08 March 2012

Để suy gẫm



VŨ TRỤ HOÀN HẢO

Thế giới vô hình giờ đây không còn là điều quá bí ẩn. Văn minh nhân loại đã có những bước nhảy vọt về mọi mặt. Sự thay đổi về nhận thức tâm linh, ý thức hệ, đời sống tinh thần cũng đang diễn ra rất nhanh, tùy vào sự học hỏi, va chạm, tâm nguyện của từng cá thể.

Theo chuyện kể lại, ngày xưa đức Phật (đúng hơn là con người trước khi thành Phật) vì thương xót cho đời sống con người nên đã bỏ hết mọi xa hoa, danh vọng và quyền lực để đi tìm con đường cứu rỗi chính mình và giúp loài người. Sau nhiều năm tìm kiếm, người chẳng thỏa mãn với bất kỳ vị thầy hay pháp môn nào nên đã tự mình tìm kiếm chân lý. Sau 49 ngày đêm tịnh tâm dưới cội bồ đề, vượt qua bao thử thách tinh thần, người đã òa vỡ và thốt lên "Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành".

Điều này phải chăng nhắn gửi một thông điệp rằng chẳng có vị thầy nào dạy ta tốt bằng vị thầy trong chính ta. Ta có đi đâu, có gặp ai, có học ai thì chính vị thầy trong ta là người mách bảo ta nên học gì, lấy gì. Mọi vị thầy bên ngoài đều là nhân duyên đưa đẩy để vị thầy trong ta làm việc, dạy dỗ ta. Vị thầy ấy chính là tiếng nói linh thiêng của tâm hồn ta, của trí tuệ riêng ta, của lương tâm ta, của tính linh nơi ta, của tinh hoa vũ trụ ẩn chứa trong ta. Thật là kỳ diệu. Vũ trụ gởi đến cho loài người quá nhiều những bí mật, rồi cũng tạo thật nhiều nhân duyên cho con người khám phá, học hỏi, tiến bộ.

Cầu nguyện cho mỗi người chúng ta được trở nên mạnh mẽ hơn, ngoan ngoãn hơn, vững vàng hơn, để đón nhận được nhiều hơn từ ý thức nhận ra và thực hành những bài học huyền diệu mà vũ trụ đã bí mật cài đặt trong chương trình sống của từng người.

CHÚC MỘT TUẦN MỚI AN LÀNH, NHIỀU NIỀM VUI VÀ MAY MẮN.
________________

Hình trên trích từ bộ tập nhiếp ảnh vô cùng công phu và mất tới 10 năm ròng của một nhiếp ảnh gia người Mỹ mới thực hiện được.

Nhiếp ảnh gia Robert Buelteman sinh năm 1954, tại thành phố Moondarra, California. Để chụp được những bức ảnh này, bước đầu tiên, ông lấy một nguồn điện cao áp 80.000 vôn cho chạy qua một tấm kim loại mỏng mà trên đó ông đã đặt những cánh hoa, lá ( thuộc về thực vật). Sau đó, ông chụp lại những hình ảnh kỳ diệu ấy. Quá trình sáng tạo nghệ thuật ấy quả không đơn giản, nhiếp ảnh gia người Mỹ Robert đã phải miệt mài 60 giờ/tuần trong suốt 10 năm trời để nghiên cứu và chụp hình. Điều ông mong muốn khi chụp những bức hình này, đó là mong mọi người nhìn vào những bức ảnh, họ sẽ thấy một thế giới thực sự đáng kinh ngạc và tràn đầy sự phát triển. Và nghệ thuật chính là nhìn ngắm thế giới để chiêm ngưỡng nhưng kỳ quan của nó.

No comments:

Post a Comment

Cái Đêm Hôm Ấy . . . Đêm Gì?

TTR: Chắc chắn không ai đọc được những bài ký sự như thế này mà còn có thể hình dung ra cảnh người dân bị bóc lột tàn bạo, phi nhân hơn nữa ...