Ông nói với cháu:
- Lấy cho ông lon Coke.
- There ‘s no Coke, Pepsie OK?
- Cho ông một lon cũng được.
- There no can, only bottles, 2 litre and 1 litre.
- Thôi thì lấy cho ông chai nước vậy.
- Sparkling water or Mountain Spring water?
- Nước có ga.
- What flavor? Sweetened or Non sweeteened?
- Tao mệt mày quá!
- Are you tired?
- "Thai" cái con khỉ!
- Tie the monkey? What monkey?
- Trời ơi chắc tao chết quá!
- Oh my God. Are you dying?
- No. Tao muốn đập cho mày một cái.
- Do you mean I’m a bug?
- Ừ.
- Mosquito or fly?
- Not muỗi, not ruồi. You là một thằng quỷ nhỏ.
- Oh, you mean I‘m a ghostbuster or a zombie. Don’t you?
- Tao không biết nói sao luôn.
- Why you don’t know what to say?
- Thôi, nói chuyện với mày khó quá. Tao đi về.
- No, please stay. What do you want to talk about?
- Bà của mày.
- OK. What’s about her?
- Khi tao muốn Coke là có Coke, tao muốn nước là có nước, chớ không phải nhiều chuyện như mày.
- Is she your slave? People have been pulling down many President statues due to this matter. She might pull you down someday.
- Hừ, kéo cái quần tao chớ kéo!
- She pulled your pant? When?
- ... Ờ... Khi tao đi đái (!)
- Ew, you ‘re a spoiled brat !
- Cha mày chớ brat....
- No, my Dad is not a brat. He ‘s a hero.
- "Hí rồ" là sao?
- He arrests the bad guys. If you’re bad guy he handcuffs you too.
Điện thoại reng. Bà gọi ông về. Ông trả lời “Mai về.” Bà nói “Không được.”
Ông quay qua nói với cháu:
- Bà kêu, ông phải đi về.
- Is she your boss?
- Phải, mày nói nghe được.
- Am I right? Be a good man; don’t be bossy; don’t make grandma your slave; don’t make her pull your pants down for you to go pee; don’t be a spoiled brat. Don’t be the bad guy or my Dad could handcuff you...
- OK... OK... nói Daddy của mày đừng có đè cổ người ta là ở tù đó con à.
- I know, that’s the bad cop like Derek Chauvin, not my Dad. Now you can go home and remember "Woman Power Matters".
- Mồ tổ cha mày! Ai dạy mày như vậy hỏng biết?
- My Mom.
Trần Văn Giang
30 July 2020
27 July 2020
Đạo đức của TT Trump
Vũ Linh
Tuần qua, kẻ này đã nhận được một bài viết với cái tựa rất oai là “Giải Mã…” gì gì đó, không phải đánh TT Trump, mà đánh những người ủng hộ TT Trump, dưới khía cạnh mới, gọi là khía cạnh hiểu biết chính trị và đạo đức. Đại khái theo cụ tác giả, những người ủng hộ TT Trump -trong đó có kẻ này đã hân hạnh nhận được bài viết- đều là ngu xuẩn chẳng biết gì về chính trị, và toàn là đám vô đạo đức hết. Nôm na ra, phải chống Trump thì mới là có hiểu biết về chính trị và có đạo đức.
Nội cái tựa không nghe cũng rất oai phong lẫm liệt, tự cho mình biết hết nên bật mí cho thiên hạ u mê biết ‘sự thật’, gọi là “giải mã”, chẳng thua gì cái tự tôn của đám cán ngố vỗ ngực tự xưng ‘đỉnh cao trí tuệ loài người’.
Chẳng có gì đáng ngạc nhiên.
Chỉ trích thiên hạ u mê là luận cứ bình thường của khối cấp tiến, lúc nào cũng có thái độ tự cao tự đại, tự mãn tự tôn, coi thiên hạ như cỏ rác, chỉ có mình mới là ưu việt, khác ý mình đều là ngu hết. Vô đạo đức thì lại là lập luận chống TT Trump mà dân Mỹ đã vứt vào thùng rác khi họ bầu ông làm tổng thống, nhưng vẫn tiếp tục được các cụ cuồng chống Trump in sâu trong đầu, nhai đi nhai lại như khúc gân gà của Tào Tháo chỉ vì nghèo nàn tưởng tượng, bóp đầu mãi chưa ra đề tài chỉ trích khác. Nếu không phải là cố tình nhồi sọ, tẩy não thiên hạ.
Tác giả bài viết “Giải Mã…” phán một cách rất ‘hoành tráng’:
“… Có hai lý do khiến người Việt Nam “thích Trump” một cách vô điều kiện (lên đồng tập thể) đó là sự thiếu kiến thức về chính trị và không coi trọng các giá trị đạo đức.
Nhiều người Việt Nam có bằng cấp rất cao trong các lĩnh vực khác nhau nhưng điều đó không có nghĩa là họ có kiến thức về chính trị. Trí thức khoa bảng và trí thức chính trị hoàn toàn khác nhau. Chính trị là kiến thức tổng hợp của các loại kiến thức, là chuyên môn tổng hợp của các loại chuyên môn. Không có trường học nào dạy về chính trị vì đó là môn không thể dạy.
… Họ không hiểu mối liên quan mật thiết giữa chính trị và đạo đức vì thực ra chúng chỉ là một. Đạo đức là chính trị trên quy mô cá nhân trong khi chính trị là đạo đức trên quy mô quốc gia.”
Một biện luận thuộc loại xin lỗi,… siêu dốt, không hơn không kém.
25 July 2020
Tin liên quan tới gián điệp Hoa Lục tại Mỹ
Nhân viên an ninh và thực thi pháp luật Mỹ đã vào lãnh sự quán Hao Lục tại Houston
Một nhóm nhân viên thực thi pháp luật của Mỹ đã vào bên trong lãnh sự quán Hoa Lục ở Houston khoảng 16h40 ngày 24/7 theo giờ địa phương, chưa đầy 1 tiếng sau hạn chót buộc đóng cửa cơ sở ngoại giao này, theo trang tin Houston Chronicle.
Một xe ô tô nhỏ được cho là chở viên chức ngoại giao của Mỹ cùng với một số người khác dừng bên ngoài lãnh sự quán. Ban đầu, họ tìm cách vào bên trong lãnh sự quán Hoa Lục qua 3 lối vào khác nhau nhưng không thành và buộc phải phá khóa cửa sau.
Khoảng một giờ sau đó, các xe và lính cứu hỏa cũng có mặt bên ngoài lãnh sự quán Hoa Lục.
Hôm 21/7, Mỹ đã yêu cầu Hoa Lục đóng cửa lãnh sự quán ở Houston trong vòng 72 giờ. Các quan chức Mỹ khẳng định cơ quan ngoại giao này là “một trung tâm gián điệp khổng lồ” của Đảng Cộng sản Trung Hoa.
Hôm 23/7, trả lời phỏng vấn truyền thông, người đứng đầu lãnh sự quán này đã không đồng ý đóng cửa văn phòng vào ngày 24/7 theo yêu cầu của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Ông Thái Vĩ (Cai Wei), Tổng lãnh sự của Hoa Lục tại Houston, nói rằng Hoa Lục đang phản đối lệnh đóng cửa và văn phòng của ông sẽ vẫn mở "cho đến khi có thông báo mới", theo báo Politico.
Cách đây không lâu, chính ông Thái Vĩ hộ tống một số người Hoa Lục xuất cảnh tại sân bay quốc tế Houston George Bush nhưng họ đã sử dụng giấy tờ tùy thân giả, theo thông tin của Trợ lý Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ David Stilwell.
Trong ngày 24/7, các nhân viên ngoại giao của lãnh sự quán Trung Quốc đã chuyển đồ ra khỏi cơ sở này. Ngay trước thời hạn đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc, cảnh sát địa phương cũng đã lập các rào cản xung quanh tòa nhà, phong tỏa các con đường gần đó.
**
Tiến sĩ người Singapore thừa nhận làm điệp viên cho Hoa Lục tại Mỹ
Theo Hãng tin Bloomberg, người đàn ông Singapore có tên Jun Wei Yeo (hay được biết tới là Dickson Yeo) thừa nhận ông đã cung cấp các thông tin quý giá cho tình báo Hoa Lục và tuyển những người khác ở Mỹ để làm công việc tương tự.
Jun Wei Yeo, 39 tuổi, học thạc sĩ tại Đại học Quốc gia Singapore từ năm 2009 tới 2011, sau đó lấy bằng tiến sĩ từ Trường chính sách công Lý Quang Diệu. Tại đây, Yeo đã bắt đầu chương trình nghiên cứu sinh tiến sĩ vào năm 2015.
Theo Alan Kohler Jr., trợ lý giám đốc bộ phận phản gián của Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI), Jun Wei Yeo bắt đầu hợp tác với các sĩ quan tình báo Hoa Lục vào khoảng đầu năm 2015, nhắm tới các nhân viên chính phủ và quân đội Mỹ để thu thập thông tin cho Bắc Kinh.
Yeo sẽ trả tiền cho họ để viết các báo cáo mà theo ông là để gửi cho "các khách hàng ở châu Á", nhưng thực chất đã được gửi tới Chính phủ Hoa Lục. Yeo trả 1.000-2.000 USD cho mỗi báo cáo và số tiền này do những người điều khiển phía sau của Trung Quốc chi ra.
Jun Wei Yeo còn thừa nhận đã lập ra một công ty tư vấn giả vào năm 2018 để đẩy mạnh âm mưu của mình và tuyển mộ các cá nhân khác.
Ông đã nhận được hơn 400 hồ sơ xin việc, với 90% trong số đó là nhân viên quân đội hoặc nhân viên Chính phủ Mỹ, rồi chuyển những hồ sơ có ích cho phía Hoa Lục.
**
Mỹ bắt nữ điệp viên Hoa Lục đội lốt nhà nghiên cứu khoa học
Juan Tang đã xin visa Mỹ năm 2019 và trả lời "Không" khi được hỏi có từng phục vụ trong quân đội Hoa Lục hay không. Lệnh bắt giữ người phụ nữ này đã được ban hành sau khi FBI phát hiện một bức ảnh người này mặc quân phục Hoa Lục. Nữ chuyên gia còn bị phát hiện từng làm việc tại Đại học Quân Y số 4 của Trung Quốc (FMMU).
Trả lời các điệp vụ FBI hôm 20/6, bà Tang "tuyên bố không phục vụ trong quân đội Trung Quốc, khẳng định không hiểu ý nghĩa huy hiệu trên đồng phục của mình, và việc mặc quân phục là theo yêu cầu tham dự FMMU vì đó là một trường của quân đội", các công tố viên Mỹ viết trong hồ sơ ngày 20/7.
Bà Tang, làm việc tại Đại học California Davis, có tin đã trốn trong lãnh sự quán Hoa Lục ở San Francisco suốt một tháng qua nhằm tránh bị bắt giữ. Tuy nhiên, Reuters tối ngày 24/7 dẫn lời một nguồn tin giấu tên trong Bộ Tư pháp Mỹ cho biết Juan Tang đã bị bắt giữ tối trước đó.
Theo Hãng tin Bloomberg, người đàn ông Singapore có tên Jun Wei Yeo (hay được biết tới là Dickson Yeo) thừa nhận ông đã cung cấp các thông tin quý giá cho tình báo Hoa Lục và tuyển những người khác ở Mỹ để làm công việc tương tự.
Jun Wei Yeo, 39 tuổi, học thạc sĩ tại Đại học Quốc gia Singapore từ năm 2009 tới 2011, sau đó lấy bằng tiến sĩ từ Trường chính sách công Lý Quang Diệu. Tại đây, Yeo đã bắt đầu chương trình nghiên cứu sinh tiến sĩ vào năm 2015.
Theo Alan Kohler Jr., trợ lý giám đốc bộ phận phản gián của Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI), Jun Wei Yeo bắt đầu hợp tác với các sĩ quan tình báo Hoa Lục vào khoảng đầu năm 2015, nhắm tới các nhân viên chính phủ và quân đội Mỹ để thu thập thông tin cho Bắc Kinh.
Yeo sẽ trả tiền cho họ để viết các báo cáo mà theo ông là để gửi cho "các khách hàng ở châu Á", nhưng thực chất đã được gửi tới Chính phủ Hoa Lục. Yeo trả 1.000-2.000 USD cho mỗi báo cáo và số tiền này do những người điều khiển phía sau của Trung Quốc chi ra.
Jun Wei Yeo còn thừa nhận đã lập ra một công ty tư vấn giả vào năm 2018 để đẩy mạnh âm mưu của mình và tuyển mộ các cá nhân khác.
Ông đã nhận được hơn 400 hồ sơ xin việc, với 90% trong số đó là nhân viên quân đội hoặc nhân viên Chính phủ Mỹ, rồi chuyển những hồ sơ có ích cho phía Hoa Lục.
**
Mỹ bắt nữ điệp viên Hoa Lục đội lốt nhà nghiên cứu khoa học
Juan Tang đã xin visa Mỹ năm 2019 và trả lời "Không" khi được hỏi có từng phục vụ trong quân đội Hoa Lục hay không. Lệnh bắt giữ người phụ nữ này đã được ban hành sau khi FBI phát hiện một bức ảnh người này mặc quân phục Hoa Lục. Nữ chuyên gia còn bị phát hiện từng làm việc tại Đại học Quân Y số 4 của Trung Quốc (FMMU).
Trả lời các điệp vụ FBI hôm 20/6, bà Tang "tuyên bố không phục vụ trong quân đội Trung Quốc, khẳng định không hiểu ý nghĩa huy hiệu trên đồng phục của mình, và việc mặc quân phục là theo yêu cầu tham dự FMMU vì đó là một trường của quân đội", các công tố viên Mỹ viết trong hồ sơ ngày 20/7.
Bà Tang, làm việc tại Đại học California Davis, có tin đã trốn trong lãnh sự quán Hoa Lục ở San Francisco suốt một tháng qua nhằm tránh bị bắt giữ. Tuy nhiên, Reuters tối ngày 24/7 dẫn lời một nguồn tin giấu tên trong Bộ Tư pháp Mỹ cho biết Juan Tang đã bị bắt giữ tối trước đó.
22 July 2020
Tin ngắn:
Hoa Kỳ ra lệnh đóng cửa Tổng lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston, Texas
Hạ Viện Mỹ thông qua dự luật di dời một số bức tượng khỏi Tòa nhà Quốc hội
Chính phủ Hoa Kỳ đã đột ngột ra lệnh cho Trung Quốc “chấm dứt mọi hoạt động và sự kiện” tại lãnh sự quán ở Houston, Texas, theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, theo cái gọi là “sự leo thang chưa từng thấy” trong các hành động gần đây của Washington.
“Chúng tôi đã chỉ đạo đóng cửa Tổng lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston để bảo vệ sở hữu trí tuệ và thông tin cá nhân của người Mỹ”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus nói với các phóng viên
Quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đã giảm mạnh trong năm qua, trong bối cảnh chiến tranh thương mại đang diễn ra, đại dịch coronavirus và sự chỉ trích của Hoa Kỳ về vi phạm nhân quyền của Trung Quốc tại Hồng Kông và Tân Cương.
Phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao cho biết trong một tuyên bố riêng rằng Trung Quốc “đã tham gia nhiều năm trong các hoạt động gián điệp và ảnh hưởng bất hợp pháp ” và rằng “các hoạt động này đã tăng đáng kể về quy mô và phạm vi trong vài năm qua.”
Khuya thứ ba, cảnh sát và cứu hỏa Houston nhận báo cáo về vụ đốt tài liệu tại Tổng lãnh sự quán Trung Quốc. Cảnh sát Houston được triển khai đến bên ngoài lãnh sự quán và cho biết họ đã quan sát thấy khói, nhưng “không được cấp quyền vào tòa nhà”. Video do các nhân chứng chia sẻ cho thấy một số người đang tập trung xung quanh và ném đồ vào các đám lửa ở sân tòa nhà Tổng lãnh sự.
TH (Trích từ Calitoday)
**Hạ Viện Mỹ thông qua dự luật di dời một số bức tượng khỏi Tòa nhà Quốc hội
Vào thứ Tư, Hạ viện Hoa Kỳ đã phê chuẩn luật loại bỏ khỏi Toà nhà Quốc hội Hoa Kỳ các bức tượng tôn vinh những nhân vật từng tham dự Liên minh Miền Nam.
Số phiếu cuối cùng là 305 thuận -113 chống. Có 72 dân biểu đảng Cộng hòa đã tham gia cùng với đảng Dân chủ trong việc phê chuẩn đạo luật này.
Luật không xác định mốc thời gian cụ thể để di dời hầu hết các bức tượng, nhưng đưa ra tiến trình lập Ủy ban hỗn hợp gồm Quốc hội và Thư viện để xác định những nhân vật nào có liên hệ tới Liên minh.
(TTR: Trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ, chính phủ của 11 tiểu bang miền Nam đã tách khỏi Liên bang năm 1860 - 61, thành lập chính phủ riêng biệt và tiến hành một cuộc chiến tranh chống lại chính phủ Liên bang của TT Abraham Lincoln cho đến khi bị đánh bại vào mùa xuân năm 1865. Liên minh Miền Nam còn gọi là Confederacy. Hầu hết những người lính miền Bắc thờ ơ với vấn đề nô lệ, trong khi những người Confederacy miền Nam chiến đấu cốt để bảo vệ một xã hội miền Nam gắn kết với chế độ nô lệ.)
Nhân sĩ Hồng Kông: Mỹ-Trung khó tránh khỏi một cuộc chiến ở Biển Đông
Phụng Minh
Ông Viên Cung Di còn cho biết Hoa Kỳ có thể định nghĩa Đảng Cộng sản Trung Quốc là một ‘tập đoàn tội phạm’ và dùng các vấn đề nhân quyền để danh chính ngôn thuận đưa ra trừng phạt.
Ông Viên Cung Di cho rằng, mục tiêu trọng yếu của Hoa Kỳ là tiêu diệt Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhận bồi thường chỉ là thứ yếu (ảnh chụp qua màn hình video, Secretchina). |
Tình hình giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đang ngày càng nóng lên. Gần đây Hoa Kỳ đang xem xét cấm hơn 90 triệu đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào nước này, tình hình ở Biển Đông cũng thu hút sự chú ý từ giới quan sát. Cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp Hồng Kông tháng 9 sắp tới trong bối cảnh Luật An ninh quốc gia, liệu họ có đạt được quá nửa số ghế (trên 35) hay không, cũng đang trở thành một trong những trọng tâm của giới quan sát.
Một nhà công nghiệp Hồng Kông đang ở Hoa Kỳ, ông Viên Cung Di (Papa Yuan), người đang tích cực đấu tranh cho dân chủ của Hồng Kông, tiết lộ rằng Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo rất quan tâm đến tình hình ở Hồng Kông và sẽ có hành động tương ứng để đối phó với những thay đổi của tình hình. Còn đối với tình hình ở Biển Đông, ông cho rằng Mỹ-Trung khó tránh khỏi một cuộc chiến.
Tiêu diệt ĐCSTQ là trọng yếu, đền bù thiệt hại COVID-19 là thứ yếu
17 July 2020
Hoa Kỳ trong hoàn cảnh thù trong giặc ngoài
Đại-Dương
Kể từ khi lên cầm quyền vào năm 2012, Tập Cận Bình lần lượt tóm thâu ba chức vụ quan trọng nhất tại Hoa Lục để nắm quyền toàn diện tương đương với Chủ tịch Mao Trạch Đông.
Ý nghĩa của tư tưởng Tập Cận Bình
Tập Cận Bình đẩy mạnh hiện-đại-hoá lực lượng quân sự, đặc biệt về Hải quân và Không quân; củng cố và phát triển mô hình chính trị Xã hội Chủ nghĩa với đặc điểm Trung Cộng làm gương cho các nước khao khát phát triển kinh tế nhanh. Đồng thời, sử dụng cán bộ “ngoại giao sói binh” nhằm lủng đoạn các quốc gia khác trên phương diện tuyên truyền và mua chuộc giới “phải đạo chính trị”, đồng nghĩa với “ba phải”.
Toà Đại sứ Trung Cộng tại Đức và Úc ra oai đã bị giới truyền thông ở hai nước này “sửa lưng” mà chẳng dám trả lời.
Đại dịch Virus Vũ Hán tàn phá khắp thế giới, có thể thuộc loại Vũ khí Sinh học do Bắc Kinh tung ra để làm suy yếu Hoa Kỳ và Cộng đồng Quốc tế tạo điều kiện cho TCB thực hiện “Giấc Mộng Trung Hoa” mà bao thế hệ qua chưa làm được.
Bắc Kinh lợi dụng sự lúng túng của Thế giới trong cơn chống dịch để thúc đẩy các hoạt động bành trướng, bá quyền, đặc biệt tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
16 July 2020
Bốn (4) vấn đề của bản Tuyên Cáo Lập Trường Của Hoa Kỳ Về Biển Đông bạn cần biết
“…Có nhiều thông tin bất ngờ cho rằng Hoa Kỳ, thông qua bản Tuyên cáo lập trường này, công nhận chủ quyền của Trung Quốc ở Trường Sa.Tuy nhiên, chúng tôi khẳng định đây chỉ là thông tin giả, và hoàn toàn không thể tìm thấy điều này trong Tuyên cáo…”
Ngày 13 tháng Bảy năm 2020, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Michael R. Pompeo chính thức đưa ra bản Tuyên cáo lập trường của chính phủ liên bang Hoa Kỳ về các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông (tên tiếng Anh là South China Sea). Đây là một tài liệu quan trọng để tiếp tục đánh giá, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế dành cho các quốc gia nhỏ tại biển Đông. Do có nhiều tranh luận và ý kiến trái chiều liên quan đến văn bản này, dưới đây là bốn câu hỏi giúp bạn hiểu cơ bản về bản Tuyên cáo.
Lập trường của Hoa Kỳ là gì?
Lập trường được tuyên bố khá ngắn, người viết tạm chia ra làm ba vấn đề chính.
Trước hết, họ lên án thái độ đe dọa và khả năng sử dụng vũ lực phi pháp của Trung Quốc tại biển Đông. Bản Tuyên cáo có nhắc lại lời bình luận của Ngoại trưởng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là ông Yang Jiechi (Dương Khiết Trì)*: “Trung Quốc là đại quốc, các quốc gia còn lại trong Đông Nam Á là tiểu quốc. Đó là sự thật.”
Bản Tuyên cáo dẫn chứng những hành vi vũ lực đơn phương của Trung Quốc như dọa nạt các nước láng giềng khiến họ không thể khai thác thủy hải sản và các tài nguyên xa bờ, xem thường chủ quyền và quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển khác trong khu vực. Từ đó, Hoa Kỳ khẳng định thói hung hăng của Trung Quốc là không phù hợp với pháp luật quốc tế thế kỷ 21.
Điểm thứ hai, Hoa Kỳ khẳng định lập trường của mình về “Đường chín đoạn”, cho rằng nó không có bất kỳ căn cứ nào từ pháp luật quốc tế.
Thứ ba, chính phủ Hoa Kỳ bác bỏ hoàn toàn một số yêu sách hàng hải của Trung Quốc liên quan đến:
Vùng biển tại bãi cạn Scarborough và các vùng của quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc có tranh chấp với Philippines; vốn đã được phán quyết của Tòa Trọng tài Luật Biển phủ nhận hồi năm 2016. Vùng biển tại Vanguard Bank (Bãi Tư Chính, ngoài khơi Việt Nam), Luconia Shoals (cụm bãi cạn Luconia, ngoài khơi Malaysia), vùng đặc quyền kinh tế của Brunei, và tại đảo Natuna Besar (ngoài khơi Indonesia) Vùng biển xung quanh James Shoal (Bãi ngầm James, ngoài khơi Malaysia). Khu vực này cách Malaysia 50 hải lý nhưng cách Trung Quốc đến 1.000 hải lý.
Từ đó, Washington đi đến kết luận mọi hành vi gia tăng căng thẳng của Trung Quốc tại những vùng này đều là vô pháp. Phía Hoa Kỳ khẳng định họ sẽ hết mình ủng hộ đồng minh của mình và các quốc gia Đông Nam Á có liên quan, theo đúng pháp luật quốc tế.
Vì sao bản Tuyên cáo lập trường này đáng chú ý?
15 July 2020
Đó không phải là Đà Lạt mà tôi muốn đến
Những sản phẩm thô thiển góp
phần phá nát sự thơ mộng
của thành phố hoa. Ảnh: Internet
|
Khi những hình ảnh từ khu du lịch Quỷ Núi (huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) được chia sẻ trên mạng, tôi xem mà giật mình. Họ đang làm gì Đà Lạt vậy?
Đà Lạt trong hình dung của tôi – từ khi chưa đặt chân tới cho đến lúc trở thành nơi chốn quen thuộc – là xứ sở của mù sương, là thành phố hoa với những con dốc thơ mộng, những giai điệu nhạc êm đềm và thường được nhắc nhớ bằng sự lãng mạn, thi vị. Quỷ ma gì ở đây?
Nếu chỉ là một du khách đơn thuần, tôi chọn Đà Lạt vì khí hậu mát mẻ, vì những cung đường cỏ hoa thi vị, những triền dốc xinh xinh và lang thang nhìn ngắm những con phố nhỏ. Đến Đà Lạt để ủ mình trong sương lạnh, nghe thông reo, đi dọc bờ Hồ Xuân Hương, nhẩn nha chợ đêm Đà Lạt…
Vẻ đẹp của Đà Lạt có từ thời bác sĩ Alexandre Yersin khám phá ra miền đất này đâu phải là chốn “dấu ấn ma quỷ” - mà ông Chủ tịch Hội đồng quản trị Liên Minh Group Ngô Quang Phúc nói rằng xây dựng Khu du lịch Quỷ Núi Suối Ma là để “tạo ra nét văn hóa đặc trưng riêng cho xứ sở sương mù”?
Đà Lạt từng hấp dẫn du khách bởi những câu chuyện ma mị về hồn ma trong những ngôi nhà hoang trên đèo Prenn. Nhưng đó cũng chỉ là những thêu dệt, đồn thổi, nhắc nhớ về những gia đình từng sống trong các ngôi biệt thự thời Pháp. Chuyện những con ma trên đèo đã thưa vắng vì không chỉ lãnh đạo, mà cả người dân địa phương cũng không muốn khách phương xa nhớ về Đà Lạt với những câu chuyện hoang đường như vậy.
Thế thì, có cái gì gọi là “đặc trưng văn hóa” ở Khu du lịch Quỷ Núi Suối Ma?
Trong Đại Nam quốc âm tự vị, quỷ được định nghĩa là “vật linh thiêng, thần dữ”. Trong Từ điển Hán Việt (Nguyễn Văn Khôn), quỷ: nham hiểm, quỷ quyệt. Theo Việt Nam tự điển thì “quỷ” là “hồn kẻ tiểu nhân, kẻ dữ, hung ác”. Tìm trong những bức ảnh về Khu du lịch Quỷ Núi Suối Ma được đăng tải trên các báo, tôi không thấy có biểu tượng của “vật linh thiêng” trong định nghĩa thứ nhất nêu trên, “thần dữ” cũng không. Những sản phẩm điêu khắc ghê rợn kia chỉ có thể là “kẻ hung ác”. Còn Quỷ vương – biểu tượng cổng vào – xuất hiện trong Phật giáo nguyên thủy.
Công trình này khó có thể gọi là đại diện một điều gì cho văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc.
Công trình này, nói đơn giản chỉ là một sự hù dọa! Một sản phẩm hù dọa thô thiển.
Đó không phải là Đà Lạt mà tôi muốn đến. Những công trình nhân tạo đang góp phần phá nát cảnh quan văn hóa của xứ sở sương mù. Có một lần, tôi cũng đã thử đến Đường hầm Đất sét, nhưng khá thất vọng khi đi hết một “đường hầm” trơ trọi, cảm giác bức bối. Mãi đến khi “thoát” ra, được nhìn ngắm rừng thông trong buổi chiều vàng óng ả phía hồ Tuyền Lâm, mới cảm nhận được điều tôi luôn mong muốn được chạm đến cùng phố núi là gì.
Không phải là những công trình nhân tạo, cũng chẳng phải những điểm “check-in” mà người người rồng rắn xếp hàng chụp ảnh. Những bức ảnh với cái phông nền nhân tạo na ná nhau mà nhiều người cho là “độc, lạ”. Trong khi vẻ mỹ miều nên thơ của cảnh sắc tự nhiên mới chính là giá trị, làm nên ký ức thân thương quyến luyến về vùng đất này.
Chiều nay, khi nhìn thấy bức ảnh sân khấu của quỷ được chụp từ góc nhìn trên cao, lòng tràn nỗi thất vọng về khu du lịch mới khai trương Quỷ Núi Suối Ma. Giữa thiên nhiên xanh biếc lại mọc lên một công trình quái trúc “quái quỷ” chẳng ra làm sao.
Hoàng Hạc
("01 Diễn Đàn Tin Tức" group)
Hình tượng này nói lên điều gì cho Đà Lạt? |
Công trình quái quỷ giữa thiên nhiên xanh biếc. Ảnh: Internet
13 July 2020
Tin ngắn liên quan đến bọn Bành Trướng Hoa Lục
Đá Ga Ven, bãi đá ở Quần đảo Trường Sa.
Hoa Lục đã xây dựng tiền đồn với ụ súng
và thiết bị radar liên lạc
|
Hoa Lục đã mở rộng phạm vi bành trướng trên khắp Biển Đông với việc tăng chi tiêu quốc phòng từ 143 tỷ USD lên 261 tỷ USD vào năm 2019, tờ Aljazeera ngày 11/7 trích dữ liệu Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết.
_____
Lũ lụt Hoa Lục “nghiệt ngã”
Sau sự im lặng trong hơn một tháng, Chủ tịch Hoa Lục Tập Cận Bình cuối cùng đã lên tiếng nói về lũ lụt đang hoành hành trên khắp miền trung và miền nam Trung Quốc và mô tả nó là “nghiệt ngã”.
Vào hôm 12/7, tờ China Daily, cơ quan ngôn luận của chính quyền Hoa Lục đã dẫn lời ông Tập nói rằng “tình hình phòng chống lũ hiện tại là nghiệt ngã”. Sau đó, ông kêu gọi “những nỗ lực nghiêm túc” trong việc hỗ trợ cho những người nghèo bị ảnh hưởng bởi lũ lụt để họ không “rơi vào cảnh nghèo đói vì những thảm họa”.
Theo CCTV News, ông Tập cho biết mực nước của sông Dương Tử, sông Hoài, hồ Động Đình, hồ Bà Dương và Thái Hồ gần đây đã vượt quá mức cảnh báo. Ông Tập cũng thừa nhận tình hình lũ lụt ở Trùng Khánh, Giang Tây, An Huy, Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tô và Chiết Giang là rất nghiêm trọng.
_____
Anh – Tầu lạnh nhạt vì Huawei, Hồng Kông
5 năm về trước, thủ tướng Anh lúc bấy giờ là David Cameron đã kỷ niệm một “kỷ nguyên vàng” trong mối quan hệ Anh – Hoa, mong muốn hợp tác với ông Tập Cận Bình qua vại bia tại một quán rượu và ký các giao dịch thương mại tiền tỷ. Nay cảnh thân thiện đó chỉ còn là một ký ức xa xăm.
Những ngôn từ thù địch đã tăng lên trong những ngày gần đây về luật an ninh quốc gia mới của Bắc Kinh đối với Hồng Kông. Quyết định của Anh cấp nơi trú ẩn cho hàng triệu người ở thuộc địa cũ đã vấp phải phản đối gay gắt từ phía Bắc Kinh. Hoa Lục dọa Anh sẽ lĩnh hậu quả nếu coi họ là một “quốc gia thù địch” và cắt Huawei khỏi cơ sở hạ tầng mạng 5G của Anh.
Chính phủ Thủ tướng Boris đang ngày càng có nhiều thành viên với lập trường cứng rắn hơn trong mối quan hệ với Hoa Lục. Nhiều người nói rằng Anh đã quá tự mãn và ngây thơ khi nghĩ rằng có thể “ngồi mát ăn bát vàng” hưởng lợi ích kinh tế từ mối quan hệ với Bắc Kinh mà không có hậu quả về mặt chính trị, theo AP.
____________
Vương Nghị: Tầu không có ý định thách thức Mỹ
Ông Vương nhấn mạnh Hoa Lục không có ý định thách thức Mỹ, và người dân rất ủng hộ chính quyền Đại lục, đáp lại, cư dân mạng ví ĐCSTQ như “một tập đoàn lừa đảo lợi hại nhất thế giới”.
Gần đây, quan hệ Mỹ-Hoa ngày càng xấu đi do Bắc Kinh che giấu dịch bệnh (COVID-19) và cưỡng chế thi hành “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông”. Trong bài phát biểu tại “Diễn đàn truyền thông qua video về chính sách Trung – Mỹ” hôm mùng 9/7, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Hoa Lục Vương Nghị nói rằng quan hệ Hoa-Mỹ đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng nhất kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao. Mỹ không nên tìm cách thay đổi chính sách của Đảng Cộng sản Hoa Lục (ĐCSTQ)”.
Theo truyền thông của ĐCSTQ, trong diễn đàn truyền thông qua video về chính sách Mỹ - Hoa ngày 9/7, Ông Vương Nghị đã tuyên bố, Hoa Lục dưới thời ĐCSTQ không sao chép mô hình nước ngoài và cũng không xuất khẩu mô hình Đại lục. Trung Quốc sẽ không và không thể biến thành một nước Mỹ khác. Con đường thành công của Hoa Lục sẽ không tạo ra xung kích hay uy hiếp đối với phương Tây, Mỹ không nên tìm cách thay đổi các chính sách của ĐCSTQ.
**
Cư dân mạng sôi nổi để lại lời nhắn: “Hoa Lục là quốc gia tự do nhất thế giới …, nó thực sự rất mạnh, có thể lừa dối được chính người dân của nó, một tập đoàn lừa đảo lợi hại nhất thế giới”; “Đảng của chúng tôi rất mạnh, có thể xâu cả chuỗi lời nói dối thành một câu chân lý lừa mình dối người, lại có thể diễn thuyết hùng hồn mặt không biến sắc!”
“Mở to mắt nói xằng là kỹ năng giỏi nhất của đảng ta! ĐCSTQ có năm nghìn năm rồi ư?”; “Nền văn minh Trung Hoa 5.000 năm sau khi bị Đảng Cộng sản cai trị dưới thời Cách mạng Văn hóa, nó gần như bị phá hủy. Có thể nói rằng sự kế thừa thực sự 5.000 năm văn hóa, chỉ ở Đài Loan được Tưởng Giới Thạch lưu giữ! Suy nghĩ một cách nghiêm túc, chữ giản thể đó không xứng đáng là hậu duệ của Diên Hoàng!”
“Cái thứ không có văn hoá này thật đáng sợ! Chủ nghĩa Marx coi là văn hoá Trung Hoa sao?”
________________
Phán quyết Biển Đông tròn 4 năm, Philippines kêu gọi Tầu tuân thủ luật pháp
Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr. |
Vào đầu năm 2013, chính phủ Philippines đã nộp đơn kiện Trung Quốc nhằm phản đối yêu sách đường lưỡi bò (hay đường 9 đoạn) mà Bắc Kinh đơn phương áp đặt đối với Biển Đông. Hơn ba năm sau, vào ngày 12/7/2016, Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở La Hay, Hà Lan, đã đưa ra phán quyết vô hiệu hóa các yêu sách chủ quyền của Hoa Lục đối với toàn bộ Biển Đông, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Đây được coi là một căn cứ quan trọng cho các nước nhỏ như Việt Nam, Philippines trong việc phản đối sự bành trướng của Hoa Lục đối với các vùng lãnh thổ và lãnh hải ở Biển Đông. Tuy nhiên, Bắc Kinh tuyên bố bác bỏ và không tuân thủ Phán quyết này.
Tròn 4 năm kể từ ngày Phán quyết Biển Đông được công bố, báo Inquirer trích lời Ngoại trưởng Teodoro Locsin Jr. của Philippines tuyên bố: “Là một quốc gia tuân thủ luật pháp, yêu chuộng hòa bình và có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, Philippines nhân dịp này tái khẳng định việc tuân thủ và thực thi Phán quyết mà không có sự thỏa hiệp hay bất kỳ thay đổi nào”.
“Phán quyết [về Biển Đông] không thể bị đem ra thương lượng”, ông Locsin nhấn mạnh.
. . . . . . .
Quyết định kiện Hoa Lục được đưa ra dưới thời Tổng thống Philippines Benigno Aquino III với sự hậu thuẫn của đồng minh Hoa Kỳ. Tuy nhiên, chỉ vài tháng kể từ khi nhậm chức vào tháng 6/2016, Tổng thống Rodrigo Duterte, đã đảo ngược chính sách thân Mỹ của những người tiền nhiệm.
Ông Duterte tuyên bố “chia tay” Mỹ để kết thân với Hoa Lục, sau khi bị Washington và các nước phương Tây chỉ trích về tình trạng vi phạm nhân quyền trong chiến dịch chống ma túy khiến hàng ngàn người bị giết ngoài vòng pháp luật. Trong một chuyến thăm Bắc Kinh vào tháng 10/2016, ông Duterte từng tuyên bố rằng phán quyết Biển Đông chỉ là một “mảnh giấy”.
(Tin rút ngắn tù bản tin "Đại Kỷ Nguyên")
11 July 2020
"Em Gái Của Trời", truyện ngắn
Chương 1
Sau 5 ngày bỏ nhà đi bụi thì cuối cùng tôi cũng chịu mò về nhà, vì hay tin ngoại tôi chống gậy đi tìm. Ngoại mắt không thấy đường, tai nghễnh ngàng rồi, vừa đi vừa gào tên tôi khắp làng khắp xóm. Nghe thằng bạn kể tới đó thôi tôi cũng không đủ can đảm ở cái chòi vịt nhà nó một thêm ngày nào nữa, sợ thì ít mà thương ngoại thì nhiều, ngoại nuôi tôi từ bé đến giờ, ngoại cưng tôi nhất..
Lần đầu tiên trong đời tôi dạt nhà vì cái lý do chẳng giống ai, đó là ba tôi lấy vợ khác sau hơn 10 năm gà trống nuôi... tôi. Đó là một phụ nữ người gốc Huế, bán bánh bèo lọc nậm ở chợ huyện, quen ba tôi trong một lần ba tôi tới tiêm thuốc cho mấy con heo nhà bả (ba tôi là bác sĩ thú y, gọi thế cho oai chứ chả có bằng cấp gì, toàn bị chúng nó gọi là “bác sĩ heo”). Sau đó thì bả hay ghé nhà tôi vì nhà tôi gần chợ, bả đi bán sẵn ghé luôn, thỉnh thoảng có mua quà cho tôi, ban đầu thì tôi thích lắm, cho gì cũng lấy. Nhưng sau khi biết ba tôi chuẩn bị lấy bả làm vợ thì tôi vứt hết, vứt sạch. Thậm chí thấy bả tới nhà là tôi bỏ đi ra ngoài, không thèm chào như trước nữa. Đến trước ngày cưới một hôm thì tôi bỏ đi, mọi người bận bịu quá nên chắc chả ai để ý đến tôi, khiến kế hoạch phá vỡ đám cưới của tôi sụp đổ. Cưới xong mới bắt đầu thấy có người í ới đi tìm.
Ừ thì về nhà, chả ai dám nói gì, nói là tôi bỏ đi nữa, bây giờ tôi oai lắm, ai cũng sợ tôi, tôi dám bỏ nhà đi bụi cơ mà. Nghĩ thế nên tôi chả thèm chào hỏi ai, lầm lũi xuống bếp bới cơm rồi mang ra vườn ngồi trên khúc cây đổ ăn, ngấu nghiến như một con chó con đói lâu ngày, xong rồi thì lăn ra ngủ, mặc kệ.
Từ đấy tôi bắt đầu gắt gỏng, thỉnh thoảng còn bỏ ăn, bả gọi tôi không thèm thưa, trả lời thì luôn trống không và chưa một lần tôi gọi bả là mẹ. Tôi cố tình chống đối và tỏ ra khó chịu với mẹ ghẻ, mặc dù bả không làm gì tôi cả. Có lần tôi nghe trộm được bả nói với ba tôi là bả thương tôi như con đẻ, từ từ bả sẽ lấy được thiện cảm của tôi. Đừng mơ lừa được tôi nhé “Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời mẹ ghẻ lại thương con chồng” Câu này tôi thuộc lòng từ lâu rồi, tôi thách đấy!
Cứ thế năm tháng sau trôi qua, bả vẫn lầm lũi tiếp cận và lấy lòng tôi, còn tôi thì ngày càng ngang ngạnh, có lúc tôi còn nói hỗn với bả. Ba tôi thì vốn hiền lành như khúc củi, ổng lại bị thọt một chân, chưa bao giờ ổng đánh tôi cả. Thế nên tôi càng được thể lấn tới.
Rồi một ngày bả dắt một con bé về, nó đen nhẻm, tóc đỏ quạnh như cháy, quần áo thì quê mùa. Đích thị là con bé nhà quê vì chỉ có bọn nhà quê mới thắt tóc bím 2 bên và mặc áo tay phồng, bọn con gái lớp tôi nó bảo thế. Nó khúm núm chào tôi, mặt có vẻ sợ hãi vì tôi trừng mắt nhìn nó. Ba tôi bảo nó là con riêng của “mẹ”, ở dưới quê với bà nội, vì học chưa hết học kì nên bây giờ mới chuyển tới ở được, bảo tôi từ đây chăm sóc bảo ban em học hành. Tôi chả thèm nói gì, bỏ đi đá bóng, con riêng với chả con chung, rõ là rách việc.
Từ ngày có nó tôi lại càng thêm khó chịu, nó đi ra đi vào, đụng cái này ngó cái kia. Cái gì cũng hỏi, cũng cầm lên lắc lắc thử, coi bộ mới thấy lần đầu. Sai nó ủi đồ thì nó lớ ngớ làm cháy mất cái áo đi học vì không biết vặn chỉnh nhiệt độ, bắt nó chép bài hộ thì nó chép ra cả lề vở (sau này tôi mới biết vở nó cuốn nào cũng thế, chép ra lề để tiết kiệm). Đến việc sai mở tivi nó cũng không biết cách, rõ là quê một cục. Tôi bực mình chửi nó: “Mày chưa xem tivi bao giờ à?” Nó đỏ mặt, nó bảo bà nội nó cũng có cái đài casset, nhưng mà chỉ có tiếng, không có hình người.
Tóc nó ban đầu tôi tưởng nó nhuộm, sau hỏi nó mới bảo là ở dưới quê đi chăn bò với lội ruộng nhiều nên nó bị cháy. Nghe thế tôi cười hô hố..
Vào năm thì nó đi học, nó học thua tôi hai lớp, tôi học lớp 8, nó học lớp 6. Trẻ em ở quê thì thường dậy thì muộn, đến lớp 10 tôi mới bắt đầu “lớn”, lớp 8 tôi vẫn còn còi cọc và trẻ con lắm, hầu hết con trai trong lớp tôi đều thế, chả riêng gì tôi. Nó còn thê thảm hơn tôi, gầy đét và còi cọc như con bé tiểu học, mới đầu nghe nó nói nó học lớp 6 tôi còn há mồm không tin.
Nhà có mỗi một chiếc Phượng Hoàng nên ba tôi bắt tôi phải chở nó đi học, mặc dù tôi cực lực phản đối. Mấy ngày đầu tôi phóng cái vèo đi trước, mặc kệ nó lủi thủi đi bộ theo sau. Mẹ nó thì đi bán từ sớm, ba tôi thì không đi xe đạp được với lại cũng chả có xe, thế nên nó phải cuốc bộ đến trường, mặc dù khá xa. Có lần quên tập, tôi chạy ngược xe về nhà thì thấy nó đang mồ hôi nhễ nhại, mặt mũi đỏ gay vì mệt, tôi lấy làm đắc chí lắm, nghĩ bụng: “cho mày chết đi con nhà quê”...
Một lần nó sốt mấy ngày liền do đi học nắng quá, nó vẫn giấu không cho ba tôi và mẹ nó biết vụ tôi không chở nó đi học. Thấy nó nằm rên hử hử trên giường, lúc tỉnh nó còn dặn tôi để quần áo đấy nó giặt, nó đang mệt quá không giặt được. Nghe nó lảm nhảm tự nhiên thấy hơi.. tội tội và có lỗi với nó.
Nó hết sốt và đi học lại thì tôi bắt đầu cho nó đi chung xe, ban đầu nó hơi ngạc nhiên, sau nó cũng lên, suốt cả năm học tôi chở nó, chưa bao giờ tôi thấy nó nói gì. Thỉnh thoảng có nghe nó hát nho nhỏ gì đó, tôi quay lại thì nó lại im. Nó là một đứa khá khó hiểu, mãi cho đến lúc nó đi xa mãi, tôi cũng chưa hiểu được nó, con em gái bé bỏng của tôi….
Chương 2
10 July 2020
Âm mưu thâm độc của Đảng cộng sản Trung Quốc: ‘Cách mạng văn hóa’ trong lòng nước Mỹ
Đường Thư
Nếu xem xét kỹ lưỡng, chúng ta sẽ phát hiện ra đằng sau phong trào bạo loạn đi kèm những nhân tố có sức phá hủy ghê gớm này là sự thao túng giật dây tinh vi của Trung Quốc, với âm mưu thâm độc nhằm lén lút mang CNXH thiết lập trên mảnh đất tự do Mỹ quốc.
Sự việc cái chết của người Mỹ gốc Phi George Floyd không chỉ dừng lại ở những cuộc biểu tình rầm rộ khắp nơi trên thế giới, nó còn đi quá xa khi tạo ra làn sóng phá bỏ các biểu tượng khiến nước Mỹ lâm vào thảm họa ‘nội chiến tượng đài’. Trên khắp nước Mỹ và thế giới, phong trào biểu tình nhân danh chống phân biệt chủng tộc bằng việc kéo sập các bức tượng và xóa bỏ di sản thuộc về những nhân vật lịch sử.
Những biểu tượng tinh thần từng tạo dựng thời hoàng kim của Mỹ và châu Âu, đang trở thành mục tiêu tấn công với danh nghĩa ‘Black Lives Matter’, trà trộn bởi tổ chức khủng bố Antifa, thế lực ngầm của phe cánh tả với Dàn đội ngũ hành động OFA (một tổ chức do Obama dựng lên một chính phủ trong bóng tối để nhằm phá vỡ chính phủ Trump).
Tượng đài các tổng thống được mệnh danh là những vị Quốc Phụ của Mỹ như George Washington, Theodore Roosevelt, Robert E. Lee đã bị người biểu tình nhắm đến tại các thành phố trên khắp nước Mỹ, thậm chí cả tượng của Abraham Lincoln, vị tổng thống thuộc đảng Cộng hòa có công trong việc chấm dứt chế độ nô lệ tại Mỹ. Tượng Francis Scott, tác giả quốc ca Hoa Kỳ; tượng Christopher Columbus, người khám phá ra Mỹ Châu… và rất nhiều bức tượng lịch sử quan trọng khác.
Bà chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi ra lệnh di dời 4 chân dung cựu chủ tịch Hạ Viện Liên Minh Miền Nam khỏi tòa nhà Hạ Viện và loại bỏ 11 tượng trong bộ sưu tập hội trường tượng đài quốc gia.
Phong trào ‘Black Lives Matter’ đòi lật đổ tranh tượng Thiên Chúa, Đức Mẹ và các Thánh và cho rằng những ảnh tượng này là dạng thức thô bạo của chủ nghĩa da trắng, được tạo ra như một công cụ áp bức và tuyên truyền phân biệt chủng tộc…
Làn sóng phá hủy lan ra quốc gia khác như Anh, Bỉ… Sau khi người biểu tình bôi bẩn và viết dòng chữ “Phân biệt chủng tộc” lên tượng đài cố Thủ tướng Winston Churchill, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã gọi đây là “một hành động vô lý và đáng xấu hổ” đồng thời kêu gọi người dân không nên “bóp méo” lịch sử.
‘Cách mạng Văn hóa’ của ĐCSTQ trong lòng nước Mỹ?
“Chúng ta đang phải đối mặt với chủ thuyết quốc xã cực tả với mưu đồ tàn phá nước Mỹ, hủy hoại nền văn minh của nhân loại tự do” (Tổng thống Donald Trump phát biểu 3/7/2020 tại núi Rushmore trong dịp chào mừng Ngày Độc lập của nước Mỹ)
Cùng với việc ĐCSTQ đang phơi bày sự thật thao túng toàn diện nước Mỹ từ trong nội bộ chính quyền, truyền thông, trên mọi mặt kinh tế, giáo dục…, làn sóng phá hủy di sản lịch sử không những gây bàng hoàng về mức độ tàn phá nghiêm trọng, điều đáng sợ hơn là nó tái hiện lại phong trào Cách mạng văn hóa Trung Quốc mà ĐCSTQ từng thực hiện theo cách hoàn toàn tương tự, nhằm phá hủy toàn bộ nền văn hóa truyền thống 5000 năm Trung Hoa, khiến người ta tự hỏi phải chăng ĐCSTQ đang tiến hành một cuộc Cách mạng Văn hóa trong lòng nước Mỹ?
Cuộc Cách mạng Văn hóa của ĐCSTQ bắt đầu vào tháng 5 năm 1966, xuất phát từ sự đối nghịch cố hữu về ý thức hệ của ĐCSTQ đối với văn hóa truyền thống của dân tộc. Trên thực tế nó đã “cách mạng hóa” văn hóa Trung Quốc theo cách phá hoại. Ngọn lửa điên cuồng của “Phá Tứ Cựu” đã đốt cháy toàn bộ đất nước Trung Quốc. Bị coi là những vật thể của “chế độ phong kiến, chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xét lại”, các đền chùa của Phật giáo, Đạo giáo, các bức tượng Phật, các danh thắng cổ tích, các bức thư pháp, các tác phẩm mỹ thuật hội họa và đồ cổ đã trở thành những mục tiêu phá hoại chính của Hồng Vệ binh.
Sau “Phá Tứ Cựu”, hàng nghìn pho tượng Phật được chạm khắc ngọc lưu ly trên đỉnh Núi Vạn thọ ở Bắc Kinh tất cả đều đã bị hư hại. Không có pho tượng nào còn nguyên ngũ quan. Hơn 500 miếu cổ, điện đường, tự viện hầu như đã bị hủy hoại toàn bộ.
Ngoài việc phá hủy các tượng Phật, ĐCSTQ còn lật đổ các trụ cột tinh thần, những vị Thánh nhân đã gây dựng nên nền tảng văn hóa truyền thống Nho Phật Đạo khiến Trung Hoa trở thành cái nôi của văn hóa nhân loại.
Trong chiến dịch đàn áp tất cả tôn giáo trên diện rộng, ngày càng nhiều tượng Phật đang bị chính quyền Trung Quốc phá hủy, ngay cả tại những nơi được cho là thánh địa Phật giáo. Những tượng Phật cao lớn được thờ cúng thể hiện sức mạnh tâm linh, tín ngưỡng cũng khiến ĐCSTQ lo sợ và đang gia tăng “đàn áp” tượng Phật: bằng cách che chắn chúng khỏi tầm mắt của công chúng tới việc sử dụng chất nổ để phá hủy.
Cách mạng Văn hóa Mỹ mang màu sắc Trung Quốc
Việc phá hủy các di sản tinh thần tưởng nhớ các nhân vật lịch sử có công lớn xây dựng nước Mỹ nhân danh cuộc đấu tranh phân biệt chủng tộc là một vở kịch lố bịch mà bất kỳ người có lương tri nào đều nhận rõ.
Chuyên gia lịch sử, ông Trevor Loudon coi việc lật đổ các bức tượng là một “chiến thuật kiểu Mao Trạch Đông nhằm xóa bỏ nền văn hóa dân tộc. Chủ nghĩa Mao nói về việc xây dựng con người mới, xã hội mới. Anh phải phá hủy tất cả tàn dư của xã hội cũ. Anh phải phá hủy các kỷ vật và nền văn hóa cũ để anh có thể xây dựng một xã hội mới”.
Theo ông Loudon, các tổ chức Mác-xít như Liberation Road (Con đường giải phóng) và Đảng Công nhân Thế giới đều có liên quan đến các cuộc leo thang bạo lực gần đây.
“Họ đang đi theo con đường Cách mạng Văn hóa của Trung Quốc. Cách mạng Văn hóa đã xóa sạch nền văn hóa trước đây của Trung Quốc; họ đã lật đổ các bức tượng và mạo phạm các tượng đài.”
Ông Loudon nói rằng mục đích của những kẻ này nhằm châm ngòi cho một cuộc cách mạng Mỹ nhằm phá hoại Hiến pháp Mỹ và phá hoại lịch sử Mỹ.
“Tất cả việc này đều có liên hệ với nhau. Đó là một hoạt động cách mạng nhằm phá hủy xã hội cũ … và xây dựng một mô hình xã hội theo đường lối XHCN mới theo ý của họ.”.
Thủ tướng Anh Johnson nhấn mạnh: “Đối với tôi đây là một quan niệm sai lầm và vô lý. Các cuộc tấn công này chỉ đại diện cho thiểu số và họ đang sử dụng làn sóng chống phân biệt chủng tộc toàn cầu như một cái cớ để tấn công cảnh sát, gây ra bạo lực và làm thiệt hại tài sản công”.
Vì sao ĐCSTQ phải phá hủy Văn hóa lịch sử?
Văn hóa truyền thống Trung Quốc tìm kiếm sự hài hòa giữa con người và vũ trụ, và chú trọng vào đạo đức và luân lý của từng cá nhân. Nó dựa trên tín ngưỡng của Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, đã cung cấp cho người Trung Quốc lòng khoan dung, sự tiến bộ xã hội, sự bảo vệ đạo đức con người, và tín ngưỡng chân chính. Đạo đức của một xã hội thường được thể hiện trong nền văn hóa của nó.
Những văn vật kinh sách truyền thừa văn hóa Trung Hoa và giá trị truyền thống tinh hoa làm nên sự huy hoàng của một dân tộc cổ xưa bị thiêu hủy. ĐCSTQ đã đập nát những ngôi chùa và tượng Phật có thể giúp con người kết nối với Thần trong cuộc sống hàng ngày, đồng thời tẩy não nhồi nhét văn hóa Đảng làm cho người Trung Quốc hoàn toàn thoát ly khỏi lối sống truyền thống. Nội hàm khái niệm về “Thần” ngày nay đã bị xóa sạch trong cuộc sống thường ngày của người Trung Quốc. Thành kính và khiêm tốn lễ Thần bái Phật đã bị đổi thành lời thề máu với ĐCSTQ.
Không chỉ sát hại hàng chục triệu dân trong thời bình, tàn phá môi trường tự nhiên, ĐCSTQ muốn hủy hoại toàn diện nhân loại thông qua phá hủy cả thế giới tâm linh tinh thần sâu thẳm của con người, âm mưu cắt đứt sự truyền thừa liên tục mấy nghìn năm của văn hóa đạo đức, tín ngưỡng của dân tộc Trung Hoa.
Phá hủy văn hóa truyền thống để tẩy não người dân, khiến họ ảo tưởng vào “thiên đường nhân gian”
ĐCSTQ tuyên truyền chủ nghĩa duy vật lịch sử, cho rằng chủ nghĩa cộng sản là thiên đường trên mặt đất, và con đường đi tới đó là do những người vô sản tiên phong do ĐCSTQ lãnh đạo. Tín ngưỡng vào Thần vì vậy đã trực tiếp thách thức tính hợp pháp của chính quyền của ĐCSTQ.
Trong khi ĐCSTQ đang phá hủy văn hóa Thần truyền, Đảng cũng thầm lặng thiết lập “Văn hóa Đảng” của chính mình thông qua các cuộc vận động chính trị liên tiếp với bạo lực cách mạng và triết học đấu tranh xuất phát từ tuyên truyền của Đảng, đặc tính “giả ác đấu” của ĐCSTQ như một vũ khí hạt nhân có khả năng hủy hoại toàn bộ đời sống lẫn tinh thần nhân loại.
Tập Cận Bình muốn viết lại kinh Thánh theo đường lối của Đảng
Nhật báo Le Figaro có bài viết: Tập Cận Bình muốn viết lại kinh Thánh theo đường lối của Đảng. “Từ giờ trở đi kinh Thánh sẽ phải tuân thủ theo kinh Mác-Lê pha trộn màu sắc Trung Quốc và các câu chuyện của Chúa Giê-su sẽ phải ở trong đường lối của ĐCSTQ.”
Tổ chức phi chính phủ đấu tranh về tự do tôn giáo trên thế giới Bitter Winter cho biết : Gần đây, chân dung của Tập Cận Bình còn thay chỗ ảnh của Đức Mẹ Maria trong một trường Công Giáo ở tỉnh Giang Tây. Le Figaro cũng không quên nhắc đến tỉnh Tân Cương, nơi có hàng triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ đang bị truy bức bằng đủ mọi hình thức.
Nhà sử học độc lập ở Bắc Kinh, Chương Lập Phàm nhận định: ĐCSTQ là một giáo phái và họ nhìn Phật Giáo Tây Tạng, Công Giáo, Hồi Giáo như là những tư tưởng đối địch. Gia tăng kiểm soát tôn giáo, trên thực tế đã bộc lộ nỗi lo sợ xã hội thoát khỏi tầm kiểm soát của họ.
Văn hóa mất – quốc gia tiêu vong
Sự phát triển văn hóa định ra lịch sử của nền văn minh của một đất nước. Sự phá hủy hoàn toàn văn hóa của một dân tộc dẫn tới sự tiêu vong của dân tộc đó. Những dân tộc cổ xưa sáng tạo ra các nền văn minh huy hoàng bị coi như đã biến mất khi nền văn hóa của họ biến mất, mặc dù người của các dân tộc đó có thể vẫn tồn tại. Trung Quốc hiện nay bị cả thế giới tẩy chay khinh ghét, đến nỗi người ta quên rằng đó là dân tộc có nền văn minh cổ đại được kế thừa liên tục trải qua trên 5000 năm, trước khi ĐCSTQ cầm quyền.
ĐCSTQ đã vươn cái vòi bạch tuộc của nó ra khắp thế giới, tạo ra kiếp nạn chưa từng có trong lịch sử nhân loại, điều đáng sợ hơn là hình thái ý thức của Chủ nghĩa Cộng sản Trung Quốc đã khuếch tán ra toàn cầu, nhân tố của chủ nghĩa cộng sản tràn ngập khắp thế gian, khiến cho con người bài xích Thần, phản Thần.
Phong trào lật đổ tượng đài là các nhân vật lịch sử quan trọng đã tạo nên truyền thống văn hóa Mỹ, khiến nước Mỹ trở thành cường quốc lớn nhất thế giới dù chỉ mới hơn 200 năm lịch sử, thực sự là bản sao của cuộc cách mạng văn hóa Trung Quốc, với cách thức, mục đích hoàn toàn tương tự.
Các vị tổng thống đầu tiên khai sinh ra nước Mỹ cùng bản Tuyên ngôn độc lập và Hiến Pháp Mỹ dựa trên nền tảng đức tin sâu sắc vào quyền năng tối cao của Đấng Sáng Thế. Tổng thống Washington nói “Các nguyên tắc của những người sáng lập đều dựa trên Kinh thánh và đức tin mãnh liệt vào Thiên Chúa”.
Cuộc nội chiến chính trị trong lòng nước Mỹ giữa Tổng thống Trump – người luôn thể hiện sự tôn kính với lịch sử và tôn giáo, và dành tất cả tâm sức của ông để khôi phục lại một nước Mỹ vĩ đại như các vị cha lập quốc đã dựng lên và để lại, trở thành tâm điểm chống phá của phe cánh tả với bàn tay thao túng của ĐCSTQ, ngày càng phơi bày rõ mục tiêu tấn công Trump vì các giá trị mà ông bảo vệ, như niềm tin tôn giáo, quyền lợi nhân dân, một chính phủ minh bạch không tham nhũng đều đi ngược lại và là sự chống đối mạnh mẽ tham vọng của ĐCSTQ muốn thâu tóm thế giới trong quyền lực tối cao của nó.
Tổng thống Trump: “Chừng nào tôi còn ở đây, tôi sẽ không để điều đó xảy ra”
Trung Quốc tiến thêm một bước khi phát tán Virus Vũ Hán đã khiến hàng trăm ngàn người Mỹ chết. Nhưng hủy diệt sinh mạng con người là chưa đủ, nước Mỹ tồn tại và vĩ đại bởi chính nền tảng tín ngưỡng sâu sắc. Muốn sở hữu nước Mỹ, phải phá hủy di sản đó. Trùng hợp thay, cánh tả đang làm đúng như cách mà ĐCSTQ đã làm:
“Chiến dịch xét lại và phá huỷ độc ác này đã xâm phạm mọi thứ mà người Mỹ chúng ta yêu quý. Họ muốn phá hủy di sản của chúng ta, để họ có thể áp đặt chế độ áp bức mới vào vị trí thay thế…” , tổng thống Trump chỉ rõ âm mưu xóa bỏ thể chế của đảng Dân chủ nhằm dựng lên một thứ “CNXH lén lút mang màu sắcTrung Quốc”.
Phe cánh tả và đảng Dân chủ hậu thuẫn cho việc phá hủy văn hóa Mỹ, dưới đủ các chiêu bài nhân danh nhân quyền. Không có cuộc đấu tranh nhân quyền nào bằng cách phá hủy văn hóa và phủ nhận tôn giáo. Bởi vì văn hóa và tôn giáo chính là cội nguồn của mọi nền tảng nhân quyền, những điều được các nhà lập quốc xác quyết trong Tuyên ngôn độc lập Hiến Pháp Mỹ. Tổng thống Trump quyết tâm đến cùng trong việc “Khôi phục sự vĩ đại của nước Mỹ”.
Bài phát biểu Chào nước Mỹ của TT Trump 4/7/2020, ông đã phơi bày không thể rõ hơn chính xác âm mưu của phe cánh tả trong kế hoạch xóa bỏ nước Mỹ và quyết tâm mạnh mẽ bảo vệ nước Mỹ vĩ đại nhưng nó đã từng là:
“244 năm trước tại Philadelphia, 56 người ký vào bản Tuyên Ngôn Độc Lập, cam kết sinh mạng, tài sản và danh dự thiêng liêng của họ để tuyên bố một cách dũng cảm về một sự thật vĩnh hằng, rằng tất cả chúng ta đều được tạo ra một cách công bình bởi Chúa. Nhờ có sự dũng cảm của những người yêu nước đó vào ngày 4/7/1776, nền cộng hòa Hoa Kỳ đứng vững ngày hôm nay là một quốc gia vĩ đại nhất, xuất sắc nhất và đạo đức nhất trong lịch sử thế giới.
Tất cả người Mỹ đang sống hôm nay là hậu duệ của nền di sản hùng vĩ này… Đó là lý do vì sao chúng ta tưởng nhớ nhiều thế hệ anh hùng người Mỹ, những người mà tên họ được khắc trên các tượng đài, đài tưởng niệm và trong những trang sử, và trong trái tim của những con người mãi mãi hàm ơn. Chúng ta sẽ không bao giờ cho phép một nhóm côn đồ giận dữ giật đổ các bức tượng và xóa sạch lịch sử của ta, nhồi sọ con cháu ta và giẫm nát nền tự do của ta. Chúng ta sẽ canh gác các giá trị quý báu, truyền thống, phong tục và tín ngưỡng của ta.
Ở mỗi thời đại, luôn luôn có những kẻ tìm cách nói dối về lịch sử nhằm đạt được quyền lực trong hiện tại. Những kẻ đang nói dối về lịch sử của chúng ta, những kẻ muốn chúng ta phải nhục nhã về việc chúng ta là ai không quan tâm đến công lý hay hàn gắn. Mục đích của chúng là phá hủy.
Di sản này thuộc về công dân Mỹ thuộc mọi hoàn cảnh, mọi ngóc ngách cuộc sống, bất kể sắc tộc, màu da, tôn giáo và dòng dõi, chúng ta là một nước Mỹ. Và chúng ta đặt nước Mỹ trên hết. Chúng ta sẽ không cho phép bất kỳ ai chia rẽ dân tộc bằng sắc tộc hay bối cảnh, chúng ta sẽ không cho phép chúng kích động thù hận, bất hòa, và bất tín.
“Quá khứ của ta không phải là một gánh nặng để quẳng đi. Nó cũng không phải là một nền tảng thần kỳ mà sẽ đưa chúng ta đến đỉnh cao văn minh nhân loại tiếp theo. Câu chuyện tuyệt vời về sự phát triển của nước Mỹ là câu chuyện mà mỗi thế hệ gánh vác phần kết của thế hệ trước và đi tiếp chặng đường của mình. Nhưng chúng liên kết với nhau bằng thời gian, bằng niềm tin và mối liên hệ vĩnh hằng của tình yêu nước.
Những kẻ muốn cắt bỏ các mối liên kết này sẽ cắt khỏi chúng ta phần trí tuệ, dũng cảm, tình yêu và sự cống hiến mà cho chúng ta tất cả những gì chúng ta có ngày hôm nay, và tất cả những gì chúng ta cố gắng để có ngày mai. Chúng ta không thể để chuyện đó xảy ra. Chúng ta sẽ không vứt bỏ những anh hùng, chúng ta sẽ tôn vinh họ, chúng ta sẽ chứng minh sự hy sinh của họ có giá trị.”
Tổng thống khẳng định nước Mỹ sẽ vượt lên trên sự thù hằn của những kẻ muốn phá hủy để xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho đất nước vĩ đại này, và tôn vinh di sản oai nghiêm của Hoa Kỳ. Ông đã ký một sắc lệnh hành pháp để xây dựng một đài tưởng niệm cho lực lượng vệ binh và các anh hùng Mỹ – một vườn quốc gia bao gồm các bức tượng của những người Mỹ:
“Chúng ta sẽ không vứt bỏ những anh hùng, chúng ta sẽ tôn vinh họ, chúng ta sẽ chứng minh sự hy sinh của họ có giá trị. Người Mỹ chúng ta sẽ không lùi bước, không đầu hàng và sẽ không bao giờ từ bỏ việc bảo vệ quốc gia.”
Nước Mỹ vĩ đại bởi chính niềm tin sâu sắc vào một chính phủ dưới sự cai quản và bảo hộ của Chúa. Chừng nào Tổng thống Trump tồn tại, Cuộc cách mạng văn hóa màu sắc Trung Quốc cùng âm mưu thao túng cánh tả để lật đổ nước Mỹ từ bên trong sẽ không thể thành công. Và kết nào chờ đợi những kẻ phản quốc?
Đường Thư
09 July 2020
Ông Bộ Trưởng Trần Chánh Thành Tuẩn Tiết
Ông Bộ Trưởng Trần Chánh Thành |
Cuộc chiến đấu bảo vệ miền Nam tự do suốt 20 năm là cuộc chiến đấu chống Cộng Sản của toàn dân, mà trọng trách giao vào tay quân, cán, chánh. Khi nước mất, thành đổ, nếu đã có những vị tướng tá quyết tự chọn lấy cái chết oai hùng để đền nợ nước thì đồng thời cũng ghi nhận có những viên chức bên phía chính quyền dám tuẫn tiết, không chịu để bị lọt vào tay bọn Cộng Sản. Trong số các vị ấy, nổi bật lên sáng chói là cái chết bi dũng của cựu Bộ Trưởng Trần Chánh Thành. Ông đã an nhiên chọn lựa một cách chết trước quân thù, để gióng lên lời cảnh báo trước dư luận trong và ngoài nước về những hiểm hoạ sẽ giáng xuống dân tộc VN, một khi đất nước bị đảng Cộng Sản nắm trọn quyền thống trị.
Nhân kỷ niệm Ngày Quốc Hận 30 Tháng Tư, chúng tôi đúc kết một số tài liệu để vẽ phác chân dung vị cựu bộ trưởng họ Trần và cái chết lẫm liệt của ông như một nén hương tỏ lòng thành kính, ngưỡng mộ ông, vừa như là một vị bộ trưởng trong chính phủ Việt Nam Cộng Hòa vừa như là ông thầy của chúng tôi ở Đại Học Luật khoa Sài Gòn.
I. Những bước đầu tiên
Ông Bộ Trưởng Trần Chánh Thành gốc miền Bắc, do cha tùng sự tại Huế cho nên ông học và tốt nghiệp trung học tại đây; sau đó, ông trở ra Hà Nội học lấy Cử Nhân Luật. Ông học rất giỏi, đã đậu đầu kỳ thi ngạch tri huyện tư pháp cho toàn cõi Bắc và Trung Kỳ, rồi được cử làm chưởng lý các tòa án Trung Kỳ. Khi chính phủ Trần Trọng Kim ra đời, ông được bổ làm chánh văn phòng Bộ Tư Pháp cho Tổng Trưởng Trịnh Đình Thảo. Không bao lâu sau, nổ ra cuộc “Cách Mạng Tháng Tám” đưa ông Hồ Chí Minh lên nắm chính quyền. Dưới bình phong Mặt Trận Việt Minh (tên tắt của Mặt Trận Việt Nam Độc Lập Đồng Minh, ngày 19-5-1941), đảng Cộng Sản đã thu hút được các thành phần ái quốc với khẩu hiệu đánh Pháp đuổi Nhật. Ông Trần Chánh Thành đã được mời ra Hà Nội trong thời kỳ này và được trọng dụng trong chức vụ giám đốc Tư Pháp Liên Khu 3 (trong 3 năm), rồi giám đốc Kinh Tế Liên Khu 3 (trong 2 năm sau đó). Song, cũng như trường hợp nhiều trí thức trẻ khác vào thời đó, sau khi đi theo Việt Minh tham gia kháng chiến một thời gian, ông Thành đã hiểu ra bộ mặt thật của Việt – Minh – Cộng – Sản cho nên ông khéo léo cáo bệnh từ chức, để trở về Diễn Châu, Nghệ An (Liên Khu 4), trú tại nhà ông Cao Xuân Vỹ. Từ Nghệ An, cùng người em con ông chú là nhà báo Mạc Kinh, ông vượt biển ra vùng Quốc Gia. Sau vài tháng ở Hà Nội, ông vào Sài Gòn làm nghề luật sư trong văn phòng của Luật Sư Trương Đình Du. Vào tháng 10-1952, ông Ngô Đình Nhu chủ trương tạp chí Xã Hội, anh em ông Trần Chánh Thành và Mạc Kinh đã cộng tác với tờ tạp chí ấy và trở thành chỗ thân tình với ông Ngô Đình Nhu. Mối giao tình này đánh dấu một khúc rẽ quan trọng trong cuộc đời chính trị của ông.
II. Bậc lương đống của nền Cộng Hòa
Có thể nói ngay ông Trần Chánh Thành cùng với các ông Trần Trung Dung, Nguyễn Hữu Châu… là những bậc lương đống “khai quốc công thần” của nền Đệ Nhất Cộng Hòa.
Trong bài báo nhan đề “Ông Ngô Đình Diệm Lên Cầm Quyền Như Thế Nào” (Thông Luận Số 191, ra ngày 04-4-2005), tác giả Nguyễn Gia Kiểng chứng minh chính ông Ngô Đình Nhu đã bí mật đạo diễn một vở kịch chính trị lớn để đưa ông Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền chứ không phải là người Mĩ hay Vatican. Trong vở kịch này, ông Trần Chánh Thành được giao cho thủ một vai và ông đã đóng xuất sắc. Duyên do bắt đầu từ mối liên hệ thân tình giữa ông Ngô Đình Nhu với ông Trần Chánh Thành.
Tác giả Nguyễn Gia Kiểng thuật lại, vào tháng 11-2004, ông được ông Trần Minh Châm trao cho 2 bức thư viết tay bằng tiếng Pháp: Một của ông Jacques Bénet, bạn của ông Trần Minh Châm, viết ngày 18-10-2004 gửi cho bà Ngô Đình Nhu và một của ông Ngô Đình Nhu viết ngày 20-4-1955 gửi cho ông J. Bénet. Ông J. Bénet và ông Ngô Đình Nhu là bạn học rất thân khi còn tại trường Ecole des Chartes.
Trong thư gửi cho bà Ngô Đình Nhu, ông J. Bénet xác nhận 2 điểm quan trọng: Một là ông (J. Bénet) có đóng vai môi giới trong việc vận động các nhà lãnh đạo nước Pháp để đưa ông Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền; hai là ông ca ngợi ông Ngô Đình Nhu đã có một ý kiến “thiên tài” vì đã nắm bắt đúng vào lúc (3-1954) chính quyền Pháp đang lúng túng do viễn ảnh thất trận tại Điện Biên Phủ để mở chiến dịch thuyết phục họ (Thủ Tướng Laniel – Ngoại Trưởng Bidault – Reynaud) nên mau chóng đưa ông Ngô Đình Diệm lên cầm quyền. Để thực hiện sáng kiến này, “Ông Nhu đã cử bạn ông là ông Trần Chánh Thành sang Paris và nhờ ông Jacques Bénet giúp đỡ để tiếp xúc và thuyết phục chính quyền Pháp về đề nghị này. Ông Bénet đã làm được việc này nhờ một người bạn tên là Antoine Ahond quen thân nhiều nhân vật quan trọng trong chính quyền Pháp, đặc biệt là các ông Germain Vidal, chánh văn phòng thủ tướng, ông Bourgenot, bộ trưởng tại Phủ Thủ Tướng, và Ngoại Trưởng Bidault. Mặt khác, chính ông Trần Chánh Thành cũng tỏ ra xuất sắc. Nhờ thế mà ông Diệm đã được chính quyền Pháp chấp nhận và ép buộc ông Bảo Đại phải chấp nhận”.
Ông Trần Chánh Thành được giao nhiệm vụ vận động các yếu nhân trong chính quyền Pháp, tuy được khen là đã hoàn thành “xuất sắc”, nhưng có lẽ ông chỉ biết phần đầu của vở kịch chính trị lớn của ông Ngô Đình Nhu. Chính trong lá thư thứ hai của ông Ngô Đình Nhu viết gửi ông J. Bénet mới cho biết phần hai của vở kịch chính trị này.
Trong thư viết ngày 20-4-1954 gửi cho ông J. Bénet, ông Ngô Đình Nhu yêu cầu ông Bénet giúp đỡ trong việc “vận động để chính quyền Pháp thực hiện khẩn cấp một kế hoạch đã được dự trù. Ông Nhu viết: Phải vận động để những chỉ thị theo chiều hướng này, mà tao (theo NGK: Họ quá thân nhau) chắc chắn là đã chuẩn bị sẵn, được khẩn cấp gửi sang Sài Gòn”. Theo tác giả Nguyễn Gia Kiểng, “chiều hướng này” được hiểu là một loạt các việc cấp bách yêu cầu chính phủ Pháp làm ngay. Đó là giúp cho ông Ngô Đình Diệm nắm được quân đội Quốc Gia từ tay Tướng Tham Mưu Trưởng Nguyễn Văn Hinh, dẹp các giáo phái vũ trang và sau đó tiến tới tổng tuyển cử. Tất cả đã diễn ra thành công mau chóng, suôn sẻ, khiến cho các nhà quan sát quốc tế lúc ấy phải lấy làm ngạc nhiên và đánh giá ông Ngô Đình Diệm như là một lãnh tụ đầy tiềm năng mới ở Á Châu. Chưa hết, ông Ngô Đình Nhu chỉ khéo léo than phiền nhẹ nhàng là Tướng Ely, tổng tư lệnh quân đội Pháp tại Việt Nam, “là một con người tiêu cực và thiếu quả quyết”, cũng đủ làm cho chính phủ Pháp triệu hồi Tướng Ely trong thời gian chưa đầy hai tháng!
Sau bài báo của Ks. Nguyễn Gia Kiểng trên đây, Gs. Tôn Thất Thiện viết bài “Cần thẩm định lại giá trị của ông Ngô Đình Diệm và chế độ Việt Nam Cộng Hòa 1″ (dunglac.info). Trong đó, Gs. Tôn Thất Thiện tán đồng luận chứng trong cuốn sách “Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam, 1954 – 1963, Một Cuộc Cách Mạng” của hai vị giáo sư sử học là Ts. Phạm Văn Lưu và Ts. Nguyễn Ngọc Tấn ở Úc Châu. Hai vị này căn cứ vào các tài liệu mật đã được bạch hóa, đó là các điện văn qua lại giữa Toà Đại Sứ Hoa Kỳ ở Paris, ở Sài Gòn, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Toà Bạch Ốc và chính phủ Pháp, để phủ nhận ông Ngô Đinh Diệm không phải do Hoa Kỳ, cũng không phải do Pháp đưa lên làm thủ tướng, trái lại, cả Pháp lẫn Hoa Kỳ đã liên tục gây áp lực, làm khó dễ và muốn bãi bỏ ông Ngô Đình Diệm. Cuốn sách cho rằng, cuối cùng, chỉ sau một năm, ông Ngô Đình Diệm đã thắng, đã vượt qua mọi thử thách vì ông có chính nghĩa quốc gia dân tộc, có lòng can đảm và ý chí kiên cường bất khuất. Chiến thắng của ông Ngô Đình Diệm đem lại kết quả to lớn, đó là nền độc lập, tự chủ cho nước Việt Nam Cộng Hoà.
Mặc dù người ta không có thể phủ nhận giá trị xác thực của những tài liệu ngoại giao được bạch hoá, nhưng thiển nghĩ, tiết lộ của Ks. Nguyễn Gia Kiểng về nội dung bức thư ông J. Bénet gửi cho bà Ngô Đình Nhu vẫn có giá trị của một tài liệu mới lạ. Những ai quan tâm đều biết rõ, từ lâu, anh em ông Ngô Đình Diệm ôm một giấc mơ chính trị lớn. Đương nhiên các ông phải chuẩn bị, phải có kế sách để nắm lấy chính quyền cao nhất. Có nắm được chính quyền cao nhất mới có thể ra tài kinh bang tế thế. Cụ thể là để được Quốc Trưởng Bảo Đại trao quyền lập chính phủ, đương nhiên anh em họ Ngô phải dùng nhiều phương án. Dù động lực nào là động lực chính đã khiến Quốc Trưởng Bảo Đại mời ông Ngô Đình Diệm về làm thủ tướng thì việc ông Ngô Đình Nhu phái ông Trần Chánh Thành đi Pháp để tiếp xúc và vận động chính giới Pháp vẫn là một việc có thật và được coi như là một trong những kế sách chính trị “thiên tài” và cần thiết vì đã nắm bắt đúng thời cơ của một nhà chính trị đa mưu túc kế.
Về bức thư ông Ngô Đình Nhu gửi cho ông J. Bénet để yêu cầu ông này vận động với chính quyền Pháp thực hiện một số biện pháp cấp bách cũng là một kế sách nhằm nhằm thâu đoạt trọn vẹn và củng cố quyền hành quốc gia. Chưa thấy ai có thể chứng minh mức độ hiệu quả tác động nhiều hay ít của kế sách vận động bí mật này của Ông Ngô Đình Nhu; nhưng trên thực tế, việc chính quyền Ngô Đình Diệm mau chóng nắm được Quân Đội Quốc Gia, dẹp yên các giáo phái vũ trang, việc quân đội viễn chinh Pháp ra đi vĩnh viễn, êm thắm và việc tiến hành tổng tuyển cử thành công trong một thời gian rất ngắn là việc có thật. Giả dụ nếu chính phủ Pháp tiếp tục gây khó dễ, vẫn không chịu rút quân về nước, nếu Tướng Nguyễn Văn Hinh không chịu buông tay… thì chính quyền non trẻ của ông Ngô Đình Diệm sẽ còn gặp nhiều khó khăn và chưa chắc đã được đánh giá là “một lãnh tụ đầy tiềm năng mới ở Á Châu”.
Do thành tích trước đây, lại là chỗ thân tình với ông cố vấn Ngô Đình Nhu, cho nên ông Trần Chánh Thành rất được Thủ Tướng Ngô Đình Diệm tin dùng trong nhiều chức vụ quan trọng:
Bộ trưởng tại Phủ Thủ Tướng 06-7-1954,
Tổng trưởng Thông Tin ngày 10-5-1955,
Chủ tịch Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia.
Theo tác giả Nguyễn Trân, ông Trần Chánh Thành đã đề ra Kế Hoạch Tố Cộng (Nguyễn Trân. Hồi Ký Công Và Tội. Xuân Thu, 1992. Trang 176). Khi kế hoạch được phát động, chính ông nắm vai trò chỉ huy Chiến Dịch Tố Cộng Trung Ương bao gồm liên bộ Thông Tin, Tư Pháp, Quốc Phòng và Nội Vụ. Chiến dịch này được phát động nhằm tiêu diệt các tổ chức cán bộ Cộng Sản nằm vùng, đồng thời triệt hạ những lực lượng thực dân, phong kiến (bài phong, đả thực), trọng điểm là việc truất phế Quốc Trưởng Bảo Đại.
Ngoài ra, ông còn là một dân biểu quốc hội và là một trong 14 vị thuộc Ủy Ban Soạn Thảo Hiến Pháp.
Nhìn thoáng qua như thế đủ biết ông Bộ Trưởng Trần Chánh Thành đã trở thành ngôi sao sáng vào thời khai mở nền Đệ Nhất Cộng Hoà.
Tuy nhiên, nếu Chiến Dịch Tố Cộng triển khai thắng lợi lúc ban đầu, khiến cho hàng ngàn cán binh Cộng Sản được cài lại ở miền Nam có nguy cơ bị tiêu diệt, thì tại các địa phương, phát sinh tệ nạn chụp mũ Cộng Sản lên đầu những người từng có thành tích kháng chiến chống thực dân Pháp. Mà theo ông Nguyễn Trân, “… không phân biệt kháng chiến với Cộng Sản là đi ngược lại lòng dân” (Nguyễn Trân. Hồi Ký Công Và Tội. Sđd. Trang 177).
Những lực đối kháng này một khi đã nuôi ý đồ, sẽ dễ dàng tạo ra được một mối nghi ngờ trong dư luận về lòng trung thành với phe Quốc gia của ông Bộ trưởng Trần Chánh Thành, căn cứ vào việc ông đã nắm giữ những vị trí tư pháp quan trọng ở Liên Khu 3, thời Việt Minh. Tuy nhiên Tổng thống Ngô Đình Diệm vẫn tiếp tục tin tưởng ông cho tới cuối tháng 10 năm 1960. Đó là thời điểm xẩy ra việc 4 ông bộ trưởng đồng loạt từ chức; gồm có các ông Trần Chánh Thành (Bộ Thông Tin), Trần Trung Dung (Bộ Quốc Phòng), Lâm Lễ Trinh (Bộ Nội Vụ) và Nguyễn Văn Sĩ (Bộ Tư Pháp). Có dư luận cho là vì các ông bất đồng về sự lạm quyền của đảng Cần Lao? Chỉ 2 tuần sau đó, ngày 11-11-1960, nổ ra cuộc phản loạn của Nguyễn Chánh Thi – Vương Văn Đông.
Năm 1962, tổng thống cử ông Trần Chánh Thành đi làm đại sứ tại Tunisie (ở Bắc Phi Châu).
Ngày 01-11-1963, Tướng Dương Văn Minh cầm đầu cuộc đảo chánh thành công, chính phủ Nguyễn Ngọc Thơ đã giao công tác cho ông Trần Chánh Thành đi Nam Vang tiếp xúc thiện chí với Quốc Vương Shianouk (18-12-1963).
Trong những năm chính trường miền Nam hết sức rối ren sau đó, ông Trần Chánh Thành rút lui vào bóng tối, sống ẩn dật.
Khi nền Đệ Nhị Cộng Hoà được thành lập, ngày 01-4-1967, một bản hiến pháp mới được ban hành, đưa đất nước trở lại trật tự, quy củ. Rồi ngày 03-9-1967, diễn ra cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội. Ông Trần Chánh Thành ra ứng cử thượng nghị sĩ trong liên danh Đoàn Kết Để Tiến Bộ, dấu hiệu con voi trắng (Bạch Tượng), đứng chung với các ông Trần Văn Lắm (thụ ủy liên danh), Trần Trung Dung, Đào Đăng Vỹ, Bà Phan Nguyệt Minh (Nguyễn Văn Thơ), Nguyễn Văn Chức, Nguyễn Phượng Yêm, Phạm Như Phiên, Đoàn Văn Cừu, Trần Ngọc Oành. Liên danh ‘Bạch Tượng’ đã đắc cử với 550,157 phiếu (Nguyễn Văn Chức. Việt Nam Chính Sử. Tiền Phong, 1989. Trang 163).
Sau trận đánh Tết Mậu Thân 1968, ngày 28-5-1968, Cụ Trần Văn Hương lại được mời thành lập chính phủ mới thay thế chính phủ của Ls. Nguyễn Văn Lộc. Đây là thời điểm cuộc Hoà Đàm Paris khởi sự, sắp bước sang giai đoạn công khai, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã tín nhiệm Nghị Sĩ Trần Chánh Thành vào chức vụ tổng trưởng Ngoại Giao. Đây là chức vụ cao cấp cuối cùng trong sự nghiệp chính trị của ông. Sau khi Tướng Trần Thiện Khiêm trình diện nội các mới vào ngày 01-9-1969, chức vụ tổng trưởng Ngoại Giao được chuyển sang cho Nghị Sĩ Trần Văn Lắm, cũng thuộc Liên Danh Bạch Tượng. Ông Trần Chánh Thành trở về giảng dậy tại Trường Đại Học Luật cho tới ngày “trời sập” 30-4-1975.
Những dòng lược thuật trên đây cho thấy ông Trần Chánh Thành là nhân vật hiếm hoi được lãnh đạo tin dùng ở những vị trí cao cấp và rất quan trọng trong cả 3 giai đoạn chính trị của đất nước: Thời toàn dân kháng chiến chống thực dân Pháp, thời Đệ Nhất Cộng Hoà và thời Đệ Nhị Cộng Hoà. Điều đó chứng tỏ ông là một người có thực tài, tận tụy phục vụ. Đặc biệt là ông đặt lợi ích và lý tưởng Quốc Gia lên trên quyền lợi cá nhân: Khi biết rõ đảng Cộng Sản nắm trọn quyền lèo lái Mặt Trận Việt Minh, ông từ chức và tìm cách đào thoát; đang khi được TT Ngô Đình Diệm trọng dụng, ông sẵn sàng từ chức bộ trưởng để phản đối phe cánh lạm quyền; và khi nền Đệ Nhị Cộng Hoà được thành lập, ông gạt bỏ mặc cảm là người của “chế độ cũ”, chấp nhận trọng trách được giao phó. Cuối cùng, theo gương các bậc tiền bối xưa, hết làm quan ông vui vẻ về làm thầy (tiến vi quan, thoái vi sư), truyền thụ sở học quý báu cho môn sinh.
III. Chọn lựa một cách chết lẫm liệt
Từ khi Chiến Dịch Tây Nguyên do Cộng quân mở ra đầu tháng 3.1975 cho tới “ngày sập trời” 30-4-75 vỏn vẹn chỉ có 55 ngày đêm. VNCH đang đi những bước thụt lùi vội vã, tức tưởi cuối cùng tới bờ vực thẳm. Đương nhiên ông Trần Chánh Thành phải là người tiên đoán được tình hình bi đát và tuyệt vọng ấy và ông đã gửi vợ con đi Pháp trước. Theo nhà báo lão thành Đặng Văn Nhâm, ông và hai bạn thân là cựu Thủ Tướng Phan Huy Quát và Nghị Sĩ Trần Trung Dung được Toà Đại Sứ Pháp hứa sẽ bốc đi vào lúc 10 giờ sáng ngày 29. Nhưng vừa khi Tướng Dương Văn Minh ra nhận chức tổng thống lúc 5 giờ 30 chiều 28-4 thì phi trường Tân Sơn Nhất bị CS oanh tạc và “chiến dịch Hồ Chí Minh” bắt đầu. Sài Gòn lên cơn sốt. Mạnh ai nấy chạy thoát thân. Sáng 29-4, tân Tổng Thống Dương Văn Minh Minh gửi thư cho Đại Sứ Martin yêu cầu quân Mỹ triệt thoái trong vòng 24 giờ. Yêu cầu này cũng được tân Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu tuyên bố công khai. Trong tình hình ấy, kế hoạch người Pháp hứa giúp ông Trần Chánh Thành và các bạn ông di tản bằng phi cơ không còn có thể thực hiện được. Cả ba ông bị kẹt ở lại. Nhất thời, ngày 30-4, các ông tạm lánh mặt tại bệnh viện Grall của Pháp. 24 giờ sau, bệnh viện yêu cầu các ông ra khỏi nơi này. Rời bệnh viện Grall, ông Trần Chánh Thành tạt vào một cao ốc trên đường Gia Long sát góc đường Tự Do. Khoảng 4 giờ chiều ngày 02-5, nhà báo Mạc Kinh, người em thúc bá rất thân thiết với ông đến đón ông về nhà trên đường Duy Tân. Nhà ông lúc này chỉ còn lại mẹ ông, bà chị tên Nhơn và ba bốn người làm.
Suốt buổi chiều hôm ấy, anh em ông bộ trưởng đã trút hết nỗi niềm tâm sự lần cuối cùng với nhau. Sắp tới 7 giờ chiều là giờ giới nghiêm, khi chia tay với ông Mạc Kinh, ông bộ trưởng nói lời cuối cùng: “Chúng ta đều đã hiểu CS quá rõ. Với anh, chỉ có một lựa chọn cuối cùng. Anh phải tự xử lấy anh thôi… Em về đi. Giờ giới nghiêm đã tới rồi. Sáng sớm mai em lên với anh nhé!”.
Ông Mạc kinh coi những lời nói đó như những lời trối trăng. Ông chỉ có thể năn nỉ ông anh: “Dù thế nào chăng nữa, xin anh cũng đừng quyết định gì vội. Hãy cố chờ đến sáng mai anh em ta gặp lại nhau”.
Tuy nói như thế, nhưng thâm tâm ông Mạc Kinh vẫn không tin vào hiệu quả của lời mình nói. Linh tính đã báo cho ông biết rằng, kể từ giây phút này, ông đã mất hẳn, mất vĩnh viễn ông anh Trần Chánh Thành …
Hôm sau, khi trời vừa sáng, ông Mạc Kinh phóng xe lên nhà ông bộ trưởng.
Nhà báo Đặng Văn Nhâm thuật lại: “Vừa đặt chân vào phòng khách. Khác hẳn mọi khi, nơi đây bỗng trở nên vắng lặng như tờ, như không còn một hơi thở nào nữa. Không khí trong căn phòng này đã bao phủ một màu thê lương, ảm đạm. Bà Nhơn lẻ loi, đôi mắt đỏ hoe, đang ngồi thu mình nơi bực cầu thang, lối dẫn lên phòng ngủ của ông Thành. Bà Nhơn bảo ông MK:
“Em lên ngay đi. Thành an nghỉ rồi! Hồi hôm, Thành đã nói chuyện lâu với chị… dặn trao tập giấy màu vàng cho em đó… Thành nằm ở phòng ngủ nhỏ lầu hai… Em ở bên Thành đi. Chị phải tới Sứ Quán Pháp ngay bây giờ để làm sẵn thủ tục. Chị sẽ quay về thật gấp…”
Lập tức ông Mạc Kinh phải lo giải quyết ngay một số việc cần kíp. Trước hết, mời bà cụ thân mẫu của ông Thành đi theo bà Nhơn đến tạm trú tại nhà một thân nhân khác, và phải nói dối là cụ cứ đi trước, còn ông Thành sẽ được Tòa Đại Sứ Pháp cho xe đến đón ra phi trường sau. Ông Mạc Kinh sợ bà cụ mà biết chuyện ông Thành tự tử thì sẽ lôi thôi to. Mọi việc lo cho ông Thành bây giờ phải thật kín đáo, không để lộ một chút tin tức hay nghi hoặc nào ra ngoài vòng ruột thịt. Mặt khác, ông Mạc Kinh dặn gia nhân hãy để cho ông Thành ngủ yên, đừng ai quấy rầy, không cần đem sữa sáng như thường lệ, vì đêm qua ông đã thức khuya…Sáng nay ông Thành cũng không muốn tiếp khách nữa!…
Khi còn lại chỉ có một mình trong ngôi nhà rộng thênh thang, ông Mạc Kinh mới đẩy nhẹ cửa phòng ngủ, tiếng máy lạnh vẫn sè sè nho nhỏ. Ông Thành đang nằm đó, bất động như người đang ngủ mê. Nét mặt bình thản. Nhưng hai bên cánh mũi có hai vệt thuốc nhỏ màu nâu nhạt lẫn chút máu đỏ đọng lại, dài bằng hai đốt ngón tay. Ông Mạc Kinh ôm nhẹ mặt ông Thành, thấy vẫn còn ấm, ngực và chân tay vẫn hãy còn ấm. Ông thầm nghĩ chắc ông Thành chỉ mới vừa từ giã cõi đời thôi. Nhìn trên mặt chiếc bàn ngủ, một hộp thuốc ngủ 50 viên chẳng còn sót một viên nào. Nơi bàn giấy góc phòng, mọi thứ đều ngăn nắp. Có một tập giấy 18 trang. Ông Mạc Kinh liếc thoáng qua, biết ngay là những lời trăn trối cuối cùng của ông Thành. Ông Thành lên tiếng tố cáo hiểm họa CSVN trước thế giới tự do, sau khi chúng đã cưỡng chiếm miền Nam. Ông Thành cũng tiên liệu để kêu gọi thế giới dân chủ, nhân đạo phải có trách nhiệm tinh thần ngăn chận bàn tay máu trả thù trút lên mạng sống của toàn thể quân nhân và quần chúng miền Nam. Ngoài ra, ông Thành còn phác họa cho mọi người thấy trước thảm trạng của miền Nam, đồng thời phơi bày âm mưu gây chiến tranh loạn lạc đối với các nước láng giềng trong bán đảo Đông Dương và Thái Lan. Cuối cùng ông Thành minh xác, ông đã lấy cái chết để phản đối CSBV xâm chiếm miền Nam.…
Bên cạnh tập giấy đó, ông Thành còn viết sẵn vài dòng chữ trên một tấm danh thiếp, nhằm gửi thẳng cho cơ quan an ninh, xác định cái chết của ông là do chính ông tự chọn, đừng gây phiền nhiễu cho ai hết!
Trong vòng một tiếng đồng hồ sau, bà Nhơn đã trở về. Lúc này, toàn thân ông ông Thành mới bắt đầu trở lạnh, lạnh ngắt. Một mặt ông MK phải lo canh chừng đám gia nhân, vài người còn lại. Mặt khác bà Nhơn lo liên lạc báo tin cho vài người bà con trong thân tộc nội, ngoại (bên bà Thành). Nhưng không một ai lui tới. Dường như ai cũng lo ngại, muốn trốn tránh. Không khí thành phố Sài Gòn lúc ấy căng thẳng đến tột độ. Ai cũng có chuyện để phải lo và để sợ. Một tiếng động mạnh cũng đủ làm cho người ta giật mình kinh hoảng, nhớn nhác…
Trong hoàn cảnh đó, một mình ông Mạc Kinh phải lo hết mọi việc rửa ráy thi hài và tẩn liệm cho ông Thành.
Lúc ấy, khoảng ba giờ chiều, bỗng gia nhân báo tin có Ban quân quản đến khám nhà. Gồm ba cán bộ đeo súng ngắn bên hông, băng đỏ trên cánh tay, và một tên bộ đội mang tiểu liên đi theo hộ vệ. Trong trường hợp này, dù muốn dù không, ông Mạc Kinh vẫn phải ra mặt tiếp đón. Ngay câu đầu tiên bọn cán bộ CS đã nói thẳng, chúng đến tiếp thu ngôi nhà, và ra lệnh đưa chúng đi xét nhà. Chúng đi thẳng một mạch lên lầu 4, rồi từ đó mới trở xuống, vào từng phòng một, quan sát soi mói và khám xét cẩn thận. Không bỏ sót một phòng nào. Vào đâu chúng cũng ngắm nhìn, để ý kiểm điểm từng ly từng tí, rồi xẵng giọng hạ lịnh: “Đồ đạc ở đâu để nguyên đấy. Cấm tuyệt không được di chuyển!”
Khi xuống đến lầu 2, nơi có phòng thi hài của ông Thành nằm đó, bỗng nhiên đầu óc ông Mạc Kinh trở nên căng thẳng tột độ. Tinh thần ông bấn loạn. Nếu bọn cán bộ CS bất chợt thấy thi hài ông Thành đang nằm trơ trơ ở đó, ông sẽ trả lời như thế nào? Một điều chắc chắn nhất, không thể nào tránh được là bọn cán bộ CS sẽ hạch hỏi mọi người hiện diện trong nhà. Rồi thì mọi sự sẽ phải khai trình tỉ mĩ, từ tên tuổi, chức phận cũ, rồi đến nguyên nhân cái chết… Nhưng liệu bọn CS ác ôn này có cho phép chôn cất ngay không, hay sẽ đem thi hài đi mổ xẻ, khán nghiệm…?
Lại còn vấn đề sấp giấy ông Thành đã viết di ngôn tố cáo CSVN nữa chứ. Ông Mạc Kinh bối rối vô cùng, không biết sẽ phải ăn nói ra sao, và rồi những gì sẽ xảy ra cho bản thân ông ngay sau đó, ông không thể lường được.
Trong tình cảnh nguy nan đó, ông Mạc Kinh chỉ còn kịp nghĩ đến việc cầu nguyện vong hồn ông Thành, sống khôn, thác thiêng, xin ông phù hộ cho gia đình thoát qua được cơn hiểm nghèo nghiệt ngã này, để còn có cơ hội chôn cất di hài ông êm thắm!
Không ngờ một chuyện lạ của đời người đã xảy đến, chẳng khác nào như lời khấn vái của ông Mạc Kinh linh ứng, như linh hồn ông Thành hãy còn lẩn khuất đâu đó, để lôi chân bọn cán bộ CSBV đi qua căn phòng đó. Chúng vừa đi vừa chuyện trò với nhau, và vẫn ra lệnh mở từng cửa phòng, nhưng không còn vẻ tích cực soi mói như vài giây đồng hồ trước đó. Khi chúng đến trước cửa phòng ông Thành nằm, lồng ngực Mạc Kinh tưởng chừng sắp nổ tung. Nhưng chẳng khác nào như một phép lạ, chúng cứ thế đi luôn, không dừng lại, cho đến phòng cuối của từng lầu 2, rồi chúng đi luôn xuống dưới nhà…
Nơi đây, chúng dừng lại, ghi vội biên bản, coi như ngôi nhà này vô chủ. Chủ nhân đã bỏ đi ngoại quốc! Thì ra bọn cán bộ này cũng ngờ ngệch lắm. Trong đầu chúng đã bị nhồi chặt cứng một mớ lý thuyết Mác Xít, với những giáo điều rẻ tiền, đâu còn chỗ nào để chứa thêm một thứ hiểu biết gì khác! Nhưng chúng đặc biệt quan tâm đến mọi thứ đồ đạc vật chất trong nhà. Cuối cùng, trước khi ra đi, chúng ra lệnh: Mọi người trong nhà chỉ được phép quây quần ở tầng trệt, không được bén mảng lên lầu. Đồ đạc trong nhà không được tơ hào suy suyển.
Sau đó bà Nhơn và ông Mạc Kinh phân công mỗi người một việc cần kíp. Bà Nhơn chạy vội ra phường khai tử cho ông Thành, với lý do bịnh tim. Còn ông Mạc Kinh phóng thẳng về nhà tìm giấy chủ quyền ngôi mộ của bà thân mẫu ở nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi (còn một tầng trên), đem trình Ban quân quản nghĩatTrang, để xin đóng dấu cho mai táng.
Đến lúc này xét ra cái chết của ông Thành chẳng còn gì cần phải che giấu nữa, nên gia nhân đều được biết hết. Tiếng khóc không còn bị đè nén ấm ức, nghẹn ngào nữa, mà được tự do vang lên, khiến các nhà hàng xóm không khỏi ngạc nhiên. Cách nhà ông Thành chừng hai, ba ngôi biệt thự là trụ sở của “Hội Trí Thức Yêu Nước” thành phố HCM của đám Ngô Bá Thành, ni sư Huỳnh Liên, Trương Đình Dzu, Trần Thúc Linh v.v… Vì thế nên tin ông Thành qua đời đã mau chóng đến tai những người trong hội ấy.
Ngày hôm sau, 2-5-1975, lèo tèo vài thân nhân đến viếng. Trong đám bạn bè, người ta chỉ thấy một mình ông Trần Trung Dung.
Ngày 4-5-75, khoảng vài mươi người đã đến tiễn đưa di thể ông Thành đến nơi an nghỉ cuối cùng. Không khí lo sợ, ngại ngùng lặng lẽ bao trùm hết cả vẻ “tử biệt sinh ly” của một đám tang”… (Đặng Văn Nhâm. Ls. Trần Chánh Thành Đã Coi Cái Chết Nhẹ Như Lông Hồng Để Phản Đối Hành Động Xâm Lăng Của CS Và Cảnh Giác Thế Giới Tự Do. Daichung.com).
IV. Kết bài
Ông Bộ trưởng Trần Chánh Thành đã chọn cho mình một cái chết can trường để bảo vệ sĩ khí và tiết tháo của một nhân vật chính trị, của một viên chức cao cấp từng mang trọng trách. Khi biết tình thế không còn có thể cứu vãn được, bản thân không mong thấy được thành quả tốt đẹp của lý tưởng đời mình nữa thì ông an nhiên, thanh thản ra đi, quyết không chịu để bị lọt vào tay Cộng quân.
Trước khi ra đi, ông Bộ trưởng đã không quên để lại di bút. Vì là một luật gia và là nhà ngoại giao cho nên việc đầu tiên trong di bút, ông tố cáo CSVN đã vi phạm Hiệp Định Paris 1973 khi cưỡng chiếm miền Nam bằng vũ lực; rồi ông kêu gọi thế giới phải có trách nhiệm ngăn cản, không để CSVN trả thù quân dân miền Nam. Ông vẽ phác những thảm cảnh rồi đây CSVN sẽ bắt dân miền Nam phải hứng chịu. Là một nhà chính trị đầy kinh nghiệm về Cộng Sản, ông bộ trưởng báo trước rằng CSVN sẽ mang chiến tranh loạn lạc tới cho các nước láng diềng. Sau hết, để bảo vệ cho thân nhân và gia đình, ông bộ trưởng xác nhận cái chết của ông là do ông tự chọn và yêu cầu cơ quan an ninh đừng gây phiền hà cho bất cứ ai.
Thiển nghĩ, trên chính trường nước ta thời cận đại, một nhân tài, một nhân cách như Ông Bộ trưởng Trần Chánh Thành, rõ ràng là không có nhiều.
Ôi cám cảnh thay! Anh hùng mạt lộ!
Khi tàn cuộc chiến, nước mất thành đổ, mới rõ mặt anh hùng, bất kể vị anh hùng ấy là võ hay là văn.
Trần Vinh
Nguồn: tvvn
Subscribe to:
Posts (Atom)
"Tôi ngồi ở đây", cười tí tỉnh
Một chiếc máy bay trên đường đến Toronto thì một cô gái tóc vàng ở hạng phổ thông đứng dậy, chuyển sang khoang hạng nhất và ngồi xuống. Tiế...
-
Đỗ Trung, tác giả bài viết chính là phu nhân của Đồng môn Huynh trưởng Nguyễn Đắc Điều, ĐS Khoá 6, Học viện QGHC Sài Gòn ** Đỗ Trung Dung V...
-
TTR: Dưới đầu đề trên, tác giả Nguyễn Đắc Điều, một viên chức hành chánh kỳ cựu của VNCH, kể về những chặng ngược xuôi trên con đường thi h...
-
Đỗ Tiến Đức Sept.,5-2022 Rock Springs-Wyoming Hôm nay chúng ta đến đây để tiễn đưa một người bạn mà chúng ta yêu mến rời bỏ chúng ta về miền...