghèo hy vọng sẽ khấm khá hơn.

Đối với những người này, ước vọng thành công khiến họ mù quáng chấp nhận các điều kiện lao động và thu nhập tồi tệ. Còn đối với lớp nhà giàu mới, họ sợ hãi nếu bị đặt lại vấn đề làm cách nào giàu nhanh như thế, và bị bắt nếu chế độ sụp đổ. Vì vậy, mỗi một ngày trôi qua là một ngày được lợi…

Trong thời gian đó, trên 60% những người giàu nhất Trung Quốc đã ra nước ngoài sinh sống hoặc đã làm các thủ tục cần thiết để đi định cư ở ngoại quốc. Trên 85% trong số họ đã gởi con cái đi học tại các trường đại học nước ngoài danh tiếng nhất. Và việc phân cực xã hội càng ngày càng gia tăng. Nếu tin vào các dấu chỉ, là một cuộc tổng nổi dậy xã hội sẽ không còn xa nữa…điều này giải thích cho tâm lý khủng hoảng của các tỉ phú và quan chức cao cấp trong Đảng.

Thực tế, Chủ tịch Tập Cận Bình hoàn toàn bị bao vây bởi các quần thần và nạn quan liêu. Các đề nghị ông Tập đưa ra khi lên nhậm chức tháng 11/2012 như hủy bỏ các trại lao cải không đạt được mục đích, một số tỉnh áp dụng nhưng một số địa phương khác thì không…

Các viên chức và cán bộ cao cấp sẽ bị mất mát quá nhiều nếu Đảng lao vào cải cách chính trị. Hơn nữa người ta không biết điều gì sẽ xảy ra nếu các thành viên lãnh đạo Đảng bị truy tố. Tấm gương của Bạc Hy Lai, người lẽ ra đã trở thành ủy viên thường trực Bộ Chính trị, đã bị lãnh án chung thân ngay trước Hội nghị trung ương 3, là một ví dụ phản tác dụng mạnh mẽ. Nếu không thành công trong việc áp đặt quyền lực, thì người kế nhiệm chỉ cần kiên nhẫn chờ đợi người thất sủng bị bắt và lãnh án.

Các thông tin ngày càng cụ thể hơn về gia tài của các nhà lãnh đạo, gây phẫn nộ ngày càng cao. Tác hại của ham nhũng, lạm quyền phơi bày trước mắt mọi người. Làm thế nào giải thích được việc một cán bộ công an bình thường ở Thượng Hải bị bắt quả tang có đến 2 tỉ đô la trong ngăn kéo ?

Theo hai tác giả, các vụ nổ bom và tấn công mới đây ở quảng trường Thiên An Môn, Sơn Tây và nhiều nơi khác chỉ mới là những triệu chứng đầu tiên của một cuộc khủng hoảng xã hội nghiêm trọng.

Các tác giả đặt câu hỏi, khẩu hiệu của những người đấu tranh đòi dân chủ ở quảng trường Thiên An Môn năm 1989, muốn biểu tình một cách «hòa bình, hợp lý, bất bạo động» liệu còn hợp thời trước một chế độ độc tài, ngày càng tự giam hãm trong một logic bạo lực không giới hạn?

(Nguồn RFI)

21 November 2013

Ở Trung Cộng giới lãnh đạo đang lo sợ lặp lại số phận của Liên Xô

Vài lời của người dịch - Hoàng Trường Sa (Danlambao): Sau đây là bài của nhà báo Nga Vasili Golovnin, hiện ở Tokyo, đăng trên Echo Moskva ngày 17.11.2013. Chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc để thấy rõ giới lãnh đạo Trung Quốc hiện đang lo sợ lặp lại số phận của Liên Xô. Qua bài này, bạn đọc thấy rõ những biện pháp “be bờ” về công tác tư tưởng và tăng cường an ninh của ĐCSTQ đang thực hiện để cố tránh một sự sụp đổ trong tương lai giống như Liên Xô. Cũng qua bài này, bạn đọc càng thấy rõ ban lãnh đạo ĐCSVN, đứng đầu là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, đã và đang mù quáng rập khuôn theo quan thầy Bắc Triều như thế nào. Họ cố nhắm mắt trước thực tế phũ phàng đối với họ về nguyên nhân nội tại làm Liên Xô sụp đổ chính là vì chủ nghĩa Marx-Lenin đã không còn sức sống, chính là vì cái “chủ nghĩa xã hội-chuyên chính vô sản” đã rệu rã đến mức cùng cực, không còn đứng vững được nữa nên phải sụp đổ tan tành.

Những biện pháp “be bờ” về công tác tư tưởng có tính bịp bợm và an ninh có tính khủng bố đều không thể nào ngăn cản nổi sự sụp đổ mà chỉ kéo dài thêm nỗi đau khổ của nhân dân và càng tạo thêm điều kiện cho bọn bành trướng phương Bắc xâm chiếm nước ta. Cái Hiến pháp của ĐCSVN sắp thông qua bất chấp sự phản đối của Nhân dân, để áp đặt cho Đất nước và Nhân dân ta một chế độ độc tài toàn trị nhằm duy trì sự thống trị của một băng đảng tham nhũng, tỷ phú đỏ và cường hào ác bá mới mà mọi người đã rõ bộ mặt của chúng, sẽ càng tạo thêm những mâu thuẫn đối kháng và càng nhanh chóng đẩy chế độ đó đến ngày cáo chung.

Người dịch: Hoàng Trường Sa (Kiev)

***

Vasili Golovnin - Các nhà cầm quyền Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) bỗng dưng quan tâm nghiên cứu những nguyên nhân và những bài học sự sụp đổ của Liên Xô. Mọi sự đều được tổ chức một cách quy mô lớn lao theo kiểu Trung Quốc, trong khuôn khổ cơ chế học tập trong đảng được tổ chức rất chặt chẽ. Việc học tập này thu hút toàn bộ giới cán bộ lãnh đạo và các đảng viên thường ở địa phương. Xin nhắc lại rằng trong hàng ngũ của ĐCSTQ có đến trên 85 triệu đảng viên.

Giới am hiểu tình hình cho biết rằng từ tháng 9 vừa qua, tại các buổi học tập của đảng cũng như tại các cuộc họp của đảng, người ta đều chiếu bộ phim “20 năm kể từ ngày Đảng và Nhà nước Xô Viết sụp đổ”. Phim này do cơ quan lãnh đạo tư tưởng chủ yếu của Trung Quốc là Viện hàn lâm khoa học xã hội xây dựng.

Trong phim đó kể lại ĐCSLX đã mất lòng tin sâu sắc vào những lý tưởng của chủ nghĩa xã hội như thế nào, đảng đã tha hóa và mất vai trò trung tâm của mình trong xã hội. Gorbachev cũng bị phê phán nặng nề - “ông ta đã quay lưng lại trước những ước vọng của nhân dân”, mà hơn một nửa ước vọng đó - như bộ phim đó khẳng định - đã được chế độ tồn tại hồi đó thỏa mãn. Thế nhưng, ban lãnh đạo ĐCSLX đã vứt bỏ chính cái khái niệm “chủ nghĩa xã hội”, họ đã có những quyết định không đúng đưa đến tai họa. Tai họa đó là “bi kịch vĩ đại của thời đại hiện nay”.

Sau khi xem phim, người ta tổ chức thảo luận, còn các cán bộ tư tưởng thì giải thích: điều quan trọng là từ sự sụp đổ của Liên Xô ta phải rút ra được những bài học đúng đắn. Những bài học đó chính là: củng cố lòng trung thành đối với các lý tưởng và khắp nơi cũng như trong mọi lĩnh vực phải giữ được vai trò đứng đầu không lay chuyển của đảng.

Như người ta đã loan báo, bắt đầu chiến dịch đó là một cuộc hội nghị bàn về các vấn đề tư tưởng do Tổng bí thư TƯ ĐCSTQ và Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Tập Cận Bình chủ trì ngày 19 tháng 8 năm nay. Các bạn hãy chú ý đến ngày tháng - đó chính là ngày mà hồi năm 1991 ở Liên Xô đã xảy mưu toan một cuộc đảo chính kết thúc bằng việc thủ tiêu quyền lực của ĐCSLX và giải thể Liên Xô. Người Trung Quốc coi trọng các biểu tượng lắm, và có thể không phải là ngẫu nhiên mà người ta chọn ngày đó để tiến hành hội nghị và thông qua một văn kiện đòi hỏi phải giáo dục dân chúng một cách nhất quán những giá trị của chủ nghĩa xã hội.

Hiện nay, trên các tờ báo trung ương của CHNDTH người ta thường có những bài kêu gọi tăng cường đoàn kết và không lặp lại những sai lầm của Liên Xô. Chẳng hạn như tờ “Nhân dân nhật báo” viết: “Đảng của Liên Xô và các nước Đông Âu đã mất quyền lực vì họ đã vứt bỏ vai trò đứng đầu trong lĩnh vực tư tưởng”.

Nhân thể nói thêm, sau những sự kiện ở Liên Xô hồi năm 1991, ở Trung Quốc người ta đã tiến hành một chiến dịch công tác tư tưởng rộng lớn trong khuôn khổ những đợt học tập trong đảng. Hồi đó, người ta khẳng định rằng quyền lực của ĐCSLX bị thủ tiêu là kết quả của chiến lược “diễn biến hòa bình” mà phương Tây đã thực hiện bằng cách gieo rắc “tính chất tư sản” vào Liên Xô.

Đằng sau những việc đó tất nhiên là cái cảm giác về mối hiểm họa ngày càng tăng: Trung Quốc ngày càng cởi mở hơn và làn sóng của “tính chất tư sản” khét tiếng đó trong nước ngày càng tiếp tục lớn mạnh hơn chừng nào thì tầng lớp trung gian ở đô thị lại càng vững vàng hơn. Vì thế trong thời đại Internet, rất khó mà giữ được lòng tin sắt đá theo kiểu Pavel Korchagin (1) mà ở nước CHNDTH người ta đánh giá rất cao, nơi mà phim của Hollywood được chiếu rộng rãi, việc đi ra nước ngoài và quảng cáo mỹ phẩm cho nam giới gần như hoàn toàn tự do.

Cái cảm giác khủng hoảng kinh tế cũng có cả trong uẩn khúc kinh tế: các nhà cầm quyền Trung Quốc phải thật thà thừa nhận là mô hình phát triển đất nước đã không còn thích dụng nữa, mặc dù trước đây nó đã tỏ ra rất thành công. Thay vì ra sức mãnh liệt phát triển theo chiều rộng dựa trên việc sử dụng khối lực lượng lao động vĩ đại rẻ mạt và thiếu học, thay vì rót tiền vào những dự án thiết kế khổng lồ, đã đến lúc phải chuyển sang những công nghệ kỹ nghệ phức tạp. Phải chuyển sang sự phát triển dựa trên nhu cầu ổn định trong nước của dân cư đang giàu lên, dựa trên sáng kiến của giới doanh nhân tư nhân, chứ không phải dựa trên những tập đoàn quốc doanh tham nhũng và không linh hoạt. Thế nhưng, mỗi người cộng sản đều biết rằng ngay cả nhà tư sản trung thực đi nữa cũng là một kẻ thù tiềm năng của họ. Chính vì thế, giới kinh doanh không quốc doanh (tư nhân) ở nước CHNDTH bị hạn chế, họ bị kìm hãm trong việc vay tín dụng, còn trong nước thì không có quyền sở hữu tư nhân về đất đai.

Ban lãnh đạo hiện nay của Trung Quốc (nhất là Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Khắc Cường) đã nhiều lần nói về ý định tiếp tục và làm sâu sắc hơn quá trình cải cách và chuyển những cải cách đó lên cấp độ phẩm chất mới. Người ta chờ đợi những nghị quyết to lớn loại đó tại cuộc hội nghị lần thứ 3 của TƯ ĐCSTQ vừa diễn ra. Nhưng, nghị quyết của hội nghị được công bố mấy ngày sau những cuộc họp kín, nói chung thì khá tù mù. Trong các nghị quyết đó nói về sự cần thiết phải làm những cải cách mới, nói về tầm quan trọng phải mở rộng vai trò điều chỉnh của thị trường, nhưng vẫn không nói gì đến nội dung cụ thể của những cải tạo sắp được tiến hành. Hình như ban lãnh đạo Trung Quốc đang căng thẳng suy nghĩ họ có thể đi xa đến mức nào trong việc thực hiện những biến đổi cần thiết, nhưng cực kỳ nguy hiểm đối với hệ thống thống trị của đảng.

Nhân thể xin nói thêm, theo như kết quả hội nghị TƯ ĐCSTQ vừa nói trên, người ta đã công bố thành lập ở Trung Quốc (xin chú ý!) Ủy ban An ninh quốc gia. Chắc là tổ chức này không giống như KGB của Liên Xô, mà là một tổ chức trung ương gì đó có nhiệm vụ tăng cường sự phối hợp hoạt động của cảnh sát và cơ quan mật vụ. Như vậy thì củng cố sự thống nhất ở Trung Quốc sẽ không chỉ bằng các phương pháp học tập trong đảng và nghiên cứu những sai lầm nguy hại của Liên Xô đã tiêu vong rồi mà thôi đâu./.

Vasili Golovnin, nhà báo, Tokyo
Nguồn: echo.msk.ru 17,11.2013

Người dịch: Hoàng Trường Sa (Kiev)
______
Hàng chữ tô đậm do TTR

20 November 2013

Thăm giùm em, thơ


Khi Đảng CS thổi kèn "trúng cử" vào Hội Đồng ...Liên Hiệp Quốc,

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA UNESCO VÀ UNITED NATIONS

Chỉ có 4 nước xin vào GHẾ mà có 4 GHẾ” TRỐNG thì gọi gì là TRÚNG CỬ ? Nếu nói như vậy thì ngay cả thằng DU CÔN nó đi xin việc ở một thành phố một người ở thì nó cũng “TRÚNG CỬ” dễ dàng.

Chữ CỬ ở đây mang tính bầu cử và khi bầu cử thì có tính cạnh tranh, thi cử trong đó. Đằng nầy trong cuộc bầu thì chẳng có ai biểu quyết DƠ TAY hay DƠ CHÂN gì mà chỉ là filling the empty seats (điền vào chỗ trống) thì đâu gọi là TRÚNG CỬ được!

CHIẾC ÁO ĐÂU LÀM NÊN THẦY TU!. Ngay cả nước bạo tàn như TRUNG QUỐC hay BẮC TRIỀU TIÊN mà có ghế trống, thì nó cũng “TRÚNG CỬ” thì cái chức danh HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LHQ có ăn thua gì.

Đừng lầm điều nầy nhé, cái tên LIÊN HIỆP QUỐC là dùng cho UN (UNITED NATIONS) còn UNESCO (The United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization) là một bộ phận khác cũng dùng tên LIÊN HIỆP QUỐC nhưng không phải là diễn đàn dành cho các mục CHÍNH TRỊ.

Trong UNESCO có một nhánh là “The Office of the High Commissioner for Human Rights” thì Tổ chức nầy là tổ chức mà Việt Nam vừa “TRÚNG CỬ” vào. Chi nhánh “The Office of the High Commissioner for Human Rights” không có liên quan gì tới tổ chức UNITED NATIONS.

Tuy là tổ chức có trùng danh từ (LIÊN QUỐC GIA) nhưng cách làm việc của UNITED NATIONS và UNESCO hoàn toàn khác nhau.

Sau khi UNESCO cho nước Palestine được làm thành viên thứ 195 thì Mỹ áp lực và cắt viện trợ cho UNESCO trong vòng 3 năm mất 220 triệu USD. Vì Mỹ không thèm đóng tiền nên UNESCO đã không cho Mỹ được quyền bầu bán trong tổ chức nầy nữa.

Tổng Giám Đốc của UNESCO là bà Irina Bokova trong khi đó Tổng Thư Ký của UNITED NATIONS là ông Ban Ki-moon.

Nguyên cái tổ chức UNESCO chỉ là một thành viên của United Nations Development Group (UNDG) chứ không phải UNESCO là UNITED NATIONS hay là một bộ phận của UNITED NATIONS mà nhiều người lầm tưởng.

Những nước Cộng Sản như Trung Quốc và Việt Nam thích đánh lận con đen, đánh đồng giữa UNITED NATIONS và UNESCO nên mới mập mờ dùng tên là LIÊN HIỆP QUỐC chung cho nó OAI.

Nguyễn Thùy Trang

Phân ưu

Được tin buồn
Hiền Thê của Huynh Trưởng TRƯƠNG THỚI LAI

Cựu Sinh Viên Quốc Gia Hành Chánh Khóa 1 Đà Lạt
Chủ Tịch Hội CSV/QGHC Ontario, Canada, là:

Bà NGUYỄN QUÍ NỮ
vừa quá vãng ngày 19 Tháng 11 Năm 2013 tại Toronto, Canada.
Hưởng thọ 86 tuổi.
Xin thành kính chia buồn cùng
Huynh Trưởng TRƯƠNG THƠÍ LAI và tang quyến. 
Nguyện cầu Hương Linh Bà NGUYỄN QUÍ NỮ
sớm được siêu thăng về Cõi Niết Bàn.
**
Đồng môn và Hội Cựu Sinh Viên Quốc Gia Hành Chánh Ontario, Canada
Đồng môn và Hội Cựu Sinh Viên Quốc Gia Hành Chánh Nam California, Hoa Kỳ

19 November 2013

Hồi-ký của Bà Ngô Đình Nhu

Nguyễn Vy Khanh 

Ở hải-ngoại, từ giữa thập niên 1980, từ sau cuốn hồi-ký của ông Đỗ Mậu, các hồi-ký về cái chết của Việt-Nam Cộng-Hòa, về cái chết của Đệ nhất cộng hòa và anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm, về cuộc chiến chấm dứt ngày 30-4-1975 ở miền Nam, ... đua nhau xuất-bản, tái-bản. Sử liệu thì cũng có dù giả-chân đầy ra đó, nhưng không thiếu những lời tự biện hộ hoặc tự đề cao cá nhân và phe nhóm; toàn là lời chót lưỡi của những con người khi có quyền lực đã không làm gì hoặc đã nhúng tay vô chàm hay đồng lõa, nay đánh bóng lại cái sai lầm, cái đồng lõa một thời, và nếu có thủ phạm thì toàn là người đã chết không còn tự biện hộ hoặc phản pháo lại “đồng đội” được nữa! Và mỗi năm đến ngày 2 tháng 11, người ta lại tổ chức tưởng niệm người đã chết, chạy theo khí tiết người bị giết, đăng đàn diễn thuyết, ra sách, viết báo về những chuyện tưởng chưa bao giờ nghe nhưng thực ra đã nghe đâu đó rồi! Năm nay là đã 50 năm sau ngày đảo chánh 1-11-1963, công tội đã rõ, nhưng người ta vẫn chưa thỏa mãn, đặc-biệt người ta mong đợi cuốn Hồi-ký của Bà Ngô Đình Nhu từ nhiều năm qua – mong đợi có thể vì tò mò và sẵn sàng “phản pháo, đính chính, chụp mũ” hơn là vì muốn biết Bà Ngô Đình Nhu nghĩ gì về những biến cố bi thảm đã xảy ra cho đất nước và cho riêng gia-đình bà và chồng bà.

Và cuối cùng, sau gần 47 năm im hơi lặng tiếng, bà viết xong tập hồi-ký ngày 22-8-2010 tại nhà riêng (Tịnh-Quang-Lâu) ở ngoại ô Rome nước Ý, do sự thôi thúc của cô gái út Lệ Quyên và con rể Olindo Borsoi (mà bà xem là do Chúa sắp đặt vì bà đã muốn giữ im lặng, tr. 190), và 6 tháng sau, ngày 24-4-2011, bà qua đời tại bệnh viện ở La-Mã, tên thánh Maria (bà trở lại đạo Công-giáo sau khi lập gia-đình), thọ 87 tuổi, sau 48 năm sống lưu vong. Hôm 2-11-2013 vừa qua tại nhà thờ giáo xứ Việt-Nam ở Paris, nhân lễ tưởng niệm 50 năm ngày qua đời của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu, thứ nam của ông bà Ngô Đình Nhu là ông Ngô Đình Quỳnh đã cho ra mắt quyển sách tiếng Pháp La République du Việt Nam et les Ngô-Đình ( Nền Cộng Hòa Việt Nam và Gia Đình Ngô-Đình) mà hơn một nửa là di-cảo hồi ký của mẹ ông. Ông đã cho biết lý do ra đời của quyển sách này như sau: “Cuốn sách được xuất bản hôm nay có một phần hồi ức của Mẹ tôi được ghi chép từ năm 1963. Đồng thời chúng tôi có ý muốn soi sáng một phần của lịch sử hãy còn mù mờ. Một số sai lầm về hình ảnh của hai anh em họ Ngô mà cả bên Tây Phương lẫn đảng Cộng sản Việt Nam đã lưu truyền. Từ quyển sách này chúng tôi muốn đem lại cái nhìn đúng đắn hơn, đồng thời có phần đóng góp của Mẹ tôi với nhãn quan có phần huyền bí của Bà. Thế thôi!». Chúng tôi được một tín hữu cùng giáo xứ với bà Nhu ở Paris gởi cho một bản; trong bài này chúng tôi chỉ ghi lại những điểm đặc-biệt hoặc ít được biết, hoặc theo cách nhìn và cắt nghĩa của bà Nhu, còn phần thần học tâm linh, sẽ để một dịp khác hoặc người khác trong ngành bàn đến.

Vỡ hồ chứa nước khai thác titan ở Bình Thuận, khu dân cư ngập trong bùn đỏ

Thí điểm bauxite đã thành thí mạng.

Vào khoảng 7h30 sáng ngày 18/11, bờ moong chứa nước khai thác titan của Công ty cổ phần đầu tư khoáng sản và thương mại Bình Thuận (xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận) đã bị vỡ, khiến cả “biển” bùn đỏ và nước tràn ra cả khu vực dân cư.



Theo ghi nhận của phóng viên Sống Mới, bùn đỏ và nước đã ào ạt đổ thẳng từ trong mỏ titan băng qua đường rồi bắt đầu trôi xuống biển. Lượng bùn đỏ và nước  bẩn quá lớn đã nhuộm đỏ hàng km bờ biển

Toàn bộ tuyến giao thông nối Phan Thiết, qua huyện Hàm Thuận Nam với thị xã La Gi (đường ven biển qua Kê Gà) đã bị gián đoạn. Ghi nhận đến nay có 3 phụ nữ bị cuốn trôi xuống đồi phi lao, song may mắn là cả ba đã thoát chết nhờ gốc cây phi lao cản lại. Nhưng các vật dụng và hệ thống cơ sở hạ tầng lại không may mắn đến thế. Nước bùn đã cuốn trôi theo nhiều vật dụng khai thác, như gỗ, sắt thép tràn cả vào khu dân cư. Nhiều trụ điện trong khu khai thác đã bị đổ gãy do sức nước bùn quá lớn. Có 3 chiếc xe máy bị trôi theo dòng nước bùn. (Sống Mới online)

11 người thiệt mạng trong một vụ tấn công đồn cảnh sát ở Tân Cương

Thanh Hà

Ngày 16/11/2013, một đồn cảnh sát tại thành phố Ba Sở (Bachu), Tân Cương, Trung Quốc, đã bị 9 người tấn công. Hai công an thiệt mạng. Bất ổn định gia tăng tại vùng tự trị Tân Cương, nơi đa số người dân theo đạo Hồi.

Cảnh sát vũ trang thao dượt tại Urumqi, thủ phủ Tân Cương, ngày 29/06/2013
Reuters

Bản tin của Tân Hoa Xã ngày 17/11/2013 cho biết, vào chiều hôm qua (16/11/2013), một nhóm 9 người có trang bị dao và rìu, đã tấn công một đồn cảnh sát tại thị trấn Serikbuya thuộc huyện Ba Sở, Tân Cương. Công an Tầu Cộng đã bắn chết cả toán tấn công. Về phía lực lượng an ninh của chính quyền địa phương, có hai người bị sát hại và hai người khác bị thương. Truyền thông Tầu Cộng không cho biết thêm về danh tánh nhóm 9 người nói trên.

Vụ tấn công xảy ra vào lúc căng thẳng gia tăng giữa cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi và người Hán tại vùng tự trị Tân Cương.

Về phần mình, tổ chức Đại Hội Người Duy Ngô Nhĩ Thế giới có trụ sở tại Đức, đã lên tiếng cho rằng, nhóm người mà phía Tầu Cộng gọi là «nhóm tấn công» trên thực tế là những người biểu tình Duy Ngô Nhĩ. Hàng chục người biểu tình đã bị chính quyền địa phương bắt giữ trong thời gian gần đây. Do vậy, tổ chức này kêu gọi cộng đồng quốc tế can thiệp ngay lập tức để « ngăn chặn chính quyền Tầu Cộng xả súng vào người biểu tình Duy Ngô Nhĩ để cấm họ bày tỏ chính kiến ».

Tân Cương là một vùng tự trị giàu tài nguyên thiên nhiên, nơi đa số dân cư là người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi. Bạo động thường xuyên xảy ra tại khu vực này. Tính từ tháng 04/2013 tới nay, đã có hàng chục người thiệt mạng. Bắc Kinh luôn quy trách nhiệm cho các phần tử «khủng bố» và các phe nổi dậy của Tân Cương.

Ngày 26/06/2013, một vụ tấn công nhắm vào đồn cảnh sát tại Lukqun - cách thủ phủ Urumqi 250 km về hướng tây nam, đã làm hơn 30 người thiệt mạng.

Gần đây hơn là vụ tấn công ngay tại quảng trường Thiên An Môn vào cuối tháng 10/2013, làm 5 người thiệt mạng và 40 người bị thương. Một lần nữa, giới điều tra Tầu Cộng cho rằng, người Duy Ngô Nhĩ trong tổ chức mang tên Phong trào Hồi giáo Đông Turkmenistan (Etim) đứng đằng sau vụ khủng bố nói trên. Nhưng theo AFP, cho đến nay, Tầu Cộng chưa đưa ra bằng chứng cụ thể nào cho thấy tổ chức này có liên quan đến vụ nổ xe trước Tử Cấm Thành.

18 November 2013

Một bài báo của Phan Khôi năm 1933 viết về Ngô Đình Diệm

Năm 1935, khi Phan Khôi (1887-1959) đang làm Chủ bút báo Tràng An ở Huế, ông có viết bình luận nhân sự kiện Triều đình Huế, dưới thời vua Bảo Đại, đã có 2 quyết định liên quan đến Ngô Đình Diệm: cách chức, sau đó khai phục chức Thượng thư cho ông ta. Trong lời bình luận, Phan Khôi lưu ý đến các phương diện khí tiết của người làm quan và “tâm thuật” của sĩ phu trước các quyết định của triều đình.

Bài này có in trong tập: Phan Khôi, Tác phẩm đăng báo 1935 /Lại Nguyên Ân sưu tầm, biên soạn/ Nxb. Tri Thức, Hà Nội, phát hành tháng 10/2013.

Xin giới thiệu cùng bạn đọc.

LẠI NGUYÊN ÂN

**
MỘT VIỆC RẤT CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÂM THUẬT CỦA SĨ PHU
CÁCH CHỨC VÀ KHAI PHỤC ÔNG NGÔ ĐÌNH DIỆM

            Ngót hai năm, từ hồi Nam triều có sự thay đổi cả việc lẫn người trong các bộ, người ta quen gọi là “cuộc cải cách ngày 2 Mai 1933”, đến nay, những việc do cuộc cải cách ấy làm ra có gì khá hơn trước chăng, − Ấy là một đầu đề tốt lắm, chúng tôi đã chọn để có ngày sẽ viết đến. Hôm nay, từ trong cuộc cải cách ấy chúng tôi lấy ra một việc mà bàn, việc tuy đã nguội, song vừa rồi nhờ một lá Sắc của nhà vua nó trở nên sốt dẻo. [a]

            Chưa nói đến hết thảy những việc trong cuộc cải cách, thoáng qua một cái, chúng tôi thấy hình như cũng chỉ có việc chúng tôi sắp bàn đây là lớn hơn hết, vì nó có ảnh hưởng đến tâm thuật của sĩ phu.

            Việc cách chức và khai phục nguyên hàm ông Ngô Đình Diệm.

***

            Ông Ngô Đình Diệm, năm 1933, vì sao mà bị cách chức? Trong đó có cái cớ chánh và cái cớ phụ. Người ngoài chỉ biết được cái cớ phụ mà thôi, tức như cái điều đăng trên các báo lúc bấy giờ: ông Ngô đã bội lời ước với Triều đình, đem những việc bí mật mình đã hứa giữ mà tuyên bố cùng một nhà báo nào đó.

            Tuy vậy, chỉ một cớ phụ ấy thôi, ông không đến nỗi bị như thế. Phải có cái cớ chánh, chính bởi cớ này mà ông từ chức Thượng thơ, rồi mới nhân cái lỗi bội ước là cái lỗi nhỏ mà bị cách chức.

            Nếu cái cớ phụ là sự bội ước đã là cái lỗi nhỏ không đủ cách chức ông Ngô Đình Diệm được, vậy thì sự cách chức ông ấy, ta có thể nói được rằng trực tiếp bởi cái cớ chánh gây ra.

            Cái cớ chánh, từ bấy đến giờ, Triều đình giữ bí mật, ngoại gian không có ai biết được cả. Không biết là không biết cho tường tế, chứ người ta đoán phỏng rằng vì “chánh kiến bất đồng” hay là vì “trái ý bề trên” thì tưởng cũng cọ bia.[b]

            Chỉ vì một chút chánh kiến bất đồng mà đành phủi áo đứng dậy, bỏ ngôi Thượng thơ, rồi nhân đó đến bị phế truất, ấy thật là cái cao tiết của ông Ngô Đình Diệm, 50 năm nay mới có một người! Nhưng nếu ông chỉ từ chức mà thôi, không bị cách chức, thì cái cao tiết ấy e rồi cũng đến mai một đi mà không ai biết. Cho nên, sự cách chức hồi đó làm cho ông Ngô lẫy tiếng bao nhiêu, càng đáng cho ta để ý bấy nhiêu.

***

            Thật, chúng tôi nói 50 năm nay mới có một người như ông Ngô Đình Diệm, không phải là nói quá. Thì từ triều Thành Thái về sau, hỏi có ông đại thần nào có cái thái độ rắn rỏi lấy một chút không? Chúng tôi thấy lắm kẻ đã già rồi, đôi khi bị quở bị rầy nữa mà cũng chịu khó kiếm đủ cách để giữ lấy ngôi. Dù giống gì người ta cũng cứ lăn vào, còn ai kể tới chánh kiến đồng hay không đồng, hiệp cùng chẳng hiệp? Mà than ôi! Có gì đâu để được gọi là chánh kiến!

            Chỗ miếu đường đã thế nên thảo dã cũng hòa theo. Hầu hết đám người có học ít nhiều chỉ biết lấy phú quý lợi lộc làm cái đích cho đời mình mà không biết nhân cách của mình là đáng trọng. Bởi vậy, trong bức thư ông Phan Châu Trinh đưa cho chánh phủ Pháp hồi đó, ông có nói câu này mà không dè dặt chút nào hết: “Sĩ phu nước Nam, cái lòng liêm sỉ của họ đã mất hết rồi!”

            Trong cái xã hội sĩ phu đó, có sự cách chức ông Ngô Đình Diệm, khác nào một tiếng nổ to, đánh thức dậy hết thảy. Nghe tiếng nổ ấy tất họ phải đi tìm cho biết cái con người Ngô Đình Diệm thế nào. Sau khi biết con người ấy chỉ vì chút chánh kiến bất đồng mà dám vứt bỏ số lương tháng bốn trăm luôn với bộ áo chầu nhị phẩm, ít nữa họ cũng ngó lại con người của họ mà sinh lòng hổ thẹn: sao ông Ngô Đình Diệm dám bỏ đến cái nhị phẩm mà mình lại cúi luồn lạy lục để xin lấy cái cửu phẩm!

            Nó có ảnh hưởng đến tâm thuật sĩ phu là thế. Một viêc rất tốt! Một việc rất có bổ ích cho thế đạo nhân tâm.

***    

Bài này không cốt bàn về chánh trị, cho nên trên kia có nói tới chánh kiến bất đồng mà chúng tôi không nói đến bên nào dở bên nào hay. Tuy vậy ta nên biết rằng trong trường chánh trị thường có lúc hai cái chánh sách đồng có giá trị như nhau mà phải lấy cái này bỏ cái kia, ấy là tùy theo hoàn cảnh, tùy theo tình thế. Nếu cái hoàn cảnh ấy đổi đi, cái tình thế ấy không còn nữa, bấy giờ cái chánh sách bị bỏ sẽ được phục lại cái giá trị của nó chưa biết chừng.

            Có lẽ vì đó mà nay ông Ngô Đình Diệm được khai phục nguyên hàm. Sự khai phục này hoặc có hàm một cái ý nghĩa rằng cái chánh kiến của ông Ngô là không phải dở, cũng không phải trái nhau với cái chánh kiến khác đến cực đoan.

            Lại nữa, sự khai phục này cũng rất có ảnh hưởng đến sĩ phu như lần trước. Có nhiều người bình nhật giữ một cái ý kiến nào hay một cái thái độ nào, rủi vì đó thất bại, rồi họ đành bỏ hay đổi cái ý kiến ấy, cái thái độ ấy. Ông Ngô Đình Diệm từ khi thất bại (nói vậy đó thôi) đến nay vẫn ôm luôn lấy cái cao tiết ấy mà không hề sai chạy. Rồi ngày nay tự nhiên ông được trả lại phẩm tước cũ, ngoài sự khấn ba cái tạ ơn, ông chẳng hề tốn một tiếng nói nào với ai. Như thế há chẳng phải bồi đắp thêm cái lòng tự trọng cho mọi người?

            Cải cách! Cải cách! Cải cách mà gặp hồi kinh tế khủng hoảng này, đừng nói không làm, làm mà sổ dự toán không cho phép, thì phỏng còn kết quả gì hay? Tuy vậy, ước gì được nhiều việc như việc đối với ông Ngô Đình Diệm đây, nhà ngôn luận chúng tôi có tiếc gì mà không ca tụng?

            “Sĩ phu liêm sỉ chi đạo táng”, chính câu ông Phan Châu Trinh nói như thế. Con người mất cả liêm sỉ là con người bỏ; huống chi cả một đám người mất cả liêm sỉ, mà còn mong gì được ư?

            Nhờ ông Ngô Đình Diệm vớt lại nhiều ít, nhờ sự cách chức và khai phục ông Ngô Đình Diệm vớt lại nhiều ít, họa may cái lòng liêm sỉ của sĩ phu Việt Nam ngóp ngỏi dậy chăng?

PHAN KHÔI

Nguồn: Tràng An, Huế, s. 9 (29 Mars 1935), tr. 1.

Chú thích

[a] Tràng an s. 8 (26 Mars 1935, tr. 1) đưa tin Cách viên được khai phục, cho biết ba đạo Sắc ra ngày 20 Mars 1935 khai phục cho một đại thần và hai ông quan đã bị cách từ năm Bảo Đại thứ 8, trong đó, kể từ ngày 20 Mars 1935, ông Ngô Đình Diệm được khai phục nguyên hàm và cho lại các huy chương đã được khi trước, theo đạo Dụ số 23.

[b] cọ bia: gần trúng, gần đúng.    

Canada ngăn chặn Lenovo mua Blackberry vì lý do an ninh

Sau khi tổ hợp Fairfax Financial Holding  Ltd. tại Toronto từ chối mua lại công ty điện thoại tinh khôn Blackberry trụ sở tại Waterloo (Ontario) với trị giá 4.7 tỷ mỹ kim thì công ty sản xuất máy điện toán Lenovo Group Ltd. trụ sở chính tại Bắc Kinh lăm le muốn mua lại Blackberry và đã đặt vấn đề  giá cả. Nhưng  trong các cuộc thảo luận với ban giám đốc Blackberry, chính phủ Ottawa đã  dứt khóat không chấp nhận việc  một công ty Trung Quốc mua một công ty Canada có các hoạt động gắn liền với hạ tầng cơ sở viễn thông vì lý do an ninh quốc gia.

Bộ trưởng tài chánh Jim Flaherty nói rằng có những kỹ thuật tân tiến trong lãnh vực viễn thông không thể giao cho người ngoại quốc được. Blackberry là công ty phục vụ cho Canada lẫn Mỹ. 

Blackberry hiện đang điều hợp mạng lưới an toàn với hơn hàng trăm triệu tin nhắn được mã hóa mỗi ngày mà khách hàng  bao gồm nhiều cơ quan chính phủ, doanh nghiệp và 500 công ty. Trong khi đó, Lenovo có hơn 33.000 nhân viên hoạt động tại hơn 60 quốc gia và đang kinh doanh rộng rãi về điện thoại tinh khôn. (Nguyên Trần)

17 November 2013

Kiếp Hoa, tranh A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh


Kiếp Hoa
(Life of Flowers)
Oil on canvas, 24x24 inch
by A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh

**
DẠT DÀO
Gửi A.C.La

Sáu mươi tim vẫn dạt dào,
Đêm chăn gối lẻ mộng nào lên xanh.
Màu khô, khung vải lạnh tanh,
Người bay tóc gió nửa tranh hững hờ.
*
Thì thôi, còn đó cơn mơ,
Liêu trai gió lộng đôi bờ mộng du.

LAN ĐÀM 11/13

**
HƯƠNG  XƯA

Dáng ai ngày đó , ước mơ
Chênh vênh vách đá , cuối bờ bãi xa
Gió tung , lộng tấm thân ngà
Người đi nỡ để xót xa một người

Liêu trai , nghiêng đứng bên trời
Tím chân trời nhớ , rạng ngời hương xưa


MAI LAN-NGỌC


**
Xem tranh KIẾP HOA

Một đề tài hấp dẫn, một mảng tranh bất ngờ - đó là cảm nghĩ của Út Như Thương khi xem tranh "KIẾP HOA"...

Tưởng là mong manh lắm... Tưởng là yểu mệnh một cánh hoa... Nào ngờ "Kiếp Hoa" ấy khép nép bên núi đá lóng lánh sắc màu! Lạ chưa...

Thôi thì họa sĩ vẽ tranh và có người sẽ vẽ chuyện vậy...

Dưới chân núi kia có vài đóa hoa cố vươn lên khoe sắc với đời, chỉ là sắc trắng tinh khiết như giọt sương long lanh chứ chẳng phải là bóng dáng kiêu sa hồng thẫm hay cúc dại rực rỡ vàng ươm.
Núi thì bàng bạc bóng nắng - nét cọ pha màu tuyệt thật, như thể là núi đá long lanh. Và hoa - dẫu chỉ một chút nhẹ tay đầu cọ thì đã thấy cả cánh hoa lãng mạn rải nhẹ theo gió những hương thầm thoang thoảng rồi.

Ngắm lại, Núi đẹp hay Hoa đẹp nhỉ? Ừ thì núi đẹp hơn hoa đấy, nhưng nếu không có hai đóa hoa thì... núi sẽ bơ vơ lắm thôi!

Lại còn thêm chút cảm nghĩ... Cầu mong bóng dáng quân tử núi cao biêng biếc chở che cánh hoa bé bỏng dưới chân mình...

Thế là Út vẽ chuyện rồi đó ông họa sĩ à...

Út Như Thương

**
Xem tranh không thể không nghe lại nhạc phẩm bất hủ Kiếp Hoa của Dương Thiệu Tước, một nhạc .  hoa.sĩ tài danh đã để lại những ca khúc trữ tình nổi tiếng cho chúng ta.

16 November 2013

Chữ nghĩa bể dâu, thơ


Khi người tị nạn trả ơn

TẠP GHI HUY PHƯƠNG

Báo Courier Mail của nước Úc hôm 28/7 ghi nhận chỉ trong vòng 7 tháng đầu năm 2013 đã có 759 người Việt dùng thuyền tị nạn đến Úc, trong khi Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ngày nay tự hào cơm no áo ấm, xã hội tiên tiến, độc lập, tự do, hạnh phúc.
    
Sau khi cộng sản chiếm miền Nam, chúng ta là những người vượt biển tìm tự do, hẳn đã biết thế nào là nỗi thống khổ, bỏ quê hương, làng mạc để ra đi, chịu đói khát, bị hải tặc cướp bóc, hiếp dâm hay chặt đầu, xô xuống biển, nên hết sức thông cảm với hoàn cảnh những người đã vượt biển này.
    Tị nạn, dù là chính trị hay kinh tế cũng là điều đáng thương.
    
Những quốc gia độc tài, hà khắc buộc những người dân phải ra đi tị nạn, hay những chính phủ không lo đủ cơm áo cho nhân dân, để dân phải bỏ nước đi tìm miếng cơm ở xứ người cũng phải được lên án như nhau.
    
Dân Mễ Tây Cơ từ năm 1985 vượt biên sang Mỹ mỗi năm chết vì hơi nóng sa mạc, mất nước khoảng 200 người, nhưng từ năm 1995 trở về sau, số người chết này tăng gấp đôi, như vậy cộng với những người đi thoát đến Mỹ, đây là một quốc gia có người bỏ nước vì miếng ăn cao nhất.

Hiện nay, những người tị nạn Việt Nam đến Úc không có cơ may được nước Úc cứu xét cho định cư tại nước này, và nếu có đủ tiêu chuẩn của một người tị nạn họ sẽ được đưa sang Papua New Guinea.
    
Tệ hại hơn nữa là chính quyền Úc đã thỏa thuận cho phép công an từ Việt Nam, nơi mà người tị nạn đã bỏ ra đi, vào tận các trại giam người tị nạn để “làm việc”, có nghĩa là sẽ truy cập tên tuổi và chi tiết của thân nhân họ hiện ở Việt Nam.
    
Hành động này của chính quyền Úc, theo quy ước của người tị nạn là sai trái.

Thật sự, nếu công an thẩm vấn người tị nạn để tìm ra những đường dây buôn người thì được nhưng không thể dùng căn cước của những người tị nạn để trả thù thân nhân họ như thói quen và đường lối trả thù của các nước cộng sản.
    
Nhưng câu hỏi được giới truyền thông Úc đặt ra là những người gọi là “tị nạn” này muốn gì khi đặt chân đến Úc?
    
Đa số không phải là người tị nạn thực sự.
    
Nhiều người khai là vô gia đình, nhưng hồ sơ cho thấy một số trước đây đã du lịch đến Úc. Có người, sau khi du lịch đến Úc, họ hủy visa và xin ở lại đoàn tụ với gia đình vì bị đàn áp.

Courier Mail hôm 28/7 nói làn sóng thuyền nhân Việt Nam gia tăng, với 759 người đến Úc năm nay, nguyên nhân có tổ chức đưa người Việt lên thuyền sang Úc làm gái bán dâm hoặc buôn ma túy.
    
Ở Darwin, chính quyền cũng đã phát hiện một ổ mại dâm của người Việt ngay bên trong trung tâm giam giữ người xin tị nạn! Quả thật xấu hổ!
    
Những người tị nạn đến Úc trước đây, giờ đã ổn định cuộc sống, thì lại muốn “trả ơn” cho đất nước đã cưu mang mình bằng cách trở về Việt Nam và đem bạch phiến trở lại Úc để đầu độc cho thanh niên nước này.
    
Nhật báo The Age ngày 27/7/09 cho biết cảnh sát Úc đã xác định được hơn 100 người Việt ở Melbourne chuyên tải bạch phiến từ Việt Nam vào Úc cho 7 tổ chức tội phạm lớn ở thành phố này. Cảnh sát cho biết những người mang bạch phiến xuống phi trường Melbourne hằng tuần và đã đi nhiều chuyến như thế. Trong tháng 2 năm 2009, chỉ trên một chuyến bay mà cảnh sát đã bắt được bốn người mang bạch phiến vào Úc.

Theo ước lượng của cảnh sát thì mỗi tổ chức buôn lậu này kiếm được khoảng $2 triệu Úc kim mỗi tháng.
    
Một phụ nữ “tải” bạch phiến từ Việt Nam đến Úc, được cảnh sát theo dõi cho biết chỉ trong vòng 6 tháng trong năm 2008, bà này đã “đốt” khoảng $3,7 triệu tại sòng bạc Casino Crown, và đặt $50,000 cho mỗi ván bài…
    
Theo tin Việt Nam, đã có 25 người Úc gốc Việt bị tống giam ở Việt Nam vì buôn lậu bạch phiến. Sáu người trong số này đang chờ ngày xét xử trong khi 19 người đã bị kết tội và bị lãnh án khác nhau, kể cả tử hình, 20 năm tù hoặc chung thân. Tám người trong số này là cư dân Việt hiện ở tại Victoria.
    
Từ năm 2003 đến nay, ở Việt Nam đã có 7 người Úc gốc Việt bị tuyên án tử hình nhưng đã được giảm xuống án chung thân vì có sự can thiệp của chính phủ Úc!
    
Phải chăng vì luật pháp nước Úc quá dễ dãi và vì nước Úc đã bỏ án tử hình từ 1973?
    
Chúng ta chưa quên bản án tử hình Singapore đã dành cho một người “tị nạn” được định cư tại Úc là Nguyễn Tường Vân vào năm 2004. Nếu nói về danh nghĩa “tị nạn”, không ai hơn được con người này vì chính Nguyễn Tường Vân và người em song sinh là Nguyễn Đăng Khoa, đã chào đời tại trại tị nạn Songkhla ở Nam Thái Lan ngày 17 tháng 8-1980, sau khi gia đình đã bỏ nước ra đi, và sau đó, đã được nước Úc giang vòng tay nhân ái đón nhận cho vào định cư.

Tháng 11-2002, trên đường từ Saigon qua Singapore về Úc, Nguyễn Tường Vân đã bị cảnh sát tại phi trường Changi bắt vì đã mang theo trong mình 396,2 gram bạch phiến, nhiều gấp 25 lần số lượng phải chịu án tử hình theo luật lệ của Singapore. Y khai với cảnh sát là cần kiếm tiền để trả nợ và lo án phí cho em là Nguyễn Đăng Khoa bị ra tòa vì tội sử dụng ma túy và ẩu đả.

Vào ngày 20 tháng 3 năm 2004, phiên tòa Thượng Thẩm kết án tử hình Nguyễn Tường Vân và bản án đã được thi hành vào ngày 2 tháng 12- 2005, sau khi mọi can thiệp từ Thủ Tướng Úc John Howard, các cựu thủ tướng Gough Whitlam, Bob Hawke, cựu Tổng Toàn Quyền Sir Dean William, các Bộ Trưởng Ngoại Giao, Tư Pháp, dân biểu nghị sĩ Úc và cả Giáo hội Công Giáo… đến Thủ Tướng Singapore Lý Hiển Long đều vô hiệu. Thậm chí, cả Bộ Trưởng Tư pháp Úc Philip Ruddock.

Những người tị nạn Việt Nam đến Úc, như thanh niên Nguyễn Tường Vân, đã “trả ơn” quốc gia này bằng cách đem bạch phiến vào để đầu độc thanh niên Úc, không phải là ít, hai người khác cũng đã bị án tử hình trong số hàng trăm, bạo nhất là Nguyễn Văn Chinh với 1kg và Mai Công Thanh tới 1.7kg bạch phiến, số lượng gấp bốn lần của tử tội Nguyễn Tường Vân, cung cấp đủ 10,000 liều cho con ghiền.

Cánh cửa nhân ái tiếp đón những người tị nạn phải lìa bỏ quê hương đã đóng lại hay chính những người tị nạn đã làm cho những đất nước giang cánh tay đón họ thất vọng.
    
Trên con thuyền mỏng manh giữa biển cả mịt mùng, chúng ta cầu nguyện gì, ước ao gì, hứa hẹn gì, tất cả là chỉ mong được đặt chân đến đất liền. Mới ngày nào đến trại tị nạn chúng ta luôn luôn kêu gào chứng tỏ mình là kẻ bị áp bức, kỳ thị, đày ải, nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, đủ cơm ăn, dư áo mặc, da trắng tóc dài… thì lại nghe chuyện trở về nơi mà mình đã nêu đủ lý do để ra đi, với những lý do xây mộ, thăm người nhà, dự tiệc cưới, về quê ăn Tết, du lịch hay hưởng thụ rong chơi.

Ngày nào người tị nạn kêu khổ, rầm rộ đổ vào nước Úc, nhận lãnh bao nhiêu thứ trợ cấp, ưu đãi, nhưng bây giờ vào ngày giáp Tết Âm Lịch Việt Nam, khu phố Caramatta ở Sydney, các cửa hiệu, hàng quán vắng vẻ vì thiên hạ bận về quê VN ăn Tết.
    
Ở các nước sau ngày Saigon thất thủ đã nhận cho vào bao nhiêu người tị nạn, nay có bao nhiêu người mỗi năm về Việt Nam, nơi mà chúng ta đã dùng nó như một lý do để xin tị nạn.
    
Chúng ta có thể nhìn thấy hàng trăm cách “trả ơn” nước Mỹ, nước Úc, nước Pháp, nước Anh, nước Gia Nã Đại…
    
Mỗi người tị nạn “trả ơn” quốc gia họ đến một cách khác nhau. Người trồng cần sa ở Anh và tổ chức buôn người vào cho dịch vụ này chính là những người tị nạn. 
    
1984, 9 năm sau khi bỏ nước ra đi, một số bác sĩ người Việt tị nạn vào Mỹ, được ưu tiên nâng đỡ cho học ngắn ngày để có thể trở lại nghề cũ, đã trả ơn bằng cách đục khoét, gian lận quỹ y tế để thủ lợi riêng.
    
Những thanh niên người Việt được nước Mỹ cho học hành, dùng kiến thức ăn cắp ID của người khác làm thẻ tín dụng để tiêu xài.
    
Bằng tấm lòng chân thật, chúng ta có thể thấy nhiều sự “trả ơn” của người Việt tị nạn cho quốc gia họ đang sinh sống.
    
Nguyễn Tường Vân đã đền tội cho sự vô ơn của mình với bản án tử hình, nhưng cũng có nhiều kẻ khác đang sống yên ổn giàu có bằng lối xử sự phản phúc với quốc gia đã cho mình tái định cư.
    
Chúng ta cũng không nên trách cách xử sự của chính quyền Úc đối với 759 người Việt dùng thuyền đến Úc “tị nạn” trong năm nay.
    
Ngày 2 tháng 12-2005, vào giờ Nguyễn Tường Vân lên giá treo cổ ở Singapore, thánh đường Saint Ignatius Richmond ở Melbourne, nước Úc đã đổ 25 hồi chuông thương tiếc, tượng trưng cho 25 năm của cuộc đời người tử tội này, nhưng nước Úc chưa bao giờ có những hồi chuông cầu nguyện cho quốc gia này không còn những kẻ tị nạn vong ân như thế nữa.

Huy Phương

14 November 2013

Mãnh Thú, thơ Trần văn Lương

Dạo:
      Thong dong lên núi tìm trăng,
Nào hay mãnh hổ nhe răng chực chờ
           
,
.
,
.
,
.
,
.
             
Âm Hán Việt:
       
           Mãnh Thú
Sơn trì thủy để thụy Hằng Nga,
Tịch mịch sâm lâm, dã thú đa.
Thân trước kim y, manh hạc vũ,
Thủ trì ngõa kính, á hầu ca.
Đồng Phong lão hổ vô cương trảo,
Bách Trượng đại trùng cụ lợi nha.
Khách dục đăng cao tung ngoạn nguyệt,
Thùy tri bán lộ ngộ Trường Sa.
               Trần Văn Lương
  
Dịch nghĩa:
                 Thú Dữ
Dưới đáy nước của cái ao trên núi, mặt trăng nằm ngủ,
Rừng rậm lặng yên, thú hoang nhiều.
Mình mặc áo vàng, con hạc mù nhảy múa,
Tay cầm cái gương soi làm bằng ngói (1) , con khỉ câm hát.
Con hổ già của Đồng Phong không có nanh vuốt cứng, (2)
(Trái lại) con cọp của Bách Trượng có đầy đủ răng sắc. (3)
Khách muốn lên núi cao ngắm trăng,
Nào hay nửa đường gặp phải Trường Sa.  (4)
Chú thích:
(1)  Ngũ Đăng Hội Nguyên, quyển 3, truyện Nam Nhạc Hoài Nhượng Thiền Sư
     Niên hiệu Tiên Thiên (đời Đường) năm thứ 2, Sư (Hoài Nhượng) đến núi Hoành Nhạc, trụ ở chùa Bát Nhã.     
     Nơi viện Khai Nguyên có vị sa môn tên Đạo Nhất (tức Mã Tổ) thường ngồi Thiền.  Sư biết đó là pháp khí (người có giá trị trong đạo) bèn đến hỏi:
    - Đại đức ngồi Thiền để muốn làm gì?
    Đạo Nhất nói:
     - Muốn thành Phật.
    Sư bèn lấy một cục gạch đến mài trên hòn đá trước am của Đạo Nhất. Đạo Nhất hỏi:
     - Mài gạch để làm gì?
     Sư đáp:
     - Để làm gương soi.
     - Gạch mài làm sao thành gương được?
     - Nếu mài gạch đã không thể thành gương thì ngồi Thiền cũng làm sao thành Phật?
     Đạo Nhất hỏi:
     - Thế nào mới phải?
     Sư nói:
     - Như con bò kéo xe, nếu xe không đi thì đánh xe là đúng hay đánh con bò là đúng?
     Đạo Nhất không đáp được.
     Sư lại nói:
     - Ngươi học ngồi Thiền hay học ngồi Phật? Nếu học ngồi Thiền thì Thiền không phải ngồi nằm, còn học ngồi Phật thì Phật không có cái tướng nào nhất định. Phải ở nơi pháp không trụ, không được thủ xả. Ngươi nếu ngồi Phật tức là giết Phật, nếu chấp vào tướng ngồi thì chẳng thấu được lý.
(2)  Bích Nham Lục, tắc 88, Đồng Phong Hổ Thanh 
Cử :
    Một ông tăng đến nơi ở của Đồng Phong Am Chủ và hỏi:
    - Nếu chỗ này bỗng gặp cọp thì phải làm sao?
    Am Chủ làm tiếng hổ gầm. Ông tăng làm ra dáng sợ hãi. Am Chủ cười ha ha. Ông tăng nói:
   - Cái tên giặc già này !
   Am Chủ nói:
   - Vậy ông làm gì được lão tăng nào?
   Ông tăng bèn thôi, bỏ đi.
     Sư (Tuyết Đậu) nói:  Đúng thì có đúng, nhưng hai tên giặc gian ác này chỉ có biết bịt tai đi ăn trộm chuông mà thôi.
Trích lời Bình của Viên Ngộ:
"...
       Đúng thì có đúng song cả hai đều không thấu triệt, cho nên từ thiên cổ đến nay thường bị người đời phê phán. Tuyết Đậu nói, " Đúng thì có đúng, nhưng hai tên giặc gian ác này chỉ có biết bịt tai đi ăn trộm chuông mà thôi".  Cả hai tuy đều là kẻ cắp, nhưng gặp cơ lại không dùng được, cho nên đành giống kẻ bịt tai đi trộm chuông. Hai lão này giống như bày ra trận giết nhau chỉ để tranh một cái chổi.
      Nếu luận về việc này thì phải có khả năng giết người không chớp mắt mới được. Nếu chỉ biết buông mà không biết nắm giữ, chỉ biết giết mà không biết làm cho sống thì khó mà không bị người chê cười. Tuy nhiên như thế, nhưng người xưa cũng chẳng có gì là nhiều chuyện. Nhìn họ hai người như vậy cũng chỉ là thấy cơ mà hành động thôi.
..."
(3)  Ngũ Đăng Hội Nguyên, quyển 4, truyện Hoàng Bá Hy Vận Thiền Sư
     Ngày kia Bách Trượng hỏi Sư (Hoàng Bá, đệ tử của Bách Trượng):
     - Từ đâu đến?
     Sư đáp:
     - Từ chân núi Đại Hùng hái nấm đến.
     Bách Trượng hỏi:
     -  Có thấy cọp không?
     Sư giả tiếng cọp gầm. Bách Trượng nhặt búa lên làm thế chém. Sư bèn cho Bách Trượng một cái tát tai. Bách Trượng cười hi hi rồi trở về, sau đó thăng tòa bảo đại chúng:
     - Dưới chân núi Đại Hùng có một con cọp, các ông phải coi chừng cho kỹ. Lão già Bách Trượng hôm nay bị nó táp một miếng!
(4)  Bích Nham Lục, tắc 36,  Trường Sa Du Sơn
Trích lời Bình của Viên Ngộ:
"...
     Ngưỡng Sơn cơ phong sắc bén được xếp vào bậc nhất. Một ngày kia Sư cùng đi với Trường Sa (*) để ngắm trăng. Sư chỉ mặt trăng nói:
    -  Ai ai cũng có cái đó, chỉ là người ta không dùng được cái đó mà thôi.
    Trường Sa nói:
    - Thế thì mời ngươi dùng cái đó !
    Ngưỡng Sơn nói:
    - Xin Hòa thượng dùng thử xem.
    Trường Sa bèn đạp cho Ngưỡng Sơn một cái ngã nhào. Ngưỡng Sơn đứng dậy nói:   
     - Lão huynh (**) giống như cọp vậy.
     Từ đó thiên hạ gọi Trường Sa là "con cọp Cảnh Sầm" (Sầm đại trùng).
..."
(*) Trường Sa Cảnh Sầm Lộc Uyển Chiêu Hiền Thiền Sư là pháp từ của Nam Tuyền Phổ Nguyện và đồng vai vế với thầy của Ngưỡng Sơn là Qui Sơn Linh Hựu. Qui Sơn là đệ tử của Bách Trượng Hoài Hải. Bách Trượng và Nam Tuyền cùng là học trò của Mã Tổ Đạo Nhất.
(**) Đúng lý ra Ngưỡng Sơn phải gọi Trường Sa bằng "sư thúc" như trong bản dịch tiếng Việt của Thiền Sư Thích Mãn Giác. Nhưng trong bản nguyên tác Hán văn đang có, chữ "lão huynh" được dùng. Do đó, đành tuân theo nguyên bản.
Phỏng dịch thơ:
            Thú Dữ   
Ao khuya lặng khép bóng trăng tà,
Dã thú rừng sâu vụt kéo ra.
Hạc nhỏ mù lòa lăn lóc múa,
Khỉ già câm điếc véo von ca.
Hùm thiêng Bách Trượng toàn nanh vuốt,
Cọp dữ Đồng Phong chỉ thịt da.
Khách tục tìm non cao thưởng nguyệt,
Ngỡ ngàng lối hẹp gặp Trường Sa.
                Trần Văn Lương
                  Cali, 11/2013

Lời than của Phi Dã Thiền Sư :
    Non cao vòi vọi, mãnh thú đầy rừng.
    Cọp nào có răng, cọp nào không răng, làm sao phân biện?
    Hỡi ơi ! Ghê gớm thay nanh vuốt của con cọp Cảnh Sầm !

Tùy bút

H ình như thuở đó có một học sinh nghèo "ngoại đạo" mới vừa 16 tuổi, quê mùa nhút nhát, đang nuôi dưỡng một tình "yêu-hoa-cúc...