31 July 2010

Truyện cổ nước ta tuyệt vời

Công Chúa Mỵ Nương
và Chàng lái đò Trương Chi
Nhân xem bức tranh "Trương Chi" trình làng mới đây trên Diễn Đàn này, một thân hữu có nhã ý gửi tới mẩu truyện Trương Chi Mỵ Nương, giai thoại về một mối tình đẹp nhưng giang giở giữa một thiếu nữ khuê các và người lái đò có ngoại hình xấu xí nhưng tiếng hát lại tuyệt vời. Là người Việt thì hẳn nhiên đã biết truyện. Nhưng lạ một điều, đọc đi đọc lại mà lần nào cũng vẫn thấy hay.
**
Ngày xưa, trong một lâu đài tráng lệ bên sông. Có một tiểu thư xinh đẹp tên là Mỵ Nương, ái nữ của quan thừa tướng.Vì bận việc ở công đường, thân phụ nàng ít khi rảnh rỗi, gần gũi nàng. Mị Nương lại mồ côi mẹ từ thuở nhỏ, không có anh chị em, nên đời sống trong dinh tuy đầy đủ mà vẫn cảm thấy buồn tẻ lạnh lùng.

Buổi chiều, khi không bận thêu thùa, nàng vẽ tranh hay đọc cổ thi, Mỵ Nương thường ngồi tựa bao lơn, nhìn xuống dòng sông dang chảy tôi phía trước. Ở đó, qua hàng lệ liễu lá xanh như ngọc, cảnh sông nước đẹp vô cùng. Vào lúc hoàng hôn cả phương tây nhuộm một màu đó thẫm. Mặt sông như nạm vàng, mỗi lần những con thuyền khuấy chèo mặt nước, thì dòng sông giống như một con rắn khổng lồ quẫy mình, làm vung vãi tung lên hàng ngàn chiếc vẫy vàng lóng lánh.Gió từ phía sông mang theo hương hoa lan mọc bên kia bờ và tiếng hát của một người chèo thuyền, đã từ lâu lắm,ngày nào cũng đi ngang lâu đài, mỗi khi chiều xuống.

Từ chổ ngồi, Mị Nương không thấy rõ mặt người trên thuyền trong anh sáng yếu ớt của lúc cuối ngày nhưng nàng vẫn nghe thấy rõ những lời ca ngọt ngào, đầm ấm của chàng. Khởi đầu người chèo thuyền và những bài hát gợi óc tò mò của Mỵ Nương. Nhưng rồi dần dần, những thứ đó trở thành quen thuộc trong đời sống hàng ngày của nàng. Rồi người chèo thuyền đã trở nên mối tình sưởi ấm cuộc đời nhung lụa lẻ loi của nàng.

Anh hùng, hào kiệt xa gần nghe đồn đại về nhan sắc của Mỵ Nương, rủ nhau đến dinh cầu hôn nhưng đều bị nàng từ chối, khiến cho bao nhiêu người thất vọng và quan Thừa tướng phải buồn phiền. Nàng giải thích rằng chưa tìm được ai là người vừa ý. Tuy nhiên không ai biết ằng nàng đã yêu chàng chèo thuyền nọ cùng giọng hát của chàng. Nàng chẳng thể đem tâm sự này giãi bày cùng ai dù ngay cả cha mình, cũng như sư mẫu người đã dạy nàng làm thơ chơi nhạc và yêu thương nàng như chính là mẹ ruột. Nàng lại càng không thể kế chuyện tình cùng chim chóc, hoa lá, cỏ cây trong vườn.

Vì vào thời đó, một tiểu thư khuê các, thế gia, vọng tộc không thể gửi lòng mình cho một người không cùng chung giai cấp. Do đó Mỵ Nương âm thầm sống trong cảnh thâm nghiêm, trống rỗng, kín cổng cao tường. Tâm sự riêng nàng giữ kín trong lòng.

Thế rồi, một hôm không hấy người chèo thuyền đi ngang qua trước lâu đài nữa. Mỵ Nương ngồi đợi mãi tới đêm khuya vẫn không thấy tăm hơi. Qua những ngày hôm sau cũng vẫn không thấy chàng chèo thuyền xuất hiện. Mị Nương thất vọng và buồn bã vô cùng. Nàng không còn tâm trí nào để thêu thùa hay đọc sách. Nàng không thiết gì nữa, ngay cả đến vẻ tươi tỉnh bề ngoài để làm đẹp lòng thân phụ hàng ngày cũng biết mất. Nàng ngã bệnh sức khỏe suy sụp rất nhanh. Mặc dù ,thân phụ đã đưa các danh y về chạy chữa. Thế mà, Mỵ Nương ngày càng tiều tụy hơn. Nhưng cứ đến mỗi buổi chiều là Mỵ Nương lại đòi nữ tì dìu ra bao lơn. Ở đó, nàng ngồi một mình, hy vọng sẽ thấy bóng chàng.

Nhưng Mỵ Nương đã hoàn toàn thất vọng vì chàng chèo thuyền chẳng thấy đi qua....

Quan Thừa Tướng lo lắng vô cùng. Ông rất thương yêu Mỵ Nương, và chỉ sợ mất người con gái thân yêu Mỵ Nương. Một thầy thuốc mới được triệu vào dinh, đã trình cho ông biết. Chính tâm thần u uất của nàng khiến cho nàng bị bệnh. Nếu có thể làm điều gì cho nàng vui thì bệnh sẽ lui ngay.

Chiều hôm đó, quan Thừa Tướng lại tới thăm con, giữa lúc nàng đang ngồi tựa bao lơn, mắt đăm đăm nhìn về phía dòng sông. Cầm bàn tay xanh xao gầy yếu của con, ông hứa tìm mọi cách để làm cho nàng vui lòng. Mỵ Nương chỉ ngồi im lặng mắt lệ đầm đìa, chăm chú nhìn ra phía bờ sông thở dài. Mãi sau nhiều lần được cha an ủi, dỗ dành, hứa hẹn. Nàng vừa nức nở khóc vừa kể lại nổi lòng cho cha nghe.

Ngày hôm sau, lệnh truyền ra cho tìm anh chàng chèo thuyền thổi sáo, để đưa vào dinh quan Thừa Tướng. Chẳng mấy chốc quân lính tìm được nhà của người chèo thuyền trên sông trước đây. Chỉ vì tai nạn nhỏ anh đành phải nghỉ chèo thuyền mấy hôm. Tuân theo lệnh quan trên, anh ta thay quần áo mới rồi theo toán lính vào dinh. Đến trước quan thừa tướng, Trương Chi (tên người chèo thuyền).Kính cẩn cúi đầu chào, khi được ra lệnh giở nón ra, anh ta vẫn cúi gầm mặt xuống đôi chân đất của mình. Trả lời câu hói quan Thừa Tướng, anh ta xác nhận tên mình là Trương Chi, vì nhà nghèo khó nên chiều nào cũng dong thuyền trên sông đánh cá kiếm ăn, tong lúc chèo thuyền vẫn ngâm nga, ca hát cho vui....

Lúc đó, Mỵ Nương đứng sau rèm, bên cạnh quan Thừa Tướng nàng nhận ra đó chính là chàng chèo thuyền và ca hát mọi khi và nàng nhận ra giọng hát rất quen thuộc mà nàng đã nghe nhiều lần. Mỵ Nương bước ra với giọng đầy xúc động, cất tiếng gọi tên chàng. Trương Chi ngước mắt nhìn lên thấy một khuôn mặt tuyệt đẹp đang nhìn chàng mĩm cười. Bỗng nhiên nụ cười biến mất. Trên bậc cao, nàng bủn rủn cả người và ngã xuống bất tỉnh. Nữ tì xúm lại dìu nàng về phòng riêng.

Trương Chi chợt hiểu, vì chính ngay chàng còn không muốn nhìn khuôn mặt xấu xí của chính mình mỗi khi phản chiếu dưới dòng nước trong. Lặng lẻ, chàng đội nón lên kéo xụp xuống che cả khuôn mặt và xin được phép quay về.

Mỵ Nương về thư phòng, sau cơn bàng hoàng tỉnh lại. Khi cơn xúc động qua đi Mỵ Nương cũng dần dần khỏi bệnh. Chẳng bao lâu nàng khoẻ mạnh như cũ...

Trong khi đó, Trương Chi trở về nhà lòng buồn rủ rượi. Chàng đã lặng người đi vì vẻ đẹp cao sang và nụ cười hoa nở như hoa Hàm Tiếu của nàng. Và sau đó chàng ốm tương tư và chết dần mòn theo ngày tháng...

Ba năm sau khi hài cốt Trương Chi được dời đi nơi khác, người ta tìm thấy một viên ngọc lớn hình trái tim còn sót trong quan tài. Một người thợ ngọc biết tin liền đến mua về đẻo chén ngọc dùng để uống trà rất tuyệt vời. Lại là một vật rất dị thường, mỗi khi rót trà vào thì ở dưới đáy lại hiện ra hình người lái đò vừa chèo thuyền vừa cao giọng hát.

Khi chuyện lạ này loan truyền đến kinh thành, cha của Mỵ Nương muốn được xem chén quý. Người ta đem chén vào dinh trình quan..thì quả thực khi rót trà vào chung thì thấy hình người chèo thuyền, tay chèo miệng hát. Lúc đó, Mỵ Nương cũng có mặt. Nàng xin phép cha được cầm chén lạ lên xem. Càng ngó sát vào, nàng càng thấy rõ hơn....người chèo thuyền chính là Trương Chi và giọng hát quen thuộc ngày xưa.....Giọng hát của Trương Chi gợi lên cho nàng những kỷ niệm của mối tình dang dở trước đây. Mỵ Nương nâng chén ngọc gần hơn để nhìn cho rõ. Tiếng hát càng não nùng hơn. Mỵ Nương gần như có thể cảm thấy cả cơn gió mát và mùi hương ngạt ngào của những bông lan dại từ phía bờ sông. Bỗng dưng, những giọt lệ trào ra từ khoé mắt nàng. Một giọt rơi vào lòng chén ngọc...Khi giọt nước mắt rơi tới đáy chén thì làm chén vỡ tan thành từng mảnh vụn văng tung toé khắp dinh quan của Thừa Tướng....

No comments:

Post a Comment

Yêu cũng đáng ngại thật... Ai bỏ đi trước sẽ chết!

- Bức tranh "Ai bỏ đi trước sẽ chết" "Một bức tranh với giá trị nhân văn sâu sắc, ngay cả khi cô gái nói rằng nếu chàng trai ...