25 September 2013

VITAMIN D VÀ BỆNH PARKINSON

Chu Tất Tiến, M.S.P.

Một trong những căn bệnh vẫn được coi là bất trị của Thế Kỷ 21 là bệnh run giật tay chân mà theo danh từ chuyên môn là bệnh Parkinson's, ngoài ra còn được gọi là Parkinson disease, idiopathic parkinsonism, primary parkinsonism, PD, hypokinetic rigid syndrome/HRS, hoặc paralysis agitans. Căn bệnh này được đặt tên theo người đầu tiên đã viết một cách chi tiết về các triệu chứng này trong luận án “An Essay on the Shaking Palsy” vào năm 1817, một Bác Sĩ người Anh tên Jame Parkinson. Từ đó, giới y khoa đã không ngừng nghiên cứu để tìm cách chữa trị tận gốc căn bệnh, tuy nhiên, cho đến  nay, các thử nghiệm vẫn chưa đem lại một kết quả khả quan nào ngoài việc làm chậm lại sự tiến triển của căn bệnh, mà chưa có thể hoàn toàn chữa khỏi bệnh, trừ khi phát hiện từ rất sớm, trước khi các triệu chứng run giật xẩy ra. Người đã có các triệu chứng của bệnh này, dù được chữa trị chu đáo, vẫn không thể bình phục 100% và trở về với trạng thái nhanh nhẹn như khi chưa mắc bệnh và vẫn bị giới hạn các cử động cho đến khi chết. Một trong những nhân vật nổi tiếng thế giới là Muhammad Ali, người đã đứng trên ngai vàng của môn quyền thuật suốt nhiều thập niên, nay vẫn còn run rẩy. Trong ngày khai mạc Thế Vận Hội 2012 vừa qua tại Luân Đôn, ông Muhammad Ali đã được vinh dự châm lửa thiêng Thế Vận Hội với những bước đi chậm rãi, không bình thường, và cánh tay co giật nhẹ.

Với các kết quả khiêm nhường như thế, người ta đã tưởng rằng mãi mãi căn bệnh Tử Thần Chậm này sẽ tiếp tục cướp đi cuộc sống bình thường của con người. Nhưng, qua tập san chính thức của các nhà nghiên cứu về Thần Kinh Hệ của Hoa Kỳ, ấn hành năm 2012, (Journal of Neuroscience  Reserach. 2012 Aug 28. doi: 10.1002/jnr.23115. [Epub ahead of print] and ISRN Neurology. 2012;2012:134289. Epub 2012 Mar 7.) người ta đã thấy “ánh sáng cuối đường hầm” xuất hiện. Với hai bài viết về “Vitamin D and Parkinson’s Disease” và  “Role of vitamin D in Parkinson's disease” do hai Bác Sĩ Lương Vinh Quốc Khanh và Nguyễn Thị Hoàng Lan, nguyên Giáo Sư Đại Học Y Khoa Keck Medical School ở California viết, căn bệnh “bất trị” này đã không còn chữ “bất” nữa. Để có thể hiểu thêm về khám phá mới này, chúng tôi đã gặp Bác Sĩ Nguyễn Thị Hoàng Lan tại phòng mạch của bà và được bà cho thực hiện một cuộc phỏng vấn như sau:

-H: Thưa bác sĩ, xin bà cho chúng tôi được biết thêm về các triệu chứng của căn bệnh rung giật này. Khi nào thì bác sĩ có thể khẳng định là bệnh nhân đã mắc bệnh Parkinson?

-Đ: Thưa ông,  Triệu chứng của bệnh này có rất nhièu. Nhưng có vài điểm chính để nhận ra bệnh này như: Rung tay hay chân khi nghỉ và xẩy ra khi người bệnh không để ý đến. Cả người thấy cơ cứng lên. Bước đi rất chậm chạp và bước đi nhỏ lại và có nhiều lúc khó khăn khi bắt đầu đi, có nhiều lúc không thể đưa chân lên cao đựơc. Lúc đi không có thể đòng đưa hai cánh tay như những cô người mẩu đi. Mặt thì trông rất là lạnh lùng vì nhửng cơ mặt không cử động được. Do đó, khi bệnh nhân được điều trị thành công là có được nụ cười lúc trở lại gặp Bác Sỉ.

-H: Thưa bà, nguyên nhân nào đã gây nên căn bệnh Parkinson? Có phải vì một biến đổi “protein” trong tế bào thần kinh (neurons)? Hay vì sự phát triển không bình thường của tế bào thần kinh? Hoặc, cho đến nay, các chuyên gia vẫn chưa khám phá ra nguyên nhân nào tác động trên tế bào thần kinh để gây ra bệnh?

-Đ: Nguyên nhân thì có rất nhiều. Nhưng điểm chính là bệnh nhân nầy bị hư những tế bào nảo ở vùng Substantia Nigra, đưa đến giảm lượng Dopamine trong nảo và làm cho sự đi đứng trở nên khó khăn.

-H: Cho đến nay, các phương pháp nào thường được áp dụng để chữa trị bệnh này? Dùng thuốc để làm cho sự mất quân bình trong tế bào thần kinh được quân bình trở lại? Hay dùng các phương pháp phẫu thuật? Chúng tôi nghe nói sự ăn kiêng, tập Thiền, Khí Công…cũng có thể giúp cho bệnh này chậm phát triển lại? Ngoài ra còn phải dùng thuốc để trị những chứng liên quan đến bệnh này, chẳng hạn như mất ngủ, đau nhức?

-Đ:  Có rất nhiều đề nghị trong việc điêu trị. Nhưng trị liệu chính vẩn là thuốc uống và chỉ giúp được phần nào cho bệnh nhân chứ không làm chậm lại sự phát triển của bệnh.

-H: Thưa Bác Sĩ, trong tập san Y Tế chính thức của Hoa Kỳ có đăng hai bài khảo cứu của Bà, vậy, theo Bà thì Vitamin D có tác dụng gì trên tế bào thần kinh?

-Đ: Vitamin D có thể ảnh hưởng đến bệnh Parkinson qua hình thức nhiễm thể (gene).Tôi rất tiếc phải viết bằng nguyên ngữ tiếng Anh, vì nhiều danh từ chuyên môn bằng tiếng Anh không thể dịch sang tiếng Việt được như Vitamin D receptor, Human Leukocyte Antigen, Cytochrome P450, Renin Angiotensin System, Heme Oxygenase-1, poly(ADP-ribose) polymerase-1 gene, neurotrophic factors, Sp1 transcription factor, Nurr1 gene, toll-like receptors. Ngoài ra còn ảnh hưởng của Vitamin D đến các “gene” liên hệ đến sự bất thường của chất Lipid, các yếu tố phát triển của mạch “endothelial”.. Nói chung, Vitamin D ảnh hưởng trên bệnh Parkison qua nhiều yếu tố có liên hệ đến thần kinh hoạt động mà chúng tôi không thể kể hết ra đây được.

-H: Vậy, thưa bà, Vitamin D theo bà nói có phải là loại bán tự do (over the counter) mà không cần phải toa bác sĩ không?

 -Đ: Đây là lọai vitamin D duy nhất phải cần đến toa của Bác Sỉ. Đó là Cacitriol (1,25-dihydroxyvitamin D3)

-H: Theo chúng tôi được biết, những bài “review” trong tập san nghiên cứu chuyên môn dành cho các chuyên gia (specialist) như tập san nghiên cứu dành cho các Bác Sĩ chuyên môn về Thần Kinh (Journal of Neuroscience Research và ISRN Neurology), trước khi được đăng, phải được sự chuẩn thuận của một Hội Đồng gồm các Giáo Sư Y khoa nổi tiếng về ngành Thần Kinh, vì một khi đã được đăng là coi như một tài liệu để tham khảo và áp dụng cho các sự chữa trị sau này. Đây là một vinh hạnh lớn cho những tác giả có bài đăng trong tập san. Vậy, thưa Bác Sĩ, bà có thể cho biết thêm về môt vài trường hợp mắc bệnh Parkinson đã được chữa khỏi bằng phương pháp dùng Vitamin D được không?

-Đ: Vâng. Chúng tôi cũng đã điều trị thành công một số trường hợp bị Parkinson đã lâu năm. Hiện nay, chúng tôi vẫn đang theo dõi tình trạng sức khỏe của các bệnh nhân này và thấy nhiều dấu hiện tiến triển rất tốt đẹp.

-H: Cám ơn bác sĩ rất nhiều về cuộc phỏng vấn này. Thay mặt cho những bệnh nhân được chữa khỏi căn bệnh quái ác đó, xin cảm ơn bác sĩ. Chúc bà mọi sự như ý và tiếp tục nghiên cứu thêm những phương pháp mới để cứu nhân loại.

Chu Tất Tiến.

No comments:

Post a Comment