30 October 2018

Bỏ Đảng, bỏ Đoàn sẽ thành phong trào?

Việc có thêm các bạn trẻ tuyên bố 'bỏ đảng' 'bỏ đoàn' làm dấy lên câu hỏi liệu đây có trở thành một phong trào lan rộng hay không?

Người trẻ 'bỏ đảng'

Chỉ vài ngày sau khi GS Chu Hảo bị kỷ luật hôm 25/10, tới nay đã có gần 20 người tuyên bố 'bỏ Đảng', theo danh sách được cập nhật liên tục trên mạng xã hội.

Ngày 27/10, GS Chu Hảo công bố thư trên mạng xã hội nói bản thân ông nay cũng "từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam" để đi theo con đường Khai Sáng của Phan Châu Trinh.

Trong số những người tuyên bố bỏ đảng cùng GS Chu Hảo, có người là nhà văn, có người là quân nhân, có người từng làm trong bộ máy chính quyền nhà nước. Đại đa số đã về hưu. Tuy nhiên cũng có một số người trong độ tuổi 25 đến ngoài 40.

Một trong số đó là trường hợp của Nguyễn Hữu Hiếu, sinh năm 1990.

Trả lời BBC ngày 27/10, ông Hiếu cho biết từng là quân nhân và là đảng viên. Tuy nhiên có nhiều sự kiện xảy ra khiến ông thay đổi tư tưởng, và quyết định ra khỏi đảng từ tháng 3/2018. Sau vụ GS Chu Hảo, ông Hiếu quyết định công bố việc này.

"Từ năm 2014, vụ dàn khoan Trung Quốc đã ảnh hưởng nhiều tới lòng tự tôn dân tộc của tôi. Sau đó tới vụ Formosa. Đến lúc đó tôi vẫn nghĩ chủ trương của đảng là đúng, vấn đề là do cán bộ xấu. Nhưng càng về sau tôi càng thấy không thể chịu đựng được."

"Ngoài ra, những sự việc trong đơn vị khiến tôi càng thấy những điều đó là xấu. Không được tự do thoải mái, lúc nào cũng phải trong khuôn khổ, không có tự do ngôn luận."

"Phải mãi đến năm 2017 tôi mới chính thức nhận ra rằng cái sai là từ gốc... Đến năm 2017 tôi đã xin ra quân. Tháng 3/2018 tôi xin trả lại thẻ đảng."

Trong thời gian trong quân ngũ, ông Hiếu nói từng bị cảnh cáo bên Đảng, bị kỷ luật giam quân hàm do đăng bài trên Facebook về Biển Đông, Trung Quốc và sai lầm của Đảng Cộng sản.
"Cháu rất tiếc không thể sống giả tạo như vậy được. Từ lâu cháu đã biết chế độ này sai quá sai rồi với lại cháu có nhiều mục tiêu và lí tưởng khác để theo đuổi. Cháu yêu nước nhưng không yêu đảng cộng sản và cháu biết rằng không một đảng phái, một tổ chức nào có quyền quyết định vận mệnh của dân tộc mình....," ông Hiếu từng viết trên Facebook để trả lời một bình luận phê phán việc ông công khai 'bỏ Đảng'.
Một trường hợp khác là ông Hoàng Tiến Cường sinh năm 1970, là kỹ sư giao thông, thành viên Câu lạc bộ bóng đá và thiện nguyện No-U. Ông Cường nói vào đảng từ những năm đang tuổi 20.
"Tôi đã hoạt động trong tổ chức đó [Đảng Cộng sản Việt Nam] được 10 năm. Nhưng nay thấy người ta đối xử với các nhân sỹ trí thức như bác Chu Hảo theo cách đó nên tôi chính thức tuyên bố từ bỏ Đảng," ông Cường nói với BBC hôm 29/10.
"Chuyện bỏ đảng của tôi không phải là chuyện to tát, nó quá đỗi bình thường. Tôi đã từ bỏ đảng trong tư tưởng từ lâu rồi, nhưng nay là cơ hội để công khai."

Theo lời ông Cường, "vào Đảng chỉ là chuyện con gà tức nhau tiếng gáy". Thấy hàng xóm, đồng nghiệp vào đảng thì "mình cũng vào đảng". Và cũng phải khá vất vả mới được vào đảng.

"Tôi cũng phải mất ít quà cáp để được vào đảng. Rồi người ta phải điều tra ba đời dòng họ nhà tôi, đủ trong sạch mới cho vào đảng. Tóm lại cũng khá vất vả," ông Cường nói.

Nhưng trong suốt thời gian là đảng viên, ông Cường nói ông nhìn thấy những sự việc khiến tư tưởng của ông dần thay đổi.

Trịnh Bá Tư tuyên bố 'bỏ đoàn TNCS'
"Tôi thấy nhiều người vào đảng chỉ để 'mũ ni che tai', làm căn cứ để leo lên chức bậc này nọ."

Ông Cường nói ông từng xuống đường nhiều lần để phản đối một số chính sách của nhà nước. Ông từng bị an ninh Hà Nội bắt về quận, về phường và nhiều lần cưỡng chế.

"Cũng chính vì thế mà từ năm 2011 đến nay tôi bị chính quyền tước hết công ăn, việc làm. Tôi đã tự đi làm lao động tự do để kiếm sống."

"Tôi hoạt động độc lập, không muốn làm ảnh hưởng đến ai, chỉ mong họ tự cảm nhận và hành động. Từ việc viết blog, biểu tình và làm từ thiện."
"Nay, khi tuyên bố bỏ cái tổ chức ấy. Tôi xác quyết tôi không làm theo trào lưu, không "đi hai hàng" như một vài người phán xét."
"Tôi làm vậy vì tôi tôn trọng những vị nhân sỹ, trí thức đã đóng góp nhiều hơn tôi rất nhiều cho đất nước cũng như cái tổ chức đó [Đảng Cộng sản Việt Nam] mà còn bị đối xử như vậy, thì tôi "phận mỏng cánh chuồn" còn không tuyên bố [từ bỏ đảng] được sao?"
Khó trở thành trào lưu?

Theo đường dẫn dưới đây để đọc toàn bài
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-46014980

No comments:

Post a Comment

Yêu cũng đáng ngại thật... Ai bỏ đi trước sẽ chết!

- Bức tranh "Ai bỏ đi trước sẽ chết" "Một bức tranh với giá trị nhân văn sâu sắc, ngay cả khi cô gái nói rằng nếu chàng trai ...