30 June 2012

Tầu Cộng gọi thầu thăm dò dầu ngoài khơi VN

Đôi giòng: Ông Carlyle Thayer, giáo sư của Học viện Quốc phòng Australia khẳng định rằng các lô dầu khí mà Tổng công ty Dầu khí Hải dương Hoa Lục (CNOCC) mời thăm dò đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200dặm của Việt Nam.  Tiến sĩ Bonnie Glasser , chuyên gia về châu Á của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược  và Quốc tế (CSIS) cảnh báo  rằng bất cứ công ty dầu khí nước ngoài nào có ý định tham gia thầu với Nước Tàu tại các lô nằm trong vùng thềm lục địa của Việt Nam đều phải thấy mức độ rủi ro rất cao và phải “suy nghĩ hai lần” trước khi quyết định…
(Xin bấm vào đây để đọc bản tin đầy đủ trên Vietnamnet)

29 June 2012

"MÌNH CƯNG CỤC CƯNG CƯNG MÌNH", Thơ

Nếu không trở ngại, xin vui lòng Post nguyên văn và bức ảnh để thay lời khen tặng bài thơ tuyệt cú mèo "CỎ NỘI" của Điền Thảo... ( LuânTâm)


MÌNH CƯNG CỤC CƯNG CƯNG MÌNH

Cưng ơi...
Chịu hôn...

Mình cưng cục cưng cưng mình
Nhân gian ghen tỵ lén nhìn khát khao
Mình thương cuc thương mình trào
Hồn khôn vía dại chiêm bao cỡi rồng

Mình yêu cục yêu mình hồng
Lia thia quen chậu vợ chồng quen hơi
Mình thơm cục thơm mình chơi
Mặc mưa mặc gió mặc đời mặc không

Minh nhớ cục nhớ mình hồng
Mênh mông trăng mật bềnh bồng tân hôn
Mình mê cục mê mình tròn
Chân trời góc bể đầu non sau hè

Mình ngọt cục ngọt mình khoe
Ong thèm bướm khát bạn bè reo vui
Mình hôn cục hôn mình cười
Cào cào châu châu kiến ruồi bu ghen

Mình thơ cục thơ mình tiên
Vàng xanh tím đỏ hồng đen bạc quỳ
Mình mộng cục mộng mình ghì
Mặc yêu dấu quỷ cao kỳ còn xin

Mình cưng cục cưng cưng mình
Nhân gian ghen tỵ lén nhìn khát khao
Mình thương cuc thương mình trào 
Hồn khôn vía dại chiêm bao cỡi rồng...

Chịu hôn...
Cưng ơi...

MD.06/01/12
LuânTâm

đà lạt bây giờ, thơ

noel háo hức lên đà lạt
xem thử còn ai quen biết không
nghe nói lâu rồi em đã khác
cái thời phố núi biếc ngàn thông

mới đó mà hai mươi tuổi nhớ
tôi gùi kỷ niệm bỏ về xuôi
xa xuân hương... đồi cù... than thở...
xa tháng ngày tập tễnh rong chơi

xa mùa thánh ca em vẫn hát
rủ nhân gian mừng chúa giáng sinh
đà lạt sần sần say lễ lạc
quên giúp tôi băng bó cuộc tình…

lang thang khắp thung đồi lũng núi
chẳng em nào còn nhận ra tôi
buồn quá... thèm làm viên đá cuội
lòng hồ ai ném tự do rơi

thèm được một mình bên trảng cỏ
ngả lưng nằm ngó khói ngó sương
mặc mưa gió ầu ơ khúc nhớ
mặc trái thông rơi trúng nỗi buồn

đà lạt bây giờ son phấn quá
vừa mới lên đã muốn bươn về
em xúng xính áo xiêm mệnh phụ
đâu thời nửa phố nửa nhà quê?!

nguyễn đăng trình

Họp mặt các khóa 6 và 7

tại Nam Cali ngày 23 tháng 6, 2012



 (Nguồn: đồng môn Đỗ Tiến Đức)

28 June 2012

Chim Đã Bay, truyện ngắn

Điểu hoàn nhân diệc chi
(Người vắng bóng rồi, chim đã bay)
Lý Bạch

Năm 1985, tôi ra khỏi tù cải tạo. Trên xe lửa từ Bắc vô Nam, bạn đồng hành cũng là đồng tù với tôi là anh Thi.

Có một nguyên tắc là trong tù không được hỏi nhau về gốc gác. Làm gì, ở đâu, cấp bậc...? Và chuyện gia đình nữa. Ngay cả khi biết rõ về một người nào đó, tuyệt đối cũng không cho người khác biết. Thế nên, trong tù, tuy cùng chung lán, chung đội lao động, nằm cạnh nhau, tôi cũng không biết gì nhiều về anh Thi. Khi lên xe lửa, tôi mới hỏi "Anh về đâu?" "Tôi về Sài Gòn" "Vợ con còn ở đó?" "Có lẽ vậy". Nghe "Có lẽ vậy", tôi thấy là có vấn đề nên ngưng ngay và tự giới thiệu "Tôi cũng về Sài Gòn, ngã ba Cây Quéo" "Tôi về Hoàng Hoa Thám" "Vậy là mình ở gần nhau". Trong tù anh Thi lúc nào cũng vui vẻ, nhưng khi ngồi trên xe lửa, anh thường nhìn qua cửa sổ vẻ đăm chiêu. Mỗi hoàn cảnh, người tù phải đối phó một cách riêng. Về đời, bao nhiêu khó khăn đang chờ đợi, khác hẳn trong tù, vì bất lực nên phải gạt hết mọi suy nghĩ để cười mà sống. Người tù, muốn sống sót, nhất là những người không được gia đình thăm nuôi như anh Thi, phải đạt đến cái tâm cảnh của một thiền sư. Phải giữ tinh thần cho vững, phải quên tất cả, không nghĩ đến những gì ngoài tầm tay của mình, phải biết cười với người khác thì mới khỏi âu sầu, sinh bịnh, để rồi bị khiêng đi chôn.

Gần tối, xuống xe lửa, chúng tôi đi bộ về nhà. Ngang qua một tiệm phở, còn chút tiền, chúng tôi ghé vào. Thấy anh Thi có vẻ tư lự, tôi tìm cách cho anh ta vui nên khi phở bưng ra, tôi xoa tay chào tô phở "Chà! Hơn mười năm mới gặp lại mầy". Anh Thi chỉ mỉm cười nhưng cũng sốt sắng cầm đũa. Trong lúc trò chuyện với chủ hàng phở, chúng tôi mới biết hôm đó là ngày ba mươi tết. Khi ra đường, tôi đề nghị sẽ cùng đi đến nhà anh trước, để biết nhà, sau nầy dễ thăm nhau, sau đó tôi mới về nhà mình. Anh ngần ngừ một lúc rồi đồng ý. Đến đường Hoàng Hoa Thám, chúng tôi vào một con hẻm tối mù. Nhờ ánh đèn các nhà hai bên, chúng tôi dò dẫm đi được một quãng ngắn thì anh Thi bảo "Anh đứng đây chờ tôi. Trước đây chúng tôi ở nhờ bên gia đình vợ, hiện nay không hiểu tình trạng ra sao" "Vâng. Có gì anh ra cho tôi hay" Nói thế nhưng chờ anh ta đi được mấy bước, tôi cũng đi theo, không cho anh ta biết. Anh ta đến một căn nhà gạch nhỏ, còn để đèn, tần ngần một lúc rồi gõ cửa, nách vẫn kẹp cái bọc đồ tù. Một chị đàn bà bồng con đi ra, theo sau là một thằng bé trên mười tuổi. Tôi nghĩ, nếu đó là vợ anh Thi, thì chị ta đã có chồng khác rồi, vì đứa bé trên tay chị ta, độ vài tuổi, không thể là con anh Thi được. Chị đàn bà nói gì đó. Anh Thi không trả lời, quay gót bước ra. Tôi lùi lại chỗ cũ, làm như không thấy gì. Anh ta yên lặng qua mặt tôi. Tôi quay nhìn, thấy chị đàn bà bồng con và thằng bé ra đường đứng nhìn theo. Ra đường lớn, anh Thi hỏi tôi "Anh có thể cho tôi trọ đỡ một đêm được không?" Tôi sốt sắng "Được chứ! Nhưng đây không phải nhà của tôi. Trước ba mươi tháng tư năm 1975, tôi đưa vợ con từ ngoài Trung vào ở nhờ người bà con, sau đó vợ con tôi về lại ngoài Trung, sống với gia đình bên vợ. Tôi sẽ nói với chủ nhà, nếu họ không chịu thì tôi với anh ra ngủ lề đường, rồi sẽ tính sau". Chúng tôi, mỗi đứa ôm một gói đồ tù, quay lại ngã ba Cây Quéo. Khi tìm được nhà người bà con thì thấy nhà đóng cửa, tắt đèn tối thui. Gõ cửa, không ai mở. Họ đi vắng cả rồi.

26 June 2012

Vì sao người Do Thái thông minh

và Việt Nam chúng ta có thể học tập được gì?

"Người Do Thái là dân tộc thông minh nhất thế giới, họ dường như được sinh ra là để làm chủ thế giới này". Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao họ lại thông minh như vậy? Tại sao họ lại được sinh ra với quá nhiều ưu việt như thế? Có phải tất cả đều là tự nhiên? Liệu Việt Nam chúng ta có thể tạo ra những thế hệ ưu việt như thế không? Tất cả câu hỏi trên đều có thể giải đáp được, ngoại trừ câu hỏi cuối cùng vì nó sẽ được trả lời bởi chính các bạn, những con người của dân tộc Việt Nam.

Bài viết dưới đây được lấy từ blog của tác giả Thanh Hằng trên mạng My Space. Nó được lược dịch từ luận án của một tiến sĩ nước ngoài với tiêu đề gốc là "Why Jews Are Intelligent" [1] (tạm dịch là "Vì sao người Do Thái thông minh"). Bài viết rất hay và có ý nghĩa nhưng chỉ có điều do được đăng ở một blog nên tính phổ biến không cao. Tôi xin phép đăng bài viết ở đây với hi vọng bài viết này sẽ đến được với nhiều người Việt Nam hơn. Trước hết xin được cung cấp một số thông tin tìm hiểu được về IQ của người Do Thái. Hiện nay các nhà nghiên cứu về giáo dục và tâm lý tin rằng IQ TB của người Do Thái vào khoảng từ 107,5 đến 115 (sd15). Để so sánh thì IQ TB của thế giới là 100 và IQ của người Việt Nam (theo một khảo sát) là 94. Cách biệt sẽ không rõ ràng nếu chỉ nhìn vào những con số này.Mọi thứ sẽ trở nên thực sự khác biệt nếu như ta so sánh đến tỉ lệ "thiên tài" (IQ>=140 - cũng là mức yêu cầu của VNHIQ) trong số dân. Với IQ TB của dân số là 94 thì tỉ lệ "thiên tài" sẽ là 1/924 hay 0,1%, tỉ lệ này sẽ là 1/261 hay 0,4% nếu IQ TB là 100. Sự khác biệt sẽ cực lớn vì với mức IQ TB là 110 như người Do Thái thì tỉ lệ những người có IQ đạt mức thiên tài này sẽ lên tới 2,3% (nghĩa là cứ 100 người sẽ có hơn 2 thiên tài).

Sau đây là bài dịch của tác giả Thanh Hằng:

"Bài này tôi lược dịch và tổng hợp từ nhiều nguồn, nhân dịp nghe chuyện người Do Thái và vì thầy hướng dẫn hiện tại của tôi là một Giáo sư người Do Thái ở Anh có tên tuổi khiến tôi đi hêt từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.

Để mở đầu, xin được trích dẫn rằng, dân số Do Thái trên thế giới hiện nay vào khoảng xấp xỉ 13 triệu người (tức là khoảng 0.21% dân số thế giới - số liệu năm 2000), tức là cứ 470 người thì có 1 người Do Thái. Vậy nhưng, vào khoảng giữa thế kỷ 19, 1/4 các nhà khoa học trên thế giới là người Do Thái, và tính đến năm 1978, hơn một nửa giải Nobel rơi vào tay người Do Thái. Như vậy có đến 50% đóng góp cho sự tiến bộ của loài ngưởi chỉ do 0.21% dân số đảm nhiệm. Những tên tuổi lớn của thế kỷ 20 có thể kể đến như bộ óc thế kỷ Albert Einstein, Sigmund Freud, người sáng tạo ra chủ nghĩa Cộng sản Karl Marx, Otto Frisch, .v.v. đều là người Do Thái.

Dù không phải là chủng tộc lớn, vậy nhưng không một nhóm chủng tộc nào có thể sánh được với người Do Thái về khả năng và thành tích vượt trội. Kết hợp với những tính cách di truyền của người Do Thái như tham vọng, ham hiểu biết, tích cực, trí tưởng tượng phong phú, bền bỉ, sự thông minh của người Do Thái thực sự đã là đòn bẩy khiến người Do Thái đứng đầu trong tất cả các lĩnh vực cuộc sống. Những tên tuổi Do Thái hiện nay có thể kế đến là nhà tài phiệt George Soros (người có thể làm khuynh đảo thị trường tài chính thế giới, được xem là người đứng sau sự sụp đổ hệ thống chính trị cộng sản ở Đông Âu và khủng hoảng tài chính Châu Á 1997); các cựu và chủ tịch Ngân hàng thế giới World bank đương nhiệm đều là người Do Thái ví dụ như James Wolfensohn, Paul Wolfowitz, Robert Zoellick. Diễn viên điện ảnh thông minh và có học thức thuộc hàng top Hollywood hiện nay là Natalie Portman cũng là người Do Thái, vừa theo học ĐH Havard và tham gia bộ phim siêu phẩm Chiến tranh giữa các vì sao.

Trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống như kỹ thuật, âm nhạc, khoa học và kinh doanh, 70% các hoạt động kinh doanh thế giới hiện nay đều do người Do Thái nắm giữ. Các lĩnh vực kinh doanh nổi bật như mỹ phẩm, thời trang, thực phẩm, vũ khí, khách sạn, công nghiệp phim ảnh (kể cả Hollywood và các trung tâm điện ảnh khác).

Trong năm thứ 2 đại học, vào tháng 12 năm 1980, tôi định đến California và tôi nảy ra ý tường, tôi tự hỏi sao trời lại cho họ những khả năng siêu phàm như vậy, liệu có điều gì trùng hợp chăng, loài người có thể tạo ra những người giống họ như việc sản xuất hàng hóa từ nhà máy không? Luận văn của tôi mất 8 năm để tập hợp thông tin từ tất cả các nguồn tin chính xác như đồ ăn, văn hóa, tôn giáo, sự chuẩn bị khi mang thai, .v.v. và tôi đem so sánh với những chủng tộc khác.

Hãy bắt đầu bằng việc chuẩn bị cho thai kỳ. Ở Israel, điều đầu tiên tôi nhận thấy đó là người mẹ khi mang thai sẽ thường xuyên hát, chơi đàn, và luôn cố gắng giải toán cũng chồng. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy người mẹ luôn mang theo sách toán và đôi khi tôi giúp cô giải bài. Tôi hỏi cô, ‘việc này có phải là giúp cho thai nhi?’. Và cô trả lời, ‘Đúng vậy, tôi làm thế là để đào tạo đứa trẻ từ khi còn trong bụng mẹ như vậy nó sẽ trở nên thông thái về sau.’ Và cô tiếp tục làm toán cho đến khi đứa trẻ được sinh ra.

Một điều khác tôi nhận thấy là đồ ăn. Người mẹ rất thích ăn hạnh nhân, chà là cùng sữa tươi. Bữa trưa cô ăn bánh mỳ và cá (không ăn đầu), salad trộn với hạnh nhân và những loại hạt khác vì họ tin rằng thịt cá tốt cho sự phát triển trí não nhưng đầu cá thì không. Thêm vào đó, theo văn hóa của người Do Thái, người mẹ khi mang thai sẽ cần phải uống dầu gan cá. Khi tôi được mời đến dùng bữa tối, tôi thấy rằng họ luôn dùng cá (phần thịt ở mình cá), họ không ăn thịt vì họ tin rằng thịt và cá khi ăn chung sẽ không tốt cho cơ thể. Salad và các loại hạt là điều bắt buộc, đặc biệt là hạnh nhân. Họ luôn ăn hoa quả tươi trước bữa chính. Lý do là vì họ tin rằng việc ăn bữa chính trước rồi hoa quả sẽ khiến chúng ta buồn ngủ và khó tiếp thu bài ở trường.

Ở Israel, hút thuốc là điều cấm kỵ. Nếu bạn là khách thì không nên hút thuốc trong nhà họ, họ sẽ lịch sự mời bạn ra ngoài để hút thuốc. Theo các nhà khoa học ở Đại học Israel, chất nicotine sẽ phá hủy những tế bào cơ bản trong cơ thể đồng thời ảnh hưởng đến gen và DNA (tế bào di truyền) dẫn đến sự thoái hóa bộ não.

Đồ ăn cho trẻ cũng luôn trong sự hướng dẫn của cha mẹ. Đầu tiên, hoa quả ăn cùng với hạnh nhân, sau đó là dầu gan cá. Theo đánh giá của tôi, những đứa trẻ Do Thái đều biết 3 thứ tiếng, ví dụ như tiếng Do Thái, Ả rập và tiếng Anh.

Từ khi còn nhỏ, trẻ em đã được học đàn piano và violin, và đây là điều bắt buộc. Làm như vậy vì họ tin rằng điều này sẽ làm tăng chỉ số thông minh của trẻ và sẽ khiến con họ trở nên thông minh. Cũng theo các nhà khoa học Do Thái, sự rung động của âm nhạc sẽ kích thích bộ não và đó là lý do vì sao có rất nhiều thiên tài người Do Thái ... 

Từ lớp 1 đến lớp 6, những môn học ưu tiên trẻ em được dạy các môn về kinh doanh, toán học, khoa học. Để so sánh , tôi có thể nhận thấy trẻ em ở California, chỉ số IQ của chúng khoảng 6 năm về trước. Tất cả trẻ Do Thái đều tham gia vào các môn thể thao như bắn cung, bắn súng, chạy bộ vì họ tin rằng bắn cung và bắn súng sẽ rèn luyện cho bộ não trở nên tập trung vào cách quyết định và sự chính xác.

Ở trường trung học, học sinh sẽ giảm dần việc học khoa học mà sẽ học cách tạo ra sản phẩm, đi sâu vào những kiểu bài tập thực tế như vậy. Dù một số dự án/bài tập có vẻ nực cười và vô dụng, nhưng tất cả đều đòi hỏi sự tập trung nghiêm túc đặc biết nếu đó là những môn thuộc về vũ khí, y học, kỹ sư, ý tưởng sẽ được giới thiệu lên các viện khoa học hoặc trường đại học. Khoa kinh doanh cũng được chú trọng ưu tiên. Trong năm cuối ở trường đại học, sinh viên sẽ được giao một dự án và thực hành. Họ sẽ hoàn thành nếu nhóm của họ (khoảng 10 người/nhóm) có thể tạo ra lợi nhuận 1 triệu USD. Đừng ngạc nhiên, đây là thực tế và đó là lý do vì sao một nửa hoạt động kinh doanh trên thế giới là của người Do Thái. Thiết kế mẫu thời trang mới nhất của Levis là của khoa kinh doanh và thời trang của trường ĐH Israel.

Đã bao giờ bạn thấy họ cầu nguyện chưa? Họ sẽ luôn lắc đầu vì họ tin rằng hành động này sẽ kích thích và cung cấp nhiều oxy cho não. Điều tương tự giống như người Hồi giáo khi cầu nguyện họ phải quỳ lạy cúi đầu. Và hãy xem những người Nhật Bản, cách họ cúi đầu và người Nhật Bản cũng có rất nhiều người thông minh, họ thích ăn sushi (thịt cá tươi). Liệu đây có phải là sự trùng hợp?

Trung tâm thương mại của người Do Thái tập trung ở thành phố New York, và chỉ phục vụ cho người Do Thái. Nếu ai đó trong cộng đồng Do Thái có ý tưởng hay có thể sinh lời, hội đồng người DT sẽ cung cấp khoản vay không lãi suất và đảm bảo việc kinh doanh này phải phát triển. Vì lý do này, Starbuck, Dell, Coca-cola, DKNY, Oracle, Levis, Dunkin Donut, các bộ phim Hollywood và hàng trăm hoạt động kinh doanh khác đều nằm dưới sự tài trợ của cộng đồng Do Thái. Sinh viên Do Thái tốt nghiệp từ khoa y dược ở New York được khuyến khích đăng ký với hội đồng này và được phép hành nghề tư với khoản vay không lãi suất này.

Hút thuốc sẽ khiến bộ não bị thoái hóa. Trong chuyến thăm của tôi đến Singapore năm 2005, điều khiến tôi ngạc nhiên là những người hút thuốc bị coi như đồ bỏ đi và giá một bao thuốc là khoảng 7 USD. Cũng giống như ở Israel, việc hút thuốc là cấm kỵ và Singapore đã hình thành cách quản lý giống như ở Israel. Đây cũng là lý do vì sao hầu hết các trường ĐH của Singapore đều thuộc đẳng cấp cao, dù Singapore chỉ nhỏ bằng Mahattan. Hãy nhìn sang Indonesia, đâu đâu mọi người cũng hút thuốc và giá một bao thuốc chỉ rẻ bèo khoảng 70 xu USD. Và bạn có thể đếm được số trường ĐH của họ, những gì họ sản xuất, những gì họ có thể tự hào, công nghệ ư? Họ còn chẳng thể nói được thứ ngôn ngữ nào ngoài ngôn ngữ của mình, vì sao họ khó có thể sử dụng Tiếng Anh thành thạo? Liệu đây có phải là do việc hút thuốc? Bạn hãy tự suy nghĩ nhé.

Trong bài nay tôi không động chạm đến vấn đề tôn giáo hay chủng tộc. Đó là vì sao người Do Thái khá kiêu ngạo, và vì sao họ luôn bị săn đuổi từ thời Pharaoh cho đến Hitler. Đối với tôi đó là vấn đề về chính trị và sự tồn vong.

Điểm cuối cùng trong bài này là liệu chúng ta có thể tạo ra những thế hệ giống như những người Do Thái? Câu trả lời có thể ở dạng khằng định đó là chúng ta cần thay đổi thói quen ăn uống hàng ngày, cách làm cha mẹ, và tôi đoán rằng chỉ trong 3 thế hệ, việc này có thể làm được. Điều này tôi có thể quan sát được từ đứa cháu của tôi. Chỉ mới 9 tuổi cậu đã viết được bài luận 5 trang về đề tài ‘Vì sao tôi thích cà chua?’. Cầu chúc cho chúng ta được sống yên bình và thành công trong việc tạo ra những thế hệ tương lai tài giỏi cho nhân loại dù bạn thuộc bất kỳ chủng tộc nào.

Bổ sung: Theo truyền thống người Do Thái, những học giả, nhà khoa học được khuyến khích kết hôn với con gái của những thương nhân vì theo họ, con cái sinh ra sẽ là sự kết hợp của cả giáo dục hàn lâm và giáo dục thực tế. Chính sự coi trọng thương nhân và kinh doanh cũng như học vấn đã đưa họ lên vị trí hàng đầu trên thế giới và khiến cả thế giới ngả mũ cúi đầu. (khác hẳn với văn hóa " sỹ, nông, công, thương " của VN và Châu Á). Những chính sách của Hoa Kỳ trước đây và của Obama hiện tại cũng đều chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của các nhà tài phiệt người Do Thái."

Chú thích:
  [1] http://shahidpages.wordpress.com/2009/03/31/why-jews-are-intelligent/
____________

Góp ý:
Bài nói về người Do Thái thông minh nhiều chỗ phóng đại quá xá cỡ thợ mộc!! Nói là người Do thái thông minh thì OK nhưng nếu nhất thế giới thì thế nào là nhất thế giới?

Bài có nói 50% giải Nobel là của người Do thái là sai! Trong số khoảng 105 giải văn chương Nobel tôi chưa thấy tác giả Do thái nào được phát. Các nhà đạo diễn nổi tiếng hàng đầu thế giới, bậc sư là người Nhật Akira Kurosawa, Tầu Trương nghệ Mưu, Ý  Victorio de Sica, Pháp Jean Renoir... chưa thấy ông đạo diễn tài tử Do thái nào nổi tiếng. Nhạc sĩ nổi tiếng nhất thế giới như Beethoven, Mozart là người Do thái?  cChưa thấy nhạc sĩ Do thái nào nổi tiếng.

Họ giỏi tài chánh, buôn bán, business nhưng  họ dựa vào người khác. Họ ở đậu nhiều nước và ăn bám vào các nước khác. Hitler nói đúng: người Do thái chỉ là ký sinh (parasite), họ vào các nước tân tiến rồi làm ăn, cho vay lấy lãi, ăn trên ngồi  trốc nhưng tự họ không lập được một nước mà phải dựa vào người khác.

Họ có giỏi một số phương diện nào đó chứ không phải cái gì cũng giỏi, cái giỏi nhất là láu cá, ăn bám vào nước khác

TD

Góp ý về việc phục hoạt Tổng Hội

 Ý kiến của đồng môn Nguyễn Thế Viên

Thưa quý anh chị,

Trong khi chờ đợi góp ý cuả các anh chị CSV QGHC/WA, tôi xin có một suy nghĩ riêng: Việc luân phiên điều hành TH không đơn giản vì có nhiều hội điạ phương không đủ điều kiện về nhân lực, phương tiện ...  Điều này có thể đôi lúc gây đình trệ, hoạt động không liên tục, .... Một vài điạ phương "lớn" như Thủ Đô Người Việt Tỵ Nạn (California), Miền Đông HK, Texax là nơi thuận lợi nhất để đặt Ban Điều Hành. Các nơi này có đủ nhân, tài, vật lực. Ngoài ra, môi trường ở đây với đầy đủ cơ quan truyền thông, đoàn thể người Việt... cũng giúp TH dễ dàng trong các sinh hoạt, kể cả tổ chức họp mặt, hay "quan hôn tang tế".... Theo tôi việc luân phiên nên khoanh vào 3 nơi này.

Nguyễn Thế Viên
Seattle, WA
(Nguồn: NVSáu)

25 June 2012

Xiết Cổ Miền Nam

     Trọng Đạt

     Khúc quanh cuộc chiến

      Kissinger nói về việc Quốc hội Mỹ bỏ rơi miền nam Việt Nam trong Years of  Renewal, trang 479. Ông đã dùng từ ngữ gợi hình “xiết cổ” và cho biết Tướng Bắc Việt Văn Tiến Dũng, người chỉ huy giai đoạn Tổng tấn công cuối cùng tại miền nam VN kể lại họ đã đưa một khối lượng lớn xe tăng, thiết giáp, hỏa tiễn, đại bác, phòng không vào Nam. Sự vận chuyển dễ  dàng nhờ hệ thống đường xâm nhập chằng chịt, kỳ diệu mà Dũng ví như những sợi dây thừng to quấn quanh cổ, chân,  tay của con quỉ từng ngày một, đợi lệnh xiết chặt kết liễu đời nó.

     Ông cũng nói trong khi miền nam VN dần dần bị siết cổ, Hoa Thịnh Đốn không để ý tới nó vì chia rẽ nội bộ. Nhưng hơn bao giờ hết Hoa Thịnh Đốn đã chán vấn đề VN (Washington had grown tired of Vietnam). Trang 471, Kissinger nói Quốc hội cắt giảm viện trợ cho miền nam VN từ 1973 mỗi năm khoảng 50%, trong khi Hà Nội gia tăng xâm nhập cùng với xe tăng đại bác vào miền nam VN sau ngày ký Hiệp định Paris. Hoa Kỳ đã xiết cổ miền nam VN và làm  tê liệt khả năng tự vệ của họ. Người ta không lấy làm ngạc nhiên tấn thảm kịch kết thúc với toàn bộ quân đội BV tràn ngập miền nam VN trong khi Hoa Kỳ đứng nhìn, tê liệt vì chia rẽ nội bộ.

     Như mọi người đều biết, sau Hiệp định Paris Quốc Hội Mỹ cắt giảm viện trợ quân sự  VNCH dần dần khiến cho khả năng tự vệ của ta không còn và sụp đổ vào ngày 30-4-1975.

     Ngược dòng thời gian, trận Mậu Thân 1968 trở thành một khúc quành quan trọng của cuộc chiến tranh VN cũng như cho cả Đông Dương. Mặc dù miền nam thắng lớn về quân sự, tài liệu Bộ Tổng tham mưu Quân đội VNCH cho biết  BV đưa vào  tổng cộng 84 ngàn cán binh vào trận đánh, 58 ngàn người  bị giết, hơn 9 ngàn bị bắt, chạy thoát 16 ngàn tên, chưa tới 20%, tổn thất CS gấp hơn mười lần VNCH, cơ sở nằm vùng bị bại lộ. Tuy nhiên CSBV lại thắng lớn về chính trị, họ được món quà vô giá: Mẫu thân đã đẩy mạnh phong trào phản chiến lên cao, người Mỹ không còn ủng hộ cuộc chiến VN. Cuộc Tổng công kích đã khiến cho nhóm nghiên cứu của Bộ quốc phòng Mỹ đề nghị hạn chế can thiệp vào VN để thay thế bằng VN hóa chiến tranh

     Nhiều nhà bình luận phía Mỹ cũng như VN đã nhìn nhận trận Mậu Thân đã khởi đầu một khúc quành bi đát cho số phận miền Nam. Phong trào phản chiến càng lên cao dữ dội hơn, hành pháp đã nghĩ tới hoà giải, Việt Nam hóa chiến tranh, rút quân về nước. … Hiển nhiên giới lãnh đạo Hà Nội đã đạt được một chiến thắng vô giá mà họ không dự định. Chúng  ta đánh thắng một trận lớn nhưng ta thua cuộc chiến .

     Trang 88 No More Vietnams, Nixon cho biết người dân Mỹ đã dành cho Johnson một khoảng thời gian nhất định để thắng CS tại Việt Nam. Gần bốn năm trôi qua, trận Mậu thân tháng 2-1968 đã khiến cho họ không còn kiên nhẫn vì quá mệt mỏi, người ta không cho chính phủ thêm thời gian để giải quyết cuộc chiến mà họ chỉ muốn rút bỏ Đông Dương.

     Năm 1965, thời  cao điểm của thuyết Domino, theo thăm dò gần 80%  người dân Mỹ, các Thượng nghị sĩ, Dân biểu thế lực đều ủng hộ chính phủ đưa quân vào để cứu miền nam VN. Nhưng sau bốn năm, mặc dù quân tham chiến đã tăng hàng năm: 1965 có184,000 người, năm 1966 lên 385,000 người, năm 1967 lên 485,000 người, năm 1968 lên tới đỉnh cao 536,000 người.

    Từ 1965-1968, Johnson và Bộ trưởng Quốc phòng McNamara đã không thắng được CS, số lính Mỹ bị giết ngày một tăng từ 1,863 người năm 1965 lên 6,143 người năm 1966 và 11,115 người năm 1967…Người dân không còn tin vào thuyết Domino như trước. Khi ủng hộ chính phủ đưa quân cứu miền nam VN  người ta  nghĩ nó sẽ  được cứu với cái giá “vừa phải”, nay  nó  đã bị vượt quá lên trên 500 ngàn quân thì số người ủng hộ tụt thang nhanh chóng.

     Sau trận Mậu Thân tháng 2-1968 số người chống chiến tranh tăng vọt, ngược lại số ủng hộ tụt thang nhanh chóng, người ta không còn tin chính phủ có thể thắng được cuộc chiến tranh Đông Dương. Từ cuối 1965 tới cuối 1966 số người ủng hộ giảm từ 61% xuống còn 51%, từ đầu 1967 tới cuối 1967 giảm từ 52% xuống còn 45%, từ  đầu 1968 tới tháng 10- 1968 giảm từ 42% xuống còn 37%. Những người chống chiến tranh cực đoan đã hô to những khẩu hiệu “Phải rút ra khỏi Đông Dương, Việt Nam ngay”  

     Những sợi dây thừng 

Ảnh không lời


Góp ý về việc tái lập Tổng Hội

Thư của đồng môn Lê Văn Tư

Thưa quý Bạn,

Tôi tán thành ý kiến tái lập Tổng Hội, vì dầu ở phương trời góc biển nào, anh em cùng xuất thân một ngôi trường, nhứt là một ngôi trường đã dự phần ít nhiều vào vận mạng đất nước cần có một tổ chức tiêu biểu chung.

Vì lý do đó mà tôi hơi thắc mắc (do không biết rõ lý do) việc 2 Hội ở Canada không đồng ý việc phục hoạt TH và cũng muốn biết là 2 Hội đó có gia nhập vào TH không?

Kế đến xin góp một số suy nghĩ về dự thảo Quy chế (QC):

1. Về danh xưng "Hội thành viên", nghe có vẻ rườm rà chăng? Nghĩ Tổng hội thì gồm các Hội (tên địa phương) như từ trước cũng ổn rồi, trong các Hội thì có các Hội viên, các địa phương nào không (hay chưa) có Hội thì có thể là Hội viên "độc lập không có quyền bầu phiếu" (theo dự thảo QC), liệu có thể xếp các Hội viên lẻ loi đó (nếu họ muốn) vào Hội đang phụ trách TH, khi muốn như vậy (hàm nghĩa là tích cực rồi) thì họ có thể tăng cường thêm sức mạnh cho TH.

2. Về điều hành, các Hội luân phiên phụ trách VPĐH, theo dự thảo dự trù có thể có Hội tự nguyện không đứng tên trong danh sách luân phiên, như vậy thì liệu có thể xếp vào hai hạng Hội: Hội hoạt động và Hội cố vấn, dĩ nhiên khi có thì có thêm điều minh định trách nhiệm của các Hội?

Về việc luân phiên theo dự thảo QC thì hoặc bốc thăm, hoặc theo thứ tự mẫu tự tên các Hội địa phương, liệu có thể bàn bạc thêm yếu tố đồng thuận (giả dụ nếu có một sự đồng thuận giữa các Hội) thì một Hội nào đó có thể nhận lãnh trách nhiệm kế tiếp không? Theo tôi thì lịch trình luân phiên giữa các Hội có thể qui định sẵn theo thứ tự tất cả "Hội hoạt động", cũng có thể chỉ cần chọn Hội trách nhiệm nhiệm kỳ kế tiếp mà thôi (như vậy Hội trách nhiệm tương lai cũng có đủ thời gian chuẩn bị); khi đề cập đến Hội hoạt động và Hội cố vấn, thì cũng dự trù vì một lý do nào đó, một Hội hoạt động xin trở thành Hội cố vấn hoặc ngược lại, cũng như có thể có thêm Hội mới thành lập, dầu sao, qua quá trình hoạt động, dường như chỉ có mấy Hội có đông hội viên (như Hội miền Đông, Hội ở Texas, các Hội ở Cali) có thể đảm trách TH.

Ngoài ra, tôi cũng nghĩ đến vấn đề lưu nhiệm, đề phòng Hội kế nhiệm phụ trách TH vì lý do nào đó chưa sẵn sàng như dự trù, dĩ nhiên là cần sự đồng thuận của các Hội hoạt động.

3. Về hoạt động chung, nếu có một website, việc này có phần chuyên môn, một người trách nhiệm đã quen công việc, nên nghĩ tới việc làm sao website này hoạt động liên tục mỗi khi có sự luân phiên.
Còn về chi phí điều hành, tôi nghĩ đến việc nên phân chia gánh nặng chung thay vì chỉ do Hội đang đảm trách TH, như vậy cần ấn định phân chia tỷ lệ đóng góp (như 50% Hội phụ trách TH, 40% các Hội hoạt động, 10% các Hội cố vấn chẳng hạn, việc phân chia này cần để ý đến số lượng hội viên của các Hội, dĩ nhiên là sẵn sàng tiếp nhận mọi yểm trợ vô thường của mọi hội viên (tôi nghĩ đến một số hội viên khá giả và quan tâm đến sinh hoạt của TH), nếu có một cái quỹ như vậy thì cũng cần một Thủ quỹ với sổ sách phân minh.

Về việc tu chính QC, dự thảo đề nghị biểu quyết tu chính phải đạt tỷ số quá bán, khi nói đến quá bán, cũng nên dự trù trường hợp đúng quá bán, vậy nên cần lá phiếu tài quyết, theo tôi chắc là dành cho Hội đang đảm trách vai trò TH.

4. Về việc giải thể TH, theo đề nghị của dự thảo QC thì cần quá bán tổng số các Hội, nếu vậy cũng cần lá phiếu tài quyết như vừa trình bày trên, tôi cũng nghĩ là có 12/18 Hội đồng ý việc phục hoạt TH, tức 2/3 số Hội, vậy việc giải thể cũng nên theo tỷ lệ ấy.

Trong ý hướng muốn TH hoạt động tốt đẹp, tránh bớt một số yếu tố bất ngờ, hiện tôi có bấy nhiêu suy nghĩ, xin đóng góp.

Thân kính,
lvt
(Nguồn: NVSáu)

24 June 2012

Euro 2012: Lịch trình 2 trận bán kết


Cỏ Nội, thơ

Cỏ Nội

Ôm xiết mảng lưng trần
Hôn lên bờ vai mịn
Hôn nốt đồi ngực cao
Giữa tinh tú lao xao
Và mây theo vần vũ

Rừng khuya thôi ủ rũ
Mây mù ủ tình ta
Sương mai thấm tình già
Tiếng gọi Chân Thiện Mỹ
Nương sóng vỗ trùng khơi

Em tiếng rên ma Hời
Phảng phất từ ngàn xưa
Khoảng trống vắng rêu phủ
Bỗng tuôn tràn thác lũ
Hương cỏ nội mênh mông

Điền Thảo
_____________

Tưởng nhớ Vũ Công Hùng, Thanh Văn, Hai Quẹo Lâm Thành Hổ

Kính gửi quý ngài:

Lan Đàm, Tôn Thất Tuệ, Nguyễn Vũ, Dương Quân, Luân Tâm, Phạm Thành Châu, Nguyễn Ngọc Liên, Nguyễn Đắc Điều, Sầu Đông Nguyễn Thọ Chấn, Nguyễn Văn Sáu, Nguyễn Quan Minh, TeHong, Lam Giang, Nguyên Trần, Như Thương, Lãm Thúy, Hương Kiều Loan, Cao Minh Tâm...và những người bạn ngại hài tên.

Thưa quý đại gia, 
Quý Tỷ Muội

Làm xong bài thơ tại hạ thấy rất khoái. Sau khi đưa lên diễn đàn thì lại đâm ra sợ. Sợ thiên hạ chê cười rằng mình chưa nên nết. Rồi lại sợ cho Diễn Đàn mang tiếng xấu lây. Thế gian này người suy nghĩ ...trong bụng thì nhiều mà người viết ra thì ít, nên tại hạ đành xung phong, cam tâm làm vật tế thần vì ...nghĩa lớn ...vui chơi vậy!

Nếu có ai nhiếc mắng, xin quý đại gia và tỷ muội đỡ giùm cho một tiếng. Nếu có ai khen xin hê lên để giúp vững tinh thần!

Xin muôn vàn đa tạ

Điền Thảo,

Canada

Now We Are Free: Nhạc Enya

Giữa cái thế giới ồn ào nóng sốt và giật gân của nhạc rock, bỗng xuất hiện những dòng nhạc lướt nhẹ vào cõi thiền. Âm điệu nhẹ, thanh thoát, cũng đầy quyến rũ, nhưng không kích động dìm người nghe vào những đam mê trần tục nhưng đưa người nghe thoát ra một thế giới siêu hình nào đó. Buồn nhưng không bi lụy. Đẹp nhưng mênh mang.

Đó là những dòng nhạc của Enya.

Enya, một ca sĩ, một người trình tấu và là một nhạc sỹ, sinh ngày 17 tháng Năm , 1961 tại Gaoth Dobhair, còn gọi là Gweedore, quận Donegal, Ái Nhĩ Lan. Giới truyền thông còn gọi cô là Enya Brennan.

Năm 1980 Enya bắt đầu theo ngành ca nhạc tham gia vào ban nhạc của gia đình cô, nhưng không bao lâu tách riêng. Album Watermark ra mắt năm 1988 giúp tên tuổi Enya vang xa ra quốc ngọai.

Sau đó Enya tiếp tục thành công trong thập niên 1990, và 2000. Album A Đay Without Rain gặt hái số bán kỷ lục: 15 triệu bản. Năm 2001 cô đoạt danh xưng Nữ Nghệ Sỹ lớn nhất thế giới. Tại Ái Nhĩ Lan cô là nghệ sỹ đơn lập có số đĩa bán chạy nhất và được ghi nhận có số lượng bán ra nước ngoài đứng hàng thứ nhì chỉ sau ban nhạc U2. Cho đến năm 2009, số lượng đĩa nhạc của cô bán ra là 77 triệu.

Nhiều giám đốc sản xuất những bộ phim lớn đã mời Enya sáng tác nhạc nền cho phim, gần đây nhất là bộ The Lord of the Rings, The Gladiator... Nhạc của Enya đã làm tăng giá trị cho những cuốn phim này không nhỏ.

Trong những buổi suy tư, thiền tịnh, tĩnh tâm... người tổ chức thường dùng nhạc Enya để tạo nên bầu khí thanh thoát.

Lạ một điều, nhạc của Enya không quảng cáo rầm rộ. Nhưng ngay ngày đầu phát hành số bán ra rất cao; dường như những người mộ mến nhạc cô đã chờ sẵn từ rất lâu.

Đưới đây xin giới thiệu cùng quý anh chị bản tiêu biểu, "Now We Are Free" (Chúng ta đã được giải thoát) do Lisa Gerrard hát.

"Chúng Ta Đã Được Giải Thoát", là bản nhạc chính làm nền cho cuốn phim nổi tiếng "Gladiator", mô tả nỗi đau bi hùng của một viên tướng lãnh thời đế quốc La Mã gây ra do lòng ganh ghét của một Caesar đoạt ngôi vì không được kế vị. Lòng gánh ghét của hoàng đế La Mã vào thời mạt vận đã khiến viên tướng này nhà tan cửa nát, vợ con bị chết thảm thương. Viên tướng lãnh bách chiến bách thắng bị đầy ải sau chót đã giết chết được kẻ hãm hại mình và gia đình, rồi gục ngã nhưng hồn bay về đoàn tụ với vợ con đang chờ đón ông nơi thế giới khác.

(Điền Thảo)

Giải cứu con tin ly kỳ như phim của đội đăc nhiệm Anh (SAS)

Special Air Service or SAS là một bộ phận của quân đội Anh được thành lập ngày 31 tháng 5 năm 1950. SAS vừa mới thực hiện một cuộc đột kích giải cứu con tin người Anh bị đán khủng bố và nhóm Taliban bắt cóc ở Afghanistan vào tháng trước.

Helen Johnston - một trong 4 nạn nhân bị bắt cóc Cô gái Johnston 27 tuổi đã bị nhốt 10 ngày trong một hang động ở phía đông Afghanistan có tên Asphan. Cô đã bị một nhóm có súng cùng với lực lượng Taliban bắt cóc hôm 22/5 vừa qua. Ba người khác cũng bị bắt giữ cùng với Johnston.  Những kẻ bắt cóc đòi trả tự do ngay lập tức kẻ cầm đầu của họ là Jallah bị bắt vào tháng trước. Họ cũng yêu cầu 11 triệu USD tiền chuộc và thả toàn bộ các nhà hoạt động phi chính phủ trong khu vực. Nhưng đến thứ Sáu vừa qua, Thủ tướng Anh không còn cách nào khác là phải gửi lực lượng SAS tới Afghanistan sau khi chính quyền sở tại từ chối đàm phán với những tên bắt cóc. Thông tin tình báo do cơ quan tình báo của Anh MI6 và đặc vụ Mỹ cung cấp cho thấy tình trạng của các con tin bị bắt cóc đang ngày càng nguy hiểm. Thủ tướng Cameron đã bật đèn xanh cho SAS thực hiện sứ mệnh giải cứu con tin trong cuộc họp tại COBRA - ủy ban an ninh khẩn cấp quốc gia của Anh vào 3 giờ chiều ngày thứ Sáu. SAS cùng với nhóm đặc nhiệm Mỹ đã bay bằng trực thăng Diều hâu đen từ căn cứ không quân Bagram ngay trong đêm thứ Sáu. 

Toán biệt kích đã được trực thăng vận chuyển và đổ bộ xuống khu hang núi giam giữ bốn nạn nhân dân sự nằm sâu trong vùng do Taliban kiểm soát lúc hai giờ đêm. Địa điểm vẫn chưa được công bố. Tất cả bốn con tin đã được giải cứu an toàn. Không có ai bị chết hay bị thương trong toán đặc nhiệm.

Kế hoạch giải cứu con tin của lực lượng đặc nhiệm Anh (SAS) đã được Lực lượng Delta và đội đặc nhiệm Hải quân Seals của Mỹ yểm trợ, cùng với sự góp mặt của các binh sĩ Afghanistan.

Helen Johnson, một trong bốn người được giải cứu, bị bắt có khi đang làm việc cho một tổ chức trợ cấp có trụ sở tại Thụy Sĩ. Gia đình cô Helen Johnson rất vui mừng và được nhẹ nhõm đã lên tiếng cám ơn Thủ Tướng Anh và hết thảy mọi người đã góp sức trong việc giải cứu này.

(TTR lượm lặt)

23 June 2012

Ảnh nghệ thuật Hương Kiều Loan


Ảnh này chị Hương Kiều Loan cho biết là đã chụp qua kính xe.

Một sự phản bội

Ðã mấy năm nay rồi tôi không muốn viết và không viết về ngày 30 tháng 4. Không viết bởi sau bao nhiêu năm, những điều mình muốn nói đã nói rồi. Không viết bởi càng viết chỉ càng thấm thía với lời của ông Võ Văn Kiệt, vì mình nằm trong số cả triệu người buồn.

Vả lại, ba mươi mấy năm sau, bây giờ, ở một khía cạnh nào đó, tôi không còn có cảm tưởng mình là người Việt nữa. Việt Nam của tôi là Việt Nam của quá khứ. Việt Nam đó không còn nữa.

Nhưng khổ một nỗi, ở một góc cạnh nào đó Việt Nam vẫn nằm trong tim tôi. Làm sao có thể quên được khi ngày ngày vẫn còn cầm bút viết tiếng Việt, đọc tin tức về Việt Nam và dầu muốn dầu không, vẫn bâng khuâng về đất cũ.

Hôm nọ, ngồi xem những đoạn video được đưa lên Internet về cuộc biểu tình phản đối của người dân ba xã của huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, rồi sau đó, cũng trong lúc làm tin, chợt được xem một đoạn về phản ứng của miền Nam Việt Nam, cả dân chúng lẫn chính quyền trước việc Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa, tôi bỗng cảm thấy mừng mình là dân miền Nam chứ không phải là dân miền Bắc.

Tôi có thể mất nước, phải bỏ xứ mà đi sống tha phương cầu thực và ngày nay nhận đất lạ làm quê hương, nhưng ít nhất tôi không phải sống trong một quốc gia, dưới một chế độ, đã đòi sự hy sinh tột đỉnh của dân mình rồi phản bội.

Ðoạn video mà tôi thấy về Văn Giang là lúc đoàn dân chúng của các xã bị cưỡng chiếm tụ tập về để bảo vệ mảnh vườn của mình. Họ từng đoàn từng lớp kéo nhau đi, tay cầm gậy, cuốc, xẻng. Ðoạn clip khá dài, người quay đứng yên một chỗ, quay đoàn người đi qua. Họ đủ cả, già có, trẻ có, đàn ông có, đàn bà cũng có. Có khá nhiều người đội nón an toàn, một số khá đông phụ nữ khoác thêm một cái khăn ở dưới nón an toàn, trông ra có lẽ cũng có lý vì ít nhất nón an toàn bảo vệ không bị công an đánh bể đầu. Giữa đám nón an toàn hay nón baseball có lác đác một số đội nón cối. Trong số người đội nón cối, có vài người đứng tuổi. Họ đội nón cối, mặc quần áo bộ đội. Có lẽ có thiếu là họ mang quân hàm và huy chương đeo lên ngực. Một vài cái nón cối còn cả lá cờ, rõ ràng là nón của một cựu quân nhân.

Một số trông họ có lẽ là những chiến sĩ đã bị chính quyền gọi nhập ngũ để chống lại xâm lăng của đoàn quân phương Bắc, một số già hơn, có thể đã bị chính quyền gọi nhập ngũ, không phải để bảo vệ tổ quốc, mà để tham gia vào một cuộc chiến tương tàn, một cuộc nội chiến mà trong đó anh em gặp nhau trên bãi chiến trường.

Cuộc chiến tranh Bắc Nam mà ngày 30 tháng 4 là ngày kết thúc, mặc cho chính quyền có khoác cho nó cái áo tuyên truyền gì chăng nữa cũng vẫn là một cuộc nội chiến, người Việt giết người Việt. Như lời ca phản chiến hồi nào có thể “kẻ thù tôi mang áo màu chủ nghĩa” nhưng họ vẫn là người Việt. Và cũng xin đừng bảo tôi sai. Tôi có hai ông chú, một ông là sĩ quan quân đội miền Bắc, một ông là sĩ quan quân đội miền Nam. Cũng may là hai chú tôi chưa từng tham chiến trên cùng một chiến trường nào cả, chuyện đó hẳn đã xảy ra cho nhiều gia đình trên đất Việt trong những năm chiến tranh.

Ðã ba mươi mấy năm rồi, tôi không còn muốn tranh cãi cho chính nghĩa của miền Nam nữa bởi chuyện đó đã qua rồi, nhưng ngồi nhìn những cựu quân nhân miền Bắc lầm lũi vác gậy đi tranh đấu để bảo vệ mảnh đất, mảnh vườn, kế sinh nhai của mình, tôi bỗng cảm thấy tuy mất nước, xa nhà nhưng vẫn còn không xấu số bằng họ. Họ là những người đã đem hết cả tuổi thơ dâng cho chế độ. Chế độ và đảng cầm quyền đã khởi xướng cuộc chiến tranh Bắc Nam dẫn đến việc cả triệu người ở hai bên chiến tuyến cũng như dân lành gục ngã. Nếu miền Bắc không nhất quyết đòi chiếm miền Nam thì làm gì có chiến tranh.

Nhưng sau khi đòi hỏi sự hy sinh tối thượng đó của người dân dưới quyền cai trị của mình, đảng Cộng sản Việt Nam và những người lãnh đạo chính quyền ở miền Bắc đã thất hứa với nhân dân.

Tôi còn nhớ một lần về Việt Nam, một bà thím sau ngày đổi mới, lương công chức không đủ sống, mở một quán bán tạp hóa bên cửa ngách của nhà mình, đã mỉa mai, “Hồi đó các ông ấy bảo ‘Ðánh thắng giặc Mỹ ta sẽ xây dựng bằng mười ngày nay’! Bây giờ đã ‘Ðánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào’, vậy mà vẫn không đủ ăn!”

Khác với những năm đó, Việt Nam trong những năm cho đến gần đây quả đã phát triển bằng năm bằng mười lúc trước. Cứ đi về thành phố Hà Nội ngày nay so với Hà Nội của những năm đầu thập niên 1990, khi lần đầu tiên tôi trở về Hà Nội thì cũng thấy rõ sự thay đổi. Nhưng, có điều những phát triển to lớn đẹp đẽ đó người dân không được chia hưởng.

Trong khi ruộng vườn của họ bị chiếm đoạt để xây khu “đô thị mới” EcoPark, một khu hẳn là rất sang trọng vì partner của họ là công ty địa ốc Savills ở Luân Ðôn, một trong những công ty mà nhìn quảng cáo của họ ở Luân Ðôn toàn là nhà cỡ trên một triệu bảng Anh.

Ecopark quảng cáo là “thành phố xanh tươi, cuộc đời trọn vẹn.” Họ quảng cáo “không gian phố trong vườn” và những khu như “Rừng cọ: luxury apartment; Phố Trúc là shopping mall, Vườn Tùng và Vườn Mai: biệt thự detached or semi-detached villas.” Trang quảng cáo của Ecopark mở đầu với một đoạn nhạc thật êm tai. Tiếc thay tiếng nhạc đó không làm át nổi tiếng than khóc của người dân Văn Giang.

Bây giờ tôi mới hiểu cái uất ức và thấm thía cái nỗi đau của những người như ông Trần Ðộ hay Nguyễn Hộ. Họ là những nhà trí thức, mang tuổi trẻ và lý tưởng đi để cứu nước khỏi họa ngoại xâm, rồi để thống nhất đất nước vì đảng cộng sản bảo với họ là không thể để đất nước chia đôi, là miền Nam đang quằn quại trong áp bức của Mỹ Ngụy.

Tôi cũng chưa quên những bà con vào Nam sau 30-4-1975, gom góp một ký đường, vài lon sữa làm quà, tưởng là quý hóa lắm, ai dè miền Nam đâu có thiếu thốn và khổ cực như họ bị đánh lừa. Ðã có những người, thẹn quá, giấu luôn quà, không dám đem ra cho bà con trong Nam nữa.

Tôi cũng vẫn còn chưa quên người anh họ của ông xã tôi, một cán bộ trung kiên, làm việc cho ban tuyên giáo trung ương, ban tuyên truyền của đảng cộng sản, hỏi nhỏ chú em, “Vậy chú có bao nhiêu nợ máu với nhân dân. Nhà cửa này là do Mỹ nó cho đấy à?”

Nhưng cái vỡ mộng khi vào Nam sau năm 1975 có lẽ cũng một phần nào được xoa dịu vì dầu sao cũng là kẻ thắng. Cái vỡ mộng sau đó, khi vào năm 1979, người anh em “môi hở răng lạnh” dạy cho một bài học kinh hồn. Cho đến bây giờ chính quyền Hà Nội vẫn chưa công nhận số tử vong của trận chiến biên giới, cả về quân nhân lẫn thường dân.

Và sau cùng, giọt nước làm đầy ly là khi chính quyền bỏ rơi chủ thuyết, chạy theo “định hướng thị trường” và chỉ còn muốn làm giàu.

Thật  đau đớn,  vì sau cùng họ mới thấy là những gì họ hy sinh cả cuộc đời đã chỉ là những cái bánh vẽ.

Lê Phan
LÊ PHAN là con gái của Cựu Thủ Tướng Phan Huy Quát, hiện đang là biên tập viên cho đài phát thanh Little Saigon, Hon Viet TV va Viet Tides.

22 June 2012

Bài Ca Kên Kên, thơ

Bài Ca Kên Kên

Ta chọn cây cao,
Bám vào cành kín nhất.
Không còn gì phải sợ phải lo.

*
Lũ trẻ con hôm qua
Dám giương ná bắn ta,
Còn “hỗn xược gọi” ta là ‘con kên kên lạc bầy.’

*
Không, ta không lạc bầy.
Ta muốn sống riêng,
Muốn hùng cứ vùng này
Để an hưởng “độc lập - tự do - hạnh phúc” --
Có miếng mồi ngon nào thoát khỏi tầm bay?

*
Hạnh phúc ta vui hưởng đã lâu dài,
Nhưng giờ đây có nguy cơ biến dạng.
Mấy năm nay ruộng đồng khô cạn,
Nước hồ ao mương rạch cũng không còn.
“Đàn bồ câu trắng” đã bay xa,
Chuột rắn không còn … lấy đâu để chết.
Những ngày huy hoàng của ta cơ hồ sắp hết.

*
Tạm thôi là con kên kên sống bằng xác chết,
Ta phải nhọc nhằn rình rập từng giờ,
Săn đuổi từng con côn trùng cóc nhái
Mà lũ trẻ con nhất quyết tranh ăn
(Ừ, chúng cũng đâu còn gì để sống).
Chúng muốn ám hại ta…
Ta đành tạm “nuốt căm hờn” vài ba bữa.

*
Nay ta loan báo cho khắp nơi được rõ
(Và điều này xuất phát từ “đỉnh cao trí tuệ” kên kên):
Kẻ biết hưởng hạnh phúc là kẻ phải biết bảo toàn hạnh phúc.
Kể từ ngày mai
Ta sẽ không còn là ‘con kên kên lạc bầy.’
Ta sẽ không sống bằng xác chết hay rình rập côn trùng cóc nhái.

*
Những người bạn anh hùng của ta
Trùng trùng từ những cánh rừng không xa phương bắc --
Luôn sẵn sàng --
Đang bay đến với ta.

*
Ồ vui biết mấy!
Chúng ta sẽ tung hoành!
Tung hoành móng sắt,
Tấn công thẳng vào xác sống lũ người!

*
Ừ, bây giờ xác sống
Mới là những miếng mồi ngon.
Ôi máu thịt ngọt ngào!
Cho chúng ta mặc tình cấu xé;
Cho chúng ta chia hưởng hạnh phúc lâu dài;
Cho “tình hữu nghị đời đời bền vững.”

*
Rồi chúng bây sẽ phải hát ngày đêm
Bài ca vinh danh những con kên kên vĩ đại.

*
Vâng, chúng bây sẽ phải hát ngày đêm
Bài ca vinh danh những con kên kên vĩ đại

Lê Văn Bỉnh

Nhạc Dương v Dung.

(Click to enlarge)
Trích từ tập ca khúc: "BÀI TÌNH CA TRÊN QUÊ HƯƠNG ĐỌA ĐÀY"sắp xuất bản của đồng môn Dương v Dung, Anaheim, Nam California - USA.

21 June 2012

Hoa Lục Vừa Đánh Trống Vừa Ăn Cướp

Theo BBC Việt Ngữ ngày 21/6/2012, ngay khi Quốc Hội Việt Nam, cùng ngày, thông qua Luật Biển khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên các Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa, lập tức Hoa Lục – trước đây còn mập mờ phủ nhận, đã chính thức công bố “Thành lập thành phố cấp địa khu Tam Sa, quản lý các đảo, bãi ngầm và vùng biển của quần đảo Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa”. Điều này có nghĩa là Hoa Lục cho xây dựng một đơn vị hành chính cấp “Địa Khu” nhỏ hơn cấp Tỉnh nhưng lớn hơn cấp “Quận” để quản trị một vùng biển và đảo do ăn cướp được hoặc không thuộc chủ quyền của mình - bao gồm Hoàng Sa (cưỡng chiếm năm 1974) và toàn bộ Trường Sa hiện do Việt Nam làm chủ và trấn giữ và có thể bao gồm luôn cả Bãi Cạn Scarborough nơi Phi Luật Tân tuyên bố chủ quyền về mình.  Đây là một hành vi vô cùng ngang ngược và đáng xấu hổ của một đại cường lúc nào cũng rêu rao với thế giới là “hòa bình, hợp tác và hữu nghị”. Trước đó vào ngày 20/6/2012 theo  các trang điện tử VOA và BBC, Bộ Ngoại Giao Hoa Lục đã triệu tập đại sứ của Việt Nam tại Bắc Kinh để phản đối khi Việt Nam loan báo “Trung đoàn không quân tiêm kích 940, lần đầu tiên đưa máy bay chiến đấu Su-27 phát xuất từ Căn Cứ Phù Cát - Bình Định ra tuần tiễu bảo vệ chủ quyền biển đảo ở Trường Sa.” Đây là những phản ứng về ngoại giao cực kỳ vô lý chưa từng thấy trên trường quốc tế và dĩ nhiên Việt Nam đã cực lực bác bỏ những luận điệu “vừa đánh trống vừa ăn cướp” này một cách rất chừng mực.

Sự tàn ác của giặc Tàu đối với nước ta qua 1000 năm dài nô lệ ai ai cũng đã biết nhưng sự ngang ngược của bọn vua quan Đại Hán đối với vua quan ta trong thời tự chủ, khi đọc lại sử Việt, chúng ta không khỏi nghẹn ngào, uất ức. Sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép việc Sài Thung (còn có tên là Xuân) đến nước ta dưới triều Vua Trần Nhân Tông như sau: “ Xuân ngạo mạn vô lễ, cưỡi ngựa đi thẳng vào cửa Dương Minh. Quân sĩ Thiên Trường ngăn lại, Xuân dùng roi ngựa quất họ bị thương ở đầu. Đến Điện Tập Hiền, thấy giăng bày màn trướng, hắn mới chịu xuống ngựa. Vua sai Thượng TướngTrần Quang Khải đến sứ quán khoản tiếp. Xuân nằm khểnh không ra, Quang Khải vào hẳn trong phòng, hắn cũng không dậy tiếp”.  Khi muốn gây sự hoặc xâm chiếm đất nước ta, bọn vua quan Phương Bắc đều lấy cớ triều cống bê trễ, mượn đường đánh Chiêm Thành, yêu cầu các vua của ta sang chầu, hoặc lấy cớ khôi phục lại quyền hành cho các kẻ phản quốc như Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống…Nhưng ngày hôm nay,  bọn chúng không  làm  như vậy. Khoác bên ngoài cái vỏ hòa bình, hợp tác và hữu nghị”, chúng dùng vũ lực gây hấn với Nhật Bản ở Quần Đảo Senkaku, cỏn ở Biển Đông là các nước yếu, chúng công bố Đường Lưỡi Bò để khẳng định chủ quyền của mình rồi cho tàu Ngư Chính, tàu Hải Giám tới xua đuổi, bắt giữ, thậm chí tịch thu tàu bè, giết hại ngư dân của các quốc gia có chủ quyền đang mưu sinh trên các vùng đảo này. Độc hại hơn nữa chúng cho các dàn khoan khổng lồ tới thăm dò hoặc khai thác dầu khí trên các vùng biển không thuộc chủ quyền của chúng, trong khi đó dùng áp lực kinh tế để các công ty đệ tam quốc gia phải hủy bỏ hợp đồng khai thác /thăm dò với các quốc gia có chủ quyền thật sự. Cứ với cái đà này, với thủ đoạn độc địa này, Hoa Lục sẽ không cần nổ một tiếng súng, lần hồi bá chủ Biển Đông trước sự bất lực của toàn thế giới. Tại sao Hoa Lục dám làm như vậy trong khi chúng ta có Liên Hiệp Quốc, NATO và hàng trăm tổ chức bảo vệ nhân quyền khác?

Thứ nhất: Nhìn cho kỹ và kinh qua lịch sử chúng ta thấy Liên Hiệp Quốc (LHQ) chỉ là “bình phong” đôi khi là “con rối” của các siêu cường. Liên Hiệp Quốc không phải là ông cảnh sát thấy cướp thì bắt, thấy tội phạm thì truy lùng mà LHQ cần có 1/5 hội viên thường trực đưa ra sáng kiến mà Hoa Kỳ là thành viên có tiếng nói áp đảo nhất. Nếu Hoa Kỳ làm lơ không khởi động chi cả thì coi như LHQ  “ ngủ yên” và ông Tổng Thứ Ký cùng các bà Cao Ủy chỉ có nước “ngồi chơi sơi nước”. Ngoài ra, nghị quyết của LHQ  nếu không có Hoa Kỳ cung cấp vài chục ngàn binh sĩ cùng tàu chiến, máy bay B1& B52  để thi hành…thì cũng coi như tờ giấy xếp vào ngăn kéo. Trong tình hình hiện tại, liệu Hoa Kỳ có dám vận động LHQ để đưa ra một nghị quyết yêu cầu Hoa Lục phải tuân thủ các công ước quốc tế về luật biển, vận động tổ chức một Tòa Án Quốc Tế để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông, đồng thời cử các chuyên viên của LHQ tới Biển Đông để giám sát, đo đạc? Nếu Hoa Lục không tuân thủ, liệu Hoa Kỳ có dám tuyên bố cấm vận như đã từng làm với Việt Nam, Cuba và mới đây với Ai Cập, Tunisia, Libya, Iran và Syria?

Thứ hai: NATO thực chất chỉ là “con đẻ” của Hoa Kỳ. Nếu Mỹ rút ra, liên minh này tan vỡ. Thực tế cho thấy Mỹ bảo cái gì thì NATO làm cái nấy. Nếu Mỹ ngồi yên thì NATO giống như mấy ông lính rảnh rỗi không biết làm gì chỉ còn biết lau chùi súng cho đỡ buồn. Giả sử NATO là một tổ chức có thực lực và không cần nương tựa vào Mỹ, trong tình hình hiện tại NATO có dám vận động LHQ ban hành một vùng cấm bay (No Fly Zone) trên không phận Trung Hoa như đã từng làm với Lybia để giải quyết cái ung nhọt của thế giới này cho rồi?  Xét cho cùng mức độ nguy hiểm của Hoa Lục đối với toàn thế giới còn gấp trăm lần Sadam Hussein,  Gaddafi thậm chí kể cả Al Qaeda. Thực tế phũ phàng của chính trường thế giới dạy cho chúng ta một bài học là “Bạn hãy cứ mạnh đi, lúc đó người ta sẽ kính trọng bạn hoặc nể sợ bạn. Còn nếu bạn yếu, dù bạn đúng, người ta cũng sẽ bắt nạt bạn.”

Thứ ba: Báo cáo hoặc phúc trình của các hội nhân quyền thực ra chỉ có tác dụng đối với các nước nhỏ và hầu như chẳng có tác dụng gì đối với các nước lớn như Hoa Lục, Nga, Ấn Độ và một vài nước ngang tàng như Pakistan, Cuba, Syria, Sudan v.v..

Tuy nhiên, nói như thế và phân tích như thế không có nghĩa là Âu Châu và Hoa Kỳ không làm gì trước nguy cơ bành trướng của Hoa Lục tại Á Châu. Bộ Trưởng Quốc Phòng Pháp, Bà Thủ Tướng Đức, Ngoại Trưởng Anh đã tới thăm Việt Nam. Còn Hòa Lan thì cung cấp cho Việt Nam tuần dương hạm tàng hình Sigma đồng thời phối hợp với Việt Nam để đóng tàu tuần tra tối tân DN 2000 cho nghành cảnh sát biển. Nhật và Anh Quốc đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược về quân sự. Hoa Kỳ cũng đã công bố sách lược Châu Á Thái Bình Dương. Tuy nhiên Hoa Kỳ dù đang làm, đang triển khai kế hoạch nhưng với tiến độ quá thận trọng và quá chậm. Chính vì nhìn thấy điều này mà một số quốc gia Đông Nam Á đã theo theo đuổi sách lược tự phòng vệ. Việc Phi Luật Tân mới đây gấp rút đặt mua 16 máy bay chiến đấu từ Nam Hàn cho thấy Phi Luật Tân phải tự cứu mình - trước khi sự trợ  giúp của Hoa Kỳ Hoa Kỳ tới tay - có khi quá chậm. Trong cuộc cờ ngày hôm nay, Hoa Lục tuy hung hăng nhưng lượng định tình thế một cách kỹ càng. Giải đáp chính của bài toán là Hoa Kỳ. Hoa Lục hiểu rằng Mỹ không dám làm mạnh bởi vì bất cứ một cuộc đối đầu hay xung đột nào trong giai đoạn hiện tại do Hoa Kỳ chủ động sẽ đưa tới khủng hoảng cho chính Hoa Kỳ. Đây là điều mà bộ tham mưu của Ô. Obama cố né tránh để sống sót trong kỳ bầu cử sắp tới. Cái yếu chí tử của Hoa Kỳ là nền kinh tế của Hoa Kỳ và Hoa Lục cột chặt với nhau như bóng với hình. Minh Ước Thượng Hải 1972 - một kỳ công của Henry Kissinger nhằm đưa Hoa Lục gia nhập cộng đồng thế giới cách đây 40 năm, nay hóa ra “Con Ngựa Thành Troie !”

Lịch sử thế giới cho thấy một nước tỏ ra hung hăng, hiếu chiến không phải tự nó có khả năng muốn làm gì thì làm - mà nguyên do chính là vì sự do dự hay ngại ngùng của các cường quốc khác. Nó giống như trong một khu phố thấy trẻ em làm ồn ào thì người ta la mắng nhưng thấy một tên côn đồ hung hãn đâm chém thì người ta nín khe. Sức mạnh quân sự và kinh tế của Hoa Lục thì khổng lồ, trong khi Mỹ thì ở quá xa mà lại gửi đi một tín hiệu rất mù mờ (mixed signal). Hoa Kỳ vừa muốn làm “đối tác chiến lược” với Hoa Lục lại vừa muốn ngăn chặn Hoa Lục; vừa muốn bảo vệ an ninh cho Phi Luật Tân lại chủ trương đứng trung lập trong các tranh chấp ở Biển Đông, khiến các quốc gia Đông Nam Á khốn đốn không biết phải làm gì? Mới đây nhất bộ trưởng quốc phòng Singapore đã phải tới Bắc Kinh để hội đàm với bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc trong khi Singapore là quốc gia cảnh giác Hoa Lục mạnh mẽ nhất và là nơi đồn trú tàu chiến tối tân, máy bay không người lái của Hoa Kỳ. Sự thăm viếng này cho thấy Singapore dù “hung hăng” thế nào đi nữa vẫn nể sợ sức mạnh của Hoa Lục. Còn Thái Lan thì đang giằng co trong việc cho Mỹ mượn căn cứ U-tapao,  nói là để cơ quan NASA đặt trạm nghiên cứu khí hậu. Trong khi nhiều năm qua Thái Lan và Hoa Lục đã hợp tác chặt chẽ về quốc phòng, huấn luyện, bán vũ khí, giúp Thái Lan phát triển dự án giàn phóng hỏa tiễn DGI-1G trị giá 1.5 tỉ bạt, Thái Lan gửi sĩ quan đi học về tàu ngầm ở Trung Quốc, tập trận chung với Hải Quân Trung Quốc mới đây tại bờ biển Quảng Đông. Theo Reuters, Bắc Kinh và Bangkok  triển khai nhiều chương trình hợp tác văn hóa, giáo dục trong nhiều năm qua. Hiện tại, khoảng 800,000 người Thái đang theo học tiếng Trung Hoa. Hoa Lục đã xây dựng hoàn tất 12 trường nghiên cứu về Khổng Tử tại Thái Lan. Thái Lan hiện giờ ”như tấm lụa đào phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.” Trong chuyến công du đầu tiên của nữ  Thủ Tướng Yingluck Shinawatra tới Bắc Kinh mới đây, khi  hội  kiến với Thủ Tướng Ôn Gia Bảo, bà hy vọng con số ngoại thương với Hoa Lục từ 65 tỉ sẽ tăng lên 100 tỉ vào năm 2015.  Đúng là tiền bạc có thể làm thay đổi tình cảm của con người.

Do yếu tố địa lý, Việt Nam và Phi Luật Tân chịu áp lực nặng nề nhất từ phía Hoa Lục. Những chuyển động mới đây nhất của Hoa Lục khiến Việt Nam và Phi Luật Tân không còn lựa chọn nào khác là tăng cường quốc phòng và chuẩn bị đón nhận tình huống xấu nhất. Khác với Phi Luật Tân là phải đi cầu viện ở nước ngoài, Việt Nam thì nghiến răng chịu đựng và âm thầm chuẩn bị, dùng bang giao quốc tế như một phương tiện để củng cố lập trường và vị thế của mình. Rõ ràng thái độ của Phi Luật Tân và Việt Nam là “tử chiến” nhưng bề ngoài vẫn chủ trương tuân thủ luật pháp quốc tế và theo đuổi biện pháp hòa bình. Hoa Lục cũng tuyên bố như vậy nhưng hành động không phải là hành động “bồ câu” mà là hành động của chó sói mà cả thế giới đều thấy rõ. Đối với quân Hung Nô năm xưa cũng như Phát Xít Đức, Quân Phiệt Nhật mới đây, sự nhượng bộ là hình thức đầu hàng. Chắc chắn Con Khủng Long Bắc Kinh không bao giờ từ bỏ tham vọng bành trướng. Trong tình hình hiện tại, Hoa Lục chưa tấn công Việt Nam hay Phi Luật Tân nhưng cuối năm nay khi Hàng Không Mẫu Hạm Thi Lang hoàn chỉnh và tiến vào Biển Đông, nó sẽ là thảm họa cho Việt Nam và Phi Luật Tân và là cơn ác mộng cho Đông Nam Á nói chung. Nếu Hoa Kỳ còn do dự, chưa đưa hàng không mẫu hạm tới, chưa kịp triển khai lực lượng tại Đông Nam Á thì cơn ác mộng sẽ xảy ra. Lúc đó Hoa Kỳ sẽ phải chịu trách nhiệm trước lịch sử thế giới về sự tồn vong của Á Châu.
 
Đào Văn Bình
(California 21/6/2012)
 

Dưới chân Đèo Ngang

Hình chụp năm 2005

Euro 2012: Mức độ tấn công mãnh liệt của một đội

Một bản tin của đài BBC mới đây có công bố một bản thống kê mang nhiều ý nghĩa.

Bản thống kê so sánh tương quan giữa thời lượng giữ banh của 8 đội vào bán kết sắp tới với số trái banh tương ứng đá lọt lưới đối thủ. Chẳng hạn trung bình cứ khoảng 16 phút giữ được banh thì đội Bồ Đào Nha đá lọt lưới địch một lần. Tỷ lệ này cao hơn ở những đội khác, chẳng hạn đội Pháp cần giữ banh lâu hơn gấp đôi mới thắng một quả. Nhìn vào bảng thống kê này người ta dễ nhận ra sức tấn công mãnh liệt  và chính xác của một đội.

Đó là một yếu tố khách quan khá quan trọng để nhận xét. Tất nhiên còn các yếu tố khác chia phần thắng bại sau cùng, chẳng hạn như hàng hậu vệ có vững chắc không, rồi thời lượng giữ banh tổng cộng cũng là một yếu tố trọng yếu làm giảm thiểu cơ hội tấn công của địch. Theo bản thống kê, ba đội Đức, Tây Ban Nha và Pháp đã có thời lượng giữ banh lâu nhất. Tuy đội Tây Ban Nha đã giữ banh lâu hơn đội Đức, nhưng sức tấn công không mãnh liệt bằng, Còn đội Pháp tuy có thời lượng giữ banh đứng hàng thứ nhì nhưng sức tấn công hiệu quả lại đứng chót.

Xin trích lại đây bản thống kê của đài BBC.

(Điền Thảo)

Euro 2012: Đức sẽ phục hận Tây Ban Nha?

TTR: Ký giả tài tử thể thao Nguyên Trần tiên đoán trong bản tin thể thao tháng 5, hai đội Tây Ban Nha và Đức sẽ vào chung kết giải Euro 2012 và lần nầy Đức sẽ phục hận kỳ Euro 2008 thua Tây Ban Nha 0-1 để đoạt cúp Euro 2012. Có thể có nhiều người đồng ý với ý kiến này sau khi đã theo sát những trận đấu vừa qua. Sau đây là tin bên lề quanh giải túc cầu toàn Âu 2012 của anh
Chuyện bên lề Euro 2012:

Các cổ động viên đội túc cầu Nga đã gây nên 2 cuộc bạo động lớn tại Ba Lan.
Cuộc bạo động thứ nhất ngay ngày khai mạc tại thành phố Wroclaw Ba Lan sau khi Nga thắng Tiệp Khắc 4-1. Hàng ngàn cổ động viên Nga đã xuống đường đốt phá các cơ sở thương mại, ngăn cản trật tự lưu thông.

Cuộc bạo động thứ hai xảy ra trước giờ thi đấu giữa Nga và Ba Lan ngày 12/6 tại thủ đô Warsaw. Gần 10,000 cổ động viên Nga đã mang cờ nước mình tuần hành tới sân banh với thái độ khiêu khích nên dân Ba Lan tức giận sinh ra ấu đả đẫm máu bằng gậy gộc, gạch đá, võ chai. Ba Lan đã phải huy động 5,600 cảnh sát tới dẹp loạn . Hậu quả là 140 người bị thương nặng, 300 người bị thương nhẹ. Cảnh Sát bắt giữ hằng trăm người của cả hai bên.

Trước tinh trạng tác tệ nầy do Nga gây hấn nên EUFA đã phạt đội Nga 6 điểm trong kỳ tranh giải Euro 2016 tại Pháp (Nga sẽ bị trừ điểm ngay vòng qualification) và tiền phạt là 120,000 Âu kim.

Ngoài ra tại Toronto lối 3:30 pm ngày thứ hai giữa lúc hàng ngàn cổ động viên đa số là dân Ý đang quay quần trên hành lang và các quán cà phê, quán ăn, quán rượu, quán kem nằm trong khu Little Italy trên góc đường College St. và Montrose Ave. để cổ võ đội nhà trong hai trận Ý-Ireland và Spain-Croatia thì có một sát thủ bịt mặt xách súng trường nã liên tục vào đám đông tạo một cảnh tượng kinh hoàng rung rợn. Thiên hạ chạy trối chết dẫm dâp lên nhau, người lớn hốt hoạng chụp lấy trẻ con như chụp quả banh để thoát thân (People were picking up the children like footballs) Người bị thương vì dẫm đạp lẫn nhau, vì trúng đạn nằm la liệt trên vĩa hè Sicilian Sidewalk cộng thêm tiếng than khóc vang dậy cả khu vực.

Khi Cảnh Sát nhanh chóng tới nơi thì hung thủ đã cao bay xa chạy bỏ lại hiện trường một người chết, một bị thương nặng và hàng chục người bị thương nhẹ.

Người bị bắn chết là John Raposo 35 tuổi, một công nhân xây cất cò tiền án xử dụng bạo lực tấn công và lái xe nguy hiểm

Cuộc điều tra còn đang tiến hành nhưng nhiều người tiên đoán rằng đậy là một vụ thanh toán cá nhân. Cũng có người nêu giả thuyết là tên sát thủ cũng là một fan thanh toán fans đối nghịch hoặc hắn ta là người …thua cá độ. 

Toronto 19/6
Nguyên Trần

20 June 2012

Đọc Báo Giùm Bạn

Sinh Hoạt Tình Dục Có lợi Cho Sức Khoẻ.
(Trừ Trường Hợp Nhiểm Bịnh Qua Đường Tình Dục)

Đó là kết luận của nhiều cuộc nghiên cứu khoa học. Đáng chú ý là cuộc nghiên cứu của ông Shah Ibrahim, người Anh. Giữa các năm 1979 và 1983, nhóm nghiên cứu của ông đã đặt câu hỏi cho 914 người đàn ông tuổi từ 45 đến 59. Tiếp tục theo dõi những người nầy, mười năm sau các nhà nghiên cứu nhận thấy những người nào trong số đó cho biết có giao hợp ít nhứt hai lần trong một tuần lễ, có rủi ro bị đột quỵ hai lần ít hơn những người trong nhóm ít làm tình hơn.

Sinh hoạt tình dục cũng có thể giúp tránh được ung thư tuyến tiền liệt. Ông Michael Leitzmann, người Mỹ và nhóm nghiên cứu của ông, năm 2004, sau khi thực hiện công trình với 29 000 người đàn ông từ 46 tới 81 tuổi, nhận thấy hoạt động tình dục đều đặn, có xuất tinh ít nhất 7 lần trong một tháng, làm giảm rủi ro bị loại bịnh ung thư nầy. Tuy nhiên, một cuộc nghiên cứu của người Anh  trên một nhóm mẫu ít hơn – 800 người đàn ông – năm 2009, cho thấy một sinh hoạt tình dục thái quá trong lớp tuổi 20 và 30 có rủi ro đưa đến kết quả ngược lại. Do đó, sinh hoạt tình dục có lẽ bảo vệ cho những người trên 40 tuổi tốt hơn là những người thuộc lớp tuổi trước đó đối với bịnh ung thư tuyến tiền liệt.

Còn đối với phụ nữ thì sao? Họ cũng được bảo vệ bởi chất ocytocine, một hormone tiết ra lúc cực khoái  (l’orgasme) và lúc cho con bú, chống lại bịnh ung thư vú. Dựa trên giả thuyết của một nhà nghiên cứu người Úc đưa ra cách nay 17 năm, người ta tiếp tục nghiên cứu trên các con thú về hiệu quả của hormone nầy trên sự căng thẳng, sự âu lo, tính khí và sự thư thái.

Một điều lý thú nữa là sinh hoạt tình dục có thể làm cho người ta có vẻ trẻ lại 10 tuổi. Đó là kết luận của nhà tâm lý học người Anh, David Weeks, sau cuộc nghiên cứu kéo dài 10 năm, với 3500 người Mỹ và Âu Châu, tuổi từ 18 tới 102.

(Có lẽ biết được bí quyết nầy, nên gần đây có ba lão gia gần tuổi cổ lai hi lại muốn trẻ mãi không chịu già, đã rao nhượng bớt nửa trái tim còn phong độ, mà đặc biệt chỉ dành cho phái nữ thôi. Lành thay! lành thay!) 

Tác Dụng Của Thuốc Viagra

Trái với sự hiểu lầm của một số người, thuốc Viagra không làm tăng sự ham muốn tình dục, nó chỉ có tác dụng giúp tạo sự cương cứng của phái nam. Cương cứng chỉ có thể xảy ra sau khi có sự kích thích tình dục. Đối với một người bình thường, sự kích thích sẽ đưa vào hai ống  có dạng hang động (tạm dịch chữ corps caverneux) của dương vật chất ôxýt đơn nitrô  (NO), ôxýt nầy kích hoạt một phân hoá tố có nhiệm vụ làm gia tăng sự tập trung phân tử guanosine monophosphate cyclique, viết tắt là GMPc. Chất nầy làm cho các cơ trơn của các động mạch và các tế bào trong hai ống dạng hang động được buông lõng, giúp cho máu dồn đến tạo sự cương cứng.

Bằng cách thu hút các phân hoá tố làm suy giảm chất GMPc, dược chất Sildenafil, dưới tên thương mãi là Viagra, chỉ có tác dụng duy nhứt là tăng cường hiệu quả của chất GMPc, tạo sự cương cứng.

Ở trên đã nói, thuốc Viagra chỉ giúp tạo sự cương cứng cho phái nam. Các chất Sildenafil  (trong Viagra) hay các loại tương tự Cialis và Levitra, không có tác dụng đối với phụ nữ, dù gần đây có một số quảng cáo trên Internet. Năm 2009, các nhà nghiên cứu đã làm thí nghiệm với 3 phân tử thuộc loại Viagra trên các con chuột đực và cái. Tuy có một vài kết quả trên cơ quan sinh dục của cả chuột đực và chuột cái, nhưng các nghiên cứu lâm sàng cho tới nay vẫn chưa cho những kết quả đáng tin cậy.

Cắt Da Qui Đầu Để Ngừa Bịnh Sida (Aids)

Những người theo đạo Do Thái và đạo Hồi có nghi thức cắt phần da bao đầu dương vật của các con trai. Ngoài ra vì lý do vệ sinh, một số người có phần da nầy, thường được gọi là da qui đầu, quá chật, bó sát đầu dương vật, danh từ chuyên môn chỉ tình trạng nầy là phimosis, cũng được khuyên chịu phẫu thuật để cắt phần da nầy.

Từ năm 2007, tổ chức Y Tế Thế Giới OMS (WHO) đã thêm việc cắt da qui đầu cùng với việc mang bao cao su, sự trung thành với người phối ngẫu và việc tiết dục, như là phương cách được khuyến khích để ngăn ngừa bịnh Sida.

Những nhận xét về hiệu quả của việc cắt da qui đầu đã có từ những năm 1980. Lúc đó các nhà dịch tể học nhận thấy những nước Phi Châu nào có thực hiện tập tục cắt da qui đầu càng rộng rãi thì bịnh Sida càng ít lan rộng.

Năm 2005 ông Bertran Auvert người Pháp, đề nghi 1500 thanh niên Nam Phi không nhiểm bịnh, gần thành phố Johannesburg áp dụng việc cắt da qui đầu. Mười bảy tháng sau, kết quả rõ rệt : nhóm được cắt da qui đầu bị nhiểm siêu vi VIH 2 lần ít hơn nhóm không cắt da qui đầu, dù cách thức sinh hoạt tình dục như nhau. Các cuộc nghiên cứu khác cùng loại cho phép xác nhận việc cắt da qui đầu làm giảm từ 50% tới 60% rủi ro bị nhiểm VIH.

Lý do, có lẽ vì mặt trong của lớp da qui đầu rất nhạy cảm với siêu vi do có những chất được gọi là yếu tố tiếp nhận, giúp cho con VIH có sẵn trong chất dịch ở âm hộ và hậu môn của người bạn tình dục (có bệnh) dể dàng gây nhiểm cho cơ quan sinh dục. Cắt bỏ phần da qui đầu cũng làm cho da của đầu dương vật dày lên khiến cho VIH khó tấn công hơn.

Còn một cách giải thích khác. Theo một cuộc nghiên cứu của người Mỹ công bố năm 2010, người ta khám phá ra việc cắt da qui đầu đưa đến những thay đổi quan trọng về các đặc tính liên quan đến những con vi trùng sinh sôi nẩy nở ở dương vật. Nhứt là những con vi trùng sống không cần đến ôxy gần như hoàn toàn biến mất. Họ đưa ra giả thuyết là ở những người không cắt da qui đầu, các con vi trùng nầy là nguồn gốc gây viêm cho các yếu tố tiếp nhận, làm tăng nguy cơ bị nhiểm VIH.

Nhiều quốc gia Châu Phi bị dịch bịnh Sida hoành hành đã mở nhiều chương trình phổ biến việc cắt da qui đầu với sự hổ trợ của OMS và ONUSIDA. Dù sao cũng nên biết là việc cắt da qui đầu của một người đã nhiễm bịnh không có hiệu quả bảo vệ cho người bạn tình dục. Vả lại cắt da qui đầu không phải là biện pháp an toàn tuyệt đối, để có thể bỏ qua các cách bảo vệ khác như là mang bao cao su.

Trích thuật từ tạp chí Science &Vie, Paris, số đặc biệt ra tháng 3.2012, chủ đề: Giới Tính ( Le Sexe )

NQMINH
Paris

Theo Mỹ Cứu Đảng?

Nguyễn Quang Duy

Sau khi Liên Xô và Khối Đông Âu sụp đổ,đảng Cộng sản phải mở cửa giao thương với thế giới tự do. Càng mở cửa đảng Cộng sản càng cần ngọai tệ. Muốn có ngọai tệ thì phải bán đất, bán rừng, bán sông, bán biển, bán tài nguyên thiên nhiên, bán thanh niên, bán thanh nữ, có gì bán được thì bán. Không bán thì đi vay, đi mượn, đi xin để nuôi dưỡng cả guồng máy cai trị: đảng, nhà nước, đòan thể, báo chí và nhất là các Tập Đòan Doanh Nghiệp. Chỉ cần thiếu tiền để gắn bó và nuôi dữơng hệ thống này là dẫn đến bất ổn xã hội rồi bất ổn chính trị và cuối cùng là sự tan rã của chế độ.

Biết thế Thủ tướng nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã làm đủ cả, làm đúng bài bản, làm tốt hơn những người khác. Khổ nỗi tài nguyên thì ngày càng cạn kiệt, vay xin thì ngày một khó khăn, trong khi ấy nguồn tài nguyên dồi dào tại biển Đông lại bị đồng chí đàn anh Trung cộng phong tỏa.

Túng thế làm liều ngày 26-5-2011 Nguyễn Tấn Dũng phải đột phá cho loan tin tàu Trung cộng cắt cáp tàu Bình Minh. Đến tháng 11-2011, trước Quốc hội Cộng sản Nguyễn Tấn Dũng ra dấu hiệu muốn thóat khỏi vòng tay ôm ấp của đàn anh Trung cộng, chính thức Tuyên bố hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Quyết định và hành động đã đưa Nguyễn Tấn Dũng gần hơn với cựu thù Hoa Kỳ.

Phóng lao lại phải tiếp tục theo lao, ngày 3-6-2012 vừa qua, Nguyễn Tấn Dũng lại làm một cú ngọan mục khi đón tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Edward Panetta bằng cách quét người Tầu mời người Mỹ vào vịnh Cam Ranh. Việc làm gây không ít dư luận đảng Cộng sản đang tìm chỗ dựa mới ở Hoa Kỳ và họ theo Mỹ chống Tầu. Bài viết này xin trình bày một số điểm nổi bật trong chuyến viếng thăm này nhằm đưa ra một số nhậnđịnh mong đóng góp cho công cuộc đấu tranh chung.

Tổng Cục 2 Báo Cáo trên diễn đàn Dân Làm Báo

Trong vài tuần qua Diễn Đàn Dân Làm Báo liên tục phổ biến nhiều Báo Cáo được cho rằng phát xuất từ Tổng Cục Tình Báo Cộng Sản Việt Nam - Tổng Cục 2. Nếu đây là sản phẩm của Tổng Cục 2 thì những Báo Cáo này được họ cố tình tung ra vào đúng thời điểm Hoa Kỳ cho công bố Chiến Lược Quân Sự tại Thái Bình Dương. Trong đó có ba Báo Cáo đáng chú ý.

Bản thứ nhứt báo cáo cuộc tiếp xúc với Phó Đại sứ Mỹ bà Claire Pierangelo, Nhân viên Phòng chính trị Bộ Ngoại giao Mỹ ông Gary; Nhân viên Bộ Quốc Phòng Thiếu tá pháo binh Mỹ ông Greg và Đại úy thủy quân lục chiến Mỹ ông Chuck. Theo báo cáo nhận xét của phía Hoa Kỳ thì tình trạng kinh tế - xã hội Việt Nam là rất yếu kém, xuất hiện những tư tưởng thân Mỹ bài xích Trung cộng đang khiến người dân mất niềm tin vào đảng và chế độ cộng sản. Bản báo cáo nêu lên một điểm đáng chú ý là người Mỹ tin rằng chỉ cần một cú hích nhẹ của Mỹ vào các thời điểm, tình huống phù hợp thì chế độ cộng sản sẽ sụp đổ.

Báo Cáo có nhắcđến nhận định của Phó Đại sứ Mỹ bà Claire Pierangelo như sau: “Vấn đề của Chính phủ VN hiện nay không phải do bên ngoài đem tới mà chính là vấn đề tự thân của Chính phủ VN. Nếu không giải quyết được các vấn đề này thì chính VN sẽ gặp rắc rối lớn mà không cần ai/nước nào can thiệp... Trước đây, Chính phủ Mỹ từng nghĩ rằng, Mỹ sẽ phải bằng cách này hay cách khác đổ thật nhiều tiền vào VN mới có thể đạt được các mục đích của mình, nhưng hiện nay việc làm này không còn cần thiết nữa. Chính phủ Mỹ không cần phải can thiệp hoặc đổ quá nhiều tiền vào VN, chỉ cần có những tác động cụ thể trong từng giai đoạn phù hợp, những tình huống nhất định thì Mỹ có thể đạtđược mọi điều mình mong muốn ở VN”.

Bản Báo Cáo thứ hai là tin tức thu nhặt được khi tham dự buổi làm việc nội bộ của Phòng Thương Mãi Hoa Kỳ (Amcham) Hà Nội. Bản Báo Cáo này cho biết từ đầu năm 2012 đến nay và trong những ngày tới, Hoa Kỳ liên tục cử các phái đoàn hoạt động trên nhiều lĩnh vực sang thăm Việt Nam nhằm mục đích thúc đẩy Việt Nam sớm ký kết việc nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược với Hoa Kỳ. Bản Báo Cáo có nhắc đến ý định viếng thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ ông Leon Edward Panetta.

Còn bản thứ ba là báo cáo về tiếp xúc với một nhân viên Ngoại giao Mỹ gốc Việt hiện làm việc tại Cục Đông Á – Thái Bình Dương. Bản này lại cho rằng trong nội bộ Mỹ vẫn còn nhiều vấn đề chưa thống nhất liên quan đến việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược Việt - Mỹ. Mỹ có thể sẽ lợi dụng vấn đề quan hệ đối tác chiến lược để tiếp tục tăng sức ép đối với Việt Nam trong các lĩnh vực nhạy cảm như dân chủ - nhân quyền, quốc phòng và an ninh. Vì hầu hết tin tức của bản Báo cáo này có thể dễ dàng tìm thấy trên các diễn đàn mạng dân chủ, bản này là bản duy nhất được cấp trên chính thức phê chuẩn đồng ý.

Quét Tầu mời Mỹ
Trước chuyến viếng thăm của ông Panetta ít ngày, báo chí trong nước rộ lên tình trạng người Tầu "núp bóng" thương nhân nuôi, mua và bán cá tại vịnh Cam Ranh. Mặc dù họat động của những người tầu rất lộ liễu nhưng nhà cầm quyền địa phương biết lại chẳng làm gì. Từ các bè nuôi cá này, người Tầu có thể quan sát Quân cảng Cam Ranh và tàu bè ra vào Vịnh. Tin mới nhất cho biết những người Tầu trên Vịnh Cam Ranh đều biến mất không để lại dấu vết gì. Phải chăng đây là dấu hiệu quét sạch gián điệp Trung Cộng sân nhà để mời gọi Hoa Kỳ trở lại vịnh Cam Ranh ?

Hoa Kỳ trở lại Vịnh Cam Ranh

19 June 2012

Euro 2012: Lịch trình 4 trận tứ kết


Bóng đá giải toàn Âu 2012

Kết quả vòng loại vào tứ kết

Toán A
Vào tứ kết:
CH Czech: 2Thắng  1Bại:               6đ (thắng Hy Lạp và BaLan, thua Nga)
Hy Lạp: 1H  1Bại, 1T:                    4đ (hòa Ba Lan, thua CH Zech, thắng Nga)
Về xứ:
Nga: 1T  1Hòa  1B:                         4đ (thắng CH Zech hòa Ba Lan)
Ba Lan: 2Hòa  1B:                          2đ (hòa Hy Lạp, hòa Nga, thua CH Zech)

Toán B
Vào tứ kết:
Đức: 3T:                                          9đ (thắng Bồ Đ Nha và Hòa Lan)
Bồ Đ Nha: 2T  1B:                          6đ (thắng Đan Mạch và Hòa Lan, thua Đức)
Về xứ:
Đan Mạch: 1T  2B:                         3đ (thắng Hòa Lan, thua Bồ Đ N và Đức)
Hòa Lan: 3B:                                   0đ (thua Đức và Đan Mạch)

Toán C
Vào tứ kết
Tây B Nha: 1H  2T:                         7đ (thắng Ái Nhĩ Lan và Croatia, hòa Ý)
Ý: 2H  1T:                                        5đ (hòa Tây Ban Nha và Croatia)
Về xứ:
Croatia: 1T 1H 1B                           4đ (thắng Ái Nhĩ Lan, hòa Ý)
Ái N Lan: 3B                                   0đ (thua Croatia, Tây Ban Nha và Ý)

Toán D
Vào tứ kết:
Anh: 1H   2T                                   7đ (hòa Pháp, thắng Thụy Điển và Ukraine)
Pháp: 1H   1T 1B                            4đ (hòa Anh, thắng Ukraine, thua Thụy Điển)
Về xứ: 
Ukraine: 1T  2B:                              3đ (thắng Thụy Điển, thua Pháp và Anh)
Thụy Điển: 2B  1T                           3đ (thua Anh và Ukraine, thắng Pháp)

Theo luật thi đấu FIFA về trường hợp huề nhau trong một toán thì chính yếu nhất là hiệu số bàn thắng bại. Nhưng có hai ngoại lệ là: 1) Luật đối đầu (face off hay là head to head) theo điều 1 (xin xem attachment bảng điều lệ) thì trong hai đội huề nhau, đội nào thắng thì được vô vòng tứ kết mà không kể đến hiệu số bàn thắng bại. Trường hợp nầy vừa mới xảy ra ở toán A là Hy Lạp đồng 4 điểm với Nga nhưng thua Nga ở hiệu số bàn thắng bại. Tuy nhiên nhờ trong trận đối đầu Hy Lạp-Nga, Hy Lạp đã thắng 1-0 nên được vào vòng tứ kết còn Nga bị loại 1)Luật đội không tranh chấp (Team that not in question): đây đúng là câu hỏi của anh Hoàng.

Theo điều 2 thì trong trường hợp toán B, đội Ireland đã chắc chắc bị out nên là đội không tranh chấp vì thế nếu Spain và Croatia có huề nhau chiều nay thì Ý chỉ cần thắng Ireland 1 trái thôi cũng đuợc 3 điềm nâng tổng số điểm lên 5 hòa với Spain và Croatia.Lúc đó thì hiệu số bàn thắng bại của cả 3 đồi đều không tính trận mà họ đá với Ireland là đội không tranh chấp. Và vì cả 3 đội đều hòa với nhau trong các trân face off ( Spain 1-1 Ý, Croatia 1 -1 Ý , Spain huề Croatia chiều nay theo giả thuyết) nên cả ba sẽ phải quyết định bằng penalty shoot-out luân lưu và hai đội nhất nhì trong penalty shoot-out sẽ vào tứ kết.

Do đó, tôi nghĩ chắc chắn sẽ không có chuyện Spain-Coatia bắt tay nhau để huề mà trái lại họ sẽ đá với nhau chết bỏ theo kiểu do or die. Vài hàng tâm tình cùng các chiến hữu bóng tròn và: Enjoy two exited games this afternoon.
Thân ái,
NTPhát


Một Góc Nhìn "Rất Tôn Tử" Về Cuộc Xâm Lăng Của Nga Vào Ukraine* (Do people in Russia know that Putin is fighting the wrong enemy?)

John Andressen (Ukraine của bạn? - Không! Ukraine là của tôi) Người dân Nga có biết Putin đã nhận lầm kẻ thù để đánh không? Giống như Sa hoà...