15 October 2020

Tin ngắn

Ông Pompeo tuyên bố sẽ đóng cửa tất cả các Viện Khổng Tử tại Mỹ trước cuối năm

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm qua (15/10) tuyên bố rằng tất cả học viện Khổng Tử ở Hoa Kỳ phải đóng cửa trước cuối năm nay.

Sáng ngày 15/10, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trong một cuộc phỏng vấn với các kênh truyền thông, bao gồm chương trình phát sóng của bang Florida “Good Morning Orlando” và chương trình phát sóng của bang Indiana “The Morning News“, ông đều đề cập đến vấn đề tiềm ẩn của Viện Khổng Tử bên trong các khu học xá ở Hoa Kỳ.

Ông Pompeo tuyên bố rằng Viện Khổng Tử giả vờ được thành lập để trao đổi văn hóa và dạy tiếng Trung Quốc, nhưng ở đằng sau nó lại là một phần trong cuộc chiến mở rộng sức ảnh hưởng của Bắc Kinh. Thông qua những học viện này, ĐCSTQ đang cố gắng bành trướng ảnh hưởng toàn cầu của mình đối với các trường học ở Mỹ, các học viện này thậm chí còn có thể tồn tại trong các lớp học của trẻ em, đây là điều không thể chấp nhận được.

Ông Pompeo nói: “Chúng tôi yêu cầu tất cả các trường phải đóng cửa học viện Khổng Tử của họ trước cuối năm nay, không chỉ ở các trường cao đẳng và đại học, mà còn các trường ở tất cả các cấp từ trung học và mẫu giáo đến lớp 12 (K-12)”.

Ông nhấn mạnh rằng Viện Khổng Tử là một tổ chức tuyên truyền nằm dưới sự kiểm soát của ĐCSTQ, và nó không nên tồn tại trong các cơ sở giáo dục của Mỹ.

Ngoài ra, ông Pompeo đặc biệt nhấn mạnh rằng đối với những người đã có visa Mỹ, nhưng lại thay mặt ĐCSTQ tham gia vào các hoạt động của Viện Khổng Tử tại đây, Hoa Kỳ cũng muốn đảm bảo rằng họ sẽ không thể đặt chân vào các lớp học của người dân Mỹ thêm nữa.

So với các bài phát biểu trước đó, thái độ của Ngoại trưởng Mỹ đối với vấn đề Viện Khổng Tử vào ngày hôm qua (15/10) rõ ràng đã cứng rắn hơn rất nhiều. Khi được kênh Fox Business Network phỏng vấn hồi tháng 9, ông chỉ nói rằng ông mong muốn đóng cửa tất cả Viện Khổng Tử ở Hoa Kỳ vào cuối năm nay và bày tỏ sự lạc quan về mục tiêu này.

Khi ông Pompeo và Bộ trưởng Giáo dục Betsy DeVos cùng gửi một lá thư tới các cơ sở giáo dục đại học của Hoa Kỳ vào ngày 9/10, ông cũng chỉ ra rằng mặc dù Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ sẽ tiếp quản Trung tâm Viện Khổng Tử Hoa Kỳ (Confucius Institute U.S. Center) tại Hoa Kỳ vào tháng 8, và liệt nó vào “cơ quan đại diện nước ngoài” (foreign missions), nhưng không thể bắt buộc các trường phải thực hiện bất kỳ hành động nào.

Tuy nhiên, hai vị quan chức trong chính quyền Trump đã yêu cầu Ban giám hiệu và thành viên của mỗi trường phải xem xét kỹ lưỡng các hoạt động của Viện Khổng Tử trong khuôn viên trường có ẩn giấu mục đích chính trị của ĐCSTQ, đồng thời xem xét và đánh giá xem việc duy trì các Viện Khổng Tử có giúp duy trì sự an toàn cá nhân, tự do học thuật và minh bạch thông tin của học sinh, sinh viên hay không.

Về việc liệu ông Pompeo có đưa ra yêu cầu chính thức đối với tất cả các cấp trường học ở Hoa Kỳ về việc đóng cửa các Viện Khổng Tử hay không và liệu có hậu quả gì nếu các trường không làm như vậy, Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn chưa đưa ra câu trả lời khi được hỏi.

Theo thống kê từ Hiệp hội Học giả Quốc gia (National Association of Scholars), tính đến thời điểm ngày 7/9 có tổng cộng 67 Viện Khổng Tử trên khắp nước Mỹ, 5 trong số đó dự kiến sẽ đóng cửa trước cuối năm, ít hơn rất nhiều so với thống kê hồi tháng 4/2017 là 103 viện.

**
Các tay súng Pakistan hạ sát 14 nhân viên an ninh, phản đối dự án Vành đai Con đường
Một cuộc phục kích đã giết chết 14 nhân viên an ninh trong đoàn xe hộ tống các nhân viên của Công ty TNHH Phát triển Dầu khí (OGDCL) trên đường cao tốc ven biển ở quận Gwadar của Pakistan hôm thứ Năm (15/10), Nikkei đưa tin.

Các nhân viên của OGDCL, công ty lớn nhất Pakistan về giá trị vốn hóa thị trường, đang tiến hành một cuộc khảo sát địa chất để thăm dò khí đốt trong khu vực rộng 2.407 km vuông. Cuộc tấn công diễn ra tại khu vực Sarpat, cách cảng Gwadar 300 km về phía đông.

Theo Inter-Services Public Relations (ISPR), kênh truyền thông của các lực lượng vũ trang Pakistan, những người thiệt mạng trong vụ tấn công là 7 nhân viên thuộc lực lượng dân quân Frontier Corps và 7 nhân viên bảo vệ cho OGDCL.

Baloch Raji Ajoi Sangar, một tổ chức liên minh các nhóm ly khai dân tộc Baloch, đã lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ tấn công. Cũng chính nhóm này đã tấn công Sở Giao dịch Chứng khoán Pakistan vào tháng 6/2020 và đã cảnh báo Trung Quốc ngừng thực hiện các dự án Vành đai và Con đường ở tỉnh Baluchistan.

**

TT Trump: Mỹ sẽ thành ‘siêu cường sản xuất’ không phụ thuộc Hoa Lục

Tổng thống Trump hôm thứ Tư (14/10) cho biết ông sẽ đưa Mỹ thành một “siêu cường sản xuất” không phụ thuộc vào chính quyền Hoa Lục, lực lượng mà ông cảnh báo sẽ “sở hữu” Hoa Kỳ nếu ông thua trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng tới, theo Nikkei.

Phát biểu trước các câu lạc bộ kinh tế trong một buổi trò chuyện trực tuyến, Tổng thống Trump cho biết trọng tâm của ông trong tương lai sẽ là khen thưởng các công ty chuyển việc làm về Mỹ và trừng phạt những công ty làm điều ngược lại.

“Chúng tôi sẽ giữ thuế ở mức thấp đối với các công ty chuyển việc về Mỹ và sẽ áp đặt mức thuế cao đối với bất kỳ công ty nào rời đi”, ông Trump nói. “Họ muốn rời đi? Họ muốn sản xuất sản phẩm của chúng ta và sau đó bán lại sau khi sa thải mọi người? Điều đó sẽ không xảy ra. Họ sẽ bị đánh thuế”.

“Chúng tôi sẽ đưa Mỹ trở thành siêu cường sản xuất của thế giới, chấm dứt sự phụ thuộc vào Trung Quốc một lần và mãi mãi”,

**

Mỹ bổ nhiệm viên chức chuyên trách vấn đề Tây Tạng

SCMP đưa tin, Bộ Ngoại giao Mỹ hôm thứ Tư (14/10) đã bổ nhiệm một viên chức chịu trách nhiệm giám sát chính sách của Hoa Kỳ đối với Tây Tạng. Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy chính quyền Trump ngày càng mạnh tay đối với các vấn đề nhân quyền của ĐCSTQ khi quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh tiếp tục xấu đi.

Ông Robert Destro, trợ lý ngoại trưởng Mỹ, là người đảm nhận trách nhiệm này. Ông sẽ là điều phối viên đặc biệt của Hoa Kỳ về các vấn đề Tây Tạng và sẽ được giao nhiệm vụ “bảo vệ bản sắc tôn giáo, văn hóa và ngôn ngữ riêng biệt của người Tây Tạng, nâng cao sự tôn trọng đối với nhân quyền của họ, và nhiều hơn thế hơn nữa”, Ngoại trưởng Mike Pompeo nói.

Ông Pompeo cho biết: Destro cũng sẽ “dẫn dắt các nỗ lực của Mỹ nhằm thúc đẩy đối thoại” giữa Bắc Kinh và Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần lưu vong của Tây Tạng.

**

Nhật trình làng tàu ngầm mới khi TC ngày càng độc đoán ở Biển Đông và Biển Hoa Đông

Ngày 14/10, Nhật Bản đã công bố một tàu ngầm chiến đấu mới tại một nhà máy đóng tàu ở Kobe, trong bối cảnh Hoa Lục ngày càng hành xử quyết liệt trong các khu vực tranh chấp ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.


Tờ Japan Times dẫn tin từ Kyodo cho biết, tàu chiến 3.000 tấn có tên Taigei, dự kiến đi vào hoạt động vào tháng 3 năm 2022, trở thành tàu thứ 22 trong hạm đội tàu ngầm của Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản.

Taigei, có nghĩa là “cá voi lớn” trong tiếng Nhật, có chiều dài 84 mét và chiều rộng 9,1 mét và chi phí đóng khoảng 76 tỷ yên (khoảng 720 triệu USD).

Tàu ngầm này có thể chứa thủy thủ đoàn 70 người, có thiết kế giống như máy bay tàng hình và được trang bị pin lithium-ion để có thể ở dưới nước lâu hơn so với các mẫu trước đó.

Theo Hướng dẫn Chương trình Phòng thủ Quốc gia năm 2010, Tokyo đặt mục tiêu tăng số lượng tàu ngầm của mình từ 16 lên 22 chiếc trong bối cảnh Bắc Kinh gia tăng các hoạt động ở vùng biển gần Nhật Bản, đặc biệt là xung quanh một nhóm đảo do Nhật Bản kiểm soát mà Hoa Lục tuyên bố chủ quyền ở biển Hoa Đông.

Theo Japan Times ngày 14/10, chính phủ Nhật Bản đã ra tuyên bố phản đối Hoa Lục sau sự kiện hai tầu tuần tra của Hoa Lục thâm nhập lãnh hải Nhật Bản, ngoài khơi đảo Senkaku/Điếu Ngư trong suốt 57 tiếng, từ ngày 11/10 đến tối 13/10.

Cũng trong ngày 13/10, một người phát ngôn bộ Ngoại giao Hoa Lục khẳng định quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là một phần lãnh thổ của họ và Nhật Bản cần tôn trọng quyền của Hoa Lục được tuần tra trong vùng này. 

Tờ báo Nhật dẫn nguồn Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho hay, vào tuần trước, lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản đã tiến hành một cuộc tập trận chống ngầm ở Biển Đông, với sự tham gia của 3 tàu, trong đó có một tàu sân bay trực thăng và một tàu ngầm.

**

No comments:

Post a Comment