15 March 2011

Vụ những người Việt "Lưu Lạc " qua Tàu.

Âm Mưu Thâm Độc của Hoa Lục
Xin đề phòng kẻo bị hố
Khi nhận được những cái video clip quảng cáo về chuyện một số người Việt lưu lạc qua Tàu từ xưa "nay vẫn còn giữ được bản sắc phong tục của quê hưong", TTR sinh ra ngờ vực. Những chiếc áo dài rất tân thời không hề giống chiếc áo dài thuở xưa, những ca khúc mới toanh sau này của Miền Nam "dân mình" lưu lạc vài thế kỷ nay "vẫn giữ được" là một vài điểm dẫn đến sự nghi ngờ. Bài sau đây trích dẫn các ý kiến của bà con xa gần phát biểu về việc này. TTR
**

Đây là hình ảnh ngụy tạo (hoax) do Trung cộng đạo diễn, Việt cộng tập luyện cho một số người nghệ sĩ để:

1- Quảng cáo du lịch cho Trung Hoa.
2- Tuyên truyền là nếu Việt Nam sáp nhập với Trung cộng thì vẫn được giữ nguyên truyền thống văn hoá, ngôn ngữ và sống 'hữu nghị' với dân tộc Hoa.
______

Với tôi, đây là một cảnh dàn dựng vừa khéo lại vừa vụng về của bè lũ bán nước và chủ của chúng. Bài "Khúc Hát Ân Tình" xuất hiên sau năm 1956/58 ở miền Nam Việt Nam sao lại có thể được lưu truyền qua bên Trung Hoa Cộng Sản sắt máu?

Còn trước thời điểm lịch sử 30/4/75, thì miền Nam Quốc Gia và miền Bắc Cộng Sản là hai lực lượng không bao giờ có giao lưu văn hóa cả. Vậy làm sao mà bọn người Jing ở bên xứ Tàu phù này lại biết để mà trình diễn? Đúng là có một bàn tay xắp xếp với dụng ý nham hiểm.

Phải chăng đây là một ẩn dụ: người Bắc và người Nam nước ta hòa duyên cùng nhau thân ái. Đó là tình Bắc duyên Nam nghe rất êm ái, vỗ về cho một tương lại xán lạn cho thân phận của dân Việt ta. Nhưng nghĩ sâu hơn một chút, từ "Bắc" cũng chỉ phương BẮC của bọn chủ lớn, và từ " Nam" chỉ nước Việt Nam bé nhỏ hơn đang trong tay của bọn nô dịch. Chúng cùng mơ tưởng đến một ngày kết duyên để huề để vui hưởng hạnh phúc chủ tớ.

Thêm vào đó, nghe bài hát cuối cùng, ai có yêu thích âm nhạc thì cũng chưa hề nghe thấy nó xuất hiện ở miền Nam nước ta bao giờ cho đến ngày 30/4/1975. Giọng điệu của bài này là do bọn nhạc nô ngoài Bắc bộ phủ được lệnh sáng tác ra. Lời lẽ của bài hát toát lên đầy lòng yêu tổ quốc trường tồn, bản sắc dân tộc luôn được đề cao, con "Rồng" cháu "Tiên" của Lạc Long Quân và Âu Cơ mà lị. Nghe mà thấy tự hào về nòi giống Việt, và bừng lên tinh thần ái quốc trên đất nước của bọn Bá Quyền. Được chăng hay chỉ là lừa mị? Gương Tây Tạng và Tân Cương sờ sờ ra đó.

Cũng xin lưu ý, trong bài hát có cụm từ "Biển Đông" mà cụm từ này chỉ được dùng sau khi miền Nam thất thủ vào tay bọn CS.

Tôi hoài nghi không biết các nghệ sĩ trình diễn là người Việt hay người Hoa (người nào thì cũng thế thôi), và cũng không nghe thấy một câu nói "Cám ơn" nào bằng tiếng Việt từ những người này. Họ chỉ làm nhiệm vụ "chính trị" như một con rối trước đám khán giả Hoa kiều mà thôi.

HLTL tổng hợp
___

Trong vài tuần qua, những ai nhận được E-Mails giới thiệu tới YouTube để coi hình ảnh một nhóm người Zing hát bài "Yêu nhau cởi áo cho nhau" bằng tiếng Việt, với giọng lo lớ tiếng Tầu mà chẳng bị xúc động, ngậm ngùi cho những người Việt tuy tha hương nhưng vẫn bảo tồn được chút ... văn hoá dân tộc!

Phải chăng cú đòn của Trung Cộng và Viêt cộng tính đồng hoá Viêt Nam ... như người Zing (Kinh) ... có sao đâu!!!

Mời quý Huynh Đệ và các bạn đọc những sự trao đổi ý kiến dưới đây để TUỲ NGHI nhận xét một chuyện THỰC đang xẩy ra trong thế giới ẢO.

(E.M.)

Theo lịch sử thì năm 1885, Pháp muốn ổn định để khai thác Việt Nam nên ký Hoà ước Thiên Tân (Patenôtre-Lý Hồng Chương) nhường cho Thanh triều một phần đất thuộc tỉnh Móng Cáy để Thanh triều công nhận nền bảo hộ của Pháp trên lãnh thổ Việt Nam. Năm 1887, công ước Pháp Thanh ghi rõ:

1. Cắt 3/4 đất tổng Tụ Long thuộc tỉnh Hà Giang, có diện tích 750km2 cho tỉnh Vân Nam - Trung Hoa.
2. Cắt 9 xã rưỡi thuộc tổng Kiền Duyên và Bát Tràng thuộc tỉnh Quảng Yên cho tỉnh Quảng Đông (sau này nhập vào Quảng Tây- Trung Hoa) để tỉnh này có cửa biển.

Những người Việt sống trên phần đất bị nhường đó trở thành người tha hương trên chính quê hương của mình. Trong số 22,000 người Jings này còn 6,000 vẫn nói tiếng Việt (tài liệu ngữ học). Không có vấn đề người Việt di cư qua Tàu sinh sống như trong video "phóng sự" của Tàu cộng dưới đây. Cách đây 5 thế kỷ, tức là "Năm Gia Tĩnh triều Minh", nước Tàu không được "Bốn phương phẳng lặng, hai kinh vững vàng" như cụ Nguyễn Du tả. Năm 1521, Nam Kinh bị đốt phá, nhà Minh phải dời thủ đô lên Bắc Kinh.
Không có di dân người Việt nào dám qua Tàu định cư. Chỉ có người Minh hương chạy tán loạn qua Việt Nam định cư.

Hình chụp lại từ video của Tàu cộng trên Youtube
Tôi nhận được ít nhất 10 email cùng nội dung này, chứng tỏ sự tuyên truyền này có hệ thống.

Xin đóng góp để quí niên trưởng và các bạn đánh giá.

Trân trọng

(E.M.)
_____
Dưới đây là một trong những video clips dị hợm nói trên

No comments:

Post a Comment