31 January 2014

Cuối năm nghe chơi một CD nhạc Tết

 Tưởng Năng Tiến

"Chiều nay, chiều cuối năm, ở một góc trời xa, tôi ngồi ghi lại những ý nghĩ lan man vụn vặt để gửi bạn đọc chơi – sau khi nghe hết một CD nhạc trong quán vắng, bắt đầu từ bản Hoa Xuân của Phạm Duy, đến bản cuối cùng (“Xuân Này Con Không Về”) của Trịnh Lâm Ngân"...

**

Xuân vừa về trên bãi cỏ non / Gió xuân đưa lá vàng xuôi nguồn / Hoa cười cùng tia nắng vàng son / Lũ ong lên đường cánh tung tròn...

Nếu thực sự có mùa xuân êm đềm, và tươi thắm tới cỡ đó mà bạn vẫn chưa hài lòng thì xin nghe thêm vài câu nhạc nữa – cũng từ bản “Hoa Xuân,” của Phạm Duy:

Có một chàng thi sĩ miền quê / Hái bông hoa trao người xuân thì / Có một bầy em bé ngoài đê / Hát câu i tờ đón xuân về...

Tôi dám cá là ngay cả vào Thời Trung Cổ, cũng không nơi nào có một mùa xuân an bình và tươi đẹp đến như vậy. Mà Phạm Duy đâu phải là người thuộc Thời Trung Cổ. Vậy chớ thằng chả kiếm ở đâu ra một mùa xuân (vào thời đại chúng ta) mà thái hòa và an lạc dữ vậy cà? Thiệt nó đẹp như mơ vậy đó nha. Và sao tui nghi là ổng đã nằm mơ (thiệt) quá hà. Chớ giữa chúng ta, nhất là những kẻ sinh trưởng ở miền Nam Việt Nam, có mấy ai đã từng nhìn thấy cái đê. Bờ đê trần trụi vắng hoe cũng khỏi có luôn, nói chi đến “một bầy em bé... hát câu i tờ đón xuân về” – vào một buổi chiều xuân nào đó, đã xa lắc xa lơ – trên bờ đê lộng gió!

Còn chuyện “có một chàng thi sĩ miền quê, ngắt bông hoa trao người xuân thì” (... ôi thôi) nhắc đến làm chi cho nó thêm buồn. Tìm đâu ra (nữa) một thằng cha làm thơ dễ thương và hiền lành đến thế? Tui nói vậy bạn dám cãi lắm nha. Bạn dám sẽ đưa Nguyễn Bính ra làm bia đỡ đạn, với lý do “ổng là thi sĩ miền quê cuối cùng” của thời đại chúng ta. Tệ hơn nữa, bạn còn dám mang những bài thơ lục bát (đã được “phóng ảnh treo tường” để bán) của Nguyễn Duy ra để hù tui nữa – không chừng?
Xin lỗi bạn chớ, cỡ Tú Xương đây mà cũng đã có lúc phải ứa lệ – rấm rứt khóc thầm (dám bằng tiếng Pháp) vì nạn đô thị hóa, đây nè:

Sông kia giờ đã nên đồng / Chỗ làm nhà cửa, chỗ giồng ngô khoai
Đêm nghe tiếng ếch bên tai / Giật mình còn tưởng ai gọi đò...

Xá gì Nguyễn Bính, nói chi tới cỡ Nguyễn Duy. Tóm lại, tui tin rằng Nguyễn Khuyến mới đích thực là thi sĩ miền quê cuối cùng của dân tộc Việt Nam:

Thiệp Mừng Xuân


28 January 2014

Câu Đối Tết


Góp Ý

Thưa Diển Đàn,
Hình họa hay chụp hai bức tranh đẹp quá . Chúng tôi mạo muội góp ý mua vui:
Về câu đối ba chữ cuối hợp vần nhưng ý thì không ổn lắm.
Mai Lan Nảy Lộc đối lại Cúc Trúc Đâm Chồi thật tuyệt. 
"Mừng Xuân Mới" đối với "Ngóng Tết Xưa"?,
Chữ Ngóng đối lại chữ Mừng chỉnh vần không chỉnh về ý. Ngóng nghỉa trông mong chờ đợi những gì sắp đến . . . sẽ xẩy ra,. Có thể nào thay vào chữ Nhớ ? (hợp vần đối và đi với ý chữ Tết Xưa), chuyện ngày xưa đã qua thì Nhớ không thể Ngóng chuyện dĩ vãng xưa được. Viết lại quí vị xem có hợp hơn không :
Mai Lan Nảy Lộc Mừng Xuân Mới
Cúc Trúc Đâm Chồi Nhớ Tết Xưa
Xin quí vị hiểu cho vì vui mừng Xuân năm nay mà buồn nhớ những cái Tết ngày xưa với thân nhân bạn bè lúc trước 1975 khi còn ở quê nhà những cái Tết sau đó kẻ còn người mất, gia đình ly tán, quốc phá gia vong. Ai đã gây ra thảm cảnh để mỗi năm đón Xuân đến khiến chúng ta không quên Tết Xưa? Xin cao kiến quí vị chỉ giáo. 
Thân kính,
VLH


Các ông hoàng trẻ của Trung Quốc che giấu tài sản ở ngoại quốc tại xứ thiên đường Caribbean

 James Ball (The Guardian), Thục Quyên (Danlambao) dịch - Thân nhân của các nhà lãnh đạo chính trị trong đó có chủ tịch hiện tại của Trung Quốc và cựu Thủ tướng đã bị lộ danh tính trong kho tài liệu rò rỉ từ khu vực quần đảo British Virgin Islands.

Hơn một chục thành viên gia đình của các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự hàng đầu của Trung Quốc đang sử dụng các công ty nước ngoài có trụ sở tại British Virgin Islands, tài liệu tài chính bị rò rỉ tiết lộ.

Người anh em cột chèo của chủ tịch Trung Quốc hiện nay, Tập Cận Bình, cũng như con trai và con rể của cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo là một trong những quan chức trong bộ chính trị đang sử dụng những quốc gia lý tưởng này để che giấu tài sản, theo hồ sơ tài chính cho biết.

Ông Fu Liang là con trai của Peng Zhen, cựu thị trưởng thành phố Bắc Kinh và một trong số “tám trưởng lão” của Trung Quốc. Sau khi chấm dứt sự nghiệp trong ngành công nghiệp đường sắt, ông chuyển sang nắm giữ một vai trò trong lĩnh vực giải trí, làm một nhà đầu tư cho các câu lạc bộ du thuyền và sân golf.
________________________________________________________________________________

Con trai một trong “Tám vị Trưởng lão” của đảng Cộng sản

Đồ họa cho thấy con số của lãnh đạo cao cấp Trung Quốc và thân nhân của họ với các kết nối ở nước ngoài. Không có dấu hiệu cho thấy những lãnh đạo này có bất kỳ sự tham gia hoặc nhận thức gì về hoạt động tài chính cua các thành viên của gia đình.
_______________________________________________________

Các tài liệu cũng tiết lộ vai trò trung tâm của các ngân hàng phương Tây lớn và các công ty kế toán, bao gồm cả Công ty PricewaterhouseCoopers, Credit Suisse và UBS ở hải ngoại, đóng vai trò là người trung gian trong việc thiết lập các công ty.

Ví dụ như văn phòng Hồng Kông của Credit Suisse thành lập công ty BVI Tư Vấn Xu Hướng Vàng cho Wen Yunsong, con trai của Ôn Gia Bảo, trong thời gian ông này làm thủ tướng - trong khi PwC và UBS thực hiện dịch vụ tương tự cho hàng trăm cán bộ Trung Quốc giàu có khác.

Việc công bố sử dụng các cấu trúc tài chính bí mật của Trung Quốc là sự mặc khải mới nhất từ “Bí mật Nước ngoài”, một nỗ lực báo cáo suốt hai năm được dẫn dắt bởi Hiệp hội Quốc tế của những Điều tra viên Nhà báo (ICIJ), trong đó thu được hơn 200 gigabyte dữ liệu tài chính bị rò rỉ từ hai công ty tại quần đảo British Virgin, và chia sẻ thông tin với người giám hộ chùng các hãng tin quốc tế khác.

27 January 2014

Nâng Ly, thơ Tết

            Nâng Ly

            Uống mừng tuổi thọ
            Nâng ly rượu mời
            Bia vàng xủi bọt
            Xin chúc mọi người
            An khang hạnh phúc
            Gia đạo yên vui
            Vạn sự như ý
            Ly rượu vơi rồi
            Rót đầy ly nữa
            Cạn. . . lão huynh ơi
            Uống thêm rượu đỏ
            Ta sẽ say thôi
            Không đứng dậy nổi
            Lỗi đạo cùng người
            Bạn bè khuất bóng
            Đã từng mềm môi
            Nữa đời khói lửa!
            Quen bia vàng thôi
            Kìa trong đáy cốc
            Thấy bạn mĩm cười
            Chào tay vĩnh biệt
            Vừa tàn cuộc vui.
            
            VLH
            Xuân Giáp Ngọ

Thời vàng son của các tập đoàn quốc tế tại Trung Quốc nay còn đâu!

Có lẽ do trùng hợp với ngày Tết Nguyên đán, tuần báo Anh The Economist số đề ngày 25/01/2014 đã dành hồ sơ đặc biệt cho thị trường Trung Quốc. Trên trang bìa màu đỏ là hình chiếc mặt nạ đen/trắng biểu thị cho nhân vật dữ trong tuồng Trung Quốc, bên dưới hàng tựa lớn « Trung Quốc mất sức hấp dẫn » kèm theo câu hỏi « Vì sao tình hình ngày càng trở nên khó khăn hơn cho các công ty nước ngoài ».

Thời hoàng kim của các tập đoàn quốc tế
tại Trung Quốc đang lùi dần vào quá khứ.
Ảnh: Khu tài chính, doanh nghiệp 
Thượng Hải (Ảnh chụp 20/11/2013).
REUTERS/Carlos Barria/Files

 Bài xã luận trang trong của tuần báo Anh đã nêu bật một số nguyên nhân khiến cho các tập đoàn đa quốc gia, trước đây rất phấn khởi với thị trường Trung Quốc, nay đang càng lúc càng thấy rằng làm ăn với Bắc Kinh không phải là dễ. Nhiều đại công ty quốc tế đã bỏ cuộc, trong lúc những ai muốn bám trụ thì phải điều chỉnh cung cách kinh doanh.

The Economist đã ngược dòng lịch sử về đầu thập niên 1980, khi đất nước Trung Quốc – thời Đặng Tiểu Bình – bắt đầu mở rộng vòng tay chào đón các doanh nghiệp ngoại quốc, sau khi nền kinh tế bị chính sách tai hại của Mao Trạch Đông đánh gục, và khi mơ ước của người Trung Quốc chỉ đơn giản là có được bốn thứ : Xe đạp, máy may, quạt máy và đồng hồ.

Tàu Trung Quốc xâm nhập vùng biển tranh chấp với Nhật

Lực lượng tuần duyên Nhật thông báo đã phát hiện 3 chiếc tàu của Trung Quốc hôm nay, 27/1/2014, xâm nhập vào vùng lãnh hải đang có tranh chấp giữa hai nước. Đây là vụ xâm nhập thứ 2 kể từ đầu năm nay, trong lúc quan hệ Trung -Nhật tiếp tục căng thẳng xung quanh vấn đề chủ quyền lãnh thổ.

Tuần duyên Nhật Bản cho biết chi tiết, ba chiếc tàu Trung Quốc, lúc 9 giờ sáng, giờ địa phương đã tiến vào vùng hải phận xung quanh quần đảo Senkaku, hiện do Tokyo quản lý và Bắc Kinh đòi chủ quyền dưới tên gọi là Điếu Ngư. Các tàu này sau đó 2 giờ đã bỏ đi.

Tranh chấp chủ quyền xung quanh quần đảo trên bùng lên dữ dội từ cuối năm 2012 khiến từ đó đến nay quan hệ Trung -Nhật luôn trong tình trạng căng thẳng. Hai bên liên tục có các động thái xác quyết chủ quyền của mình. Bắc Kinh vẫn thường xuyên đưa các đội tàu đánh cá, tàu hải giám, tàu tuần duyên và cả máy bay chiến đấu thâm nhập vào hải phận cũng như không phận của vùng quần đảo đang tranh chấp.

Cuối tháng 11 năm 2013, Bắc Kinh tuyên bố thiết lập « vùng nhận dạng phòng không » trên biển Hoa Đông, bao trùm cả vùng trời trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Quyết định đơn phương của Trung Quốc dù không đem lại tác dụng nào sau đó nhưng đã làm dấy lên không khí căng thẳng trong vùng.

Quan hệ căng thẳng Trung - Nhật đã được thể hiện cả trên trường quốc tế khi mà cách đây vài tuần, đại sứ hai nước tại Luân Đôn và Washington thi nhau khẩu chiến trên báo chí để hạ thấp lẫn nhau.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo Financial Times hôm thứ Bảy vừa qua, Ngoại trưởng Trung Quốc, Vương Nghị nói ông lấy làm « kinh ngạc » về việc bên lề diễn đàn Davos Thủ tướng Nhật Shinzo Abe so sánh tình hình quan hệ Trung - Nhật hiện nay gần giống thời kỳ tiền xung đột giữa Anh và Đức trước năm 1914. Theo ông Abe, dù trao đổi kinh tế hai nước có lớn đến mấy thì cũng không ngăn được xung đột không lường trước được. (Anh Vũ - RFI)

26 January 2014

Hoa Đào Trước Ngõ...


Hình: Lan Đàm

Xem tranh "DU XUÂN" của A.C.La

Gần cuối năm Út Như Thương được ngắm một bức tranh về ngựa thật đẹp của họa sĩ Vĩnh A.C.La nhà mình. Cảm giác đầu tiên là bức tranh đẹp như một huyền thoại.

Không biết trong sách vở xưa và nay có điều gì liên quan đến Bạch Mã và Huyền Thoại không, nhưng bức tranh đã làm NT. chợt nhớ đến thuyết Bạch Mã Luận của Công Tôn Long với câu nói lưu truyền "Bạch Mã Phi Mã"- ngựa trắng đâu phải là ngựa! Thế thì bức họa Du Xuân có ẩn ý nào đó với hàm ý "Du Xuân" nhưng chẳng phải là Du Xuân mà là Du Đông không nhỉ? Bởi vì Xuân đâu chả thấy chỉ thấy ngựa tung vó bên tuyết trắng !

Lại còn có thêm chút hồi tưởng về chòm sao Phi Mã, (tiếng La Tinh: Pegasus) là một trong 48 chòm sao Ptolemy và cũng là một trong 88 chòm sao hiện đại, mang hình ảnh con ngựa bay. Những chú ngựa trong tranh Du Xuân phải là bay trên tuyết trắng thì họa may mới có thể tung vó thế được... hãy thử bước đi trên tuyết xem nào...

Hay sẽ là những điều như người cầm cọ vẽ phệt màu trắng cho cả nỗi lòng rất riêng của mình cho cơn bão... tình được hóa trang thành bão tuyết bên kia khung cửa sổ?! Biết đâu đấy nhỉ? Để rồi từ đó NT. xóa dần đi những chú ngựa trắng, chỉ còn để lại một khung cảnh tuyết trắng để xem cảm tưởng mình thế nào - ô hay, cô đơn và giá rét ! Thế nhưng, khi đặt lại đàn ngựa vào tranh thì cảm giác ấy thay đổi liền tức khắc: Bầy đàn tung vó một cách oai hùng!

Nói gì thì nói, cái đẹp của bức tranh mà NT. thích nhất là nét trắng của thiên nhiên đã nhập tâm người cầm cọ để tất cả mọi màu sắc khác đều trở thành vô dụng, chỉ còn lại vài nét mong manh của màu đen làm ranh giới cho hình tượng. Bức tranh rất động trong một gam màu rất tĩnh!

Mong một ngày nào đó, sẽ đọc được tin: Bức tranh DU XUÂN của họa sĩ A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh trong buổi triển lãm ở đâu đó đoạt giải.... Nếu thế thì vui thật !

Út Như Thương

TQ có chớp nhoáng chiếm Trường Sa?

Tiến sĩ Nguyễn Vân Nam
Gửi cho BBC Việt Ngữ từ Sài Gòn

Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa
quản lý ba quần đảo Hoàng Sa,
Trường Sa, và Trung Sa

Chủ nghĩa Đại Hán (cùng với nó là Chủ nghĩa bành trướng Đại Hán) bắt rễ sâu xa trong lòng xã hội Trung Quốc (TQ), cũng chưa bao giờ mất tầm quan trọng then chốt trong chiến lược đối ngoại của TQ.

Thống nhất thiên hạ, mở mang bờ cõi, vì vậy, luôn được coi là sứ mệnh thiêng liêng, mục tiêu quan trọng hàng đầu của tất cả các triều đại phong kiến TQ. Với những nước chưa thể, không thể thống nhất vào mình được, TQ luôn tự coi và bằng mọi cách biến các nước này thành chư hầu (thuộc quốc) của Thiên triều (Tông chủ). Thiên hạ chỉ có thể được coi là thái bình nếu được Thiên triều lãnh đạo. Thiên hạ ở đây không chỉ là các tiểu quốc trong biên giới đương thời mỗi vương triều, mà được mở rộng tùy theo sức mạnh, khả năng và tầm nhìn của Thiên triều. Thiên triều TQ hiện tại cũng không là ngoại lệ. Chỉ có điều, Thiên hạ ngày nay đã là Thế giới.

5.000 Ngày Trong Cõi A Tỳ

Hồi ký của ông Bảo Lộc, bút hiệu Hồng Châu, ông là Phó Tỉnh Trưởng Thừa Thiên (Huế) trong thời gian Tết Mậu Thân, đã bị VC bắt khi chúng đột nhập Huế...

Đây là chuyện thật của một nhân chứng sống sót trong biến cố Mậu Thân tại Huế, ông may mắn không bị CS sát hại, nhưng bị đưa ra Bắc cầm tù 13 năm từ 1968 đến 1980 và đã đào thoát được trong một trường hợp hy hữu.
**

5.000 Ngày Trong Cõi A Tỳ 
Hồng Châu

Tôi thức dậy với tiếng nổ lớn phía cầu Kho Rèn vọng lại. Từ nhà tôi đến nhà máy điện chỉ nửa cây số. Chấn động lan tỏa làm cửa ngõ và đồ đạc trong nhà rung chuyển dữ dội. Tôi cố bật đèn để tìm chiếc máy điện thoại, nhưng chỉ thấy tối om, điện đã bị cắt. Dưới ánh sáng ngắn ngủi của chiếc bật lửa, tôi cố quay số gọi vài nơi để tìm hiểu tình hình, nhưng vô ích, không nơi nào chuông đổ, đường điện thoại đã bị đứt. Mở chiếc máy thu thanh bán dẫn nhỏ, tôi hy vọng qua những làn sóng xa xôi, có thể bắt gặp vài tin tức hữu ích. Nhưng cố gắng này của tôi cũng chẳng đem lại chút kết quả gì, chỉ có những bản nhạc xa lạ và tiếng sè sè của những băng tần không phát sóng kéo dài chán nản.

- Thôi anh ạ, có gì đợi sáng rồi sẽ hay. Bây giờ mình vào hầm trú ẩn đi, có thể chúng lại pháo kích tiếp như lần trước đấy.

Vợ tôi chia sẻ mối băn khoăn của tôi bằng hành động thực tế là nghĩ đến sự an toàn trước mắt đã. Chúng tôi chạy vội sang phòng kế bên, ẵm đứa con nhỏ đầu lòng mới tròn 6 tháng, đưa vào chiếc hầm nổi cất bằng những bao cát nhỏ xếp lại ở góc hành lang nối liền phòng khách với phòng ngủ, không vững chắc lắm, nhưng cũng đủ che chở cho một gia đình nhỏ chống lại những quả đạn cối bắn trộm.

Trước đó, cũng như nhiều gia đình khác ở khu Tả ngạn, chúng tôi đã mấy lần nếm mùi pháo kích Cộng sản và cảm thấy coi thường cái trò chơi dọa nạt này khi chỉ với một chiếc hầm cất tạm, chúng tôi đã có thể yên tâm tiếp tục giấc ngủ bị phá quấy, để sáng mai trở dậy thấy cuộc sống vẫn bình thường như không có gì đã xảy ra.

Trung Quốc gần như 'nắm' hết mỏ khoáng sản Việt Nam

Khai thác vàng tại mỏ vàng Phước Sơn, Quảng Nam. 
Cuối năm ngoái, hàng chục người dân và các chủ nợ của công ty Phước Sơn 
vây cổng công ty để đòi số nợ dằng dai lên đến 220 tỉ đồng. (Hình: Tuổi Trẻ)

HÀ NỘI 23-1 (NV) .- Người Trung Quốc đang đứng phía sau, điều hành gần như toàn bộ hoạt động khai thác khoáng sản tại Việt Nam. Riêng miền Bắc, ít nhất cũng có 60% mỏ mang “dấu vết” của doanh nghiệp Trung Quốc.

Khai thác vàng tại mỏ vàng Phước Sơn, Quảng Nam. Cuối năm ngoái, hàng chục người dân và các chủ nợ của công ty Phước Sơn vây cổng công ty để đòi số nợ dằng dai lên đến 220 tỉ đồng. (Hình: Tuổi Trẻ)

Đó là nhận định của ông Nguyễn Văn Thuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và khoáng sản của Bộ Tài nguyên – Môi trường, tại cuộc gặp đại diện những doanh nghiệp đang khai thác khoáng sản ở miền Nam.

Ông Thuấn khẳng định, nhiều giấy phép khai khoáng đã được bán cho doanh nghiệp Trung Quốc và thừa nhận, trước đây, việc khai thác khoáng sản “nở rộ như hoa”. Theo một thống kê vào năm 2010, nhà cầm quyền các cấp đã cấp khoảng 5,000 giấy phép khai khoáng cho hơn 2,000 doanh nghiệp và “rất nhiều doanh nghiệp đã bán lại giấy phép”

Viên Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và khoáng sản nói rằng, tiếp tục đào bới như thế sẽ là thảm họa cho quốc gia. Nhà cầm quyền sẽ xiết chặt việc khai thác khoáng sản.

Trong thập niên vừa qua, hoạt động buôn lậu giữa thương nhân Việt Nam với thương nhân Trung Quốc đã chuyển sang lĩnh vực khoáng sản. Đó cũng là lý do khiến thăm dò, khai thác, buôn lậu khoáng sản tại Việt Nam càng ngày càng trầm trọng và đã được xác định là có sự thao túng của các thế lực ngầm.

24 January 2014

"Du Xuân", tranh đầu năm.


"Du Xuân", Oil on canvas, 24x36 inch (61x89 cm) by A.C.La

Trong nhiền năm qua ít có những trận bão tuyết và những cơn lạnh gay gắt ở Ontario như năm nay, trong những ngày Noel và trước Tết. Gió rít và tuyết bay ngang. Bậc tam cấp, lối đi bộ đóng băng. Người dân được khuyên không nên ra ngoài nếu không phải chuyện cấp bách. Lạnh quá có thể gây tử vong vì ngộp thở, đứng tim, chưa kể rất dễ trượt ngã.

Tuyết xuống suốt ngày đêm. Tuyết xuống ngập đường xá. Truyết đọng trên cành cây. Mưa ở nhiệt độ vừa đủ đông đá tạo thành những "thạch nhũ" nước đá thòng xuống từ cành cây. Thạch nhũ lớn dần và dài thêm mãi. Dưới sức nặng của trăm nghìn giọt nước đá bám chắc khiến nhiều cành cây trĩu xuống, có khi toác ra, gẫy đổ.

Mặt trời tìm cách ló rạng, buổi chiều rực rỡ. Cảnh phố xá bỗng đẹp lạ lùng. Hai hàng cây như không phải là những cây bình thường, chúng trở thành thứ cây trang hoàng ngày Noel. Trăm triệu giọt nước trên muôn nghìn nhánh cây li ti ngược chiều ánh mặt trời, long lanh đẹp hơn kim cương. Cả một con đường bỗng nhiên rực rỡ, huy hoàng. 

Tiếc quá không đem theo máy ảnh. Người ta đã chẳng nói: Giữa cái khắc nghiệt nhất vẫn bắt gặp những niềm vui khôn xiết, những niềm hy vong xôn xao.

Cười ra nước mắt là vậy. Cái tốt duy nhất - hay tệ hại nhất - của trại tù cải tạo chính là đã làm cho tù nhân cảm nhận được sự thèm muốn một miếng ba chỉ ghê gớm đến cỡ nào, và biết tận hưởng nó vào mùng một Tết và chỉ vào ngày đó mỗi năm.

Mùa đông chốn xưa có gió hú trong đêm lạnh, và việc đón Tết nừng Xuân là điều kiện phản xạ tạo ra sự thèm muốn miếng thịt ba chỉ kho và cơm trắng. Mùa đông bây giờ có lời khuyên không nên ra đường, có chút cảm hứng vẽ tranh khi nhìn ra cánh đồng tuyết sau nhà.

Một thi sĩ bạn từng tâm sự rằng tuổi này cần sống hơn cần viết. Không phải ít người chấp nhận ý tưởng này, nhất là những bạn già. Tuổi trẻ vồ lấy nhau mà sống. Tuổi trẻ không sống vội vã đâu. Họ sống thật. Tuổi già mới sống vội, vì sợ đời sắp qua. Sống quên sáng tác. Sống bỏ sáng tác.
Du hành hướng ngoại thơ hoang phế,
Rượu chát hương nồng nhạc lạc cung.
Khi nhận được thơ than vãn bạn bè đã bỏ mình mà đi - hiểu cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, một bạn già bèn trả lời:
Hỡi ơi, thơ đã xa xăm thế,
Còn gì, hoa/rượu, chút tình chung!
Hoa đã tàn và rượu đã lạt phếch thật sao?  Đưa tay sờ chân, chân còn ấm.
Vui xuân đồng trắng tuyết
Lạnh buốt như điểm huyệt
Lạc lõng ngỗng bay cao
Mải mê bầu nhiệt huyết!
Ngồi một mình bất giác nghêu ngao vài câu, rồi viết nó ra đây mong bạn bè xa gần đọc được. Để làm gì à?  ... để mong họ quay về sống nghêu ngao giống mình chứ còn để làm gì nữa!

Nghêu ngao trí tưởng tượng giữa cánh đồng tuyết vu vơ. Tâm tư bay lượn tìm điểm tựa trên màu trắng trinh nguyên. Buổi sáng mở mắt ra nhìn thấy tuyết. Buổi tối nhắm mắt trùm mền vẫn nhìn thấy tuyết. Tuyết trên đỉnh cao, tuyết dưới lũng sâu. Xin đừng trách tuyết tràn vào cả "Du Xuân", bức tranh đầu năm.

Tính tình thích phá cách, phá lệ. Chưa bao giờ vẽ ngựa tám con - tại sao lại phải 8 con? Ai bày đặt ra chuyện "bát mã hồi đầu" gì đó kể cũng lạ. Mà rồi còn lạ hơn nữa có nhiều người tin theo ... Nhưng phép vua còn thua lệ làng, thôi thì cũng một lần làm theo cái phong tục để khỏi mang tiếng giở hơi. Nhưng còn cái vụ tám con ngựa phải đầu đuôi nằm trót lọt trong bức tranh thì xin trả lại cho tranh phong thủy. Bố cục như thế thật là hoàn hảo, vuông tròn, "có đầu có đuôi". Nhưng tiện hạ cho rằng bức tranh đã chấm hết!

Trong thực tế khó gặp đúng 8 con ngựa. Chắc ngựa không biết rằng phải đi một đàn đúng tám con mới hên. Nếu chín con thì đành tìm cách loại con ngựa già ra khỏi đàn mặc dù nó đã có công dẫn dắt bầy ngựa đến đồng cỏ xanh, đến con suối mát hàng chục năm qua. Chắc ngựa không dị đoan và phi "nhân bản" như con người.

Cả một đàn ngựa đang tiến vào tầm nhìn không phải chỉ có 8 con, mà đó là 8 con đầu đàn, có thể là khỏe nhất... Bức tranh chiều theo thị hiếu nhưng vẫn phá lệ như thường. Nó bao gồm một chất thiền nơi bầu trời tĩnh lặng và nó có cảnh động toả ra sinh khí khi vó câu đang lướt trên cánh đồng tuyết.

Nghệ thuật nhiều khi cần kích thích trí tưởng tượng và đôi khi đó chỉ là trí tưởng tượng  ..vu vơ.

Cám ơn NT, người đã cổ động tôi vẽ bức tranh này
A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh

**
Gõ lên hình bên cạnh để phóng lớn

_________________________

Hãy ngắm cảnh đi để thấy đời còn đẹp lắm

Đọc bài Anh viết thấy buồn nhiều hơn vui. Tuy nhiên, những ai không thuộc vùng tuyết phủ thì nhờ bài viết của Anh, họ có thể hình dung ra cảnh đất trời thê lương như thế nào. Dù thê lương nhưng theo tác giả, nó cũng có nét đẹp riêng của nó. Điều đó không ai phản đối mà còn đồng ý với tác giả cả hai tay.

Tuy nhiên, bài viết của tác giả lúc nào cũng để lại cho người đọc một nỗi bâng khuâng, tiếc nuối! Từ bài viết trên mây, lúc tác giả quay về chốn xưa cho tới nay đã qua mấy mùa thu thay lá, mà sao vẫn còn thấy ngậm ngùi

Cuộc đời con người bao giờ cũng có những thăng trầm, vinh nhục không tránh khỏi. Bây giờ bão đã đi qua, gió đã ngừng thổi, vạn vật sẽ hồi sinh, sao tác giả vẫn còn như vương vấn chuyện ngày nào, ăn chén cơm tù? Hay lòng tác giả vẫn mãi khôn nguôi khi nhớ đến những câu thơ của nhà thơ Tế Hanh?

                                 Cơn bão nghiêng đêm
                                 Cây gẫy cành bay lá
                                 Ta nắm tay em
                                 Cùng qua đường cho khỏi ngã
                                 Cơn bão tạnh lâu rồi
                                 Hàng cây xanh thắm lại...
                                 (Nhưng em đã xa xôi
                                 Và cơn bão lòng ta thổi mãi)

Đấy, Ngài họa sĩ có thấy không. Hàng cây xanh đã thắm lại tự lâu rồi. Hãy ngắm cảnh đi để thấy đời còn đẹp lắm, Ngài họa sĩ ơi! Và cũng để thấy mình còn rất "đáng yêu" trong mắt các ngắm giả nữa!

Hãy vui lên, hãy vui lên mà sống kẻo ngày dài sẽ phai mau, để không  thấy hối tiếc khi nhìn thời gian vùn vụt trôi qua. Không vội vã nhưng hãy sống từng giây, từng giây vì cuộc đời nầy vốn mong manh lắm!!!

Kính
Người Tị nạn Cộng Sản

_____________________________

Xem tranh "DU XUÂN" của A.C.La

Gần cuối năm Út Như Thương được ngắm một bức tranh về ngựa thật đẹp của họa sĩ Vĩnh A.C.La nhà mình. Cảm giác đầu tiên là bức tranh đẹp như một huyền thoại.

Không biết trong sách vở xưa và nay có điều gì liên quan đến Bạch Mã và Huyền Thoại không nhỉ, nhưng bức tranh đã làm NT. chợt nhớ đến thuyết Bạch Mã Luận của Công Tôn Long với câu nói lưu truyền "Bạch Mã Phi Mã"- ngựa trắng đâu phải là ngựa! Thế thì bức họa Du Xuân có ẩn ý nào đó với hàm ý "Du Xuân" nhưng chẳng phải là Du Xuân mà là Du Đông không nhỉ? Bởi vì Xuân đâu chả thấy chỉ thấy ngựa tung vó bên tuyết trắng !

Lại còn có thêm chút hồi tưởng về chòm sao Phi Mã, (tiếng La Tinh: Pegasus) là một trong 48 chòm sao Ptolemy và cũng là một trong 88 chòm sao hiện đại, mang hình ảnh con ngựa bay. Những chú ngựa trong tranh Du Xuân phải là bay trên tuyết trắng thì họa may mới có thể tung vó thế được... hãy thử bước đi trên tuyết xem nào...

Hay sẽ là những điều như người cầm cọ vẽ phệt màu trắng cho cả nỗi lòng rất riêng của mình cho cơn bão... tình được hóa trang thành bão tuyết bên kia khung cửa sổ?! Biết đâu đấy nhỉ? Để rồi từ đó NT. xóa dần đi những chú ngựa trắng, chỉ còn để lại một khung cảnh tuyết trắng để xem cảm tưởng mình thế nào - ô hay, cô đơn và giá rét ! Thế nhưng, khi đặt lại đàn ngựa vào tranh thì cảm giác ấy thay đổi liền tức khắc: Bầy đàn tung vó một cách oai hùng!

Nói gì thì nói, cái đẹp của bức tranh mà NT. thích nhất là nét trắng của thiên nhiên đã nhập tâm người cầm cọ để tất cả mọi màu sắc khác đều trở thành vô dụng, chỉ còn lại vài nét mong manh của màu đen làm ranh giới cho hình tượng. Bức tranh rất động trong một gam màu rất tĩnh!

Mong một ngày nào đó, sẽ đọc được tin: Bức tranh DU XUÂN của họa sĩ A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh trong buổi triển lãm ở đâu đó đoạt giải.... Nếu thế thì vui thật !

Út Như Thương

TA RỦ NHAU VỀ


TA RỦ NHAU VỀ

Bao giờ ta rủ nhau về
Đi tìm trở lại hồn quê thuở nào …
Về xem cuồng thảo tuôn trào
Nét hoa múa bút dạt dào tình Xuân
Mực thơm, giấy đỏ, rồng lân
Pháo hoa đầy ngõ bâng khuâng cõi lòng
Về nhìn phượng đỏ môi hồng
Sân trường, lưu bút em nồng hương xưa
Con đường rộn rã đón đưa
Theo chân sách vở nắng mưa rộn ràng
Về theo lá đổ thu vàng
Gom về cội nhớ muôn ngàn vấn vương
Dẫu như đất lạnh mù sương
Vẫn là hơi ấm quê hương tự tình
Về trăng sao chuốc rượu nồng
Mắt tình như lụa cuối Đông pháo hồng
Hoa cau rụng trắng ven sông
Trổ buồng hạnh phúc vợ chồng quen hơi
Về đi lặng ngắm đất trời
Trong nghiên mực thẫm đọng lời nước non
Nghe như bao cuộc vuông tròn
Rưng rưng máu lệ hao mòn núi sông

Như Thương
(Xuân Giáp Ngọ 2014)

Ðêm Giao Thừa Của Những Người Lính Mất Nước

Phạm Thành Châu
Năm 1981, tôi được gọi tên ra khỏi nhà tù Cộng Sản. Hơn sáu năm tù là tiêu chuẩn thấp nhất cho tù quân, cán, chính, đảng phái, tôn giáo Việt Nam Cộng Hòa. Ðảng Cộng Sản Việt Nam đúng là thiên tài trong việc kích động người dân miền Bắc căm thù đồng bào miền Nam tàn tệ như trong bài hát “Giải Phóng Miền Nam”: “Ôi xương tan máu rơi lòng hận thù ngất trời...” Miền Nam đang sống yên lành, đâu có động chạm gì đến miền Bắc, không gây thù chuốc oán với với miền Bắc, để họ căm thù, rồi với súng đạn của Nga, Tàu, họ kéo rốc vào miền Nam bắn giết, giật mìn xe đò, pháo kích vào trường học, chôn sống đồng bào vô tội? Tuyên truyền “Chống Mỹ cứu nước” là ngụy biện. Theo lệnh Cộng Sản quốc tế, từ năm 1959, Việt Cộng đã mở đường Trường Sơn 59 để xâm lăng miền Nam, rồi thành lập mặt trận bù nhìn “Giải Phóng Miền Nam” ngày 10 tháng 12 năm 1960 để đánh phá Việt Nam Cộng Hòa. Mãi đến năm 1964, quân Mỹ mới đổ bộ Ðà Nẵng để “be bờ” Cộng Sản. Chính Lê Duẫn, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam tuyên bố nhiều lần rằng “Ta đánh đây là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc”

Trong tù, những ông bà tù (miền Nam) bị buộc phải làm “thu hoạch”, kể tội chính quyền miền Nam “phản dân hại nước, tay sai đế quốc Mỹ”, tự mình buộc tội là “có nợ máu” với nhân dân, đáng tội chết, rồi phải hả họng hát thật to “Vùng lên nhân dân miền Nam anh hùng...” (?!) Không hát thì “đi cùm” (biệt giam) rồi bỏ mạng. Tôi từng thấy nhiều ông tù chết, được bó bằng cái chăn rách của ông ta, bỏ lên xe cải tiến, kéo đi trong sân, ra cổng. Hai cái chân khô đét, xanh lét thò ra khỏi xe, nhịp lên nhịp xuống theo bánh xe gập ghềnh, tưởng như người chết nằm rung chân khoái trá được vĩnh viễn ra khỏi nhà tù, lên gò nằm ngủ khỏe, khỏi phải “lao động là vinh quang”. 

Thông thường, tù được thả về vào những dịp lễ, tết. Tôi ở tù vùng núi rừng tây bắc Việt Nam, được thả về trước tết âm lịch. Ði xe lửa Hà Nội - Sài Gòn, về đến ga Bình Triệu thì đúng vào 29 tháng chạp âm lịch. Tôi đi bộ từ ga Bình Triệu về đường Võ Duy Nghi, Phú Nhuận (Sài Gòn). Khi đi tù, tôi có gửi thư về nhà cha mẹ vợ, ở đường Võ Duy Nghi, là nơi vợ tôi và hai đứa con tá túc, nhưng không thấy trả lời cũng chẳng được thăm nuôi trong mấy năm đi tù. Nhờ sức trai, tôi chịu đựng được chứ mấy ông lớn tuổi mà không có thăm nuôi, bịnh hoạn, đói lạnh, chết gần hết. Khi tôi đến nhà bên vợ, mới bước lên thềm, tôi đã dội ngược. Nghe giọng Bắc Kỳ 75, tôi biết gia đình cán bộ đang ở trong đó. Như vậy, gia đình bên vợ tôi đã bị đánh tư sản, tài sản bị tịch thu, cả nhà bị đưa lên kinh tế mới. Chẳng biết vợ con tôi bây giờ ra sao? Tôi ôm gói đồ tù, gồm quần đùi, khăn lau mặt và bàn chải đánh răng. (Người tù, khi được thả về, tất cả áo quần, mùng màng, lương thực thăm nuôi, thuốc men... đều để lại cho bạn tù, chỉ đem theo vật dụng đi đường) đi lang thang mà chẳng biết về đâu? Anh em ruột thịt chưa chắc đã dám chứa “tù ngụy” trong nhà vì sẽ bị công an các cấp đến hạch sách, hăm dọa thường xuyên, nên tôi chẳng hi vọng gì từ tâm của bà con, bạn bè. Có lẽ phải sau tết, tôi đến hàng xóm của gia đình bên vợ hỏi thăm tin tức thì họa may.

VOA: 'Mỹ đưa sĩ quan tuần duyên tới Ðại sứ quán ở Hà Nội'

23 January 2014

HÀNH CHÍNH NHƯ MỘT KHỐI QUYỀN LỰC

Máu, thức ăn, không khí không thể hấp thụ và lưu chuyển nuôi cơ thể và khiến cơ thể hoạt động nếu không có ruột gan phèo phổi... Một đất nước có đứng vững, đi đứng bình thường hay không, có hưng vượng hay suy tàn thì guồng máy hành chính chịu trách nhiệm một phần vì nó biến những chính sách của quốc gia thành hiện thực. Nếu như một nền hành chính trì trệ mà không có một bộ phận đầu não có khả năng, trí tuệ và thành khẩn cải thiện nó, đất nước ấy tất suy tàn và có nguy cơ tiêu vong. Không phải bất cứ quốc gia nào cũng có một nền hành chính lành mạnh. Bởi quyền lực làm hư con người nên nếu luật pháp không dự liệu được những biện pháp ngăn ngừa và răn đe, thì nhất định một ngày nào đó guồng máy hành chính sẽ mục nát và đất nước sẽ rơi vào tình trạng một quốc gia thất bại, một thứ quốc gia vô chính phủ, quyền lực nằm trong tay đám người trong bóng tối. Đất nước ấy nếu may không bị ngoại bang mua chuộc và thống trị thì cũng chỉ lê lết và tụt hậu.
Tác giả Lương Định Văn, một trí thức hằng quan tâm đến vận mệnh đất nước, đã đào sâu vấn đề này. Ông đã có dịp là thành viên trong những phái đoàn các công ty quốc ngoại khảo sát tình hình VN trước khi công ty quyết định đầu tư hay không. Bài viết dưới đây gói gọn những suy nghĩ của tác giả về những nguyên nhân đưa đến tình trạng gần như hỗn loạn của guồng máy hành chính cộng sản ở VN hiện nay. TTR xin trân trọng giới thiệu cùng quý anh chị và các bạn. (TTR)
**
HÀNH CHÍNH NHƯ MỘT KHỐI QUYỀN LỰC 
LƯƠNG ĐỊNH VĂN 
Nói đến Hành Chính, đa số đều liên tưởng đến một cơ cấu khổng lổ gồm các cơ quan công quyền do những viên chức quản lý kém hiệu năng, với những nghi thức rườm rà mất thời gian và thiếu hiệu quả.  Một trong những giai thoại văn chương nói về nỗi phẫn uất của thường dân trước những thủ tục hành chính chậm chạp nặng nề, người ta không khỏi nghĩ đến nhân vật Clennnam trong tác phẩm Little Dorrit của Charles Dickens khi chàng ta gặp phải những nỗi khó khăn tại Circumlocution Office. Nhân viên của cơ quan này chẳng làm gì ngoại trừ việc gây trở ngại cho những ai muốn dò hỏi những tin tức hoặc tìm những hồ sơ lưu trữ tại đây. 

Dưới nhãn quan chính trị, hệ thống quan liêu (bureaucracy) là bộ máy hành chính của quốc gia bao gồm một khối đa dạng và nhiều ngạch trật của những nhân viên có trách nhiệm thi hành những chỉ thị và hoạt động của chính phủ. Tuy nhiên hiện nay, vai trò của chính phủ ngày càng nới rộng vào nhiều các lĩnh vực khác nhau của xã hội và như thế hành chính lại càng có một vai trò quan trọng trong sinh hoạt chính trị của quốc gia. Theo đó, các công chức không còn được xem như là những viên chức được giao phó trách nhiệm thi hành các chính sách của chính phủ, mà họ còn đóng những vai trò chủ yếu và tích cực hơn trong việc soạn thảo và hình thành các chính sách của chính phủ. Thậm chí ngay cả việc điều khiển quốc gia nữa. Đây là hiện tượng của cái gọi là "cai trị bởi các viên chức" đang xảy ra đằng sau cái vỏ bề ngoài của chế độ đại diện dân cử ở nhiều quốc gia. Những ảnh hưởng đầy quyền lực của khối quan liêu này đã được xem như một trong những "Đệ Tứ Quyền" (fourth branch of the government) trong việc cai trị nước, ngoài cái quan niệm thông thường tam quyền phân lập gồm Lập pháp, Tư pháp và Hành pháp. 

Vấn đề còn tệ hại hơn ở  Việt Nam hiện nay, khi Quôc Hội và Tòa Án chỉ đóng vai trò phụ thuộc dưới cái gọi là sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản. Ảnh hưởng của giới quan liêu Việt Nam khống chế và bao trùm mọi lĩnh vực sinh hoạt xã hội ở trong nước. Thậm chí đưa đến hiện tượng lấn quyền của khối hành chính, do Nguyễn Tấn Dũng cầm đầu, lên trên quyền lực chính trị của Tổng Bí Thư Cộng Sản Nguyễn Phú Trọng và Chủ Tịch nhà nước Trương Tấn Sang. Do đó, vấn đề tổ chức và kiểm soát quyền lực hành chính là một trong những vấn đề bức thiết nhất trong sinh hoạt chính trị hiện đại, mà không một chế độ chính trị nào, Cộng Sản, Độc Tài chuyên chế hoặc Tự Do, có thể giải quyết một cách thoả đáng.

Các vấn đề được đem ra thảo luận trong bài này bao gồm những quan điểm của các lý thuyết gia về vai trò của hành chính, quyền lực của bộ máy quan liêu trong xã hội tân tiến hiện đại và làm sao để kiểm soát các hoạt động của nó một cách hiệu quả hơn, đặc biệt trong trường hợp của Việt Nam hiện nay.

22 January 2014

Mùa Xuân Trên Đỉnh Bình Yên

của Từ Công Phụng do tác giả trình bày

CHO BAY KỶ NIỆM LÊN TRỜI…

Lẽ ra tôi đã muốn viết những dòng chữ nầy ngay thời điểm thích hợp, nhưng tôi không muốn những tâm tình dàn trải lại có tính thời sự. Hơn nữa tôi cũng muốn một mình gặm nhấm chúng cho bằng thỏa trước khi kể lể nó ra với mọi người.

Ai cũng có những kỷ niệm riêng tây. Đối với phụ nữ, dường như chúng được cất giấu vào những ngăn riêng. Họ vốn được trời ban cho cái tính ngăn nắp mà! Đôi lúc cố ý hay tình cờ họ chợt thấy tấm ảnh của một thời đã qua, quyển lưu bút ngày xanh với những tấm ảnh cùng những dòng chữ ngô nghê thời nhỏ tuổi. Một lọn tóc được giữ lại thời mới biết điệu đàng, một chiếc lá khô có ý nghĩa riêng nào đó, một cánh phượng tàn, một nhánh lá thuộc bài…Hay “cao cấp” hơn là lá thư tình đầu tiên nhận được nếu họ có gan giữ lại…thì họ nhón lấy được ngay kỷ niệm. (nói nhỏ điều nầy: mỗi “Người đi qua đời tôi” của họ lại được sắp xếp vào những ngăn riêng biệt đấy!)

Riêng với bọn đàn ông thì chúng nó lại nằm trật-tự-trong-cái-lộn-xộn! Cuộc sống với những lo toan cơm áo và men rượu đã làm chúng nhạt nhòa dần đi rồi tan biến hồi nào không hay bởi bản tính vốn hời hợt. Bất chợt nếu có ai hỏi họ còn nhớ thằng A thằng B học chung hồi nẫm không thì vò đầu bóp trán một chút rồi nhăn răng cười trừ với cái lắc đầu thú nhận: Thua! Cũng có người đã thành đạt khi được nhắc lại những người bạn học thuở thiếu thời họ chỉ ậm ừ cho qua chuyện.

Tôi thì lại thích sống với kỷ niệm, nhất là ở lứa tuổi học trò và muốn lưu giữ chúng mãi trong tâm hồn. Tôi nâng niu từng chút một để thỉnh thoảng nhớ về và thấy càng ngày chúng càng sáng lóng lánh. Tôi có cái tật không bỏ được là hể có dịp là lôi chúng ra kể lể cùng mọi người với niềm vui sướng thỏa thuê.

Thời mới lớn, với tôi thì cái “sự chơi” nó quan trọng hơn cái “sự học”. Suốt thời gian bao nhiêu năm trời ngồi trên ghế nhà trường, tôi cũng có nhiều bạn học. Nhưng đa số chỉ là bạn chơi, để gọi là bạn thân chắc chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Học trò con trai ngày xưa có rất nhiều trò chơi và với mỗi độ tuổi ngày càng trưởng thành thì những trò chơi cũng thay đổi theo. Cứ thằng nào cùng một trò chơi ở độ tuổi nào đó thì trở thành bạn của tôi hết nên nó cứ thay đổi xoành xoạch. Khi những Giờ-ra-chơi đã hết thì dường như tôi cũng quên dần đi những người bạn ấy. Tuy nhiên, cũng còn một vài người bạn học vẫn tồn tại chói sáng trong tâm tưởng tôi.

Sáng nay, trong tiết trời lành lạnh và ánh sáng đầu ngày còn chưa kịp ửng hồng những đám mây phía đàng đông, tôi ra đường đi đến tiễn đưa một người bạn chơi thân thiết của tôi lên đường về cõi vĩnh hằng. Trên đường đi, chính cái không gian se lạnh trong bóng đêm mịt mù với chút sương mai xui tôi nhớ về một kỷ niệm đáng giá của tôi với Nó.

Khoảng cuối năm 1963 nghĩa là sau khi có cuộc đảo chánh Tổng Thống Ngô Đình Diệm, không biết vị nào trong Ban Giám Hiệu của Trường Trung Học Banmêthuột có cái “tối kiến” bắt lũ nhóc con trai chúng tôi lúc 5:30 sáng phải tập trung ở khoảng đất trống nằm chen giữa sau lưng Trường Sư Phạm Cao Nguyên và sân tennis của Ty Công Chánh Darlac để…tập thể dục. Úi dào! Suốt ngày bọn tôi có để cho chân tay nằm yên ngơi nghỉ được phút nào đâu mà cần phải tập với tành. Chao ôi! Đang tuổi ăn tuổi ngủ mà phải bò dậy từ lúc 4:30 sáng để bỏ bụng chút gì rồi chạy tới trường tập thể dục quả là một cực hình đối với chúng tôi. Đi trong đêm tối mịt mùng với cái lạnh se sắt những ngày giáp tết của xứ Buồn muôn thuở để làm một việc không thực sự cần thiết vào thời khắc đó khiến trong đầu chợt nảy sinh ý nghĩ bọn chúng tôi giống như bị bắt làm khổ sai.

Nhà tôi với nó gần nhau nằm chéo góc một ngã tư nên mỗi sáng sớm thay nhau hú hí rủ rê. Ba nó là một thương gia chuyên bán phụ tùng xe hơi nổi tiếng ở Banmêthuột (lũ học trò “mất dạy” lớp tôi hay gọi tên nó kèm với tên của phụ thân phía sau). Còn Ba tôi là một công chức nên cái sự giàu nghèo chênh nhau hẳn đã rõ ràng. Nhưng với những thằng nhóc chúng tôi thì cái sự ấy nằm ngoài vòng suy nghĩ nên rất thân thiết với nhau. Khi nó dậy sớm hơn qua gọi thì hai đứa cùng ngồi thổi phù phù chén cơm chiên Bà Nội tôi vừa làm sẵn cho mấy đứa cháu ăn sáng đi học, khi tôi dậy sớm hơn qua gọi thì nó kéo hộc tiền nhón vài đồng bạc lẻ để hai đứa chạy lên bến xe đò gần cột đèn ba ngọn để mỗi đứa xơi một tô bún riêu nghi ngút khói cho ấm bụng rồi ôm cặp chạy vù tới trường làm mấy động tác vớ vẩn buổi sớm mai. Một cử chỉ rất cảm động về tình bạn giữa chúng tôi là khi thấy tôi mặc không đủ ấm, nó lận theo một cái áo lạnh cũ của nó để tôi mặc thêm vào. Có bao giờ những hình ảnh đó còn lưu giữ trong tâm tưởng mầy không Dũng ơi! Dường như Trời ban cho nó bản tính thích bảo bọc người khác nên nó vẫn đối đãi với tôi như vậy cho tới…già khi đã chỉ còn có thể ngồi một chỗ. Chẳng biết ai khiến xui, sao nó cứ phải ngắm nghía cuộc sống riêng tư của tôi với tấm lòng trăn trở mãi thế!

Hình Ảnh Ngày Tết Việt Nam do Báo The Toronto Star

City Nights' 29th annual Vietnamese Lunar New Year Festival, Toronto - Canada.
(Anh NTP chuyển) Bấm lên hình để phóng lớn.








21 January 2014

Cười tí tỉnh

Giấc mơ người nông dân....
   
Một buổi sáng đầu năm, một người nông dân ở làng nọ, chẳng bao giờ chịu đi lễ nhà thờ, gặp cha xứ trông coi địa phận mình.

    - Thưa cha ạ! – Người nông dân nói.

Cha xứ trả lời:

    - Chào thằng con của quỷ sa tăng!

    - Thưa cha, xin cha ban phước lành cho con, vì đêm qua con mơ thấy… Người nông dân đang nói cha xứ ngắt lời:

    - Tôi không quan tâm tới những giấc mơ của kẻ khác.

    - Dạ, nhưng con mơ thấy những điều về cha.

    - Thật vậy sao, thế anh kể đi.

    - Thưa cha, con mơ thấy con chết và đang đi lên thiên đàng.

    - Lên thiên đàng- Cha xứ kêu lên- Anh không bao giờ lên thiên đàng được, anh có bao giờ đi lễ nhà thờ đâu.

    - Lạy cha, thật ạ, con đi lên thiên đàng thật. Con thấy một cái thang rất dài và một thiên thần đứng dưới chân thang.

Thiên thần đưa cho con một cục phấn rất to và bảo con: “Mỗi bước lên cầu thang, phải đánh một dấu thập, mỗi dấu chữ thập ấy là tội lỗi mà con đã phạm ở trần gian. Khi nào thấy hết tội thì mới thôi làm dấu mà cứ thế tiếp tục leo lên”.

Sau khi con đã đánh được rất nhiều dấu và leo lên khá xa. Thì con trông thấy một người đàn ông từ trên đi xuống, con rất ngạc nhiên, vì người ấy chính là cha.

    - Là tôi, tại sao cũng đang ở đấy. Tại sao tôi lại đi xuống?

    - Thưa cha, đấy là điều mà con ngạc nhiên. Con đã hỏi cha và cha trả lời: “Tao xuống xin thêm phấn”

Thư Mời Tham Dự Đại Hội và Dạ Tiệc Xuân Giáp Ngọ 2014

Kính gởi: 
 - Quý Huynh Trưởng    
 - Quý anh Cựu Chủ Tịch  
 - Quý anh chị đồng môn 

Theo thông lệ hàng năm, mỗi độ Xuân về, Hội CSV/QGHC nam California vẫn tổ chức một buổi Đại hội và Dạ tiệc Tân niên với mục đích để anh chị em gặp mặt nhau, vui chơi trong những ngày đầu Xuân ấm áp, vạn vật khởi sắc xanh tươi.  Anh chị em đồng môn chúng ta, với tuổi đời ngày càng chồng chất, những giây phút được ngồi bên nhau thật vô cùng quý báu để hàn huyên tâm sự; đồng thời trao đổi cho nhau nghe về những biến đổi không ngừng của một khoảng thời gian đã qua trong cuộc sống.

Trong tinh thần ấy, Hội Cựu Sinh Viên QGHC Nam California trân trọng kính mời quý Huynh trưởng, quý anh Cựu Chủ Tịch cùng toàn thể quý anh chị đồng môn vui lòng dành thì giờ đến tham dự Đại hội và Dạ tiệc Xuân Giáp Ngọ 2014 sẽ được tổ chức tại:  
Thời gian: 11:30 trưa thứ Bảy ngày 22 tháng 2 năm 2014.                
Địa điểm: nhà hàng Seafood Place                
12181 Brookhurst street, 
Garden Grove CA 92840
ĐT: (714) 823-9727 và 638-7020
Sự hiện diện đông đủ của Quý Vị là niềm hân hạnh cho Ban Tổ chức và cũng là sự khích lệ đối với Hội CSV/QGHC Nam California.

Trân trọng kính mời,
Orange County ngày 15 tháng 01 năm 2014
TM Hội CSV/ QGHC Nam Cali.
Trần Ngọc Thiệu
* Xin đóng góp chi phí ẩm thực cho Dạ tiệc: $25.00/người.

20 January 2014

Tin ngắn

Syria:

Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Kimoon đã mời Iran tham dự cuộc hội đàm sơ bộ về hòa bình ở Syria và chính phủ Iran đã nhận lời. Trong khi Nga cổ võ việc này thì Mỹ tỏ ra quan ngại và nói rằng Iran đã không ký vào tuyên bố chung năm 2012 chủ trương thành lập một chính quyền chuyển tiếp ở Iran. Phe đối lập chính ở Syria dọa tẩy chay thương nghị nếu LHQ không hủy bỏ lời mời Iran. Ba năm nội chiến ở Syria đã khiến khoảng 100.000 người thiệt mạng, hai triệu người trốn bỏ đất nước và hơn 6.5 triệu người phải di dời chỗ ở.

**
Kinh tế Hoa Lục:

Linh tế Hoa Lục, nền kinh tế đứng hạng nhì thế giới, năm qua 2013 đã phát triển ở mức thấp nhất từ 14 năm qua. Tổng sản lương mội địa tăng trưởng 7.7% so với năm trước, đó là tốc độ phát triể thấp nhất kể từ năm 1999.

**
Bánh bao Hoa Lục:

Một người Hoa đã bị một tòa ám ở Hoa Lục phạt tù chung thân vì tội đã dùng ống chích tiêm thuốc trừ sâu vào bánh bao nhập cảng sang Nhật. Ít nhất có 10  người Nhật trong đó có một em bé 5 tuổi bị trúng độc phải vào bệnh viện chữa trị. Vụ việc xẩy ra năm 2008,. Can phạm là công nhân một xí nghiệp thực phẩm ở Hồ Bắc đã bị bắt giữ từ năm 2010.

(TTR lược trình)

18 January 2014

Đối lập Cam Bốt kích động tâm lý bài Việt Nam

Trọng Nghĩa

Tuyên bố hoàn toàn ủng hộ Trung Quốc chống Việt Nam, sử dụng các luận điệu bài xich Việt Nam trong các cuộc mít tinh : Trong thời gian gần đây, chiêu bài chống Việt Nam càng lúc càng được đảng đối lập Cứu nguy Dân tộc Cam Bốt sử dụng. Tình trạng này có dấu hiệu nghiêm trọng đến mức mà vào hôm qua, 16/01/2014, đặc sứ nhân quyền Liên Hiệp Quốc, có mặt tại Cam Bốt đã phải công khai bày tỏ thái độ quan ngại.

Sam Rainsy, lãnh đạo Đảng Cứu nguy Dân tộc Cam Bốt, đảng đối lập. (Reuters)

Theo nhật báo Anh ngữ Phnom Penh Post, phát biểu trong cuộc họp báo kết thúc chuyến thăm Cam Bốt, ông Surya Subedi, Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền tại Cam Bốt, đã xác định rằng ông đã phải cảnh giác trước những lời lẽ bài Việt Nam được đảng đối lập Cam Bốt sử dụng để động viên tinh thần các ủng hộ viên trong các cuộc tập hợp của phong trào đối lập.

Ông Subedi cho biết thêm là ông đã đích thân nêu lên thái độ quan ngại của ông trong các cuộc tiếp xúc với giới lãnh đạo đảng Cứu nguy Dân tộc trong khuôn khổ vong công du Cam Bốt của ông, khởi sự ngày 12/01/2014 và kết thúc vào hôm nay, 17/01.

Báo cáo viên Liên Hiệp Quốc đặc biệt ghi nhận một số vụ tấn công vào các cửa hiệu của người Việt Nam, bên lề cuộc xung đột dữ dội giữa công nhân dệt may Cam Bốt với lực lượng cảnh sát ngày 03/01 vừa qua tại Phnom Penh.

Đối với đặc sứ nhân quyền Liên Hiệp Quốc : « Gieo rắc tư tưởng về tính ưu việt của một chủng tộc, hay phổ biến lòng hận thù dân tộc, kích động tâm lý kỳ thị chủng tộc, cũng như tiến hành hoặc kích động người khác tiến hành các hành vi bạo lực như vậy, nhắm vào mọi chủng tộc hay nhóm người khác màu da hay nguồn gốc dân tộc... đều không có chỗ đứng trong các xã hội dân chủ ».

Báo cáo viên đặc biệt về nhân quyền tại Cam Bốt không phải là người đầu tiên lên tiếng cảnh báo về việc Đảng đối lập của ông Sam Rainsy sử dụng các luận điệu bài Việt Nam để thu hút cảm tinh viên. Theo các nhà quan sát, trước và sau cuộc bầu cử Quốc hội Cam Bốt vừa qua, đảng Cứu nguy Dân tộc thường xuyên khai thác các chủ đề kích động hận thù đối với Việt Nam, như vấn đề những người Việt nhập cư bất hợp pháp đang sống và làm việc tại Cam Bốt, cũng như các công ty Việt Nam hoạt động tại xứ chùa Tháp, hay những vụ việc bị cho là Việt Nam cướp đất của Cam Bốt…

Vào tháng 12/2013 chẳng hạn, Trung tâm Nhân quyền Cam Bốt thoạt đầu chỉ trích phe đối lập Cam Bốt là đã sử dụng « ngôn từ có hại » đối với Việt Nam, rồi sau đó, trong một bản báo cáo tiếp theo, đã tố cáo đối lập về việc nêu bật người Việt thành đối tượng cần đả kích.
Theo ghi nhận của nhật báo The Phnom Penh Post, hai lãnh đạo của đảng Cứu nguy Dân tộc Cam Bốt là Sam Rainsy và Kem Sokha chưa phản ứng về lời cáo buộc của đặc sứ Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên, trong một bản thông cáo đưa ra ngày 27/08/2013, đảng đối lập Cam Bốt đã khẳng định rằng họ « chống lại các hành vi bạo lực, kỳ thị chủng tộc, bài ngoại và phân biệt đối xử ».

Tuyên bố là như vậy, nhưng trong thực tế lãnh tụ đối lập Sam Rainsy không ngần ngại tuyên truyền chống Việt Nam. Theo ghi nhận vào hôm qua, 16/01/2014, của phóng viên ban tiếng Khmer của đài phát thanh Mỹ VOA, nhân một cuộc tiếp xúc với ủng hộ viên, lãnh đạo phe đối lập Cam Bốt xác định rằng toàn thể đảng Cứu nguy Dân tộc « hoàn toàn ủng hộ Trung Quốc » trong các đòi hỏi chống lại Việt Nam.

Trong thông điệp truyền tải đến các ủng hộ viện tại các tỉnh Siem Reap, Bantey Meanchey và Battambang, ông Sam Rainsy đã nêu bật quan điểm : « Hoàn toàn ủng hộ Trung Quốc vì sự thống nhất và chủ quyền lãnh thổ chống lại một cuộc xâm lược của Việt Nam ».

Nhân vật này đã nhắc lại những vấn đề thường được nêu lên để kích động tâm lý bài Việt Nam trong một số thành phần dân chúng Cam Bốt, nào là vấn đề biên giới Cam Bốt-Việt Nam, nào là các hành động bị cho là chiếm đất Cam Bốt, nào là vấn đề người Việt nhập cư bất hợp pháp…

Lãnh đạo đảng Cứu nguy Dân tộc Cam Bốt đã gián tiếp cầu viện Trung Quốc khi cho rằng : « Lợi ích của Trung Quốc song hành với chủ quyền của Cam Bốt… Nếu Việt Nam thành công trong việc nuốt chửng Cam Bốt, Việt Nam sẽ mạnh mẽ hơn và sẽ tạo thêm nhiều vấn đề cho Trung Quốc hơn. Do đó, để bảo vệ lợi ích của mình, Trung Quốc phải bảo vệ Cam Bốt ».

Đối với ông Sam Rainsy, Trung Quốc có thể trở thành cứu tinh của Cam Bốt, giúp nước này « giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị » đang diễn ra và « bảo vệ Cam Bốt chống lại Việt Nam. »

ĐÓN TẾT !



TẾT 
                 
Ngoảnh lại, quay đi… năm sắp hết 
Dù nhà khá giả hay bê bết          
Nhi đồng lớn-bé thích mê tơi!                                                       
Bố mẹ giàu-nghèo lo muốn chết!
   
Sáu bẩy ngày vui rải bạc – Rầu!                                                      
Mười hai tháng khổ gom tiền –Mệt!
Xuân nào cũng thế!… Vẫn cam tâm
Dốc cạn hầu bao mừng đón TẾT.     

Trần Quốc Tiến, ĐS17
***

ĐÓN TẾT!

Nước non bán đứng coi như... hết
Rắn cắn gà nhà thiệt quá... bết
Làm lụng quanh năm... chẳng đủ tiêu 
Chắt chiu suốt tháng... cũng đành chết

Dân oan mất đất... càng thêm lo
Cán ngố ôm tiền... nào thấy mệt 
Phi Mã phóng về... dứt bọn nô
Cờ Vàng phất phới... đón chào Tết!

NVSanh (2014)
***

TẾT 2

Thấm thoát mà Đông như đã hết
Năm qua làm lụng vẫn còn bết
Bây giờ khỏe mạnh thấy bình an
Hôm trước ốm đau tưởng đã chết

Tết đến ăn nhiều thấy rất vui
Xuân về tốn quá nên hơi mệt
Mai vàng nở rộ trước sân nhà
Pháo nổ rền vang chào đón TẾT

 MISSISSAUGA 5/1/2014
Nguyên Trần ĐS 11

16 January 2014

Chung quanh ngôi Võ Miếu ở Hà Tĩnh

Võ Miếu tọa lạc tại phường Tân Giang, thành phố Hà Tĩnh. Theo như bản lược sử di tích thì miếu xây dựng vào năm 1833, vào đời vua Minh Mạng, năm thứ 14. Sau đó, qua nhiều lần trùng tu, Võ Miếu chính thức được nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận là di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia vào năm 2010. Và cũng từ thời gian đó đến nay, vấn đề nhang khói, sùng bái đầy chất đầu độc mê tín văn hóa Tàu và thần tượng Trung Hoa đã tác động không nhỏ đến quan niệm về văn hóa, lịch sử của cư dân Hà Tĩnh, điều này góp phần lý giải vì sao người Trung Quốc dễ dàng xâm nhập Hà Tĩnh và biến Hà Tĩnh thành sân nhà đầy quyền uy của họ. (H: Võ Miếu tọa lạc tại phường Tân Giang, thành phố Hà Tĩnh, ảnh chụp trước đây.) 

Thờ phụng hay tuyên truyền cho TQ

Một người dân Hà Tĩnh tên Nguyễn Phương Kỳ, bức xúc nói với húng tôi rằng ông hết sức buồn cười khi một dic tích văn hóa lịch sử ấp quốc gia lại thờ gia đình nhà Quan Công, tức Quan Vân Trường, trong đó thờ Vân Trường đứng vị trí trung tâm, sau đó là Quan Bình, con trai nuôi của Quan Vân Trường và Châu Xương, tướng dưới trướng của Quan Công, sau đó mới đến Trần Hưng Đạo. Điều này vô hình trung đặt Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn xuống hạng con cháu hoặc là tướng dưới trướng của Quan Vân Trường.

Đó là chưa muốn nói đến trong bản lược sử nền đỏ, chữ vàng trước cổng miếu còn có đoạn ghi đại ý Quan Vân Trường là người liêm chính, nghĩa khí, nhân ái, nhưng do điều kiện chiến tranh loạn lạc, mọi thứ vật phẩm, bài vị thờ cúng của ông đã bị lưu lạc rất nhiều, những thứ còn lại được tập trung tại Võ Miếu, là những đồ thờ hiện tại.

Nói như vậy chẳng khác nào nói rằng Hà Tĩnh trước đây là quê hương của Quan Vân Trường, thậm chí tư gia của ông này nằm ngay tại địa bàn tỉnh này, chính ở vị trí Võ Miếu hiện tại. Và kinh khủng hơn nữa, trong đền Võ Miếu, vị trí cao nhất đặt tại bàn thờ trung tâm dành cho Quan Vân Trường, sau đó mới đến Đức Phật Thích Ca, thần linh, thổ địa rồi con nuôi, tướng dưới trướng của Quan Vân Trường, cuối cùng mới đến Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Cách bố trí bàn thờ như thế, chẳng khác nào dùng biểu tượng tâm linh để đánh thằng vào niềm tin nhân dân rằng Trung Quốc là ông chủ, là đàn anh, ngay cả bậc thần thánh của họ cũng là ông chủ, là đàn anh của thánh thần Việt Nam.

 Một người dân tên Mỹ, lắc đầu, than thở: “Làm như thế không đúng đâu! Vì sao biết không, vì làm như thế thì nó đánh giá, đề cao bên Trung Quốc quá. Lối làm đó không được vì nó có phần nào thiên vị Trung Quốc. Đó chính xác là yếu tối mị dân rồi, nói đúng nghĩa là vậy đó!”

Một người dân khác, sống ở phường Tân Giang đã lâu năm, buồn rầu nói với chúng tôi rằng ông rất đau lòng và cay đắng nhận ra Võ Miếu là cơ quan tuyên truyền lớn nhất của nhà cầm quyền để nhồi sọ nhân dân phải tin rằng Trung Quốc là ông thầy, là ông chủ của Việt Nam. Bởi vì từ ngày được công nhận di tích văn hóa, lịch sử cấp quốc gia đến nay, với không biết bao nhiêu câu chuyện thêu dệt về sự linh hiển ở Võ Miếu đã lần lượt kéo người dân khắp tỉnh về đây thắp nhang, cầu xin tài lộc và cầu xin thần linh phù hộ tai qua nạn khỏi. Võ Miếu nghiễm nhiên trở thành chiếc nôi tâm linh của Hà Tĩnh.

Trong khi đó, với cách bố trí đầy bưng bê thần phù của Tàu và đầy nhục mạ thần linh xứ Việt như thế, chắc chắn người dân vào đây cầu nguyện, xin xỏ sẽ thấy rằng ông thần Tàu quá quyền uy, quá to lớn, ngay cả vị thần trấn quốc cỡ như Trần Quốc Tuấn còn dưới vế của ông Quan Vân Trường kia, huống hồ gì người còn sống. Và trong cách thờ này ngầm mách bảo với người dân rằng Việt Nam vốn là lãnh địa của Trung Quốc, được cai quản bởi thần linh Trung Quốc. Điều này dễ dàng làm cho tâm lý người dân tê liệt và cam chịu mọi sự bành trướng của Trung Quốc trên đất Hà Tĩnh.

Quan chức xúm nhau cầu lộc

Theo một cư dân Hà Tĩnh, yêu cầu giấu tên, ông này cho biết là hằng tháng, các bà vợ quan chức và các quan chức xuất hiện ở Võ Miếu với đầy đủ hương đăng hoa quả để cúng kính, cầu xin. Thái độ kính cẩn và đầy nghiêm trang của họ trước một ông thần người Tàu có gốc gác mang tính huyền sử nhiều hơn là sự thật này càng làm cho người dân cảm thấy tin cậy vào thần linh Trung Hoa ở Võ Miếu bội phần.

 Vì suy cho cùng, trong một xứ sở nghèo khó, giữa một eo đất nghèo khổ phía Bắc miền Trung Việt Nam, quanh năm suốt tháng đối diện với gió Lào và hơi biển nóng rát, việc làm giàu nghe ra còn khó hơn cả lạc đà chui qua lỗ kim. Cái nghèo làm cho con người trở nên mụ mị và dễ mê tín. Cũng chính sự nghèo khổ dễ dàng làm cho người nghèo luôn noi gương kẻ giàu và luôn theo đuổi những thủ tục tâm linh của kẻ giàu với hy vọng làm giống nhà giàu, thần linh sẽ phù hộ cho giàu có giống như họ.
Đây là hiệu ứng đô mi nô về tâm lý, đặc biệt là tâm lý cầu an, cầu tài trong đại bộ phận nhân dân nghèo khổ. Và kiểu thành kính đến Võ Miếu cầu xin của giới hức địa phương cùng hàng chục thứ lễ hội kèm theo diễn ra ở Võ Miếu, trong đó có xả những điện ông đồng, bà cốt chung quanh Võ Miếu đều nhập đồng tuyên xưng họ là Quan Vân Trường, là Quan Bình, Vân Xương và một số tướng của Trung Quốc về cho lộc, chữa bệnh cho người dân. Hiếm hoi lắm mới có Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn nhập vào xác, mà nếu có nhập thì cũng chỉ nói ba điều bốn chuyện xoay quanh sự thần phục Quan Vân Trường.

Với đà tuyên truyền dị đoan như thế, hẳn nhiên người dân phải mê tín tuyệt đối vào những thần linh Trung Hoa và cho rằng người Trung Quốc sang Hà Tĩnh làm ăn là một cơ hội đổi đời cho họ, là những ông thần tài mang lộc đến cho dân Hà Tĩnh, và sâu xa hơn nữa là người dân Hà Tĩnh sẽ ngầm mang ơn người Trung Quốc, thần phục người Trung Quốc.

Một bạn trẻ người Hà Tĩnh, là sinh viên học viện hành chính quốc gia Hà Nội chia sẻ: “Về mặt văn hóa thì em thấy không ổn, là người Việt, ai cũng biết rõ điều đó. Đó là một vấn đề lớn!”

Suy cho cùng, với cách truyên truyền thông qua mê tín dị đoan như thế này, nhà cầm quyền Hà Tĩnh đã hoàn toàn thành công trong chiến dịch bơm vào não trạng đại bộ phận nhân dân sự mê tín Trung Quốc. Và một khi Võ Miếu trở thành di tích văn hóa, lịch sử cấp quốc gia, không thể nói rằng trách nhiệm và tội lỗi chỉ riêng của nhà cầm quyền Hà Tĩnh. Bởi chỉ có Bộ văn hóa thông tin Việt Nam mới đủ chức năng và quyền lực để công nhận di tích cấp quốc gia!

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
.
(RFA)

Chiến Tranh Thử Thách và Cơ Hội Để Lấy Lại Hòang Sa.

Nguyễn Quang Duy

Ngày 19-1-1974, lợi dụng Hoa Kỳ rút khỏi miền Nam, Trung cộng cho tàu chiến tấn công và đổ bộ đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa. Từ đó, càng ngày họ càng trở nên hiếu chiến, từng bước lấn chiếm các nơi khác và đơn phương xem Biển Đông là ao nhà. Thái độ hiếu chiến đang dẫn đến chiến tranh.

Nhân 40 năm tưởng niệm các chiến sỹ Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa anh dũng chống trả quân Tàu. Bài viết này bình luận chiến tranh là thử thách và cơ hội để chúng ta lấy lại Hòang Sa và có được tự do.

Vị Thế Chiến Lược

Việt Nam nằm trên ngã ba đường giao thông quốc tế. Bờ biển Việt Nam một phía, phía bên kia là Hòang Sa và Trường Sa, bao phủ biển Đông. Kiểm sóat được hai quần đảo là kiểm sóat được biển Đông, và là kiểm sóat được tuyến đường hàng hải quốc tế đang càng ngày càng trở nên quan trọng.

Chính vì thế, từ ngàn xưa ông bà chúng ta đã cho hải quân ra vào canh giữ hai quần đảo chiến lược này. Đến thời kỳ Pháp Thuộc, người Pháp tiếp tục kiểm sóat trục lộ giao thông này.

Ngày 7.9.1951, tại hội nghị San Francisco Hoa Kỳ trước sự hiện diện của phái đoàn gồm 51 quốc gia tham dự, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần Văn Hữu của Chính phủ Bảo Đại đã long trọng tuyên bố: “Chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của chúng tôi trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”.

Trước năm 1975, Việt Nam Cộng Hòa là quốc gia nhỏ đang chiến tranh, vì vậy miền Nam phải phụ thuộc vào chiến lược của Hoa Kỳ. Năm 1972, họ thay đổi chiến lược bắt tay với Tàu. Năm 1973, họ ký Hiệp Định Đình Chiến Ba Lê, rút quân khỏi miền Nam, cắt giảm viện trợ và gián tiếp bàn giao miền Nam cho Khối Cộng sản.

Trong thế nước nhỏ đang chiến tranh, khi quân Tàu xâm chiếm Hòang Sa, các binh sỹ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã nổ súng chiến đấu nhằm xác định chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên những phần đất này.

Khi trận Hải chiến Hoàng Sa còn đang diễn ra, ngày 19-1-1974, Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng Hòa đã ra tuyên cáo lên án Trung Cộng xâm lược và khẳng định chủ quyền trên quần đảo này: “… Các hành động quân sự của Trung Cộng là hành vi xâm phạm trắng trợn vào lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa, và một lần nữa vạch trần chánh sách bành trướng đế quốc mà Trung Cộng liên tục theo đuổi,...”

Tuyên Cáo đưa ra nhận định:“Việc Trung Cộng ngày nay xâm phạm lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa không những chỉ đe dọa chủ quyền và an ninh của Việt Nam Cộng Hòa, mà còn là một hiểm họa đối với nền hòa bình và ổn cố của Đông Nam Á và toàn thế giới.” Nhận định này ngày nay đã trở thành sự thực.

Chiến Lược Biển của Trung Cộng

Ba thập niên vừa qua, Trung cộng áp dụng mô hình phát triển kinh tế dựa vào tài nguyên thiên nhiên và lực lượng lao động rẻ, sản xuất các mặt hàng giản đơn phục vụ xuất khẩu. Nền kinh tế từ đó bị lệ thuộc vào thị trường xuất khẩu hàng hóa sang Âu Mỹ và nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu từ khắp nơi trên thế giới.

Hải trình xuyên qua Biển Đông trở thành con đường xuất nhập chủ yếu. Ước tính có trên 80 phần trăm số hàng hóa xuất nhập đều đi qua tuyến đường này. Chính vì thế họ càng ngày càng lộ rõ tham vọng chiếm đóng biển Đông.

Năm 1988 và 1989, khi Liên Sô sửa sọan rời khỏi Đông Dương, họ đã tấn công và chiếm đóng một số nơi trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Năm 1995, khi Hoa Kỳ rút khỏi những căn cứ tại Phi Luật Tân, Trung cộng bắt đầu sử dụng quân sự tranh chấp bãi cạn Scarborough phía Tây Bắc nước này.

Tháng 11-2003, Hồ Cẩm Đào lên tiếng cảnh cáo mưu đồ của những cường quốc nhằm kiểm soát và phong tỏa quyền đi lại của tàu bè Trung cộng qua lại eo biển Malacca nối liền Ấn Độ Dương và Biển Đông. Hồ tuyên bố chủ quyền và “lợi ích cốt lõi” Trung cộng tại Biển Đông, và đưa ra bản đồ có hình chữ U xác định biên giới bao gồm tới 80 phần trăm Biển Đông. Gần 2000 cây số bờ biển Việt Nam bị nó che phủ và chữ U kéo dài xuống tận Nam Dương, Mã Lai..

Với lập luận: “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi với các đảo ở Biển Đông và vùng nước xung quanh, và được hưởng chủ quyền, quyền tài phán với các vùng nước liên quan cũng như đáy biển của nó”, họ tự cho phép quyền bảo vệ an ninh quốc gia trên Biển Đông, quyền kiểm soát và khai thác tài nguyên tự nhiên gồm nguồn lợi thủy sản, dầu, khí và khoáng sản ở trên hoặc nằm dưới đáy biển.

Họ tuyên bố có “toàn quyền” trên các quần đảo Hòang Sa và Trường Sa, và thành lập Thành phố Tam Sa làm trung tâm kiểm sóat biển Đông. Họ tự đóng tiềm thủy đỉnh nguyên tử, tầu đổ quân, xây dựng hàng không mẫu hạm, thử nghiệm phản lực cơ tàng hình, cũng như cho xây dựng phi trường quân sự trên quần đảo Hòang Sa và Trường Sa.

Từng bước Trung cộng biến khu vực Biển Đông thành một khu vực do họ chiếm đóng. Họ cắt dây cáp và gây hấn với các tàu thăm dò dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam. Ngày 22/7/2011, trong khi chiến hạm ISN Airavat của Ấn Độ đang trên đường vào cảng Hải Phòng chỉ cách bờ biển Việt Nam 45 hải lý (83km) thì bị cảnh cáo là “vi phạm hải phận Trung Quốc”.

Họ cho Tàu chiến xâm phạm hải phận các quốc gia trong vùng. Họ cấm ngư dân đánh cá, bắn vào tàu đánh cá và bắt bớ ngư phủ Phi Luật Tân và Việt Nam. Và đặc biệt họ cho sử dụng hằng chục ngàn các đòan tàu đánh cá dàn trải khắp biển Đông như một cách tuyên bố chủ quyền.

Sửa Sọan Chiến Tranh

Ngay sau khi nắm quyền vào tháng 11-2012 Tập Cận Bình cho tăng cường quốc phòng sửa sọan đương đầu với Hoa Kỳ và các nước Đồng Minh. Hội nghị Trung ương tháng 11-2013 quyết định thành lập Hội Đồng An Ninh Quốc Gia do Tập Cận Bình làm chủ tịch. Hội Đồng này bao gồm tất cả các lực lượng vũ trang và tuyên truyền nhằm tham mưu cho đảng Cộng sản sửa sọan chiến tranh.

Một số nguồn tin cho biết Bộ Quốc phòng Trung cộng đang thiết lập một cơ cấu chỉ huy tác chiến tổng hợp sẵn sàng đáp ứng khi có chiến tranh. Họ xây dựng các kho vũ khí công nghệ cao, vũ khí hạt nhân, tầu đổ bộ, ưu tiên cho chiến tranh di động tổng hợp và tác chiến tấn công trên biển và trên không.

Ngày 23-11-2013, Trung cộng ra thông báo thiết lập một vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông ở khu vực quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Khu vực này thuộc Nhật Bản. Thông báo này ngay lập tức đã bị Nhật bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Phi Luật Tân lên tiếng phản đối.
Cùng lúc Trung cộng đơn phương quy định tàu cá và tàu khảo sát nước ngoài khi đi vào vùng biển do tỉnh Hải Nam quản lý đều phải xin phép. Khu vực này bao gồm Hòang Sa và Trường sa với diện tích lên đến 2 triệu cây số vuông, với nhiều tuyến đường hàng hải, với nguồn hải sản nuôi sống hằng triệu cư dân và một nguồn trữ lượng dầu khí vô cùng to lớn.

Đây là một thách thức cho tòan thế giới vì quy định này đã vi phạm quyền tự do và luật quốc tế về biển. Việt Nam, Phi Luật Tân, Nhật bản và Hoa Kỳ đã lên tiếng phản đối quy định này. Cũng cần nhắc Phi Luật Tân đã chính thức thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung cộng bằng cách kiện ra tòa án quốc tế.

Hôm nay 16-01-2014, Trung cộng xác nhận đã cho bay thử thành công thiết bị mang hỏa tiễn siêu tốc với đầu đạn hạt nhân có khả năng xuyên thủng mọi hệ thống phòng thủ hiện thời. Như vậy họ là quốc gia thứ hai chỉ sau Hoa Kỳ đã thử nghiệm thành công lọai vũ khí siêu tốc. Trên lý thuyết lọai vũ khí này nếu được mang ra sử dụng có thể chỉ mất 45 phút bay từ Bắc Kinh tới thủ đô Washington.

Đồng thời, Hải Quân Trung cộng không chỉ giới hạn tầm họat động trong vòng Biển Đông, càng ngày họ càng gia tăng xuất hiện tại Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Cách hành xử thô bạo và bành trướng cả quân sự lẫn khu vực chiếm đóng của Trung cộng đang gây quan tâm đến an ninh và nền hòa bình thế giới.

Chiến Lược Biển của Hoa Kỳ.

Từ thời lập quốc Hoa Kỳ vẫn chủ trương tự do thương mãi và tự do hàng hải. Để bảo vệ quyền lợi và mở rộng tầm ảnh hưởng hàng hải, Hoa kỳ cho xây dựng một lực lượng Hải Quân mạnh nhất thế giới về cả lượng lẫn phẩm.

Khả năng của Hải Quân Hoa Kỳ hơn khả năng Hải Quân của tất cả các quốc gia Âu Châu cộng lại và vượt xa khả năng của Hải Quân Trung cộng. Hải quân Hoa kỳ không chỉ có khả năng chiến đấu trên biển còn khả năng và nhiều kinh nghiệm tấn công từ biển vào lục địa.

Hoa Kỳ có tất cả 11 Hạm Đội với hàng không mẫu hạm. Đệ Tam và Đệ Thất Hạm Đội họat động trong khu vực Thái Bình Dương. Đệ Thất Hạm Đội còn được gọi là Hạm Đội Thái Bình Dương. Lẽ đương nhiên Hoa Kỳ không thể để Trung Cộng gia tăng vi phạm lợi ích quân sự, kinh tế và chính trị của Hoa Kỳ tại biển Đông.

Chiến Lược Quay Lại Á Châu

Tháng 2/2009, trong chuyến công du châu Á Ngọai trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton nhấn mạnh lợi ích Hoa Kỳ đối với tự do hàng hải và đến việc mọi quốc gia cần tôn trọng luật biển quốc tế. Bà cho biết chính phủ Hoa Kỳ sẵn sàng hợp tác với các quốc gia Đông Nam Châu Á để thuyết phục Trung cộng theo đường lối đa phương và hòa bình trong tranh chấp tại Biển Đông. Như thế các quốc gia trong vùng sẽ tạo được tiếng nói chung đối thọai trong hòa bình với Trung cộng.

Ngày 24-10-2010 tại Hội nghị Diễn đàn Khu vực Đông Nam Châu Á ở Hà Nội, Ngoại trưởng Hillary Clinton tái xác định quyền lợi Hoa Kỳ tại Biển Đông, phủ nhận tuyên bố chủ quyền của Trung cộng và cho biết Hoa Kỳ đã chuẩn bị thúc đẩy các đàm phán đa phương nhằm giải quyết các tranh chấp chủ quyền các quần đảo tại Biển Đông.

Ngày 22-7-2011, tại Hà Nội Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton kêu gọi các bên tranh chấp ở Biển Đông đưa ra chứng cớ pháp lý cho tuyên bố chủ quyền của mình. Bà Clinton cho rằng những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Châu Á phải phù hợp với Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982. Bà còn cho biết giải quyết tranh chấp bằng đường lối hòa bình là phù hợp với quyền lợi của Hoa Kỳ.

Trong nhiệm kỳ 1 của Tổng Thống Obama, đóng góp lớn nhất Ngọai trưởng Hillary Clinton là chiến lược quay lại Á Châu. Một chiến lược bao gồm cả kinh tế, giáo dục, ngọai giao, chính trị và quân sự.
Sang đến nhiệm kỳ 2, mặc dầu chính phủ Hoa Kỳ gặp nhiều khó khăn trong việc thông qua ngân sách quốc gia, nhưng chiến lược quay lại Á Châu của Ngọai Trưởng Hillary Clinton đã được lưỡng đảng Hoa Kỳ đồng thuận thông qua.

Chính phủ Hoa Kỳ đã cho điều quân khỏi A Phú Hãn và Iraq, dành ưu tiên cho các họat động quân sự tại Biển Đông. Họ khuyến khích các quốc gia trong vùng gia nhập Hiệp Định Xuyên Thái Bình Dương (TTP) xây dựng một khu vực kinh tế tự do bao trùm khu vực Thái Bình Dương. Họ cho tăng cường ngọai giao và viện trợ. Và đặc biệt khuyến khích các quốc gia giải quyết các tranh chấp bằng phương cách hòa bình như đàm phán đa phương, qua các diễn đàn quốc tế hay đưa ra tòa án quốc tế phân xử.

Chiến lược của Hoa Kỳ đã và đang bị thách thức bởi các hành động leo thang bạo lực của nhà cầm quyền Bắc Kinh, các hành động dễ dàng dẫn đến chiến tranh.

Bắc Kinh Tứ Bề Thọ Địch

Giao Thương Quốc Tế càng phát triển thì tuyến đường hàng hải qua Biển Đông càng trở nên quan trọng cho việc phát triển kinh tế của các quốc gia có bờ biển dọc theo biển Đông. Ngọai trừ Việt Nam và Bắc Hàn, các quốc gia khác đều là các nước đồng minh với Hoa Kỳ. Nhiều quốc gia luôn sát cánh với Hoa Kỳ trong mọi cuộc chiến và đều có những cam kết quân sự với Hoa Kỳ. Việc Trung cộng gia tăng quân sự trực tiếp đe dọa và gây hấn các quốc gia này chính là trực tiếp đe dọa đến quyền lợi của Hoa Kỳ.

Quan sát phương cách hành xử hiếu chiến của Trung cộng, thế giới đang nhận ra Trung cộng là mối đe dọa cho nền hòa bình biển Đông và Thế giới. Nhiều quốc gia trên thế giới tìm cách gia tăng khả năng quân sự hay tìm cách liên kết với Hoa Kỳ vừa để bảo vệ chính mình, vừa để cô lập Trung cộng.
Trung Hoa không phải là một quốc gia thuần nhất. Nó bao gồm nhiều lãnh thổ đang bị chiếm đóng, người dân các quốc gia Tây Tạng, Tân Cương, Mông Cổ… đang đứng lên giành lại độc lập. Người dân các sắc tộc khác cũng đang đứng lên đòi hỏi một thể chế tự do, dân chủ và công bằng xã hội. Nhìn chung nhà cầm quyền Bắc Kinh đang tứ bề thọ địch.

Khi nhà cầm quyền Bắc Kinh gặp khó khăn thay vì tìm các giải pháp ôn hòa giải quyết, họ lại trở nên hung tợn hơn, trở nên hiếu chiến hơn và dễ dàng trở thành kẻ khai chiến.

Chiến Tranh! Chiến Tranh! Chiến Tranh!

Khi các giải pháp chính trị, giải pháp ngọai giao bất thành thì giải pháp quân sự ắt sẽ xẩy ra.

Trong một cuộc họp báo ngày 9-1-2014, Phát ngôn Viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Jennifer Psaki cho biết: "Việc đưa ra các hạn chế đối với hoạt động ngư nghiệp của các quốc gia khác tại các khu vực tranh chấp của Biển Đông là hành động khiêu khích và có khả năng nguy hiểm. … tất cả các bên liên quan cần tránh có các hành động đơn phương có thể làm gia tăng căng thằng và cản trở khả năng giải quyết các khác biệt thông qua con đường ngoại giao hay bằng các biện pháp hòa bình khác".

Tính hiếu chiến của Trung cộng đã tăng thêm mức độ nghiêm trọng: khiêu chiến. Giữa tháng 12-2013 một tàu chiến Trung cộng đã tách khỏi nhóm tàu hộ tống hàng không mẫu hạm Liêu Ninh. Chiếc tàu này cố tình tiến thẳng đến đâm vào tuần dương hạm Hoa Kỳ USS Cowpens (CG-63). Buộc tuần dương hạm Hoa Kỳ phải bẻ lái chuyển hướng nhằm tránh va chạm dễ dàng dẫn đến chiến tranh. Hành động này đã bị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel cho là: “nguy cơ đụng độ hoàn toàn có thể xẩy ra trong vùng Thái Bình Dương.”

Khi Trung cộng loan báo nới rộng khu vực phòng không trong vùng lãnh hải đang tranh chấp tại biển Hoa Đông, Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden tuyên bố: “Thay mặt Tổng Thống Hoa Kỳ, tôi muốn khẳng định rõ ràng rằng chúng tôi không công nhận khu phòng không này. Việc Trung Quốc tuyên bố khu phòng không sẽ không mảy may ảnh hưởng đến các hoạt động của chúng tôi. Chúng tôi cũng nhấn mạnh rõ ràng rằng Hoa Kỳ trông đợi Trung Cộng sẽ không có hành động có thể làm tăng căng thẳng và làm nguy cơ căng thẳng leo thang.”

Trong phiên điều trần về biển Đông hôm thứ ba 14-1-2014, các nghị sỹ và dân biểu đã chính thức lên tiếng Hoa Kỳ nhất định không để yên nếu Trung Cộng sử dụng biện pháp áp đặt bằng sức mạnh để đòi hỏi chủ quyền trên biển Đông.

Trên đây là các dấu hiệu gần và rõ nhất chiến tranh sớm muộn sẽ xảy ra. Chiến tranh sẽ không trực tiếp xẩy ra trên lãnh thổ Hoa Kỳ. Chiến tranh sẽ giúp Hoa Kỳ xây dựng lại uy tín và giữ vững danh hiệu cường quốc số 1 thế giới. Chiến tranh sẽ giúp Hoa Kỳ bán vũ khí cho các quốc gia trong vùng. Chiến tranh sẽ giúp nhân dân Hoa Kỳ đòan kết quên đi những khó khăn, những bất đồng nội trị. Nhà cầm quyền Bắc Kinh là chủ nợ của Hoa Kỳ, các khỏan nợ này sẽ được khấu trừ vào khỏan bồi hòan chiến phí tương lai.

Bắc Hàn là một quốc gia cộng sản khác. Mới hôm qua thứ Tư 15-1-2014, phát ngôn viên Bắc Hàn cảnh cáo bất kỳ cuộc tập trận quân sự Hoa Kỳ và Nam Hàn có thể sẽ dẫn đến chiến tranh hạt nhân gây thiên tai và thảm họa ngoài sức tưởng tượng.

Như vậy chiến tranh trong vùng cũng sẽ là cơ hội để Hoa Kỳ xóa bỏ các thể chế cộng sản cuối cùng. Đây chính là điều quan trọng nhất để Hoa Kỳ thực hiện chiến lược tòan cầu mà họ luôn đeo đuổi: mang tự do dân chủ đến cho mọi người trên khắp thế giới.

Nhìn chung vì lợi ích ngắn hạn và dài hạn Hoa Kỳ sẽ không gây chiến, nhưng sẽ chủ động trong chiến tranh. Thái độ nhường nhịn của Hoa Kỳ hiện nay là để được chính danh và được sự ủng hộ của các cường quốc Tây phương.

“Việt Nam không hai lòng với Trung Quốc.”

Trở lại Việt Nam, ngày 17/12/2013 vừa qua, báo chí trong nước loan tin ông Nguyễn Văn Thơ, đại sứ Việt Nam tại Trung Cộng, khi về nước tham dự Hội nghị Ngọai Giao, đã tuyên bố: “Việt Nam không hai lòng với Trung Quốc.” Một tuyên bố đã nói lên thực trạng Việt Nam.

Gần đây, Hà Nội có một số phản ứng với Trung cộng là vì nguồn dầu thô hằng năm mang về hằng chục tỷ Mỹ Kim đã bị Trung cộng ngăn chận khai thác. Thiếu ngọai tệ thâu được từ dầu thô là thiếu tiền nuôi dưỡng các bộ máy“Đảng”, bộ máy nhà nước, bộ máy công an,…

Trên thực tế đảng Cộng sản Việt Nam luôn lệ thuộc vào tư tưởng, vào chính trị, vào kinh tế Trung cộng, bởi thế họ khó có thể thay lòng đổi dạ. Chả thế bà con ta mới có câu :”theo Tàu mất nước, theo Mỹ mất đảng”.

Thật vậy, họ đã công khai cho phép quân đội, công an Tầu lập đồn xây lũy khắp nơi, ngày 20-12-2013, Đài Á Châu Tự Do phải lên tiếng báo động: “…ngay trên hai con đường có tên Hoàng Sa và Trường Sa chạy dọc theo bờ biển Đà Nẵng, các biệt khu của người Tàu cùng với hàng trăm quán sá mang biển hiệu Tàu mọc lên dày đặc.”

Mặc cho Trung cộng đơn phương ra lệnh cấm đánh cá trên biển Đông, ảnh hưởng đến đời sống của hằng triệu người sống ven biển. Mặc cho hải quân Tầu bắn giết, bắt bớ ngư dân Việt Nam. Nhà cầm quyền cộng sản chỉ lên tiếng cho có, chưa bao giờ có phản ứng để bảo vệ ngư dân. Họ đã để mất nhiều cơ hội Quốc tế hoá Biển Đông và tình trạng Việt Nam mất Biển Đông càng ngày trở nên trầm trọng hơn.

Việt Nam vẫn là một quốc gia cộng sản và vẫn là một mối đe doạ cho nền hoà bình thế giới. Các tài liệu công khai và chính thức của đảng Cộng sản Việt Nam luôn một cách vu vơ coi các quốc gia cổ vũ tự do là các thế lực thù địch và ngược lại Trung cộng là nước đồng chí anh em.

Khi chưa có một Hiến Pháp Tự Do, một Quốc Hội Độc Lập, chưa có tự do bầu cử, chưa có người cầm quyền chính danh, thì Trung cộng vẫn đứng trong hậu trường thu xếp lèo lái giới cầm quyền cộng sản Việt Nam, để giới này thực thi chiến lược bành trướng và bá quyền cho Trung Cộng.

Trong tình hình hiện nay nếu chiến tranh xẩy đến đảng Cộng sản sẽ đứng về phía Trung cộng.  Họ không đứng về phía Hoa Kỳ, Đồng Minh và dân tộc Việt, vì nếu thế họ sẽ phải thực tâm tôn trọng nhân quyền, thực thi dân chủ và trao trả các quyền tự quyết cho dân tộc. Một chính phủ muốn được sự ủng hộ và trở thành Đồng Minh với Hoa Kỳ thì chính phủ đó cần chính danh qua các cuộc bầu cử tự do.

Ngược lại, đại đa số dân Việt đang vận động để Việt Nam thoát khỏi kiếp chư hầu Trung cộng. Giới luật gia trí thức vận động quốc tế hóa Biển Đông. Giới báo chí mang thông tin, tạo quan tâm đến quần chúng đồng bào. Giới quân đội đòi chuyên môn hóa, hiện đại hoá quân đội, để giữ nước, để bảo vệ ngư dân không bị quân đội Trung cộng áp bức. Giới trí thức, sinh viên thanh niên, xuống đường đòi trả lại Hoàng Sa, Trường Sa cho Việt Nam.

Phong Trào đấu tranh giữ nước đã liên kết với Phong Trào đấu tranh chính trị đòi tự do dân chủ. Nếu có chiến tranh chính nghĩa dân tộc sẽ là vũ khí sắc bén nhất cho những người đấu tranh vận động tòan dân đứng lên vừa giữ nước, vừa giành lại tự do dân chủ cho dân tộc Việt Nam.

Chiến tranh sẽ kết thúc. Lực lượng Đồng Minh sẽ chiếm Hòang Sa và Trường Sa. Và theo luật quốc tế sẽ trao trả cho chính phủ tự do đại diện cho tòan dân.

Không ai muốn chiến tranh. Nhưng rõ ràng chiến tranh vừa là một thách thức vừa là một cơ hội để Việt Nam giành lại lãnh thổ đã bị hai đảng Cộng sản Việt Tàu sử dụng quân sự chiếm đóng.

Thách thức của các lực lượng đấu tranh dân chủ là làm sao chúng ta có thể thực hiện được cả hai mục tiêu trong điều kiện và tình hình chuyển biến của đất nước và quốc tế.

Muốn thực hiện được cả hai mục tiêu chúng ta phải chủ động liên kết hành động. Năm 2014 là năm của hành động.

Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
16/1/2014

Tùy bút

H ình như thuở đó có một học sinh nghèo "ngoại đạo" mới vừa 16 tuổi, quê mùa nhút nhát, đang nuôi dưỡng một tình "yêu-hoa-cúc...