29 April 2013

30 THÁNG TƯ, 1975: NHÌN TỚI

Gémir et pleurer, tout est lâche
Seul le silence est grand

- William Hoang
Chiến lược mới của Cộng Sản hiện nay là “Hòa mà Không Tan”.  Chính sách này giải thích tại sao VN có nhiều thay đổi và Cộng Sản Hà Nội cho phép đảng viên, cán bộ, và quần chúng hòa nhập lối sống của Âu Mỹ nhưng luôn luôn triệt để đàn áp những hành động  chống đối Ðảng.
*
Ngày 30 Tháng Tư, 1975 là ngày Cộng Sản Hà Nội (CSHN) hoàn tất âm mưu chiếm Nam Việt Nam (NVN) mà họ đã hoạch định ngay sau khi đất nước chia đôi vào năm 1954.

Ðó cũng là ngày đen tối nhất cho số phận Nam Việt Nam khi bị Hoa Kỳ âm thầm bỏ rơi sau hơn 20 năm cùng chiến đấu ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa Mác-xít ở Ðông Nam Á.

Ðó cũng là một ngày hoen ố trong lịch sử HK như một vài báo chí Mỹ đã bình luận.

Nhưng đó không phải là ngày nhục nhã cho NVM bởi vì Miền Nam đã chiến đấu rất dũng cảm trong suốt hai mươi đó. Nhìn lại, người ta thấy rõ rằngsự kiện Miền Nam mất giản dị chỉ là vì Mỹ và Khối Cộng đã đạt được một thỏa thuận mới về sự phân chia khu vực ảnh hưởng và Mỹ chấp nhận  trao Nam VN cho khồi Công, thế thôi. Chính vì thế mà nhiều người Việt miền Nam coi ngày 30 tháng Tư là Ngày Quốc Hận.

Dĩ nhiên việc nước mất hay đất nước chia đôi là một mối hận như đã từng nghe nói tới: “Hận Ðồ Bàn”, hay “Hận Sông Gianh”.  Nhưng ở đây hãy tự hỏi chúng ta hận ai và hận cái gì?  Chúng ta hận Mỹ?  Hận Cộng Sản?  Hay hận chính chúng Ta?  Tưởng cũng nên lưu ý ngay rằng những mối hận giữ trong lòng là một thái độ tiêu cực và sẽ gây độc tố nguy hại cho sức khỏe và vì thế người khôn ngoan thường tìm cách trút bỏ những mối hận, lo, buồn bực trong lòng.

Trước hết là câu hỏi: chúng ta có hận đồng minh Hoa Kỳ vì đã bỏ rơi chúng ta không?

Bình thường thì phải nói là có hận, bởi vì đã là đồng minh bạn hay mà bỏ nhau thì phải hận. Nhưng ở đây, Mỹ bỏ rơi NVN có phải là vì thua sức Cộng Sản không?  Chắc chắn là không mà chỉ vì quyền lợi (chia khu vực ảnh hưởng) và vì bị kẹt trong thế “chẳng đặng đừng”; vả lại, chính Nam Việt Nam cũng phải gánh một phần trách nhiệm trong đó vì nói chúng ta đã quá ỷ lại vào Mỹ và nửa phần dân Miền Nam bao che VC.

Trong cái “Thế chẳng đặng đừng”, Mỹ phải hy sinh Nam Việt Nam. Thế chẳng đặng đừng là ở chỗ: Trong khi hầu như chỉ có một mình Hoa Kỳ đứng mũi chịu sào chống hiểm họa Cộng Sản trên các bờ đại lục thì, một mặt nhiều người dân Miền Nam lại chứa chấp Việt Cộng và không ít người trong giới trí thức Miền Nam tỏ ra thơ ơ với cuộc chiến; và mặt khác nhiều nước và nhiều nhân vật có vai vế, tiếng tăm trên thế giới lại đứng ngoài lề cuộc chiến hò hét, cực lực phản đối Hoa Kỳ.  Những sự kiện đó cộng hưởng với nhau mãnh liệt tới độ mà các nhà kế hoạch Hoa Kỳ đành phải quyết định hy sinh Nam VN hầu mở một bài học mới về chủ nghĩa Cộng Sản cho thế giới kể cả nước Mỹ biết thế nào là Cộng Sản!  Sự kiện này hiện nay đã và đang diễn ra: Thế giới càng ngày càng thấy rõ chính sách tàn độc không thể tha thứ được của Trung Cộng, của “Người Trung Hoa Xấu Xí” (xin đọc cuốn The Dirty Chinese).

Tưởng cũng nên nhắc lại rằng trước 1975, Tướng Chột Mắt Do Thái Moshe Dayan (1915 – 1981) sang thăm NVN tuyên bố rằng: “Muốn thắng Cộng Sản, phải để cho CS thắng trước”.  Câu nói đó hàm ý là cần phải để cho toàn thế giới hiểu rõ bản chất phi nhân bản của chủ nghĩa CS trước đã. 

Quần chúng có hận Cộng Sản không?

Tất nhiên là phải hận, hận tới xương tủy, vì từ Nam chí Bắc và cho tới hôm nay, tội ác của Ðảng Cộng Sản gieo rắc khắp đất nước tiếp tục mỗi phút một chồng chất còn cao hơn núi, lớn hơn biển.  Nên biết rằng: gây tội ác và buộc các đảng viên phải nhúng tay vào tội ác với quần chúng đã trở thành một chủ trương của Ðảng CS nhằm cách ly thành phần đảng viên và cán bộ ra khỏi quần chúng: quần chúng càng căm hờn thì đảng viên và cán càng phải bám vào Ðảng để được che chở.

Chính sách này đã được Mao Trạch Ðông áp dụng triệt để nhằm củng cố địa vị của ông ta (xem hồi ký của Lý Chí Tụy, bác sĩ riêng của họ Mao).  Như vậy, càng có sự oán hận Ðảng thì Ðảng CS càng có lợi, và cũng chính vì thế mà Cộng Sản VN vẫn thản nhiên tiếp tục đàn áp tôn giáo, trấn lột ruộng đất của dân, và dập tắt mọi đòi hỏi về nhân quyền, tạo nhiều mối hận của quần chúng đối với cán bộ, đảng viên càng nhiều càng tốt.

Chúng ta có hận với chính chúng ta?

Cũng có không ít người tỏ ra ân hận vì đã thờ ơ đối với cuộc chiến hoặc tránh né quân dịch hay gián tiếp làm lợi cho CS như trường hợp của Giáo Sư Thạc Sĩ Luật Vũ Văn Mẫu.  Ðây cũng là thành tích của những chiến dịch tuyên truyền của Ðảng Cộng Sản: họ đã sử dụng những món tiền khổng lồ để tổ chức các bộ phận trí vận, dân vận, và thế giới vận.  Chính Tướng Võ Nguyên Giáp của Cộng Sản VN đã thú nhận sau khi chiếm trọn Miền Nam rằng chiến thắng của CSVN chủ yếu là nhờ mặt trận tuyên truyền.

Tóm lại, đã gần bốn thập niên qua rồi, có nên lưu giữ mãi trong tâm trí những cảm nghĩ tiêu cực về Cuộc Chiến VN nữa không?

Riêng đối với người Mỹ, hội chứng về Cuộc Chiến VN kéo dài khoảng hai mươi năm thôi và nay thì thực sự hội chứng đó đã qua rồi và có lẽ cũng đã đến lúc nên lưu ý rằng người Mỹ nay không còn ai muốn nhắc lại chuyện quá khứ từng làm tâm trí họ bị dằn vặt. Nhiều người Việt cũng đã biến những căm hờn hay hận thù tiêu cực thành những hành động tích cực hơn bằng cách dấn mình vào những hoạt động đấu tranh nhân quyền, tự do và dân chủ cho đồng bào trong nước.

NVN rơi vào tay Cộng Sản là một đại bất hạnh cho toàn thể dân chúng Miền Nam.  Tuy nhiên, tục ngữ Pháp có câu “Trong cái rủi có cái may” (Le bien dans le mal), Saigòn sụp đổ đã dẫn tới một cuộc đại di tản (exodus) của thế kỷ 20, đó là những đợt sóng khổng lồ của những người dũng cảm vượt biên và họ đã được nhiều nước trên thế giới cho tị nạn, nhất là Hoa Kỳ như là một đền bù cho một nước cờ vụng tính trong Cuộc Chiến VN mà chính cựu bộ trưởng quốc phòng HK hồi đó, ông Mc Namara, đã thú nhận trong cuốn hòi ký In Retrospect: Lessons of the Vietnam War: “chúng tôi đã lầm lẫn khủng khiếp.”

Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau khi NVN sụp đổ, bộ mặt thật phi nhân đạo của CS Hà Nội được phơi bày và những thảm cảnh mà người dân Miền Nam phải hứng chịu đã đánh thức lương tâm nhân loại. Nhiều nhân vật phản chiến trước đó đã bày tỏ ân hận sâu xa trên báo chí như báo Le Monde (Pháp), hay Times (Mỹ). Nhiều nhân vật trong cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam cũng tỏ ra thất vọng cay đắng như trường hợp B.S. Dương Quỳnh Hoa đã làm đơn ra khỏi Ðảng CS một thời gian ngắn sau 1975.

Tương tự như những người kỳ cựu lánh nạn kỳ thị tôn giáo ở Anh đã vượt Ðại Tây Dương tìm đến Mỹ Châu tị nạn (khoảng 1620) và được mệnh danh là The Pilgrims, người tị nạn Việt vượt biển được gọi là The Boat People. Trong số những Thuyền Nhân này, hàng trăm ngàn người xấu số đã bỏ thây trên biển cả, hàng trăm ngàn người khác may mắn sống sót đã mau chóng gượng đứng dậy tạo lập những cộng đồng Việt ở hải ngoại. Ngày nay, người Việt ở hải ngoại đã có thế đứng vững vàng đầy hứa hẹn cho giấc mơ xây dựng lại đất nước khi không còn bóng ma cộng sản ở quê hương.

Chính tinh thần bất khuất và ý chí quật cường là động cơ thúc đẩy dân tộc kiên trì đấu tranh để tự tồn và cuộc đại di tản sau biến cố 30 tháng Tư, 1975 không phải là lần đầu xẩy ra mà trên bước đường lập quốc, nòi Việt đã từng có những cuộc đại di tản từ phương bắc xuống phương nam trước sự lấn áp của nòi Hán hay cuộc đại di tản của họ Lý sang Cao Ly tức Hàn Quốc ngày nay khi triều đại của họ Trần thắng thế.

Như vậy, tháng Tư năm 1975 là tháng đen tối nhất trong lịch sử Việt: đất nước lại một lần nữa đặt dưới sự đô hộ của Tầu.  Nhưng tháng đó cũng mở ra lịch sử của Thuyền Nhân mà người Mỹ đặt cho cái tên là The Boat People.  Ðó là những người bất chấp mọi hiểm nguy - tù đầy hay bỏ thây trên biển cả - để tìm Tự Do và những người này đã và đang tạo dựng trên khắp thế giới những cộng đồng Việt càng ngày càng vững mạnh với một niềm tin duy nhất được truyền lại từ thế hệ này qua những thế hệ con cháu rằng chế độ cộng sản tại VN sẽ hoàn toàn bị loại và toàn dân Việt Nam sẽ được hưởng tự do và dân chủ như những Thuyền Nhân và lớp con cháu của họ đã và đang được hưởng ở Hoa Kỳ.

Ý nghĩa tích cực nhất cùa Ngày 30 Tháng Tư Ðen, 1975 là tưởng niệm tới những vị anh hùng tuẫn tiết trong biến cố Tháng Tư Ðen, những Thuyền Nhân xấu xố bỏ mình trên biển cả, và những người đã bỏ mình trong rừng núi trên chặng đường vượt biên hay trong các trại tù cải tạo hơn là cứ ôm và tưởng nhớ tới mãi mối hận, tới vết thương chiến tranh mà người Mỹ nay không còn ai muốn nhắc tới nữa.  Có như thế thì chính giới Mỹ mới có thuận lợi để sớm hoàn thành mục tiêu giải thể Đảng CSVN.  

*Việt tị nạn cộng sản chúng tôi tụ họp ngày 30 tháng tư mỗi năm không phải để rên rỉ, than khóc, khẩn cầu bất cứ ai mà để tưởng niệm hàng trăm ngàn chiến hữu đã vùi thân xác trên đất Bắc và trên 600 ngàn dồng bào đã được lá rừng phủ trùm thân xác hoặc lấy đại dương làm huyệt mộ. Sự tưởng niệm ấy nung đúc tinh thần đấu tranh. Chỉ có thế thôi.

William Hoang

________________________

Góp ý:

Theo tôi nhìn tới không có nghĩa là quên quá khứ.  Người Nhật vẫn giữ di hận 2 quả bom nguyên tử mà Mỹ thả xuống đất Nhật.  Người Do Thài vẫn giữ (bức tường hay cái gì đó tôi quên.  Anh nào nhớ xin bổ túc) để ghi nổi quốc hận của mình.  Nhớ nổi đau/ nổi nhục của quá khứ để xây dựng hướng đi cho hiện tại mà tránh vết đổ quá khứ để lại.  Quên nổi đau quá khứ thì không còn ý chí tranh đấu.  “những mối hận giữ trong lòng là một thái độ tiêu cực và sẽ gây độc tố nguy hại cho sức khỏe và vì thế người khôn ngoan thường tìm cách trút bỏ những mối hận, lo, buồn bực trong long” .  Câu nầy là một ngụy biện trong lý luận và một ấu trỉ trong so sánh.  Dĩ nhiên hận thù có mặt tiêu cực của nó, nhưng mặt tích cực không thể nào phủ nhận được là nó nung nấu ý chí tranh đâu của con người, dân tộc.  .Trong truyện Tam Quốc có nhiều câu chuyện nhờ nuội chí phục hận mà một số đã khôi phục được quê hương mình
Vài lời xin chia xẽ với quí anh.
Thân mến,
NN Sẵng


**

Xin Anh Sẵng cho phép tôi được đồng ý với Anh. Đọc bài "30 Tháng Tư: Nhìn Tới" do Anh Đào Ngọc Trung chuyển tiếp, tôi bỗng nhớ đến một chuyện:

Sau chuyến Mỹ du hồi tháng 6 năm 2003, viên Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao VC Nguyễn Đình Bin phát biểu: “Trong thời gian tới, cần quán triệt tinh thần chủ động, sẵn sàng đối thoại thẳng thắn và xây dựng với những bước đi và biện pháp cụ thể, thực hiện chủ trương hòa hợp dân tộc, khép lại quá khứ, tiến tới tương lai….” Chín tháng sau, Nghị quyết 36 được ban hành ngày 26-03-04.  Phải chăng ông Bin chỉ muốn quốc nội và hải ngoại "hòa hợp" duới trướng của đảng csvn? Chỉ hòa hợp thôi đấy nhá, không hòa giải đâu, đừng tưởng bở!

"sẵn sàng đối thoại thẳng thắng và xây dựng...khép lại quá khứ, tiến tới tương lai" (nghĩa là "nhìn tới"); thế mà hể ai khác ý kiến với "đảng" thì bị tròng vào cổ hai điều 79 và 88 của "Bộ luật hình sự" hoặc chí ít cũng đấm vào mặt nạn nhơn nghị định số 31 của Võ Văn Kiệt và nạn nhơn phải "khẩn trưởng" bỏ vợ, bỏ con, giả từ nhà tù lớn để chui vào nhà tủ nhỏ và, sau đó, có thể "được" đưa lên sân bắn ở Thủ đức để nghe tiếng súng AK47 trước khi trở thành người thiên cổ!       

Các câu chữ Tây trên tựa đề của bài viết, người đọc không thấy tên tác giả và không biết được trích từ đâu!
Người đọc cố "động não" để nhớ và nhớ hình như đâu đó trong thi phẩm "La Mort Du Loup" của văn thi sĩ người Pháp  ALFRED DE VIGNY;  trong thi phẩm này có các câu:

"GÉMIR, PLEURER, PRIER EST ÉGALEMENT LÂCHE.
"FAIS TA LONGUE ET LOURDE TÂCHE
"DANS LA VOIE OÙ LE SORT A VOULU  T'APPELER
"PUIS APRÈS, COMME MOI, MEURS ET SOUFFRE SANG PARLER.

"Seul le silence est grand" THIẾU MỘT VẾ: TOUT LE RESTE N'EST QUE FAIBLESSE
(một câu trong bài "Cái Chết Của Con Sói)

Tôi không nhớ tác giả người Pháp nào đã viết: "Hãy giữ chút lửa hận thù để tiếp tục chiến đấu". Chúng tôi thành công hay thất bại trong cuộc chiến đấu không phải là mối ưu tư mà chính là sự nổ lực, cố gắng, làm bổn phận công dân trong cuộc chiến đấu: "FAIS CE QUE DOIT, ADVIENNE QUE POURRA".

Ngô Phù Sai ra lịnh cho quân lính mỗi khi ông ta đi ngang, người lính có bổn phận vổ vai ông ta và hỏi: "Còn nhớ thù cha không"? - NPS: "Chẳng dám quên".  Đó là phương cách nung nấu hận thù và, nhờ đó, bắt được VV Câu Tiễn. Việt Vương Câu Tiễn đã từng "nằm gai, nếm mật" (một cách để nhớ quá khứ và hận thù). Nhờ sự hận thù và nhớ quá khứ mà Câu Tiễn đã trả được thù nhà nợ nước..

"30 Tháng Tư: Nhìn Tới": Nhìn tới đâu và nhìn tới cái gì?  Muốn biết "nhìn tới" cái gì cần nhìn lui để thấy phải nhìn tới cái gì và làm cái gì. Quá khứ là vị thầy, vị cố vấn cho những gì mình phải làm sau này: "TIỀN SỰ BẤT VONG HẬU SỰ CHI SƯ".  Người Pháp có câu :"Le mal đans le bien" chứ không phải "Le bien dans le mal"; họ còn có câu "A quelue chose malheur est bon."  Ngày 30 tháng 4 (malheur); sau đây là cái "bien", cái "bon" chăng?: Trên 700 cây số vuông dọc biên giới với Ải Nam Quang, Thác Bản Giốc, Núi Đất lọt vào đất Tàu; trên 10,000 cây số vuông trên biển hiện do Tàu làm chủ; Cao Nguyên Trung Phần do Tàu đặt căn cứ chiến lược để khống chế Đông Dương; Tàu lập huyện Tam Sa để "quản lý" các quần đảo HS và TS; rừng trên 16 tỉnh "được" Tàu thuê trong 50 năm; các dự án, công trình được Tàu trúng thầu với giá rẻ mạt;  nhà đất của dân bị "đảng ta quy hoạch, giải phóng mặt bằng" cướp sạch; dân Tàu ra vô VN như đi trên đất Tàu đúng như hai câu thơ của Tố Hữu mà HCM cho là rất "ấn tượng" và "siêu thực": Bên nây biến giới là nhà. Bên kia biên giới cũng là quê hưong", "làng người Tàu, phố Tàu" mọc lên như nấm v.v...
Lính Tàu ngụy trang dưới dạng công nhân sẽ là đạo quân thứ năm khi TC nổ súng.

LCT

No comments:

Post a Comment

Một Góc Nhìn "Rất Tôn Tử" Về Cuộc Xâm Lăng Của Nga Vào Ukraine* (Do people in Russia know that Putin is fighting the wrong enemy?)

John Andressen (Ukraine của bạn? - Không! Ukraine là của tôi) Người dân Nga có biết Putin đã nhận lầm kẻ thù để đánh không? Giống như Sa hoà...