12 July 2017

Người Trung Quốc đã "càn quét" quốc gia châu Phi này như thế nào?

Thủy Thu

Ảnh: Indian Defence Analysis

Những người Trung Quốc ở châu Phi

5h30 sáng, tại Swakopmund (Namibia) - mảnh đất với kiến trúc cổ kính mang phong cách Đức đã trải qua hàng trăm năm lịch sử - một số nam giới mặc đồng phục kaki, quần sọc trắng phản quang lặng lẽ rời khỏi các tòa nhà bước đi trong màn sương sớm.

Họ không phải người châu Phi mà là người Trung Quốc. Khi những người này tụ tập tại một căn nhà nhỏ trên đường Libertina Amathila Avenue thì những người khác trong thị trấn bên bờ biển Đại Tây Dương vẫn chưa tỉnh giấc.

Dylan Teng - một người kỹ sư trẻ (người Tứ Xuyên, Trung Quốc) đeo cặp kính gọng vàng hòa lẫn vào nhóm đông kia, ăn ngấu nghiến bữa sáng với bánh bao và cháo - kể từ khi tới Namibia từ hơn 3 năm trước, mỗi bữa sáng của Teng đều trôi qua như vậy.
Người Trung Quốc đã càn quét quốc gia châu Phi này như thế nào? - Ảnh 1.

Công nhân Trung Quốc tại mỏ Husab.
Ảnh: Namibian Mining News
Sau bữa sáng, Teng lên một chiếc xe buýt, không quên mang theo thêm suất cơm trưa đã được nhà bếp chuẩn bị sẵn. Lúc này mới là 6 giờ sáng.

Một tiếng sau đó, chiếc xe buýt đi qua một sa mạc gồ ghề tới Husab Uranium Mine - mỏ uranium lớn thứ hai thế giới với vốn đầu tư lên tới 4,6 tỷ USD. "Trước đây, tôi chưa từng nghĩ tới, tôi sẽ đến nửa kia thế giới", Teng nói.

Trong khi đó, tại Walvis Bay (Namibia), một nhà hàng sơn xanh treo tấm biển "Đêm Thượng Hải" bằng tiếng Trung. Bên trong, khách đến ăn trưa đã rời đi, chỉ còn lại sáu người ngồi quây bên chiếc bàn, trong đó có vợ chồng chủ nhà hàng James Shen và Rose.

Họ ngồi chăm chăm thưởng thức tôm mà không hề trò chuyện. Chiếc ti vi màn hình phẳng treo trên tường đang chiếu bản tin đặc biệt - miêu tả sức mạnh quân đội Trung Quốc - trên kênh quốc tế của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV.

"Chồng tôi đến tìm hiểu kinh doanh, anh ấy thích thú với không gian khoáng đạt nơi đây", Rose cho biết, vợ chồng cô thuộc làn sóng di dân Trung Quốc thời kỳ đầu. Họ đến châu Phi từ hơn 20 năm trước.

Theo The New York Times (NYT-Mỹ) , những người di dân Trung Quốc trên khắp thế giới đều giống nhau. Họ bắt đầu mở một cửa hàng nhỏ, bày bán quần áo, giày dép và túi xách giá rẻ được vận chuyển từ Trung Quốc qua. Như vợ chồng Rose hiện tại, họ đã nắm trong tay một khách sạn, nhà hàng, quán karaoke, tiệm massage và một công ty thương mại.

Hiện nay, mỗi thị trấn ở Namibia hầu như đều có cửa hàng của người Trung Quốc, trên khắp châu Phi, có cả hàng nghìn cửa hàng như vậy.

Khu phố người Hoa ở thủ đô Windhoek (Namibia) với hàng chục cửa hàng bày bán nhiều loại hàng hóa từ những đôi giày giả nhãn hiệu Nike, đồ chơi nhựa cho trẻ em, tấm pin năng lượng mặt trời đến điện thoại di động đã qua sử dụng.

Một khách hàng nam chia sẻ với NYT rằng, anh thích giá thành rẻ của các mặt hàng tại đây nhưng cũng không hài lòng với chất lượng kém của những mặt hàng này hơn nữa lại gây thiệt hại cho ngành công nghiệp dệt may địa phương.

Wu Qiaoxia - một chủ doanh nghiệp Trung Quốc cho biết, ông ta không quan tâm đến những lời chỉ trích này. "Trước khi chúng tôi đến, rất nhiều đứa trẻ Namibia, thậm chí còn chẳng có giày để đi. Người ở đây cần mọi thứ, chúng tôi bán giá rẻ cho họ", Wu bao biện.

Chỉ trong vòng 10 năm, các nhà đầu tư khai thác quặng Trung Quốc
đã tăng gấp hơn 25 lần ở châu Phi. Ảnh: Tân Hoa Xã



Hệ quả của bước chân di dân TQ

Một sáng cuối tháng 12/2016, nhà sinh vật học người Namibia Chris Brown đang ngồi một mình trong văn phòng thì bất ngờ nghe tiếng gõ cửa.

Mở cửa, trước mặt ông là hai người Trung Quốc mặc sơ mi chỉnh tề với khuôn mặt giận giữ. Họ là Thư ký thứ nhất và thư ký thứ hai của Đại sứ quán Trung Quốc tại Namibia. Brown kể lại, một người trong số họ ném qua cửa một bức thư nhàu nát và quát lớn: "Toàn lời nói nhảm, anh đang phá hoại hình tượng quốc tế của Trung Quốc".

Hóa ra, những tờ giấy trên là thư kiến nghị do chính Chris tận tay gửi cho Đại sứ quán Trung Quốc, sau đó còn gửi cho các cơ quan ngoại giao, truyền thông và tổ chức quốc tế khác. Thư kiến nghị được 45 tổ chức môi trường địa phương ký xác nhận.

Nội dung thư cáo buộc công dân Trung Quốc gia tăng hoạt động săn bắt trộm động vật hoang dã và chỉ trích đại sứ quán chưa có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Theo đó, trong hai năm qua, Namibia đã bị bắt trộm gần 200 con voi và tê giác đang bị đe dọa. Tháng 11, một tay buôn lậu Trung Quốc tàng trữ 18 sừng tê giác đã bị bắt giữ tại sân bay Johannesburg (Nam Phi). Toàn bộ số sừng tê giác này đều có nguồn gốc từ Namibia.

Hai tháng trước, bốn thanh niên Trung Quốc đã bị phạt 14 năm tù do cố găng buôn lậu 154 sừng tê giác vào năm 2014.

"Anh đã xúc phạm uy tín của Trung Quốc. Chỉ có một vài người Trung Quốc tham gia săn bắt trộm", một quan chức Trung Quốc lên tiếng.

"Không, nhu cầu của Trung Quốc đang thúc đẩy tất cả những điều này. Tôi cho rằng, họ đang cố gắng tước đoạt mọi nguồn tài nguyên của chúng tôi mang về Trung Quốc", Brown đáp trả.

Sau một hồi đối đáp, Brown mời hai quan chức Trung Quốc vào phòng thảo luận và cho họ xem những bức ảnh voi và tê giác bị sát hại.

"Họ trở nên bình tĩnh hơn", ông nhớ lại. Mấy ngày sau, ông được gặp Đại sứ Trung Quốc nhưng đại sứ đã cảnh cáo ông, không được để một vài "con sâu" phá hoại hình ảnh của cả xã hội người Hoa.

Một cửa hàng tạp hóa Trung Quốc tại Namibia. 
Ảnh: New York Times
Tuy nhiên, Brown cho biết, vấn nạn ngày càng trở nên cấp bách và gây áp lực với Đại sứ Trung Quốc, cuối cùng đại sứ này đã đồng ý tham gia chiến dịch chống săn bắt trộm động vật hoang dã.

Hay như chuyện về Dylan Teng - kỹ sư người Tứ Xuyên Trung đang làm việc tại Namibia. Là điều phối viên xử lý vận chuyển uranium tại mỏ Husab, Teng thường điều khiển 26 xe tải vận cỡ lớn. Cho đến nay, những chiếc xe này đã mang đi hơn 100 triệu tấn quặng từ các mỏ lộ thiên tại Husab.

NYT cho biết, nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách của sự phát triển kinh tế, Bắc Kinh nỗ lực tìm kiếm nguồn vật lực để đảm bảo vòng xoay kinh tế. Do đó, ngoài đầu tư vào lĩnh vực dầu khí và khí đốt thiên nhiên, các doanh nghiệp Trung Quốc còn thu mua quặng trên khắp thế giới; đồng của Peru, niken của Papua New Guinea.

Ở châu Phi, chỉ trong vòng 10 năm, các nhà đầu tư khai thác quặng Trung Quốc đã tăng hơn 25 lần và từ chỉ có vài cổ đông tham gia khai thác quặng từ năm 2006 đã tăng lên hơn 120 cổ đông vào năm 2015.

Tuy nhiên, đối với một số người Namibia, vốn vay và đầu tư từ Trung Quốc chưa thể tạo điều kiện giảm tỷ lệ thất nghiệp tại quốc gia Nam Phi này. Hơn nữa, những thông tin bê bối liên quan đến người Trung Quốc như trốn thuế, rửa tiền, săn bắt trộm động vật hoang dã quý hiếm càng khiến người dân địa phương thất vọng.

Hiện nay, Namibia đã bắt đầu thực hiện một số động thái phản đối. Năm 2016, chính phủ Namibia đã hủy bỏ một hợp đồng vay vốn nhằm mở rộng sân bay Windhoek, trị giá 570 triệu USD với một doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc.

Tháng 9 cùng năm, cùng với việc tăng trưởng kinh tế chậm và số nợ nước ngoài chiếm hơn 40% GDP, chính phủ Namibia đã đình chỉ tất cả các kế hoạch kêu gọi đấu thầu mới. Chính trị gia người Namibia - ông Calle Schlettwein cho biết, đóng băng các kế hoạch đấu thầu là động thái thận trọng để thắt lưng buộc bụng chứ không phải là biện pháp cụ thể để chống lại Trung Quốc.

Nhưng ông cũng cho hay, "điều này cũng phát đi thông điệp rằng, lợi ích của Namibia không thể bị tùy ý chà đạp...".

Hoàng Hoằng Tường - một cựu nhà báo Trung Quốc từng tham gia điều tra vấn nạn săn trộm ngà voi và sừng tê giác cho biết: "Trong nhiều vấn đề trên toàn cầu, người Trung Quốc là một phần của vấn đề, cho nên họ cũng cần phải trở thành một phần của các phương án giải quyết vấn đề đó".

(Theo Thời Đại)

No comments:

Post a Comment

Để Suy Gẫm

Hỏi: Tôi là một cô gái Hồi giáo và tôi muốn cải đạo sang Ấn Độ giáo. Làm sao để tôi thuyết phục gia đình về quyết định của mình? Đáp: Bạn đã...