18 July 2011

Giải bóng tròn phụ nữ thế giới

Trận chung kết Nhật - Mỹ

Tường thuật của phóng…đại viên Nguyên Trần

Oh! Wow! Sau cùng rồi trận cầu mà cả thế giới mong đợi cũng tới: trân chung kết giải bóng tròn phụ nữ thế giới đã diễn ra tại vận động trường Frankfurt (Đức Quốc) lúc 20:45 giờ địa phương giữa hai đội Mỹ ( seed #1) và Nhật (seed #4).

Trái với thông lệ, tôi thấy về phía đội Mỹ có hai điểm đặc biệt là thứ nhất hôm nay thủ môn Hope Solo với bộ áo màu vàng trông đẹp và quyến rũ hơn bình thường.Không biết là sau giải Women,s World Cup nầy sẽ có bao đàn ông trên thế giới trồng cây si nhà nàng đây nữa? Và điểm thứ hai là huấn luyện viên Sundhage cho nàng tóc vàng Rapinoe ra quân ngay hiệp đầu chứ không dấu nàng tới hiệp thứ hai như thường khi, có lẽ đây là trận đấu quan trọng cuối cùng nên “ em phải rán chịu cực một chút” rồi sau đó sẽ dưỡng sức lâu dài.
Thế nên đội hình của Mỹ là:

Solo
O’Reilly Boxx LePeibet Rampone
Kreiger Lloyd Cheney Rapinoe
Wambach Buehler

Và Nhật ra quân với thành phần:

Sameshima Sawa Ohno
Kawasumi Myama Ando
Sakaguchi Iwashimizu Kumagai Kinga
Kaihori

Vừa khởi trận đấu Cheney đã đưa banh qua hàng hậu vệ Nhật đá mạnh vào góc phải khung thành nhưng thủ môn Kaihori phóng người tới đấm banh ra ngoài chịu quả phạt góc đầu tiên ngay phút thứ nhất.

Mỹ tiếp tục đè nặng áp lực lên đoàn nữ quân xứ Phù Tang. Phút thứ 8 cũng Cheney trong lần xuống banh đá tréo giò thủ môn Nhật nhưng banh ra ngoài sát trụ thành. Phút thứ 9, Wambach có dịp đá tầm xa banh vượt ngay cạnh trên của sà ngang. Vẫn chưa hết, liên tiếp ở phút thứ 11 Lloyd trong một lần tấn công đã đá bóng cách sà ngang chỉ một tấc và chỉ một phút sau đó sút chéo góc banh chạm đúng trụ thành phía trái của Nhật.

Nhật chỉ thỉnh thoảng phản công nhưng chưa có cú sút nào được xem là nguy hiểm cho khuông thành Mỹ.
Ở phút thứ 28, Wambach vượt qua hai hậu vệ Nhật sút qua đầu thủ môn Kaihori nhưng banh trúng cạnh dưới cross bar văng ra ngoài.

Nhật cũng đáp lại ở phút thứ 30, Sameshima giao một đường banh ngắn cho Ando đá sát góc phải khuông thành Mỹ nhưng Solo xuất sắc bắt được. Mỹ mặc dù giữ banh ít hơn Nhật nhưng mỗi lần xuống là thường tạo nhiều cơ hội làm bàn, phút thứ 34, Cheney đánh đầu banh chạm sà ngang.

Sau hiệp đầu, màn lưới đôi bên vẫn còn trinh bạch ( cái nầy là tôi thuổng chữ của tiền bối Huyền Vũ). Mà thực ra dùng chữ nầy cho đội túc cầu nữ thì nó có vẻ đúng người đúng chỗ quá phải không các bạn?
Đến hiệp hai, Cheney bị đau chân phải nên không thể ra thi đấu, người đẹp trẻ tuổi (mới 22 tuổi) Alex Morgan vào thay thế và chỉ 3 phút sau(phút thứ 48), O’reilly từ cánh phải câu banh vô giữa, Morgan lướt người tới sút trúng ngay trụ thành trái của Nhật dội ra và một hậu vệ Nhật phá ra xa.

Phút thứ 51, Lloyd nhận banh từ trung lộ chạy nhanh xuống bên phải sút chéo banh chạm vào lưới sát trụ thành trái của Nhật.

Nhật phản công lại ở phút thứ 61, Sawa giữa sân mớm banh đúng tầm cho Kinga một mình đá sát trên khuông thành Mỹ.

Đến phút thứ 63 Wambach dùng đầu tưởng đã thắng bàn nhưng như một miracle thủ môn Kaihori xuất sắc nhảy lên đánh mạnh banh qua khỏi sà ngang chịu phạt góc.

Chuyện gì đến phải đến, phút thứ 69, Rapinoe từ tuốt dưới sân Mỹ phóng một đường banh dài tuyệt vời để Morgan xuất sắc gạt qua khỏi hậu vệ Kumagai đá chéo vào khuông thành trong khi Kumagai phóng người tới truy cản nhưng đã trễ hết nửa giây.

USA 1- 0 Nhật

Tới lúc nầy Nhật như bừng tỉnh dậy vùng lên phản công ráo riết. Phút 72, Sawa sút một quả banh sà thật đẹp nhưng Solo cứu được.

Và tới phút 81, trong một pha cứu nguy, Rampone cướp banh từ chân cầu thủ phòng hờ Nagasato, banh trúng chân Krieger dội lại để Myama lướt tới tung lưới Solo lẽ ra phải chạy nhanh lên chụp banh trong cảnh hổn loạn.

USA 1-1 Nhật

Tỷ số giữ y như trân cho tới lúc mãn trận, phải đấu thêm hai hiệp phụ, mỗi hiệp 15 phút.

Ở phút thứ 94, trong một pha tấn công, Morgan sút banh sát trụ thành phải của Nhật trong gang tấc. Để trả lễ, phút 100, Kinga đá vòng cầu banh vừa sít trên xà ngang Mỹ.

Phút thứ 81, Myama(8) chuồi người tung lưới Mỹ gỡ hòa cho Nhật
Tính ra Mỹ có nhiều cú sút nguy hiểm hơn Nhật và ở phút thứ 103, Morgan từ cánh trái lẹ làng dẫn banh xuống gần sát lằn vôi cuối sân, cô đá tréo giò tuyệt đẹp đưa banh cao vào giữa gặp cái đầu vàng, đầu hột xoàn (gold head, diamond head) của Wambach đưa banh gọn gàng vào lưới Nhật trước sự thúc thủ của Kaihori.

Cái đầu vàng của Wambach(20) đưa banh vào lưới Nhật Bản phút thứ 103

Ở phút thứ 113 Myama từ cánh phải đưa banh vào giữa vùng cấm địa Mỹ, cả hai Sawa và Kinga cùng nhảy lên đội nhưng đều hụt. Nhật lỡ mất cơ hội bằng vàng để gở huề.

Chỉ còn 4 phút phù du nữa thôi, Mỹ tưởng chừng như cầm chắc cái cup thứ ba về nước nhưng nào ai học được chữ ngờ! Ngay phút 114 đó, Kinga đá trái phạt góc từ bên cánh trái, và hat tricker Sawa dùng cạnh chân phải tạt banh xuyên qua hàng rào người tung lưới Solo.

Mỹ 2-2 Nhật

Phút thứ 116, Sawa(10)-không có trong hình- từ cánh trái đá vào lưới Solo

Phút thứ 120, Morgan trong một đường xuống banh bị Iwashimizu đốn ngã, trọng tài Bibiana Steinhaus (Germany) liền cho thẻ đỏ đuổi cô ra sân .
Theo qui luật FIFA, sự thắng bại sẽ giải quyết bằng penalty shoot out.
(PSO), Mỹ bốc thăm đá trước:

1) Boxx (USA) đá bóng bị thủ môn Kaihori té nhưng đá được banh ra ngoài
USA 0-0 Japan
2) Miyama (Japan) đá tung lưới
USA 0-1 Japan
3) Lloyd (USA) đá banh vượt quá sà ngang
USA 0-1 Japan
4) Nagasato (Japan) đá bóng bị thủ môn Solo đánh ra ngoài
USA 0-1 Japan
5) Heath (USA) đá bóng bị thủ môn Kaihori đẩy ra ngoài
USA 0-1 Japan
6) Sakaguchi (Japan) đá tung lưới
USA 0-2 Japan
7) Wambach (USA) đá tung lưới
USA 1-2 Japan
8) Kumagai (Japan) đá tung lưới
USA 1-3 Japan
Mỹ khỏi đá luôn.

Kết quả PSO Nhật thắng Mỹ 3-1 đoạt cúp Women’s World Cup 2011 đem vinh quang về cho đất nước bất hạnh vừa bị thiên tai động đất và tsunami kinh hoàng thảm khốc. Đây là một yên ủi lớn lao cho toàn thể dân Nhật. Và những nữ cầu thủ của Nhật rất xứng là national heroins.
Ngoài ra có một điểm vô cùng đặc biệt không thể nào không nói ra đây là cả hai đội đều chơi rất đẹp và lịch sự và gần như không có một đụng chạm nào đúng như tôi đã viết trong bài tường thuật hai trận bán kết: “ Và trận chung kết sẽ diễn ra vào ngày chúa nhật 17 tháng 7 lúc 20:25 hrs giữa hai đội chơi thật hay và rất có tinh thần thể thao là Mỹ (seed#1) và Nhật”. Có thể nói đây là một trận bóng tròn rất “play fair” mà tôi chưa hề thấy trong cuộc đời xem bóng tròn của tôi.

Kết quả các giải thưởng của Women’s World Cup 2011.

Toàn đội:
Nhật Bản: Huy chương vàng
Mỹ: Huy chương bạc
Thụy Điển: Huy chương đồng
Pháp:hạng tư

Cá nhân:
Adidas Golden Ball (Quả bóng vàng) :Homare Sawa (Japan)
Abby Wambach (USA)
Hope Solo (USA)
Adidas Golden Boot (Chiếc giày vàng):Homare Sawa (Japan)
Abby Wambach(USA)
Marta (Brazil)
Adidas Golden Glove(Găng tay vàng) :Hope Solo (USA)
Best Young Player Award(cầu thủ trẻ :Caitlin Foord (Australia)
xuất sắc nhất)
FIFA Fair Play Award (đội chơi đẹp) : Japan

Riêng trong trận đấu nầy, thủ môn Nhật Kaihiro đoạt giải Player of the match.
Lời nói sau cùng của tôi là xin thành thật chia buồn cùng bạn bè người Mỹ gốc Việt trên nước láng giềng phương Nam của tôi. Khách quan mà nói Mỹ trên chân và xứng đáng thắng hơn. Nhưng chuyện ngựa về ngược là chuyện luôn xảy ra trân trường thể thao. Riêng tôi cũng bị mất hết 200 tiền cá độ chớ bộ.

Hi vọng bài tường thuật nầy giúp quý niên trưởng và các bạn “mua vui cũng được một vài trống canh”.
Bye! Bye! Và xin hẹn vào một dịp khác.

Toronto July 17, 2011
Phóng…đại viên Nguyên Trần
 





Xin hỏi quý lão huynh rành chữ Nho: Hai cái quạt ghép lại thành ra: "Nhất Nhật Bản", đúng chăng?

No comments:

Post a Comment

Người Việt Nam Giầu Tình Cảm

Ở Việt Nam 9 người dân nuôi một công chức. Ở Trung Quốc 170 người dân nuôi một công chức. Ở Nga 200 người dân nuôi một công chức. Ở Mỹ 4...