30 September 2013

Ẩn Đằng Sau Chuyến Công Du Của Thủ Tướng

BS Hồ Hải
Cách đây hai tuần, tôi có một cuộc khảo sát các bạn tôi là những giám đốc kinh doanh ở các lĩnh vực thương mại gồm: điện máy, hàng nông sản thực phẩm, tiêu dùng thiết yếu, thì sức mua của người dân giảm mạnh trong 8 tháng đầu năm 2013 chỉ còn 40% so với cùng kỳ năm 2012. Một số doanh nghiệp đã giảm biên chế hoặc giảm lương chỉ còn 40%. Sức mua giảm thì hàng tồn kho tăng, hàng tồn kho tăng thì buộc doanh nghiệp phải giảm hoặc ngưng sản xuất.

Một số doanh nghiệp làm ăn có lãi, còn sống sót nhờ đơn đặt hàng xuất khẩu, nhưng vay vốn hoạt động bị giảm xuống, vì giá trị thế chấp bất động sản đã giảm, thiếu vôn kinh doanh để đủ nuôi quân, họ đành giảm sản xuất, hoặc đóng cửa. Chỉ cần có thế, không cần phải làm cái gì to tác, để có thể hiểu được kinh tế Việt Nam đang ở đâu.

Nhưng khi ông thủ tướng Nguyễn tấn Dũng bắt đầu chuyến công du Pháp, để ký kết đồng minh chiến lược, thì cũng là lúc ở nhà các nhà kinh ban tế thế họp nhau ở Huế với cái gọi là: Diễn đàn kinh tế mùa thu.

Các nhà kinh bang tế thế bàn nhau rất hăng. Nào là kinh tế Việt Nam đã hạ cánh nặng nề, từ miệng ông chú tịch ủy ban giám sát tài chính quốc gia. Nào là kinh tế Việt Nam nghẽn mạch tăng trưởng từ ông viện trưởng viện kinh tế Việt Nam. Nào là kinh tế Việt Nam vỡ ổn định vĩ mô từ 5 năm qua từ ông cựu phó thủ tướng. Nếu chịu khó đọc thì toàn tin xấu.

Hôm nay, ông thủ tướng vừa đặt chân tới Washington DC. Gọi là đi họp lần 68 của Liên Hiệp Quốc, nhưng ông đã tức tốc đến thăm 3 nơi vô cùng quan trọng, mà từ trước tới nay chưa có nhà cầm quyền nào ở Việt Nam làm chuyến con thoi tấp cập như thế: World Bank, IMF và Bộ thương mại Hoa Kỳ, với những lời đề nghị rất thiết tha về vấn đề vay mượn, và mong mỏi Hoa Kỳ công nhận nền kinh tế Việt Nam là kinh tế thị trường tự do.

Có một điều mấu chốt là, tại sao các nhà kinh bang tế thế không ai dám đá động đến nguyên nhân sụp đổ kinh tế của nước Việt là. chính trị không chịu thay đổi để phù hợp với kinh tế năng động? Thế mới thấy sự ràng buộc của 2 cái phàm là của Mao nó ghê gớm đến nhường nào?

Hai năm trước tôi đã có bài: Nhìn đến năm 2013. Trong đó, tôi đã nhận định rằng, kinh tế Việt Nam sẽ thực sự sụp đổ vào năm 2013, vì một nền chính trị phi khoa học, đi ngược với các quy luật xã hội học. Nhìn hình ảnh ông thủ tướng công du con thoi, mà bề ngoài là đi ký kết chiến lược với Pháp, và đi tham dự Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 68, nhưng bản chất là đi lo chuyện kinh tế nước nhà đang sụp đổ, chưa có thuốc chữa.

Tháng 10/2013 là tháng quyết định nhiều việc đối với Việt Nam. Vì nó là tháng mà quốc hội phải thông qua hiến pháp mới 2013 - sau 4 lần sửa đổi - để phù hợp tình hình mới. Cũng là tháng mà vòng đàm phán lần thứ 20 - cũng là vòng đàm phán cuối cùng - của Hiệp Định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương. Nhưng tới nay, quốc hội vẫn còn đang loay hoay với những chuyện xưa như trái đất - sở hữu và đơn nguyên hay đa nguyên chính trị. Và 81 tập đoàn kinh tế nhà nước vẫn chưa được tư nhân hóa, cũng như chưa được công nhận người dân được phép thành lập Hội. Tất cả những điều này quyết định cho Việt Nam có được tham gia tự nguyện vào TPP hay không. Không ai bắt buộc Việt Nam phải vào. Nhưng không vào thì không có cái để cứu lấy nền kinh tế đang sụp đổ. Trong khi đó để được vào là phải cải tổ hệ thống chính trị.

Chuyến công du của ông thủ tướng chỉ cách chuyến đi của ông chủ tịch nước đến Hoa Kỳ có 2 tháng. Cả hai chuyến đi đều có những hành động quyết liệt nhằm cứu lấy nền kinh tế đang sụp đổ thực sự. Hai chuyến đi dồn dập và những mục tiêu cho thấy tất cả. Nhưng Hoa Kỳ lại là một quốc gia không là con chiên của bất kỳ chủ thuyết nào, mà là một quốc gia theo cuộc sống hiện sinh thực dụng. Ngoại giao với Hoa Kỳ không chỉ bằng nước bọt.

Lần này thực sự là nguy ngập, nhưng trong cái nguy ngập ấy lại là cơ hội chính trị Việt Nam thay đổi như Miến Điện. Nếu không, hầu như mọi ngã đường đi đến tương lai của Việt Nam đều xấu. Vì lòng dân đã mất niềm tin. Xuất khẩu vẫn tốt mà sức mua của dân chúng lại cạn kiệt. Hệ thống tài chính ngân hàng đang ôm nợ xấu, dù giảm lãi suất, nhưng không tìm ra khách hàng cho vay, trong khi đó vẫn cứ tăng mức huy động vốn để tồn tại. Đó là những nghịch lý lớn đang tồn tại trong nền kinh tế Việt Nam, và chính chúng sẽ hủy diệt nền chính trị phi khoa học không bao lâu nữa.

BS Hồ Hải

Sự trở lại của nước Nga

Ls Lê Đức Minh

Sau chiến tranh Việt Nam, Hoa Kỳ đã tiến hành những cuộc chiến tranh gây nhiều tranh cãi khác bao gồm cuộc chiến tại Afganistan, Iraq. Thêm vào đó Hoa Kỳ đã có vai trò quan trọng trong việc lật đổ những chế độ độc tài tại Lybia, Ai Cập...

Tuy nhiên trong thực tế những cuộc chiến tranh đó không giải quyết được vấn nạn khủng bố Hồi giáo trên phạm vi toàn thế giới. Những cuộc chiến tranh đó không làm Hoa Kỳ trở thành một quốc gia an toàn hơn. Tệ hại hơn cả, những cuộc chiến đó đã mang chết chóc cho hàng trăm ngàn người dân vô tội và biến tình hình tại Trung Đông, vốn phức tạp lại càng phức tạp hơn.

Sau nhiều năm được Hoa Kỳ và phương Tây ngấm ngầm dung dưỡng, các thể chế độc tài tại Ai Cập, Iraq, Lybia đã bị dân chúng tại những quốc gia này hết sức chán ghét và vô tình tạo điều kiện cho những thế lực Hồi giáo cực đoan có cơ hội tìm được sự ủng hộ của đa số dân chúng. Do đó một khi các chế độ độc tài này sụp đổ vì không còn sự ủng hộ của phương Tây, các thế lực Hồi giáo cực đoan lập tức nắm được quyền lực, điển hình là tại Ai Cập. Tại Lybia đã có nhiều dấu hiệu cho thấy các thành phần Al Qaeda hiện hữu trong chính quyền mới. Tại Syria sự hiện diện của những chiến binh Al Qaeda trong thành phần quân nổi dậy đã được khẳng định.

Mặc dầu là những chính quyền độc tài, chính phủ các nước Ai Cập, Lybia trước đây và chính quyền Syria hiện tại đều là những chính quyền thế tục, chống lại sự can thiệp của tôn giáo vào chính trị. Những chính phủ này làm mọi cách để trấn áp các thế lực Hồi giáo cực đoan và ổn định tình hình chính trị tại Trung Đông.

Khi các chính quyền độc tại tại Iraq và Ai Cập bị lật đổ, chỗ trống quyền lực lập tức được những thành phần Hồi giáo cực đoan điền thế. Từ đó các phong trào thánh chiến chống Mỹ và phương Tây đã không giảm đi mà lại còn phát triển mạnh hơn trước. Tình hình Trung Đông hiện tại bất ổn ở một mức độ nguy hiểm.

Hoa Kỳ đã từng cảnh cáo Syria rằng phương Tây sẽ can thiệp quân sự nếu chính quyền Syria dùng vũ khí hóa học giết chóc chính người dân nước họ. Dĩ nhiên Hoa Kỳ được kỳ vọng sẽ thực hiện lời hứa này sau sự kiện hàng ngàn người Syria chết vì vũ khí hóa học.

Tuy nhiên ai là những người được hưởng lợi nếu Hoa Kỳ can thiệp vũ trang tại Syria? Trước hết là lực lượng Al Qaeda và những thành phần Hồi giáo cực đoan. Những gì xảy ra tại Ai Cập, Iraq và Lybia khiến phiến quân tại Syria tin rằng nếu Hoa Kỳ can thiệp quân sự, chắc chắn họ sẽ lật đổ được chính quyền Syria và lên nắm quyền lực.

Chính quyền Syria biết rằng Hoa Kỳ sẽ can thiệp nếu quân đội dùng vũ khí hóa học. Dĩ nhiên tổng thống Assad của Syria không dại dột gì mang vũ khí hóa học ra dùng để Hoa Kỳ có cớ để tấn công. Những cuộc điều tra tại Syria cho thấy rằng quân nổi dậy hay những thành phần nằm vùng của Al Qaeda trong quân đội Syria đã dùng vũ khí hóa học để mời gọi Hoa Kỳ can thiệp.

Rõ ràng tổng thống Obama đã ở vào một tình huống nan giải khi phải quyết định tấn công Syria. Phe thân Do thái trong chính trường Hoa Kỳ đã gây áp lực dữ dội để ông Obama ra lệnh tấn công Syria bất chấp việc Hoa Kỳ biết rằng tổng thống Assad đã không hề ra lệnh dùng vũ khí hóa học. Phe chủ chiến tại Hoa Kỳ cũng lờ đi sự thật rằng hơn 60% người Mỹ chống lại việc can thiệp vũ trang vào Syria sau khi đã thấy rõ kết quả những can thiệp quân sự của Hoa Kỳ vào Afghanistan và Iraq. Hậu quả việc Hoa Kỳ can thiệp quân sự vào Syria có thể còn bi đát hơn cuộc chiến của Hoa Kỳ tại Iraq và Afghanistan nhiều lần.

Trong bối cảnh đó tổng thống Nga Vladimir Putin đã cứu tổng thống Hoa Kỳ Barrack Obama một bàn thua trông thấy.

Từ lâu nay chính giới Hoa Kỳ vẫn luôn coi nước Nga hậu cộng sản là một con cọp không nanh vuốt. Những kiểu suy nghĩ thời còn chiến tranh lạnh trong các chính khách Hoa Kỳ khiến họ luôn luôn cho rằng bất cứ lời đề nghị nào từ phía Nga đưa ra cũng đều có dụng ý chống lại phương Tây hay có ý đồ trục lợi riêng cho nước Nga.

Tuy nhiên việc tổng thống Putin đưa ra đề nghị là Syria giao nộp toàn bộ vũ khí hóa học để đổi lấy hòa bình, cho thấy rằng Hoa Kỳ và thế giới nên xem xét lại quan điểm đầy thành kiến vốn dành cho Nga và tổng thống Putin từ trước đến nay.

Việc Putin đề nghị Syria giao nộp vũ khí hóa học để đổi lấy hòa bình vừa bảo vệ được chính quyền Syria, vừa tránh cho tổng thống Obama phải quyết định một cuộc chiến mà bản thân ông Obama và đảng Dân chủ đều không muốn, vừa phục vụ cho những mối quan tâm thiết thực của chính nước Nga.
Nước Nga tin rằng việc Syria tiếp tục giữ kho vũ khí hóa học sẽ tạo cớ cho Hoa Kỳ và phương Tây can thiệp vũ trang vào Syria không biết lúc nào. Thứ hai nước Nga hoàn toàn có cơ sở để lo ngại rằng những vũ khí hóa học đó có cơ rơi vào tay của lực lượng nổi dậy tại Syria. Và cuối cùng nếu những tay phiến quân Hồi giáo cực đoan này dùng vũ khí hóa học đó để tấn công Do thái thì hậu quả không biết sao mà lường. Xét cho cùng việc thắng thế của các thế lực Hồi giáo cực đoan trên phạm vi toàn thế giới là mối lo chung của cả Hoa Kỳ và Nga.

Những lực lượng Hồi giáo cực đoan hiện tại đang ủng hộ phe nổi dậy tại Syria cũng là những lực lượng đang ủng hộ các phong trào Hồi giáo cực đoan đang nằm vùng chờ cơ hội tại Nga. Nếu các thành phần Hồi giáo cực đoan nắm được chính quyền tại Syria thì cả Hoa Kỳ, Nga và Israel đều ăn không ngon và ngủ không yên.

Sự hợp tác giữa Nga và Hoa Kỳ trong vấn đề Syria chỉ ra một sự thật rằng Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc trong nhiều trường hợp không phải là cơ quan quốc tế có thể giải quyết mọi vấn đề. Trong những trường hợp này sự cộng tác song phương giữa các cường quốc có thể mang lại những giải pháp khả thi.

Điều quan trọng khác mà tổng thống Nga Putin vừa chỉ ra cho tổng thống Obama và Hoa Kỳ là đã đến lúc Hoa Kỳ nên từ bỏ quan điểm Hoa Kỳ là cảnh sát quốc tế trong mọi cuộc xung đột. Trong bài viết đăng trên tờ New York Times, ông Putin đã phê bình quan điểm rằng Hoa Kỳ là một quốc gia được Thượng đế ân sủng và có trách nhiệm trừng trị những quốc gia nào đi trệt ra khỏi những nguyên tắc hành xử mà Hoa Kỳ cho là mẫu mực. Ông Putin nhấn mạnh rằng trong khi ca ngợi ân sũng của Thượng đế, Hoa Kỳ cần nhớ rằng Chúa sinh ra tất cả mọi người, mọi dân tộc đều bình đẳng.

Hơn nữa đứng trên góc độ công pháp quốc tế, quyết định đơn phương của Hoa Kỳ tiến hành một cuộc chiến tranh chống lại một quốc gia khác, mà không được Hội đồng Bảo an chấp thuận là vi phạm pháp luật. Đặt quyền quyết định tiến hành chiến tranh chống lại một quốc gia khác vào tay của vị tổng thống mà không thông qua quốc hội là một việc làm phản dân chủ.

Cũng như nhiều lần khác trong lịch sử, nước Anh là quốc gia sớm nhận ra những sai lầm trong chính sách đối ngoại trước tiên, và đã có những thay đổi có tầm ảnh hưởng lớn. Có thể nói quyết định chống lại việc quân đội Anh tham chiến tại Syria là một quyết định vô cùng quan trọng. Rõ ràng quyết định này đã làm cho Hoa Kỳ phải suy nghỉ lại về vị trí của nước Mỹ trên chính trường thế giới trong một thời đại mới.

Quyết định không tham chiến của quân đội Anh chứng tỏ rằng nước Anh không ưa gì tổng thống Syria Assad nhưng người Anh không muốn thấy các lực lượng Hồi giáo cực đoan toàn thắng nhờ vào vũ khí của nước Anh và sinh mạng của binh sĩ Anh.

Sáng kiến của tổng thống Nga Putin và sự đáp ứng của phương Tây khẳng định lại một điều rằng sự tồn tại của một thế giới đa cực là rất cần thiết cho hòa bình và ổn định. Cần nhớ lại một điều là nước Nga hiện tại không phải là một nhà nước cộng sản và tổng thống Putin trong khi tìm cách xây dựng lại vị trí của nước Nga trên trường thế giới, hoàn toàn không có ý đồ tái lập lại một đế quốc Sô viết của thời chiến tranh lạnh.

Có thể nói mà không sợ sai lầm rằng sau sự kiện này, vị trí của tổng thống Putin và của nước Nga sẽ thay đổi trên chính trường quốc tế. Các lực lượng Hồi giáo cực đoạn khắp nơi đã đồng loạt lên tiếng phản đối đề nghị đổi vũ khí lấy hòa bình của tổng thống Putin. Ngược lại ông Putin nhận được sự đồng tình của dư luận toàn thế giới.

Dĩ nhiên những người đa nghi sẽ lý luận rằng liệu Nga có thực tâm yêu cầu Syria giao nộp toàn bộ vũ khí hóa học trong khi chính Nga là người chủ yếu cung cấp toàn bộ vũ khí cho chế độ của tổng thống Assad. Tuy nhiên trên thực tế vấn đề Syria đã được giải quyết sau khi tổng thống Assad đồng ý với đề nghị của Nga.

Khác với Trung Quốc, nước Nga của ông Putin rõ ràng là một quốc gia có khả năng giải quyết những xung đột quốc tế. Khác với một số dư luận cố mô tả Putin như là một nhà lãnh đạo độc tài, lạnh lùng, ông Putin là một nhà lãnh đạo có viễn kiến. Tổng thống Putin đã thấy rõ cơ hội để nâng cao vị trí của nước Nga. Vào thời điểm quốc hội Anh bỏ phiếu chống tham chiến, các cuộc thăm dò cho thấy 60% dư luận Mỹ chống can thiệp quân sự, nước Pháp từ chối tham chiến tại Syria đơn phương, và nước Nga tổ chức hội nghị G20, ông Putin đã đưa ra sáng kiến hòa bình của mình. Chính tại điểm này ông Putin cho thế giới thấy rằng ông là một nhà lãnh đạo có tầm cỡ quốc tế.

Trong những giai đoạn khó khăn của hòa bình thế giới, tổng thống Putin đã làm cho tất cả mọi người nhận thức được một vấn đề rằng thế giới không thể thiếu nước Nga.

(Chú thích: Hôm nay, 10 giờ sáng, giờ địa phương, ngày 28/9/13, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã thông qua dự thảo nghị quyết giải giáp vũ khí hóa học của Syria, sau khi văn bản dự thảo này được cả Hoa Kỳ và Nga nhất trí. Toàn bộ 15 thành viên của Hội đồng đã bỏ phiếu đồng thuận. Thỏa thuận này đã phá vỡ thế bế tắc tại Liên Hiệp Quốc về vấn đề Syria suốt hai năm rưỡi qua. Thế giới thêm an toàn hơn một chút. Lần tới thêm Iran & Bắc Hàn về vũ khí nguyên tử. BBC).
Tài liệu tham khảo:
1. Uwe Klussmann,What Putin Wants: Moscow's Fear of Jihad Drives Policy on Syria, Spiegel Online International, 16/09/13
2. Mathew Schweitzer, Morality and Practicality: America’s Syrian Intervention, theriskyshift.com, 09/2013
3. Fiona Hill, Putin Scores on Syria, Foreign Affair, 11 Sep 2013

Nhà cầm quyền rối trí về Lê Quốc Quân?

Lý Thái Hùng


Trong mấy ngày vừa qua, công an và an ninh của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tại Hà Nội đã tạo ra một số diễn biến “náo động” được cho là khá điên rồ.

Họ tưởng rằng đưa một nhóm côn đồ đến bắt giữ những người tụ họp tại nhà Blogger Nguyễn Tường Thụy, đánh đập ôngLê Quốc Quyết, em ruột luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân và có những hành vi bạo lực đối hai mẹ con nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên tại phi trường Nội Bài… là chứng tỏ 'bắp thịt' hay sức mạnh, uy thế của chế độ.

Nhưng các hành vi bị phê phán là 'bạo lực' và 'côn đồ' nói trên có lẽ chỉ cho thấy sự bực tức lẫn rối trí của chế độ khi không thể phát hiện và ngăn chặn việc các nhà hoạt động trên không gian mạng Internet đã giúp đỡ hai mẹ con sinh viên Phương Uyên ra thăm Hà Nội trong lúc cô còn chịu cái gọi là “quản chế”.

Nếu nhìn trên mặt thuần lý, bộ máy an ninh của chính quyền cộng sản Việt Nam đã đang tiếp tục thua dũng khí của sinh viên Phương Uyên không chỉ ở trong nhà tù Long An mà ngay trên đường phố Hà Nội. Rối trí là phải.

Những diễn tiến nói trên chẳng khác gì vụ an ninh và công an Hà Nội chặn bắt Luật sư Lê Quốc Quân vào lúc 8 giờ sáng ngày 27/12/2012, trên đường ông đưa con đi học với tội danh mà họ cáo buộc ông là… trốn thuế. Chỉ có những “đỉnh cao trí tuệ” bị rối trí mới nghĩ ra tội danh kỳ lạ đối với với những người yêu nước kỳ quái như vậy.

Sau mấy tháng giam giữ, chính quyền thông báo là sẽ đưa Luật sư Quân ra tòa xét xử về tội trốn thuế vào ngày 9/7/2013. Nhưng chỉ vài giờ trước khi phiên xử ông Lê Quốc Quân dự kiến diễn ra, chính quyền cộng sản tức tốc loan báohoãn phiên tòavì Thẩm phán “bị cảm đột xuất phải đưa đi cấp cứu”.

Sau này người ta mới rõ lý do công an đã buộc bà thẩm phán Lê Thị Hợp phải “đột cảm” là để tránh những rắc rối cho chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của ông Trương Tấn Sang được Hà Nội quyết định ngay vào lúc đó.

Chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của ông Trương Tấn Sang vào cuối tháng 7 vừa qua khá quan trọng.

Nó không chỉ là dấu ấn biểu hiện sự thay đổi chính sách ngoại giao của cộng sản Việt Nam đối với Hoa Kỳ qua bài phát biểu tại Diễn Đàn Shangri-La, Singapore hôm 31/5 của ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mà còn là bước khởi đầu mở lại sự thăm viếng ở cấp cao giữa hai nước vốn bị trì hoãn gần 5 năm, từ sau chuyến thăm Hoa Kỳ chính thức của ông Dũng vào năm 2008.

Ngay sau khi ông Trương Tấn Sang về nước sau cuộc hội kiến với ông Obama, công an và tòa án của chính quyền đã “thả” nữ sinh Phương Uyên.
'Ba việc gây rối trí'

Từ lúc Phương Uyên ra khỏi nhà tù, có ba diễn biến thời sự đã làm cho công an một lần nữa rối trí.

Thứ nhất là sự xuất hiện của nhóm bloggers vận động bỏ Điều 258 bộ Luật hình sự sau khi chính quyền bắt giữ 3 bloggers là các vị Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, Đinh Nhật Uy dựa theo điều luật này.

Nhóm Bloggers 258 đã tạo được một thành quả quốc tế vận rất lớn khi các anh chị em này thực hiện các cuộc tiếp xúc với hàng loạt sứ quán Hoa Kỳ, Úc, Đức, Thụy Sĩ, Na Uy kể cả sang tận Thái Lan gặp đại diện Liên Hiệp Quốc… trong sự khó chịu của công an, an ninh.

Thứ hai là ôngLê Hiếu Đằng, một cựu cán bộ và một đảng viên lâu năm đã lên tiếng kêu gọi đảng viên đảng cộng sản Việt Nam nên bỏ đảng vì lãnh đạo đã phản bội, để cùng nhau lập ra một đảng mới, hoạt động với tư thế đối lập đối trọng với đảng Cộng sản Việt Nam.

Ông Lê Hiếu Đằng là đảng viên cộng sản Việt Nam đương chức đầu tiên trong suốt lịch sử đảng này dám công khai kêu gọi các đảng viên khác hãy rời bỏ cái tập thể 'đang làm hại' đất nước.

Thứ ba là 130 trí thức, và con số này còn đang gia tăng, đã phổ biến mộtTuyên bố thành lập Diễn Đàn Xã Hội Dân Sựmà mục tiêu là mở ra một diễn đàn trao đổi và tranh luận về nhu cầu cải cách thể chế chính trị, chuyển từ toàn trị sang dân chủ.

Các trí thức đã yêu cầu quốc hội của chính quyền cộng sản Việt Nam dừng việc thông qua bản hiến pháp sửa đổi hiện nay và kêu gọi hãy có những thay đổi mang tính nền tảng hơn. Vì nếu cứ tiếp tục duy trì thể chế toàn trị như hiện nay, tình trạng đất nước sẽ dẫn tới những hệ quả khó lường, đặc biệt khi người dân quá thất vọng và bất bình.

Công an, an ninh cũng như chính quyền thực sự đang rối trí vì khó có thể dựa trên những điều như 79 (âm mưu lật đổ chế độ), 84 (khủng bố), 88 (tuyên truyền chống phá nhà nước), hay 258 (lợi dụng quyền tự do)… để trấn áp những người đang tạo ra các diễn biến thời sự nói trên.

Trong bối cảnh đó, nhà cầm quyền lại quyết định mang Luật sư Lê Quốc Quân ra xét xử một lần nữa về tội trốn thuế vào lúc 8 giờ sáng ngày 2/10/2013 như thông báo chính thức, và cho biết vụ án đuợc xét xử công khai với thẩm phán chủ tọa phiên toà không ai khác hơn là bà Lê Thị Hợp vốn bị “đột cảm” phải hoãn phiên xử cách nay 3 tháng.
'Hai điều phải trả lời'

Có hai vấn đề mà nhà cầm quyền Việt Nam sẽ phải giải quyết hay nói đúng hơn là trả lời trước công luận về vụ xử án này.

Báo Pháp vinh danh LS Lê Quốc Quân trong 50 người thay đổi thế giới

Thứ nhất, tại sao họ không dám xét xử Luật sư Lê Quốc Quân về tội danh chính trị liên quan đến các hoạt động yêu nước của ông mà lại phải sử dụng tội danh trốn thuế?

Phải chăng là vì nếu để dùng các con số từ hồ sơ vụ án, mà các luật sư và kế toán viên độc lập đã có thể chứng minh và loan tải trên mạng, thì công luận sẽ thấy ngay rằng Luật sư Quân đã đóng "dư thuế" chứ không phải là thiếu thuế hay trốn thuế như bị cáo buộc. Tòa án có dám cho các luật sư và kế toán viên này đối chất tại phiên tòa hay không?

Thứ hai, tại sao lại phải trì hoãn vụ xét xử Luật sư Quân và kéo dài tới gần 3 tháng sau, trong khi bà Lê Thị Hợp chỉ bị 'cúm'? Cả hệ thống tòa án Hà Nội chỉ có duy nhất một chánh án hay sao? Hay chẳng cán bộ chánh án nào muốn tên mình bị cột vào một vụ án mà cả thế giới sẽ lên án và thậm chí 'phỉ nhổ' trong những ngày tháng tới?

    "Phải chăng là vì nếu để dùng các con số từ hồ sơ vụ án, mà các luật sư và kế toán viên độc lập đã có thể chứng minh và loan tải trên mạng, thì công luận sẽ thấy ngay rằng Luật sư Quân đã đóng "dư thuế" chứ không phải là thiếu thuế hay trốn thuế như bị cáo buộc. "

Mặt khác, tư thế của Luật sư Quân đã đổi khác kể từ ngày anh bị bắt. Trong số tiếng nói lên tiếng cho ông trên khắp thế giới, gần đây nhất Lê Quốc Quân được tờ báo PhápLe Nouvel Obsevateurđánh giá là một trong 50 người đang làm thay đổi cục diện thế giới.

Số báo này cũng bất ngờ xuất hiện đúng vào tuần lễ sinh nhật của ông Quân, ngày 13/9. Đồng thời Luật sư Quân cũng là người mà Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, tổ chức NED và nhiều tổ chức phi chính phủ khác quan tâm hàng đầu.

Một số chính giới tin rằng một bản án bất công tại phiên tòa ngày 2/10 sắp tới sẽ làm phương hại mối quan hệ Washington - Hà Nội mà ông Trương Tấn Sang gây dựng trong chuyến viếng thăm vào cuối tháng Bảy vừa qua.

Xem ra, dù với đầy đủ thông tin, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam vẫn không thoát nổi và đang lập lại đoạn đường chót của hầu hết các chế độ độc tài vừa sụp đổ trong mấy thập niên qua. Thay vì giải thoát chính mình bằng cách trả quyền điều hành đất nước lại cho dân tộc, họ chỉ biết tiếp tục gia tăng bạo lực, tiếp tục tin rằng người dân sẽ bị đánh quị và trở về tư thế quì gối cũ.

Nhưng Hà Nội đang rất kinh ngạc và bối rối khi thấy các đòn bạo hành của họ chỉ làm tăng sự phẫn nộ của người dân và ngày càng làm nhiều người đứng lên hơn nữa.

Thế là họ càng ra sức bạo hành, càng rối trí, và càng đẩy chính họ vào chân tường.

(Gửi cho BBC từ California, Hoa Kỳ) 

Bài phản ánh quan điểm riêng và cách hành văn của tác giả, hiện là Tổng bí thư Đảng Việt Tân có văn phòng tại Hoa Kỳ.

29 September 2013

Đài truyền hình Pháp đưa hình ảnh TT CSVN Nguyễn Tấn Dũng ra chọc cười...

Đài truyền hình Pháp Kênh Canal+ cho chiếu lại vài điểm về Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Pháp, và đã khiến khán giả cười rộ lên:

Màn cửa sổ phía sau mở nên bị chiếu nóng, ông Dũng không nói được vài lời tiếng Pháp để người ta giúp bèn múa máy hai tay và xổ tiếng Việt ... Thủ tướng Pháp hiểu ra "C'est le soleil?" (Ô nắng?)

Chưa nghe được phiên dịch, Dũng đập tay người dồng nhiệm, lại xổ tiếng Việt ..."Xin lỗi nghe! Chưa nghe đươc!....Chưa nghe được....... Xin ngài cho thông dịch trực tiếp!"

Đến lượt mình lên tiếng, Ông Dũng nói thay mặt phái đoàn mà ông ta tự gọi là "cấp cao" (nguyên văn!) của chính phủ VN... xin bày tỏ vui mừng được trở lại "Nước Pháp ở Âu Châu và trên thế giới" (nguyên văn) ! ! !.

Không phải ứng khẩu đâu nhé! Nói theo giấy viết sẵn đó! Xấu hổ thay cho ngôn ngữ của một tiến sĩ luật! Xấu hổ thay cho ngôn từ của thủ tướng một nước! 

Ông Dũng phát âm Jean Marc Ayraul, tên của Thủ tướng Pháp nghe nực cười “Giăng Mắc Ê Rô”, theo lối phiên âm CS từ xưa đến nay, khiến khán giả Pháp khó chịu.

Ba Dũng hoạt động “Cắt Mạng” từ năm 12 tuổi, có học lực đến bậc tiến sĩ Luật, nhưng một câu ngoại ngữ thông thường, như tiếng Anh hay tiếng Pháp cũng không nói được. ..Ố la la!!!!!!!

Xin bấm vào LINK dưới đây để theo dõi:
Link: TT CSVN NT Dũng đi Pháp  

Mùa Vu Lan, xin mời nghe

"Thăm Mộ Mẹ"
của Anh Bằng phổ thơ Lê Duy Phương
qua tiếng hát Như Quỳnh  
(TeHong) 

28 September 2013

Để suy gẫm: Phường đạo tặc!

Ngày xửa ngày xưa ...

Có một họa sĩ trẻ, không có tiếng tăm, sống trong một căn phòng chật hẹp, mốc meo cũ kỹ, chuyên vẽ chân dung cho người khác kiếm sống qua ngày . Ngày nọ, có một thương nhân thấy những bức tranh của chàng họa sĩ trẻ đã vẽ rất sống động, nên đã đến và nhờ chàng vẽ cho mình một bức chân dung.

Đôi bên đồng ý ngã giá là $ 10,000 đồng.
Bức tranh đã hoàn thành sau một tuần lễ .

Lão Phú Hộ , đến ngày hẹn, phải lấy tranh. Nhưng vào lúc đó, ông sanh lòng phản phúc, vì thấy chàng họa sĩ vừa trẻ, vừa nghèo vừa không tiếng tăm. Ông đã không chịu trả đúng số tiền đã thỏa thuận từ trước. Ông nghĩ rằng: bức tranh đó là chân dung của ta, nếu ta không mua, thì cũng không có con ma nào thèm bỏ tiền ra mua cả ! Thế thì tại sao ta lại phải trả một giá cao như thế cho bức tranh này? Nghĩ thế ông ta bèn trở mặt, không chịu trả đúng $ 10,000 theo giao ước mà cò kè / cưa cẩm ở mức giá $ 3,000 đồng .

Chàng hoạ sĩ trẻ choáng váng ...
Trong cuộc đời nghệ sĩ , chàng chưa bao giờ phải trực diện và phải đối phó với một cái chuyện mua bán quái gở như thế . Chàng đã kiên nhẫn, cố gắng trinh bày cặn kẽ rằng : tuy đây là một giao ước "mồm" , nhưng đã có sự tự do trong ưng và thuận , không ai áp lực ai , và mong ông hãy giữ tròn chữ Tín của một thương nhân .

Biết mình đang ở thế thượng phong, Lão bèn dứt khoát : - " Thôi anh đừng dài dòng lôi thôi, tôi hỏi anh tiếng chót là $ 3,000 có chịu hay không ?" .

Biết là cha này chơi xỏ lá, muốn bắt kèo tay trên . Thượng đội hạ đạp là đám "xoay cờ trở mặt" này đây. Chàng họa sĩ im lặng cố nén cơn giận. Ôn tồn mà cương quyết, chàng trả lời Lão Phú Hộ: - " Không bán! Tôi thà chịu hao mực, thí công ngồi vẽ, chứ nhất định không chịu để ông dùng tiền mà làm nhục tôi như thế! Nếu hôm nay ông tự ý nuốt lời, nuôi lòng bất tín, tráo trở, làm quê mặt một nghệ sĩ nghèo như tôi thì tôi tin rằng trong tương lai chắc chắn ông phải trả giá gấp 20 lần như vậy! Tôi nói thật. Tôi không nói thách. Và cũng chưa đủ tài năng để vẽ thêm cái nhân cách của Ông trong bức tranh chân dung này". 

Lão phú ông, cười đểu: - "Anh mới nói cái gì? Giỡn chơi hả, 20 lần là sao? Tôi đâu có ngu và đâu có điên. $ 200,000 để mua bức tranh như vầy sao!"
- "Rồi ông sẽ biết!"  - Chàng họa sĩ nói theo khi người khách quay mặt rảo bước bỏ đi!

**

Trải qua câu chuyện "thế thái tình đời" chán chường! Chàng họa sĩ quyết định dọn đi xa .

Tại một con phố nhỏ / yên lành và ít bon chen. Anh đã tìm thày học thêm nghề vẽ, khổ luyện lại mười ngón. Tiếp tục sống chết với màu & cọ, chàng sáng tác liên tục ...

Trời không phụ lòng người, mười mấy năm sau, chàng hoạ sĩ đã dành được một vị trí khá quan trọng trong giới hội họa và nổi tiếng khắp nơi ...

**

Còn lão phú hộ kia? Ngay sau ngày "trở quẻ" thành công, Ông ta đã quên mất câu chuyện chơi xỏ thằng họa sĩ trẻ đáng thương đó ngay. Và cũng với cái lối thương thảo trong kinh doanh chuyện làm ăn của Ông ta ngày càng "phất" ... cho đến một ngày!

Mấy người bạn thân đã đến kể cho Lão Phú Ông nghe một câu chuyện lạ:

-"Này ông! Lạ ghê! Mấy ngày nay, chúng tôi có đi dự một buổi triển lãm tranh của một họa sĩ rất nổi tiếng. Biết gì không, ở đó đang treo một bức tranh đề giá chắc nịch. Biết gì không? Người trong bức tranh lại có chân dung và diện mạo trông giống hệt ông như đúc ấy! Còn nữa, giá bán đề rất rỏ: BANDITO Không Thương Lượng: Giá $ 200,000 đồng ...

(BANDITO) * theo tiếng địa phương có nghĩa là "phường đạo tặc" ...

Như trời giáng, Lão Phú Ông sực nhớ đến câu chuyện năm xưa! Chính lúc này, ông mới ân hận, vì việc mình đã làm ngày trước. Đã cố ý gây tổn thương cho người họa sĩ. Ngay hôm đó, ông ta đã tìm đến phòng tranh, chân thành xin lỗi, và ngỏ lời xin mua lại bức tranh đó với giá $200,000 đồng.

Chàng họa sĩ trẻ vô danh ngày đó, ngày nay ai cũng biết:

Pablo Ruiz Picasso,
(1881---1973)

" Không ai có thể đánh bại và làm nhục ta. Ngoại trừ chính ta".
Đó là tâm niệm của nhà danh họa Picasso ...

27 September 2013

Trương Vĩnh Ký: Nhà Văn Hóa Lỗi Lạc

GS. Nguyễn Vĩnh Thượng
(1) Tiểu Sử

Nhà bác học Trương Vĩnh Ký là một vì sao sáng của người trí thức Việt Nam. Nhắc đến Trương tiên sinh ai ai cũng biết ông là nhà tiền phong trong việc phát triển chữ Quốc ngữ, và là Chủ nhiệm kiêm chủ bút của tờ Gia Định Báo là tờ báo và cũng là công báo viết bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên của nước ta. Bên cạnh đó, Trương tiên sinh còn là nhà hành chánh lỗi lạc có nhiều khả năng chuyên môn cùng với nhiều đức tính đáng quý mến của một người cha mẹ của dân (dân chi phụ mẫu) như tinh thần  duy lý, chí công vô tư, tham liêm trong lúc thi hành nhiệm vụ. Trước khi tìm hiểu Trương tiên sinh trong lãnh vực hành chánh, tôi xin trình bày vắn tắt tiểu sừ và sự nghiệp văn hóa của ông để soi sáng một phần nào về con người của ông, một nhà minh triết sống trong thời kỳ mà lịch sử nước ta đã bước vào  cơn sóng gió.

1. Tiểu Sử:

Trương Vĩnh Ký sanh ngày 6 tháng 12 năm 1837 tại Cái Mơn, làng Vĩnh Thạnh, tổng Minh Lệ, huyện Tân Minh, hồi đó thuộc tỉnh Vĩnh Long nay thuộc tỉnh Bến Tre. Trương tiên sinh là tín đồ đạo Thiên Chúa, có tên rửa tội là Jean Baptiste, và tên thêm sức là Petrus Ký; tên đầy đủ là Petrus Jean Baptiste Trương Vĩnh Ký, thường gọi là Petrus Ký. Tiên sinh có tự là Sĩ Tải. Cha là Trương Chánh Thi, làm quan võ dưới triều Minh Mạng và Thiệu Trị. Mẹ là Nguyễn Thị Châu. Ông có một người chị và một người anh.

Mồ côi cha từ lúc lên 3 tuổi: cha ông bị bịnh và mất ở Nam Vang, đang lúc thi hành nhiệm vụ cho triều đình Huế. Mẹ ông tảo tần nuôi con và cho ông đi học chữ nho và đạo lý của Nho giáo với ông thầy đồ ở cùng xóm khi ông lên 5 tuổi. Năm ông lên 9 tuổi, một vị Linh mục, tục gọi là cố Tám, thấy thương tình cảnh mồ côi cha của ông và lại thấy bản chất thông minh của ông nên đã xin ông đem về nuôi nấng và dạy dỗ chữ La Tinh và chữ Quốc ngữ ở chủng viện Cái Nhum (Vĩnh Long). Khi cố Tám chết, một vị linh mục khác, tục gọi là cố Long, ở bên Pháp qua, được phái đến giáo phận Cái Nhum. Cố Long đem ông lên Nam Vang (Cao Miên) và cho vô trường đạo Pinhalu, lúc ấy ông được 11 tuổi, để tiếp tục học đạo Thiên Chúa, học tiếng La Tinh (1848 - 1852). Ông Hiệu trưởng trường này là một vị Linh mục, tục gọi cố Hòa. Trường đạo Pinhalu là nơi quy tụ nhiều học sanh ở khắp các xứ Miên, Lào, Thái, Trung Hoa... Chính do sự tiếp xúc với các học sanh từ các nước khác nhau đã làm nẩy nở khả năng thiên phú của ông về ngoại ngữ. Ông là một học sanh xuất sắc, nên khi học hết lớp ở trường Pinhalu thì được cố Long gởi đi học ở trường Giáo Hoàng (Collège constantinien), một trường nhà chung tối cao cho Á Đông (Seminaire général) ở đảo Pulau Penang, thuộc Malaysia bây giờ, ở ngoài khơi Ấn Độ dương do người Anh cai trị. Lúc ấy ông ước mơ sẽ trở thành một linh mục. Ông học ở đây từ năm 1852 đến 1858: là tu sinh trau dồi tiếng La Tinh. Ở trường này, ông được tiếp xúc với nhiều bạn học từ khắp nơi đến nên ông có cơ hội học tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Ấn Độ . . . Ông luôn luôn tìm tòi các nền văn minh và văn hóa của các dân tộc gắn liền với các ngoại ngữ mà ông thông thạo.

- Năm 1858, mãn khóa học 6 năm, lúc 21 tuổi, ông trở về quê vì mẹ ông đã qua đời rồi. Ngày bước chân trở lại Sài Gòn, ông cảm thấy bầu trời u ám, mẹ ông không còn nữa. Chiến tranh Việt Pháp bùng nổ ở Tourane (Đà Nẵng) ngày 01 tháng 9 năm l858; rồi ở Sài gòn ngày 17 tháng 2 năm 1859, sau đó đến Gia Định năm 1861. Pháp lần lượt chiếm 3 tỉnh Biên Hoà (1861), Định Tường (1861), Vĩnh Long (1862).

- Năm 1860, Giám Mục Lefèbvre, ở Sài Gòn, tiến cử ông làm thông ngôn cho Pháp, ông thường được cử đi làm thông ngôn trong các cuộc tiếp xúc quan trọng giữa Pháp và triều đình
Huế
- Năm 1861, Petrus Ký lập gia đình, do Linh mục Đoan làm mai. Ông cưới thiếu nữ Vương Thị Thơ, con gái ông Vương Văn Nguơn, thầy thuốc làm chức Hương chủ trong làng Nhơn Giang (Chợ Quán).
- Năm 1863, triều đình Huế cừ một phái đoàn qua Pháp để thương lượng việc chuộc lại bằng tiền 3 tỉnh đã mất:
- Hiệp biện Đại học sĩ Phan Thanh Gian: chánh sứ,
- Tả Tham tri Bộ lại Phạm Phú Thứ: phó sứ,
- Trương Vịnh Ký: thông ngôn.

Phái đoàn rời bến Sài gòn ngày 14 tháng 7 năm 1863, đến Paris ngày 13 tháng 9 năm 1863, Hoàng đế Napoléon III đã cho phái đoàn vào chầu ở cung điện Tuileries. Hoàng đế Pháp và cả triều thần đều hết sức khen cái tài nói tiếng Pháp rất trôi chảy và thanh tao của ông. Sau khi làm xong phận sự, phái đoàn Phan thanh Giản đã đi chu du nhiều tỉnh của nước Pháp, Tây Ban Nha và Ý Đại Lợi: Alicante, Barcelone, Madrid, Gênes, Florence, Rome. Tại Rome,  phái đoàn Việt Nam được Giáo Hoàng Pio Nono IX tiếp kiến trọng thể. Đức Giáo Hoàng Pio Nono IX trị vì tại tòa Thánh Vatican từ năm 1846 đến 1878. Ngài là một trong những vị Giáo Hoàng đã có thời gian trị vì lâu nhất ở Tòa Thánh Vatican. Ngài đã triệu tập cộng đồng Vatican I với nhiều cải tổ mới để đẩy mạnh phong trào canh tân Thiên Chúa giáo.

Chuyến công du 8 tháng nầy đã là một sự kiện rất quan trọng đối với cuộc đời của Trương tiên sinh, nhờ tài ăn nói thông thạo tiếng Pháp và các ngoại ngữ khác ở Âu châu, lại thêm vào đó sự lịch thiệp trong cách cư xử mà ông đã kết bạn được nhiều danh nhân, văn hào, khoa học gia ở Paris như Victor Hugo, Emest Renan, Paul Bert . . .Petrus Ký đã viết. “Trong dịp đó tôi trở về với tâm hồn sung sướng vô cùng. Thành phố Ba Lê một đô thị uy nghi nhứt hoàn cầu mà tôi có dịp thăm viếng vào năm 1863 và tôi cũng đã gặp gỡ nhiều thân hữu danh tiếng và bác học, nhứt là văn học và khoa học. Khi xa rời những buổi học tập cao quý đó, tôi đã thu thập nhiều kinh nghiệm và nhiều kiến thức.” Trương Vĩnh Ký và phái đoàn về tới Sài Gòn ngày 18 tháng 3 năm 1864. Trở về Sài Gòn, ông lại tiếp tục làm thông ngôn cho Súy phủ Sài gòn.

- Từ năm 1864 đến 1868, ông được bổ làm giáo sư và rồi trở thành ông Đốc Học của trường Thông Ngôn (Collège des Interprètes), được thành lập từ ngày 16 tháng 7 năm 1864). Đồng thời ông cũng được bổ làm trợ bút cho tờ công báo đầu tiên bằng chữ Quốc ngữ là tờ Gia Định Báo từ đầu năm 1868, rồi được Thống Soái Nam Kỳ G. Ohier cử làm Chủ nhiệm kiêm Chủ bút tờ này vào tháng năm 1869.
- Tháng l năm 1871, ông được bổ làm giáo sư trường Sư phạm thuộc địa và được phong chức Huyện.
- Tháng 6 năm 1872, ông được cử làm thông ngôn cho phái bộ Y Pha Nho ra Huế để điều đình với triều đình Huế về việc mở nghị ước giao hảo và buôn bán.
- Năm 1873, Ông được mời dạy Hán văn và Việt văn ở trường Tham Biện Hậu Bổ (Collège des Stagiaires), rồi làm Chánh Đốc học trường này vào năm 1875.
Petrus Ký đã hưởng được danh vị “Khuê Bài Dũng Sĩ Cứu Thế” vào tháng 10 năm 1868 và làm hội viên của nhiều hội đoàn ở Pháp như Hội Nhân Văn Khoa Học vùng Tây Nam nước Pháp, Hội Nhân Chủng Học, Hội Giáo Dục, Hội Á Châu, Hội Địa Lý Paris.
- Năm 1874, một danh dự lớn lao đã đem đến cho “người thầy giáo xuất chúng của đất Nam Kỳ” (Le maître très brilliant de la Cochinchine) là việc Ông được đề cử vào cuộc chọn lựa “Toàn Cầu Bác Học Danh Gia”, Petrus Ký đã được đoạt giải và đứng vào hạng thứ 17 trong số 18 văn hào thế giới: “Thế Giới Thập Bát Văn Hào”, đó là một phần thưởng xứng đáng cho sự nghiệp trước tác và sáng tác của Ông.
 
Hoàn cảnh lịch sử nước ta biến chuyển mãnh liệt: đất Nam Kỳ lần lượt lọt vào tay người Pháp, tháng 2 năm 1861, Đô đốc Charner chiếm đồn Chí Hòa rồi tiến chiếm Tây Ninh, Mỹ Tho… đến tháng 6 năm 1867, Đô Đốc De Lagrandière chiếm luôn 3 tỉnh miền Tây; Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Ở đất Bắc Kỳ, vào tháng l l năm 1873 Thiếu tá Francis Garnier tấn công thành Hà Nội và mở đầu cuộc xâm lăng Bắc Kỳ. Hà Nội thất thủ. Rồi Pháp tiến chiếm các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định.

- Năm 1878 (Ất Hợi), Ông được Thống Đốc Duperré cử ra Bắc Kỳ trong 3 tháng để nghiên cứu về tình hình chính trị vào lúc bấy giờ. Ông vừa làm công việc nghiên cứu cho Súy phủ Pháp ở Sài Gòn, và nhân cơ hội đó Ông vừa đi thăm viếng các di tích lịch sử và tìm hiểu thêm về đời sống của người dân xứ Bắc để viết tập hồi ký: “Chuyến Đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi”. Trở về Sàigòn, nhân lúc chính quyền Pháp tổ chức Xã Tây (Municipalité Francaise), Ông được đề cử làm hội viên của Hội đồng thành phố này, rồi được cử làm hội viên Hồi đồng học chánh thuộc địa, và được bổ làm Officier d’Académie năm 1883, với chức vị mới này, Ông đã có những đề nghị hữu ích và được chấp thuận: 
- Việc bắt các quan hậu bổ người Pháp học tiếng Annam.
- Việc dạy tiếng Pháp cho học trò nhỏ Annam.
- Việc cấp học bổng và cho thanh niên du học ở bên Pháp.

Trương tiên sinh đã bắt đầu sự nghiệp viết lách từ năm 1863 về các loại ngữ pháp, lịch sử, hồi ký . . ., đến năm 1882, có một sự chuyển hướng: Ông viết về các loại tùy bút, triết học, dịch các bài văn Annam, và Trung hoa ra chữ Quốc ngữ, phê bình sách. Chúng tôi sẽ liệt kê sự nghiệp trước tác và sáng tác của Ông trong 30 năm ở phần sau này.

- Năm 1881, con ông là Félix Trương Vĩnh Ký chết lúc mới lên 3 tuổi.
- Năm 1882, lại một người con nữa trên Trương Vĩnh Tiên chết.
- Ngày 5 tháng 7 năm 1885, kinh đô Huế thất thủ, cả nước Việt Nam đã lọt vào tay người Pháp.
- Tháng l năm 1886, Paul Bert, bác sĩ y khoa, tiến sĩ khoa học, hội viên hội Hàn lâm khoa học, giáo sư trường đại học Bordeaux rồi Paris, Bộ Trưởng bộ Giáo Dục, được cử làm toàn quyền xứ Annam và Bắc Kỳ. Paul Bert đã biết năng lực học thức của Petrus Ký nhân khi phái đoàn Phan Thanh Giản đến Paris hồi năm 1863, cho nên, khi Paul Bert đến Sàigòn tháng 2 năm 1886, ông đã đến thăm Trương Vĩnh Ký. Tháng 4 năm 1886, Paul Bert ra Hà Nội. Paul Bert đã trọng dụng và cử Petrus Ký làm việc bên cạnh triều đình Huế vào tháng 4 năm 1886. Nhân đó Ông dạy Pháp văn cho vua Đồng Khánh và được vua phong làm Hàn Lâm Viện Thị Giản Học sĩ. Ở Huế vài tháng thì Ông bị bệnh phổi nên xin trở về Sài gòn dưỡng bịnh vào tháng 8 năm 1886. Vua Đồng Khánh rất quý tài của Ông nên đã ban biệt hiệu Nam Trung Ẩn Sĩ và tặng nhiều bửu vật và một bài thơ chữ Hán để tỏ lòng lưu luyến, bài thơ nầy đã được Ông Trương Vĩnh Tống, con ông, dịch ra thơ lục bát bằng chữ quốc ngữ. Tháng 11 năm 1886, Paul Bert qua đời, Petrus Ký liền cáo bịnh để xin từ chức quan ở triều đình Huế. Trở về Sài gòn, Ông tiếp tục làm việc cho Súy phủ Sài gòn.

- Năm 1887, Liên Hiệp Đông Dương ra đời: Nam Kỳ, Trung Kỳ, Bắc Kỳ và Cao Miên; tháng 4 năm 1888, ông được cử đi Bangkok để giải quyết vấn đề giữa Thái Lan với các nước Đông Dương.
- Năm 1888, trường Thông Ngôn đóng cửa, ông chỉ đi dạy chữ Hán và tiếng Miên tại trường hậu Bổ. Từ đây, ông dành nhiều thì giờ cho việc viết văn và in sách và lấy đó làm niềm vui trong những ngày cuối của cuộc đời ông. Năm 1888, Trương tiên sinh tự bỏ tiền túi ra xuất bản tạp chí Thông Loại Khóa Trình với mục đích phổ biến văn hóa dân tộc, đạo lý cổ truyền và đăng nhiều bài thơ chống chính phủ thuộc địa Pháp của Nguyễn Chánh Chiếu, Nguyễn Tri Phương, Bùi Hữu Nghĩa.

Những ngày cuối đời, Ông bị bịnh hoạn liên miên và sống trong cảnh nghèo túng. Nhưng Ông vẫn tiếp tục say mê viết lách, vẫn tiếp tục xuất bản sách. Càng chăm chú vào việc viết sách, càng khiến Ông bị lao tâm và suy giảm sức khoẻ. Càng xuất bản sách, càng làm cho nợ nần chồng chất vì sách bán rất chậm. Lê Thanh trong bài biên khảo về Trương Vĩnh Ký trong “Phổ Thông Chuyên San” số 3, tháng 9 năm 1943 ở Hà Nội có trích dẫn mấy dòng tâm sự của Trương tiên sinh ở trong nhật ký, có mấy chỗ bị mối ăn không còn chữ:

“Bị hai cái khánh tận, nhà in ... nối nhà ... mất hơn năm sáu ngàn đồng bạc. Phần thì sách vở bán không chạy, mắc nợ nhà in Rey ét Curiol, phần thì bị... phải bảo lãnh nợ cho nó hết hơi. Lại thêm phát đau hư khí huyết ...”

Ngày l tháng 9 năm 1898, Petrus Jean Baptiste Trương Vĩnh Ký trút hơi thở cuối cùng tại Chợ Quán, Sàigòn, hưởng thọ được 61 tuổi, trước sự luyến thương của rất nhiều người trong nước từ Bắc chí Nam và ở nước ngoài như ở Âu Châu, Miến Điện, Trung Hoa. Ông đã để lại một công trình văn hóa khổng lồ về văn học, chữ quốc ngữ, về một nền học thuật mới cho dân tộc. Sau ngày tiên sinh qua đời, có rất nhiều nhà văn, nhà thơ khóc thương tiên sinh. Tôi xin trích dẫn các bài sau:

26 September 2013

Chuyện khó cười cũng không khóc:

 Điếm đực thành Hồ
Tác giả: Tiếu Sỹ

Hắn là sinh viên tốt nghiệp đại học, thất nghiệp dài dài, bèn ra nghề chạy xe ôm gần cả năm nay để kiếm cơm, sống qua ngày. Nhưng, so với những quái xế chuyên nghiệp tại thành Hồ,...hắn còn kém họ xa lơ xa lắc về mặt kiến thức giang hồ mà họ tích lủy được ngoài đường phố; vì vậy, có những trường hợp cần thỏa mãn nhu cầu của khách, nhứt là những khách ở tỉnh khác lên Sài gòn, hắn đành chịu thua. Đôi khi hắn bị họ gọi ngược lại là “quái xế Hai Lúa” thế mới đau chớ! Hãy nghe hắn tâm sự về nghề lái xe ôm.

Lái xe ôm là một nghề kiếm sống thật đơn giản, đổ mồ hôi để đổi bát cơm, manh áo một cách lương thiện. Xe ôm phân chia làm 4 giai cấp: “cá tra” những người lái xe ôm được rước khách ngay tại các xa cảng miền Đông hoặc miền Tây, lực lượng nầy mặc đồng phục, áo thun màu xanh hoặc màu vàng, có ghi ký hiệu đàng hoàng. Thí dụ tại bến xe Miền Đông: “Tài đêm BXMĐ P...QBT” thu nhập của họ rất cao và chịu sự quản lý chặc chẻ của đội bảo vệ xa cảng. Tập trung trước cổng số 2 là đội xe ôm “cá chốt”, chỉ được phép đón khách ở ngoài cổng xa cảng. Còn lái xe ôm hạng bét là “cá lòng tong”, hành nghề xe ôm tự do, chạy rong ngoài đường phố để bắt khách, nên thu nhập rất thấp. Sau khi trừ tiền xăng nhớt cho chiếc xe Suzuki cà tàng, cũng còn 5, 6 chục ngàn đủ tiền cơm, cà phê, thuốc lá cho một ngày. Tôi thuộc loại xe ôm “cá lòng tong”. Còn đội siêu xe ôm “hoàng gia”, họ ăn mặc rất lịch lãm, comple, cà vạt hẳn hoi, chơi toàn xe xịn đời mới như Honda, Dylan, Yamaha, Suzuki Avenis... chuyên phục vụ khách tại phi trường Tân Sơn Nhất.

Chuyện buồn cười mới xảy ra ngoài hôm qua. Vào khoảng 10 giờ sáng, tôi đang xách xe không, chạy cầu âu trên đường Cách Mạng Tháng Tám gần miệt Ngã Tư Bảy Hiền thì gặp một thiếu phụ sồn sồn, béo tròn, vẫy tay gọi, nhờ tôi chở đi tìm mua “bánh mì”. Tưởng thật, tôi mời bà ta lên xe, chạy một lèo ra Chợ cũ Sài Gòn, vì bánh mì ở đây thơm ngon nổi tiếng nhất thành đô. Đến nơi, tôi mời bà ta xuống xe đi thì bà ta cười, nói: “Chị muốn đi tìm “bánh mì”, nhưng không phải bánh mì loại nầy,” vừa nói bàn tay phải của bà ta di động mất trật tự xuống “vùng cấm địa” của tôi, nói. “Chị muốn mua bánh mì loại nầy thôi hà!”

À, thì bây giờ tôi mới hiểu bà nầy thuộc loại bà già ham vui, tiếng lóng “bánh mì” là ám chỉ mại dâm nam; còn “bành bèo” ám chỉ mại dâm nữ. Tiếng lóng nầy xưa rồi, ít ai dùng tới. Tiếng lóng bây giờ, giới giang hồ dùng từ hiện đại hơn nhiều, bọn “mãi dâm nam” thì họ gọi là heo nọc. Heo nọc được chia ra làm ba hạng: “heo độc”, “heo bầy” và cuối cùng là “heo 4 Đ ”. Đây là một tệ nạn xã hội nhức nhối trong thời buổi “Kinh tế thị trường theo định hướng XHCN”. Món ăn chơi gì mà cánh đàn ông hưởng thụ được thì đàn bà cũng đâu có chịu thua kém. Cụm từ “bán trôn nuôi miệng” dành cho giới chị em ta, còn bọn mãi dâm nam bán cái gì nuôi miệng đây? Nghĩ hoài mà không ra, chẳng lẽ dùng từ “bán ... nuôi miệng”? Mà “heo độc” khác với “heo bầy” và “heo 4 Đ” như thế nào? Khách mua dâm, đa số là mấy bà sồn sồn tuổi từ 50 trở lên, phần đông từ miền Tây lên Sài Gòn buôn bán chuyến, xa gia đình đi mua vui. Giới giang hồ đánh giá và phân loại bọn mãi dâm nam như sau:

HEO ĐỘC là heo đực giống thượng thặng, hoạt động độc lập, rất đắt giá, thường là các mệnh phụ phu nhân của “cán bộ gộc”, vợ các đại gia hoặc những tên tư bản đỏ mới dám đụng tới. Họ là những thanh niên khỏe mạnh, vai u, thịt bắp luôn luôn khoát lên mình bộ vó sang trọng, đắc tiền như: quần soóc, áo thun Adidas, giày Nike, đồng hồ Omega hay Rolex và cái điện thoại di động luôn luôn kè bên mình.... Bãi đáp thường trực của họ là mấy quán cà phê nằm trên đường Phạm Ngọc Thạch, quận 3. Có vào thử nơi nầy mới biết hư thực ra sao! Không phải những “heo độc” là những chàng vai thịt bắp đâu nghen! Nhưng, đấy không phải là tiêu chuẩn cần thiết. Ngược lại, có những chàng đẹp trai, dáng người mảnh khảnh thư sinh như Alain Delon, cái tướng trói gà không chặc, cũng đắc khách như thường. Khi khách làng chơi là phụ nữ có tâm hồn lãng mạng, rất thích hạng người nầy để nhớ lại cái phút ban đầu lưu luyến ấy...Còn những mệnh phụ có máu Võ Tắc Thiên hay Từ Hy Thái Hậu thì khoái mấy anh chàng vai u thịt bắp như võ sĩ đô vật bên Mỹ. Khi khách hàng có nhu cầu cần thiết là liên lạc với nhau bằng điện thoại di động. Giá mỗi lần “xuất chuồng” đi nhảy sô có thể lên đến 4, 5 vé (400, 500 USD), bèo lắm thì cũng được 1 hoặc 2 vé.

HEO BẦY là những mãi dâm nam hoạt động trong đường dây, có tổ chức hẳn hòi. Theo sự đánh giá trong giới làng chơi phụ nữ thì “heo bầy” không thể nào so bì được với “heo độc” về hình thức bên ngoài cũng như mức thu nhập. Giá mỗi lần đi sô chỉ thu nhập được từ 6 xị (600.000 đồng) hoặc 1 chai (1 triệu). Hiện nay, “heo bầy” thường tập trung tại nhiều tại các công viên nằm ở trung tâm thành phố, các quán trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm quận 1. Điều kiện heo nào muốn nhập bầy cũng dễ dàng thôi: phải chịu khoảng chi phí bắt buộc 20% trên “tổng doanh thu” cho “tú ông”, số điện thoại di động, và hai tấm ảnh 10 X 15 cm để làm catologe có đánh mã số đàng hoàng. Có 3 loại mã số: Mã số đỏ là dạng “xông khói” (trẻ khỏe mạnh). Mã số xanh là “loại nướng” (phải sử dụng thuốc kích thích). Mã số vàng là “luộc” (cho mấy bà có thu nhập ít xài đở).

HEO 4 Đ là “điếm đực đứng đường”. Bãi đáp thường xuyên từ góc đường Lê Thánh Tôn - Nguyễn Bỉnh Khiêm đến trước cửa Thảo Cầm Viên là “chợ tình” của họ. Hãy nghe một đoạn băng ghi âm tiếp thị của bọn ma cô là đủ thất kinh hồn vía: “Xin bảo đảm với quý bà, quý cô là hàng đúng tiêu chuẩn quốc tế không sida, sẵn sàng phục từ A đến Z, không hài lòng không lấy tiền. Tụi nầy là con nhà đàng hoàng đấy, vì ham vui nên ra đây chơi. Dùng thử một lần thì biết đá, biết vàng...” Bọn ma cô rao hàng theo kiểu “treo đầu heo bán thịt chó”, bọn 4 Đ nầy là loại vào tù ra khám như ăn cơm bữa, chớ con nhà đàng hoàng cái nổi gì chớ!

Hồi tháng trước, tôi đến “chợ tình” trước cửa Thảo Cầm Viên để chứng kiến hoạt cảnh buôn bán thân xác của bọn 4 Đ. Không phải bà nào bà nấy da mặt dầy hơn gót chân đâu nghen. Bọn đàn ông đi tìm hoa tương đối dễ dàng khi chọn bãi đáp. Nhưng cánh mấy bà đều phải tuyệt đối kín đáo vì việc mua dâm của họ là chuyện làm khó có thể chấp nhận, vì thế họ phải theo một quy trình khép kín. Đã vậy mà quý bà còn phải hóa trang bằng cách đeo những mặt nạ, đeo kính đen như điệp viên 007, khẩu trang... cho chắc ăn, rồi đi taxi đến chợ tình tha hồ chọn hàng vừa ý.

Đêm đó, tôi quan sát một chiếc xe taxi màu xanh, chạy chầm chậm trước Thảo Cầm Viên để tìm “bò lạc”, ngồi trong xe là một người đàn bà đội nón rộng vành màu đen, kéo xệ xuống che gần hết khuôn mặt. Liền theo đó, một chiếc Honda màu đỏ phân khối lớn chở một thanh niên ngồi phía sau, ăn mặc bảnh bao, tướng tá không tệ lắm. Bà ta quay cửa xe taxi xuống để quan sát mặc hàng cho chính xác. Tôi liền bám sát phía sau chiếc Honda, nghe bà ta hỏi: “Bảo đảm hàng không có bệnh “sida” chớ?”. Tên lái Honda, tôi đoán không lầm là “tú ông”, nói: “Bảo đảm với chị là hàng sạch!” Bà ta hỏi: “Giá phục vụ over night mấy xị?” Hắn đáp: “Giá gì bèo thế? Cho xin một chai mới đủ sở hụi!” Bà ta nói: “Được, chất hàng lên xe taxi đi! Nếu phục vụ đúng mức, chị “bo” thêm để bồi dưỡng. Còn làng chàng là chị Hai “thiến” đó nghe!” Thường la cà khu vực nầy, còn có mấy tên “gay” tới lui để bày hàng.

Dưới chân cầu Đồng Nai thuộc quận 9 thành Hồ, có một tiệm chụp hình thời trang, mấy bà mệnh phụ phu nhân thường tới lui khu vực nầy để tìm “hàng son”, chọn mặt đặt hàng, có khi phải order mất mấy ngày mới có đấy nhá!

Trong cái thế giới mãi dâm nam ở thành Hồ cũng có quy luật riêng của nó, đôi khi cũng rất tàn nhẫn. Những chàng trai khỏe mạnh bán cái “vốn trời cho” không phải là sức voi hoài đâu, xài hoài cũng cạn kiệt. Đó là những bọn “cave nam” mà khách hàng của họ là những dân đồng tính nước ngoài giàu có như doanh gia, nghệ sĩ...Ngoài cái khoản tiền đi khách phải chia cho chủ khách sạn 50% (ngoài trừ tiền bo), cave nam còn dành một khoản tiền không nhỏ để tái tạo lại sức lao động, mới đủ sức trường kỳ kháng chiến. Ngoài dân đồng tính, các bà sồn sồn từ 40 đến 50 tuổi cùng thường tới lui vũ trường để tìm bướm. Một tên cave nam chuyên nghiệp tên Hoàng Lao Ái tâm sự: “Làm cái nghề nầy cũng cay nghiệt lắm, khi mà sức tàn lực kiệt sẽ bị đào thải ra đứng đường không thương tiếc,” hắn than thở. “Mỗi ngày phải “nhảy dù” 5, 7 sô với mấy bà sồn sồn thì chỉ có nước từ hết xí quách đến...liệt như chơi! Gặp nhiều bà chằng xấu như Chung Vô Diệm, cũng phải ráng nín thở qua sông.” Hắn còn cho biết, khu vực quanh Nhà máy Bia Sài Gòn, nhất là đường Nguyễn Kim và Lý Thường Kiệt thuộc quận 5 và 10 là nơi làm ăn của giới nầy và tương lai của hắn cũng sẽ ra đó kiếm sống.

Hiện tượng mãi dâm nam hay trai đứng đường có khuynh hướng phát triển “đại trà” ở cấp quốc gia, báo động về sự suy đồi đạo đức tột cùng của chế độ XHCN hiện nay. Nguyên nhân đưa đến tệ đoan xã hội nầy là do các phu nhân, mệnh phụ sồn sồn, đẻ năm sáu lứa hay đào nhí của cán bộ CS có chức, có quyền hoặc mấy đại gia, tư bản đỏ giàu có. Khi mà tài sản của họ lên đến hàng trăm triệu USD thì giàu đổi bạn, sang đổi vợ là chuyện thường tình, mà trâu già lại thích gặm cỏ non. Quý ngài thay đào nhí, người mẫu thời trang như thay áo, viện cớ đi họp Đảng vắng nhà thường xuyên, đến mức các bà chịu hết nổi phải “vùng lên”, ông ăn chả thì bà phải ăn nem. Đời là thế đấy!

Xin hãy lắng nghe tâm sự của một chàng “heo độc” trước khi chấm dứt phóng sự nầy: “Tôi nhờ cái mã trời cho đẹp trai, nhờ vậy mà tôi trở thành “trai bao” cho một số mệnh phụ phu nhân. Tôi sợ nhất là khi phục vụ cho mấy bà vợ sồn sồn của quí vị lãnh đạo cơ quan nhà nước hoặc các đại gia uy quyền thuộc loại “3G”, mà quí bạn có biết 3G là gì không? Đó là loại “gộc, già, giàu”. Mấy mụ nầy chuyên ăn no rửng mỡ, sung sức quá mạng. Có một lần, tôi được gọi phục vụ cho một bà sồn sồn, vợ của một đại gia khét tiếng ở Sài Gòn. Hôm đó, tôi chẳng may “khóc ngoài quan ải”, làm bà ta nỗi trận lôi đình, hét tướng lên: “Tao trả tiền bo đẹp cho mầy là để cho tao sướng, chớ đâu phải để cho mầy...sướng hả? Đồ mắc dịch!” Mắng xong, bà ta vói tay lấy chiếc giày cao gót, nện vào đầu tôi mấy quả đến phun máu...” Làm đời trai bao, không phải lúc nào cũng được quý bà cưng chiều đâu nghen bà con. Mình mà out of control “tới bến” trước, thì dễ bị mấy bả nổi điên lên, giở trò bạo lực, nắm tóc, giựt chỏ, lên gối... sau cùng nện cho một trận, quần áo tơi tả, phù mỏ như chơi...

TIẾU SỸ

Ngũ Âm Tình, thơ


25 September 2013

Truyền thông xã hội tại VN ( Vietnam’s Social Media)

VITAMIN D VÀ BỆNH PARKINSON

Chu Tất Tiến, M.S.P.

Một trong những căn bệnh vẫn được coi là bất trị của Thế Kỷ 21 là bệnh run giật tay chân mà theo danh từ chuyên môn là bệnh Parkinson's, ngoài ra còn được gọi là Parkinson disease, idiopathic parkinsonism, primary parkinsonism, PD, hypokinetic rigid syndrome/HRS, hoặc paralysis agitans. Căn bệnh này được đặt tên theo người đầu tiên đã viết một cách chi tiết về các triệu chứng này trong luận án “An Essay on the Shaking Palsy” vào năm 1817, một Bác Sĩ người Anh tên Jame Parkinson. Từ đó, giới y khoa đã không ngừng nghiên cứu để tìm cách chữa trị tận gốc căn bệnh, tuy nhiên, cho đến  nay, các thử nghiệm vẫn chưa đem lại một kết quả khả quan nào ngoài việc làm chậm lại sự tiến triển của căn bệnh, mà chưa có thể hoàn toàn chữa khỏi bệnh, trừ khi phát hiện từ rất sớm, trước khi các triệu chứng run giật xẩy ra. Người đã có các triệu chứng của bệnh này, dù được chữa trị chu đáo, vẫn không thể bình phục 100% và trở về với trạng thái nhanh nhẹn như khi chưa mắc bệnh và vẫn bị giới hạn các cử động cho đến khi chết. Một trong những nhân vật nổi tiếng thế giới là Muhammad Ali, người đã đứng trên ngai vàng của môn quyền thuật suốt nhiều thập niên, nay vẫn còn run rẩy. Trong ngày khai mạc Thế Vận Hội 2012 vừa qua tại Luân Đôn, ông Muhammad Ali đã được vinh dự châm lửa thiêng Thế Vận Hội với những bước đi chậm rãi, không bình thường, và cánh tay co giật nhẹ.

Với các kết quả khiêm nhường như thế, người ta đã tưởng rằng mãi mãi căn bệnh Tử Thần Chậm này sẽ tiếp tục cướp đi cuộc sống bình thường của con người. Nhưng, qua tập san chính thức của các nhà nghiên cứu về Thần Kinh Hệ của Hoa Kỳ, ấn hành năm 2012, (Journal of Neuroscience  Reserach. 2012 Aug 28. doi: 10.1002/jnr.23115. [Epub ahead of print] and ISRN Neurology. 2012;2012:134289. Epub 2012 Mar 7.) người ta đã thấy “ánh sáng cuối đường hầm” xuất hiện. Với hai bài viết về “Vitamin D and Parkinson’s Disease” và  “Role of vitamin D in Parkinson's disease” do hai Bác Sĩ Lương Vinh Quốc Khanh và Nguyễn Thị Hoàng Lan, nguyên Giáo Sư Đại Học Y Khoa Keck Medical School ở California viết, căn bệnh “bất trị” này đã không còn chữ “bất” nữa. Để có thể hiểu thêm về khám phá mới này, chúng tôi đã gặp Bác Sĩ Nguyễn Thị Hoàng Lan tại phòng mạch của bà và được bà cho thực hiện một cuộc phỏng vấn như sau:

-H: Thưa bác sĩ, xin bà cho chúng tôi được biết thêm về các triệu chứng của căn bệnh rung giật này. Khi nào thì bác sĩ có thể khẳng định là bệnh nhân đã mắc bệnh Parkinson?

-Đ: Thưa ông,  Triệu chứng của bệnh này có rất nhièu. Nhưng có vài điểm chính để nhận ra bệnh này như: Rung tay hay chân khi nghỉ và xẩy ra khi người bệnh không để ý đến. Cả người thấy cơ cứng lên. Bước đi rất chậm chạp và bước đi nhỏ lại và có nhiều lúc khó khăn khi bắt đầu đi, có nhiều lúc không thể đưa chân lên cao đựơc. Lúc đi không có thể đòng đưa hai cánh tay như những cô người mẩu đi. Mặt thì trông rất là lạnh lùng vì nhửng cơ mặt không cử động được. Do đó, khi bệnh nhân được điều trị thành công là có được nụ cười lúc trở lại gặp Bác Sỉ.

-H: Thưa bà, nguyên nhân nào đã gây nên căn bệnh Parkinson? Có phải vì một biến đổi “protein” trong tế bào thần kinh (neurons)? Hay vì sự phát triển không bình thường của tế bào thần kinh? Hoặc, cho đến nay, các chuyên gia vẫn chưa khám phá ra nguyên nhân nào tác động trên tế bào thần kinh để gây ra bệnh?

-Đ: Nguyên nhân thì có rất nhiều. Nhưng điểm chính là bệnh nhân nầy bị hư những tế bào nảo ở vùng Substantia Nigra, đưa đến giảm lượng Dopamine trong nảo và làm cho sự đi đứng trở nên khó khăn.

-H: Cho đến nay, các phương pháp nào thường được áp dụng để chữa trị bệnh này? Dùng thuốc để làm cho sự mất quân bình trong tế bào thần kinh được quân bình trở lại? Hay dùng các phương pháp phẫu thuật? Chúng tôi nghe nói sự ăn kiêng, tập Thiền, Khí Công…cũng có thể giúp cho bệnh này chậm phát triển lại? Ngoài ra còn phải dùng thuốc để trị những chứng liên quan đến bệnh này, chẳng hạn như mất ngủ, đau nhức?

-Đ:  Có rất nhiều đề nghị trong việc điêu trị. Nhưng trị liệu chính vẩn là thuốc uống và chỉ giúp được phần nào cho bệnh nhân chứ không làm chậm lại sự phát triển của bệnh.

-H: Thưa Bác Sĩ, trong tập san Y Tế chính thức của Hoa Kỳ có đăng hai bài khảo cứu của Bà, vậy, theo Bà thì Vitamin D có tác dụng gì trên tế bào thần kinh?

-Đ: Vitamin D có thể ảnh hưởng đến bệnh Parkinson qua hình thức nhiễm thể (gene).Tôi rất tiếc phải viết bằng nguyên ngữ tiếng Anh, vì nhiều danh từ chuyên môn bằng tiếng Anh không thể dịch sang tiếng Việt được như Vitamin D receptor, Human Leukocyte Antigen, Cytochrome P450, Renin Angiotensin System, Heme Oxygenase-1, poly(ADP-ribose) polymerase-1 gene, neurotrophic factors, Sp1 transcription factor, Nurr1 gene, toll-like receptors. Ngoài ra còn ảnh hưởng của Vitamin D đến các “gene” liên hệ đến sự bất thường của chất Lipid, các yếu tố phát triển của mạch “endothelial”.. Nói chung, Vitamin D ảnh hưởng trên bệnh Parkison qua nhiều yếu tố có liên hệ đến thần kinh hoạt động mà chúng tôi không thể kể hết ra đây được.

-H: Vậy, thưa bà, Vitamin D theo bà nói có phải là loại bán tự do (over the counter) mà không cần phải toa bác sĩ không?

 -Đ: Đây là lọai vitamin D duy nhất phải cần đến toa của Bác Sỉ. Đó là Cacitriol (1,25-dihydroxyvitamin D3)

-H: Theo chúng tôi được biết, những bài “review” trong tập san nghiên cứu chuyên môn dành cho các chuyên gia (specialist) như tập san nghiên cứu dành cho các Bác Sĩ chuyên môn về Thần Kinh (Journal of Neuroscience Research và ISRN Neurology), trước khi được đăng, phải được sự chuẩn thuận của một Hội Đồng gồm các Giáo Sư Y khoa nổi tiếng về ngành Thần Kinh, vì một khi đã được đăng là coi như một tài liệu để tham khảo và áp dụng cho các sự chữa trị sau này. Đây là một vinh hạnh lớn cho những tác giả có bài đăng trong tập san. Vậy, thưa Bác Sĩ, bà có thể cho biết thêm về môt vài trường hợp mắc bệnh Parkinson đã được chữa khỏi bằng phương pháp dùng Vitamin D được không?

-Đ: Vâng. Chúng tôi cũng đã điều trị thành công một số trường hợp bị Parkinson đã lâu năm. Hiện nay, chúng tôi vẫn đang theo dõi tình trạng sức khỏe của các bệnh nhân này và thấy nhiều dấu hiện tiến triển rất tốt đẹp.

-H: Cám ơn bác sĩ rất nhiều về cuộc phỏng vấn này. Thay mặt cho những bệnh nhân được chữa khỏi căn bệnh quái ác đó, xin cảm ơn bác sĩ. Chúc bà mọi sự như ý và tiếp tục nghiên cứu thêm những phương pháp mới để cứu nhân loại.

Chu Tất Tiến.

Đài VOA tìm hiểu trường hợp cô Đỗ Thị Minh Hạnh

Truy tìm ông chủ Tricon Towers Hà Nội khắp thế giới

Sự kiện chủ đầu tư dự án Tricon Tower "ẵm" tiền bỏ trốn không chỉ được báo giới trong nước quan tâm mà ngay cả nhiều hãng tin lớn của Mỹ. Một cuộc truy tìm ông chủ này đang diễn ra khắp thế giới mà bóng dang ông chủ Tricon Towers vẫn bặt vô âm tín.
 
Mới đây, bài viết trên AP xoay quanh dự án Tricon Towers, tại khu đô thị Bắc An Khánh, Hà Nội, của công ty đầu tư Minh Việt mà báo giới trong nước đã đề cập nhiều những tháng qua, sau khi chủ đầu tư là ông Edward Chi, ôm tiền bỏ trốn.

Khi “bong bóng” trên thị trường BĐS bắt đầu vỡ, Edward Chi vẫn hứa hẹn với các nhà đầu tư rằng dự án xây dựng các căn hộ hào nhoáng của họ vẫn đang đi đúng hướng. Doanh nhân này thậm chí còn "hùng hồn" tuyên bố ông sẵn sàng bán các BĐS của mình tại California để hoàn trả tiền cho khách hàng, nếu việc xây dựng dự án bị trì hoãn.

Thế nhưng, thật trớ trêu thay, vị giám đốc đã "nuốt" lời và "chuồn thẳng" sau khi có cuộc họp đầy cam go với khách hàng, bỏ lại sau lưng những cọc móng hoen gỉ và ít nhất 128 nhà đầu tư giận dữ. Nhiều người trong số này đã góp vốn tới 150.000 đôla Mỹ, với mong muốn sẽ trở thành chủ nhân của những căn hộ hiện đại khi dự án hoàn thành. Hiện, phía cảnh sát cho biết họ vẫn chưa thể tìm ra tung tích của Edward Chi. Còn theo phóng viên AP, họ đã cố gắng liên hệ với ông Chi theo số điện thoại ở California mà ông đăng ký khi xin giấy phép kinh doanh cũng như qua gia đình và đồng nghiệp cũ của ông nhưng đều không thể liên hệ được.

Edward Chi chỉ là một trong số hàng chục nhà đầu tư đổ xô vào thị trường BĐS Việt Nam cuối những năm 2000, khi nhà nước khuyến khích các ngân hàng cấp tín dụng cho các nhà đầu tư và chủ dự án nhằm kích cầu kinh tế. Nhiều chủ đầu tư không hề có kinh nghiệm về BĐS vẫn khởi công dự án rầm rộ. Thị trường trở nên sôi động hơn khi giới đầu cơ vào cuộc để tìm cách thâu tóm dự án và kiếm lời nhanh. Đây là nguyên nhân khiến giá BĐS tăng vọt.

Và hậu quả là, "đột nhiên tất cả dừng lại... hàng loạt những dự án ngừng thi công, đắp chiếu khắp nơi", ông Marc Townsend, Giám đốc điều hành của Công ty CB Richard Ellis Group cho biết.
Bài học kinh nghiệm từ rất nhiều quốc gia cho thấy, giá nhà khi đã giảm thì cũng không kém lúc tăng. Cách đây 3 năm, năm 2010, nền kinh tế Việt nam đã phải chứng kiến sự tuột dốc "không phanh" của giá BĐS. Có những nơi, giá nhà đất giảm tới 50%, hàng loạt dự án dừng vô thời hạn. Trong khi đó, các ngân hàng thì không mặn mà cho vay bởi gánh nặng nợ xấu. Vì vậy, vẫn không ai biết khi nào thị trường hồi phục.

Trải dài trên các con đường của thủ đô Hà Nội là những tòa nhà trọc trời, những khu phức hợp dang dở. Các chủ đầu tư bỏ trốn ngày càng nhiều. "Chúng tôi đã bị lừa" là câu nói đầy cay đắng của ông Trần Thanh Hải, một khách hàng đã góp vốn 180.000 đôla Mỹ để mua căn hộ 210 m2 tại dự án Tricon Towers.

Nhiều công ty môi giới BĐS cũng đang sống trong trạng thái lo sợ rằng những chủ đầu tư dự án khác rất có thể sẽ gây ra một cú sốc tương tự. Chính phủ hiện đã thành lập một công ty quản lý tài sản để mua các khoản nợ xấu nhưng ít người tin rằng biện pháp này đủ mạnh để "cứu" thị trường.

Các ngân hàng dường như vẫn không muốn chấp nhận thua lỗ, vẫn thích che giấu các khoản cho vay của mình và đánh cuộc vào khả năng kinh tế toàn cầu phục hồi sẽ giúp giá BĐS tăng. Hai năm sau khi khủng hoảng trở nên rõ ràng, vẫn chưa có khoản nợ xấu nào được bán và quy mô số nợ này trong hệ thống vẫn chưa có con số chính xác.

“Để thay đổi cần phải thừa nhận vấn đề hiện hữu nhưng ở đây người ta chưa nhận ra rằng đang có vấn đề”, Sameer Goyal, điều phối viên ngành tài chính và kinh tế tư nhân của ngân hàng thế giới (WB) tại Việt Nam cho biết.

Edward Chi là một cái tên vốn nổi tiếng trong giới kinh doanh và đầu tư tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trước khi bỏ trốn vào năm ngoái. Một nhân viên môi giới BĐS cho biết, trước khi bước vào BĐS Chi chỉ kinh doanh bảo hiểm.

Công ty Minh Việt mà Edward Chi đảm nhận chức chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc hầu như không gặp khó khăn gì để thu hút nhà đầu tư khi ra mắt dự án tại Hà Nội khoảng giữa năm 2009. Khi ấy, dự án Tricon Towers được vẽ ra là những tòa tháp 44 tầng “siêu hiện đại”, với 734 căn hộ và sẽ giao nhà cuối năm 2011.

Không chỉ nhận tiền đặt cọc của dự án Tricon Towes, Minh Việt sau đó còn tiếp thị và nhận tiền đặt cọc cho một dự án thứ hai nhìn ra vịnh Hạ Long, một điểm du lịch ở phía Bắc. Nhưng việc xây dựng dự án này lại chưa hề được tiến hành.

Một số người nếu có hoài nghi về uy tín của Chi lại bị đánh lừa bởi đối tác nước ngoài danh tiếng của Edward Chi. Chi đã được Coldwell Banker nhượng quyền và luôn sử dụng thương hiệu của hãng BĐS Mỹ trong quá trình quảng bá dự án. Tuy nhiên, phía Coldwell Banker cho biết đã hủy hợp đồng nhượng quyền với Chi năm 2012 và từ chối bình luận thêm.

Một trong các nhà đầu tư, kỹ sư 37 tuổi Nguyễn Ngọc Tuấn đã đóng 180.000 đôla, gồm 80.000 đôla tiền tiết kiệm và 100.000 đôla vay ngân hàng với thế chấp là hợp đồng mua căn hộ tương lai với Minh Việt nói: "Lương của tôi và vợ tôi không đủ để trả lãi ngân hàng. Tôi đã đề nghị ngân hàng đóng băng khoản vay nhưng họ không đồng ý. Tôi sẽ không tiếp tục trả lãi nữa vì chúng tôi không có đủ tiền để nuôi gia đình."

Ông Trần Thanh Hải, một nhà đầu tư khác cũng bị mắc lừa với công ty Minh Việt cho biết, "Vào cuộc họp với khách hàng ngày 12/7/2012, ông Chi đã hứa sẽ trả lại tiền cho khách hàng bằng cách bán ngôi nhà của ông ở California nếu cần thiết. Tuy nhiên, chúng tôi kiểm tra trên Internet thì được biết, ngôi nhà đã được bán nhiều lần kể từ năm 2006 và chủ sở hữu cuối cùng không phải là Edward Chi".

Hiện dự án này mới thi công xong phần hầm và móng và bỏ hoang, sắt thép đã hoen gỉ. Khu nhà trưng bày mô hình dự án trên đại lộ Thăng Long cũng bị bỏ hoang. Trụ sở Công ty CP Đầu tư Minh Việt đi thuê cũng đã bị tháo dỡ bảng tên.

Nguồn: Nguyệt san VN

23 September 2013

Tin ngắn trong nước: Ân đền oán trả?

Thiếu tá cảnh sát giao thông bị bắn chết ở Dồng Nai

Theo nguồn tin riêng của Lao Động, lúc 18h cùng ngày, 4 người trong đó có 3 sĩ quan CSGT (cấp tá, Trạm CSGT Suối Tre - Phòng CSGT Công an tỉnh Đồng Nai) được chuyển đến Bệnh viện đa khoa Long Khánh cấp cứu trong đó có người bị thương do đạn bắn.

Nạn nhân bị thương nặng nhất là thiếu tá CSGT Trần Văn Sơn - Trạm phó Trạm Suối Tre bị bắn 2 phát đạn vào vùng bụng, nạn nhân tên Phú bị đạn bắn 1 phát và nạn nhân còn lại là Ngô Văn Vinh. Ngoài ra còn có 1 nạn nhân tên Trúc (được xác định là bạn ông Sơn) cũng nhập viện do bị bắn.

Nguồn tin của Lao Động cho hay, trưa nay nhóm nạn nhân trên có nhậu ở quán Karaoke Hân Linh tại Long Khánh, khoảng 17h thì cả nhóm rời quán về Trạm Suối Tre. Khoảng 15 phút sau, nhiều tiếng nổ lớn phát ra từ khu vực Trạm Suối Tre.

Cán bộ chiến sĩ Trạm CSGT Suối Tre chạy đến khu vực phát nổ thì phát hiện 4 nạn nhân bị thương, máu chảy lênh láng nên đưa đi cấp cứu.

Đến 20h tối nay, tin từ BVĐK Long Khánh cho biết, thiếu tá Trần Văn Sơn đã tử vong do vết thương quá nặng. Nạn nhân Ngô Văn Vinh - sĩ quan CSGT Trạm Suối Tre nhập viện không phải do bị đạn bắn mà nhập viện trong tình trạng đa chấn thương do bị đánh.

Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân vì sao các sĩ quan CSGT này bị bắn, bị đánh.
______________________
Trích email bạn đọc góp ý
"Trước hết, tôi xin mạn phép được hỏi là người đọc trang Tiếng Thông Reo có thể góp ý với ban Biên tập không? Nếu không, xin bỏ quá cho nội dung tôi muốn đề cập dưới đây.

Sáng nay, khi mở trang ra tôi có đọc được một bản tin ngắn trong nước về việc mấy Cảnh Sát Giao Thông bị bắn ở trạm Kiểm soát Suối Tre-Long Khánh. 


Quả tình trước mặt tôi trên trang cuối tờ nhật bào hàng ngày cũng có đăng tin nầy trong mục tin tương tự như tai nạn giao thông hay xe cán chó thôi.


Tôi tự hỏi với một trang có đăng tải những bài viết giá trị của những người viết có uy tín và đã có rất nhiều người tìm đọc thì có cần phải làm vướng mắt họ vì những loại tin nhỏ nhặt như thế không?"


H.
_____________________
Theo như các bạn đọc ở VN thì vụ việc thuộc loại tin "hoàn toàn có tính cách cá nhân mà chẳng hề liên quan đến cộng đồng". Đó là trường hợp một "Đại úy CSGT bị đánh, sỉ nhục trước khi bắn chết cấp trên". (TTR)

21 September 2013

Tuyến đường biển phương Bắc thu hút các hãng Á châu

Bắc Cực: Địa bàn xung đột Nga-Hoa của ngày mai?
 
Châu Á đang tăng cường phát triển tuyến đường biển phía Bắc đến châu Âu thông qua Bắc Cực. Hàn Quốc lần đầu tiên sử dụng tuyến đường phương Bắc. Con tàu «Yeochun NCC» của hãng «Hyundai Glovis» ra khỏi hải cảng Baltic thuộc Nga Ust- Luga hôm Chủ nhật. Tàu sẽ mang tới Gwangyang, hải cảng ở tỉnh Jeolla-Namdo của Nam Triều Tiên 37.000 tấn naphtha vào giữa tháng Mười. Naphtha – là chất thu nhận sau khi chưng cất dầu thô và được sử dụng như dầu diesel hoặc dung môi trong ngành công nghiệp sản xuất sơn.

Trước đó, lần đầu tiên trong lịch sử đã có tàu Trung Quốc thực hiện chuyến đi thương mại theo tuyến đường phương Bắc. Tàu congtainer «YungSheng» thuộc sở hữu của hãng Nhà nước «Cosco Group» hôm 10 tháng Chín đã thả neo tại cảng Rotterdam. Hành trình từ cảng Đại Liên đã kéo dài 33 ngày, tức là ngắn hơn hai ngày so với kế hoạch. Chuyến dong khơi theo tuyến đường truyền thống từ Trung Quốc - thông qua Ấn Độ Dương, Hồng Hải, kênh đào Suez và Địa Trung Hải - thường phải mất đến 48 ngày đêm.

Trung Quốc đã mở ra cho mình con đường biển mới thông qua vùng Bắc Cực của Nga hồi mùa hè năm 2012. Theo tuyến đường này, tàu phá băng «Xuelong» đã tới Iceland. Tổng cộng trong năm ngoái đã có 46 con tàu đi theo hải trình này để từ châu Á sang châu Âu. Còn hồi cuối tháng Tám năm nay, Ban Quản lý tuyến đường Bắc của Nga đã cấp 467 giấy phép sử dụng tuyến đường cho tàu thuyền của các quốc gia khác.

Trong khi đó, ít có khả năng là Trung Quốc chỉ giới hạn trong vai trò đơn giản là một nhà sử dụng hành lang biển thuận tiện này, - ông Andrey Vinogradov Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Dự báo chính trị nêu nhận xét.

“Trung Quốc hiện đã trở thành một quan sát viên thuộc Hội đồng Bắc Cực. Bắc Kinh có mọi cơ hội để khẳng định mình trong khu vực này. Trung Quốc bộc lộ sự năng động to lớn – họ có tàu, họ sẽ tạo lập hãng liên doanh với hàng loạt nước châu Âu về vận tải biển, như vậy sẽ cung cấp cho Trung Quốc tính hợp pháp bổ sung trong việc khai thác Bắc Cực và tuyến đường biển phương Bắc”.

Thềm lục địa Bắc Cực ẩn chứa trữ lượng phong phú về dầu mỏ, khí đốt và những nguồn tài nguyên khác. Trong cộng đồng chuyên gia Trung Quốc đang tích cực thảo luận về đề tài, ai sẽ kiểm soát tuyến đường Bắc Cực này thì sẽ kiểm soát được cả những tuyến đường mới của nền kinh tế toàn cầu. Trong giới thượng lưu Trung Quốc ngày càng thường xuyên vang lên những tuyên bố cả về việc đường biển phương Bắc là tài sản chung và không một quốc gia nào được quyền quản lý kiểm soát, - chuyên viên Andrey Vinogradov nhận xét tổng quan và nêu dự báo của mình như sau:

“Trong vài thập kỷ tới, Bắc Băng Dương và vùng Cực có thể trở thành trung tâm không chỉ riêng về kinh tế mà còn là trung tâm hội tụ hoạt tính chính trị trên thế giới. Và tương ứng điều đó thể hiện mối đe dọa và thách thức đối với quyền lợi của Nga. Đương nhiên, viễn cảnh này thúc đẩy gia tăng chi phí hơn nữa để gìn giữ không chỉ tuyến đường biển phương Bắc mà còn là bảo vệ biên giới quốc gia của Liên bang Nga”.

Nga đang thực thi những biện pháp bổ sung để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho việc kiểm soát tuyến đường biển phương Bắc. Dành cho mục tiêu đó, cụ thể, đã khôi phục căn cứ quân sự trên quần đảo Novosibirsky. Các quân nhân Nga đã rời khỏi nơi này vào năm 1993, và mới đây đã trở lại các đảo. Như đã tuyên bố - chiến sĩ Nga sẽ bám trụ mãi mãi ở đây. Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng Nga, đại tướng Arkady Bakhin tuyên bố rằng nơi đây là đất đai gốc của nước Nga. Nhóm tàu thuộc Hạm đội Biển Bắc hiện đang ngày đêm thi hành công vụ. Và đó chỉ là giai đoạn đầu tiên của quá trình thực hiện nhiệm vụ mà Tổng thống Liên bang Nga đã giao phó để phát triển và hoàn thiện toàn bộ tuyến đường biển phương Bắc cũng như khu vực Bắc Cực xung quanh.

Trên quần đảo Novosibirsky sẽ tái thiết sân bay nâng cấp thành hiện đại. Ngay trong tháng Mười phi trường này sẽ có thể tiếp nhận trên cơ sở thường xuyên các máy bay vận tải hạng nặng. Điều đó cho phép tiếp tục mở rộng các nhóm quân và cơ sở vật chất trong khu vực. Sau đó Hạm đội Biển Bắc sẽ nối lại cả hiện diện quân sự thường trực của Nga trong những bộ phận khác của Bắc Cực, như trong khu vực Đất Franzt-Iosif và Đất Mới.
_______________________
Nguồn: http://vietnamese.ruvr.ru/2013_09_18/121550257/

High Tide, tranh A.C.La


Triều Dâng
(High Tide)
Oil on canvas
24x36 inch (61x89 cm)
by A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh
**
Xem tranh TRIỀU DÂNG

Út Như Thương lại được nhìn thấy tranh vẽ biển của họa sĩ nhà mình. Ai bảo gì khác đi thì NT. không biết, chứ NT thì vẫn giữ một lòng "Yêu tranh vẽ biển" của họa sĩ Vĩnh từ xửa từ xưa... Thế có phải là biển vẫn động, nhưng lòng người vẫn tĩnh. Đứng trước biển, lòng Út rất tĩnh, để nhìn cái Động trước mắt mình, chứ nếu mà lòng mình cũng Động nữa, thì làm sao mà chiêm ngưỡng được cái Động ấy ! Thêm một điều đặc biệt nữa làm Út yêu biển là tiếng sóng vỗ, có thể là thì thầm khi biển lặng, mà cũng có thể là âm thanh nổi giận khi cuồng phong, nhưng dẫu thế nào đi chăng nữa, thì âm thanh ấy cũng rất đều và trầm ! Sóng từ đâu đến, ai hay biết... cũng như Tình từ đâu về, ai đâu hay...Sóng vỗ vào bờ rồi lại rời xa bờ, để rồi trở về lại bờ...như một vòng luân hồi trong hiện kiếp, chứ không cần đợi kiếp lai sinh Thế nên Út yêu biển... Và tranh vẽ biển của cái ông họa sĩ nhà mình diễn đạt được những điều Út nói trên... 

Bravo!
Út Như Thương 

**

Tản mạn về bức tranh
Chiếc gậy một đầu

Chắc không ai dại gì nhận được viên kim cương lớn nhất trên đời với điều kiện không có đôi chân để đi đến bờ biển hưởng những sinh thú ban phát từ trùng dương. Nếu có ai hỏi điều gì sinh động nhất trên đời hẳn có người nói là con chó, có người lại nói là mây... Nhưng câu trả lời đúng nhất có thể là biển cả. Chó còn có lúc ngủ, mây nhiều khi quang, nhưng biển cả lúc nào cũng sinh động.

Màu sắc thay đổi theo bầu trời, âm ba thay đổi tùy thời tiết, nhưng gió biển khi nào cũng đưa hơi mát quyến rũ khó diễn tả. Đặc biệt khi biển gặp bờ đá lởm chởm, cảnh trí trở nên hùng vĩ, tráng lệ hơn bao giờ hết. Sóng ngọc bích đập lên núi đá tung bọt như muôn vàn hạt châu lóng lánh lớn nhỏ. Khi biển gặp đá, tiếng sóng trở nên mừng rỡ hơn, cuồng nhiệt hơn, vồn vã hơn và đầy sinh khí.

Vì công ăn việc làm không phải lúc nào cũng được phơi mình trên bãi biển. Gặp gỡ là dịp đặc biệt và kỷ niệm nẩy sinh bao nhiêu suy nghĩ, ước mong.

Hình ảnh chàng Vọi với thân hình rắn chắc mầu đồng mắt cua khó tan loãng, khó mờ nhạt nơi tâm thức giai nhân. Lão già đánh cá lênh đênh xa bờ biết rằng có chú bé vẫn chờ đợi mình nơi bến bãi xa thẳm. Những chiến sĩ diệt bạo đã gục ngã nơi chiến trường năm xưa nay đang an nghỉ trên nghĩa trang vắng lặng ở biển Normandie. Phần mộ thiếu mất một bó hoa tươi mà năm nào cũng có: người tình sống sót có thể cũng đã quá vãng. Tất cả chìm vào xa xưa.

Biển cả là sinh lộ của những người tìm tự do. Sóng vỗ mạn thuyền bồng bềnh tưởng chừng vô định. Sóng vỗ trên bãi hoang trong đêm đổ bộ. Sông-la, Pulô Bi-đông sóng vẫn tung bọt trắng xóa, vẫn rì rầm ru những người kém may mắn nằm lại trên quê hưong xứ người vào giấc ngàn thu.

Tại sao nhiều sự việc lớn nhỏ lại cứ phải xẩy ra trên bãi cát có sóng vỗ nhỉ? Vui mừng nhớ thương lẫn lộn. Không biết khi Thượng Đế tạo ra những bờ biển tuyệt vời Ngài có biết đó là chốn sẽ diễn ra bao nhiêu thương yêu và cũng bấy nhiêu khổ lụy?

Chẳng thể nào gán ghép trách nhiệm cho tạo hóa. Khổ lụy chỉ là mặt sau của hạnh phúc. Tôi cực kỳ vô lý khi chỉ muốn nhận chiếc gậy một đầu và một đồng tiền chỉ có một mặt.

A.C.La

Chết ngoài kế hoạch:

Một bông hoa đời bật ra từ bãi rác xã hội chủ nghĩa

Trần Khải Thanh Thuỷ
Gần 30 năm đã qua rồi kể từ ngày đầu tiên tôi cầm bút viết truyện ngắn mang phong cách hài đầu tiên: “Chết ngoài kế hoạch”. Một chuyện mà nếu không “may mắn” được sinh ra và lớn lên trong lòng xã hội chủ nghĩa thì chắc chắn không ai có thể viết nổi bởi trí tưởng tượng dù có phong phú đến mấy đi chăng nữa cũng không thể tưởng tượng ra những chi tiết sống động, kịch tính, bi hài, lộn ẩu một cách không thể ngờ như vậy.

Xưa ông bà mình bảo: “Sinh có hạn, tử bất kỳ”…cái chết đến một cách tự nhiên như cây cỏ hoa lá, chim muông. Sinh ra rồi phát triển, thịnh vượng và suy tàn. Vậy mà dưới cách điều hành của lãnh đạo đảng, sinh đẻ phải nằm trong kế hoạch đã đành vì “trời sinh voi, trời sinh cỏ”, nhưng cỏ đã bi sự ngu dốt, tham lam, quỷ quyệt của các quan đồng chí lấn át, tàn phá hết, nên theo kế hoạch mỗi gia đình chỉ có hai con là điều tạm coi là khoa học, hợp lý, nhưng chết cũng phải nằm trong kế hoạch thì quả là sự nghịch lý, ngu dốt đến không thể hiểu nổi. Ấy thế, nó vẫn tồn tại suốt cả một thời gian dài như thể một chân lý vĩnh hằng của cuộc sống trong xã hội cộng sản lúc bấy giờ.

Bình thường “nhà nước làm chủ” nên khi con dân chết sẽ được nhà nước bố thí cho cái gọi là hòm áo quan , xô màn, xe đưa tang v.v Nhưng không may chết vào đầu tháng, khi kế hoạch bán các loại hòm, vải niệm đã hoàn thành mà hàng mới chưa kịp phân phối thì người chết cứ việc nằm đấy chờ các…hủ tục của đảng và nhà nước. Nếu không chỉ còn nước bó chiếu cho vào xe ba gác chở ra nghĩa địa làng chôn. Ngược lại, nếu gặp ngày đông tháng giá, các cụ rủ nhau đi vãn, mới chỉ ngoài ngày hai mươi của tháng mà các loại quan tài đã bán hết thì số phận những thây ma này cũng chẳng may mắn hơn được. Vì vậy những cái chết lưng chừng vào đầu tháng hoặc cuối tháng đều phải gắn thêm ba chữ “ngoài kế hoạch” vào, và người nhà chỉ còn nước khóc dở, mếu dở, vì những quy định ngặt nghèo, oái ăm của đảng cộng sản …Cùng là cái chết, sự chết nhưng cái chết trong và ngoài kế hoạch lại khác nhau một trời, một vực, như con đẻ với gã ăn mày vậy. Nếu là đám tang của con đẻ( tức trong kế hoạch) thì số người đưa ma có thể chật làng, ngập xóm, dòng người như một cơn lũ cuốn trôi tất cả dạt sang hai bên đường, đến mức người đi ô tô, xe đạp, xe máy đều phải ngừng lại vì không còn chỗ nào mà luồn lách được nữa. Ngược lại đám ma của gã ăn mày ( tức chết ngoài kế hoạch) thì tứ cố vô thân, người đưa lèo tèo, vì không thể chờ đợi quan tài hoặc xô màn trong tiêu chuẩn của nhà nước cấp được, đành phải đưa tang ra đồng chôn lấp qu loa …Cụm từ “ chán chẳng buồn chết” hoặc “chết ngoài kế hoạch” ra đời từ ngày đó và tồn tại đến tận hôm nay, khi cơ chế quan liêu bao cấp không còn nhưng những quan niệm lệch lạc, bảo thù, trì trệ, dốt nát đui mù của đám lãnh đạo cộng sản vẫn tồn tại như một điều tất yếu khách quan của cuộc sống tại Việt Nam. Đặc biệt là những vùng quê tăm tối, nơi chỉ có ánh sáng của đảng dọi chiếu chứ người dân không hề biết đến khái niệm “đài địch” hay mạng internet trái chiều, “phản động”.

Vốn là người có máu văn chương từ nhỏ nên khi tận mắt chứng kiến những cảnh bi hài, lộn ẩu này ,tôi không thể không viết , dù chỉ là sự “viết ngoài kế hoạch”. Vì khi đó tôi đang là giáo viên cấp III của đảng, là đoàn viên, là chủ nhiệm, lao động tiên tiến v.v…Nhưng trong lòng xã hội chủ nghĩa, cái được phép thì nhợt nhạt, vô hồn, chẳng có chút giá trị, ý nghĩa gì, còn cái bị cấm đoán lại trở nên lôi cuốn và hấp dẫn vô cùng… Thế là từ chuyện “chết ngoài kế hoạch” đầu tiên, bao nhiêu những chuyện …ngoài kế hoạch khác ra đời, hết chuyện này rồi chuyện khác , ngày này sang ngày khác. Việc giảng dạy của tôi khi đó chỉ là phụ, viết mới là việc chính, như cánh nhà giáo nhăn răng vẫn hay đùa: “ đậu phụ là chính, mỳ chính là phụ”. Xét trong trường hợp của tôi, không phải chân ngoài dài hơn chân trong nữa mà là ngòi bút dài hơn cục phấn, bàn viết quan trọng hơn bục giảng. Tôi có thể ngồi bất kỳ đâu để viết, trong ghế đá bệnh viện, khi đi thăm người ốm, nơi chờ ô tô bus, giữa chạ người ô hợp v.v Thay vì câu thơ Tố Hữu mà tôi phải nhồi vào đầu học sinh thì tôi tự sưả ý, sửa lời để lấy làm châm ngôn sống cho mình:

Viết viết mãi bàn tay không ngừng nghỉ Cho cuộc đời sinh động , sáng tươi hơn Cho quả tim đập mạnh mẽ yêu đời Cho ý tưởng nhà văn ngời sáng mãi …

Tất nhiên ngoài lý tưởng được thể hiện mình ra còn thêm một sự khuyến khích vật chất nữa là số tiền còm của bài viết, dù chỉ là văn chương hạ giới rẻ như bèo, nhưng so với số đồng lương dạy học, nó vẫn còn gấp hai, gấp ba. Chính xác hơn một tháng chỉ cần được in một bài thì tôi đã có thêm một tuần lương rồi, cho nên ngoài những bài viết “ngoài kế hoạch” mà tôi phải “để giành đến hôm nay “ mới cho ra mắt bạn đọc, còn có những bài “trong kế hoạch” khác giúp tôi có thể đảm bảo nhu cầu tối thiểu của cuộc sống: “ăn cơm rau để vật nhau với trẻ” hơn hẳn những giáo viên bình thường khác cả trên hai phương diện vật chất và tinh thần Khi cho ra đời những chuyện này từ 1985, trước ngày cộng sản “đổi mới”, cũng như bao nhiêu tác phẩm nghệ thuật trong nước, tôi không hề đoán định được số phận của nó, chỉ biết viết để mà viết, cho nguôi nỗi lòng tâm trạng mình, và thỉnh thoảng lúc hứng lên lại truyền tay cho vài ông bạn tạch tạch sè nào đó vốn sạt nghiệp vì cách mạng, căm hận cách mạng đến tận xương tận tủy. Tuy số chuyện viết từ ngày bao cấp bị rơi vãi, thất thoát khá nhiều, tôi phải triển khai thêm rất nhiều tác phẩm khác để bù lại những đứa con đã mất, song dù thế nào, đứa con tinh thần của tôi ắt không phải là một thứ ngụ ngôn chính trị, cũng không phải là một vật trá hình hiểm độc, mà ngược lại nó là những tác phẩm phản ánh rõ nét nhất hiện thực trong cuộc sống xã hội chủ nghĩa. Thay vì ca ngợi rẻ tiền, bốc thơm lãnh đạo, ca ngợi thần tượng Hồ Chí Minh mà trong trường Đại học chúng tôi vẫn được học là “phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa” thì bản thân tôi có thế nào viết như thế, không bẻ cong ngòi bút, không uốn éo vòng vo, không ám chỉ phúng dụ mà…ngang bằng sổ thẳng, còn cao trào, gay gắt, thực tế hơn hiện thực phê phán đối với xã hội phong kiến. Nói chính xác hơn, Nguyễn Công Hoan viết về đống rác cũ trước ngày cách mạng tháng Tám thì tôi viết về đống rác mới tồn tại ngay trong lòng xã hội chủ nghĩa do sự lãnh đạo tài tình có một không hai của đảng cộng sản Việt Nam.

Hơn 20 năm trước tôi yêu tha thiết cuộc đời này và cũng vì đớn đau, xa xót mà phải cầm bút viết ( nếu không muốn xé quần, xé áo hóa điên trước sự thực trần trụi trong xã hội mình đã nhìn thấy, hoặc biến bệnh viện tâm thần làm địa chỉ cư trú suốt đời), nên tôi viết để giải tỏa mọi ẩn ức của mình. Hơn nữa, tôi cũng hiểu bản chất văn chương không phải sự gây gổ, nên hoàn toàn không có lòng thù hằn, không có sự gầm rú thác loạn, không có những tràng chửi rủa độc địa, tất cả là một sự hài hứớc, bởi với tôi hài hước bao giờ cũng là sự khôn ngoan, là phấn hương trên gương mặt trần trụi, ô trọc, thậm chí bẩn thỉu của cuộc đời, đồng thời còn là đặc thù của chuyện cười nữa, bởi không có nó, không thể gọi là chuyện cười mà chỉ là truyện ngắn hoặc truyện dài được thôi Nhà văn Phong Thu( tác giả chuyên viết cho thiếu nhi tại Việt Nam) vốn yêu quý tôi như một người bạn vong niên, sau khi xem đủ ba cuốn sách tôi viết về Hồ Xuân Hương, từ “Khúc khích Xuân Hương”, “Ba mươi sáu cái nõn nường Xuân Hương”, “Lạm bàn thơ Hồ Xuân Hương” khẳng định: “Dù cho Trần Khải Thanh Thủy có là nhà Xuân Hương học thì cái làm nên Trần Khải Thanh Thủy vẫn là những chuyện ngắn mang phong cách hài”. Thậm chí ông còn bỏ ra một ngày giời chỉ để mắng tôi vì sự lạm dụng chi tiết cười nhiều qúa. Tại sao lại không biết chắt lọc nó ra để từ một chuyện viết thành 4,5 chuyện ngắn dài khác nhau để vừa có tiếng lại có cả bốn lần miếng nữa v.v.

Dùng văn chương để lột tả, giúp bạn đọc hiểu được bản chất xã hội chủ nghĩa, tôi tin mình đã làm tròn được một phần thông qua hai tập chuyện cười này mà bản thân nó – gồm hơn một trăm chuyện bi hài , lớn nhỏ, thực sự là những bông hoa đời bật lên từ mầm chồi nhầy nhụa, nhớp nháp của cây độc tài xã hội chủ nghĩa. Một cây độc tài sớm muộn cũng bị người dân và thời cuộc đốn đổ trong nay mai, nhưng dư âm của nó để lại trong mỗi tâm hồn bản thể của 90 triệu người dân thì không thể quên được. Dù đi đâu và xa cách bao lâu, dù xuống tận chốn âm ti địa ngục, buộc phải ăn cháo lú diêm vương( cho quên hết tội lỗi trên đời đi) vẫn phải nhớ cảnh rau cháo qua ngày ở địa ngục xã hội chủ nghĩa Việt Nam suốt hơn 80 năm trời qua.

Cuốn chuyện này cũng là để tưởng nhớ tới nhà văn Phong Thu, người đã chia sẻ cùng tôi rất nhiều về mọi mặt của văn chương cũng như thế sự tại đất nước mặt trời lặn, nơi tăm tối cuối cùng của thế gian này. Hy vọng nhận xét của ông sẽ đúng được phần nào. Điều làm nên tôi, điều neo đậu trong bến bờ tâm cảm của bạn đọc chính là chuyện ngắn mang phong cách hài mà tiêu biểu là hai tập chết ngoài kế hoạch lần này. Thành thật mong bạn đọc đón đọc và ủng hộ nó.

 T.K.T.T

Điện thoại : 916- 248-3414 Hoặc gửi check theo địa chỉ: Trần Khải Thanh Thủy 8021 – Betty Lou Dr Sacramento CA 95828
______________
Nguồn: BÁO TỔ QUỐC

"Quả Đấm Thép" của Thủ Tướng Dũng mắc nợ khoảng 4 tỷ đô, sa thải 14,000 người

Hà Nội.- Ngày 19 tháng 9, 2013 Vinashin, Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam đang nợ ngập đầu cho biết họ sẽ cắt giảm 14,000 công nhân viên, coi như giảm 70% số nhân viên.

Vinashin hiện nay có 26,000 nhân viên, chưa tới phân nửa con số của năm 2008, và trên trang mạng của mình hôm thứ Hai, Vinashin nói họ “có kế hoạch chỉ giữ lại độ 8.000 người.” 

Tập đoàn này nói rằng hiện nay trả lương cho nhân viên “không đơn giản” vì không có ngân khoản. Vinashin sụp đổ năm 2010 vì mắc nợ 4 tỉ đôla, khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài lo ngại về tình trạng lành mạnh của các xí nghiệp quốc doanh khác và khiến cho Việt Nam bị tụt hạng về chỉ số tín dụng.

Báo Lao Động của Việt Nam CS hôm thứ Năm nói rằng việc cắt giảm này là một chuyện buồn cho các lao động có kỹ năng vì họ không có trách nhiệm gì trong sự sụp đổ của tập đoàn.

Trước khi sụp đổ, Vinashin được xem là một mô hình mới của xí nghiệp quốc doanh để đưa Việt Nam lên tầm cạnh tranh với thế giới. Gần một chục lãnh đạo của Vinashin đã bị phạt tù vào năm 2012, tạo sức ép lên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, là người đã bổ nhiệm người đứng đầu tập đoàn và sau đó ông Dũng phải nhận trách nhiệm về sự thất bại của tập đoàn. (TL)

20 September 2013

Cười tí tỉnh

Câu chuyện ...dỗ ngủ

Chị xui nọ nhân chuyến du lịch Canada ghé thăm anh xui và ở lại qua đêm. Cả hai độc thân. Nhà anh xui là căn phòng bachelor - giường ngủ, bàn ăn, bếp núc thông với nhau.. Anh xui nhường giường của mình cho chị xui, anh dùng một tấm nệm phòng hờ cho mình. Một người lạ giường, lạ giờ, còn một người thì lo nghĩ cách tiếp khách nên cả hai trằn trọc. Anh xui gợi chuyện. 

- Tôi đố chị xui nha. Từ nước này qua nước khác kêu là gì?

- Kêu là "quá cảnh".

- Chi xui nhớ hay quá ta. Còn từ bên này sông sang bên kia sông kêu là gì?

- Là "quá giang", đúng hông? Vậy chứ tui hỏi anh Năm nè: Từ giường người này bước sang giường người kia kêu là chi?

Anh xui lắp bắp đáp nhanh:

- Là . . . là "quá đã".

- !!!!!

(TTR viết theo lời kể)
__________________

Góp ý ...phản đối

Tui phản đối câu chiện dỗ ngủ. Phản đối là vì tui nghĩ nó không thể nào xẩy ra !!! Có một chị "xui" nào dám đến thăm "anh xui" mà ở lại qua đêm hôn (khi mà dâu rể gì cũng hổng có ở nhà hết trơn?)

Tui hổng dám nói đó là "xui" của người kể chuyện cho Anh nghe hay là "xui" của Anh mà tui nghĩ rằng Ông ấy hư cấu "xạo" quá, khiến mất "danh giá" bà xui hết trơn. Tui mà tìm được cái Ông đó thì tui sẽ nói cho Ổng biết rằng cũng "quá đã" thật nhưng có điều là "bị đánh" quá đã đó mà thôi !!!

Kính
HH

TB : Dặn Ổng là lần sau đừng có mà đặt chiện "quái quăm" kiểu như vậy nữa kẻo không sẽ bị các bà "dí" đánh cho mà coi!!!

19 September 2013

HIỂM HỌA TỪ MỘT NƯỚC TẦU SUY THOÁI

Đám đông người Hoa phản đối Nhật Bản, đòi giành lại đảo Điều Ngư mà Nhật gọi là Senkaku. Chủ nghĩa dân tộc đang là một quân bài để Đảng cộng sản Trung Quốc vận dụng nhằm duy trì quyền lực.
Tác giả: Mark A. DeWeaver
Đại Kỷ Nguyên- Thứ tư, 19 Tháng 6 2013
Nhiều người Mỹ nhìn thấy sự nổi lên của Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, với sự bối rối. Nước Mỹ dường như đang suy thoái. Trung Quốc là một "thế lực đang lên" định trước cho việc thay thế Mỹ làm bá chủ toàn cầu trong một tương lai không xa.

Tuy nhiên gần đây triển vọng của Trung Quốc trông không được sáng sủa. GDP trong quý đầu tiên chỉ tăng 7.7 phần trăm, thấp hơn con số 7.9 phần trăm của quý 4 năm 2012. Xuất khẩu đang chậm lại và sự tăng trưởng đầu tư vốn làm chỗ dựa  cho nền kinh tế trong quá khứ đang thiếu bền vững một cách rõ rệt. Bắc Kinh đang hy vọng giữ được nền kinh tế đi đúng hướng bằng cách chuyển dịch một "mô hình tăng trưởng" mới dựa trên sự tiêu dùng và tiền công năng suất. Tuy vậy cho đến giờ có rất ít bằng chứng cho thấy là chiến lược này đang có hiệu quả. Thực ra mà nói thì không có lý do nào để tin rằng một sự chuyển dịch kiểu này có thể thành công dưới hệ thống kinh tế chính trị hiện tại.

Khi mà cỗ xe khổng lồ Trung Quốc đang mất xung lực, phải chăng người Mỹ nên thở phào nhẹ nhõm? Không hẳn vậy. Thật không may là sự suy thoái của Trung Quốc chắc chắn sẽ là ít yên bình hơn nhiều so với sự tăng trưởng của nó.

Tăng trưởng chậm lại sẽ biểu lộ ra một vấn đề sống còn của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Kể từ lúc kết thúc kỷ nguyên của Mao năm 1978 cho đến giờ, tăng trưởng kinh tế luôn là một cơ sở chính để hơp pháp hóa sự tồn tại của Đảng. Sự tăng trưởng chậm kéo dài sẽ làm yếu sự duy trì quyền lực của Đảng giống như cách mà đã phá ngầm từ từ quyền lực của hoàng đế tuyên bố "thiên tử" thời phong kiến. Nếu Trung Quốc không đến được vị trí "Số 1" thì rốt cục, một số lời bào chữa cho quyền cai trị của Đảng sẽ khẩn cấp được cần tới.

Đòn đánh cược hay nhất mà Đảng sẽ dùng là con bài chủ nghĩa dân tộc, với việc bảo vệ tổ quốc làm sứ mạng chính. Điều này sẽ không khó. Nó sẽ rất dễ để đổ lỗi cho sự thất bại kinh tế Trung Quốc do âm mưu của các thế lực ngoại quốc, thậm chí  như là Mao Trạch Đông đã làm trong diễn văn nổi tiếng của ông ta trong tuyên ngôn lập quốc năm 1949. Thực sự là Trung Quốc đã "rơi lại phía sau", ông ta nói, là "bởi hoàn toàn do sự áp bức và bóc lột từ chủ nghĩa đế quốc ngoại bang và bọn chính phủ phản động quốc nội"

Cũng sẽ rất dễ để đặt nền kinh tế Trung Quốc vào bờ vực chiến tranh. Các cơ quan trung ương Trung Quốc khá thích hợp cho sự huy động nguồn lực cho các ngành công nghiệp quốc phòng. Một sự thúc đẩy quân sự cũng sẽ giúp tiêu thụ các vấn đề về dư thừa công suất của ngành công nghiệp nặng. Tổng dung lượng dư thừa của lãnh vực sắt thép là một ví dụ, nó đã vượt qua dung lượng của Mỹ rồi. Sản xuất vũ khí sẽ chắc chắn được xem xét như một cách tốt để đưa các nhà máy dư thừa trở lại hoạt động.

 Các vụ việc can dự vào các nước láng giềng là một bằng chứng cho sự hiếu chiến gia tăng trong việc tuyên bố chủ quyền đất đai. Đã có các căng thẳng leo thang với Nhật về quần đảo Senkaku và các tranh cãi tại biển Đông với Việt Nam , và thậm chí cả việc đột kích vào vùng đất Himalayan do Ấn Độ kiểm soát trong khu vực được tuyên bố chủ quyền của cả New Delhi và Bắc Kinh.

Những sự cố như thế này thường được mô tả là các cuộc tranh giành nhằm kiểm soát nguồn tài nguyên như khí gas và dầu mỏ tại biển Đông. Tuy nhiên chúng nên được hiểu là kết quả của những kế hoạch hành động trong nước của Đảng. Và nên được hiểu là các bài tập dượt quan hệ công chúng họ đã thành công một cách đáng kể. Tâm lý chống Nhật của người Hoa hiện ở mức độ cơn sốt, với việc nhiều công dân mạng đã biểu lộ sự ủng hộ cho các hành động quân sự chống lại Nhật Bản nhằm đòi lại vùng đất bị mất, sửa sai lịch sử và phục hận quá khứ.

Các nhà làm chính sách Hoa Kỳ cần nhận thức được tâm lý chủ nghĩa dân tộc kiểu này là quân bài tung ra ngay khi kinh tế chậm lại. Do đó Bắc Kinh thích ngóng trông về việc các tranh cãi quốc tế vẫn cứ không được giải quyết. Mục đích của nó là sẽ giữ cho công chúng Trung Quốc quay cuồng với ý nghĩ về các hiểm họa ngoại lai có thể gây cho an ninh quốc gia và phát triển kinh tế Trung Quốc.

Chính Trung Quốc chứ không phải Mỹ được định mệnh là "thế lực suy thoái" trong những năm còn lại của thập kỷ này. Điều này có nghĩa là chính sách ưa thích kiểu "hứa hẹn" của Washington sẽ không có tác dụng. Bắc Kinh sẽ không thể nào giao đất trong các tranh cãi với láng giềng vì làm thế sẽ khiến Đảng bị suy yếu trong nước. Những sự kiện kiểu như gặp gỡ gần đây giữa Tổng thống Obama và Tổng bí thư Tập Cận Bình sẽ không cải thiện quan hệ Mỹ-Trung khi mà sự sống sót của ĐCSTQ phụ thuộc vào việc leo thang căng thẳng.

Đối thoại như thế chắc chắn không có hiệu quả, thay vào đó Hoa Kỳ phải tập trung vào việc bảo vệ các quan tâm chiến lược của mình tại Thái Bình Dương. Mỹ phải tiếp tục xiết chặt quan hệ với các đối tác khu vực, đặc biệt là Nhật Bản và Đài Loan, những nước chắc chắn sẽ là mục tiêu chính của chủ nghĩa quân sự phiêu lưu Trung Quốc. Quan trọng nhất, Mỹ cần tránh việc giúp đỡ ĐCSTQ giấu nhẹm các đòi hỏi về cải tổ chính trị ở quê nhà bằng việc trao các chiến thắng dễ dàng cho nó ở nước ngoài.

Tiến sĩ Mark A.DeWeaver quản lý quỹ thị trường phát triển Quantrarian Asia Hedge và là tác giả sách Anima Spirits with Chinese Characteristics: Booms and Busts in the World’s Emerging Economic Giant.

"Tôi ngồi ở đây", cười tí tỉnh

Một chiếc máy bay trên đường đến Toronto thì một cô gái tóc vàng ở hạng phổ thông đứng dậy, chuyển sang khoang hạng nhất và ngồi xuống. Tiế...