Thanh Phong
Chuyến công du châu Á đầu tiên của Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson tuần qua tiếp tục được báo chí trong khu vực bàn luận, đặc biệt là về chuyến đi Trung Quốc của ông trong hai ngày 18 và 19/03.
Riêng tờ The Japan Times của Nhật thì lo lắng đặt câu hỏi trong hàng tựa : « Lãnh đạo ngoại giao Mỹ đã vô tình tạo cho Trung Quốc một " mối quan hệ đại cường mới " ? ». Lý do là vì, theo nhận xét của tờ báo, trong chuyến đi đầu tiên của ông tới nước này, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson đã sử dụng các cụm từ và ngôn ngữ thường được Đảng Cộng sản Trung Quốc sử dụng.
Tại Bắc Kinh, ông Tillerson đã đề cập đến mối quan hệ Mỹ-Trung Quốc như là được "xây dựng trên nguyên tắc không đối đầu, không xung đột, tôn trọng lẫn nhau và luôn tìm kiếm các giải pháp có lợi cho cả hai bên". Đó là những ngôn từ thường được Bắc Kinh sử dụng và điều đó đã làm một số chuyên gia ngạc nhiên. Cụm từ "tôn trọng lẫn nhau" có thể được hiểu là tôn trọng những gì mà Trung Quốc xem là "lợi ích cốt lõi" của họ.
Những lợi ích cốt lõi này bao gồm các vấn đề về lãnh thổ và chủ quyền, chẳng hạn như tranh chấp Trung - Nhật trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Biển Hoa Đông, cũng như tranh chấp trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông. Đài Loan, mà Trung Quốc coi một tỉnh phản nghịch, nếu cần sẽ dùng vũ lực để thống nhất với Hoa lục, cũng là một lợi ích cốt lõi.
Trong các tuyên bố được công bố sau cuộc gặp với ông Tillerson, chủ tịch Tập Cận Bình đã nhấn mạnh hợp tác là "sự lựa chọn đúng đắn duy nhất" đối với quan hệ Trung-Mỹ, vì theo ông, các lợi ích chung của Trung Quốc và Mỹ vượt xa sự khác biệt giữa hai nước.
Các phương tiện truyền thông Nhà nước của Trung Quốc cũng đã đăng nhiều bài ca ngợi những tuyên bố ông của Tillerson, nói rằng Ngoại trưởng Mỹ đã "ngầm thừa nhận" mô hình quan hệ đại cường mới » của Bắc Kinh.
Ngay cả Hoàn Cầu Thời Báo, nổi tiếng với giọng điệu dân tộc chủ nghĩa cực đoan, cũng nhấn mạnh rằng Tillerson đã hai lần đề cập đến "nguyên tắc không đối đầu, không xung đột, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi", trong khi chính quyền Obama trước đây không hề nói đến điều này.
Theo The Japan Times, các đồng minh của Mỹ trong khu vực, cụ thể là Tokyo và Seoul, đã rất lo lắng theo dõi cách thức mà chính quyền Trump đối phó với một nước Trung Quốc ngày càng mạnh.
Khi được hỏi là phải chăng Tillerson muốn bắn một tín hiệu cho Bắc Kinh bằng cách diễn đạt với những ngôn từ gần như giống hệt nhau, phát ngôn viên Mark Toner của Bộ Ngoại giao nói rằng Ngoại trưởng Mỹ chỉ cố chuyển tải một điều là Hoa Kỳ cũng muốn có một quan hệ «thắng-thắng» với Trung Quốc.
Trên thực tế, theo The Japan Times, gần như chắc chắn ông Tillerson đã tỏ thái độ cứng rắn hơn khi hội đàm kín với giới lãnh đạo Bắc Kinh, nên việc sử dụng những ngôn từ nói trên có lẻ là nhắm để cho Trung Quốc vớt vát thể diện.
Trong một tuyên bố, Tillerson đã thể hiện quan điểm cứng rắn của ông với Trung Quốc khi nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc tôn trọng "trật tự dựa trên luật lệ để giải quyết các tranh chấp lãnh hải và tự do hàng hải và hàng không". Đây là một cách để duy trì nguyên trạng ở Biển Hoa Đông và Biển Đông, và cũng nhằm để trấn an thủ tướng Nhật Shinzo Abe, người cũng có đường lối cứng rắn trước những hành động xâm lấn của Trung Quốc trên hai vùng biển đó.
Theo một chuyên gia được tờ The Japan Times trích dẫn, tuy Trung Quốc sẽ rất vui mừng với cử chỉ hợp tác của Tillerson, Bắc Kinh không ngây thơ đến mức nghĩ rằng những khác biệt sâu sắc giữa hai bên sẽ biến mất như có "phép mầu". (Nguồn: RFI Tiếng Việt)
Riêng tờ The Japan Times của Nhật thì lo lắng đặt câu hỏi trong hàng tựa : « Lãnh đạo ngoại giao Mỹ đã vô tình tạo cho Trung Quốc một " mối quan hệ đại cường mới " ? ». Lý do là vì, theo nhận xét của tờ báo, trong chuyến đi đầu tiên của ông tới nước này, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson đã sử dụng các cụm từ và ngôn ngữ thường được Đảng Cộng sản Trung Quốc sử dụng.
Tại Bắc Kinh, ông Tillerson đã đề cập đến mối quan hệ Mỹ-Trung Quốc như là được "xây dựng trên nguyên tắc không đối đầu, không xung đột, tôn trọng lẫn nhau và luôn tìm kiếm các giải pháp có lợi cho cả hai bên". Đó là những ngôn từ thường được Bắc Kinh sử dụng và điều đó đã làm một số chuyên gia ngạc nhiên. Cụm từ "tôn trọng lẫn nhau" có thể được hiểu là tôn trọng những gì mà Trung Quốc xem là "lợi ích cốt lõi" của họ.
Những lợi ích cốt lõi này bao gồm các vấn đề về lãnh thổ và chủ quyền, chẳng hạn như tranh chấp Trung - Nhật trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Biển Hoa Đông, cũng như tranh chấp trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông. Đài Loan, mà Trung Quốc coi một tỉnh phản nghịch, nếu cần sẽ dùng vũ lực để thống nhất với Hoa lục, cũng là một lợi ích cốt lõi.
Trong các tuyên bố được công bố sau cuộc gặp với ông Tillerson, chủ tịch Tập Cận Bình đã nhấn mạnh hợp tác là "sự lựa chọn đúng đắn duy nhất" đối với quan hệ Trung-Mỹ, vì theo ông, các lợi ích chung của Trung Quốc và Mỹ vượt xa sự khác biệt giữa hai nước.
Các phương tiện truyền thông Nhà nước của Trung Quốc cũng đã đăng nhiều bài ca ngợi những tuyên bố ông của Tillerson, nói rằng Ngoại trưởng Mỹ đã "ngầm thừa nhận" mô hình quan hệ đại cường mới » của Bắc Kinh.
Ngay cả Hoàn Cầu Thời Báo, nổi tiếng với giọng điệu dân tộc chủ nghĩa cực đoan, cũng nhấn mạnh rằng Tillerson đã hai lần đề cập đến "nguyên tắc không đối đầu, không xung đột, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi", trong khi chính quyền Obama trước đây không hề nói đến điều này.
Theo The Japan Times, các đồng minh của Mỹ trong khu vực, cụ thể là Tokyo và Seoul, đã rất lo lắng theo dõi cách thức mà chính quyền Trump đối phó với một nước Trung Quốc ngày càng mạnh.
Khi được hỏi là phải chăng Tillerson muốn bắn một tín hiệu cho Bắc Kinh bằng cách diễn đạt với những ngôn từ gần như giống hệt nhau, phát ngôn viên Mark Toner của Bộ Ngoại giao nói rằng Ngoại trưởng Mỹ chỉ cố chuyển tải một điều là Hoa Kỳ cũng muốn có một quan hệ «thắng-thắng» với Trung Quốc.
Trên thực tế, theo The Japan Times, gần như chắc chắn ông Tillerson đã tỏ thái độ cứng rắn hơn khi hội đàm kín với giới lãnh đạo Bắc Kinh, nên việc sử dụng những ngôn từ nói trên có lẻ là nhắm để cho Trung Quốc vớt vát thể diện.
Trong một tuyên bố, Tillerson đã thể hiện quan điểm cứng rắn của ông với Trung Quốc khi nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc tôn trọng "trật tự dựa trên luật lệ để giải quyết các tranh chấp lãnh hải và tự do hàng hải và hàng không". Đây là một cách để duy trì nguyên trạng ở Biển Hoa Đông và Biển Đông, và cũng nhằm để trấn an thủ tướng Nhật Shinzo Abe, người cũng có đường lối cứng rắn trước những hành động xâm lấn của Trung Quốc trên hai vùng biển đó.
Theo một chuyên gia được tờ The Japan Times trích dẫn, tuy Trung Quốc sẽ rất vui mừng với cử chỉ hợp tác của Tillerson, Bắc Kinh không ngây thơ đến mức nghĩ rằng những khác biệt sâu sắc giữa hai bên sẽ biến mất như có "phép mầu". (Nguồn: RFI Tiếng Việt)
No comments:
Post a Comment