31 October 2018

Ba cái đáng sợ nơi người Nhật: Võ, Nhẫn, Học.


Tâm trạng tôi có chút nặng nề khi đặt bút viết đầu đề cho bài báo này. 

Trung Quốc và Nhật Bản nhìn nhau qua biển, là hàng xóm cách nhau một lạch nước hẹp. Ngày xưa Nhật từng là học trò trung thành, thật thà nhất của Trung Quốc. Sau Duy Tân Minh Trị, Nhật từng là kẻ địch hung ác nhất của Trung Quốc. Ngày nay Nhật và Trung Quốc là đối thủ tiền định trong một hiệp đấu định mệnh. Đông Á và Tây Thái Bình Dương chỉ có một bá chủ, một núi không thể có hai hổ. 

Rõ ràng, hiểu biết Nhật Bản, hiểu biết đối thủ, biết mình biết người là việc rất có ý nghĩa.

Cái "Võ" của Nhật Bản: 

Trong các phim truyền hình nhiều tập về đề tài kháng chiến chống Nhật ta thường thấy võ quan Nhật hay dùng những thứ của con nhà võ để trang trí phòng làm việc; phần lớn họ đều đeo dao Võ Sĩ [chữ Hán-Nhật viết 刀, tức đao]; trong chiến đấu họ vô cùng gan dạ, khi thua thì dùng dao tự mổ bụng mình. Cái kiểu ấy gọi là Võ Sĩ Đạo [Bushido], thứ thuốc phiện tinh thần của người Nhật mấy nghìn năm nay. 

Vậy nội hàm tinh thần của Võ Sĩ Đạo là gì? Có thể dùng hoa anh đào để ví người võ sĩ qua một mô tả rất kinh điển sau đây: 

Ai đã thấy hoa anh đào đều biết, nhìn từng bông hoa thì không đẹp nhưng cả cánh rừng hoa anh đào lại rất đẹp. Anh đào đẹp nhất không phải là lúc hoa nở mà là lúc hoa tàn. Đặc điểm khi hoa tàn là chỉ sau một đêm cả rừng hoa anh đào tàn lụi sạch sành sanh, không một bông nào còn lưu luyến ở lại trên cành. Đó chính là cõi tinh thần mà người võ sĩ Nhật tôn thờ: đạt tới đỉnh cao đời mình trong khoảnh khắc đẹp chói lọi, phát huy giá trị lớn nhất của mình rồi sau đấy kết thúc sinh mệnh không chút lưu luyến. Người võ sĩ Nhật tự sát chẳng phải vì thua, cũng chẳng phải vì xấu hổ do thất bại. Họ không yếu đuối như thế; họ tự sát chỉ vì cảm thấy mình đã cố gắng hết sức, tâm nguyện đã đến hồi kết, cuộc đời mình chẳng thể nào có phút chói sáng hơn được. Lúc ấy nên tàn lụi như cánh hoa anh đào không còn chút luyến tiếc gì nữa. 

Người thế nào thì đáng sợ nhất? Đội quân như thế nào thì đáng sợ nhất? Trong Đại chiến II lính Nhật đã cho ta thấy kẻ nào cả đến cái chết cũng không sợ thì kẻ ấy đáng sợ nhất! Một đội quân gồm toàn những người không sợ chết thì đáng sợ nhất! 

Người Nhật hiện nay chưa hề vứt bỏ truyền thống của họ. Một dân tộc có truyền thống thượng võ, được vũ trang bằng tín ngưỡng tinh thần Võ Sĩ Đạo coi trọng sự trung thành tuyệt đối, phục tùng tuyệt đối, không sợ chết, sức mạnh của niềm tin lớn tới mức có thể huỷ diệt bất cứ sự vật nào xem ra vô cùng lớn mạnh. 

Cái "Nhẫn" của người Nhật:

Ai từng đến nước Nhật đều biết, khác với người Trung Quốc có thói hơi động một tý là đập bàn quăng ghế, người Nhật rất chú trọng lễ phép và nhẫn nhịn. Nói cách khác, người Nhật thường rất có lý trí. Dĩ nhiên không phải là nói nước Nhật không có những người trẻ phẫn chí, dĩ nhiên là có, và cũng chẳng ít, nhất là những thanh niên phái hữu, nhưng nếu so với số đông trong xã hội thì họ chỉ ngẫu nhiên gây ra chút sóng gió nhỏ mà thôi. 

Hãy ngược dòng lịch sử, bắt đầu từ chuyện nhẫn nhịn của Thiên Hoàng Nhật Bản. Tại nước Nhật, Thiên Hoàng được coi là hoá thân của thần thánh, nhưng từ triều Nguyên Lại, sau khi lập ra Mạc Phủ Liêm Thương [tức Kamakura Bakufu, năm 1192; thực ra còn sớm hơn] thì Thiên Hoàng chỉ còn là bù nhìn, mất toàn bộ quyền lực. Mãi cho tới thời cận đại, năm 1868 khi phương Tây xâm nhập nước này, phái chống Mạc Phủ lập quân đội đánh đổ Mạc Phủ, tống khứ viên tướng cuối cùng của Mạc Phủ và công bố chiếu thư "Vương Chính Phục Cổ Đại Hiệu Lệnh" của Thiên Hoàng, trả lại toàn bộ quyền lực vào tay Thiên Hoàng rồi bắt đầu cuộc Duy Tân Minh Trị. Đến đây mới chấm dứt lịch sử 800 năm Thiên Hoàng mất quyền cai trị đất nước. Lâu đến thế mà Thiên Hoàng vẫn nhẫn nhịn được! 

Nói đến "Nhẫn", không thể không nhắc tới một vị "Đại Nhẫn" là Đức Xuyên Gia Khang [tức Tokugawa Ieyasu, 1543-1616], vì để giấu thực lực mà hy sinh cả vợ mình, sau này rốt cuộc dựng nên cơ nghiệp 300 năm cho gia tộc Đức Xuyên [tức Tokugawa] cai trị nước Nhật. 

Hiện nay do thua trận trong Thế chiến II, phải chịu sự che chở của Mỹ, nước Nhật đang ở trong thời kỳ "nhẫn". Dưới sự chỉ đạo của bộ Hiến pháp Hoà bình, đôi lúc các tàn dư thế lực quân phiệt lại ngóc đầu quậy phá. Giờ đây Nhật Bản chẳng khác gì một kẻ phải nhẫn nhục, luôn luôn thăm dò sự động tĩnh của đối thủ, tạm thời giấu kín nanh vuốt sắc nhọn của mình, đợi bao giờ thời cơ tới thì sẽ hoá thân thành kiếm khách giáng cho đối thủ một đòn chí mạng. Lý trí cực độ thì rất đáng sợ, kẻ địch trong bóng tối thì nguy hiểm nhất! 

Lại bàn về sự "Học" của người Nhật:

Tôi cho rằng dân tộc Nhật không phải là một dân tộc giàu sức sáng tạo nhưng lại vô cùng giỏi về mặt học cái hay cái tốt của người khác, hơn nữa còn biết xem xét thời thế giải quyết rất tốt vấn đề học ai và học như thế nào; sau khi học tinh thông rồi thậm chí còn vượt cả thầy. 

Trung Quốc thời kỳ Tuỳ Đường được gọi là Thiên triều Thượng quốc. Hoàng đế nhà Đường từ Thái Tôn trở đi cho tới Đại Tôn đều được người ngoại tộc tôn kính gọi là "Thiên Khả Hãn" [Khả Hãn: lãnh tụ tối cao]; văn minh Trung Hoa đang ở đỉnh điểm. Hồi ấy nước Nhật ngưỡng mộ văn minh Trung Hoa và văn hoá Nho Giáo, trước sau từng 13 lần cử sứ thần sang Trung Quốc học tập toàn diện hệ thống chính trị, văn hoá, chế độ, điển tịch … và từ đó tạo nên cuộc "Cải tân Đại hoá" nổi tiếng trong lịch sử Nhật Bản, thúc đẩy nước Nhật thời cổ phát triển một bước lớn. Sau đó Nhật không ngừng liên hệ và giao lưu với Trung Quốc. 

Thời cận đại, cùng với sự suy yếu của chính quyền nhà Thanh, các cường quốc phương Tây thống trị thế giới, người Nhật nhạy bén lập tức dứt khoát "Thoát Á nhập Âu", "Bỏ Trung Quốc, học phương Tây", cực kỳ chú trọng học chế độ văn minh và kỹ thuật tiên tiến của phương Tây, đóng vai trò "kẻ đầu cơ" thông minh trong làn sóng cuồn cuộn của lịch sử. Đến cuộc chiến tranh Giáp Ngọ [1894], cậu học trò cũ đã đánh bại cả thầy dạy mình [đánh bại nhà Thanh TQ]… Cuộc chiến tranh Nhật-Nga [1904, đánh tan hạm đội Nga] cũng vậy. 

Võ, Nhẫn, Học – tín ngưỡng, lý trí, đầu cơ đã làm nên tính quốc dân của người Nhật ngày nay. Đây chính là chỗ đáng sợ nhất của Nhật Bản – "đối thủ định mệnh" của Trung Quốc. 

Ngược lại, hãy xem Trung Quốc ngày nay: thiếu niềm tin, chỗ nào cũng thấy những thanh niên phẫn chí, gàn dở tự cho mình là đúng, bưng tai bịt mắt. 

Bỗng dưng nhớ đến một nhân vật từng làm mưa làm gió trong thời kỳ chiến quốc ở Nhật là Tích Điền Tín Trường [Oda Nobunaga, 1534-1582]. Sau khi đưa được súng thần công vào nước Nhật, tuy phát hiện thấy loại vũ khí mới này có nhược điểm là thời gian nạp thuốc súng quá lâu khiến cho nó mất tính thực dụng, nhưng ông vẫn không bỏ nó mà vận dụng trí tuệ sáng tạo ra chiến thuật "ba bước": khi chiến đấu, binh sĩ xếp làm 3 hàng, một hàng nạp thuốc súng, một hàng chuẩn bị và một hàng bắn; nhờ thế bổ khuyết được nhược điểm nói trên, phát huy được uy lực lớn nhất của binh khí nóng trong thời đại binh khí lạnh. Trong trận Trường Tiêu năm 1572, Tích Điền Tín Trường dùng vũ khí kiểu mới và chiến thuật tiên tiến nói trên đã đánh cho đội kỵ binh thủ cựu của Vũ Điền Tín Huyền – lực lượng quân sự mạnh nhất hồi ấy tan tành không còn một mảnh giáp và từ đó hoàn toàn bị loại ra khỏi vũ đài lịch sử. 

Kẻ viết bài này chỉ là một người yêu thích lịch sử không chuyên với cái đầu tư duy xã hội hạng xoàng nhưng dường như đã nhìn thấy mối nguy đang đến gần; xin những vị có lý trí biết nhìn xa trông rộng xem xét các ý kiến nói trên. 

Nguyễn Hải Hoành lược dịch
(các ghi chú trong ngoặc [ ] là của người dịch) 
từ website Quang Minh (Trung Quốc)

Thông Báo thay Cáo Phó

Cụ Phaolô NGUYỄN BÁ ĐẠT
Sinh ngày 06/1/1938 
tại Nha Trang, Khánh Hòa, Việt Nam.
Nguyên Phó Tỉnh Trưởng Hành Chánh Tỉnh Hậu Nghĩa.
Tạ thế ngày 27/9/2018 tại London, Anh Quốc.
Hưởng thọ 80 tuổi.

Thánh lễ cầu hồn cho linh hồn Phaolô sẽ được
Linh mục Simon Nguyễn Đức Thắng cử hành:
Lúc: 17:00 giờ - 18:00 giờ
Chiều Chúa nhật 11/11/2018
Tại Thánh đường: Vietnamese Church
117 Bow Common Lane,
London E3 4AU
Tel: 020 7987 3477

Nghi thức an táng sẽ được
Lm. Simon Nguyễn Đức Thắng & Ông Ngô Ngọc Hiếu, 
đại diện Cộng Đồng Người Việt tỵ nạn Cộng sản tại Anh quốc thực hiện:
Lúc 13:00 giờ - 14:00 giờ
Chiều thứ Hai 12/11/2018
Tại Nhà Hỏa Táng: City of London Cemetery & Crematorium
Aldasbrook Road
London E12 5DQ
Tel: 020 8530 2151
**

Để phụ phần chi phí cho việc mai táng người quá cố,
xin quý thân hữu, bà con cô bác vui lòng theo các cách sau:
1.- Hiện kim, xin phúng điếu ngay tại Thánh đường hoặc tại nhà Hỏa táng.
2.- Check, xin đề: The Vietnamese Catholic Chaplaincy (HSBC Bank).
3.- Transfer bank to bank: HSBC bank, Sort code: 40-05-20. Account: 91680986

30 October 2018

Bỏ Đảng, bỏ Đoàn sẽ thành phong trào?

Việc có thêm các bạn trẻ tuyên bố 'bỏ đảng' 'bỏ đoàn' làm dấy lên câu hỏi liệu đây có trở thành một phong trào lan rộng hay không?

Người trẻ 'bỏ đảng'

Chỉ vài ngày sau khi GS Chu Hảo bị kỷ luật hôm 25/10, tới nay đã có gần 20 người tuyên bố 'bỏ Đảng', theo danh sách được cập nhật liên tục trên mạng xã hội.

Ngày 27/10, GS Chu Hảo công bố thư trên mạng xã hội nói bản thân ông nay cũng "từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam" để đi theo con đường Khai Sáng của Phan Châu Trinh.

Trong số những người tuyên bố bỏ đảng cùng GS Chu Hảo, có người là nhà văn, có người là quân nhân, có người từng làm trong bộ máy chính quyền nhà nước. Đại đa số đã về hưu. Tuy nhiên cũng có một số người trong độ tuổi 25 đến ngoài 40.

Một trong số đó là trường hợp của Nguyễn Hữu Hiếu, sinh năm 1990.

Trả lời BBC ngày 27/10, ông Hiếu cho biết từng là quân nhân và là đảng viên. Tuy nhiên có nhiều sự kiện xảy ra khiến ông thay đổi tư tưởng, và quyết định ra khỏi đảng từ tháng 3/2018. Sau vụ GS Chu Hảo, ông Hiếu quyết định công bố việc này.

"Từ năm 2014, vụ dàn khoan Trung Quốc đã ảnh hưởng nhiều tới lòng tự tôn dân tộc của tôi. Sau đó tới vụ Formosa. Đến lúc đó tôi vẫn nghĩ chủ trương của đảng là đúng, vấn đề là do cán bộ xấu. Nhưng càng về sau tôi càng thấy không thể chịu đựng được."

"Ngoài ra, những sự việc trong đơn vị khiến tôi càng thấy những điều đó là xấu. Không được tự do thoải mái, lúc nào cũng phải trong khuôn khổ, không có tự do ngôn luận."

"Phải mãi đến năm 2017 tôi mới chính thức nhận ra rằng cái sai là từ gốc... Đến năm 2017 tôi đã xin ra quân. Tháng 3/2018 tôi xin trả lại thẻ đảng."

Trong thời gian trong quân ngũ, ông Hiếu nói từng bị cảnh cáo bên Đảng, bị kỷ luật giam quân hàm do đăng bài trên Facebook về Biển Đông, Trung Quốc và sai lầm của Đảng Cộng sản.
"Cháu rất tiếc không thể sống giả tạo như vậy được. Từ lâu cháu đã biết chế độ này sai quá sai rồi với lại cháu có nhiều mục tiêu và lí tưởng khác để theo đuổi. Cháu yêu nước nhưng không yêu đảng cộng sản và cháu biết rằng không một đảng phái, một tổ chức nào có quyền quyết định vận mệnh của dân tộc mình....," ông Hiếu từng viết trên Facebook để trả lời một bình luận phê phán việc ông công khai 'bỏ Đảng'.
Một trường hợp khác là ông Hoàng Tiến Cường sinh năm 1970, là kỹ sư giao thông, thành viên Câu lạc bộ bóng đá và thiện nguyện No-U. Ông Cường nói vào đảng từ những năm đang tuổi 20.
"Tôi đã hoạt động trong tổ chức đó [Đảng Cộng sản Việt Nam] được 10 năm. Nhưng nay thấy người ta đối xử với các nhân sỹ trí thức như bác Chu Hảo theo cách đó nên tôi chính thức tuyên bố từ bỏ Đảng," ông Cường nói với BBC hôm 29/10.
"Chuyện bỏ đảng của tôi không phải là chuyện to tát, nó quá đỗi bình thường. Tôi đã từ bỏ đảng trong tư tưởng từ lâu rồi, nhưng nay là cơ hội để công khai."

Theo lời ông Cường, "vào Đảng chỉ là chuyện con gà tức nhau tiếng gáy". Thấy hàng xóm, đồng nghiệp vào đảng thì "mình cũng vào đảng". Và cũng phải khá vất vả mới được vào đảng.

"Tôi cũng phải mất ít quà cáp để được vào đảng. Rồi người ta phải điều tra ba đời dòng họ nhà tôi, đủ trong sạch mới cho vào đảng. Tóm lại cũng khá vất vả," ông Cường nói.

Nhưng trong suốt thời gian là đảng viên, ông Cường nói ông nhìn thấy những sự việc khiến tư tưởng của ông dần thay đổi.

Trịnh Bá Tư tuyên bố 'bỏ đoàn TNCS'
"Tôi thấy nhiều người vào đảng chỉ để 'mũ ni che tai', làm căn cứ để leo lên chức bậc này nọ."

Ông Cường nói ông từng xuống đường nhiều lần để phản đối một số chính sách của nhà nước. Ông từng bị an ninh Hà Nội bắt về quận, về phường và nhiều lần cưỡng chế.

"Cũng chính vì thế mà từ năm 2011 đến nay tôi bị chính quyền tước hết công ăn, việc làm. Tôi đã tự đi làm lao động tự do để kiếm sống."

"Tôi hoạt động độc lập, không muốn làm ảnh hưởng đến ai, chỉ mong họ tự cảm nhận và hành động. Từ việc viết blog, biểu tình và làm từ thiện."
"Nay, khi tuyên bố bỏ cái tổ chức ấy. Tôi xác quyết tôi không làm theo trào lưu, không "đi hai hàng" như một vài người phán xét."
"Tôi làm vậy vì tôi tôn trọng những vị nhân sỹ, trí thức đã đóng góp nhiều hơn tôi rất nhiều cho đất nước cũng như cái tổ chức đó [Đảng Cộng sản Việt Nam] mà còn bị đối xử như vậy, thì tôi "phận mỏng cánh chuồn" còn không tuyên bố [từ bỏ đảng] được sao?"
Khó trở thành trào lưu?

Theo đường dẫn dưới đây để đọc toàn bài
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-46014980

Nhà văn Kim Dung vừa qua đời ở tuổi 94

Truyền thông Hong Kong ngày 30-10 đồng loạt đưa tin nhà văn Kim Dung, tiểu thuyết gia nổi tiếng người Trung Quốc với nhiều tác phẩm võ hiệp kinh điển, đã qua đời ở tuổi 94.

Theo tờ Apple Daily News, nhà văn Kim Dung qua đời tại bệnh viện tư nhân Hong Kong Sanatorium & Hospital (HKSH) ở Hong Kong.

Con rể của ông là Dr Ng Wai Cheong đã xác nhận thông tin này, theo báo South China Morning Post (SCMP). Báo cáo cho biết ông qua đời sau một thời gian dài chống chọi bệnh tật.

Nhà văn Kim Dung tên thật là Tra Lương Dung, sinh ngày 10-3-1924 tại trấn Viên Hoa, huyện Hải Ninh, tỉnh Chiết Giang của Trung Quốc, trong một gia tộc khoa bảng danh giá

Kim Dung còn là nhà báo, nhà văn viết tiểu thuyết võ hiệp xuất sắc thế kỷ 20, có lượng độc giả đông đảo. Tác phẩm đầu tay của ông là "Thư kiếm ân cừu lục" được đăng trên tờ New Evening Post vào năm 1955 với bút danh Kim Dung. Sau đó, ông cho ra đời 14 bộ tiểu thuyết võ hiệp khác và tác phẩm cuối cùng là "Lộc Đỉnh Ký" năm 1972. 

Những tác phẩm võ hiệp của Kim Dung đa phần đều tạo sự thu hút lớn, đặc biệt là: "Thiên Long bát bộ", "Anh hùng xạ điêu", "Thần điêu đại hiệp", "Ỷ thiên đồ long ký", "Tiếu ngạo giang hồ"... Những tác phẩm dài tập, quy tụ một lượng lớn nhân vật đồ sộ này được chuyển thể thành phim truyền hình lẫn điện ảnh nhiều lần và góp phần tạo nên những tên tuổi của rất nhiều nam - nữ diễn viên Trung Quốc như: Lý Nhược Đồng, Cổ Thiên Lạc, Trương Trí Lâm...

Ông là một trong những tác giả Trung Quốc có sách bán chạy nhất, với hơn 300 triệu bản đã được bán trên khắp thế giới.
Kim Dung trải qua 3 đời vợ. Ông có bốn người con, gồm 2 trai và 2 gái, đều do người vợ thứ hai tên Chu Mai sinh ra và không ai theo nghiệp văn chương của cha. (Tổng hợp)

29 October 2018

Di sản thứ trưởng ngoại giao Trần Quang Cơ: "tư duy chính trị xơ cứng đã giam giữ nước ta"

L.T.S. (VNTB) Thông tin ngày 28/06 của TTXVN cho biết, ông Trần Quang Cơ, nguyên Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Khóa VI, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VII, nguyên Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao, đã từ trần hồi 23 giờ 45 phút ngày 25/6 tại Hà Nội, thọ 89 tuổi.

Ông [Trần Quang Cơ] được biết nhiều đến qua tập hồi ký "Hồi ức và suy nghĩ" được truyền tải trên mạng internet vào năm 2003, Hồi ký ghi lại nói về các sự kiện ngoại giao thời hậu chiến. Từ các cuộc đàm phán về bình thường hóa quan hệ với Mĩ (1975-78), đến cuộc thương lượng giải quyết vấn đề Campuchia (thập niên 80-90)... Ông cũng chính là người từ chối giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao vì lý do "sức khỏe" và rút ra khỏi Ban chấp hành T.Ư Đảng vào cuối năm 1993.

Trong hồi ký của mình, khi phân tích về chiến lược và ý đồ của Trung Quốc đối với Việt Nam, ông Trần Quang Cơ cho rằng: "Trung Quốc luôn tập trung mũi nhọn gây sức ép và lấn dần Việt Nam trên mọi vấn đề, mặc dù ta đã dùng đủ phương sách để tỏ rõ thái độ cầu hoà và hữu hảo với họ”, từ đó ông cũng chỉ ra đối sách, “Trước mắt cũng như trong tương lai dự báo được, Trung Quốc là nguồn xuất xứ chính của những thách thức đe doạ đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, cũng như đối với an ninh và phát triển của Việt Nam."

Nhà báo Huy Đức trong lời chia sẻ về ông mới đây đã nhấn mạnh: "Chúng ta chỉ mới biết đến những mất mát ở thác Bản Giốc, bãi Tục Lãm, điểm cao 1509... Chúng ta còn rất ít biết đến những mất mát to lớn hơn: những cơ hội để cải cách chính trị; những cơ hội để cải cách kinh tế theo hướng thị trường; những cơ hội hội nhập sâu rộng hơn với các quốc gia tiến bộ; những cơ hội để ký BTA, đi trước Trung Quốc trong làm ăn với Mỹ."

Trong thời điểm chủ quyền quốc gia đang bị "người bạn phương Bắc" hăm he đe dọa. BBT Việt Nam Thời Báo trân trọng giới thiệu đến quý độc giả trích lược những nhận định và đối sách đối với Trung Quốc từ cuốn hồi ký "Hồi ức và suy nghĩ" của ông để cùng nhìn nhận đối lược ngoại giao của Việt Nam từ thời điểm 2007 đến nay và trong thời gian tới.

Bởi như lời tựa hồi ký, ông Trần Quang Cơ khẳng định: "Ngoại giao quãng thời gian này [1975-1991] đã để lại trong tôi nhiều băn khoăn suy nghĩ về cái đúng, cái sai cái nên làm và cái không nên làm. Tôi nghĩ rằng nếu nghiên cứu một cách trung thực và có trách nhiệm những sự kiện của giai đoạn lịch sử này thì từ đây có thể rút ra những bài học bổ ích và đích đáng cho ngoại giao ta hiện tại và tương lai với mục đích tối cao là đảm bảo được lợi ích của dân tộc trong mọi trường hợp."

Chiến lược của Trung Quốc và ý đồ của Trung Quốc đối với Việt Nam

Trái với Mỹ, Trung Quốc thấy ở những biến đổi lớn trong cục diện thế giới ngày nay, một “cơ hội ngàn năm có một”. Đối với Trung Quốc cơ hội đang tăng lên, còn thách thức giảm đi. Trong khi Mỹ cảm thấy cần co bớt lại để củng cố và phòng ngự là chính thì Trung Quốc nuôi tham vọng lớn là muốn vươn lên trở thành một cực trong trật tự thế giới đa cực mới. Trong khi hiện đại hoá trên 4 mặt vẫn là cứu cánh chính để thực hiện mục tiêu đó, Trung Quốc không ngừng tranh thủ mọi cơ hội có được để thực hiện kế hoạch bành trướng, gây mất ổn định của nước khác (Campuchia, Myanmar) để mưu lợi cho mình. Do hiện nay thế cũng như lực chưa đủ mạnh, nên họ thực hiện ý đồ một cách tính toán thận trọng tuỳ theo diễn biến của tình hình khu vực, phản ứng của các đối thủ và thực lực của chính họ.

Trước mắt Trung Quốc đang ra sức thực hiện ý đồ nhanh chóng trở thành một cường quốc ở châu Á – Thái Bình Dương, có địa vị ngang hàng với Mỹ, Nhật ở khu vực này. Trung Quốc đặt mục tiêu lấn chiếm toàn bộ biển Đông ở vị trí ưu tiên hàng đầu. Trung Quốc coi trọng vị trí chiến lược của biển Đông, vì kiểm soát được biển Đông tức là khống chế được cả Đông Nam Á và cả con đường giao lưu huyết mạch từ Thái bình dương qua Ấn Độ Dương, và cũng là khu vực giầu tài nguyên nhất là dầu khí (trữ lượng dầu ở khu vực này ngang Vịnh Ba Tư) mà Trung Quốc đang cần để đẩy nhanh tốc độ phát triển.

Đáng chú ý là trong khi Trung Quốc mở một chiến dịch hoạt động ngoại giao rộng lớn nhằm tranh thủ tăng cường quan hệ hợp tác phát triển với tất cả các nước công nghiệp hoá phương Tây, tranh thủ các nước đang phát triển và không liên kết hòng khôi phục vai trò lãnh đạo thế giới thứ ba, cải thiện quan hệ với các nước láng giềng cùng chung biên giới, đặc biệt là gần đây tăng cường lôi kéo các nước khu vực Đông Nam Á để phá thế “quần lang đấu hổ”, thì Trung Quốc luôn tập trung mũi nhọn gây sức ép và lấn dần Việt Nam trên mọi vấn đề, mặc dù ta đã dùng đủ phương sách để tỏ rõ thái độ cầu hoà và hữu hảo với họ. Phải chăng vì Trung Quốc cho rằng Việt Nam là điểm yếu và dễ tính để lấn nhất lúc này (khó về quân sự, nghèo về kinh tế, đơn độc về chính trị) mà lại chiếm một vị trí chiến lược quan trọng ở Đông Nam Á và là trở ngại lớn nhất cho kế hoạch biển Đông của Trung Quốc.

Những hoạt động bất lợi đối với Việt Nam của Trung Quốc sẽ không dừng lại ở trạng thái hiện nay mà sẽ còn được tiếp tục đẩy tới vì Trung Quốc cho rằng tình thế hiện tại đang rất thuận lợi cho việc Trung Quốc lấn ép Việt Nam mà chỉ gặp phải phản ứng quốc tế ở mức thấp nhất vì Mỹ chưa bỏ cấm vận Việt Nam; quan hệ hợp tác, đầu tư giữa các nước và Việt Nam còn chưa phát triển; vấn đề Campuchia đang còn thu hút nhiều sự chú ý của dư luận quốc tế; cơ chế an ninh khu vực châu Á – Thái Bình Dương chưa hình thành. Trung Quốc đặt năm 1997 thành một mốc thời gian quan trọng trong quá trình xây dựng sức mạnh mọi mặt của Trung Quốc: năm 1997 là năm Trung Quốc thu hồi Hồng Kông và cũng có thể là năm thực hiện một bước kế hoạch hình thành “vành đai kinh tế Đại Trung Hoa” bao quanh Đông Nam Á; năm 1997 là năm quân đội Trung Quốc sẽ được trang bị hàng không mẫu hạm và các trang bị tối tân khác, đặc biệt về hải không quân để có thể vươn ra khắp biển Đông; có tin Trung Quốc đang cố rút ngắn mục tiêu của năm 2000 xuống năm 1997 sẽ tăng tổng sản phẩm quốc dân lên gấp 4 lần. Sức ép của Trung Quốc đối với ta sẽ phát triển thuận chiều với sự phát triển các mặt của Trung Quốc.

Những phân tích tình hình trên đây có thể dẫn đến kết luận: Trước mắt cũng như trong tương lai dự báo được, Trung Quốc là nguồn xuất xứ chính của những thách thức đe doạ đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, cũng như đối với an ninh và phát triển của Việt Nam. Những thách thức đe doạ trên nhiều mặt của Trung Quốc đối với ta đều đang là những vấn đề hiện thực, đang xảy ra và ta đang phải xử lý, khác với những thách thức đe doạ của các đối tượng khác, kể cả Mỹ, có phần nào còn là giả định và dự phòng. Những mâu thuẫn về lợi ích trên các mặt giữa ta với Trung Quốc có nhiều hơn với các đối tượng khác.

Kiến nghị đối sách

1. Xét về so sánh lực lượng giữa Việt Nam và Trung Quốc, Việt Nam là nước nhỏ so với Trung Quốc là nước lớn, có trọng lượng và ảnh hưởng chính trị rộng lớn hơn ta nhiều. Nếu tách riêng mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc với những vấn đề tranh chấp hiện có cũng như tiềm tàng thì tình hình hoàn toàn bất lợi cho ta. Nhưng nếu gắn mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc vào trong tổng thể quan hệ quốc tế của thế giới và khu vực, thì ta có khả năng vận dụng được những xu thế lớn của thời đại, như tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trong nền kinh tế toàn cầu được quốc tế hoá cao và xu thế chung muốn duy trì và củng cố hoà bình và ổn định để đẩy mạnh phát triển kinh tế, để cải thiện thế chính trị của ta trong cuộc đấu tranh nhằm giải quyết các vấn đề tranh chấp với Trung Quốc bảo vệ lợi ích chính đáng của ta.

Vì bên cạnh những chỗ mạnh so với ta trên mặt trận đối ngoại Trung Quốc có những điểm yếu cơ bản mà ta có thể và cần biết cách khai thác để có thể hạn chế Trung Quốc trong chính sách lấn ép ta trên nhiều mặt. Những điểm yếu đó là:

a. Để thực hiện ưu tiên tối cao là đẩy nhanh hiện đại, Trung Quốc cần Mỹ hơn là Mỹ cần Trung Quốc. Do đó, tuy giữa Mỹ – Trung Quốc có đấu tranh và thoả hiệp, nhưng rõ ràng Trung Quốc ngại phản ứng của Mỹ, không dám thách thức Mỹ trong khi thế và lực của Trung Quốc còn có hạn. Thế giới cũng như các nước khu vực đều coi Mỹ là đối trọng có hiệu quả nhất trong việc kiềm chế Trung Quốc. Cũng vì thế Trung Quốc rất không muốn Mỹ cải thiện quan hệ và đi tới bình thường hoá quan hệ với Việt Nam.

b. Trong lúc chưa xây dựng được lực lượng kinh tế cũng như quân sự đủ mạnh, Trung Quốc rất ngại các nước khu vực Đông Nam Á – đối tượng bành trướng trước mắt của Trung Quốc – liên kết với nhau, đặc biệt là giữa ASEAN và Việt Nam, thành thế “quần lang đấu hổ” chống lại nguy cơ chung. Chính vì vậy mà Trung Quốc đang tìm mọi cách lôi kéo phân hoá Đông Nam Á thành những mảnh riêng biệt, thậm chí có thể chống đối nhau.

c. Trước xu thế mạnh mẽ của chung trên thế giới và trong khu vực muốn có ổn định để tập trung ganh đua phát triển kinh tế, Trung Quốc rất ngại bị dư luận quốc tế, trước hết là dư luận khu vực, coi là “nhân tố gây mất ổn định” ở châu Á – Thái Bình Dương và thế giới. Cuộc vận động của Mỹ, Nhật, nhất là ASEAN, nhằm từng bước thúc đẩy việc hình thành một diễn đàn và tiến tới một cơ chế về an ninh tập thể khu vực châu Á – Thái Bình Dương hiện nay chính là nhằm kiềm chế Trung Quốc.

2. Để có thể tận dụng những điểm yếu của Trung Quốc vào việc cải thiện thế chính trị trong cuộc đấu tranh không cân sức này, ta nhất thiết cần phải chọn lựa và hình thành một chiến lược đối ngoại hết sức linh hoạt phù hợp với chiều hướng diễn biến chung của chính trị và kinh tế thế giới, thích ứng với những đặc điểm lớn của cục diện quốc tế hiện tại. Cuộc đấu tranh chống lại những thách thức đe doạ của đối tượng đặc biệt này là một nhiệm vụ hết sức thúc bách, đòi hỏi những biện pháp tổng hợp song điển và trên mặt trận ngoại giao là chính.

Với sự kết thúc trạng thái thế giới phân thành 2 cực đối lẫn nhau, do tính tuỳ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng giữa các nước trên toàn cầu và trong mỗi khu vực, việc không ngừng mở rộng quan hệ quốc tế theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá để hoà nhập vào đời sống chung của cộng đồng quốc tế là rất quan trọng cả về chính trị lẫn kinh tế. Đồng thời trong bối cảnh quốc tế hiện nay, an ninh của một nước tuỳ thuộc rất lớn và trước hết vào mối quan hệ với các nước trong khu vực. Đặc biệt việc xử lý các vướng mắc trong quan hệ quốc tế và khu vực của ta vừa qua cho thấy việc xử lý tốt mối quan hệ với các nước lớn là cực kỳ quan trọng đối với lợi ích an ninh và phát biểu của nước ta. Kinh nghiệm xương máu của dân tộc ta trong những thập kỷ qua cho thấy cần có chính sách quan hệ cân bằng giữa các nước lớn, khôn khéo lợi dụng những sai khác về lợi ích giữa họ với nhau, và tuyệt đối không để bên ngoài hiểu là Việt Nam có ý đồ đi với nước lớn này chống nước nọ, gần lợi ích của ta với lợi ích an ninh và phát triển của các nước láng giềng trong khu vực để taọ cho nước ta một thế quốc tế thuận lợi hơn.

3. Những trọng điểm trong chiến lược đối ngoại của ta phải là các nước lớn trong tam giác chiến lược châu Á – Thái Bình Dương và khối các nước ASEAN, những nhân tố có khả năng tác động nhiều tới Trung Quốc.

[...]

Riêng đối với Trung Quốc

– Bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc là một yêu cầu chiến lược của ta. Do Trung Quốc thi hành chính sách 2 mặt nên đối sách của ta cũng gồm 2 mặt vừa hợp tác vừa đấu tranh, vừa chủ động thúc đẩy quan hệ trên cơ sở những thoả thuận đã đạt được, vừa kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đồng thời giữ vững phương châm không để trở lại tình trạng đối đầu với Trung Quốc cũng như không đặt các nước trước sự lựa chọn hoặc Việt Nam hoặc Trung Quốc. Biện pháp tối ưu lúc này là chủ động tạo nên cục diện các nước lớn và ASEAN có lợi ích kinh tế, an ninh ngày càng lớn trong quan hệ với Việt Nam. Cục diện đó cộng với sự lớn mạnh càng nhanh càng tốt của bản thân chúng ta sẽ là sự răn đe có hiệu quả nhất đối vơí mọi hoạt động lấn chiếm của Trung Quốc.

– Kiên quyết đấu tranh hạn chế ý đồ lấn chiếm của Trung Quốc ở biển Đông, đặc biệt ở vùng thềm lục địa của ta; áp dụng các biện pháp khôn khéo nhưng có hiệu quả ngăn chặn hoạt động của Trung Quốc mà không dẫn đến đối đầu về quân sự.

– Xúc tiến việc xác định phạm vi của quần đảo Trường Sa để xem xét khái niệm “khai thác chung”, phá ý đồ Trung Quốc lợi dụng vấn đề này chia rẽ phân hoá giữa ta và ASEAN.

– Chuẩn bị khả năng đưa ra toà án quốc tế hoặc trọng tài quốc tế vấn đề Trung Quốc vi phạm thềm lục địa của ta.

– Đến một lúc nào đó ta nên tính đến khả năng mở cảng Cam Ranh thành một thương cảng cho các tàu quốc tế ra vào, kể cả tàu Mỹ, tạo sự có mặt của nhiều quốc gia ở khu vực biển Đông, ngăn ý đồ độc chiếm của một nước. Song tất nhiên ta phải có chính sách và luật pháp chặt chẽ để bảo đảm chủ quyền và an ninh quốc gia.

“… Tư duy chính trị xơ cứng đã giam giữ nước ta trong cảnh khó khăn một thời gian dài. Chính vì thế, ngoại giao quãng thời gian này đã để lại trong tôi nhiều băn khoăn suy nghĩ về cái đúng, cái sai, cái nên làm và cái không nên làm…”

Nguồn: VNTB

26 October 2018

Từ sự kiện GS. Chu Hảo nghĩ về sức mạnh của tư tưởng

Nguyễn Trang Nhung
Theo RFA Blog
Ngày 25/10, báo chí trong nước cho hay GS. Chu Hảo – Giám đốc và là Tổng biên tập Nhà xuất bản Tri thức – bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKTTW) đề nghị kỷ luật trong kỳ họp thứ 30 vừa qua.[1]

Nguyên nhân là ông phải chịu trách nhiệm chính về việc NXB Tri thức đã xuất bản một số cuốn sách "có nội dung trái với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, vi phạm Luật Xuất bản".[2]

Theo UBKTTW, GS. Chu Hảo đã "suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, 'tự diễn biến', 'tự chuyển hóa'", và vi phạm, khuyết điểm của ông là 'rất nghiêm trọng'".[3]

Không rõ các cuốn sách có nội dung như trên là các cuốn sách gì. Chỉ biết rằng chúng đã hoặc sẽ "bị cơ quan chức năng xử lý, thu hồi và tiêu hủy",[4] và người đọc Việt Nam giờ đây sẽ không còn, hoặc khó có cơ hội đọc chúng.

Theo một nguồn tin lề trái, các cuốn sách đó bao gồm 'Đường về nô lệ', 'Bàn về tự do', 'Chủ nghĩa tự do truyền thống', 'Hòa bình tình yêu và tự do', 'Khảo lược Adam Smith', 'Bốn tiểu luận về tự do', 'Chính thể đại diện', v.v.[5]

Tôi không chắc về tính chính xác của nguồn tin trên, song nếu nguồn tin đó đúng thì không có gì đáng ngạc nhiên. Điều đáng ngạc nhiên, nếu có, là các cuốn sách đó đã được xuất bản tại Việt Nam một cách không đến nỗi (quá) khó khăn.

Các cuốn sách đó đều là các tác phẩm về các tư tưởng tiến bộ của phương Tây, mà cụ thể hơn là về các giá trị nền tảng như tự do và dân chủ, vốn là ngọn nguồn của các thể chế chính trị hiện đại mà ngày nay chúng ta chứng kiến.

Đề nghị kỷ luật của UBKTTW đối với GS. Chu Hảo cho thấy cơ quan này đã e ngại trước sức mạnh của tư tưởng, và nhận ra rằng đây là mối đe dọa tiềm tàng đối với thể chế chính trị Việt Nam vốn không thân thiện với các giá trị tự do và dân chủ.

Tư tưởng, và nhất là tư tưởng tiến bộ, thực sự có sức mạnh. Thử lấy ví dụ về 'Bàn về tự do' của triết gia người Anh John Stuart Mill thế kỷ 19. Tác phẩm triết học này ra đời tại Anh vào năm 1859. Chưa đầy 10 năm sau, năm 1868, tác phẩm đã được dịch và phát hành tại Nhật Bản với số lượng lên tới 2 triệu bản, trong khi dân số Nhật Bản khi ấy là 36 triệu người. Khái niệm tự do mà tác phẩm nêu ra đối với người dân Nhật Bản hồi đó hết sức lạ lẫm, thế nhưng tác phẩm vẫn được đón nhận rộng rãi và trở thành một trong các cuốn sách gối đầu giường của nhiều người dân Nhật Bản lúc bấy giờ. Cùng với vô số tác phẩm khác, 'Bàn về tự do' đã góp phần đưa nước Nhật tiến đến văn minh khai hóa và trở thành đất nước dân chủ, tự do và cường thịnh như ngày nay.

Cũng tác phẩm này tại Việt Nam được dịch và phát hành lần đầu vào năm 2004, với số lượng 1000 bản, tức chậm hơn Nhật gần một thế kỷ rưỡi và số lượng thì ít hơn 2000 lần. Theo nhiều cách, người dân Việt Nam đã không đón tác phẩm này một cách rộng rãi như người dân Nhật Bản đã làm trước đó gần 150 năm. Các tác phẩm tương tự có chung tình trạng với số lượng phát hành trên dưới 1000. Hệ quả tất yếu là ít người Việt Nam biết đến các tư tưởng tiến bộ, và còn ít hơn nữa người Việt Nam hiểu rõ các tư tưởng đó. Sự chậm tiến trong tư tưởng của người Việt Nam về các giá trị nền tảng hẳn là một phần nguyên nhân của sự chậm tiến trong tiến trình dân chủ.

Hai ví dụ tương phản trên đây nhằm cho thấy sức mạnh của tư tưởng. Một cá nhân tiến bộ về tư tưởng sẽ đạt được tiến bộ về nhiều phương diện khác của đời sống, và ngược lại. Và điều này cũng đúng đối với một tập thể và xa hơn là một quốc gia.

Bởi thế, nhận thức đúng về sức mạnh của tư tưởng và từ đó học hỏi các tư tưởng tiến bộ là điều mà mỗi cá nhân, mỗi tập thể hay mỗi quốc gia cần làm, nếu muốn đạt được tiến bộ về nhiều phương diện khác.

Trở lại sự kiện GS. Chu Hảo, NXB Tri Thức với các tác phẩm về các tư tưởng tiến bộ đã góp phần thắp sáng trí óc của một bộ phận dân chúng Việt Nam, và các trí óc khi được thắp sáng thì mang sức mạnh. Hi vọng rằng, dù phía trước thêm phần khó khăn, song NXB Trí thức sẽ tiếp tục thực hiện sứ mệnh thắp sáng của mình, để dân tộc này có thêm sức mạnh.

Chú thích:

[1][2][3][4] Giáo sư Chu Hảo bị đề nghị kỷ luật
http://vietnamfinance.vn/giao-su-chu-hao-bi-de-nghi-ky-luat-201805042242...

[5] https://www.facebook.com/chinh.duongquoc.56/posts/1231931950293099

Độc giả của báo Nhân Dân, báo QĐND.


Những độc giả trung thành của báo Nhân Dân, báo QĐND.
Theo FB Thuan Van Bui

25 October 2018

Tin ngắn

**Mỹ rút khỏi Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU).

Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) là tổ chức Quy Ước Bưu chính lâu đời, gây bất lợi cho kinh tế Mỹ.
Chuyện dễ hiểu là UPU ra đời cách đây hơn 144 năm, nhằm ưu đãi những nước nghèo, lạc hậu, gửi Bưu chính tới các nước văn minh với giá rẽ bèo - tuy nhiên TC bây giờ KHÔNG còn là nước nghèo, lạc hậu nữa, nhưng vẫn sử dụng quy chế cách đây 144 năm, để có lợi cho hàng hóa xuất cảng sang Mỹ.

Hiện nay một bưu kiện TC gửi sang Mỹ dưới 1 lbs chỉ có 5 cents/gói (hơn 1.000 đồng VN), ngược lại dân Mỹ gửi hàng sang TC phải tốn 16.75 USD (392.000 VN)!

Nhận thấy thời đại 144 năm đã qua, và TC không còn là nước nghèo và lạc hậu nữa để được ưu đãi Bưu chính TT Trump tuyên bố rút khỏi UPU, và sau này TC muốn gửi hàng sang Mỹ thì cũng phải chịu đồng giá với người dân Mỹ.

Khi Mỹ rút khỏi Bưu Chính UPU,  các Doanh nghiệp TC muốn bán hàng sang Mỹ qua ngã Ebay, hay Amazon,  sẽ gặp khó khăn, vì không thể nâng món hàng rẻ tiền bằng với giá món hàng ở Mỹ được.

Theo các Chuyên gia ước lượng: Sau khi Mỹ rút lui khỏi UPU, TC sẽ gánh chịu thêm hằng tỷ mỗi năm cho các kiện hàng Bưu chính gửi sang Mỹ - Đồng thời các Doanh nghiệp bán lẽ của TC trên Ebay, Amazon, Alibaba, hoặc các trang mạng bán đồ online sang Mỹ xem như phá sản luôn.


**Bế tắc trong cuộc sống, cả nhà 4 người ở Nghệ An treo cổ tự tử.

Đôi vợ chồng trẻ cùng hai con 6 và 4 tuổi chết trong tư thế treo cổ tại phòng ngủ vì cả nhà nợ nần, túng bấn.

Đến 12 giờ trưa 20 tháng Mười, 2018, Công An CS tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Công An CS huyện Kỳ Anh đã hoàn tất khám nghiệm hiện trường vụ bốn người trong gia đình chết trong tư thế treo cổ, để lại thư tuyệt mệnh, xảy ra ở xóm Minh Châu, xã Kỳ Hợp, huyện Kỳ Anh.

Chị Liễu cũng cho biết, mấy ngày trước, một người đến nhà đòi tiền nợ, nhưng anh Thành nói xin cho nợ thêm một thời gian vì chưa có trả.

Trong khi đó, theo báo Pháp Luật Việt Nam, bức thư tuyệt mệnh do người vợ để lại còn có nội dung: “Gia đình chịu áp lực, bí bách trong cuộc sống. Cách đây 4 ngày, anh Thành vào Quảng Bình ăn trộm điện thoại và bị công an Quảng Bình bắt giữ. Sau đó, anh Thành được tại ngoại để công an tiếp tục điều tra. Do không chịu được áp lực nên cả gia đình đã treo cổ tự tử.”

Theo chị Liễu, anh Thành là con út trong gia đình có ba chị em. Năm anh Thành lên 7 tuổi thì bố mẹ mất vì bệnh tật, ba chị em nương tựa nuôi nhau sống qua ngày. Thời gian sau đó, chị gái đầu đi lấy chồng, chị Liễu và anh Thành ở lại trong ngôi nhà cấp bốn xập xệ bố mẹ để lại. Riêng chị Liễu đến nay vẫn chưa lấy chồng, sau khi anh Thành cưới vợ thì chị ở chung với vợ chồng em trai.

**Mỹ điều hai tàu chiến đi qua eo biển Đài Loan

"Tàu USS Curtis Wilbur và USS Antietam đã thực hiện chuyến đi định kỳ qua eo biển Đài Loan vào ngày 22/10, phù hợp với luật pháp quốc tế. Việc điều chiến hạm qua eo biển Đài Loan thể hiện cam kết của Mỹ hướng tới một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và mở", Reuters dẫn lời phát ngôn viên Hạm đội Thái Bình Dương hải quân Mỹ Nate Christensen phát biểu.

Đây là lần thứ hai tàu chiến Mỹ đi qua eo biển Đài Loan trong năm nay. Chuyến tuần tra có nguy cơ gây leo thang căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh, nhưng được Đài Loan coi là hành động ủng hộ từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.

**Hai miền Triều Tiên và Liên Hiệp Quốc họp phiên thứ 2 về giải trừ quân bị

Dẫn thông báo của bộ Quốc Phòng Hàn Quốc, hãng tin Yonhap hôm nay, 22/10/2018, cho biết hai miền Nam-Bắc Triều Tiên và Bộ Chỉ Huy Liên Hiệp Quốc (UNC) đã có cuộc họp thứ 2 bàn về giải trừ quân bị trong Vùng an toàn chung, nằm trong khu vực Bàn Môn Điếm.

Hai miền Triều Tiên đã nhất trí giải trừ quân bị ở khu vực biên giới, theo như thỏa thuận quân sự đã ký giữa lãnh đạo hai nước trong cuộc gặp hồi tháng 9 vừa qua.

Thông cáo của Bộ Quốc Phòng Hàn Quốc nêu rõ : « Cuộc họp lần này nhằm xem xét, đánh giá hiện trạng chiến dịch gỡ mìn trong Vùng an toàn chung và trao đổi về cách thực hiện chương trình rút vũ khí cùng các trạm gác và kế hoạch kiểm tra lẫn nhau » trong khu vực này của vùng biên giới.

24 October 2018

Hiện Tượng của kỷ nguyên thứ 21

GS  Lê Đại  Tường

Gần đến ngày bầu cử 6/11/2018 , những tranh luận , những lời bàn tán dính tới chuyện chính trị mỗi lúc một sôi động . Chỉ trong một ngày , tôi nhận được không biết bao nhiêu là cái email của cả hai phe đảng dân chủ và cộng hoà để thông tin và xin hỗ trợ lấy phiếu cử tri cho đảng của mình . Nếu chỉ đóng 3 dollars cho một cái email  chắc tôi sẽ phải tiêu sạch cái tiền hưu trí hàng tháng của mình .

Quả thật từ khi được nhập tịch làm công dân Hoa Kỳ đã 40 năm , tôi rất ít khi đi bỏ phiếu ,mặc dù người ta vẫn thường nói : việc đi bỏ phiếu đó là cái quyền lợi cao của một người công dân . Nhưng đối với tôi , tôi đã đặt cái trọng trách của mình trên lá phiếu : bỏ cho đúng một ứng cử viên xứng đáng thì yên tâm nhưng nếu là một sự lựa chọn  sai lầm thì sự hối hận sẽ bứt rứt không nguôi ; vì thế tôi chỉ đi bầu khi nghĩ rằng mình đã có đuợc sự lựa chọn chín chắn. Trong kỳ bầu cử  Tổng Thống  thứ 45 của Hoa Kỳ ,tôi đã  đi  bầu cho bà Hillary Clinton. 

Sở dĩ tôi không ủng hộ ông Trump ,vì tôi đã nghĩ ông chỉ là một doanh gia , chưa có một chút kinh nghiệm về chính trị thì làm sao có thể điều hành được mọi chuyện của quốc gia có trăm nghìn chuyện phải đối đầu , phải giải quyết . Trái lại ,Bà Clinton vốn là một luật sư tốt nghiệp tại đại học Yale Law university  nổi tiếng nhất nhì của Hoa Kỳ , bà từng là Đệ nhất phu nhân trong 8 năm ,8 năm làm Thượng Nghị Sĩ  và 4 năm làm  tổng Trưởng Ngoại Giao ; với một quá trình dày những kinh nghiệm , nên tôi tin sự lựa chọn của tôi thật là chính xác . 

Tôi vẫn còn nhớ cái cảm xúc của tôi vào lúc 3 giờ sáng ngày 9/11/2016. Sau một thời gian dài  hồi hộp dán mắt trên  TV về  kết quả của từng tiểu bang và cuối cùng  thì bà Hillary thất cử !  Lúc 3 giờ sáng nằm trên giường tôi vẫn không ngủ được vì lòng rất buồn , tức giận không thể nào ngờ được chuyện lại xảy ra như vậy . Lúc ấy tôi đã thông cảm với những cảm xúc giận dữ khi các Fans của bà Clinton đã phải khóc.

Vốn bản tính thích tìm hiểu, nên đã kích thích tôi tìm đọc những tin tức ,sách báo có liên hệ đến ông Trump để tìm ra cái đáp số : lý do nào mà ông Trump đã đánh bại được các đại cao thủ để đắc cử ? 

Tâm sự của Mẹ Nấm qua cuộc phỏng vấn dành cho trang "Dân Làm Báo".

Phân ưu


21 October 2018

"Người (Mỹ) gốc Việt ủng hộ Trump cao nhất cử tri gốc Á (VOA)"

CHIA BUỒN

Được tin buồn
Bạn Hiền NGUYỄN BÁ ĐẠT

Cựu Sinh Viên Khóa 8 Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh Saigòn

vừa mệnh chung ngày 27 Tháng 9 Năm 2018

tại Anh Quốc

Nguyện cầu Linh Hồn Bạn Hiền NGUYỄN BÁ ĐẠT sớm về NƯỚC CHÚA

Toàn Thể Đồng Môn Khóa 8 Đốc Sự
Học Viện Quốc Gia Hành Chánh Sàigòn

19 October 2018

Bước Nhảy Lùi Vĩ Đại Của Trung Quốc

Jonathan Tepperman
Biên dịch: Huỳnh Hoa
Trong nhiều thập niên, quốc gia này đã xoay xở tránh được phần lớn những vấn đề mà các chế độ độc tài phải chịu đựng. Giờ đây, trò chơi quyền lực cá nhân của Tập Cận Bình có nguy cơ phá hủy mọi thứ đã làm cho Trung Quốc trở nên khác biệt.

Trong bốn mươi năm qua, Trung Quốc đã tích cóp được một danh sách dài những thành tựu nổi bật. Từ năm 1978 đến 2013, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng bình quân 10 phần trăm mỗi năm, làm gia tăng mười lần mức thu nhập trung bình của người lao động trưởng thành. Tất cả sự tăng trưởng đó đã giúp khoảng 800 triệu người thoát ra khỏi đói nghèo; trong quá trình này Trung Quốc cũng giảm được 85 phần trăm mức tử vong của trẻ sơ sinh và nâng tuổi thọ bình quân thêm 11 năm.

Đáng kinh ngạc là Trung Quốc đã đạt được những thành tựu như vậy trong khi chính phủ nước này vẫn rất hà khắc về chính trị – chuyện chưa hề có tiền lệ trong lịch sử và rất, rất khó thực hiện, theo lý thuyết chính trị. Vậy nên, không có gì lạ khi nhà nghiên cứu Trung Quốc Orville Schell miêu tả thành tích này như là “một trong những phép lạ gây sửng sốt nhất về phát triển kinh tế trong lịch sử thế giới”.

Phẩm chất kỳ diệu của những thành tựu của Trung Quốc làm cho những gì đang xảy ra ở đất nước này ngày hôm nay trở nên hết sức bi thảm – và gây hoang mang. Dưới vỏ bọc chống tham nhũng, chủ tịch Tập Cận Bình đang từng bước xóa bỏ hầu như mọi cuộc cải cách đã làm cho Trung Quốc đạt được sự tăng trưởng ngoạn mục trong bốn thập kỷ qua. Thay cho một hệ thống dù khiếm khuyết nhưng cực kỳ thành công, ông ta đã dựng lên một sự sùng bái cá nhân to lớn chỉ tập trung vào cá nhân ông ta, ông ta thâu tóm mọi quyền hành vào tay mình hơn bất kỳ nhà lãnh đạo Trung Quốc nào kể từ thời Mao Trạch Đông.

Trong ngắn hạn, những nỗ lực của Tập có thể làm cho Trung Quốc bớt tham nhũng và ổn định hơn. Nhưng bằng việc hủy diệt nhiều cơ chế đã giúp cho phép lạ Trung Quốc có thể xảy ra, có nguy cơ Tập sẽ đảo ngược những kết quả ấy và biến Trung Quốc thành một nhà nước cảnh sát khác nữa (hãy nghĩ tới một phiên bản Bắc Triều Tiên khổng lồ và cởi mở hơn): không có hiệu quả, vô tích sự, dễ đổ vỡ và hiếu chiến. Và đó là điều đáng lo không chỉ cho 1,4 tỉ người Trung Quốc mà cho tất cả chúng ta.

Để hiểu điều gì đang làm cho chiến dịch xây dựng đế quốc cá nhân của Tập trở nên nguy hiểm như thế, trước hết cần hiểu những gì đã làm cho Trung Quốc trở nên phi thường trong thời gian dài như vậy. Xuyên suốt lịch sử hiện đại, đa số các nhà độc tài và các nhà nước độc đảng đều có chung một số đặc điểm căn bản. Quyền lực nằm trong tay của một nhóm nhỏ các cá nhân. Để giữ quyền lực, các cá nhân này đàn áp những người bất đồng và cai trị bằng sự đe dọa. Bởi vì đám công chức quan liêu và dân chúng sống trong sợ hãi, họ cạnh tranh nhau để bợ đỡ các ông chủ. Không ai nói lên sự thật, nhất là khi sự thật ấy làm cho họ và các lãnh đạo của họ trông xấu xí đi. Kết quả là, các bạo chúa tự cô lập – mà cái tôi của họ được thổi phồng lên bằng những lời xu nịnh thường xuyên và khúm núm – tự thấy mình ngày càng xa rời thực tế, xa rời phần còn lại của thế giới (hãy nghĩ tới Kim Jong Un, Bashar al-Assad hoặc Robert Mugabe) và rốt cuộc họ cai trị một cách tùy hứng, cai trị theo bản năng với rất ít ý thức về những gì đang thật sự xảy ra ở đất nước họ. Tác động của sự ngu muội này đối với chính sách đối nội và đối ngoại thật là thảm họa.

Dậy đi con, thơ

Bài thơ này xuất hiện trên FB của Nguyễn Trung Hiếu nhưng sau đó chưa tới 24 giờ, trang FB của Nguyễn Trung Hiếu không còn hiển thị nữa. Tuy thế, lời thơ thiết tha đã lay động trái tim của người đoc và vì thế lan truyền trên FB môt cách nhanh chóng.
Dậy đi con, dậy ba dắt con đi
Đến Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc
Nhanh lên con kẻo không còn kịp
Ngày hôm nay người ta bấm nút
Quyết định cho thuê đất của tổ quốc mình
Con tôi vẫn ngái ngủ trong giường
“Người ta thuê chứ có phải mua đâu cha?
Thuê rồi trả lại!”
99 năm sau ơi con khờ dại
Lúc đó con và cha xanh cỏ mấy đời
Nhanh lên con sắp tới giờ bấm nút rồi
Có thể những đặc khu kia láng giềng người ta đến ở
Và cư dân nói chuyện bằng Hoa ngữ
Cha con mình đến đấy liệu có được nữa không?
Con tôi vẫn uể oải trong màn
“Đặc khu là gì cha?”
Là nơi mà người ta đến đầu tư nhận nhiều ưu đãi,
Là nơi mà tiền mọc ra chúng ta chỉ thò tay là hái,
Là chốn người ta cày để chia lãi cho mình.
Con tôi bật dậy thật nhanh
“Thật không cha? Có quốc gia nào mà ngu như rứa?
Mà làm ra tiền chia ta nhiều rứa???
Sao người ta không làm đặc khu cho dân mình cha nhỉ???
Chỉ cho dân mình thuê thôi ???”
Dậy đi con trời tảng sáng rồi
Dậy để cha nói với con những điều suốt đêm cha không tài nào chợp mắt
Người ta dạy cha nền kinh tế Việt Nam nên bước lên bằng nội lực
Bằng mũi nhọn xoáy vào công nghiệp nặng con ơi
Bao nhiêu năm mà vẫn thế thôi
Ngành luyện kim ì ạch
Bán dầu thô cho nước khác
Mua về xăng dầu đã lọc
Buồn ơi.
Dậy đi con. Mở bản đồ tổ quốc ra cha nói con này
Tổ quốc mình một dải
Bờ biển xanh xanh nối tiếp chân trời
Những quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa giữa biển khơi
Nước lạ ngang nhiên cướp của mình hơn phân nửa
Người ta ngang nhiên kéo giàn khoan thăm dò dầu khí
Người ta dùng tàu đánh đuổi ngư dân
Người ta xây cả đường băng
Nếu nối trên bản đồ vào ba đặc khu
Như hình chân vạc…
Tim cha như có ai bóp nghẹt
Đi thôi con đến thăm những mảnh đất
99 năm cho thuê
Rất có thể
Thành chỗ di dân
Người nước ngoài đông hơn cả người Việt
“Sao không là một trăm năm hả cha?”
Một trăm là số có ba chữ số
Nghe thấy kinh rồi
99 thôi con ơi…
Cái này cha sẽ chỉ cho con thấy ở chiêu bài định giá
Của những nhà marketing
Dậy mà xem những chuyện nực cười
Ông giáo dục nước mình vẫn luẩn quẩn trong vòng cải cách
Ông giao thông trưng tấm biển “thu giá” cho trạm BOT
Ông giáo dục cũng chẳng vừa
Thay “học phí” bằng học giá liền sau
Cha một đời cúi cổ cày sâu
Con chữ cắn đôi chưa rành mà vẫn thấy gai con mắt
Mà thấy tim mình đau thắt
Người ta ngang nhiên nhân danh cho thế hệ hậu sinh mình.
Nguyễn Trung Hiếu

18 October 2018

Nửa đùa nửa thật: Phụ nữ thật sự muốn gì?

Vua Arthur trẻ tuổi của nước Anh, bị quân Pháp phục kích và bắt giữ. Lẽ ra vua nước Pháp sẽ giết ngài, nhưng vẻ trẻ trung dễ mến của Arthur đã làm cho vua Pháp động lòng trắc ẩn. Ông hứa sẽ trả tự do cho Arthur nếu giải được câu đố rất khó. Thời hạn trả lời là một năm, không giải được Arthur sẽ phải chết.

Câu đố là: Phụ nữ thật sự muốn gì?

Câu đố này có lẽ đến nhà thông thái nhất thế gian cũng đành chịu nên đối với Arthur quả là thử thách quá lớn, nhưng dù sao vẫn còn có cơ hội sống. Arthur chấp nhận và tìm cách.

Khi trở về Anh Quốc, ngài hỏi tất cả mọi người từ các công chúa, các gái mại dâm, các vị cha xứ đến cả các quan toà, nhưng không ai đưa ra được câu trả lời hoàn hảo. Ai nấy khuyên nhà vua đến hỏi mụ phù thuỷ già, vì có lẽ chỉ còn bà ta mới giải được câu hỏi hóc búa này.

Những ngày cuối cũng đã tới gần. Arthur đành đến hỏi ý kiến mụ phù thuỷ (thuở xưa phù thuỷ bị kỳ thị). Bà ta đồng ý trả lời nhưng với điều kiện: để mụ cưới Garwain - Hiệp sĩ dũng cảm của Hội Bàn Tròn, người bạn thân nhất của vua.

Arthur thất kinh. Bà ta vừa xấu vừa bẩn thỉu. Ngài chưa từng thấy có ai kinh tởm như mụ ta. Không, ngài sẽ không để bạn thân phải chịu thiệt thòi như vậy.

Khi biết chuyện, Garwain nói với Arthur rằng sự hy sinh này của chàng làm sao có thể sánh được với huyết thống Hoàng Gia, sự tồn tại của Hội Bàn Tròn và Vương Quốc Anh. Chàng Hiệp sĩ chấp nhận cuộc hôn nhân và vua Arthur cũng nhận được câu trả lời.

Điều phụ nữ thật sự muốn đó là: "Có toàn quyền quyết định mọi việc trong cuộc sống của mình".

Ngay lập tức, ai cũng nhận ra mụ ta vừa nói lên một chân lý. Quả thật vua nước láng giềng rất hài lòng với lời giải đáp và cho Arthur khỏi án tử hình.

**
Đám cưới của mụ phù thuỷ và chàng Hiệp sĩ. 

Tưởng chừng không gì có thể khiến Arthur hối hận và đau khổ hơn nữa. Tuy nhiên chàng Hiệp sĩ Garwain vẫn cư xử hết sức chừng mực và lịch sự. Mụ phù thuỷ thì trái lại, trong tiệc cưới, mụ ta làm nháo nhào mọi thứ lên. Thỉnh thoảng mụ dùng bàn tay bẩn thỉu bẹo cái này một chút, bốc cái kia một tý. Mọi người hết sức kinh hãi.

Đêm tân hôn, Garwain thu hết can đảm bước vào phòng hoa chúc. Nhưng, trên giường không phải là mụ phù thuỷ già nua xấu xí mà là cô gái đẹp tuyệt trần nằm đợi chàng.

Cô từ tốn giải thích là vì chàng rất tốt với cô dưới hình dạng phù thuỷ, nên để thưởng cho chàng, nàng sẽ biến thành người vợ xinh đẹp hiền hoà 12 tiếng một ngày.

Vấn đề là chàng phải lựa chọn vào ban ngày hay ban đêm. Garwain bắt đầu cân nhắc: "Ban ngày nếu nàng xinh đẹp thì ta có thể tự hào cùng nàng đi khắp nơi, nhưng ban đêm làm sao mà ta chịu nổi? Ngược lại, ta đâu cần sỹ diện với bạn bè cơ chứ, cứ để nàng ta xấu xí trước mặt mọi người, khi màn đêm buông xuống, ta sẽ được tận hưởng những giây phút ngọt ngào bên thiên thần".

Tuy nhiên cuối cùng Garwain đáp rằng: "Nàng hãy tự quyết định lấy số phận của mình. Nàng muốn đẹp hay xấu lúc nào cũng được".

Câu trả lời tất nhiên làm cho mụ phù thuỷ hài lòng vì chàng đã hiểu được phụ nữ và cư xử đúng. Nàng cười nói rằng sẽ hóa thân thành người vợ xinh đẹp suốt đời bên chàng. Đó là phần thưởng cho đàn ông biết tôn trọng ý kiến của phụ nữ.

Cuối đời, chàng hiệp sĩ Garwain thường dặn dò con cháu: "Vợ đẹp hay xấu điều đó không quan trọng, điều cần lưu ý là từ sâu bên trong cô ta vẫn là một phù thuỷ!"

(Internet, TTR sửa chữa)

17 October 2018

Tin Cộng đồng

**Blogger Mẹ Nấm và gia đình rời Việt Nam đi Mỹ

Blogger Mẹ Nấm và hai con trên máy bay. Photo Facebook Lê Đại Triều Lâm
Blogger bất đồng chính kiến Mẹ Nấm, tức Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, và gia đình đã rời sân bay Nội Bài ở Hà Nội trưa hôm 17/10 để đến bang Texas, Hoa Kỳ.

Nhà báo Võ Văn Tạo đã xác nhận thông tin trên tại nơi cư ngụ của mẹ và hai con của nữ blogger ở thành phố Nha Trang, Khánh Hòa và cho VOA biết rằng bà Nguyễn Thị Tuyết Lan và hai con nhỏ của Mẹ Nấm đã rời nhà hôm Chủ Nhật 14/10 và sáng hôm thứ Tư 17/10 họ và nữ blogger đã gặp nhau trên máy bay.

Ông Tạo nói:

Bà Nguyễn Thị Tuyết Lan cùng hai cháu đã rời Nha Trang để đi Hà Nội từ hôm Chủ Nhật và Mẹ Nấm bị công an dẫn ra từ trại giam Thanh Hóa ra thẳng sân bay Nội Bài, họ gặp nhau trên khoang máy bay và cùng bay sang Mỹ.

“Bà Nguyễn Thị Tuyết Lan cùng hai cháu đã rời Nha Trang để đi Hà Nội từ hôm Chủ Nhật và Mẹ Nấm bị công an dẫn ra từ trại giam Thanh Hóa ra thẳng sân bay Nội Bài, họ gặp nhau trên khoang máy bay và cùng bay sang Mỹ. Tôi biết hiện nay họ chưa tới nơi, thông tin tôi được biết thì có khả năng gia đình Mẹ Nấm đến bang Texas.” (VOA)

**Kỹ sư Bùi Bỉnh Bân, cựu chủ tịch cộng đồng, qua đời

Kỹ sư Bùi Bỉnh Bân, cựu chủ tịch Cộng Đồng Việt Nam Nam California, vừa qua đời lúc 2 giờ 30 phút sáng Thứ Tư, 17 Tháng Mười, tại bệnh viện Hoag, Newport Beach,

Kỹ Sư Bùi Bỉnh Bân sinh năm 1937 tại Nam Định, từng học trường Bưởi-Chu Văn An, Hà Nội. Năm 1954, ông di cư vào Nam, học Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, rồi Đại Học Nông Lâm Súc, và tốt nghiệp kỹ sư.

Ngoài chức chủ tịch Cộng Đồng Việt Nam Nam California, ông Bân từng là chủ tịch Hội Ái Hữu Bưởi-Chu Văn An Nam California.

Trong vài năm qua, ông sáng lập đài truyền hình FreeVN.net, và có mặt tường thuật trực tiếp nhiều sinh hoạt của cộng đồng, trong vai trò “cameraman.”

**Hội QGHC Ontario họp mặt

Cuộc họp mặt được tổ chức tại tư gia anh chị Nguyễn Văn Sáu (Phạm Vi Cần) ĐS17. Sau khi huynh trưởng Trương Thới Lai qua đời, "ghế" chủ tịch bị bỏ trống hơn một năm nay. Nhân cuộc họp mặt đầu thu năm nay Hội đã bầu anh Nguyễn C.K. Nam giữ chức vác ngà voi niên khóa 2018. Sau đây là một số hình ảnh buổi họp mặt.



Mệnh Người, Vận Nước, thơ


Kim Thúy: Bức Tường*

Giới Thiệu:

Nhân tin Đỗ Mười, thủ phạm chính trong chiến dịch tiêu diệt tư sản miền Nam ngay sau khi Sài Gòn thất thủ, qua đời, chúng tôi giới thiệu một tiểu đọan trong tác phẩm “Ru” của nhà văn Canada gốc Việt Kim Thúy, người có tên trong 4 nhà văn vào chung kết để chọn trao giải thưởng Văn Chương Mới (thay thế giải Nobel về Văn Chương tạm thời bị đình chỉ trong năm nay). Trong trích đọan này, tác giả kể lại những gì xẩy ra trong căn nhà của mình khi chính quyền CS cho người đến kiểm tra tài sản sau khi đã chiếm đọat một nửa căn nhà để dùng làm trụ sở đồn công an.
TV&BH
**

Khi Việt Cộng chiếm Sài Gòn, gia đình tôi phải hiến cho họ một nửa căn nhà của mình vì chúng tôi thuộc về bên những kẻ bị lép vế. Một bức tường bằng gạch được xây ngay chính giữa nhà để chia ra làm hai địa chỉ: một của chúng tôi và một cho đồn công an địa phương.

Một năm sau, các giới chức thẩm quyền của chính quyền mới đã quay lại để dọn dẹp một nửa nhà còn lại của chúng tôi, chính xác là quét chúng tôi ra ngòai. Các cán bộ thanh tra bước vào nhà tôi không một lời thông báo, không lệnh lạc, không có cả lý do. Họ ra lệnh tất cả mọi người trong nhà tập họp trong phòng khách. Cha mẹ tôi không có nhà, nên trong lúc chờ họ về, các ông bà thanh tra ngồi hờ hững trên những chiếc ghế trạm trổ nghệ thuật, lưng giữ thẳng, tay không một lần chạm vào hai thành ghế bọc vải trắng được thêu thùa rất hoa mỹ. Mẹ tôi là người đầu tiên xuất hiện sau cánh cửa kính có khung bằng sắt. Bà mặc chiếc váy ngắn với những nếp gấp và đi giày vải chạy bộ. Sau mẹ tôi là cha tôi tay còn cầm cái vợt đánh tennis, mặt đầy mồ hôi. Cuộc viếng thăm bất ngờ của các cán bộ thanh tra đã kéo tuột chúng tôi về hiện tại trong lúc chúng tôi còn đang cố nhấm nháp những khỏanh khắc cuối cùng của quá khứ. Tất cả mọi người lớn trong nhà được lệnh ở yên tại phòng khách trong lúc các cán bộ bắt đầu công việc lập biên bản đồ đạc trong nhà.

Đám trẻ con chúng tôi được phép theo họ đi từ lầu trên xuống lầu dưới, từ phòng này sang phòng khác. Họ niêm phong hết các ngăn tủ, kệ đựng quần áo, bàn trang điểm, két sắt. Họ niêm phong luôn cả cái tủ lớn nhiều ngăn đựng tòan đồ lót phụ nữ của bà tôi và 6 con gái của bà mà không quan tâm gì đến những thứ bên trong. Với tôi, có vẻ như viên thanh tra trẻ tuổi cảm thấy ngại ngùng khi nghĩ đến những cô gái có khuôn ngực tròn đầy ở ngòai phòng khách, trên người mặc tòan đồ đắt tiền nhập cảng từ Paris. Tôi cũng đóan rằng, anh ta để trống phần liệt kê đồ đạc trong cái tủ lớn vì quá bối rối, khiến run tay không thể viết xuống. Nhưng tôi đã lầm: anh ta không hề biết mấy thứ đồ lót phụ nữ ấy để làm gì. Trong ý tưởng anh ta, chúng trông giống cái vợt pha cà phê của mẹ anh ta, may bằng vải chung quanh viền miệng vợt làm bằng kim khí, với phần dư ra làm tay cầm.

Tại chân cầu Long Biên bắt ngang sông Hồng, mỗi buổi tối mẹ anh ta đổ cà phê vào vợt rồi nhúng vợt vào chiếc ấm nhôm đựng nước sôi để pha vài cốc cà phê bán cho khách bộ hành. Vào mùa đông, bà đặt những cái cốc nhỏ chỉ vừa chứa ba ngụm vào những cái bát con đựng nước nóng để giữ ấm cà phê giữa những câu chuyện trò của khách ngồi trên chiếc ghế dài nhô hơi cao hơn mặt đất. Khách nhận ra quán nước của bà nhờ ngọn lửa của chiếc đèn dầu nhỏ xíu đặt trên mặt bàn cũng nhỏ xíu không kém, kế bên đó là cái dĩa con đựng vừa đúng 3 điếu thuốc lá. Mỗi buổi sáng, anh cán bộ thanh tra trẻ tuổi, khi ấy còn là đứa trẻ, thức dậy với những chiếc vợt pha cà phê màu nâu vá chằng vá đụp, đôi khi còn ướt sũng nước treo vào cái đinh đóng ngay trên đầu chỗ anh ngủ. Tôi nghe tiếng anh ta nói chuyện với một bạn đồng sự của mình trong một góc cầu thang. Anh ta không hiểu sao nhà tôi có nhiều thế những cái vợt pha cà phê cất trong ngăn kéo xếp chung với giấy lau mặt.Và tại sao lại là vợt đôi? Có phải là vì chúng tôi luôn luôn uống cà phê với một người bạn?

Anh cán bộ thanh tra trẻ đã lặn lội trong rừng sâu từ năm 12 tuổi để giải phóng miền Nam thóat khỏi “bàn tay lông lá” của người Mỹ. Anh ta đã phải ngủ trong hầm trú ẩn, ngâm mình dưới nước trong nhiều ngày, ẩn nấp dưới lá cây hoa súng, đã chứng kiến các đồng chí hy sinh thân mình chẹn bánh xe đại pháo, đã chịu đựng những đêm lên cơn sốt rét giữa tiếng gầm rú của máy bay trực thăng và đại bác. Ngòai hàm răng đen bóng của mẹ, anh ta không thể nhớ được khuôn mặt của cha. Vậy thì làm sao mà anh ta có thể đóan được những thứ đồ lót phụ nữ ấy là để làm gì? Ở trong rừng, trai gái đều sở hữu những thứ giống nhau: một chiếc nón cối màu xanh, đôi dép râu làm từ vỏ xe phế thải, bộ đồng phục, chiếc khăn rằn đen trắng quấn cổ. Chỉ cần mất 3 giây để đếm đồ đạc của họ, trong khi đó phải cần đến cả năm để xem chúng tôi có những gì. Chúng tôi phải thu xếp để nhường chỗ cho 10 vị cán bộ chiến-sĩ-thanh-tra vừa trai vừa gái vào ở trong nhà. Họ được quyền sử dụng nguyên một tầng lầu. Mỗi người chúng tôi thu mình vào trong góc của mình, tránh né mọi tiếp xúc ngọai trừ những cuộc kiểm tra hàng ngày chúng tôi bị buộc phải đối diện họ. Họ cần được bảo đảm rằng chúng tôi cũng chỉ có được những gì cơ bản nhất, như họ, mà thôi.

Một hôm, mười vị ở chung phòng với chúng tôi lôi chúng tôi vào phòng tắm của họ để buộc tội chúng tôi đã ăn cắp khẩu phần cá họ vừa được cấp phát. Họ chỉ tay vào bồn cầu, phân bua rằng mới ban sáng mấy con cá còn tươi tắn, tung tăng bơi lội trong đó. Bây giờ thì chúng đâu rồi?

Nhờ vào vụ mất cá, chúng tôi đã hình thành được một sự liên lạc với nhau. Sau này, cha tôi làm hư họ bằng cách kín đáo cho họ nghe nhạc. Tôi ngồi khuất dưới cây đàn dương cầm, đưa mắt dõi theo những giọt nước mắt lăn chảy trên đôi má họ, nơi sự khủng khiếp của lịch sử đã khắc những đường hằn không một chút nương tay. Kể từ đó, chúng tôi không còn nhận biết được họ là kẻ thù hay cũng là những nạn nhân, mình nên yêu hay ghét họ, sợ họ hay thực ra, thương hại họ. Về phía họ, họ cũng không thể quả quyết là họ đã giải phóng chúng tôi thóat khỏi người Mỹ, hay ngược lại, chúng tôi đã giải thóat họ ra khỏi những khu rừng rậm của Việt Nam.

Dù vậy, chỉ không lâu sau đó, thứ âm nhạc đã đem đến cho họ chút cảm thức tự do bị ném vào những đống lửa trên nóc sân thượng của căn nhà. Họ nhận được lệnh phải thiêu hủy hết sách báo, băng nhạc, phim ảnh – hết tất cả mọi thứ đi ngược lại hình ảnh của nhân dân với những cánh tay gân guốc giương cao lưỡi liềm, búa và lá cờ nền đỏ ngôi sao vàng của họ. Rất nhanh chóng, một lần nữa, họ phủ kín bầu trời bằng khói.

Những người lính của cuộc chiến năm xưa giờ ra sao? Đã có quá nhiều thay đổi từ khi bức tường gạch được xây ngăn chia chúng tôi và những người cộng sản. Tôi đã có dịp quay lại Việt Nam làm việc với những kẻ từng là nguyên cớ tạo nên sự hiện hữu của bức tường, những kẻ từng cho đó là cách để tiêu diệt hàng trăm ngàn, có lẽ hàng triệu, mạng sống. Tất nhiên, đã có nhiều sự đảo ngược, từ lúc những chiếc xe tăng lăn bánh trên đường phố Sài Gòn ngang qua nhà tôi hồi năm 1975. Từ đó, tôi thậm chí còn biết được một số từ vựng hay dùng của người cộng sản, kẻ tấn công mình năm xưa, vì bức tường Berlin đã bị đổ, vì bức màn sắt đã được kéo lên, vì tôi vẫn còn quá trẻ để bị đè nặng bởi quá khứ. Chỉ một điều, trong căn nhà của tôi sẽ không bao giờ hiện hữu một bức tường gạch. Tôi không thể thích những bức tường làm bằng gạch như nhiều người chung quanh. Họ bảo tường gạch làm cho căn nhà ấm hơn.

Kim Thúy
(Ru)

T.Vấn chuyển ngữ từ bản tiếng Anh do Sheila Fischman dịch từ nguyên bản tiếng Pháp

*Tựa bài do dịch giả đặt

15 October 2018

Cuộc trùng phùng bi thảm

 - Phạm Tín An Ninh

Theo đoàn quân tiếp thu Sài gòn mà lòng ông Hai Chi rối như tơ vò. Ông và hầu hết các đồng chí của ông ngơ ngác tưởng như chuyện mộng mị không thể nào xảy ra. Chính đơn vị của ông bị đánh tan tác gần như phải xóa sổ trong mùa hè 1972, đến nay vẫn chưa bổ sung xong, và đám bộ đội còn sống sót cũng chưa kịp hoàn hồn. Vậy mà Ban Mê Thuột mất, Tây Nguyên, Vùng 2, đến Vùng 1 có lệnh bỏ, để rồi cả miền Nam thất thủ chỉ trong vòng bốn mươi lăm ngày. Có lẽ những người ngồi trong Bộ Chính Trị ngoài Hà Nội cũng còn bất ngờ, huống hồ Hai Chi, chỉ mang quân hàm thiếu tá, làm sĩ quan hậu cần của một sư đoàn nằm tận vùng rừng núi Tây Nguyên heo hút.

Từ ngày vào bộ đội, ông Hai Chi luôn bị điều về những đơn vị chiến đấu. Nhờ phước đức mấy đời nên còn sống cho đến ngày tàn cuộc chiến. Không chết, nhưng trên người, và có thể cả trong lòng ông còn mang nhiều thương tích. Vết thương nặng nhất khi đơn vị ông bị B.52 dội bom trong trận Hạ Lào. Tiểu đoàn do ông làm thủ trưởng chỉ còn lại dưới 50 người. Nhờ thương tích ấy ông được điều về Sư Đoàn 320 làm cán bộ hậu cần. Mùa hè năm 1972, cả sư đoàn từng mang danh là Sư Đoàn Điện Biên hay Sư Đoàn Thép này gần như bị xóa sổ, khi tướng Hoàng Minh Thảo tung vào trận địa Kontum với ý đồ chiếm lấy Tây Nguyên, làm bàn đạp tiến xuống đồng bằng. Nhờ làm việc ở hậu cần nên ông Hai Chi sống sót để cuối tháng 4/75 có mặt trong đoàn quân ngơ ngác về tiếp thu Sài gòn.

Hai Chi chỉ là bí danh. Tên thật của ông là Nguyễn Công Chính, con cả của một gia đình gốc tiểu tư sản. Quê ở Hải Phòng. Trước 54 gia đình làm chủ một tiệm bán xe đạp và sản xuất xăm bánh xe. Bố mẹ sinh được năm người con, nhưng cả ba cô con gái mất sớm, chỉ còn hai cậu con trai, Hai Chi và người em út, nhỏ hơn đến mười một tuổi. Khi ông đang học Y khoa ở Đại Học Hà Nội, thì trận chiến Điện Biên Phủ kết thúc với sự thắng lợi của phe Việt Minh để Pháp phải ký Hiệp Định Genève, chia đôi đất nước. Từ vĩ tuyến 17 trở ra cả miền Bắc thuộc về Cộng Sản. Làn sóng di cư đổ xô về Hải Phòng, quê ông, nơi có những chiếc tàu há mồm chở họ vào Nam. Bị lực lượng Việt Minh tìm mọi cách ngăn chặn, nên khi ông về đến được Hải Phòng, thì nhà cửa đã bị tịch thu, không tìm được bố mẹ và người em trai của mình. Ông phải bỏ Hải Phòng, bỏ cả con đường trở thành bác sĩ, lên sống với một bà dì trên Ý Yên, Nam Định.

Nhờ có trình độ học vấn và phấn đấu liên tục để giấu đi gốc gác con nhà tiểu tư sản, ông được cho theo học khóa sĩ quan. Nhưng sau này, khi hầu hết bạn bè cùng khóa lên đến cấp đại tá, thiếu tướng, giữ nhiều chức vụ quan trọng trong quân đội hay công an, có người còn lọt vào Bộ Chính Trị, thì ông Hai Chi cứ vẫn là thiếu tá tiểu đoàn trưởng và cuối cùng, sau khi bị thương, được điều về làm cán bộ hậu cần của một đơn vị bại trận, cần thời gian để “biên chế”, bổ sung.

Giữa tháng 3/75 Ban Mê Thuột mất, rồi Quân Đoàn II và Quân Đoàn I gần như xóa sổ, sau những kế hoạch triệt thoái tồi tệ nhất trong lịch sữ chiến tranh, để cuối cùng ngày 30/4/75 cả miền Nam rơi vào tay Cộng sản.

BÔNG LÚA CHÍN LÀ BÔNG LÚA CÚI ĐẦU !, Để suy gẫm

実(みの)る程頭(ほどあたま)の下(さ)がる稲穂(いな
(Tục ngữ Nhật Bản)  

Gia đình nhỏ chúng tôi ghé đến phi trường Nhật, te tua xơ mướp vì mệt, lết tha lết thếch không giống ai giữa chuyến bay toàn hành khách sang trọng. Chúng tôi ngồi ở hàng ghế cuối, biết thân biết phận nên chờ cho mọi người ra hết mới dắt díu nhau ra sau cùng.

Nhớ hồi vợ chồng tôi và hai đứa con nhỏ (một trong hai đứa còn nằm trong bụng mẹ, tháng thứ 6) xuất cảnh đi Mỹ. Vì trường hợp phụ nữ mang thai nên IOM (cơ quan di dân quốc tế) thu xếp cho riêng chúng tôi đi đường bay quá cảnh phi trường Kyoto Nhật Bản thay vì đường ghé Hàn quốc như những gia đình khác cùng đợt hồ sơ, như vậy chúng tôi sẽ được rút ngắn chuyến đi gần nửa ngày. 
Sự tử tế chu đáo và bất ngờ này của một cơ quan thuộc Liên Hiệp Quốc, những 'người dưng nước lã' hoàn toàn xa lạ, làm tôi cảm động. Tiền mua vé máy bay cho tất cả những di dân diện tị nạn đều do IOM cho vay trước, chúng tôi sẽ trả góp sau khi đã an toàn định cư ở quốc gia mới.
      
Vậy mà vừa bước ra khỏi cửa máy bay, một tình nguyện viên của IOM, một thanh niên (sinh viên) người Nhật sáng sủa cao ráo, mặc bộ vest rất chỉnh tề, đứng sẵn đó, thấy chúng tôi là gập người chào cung kính. Cầm trên tay tấm giấy lớn ghi tên chúng tôi nhưng thực ra anh ta chẳng cần nữa vì quá dễ nhận ra cái gia đình nghèo vừa rời khỏi đất nước nghèo này. Chúng tôi sững người, ngượng nghịu lúng túng trước cái cúi chào đặc biệt của người Nhật lần đầu tiên trên đời mình được nhận.

Sau đó anh chàng kính cẩn ân cần, cố đi thật chậm để bà xã tôi không phải vội, dù đôi chân cao ngồng của chàng ta chỉ cần sải một bước là bằng chúng tôi đi ba bước. Anh chàng nói tiếng Anh chậm rãi và cố tình chọn những từ dễ đến nỗi đứa dốt sinh ngữ như tôi cũng hiểu ngay. Cái cách anh chàng tế nhị đưa chúng tôi đến nhà vệ sinh và sẵn sàng kiên nhẫn chờ ở ngoài làm tôi càng phục lăn! Nước Nhật giáo dục kiểu gì mà người trẻ của họ tuyệt vời đến thế này nhỉ?                                                                        
Rồi anh chàng chậm rãi dẫn chúng tôi đi dọc các hành lang sân bay quốc tế rộng mênh mông để đến cổng chờ chuyến bay đi Mỹ. Tôi nhớ chúng tôi đi bộ gần nửa tiếng mới tới. Cung cách của anh chàng không khác gì đang hộ tống những nhân vật quan trọng. A không, đang ấm áp đón tiếp những người rất thân thiết. Tôi nghĩ người thân ruột thịt cũng không ân cần được đến thế!

Đến nơi, anh chàng lại cung kính và áy náy xin lỗi vì bận việc phải đi gấp. Anh chàng nói sẽ gọi điện nhờ một người bạn đến ở với chúng tôi trong 8 tiếng chờ đợi.

Thì ra anh chàng đã gọi phone nhờ cô người yêu của mình  từ hồi nào. Cô ấy đến, cũng là sinh viên, nhỏ nhắn dễ thương, vừa đẹp vừa hiền, đem theo bữa cơm đắt tiền mua ở nhà hàng cùng một giỏ trái cây. Vừa gặp chúng tôi, cô ấy cũng gập người chào rất lễ phép. 

Tôi lại một lần nữa xúc động khi hiểu ra IOM có đặt sẵn suất thức ăn nhanh ở phi trường cho chúng tôi, nhưng đôi bạn trẻ này muốn đãi 'bà bầu' và hai em bé một bữa chu đáo hơn bằng chính tiền túi của họ. 

Không còn biết nói gì nữa khi nhìn cô gái Nhật dịu dàng dọn bữa ăn vẫn còn nóng ra chiếc băng ghế phi trường, chén đũa đàng hoàng, mời chúng tôi, ngồi 'hầu' bên cạnh chúng tôi với nụ cười luôn nở trên khuôn mặt dễ mến, ân cần hỏi han vợ con tôi. 

Tôi không còn tâm trí đâu mà thưởng thức món ăn.. Mỗi một miếng đưa lên miệng là mỗi hạt ngọc hạt vàng! Tôi cảm thấy mình không xứng đáng ngồi đó để được cô bé tiếp đãi như thế này. Tôi xin kiếu, xin được đi lòng vòng để ngắm cái phi trường hiện đại, để trố mắt nhìn cái thế giới khác hẳn thế giới quen thuộc của mình ở quê hương.  

Nói thật, suốt đời còn lại chúng tôi không thể quên sự tử tế và khiêm nhu của hai người bạn trẻ Nhật ấy! Con gái đầu của chúng tôi năm đó mới 8 tuổi, nó nói lớn lên, quốc gia đầu tiên con phải đi thăm, trước cả về thăm quê hương Việt Nam, nhất định phải là nước Nhật!

Gần đây tôi mới biết câu thành ngữ cổ xưa của người Nhật: "Bông lúa chín là bông lúa cúi đầu". Bao thế hệ đi trước của người Nhật đã truyền lại lời dạy đó cho con cháu: Một cây lúa khi được mùa, trĩu hạt, thì nó biết cúi đầu. Khi mình đã sung túc thịnh vượng, không được nghếch mặt lên trời tự mãn kiêu căng, nhưng biết cúi mình để kính trọng và yêu thương người khác!

(Internet)

14 October 2018

Lưỡng đảng Dân Chủ – Cộng Hoà của nước Mỹ thống nhất cao độ chủ trương chống Trung Quốc

Trần Đình Thu

Có thể nói kể từ sau Liên Xô sụp đổ đến nay, chưa có một chủ trương nào của chính phủ Mỹ đạt đến độ đồng thuận cao trong nhân dân, trong giới tinh hoa Mỹ cũng như trong hai đảng Dân chủ và Cộng hòa như chủ trương chống Trung Quốc hiện nay.

Từ ngày nổ ra cuộc chiến chống Trung Quốc, không có bất kỳ một cuộc biểu tình nào của người dân Mỹ, không có bất kỳ sự phản đối nào của nghị sĩ Dân chủ hay Cộng hòa, không có bất kỳ một ý kiến phê phán hay đề nghị xem xét lại của nhà hoạt động chính trị Mỹ nào về cuộc chiến này.

Ngay cả các doanh nghiệp Mỹ hay người nông dân Mỹ chịu ảnh hưởng trực tiếp của cuộc chiến, cũng không hề tỏ thái độ bất mãn mà chỉ có chút lo lắng về việc kinh doanh sản xuất của họ.

Trên báo chí Mỹ, những bài viết phê phán hay phản đối Trump chỉ liên quan đến những vấn đề khác chứ không liên quan đến chủ trương chống Trung Quốc của ông.

Vào ngày mùng 5 vừa qua, tại Viện Hudson, Phó tổng thống Mỹ Mike Pence nói rõ sự đồng thuận này trong bài phát biểu của ông như sau: “Khi chúng ta tề tựu nơi đây, một sự đồng thuận mới đang dấy lên trên khắp nước Mỹ…”.

Và theo Pence, sự đồng thuận không chỉ là trong người dân, mà còn trong những nhà lãnh đạo kinh doanh, các nhà báo, các trường đại học, viện nghiên cứu, các học giả…  Và trên hết là các nghị sĩ ở cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa.

Không chỉ thống nhất cao về chủ trương như lời phát biểu của Phó tổng thống Mỹ Pence, mà theo một số nguồn tin khác, thì hiện hai đảng Dân chủ, Cộng hòa còn đòi hỏi Tổng thống Trump phải mạnh mẽ hơn nữa, gây áp lực lớn hơn nữa với Trung Quốc về mọi mặt, từ thương mại kinh tế đến khoa học kỹ thuật, an ninh hàng hải và cả Dân chủ nhân quyền.

Và hiện nay Quốc hội Mỹ cũng xác định nước Mỹ không cần lợi ích đến từ Trung Quốc mà ngược lại còn sẵn sàng chấp nhận thiệt hại từ cuộc chiến chống Trung Quốc.

Có điều thú vị, khác với những cuộc chiến với Afghanistan, Iraq hay Syria, nước Mỹ chỉ hao người tốn của, thì cuộc chiến với Trung Quốc đem lại sự thịnh vượng về kinh tế cho nước Mỹ. Liên tiếp những số liệu khởi sắc của nền kinh tế Mỹ được công bố khiến ng ười dân Mỹ tin rằng Chính phủ của họ đang đi đúng hướng.

Chính vì vậy chúng ta thấy, cường độ cuộc chiến ngày càng dồn dập hơn, lĩnh vực ngày càng mở rộng hơn. Khởi đầu chỉ trong thương mại, sau thời gian rất ngắn đã lan ra khoa học kỹ thuật, an ninh hàng hải và tới đây chắc chắn sẽ xiết vấn đề nhập cư của công dân Trung Quốc.

Chúng ta đặt câu hỏi, vì sao mà có được sự đồng thuận cao này?

Đó là do vấn đề đã được đặt ra từ hàng chục năm về trước, chứ không phải từ lúc tổng thống Trump ngồi vào ghế tổng thống. Trong một bài viết hồi tháng 8 tôi đã nói rõ về vấn đề này, rằng nước Mỹ đã được đánh thức sau một thời gian dài ngủ quên bằng những số liệu kinh hoàng điều tra từ nhiều nguồn, được tập hợp lại trong cuốn sách “Death by China” và người Mỹ bàng hoàng nhận thấy sự nguy hiểm đến từ quốc gia mà họ coi là bạn đó.

Người Mỹ hiểu ra rằng họ không thể sống yên ổn nếu Trung Quốc ngày càng phát triển.

Vì vậy mà toàn bộ nhân dân Mỹ, giới tinh hoa và các nhà chính trị Mỹ đều đồng ý phải chiến đấu chống lại Trung Quốc.

Sắp tới đây người Mỹ sẽ đi bầu giữa kỳ. Những đánh giá cho thấy đảng Cộng hòa có nhiều lợi thế hơn Dân chủ, tuy nhiên nếu Cộng hòa không đạt được kết quả như mong muốn, thì cuộc chiến chống Trung Quốc của nước Mỹ cũng không có gì thay đổi.

Ngay cả khi Tổng thống Trump rời ghế Tổng thống thì cuộc chiến ấy vẫn không có gì thay đổi.

Vì đó là cuộc chiến giữa nước Mỹ và Trung Quốc chứ không phải là cuộc chiến giữa Tổng thống Donald Trump hay Đảng Cộng hòa với Trung Quốc.

T.Đ.T.
Nguồn: Bôxit VN

Phương Tây, đi đầu là Mỹ, lập liên minh tình báo chống Trung Quốc

Âm thầm nhưng kiên quyết, từ đầu năm 2018 đến nay, năm quốc gia trong nhóm Five Eyes (Năm con mắt) - mạng lưới chia sẻ tình báo hàng đầu thế giới hiện nay bao gồm Anh, Mỹ, Canada, Úc và New Zealand - đã gia tăng trao đổi thông tin mật với nhiều nước cùng chí hướng về hoạt động đối ngoại của Trung Quốc.

Thông tin này vừa được hãng tin Anh Reuters tiết lộ hôm 12/10/2018, dựa theo bảy quan chức cao cấp thuộc bốn thủ đô khác nhau.

Nhiều quan chức xin ẩn danh do tính chất nhạy cảm của thông tin được tiết lộ, đã cho rằng đà tăng cường hợp tác giữa các nước có liên quan đã lên đến mức mà người ta có thể nói rằng hoạt động của Nhóm Five Eyes đã mặc nhiên được mở rộng trên vấn đề cụ thể là các hành vi can thiệp của nước ngoài, mà trước tiên hết là của Trung Quốc.

Một quan chức Mỹ đã xác nhận với Reuters rằng : « Các cuộc tham vấn với các đồng minh của chúng tôi, với các đối tác cùng chí hướng với chúng tôi, về cách ứng phó với chiến lược quốc tế quyết đoán của Trung Quốc đã trở nên thường xuyên và ngày càng phát triển ».

Hợp tác ngày càng tăng với Đức, Nhật, Pháp…

Đối với quan chức này thì « Những cuộc thảo luận thoạt đầu chỉ mang tính chất chuyên biệt giờ đây đã trở thành những buổi tham khảo ý kiến lẫn nhau một cách chi tiết hơn về cách thức hành động và cơ hội tiếp tục đẩy manh hợp tác. »

Theo Reuters, hợp tác ngày càng tăng giữa 5 thành viên nhóm Five Eyes, với những nước như Đức, Nhật Bản, và cả Pháp trong một số trường hợp, cho thấy sự mở rộng của một mặt trận quốc tế chống lại các chiến dịch tăng cường ảnh hưởng và đầu tư của Trung Quốc.

Trong thời gian qua, trước những phản ứng càng lúc càng mạnh từ phía Washington, Canberra và nhiều thủ đô khác, Bắc Kinh đã gay gắt bác bỏ các cáo buộc cho rằng Trung Quốc đang tìm cách tác động đến các chính phủ nước ngoài, và các khoản đầu tư hải ngoại của Bắc Kinh đều nhằm ý đồ chính trị.

Theo thẩm định của Reuters, việc mạng lưới Five Eyes tăng cường phối hợp hành động đã nêu bật vai trò của Mỹ. Bất chấp những tín hiệu từ tổng thống Mỹ Donald Trump theo đó ông đã sẵn sàng đơn thương độc mã đối đầu với Trung Quốc, các thành viên trong chính quyền của ông đang nỗ lực làm việc để hình thành một liên minh không chính thức để chống lại Bắc Kinh.

Bắc Kinh thất bại trong việc lôi kéo châu Âu bỏ Mỹ theo Tầu

Đối với Trung Quốc thì đó là một vố đau, xóa tan hy vọng của Bắc Kinh về việc thuyết phục các nước châu Âu rời xa Mỹ để xích lại gần Trung Quốc hơn, trong bối cảnh các nước châu Âu đang bất an trước chính sách "nước Mỹ trên hết" của tổng thống Trump.

Theo các quan chức đã đồng ý trả lời hãng Reuters, thì các cuộc đàm phán đã diễn ra một cách kín đáo, và chủ yếu trên cơ sở song phương. Không quan chức nào xác nhận việc Đức, Nhật Bản hay các quốc gia khác ngoài mạng lưới Five Eyes đã được mời đến các cuộc họp của liên minh tình báo, được thành lập sau Thế Chiến Thứ II để chống lại ảnh hưởng của Liên Xô.

Thế nhưng, một thông báo công bố sau một cuộc họp của nhóm Five Eyes tại Úc vào cuối tháng Tám vừa qua, đã gợi lên một sự phối hợp chặt chẽ hơn, xác định rằng nhóm Năm Con Mắt sẽ sử dụng đến các "quan hệ đối tác toàn cầu" và đẩy nhanh việc chia sẻ thông tin về các hoạt động can thiệp của nước ngoài.

Như vậy là một liên minh quốc tế chống các thủ đoạn của Trung Quốc xen vào nội tình các nước khác đang được hình thành, nối tiếp theo một loạt những hành động ở cấp quốc gia - ở Mỹ, ở Đức, ở Úc… - nhằm hạn chế đầu tư của Trung Quốc vào các công ty công nghệ nhạy cảm và chống lại những điều mà một số chính phủ cho là một chiến dịch ngày càng mạnh đang được chế độ Tập Cận Bình phát triển, để lũng đoạn các chính phủ và xã hội nước ngoài theo hướng có lợi cho Trung Quốc.

Nguồn: rfi

Tùy bút

H ình như thuở đó có một học sinh nghèo "ngoại đạo" mới vừa 16 tuổi, quê mùa nhút nhát, đang nuôi dưỡng một tình "yêu-hoa-cúc...