31 July 2010

Đồng bào trong nước nghĩ gì về chế độ.



Sự thật bị hư ảo che khuất

Trích: "Nếu đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam thử một lần hợp tác với đất nước, với dân tộc Việt Nam mở “HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG CHỐNG GIẶC NÓI DỐI” để tìm ra con đường cứu nguy dân tộc đang trên đà suy vong, thì công này của quý vị rất lớn. Ông cha chúng ta đã đánh thắng giặc Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh…để bảo tồn đất nước. Tất cả các thứ giặc trên cộng lại cũng không ghê gớm bằng giặc nói dối đang tàn phá Tổ Quốc ta, giống nòi ta. Lần này, nếu nhân dân ta không vùng lên đánh tan BỌN GIẶC CÓ TÊN LÀ DỐI TRÁ, chắc chắn đất nước ta sẽ bị kẻ thù phương Bắc nuốt chửng, như mấy nghìn năm trước chúng đã nuốt chửng toàn bộ các dân tộc Bách Việt từng định cư lâu dài phía nam sông Dương Tử...."

"Chủ nghĩa xã hội nói cho cùng là một mô hình ảo, hoàn toàn không có thật. Hồi chúng tôi theo học tại học viện Goocki bên Liên Xô năm 1988, thường nghe dân Liên Xô định nghĩa về chủ nghĩa xã hội theo mô hình Lenin-Stalin như sau: “Chủ nghĩa xã hội là con đường vòng vèo nhất, đầy máu và nước mắt nhất, khốn nạn nhất để đi lên tư bản chủ nghĩa”. Liên xô, với mô hình xã hội chủ nghĩa trại lính (hay trại tập trung) đã phải mất 74 năm đi vòng vèo trong máu xương, ngục tù, trong đày đọa của những quần đảo Gu-lắc hắc ám, man rợ…để năm 1991 mới tới được nền kinh tế tự do tư bản chủ nghĩa. Quốc hiệu của nước ta như vậy là không chính danh."

"Cái đuôi “Định hướng xã hội chủ nghĩa” được gắn vào đít khái niệm kinh tế thị trường của nhà nước ta hiện nay là một cái đuôi giả, một cái đuôi nhựa chạy bằng cục pin sắp thối của Trung Quốc. Theo nghĩa từ điển: ”định hướng” có nghĩa là xác định phương hướng, mà điểm tới đã được xác định cụ thể. Ví dụ ông A hẹn ông B qua điện thoại, rằng mai ta gặp nhau ở Hồ Con rùa, tập kết tại đó ăn sáng, uống café, định hướng Buôn ma thuật mà tới Plây-ku nhé! “Xã hội chủ nghĩa” là khái niệm ảo trên giấy, chưa có thật trên đời và sẽ không thể có thật vì nó dựa trên những nguyên lý ảo tưởng, bịa đặt, phi khoa học."

"Đồng nghĩa* đảng cộng sản là đất nước, đồng nghĩa* chủ nghĩa xã hội là Tổ quốc là không chính danh. Đảng cộng sản mới chỉ có 5 triệu đảng viên, còn nhân dân Việt Nam ngoài đảng chiếm đa số tới hơn 80 triệu dân, có phù phép kiểu gì, đảng cộng sản cũng không thể biến thành đất nước Việt Nam được. Đảng nghĩa là phe phái, là một nhóm người. Một nhóm người sao có thể biến thành tất cả được, nên danh từ ĐẢNG TA dùng để gọi đảng cộng sản là không chính danh. Liên xô đã bỏ ra 74 năm để tìm mà không thấy chủ nghĩa xã hội đâu, chỉ thấy trại tập trung, thấy nhà tù nhiều hơn trường học. Lênin-Stalin-Mao…đã biến nhân dân các nước Nga, Tàu, Cuba, Bắc Triều Tiên, Việt Nam, Cămphuchia, hàng chục nước Đông Âu …thành hàng tỉ con chuột bạch cho cuộc thí nghiệm máu cộng sản chủ nghĩa bằng bạo lực, bằng cải tạo áp đặt, bằng thuyết đấu tranh giai cấp tàn bạo nhưng đã thất bại hoàn toàn. Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam, Đông Âu giờ đã đi theo tư bản chủ nghĩa. Chủ nghĩa xã hội là một khái niệm ảo, nên khẩu hiện: “yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội” là rất buồn cười, giống như nói : “ Yêu nước là yêu cái không có thật”…vậy…"  Hết trích
* Đồng nghĩa = Định nghĩa (Chú thích của TTR)


(Tham luận của Trần Mạnh Hảo trong đại hội Hội Nhà Văn Việt Nam lần thứ XIII)

Summer Song: tranh mới A.C.La





Khúc Ca Nắng Hạ

Oil on canvas
24x24 inch - 61x61 cm
by A.C.La



**

Hoa phượng vĩ đã gắn liền với mùa hạ trong văn thơ ca nhạc. Thế nên nói đến mùa  hạ, người ta liên tưởng đến hoa phương rực đỏ có rất nhiều ở miền Trung. Người ta dường như quên bẵng hoa soan có nhiều ở Miền Bắc nước ta mà trái của nó tôi thường cùng chúng bạn dùng làm đạn bắn súng ống tre đì đùng rất vui. khi còn tí tẹo. Nhưng cũng may còn có nhạc sĩ nhắc đến "Hoa Soan Bên Thềm Cũ". Buồn hơn nữa cho cây bằng lăng mọc nhiều ở Miền Nam nuớc Việt ta mà hoa tim tím của nó trông thật kiêu sa....

Kỷ niệm xưa với cây soan, với hoa bằng lăng trở về để tôi bắt đầu một bức vẽ...

Rồi thì có người hỏi rằng: Vẽ sơn dầu, bắt đầu từ đâu trước. Thật khó mà trả lời cho chính xác. Ngoài nguyên tắc cơ bản "Fat On Lean" (Lớp nhiều dầu trên lớp ít dầu - để tránh cho sơn khỏi bị nứt.  Đó là nguyên tắc ai cũng phải giữ, kỳ dư chẳng còn cách vẽ nào gọi là nguyên tắc cả. Vì vậy mà nhiều cuốn sách khám phá ra rằng có bao nhiêu họa sĩ thì có bấy nhiêu nguyên tắc. Ấy là chưa kể mỗi đề tài, mỗi loại tranh lại đòi hỏi một cách vẽ, một cách bắt đầu riêng.

Thế nên khi vẽ bức "Khúc Ca Nắng Hạ", tôi đã chụp lại từng chặng để đưa ra đây như một câu trả lời tàm tạm vậy. Xin quý anh chị coi cho vui. A.C.La

(Nhấn trên hình để phóng lớn:)








10 đặc điểm của người Việt
(Viện nghiên cứu xã hội Mỹ đánh giá)

1. Cần cù lao động, song có tâm lý huởng thụ.
2. Thông minh, sáng tạo, song thường có tính chống đối.
3. Khéo léo, song không duy trì đến cùng, ít quan tâm đến sự hoàn hảo.
4. Vừa thực tế vừa mơ mộng, song lại nhút nhát.
5. Ham học hỏi, có khả năng tiếp thụ nhanh, song ít khi học 'từ đầu đến cuối' nên kiến thức không hoàn hảo, mất cơ bản. Ngoài ra, học tập không phải là mục tiêu tạo thân của mỗi người (nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện, công ăn việc làm, ít khi vì chí khí hay đam mê)
6. Vui vẻ cởi mở với mọi người, song không bền.
7. Tiết kiệm, song nhiều khi hoang phí vì những việc vô bổ.
8. Có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, song hầu như chỉ trong những hoàn cảnh khó khăn, bần hàn. Còn trong điều kiện sống tốt hơn, giàu có hơn thì tinh thần này rất ít xuất hiện.
9. Yêu hòa bình nhẫn nhịn, song nhiều khi lại hiếu chiến, háo thắng vì những lý do tự ái, lặt vặt, đánh mất đại cuộc.
10. Thích tụ tập, nhưng lại thiếu tính liên kết để tạo ra sức mạnh (cùng một việc 1 người làm thì tốt, mà 3 người làm thì kém, và 7 người làm thì hỏng)

(NMT, Toronto, sưu tầm)

Thơ Dương Quân

MỘT LỜI NGUYỀN

Ta quanh quẩn trên lối mòn nhung nhớ
Những năm dài đếm mãi bước lưu vong
Đời lãng du, thân dạn dày sương gió
Vẫn hằng mơ mùa nắng ấm xuân hồng.

Vài bạn cũ ngày xưa giờ gặp lại
Nay còn đâu dáng dấp thuở hoa niên
Râu tóc đã bạc phơ màu quan tái
Cũng như ta, lòng nặng trĩu ưu phiền.

Trong giây phút hàn huyên lời tâm sự
Nhắc tình xưa thân thiết hỏi thăm nhau
Rồi tiếp bước trên nẻo đường lữ thứ
Hẹn ngày mai lay chuyển một tinh cầu (!)

Xung quanh ta, biết bao người nghĩa khí
Chí kiên cường - nhưng lực bất tòng tâm
Sang biển lớn quyết làm thân tráng sĩ
Cửa mỹ nhân, quằn quại khốc điêu tàn.

Ta u uất trong biển đời bão loạn
Nỗi nhọc nhằn dày xéo nát tim gan
Lửa si mê cháy bùng bao vấn nạn
Cõi vô minh, bờ vĩnh cửu đang gần.

-Này bạn trẻ! Xin cho ta nhắn lại
Một lời nguyền sau cuối rất thiêng liêng
"Gánh giang san, đi đoạn đường tiếp nối"
"Xây yêu thương - và phá vỡ xích xiềng"

Ta vẫn tin - như mặt trời vẫn mọc
Mùa đông tàn, báo hiệu tiết xuân vui
Sẽ trở về một mùa xuân dân tộc
Thanh bình ca, vang khúc hát yêu đời.

DƯƠNG QUÂN

Kẻ đào thoát

Đây là bộ phim đã được đưa lên YouTube gồm 10 tập. TTR xin giới thiệu tập 1/10. Phim nói về cảnh sống nghèo nàn, mù lòa và lạc hậu tại Bắc Hàn hiền nay. Xin mời quý anh chị coi cho vui. Xin cám ơn một thân hữu ở Toronto đã giới thiệu.

Hội ngộ ĐS14 2010 tại Bắc Cali.


Thư Mời Họp.

Gia Đình ĐS14 Bắc Cali trân trọng kính mời các bạn
CSV /QGHC Khóa 14 xa gần
đến tham dự cuộc hội ngộ ĐS14 năm 2010
vào lúc 12:00 AM ngày 8-8-2010
tại số 2901 Roberta CT,SanJose CA 9512

Mục đích:
cùng nhau chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống
và nối vọ̀ng tay lớn truyền thống của lớp.
Sự hiện diện của các bạn là niềm vui lớn cho
ban tổ chức chúng tôi trong ngày họp mặt này.

Để tiện việc sắp xếp, đưa đón, xin các bạn liên lạc trước với
bạn HHSơn, tel: (510)796-0383 (H) hoặc (510)794-5932(W).

Trân trọng
Trưởng Ban Tổ Chức
Nguyễn Đăng Độ

(Nguồn: TeHong)

Leo núi trèo đồi

Đường nào khó hơn?

Nhân dịp dồng môn Trần Ngọc Thiệu ghé San Jose, nhóm anh em bốn người gồm: Phạm Hữu Độ, Nguyễn Nhật Ngọ, Hoàng Đắc Cương và Vũ Viết An rủ "Phó Thiệu" leo núi Los Altos; vui và lại khỏe.. Cảnh leo núi của các quan Đốc và lời bàn như của quan Đốc Nguyễn Đình Đức sau đây:

"...Mừng các lão gia. Chỉ tiếc các cụ trèo núi thi được, mà "trèo đồi" lại thua..."

Rất đồng ý với anh NĐĐức, các cụ "trèo đồi" thì chắc phải "bò" và phải dùng cả hai tay...!

Thân kính chào,
NVSáu (TS4)

Truyện cổ nước ta tuyệt vời

Công Chúa Mỵ Nương
và Chàng lái đò Trương Chi
Nhân xem bức tranh "Trương Chi" trình làng mới đây trên Diễn Đàn này, một thân hữu có nhã ý gửi tới mẩu truyện Trương Chi Mỵ Nương, giai thoại về một mối tình đẹp nhưng giang giở giữa một thiếu nữ khuê các và người lái đò có ngoại hình xấu xí nhưng tiếng hát lại tuyệt vời. Là người Việt thì hẳn nhiên đã biết truyện. Nhưng lạ một điều, đọc đi đọc lại mà lần nào cũng vẫn thấy hay.
**
Ngày xưa, trong một lâu đài tráng lệ bên sông. Có một tiểu thư xinh đẹp tên là Mỵ Nương, ái nữ của quan thừa tướng.Vì bận việc ở công đường, thân phụ nàng ít khi rảnh rỗi, gần gũi nàng. Mị Nương lại mồ côi mẹ từ thuở nhỏ, không có anh chị em, nên đời sống trong dinh tuy đầy đủ mà vẫn cảm thấy buồn tẻ lạnh lùng.

Buổi chiều, khi không bận thêu thùa, nàng vẽ tranh hay đọc cổ thi, Mỵ Nương thường ngồi tựa bao lơn, nhìn xuống dòng sông dang chảy tôi phía trước. Ở đó, qua hàng lệ liễu lá xanh như ngọc, cảnh sông nước đẹp vô cùng. Vào lúc hoàng hôn cả phương tây nhuộm một màu đó thẫm. Mặt sông như nạm vàng, mỗi lần những con thuyền khuấy chèo mặt nước, thì dòng sông giống như một con rắn khổng lồ quẫy mình, làm vung vãi tung lên hàng ngàn chiếc vẫy vàng lóng lánh.Gió từ phía sông mang theo hương hoa lan mọc bên kia bờ và tiếng hát của một người chèo thuyền, đã từ lâu lắm,ngày nào cũng đi ngang lâu đài, mỗi khi chiều xuống.

Từ chổ ngồi, Mị Nương không thấy rõ mặt người trên thuyền trong anh sáng yếu ớt của lúc cuối ngày nhưng nàng vẫn nghe thấy rõ những lời ca ngọt ngào, đầm ấm của chàng. Khởi đầu người chèo thuyền và những bài hát gợi óc tò mò của Mỵ Nương. Nhưng rồi dần dần, những thứ đó trở thành quen thuộc trong đời sống hàng ngày của nàng. Rồi người chèo thuyền đã trở nên mối tình sưởi ấm cuộc đời nhung lụa lẻ loi của nàng.

Anh hùng, hào kiệt xa gần nghe đồn đại về nhan sắc của Mỵ Nương, rủ nhau đến dinh cầu hôn nhưng đều bị nàng từ chối, khiến cho bao nhiêu người thất vọng và quan Thừa tướng phải buồn phiền. Nàng giải thích rằng chưa tìm được ai là người vừa ý. Tuy nhiên không ai biết ằng nàng đã yêu chàng chèo thuyền nọ cùng giọng hát của chàng. Nàng chẳng thể đem tâm sự này giãi bày cùng ai dù ngay cả cha mình, cũng như sư mẫu người đã dạy nàng làm thơ chơi nhạc và yêu thương nàng như chính là mẹ ruột. Nàng lại càng không thể kế chuyện tình cùng chim chóc, hoa lá, cỏ cây trong vườn.

Vì vào thời đó, một tiểu thư khuê các, thế gia, vọng tộc không thể gửi lòng mình cho một người không cùng chung giai cấp. Do đó Mỵ Nương âm thầm sống trong cảnh thâm nghiêm, trống rỗng, kín cổng cao tường. Tâm sự riêng nàng giữ kín trong lòng.

Thế rồi, một hôm không hấy người chèo thuyền đi ngang qua trước lâu đài nữa. Mỵ Nương ngồi đợi mãi tới đêm khuya vẫn không thấy tăm hơi. Qua những ngày hôm sau cũng vẫn không thấy chàng chèo thuyền xuất hiện. Mị Nương thất vọng và buồn bã vô cùng. Nàng không còn tâm trí nào để thêu thùa hay đọc sách. Nàng không thiết gì nữa, ngay cả đến vẻ tươi tỉnh bề ngoài để làm đẹp lòng thân phụ hàng ngày cũng biết mất. Nàng ngã bệnh sức khỏe suy sụp rất nhanh. Mặc dù ,thân phụ đã đưa các danh y về chạy chữa. Thế mà, Mỵ Nương ngày càng tiều tụy hơn. Nhưng cứ đến mỗi buổi chiều là Mỵ Nương lại đòi nữ tì dìu ra bao lơn. Ở đó, nàng ngồi một mình, hy vọng sẽ thấy bóng chàng.

Nhưng Mỵ Nương đã hoàn toàn thất vọng vì chàng chèo thuyền chẳng thấy đi qua....

Quan Thừa Tướng lo lắng vô cùng. Ông rất thương yêu Mỵ Nương, và chỉ sợ mất người con gái thân yêu Mỵ Nương. Một thầy thuốc mới được triệu vào dinh, đã trình cho ông biết. Chính tâm thần u uất của nàng khiến cho nàng bị bệnh. Nếu có thể làm điều gì cho nàng vui thì bệnh sẽ lui ngay.

Chiều hôm đó, quan Thừa Tướng lại tới thăm con, giữa lúc nàng đang ngồi tựa bao lơn, mắt đăm đăm nhìn về phía dòng sông. Cầm bàn tay xanh xao gầy yếu của con, ông hứa tìm mọi cách để làm cho nàng vui lòng. Mỵ Nương chỉ ngồi im lặng mắt lệ đầm đìa, chăm chú nhìn ra phía bờ sông thở dài. Mãi sau nhiều lần được cha an ủi, dỗ dành, hứa hẹn. Nàng vừa nức nở khóc vừa kể lại nổi lòng cho cha nghe.

Ngày hôm sau, lệnh truyền ra cho tìm anh chàng chèo thuyền thổi sáo, để đưa vào dinh quan Thừa Tướng. Chẳng mấy chốc quân lính tìm được nhà của người chèo thuyền trên sông trước đây. Chỉ vì tai nạn nhỏ anh đành phải nghỉ chèo thuyền mấy hôm. Tuân theo lệnh quan trên, anh ta thay quần áo mới rồi theo toán lính vào dinh. Đến trước quan thừa tướng, Trương Chi (tên người chèo thuyền).Kính cẩn cúi đầu chào, khi được ra lệnh giở nón ra, anh ta vẫn cúi gầm mặt xuống đôi chân đất của mình. Trả lời câu hói quan Thừa Tướng, anh ta xác nhận tên mình là Trương Chi, vì nhà nghèo khó nên chiều nào cũng dong thuyền trên sông đánh cá kiếm ăn, tong lúc chèo thuyền vẫn ngâm nga, ca hát cho vui....

Lúc đó, Mỵ Nương đứng sau rèm, bên cạnh quan Thừa Tướng nàng nhận ra đó chính là chàng chèo thuyền và ca hát mọi khi và nàng nhận ra giọng hát rất quen thuộc mà nàng đã nghe nhiều lần. Mỵ Nương bước ra với giọng đầy xúc động, cất tiếng gọi tên chàng. Trương Chi ngước mắt nhìn lên thấy một khuôn mặt tuyệt đẹp đang nhìn chàng mĩm cười. Bỗng nhiên nụ cười biến mất. Trên bậc cao, nàng bủn rủn cả người và ngã xuống bất tỉnh. Nữ tì xúm lại dìu nàng về phòng riêng.

Trương Chi chợt hiểu, vì chính ngay chàng còn không muốn nhìn khuôn mặt xấu xí của chính mình mỗi khi phản chiếu dưới dòng nước trong. Lặng lẻ, chàng đội nón lên kéo xụp xuống che cả khuôn mặt và xin được phép quay về.

Mỵ Nương về thư phòng, sau cơn bàng hoàng tỉnh lại. Khi cơn xúc động qua đi Mỵ Nương cũng dần dần khỏi bệnh. Chẳng bao lâu nàng khoẻ mạnh như cũ...

Trong khi đó, Trương Chi trở về nhà lòng buồn rủ rượi. Chàng đã lặng người đi vì vẻ đẹp cao sang và nụ cười hoa nở như hoa Hàm Tiếu của nàng. Và sau đó chàng ốm tương tư và chết dần mòn theo ngày tháng...

Ba năm sau khi hài cốt Trương Chi được dời đi nơi khác, người ta tìm thấy một viên ngọc lớn hình trái tim còn sót trong quan tài. Một người thợ ngọc biết tin liền đến mua về đẻo chén ngọc dùng để uống trà rất tuyệt vời. Lại là một vật rất dị thường, mỗi khi rót trà vào thì ở dưới đáy lại hiện ra hình người lái đò vừa chèo thuyền vừa cao giọng hát.

Khi chuyện lạ này loan truyền đến kinh thành, cha của Mỵ Nương muốn được xem chén quý. Người ta đem chén vào dinh trình quan..thì quả thực khi rót trà vào chung thì thấy hình người chèo thuyền, tay chèo miệng hát. Lúc đó, Mỵ Nương cũng có mặt. Nàng xin phép cha được cầm chén lạ lên xem. Càng ngó sát vào, nàng càng thấy rõ hơn....người chèo thuyền chính là Trương Chi và giọng hát quen thuộc ngày xưa.....Giọng hát của Trương Chi gợi lên cho nàng những kỷ niệm của mối tình dang dở trước đây. Mỵ Nương nâng chén ngọc gần hơn để nhìn cho rõ. Tiếng hát càng não nùng hơn. Mỵ Nương gần như có thể cảm thấy cả cơn gió mát và mùi hương ngạt ngào của những bông lan dại từ phía bờ sông. Bỗng dưng, những giọt lệ trào ra từ khoé mắt nàng. Một giọt rơi vào lòng chén ngọc...Khi giọt nước mắt rơi tới đáy chén thì làm chén vỡ tan thành từng mảnh vụn văng tung toé khắp dinh quan của Thừa Tướng....

30 July 2010

Câu chuyện gạo thơm trồng tại Mỹ


Kính thưa quí vị,
Với thói quen ăn uống, người Việt và các sắc dân Á châu tại Hoa Kỳ hằng năm tiêu thụ rất nhiều gạo, phần lớn là loại gạo thơm nhập khẩu từ Thái Lan, cho dù gạo sản xuất tại nước Mỹ không phải là ít.
Nhưng mới đây một loại gạo thơm được trồng ngay trong nước đã bắt đầu được đưa ra thị trường nội địa sau nhiều năm nghiên cứu và thử nghiệm.
Ban Việt ngữ đài VOA đã tiếp xúc với giáo sư Xueyan Sha, thuộc đại học Louisiana,và ông Tony Trần, thuộc công ty Cajunland SeaFood để tìm hiểu về loại gạo có thể trở thành đối thủ đáng ngại của gạo thơm Thái Lan và có thể giúp một phần nào cho kinh tế nội địa Hoa Kỳ.
Mời quí vị theo dõi trong Câu Chuyện Nước Mỹ (click) hôm nay với Lan Phương.


Gạo Jazzman được trồng tại Tiểu bang Louisiana - Hoa Kỳ

Louisiana, quê hương của nhạc jazz và là bang phong phú về các loại hải sản đánh từ vịnh Mexico, giờ đây lại còn là nơi trồng giống lúa cung ứng cho giới tiêu thụ loại gạo thơm hợp khẩu vị của người Á đông, đó là gạo Jazzman, tên thị trường là Jazzmen Rice (chỉ khác nhau có mẫu tự a và e).
Giáo sư Xueyan Sha, tiến sỹ nông học, đã nghiên cứu để tìm tòi giống lúa Jazzman, cho biết động lực đứng sau việc tìm tòi ra giống lúa này:

"Nước Mỹ nhập cảng loại gạo thơm Jasmine của Thái Lan với số lượng rất lớn, càng ngày càng nhiều, nhất là trong 2 thập niên vừa qua. Mức cầu của thị trường gia tăng. Vì thế những nông gia trồng lúa và ngành sản xuất lúa gạo ở Mỹ thúc giục chúng tôi phải tìm kiếm ra một giống lúa nào thích hợp với phong thổ nước Mỹ, với những đặc tính gần như loại gạo thơm của Thái Lan. Đó là động lực khiến chúng tôi phát triển giống lúa này."

Tiến sỹ Sha cho biết phải mất đến gần 12 năm tìm tòi, nghiên cứu, giống lúa này mới được phát triển. Nói đến tiến trình thử nghiệm, tiến sỹ Sha cho biết:

"Thử nghiệm loại gạo thơm này khác với việc thử nghiệm loại gạo hạt dài hoặc hạt trung bình của Mỹ, chúng tôi phải thử nghiệm độ thơm của gạo khi nấu và cả độ dẻo của gạo sau khi hạt gạo được nấu chín thành cơm."

So sánh với gạo thơm Thái Lan thì gạo Jazzman Rice hơn kém ra sao? Nhà khảo cứu Xueyan Sha cho ý kiến:

"Nó ngon gần như loại gạo thơm thượng hảo hạng của Thái Lan, nhưng gạo thơm của Thái bán trên thị trường đã bị pha trộn rồi, nhà buôn trộn gạo ngon với gạo dở, gạo thơm với gạo không thơm, để kiếm lợi, nên gạo Thái bán trên thị trường, tại các siêu thị và các tiệm thực phẩm không phải là loại gạo thượng hảo hạng của Thái, vì thế gạo Jazzman đủ sức cạnh tranh với gạo Thái."
Giáo sư Xueyan Sha, tiến sỹ nông học, đã nghiên cứu để tìm tòi giống lúa Jazzman
Giáo sư Xueyan Sha, tiến sỹ nông học,
đã nghiên cứu để tìm tòi giống lúa Jazzman

Tổng công ty bán sỉ loại gạo Jazzman có tên là Jazzmen Rice LLC. Ông Tony Trần, thuộc công ty bán sỷ thực phẩm Cajunland Seafood là một đại lý cho công ty này. Theo ông cho biết, đây là loại gạo mới được đưa ra thị trường nên hiện thời chỉ được bán tại bang Louisiana, và gần đây nhất, nó đã được đưa sang California.
Khi được hỏi là nếu muốn mua gạo này nấu thử thì những cửa hàng nào ở California bán loại gạo thổ sản của quê hương nhạc Jazz?
Ông Tony Trần cho biết là ông vừa đi một chuyến sang California, vùng Los Angeles, Orange County để giới thiệu loại gạo mơí và hiện có 5 chợ và siêu thị Á đông bán loại gạo này:
"Chợ Á Đông ở đường Bolsa, chợ Sài Gòn Supermarket ở đường Westminster, chợ Đà Lạt ở đường Euclid, chợ Green Farm ở đường Magnolia, và chợ MOM Supermarket ở đường Euclid."
Cũng theo ông Tony Trần cho biết thì gạo thơm Jazzman có những đặc điểm sau đây:

1/ Trước hết là gạo không có gluten. Và gạo này có lượng carbohydrate thấp nhất.

2/ Thứ nhì gạo này được trồng tại Hoa Kỳ, tiểu bang Louisiana, không có chất hóa học trong
tiến trình sản xuất. Gạo tự nhiên, không tẩy gội (chà bóng) khi hạt gạo được đem bán, nó nguyên chất.

3/ Điểm thứ ba, gạo có thể được cung cấp thường xuyên, hàng tháng, người tiêu dùng không cần phải mua tích trữ từ đầu năm, có gạo mới (new crop) mỗi tháng.

4/ Điểm thứ tư là có loại gạo lức - Jazzman brown rice - là gạo thơm, mềm, dẻo như gạo trắng vậy, không có mùi hôi."

So sánh với gạo thơm của Thái Lan, theo con mắt của nhà đại lý gạo Jazzman Tony Trần, gạo Jazzman có những đặc điểm sau: gạo Jazzman cũng thơm, cũng dẻo như gạo Thái Lan, nhưng khi nhìn vào hình thù hột gạo thì gạo nhập cảng có nét đẹp hơn bởi vì nó được tẩy gội (water polished), nên hột gạo đều và rất đẹp. Riêng gạo Jazzman thì không tẩy gội (chà bóng), chất thơm, chất dẻo rất tự nhiên, ăn rất ngọt. Jazzmen Rice bị cấm ngặt không để cho qua một hệ thống tẩy gội gì cả, vì sợ có hóa chất nào đó có thể hại đến người tiêu dùng.
Nói thêm về chuyện có gạo mới Jazzman hàng tháng, ông Tony Trần giải thích:

"Ruộng lúa ở Louisiana đặc biệt ở chỗ là khí hậu ở đây tương đối giống như khí hậu ở bên Việt Nam, chỉ khác là không bị ngập lụt theo mùa như bên Việt Nam, ở dó thì cuối giòng sông Mekong, còn ở đây thì cuối giòng sông Mississippi. Ruộng lúa trồng rất đều đặn và thay phiên nhau trồng, cứ ruộng này gặt đi thì ruộng kế tiếp trồng gặt đi. Vì thế lúa luôn luôn được trồng quanh năm. Trồng hàng tháng, lúa ba mùa ba tháng, hết ruộng này gặt lại tới ruộng kia gặt, nên có gạo mới thường xuyên."

Nói tóm lại, nếu chúng ta nấu gạo Jazzman thì có phần chắc là gạo tự nhiên không bỏ thêm các chất gì khác, và lại được ăn gạo mới thường xuyên. Tuy nhiên, trước khi nấu, quí vị nên nhớ lời nhà đại lý gạo Tony Trần dặn dò khách tiêu thụ:

"Nên nhớ là gạo mới thì chúng ta luôn luôn phải bỏ ít nước, nếu bỏ nhiều nước quá thì nó nát, bởi vì độ nở của gạo đòi hỏi rất ít nước."

Theo nhà nghiên cứu Xueyan Sha thì ngoài Louisiana giống lúa Jazzman còn được trồng thí nghiệm ở các bang khác như Arkansas, Texas, Mississippi và Missouri và đều cho kết quả tốt. Tuy nhiên theo ông Tony Trần thì chỉ có Louisiana là trồng loại lúa này dễ nhất, vì ruộng ở đây giữ được nước, còn tại các bang khác nhà nông phải bơm nhiều nước vào ruộng, phải tưới nhiều nước vì đất khô nên trồng giống lúa này tại những nơi khác rất tốn kém, do vậy mà nông gia không dám trồng.

Và quí vị nào đã có dịp nấu thử gạo Jazzman xin cho chúng tôi biết ý kiến. Cám ơn quí vị.

Lan Phương

Đọc báo

35 năm sau biến cố 30/4/1975:
Hãy cùng nhìn lại nỗi bất hạnh của dân tộc
Lê Quế Lâm

“…hướng về Thái Bình Dương để vẫy vùng với thế giới hay quay về với cuộc sống vàng son của những tên trọc phú, vui hưởng vinh hoa dưới sự đùm bọc, bảo vệ của đàn anh vĩ đại phương Bắc?…”

Một thế hệ đã trôi qua từ sau biến cố 30/4/1975. Trong 35 năm sau đó, từ một đất nước nghèo đói, đồng bào phải ăn độn bằng bo bo, rau sắn… Ngày nay, Việt Nam khác xưa nhiều, cao ốc mọc lên khắp các đô thị và thành phố. Rải rác khắp nước, người ta nhìn thấy những cơ ngơi lộng lẫy đồ sộ của những người giàu có mới. Họ phô trương sự giàu sang, mua sắm những loại xe đắt tiền cả triệu đô la. Có ngôi nhà trang trí nội thất bằng vàng. Có người tìm mua những cây cổ thụ hiếm quý với giá nhiều triệu mỹ kim. Nhiều “đại gia” có cả vườn thú, nuôi những loại thú rừng như cọp beo…Nhiều người còn bỏ ra hàng chục tỉ đồng để xây mộ phần giống như vua chúa thời xưa… Được như vậy là do tổng sản lượng quốc gia trong 35 năm qua đã gia tăng 6 lần, với GDP bình quân đầu người lên đến 1200 Mỹ kim từ sau 1975.

24 July 2010

Mời quý anh chị nghe nhạc

Ý Nga mời quý anh chị nghe nhạc cuối tuần:
Nhạc: Lê Tín Hương
Ca sĩ: Ngọc Lan

Cái Nhà Ở Mỹ

Cái Nhà Ở Xứ Mỹ



Người Việt mình thường nói "Sống cái nhà, thác cái mồ" Ý nói khi sống, cái nhà là căn bản, khi chết cái mồ, cũng là căn bản. Nhưng ở Mỹ thì có hơi khác. Sống ở Mỹ, phải cày muốn tắt thở vì cái nhà, mà chưa chắc cái nhà đó là "căn bản" của mình. Trả tiền nhà trễ là bị tống ra khỏi nhà. Và khi chết, nếu lúc sống không lo sẵn cho mình một chỗ để chôn, thì cũng có hi vọng con cái đem mình đi "thui" ra tro cho đỡ tốn. Nóng chịu sao thấu! Nhiều người kể, đã thấy xác người chết bỏ vô lò thiêu, khi nổi lửa lên, đương sự (người chết) ngồi bật dậy! Xem thế đủ biết, cái nóng đáng sợ đến bực nào, đến người chết cũng hoảng kinh! Tôi xin kể một chuyện thật về vợ của người bạn tôi. Khoảng năm 1989, ông bạn tôi, nhà ở gần chợ Bà Chiểu, có bà vợ bị bịnh chết, đem thiêu ở lò thiêu Tân Phú. Khi đưa quan tài đến lò thiêu thì phải xếp hàng chờ đến lượt, giống như ở Mỹ người ta chờ xét an toàn (inspection) xe vậy. Thế nên mấy cha con ra về, định ngày mai lên lấy tro. Trưa hôm đó, ông bạn tôi nằm thiu thiu ngủ với thằng con ba tuổi. Đột nhiên, thằng bé kêu thét lên "Nóng quá! Nóng quá trời ơi!" Ông bạn tôi giật mình, lay thằng bé dậy hỏi, nó bảo thấy mẹ nó về kéo chân nó. Hôm sau mới rõ, khi thằng bé kêu lên là lúc người ta đang thiêu mẹ nó. Ông bạn tôi người Công giáo, đâu có phịa chuyện người thân của mình thành ma quỉ được. Kể nghe cho vui chứ tôi không có ý dọa mấy ông bà trong hội cao niên, xúi đi mua đất trong các nghĩa trang làm chỗ sinh phần cho mình. Tôi cũng chẳng trẻ trung gì, nhưng không bao giờ nghĩ đến chuyện chết. Tôi ngán chuyện đó lắm. Phải nằm mãi trong sáu tấm ván, còn bị lấp đất lên, tối thui. Tưởng tượng đến đã thấy tù túng, bực bội muốn ngạt thở!
Bây giờ nói chuyện cái nhà ở Mỹ. Người Mỹ vừa mua nhà là nghĩ đến chuyện bán nhà, nên họ chỉ sơn sửa khi sắp bán nhà, còn người Việt mình, đa số, khi đã mua nhà rồi, thì cả chục năm sau, gửi thư đến, vẫn người đó nhận thư. Thế nên, người Việt mua xong nhà lại tốn thêm mớ tiền sửa sang, o bế cái nhà cho đúng ý mình.
Tôi xin kể chuyện tôi mua nhà ở Mỹ để quí vị nghe cho vui. Dĩ nhiên cũng giống như quí vị mua nhà chứ chẳng có gì khác.
Năm 1991, tôi qua Mỹ theo diện HO. Người bạn đồng môn vừa là bạn tù, vượt biên qua trước, bảo lãnh gia đình tôi về ở tạm nhà anh ta. Ở miền Đông Bắc Hoa Kỳ, đa số các nhà đều có tầng hầm, thường gọi là basement. Người Mỹ làm cái basement nầy để chứa máy giặt, máy sấy, máy nước nóng, máy điều hòa nhiệt độ (AC). Họ không nghĩ rằng sẽ có những người Việt Nam tị nạn như gia đình chúng tôi sẽ vào ở trong đó. Thế nên họ bắt ống nước, ống hơi dẫn nhiệt, ống nước thải, dây điện... chạy lung tung trên trần basement, chẳng khác gì mấy cái xưởng máy trong phim trinh thám mà James Bond thường mò vô để rình bọn tội phạm quốc tế hoặc phe Cộng Sản (Thời còn chiến tranh lạnh) sản xuất ba thứ hóa chất, bom nguyên tử, hỏa tiễn để "chơi" nước Mỹ vậy.
Khi chúng tôi đến Mỹ thì ông bạn tôi kêu thợ đến ngăn ra một phòng cho gia đình tôi trú ngụ. Anh thợ nầy cũng người Việt, loại tay ngang, làm rất nhanh nhưng cũng rất ẩu tả. Anh ta chỉ làm bốn bức vách cách nhiệt với cửa ra vào là thành một cái phòng! Đến mùa đông, (thường lạnh dưới 0 độ C) hơi lạnh từ các kẻ hở của vách cách nhiệt, bốc ra như sương khói, thấy rõ như hơi lạnh trong ngăn đá của tủ lạnh khi máy làm việc vậy. Lạnh đến độ đắp mấy cái mền cũng lạnh, đắp không kỹ, hơi lạnh từ chỗ hở luồn vào như cái lưỡi của con ma le, liếm cái lưng, cái bụng, nên người cứ run lên, vợ con cũng run cầm cập, ngủ không được. Vợ chồng tôi phải ôm thằng út hai tuổi vào lòng để truyền hơi ấm cho nó. Bấy giờ tôi mới hiểu, vì sao trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung, Đoàn Dự và Vương Ngọc Yến luyện chưởng trong phòng lạnh mà lại "ngồi yên". Lạnh thế đó mà lại phải cởi áo quần ra thì dù có uống cả kí lô Viagra cũng vẫn cứ "teo" như thường. Lúc mới qua Mỹ, chưa quen giờ giấc nên cứ đến một, hai giờ trưa (ở Việt Nam là khuya) là tôi buồn ngủ ríu mắt, nhưng tối lại, hai mắt cứ mở thao láo, nằm để hát câu "Trời lập đông chưa em?...Ôi mùa đông của anh!"
Bạn sẽ hỏi "Sao không mua một cái máy sưởi điện về mà sưởi?" Có máy sưởi đấy chứ! Chủ nhà cũng có để sẵn một cái heater nhưng nhỏ chút xíu, mỗi cạnh chưa đến gang tay, để sát tay vào thì thấy ấm, nhưng dùng cho cả cái phòng thì chẳng hiệu quả gì. Tôi lại nghĩ trên lầu, chắc ai cũng lạnh như mình, nhưng họ "quen rồi" mình than lạnh thì lòi cái quê ra. Bấy giờ tôi chưa biết cái máy điều hòa nhiệt độ (AC) là gì cả! Mà cái máy nầy cứ chạy ầm ầm dưới basement, bên cạnh phòng chúng tôi, chỉ thổi hơi nóng lên tầng trên, nên cái basement vẫn là cái tủ đá lạnh ngắt.
Ở basement có thêm cái khổ nữa là nghe tiếng nước chảy trong các ống thoát nước. Tầng trên làm gì, dưới nầy biết hết. Nghe nước chảy ro ro mãi thì cầu cho trên đó tắm mau xong. Nước chảy cái ào rồi róc rách qua các ống bự trên trần basement lại tưởng tượng đến chất thải của con người đang vui vẻ jogging (chạy thể thao) vòng vèo trên đầu mình.
Chắc bạn lại hỏi "Sao không "mu" (move) chỗ khác? Ăn eo phe (welfare) thì có tiền chính phủ cho, tìm cái apartment mà thuê?" Thì tôi cũng nghĩ như bạn vậy. Nhưng hết mùa đông, ở basement lại mát vì nó nằm dưới đất. Hơn nữa, mình từ xứ cộng sản, đã từng ở tù cải tạo, ra tù thì bị ghè sát ván, nên sinh ra tâm lý đề phòng bất trắc. Tạm trú nhà bạn thì tiền trả ít hơn, dành giụm, "rủi có gì!", nơi xứ người còn xoay xở được. Có lẽ bạn không đồng ý? Tôi đọc chuyện, thấy có anh chàng bị lạc trong rừng tuyết, đói quá đi không nổi phải bò ra bờ biển, chiếc tàu vớt được, cho anh ta ăn bánh mì, anh ta lén dấu trong áo một lô bánh, đến độ người anh ta trông to phình ra. Đó là lo xa. Ngay chính tôi, khi còn ở Việt Nam, đi tù về mà lúc nào cũng chuẩn bị sẵn một cái xách nhỏ, đựng áo quần, mùng mền, thuốc men. Hễ nghe công an gõ cửa là cầm luôn cái xách trong tay ra mở cửa. Ông cải tạo nào không làm như thế thì đáng phục vì họ lạc quan tếu. Thế nên, ông HO nào qua Mỹ, tìm được đồng nào, lận lưng đồng đó, xin đừng cười là keo kiệt.
Trong lúc ăn eo phe, tôi đã có một job (việc làm). Lúc đầu đi làm vệ sinh các cao ốc, nhưng bị người chủ thầu đồng hương bóc lột dữ quá, tôi nghĩ việc. Tên chủ nầy, miệng dẻo quẹo, lúc nào cũng nói nhân đạo "Tội nghiệp đồng hương! Để tôi cho mấy anh lãnh tiền mặt, chính phủ không biết. Nếu biết, họ cắt eo phe mấy anh còn bỏ tù nữa" Sau nầy tụi tôi mới biết là hắn bắt tụi tôi làm gấp đôi người khác. Hắn bảo tôi phải làm thay cho người chịu đứng tên trong paycheck của tôi.
Sau khi chia tay với tên chủ đồng hương ác ôn, tôi tìm được job khác là rửa chén dĩa, nồi niêu, làm vệ sinh cầu tiêu, phụ việc vặt cho mụ làm bếp của một nhà hàng người Á Châu (nhưng không phải người Việt). Nhiệm vụ tôi là buổi chiều đến sớm hút bụi nhà hàng, chùi cầu tiêu. Mụ nhà bếp cũng đến sớm để chuẩn bị thức ăn, đồ nhậu. Khoảng bảy giờ là khách bắt đầu đến lai rai. Mụ bếp nầy, trình độ tiếng Anh cũng chẳng hơn gì tôi nên đôi khi mụ ra dấu để sai tôi. Mụ thích bắt tôi đấm lưng, bóp chưn, bóp tay cho mụ. Lúc đó chỉ có tôi với mụ ta thôi. Mụ khoảng gần năm mươi, mập nu, mắt một mí, híp lại như mắt heo luộc, trên ngón tay không thấy đeo nhẫn cưới, chắc còn la ø"nàng trinh nữ...tên Thi". Đấm bóp cho mụ ta xong tôi mới được làm việc khác.
Một lần tôi đến, cửa mở nhưng không thấy mụ ta, dù tôi biết chỉ có mụ ta có chìa khóa mà thôi. Tôi đi hút bụi xong thì lấy đồ nghề đi chùi cầu tiêu. Khi vô phòng vệ sinh nữ, tôi vô tình mở cửa một ngăn, thấy mụ ta ngồi chóc ngóc trong đó (mà không gài cửa!) Tôi dội ngược, vội qua phòng vệ sinh nam làm việc. Sau đó thật lâu, tôi mới qua phòng vệ sinh nữ, thì mụ ta đã vào bếp. Vậy mà tối hôm đó, mặt mụ ta hầm hầm. Tôi thấy thế nói với bà chủ nhà hàng xin nghỉ việc.
Đó là những việc làm thêm, kiếm tí tiền còm mua cái xe cũ làm phương tiện đi lại. Sau khi hết eo phe, tôi làm thu ngân cho một cây xăng. Cây xăng nầy có hai chủ. Một ông Mỹ và một mụ Á Châu. Mụ ta không phải vợ ông Mỹ, có lẽ hùn hạp bằng "vốn tự có". Mụ cũng không phải người Việt.
Tôi nghe một anh chàng thợ người Việt làm ở đó kể rằng "Có lần tôi vô tình đẩy cửa văn phòng bà ta, thấy thằng thợ máy (người Trung Đông) đang bóp chưn cho bà ta. Tôi để ý, mỗi khi người chủ Mỹ kia đi vắng thì anh chàng thợ máy được gọi vào văn phòng để "bóp chưn bóp tay", nhưng sau nầy, tôi biết ý không vào, vả lại cửa đã khóa rồi. Mấy lần bà ta dụ tôi đi ciné, tôi lắc đầu thì bà ta bảo rằng " Cứ nói với vợ mầy là tao sai đi mua đồ phụ tùng xe" Tôi cũng lắc đầu"
Lại bóp chưn, bóp tay! Mụ nầy đi chân vòng kiềng. Sách tướng có nói "Đàn bà đi chân vòng kiềng, mỗi ngày không có đàn ông, sẽ phát điên!"
Bấy giờ coi như tôi có việc làm, tuy lương rất thấp. Vợ tôi thì đi may ăn công. Nghĩa là làm nhiêu ăn nhiêu. Ví dụ may cái túi áo giá mấy xu đó, ngày may được bao nhiêu túi áo cứ tính thành tiền mà lãnh, cố lắm, ngày được vài chục đô là tối đa. Thấy khó sống, vợ tôi đi bán "hotdog" (bán thức ăn và nước ngọt) trên một xe nhỏ (trailer) đặt dọc lề đường, thủ đôâ Hoa Thịnh Đốn (Washington DC). Cứ bán được trăm đô, chủ trả hai mươi đô. Cũng đỡ khổ, nhưng mùa đông, đã lạnh mà tuyết bay mù trời, chẳng có du khách nào ra đường cả, vậy là vừa bị lạnh mà bán tối đa được trăm đô, chủ chia cho hai mươi đô, bằng một giờ làm việc của một công nhân Mỹ hạng bét. Tóm lại gia đình tôi đủ sống qua ngày, với tiền eo- phe (trợ cấp trong 8 tháng đầu mới đến Mỹ cộng với food stamp, là phiếu thực phẩm), nhưng chả lẽ ở mãi dưới cái basement của người bạn?
Một người quen xúi mua nhà "Mầy mướn nhà cũng trả chừng đó, mua nhà cũng trả chừng đó hoặc hơn chút đỉnh, nhưng sau đó mầy sẽ có nhà, nếu mướn nhà, mầy hết mướn là ra tay không" Tôi nghe cũng có lý, nên có ý tìm nhà. Tôi xem báo hoặc xách xe lội xóm. Thấy giá nhà, tôi tính nhẩm. Với số lương lúc đó của cả hai vợ chồng (sau khi hết trợ cấp), thì dù có dán băng keo bốn cái miệng lại, nghĩa là không ăn uống, không tiêu xài gì hết, chúng tôi cũng không đủ trả góp tiền nhà hàng tháng. Tôi bàn với vợ tôi, tôi sẽ tìm thêm vài jobs nữa, vợ tôi nghỉ làm, đi học nghề hớt tóc. Thế là tôi làm ba jobs cả thảy, cũng chỉ một nghề thu tiền cho cây xăng. Buổi sáng, tôi dậy thật sớm, đến cây xăng thứ nhất làm việc, chiều, xong shift (buổi làm), tôi chạy thẳng qua cây xăng thứ hai, khuya mới về. Thứ Bảy, Chủ Nhật, tôi "chơi" luôn cây xăng thứ ba. Tính ra tôi làm trên tám chục tiếng mỗi tuần. Tôi chịu đựng gần hai năm, khi vợ tôi học xong, ra nghề hớt tóc, uốn tóc, tôi nghỉ bớt, chỉ làm ở một cây xăng, nhưng làm thêm luôn ngày thứ bảy và chủ nhật, được tính overtime (tiền phụ trội vì làm trên bốn mươi giờ) cho đến bây giờ. Sau hơn ba năm, chúng tôi để dành được một ít tiền. Tôi lại tìm nhà để mua. Có người bạn chỉ cho tôi một ngôi nhà trong xóm, gần chỗ chúng tôi đang ở. Anh ta bảo "Nhà nầy lúc đầu đòi hai trăm nghìn đô, hai năm rồi, nghe nói bớt còn trăm sáu cũng không ai mua. Bây giờ có lẽ chủ tụt giá nữa. Anh đến xem" Tôi đến, thấy cái nhà đó giống cái chuồng gà công nghiệp bên Việt Nam, thấp tè, cũng không đến nổi. Nhưng sao giá thấp như thế mà không có ai mua? Tôi nghĩ nhà có ma, người ta sợ. Tôi gọi một ông bạn làm realtor (môi giới mua bán nhà). Ông bạn nầy đưa tôi vô nhà và bắt đầu chê nhà cũ, chỗ nầy phải sửa, cái kia phải thay, mục đích cho chủ nhà nghe. Realtor mà chê là phải đúng. Theo luật, người môi giới (realtor) bên mua không được tiếp xúc thẳng với chủ nhà mà phải liên lạc với môi giới bên bán. Anh ta xúi tôi vô gặp chủ nhà đòi bớt giá. Có lẽ mấy năm mà không bán được nhà, chủ nhà phát nản, nên sau một lúc kỳ kèo, chủ nhà chịu bán. Tính ra hơn ba năm chúng tôi mới ra khỏi cái basement của ông bạn.
Khi dọn vào, tôi mới biết lý do người ta chê. Nhà quá cũ, tuổi cũng trên nửa thế kỷ. Thiết kế hết sức kỳ cục! Cái máy điều hòa không khí (AC) đặt ngay giữa nhà, ba căn phòng nhỏ chút xíu vây quanh. Khi cái máy (AC) đó chạy thì giống như xe lửa qua cầu. Nghe ầm ầm, nhà rung rinh như động đất. Mà nó chạy cho còn quí. Mùa đông mở máy, con quái vật đó chỉ kêu lên chứ không "chạy" Nghĩa là hơi cũng có xịt ra nhưng lạnh ngắt. Không thấy hơi nóng đâu cả! Tôi gọi cho một người thợ quen. Anh ta đến "Có sửa cũng xài tạm, phải thay cái mới" Sửa xong, nó có nóng chút đỉnh, nhưng anh thợ vừa đi khỏi thì hơi nóng cũng theo anh ta đi đâu mất! Đành mua mỗi phòng một cái hít (heater) nhỏ xài tạm.
Đến mùa hè, mở máy lạnh, cũng có hơi chứ không mát được chút nào. Tôi lại kêu anh thợ "Ông đến coi giùm, mở máy nó chạy nhưng không xịt hơi lạnh gì cả!" Anh ta đến, bảo "Bôm ga!". Bôm ga xong, nó cũng chỉ thổi hơi nóng chứ chẳng lạnh chút nào! Anh thợ bảo "Cái máy AC nầy có lẽ là sản phẩm đầu tiên từ ngày phát minh ra máy lạnh, nên nó không lạnh" Chúng ta đều biết, cây cối trong vườn, vật dụng trong nhà đều có sự sống của nó. Vì mình không nghe được chúng tâm sự, chứ nghe được thì cái máy lạnh nhà tôi ắt phải chửi thề dữ lắm "Tao già sáu bảy chục tuổi rồi mà còn bắt xịt hơi nóng rồi xịt hơi lạnh. Mầy hỏi ông già mầy có xịt nổi không mà bắt tao xịt?" Sau cái máy AC thì đến mấy cái vòi nước. Tắt nước rồi mà nước vẫn chảy, giống như mấy bà đi cắt mắt, nhắm mắt mà mắt vẫn mở vậy. Kêu thợ đến thay xong thì nước lại nghẹt, chỗ nào cũng nghẹt, nước không chịu thoát đi, nhất là cái phòng vệ sinh! Kêu thợ, anh ta đến "Nhà nầy cũ quá rồi. Mấy cái ống thoát nước bằng gang, bị rỉ sét nghẹt cứng rồi" "Bây giờ phải làm sao?" "Thì đục tường mà thay ống mới" Lại tốn thêm mớ tiền nữa! Nếu kể ra cho đủ các phiền toái, bực mình khi mua nhà cũ thì chẳng bao giờ hết. Mái nhà dột, thay mái xong thì đến mấy cánh cửa. Cửa nào cũng hở, mùa đông hơi lạnh theo các khe hở vào nhà, lại kêu thợ! Lại móc túi! Tiền trong ngân hàng chỉ đủ trả mấy cái bills (giấy đòi tiền) điện, nước, rác, điện thoại, bảo hiểm xe.
Kể ra tụi tôi cũng liều mạng mua nhà, chứ lương hướng chẳng bao nhiêu. Nhưng tụi tôi cũng gặp may. Thứ nhất là vợ tôi làm nghề hớt tóc ngày càng đông khách rì quếch (request: khách đến chỉ yêu cầu một người thợ mà họ thích) nên tiền "típ" cũng khá, đủ đi chợ thỉnh thoảng còn cho tôi đi uống cà phê với bạn bè. Thứ hai là chúng tôi không quen biết nhiều, nên không bị mời đi ăn cưới, đi dự tất niên, tân niên các hội đoàn, các hội đồng hương, các buổi ra mắt sách, ra mắt thơ, các buổi nhạc thính phòng, nhạc hội tình yêu, thi nhạc giao duyên...nên đỡ tốn. Phiền nhất là đám cưới. Đi đâu lớ ngớ gặp ông bạn mới quen, bị hỏi một câu "Tháng sau đám cưới cháu, mời anh chị. Có đi được không?" Nếu lỡ miệng trả lời "Đi chớ! Đi cho cháu nó vui mà mình cũng được gặp bạn bè trò chuyện" Vậy là tốn trăm đô phong bì lại thêm cái nạn phải ăn lại những món mà đám cưới nào, nhà hàng nào cũng giống nhau.
Ở xứ Mỹ nầy, mỗi khi đi dự đám cưới, bà nào cũng ước mình được như bà Âu Cơ. Đẻ trăm trứng, nở trăm con, nuôi chúng lớn lên, dựng vợ gả chồng cho chúng. Ngày cưới, cứ nhắm người bạn nào mà mình không có cảm tình mà gửi cho một cái thiệp mời thì coi như kẻ thù gục ngã. Tiếp theo ngồi nặn óc, cố nhớ lại mấy năm nay, những ai đã mời mình đi ăn cưới con họ, thì gửi thiệp đến, nhất là những con mẹ nào đặt điều đã mời mình đi dự "Kỷ niệm lễ thành hôn, năm năm, mười năm" Coi như cưới lại lần nữa. Cũng khăn voan choàng đầu, cũng áo cưới lượt bà lượt bượt, quay vô một bộ, chạy ra một bộ, rồi năm bảy kiểu tóc trong một đêm, rồi cắt bánh, rồi mời rượu nhau, hai cái tay tròng tréo nhau, vừa cười vừa uống rượu, rồi anh chị kéo nhau ra khai mạc đêm dạ vũ. "Thấy mà gai con mắt! Già ngắt mà làm bộ ngây thơ!" Trăm bà đều gầm gừ trong đầu như thế, nhưng miệng vẫn tươi cười khen anh chị đẹp đôi "Trông trẻ măng mà tình tứ hết sức!"
Nói cho vui thôi chứ trước giờ có ai được như bà Âu Cơ đâu. Nhưng tôi biết (trước bảy lăm) có một gia đình có đến ba mươi sáu người con. Ở một thành phố nhỏ miền Trung, có một ông nhà buôn nọ có hai bà vợ. Hễ bà lớn sinh đôi thì bà nhỏ cũng sinh đôi. Ông ta lập thêm một tiệm buôn cho bà nhỏ. Thành phố tôi, hai tiệm buôn đó cũng vào hạng lớn, buôn bán tấp nập. Hai tiệm buôn cách nhau chưa tới cây số. Thỉnh thoảng, buổi tối ông chạy xe Mobilette (xe gắn máy của Pháp) đến thăm bà nhỏ, khi ra về, không hiểu sao chiếc xe gắn máy đó thường không chịu nổ máy. Loại xe nầy, muốn máy nổ phải đạp như đạp xe đạp rồi vô ga là nó chạy tiếp, không cần đạp thêm. Ông chủ tiệm buôn lần nào ra về, đạp nó không chịu nổ máy, cứ khẹt khẹt, khè khè rồi im. Ông ta lại tiếp tục đạp. Khi máy vừa nổ thì ông cũng vừa đến nhà! Ai bảo đồ vật không có tư tưởng, tình cảm? Nó theo phe bà vợ lớn, hành ông ta cho bỏ ghét.
Thời đó khoảng cuối năm năm mươi, giá như năm hai nghìn mà ông ta ở quận Cam, có lẽ ra đường, ai thấy ông bà từ xa đã lo phú lĩnh. Sợ ông ta mời ăn cưới. Mà dù có bà con hay bạn bè quen thân cũng không ai dám mời vợ chồng ông ăn cưới con mình. Rủi bị mời lại ba mươi sáu lần, e chết giấc chứ không cách nào chịu nỗi.
Trở lại ba mươi sáu người con của ông chủ tiệm buôn. Chúng đông lúc nhúc đến độ ngày Tết chúng chúc Tết cha mẹ, khi lì xì mừng tuổi các con, ông bố không nhớ rõ tên con, cứ hỏi "Mi tên chi?" Một lần tôi lên lầu nhà ông ta, thấy giường ngủ của các cô cậu đặt hai dãy như trong bệnh viện. Nếu theo tiêu chuẩn ở Mỹ, mỗi đứa một phòng riêng, phải cần một cái hotel mới đủ. Ba mươi sáu người con của ông chủ tiệm buôn hay ăn chóng lớn, học hành lại thông minh, năm nào cũng lên lớp, thi đâu đậu đó. Thời tiểu học, trung học chúng học gần nhà, chẳng tốn kém gì. Xong tú tài hai chúng phải ra Huế, lên Đa Lạt, vô Sài Gòn học đại học. Tiền học, tiền trọ, tiền ăn, tiền tiêu vặt, sách vở... phải lo đủ cho các con. Vậy là chỉ mấy năm thôi. Ông ta từ tư bản bóc lột, bỗng quá độ, tiến thẳng lên vô sản chuyên chính. Bán được bao nhiêu, cứ lên bưu điện mà nộp vô mấy cái bưu (ngân) phiếu, chuyển cho các con, bảo sao không sạt nghiệp! Thế nên khi miền Nam sập tiệm, năm 75, nghe nói ông được biểu dương "vô sản tiên tiến" khỏi cần "cải tạo công thương nghiệp" vì ông đã vô sản rồi. Nhưng các con ông lại có vấn đề. Chúng học giỏi, ra trường tất nhiên làm quan to, có chức có quyền trong chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Vậy là lịch sử tái diễn. Giống như chuyện Lạc Long Quân và bà Âu Cơ, đám con ông, một nửa lên núi, vô rừng học tập cải tạo, một nửa nhanh chân xuống biển làm thuyền nhân đi tìm tự do.
Đọc đến đây, làm gì bạn cũng kêu lên "Lạc đề rồi ông ơi! Nói chuyện cái nhà ở Mỹ đi!"
Vâng! Chuyện mua nhà ở Mỹ của vợ chồng tôi cách đây hơn mười năm, thuộc thế hệ thứ nhất của dân HO. Tiếng tây tiếng u không rành, sau gần chục năm trong tù cải tạo, tuổi cao, sức khỏe suy nhược, tâm trí khật khùng, đương nhiên phải làm những việc nặng nhọc, vất vả và bẩn thỉu mà lương hướng chẳng bao nhiêu.
Nhưng mình không có cái nhà để cho con cái đi, về, cũng tủi thân chúng.
Đến thế hệ thứ hai. Con của mấy ông HO học hành nên người thì chuyện chúng mua nhà (phải nhà mới xây, trên nửa triệu) coi như chuyện lẻ tẻ. Vì lương của chúng có thể gấp ba lương của cha mẹ chúng góp lại. Nếu người phối ngẫu (vợ hay chồng) của chúng cùng tốt nghiệp đại học thì khỏi nói, chúng xài còn sang hơn người Mỹ bản xứ.
Nhưng dù sao, mỗi khi vợ chồng chúng bồng cháu về thăm ông bà nội, ông bà ngoại, chắc chắn chúng vẫn cảm nhận được mùi mồ hôi vì lao động chân tay vất vả của cha mẹ còn phảng phất trong nhà. Chúng cũng như nghe được tiếng lịch kịch của cha mẹ dậy rất sớm đi làm. Rồi đến khuya, đang ngủ, chúng nghe tiếng mở cửa, tiếng đóng cửa của cha mẹ đi làm về. Công việc của cha mẹ chúng đâu có ngồi trước cái computer như chúng mà phải chịu đựng tuyết lạnh hay cái nóng nung người ngoài trời, kiếm mấy đồng một giờ về nuôi chúng ăn học, trả tiền nhà, tiền điện nước.
Chắc bạn sẽ hỏi "Vậy cái nhà chuồng gà của anh bây giờ ra sao? Sửa lại chưa? Bán, mua nhà khác chưa?" Xin thưa, vợ chồng tôi vẫn ở nhà đó. Có điều lạ, sau đó, nhà vùng tôi ở đột nhiên lên giá. Ông bạn realtor hỏi tôi "Nhà ông bây giờ bán ba trăm nghìn, có người mua ngay" Nghĩa là giá hơn gấp đôi. Nhưng tôi trả lời "Để sau nầy con tôi bán"
Bụi hoa ngoài sân tôi cũng thương, những vết bẩn trên tường các con tôi làm bẩn, tôi cũng thương (và cứ để nguyên cho đến bây giờ). Vả lại, vợ chồng tôi đã lớn tuổi, chẳng muốn ganh đua, hơn thua ai. Ngu gì mua cái nhà nhiều phòng, chỉ ngủ một phòng, để rồi cày mà nuôi mấy tên tư bản, cho vay cắt cổ.
Ai đến tuổi tôi cũng thế thôi: "Sống qua ngày, chờ qua đời!"

Phạm T Châu

Tranh Turner

Tranh của Turner bán với giá kỷ lục

Bức tranh cảnh Rome của danh họa Turner được bán với giá kỷ lục
Kiệt tác của danh họa Turner vẽ năm 1839 cảnh thành phố Rome vừa bán đấu giá với giá kỷ lục 29,7 triệu bảng tại London, phá chính kỷ lục bán đấu giá các tác phẩm của danh họa này.

Modern Rome - Campo Vaccino, Thành phố Roma hiện đại, được bán trong 5 phút với sáu người muốn tham gia đấu giá tác phẩm vốn đã từng được bán đấu giá một lần trước đây, theo công ty Sotheby.

Kỷ lục trước đó là bức tranh vẽ thành phố Venice Giudecca, La Donna della Salute và San Giorgio với giá 20,5 triệu bảng hồi năm 2006.

Modern Rome, được ước tính bán với giá 12-16 triệu bảng nhưng đã trở thành bức bán với giá cao nhất tại cuộc bán đấu giá các tranh trong loại series các tác phẩm của các danh họa và tranh của Anh.

Các bức đáng chú ý khác bao gồm họa sĩ Hà Lan, Jan Lievens, vẽ đầu và vai của một người đàn ông râu quai nón (năm 1629) được mua với giá 2,5 triệu bảng trong khi giá ước tính là 2-3 triệu.

Vẽ năm 1839, bức Modern Rome - Campo Vaccino, cho thấy danh họa Turner đang ở vào thời kỳ xuất sắc nhất và bức tranh này đã được một nhà buôn tranh London mua thay mặt cho Bảo tàng J Paul Getty tại Los Angeles.

Trước khi được bán đấu giá tại London hôm thứ Tư, bức tranh này chỉ được đem ra bán một lần cách đây 171 năm kể từ khi được vẽ ra.

Bức tranh được một con cháu của Bá tước Rosebery thứ 5 gửi bán.

Bá tước Rosebery đã mua bức này hồi năm 1878 khi đi nghỉ tuần trăng mật với vợ là Hannah Rothschild và đã được lưu giữ trong bộ sưu tập của gia đình kể từ đó.

Tranh này được Bảo tàng Quốc gia Scotland mượn trưng bày trong 30 năm qua.

(HNG Toronto)

Khóc ngoài quan ải

Bài thuốc trị liệu

Trong y học cổ truyền, xuất tinh sớm được gọi là chứng tảo tiết do nhiều nguyên nhân gây nên và được trị liệu bằng nhiều phương thức khác nhau, trong đó có biện pháp ngâm thuốc.

Dưới đây, xin được giới thiệu một bài thuốc hữu hiệu đơn giản như sau:
Công thức: Địa phu tử 30g, khổ sâm 30g, ngũ bội tử 20g, hạt tiêu 20g.

Cách chế: Tất cả đem ngâm với 2 lít nước trong 30 phút, sau đó sắc nhỏ lửa trong 20 phút rồi lọc bỏ bã lấy nước thuốc để dùng.

Khổ sâm

Cách dùng: Khi nước thuốc còn nóng, đem xông hơi hạ bộ cho đến khi nước còn hơi ấm thì tiếp tục ngâm dương vật và dịch hoàn cho đến khi nước nguội hoàn toàn. Trong khi ngâm dùng tay lộn hết bao quy đầu và kích thích trực tiếp dương vật để làm thuốc ngấm trực tiếp và tạo hưng phấn gây cương cứng.

Nếu thấy khoái cảm và xuất hiện cảm giác muốn xuất tinh thì nhấc dương vật và hạ bộ ra khỏi nước thuốc, đợi đến khi dương vật hơi mềm thì lại tiếp tục ngâm, thời gian chừng 20 phút. Nước thuốc có thể dùng lại lần thứ hai, mỗi ngày thực hành hai lần, 14 ngày là một liệu trình. Có thể tiến hành 2 - 3 liệu trình.

Về phương diện y học cổ truyền, bài thuốc có công dụng lợi thấp thanh nhiệt, cố thận sáp tinh (làm cho thận khí vững chắc, tinh dịch không bị xuất ra sớm). Về phương diện y học hiện đại, bài thuốc có tác dụng kháng khuẩn tiêu viêm, làm giãn mạch máu, tăng cường lưu lượng tuần hoàn tại chỗ và làm giảm tính mẫn cảm của dương vật thông qua tác động của yếu tố nhiệt và chất thuốc, nhờ đó mà khiến cho người bệnh thoát khỏi tình trạng “chưa đi chợ đã hết tiền”.

Theo ThS. Hoàng Khánh Toàn
SKDS

Ôi thời gian ....

...Exterminator cuối cùng!

Cười tí tỉnh

Ruồi đực ruồi cái
Bác gái bước vào bếp thấy Bác 9 đang cầm cây đập ruồi.
- Ông đang làm gì vây?
- Đập ruồi.
- Có bắt được con nào không?
- 2 con đực, 3 con cái.
Bác gái cười cười hỏi:
- Sao ông biết?
Bác 9 đáp:
- Thì 2 con đực đậu trên miệng lon bia, còn 3 con cái đậu trên chiếc điện thoại.

18 July 2010

Truong Chi: New A.C.La's painting



TRUONG   CHI
Oil  on canvas,  24  x  24  inch
by A.C.La

**

TRƯƠNG CHI

Ta về rũ sạch phồn hoa,
Đập tiêu, gõ nhịp trăng tà nghêu ngao.
Rượu say đếm rụng nghìn sao,
Nghe con nước chẩy quên đào nguyên xưa.
Thuyền trôi theo lớp sóng đưa,
Nửa khuya bình cạn, tóc mưa sương dầy.
Mịt mùng mái đỏ Lầu Tây,
Cũng xong, tình đó chưa đầy đã vơi.
Mắt người thôi hết lệ rơi,
Hồn ta vỡ mấy mảnh đời, xót xa.
*
Ta về rũ sạch phồn hoa,
Đập tiêu, gõ nhịp trăng tà nghêu ngao.
Bến này đêm nặng chiêm bao,
Mai ôm muôn đợt ba đào nhẹ tênh.

LAN ĐÀM

17 July 2010

Tiễn bạn

Cảm nghĩ về
Sự RA ĐI
của Bạn Đồng môn
NGUYỄN NHƯ KY (ĐS6)

Mới đó mà đã mấy chục năm, nửa thế kỷ, chắc đã đủ dài, kể từ ngày nhập học Học Viện QGHC đến nay, thế mà sao đầu óc vẫn hiện nguyên hình ảnh những ngày vui có rất nhiều dự tính ấy. Tuổi đời cũng đã qua ngưỡng cửa 'cổ lai' mấy năm rồi, mà sao những cảm xúc hân hoan ngày ấy nó vẫn còn yên ổn nơi ngăn, hộc nào đó trong đầu, thật khó mà tả, vừa háo hức, vừa hãnh diện, giờ đây hồi tưởng lại, xem ra nó còn được nâng niu, trân quí hơn cả trước, chẳng biết các bạn thì sao?
Ban Kinh Tài so với ban Hành Chánh thì ít hơn nhiều.(15/22). 15 cái ghế ngồi đồng thời cũng là bàn viết, xếp ngay ngắn trong một căn phòng nhỏ xinh xắn trên lầu 2 số 4 Alexandre de Rhodes, giữa thủ đô Sài Gòn, là một trong nhiều phòng chúng tôi học hỏi, thường gặp gỡ nhau suốt 3 năm trời. Tình bạn nảy nở thật mau, không chỉ ban KT với nhau mà cả với ban HC.(nhiều môn học chung). Trớ trêu là cá nhân tôi, có 3 thằng bạn Chu văn An cùng vào được HC thì cả 3 (Điều, Nhuệ, Nhuận) đều ở ban HC, thành ra chả có ai là bạn cũ, tất cả đều là bạn mới. Cũng vì tất cả là bạn mới nên anh nào vui chuyện là mình hay…chơi...hơn. Điều thú vị là trong số bạn như Bình, Điều, Vịnh,
Nghinh, Diệp, Ưng, Ky, Thích … thì có tới 3 mạng (Bình, Thích, Ky) là dân Huế, đặc biệt Nguyễn như Ky lại là người đồng đạo, có lẽ cũng vì chuyện...'hiếm hoi' đó mà vợ chồng Ky nhất định yêu cầu tôi phải nhận 'đỡ đầu' (GOD' Father) cho cậu cả Ấm của Ky. Nhớ mãi, khi từ chối không nhận vì ngại không biết là phong tục người Huế có chi khác lạ chăng mặc dầu phép Đạo thì đâu cũng thế thôi thì thấy rõ là khó mà thoát, xem ra vợ chồng Ky đã tính trước rồi. Còn ngần ngừ, chưa quyết định, với bản tính kín đáo, hiền hoà, thâm trầm, chậm rãi, giọng đặc Huế, hóm hỉnh, Ky bồi thêm:“Nhận đi mà ông bạn, có răng mà ngại, Lễ xong, sẽ đãi bạn chầu bánh ướt thịt nướng, bún bò là đặc sản của Huế, ăn cho biết món ăn của Huế ngon ra sao chứ.” Nhìn mặt Ky...tôi phải nói ngay: -Ngon lắm sao? Giờ giấc, ngày nào định chưa?
-Sau Lễ 10 giờ sáng Chúa nhật đầu tháng tới.
Biết là trách nhiệm của người 'đỡ đầu' (rửa tội) cũng không nhẹ, nhưng vì tình bạn, lòng đạo, tôi vui vẻ đón nhận chức 'hàm' là Cha đỡ đầu của cháu.
Chính tình thân giữa tôi và Ky, cũng như cảnh sống hạnh phúc của vợ chồng Ky, không khí đầm ấm của gia đình Ky đã gợi cho tôi khá nhiều hình ảnh đẹp về một gia đình hạnh phúc sau này. Tiếc một điều là chúng tôi chỉ giữ liên lạc được với nhau trong mấy năm lúc còn học thôi, những tháng năm sau đó, vì công vụ, vì cuộc sống mỗi người mỗi cảnh, mỗi người mỗi nơi xa cách nhau nên có thể nói là từ sau ngày cùng nhau lãnh bằng tốt nghiệp (1962) nơi trụ sở mới của Học Viện trên đường Trần quôc Toản đến nay (2010) chúng tôi chưa bao giờ gặp lại nhau!
Tuy nhiên, tin tức về Ky thì cũng có, một trong những người thuộc xứ đạo nơi tôi cư ngụ là Ông bà Khổng ngọc Toản lại là thông gia với Ky, qua đó tôi cũng biết sơ một chút về gia đình Ky, có điều là liên lạc trực tiếp với nhau thì không được! Ngay cả những tháng gần đây, được tin Ky đau yếu, đã mệt nhiều, nhưng vẫn không cách nào liên lạc được với gia đình Ky! Để đến hôm nay thì được tin Ky đã ra đi vĩnh viễn.
Thực ra, với tuổi đời gần 'bát thập', với những thành quả học vấn, một gia đình sống hạnh phúc, đạo đức, con cái hiếu thảo, thành công,(thằng bé mà tôi 'đỡ đầu' (1960) nay là một bác sĩ , vợ con đề huề), thiết nghĩ đời người như thế là đã quá đẹp, quá đủ, Ky ra đi với thành quả ấy là đáng mến, phục, là đã OK với đời, nhất lại là người có Niềm Tin, chết là về quê thiệt, là về với Chúa, tiếc, nhớ, thương, phải chăng chỉ còn là chuyện riêng của người sống?
Ai trong chúng ta mà chẳng biết câu: 'Sinh quí, tử qui'' ? Biết...Nhưng, một kiếp người, mới ngày nào còn tung tăng, tràn trề nhựa sống, nhiều ước vọng, vui buồn, cười nói với con cháu, người thân, với bạn bè như thế mà giờ đây bỗng ...'biến' luôn, không cách nào thấy nhau được nữa thì phải nhớ, phải thương, tránh sao khỏi ưu sầu, trắc ẩn!
Trưa thứ sáu, ngày 8 tháng 7, đang ngồi coi Video, hình ảnh đứa cháu nội gái tập luyện nơi trường Võ bị West Point thì nhận tin Nguyễn như Ky đã...chết lúc 11 giờ!!! Đứng dậy, ra khỏi ghế, đầu óc lởn vởn hình ảnh Ky, não bảo: “Rồi”, thế là...xong một kiếp người!!!
Trở lại ghế, dán mắt vào computer, nội dung email thật ngắn tôi gửi cho Nguyễn đắc Điều báo tin Đồng Môn khoá 6, Nguyễn như Ky đã mất! Chuyển đi rồi, vẫn ngồi nghĩ xem là phải tin cho những ai? Lục lọi địa chỉ, tin thêm được mấy bạn xong lại ngồi ôm đầu nghĩ...Bà xã đem cho một đĩa dưa hấu do chính vườn nhà trồng, đỏ và ngọt, mát ruột. Ăn chưa hết thì chuông điện thoại reng, nhà tôi trao điện thoại, nói … anh Điều. Trực giác...chắc là Điều đã đọc email của mình.
Đúng vậy, thì ra Điều phải gọi ngay cho biết là đã hội ý với Thái hà Chung, Lê tấn Nhiễu v/v kiếm người đại diện và mua vòng hoa phúng Nguyễn như Ky. Tôi đồng ý và dứt điện thoại. Lý do Điều gọi cho tôi ngay vì sợ email thì chẳng biết lúc nào tôi mới đọc. Email tiếp của Điều gửi cho tôi chỉ sau mấy tiếng đồng hồ với chi tiết đóng góp và danh sách đã có 14 người ghi tên sớm nhất. Liên tiếp 1 giờ sau, email kế Điếu cho biết Anh Nguyễn văn Tri ở Sa Cramento, là người thứ 15. Có nghĩa là số anh em góp tiền mua vòng hoa phúng Ky...đã đủ. Khoá sổ.
Đã đành trong thời đại ...'điện tử', phương tiện truyền thông nhanh chóng, nhưng mà phải nhận một sự thật là sao anh em HC chúng ta lại có thể sốt sắng một cách 'siêu' đến như vậy. Chính vì sự mau lẹ hồi âm và tấm lòng chia sẻ buồn đau qua cái chết của Ky này cho chúng ta một niềm tin mãnh liệt là cái “Tình Người” chí thân, chí thiết, lòng trắc ẩn qua tình đồng môn, đồng loại của con người QGHC chúng ta thật là sâu đậm, tuyệt vời. Không thể ngờ đấy nhé, cứ đọc qua những email của các bạn sẽ thấy ngay cái tinh thần đồng đội, đồng thuyền này nó thiết tha, quí hoá biết bao. Nhiều lắm, email của Nguyễn phú Thiệu ở Canada, của Nguyễn Vịnh bên Úc, của Bùi xuân Thích ở Boston, Massachusetts, của Nguyễn công Khanh ở Seattle, Washington State và của Nguyễn trọng Can, Houston, Texas v.v.v. Xin trích nguyên văn email của Nguyễn Vịnh, đồng môn khoá 6 hiện sống ở Úc Châu:
“Vỵ thân mến, lại thêm một đồng môn nữa đã từ giã tụi mình, tôi sẽ cùng các bạn cầu nguyện cho Ky vì hoàn cảnh tôi lúc này ở xa xôi quá. Nhớ cho tôi biết sẽ phải tham gia như thế nào cùng với các bạn bên ấy nhé.”.
Và đây là email của Nguyễn phú Thiệu đồng môn khoá 7 ở Canada:
“ Bạn Điều ơi, được tin bạn NNKy vừa ra đi và bạn đã gửi hoa phúng điếu, vậy bạn cho tôi chung với............bên ấy thế nào thì bên này như vậy nhé.
Nguyễn công Khanh và Bùi xuân Thích thì ấm ức vì chậm chân không được góp 'vật chất' vào vòng hoa phúng Ky! Khanh + Thích ơi, nguyên cái tình, cái phản ứng mau mắn (email ngay chiều ngày 8/7, thế mà vẫn chậm hơn các bạn khác) của các bạn cũng đủ và quí lắm rồi. Yên tâm, đừng suy nghĩ nhiều, già rồi! Điều cần và quan trọng là còn nhớ đến nhau như thế là đủ an ủi nhau rồi. Không riêng gì người chết mà ngay kẻ sống thấy được tình cảm các bạn như vậy cũng...hả hê cái bụng cơ mà.
-Tình nghĩa Đồng môn chúng ta đơn sơ nhưng chân tình, thâm hậu lắm phải không?
-Dùng tới email mà vẫn không kịp tham gia...vẫn chậm! Đời nó thế đấy! Rút kinh nghiệm nhé.
Thoáng một cái, mới từ đầu năm 2010 đến nay, khoá 6 đã mất hai người: Nguyễn văn Tiên đi trước, Nguyễn như Ky theo sau!!!
Vòng hoa phúng Ky đã được bạn Vũ văn Long đại diện anh em mang đến. Chắc là Chị Ky, con cháu Ky cũng có được giây phút ấm lòng, an ủi phần nào vì dầu cho đã mấy chục năm trời, đàn chim cùng tổ ấy phải tan đàn, tán loạn tứ phương, vậy mà trong hoàn cảnh này, Chồng mình, Bố mình vẫn được đông đảo bạn hữn đồng môn nhớ đến. Chính sự kiện này, trong giây phút buồn khổ, cảm giác cô đơn, mất mát lớn lao nhất, con người dễ nhận ra đâu mới là điều đáng trân quí trong cuộc sống trần gian.
Miên man suy nghĩ, bỗng bật ra cái ý này: Cái khối anh chị em QGHC chúng mình, sống với nhau, dù cho...'vật có đổi, sao có dời', vẫn giữ được mối 'Chân tình' với nhau chặt chẽ, vô cùng mạnh mẽ, vững bền quá đi thôi. Chẳng thế mà sau khi tin cho Nguyễn đắc Điều là Nguyễn như Ky, đồng môn chúng mình đã qua đời, chỉ mấy tiếng đồng hồ sau, dù xa xôi, cách trở, Điều cũng đã liên lạc và giải quyết ngay được chuyện mời người đại diện anh chị em và mua hoa phúng điếu Anh Nguyễn như Ky!
Nhờ đâu mà con người gốc HC chúng ta lo được chuyện này ngay vậy? Trước hết, chắc chắn là phải do tính tháo vát, với giòng máu nóng trong một trái tim Nhân, Ái, chẳng riêng vì tình 'đồng môn' mà cả với 'đồng loại' của Điều, thứ đến...sâu thẳm tận căn cơ, chính là do bản chất của khối người HC chúng ta, những người vốn được dạy dỗ, hướng dẩn để rồi trưởng thành trong Trung, Tín, Lễ, Nghĩa, đầy Nhân ái mà ra.
Cũng từ những việc làm của các anh, cùng với những tâm tình bộc lộ trong những thư từ gửi cho nhau, liên hệ đến cái chết của Ky, tuy thực tế phát sinh từ chuyện buồn, nhưng có cái gì đó khiến trong giây phút quá nhiều suy tư, bỗng phảng phất một niềm vui ...khá lý thú. Chuyện gì đây?
Đập mạnh tay xuống bàn, đứng phắt dậy...Rồi... chính mày...“Tình Đồng môn” là mày chứ không phải chi khác. Tỉnh táo, bình thản trở lại. Với tâm trạng hân hoan, ẩn hiện niềm tự hào, tự đắc, cử chỉ âu yếm, lững thững ra chỗ bà xã ngồi...giõng dạc phán:“Nè, em thấy không, chắc chắn anh mà chết , bạn bè anh cũng không quên, không lờ anh đi đâu. Chỉ sau có mấy tiếng đồng hồ báo tin cho nhau thôi mà cả 3, 4 chục mạng email qua lại dò hỏi tin tức về cái chết của anh Nguyễn như Ky, ai cũng đòi tham gia việc phúng điếu Ky nữa đây nè, không ngờ đấy...”.
Chắc tới đây, các bạn đã thấy rõ lòng tôi tràn giải mỏng tới mức nào rồi, trở lại với bạn Nguyễn như Ky, cho tôi được nói lời chót:
-Vì chúng ta là những người có Niềm Tin nơi Thiên Chúa, tôi muốn gửi tới Ky một lời ca thật ngắn trích trong bản Thánh Ca nổi tiếng của đạo chúng mình. Lời ca này tình cờ tôi được nghe nó vang lên trong Thánh Lễ phát tang cho một người trẻ thuộc xứ đạo nơi tôi cư ngụ vào chiều ngày thứ sáu, 8 tháng 7 năm 2010, trớ trêu hôm ấy cũng lại chính là ngày mà người bạn đồng môn quí mến của chúng ta là anh Nguyễn như Ky vĩnh viễn từ giã chúng ta! Lễ phát tang của người trẻ là Ca Trưởng của một Ca đoàn trong giáo xứ, Anh ra đi khi tuổi đời chưa tròn 38! Để lại người vợ trẻ và 3 con dại! Đứa lớn 7 tuổi, đứa nhỏ nhất 1 tháng!
Lời ca thế này:...“Khi Chúa thương...gọi tôi về, lòng tôi hân hoan như ...trong một Giấc Mơ...”. Nhẹ nhàng, thanh thoát! Người Công giáo chúng mình tin như vậy, bởi ...'Sống chỉ là gửi, Chết mới là về...' Về với Chúa. Đã tin Chúa thì ai mà không mơ khi chết được về với Chúa, phải không Linh hồn Phao Lô Nguyễn như Ky?
Giờ đây, tôi tin là Linh hồn Phao Lô Nguyễn như Ky chắc chắn được Chúa cho hưởng Phúc Trường Sinh trong Nước Chúa.
Cùng với niềm tin ấy, về với Chúa rồi thì Ky cũng đừng quên những đồng môn còn sống nhé, xin Chúa phù hộ cho tất cả...khi sống thì được 'Sống lành' mà khi chết thì cũng được 'Chết lành' nhé bạn Ky.
 
Riêng với Chị Ky và các con, cháu, xin Chúa thương an ủi, ban mọi Ơn lành, sức mạnh để tất cả luôn vững Niềm Tin và sống trung thành với Niềm Tin của mình. 

Nguyễn ngọc Vỵ
(ĐS 6)
***

Vài lời cho bạn Nguyễn như Ky

Sáng nay được tin buồn Nguyễn như Ky ra đi rồi , tôi rạo rực bùi ngùi khôn tả , mặc dầu vẫn biết đó là đinh luật của đất trời , kẻ trước người sau . Chúng tôi vẫn nói đùa với nhau : chúng mình thằng nào cũng có        Passport trong tay cả rồi chỉ cần visa nữa là lặng lẽ lên tầu ra đi êm ái . . Thọạt nghe thấy như khôi hài nhưng thấm thía không ít . Thật vậy , kiếp nhân sinh chỉ là một sát na , đến rồi đi ..........để buồn , để nhớ , để thương cho những người ở lại . 

Giờ đây , nhớ lại cái thời gian cùng với Nguyễn như Ky , chúng tôi tập sự tại Tòa Thị Chính Đà nẵng . Hồi đó Đệ nhất Cộng Hòa , Tỉnh Trưởng còn là dân sự , nền hành chánh chưa bị nhà binh hóa , anh em HC mặc dầu còn là sinh viên đi tập sự nhưng được kính trọng và đãi ngộ xứng đáng với vai trò và trọng trách cuả một cấp lãnh đạo của nền hành chánh trong tương lai . Chúng tôi được tòa tỉnh cho cư ngụ tại khách sạn Bạch Đằng hoàn toàn miễn phí . Thời Pháp thuộc khách sạn này dành riêng cho người Pháp , rất lịch sự , chúng tôi ăn uống chỉ phải trả tượng trưng còn sai biệt Tòa tỉnh đài thọ. 

Thời gian trôi đi , cứ thế trôi đi , chúng tôi tốt nghiệp mỗi người một nhiệm sở khác nhau người thì ở địa phương , người thì ở trung ương , it khi có dịp gặp nhau . 

Vào khoảng thời gian này năm ngoái , vợ chồng tôi sang Dallas dự lễ Sinh nhật 70 tuổi cuả Anh bạn rất thân La trung Chánh . Nghe tin tôi sang , anh Chánh gửi giấy mời tât cả các đồng môn QGHC cư ngụ tại Dallas đến chung vui tại nhà anh Chánh để tôi có dịp gặp gỡ chuyện trò . Trong số các bạn hiện diện ngày hôm đó , tôi ngạc nhiên vô cùng khi gặp anh Ky . Tôi mừng quá vội vàng chạy lại bắt tay anh Ky và noí , mấy chục năm rồi , hôm nay mới gặp lại anh , anh vẫn khỏe đấy chử . Anh Ky cười và trả lời : nghe tin bạn sang Dallas , tôi đến chơi . Câu nói tuy đơn sơ nhưng hàm chứa cả một con tim thân ái đồng môn . Hai anh La trung Chạnh và Vũ văn Hùng cũng ngạc nhiên không it vì anh Ky gần như không bao giờ tham dự các buổi hội họp thế mà hôm nay anh Ky lại đến đây . Anh Chánh có ghé bên tai tôi hỏi nhỏ : Anh Ky với anh thân tình làm sao , chắc là phải thân lắm thì anh ta mới đến . 

Đúng ngày giờ trong giấy mời , các anh chị đã tề tựu đầy đủ , hàn huyên vui vẻ , chuyện nổ như pháo rang . Theo nhận định của anh Vũ văn Hùng , Phó Chủ tịch Hội CSV/QGHC Dallas cũng như của anh La trung Chánh , hội ngộ hôm nay coi như thành công rất tốt đẹp . Có những anh rất it khi tham dự hội họp , hôm nay cũng hiện diện và ở chơi đến phút chót mới ra về . chẳng hạn như anh Nguyễn như Ky .( Trích trong : Nưả thế kỷ Hội ngộ QGHC 6 , 7 , 8 .Đốc sự . Tháng 9 - 2009 trang 210 - 211 )
.
Thật thế , hồi còn đi học , có người nhận định anh Ky rất kín đáo , dè dặt , chỉ đi lại chuyện trò với một số bạn rất hạn chế . Chúng tôi gặp lại nhau sau năm chục năm xa cách . Năm chục năm biết bao đổi thay và đổi thay cả cuộc đời . biết bao điều muốn nói mà không sao nói hết ., trên quê hương mình thì chẳng gặp nhau mà lại gặp nhau ở một chân trời xa lạ . , phải không anh Ky . Tôi không ngờ được rằng gặp anh là lần chót , hình ảnh cũng như tiếng nói của anh ngày hôm đó vẫn còn trong tôi . Anh đã dành cho tôi một tình cảm bất ngờ và mới chiều hôm nay mấy anh bạn tại Dallas báo tin sự ra đi của Anh và cũng nhắc đến sự có mặt của Anh ngày Hội ngộ., chưa đầy một năm , phải không Anh Ky , thế mà chúng ta đã ở hai thế giới khác nhau rồi đó .
.
Thôi nhé Anh Ky , hãy phù hộ cho những người còn laị : chị Ky , các cháu và bạn bè thân hưũ . Vĩnh biệt Anh.

Nguyễn Phú Thiệu
(ĐS 7)

16 July 2010

Hiện tượng kỳ thú

"Biển chia đôi"

Hai lần một năm khi nước thủy triều xuống thấp, một dải dất dài 2,8 km và rộng 40 mét lộ ra, biến thành con đường kết nối đảo Jindo và Modo của Hàn Quốc trong một vài giờ.

Trong sử thi "10 điều răn của Chúa" có tình tiết Moses chia đôi biển Đỏ bằng chiếc gậy của mình. Nhờ đó mà người dân có thể băng qua biển thoát khỏi cuộc truy đuổi của Pharaoh, gọi tắt là hiện tượng Moses Miracle. Liệu "Moses Miracle" có thể xảy ra trong thời kỳ hiện đại? Câu trả lời là có.

Hiện tượng thiên nhiên kỳ diệu này diễn ra tại Hàn Quốc, đất nước của nhân sâm. Hai lần một năm khi nước thủy triều xuống thấp, một dải dất dài 2,8 km và rộng 40 mét lộ ra, biến thành con đường kết nối đảo Jindo và Modo trong một vài giờ. Điều kì diệu là nó chia biển thành hai phần và người dân có thể đi bộ dọc theo con đường này, tương tự như trong câu chuyện “Moses Miracle”.

Hàng năm, người dân Hàn Quốc tổ chức một lễ hội để đón chào sự xuất hiện của “Moses Miracle” với sự tham dự của rất nhiều du khách từ khắp nơi trên thế giới. Tuy là một hiện tượng thiên nhiên độc nhất vô nhị, “Moses Miracle” chỉ được biết đến rộng rãi mãi cho tới năm 1975, khi một Đại sứ Pháp đến Hàn Quốc và viết bài trên một tờ báo Pháp.
Người Hàn Quốc có một truyền thuyết để giải thích cho hiện tượng này: Ngôi làng Jindo bị tấn công bởi hổ dữ và người dân trong làng phải chạy đến đảo Modo để ẩn náu. Tất cả đều ra đi, ngoại trừ một bà cụ già còn sót lại. Trong tuyệt vọng, bà chắp tay cầu nguyện, Chúa đã nghe thấy lời cầu nguyện và chia đôi biển, tạo con đường nối liền hai đảo để giúp bà thoát khỏi con thú dữ.

Tùy bút

H ình như thuở đó có một học sinh nghèo "ngoại đạo" mới vừa 16 tuổi, quê mùa nhút nhát, đang nuôi dưỡng một tình "yêu-hoa-cúc...