Thị trường nghĩ gì về cuộc bầu cử 11.2020?
Từ lâu rồi các nhà nghiên cúưu nhìn vào phản ứng của thị trường mà tiên đoán được khá chính xác kết quả của các cuộc bầu cử, đặc biệt là S&P500 (hay vắn tắt S&P). S&P là Chỉ số (Index) chứng khoán đo lường 'sức khỏe' của 500 đại công ty có tên trên bảng niêm yết trao đổi chứng khoán tại Hoa Kỳ. Đó là một trong những chỉ số chứng khoán được nhiều người theo dõi.
Trong các cuộc bầu cử quan trong các nhà giao dịch luôn tìm hiểu về các chính sách của từng ứng viên và ý nghĩa của các chính sách này đối với thị trường và nền kinh tế ra sao. Những suy nghĩ của họ sẽ tác động đến chiều hướng lên xuống của thị trường. Nhờ ghi lại những sự kiện của quá khứ, phân tích, so sánh, người ta phát giác những trùng hợp và sau cùng đúc kết thành những quy tắc giúp việc tiên đoán khách quan hơn là suy đoán theo cảm tính.
Đảng đương nhiệm thường chiến thắng khi S&P vượt cao hơn trong khoảng thời gian 3 tháng trước cuộc bầu cử so với thời điểm đầu năm. Nếu không, phe đối lập có xu hướng chiến thắng.
Trong thời gian gần 100 năm nay S&P đã dự đoán người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống đúng đến 87%..
Điều này cũng đã xẩy ra năm 2016, khi một số ít người dựa vào chỉ số S&P tăng 11,9% mà tiên đoán đúng ông Donald Trump đắc cử vào cuối năm đó. S&P trong năm 2016 đã tăng bằng với tỷ lệ tất cả các năm bầu cử khi ứng viên đảng Cộng hòa được bầu làm tổng thống (11,8%).
Tuy nhiên nhiều sự việc liên tục bất ngờ xẩy ra khiến việc tiên đoán kết quả cuộc bỏ phiếu năm nay trở nên khó khăn hơn nhiều. Ví dụ dịch cúm Vũ hán lan tràn đến nước Mỹ đã khiến cho thị trường chao đảo và sinh hoạt kinh tế chậm lại.
Chúng ta hãy xem S&P phục hồi nhanh như thế nào cùng với thị trường chung sau tai ương đến từ Trung Cộng.
H1 - S&P year 2020 |
(H1) Sau khi chạm đáy Vũ hán (tháng Ba), S&P đã đổi chiều và đi lên. Tháng Tư đã xuyên qua đường đi trung bình MACD (màu đen). Tháng Năm đã xuyên vượt trần cản (màu đỏ) và đã lấy lại đà tiến (momentum).
Bất chấp sự suy thoái kinh tế do virus Vũ Hán gây ra, S&P 500 vẫn tăng 19% vào ngày 9 tháng 10. Nếu chỉ số này tiếp tục tăng hoặc duy trì ở mức tăng trưởng trên 11,8%, thì S&P 500 một lần nữa cho thấy D. Trump lại chiến thắng.
Luận giải Norpoth
luận giải là một bài kiểm tra đúng hay sai khi trả lời 13 câu hỏi về chính quyền đương nhiệm và người tranh cử. Nếu 5 câu hay ít hơn 5 câu đáp là: 'sai', đảng đương nhiệm được dự đoán sẽ thắng cuộc bầu cử.
Khi sáu câu đáp hoặc nhiều hơn là 'sai', bên đối lập được dự đoán sẽ thắng cuộc bầu cử. Sau đây là 13 chìa khóa (keys) đươc Alan Lichtman đưa ra với câu đáp để dựa vào đó mà đưa ra dự báo:
1. Nhiệm vụ của Đảng: Sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, đảng đương nhiệm nắm giữ nhiều ghế hơn trong Hạ viện Hoa Kỳ. Sai.
2. Cuộc tranh đua: Không có cuộc tranh đua gay gắt nào trong việc chọn ứng cử viên của đảng đương nhiệm. Đúng.
3. Chức vụ: Ứng cử viên đương nhiệm của đảng là tổng thống đương nhiệm. Đúng.
4. Bên thứ ba: Không có phe thứ ba đáng kể hoặc chiến dịch độc lập (ngoài hai đàng chính). Đúng.
5. Kinh tế ngắn hạn: Nền kinh tế không bị suy thoái trong chiến dịch bầu cử. Sai.
6. Kinh tế dài hạn: Tăng trưởng kinh tế bình quân đầu người thực tế trong nhiệm kỳ bằng hoặc cao hơn mức tăng trưởng trung bình trong hai nhiệm kỳ trước. Sai.
7. Thay đổi chính sách: Chính quyền đương nhiệm ảnh hưởng đến những thay đổi lớn trong chính sách quốc gia. Đúng.
8. Bất ổn xã hội: Không có bất ổn xã hội kéo dài trong nhiệm kỳ. Sai.
9. Scandal: Chính quyền đương nhiệm không bị ảnh hưởng bởi bê bối lớn. Sai.
10. Thất bại về đối ngoại / quân sự: Chính quyền đương nhiệm không gặp thất bại lớn trong các vấn đề đối ngoại hoặc quân sự. Đúng.
11. Thành công về đối ngoại / quân sự: Chính quyền đương nhiệm đạt được thành công lớn về đối ngoại hoặc quân sự. Sai.
12. Sức hút (đảng) đương nhiệm: Ứng cử viên đương nhiệm của đảng có uy tín hoặc anh hùng dân tộc. Sai.
13. Sức hút của người (đảng) thách thức: Ứng cử viên của đảng thách thức (Joe Biden) không phải là người có uy tín hoặc anh hùng dân tộc. Đúng.
Như vậy trong 13 câu đã có 6 câu trả lời là 'sai', đưa đến kết luận dự báo: Tổng thống đương nhiệm sẽ sít sao thất cử.
**
Nhận xét:
Trong diễn trình phân tích, đánh giá để đi đến kết luận (đúng/sai) đã hàm chứa yếu tố chủ quan, đặc biệt trong trong các câu hỏi không thể căn cứ vào các dữ liệu cụ thể để trả lời như các câu 11, 12.
1. Kể từ năm 1947 là năm quốc gia Israel thành lập, những xung đột ở vùng Trung đông trở thành triền miên. Dù đã cố gắng không ngừng, không chính quyền Mỹ nào có thể dàn xếp để đi đến một hiệp ước có tính cơ bản giữa Israel và khối Á rập vây quanh, kể cả thời Obama, chính quyền được coi là gần gũi với các quốc gia Hồi giáo.
Thế mà chính quyền đương nhiệm của TT Trump vừa đạt được những hiệp ước khiến hai nước Á rập đầu tiên công nhận và thiết lập bang giao với Israel. Lễ ký chính thức hai thỏa thuận hòa bình lịch sử giữa Israel với Vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và giữa Israel với Bahrain là những sự kiện nổi bật nhất trong chính lược quốc tế của chính quyền Trump, thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận và những người yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới.
Nếu bỏ qua hai hiệp ước trên đây để trả lời câu 11 là 'sai', e rằng không khỏi bị chê trách là phiến diện.
2. Trước mắt nhiều người, TT Trump hiện ra như một anh hùng: Ông tỏ ra rất can đảm, đối đầu thẳng thừng với kẻ địch điều mà những tổng thống tiền nhiệm của ông không dám. Đặc biệt đối sách của đảng Dân chủ mà TT Obama là đại diện nói chung thụ động trước một kẻ thù đầy mưu ma chước quỷ. Đối sách của TT Trump thì khác hẳn: Ông hiểu được thế nào là 'Tiên hạ thủ vi cường'. Nhận xét như vậy thì câu 12 phải trả lời là 'Đúng'.
Phải nhận rằng trong lịch sử cận đại của Hoa kỳ, chưa có vị tổng thống nào được nhiều người hâm mộ như TT Trump. Đi tới đâu cũng có những đám đông tụ hợp hò reo nghênh đón. Tất nhiên một nhân vật có chí khí và hành động "cách mạng" quyết liệt sẽ gây ra làn sóng chống đối và xáo trộn. Không sao! Thay đổi hiện nay là cấp thiết. Một khi thành quả thay đổi trở thành hiển nhiên, bốn bề sẽ phẳng lặng.
Giai đoạn TT Abraham Lincoln đắc cử và chấp chính không phải một điển hình duy nhất trong lịch sủ dân chủ Mỹ.
Gió đổi chiều?
No comments:
Post a Comment