30 April 2013

Ngưỡng Cửa Tự Do - Freedom Doorstep


Ngưỡng Cửa Tự Do
Freedom Doorstep
**
24x30 inch (61x76 cm)
Oil on canvas
by A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh
***

Có những địa danh xa xăm ở các nước đông Nam Á bỗng trở nên quen thuộc với các nước phương Tây vào cuối thế kỷ vừa qua. Sikiew, Galang, Palawan, Pulau Bidong...  vì đó là những nơi tạm giữ những thuyền nhân đến từ Việt Nam. Tất nhiên đó là Việt Nam do Đảng Cộng Sản thống trị. Cuộc chiến thắng của CS vào ngày 30.4.1975 có vẻ như càng lồng lộng bao nhiêu thì cuộc trốn thoát ồ ạt của người dân trốn bỏ chế đội cộng sản lại càng ê chề cho chế độ mới ở Việt Nam bấy nhiêu.

Có những sự thật hiển nhiên mà vì không muốn chấp nhận nên có gắng chối bỏ, bóp méo, che đậy lâu ngày khiến lương tri  trở nên mờ mịt  không còn nhận ra đó là sự thật nữa. Nhưng sự thật mãi mãi vẫn là sự thật.

Hơn một triệu người bất chấp nguy hiểm tìm mọi cách chạy trốn cái tự nhận là thiên đường trần gian. Riêng Bidong - một đảo hoang thuộc Mã Lai - đã tiếp nhận gần 250.000 thuyền nhân kể từ năm 1978 cho đến ngày đóng cửa. Bidong hôm qua đã là ngưỡng cửa bước tới Tư Do. Hôm nay Bidong vẫn còn mang dấu ấn những cuộc hành trình bi hùng. Và ngày mai lịch sử sẽ ghi rằng vào thời đó đã có một chế độ tham tàn ở Nước Việt khi nói đến địa danh Bidong.

Để chúng ta cùng ôn lại một chặng đường phiêu bạt, xin gửi đến quý anh chị, đặc biệt những người vượt thoát bằng đường biển, bức tranh "Ngưỡng Cửa Tự Do" (Freedom Doorstep) vẽ ra do một đài tưởng niệm ở Bidong gợi hứng.

A.C.La


29 April 2013

30 THÁNG TƯ, 1975: NHÌN TỚI

Gémir et pleurer, tout est lâche
Seul le silence est grand

- William Hoang
Chiến lược mới của Cộng Sản hiện nay là “Hòa mà Không Tan”.  Chính sách này giải thích tại sao VN có nhiều thay đổi và Cộng Sản Hà Nội cho phép đảng viên, cán bộ, và quần chúng hòa nhập lối sống của Âu Mỹ nhưng luôn luôn triệt để đàn áp những hành động  chống đối Ðảng.
*
Ngày 30 Tháng Tư, 1975 là ngày Cộng Sản Hà Nội (CSHN) hoàn tất âm mưu chiếm Nam Việt Nam (NVN) mà họ đã hoạch định ngay sau khi đất nước chia đôi vào năm 1954.

Ðó cũng là ngày đen tối nhất cho số phận Nam Việt Nam khi bị Hoa Kỳ âm thầm bỏ rơi sau hơn 20 năm cùng chiến đấu ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa Mác-xít ở Ðông Nam Á.

Ðó cũng là một ngày hoen ố trong lịch sử HK như một vài báo chí Mỹ đã bình luận.

Nhưng đó không phải là ngày nhục nhã cho NVM bởi vì Miền Nam đã chiến đấu rất dũng cảm trong suốt hai mươi đó. Nhìn lại, người ta thấy rõ rằngsự kiện Miền Nam mất giản dị chỉ là vì Mỹ và Khối Cộng đã đạt được một thỏa thuận mới về sự phân chia khu vực ảnh hưởng và Mỹ chấp nhận  trao Nam VN cho khồi Công, thế thôi. Chính vì thế mà nhiều người Việt miền Nam coi ngày 30 tháng Tư là Ngày Quốc Hận.

Dĩ nhiên việc nước mất hay đất nước chia đôi là một mối hận như đã từng nghe nói tới: “Hận Ðồ Bàn”, hay “Hận Sông Gianh”.  Nhưng ở đây hãy tự hỏi chúng ta hận ai và hận cái gì?  Chúng ta hận Mỹ?  Hận Cộng Sản?  Hay hận chính chúng Ta?  Tưởng cũng nên lưu ý ngay rằng những mối hận giữ trong lòng là một thái độ tiêu cực và sẽ gây độc tố nguy hại cho sức khỏe và vì thế người khôn ngoan thường tìm cách trút bỏ những mối hận, lo, buồn bực trong lòng.

Trước hết là câu hỏi: chúng ta có hận đồng minh Hoa Kỳ vì đã bỏ rơi chúng ta không?

Bình thường thì phải nói là có hận, bởi vì đã là đồng minh bạn hay mà bỏ nhau thì phải hận. Nhưng ở đây, Mỹ bỏ rơi NVN có phải là vì thua sức Cộng Sản không?  Chắc chắn là không mà chỉ vì quyền lợi (chia khu vực ảnh hưởng) và vì bị kẹt trong thế “chẳng đặng đừng”; vả lại, chính Nam Việt Nam cũng phải gánh một phần trách nhiệm trong đó vì nói chúng ta đã quá ỷ lại vào Mỹ và nửa phần dân Miền Nam bao che VC.

Trong cái “Thế chẳng đặng đừng”, Mỹ phải hy sinh Nam Việt Nam. Thế chẳng đặng đừng là ở chỗ: Trong khi hầu như chỉ có một mình Hoa Kỳ đứng mũi chịu sào chống hiểm họa Cộng Sản trên các bờ đại lục thì, một mặt nhiều người dân Miền Nam lại chứa chấp Việt Cộng và không ít người trong giới trí thức Miền Nam tỏ ra thơ ơ với cuộc chiến; và mặt khác nhiều nước và nhiều nhân vật có vai vế, tiếng tăm trên thế giới lại đứng ngoài lề cuộc chiến hò hét, cực lực phản đối Hoa Kỳ.  Những sự kiện đó cộng hưởng với nhau mãnh liệt tới độ mà các nhà kế hoạch Hoa Kỳ đành phải quyết định hy sinh Nam VN hầu mở một bài học mới về chủ nghĩa Cộng Sản cho thế giới kể cả nước Mỹ biết thế nào là Cộng Sản!  Sự kiện này hiện nay đã và đang diễn ra: Thế giới càng ngày càng thấy rõ chính sách tàn độc không thể tha thứ được của Trung Cộng, của “Người Trung Hoa Xấu Xí” (xin đọc cuốn The Dirty Chinese).

Tưởng cũng nên nhắc lại rằng trước 1975, Tướng Chột Mắt Do Thái Moshe Dayan (1915 – 1981) sang thăm NVN tuyên bố rằng: “Muốn thắng Cộng Sản, phải để cho CS thắng trước”.  Câu nói đó hàm ý là cần phải để cho toàn thế giới hiểu rõ bản chất phi nhân bản của chủ nghĩa CS trước đã. 

Quần chúng có hận Cộng Sản không?

Tất nhiên là phải hận, hận tới xương tủy, vì từ Nam chí Bắc và cho tới hôm nay, tội ác của Ðảng Cộng Sản gieo rắc khắp đất nước tiếp tục mỗi phút một chồng chất còn cao hơn núi, lớn hơn biển.  Nên biết rằng: gây tội ác và buộc các đảng viên phải nhúng tay vào tội ác với quần chúng đã trở thành một chủ trương của Ðảng CS nhằm cách ly thành phần đảng viên và cán bộ ra khỏi quần chúng: quần chúng càng căm hờn thì đảng viên và cán càng phải bám vào Ðảng để được che chở.

Chính sách này đã được Mao Trạch Ðông áp dụng triệt để nhằm củng cố địa vị của ông ta (xem hồi ký của Lý Chí Tụy, bác sĩ riêng của họ Mao).  Như vậy, càng có sự oán hận Ðảng thì Ðảng CS càng có lợi, và cũng chính vì thế mà Cộng Sản VN vẫn thản nhiên tiếp tục đàn áp tôn giáo, trấn lột ruộng đất của dân, và dập tắt mọi đòi hỏi về nhân quyền, tạo nhiều mối hận của quần chúng đối với cán bộ, đảng viên càng nhiều càng tốt.

Chúng ta có hận với chính chúng ta?

Cũng có không ít người tỏ ra ân hận vì đã thờ ơ đối với cuộc chiến hoặc tránh né quân dịch hay gián tiếp làm lợi cho CS như trường hợp của Giáo Sư Thạc Sĩ Luật Vũ Văn Mẫu.  Ðây cũng là thành tích của những chiến dịch tuyên truyền của Ðảng Cộng Sản: họ đã sử dụng những món tiền khổng lồ để tổ chức các bộ phận trí vận, dân vận, và thế giới vận.  Chính Tướng Võ Nguyên Giáp của Cộng Sản VN đã thú nhận sau khi chiếm trọn Miền Nam rằng chiến thắng của CSVN chủ yếu là nhờ mặt trận tuyên truyền.

Tóm lại, đã gần bốn thập niên qua rồi, có nên lưu giữ mãi trong tâm trí những cảm nghĩ tiêu cực về Cuộc Chiến VN nữa không?

Riêng đối với người Mỹ, hội chứng về Cuộc Chiến VN kéo dài khoảng hai mươi năm thôi và nay thì thực sự hội chứng đó đã qua rồi và có lẽ cũng đã đến lúc nên lưu ý rằng người Mỹ nay không còn ai muốn nhắc lại chuyện quá khứ từng làm tâm trí họ bị dằn vặt. Nhiều người Việt cũng đã biến những căm hờn hay hận thù tiêu cực thành những hành động tích cực hơn bằng cách dấn mình vào những hoạt động đấu tranh nhân quyền, tự do và dân chủ cho đồng bào trong nước.

NVN rơi vào tay Cộng Sản là một đại bất hạnh cho toàn thể dân chúng Miền Nam.  Tuy nhiên, tục ngữ Pháp có câu “Trong cái rủi có cái may” (Le bien dans le mal), Saigòn sụp đổ đã dẫn tới một cuộc đại di tản (exodus) của thế kỷ 20, đó là những đợt sóng khổng lồ của những người dũng cảm vượt biên và họ đã được nhiều nước trên thế giới cho tị nạn, nhất là Hoa Kỳ như là một đền bù cho một nước cờ vụng tính trong Cuộc Chiến VN mà chính cựu bộ trưởng quốc phòng HK hồi đó, ông Mc Namara, đã thú nhận trong cuốn hòi ký In Retrospect: Lessons of the Vietnam War: “chúng tôi đã lầm lẫn khủng khiếp.”

Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau khi NVN sụp đổ, bộ mặt thật phi nhân đạo của CS Hà Nội được phơi bày và những thảm cảnh mà người dân Miền Nam phải hứng chịu đã đánh thức lương tâm nhân loại. Nhiều nhân vật phản chiến trước đó đã bày tỏ ân hận sâu xa trên báo chí như báo Le Monde (Pháp), hay Times (Mỹ). Nhiều nhân vật trong cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam cũng tỏ ra thất vọng cay đắng như trường hợp B.S. Dương Quỳnh Hoa đã làm đơn ra khỏi Ðảng CS một thời gian ngắn sau 1975.

Tương tự như những người kỳ cựu lánh nạn kỳ thị tôn giáo ở Anh đã vượt Ðại Tây Dương tìm đến Mỹ Châu tị nạn (khoảng 1620) và được mệnh danh là The Pilgrims, người tị nạn Việt vượt biển được gọi là The Boat People. Trong số những Thuyền Nhân này, hàng trăm ngàn người xấu số đã bỏ thây trên biển cả, hàng trăm ngàn người khác may mắn sống sót đã mau chóng gượng đứng dậy tạo lập những cộng đồng Việt ở hải ngoại. Ngày nay, người Việt ở hải ngoại đã có thế đứng vững vàng đầy hứa hẹn cho giấc mơ xây dựng lại đất nước khi không còn bóng ma cộng sản ở quê hương.

Chính tinh thần bất khuất và ý chí quật cường là động cơ thúc đẩy dân tộc kiên trì đấu tranh để tự tồn và cuộc đại di tản sau biến cố 30 tháng Tư, 1975 không phải là lần đầu xẩy ra mà trên bước đường lập quốc, nòi Việt đã từng có những cuộc đại di tản từ phương bắc xuống phương nam trước sự lấn áp của nòi Hán hay cuộc đại di tản của họ Lý sang Cao Ly tức Hàn Quốc ngày nay khi triều đại của họ Trần thắng thế.

Như vậy, tháng Tư năm 1975 là tháng đen tối nhất trong lịch sử Việt: đất nước lại một lần nữa đặt dưới sự đô hộ của Tầu.  Nhưng tháng đó cũng mở ra lịch sử của Thuyền Nhân mà người Mỹ đặt cho cái tên là The Boat People.  Ðó là những người bất chấp mọi hiểm nguy - tù đầy hay bỏ thây trên biển cả - để tìm Tự Do và những người này đã và đang tạo dựng trên khắp thế giới những cộng đồng Việt càng ngày càng vững mạnh với một niềm tin duy nhất được truyền lại từ thế hệ này qua những thế hệ con cháu rằng chế độ cộng sản tại VN sẽ hoàn toàn bị loại và toàn dân Việt Nam sẽ được hưởng tự do và dân chủ như những Thuyền Nhân và lớp con cháu của họ đã và đang được hưởng ở Hoa Kỳ.

Ý nghĩa tích cực nhất cùa Ngày 30 Tháng Tư Ðen, 1975 là tưởng niệm tới những vị anh hùng tuẫn tiết trong biến cố Tháng Tư Ðen, những Thuyền Nhân xấu xố bỏ mình trên biển cả, và những người đã bỏ mình trong rừng núi trên chặng đường vượt biên hay trong các trại tù cải tạo hơn là cứ ôm và tưởng nhớ tới mãi mối hận, tới vết thương chiến tranh mà người Mỹ nay không còn ai muốn nhắc tới nữa.  Có như thế thì chính giới Mỹ mới có thuận lợi để sớm hoàn thành mục tiêu giải thể Đảng CSVN.  

*Việt tị nạn cộng sản chúng tôi tụ họp ngày 30 tháng tư mỗi năm không phải để rên rỉ, than khóc, khẩn cầu bất cứ ai mà để tưởng niệm hàng trăm ngàn chiến hữu đã vùi thân xác trên đất Bắc và trên 600 ngàn dồng bào đã được lá rừng phủ trùm thân xác hoặc lấy đại dương làm huyệt mộ. Sự tưởng niệm ấy nung đúc tinh thần đấu tranh. Chỉ có thế thôi.

William Hoang

________________________

Góp ý:

Theo tôi nhìn tới không có nghĩa là quên quá khứ.  Người Nhật vẫn giữ di hận 2 quả bom nguyên tử mà Mỹ thả xuống đất Nhật.  Người Do Thài vẫn giữ (bức tường hay cái gì đó tôi quên.  Anh nào nhớ xin bổ túc) để ghi nổi quốc hận của mình.  Nhớ nổi đau/ nổi nhục của quá khứ để xây dựng hướng đi cho hiện tại mà tránh vết đổ quá khứ để lại.  Quên nổi đau quá khứ thì không còn ý chí tranh đấu.  “những mối hận giữ trong lòng là một thái độ tiêu cực và sẽ gây độc tố nguy hại cho sức khỏe và vì thế người khôn ngoan thường tìm cách trút bỏ những mối hận, lo, buồn bực trong long” .  Câu nầy là một ngụy biện trong lý luận và một ấu trỉ trong so sánh.  Dĩ nhiên hận thù có mặt tiêu cực của nó, nhưng mặt tích cực không thể nào phủ nhận được là nó nung nấu ý chí tranh đâu của con người, dân tộc.  .Trong truyện Tam Quốc có nhiều câu chuyện nhờ nuội chí phục hận mà một số đã khôi phục được quê hương mình
Vài lời xin chia xẽ với quí anh.
Thân mến,
NN Sẵng


**

Xin Anh Sẵng cho phép tôi được đồng ý với Anh. Đọc bài "30 Tháng Tư: Nhìn Tới" do Anh Đào Ngọc Trung chuyển tiếp, tôi bỗng nhớ đến một chuyện:

Sau chuyến Mỹ du hồi tháng 6 năm 2003, viên Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao VC Nguyễn Đình Bin phát biểu: “Trong thời gian tới, cần quán triệt tinh thần chủ động, sẵn sàng đối thoại thẳng thắn và xây dựng với những bước đi và biện pháp cụ thể, thực hiện chủ trương hòa hợp dân tộc, khép lại quá khứ, tiến tới tương lai….” Chín tháng sau, Nghị quyết 36 được ban hành ngày 26-03-04.  Phải chăng ông Bin chỉ muốn quốc nội và hải ngoại "hòa hợp" duới trướng của đảng csvn? Chỉ hòa hợp thôi đấy nhá, không hòa giải đâu, đừng tưởng bở!

"sẵn sàng đối thoại thẳng thắng và xây dựng...khép lại quá khứ, tiến tới tương lai" (nghĩa là "nhìn tới"); thế mà hể ai khác ý kiến với "đảng" thì bị tròng vào cổ hai điều 79 và 88 của "Bộ luật hình sự" hoặc chí ít cũng đấm vào mặt nạn nhơn nghị định số 31 của Võ Văn Kiệt và nạn nhơn phải "khẩn trưởng" bỏ vợ, bỏ con, giả từ nhà tù lớn để chui vào nhà tủ nhỏ và, sau đó, có thể "được" đưa lên sân bắn ở Thủ đức để nghe tiếng súng AK47 trước khi trở thành người thiên cổ!       

Các câu chữ Tây trên tựa đề của bài viết, người đọc không thấy tên tác giả và không biết được trích từ đâu!
Người đọc cố "động não" để nhớ và nhớ hình như đâu đó trong thi phẩm "La Mort Du Loup" của văn thi sĩ người Pháp  ALFRED DE VIGNY;  trong thi phẩm này có các câu:

"GÉMIR, PLEURER, PRIER EST ÉGALEMENT LÂCHE.
"FAIS TA LONGUE ET LOURDE TÂCHE
"DANS LA VOIE OÙ LE SORT A VOULU  T'APPELER
"PUIS APRÈS, COMME MOI, MEURS ET SOUFFRE SANG PARLER.

"Seul le silence est grand" THIẾU MỘT VẾ: TOUT LE RESTE N'EST QUE FAIBLESSE
(một câu trong bài "Cái Chết Của Con Sói)

Tôi không nhớ tác giả người Pháp nào đã viết: "Hãy giữ chút lửa hận thù để tiếp tục chiến đấu". Chúng tôi thành công hay thất bại trong cuộc chiến đấu không phải là mối ưu tư mà chính là sự nổ lực, cố gắng, làm bổn phận công dân trong cuộc chiến đấu: "FAIS CE QUE DOIT, ADVIENNE QUE POURRA".

Ngô Phù Sai ra lịnh cho quân lính mỗi khi ông ta đi ngang, người lính có bổn phận vổ vai ông ta và hỏi: "Còn nhớ thù cha không"? - NPS: "Chẳng dám quên".  Đó là phương cách nung nấu hận thù và, nhờ đó, bắt được VV Câu Tiễn. Việt Vương Câu Tiễn đã từng "nằm gai, nếm mật" (một cách để nhớ quá khứ và hận thù). Nhờ sự hận thù và nhớ quá khứ mà Câu Tiễn đã trả được thù nhà nợ nước..

"30 Tháng Tư: Nhìn Tới": Nhìn tới đâu và nhìn tới cái gì?  Muốn biết "nhìn tới" cái gì cần nhìn lui để thấy phải nhìn tới cái gì và làm cái gì. Quá khứ là vị thầy, vị cố vấn cho những gì mình phải làm sau này: "TIỀN SỰ BẤT VONG HẬU SỰ CHI SƯ".  Người Pháp có câu :"Le mal đans le bien" chứ không phải "Le bien dans le mal"; họ còn có câu "A quelue chose malheur est bon."  Ngày 30 tháng 4 (malheur); sau đây là cái "bien", cái "bon" chăng?: Trên 700 cây số vuông dọc biên giới với Ải Nam Quang, Thác Bản Giốc, Núi Đất lọt vào đất Tàu; trên 10,000 cây số vuông trên biển hiện do Tàu làm chủ; Cao Nguyên Trung Phần do Tàu đặt căn cứ chiến lược để khống chế Đông Dương; Tàu lập huyện Tam Sa để "quản lý" các quần đảo HS và TS; rừng trên 16 tỉnh "được" Tàu thuê trong 50 năm; các dự án, công trình được Tàu trúng thầu với giá rẻ mạt;  nhà đất của dân bị "đảng ta quy hoạch, giải phóng mặt bằng" cướp sạch; dân Tàu ra vô VN như đi trên đất Tàu đúng như hai câu thơ của Tố Hữu mà HCM cho là rất "ấn tượng" và "siêu thực": Bên nây biến giới là nhà. Bên kia biên giới cũng là quê hưong", "làng người Tàu, phố Tàu" mọc lên như nấm v.v...
Lính Tàu ngụy trang dưới dạng công nhân sẽ là đạo quân thứ năm khi TC nổ súng.

LCT

Thơ NT




BA MƯƠI NGÀY ẤY THÁNG TƯ...

Ba mươi ngày ấy Tháng Tư
Buộc khăn tang lại sao­ như nghẹn lòng
Núi non sông biếc mênh mông
Tiễn đoàn trai trẻ xuôi dòng ra đi
Các Anh xanh tuổi xuân thì
Đạn bom nghiệt ngã còn gì mộ xiêu
Rừng buông sương lạnh hắt hiu
Về đâu Anh hỡi đã chiều hoàng hôn
Hoả châu rực sáng gọi hồn
Đêm nay sống chết ai chôn ai giờ ...
Hùng thiêng máu thẫm sắc cờ
Gươm Mê Linh thuở dựng bờ nước non
Tiếc cho giấc mộng chưa tròn
Dọc ngang cung kiếm vẫn còn cưu mang
Cỏ hoa xưa cũng bàng hoàng
Trường ca lẫm liệt chào hàng quân đâu
Còn gì sau cuộc bể dâu
Thẻ bài, xương mục bên cầu tử sinh
Chỉ còn tên tuổi hiển linh
Theo trời mây của vô tình thoảng qua
Tiếng ru đất tổ quê cha
Quê hương thắp nén xót xa sơn hà

Như Thương

28 April 2013

Ảnh nghệ thuật Hương Kiều Loan


Góp ý:

Hoa Mạc Đỉnh Hồng, còn có người gọi là Mãn Đình Hồng
Mãn= Đầy, Đình=Sân, Hồng=Màu hồng. Ý nghĩa là loại hoa trồng trước
sân thấy toàn màu hồng, rất đẹp.

Một độc giả

NGHĨ VỀ NGÀY 30 THÁNG TƯ NĂM 1975

Nguyễn Thanh Bạch

“Chấm dứt chiến tranh Việt Nam không đơn thuần là chỉ rút quân về nhà là xong vì lẽ cái giá phải trả cho loại hoà bình đó là ngàn năm tăm tối cho thế hệ sinh ra tại Việt Nam về sau”(1).

Lời nói trên đây của Cựu Tống thống Hoa kỳ Ronald Reagan, tôi không mong muốn nó đúng 100%. Vì, nếu lời tiên đoán nầy đúng 100%,“ngàn năm tăm tối cho thế hệ sinh ra tại VN về sau”, thì tương lai của đất nước Việt Nam sẽ rất mờ mịt.Chắc chắn là tôi và những người VN cùng thế hệ với tôi sẽ không còn hi vọng sống còn cho đến lúc quốc gia VN có một ngày mai tươi sáng.

Thoả Hiệp Paris - hay nói cho chính xác hơn - Thoả Hiệp Hoà bình Paris (Paris Peace Accords-Accords de Paix de Paris) được ký kết ngày 27 tháng giêng năm 1973.

Với Thoả Hiệp Paris, vùng trời tự do của miền Nam bắt đầu có những đám mây mù che phủ, báo hiệu một tương lai đen tối cho tổ quốc Việt Nam.

Cựu Tổng thống Reagan, khi đề cập đến Hiệp định Paris năm 1973 về Việt Nam, cho rằng thỏa hiệp nầy, thuộc vào loại “indesirable”, không nên có, cần phải tránh trong tương lai (2).

Diễn biến của các cuộc đàm phán, các chuyến “đi đêm” của ông Kissinger, đưa đến Hiệp định Paris đã nói lên thái độ của Chính phủ Hoa kỳ vào thời đó là muốn rút khỏi Việt Nam càng sớm càng tốt.

Có thể nói Hiệp đình Paris là khởi đầu cho những biến cố đưa đến ngày 30 tháng tư năm 1975, là ngày quốc gia Việt Nam Cộng hoà bị xoá sổ, vì sự phản bội của người bạn đồng minh Hoa kỳ.

Hiệp định Paris có dự trù một cuộc tổng tuyển cử.

Về phía VNCH, để có thể tổ chức tổng tuyển cử, điều kiện tiên quyết là CS Bắc Việt phải hoàn toàn rút quân khỏi miền Nam. Đó là điều mà họ không bao giờ chấp nhận.

Về phía CS, Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam đòi thả tất cả những người Cộng sản đang bị giam giữ và hai bên sẽ chọn người tham gia Hội đồng Quốc gia Hoà giải Dân tộc, gồm có ba thành phần : VNCH, MTGP và Lực Lượng thứ ba (không được VNCH đồng ý vì thân Cộng), chứ không bầu. Sau đó, Hội đồng đứng ra tổ chức bầu cử Quốc hội lập hiến để soạn thảo hiến pháp cho miền Nam.

Từ ngày 19 tháng 3 năm 1973, hai bên gặp nhau tại hội nghị La Celle Saint-Cloud nhưng không đi đến đâu. Về phía Hoa kỳ, sau khi rút quân, tại Hoa kỳ, dân chúng không còn tha thiết đến sự sống còn của miền Nam VN nữa.. Chính phủ Hoa kỳ không còn hổ trợ đắc lực VNCH như trước, do thái độ tiêu cực của Quốc hội. Ngoài ra, ngay sau khi HH Paris được ký kết, Chính phủ Hoa kỳ còn đề nghị viện trợ cho VNDCCH (Hà nội) 3250 triệu đô la, còn thêm từ 1000 đến 1500 triệu đô la về thực phẩm và những nhu cầu khác nếu Hả nội thi hành nghiêm chỉnh HĐ Paris.

Trong khi đó, chiến tranh vẫn tiếp diễn. Phía CS Hà nội vẫn đựợc khối CS tiếp tục chi viện dồi dào; trong khi đó, về phía VNCH, Quốc hội HK giảm dần viện trợ quân sự. Ngày 29/6/1973, Quốc hội HK thông qua dự luật viện trợ cho nước ngoài,kèm theo môt tu chính án của hai nghị sĩ Clifford Case và Frank Church, qui định : Không có một kinh phí nào để yểm trợ trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt động của Mỹ trên lãnh thổ, trên không hoặc ngoài bờ biển Cam bốt, Lào, Bắc và Nam VN. Theo nhận xét của tuớng Westmoreland, đạo luật nầy đã “hoàn toàn trói tay tổng thống; ông ta chẵng có thể thực hiện được bất cứ một biện pháp phòng vệ nào ở Đông Nam Á”.

Theo đề nghị của HK, từ 17/5 đến 13/6/1973, Kissinger và Lê đức Thọ trở lại bàn họp ở Paris để “tìm cách cải thiện việc thi hành HĐ Paris”. TT Nixon đã nhiều lần khuyến cáo TT Thiệu thi hành HĐ Paris, không nên quá cứng rắn (như việc không chấp nhận Lực lượng thứ ba thiên Cộng), gởi nhiều bức thư xoa dịu, cam kết hoặc hăm doạ về nguy cơ bị Quốc hội HK cắt đứt viện trợ . Trong vòng ba tuần lễ, từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 6/1973, TT Nixon đã gởi cho TT Thiệu 9 bức thư, mục đích là yêu cầu chấp nhận bản tuyên cáo chung Kissingger-Lê đức Thọ. Lá thư cuối cùng, ngày 13/6/1973, có lời lẽ gay gắt như sau : “Nếu Ngài tiếp tục từ chối thì coi như Ngài khước từ toàn bộ chính sách của tôi vẫn hằng ủng hộ Ngài, quí chính phủ và quí quốc. Tôi sẽ bắt buộc phải chiều ý Quôc hội và công luận HK chỉ yểm trợ vừa đủ những nhu cầu có tính cách nhân đạo cho nhân dân miền Nam. Chẳng cần phải nói dài dòng, nỗ lực của chúng tôi trên toàn cõi Đông dương sẽ chấm dứt.” TT Thiệu đành phải chấp nhận sau khi TT Nixon có lời cam két là sẽ trả đủa nếu BV vi phạm HĐ. Bản tuyên cáo chung được 4 bên ký kết (ngoại trưởng Trần văn Lắm đại dịện VNCH) ngày 13/6/1973, gồm có 14 điẻm mà HK và BV thỏa thuận để thi hành đúng đắn 21 điều khoản của HĐ Paris 1973.

Mối giao hảo giữa Lập pháp và Hành pháp HK càng ngày càng xấu. Phó TT Agnew phải từ chức, thêm vụ Watergate. Lợi dụng thời cơ, CS Hà nội ban hành lệnh tấn công ngày 15/10/1973, cho rằng VNCH đã lấn chiếm các vùng “giải phóng”.

Đọc báo trong nước

Người Việt làm xấu mặt quốc gia nơi đất khách
Đôi giòng:

Tựa của bài viết đã có những quan lớn bị chạm nọc lên tiếng (*) một cách gượng gạo để bảo vệ cho cái gọi là tiếng tăm (tốt?!) của Nhà nước CHXHCNVN, nhưng sự thật là nhiều du khách Việt từ CHXHCNVN đi du lịch ra nước ngoài đã để lại những ấn tượng xấu khiến người dân những nước sở tại ( như Singapore, Thái,…) xem thường du khách Việt.  Cái gọi là ‘tính ưu việt’ của chủ nghiã xã hội xem chừng đã hiển lộ nơi cách hành xử của các công dân ( thuộc tầng lớp / giai cấp mới sống dễ chịu ở VN ngày nay) được nêu trong bài. “Chính quyền nào dân nấy” có lẽ là phản ảnh trung thực cho xã hội Việt Nam ngày nay! (Sầu Đông)
Trong mắt nhiều người nước ngoài, du khách Việt Nam ồn ào, ăn tham và thích xả rác bừa bãi.

Ba năm trở lại đây, cho dù gặp nhiều khó khăn, chỉ số tăng trưởng kinh tế không cao, nhưng số lượng người Việt đi du lịch nước ngoài mỗi năm một tăng theo cấp số nhân, nhất là những “mùa” du lịch như hè, Giáng sinh – Tết Tây, Tết ta… Và cũng từ đây, nhiều hình ảnh “xấu xí” đã làm buồn cho du lịch Việt không ít.

Trong khi đó, du khách VN thì hầu như đi du lịch theo cảm tính, ngẫu hứng, với quan niệm đơn giản du lịch là đi chơi, thư giãn, “đi cho biết người biết ta”, thậm chí là đi để tiêu tiền, để khoe khoang như người “sành điệu”, cần gì phải tìm hiểu về nơi sẽ đến (đã có hướng dẫn viên), nơi nào nhiều người đi thì rủ nhau đi…

Gọi đây là thói xấu thì hơi quá, nhưng nếu coi đó là “một sự lãng phí lớn” thì điều này cũng đáng để suy ngẫm. Thử nghĩ xem, bạn phải bỏ một khoản tiền lớn cho những chuyến tham quan ngoài biên giới. Vậy tại sao không nhân cơ hội này để vừa thăm thú cảnh đẹp, vừa học hỏi tinh hoa văn hóa của đất nước mà bạn đến thăm? Đã thành một thói xấu gần như khó sửa, ở các bữa ăn tự chọn – buffet, người Việt bất chấp cái bụng của mình có thể ăn được bao nhiêu, mà ăn bằng “mắt”, lấy cho sướng tay, đầy ú các đĩa thức ăn, kể cả những món ăn lạ, không hợp khẩu vị, và để trên bàn ngồi ngắm nhìn như thành tích, rồi bỏ đi, trong ánh mắt vừa khó chịu vừa kinh ngạc của những người xung quanh.

Chuyện ăn uống này đã thành câu chuyện buồn của du lịch Việt ở Thái Lan và Singapore. Ở Thái Lan họ treo bảng bằng tiếng Việt “Xin vui lòng ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu. Nếu ăn không hết sẽ phạt từ 200 baht (bạt) đến 500 baht. Xin cảm ơn!”. Còn ở Singapore, biển ghi bằng tiếng Việt (và chỉ có duy nhất tiếng Việt): “Lấy vừa đủ ăn”.

Chuyện đi vệ sinh cũng là một chuyện tế nhị, và với du khách người Việt thì phải luôn có sự nhắc nhở “giữ vệ sinh chung”, như nhắc trẻ mẫu giáo, nhưng cũng chỉ là “nước đổ lá khoai”, họ cứ thẳng tiến “vào”, và đi “ra” tự nhiên, để người đến sau phải nhăn mặt bởi những gì người đi trước để lại. Đã có những chuyện cười ra nước mắt ở Châu Âu, du khách Việt bị nhốt trong toilet, bởi muốn của mở ra thì phải có động tác giật nước xả.

Một trong những “ấn tượng” đầu tiên của người nước ngoài về người Việt, ngoài sự nhiệt tình, cởi mở thì “người Việt rất ồn ào”. Sự ồn ào thể hiện ngay ở văn hóa bấm còi inh ỏi trên đường hay nói chuyện “maximum” mọi lúc mọi nơi: trong thang máy, trên xe buýt, thậm chí giữa cuộc họp. Một thói quen xấu khác cũng phổ biến không kém và thường bị bắt gặp ở du khách Việt là thói quen xả rác bừa bãi. “Nếp nhà” này được nhiều người giữ nguyên khi du lịch nước ngoài.” Tôi chưa bao giờ chứng kiến hành vi nào đáng hổ thẹn như thế trong nhà hàng. Họ bốc đồ ăn bằng tay, không có bất cứ loại màn vệ sinh nào. Thật khó tin rằng người Việt có một nền văn hóa hàng ngàn năm. Vì Chúa hãy bắt đầu cư xử như những người trưởng thành lịch sự đi”.

Và một chuyện xấu nữa là việc đi mua sắm. Người Việt đi du lịch gần như không có nhiều kiến thức về hàng hóa, nên khi mua sắm, nhiều khi đã trở thành những “trưởng giả học làm sang”, mua sắm vô tội vạ, đua nhau mua theo kiểu “anh có gì ả có đó”, khi mua, lấy hàng chọn hàng vứt bừa bãi lộn xộn, bới tung cả lô hàng…, chưa kể chuyện “rình” để ăn cắp vặt (mà chuyện này cũng trở thành chuyện buồn cho du khách Việt ở Singapore).

Những thói quen xấu của người Việt có thể nói là rất nhiều, nhiều đến mức mọi người cứ coi như đó là chuyện… đương nhiên, kiểu như câu nói bất hủ của GS Hoàng Ngọc Hiến “người Việt mình nó thế”.

Và để “kết” cho những thói xấu của người Việt khi đi du lịch nước ngoài, là vấn đề ngoại ngữ. Du khách Việt khá bị động bởi vì gần như rất ít người có thể nói hiểu được tiếng Anh hay vài loại ngôn ngữ thông dụng quốc tế khi ra nước ngoài. Điều đó cũng mang lại sự mặc cảm, tự ti. Đó cũng là điều làm cho người Việt khi du lịch nước ngoài trở nên kém văn minh, lệch chuẩn” trong mắt bạn bè.

Không thể đánh đồng tất cả người Việt Nam đều mang những “tật” trên, nhưng đó cũng là một bộ phận không nhỏ. Và trong mắt không ít người ngoại quốc, nhiều trường hợp khách du lịch Việt Nam đã trở thành “con sâu làm rầu nồi canh”.

Xin mượn ý kiến một cư dân mạng thay cho lời kết: “Thay vì tìm cách biện hộ, mỗi chúng ta nên cần tự rút ra bài học cho bản thân trong việc hành xử, đặc biệt là ở xứ người”

Thường Xuân (Tổng hợp theo LĐ/TTXVN)

27 April 2013

DÙ GỪNG, DÙ SẢ CŨNG ĐỪNG CẨU THẢ

Tùy bút của Ý Nga

BÀ GỪNG

Thưa quý Bạn,

Đam mê văn chương đúng là cái nghiệp thật đó!

Không thể bắt đầu bài này theo kiểu Mỹ: ‘You know?’ vì không chừng có người khó tính sẽ gắt to ngay: - Know what? I don’t know! Hay gặp người nào Canadian gốc Việt, nghe “I don’t know’ họ bèn trả lời: - I do: NON thì phát… điên mất vì bài mới nhập đề đã chẳng ai muốn đọc tiếp.

Nếu Bạn kiên nhẫn đọc đến dòng cuối, tôi sẽ mời Bạn cùng với Duvall Don đi xuyên qua một con đường mòn, bằng xe gắn máy (motorcycle). Con đường có cái tên của một người đã chết từ lâu nhưng xác vẫn còn được bôi son, trát phấn nằm chễm chệ cho quân lính hầu 4 bên ở Hà Nội. Bạn biết rồi chứ gì? Đường mòn Hồ Chí Minh (h`c’m).

Bạn chờ nhé, đừng đi lung tung mà lỡ mất một dịp hiếm hoi và miễn phí.

Thưa Bạn,

Xin mở đầu câu chuyện về anh bạn văn thơ của chúng tôi có nghề tay phải là làm cửa sổ, nhưng tay trái lại trót theo nghiệp nấu… chữ nghĩa, có cô vợ tên Gừng nhưng không biết nấu… ăn. Nghe anh kể chuyện này thấm thía quá nên xin chia sẻ cùng quý Bạn:

Một ngày chủ nhật có bão tuyết, trong khi Bạn thân đang viết viết, lách lách thật ngon trớn thì bị “bà” nhõng nhẽo:

-Anh ơi! Em thèm đậu hủ lỏng chan với nước đường… gừng quá à! (tên Gừng mà lỵ, phải biết yêu chính mình chứ :) .  Anh đừng viết nữa! Anh chở em đi mua nha! Cái… xe mới toanh của anh, em không dám lái, sợ có chuyện gì thì bị anh… ly dị.

Nghe như thế, anh bạn khai:

-Với trí óc kỹ lưỡng của văn chương, tôi phải ý thức 4 điều căn bản trong cái Mệnh Lệnh Đậu Hủ… ngọt không lọt tai ấy.

-Thứ nhất là: ‘Nếu anh không vứt ngay cây viết… xuống, đứng… lên, ngồi… xe, chở em đi mua cái thứ… chết tiệt có… gừng, đường, đậu hủ lỏng lẻo và hàn the ấy thì chắc chắn sẽ có chuyện ngay với hoàng hậu Gừng

-Thứ hai là: “Anh đã mua cái… xe mới toanh trong khi em chỉ cần… một chén đậu hủ mà anh cũng tiếc với em sao?”

Trời đất! Cái xe “cũ người,… mới ta” ấy, tôi chỉ... toanh ra có 2 ngàn đô (chưa bằng nửa của một chiếc còng kiềng lập lòe 2 ly của nàng nữa). Chẳng đặng đừng, phải thay cái xe 9 năm cũ kỹ, hư… lên, nghỉ… xuống đã hành hạ chủ phải dừng xe giữa đường để… thử băng giá mùa đông Canada dài dài mà nàng cứ bóng gió tụng kinh… KHỔ liên miên không biết mỏi mệt. Ngược lại, tôi chỉ có mỗi một cái nhẫn cưới mỏng tẻo tèo teo, không muốn đeo nàng cũng bắt phải… còng vào ngón tay, nhất là mỗi khi có… em út vây quanh, tôi kiểm soát xem nó có… mòn đi chút nào không, có bớt… vàng khè, bớt… sáng chói…chang trước mặt các em không, vậy mà em nào nhìn thoáng qua là em ấy biết ngay:  “Anh đã bị… còng kiềng rồi hở?”.

Bởi vậy tôi rầu hết sức! Từng tuổi này rồi mà chẳng đào… hoa, mai… hoa, hay vạn thọ… hoa chi cả với củ Gừng đã già cùng tôi hơn 33 năm chăn gối và trót… còng kiềng vào nhau. Phải công nhận vàng 24 ở Sài Gòn tốt thiệt, chứ gặp “vàng đỏ 14" ở thành phố h`c’m thì nó đã phai lạt từ lúc hắn “tìm đường cứu quốc” rồi, có đâu cứ vàng tươi rực rỡ như cờ của Quốc Gia hoài thế này!

-Thứ 3: sẽ có cảnh tôi lẽo đẽo đi theo cả ngày để xách đồ, vì nàng chắc chắn 100%:
*Sẽ không chỉ mua… 1 mà cả… chục chén;
*Không 1 món mà gần… 100 món để ăn vặt;
*Sẽ không 1 tiệm mà gần… 10 tiệm;
*Không chỉ mua… 1 thứ mà gần… 100 thứ, nào là: quần áo, dày dép, nón, vớ, găng tay, kẹp tóc, ví; rồi thuốc sơn móng tay, đồ mài da chân, cái cân vừa… to vừa… nhạy, vừa… chính xác từng mili gram để có thể chịu đựng được sức nặng một tạ của nàng, một sức nặng… không bao giờ xuống, trong khi tủ quần áo hàng hiệu của nàng cứ… tăng lên vùt vụt, cả số lượng lẫn giá cả, để nàng thay đổi liên miên. Vậy mà, mua cho lắm càng… rối rắm cả nhà vì  mỗi lần đi đâu nàng cũng than, sau cả ngày thử thử, thay thay, ngắm ngắm sốt cả ruột; kết cuộc là, lần nào cũng phán:

-“Em… không có cái gì để mặc cho vừa…đẹp cả anh à!”

-Thứ 4 mới tới chuyện… ly dị (bà hăm he hoài, tôi cũng hơi nhàm tai rồi nhưng tôi sợ… trúng giờ trùng như “bác” ở lăng Ba Đình đã bị… trúng, bà nổi khùng làm… thiệt nên cũng hơi rụt rè khí… tiết nhà binh).

Vô phước hơn nữa, bạn tôi bảo rằng tại kiếp trước không tích đức nên kiếp này, sau những thất thểu mỏi cả chân như thế nàng mới cho chàng nghỉ chân, ngồi đợi… trả tiền. Bạn tôi đi giầy thể thao để xách đồ nặng, còn nàng đi cao gót để… thử quần áo cho nó… sang và để lên giọng sang… sảng:

-Em mang guốc cao: xách nặng, đau lưng quá à!.

-Nghỉ…chân, chứ cái đầu tôi thì sẽ làm việc kinh khủng với hổng… bội thu mà toàn… trội chi đang… đến. Ghế ngồi chờ được để ngay trước cửa tiệm bán toàn những thứ vừa… nhỏ, vừa… nhẹ. Chúng… nhỏ nhẹ 4, 5 “ly” thôi và chúng… sáng trưng lấp lánh nhưng tôi lại phải nhận mệnh lệnh… nặng nề là… cà thẻ (phải chi cà cửa… sổ trong hãng còn… sổ (xổ) ra tiền! Đằng này tôi cứ phải ký tên sau khi đặt cái thẻ lên bàn, với khuôn mặt… tối thui vì hồi hộp khi nhìn những con số không, nhảy múa, khóc lóc trên tấm hóa đơn, thú thật người ký cũng muốn… nhảy theo luôn cho rồi đời một kiếp… vụng tu.

Mà phải chi ăn uống béo bổ gì với chúng, toàn là nhẫn nhiếc, còng kiềng cột chặt đời tôi vào hãng để trổ tài làm… phụ trội, lội tuyết, đi đi, về về gần như tuần sáu ngày để… phụ cân bằng những cái… trội vô duyên điên tiết đầy là kim… cương mà… thương hổng nỗi! Ác nhơn là, cái ngày chủ nhật quý báu của tôi, sau khi cào tuyết kiệt sức mới được ngồi vào bàn hàn huyên với nàng Văn Chương 1 chút cho đỡ ghiền thì bà Gừng lại ghiền “có… mỗi một chén… gừng” như vậy!

Chàng hứa rằng lần sau chàng sẽ mua… gừng tươi về xay và bắt nàng mỗi chủ nhật phải ăn cho chàng đủ 10 chén thì chàng  mới…hạ hỏa. Hứa hẹn hão huyền thôi, chứ đụng đến Bà La Sát Gừng thì có mà…hổng chua nhưng rất… cay!

Anh chàng đã hứa với tôi là kiếp sau chàng:

25 April 2013

Thơ 30/4

THÁNG TƯ TÌNH BUỒN


Tháng Tư trĩu nặng bờ vai,
Xót xa con nước chia hai lối về,
Chiều buồn, mưa lạnh tứ bề,
Gió đêm buốt giá, tái tê mặt hồ,

Tháng Tư thôi hết ước mơ,
Nắng gay gắt nắng, hững hờ mây bay,
Bâng khuâng mơ khúc sum vầy,
Long đong, bèo dạt từ đây, tình đời,

Tháng Tư thân Hạc rã rời,
Bay xa, tìm đậu nhánh đời ước mong,
E gì sóng cả, cuồng phong,
E gì biển mặn, đôi dòng phân ly,

Tháng Tư tuổi mộng còn chi,
Tháng Tư lăng kính phân kỳ tình ta,
Tháng Tư nỗi nhớ nhạt nhòa,
Tháng Tư tình héo hắt xa, mỏi mòn,

Thương yêu, ước mộng vùi chôn ,
Tình ơi, có phút tương phùng bên nhau?
Tháng Tư còn đó, xót đau,
Ngày về xa quá, tìm đâu ước thề!

Phạm Thị Minh Hưng

Thơ Trong Hoa

Nhạc: Phạm Đình Chương
Hình ảnh: Phạm Hiền
Thơ: @...


Trường hợp không kích hoạt (activate)  được, xin dùng LINK hay địa chỉ  dưới đây :
http://www.youtube.com/watch?v=LJg72pqdc0s

24 April 2013

ĐÔI ĐIỀU CẦN NÓI VỚI THỤC QUYÊN

Lê Nguyễn

Bài viết của Thục Quyên có tựa đề: “Đừng khuyên người khác tha thứ, đừng dạy người khác cách đấu tranh”. Đọc toàn bài tôi thực sự không biết Thục Quyên muốn gì. Bởi lẽ đề bài thì quá rõ với hai điều nêu ra: một, đừng khuyên người khác tha thứ, hòa giải; hai, đừng dạy người khác cách đấu tranh.  Nhưng kết luận thì Thục Quyên lại hô hào rằng: Việt Nam chẳng hề bao giờ thật sự có hòa bình, dân tộc Việt Nam vẫn tiếp tục xuất huyết vì nội chiến trong tâm. Vết thương cương mủ đang đưa dân tộc dần vào tình trạng  nhiễm trùng huyết toàn diện (septicemia), vào cơn hấp hối. Nếu không chữa kịp căn nhà  VN đang bốc cháy mà chỉ chú tâm đuổi bắt kẻ đốt nhà, e rằng nhà sẽ không còn. Cũng không thể ngồi trong đợi hay đòi hỏi, dạy bảo người khác phải làm gì mà đã đến lúc chính chúng ta mỗi người phải tùy khả năng mà quyết tâm hành động. Đó là sự quyết định của mỗi người cho chính mình. Bổn phận thiêng liêng nhất của mỗi người Việt hôm nay phải chăng là sự tự quyết định thoát khỏi ngục tù dĩ vãng và chấp nhận gánh chịu một phần trách nhiệm về sự sống còn của dân tộc?”.
    Thục Quyên đã xúc động mạnh khi đọc những dòng chữ của Lê Diễn Đức mà Thục Quyên đã trích khi nhập đề: “Những nỗi đau thương dường như không thể nguôi ngoai và lửa giận vẫn ngút ngàn trong lòng người dân Việt khi xưa phải bỏ quê hương ra đi, dù nay đã thành công trên đất khách. Đứng trước những nỗi đau với muôn ngàn khía cạnh, nỗi giận với triệu triệu cách bộc lộ, ai có quyền bảo một người khác hãy quên đi và tha thứ, dù thế sự có đổi thay chăng nữa?”.
     Rồi chính Thục Quyên xác định: “Khi giấy mực vẫn còn thống thiết nức nở, những nỗi đau vẫn còn tiếp tục chảy máu, thì chẳng có người nào đối diện những nỗi đau đó được quyền hay dám láo xược cả gan nhắc tới Tha Thứ và Hoà Giải, dù rằng đó là những điểm chính trong mọi tôn giáo và nhất là trong truyền thống dựng nước của dân tộc Việt… những chữ Tha Thứ và Hòa Giải đối với người Việt trong đại đa số trường hợp đã trở thành một chất gây tình trạng sốc phản vệ (anaphylactic shock). Phản ứng  nầy mãnh liệt tới nỗi không có một người tu sĩ Việt Nam nào dám giảng tới góc nhìn đạo đức, cũng chẳng có người bác sĩ phân tâm học Việt Nam nào dám nhắc tới khía cạnh trị bệnh của nó”
    Thục Quyên cũng thành thật bộc lộ con tim của mình là: “Nếu một kẻ nào đó đã cướp tài sản của tôi, giết hại người trong gia đình tôi, đẩy tôi vào sự khốn cùng, phải đối diện hiểm nguy để đi tìm kế mưu sinh ở xứ khác, thì tôi sẽ thù hận kẻ đó suốt đời, và khi có cơ hội tôi sẽ trả thù.”
    Nhưng sau đó Thục Quyên lại đưa vào bài viết bằng bảng tin của tờ BBC Việt Ngữ về việc ông TNS John McCain đến Việt Nam với những nhận định là :  Việt Nam vẫn chưa nỗ lực trong lãnh vực nhân quyền và pháp quyền, và kêu gọi VN nên có những bước đi cải cách về hướng dân chủ. Và tuyên bố là: Hai nước chúng ta đã có một quá khứ khó khăn và đau lòng. Nhưng đã không tự trói buộc mình vào quá khứ`đó và đang đi tiếp trên con đường từ hòa giải đến tình hữu nghị thực sự, điều mà sẽ là một trong những sự ngạc nhiên lớn nhất và hài lòng nhất trong cuộc đời tôi. Rồi tờ BBC News Magazine viết về cựu đại sứ Mỹ Douglas Pete Peterson với phát biểu khi nhận chức:  Tôi muốn chữa lành vết thương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Đó là một lịch sử bi thảm mà hai dân tộc đã chia sẻ. Không ai có thể thay đổi những gì đã xảy ra, nhưng có rất nhiều điều tuyệt vời mà tất cả chúng ta có thể làm cho tương lai. Và đó là lý do tại sao tôi phải trở lại Việt Nam. Tiếp đến là nhận định của ký giả William Kremer: Cả hai người cựu tù binh Mỹ McCain và Peterson đã đem lại một tia ấm hy vọng là con người không cần phải chối bỏ hay quên dĩ vãng mà vẫn có phương cách để trả dĩ vãng thương đau về hẳn cho dĩ vãng, dù mỗi người bộc lộc một cách khác nhau.
    Tôi vừa tóm lược những ý chính trong bài viết của Thục Quyên. Mỗi người có thể có những nhận định khác nhau về bài viết nầy . Như ở chỗ gọi là diễn đàn công luận tôi xin thành thật trình bày cùng Thục Quyên đôi điều:

Thơ 30/4

HẬN LY HƯƠNG

Ba   mươi năm xa xứ
Không một ngày trở lại .

Nhớ dốc cầu Sài Gòn mờ sương
Ngã sáu Hàng Xanh đèn vàng vọt
Đường Thống Nhất chiều hạ mưa rào
Nhìn lá vàng me rơi đầy kỷ niệm
Còn đâu những chiều ngồi uống 33 trong hẻm Thanh Lễ
Chờ em đến,áo dài loang nắng
Nhớ cố quốc nhưng lòng không trở lại
Quê hương chìm trong tay kẻ cướp vô lương
Bất lực nhìn đất nước quằn quại
Bao giờ ngục mở cho dân Việt  
Thoát cảnh lầm than chốn đọa đày!

PHAN  NGHĨA  .

Tin ngắn: Cao ốc sụp đổ ở Bangladesh


Một cao ốc tám tầng trên vòng đai thủ đô Dhaka, nước Bangladesh sụp đổ gây thiệt mạng ít nhất 87 người và trên 200 người bị thương. Cao ốc sụp đổ tại nước này là chuyẹn bình thường vì những hãng xây dựng hay vi phạm luật lệ xây cất. Trong vụ sụp đổ này chủ vẫn đưa công nhân tới building, bỏ qua lời cáo giác có những vết rãn nút.

21 April 2013

Chùm Văn Nghệ: Địa Đàng (Tranh A.C.La - Thơ Lan Đàm)


Vườn Địa Đàng
(Eden)
Oil on canvas
24x36 inch (61x89 cm)
by A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh

**

PHÍA NGOÀI ĐỊA ĐÀNG
                     Gửi Nguyễn Thế Vĩnh

Từ trả lại tôi tình yêu đó,
Em bỏ về, trời đất lặng thinh.
Đêm hồng hoang, hồn tôi lộng gió,
Mảnh trăng gầy lạc lõng, buồn tênh.

Em để sau lưng nghìn kỷ niệm,
Thành ngục tù êm ái, xót xa.
Tôi đã trăm lần quên bịn rịn,
Vẫn vụng về, tìm lối không ra.

Tôi cứ sống với em, dư ảnh,
Nhớ nhung ngày, đêm lạc nhịp tim.
Lòng muốn van xin em ương ngạnh,
Trên từng cao, Chúa Phật im lìm.

Em biền biệt bên kia phố núi,
Tôi ngậm ngùi, nửa kiếp ăn năn.
Lầm lỡ, đành mang tròn nguyên tội,
Xa địa đàng, thôi cũng nghiệp căn.

LAN ĐÀM

**

Địa Đàng Đánh Mất

Nửa đời sương mù, nửa đời ăn năn. Cỏ vướng đôi chân tê dại. Những bước lảo đảo trên dặm trường đi kiếm lại người. Người không thấy, chỉ toàn mùi cỏ dại. Bồ công anh bay tơi tả che kín lối vàng vọt. Một bông hồng nhung còn sót giữa mảnh vườn hoang, bỗng nhiên rực rỡ. Em đã hái và Em đã tặng chỉ vì một lời trầm trồ. Rồi ánh mắt long lanh từ đấy.

Xuân muộn chưa về  Những ngày nắng ấm hụt hẫng, sượng sùng. Miếng cơm khó nhá như củ khoai hà. Chiều nay tuyết lại xuống và chim thôi hót báo lầm một mùa xuân. Bỗng nhớ Năng Gù bụi đỏ Tri Tôn. Nhớ Núi Bà Đen một ngày du ngoạn cây cối còn tỏa hơi mát sau một đêm mưa. Nhớ Pleiku với những con đường gồ ghề vắng lặng về đêm. Thông ba lá đong đưa huyền hoặc.

Và nhớ Thuận An sóng ngầm dễ chìm đắm. Vạt áo lụa ôm thân hình liêu trai một đêm khó quên. Tiếng ve sầu inh ỏi. Đập đá dưới cái nóng nhức nhối của xứ thần kinh đôi ba tuần nhộn nhịp với Chè Cồn. Huế - xứ của biến động - còn là chốn trầm buồn cho dù giữa mùa hè dưới ánh nắng chang chang. Những vạt cỏ lau ôm lấy chân bờ tường thành đổ nát rêu phong, nơi có loài chồn ẩn náu. Đôi khi chúng cũng không được yên thân với gậy gộc con người.

Đồi núi chập chùng. Tiếng chuông đỉnh cao lan tỏa không đủ sức kéo nỗi đam mê ra khỏi hố thẳm vật chất. Chỉ rừng thông như muôn thuở vẫn rung lên hòa nhịp thay con người. Chúng mình đã đánh mất Địa Đàng ngay từ thời tiên tổ Adam-Eve. Và từ đó đã lạc lối trên đường tìm về. Nhưng có Em cùng đi có thể đã tìm được. Thế nhưng tôi đã đánh mất ngay chính Em, từ khi chưa gặp.

A.C.La
 **

Cao xanh hỡi!
Ngắm bức tranh ĐỊA ĐÀNG  chắc ai cũng cảm thấy đó là một đời sống thanh bình thời CHỬA có con người. Sao mà đầm ấm, thương yêu, nồng nàn là thế. Tác giả khiến cho tôi phải chạnh lòng. Chạnh lòng là vì không biết tình cảm yêu thương, nồng thắm đó, tìm đâu ra trên thế gian nầy!

Nhưng mà hãy khoan. Chúng ta hãy gác lại cái tình cảm nhỏ nhoi của chúng ta mà nhìn xem hai CHÙM văn nghệ than thở. Hai tâm hồn trẻ trung, một than thở đã đánh mất địa đàng trong đó có Em. Một thở than rằng Em vẫn còn "trong" Địa đàng mà mình thì đã bị kẹt lại "ngoài" Địa đàng !!!

Cao xanh hỡi, sao mà ông không cất giữ giùm người thứ nhứt cái Địa đàng mà Người nầy đã để quên đâu đó. Và sao Ông không nắm tay, hoặc dẫn người bên ngoài vào bên trong, hoặc người ở bên trong ra bên ngoài Địa đàng (theo cách yêu cầu của họ) cho những kẻ yêu nhau không còn lạc mất nhau!

Đọc hai chùm văn nghệ trên TTR, tôi lại chạnh lòng nghĩ ...

Thế thì thôi, đâu có phép nhiệm mầu nào níu được thời gian để ta tìm lại thuở xưa, cái thuở mà Trời Đất Chưa Nổi Cơn Gió Bụi. Vậy thì đành thôi. Còn chút kỷ niệm thương yêu của ngày nào, giữ kỹ nó trong một ngăn nào đó của trái tim để làm kỷ niệm, kẻo thôi nó lại lạc mất thì chẳng còn gì nữa để mà luyến tiếc trên cái cõi Ta Bà nầy.

Hôm nào có thì giờ tôi sẽ tả bức chân dung mà tôi HỌA  ngài họa sĩ của TTR cho Anh đọc để biết Ngắm giả nghĩ về mình như thế nào

Kính chào Anh, hẹn gặp lại thư sau

Kính
HH

TB : không dám HỌA thơ nữa!!! Bây giờ quay sang HỌA chân dung để xem xem có khá hơn không (Họa thơ dễ biến thành HỌA lắm, còn không biết Họa chân dung có biến thành gì gì hay không . Nam mô Phật!!!)
______________
Xin hân hạnh có dịp đợi những lời phán của thầy  tướng số ở bên ý! (A.C.La)

20 April 2013

Âm mưu Xóa Bỏ Ngày Quốc Hận 30 tháng 4

Lê Duy San

Khoảng 9 giờ sáng ngày 30/4/1975, Tổng thống Dương Văn Minh kêu gọi các binh lính Việt Nam Cộng Hòa trên Đài phát thanh Sài Gòn, hãy bình tĩnh, không nổ súng và ai ở đứng vị trí của người ấy để gặp Chính phủ Cách Mạng thảo luận lễ bàn giao chính quyền trong trật tự, tránh đổ máu. Mặc dầu lời kêu gọi này không có hai chữ đầu hàng (1), nhưng cũng đủ làm cho người nghe có cảm tưởng như cả một bầu trời đã đổ xụp xuống đầu người dân miền Nam. Vì thế, ngày 30/4 đã được người dân miền Nam, nhất là những người đã phải đi tù hay đi "cải tạo" gọi đó là Ngày Quốc Hận.

I/ Quốc Hận vì:

1/ Bị đồng minh phản bội. Thực vậy, quân đội VNCH, một quân đội thiện chiến và can đảm, đã đẩy lui và chiến thắng quân đội nhân dân của VC không biết bao nhiêu là trận chiến, làm cho quân đội nhân dân của VC phải khiếp vía kinh hồn mỗi khi nghe tin có Nhẩy Dù hoặc Thủy Quân Lục Chiến hay Biệt Động Quân tới. Vậy mà cuối cùng vì bị đồng minh phản bội đã phải buông súng tan hàng, hàng chục Tướng Tá và hàng trăm binh sĩ đã uất hận mà tự sát vì không muốn sống nhục.

2/ Bị Việt Cộng lường gạt. Hẳn chúng ta còn nhớ, ngay sau khi nhận lời đầu hàng của Tổng Thống Dương Văn Minh vào khoảng 10 giờ trưa ngày 30/4/75, Việt Cộng liên tục cho phát thanh chính sách hòa hợp hòa giải của MTGPMN khiến nhiều người tin tưởng là có hòa hợp hòa giải thực sự nên đã không còn tìm cách rời khỏi VN nữa. Một số khác, tuy đã trốn chạy khỏi VN cũng tìm cách trở về để rồi cả trăm ngàn quân cán chính phải nuốt hận vào tù hoặc dắt díu nhau đi "học tập cải tạo "cả một hai chục năm khiến cả chục ngàn người phải chết vì bị đói, vì bệnh hoặc vì bị đầy đọa, vì bị bắn chết với lý cớ "trốn chạy".  

3/ Bị cướp đọat tài sản và bị đẩy đi kinh tế mới. Đối với những người không phải là quân nhân hay công chức mà bọn VC gọi là “ngụy quân”, “ngụy quyền”, chúng dùng chính sách đổi tiên và cải tạo Công Thương Nghiệp để cướp đọat tiền bạc, tài sản và nhà cửa của người dân rồi đẩy họ đi lên các vùng kinh tế mới khiến nhiều người uất hận phải nhẩy lầu tự tử hoặc liều chết vượt biên đi tìm tự do khiến cả trăm ngàn người phải bỏ mình ngòai biển khơi.

II/ Những âm mưu muốn xóa bỏ ngày Quốc Hận 30/4
Không phải bọn Việt Cộng chỉ gây nên hận thù cho đồng bào miền Nam vào ngày 30/4/75. Thực ra chúng đã gây nên không biết bao nhiêu tội lỗi, oán thù cho đồng bào cả nước từ 1945 và cho tới nay chúng vẫn còn gây không biết bao tang thương cho đồng bào. Chúng còn bán cả đất, dâng cả biển cho Trung Cộng. Chúng làm lơ cho Trung Cộng đưa dân tới tỉnh biên giới phía bắc của Việt Nam để lập làng, lập ấp sinh sống. Chúng làm lơ cho tầu Trung Cộng vào hải phận Việt Nam cướp bóc các tầu đánh cá của ngư dân Việt Nam. Ấy vậy mà tại hải ngọai này lại có một số người Việt vô liêm sỉ lại toan tính biến ngày Quốc Hận 30/4 thành ngày Việt Nam.

Ngày 4/4/2013, Trucie D. phổ biến bài viết của Tâm Việt, bút hiệu của ông Nguyễn Ngọc Bích về tin viện quốc hội tiểu bang Virginia, chấp thuận Nghị quyết SJR 455, chọn ngày 30-4 năm nay 2013 và cho những năm sau đó, là Ngày Nam Việt Nam hay là Ngày Việt Nam Cộng Hòa.
Thực ra thì Thượng-viện QUYẾT-NGHỊ, với sự đồng-thuận của Hạ-viện, là Đại-nghị-viện Virginia sẽ lấy ngày 30 tháng Tư 2013 và cùng ngày này trong những năm kế-tiếp, làm Ngày Công Nhận Nam Việt Nam ở Virginia; Nhưng dù là Ngày Nam Việt Nam hay là Ngày Việt Nam Cộng Hòa thì cũng không thể là ngày 30/4.

Ngày Nam Việt Nam hay ngày Việt Nam Cộng Hòa là ngày 26/10 tức ngày nền Cộng Hòa Việt Nam được thành lập và tồn tại đến ngày 30/4/75 tức ngày miền Nam Việt Nam bị bọn Cộng Sản Hà Nội cưỡng chiếm. Đó chính là ngày Việt Nam Cộng Hòa bị xụp đổ. Vậy thì làm sao có thể gọi ngày 30/4 là Ngày Nam Việt Nam hay là Ngày Việt Nam Cộng Hòa ?

Làm sao có thể gọi ngày 30/4/75 là ngày Việt Nam được khi mà chính cái ngày này đã đưa cả nước Việt Nam chìm đắm trong ngục tù Cộng Sản. Chính cái ngày này đã làm cho người dân VN mất hết tự do và không có nhân quyền.
Làm sao có thể gọi ngày 30/4/75 là ngày Việt Nam được khi mà chính cái ngày này là kết qủa của cả triệu người chết vì đi tim tự do và triệu người khác chết vì chiến tranh do bọn Việt Cộng miền Bắc gây ra.

Đây là một âm mưu của bọn VC và VGCS muốn xóa bỏ ngày Quốc Hận. Xóa bỏ được ngày Quốc Hận là chúng xóa bỏ được hận thù của người quốc gia, xóa bỏ được làn ranh quốc cộng và thực hiện được những mục tiêu mà bọn Việt Cộng đã đề ra trong nghị quyết 36.

Chúng ta có thể quên hận thù, nhưng chúng ta không thể quên những tội ác của chúng (VC). Vì thế ngày 30/4 sẽ mãi mãi là ngày Quốc Hận. Chúng ta không những phải nhớ ngày Quốc Hận 30/4 mà còn phải nhớ cho thật đầy đủ, cho thật rõ ràng những tội ác mà bọn VC đã gây ra cho dân tộc VN để một ngày nào đó chế độ Cộng Sản có bị tiêu vong chúng ta sẽ đưa bọn chúng ra trước đồng bào cả nước để xét xử những tội lỗi của chúng.

Là người Việt tỵ nạn Cộng Sản, chúng ta phải cực lực phản đối Quyết Nghị SJR 455 chọn ngày 30/4 năm nay (2013) và cho những năm sau đó là Ngày Việt Nam hay là Ngày Việt Nam Cộng Hòa và cực lực lên án những tên VGCS đã vận động cho Quyết Nghị này ra đời. Yêu cầu ông Nguyễn Ngọc Bích phải bạch hóa tên của những kẻ này, nếu không ông Nguyễn Ngọc Bích phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về Quyết Nghị SJR 455.

Tin ngắn: Nghi can đánh bom ở Boston bị bắt

Thủ phạm nghi can vụ đánh bom làm thiệt mạng ba người và hơn 170 người  bị thương ở Boston đã bị bắt.

Cảnh sát nói đã chạm súng với Dzhokhar Tsarnaev, 19 tuổi, khi lực lượng an ninh dồn ép hắn trong cuộc săn đuổi ở Watertown, gần Boston. Sau cùng thì đã tìm thấy hắn trốn trong chiếc thuyền để ở vườn sau nhà một người cư dân vùng ngoại ô.

Sáng thứ sáu, nghi can chạy bộ trốn thoát và có vẻ đã bị thương khi cảnh sát nổ súng giết chết người anh ruột, Tamerlan Tsarnaev, và cũng là một đồng phạm.


Trong cuộc họp báo đêm nay thứ sáu, tổng thống Obama hứa sẽ tìm ra xem có động lực nào đứng sau giúp những người đánh bom này hay không.

Cơ quan điều tra tội phạm FBI đã có lần thẩm vấn Tamerlan Tsarnaev vào năm 2011 nhân có yêu cầu từ một chính quyền nưóc ngoài. Nhân viên cơ quan thi hành luật đã xác nhận như vậy. Nhưng hồ sơ đã đóng lại vì không có lý do để quan ttâm. (Tổng hợp)

Video camera giúp tìm thủ phạm đánh bom ở Boston như thế nào dưới mắt FBI

Lúc đầu đeo túi trên lưng.

Đồ trong túi thì nặng xệ xuống.
Sau đó không còn thấy túi đâu nữa. Đi xem vận động thể thao nhưng dáng điệu lại trầm tư suy nghĩ, không nhìn về phía những người khác đang chăm chú theo dõi.

Trong đống giẻ còn lại sau vụ nổ còn lại cái dây quai đeo. Chính cái dây ấy đã cho thấy người đeo nó trước đó có thê là một tội phạm.

19 April 2013

Lá thư Canada tháng 4

 Nguyên Trần tóm lược

1) Một bản tin cảm động hay cuộc gặp gỡ đầy ý nghĩa trong mùa Quốc Hận 2013:

Câu chuyện bắt đầu từ mùa Hè đỏ lửa năm 1972 ngày 1/5 tại tuyến đầu Quảng Trị với hình ảnh đau thương thê thảm của một bé gái mới 4 tháng vừa khóc ngất vừa trườn lên trên bụng mẹ để tìm bú vú nhưng người mẹ bất hạnh đáng thương của em đã  chết tức tửi vì bị đạn thù Việt Cộng bắn xối xả vào đám dân chạy lọan. Cũng may mắn cho bé gái nầy là có một anh lính Quân Cụ chạy ngang qua thấy vậy thì động lòng từ tâm nên bước tới bồng em bỏ vào chiếc nón lá rồi tiếp tục chạy nạn qua cầu sông Mỹ Chánh. Cùng lúc, một Thiếu Úy Thủy Quân Lục Chiến tên là Trần Khắc Báo đang hành quân tại khu vực nầy để mở đường cho tiểu đoàn 7 TQLC rút lui và giúp các quân Dân Cán Chính di tản ra khỏi tỉnh Quảng Trị.

Đến khoảng 4 hay 5 giờ chiều,thiếu úy Báo nhìn thấy thấp thoáng bên kia cầu còn một người lính ôm  chiếc nón lá thất thểu đi qua với dáng điệu hết sức mỏi mệt. Ông liền bước vội tới kéo  giúp người nầy chạy  nhanh qua khỏi cầu và phát giác ra trong chiếc nón là có một bé hài nhi. Anh lính Quân Cụ liền thuật lại câu chuyện thương tâm của bé gái và nhờ thiếu úy Báo nhận giùm vì anh ta đã đuối sức quá rồi. Với bản chất thương người gặp nạn nhất là trẻ thơ nên thiếu úy Báo nhận đứa hài nhi rồi chạy nhanh về quận Phong Điền giao cháu cho phòng xã hội  lữ đoàn TQLC  thì một nữ quân nhân phụ trách nói với ông:
“Thiếu úy giao thì Thiếu úy phải có trách nhiệm, vì em bé này ở ngoài mặt trận thì Thiếu úy phải cho nó cái tên và  họ Thiếu úy nữa để sau này nó biết cội nguồn của nó mà tìm.”

Lúc đó, ông còn độc thân nhưng trong thâm tâm ông vốn nghĩ rằng sau này khi ông cưới vợ, nếu có con gái ông sẽ đặt tên là Bích, nếu con trai ông sẽ đặt tên là Bảo, nên sau khi nghe người nữ quân nhân nói, ông Báo đặt ngay cho em bé cái tên là Trần Thị Ngọc Bích.

Sau đó ông trở về đơn vị và cuộc chiến ngày càng trở nên khốc liệt cho tới tháng 3/1975, đơn vị ông bị thất thủ cùng Lữ Đoàn 2 TQLC ở Huế và ông Báo bị Việt Cộng bắt làm tù binh. Mãi đến năm 1981 ông được chúng thả về gia đình và bị quản chế. Tháng 9/1994 ông được sang định cư tại thành phố Albuqueque, tiểu bang New Mexico...

Trở lại chuyện bé hài nhi Trần Thị Ngọc Bích được Phòng Xã Hội Sư Đoàn TQLC đem đến Cô Nhi Viện Thánh Tâm Đà Nẵng giao cho các Dì Phước chăm sóc và may mắn cho em là được một Trung Sĩ Hoa Kỳ thuộc binh chủng Không Quân phục vụ tại phi trường Đà Nẵng tên là James Mitchell trước khi mãn nhiệm kỳ phục vụ tại Việt Nam đã vô Cô Nhi Viện chọn nhận em lúc đó mới 6 tháng làm con nuôi và mang em luôn về Mỹ. Em Trần Thị Ngọc Bích trở thành thành viên của gia đình này từ đó đến nay.

Hai ông bà Mitchell đặt tên Mỹ cho em là Kimberly Mitchell. Em ở tại trang trại của gia đình tại Solon Springs, tiểu bang Wisconsin. Kimberly Mitchell lớn lên tại đây và được cha mẹ nuôi rất thương yêu tận tình, coi như con ruột. Em được đi học, tham gia thể thao và vào hội thanh thiếu niên. Lớn lên em vừa đi học vừa phụ giúp cha mẹ chăn nuôi bò và làm phó mát. Cái tên Trần Thị Ngọc Bích đã bị quên lãng từ đó, và Kimberly Mitchell cho biết, mỗi khi nghe ai nói gì về Việt Nam, cô thường tự hỏi, Việt Nam là đâu nhỉ? Và ông bà Mitchell đã rất thật lòng kể hết câu chuyện đời em.

Dòng đời cứ lặng lẽ trôi và cô bé thông minh tốt nghiệp kỹ sư cơ khí hàng hải rồi phục vụ trong binh chủng Hải Quân Hoa Kỳ và hiện nay mang cấp bực Trung Tá với chức vụ Phó Giám Đốc Văn Phòng Trợ Giúp Quân Nhân và Thân Nhân tại Ngũ Giác Đài.

Năm 2011, Kimberly Mitchell trở về cố hương với tư cách  một nữ Trung Tá Hải Quân, Quân Lực Hoa Kỳ, mong gặp lại cha cô và người thân. Cô đến  Viện Nuôi Trẻ Mồ Côi Thánh Tâm ở Đà Nẵng, cô may mắn gặp được Sơ Mary, người tiếp nhận cô năm 1972 từ một nữ quân nhân Phòng Xã Hội Sư Đoàn TQLC. Giây phút thật cảm động, nhưng Kimberly chỉ được Sơ Mary cho biết:

“Lúc người ta mang con tới đây, con mới có 4 tháng và họ đặt tên con là Trần Thị Ngọc Bích. Họ nói mẹ con đã chết trên Đại Lộ Kinh Hoàng, con được một người lính VNCH cứu đem đến đây giao cho Cô Nhi Viện rồi đi mất, vì lúc đó chiến tranh tàn khốc lắm.”

Kimberly không biết thêm gì hơn nên đành quay trở lại Mỹ, từ đó thỉnh thoảng cô viết trên website câu chuyện của mình để hy vọng tìm về cội nguồn.

Ước nguyện tha thiết chân tình của cô được các báo chí Việt Ngữ ở Mỹ đăng tải và  may mắn lẫn kỳ diệu là ông Trần Ngọc Báo đọc được để hai cha con có cơ hội đoàn tụ nhau sau 41 năm trời thất lạc. Cuộc hội ngộ thật cảm động trong nước mắt chan hòa đã diễn ra tại trụ sở công đồng người Việt Quốc Gia New Mexico ở Albuqueque. Hai cha con ông Báo bây giờ đang cố tìm người lính Quân Cụ đã cứu cô mặc dù chỉ  là bóng chim tăm cá

2) Cựu nữ thủ tướng Anh Margaret Thatcher qua đời:

Cựu nữ thủ tướng Anh Quốc,bà Margaret Thatcher “Người Đàn Bà Thép-The Iron Lady” một lãnh tụ nối tiếng trên thế giới - bạn cũng nhiều mà kẻ thù cũng lắm - đã qua đời tại Luân Đôn ở tuổi 87 vì chứng đứt gân máu (stroke). Nhưng cho dù bạn hay thù thì ai cũng phải nể phục ý chí và tài ba lãnh đạo của bà. Biệt danh “Người Đàn Bà Thép” là do giới báo chí Nga đặt cho bà trong thời gian chiến tranh lạnh giữa hai khối Nga và Mỹ Anh trong thập niên 80.

Bà là lãnh tụ thân thiết với cố tổng thống Ronald Reagan và là người trợ giúp đắc lực nhất của cố tổng thống Reagan trong việc làm sụp đổ chế độ Cộng Sản tại Nga dẫn theo hàng loạt các quốc gia Đông Âu. Năm 1982, khi nhóm quân nhân đảo chánh ở A Căn Đình xua quân đánh chiếm hòn đảo Falklands của Anh nằm trong vủng biển Nam Mỹ, bà đã ra lện hải quân Hoáng Gia Anh đánh bại A Căn Đình và chiếm trở lại với một phần yểm trợ của tổng thống Reagan. Đám tang bà Thatcher đã trang trọng tổ chức theo nghi thức quốc tang ngày 17/4 tại Luân Đôn với sự tham dự của các nguyên thủ quốc gia và giới chức cao cấp của 170 nước trên thế giới nhất là những người từng có liên hệ trong cuộc chiến tranh lạnh trước đây với bà như cựu tổng thống Nga Michail Gorbachev, cựu tổng thống Ba Lan Lech Walesa, cựu phó tổng thống Mỹ Dick Chenney, cựu bộ trưởng ngoại giao Mỹ Henry Kissinger… Ngoài ra đương kim thủ tướng Canada Stephen Harper và cựu thủ tướng Brian Mulroney cũng có mặt. Tất cả lãnh tụ ngoại giao đoàn tại Luân Đôn cũng đều tham dự tang lễ ngoại trừ phái đoàn A Căn Đình thể theo lời yêu cầu của gia đình bà Thatcher là sẽ không tiếp phái đoàn nầy.

3) Cựu thủ hiến Alberta Ralph Klein qua đời:

18 April 2013

Chuyện bi hài ở Pakistan

Bị tòa ra lệnh bắt giữ, tướng Pervez Musharraf bỏ chạy!

Một tòa án ở Pakistan đã ra lệnh bắt giữ cựu thổng thống xứ này, tướng Pervez Musharraf, về tội khi tại chức đã lạm quyền ra lệnh giam giữ thẩm phán tại nhà. Thế nhưng buồn cười là cảnh sát đã không dám còng tay ông ta tại tòa để dẫn đi như thường lệ. Ngay sau khi tòa quyết định bắt giữ, ông ta nhanh chóng rời tòa án giũa đám cận vệ. 

Văn phòng ông cựu tướng này nói rằng quyết định của tòa án không trung thực với căn bản pháp lý mà có vẻ do tư thù. Cựu tướng Pervez Musharraf sẽ kháng án lên Tối cao pháp viện và nếu bị thua kiện ông ta sẽ trình diện với chính quyền.

 Sau một thời gian lưu vong ông đã trở về nước để chuẩn bị tranh cử.

Tin ngắn: Nhà máy phân bón phát nổ ở Texas

Một nhà máy phân bón ở thị trấn Waco, Texas, đã phát nổ 7:50 chiều qua. Tiếng nổ được mô tả là long trời lở đất mà cách xa một hai cây số cũng nghe được. Nhà máy nằm ngay bìa thị trấn, chỉ cách nhà ở, trường học và nursing home một hai trăm mét.

Số thương vong chưa được xác định, nhưng những chứng nhân nói rằng số người chết lên đến hàng chục. Nhiều nhà cửa bị thiêu hủy. Cảnh tượng giống như một vùng đang có chiến tranh, điêu tàn đổ nát

 Nguyên nhân phát nổ có thể là do chất anhydrous ammonia - khoảng 20 tấn (54.000 lbs) chứa tại xưởng.

Một nửa dân cư thị trấn đã được di tản vì sợ khí đốt bị xì có thể gây thêm những cuộc phát nổ khác. (Tổng hợp)

17 April 2013

Để tôi nghĩ cách xem sao

Đêm đó đã rất khuya, một đôi vợ chồng cao tuổi tìm đến một khách sạn ở khu du lịch hỏi thuê phòng. Người lễ tân, một thanh niên trẻ nhã nhặn đáp: “Xin lỗi, khách sạn chúng tôi đã kín khách, không còn chỗ nào cả”. Song, khi thấy bộ dạng mệt mỏi và thất vọng của 2 vị khách, người lễ tân lại nói: “Tuy nhiên, để tôi nghĩ cách xem sao…”.

Anh đương nhiên không muốn họ tiếp tục phải đi gõ cửa từng khách sạn mà xem ra cũng đã kín đặc người trong thị trấn, rồi cuối cùng phải ngồi vật vạ đâu đó bên lề đường suốt cả đêm. Vậy nên, anh dẫn hai vị khách ấy đến một gian phòng nhỏ nhưng ngăn nắp và sạch sẽ: “Đây không phải gian phòng tốt, nhưng lúc này tôi chỉ có thể làm được đến vậy”.

Ngày hôm sau, khi hai vị khách đến thanh toán tiền phòng, người lễ tân từ chối: “Không cần, vì đó chỉ là phòng nghỉ của tôi, cho ông bà mượn tạm qua đêm. Chúc ông bà lên đường may mắn”.

Hóa ra, cả đêm hôm đó người lễ tân đã không ngủ mà ngồi làm việc trong quầy. Hai vị khách vô cùng cảm động. Khi họ đã đi khỏi, anh tiếp tục bận rộn với công việc của mình và quên hẳn chuyện đó. Không ngờ một ngày kia, anh nhận được một tấm vé máy bay cùng thư mời đến New York làm việc. Hóa ra hai vợ chồng già ấy thuộc hàng tỷ phú, sau khi quay về họ quyết định mua hẳn một khách sạn sang trọng để kinh doanh và mời người lễ tân tốt bụng đến làm quản lý với niềm tin chắc chắn anh sẽ làm rất tốt công việc này.

Đó là câu chuyện truyền kỳ về người giám đốc đầu tiên của chuỗi khách sạn hàng đầu thế giới Hilton. Nó nhắc nhở chúng ta rằng: Nếu biết yêu thương đồng loại, nếu con người đối đãi với nhau bằng chân tình, bất cứ việc gì cũng có thể “nghĩ cách xem sao…”

HAVE A NICE DAY !

Em Tóc Ngắn , thơ

Kháng thư (đề nghị)

​​Kính thưa:
- Quí Đồng Hương
- Quí Hội Đoàn, Đoàn Thể, Đảng Phái Chính Trị
- Quí Cộng Đồng Thành Viên

Quốc Hội Tiểu Bang Virginia ban hành Quyết Nghị công nhận ngày 30 tháng 04 là “Ngày Nam Việt Nam” đã gây sự phẫn nộ và tranh luận trong cộng đồng Người Việt Hải Ngoại.

Để tạo sức mạnh và có tiếng nói chung của những người cùng lập trường, Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hoa Kỳ kính mời quí vị ghi danh vào Kháng Thư dưới đây và nhờ phổ biến rộng rãi.

Hạn chót là ngày Chủ Nhật, 21/4/2013. Kháng Thư sẽ được gởi đến Quốc Hội VA vào tuần kế tiếp.

Chân thành cám ơn quý vị.

Huỳnh Thu Lan
CT/HĐCH/CĐNVQGHK

Thư ngỏ của một chiến hữu

Kính thưa quý vị,

Một điều chắc chắn rằng, không ai dám phủ nhận tinh thần yêu VNCH cũng như lòng căm giận bọn CSVN đã gây bao tang tóc cho quê hương từ nhiều thập niên nay. Tinh thần yêu nước đó phải được đề cao, phải được vang vọng trên khắp thế giới, hôm nay và ngày mai, để nhắc nhở thế giới về bản chất phản quốc, bán nước, hại dân của bọn CSVN.

Tuy nhiên, theo thiển ý, nếu nhìn vào tình hình thực tế khách quan về vấn đề Việt Nam, chúng ta cũng không ai phủ nhận được rằng, thế giới đã bớt quan tâm đến việc CSVN bán nước, hại dân, đã ít chú ý đến ngày 30-4 năm ấy, vì họ đang giao lưu với CSVN, đang đổ tiền vào đầy túi bọn tham quan ô lại, qua các chương trình viện trợ hằng năm và các kế hoạch thương mại hay kinh tế.

Do đó, việc chiến đấu cho Tự Do, Dân Chủ ở Việt Nam chỉ còn trông cậy vào những thực lực sau đây:

1- Cộng Đồng tị nạn CS ở hải ngoại: Làm cái loa tiếp nối tiếng nói chiến đấu từ quê nhà, làm người nhắc nhở các chính khách thế giới về tình hình vi phạm nhân quyền tại VN vẫn đang tiếp diễn, và yểm trợ cho những người tranh đấu tại quê nhà, để họ tiếp tục cuôc chiến căng thẳng ấy. Mỗi khi có một cuộc đàn áp nào, chúng ta lại đồng loạt hô vang trời cho thế giới biết sự kiện ấy mà tùy nghi nhận thức của họ để họ giúp cách nào theo phương tiên chính trị của họ. Và mỗi khi có một chính khách nào, cơ quan quốc tế nào nói lên tiếng nói hỗ trợ cho chúng ta, theo phương diện nào đó, thì chúng ta phải gửi lời cám ơn họ một cách nồng nhiệt để họ cảm thấy công việc của họ làm là đúng thì họ sẽ tiếp tục yểm trợ chúng ta nữa.

2- Những nhà đấu tranh cho Dân Chủ, và Dân Oan ở quê  nhà: Đây mới chính là lực lượng nòng cốt, xung kích, tiền phong cho cuộc chiến. Họ chính là những mồi lửa đốt cháy bọn CSVN, một khi tấm gương dũng cảm của họ được mấy chục triệu dân Việt ngưỡng mộ và tin theo.

3-Những chính khách quốc tế có liên hệ với Chính Nghĩa VNCH, những nhà truyền thông chân chính quốc tế: Từ khắp nơi trên thế giới, tiếng nói của họ có sức mạnh to lớn, cho dù chỉ là một nghị quyết công nhận lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ thân yêu của chúng ta, nghị quyết cấm cửa CSVN vào thành phố, hay một nghị quyết công nhận ngày 30-4 là ngày của VNCH, và không công nhận đó là ngày Thống Nhất, ngày Giải Phóng như bọn CSVN vẫn la lối. Họ có thể chỉ loan tin về sự đàn áp dã man của CSVN. Họ cũng chỉ cần lên tiếng trong phạm vi Quốc Hội là tuyên dương những phụ nữ VN anh hùng : Lê thị Công Nhân, Phạm Thanh Nghiên, Hồ Thị Bích Khương, Trần Khải Thanh Thủy, như bà Dân Biểu Loretta Sanchez đã làm…Hoặc những báo cáo vi phạm nhân quyền được đọc lên hàng năm, tố cáo CSVN…Nhưng những sự thông tin ấy có sức mạnh ghê gớm, ngấm ngầm sẽ như nước nhỏ mãi cũng làn mòn đá tảng.

Tất cả các hành động ấy, cần phải được cộng đồng Việt Nam tị nạn đón nhận và ghi công cũng như cần gửi lời CÁM ƠN đến với họ vì đó chính là những ngọn lửa âm ỉ sẽ bùng lên một khi một chính quyền quốc tế nào đấy, vì nhận thức đấy là việc cần làm, sẽ áp dụng biện pháp chế tài với CSVN, thí dụ như Mỹ sẽ đưa CSVN trở lại danh sách CPC, sẽ đuổi cái gọi là nhà nước CSVN ra khỏi hội đồng bào an Liên Hiệp Quốc, sẽ cắt đứt quan hệ thương mại giữa hai nước, hoặc tốt đẹp hơn nữa là áp lực phải thay đổi như đã làm với Miến Điện…

Ngược lại, những việc làm không những không đem lại kết quả tốt đẹp cho dân tộc mà còn có hại khi chúng ta, KHÔNG NHỮNG ĐÃ KHÔNG CÁM ƠN, MÀ CÒN TẤN CÔNG HỌ một cách cực kỳ nóng nẩy. Làm như thế, họ sẽ nghĩ gì về Cộng Đồng chúng ta? Một nhóm người quá khích, cực đoan, không biết lý lẽ? Một nhóm người vì lòng hận thù quá lớn mà quên đi thực tế chính trị? Thôi, thế thì mặc họ với lòng hận thù ấy cũng như nhiều thập niên trước đây, đã bỏ mặc mặt trận diệt chủng ở Serb, bỏ mặc những cuộc diệt chủng đẩm máu cả triệu người, bỏ mặc mã tấu, súng đạn hãm hiếp hàng ngàn người một ngày ở các vùng Châu Phi, Nicaragoa, Bờ Biển Ngà, Mozambique, Congo, máu chan hòa mặt đất.. Giả sử họ cũng  bỏ mặc Liberia, Ai Cập, Miến Điện và bây giờ khoanh tay nhìn Syria với gần triệu người chết chóc, tang thương…thì thế giới sẽ đi về đâu? …

“Tôi là người Mỹ, tôi không phải người Việt như các ông, tội vạ gì mà tôi viết thêm nghị quyết có lợi cho các ông nữa chứ”! Viết để cho các ông xúm lại chửi tôi à? Xin lỗi nhe! Chấm dứt! Không hẹn ngày tái ngộ!”

Đó là sự thật đau lòng. Từ trước tới nay, chúng ta hình như chưa bao giờ ngỏ lời CÁM ƠN  những người tiếp tay với chúng ta, có lẽ chỉ có trong ngày mà các nghị quyết vinh danh cờ vàng thì chỉ có vài người đại diện cộng đồng tiến đến bắt tay những tác giả ấy. Thế thôi! Rồi quên đi…

Bây giờ, với nghị quyết mà một Quốc Hội Tiểu Bang vinh danh ngày 30-4 như một ngày của VNCH, chúng ta lại đồng loạt lên tiếng “đấu tố” tác giả nghị quyết ấy, kêu gọi toàn thế giới ký tên đồng loạt yêu cầu hủy bỏ, và yêu cầu… phải giữ lại danh xưng “Ngày Quốc Hận” là danh xưng mà chính cộng đồng chúng ta tự đặt ra với nhau, chứ chưa có được quốc tế công nhận chính thức. Đó là môt việc làm phải nói là thiếu khoa học, thiếu thực tiễn và thiếu chính danh. Thật buồn! Buồn nhất là chúng ta hiểu lầm một cách tai hại. Có ai buộc chúng ta phải hủy bỏ và thay thế danh xưng “ngày Quốc Hận” đâu? Trong nghị quyết ấy có câu nào như thế không? Thưa hoàn toàn không có! Vì thực tế, những chữ này chưa được quốc tế biết đến mà chỉ xuất hiện trên báo chí, truyền thông khi nói về tổ chức Ngày Quốc Hận giữa chúng ta mà thôi. Buồn nữa là người có thiện chí lại bị tấn công tơi bời. Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích bị đặt thêm một lô danh xưng có tính cách mạ lị, bị đánh hội đồng tơi tả…Không ai thèm nghe ông giải thích! Buồn tiếp nối là những người bênh vực của hai bên lại tấn công lẫn nhau, gọi nhau bằng đủ danh xưng “ngu, hèn, khốn nạn, phản bội, đồ chó, lũ phản quốc, liếm đít…” và đủ thứ kinh khủng không thể nhắc lại…

Với lòng chân thành của môt người dân Việt tị nạn Cộng Sản, phải lưu vong nơi xứ người nhưng không bao giờ quên được quê hương, xin gửi bài viết này đến các quý vị trưởng thượng, thức giả. Kính xin được xem xét.

Chu Tất Tiến,

Luôn hãnh diện là một Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

TÌM CON

Tên:
CAO THỊ MINH PHƯƠNG
Sinh năm 1964

Thất lạc lúc 11 tuổi tại bến tàu căn cứ Chu Lai, tỉnh Quảng Tín vào Tháng Hai năm 1975 khi gia đình di tản. Cháu lúc đó được gởi cho một người tên Minh giữ hộ trong khi gia đình lo bồng bế các đứa con khác trong khi loạn lạc.

Cha: Cao Anh Vân
Mẹ: Nguyễn Thị Lan


Địa chỉ cha mẹ hiện nay:
13931 Newland St. #7
Westminster, CA 92683 USA
Phone cha mẹ: 714-799-4383
Email: dmc1234@gmail.com

Gia đình xin đa tạ nếu có ai biết được thông tin.

15 April 2013

Những thân hình và đôi chân "dẻo hơn bún"!

2012 Junior II Champs - National Shag Dance

Chàng 17 tuổi và nàng 15 đã chiếm giải nhất.

Cuộc Hòa Đàm Paris Hay Một Canh Bạc

Trọng Đạt

Trong những năm 1966, 67, 68… TT Johnson leo thang chiến tranh, oanh tạc BV dữ dội mục đích cho Hà Nội thấy cái giá phải trả để phải ngồi vào bàn hội nghị, rút quân về Bắc. Mặc dù bị thiệt hại nặng nề vì hỏa lực Mỹ nhưng Hà Nội vẫn ngang bướng không chịu đàm phán, tiếp tục cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Sau trận Mậu Thân tháng 2-1968, phong trào chống đôi lên cao hơn trước, người dân đã quá chán cuộc chiến sa lầy.

Johnson chán nản, ngày 31-3-1968 ông tuyên bố không ra tranh cử  nhiệm kỳ sau, cũng khoảng thời gian này ông cho lệnh ngưng oanh tạc một phần lớn lãnh thổ miền Bắc VN và đề nghị Hà Nội ngồi đàm phán cùng với lời đe dọa nếu không sẽ cho nếm mùi sức mạnh. Khoảng một tháng sau Hà Nội nhận lời, hai bên chọn Paris làm nơi hội họp.

Diễn tiến

Hòa đàm Paris khai mạc ngày 5-10-1968 giữa Mỹ và BV, một hội nghị được chú ý nhất từ trước đến nay, có khoảng ba ngàn phóng viên quốc tế tới lấy tin, theo dõi. Phái đoàn CS đòi chỉ nói chuyện với Mỹ, Việt Nam Cộng Hòa đàm phán với Mặt Trận Giải Phóng tức Việt Cộng. Suốt mấy tháng liền phái đoàn CS chỉ lên án người Mỹ tàn ác ném bom gây tang tóc cho nhân dân mà không hề thương thuyết, họ chỉ coi đây là chỗ tuyên truyền.  Họ đòi Mỹ phải ngưng oanh tạc toàn diện miền Bắc VN, ngày 31-10-1968 TT Johnson chấp nhận yêu cầu của BV chấm dứt oanh tạc . Tháng 11-1968 phía VNCH đồng ý tham gia Hội nghị.   Cuộc đàm phán thực sự bắt đầu dưới thời TT Nixon từ giữa năm 1969, trên thực tế Hội nghị do đàm phán mật (secret peace talk) giữa Kissinger và Lê đức Thọ. Hồi ấy Nixon và Kissinger tưởng chỉ trong một năm là có thể tìm được hòa bình không ngờ nó dai dẳng kéo dài tới gần bốn năm sau, trầy da tróc  vẩy mới ký được Hiệp định. Đây là một cuộc hội nghị bẩn thỉu nhất trong lịch sử ngoại giao quốc tế, cò kè bớt một thêm hai, kéo dài kỷ lục, chưa từng thấy.

Ngày 8-6-1969 TT Nixon họp với TT Thiệu, Kissinger, Bộ trưởng quốc phòng Laird, Tướng Abram…tại Midway để thảo luận về việc Mỹ rút quân thực hiện Việt Nam hóa chiến tranh (Walter Issaacson, Kissinger a biography, trang 235, 236). Bộ trưởng quốc phòng Laird đề nghị rút quân theo yêu cầu của người dân, TT Nixon chấp thuận đề nghị này mặc dù Kissinger phản đối lấy lý do nó sẽ tạo thế yếu cho Mỹ tại bàn hội nghị. Việc rút quân Việt nam hóa chiến tranh được thực hiện ngay từ 1969.  Đầu năm 1969 quân Mỹ tại Việt Nam là 536 ngàn người, năm 1969 Mỹ rút 61 ngàn người, năm sau 1970 rút 140 ngàn, năm sau 1971 rút 177 ngàn, năm 1972 rút dần chỉ còn 24 ngàn (Nguyễn đức Phương, Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập trang 886).

Theo Nixon (No More Vietnams trang 126)  từ 1968 trở về trước dưới thời TT Johnson, phong trào phản chiến có tính thụ động, biểu tình, đốt thẻ trưng binh nhưng sang năm 1969, 70 thời Nixon người dân chống đối ngày càng dữ dội, bạo động, đổ máu chết người… họ quá chán chiến tranh Đông dương.

Từ tháng 4-1970 tới tháng 7-1970 TT Nixon giúp VNCH mở cuộc hành quân sang Miên yểm để phá hủy các căn cứ hậu cần của BV và để làm suy yếu áp lực địch tại miền Nam VN. Từ tháng 2 tới tháng 3-1971 ông giúp VNCH mở hành quân sang Lào để ngăn chận đường tiếp tế của BV. Các cuộc hành quân này có mục đích làm suy yếu địch để Hoa Kỳ rút quân mà không làm sụp đổ miền nam. Người dân Mỹ vô cùng giận dữ cho là TT Nixon leo thang chiến tranh. Phái đoàn BV nhân cơ hội Hành pháp Nixon bị Quốc hội và trong nước chống đối, đòi hỏi Mỹ phải rút quân đơn phương, lật đổ Nguyễn văn Thiệu, lập chính phủ liên hiệp tại nam VN, cắt viện trợ VNCH.

Hà Nội kiên nhẫn đòi Mỹ phải thỏa mãn những đòi hỏi trên của họ hết năm này qua năm khác, áp dụng chiến lược trường kỳ kháng chiến tại mặt trận cũng như tại Hòa đàm. BV chủ trương ai kiên nhẫn sẽ thắng, họ cố làm cho đối phương chán nản phải nhượng bộ tại bàn hội nghị. Họ chỉ chờ cho Mỹ rút quân để chiếm miền nam.

Vừa đánh vừa đàm

Lại chuyện 'Trình độ tiếng Việt của BBC và VOA Việt Ngữ'

Mời quý anh chị đọc bản tin của BBC Việt Ngữ dưới đây:
"Hiện nay Canada mong muốn mở rộng thị trường mới ở Trung Quốc, nơi đang có nền kinh tế tăng trưởng năng động nhất thế giới.

Tuy nhiên, Trung Quốc cũng đang đặt ra cho Ottawa một loạt vấn đề, như việc Trung Quốc đang có tranh chấp chủ quyền lãnh hải trên Biển Đông và Biển Hoa Đông, cũng như tham vọng bành trướng và hành vi vi phạm nhân quyền trầm trọng của Trung Quốc.

Vấn đề Ottawa phải đối mặt là: thứ nhất, làm thế nào Canada có thể làm sâu sắc thêm mối quan hệ với Trung Quốc, mặc dù có sự khác biệt rõ ràng trong các giá trị và niềm tin.

Ngoài ra, Canada làm sao có thể bảo vệ mối quan hệ với các đồng minh và đối tác chiến lược trong khu vực trong khi vẫn theo đuổi sự hợp tác có lợi với Trung Quốc, khi quốc gia này tiếp tục có những ý đồ đối nghịch với các đồng minh và đối tác của mình?" (Những chữ tô đậm và viết nghiêng là do TTR)
________
Nhận xét:
1)
"Tuy nhiên, Trung Quốc cũng đang đặt ra cho Ottawa một loạt vấn đề"...
Trung Quốc đang vặn hỏi Ottawa một số vấn đề à?
Không! Trung Quốc thật sự đang gây ra  cho Ottawa một số vấn đề....

2)
Mối quan hệ sâu sắc nghĩa là gì?
Người ta nói: Cốt truyện sâu sắc,  nhận xét sâu sắc, tình trạng chia rẽ càng ngày càng sâu sắc...
Và người ta nói mối quan hệ mật thiết, mối quan hệ gắn bó, mối quan hệ keo sơn, mối quan hệ mở rộng...

Vốn liếng từ ngữ nghèo nàn khiến một bài viết, một bản dịch dễ trở thành tối nghĩa ....

Quý anh chị đồng ý được bao nhiêu phần trăm với nhận xét trên?

(TTR)

Cuộc điều trần về nhân quyền tại Việt Nam trước Ủy Ban Hạ Viện Mỹ.

13 April 2013

ĂN CẮP CỦA MÌNH

Mùa mưa năm 1978.

Mưa đã già lắm rồi sâu trong rừng già Phước Long. Khởi đầu tiếng hạt mưa rơi nhẹ trên mái nứa của lán chúng tôi như tiếng thầm thì khêu gợi của một người con gái trong đêm khuya tĩnh lặng mời gọi một cuộc sum vầy ân ái. Quả thật chúng tôi còn trẻ lắm, mới quá nửa tuổi hai mươi chớ mấy! Sinh lực vẫn còn tràn trề trong những tấm thân ốm đói. Tiếng gọi như từ thiên thu vọng về vẫn chập chờn trong những giấc mộng vật vã hằng đêm, và thỉnh thoảng vẫn gặp những cơn mơ bùng nổ mạnh mẽ giải thoát cho những ức chế tình dục trong những tấm thân trai trẻ. Giật mình tỉnh dậy với cái cảm giác bàng hoàng, mở mắt nhìn vào bóng đêm mông lung dầy đặc bao phủ quanh mình và các bạn say ngủ cạnh mình, cơn sảng khoái bất chợt dịu nhẹ dần xuống trong một nỗi hoang mang nghĩ đến ngày về. Không biết bao giờ mới tới cái ngày ấy đây nhỉ? Thôi thì cứ đành để số phận mình trôi theo dòng đời đầy bất trắc trong nỗi đày đoạ tâm hồn.

Rồi nương theo gió rừng già sâu thẳm, những giọt mưa ngày càng nặng hạt. Mưa xối xả đến mịt mù trời đất. Những hạt mưa li ti lách qua khe hở của mái nứa lọt vào chỗ nằm của chúng tôi như một màn sương mỏng. Thôi cũng đành chịu trận chớ biết sao giờ.

Mưa sầm sập đổ xuống hết ngày nầy qua ngày khác. Đường rừng đất đỏ trơn như mỡ nên những chuyến tiếp tế hiếm hoi từ thị trấn đã lâu rồi không còn ghé lại chỗ chúng tôi. Chắc cũng hơn 3 tháng rồi. Thực phẩm đã cạn kiệt từ lâu, ngay cả đến những hạt muối cần thiết cũng đã là một món hàng khan hiếm.

Lúa rẫy thì chúng tôi trồng và thu hoạch chất đầy “khẳm ben” trong mấy cái kho để ven rừng, mỗi cái chứa được chắc khoảng 10 tấn. Kho được làm theo kiểu nhà sàn của người Thượng để tránh ẩm mốc và chuột bọ.

Hơn tháng nay, suất ăn hằng ngày của chúng tôi khi thì vài trái bắp còi cọc, khi thì vài củ khoai mì bằng cổ tay nhạt thếch. Hoàn toàn không có những hạt muối đậm đà. Tay chân đã bắt đầu run rẩy không kiểm soát được. Khát muối đến độ nếu vét được vài hạt muối hột còn sót lại, nhấm nháp với mấy củ khoai mì mà tôi nghe cái vị ngọt ngào của nó thấm đến tận cổ họng. Kỳ diệu thật!

Tất cả những rẫy bắp và khoai mì muôn trùng vây quanh chỗ chúng tôi đều tự tay mình phá rừng làm rẫy mới có được một màu xanh mướt trong mưa như bây giờ. Trong rừng già xanh thẳm thì không hiếm những thân cây ba bốn người ôm, nhưng chúng tôi chỉ được phát cho mỗi người chỉ có cái lưỡi rựa không. Đành lấy quần áo cũ quấn chuôi rựa lại mà phát mà chặt thôi. Dao rựa xài một thời gian đương nhiên phải cùn, nhưng lấy cái gì mà mài mà dũa? Cũng đành dang hết chút sức còm cõi ra. Hạ một cái cây rừng nếu trước đây chỉ cần 8 thành công lực thì nó sẽ đổ xuống, thì bây giờ ta xài luôn tới 12 thành công lực. Rồi cũng xong!

Làm A trưởng của một nhóm 15 “ông lớn”(sic), tôi thường phân công 12 tay đi trước để dọn dẹp sạch những cây nhỏ và cái đám dây leo chằng chịt cho rộng chỗ. Tôi và 2 tay “vạm vỡ” đi sau để thanh toán nốt những cây to còn lại. Chỉ tiêu cho mỗi đầu người là 600 mét vuông mỗi ngày. Sau khi đo đạc cắm mốc xong, tôi tính toán tiến độ làm việc như thế nào để buổi trưa chúng tôi vẫn có một giấc ngủ trưa trong rừng sâu dưới những tán cây râm mát. Đến buổi chiều khi nghe tiếng súng AK 50 nổ đoàng một cái, chúng tôi tập họp kiểm quân tại cửa rừng, anh chàng Đội trưởng đi quan sát lại phần đất được giao trong ngày. Hoàn thành chỉ tiêu rồi mới lếch thếch kéo nhau vể lán. Đố có ông vệ binh nào dám vác súng vào rừng để kiểm tra chúng tôi. Đã có trường hợp một vệ binh bị chém giật mất súng. Ngày hôm đó quả là một kỷ niệm hãi hùng với bọn chúng tôi.

12 April 2013

Thơ cuối tuần

Dạo:

Chờ ngày quét sạch giặc xong,
Muốn về thăm lại non sông thì về.


Mẹ Ơi, Nếu Con Về

- Mẹ ơi, nếu nay con về quê cũ,
Sẽ thấy gì ngoài một lũ Việt gian,
Luôn hung tàn bạo ngược với dân Nam,
Lại hèn nhát cắt giang san dâng giặc ?

Bao thế kỷ chống kẻ thù phương Bắc,
Cha ông ta hằng nếm mật nằm gai,
Có ngờ đâu chỉ mấy chục năm dài,
Đất nước đã mất vào tay Tàu đỏ.

**

- Dân tộc Việt trải qua ngàn sóng gió,
Có khi nào khốn khó thế này đâu.
Nếu con về chứng kiến cảnh bể dâu,
Con sẽ phải thét gào vì uất hận.    

Con sẽ thấy, từ sau ngày mạt vận,
Một quê hương phá sản tận cội nguồn,
Một lũ người bại hoại đến buồn nôn,
Một xã hội đã chôn vùi nhân tính.

Trẻ chẳng được dạy điều ngay lẽ chính,
Tóc chưa đầy, hồn đã dính bùn đen.
Bậc cha ông đầu độc tiếp con em,
Ba thế hệ giong thuyền len bến ác.

Đám sài lang khắc bạc,
Đạn lên nòng, áp đặt xuống đầu dân,
Một chế độ phi nhân,
Một guồng máy rặt toàn quân khủng bố.

Con sẽ thấy công an dàn nghẹt phố,
Chúng hăng say đi bắt bớ dân lành.
Và chỉ vì mảnh đất chúng rắp ranh,
Sẵn sàng giở thói súc sanh của đảng.

Con sẽ thấy những đường dây xuất cảng,
Mà món hàng, thật cay đắng con ơi,
Là những người gái nhỏ tuổi đôi mươi,
Thân xác bán, nổi trôi gì cũng mặc.

Con sẽ thấy bầy ranh con nứt mắt,
Tung tiền như cây rắc lá rừng thu,
Trong khi dân đỏ mắt kiếm từng xu,
Tương lai mãi mịt mù như mộng ước.

Con sẽ thấy những người dân yêu nước,
Chỉ vì lòng căm phẫn trước ngoại bang,
Cất cao lời bảo vệ mảnh giang san,
Mà bị chúng đem bắt giam hàng loạt.

Con sẽ thấy một quê nhà tan nát,
Bọn Tàu phù ào ạt kéo nhau sang,
Rồi ngang nhiên xây phố với dựng làng,
Cấm dân Việt chàng ràng vô địa hạt.

Con cũng sẽ ngậm ngùi nghe tiếng hát,
Tiếng tụng kinh, tiếng lần hạt Mân côi,
Tiếng gông cùm... từ ngục tối xa xôi,
Ngày đêm vẫn liên hồi vang vọng lại.

Chúng to miệng rêu rao câu hòa giải,
Nhưng thẳng tay sát hại kẻ thù xưa,
Dù từ lâu họ thất thế sa cơ,
Trơ trọi giữa ván cờ tàn nghiệt ngã.

Trên xuống dưới, toàn lưu manh dối trá,
Chốn làm quan, bằng cấp giả ê hề,
Chỗ học hành, cũng gian lận chán chê,
Khắp cả nước, chỉ thấy "Nghè" với "Cống" !

Chẳng còn chút mảy may nào hy vọng,
Khi bao lâu giặc Cộng vẫn cầm quyền,
Khi dân mình vẫn thống khổ triền miên,
Khi đất nước còn xích xiềng nô lệ.

Con của Mẹ, khoan trở về con nhé,
Vì quê mình nước mắt sẽ còn rơi.
Đừng góp phần nuôi sống lũ đười ươi,
Hãy tranh đấu để đợi thời cơ tới.

Đừng ham danh ham lợi,
Mà mắc tội với non sông.
Cũng đừng nghe chúng dụ dỗ xiêu lòng,
Về "du lịch" hay vướng tròng "từ thiện".

Hãy nhớ đến những đêm liều vượt biển,
Những kiếp người tan biến dưới đại dương,
Những tiếng than kêu cứu giữa đêm trường,
Những dòng lệ đau thương còn lã chã.

**

- Nhưng thưa Mẹ, nếu Trời làm phép lạ,
Cho quê hương lại tỏa ánh Cờ Vàng,
Cho bốn vùng hết sạch bóng sài lang,
Cho hạnh phúc lại tràn như thác lũ,

Thì con sẽ trở về thăm quê cũ,
Dù nhà mình đà đổ nát xác xơ,
Dù bên song chẳng ai đợi ai chờ,
Và mộ Mẹ đã phai mờ nét chữ.

**

Mấy mươi năm biệt xứ,
Tháng Tư về, nỗi nhớ có nào nguôi.

Trần Văn Lương
   Cali, đầu mùa Quốc Hận, 4/2013

Tùy bút

H ình như thuở đó có một học sinh nghèo "ngoại đạo" mới vừa 16 tuổi, quê mùa nhút nhát, đang nuôi dưỡng một tình "yêu-hoa-cúc...