07 July 2011

Lịch sử cho thấy có những thành tựu ngoạn mục lại bắt đầu bằng những ý nghĩ viển vông

Một giải pháp hòa bình về
Hoàng Sa – Trường Sa và Biển Đông

Tác Giả: Tâm Việt

Theo L.S. Lâm Chấn Thọ thì vẫn còn. Đó là tái nhóm Hoà đàm Paris

Một giải pháp hòa bình Về Hoàng Sa – Trường Sa và Biển Đông theo Định ước Quốc tế ngày 02-03-1973,
Act of the International Conference on Viet Nam đảm bảo việc thực thi Hiệp định Paris ngày 27-01-1973.

Ủy Ban Phối Hợp Hành Động giới thiệu 05-07-2011 Luật sư Lâm Chấn Thọ từ Canada cùng với phái đoàn của CP Việt Nam Cộng Hoà đi vận động Quốc hội Hoa Kỳ đã trình bày với Ủy Ban Ngoai giao Thượng Viện một giải pháp táo bạo, đó là phục hoạt Hoà đàm Paris 1973 để giải quyết vấn đề Biển Đông. Và đây là lập luận của ông :

Làm sao giải quyết vấn đề Biển Đông nhìn từ quan điểm Hà Nội ? Hà Nội có những lựa chọn nào ?
Chọn con đường chiến tranh chăng ? Vô ích vì không thể thắng được !

Còn những con đường hòa bình thì :

1- Đòi lại chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: Bắc Kinh sẽ đưa vào mũi Hà Nội công hàm của Phạm Văn Đồng và tố cáo Hà Nội “bất tín”.

2- Vả, với sự thắt ngày càng chặt vòng kim cô trên đầu ban lãnh đạo Đảng CSVN ở Hà Nội thì không ai trong đó có thể cục cựa được. Trung Cộng đã nắm gần hết các nhân sự cầm đầu Đảng CSVN.

3- Đặt vấn đề ở Hội đồng Bảo an LHQ chăng ? Hà Nội đã có cơ hội này vào tháng 9-2009 khi được làm Chủ tịch luân lưu của Hội đồng trong một tháng. Song sở dĩ Hà Nội đã không làm được điều này là vì có đưa ra thì Bắc Kinh cũng có quyền phủ quyết (veto), nên sẽ mất mặt mà không được việc gì.

4- Đưa Bắc Kinh ra Toà Án Quốc tế La Haye chăng ? Cũng không thể thực hiện được nốt, vì muốn thế thì hai bên tranh chấp, tức TC và CSVN, đều phải chấp nhận ngay từ đầu việc Toà án này đứng ra làm trọng tài trong việc này. Mà chắc chắn là Bắc Kinh sẽ không chấp nhận tham gia trong vụ kiện.

Vậy đứng từ quan điểm Hà Nội thì hoàn toàn bế tắc, không có lối thoát.

Vậy còn giải pháp nào khác không ? Theo L.S. Lâm Chấn Thọ thì vẫn còn. Đó là tái nhóm Hoà đàm Paris. Dựa vào các khoản nào ? Đó là dựa vào Định ước Quốc tế về Hoà đàm Paris tên tiếng Anh là “Act of the International Conference on Viet Nam”. Văn kiện này có hiệu lực như một Hiệp ước Quốc tế vì có sự ký tên của 9 quốc gia trên thế giới (Anh-Ái Nhĩ Lan, Ba Lan, Canada, Hoa Kỳ, Hungary, Indonesia, Liên Xô (nay là Nga kế thừa), Pháp, Trung Cộng) vào ngày 2 tháng 3 năm 1973 với sự chứng kiến của ông Tổng thư ký LHQ, đảm bảo việc thực thi Hiệp định Paris ngày 27-01-1973. Điều 2 của Văn kiện này chứng nhận là Hiệp định Paris tôn trọng “những quyền dân tộc căn bản của người dân Việt, tức sự độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, cũng như quyền dân tộc tự quyết của người dân miền Nam Việt Nam”. Điều 4 của Định ước này cũng nhắc lại là tất cả các quốc gia ký tên, tức là 9 nước trên và ngoài ra còn có cả Hà Nội (tức VNDCCH), Sài Gòn (tức VNCH) và Chính phủ Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam VN nữa, cũng phải “nghiêm chỉnh tôn trọng” các điều nói trên, và “tránh làm bất cứ hành động nào không ăn khớp với những điều khoản” trên.

Nếu có sự vi phạm (như Trung Cộng xâm chiến Hoàng Sa vào tháng 1/1974 hay Hà Nội tung quân vào đánh miền Nam năm 1975 và từ đó, chưa bao giờ có tổ chức một cuộc bầu cử thực sự tự do để người dân miền Nam có được quyền “dân tộc tự quyết”) thì cách giải quyết, theo Điều 7 của Định ước này, là :

(1) Chỉ cần Mỹ và VNCS đồng ý kêu nhóm họp lại Hoà đàm Paris; hoặc, nếu chuyện đó không thành thì,
(2) Sáu trong số 12 quốc gia ký kết có thể đồng ý yêu cầu tái nhóm Hoà đàm, thì bắt buộc cuộc hoà đàm phải nhóm trở lại để xem ai phải trái ra sao.

Theo một nguồn tin, hiện khả năng kêu gọi 3, 4 quốc gia trong số 12 quốc gia ký tên là có thể thực hiện được. Như vậy, không nhất thiết cần phải Mỹ và Hà Nội đồng ý ta vẫn có thể kêu gọi tái nhóm được nếu ta biết cách vận động thêm 5 nước khác nữa.

Thế còn tư cách của VNCH như một quốc gia thì sao ? Không phải là khi CS miền Bắc vào là đã xóa cả sự hiện diện của VNCH hay sao ? Điều này không đúng, vì đó là một cuộc xâm lăng bằng vũ lực hoàn toàn như Đức Quốc xã đã chiếm một số quốc gia ở Âu châu trong Thế chiến II. Vì thế, Điều 73 của Hiến chương LHQ công nhận những chính phủ lưu vong, nghĩa là những chính phủ hợp hiến hợp pháp, được dân bầu lên nhưng không còn lãnh thổ, vì bị ức hiếp bởi sức mạnh quân sự của một nước khác. Đó là trường hợp các chính phủ lưu vong của Ba Lan trong Thế chiến II, đặt ở Luân Đôn; chính phủ của bà Aung San Suu Kyi ở Myanmar (thắng 80% số phiếu năm 1989); chính phủ lưu vong Tây Tạng dưới sự hướng dẫn và chỉ đạo của Đức Đạt Lai La Ma; chính phủ De Gaulle trong Thế chiến II, cũng có trụ sở ở Luân Đôn.

Chấp nhận giải pháp về Biển Đông như L.S. Lâm Chấn Thọ trình bày là đi tìm một giải pháp hòa bình cho tranh chấp ở Biển Đông; buộc Bắc Kinh phải ngồi vào bàn hội nghị, vì họ không có quyền “veto” trong chuyện này (nếu họ không đến thì họ càng thua); cũng như buộc Hà Nội phải tôn trọng quyền “dân tộc tự quyết” của người dân miền Nam chọn chế độ cho họ. Vả, chấp nhận giải pháp này là chấp nhận VNCH là nước có chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa, đúng như các hiệp định Genève và Paris công nhận cho nước VN dưới vĩ tuyến 17. Tóm lại, sẽ tháo gỡ được cái ô nhục của công hàm Phạm Văn Đồng, vì lúc đó Hà Nội nhận vơ, không có quyền quyết định thay cho miền Nam về một lãnh thổ không thuộc dưới quyền cai quản của Hà Nội.

Thêm nữa giải pháp này giúp cho Hoa Kỳ mặc dù không muốn ký Công ước Quốc Tế về Luật biển (UNCLOS) vẫn có thể có căn băn pháp lý để can thiêp vào Biển Đông. Một điểm đặc biệt là trong lúc tiếp xúc với các văn phòng Dân biểu và Thượng Nghị sĩ Hoa Kỳ, không môt ai đặt vấn đề Quôc Gia VNCH còn hay đã biến mất sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. Tóm lại giải pháp này sẽ khiến cho Công luận Quốc Tế phải chú ý vê căn bản pháp lý khi tìm một giải pháp cho Biển Đông và cho vấn đề Dân chủ hóa Việt Nam.

(Ủy ban Phối Hợp Hành Động trích và bổ túc bài của tác giả Tâm Việt trên Website Vietvungvinh 2010) (Nguồn: Sagon Echo)
**************
Một trùng hợp đáng lưu ý:

Mới đây tờ báo của Mặt Trận Tổ Quốc, một cơ quan ngoại vi của Đảng CSVN, đã đăng tải một bài viết về trận hải chiến giữa quân đội Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Cộng xẩy ra năm 1974. Lần đầu tiên thay vì dùng từ "Chính quyền Sài Gòn" như trước đây, thì bây giờ họ dùng từ "Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa".

Trận hải chiến bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 (04/07/2011)

Sau khi quân Pháp rút khỏi Đông Dương, theo Hiệp định Genève 1954, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đảm nhiệm chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa cho đến khi Trung Quốc xâm chiếm bằng vũ lực ngày 19-1-1974. Trận hải chiến bảo vệ quần đảo Hoàng Sa năm 1974 của Hải quân VNCH là một bằng chứng lịch sử rõ ràng cho thấy Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế khi sử dụng vũ lực để cưỡng chiếm Hoàng Sa từ tay VNCH đang thực thi chủ quyền lâu đời của Việt Nam theo luật pháp quốc tế và việc liên tục thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này là một hiển nhiên trong lịch sử.
( Muốn đọc toàn bài, hãy nhấn vào đây)

No comments:

Post a Comment

"Tôi ngồi ở đây", cười tí tỉnh

Một chiếc máy bay trên đường đến Toronto thì một cô gái tóc vàng ở hạng phổ thông đứng dậy, chuyển sang khoang hạng nhất và ngồi xuống. Tiế...