10 October 2020

Bắc Kinh nhờ WHO giúp quảng bá vắc-xin chưa hoàn tất thử nghiệm, dấy lên lo ngại về an toàn

Vũ Dương

Mới đây, việc Bắc Kinh đàm phán với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để quảng bá vắc-xin do Trung Quốc sản xuất nhưng vẫn chưa hoàn tất các thử nghiệm lâm sàng bị phanh phui khiến giới chuyên gia không khỏi lo lắng về tính an toàn của chế phẩm này, theo SOH. 

Ông Socorro Escalante, người chịu trách nhiệm điều phối công nghệ y tế và sức khỏe khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO, ngày 6/10 đã tuyên bố trong cuộc họp báo trực tuyến rằng, phía Trung Quốc đang bàn bạc với tổ chức này, yêu cầu WHO đánh giá vắc-xin Covid-19 mới do Trung Quốc sản xuất và sau đó quảng bá sử dụng trên phạm vi quốc tế.

Ông Escalate cho biết, Trung Quốc và WHO đã thảo luận sơ bộ về việc đưa vắc-xin Covid-19 của Trung Quốc vào danh sách vắc-xin sử dụng khẩn cấp.

Việc thiết lập danh mục sử dụng khẩn cấp nhằm mục đích cho phép các loại vắc-xin và phương pháp điều trị được đánh giá mau lẹ khi chưa có được chứng nhận của các tổ chức chuyên môn chính thức, để chúng được đưa vào danh sách mua sắm dược phẩm khẩn cấp của y tế công cộng. Điều này cho phép các quốc gia thành viên của WHO và các cơ quan mua sắm của Liên Hợp Quốc xác định xem có nên mua các loại vắc-xin này hay không.

Reuters dẫn lời ông Escalante cho biết: “Sau khi một loại vắc-xin được chấp thuận đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp, các bên liên quan liền có thể tự mình đánh giá chất lượng và tính an toàn của vắc-xin trước khi có đủ tư cách lấy được giấy phép của chúng tôi”.

Bắc Kinh gấp rút công bố vắc-xin chưa hoàn tất thử nghiệm ra thế giới 

Theo nguồn tin chính thức từ phía chính phủ Trung Quốc, 4 loại vắc-xin của các công ty dược phẩm Trung Quốc đã bước vào giai đoạn 3 thử nghiệm lâm sàng. Do số ca nhiễm trong nước có hạn nên không thể tiến hành thử nghiệm một cách hiệu quả. Tập đoàn Công nghệ Sinh học Trung Quốc thuộc sở hữu nhà nước đã chiêu mộ được hơn 40.000 tình nguyện viên tại 10 quốc gia ở châu Á, Nam Mỹ và Trung Đông tham gia thử nghiệm vắc-xin, mặc dù các thử nghiệm lâm sàng của vắc-xin vẫn chưa được hoàn tất trước đó.

Ngoài ra, tại Trung Quốc có khoảng 350.000 người đã được tiêm loại vắc-xin do tập đoàn này sản xuất. Điều này làm dấy lên lo ngại rộng khắp trong giới chuyên gia về tính an toàn của loại vắc-xin này. 

Khoảng 10 năm trở lại đây, đã có nhiều vụ bê bối trong ngành sản xuất vắc-xin của Trung Quốc và chất lượng của chúng luôn tồn tại nhiều nghi vấn.

Ngày 17/8, Hà Phương Mỹ, một trong số các phụ huynh có con nhỏ là nạn nhân của vụ bê bối vắc-xin ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc nói với trang Epoch Times rằng, 2 năm trước, bé gái nhà cô đã bị liệt do tiêm vắc-xin hỗn hợp ho gà, bạch hầu, uốn ván của Viện nghiên cứu Sinh học Vũ Hán sản xuất. Cô cũng nghe nói một đứa trẻ khác cũng bị liệt do tiêm vắc-xin bại liệt.

Vì vậy, lần này cô kiên quyết không tiêm vắc-xin virus viêm phổi Vũ Hán do Trung Quốc sản xuất. Với cô, vắc-xin của Trung Quốc không đáng tin tưởng, không đảm bảo an toàn, sau khi phát sinh phản ứng bất lợi họ đều không chịu trách nhiệm, luật pháp cũng không đứng về phía người dân, và khi có vấn đề gì xảy ra, các nạn nhân đều không được phép lên tiếng.

Vắc-xin của Trung Quốc đầy tác dụng phụ, chỉ dùng cho động vật

Cô Diêm Lệ Mộng, một nhà virus học Trung Quốc đã đào tị sang Mỹ, trong một cuộc phỏng vấn trực tuyến với kênh Bannon’s War Room vào ngày 25/8, cô cho biết, ở Trung Quốc, dù giá vắc-xin của nước ngoài đắt hơn của Trung Quốc, nhưng miễn là người dân có đủ khả năng để mua, họ luôn sẵn sàng tiêm vắc-xin nhập khẩu từ nước ngoài cho con cái và bản thân mình chứ không phải vắc-xin sản xuất tại nội địa. Có thể thấy người dân Trung Quốc vốn không tin tưởng vào vắc-xin do chính quyền ĐCSTQ sản xuất đến mức nào.

Cô tiết lộ, chính phủ ĐCSTQ đã cố gắng cho thế giới thấy thứ mà họ gọi là vắc-xin thành công. ĐCSTQ muốn dẫn đầu thế giới về việc điều chế vắc-xin, nhưng chính họ lại đang cố tình che giấu những rủi ro nguy hiểm liên quan đến vắc-xin của họ.

Trên thực tế, ĐCSTQ hoàn toàn không có khả năng chế ra vắc-xin. Trong quá khứ, chính phủ Trung Quốc chưa bao giờ thành công trong việc sản xuất hoặc nghiên cứu vắc-xin cho người. Trong thời kỳ dịch SARS năm 2003, ĐCSTQ đã cố gắng điều chế vắc-xin cho người dựa trên kỹ thuật nghiên cứu vắc-xin trên động vật, nhưng tất cả đều thất bại. Bây giờ họ vẫn sử dụng những kỹ thuật này trong việc nghiên cứu phát triển vắc-xin với virus viêm phổi Vũ Hán, thế giới sao có thể mong đợi vắc-xin của họ sẽ hữu dụng đây?

Cô Diêm Mộng Lệ cũng cho biết, nhiều người Trung Quốc đã gặp phải những phản ứng có hại nghiêm trọng sau khi được tiêm vắc-xin virus do chính phủ sản xuất trong nước và phải đến bệnh viện Bắc Kinh để điều trị.

Mục đích thật sự của Bắc Kinh là gì?

Trước đó, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã cáo buộc hai tin tặc Trung Quốc đại biểu cho các cơ quan tình báo của Bắc Kinh cố gắng đánh cắp thông tin nghiên cứu và phát triển vắc-xin của nước này.

Giờ đây, bất chấp những lo ngại về an toàn, ĐCSTQ đang cố gắng sử dụng ảnh hưởng của WHO để quảng bá vắc-xin của mình ra toàn cầu.

Thomas Bollyky, giám đốc Chương trình Y tế Toàn cầu của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (CFR) tại đại học Georgetown, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với kênh BBC: “Một số quốc gia dường như đặc biệt liều lĩnh trong việc nghiên cứu và phát triển vắc-xin, chủ yếu là do trong nước họ lo sợ đánh giá của nước ngoài về hiệu quả chống dịch của họ”.

Một báo cáo gần đây trên tờ báo bưu điện Hoa Nam buổi sáng (South China Morning Post – SCMP) dẫn lời ông Scott Rosenstein, giám đốc Chương trình Y tế Toàn cầu Tập đoàn Á-Âu ở Hoa Kỳ cho biết: Bên phía Trung Quốc luôn hy vọng sử dụng vắc-xin như một công cụ ngoại giao để cải thiện quan hệ với các quốc gia không hài lòng với hành động của Trung Quốc trong giai đoạn đầu khi dịch bệnh bùng phát, đồng thời mở rộng sức ảnh hưởng của mình.

“Động cơ tham gia quốc tế này ít nhất ở một mức độ nào đó đã giúp ĐCSTQ đạt được mục đích dẹp tan mọi lời chỉ trích của xã hội quốc tế về phương cách xử lý sai lầm của nó trong giai đoạn đầu khi dịch bệnh bùng phát”, ông Rosenstein nói.

Vũ Dương
Nguồn: DKN

No comments:

Post a Comment

Tùy bút

H ình như thuở đó có một học sinh nghèo "ngoại đạo" mới vừa 16 tuổi, quê mùa nhút nhát, đang nuôi dưỡng một tình "yêu-hoa-cúc...