31 October 2010

Raging Torrent,: tranh A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh






Cuồng Lưu
Raging Torrent

Oil on canvas
20x30 inch (51x76 cm)
by A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh


Dòng đời vẫn thế - Cuồng lưu
Như tuôn đổ xuống những ưu tư sầu
Thôi thì qua hết mùa Ngâu
Lá vàng rụng ...sẽ nhiệm mầu sắc xanh
Rủ cây cỏ - vẫn hiền lành
Ngồi bên bờ đá nhìn quanh cuộc đời

NHƯ THƯƠNG

29 October 2010

Nghe nhạc cuối tuần:

Nhật Trung- Một Đời Tôi Đi Tìm Tôi

Âm nhạc không chỉ chuyên chở những thông điệp tình yêu , âm nhạc còn chuyển tải những khía cạnh nhân bản khác của cuộc sống : chiến tranh, bệnh tật, tai ương hay những khắc khỏai nội tâm .
Người nghệ sĩ trẻ ngồi đó, nhạc sĩ Nhật Trung, bên cạnh cây dương cầm , say sưa cất tiếng hát tác phẩm do mình sáng tác, làm thổn thức lòng người:

" Một đời tôi đi tim tôi, một đời tôi đi tìm em, tìm đâu thấy tàn giấc mơ tôi hòai mong.
Tìm em, em như cơn gío,bay đi cuối nơi chân trời,chỉ có những giọt nắng phai, chiều tàn lạnh bước hoang vu ...".

Những dằn vặt, trăn trở của anh phải chăng cũng là những thao thức của mỗi người chúng ta trên con đường tìm lại chính mình giữa thời ly lọan, giữa cảnh đời tha hương hay giữa sự ẩn mình lặng lẽ trong u uẩn ở những năm tháng cuối đời.
Liệu một mai khi về nơi chốn cũ, thăm lại bến bờ xưa, biết có ai còn nhớ đến bạn,đến tôi như một hiện hữu hay chỉ là sự lãng quên với nhiều cay đắng và ngậm ngùi;
Có còn nhận ra tôi không
Hỡi bè bạn, anh em
Ai còn sống và ai đã chết
Ai ở lại lao đao,ai phương trời biền biệt
Giờ chia tay sao chẳng hẹn quay về.*

Xin mời qúi bạn thưởng thức nhạc và chúc qúi bạn một cuối tuần vui vẻ, hạnh phúc và an bình bên những người thân.
Thân mến.
TeHong
* Thơ TTĐạo

Thơ Trần Văn Lương

 Mùa Thu Áo Vá

Ai máng vội áo mùa thu lên lá,
Cho rừng không kịp vá vết sầu loang.
Đường quên mưa, cỏ úa chết thành hàng,
Sương cố quận ngỡ ngàng rơi đất lạ.

Núm hoa dại thở dài trong kẽ đá,
Con suối nghèo cãi vã với rong rêu.
Sao lơ thơ như muối rắc không đều,
Mây mất gốc lều bều trôi vất vưởng.

Trong thanh vắng, tiếng ai cười gắng gượng,
Chặng cuối đời vẫn bướng bỉnh tìm vui,
Cơn đau xưa ngày mấy bữa chôn vùi,
Tim mắc nghẽn một nùi mơ ước dở.

Chốn tạm trú, thân nửa thầy nửa thợ,
Gót thu mòn lối chợ chẳng người quen,
Nắng chưa nồng đã nhượng lối đêm đen,
Tri kỷ chỉ một ánh đèn cô quả.

Hoài đợi sáng, hồn chai lì hóa đá,
Trót phai màu, lá hối hả ra đi.
Trăm năm sau, đất mộ cũ phẳng lì,
Kiếp sống tạm có còn chi dấu vết.

Hơi thu tàn mỏi mệt,
Lá xa cành vẫn lê lết tìm nhau.
Nhưng người xưa khi nhắm mắt lên tàu,
Là biết đã đại dương sầu cách biệt.

Dĩ vãng chết, nhưng lòng chưa chịu chết,
Vẫn âm thầm lần theo vết chim bay,
Vẫn run run chắt mãi giọt nắng ngày,
Vẫn đeo đuổi bóng mây chiều hư ảo.

Ra đi trong gió bão,
Bao thu rồi manh áo cũ chưa thay,
Nhìn mũi chỉ đường may,
Chua xót nhớ bàn tay gầy của mẹ.

Trong đáy mắt như ruộng đồng nứt nẻ,
Còn lăn tăn chút cặn lệ dư thừa.
Tuổi xế chiều, trời ít nắng nhiều mưa,
Trang giấy lẻ đã dần thưa nét chữ.

Hoa ngả ngớn bán rao câu tình tự,
Nhưng phận người lữ thứ dám nào mua.
Đêm ôm chăn thao thức đợi chuông chùa,
Chỉ nghe tiếng thở than mùa ly biệt.

Đĩa dầu con cạn kiệt,
Mài miệt bóng ma chơi.
Đôi môi thâm đã nửa kiếp quên lời,
Cơn điên loạn, khẽ nhếch cười cay đắng.

Biển xưa lặng, niềm đau xưa chẳng lặng,
Xuân không về, lòng mãi vắng hương mai.
Ngày ngắn dần, gượng nán lại dằng dai,
Đêm lấn lướt, cố kéo dài bất tận.

Chim mất tổ, xót xa chiều lận đận,
Sương xa người, luẩn quẩn đáy vực sâu.
Gió đuổi nhau tê buốt nhánh cây sầu,
Quạ vất vả đỡ nhịp cầu uất hận.

Con trăng già nén giận,
Nhìn đèn màu dọa dẫm ánh sao câm.
Lá rắc tựa mưa dầm,
Thu luống cuống cổi lầm manh áo vá.

Trần Văn Lương
Cali, 10/2010

Mùa bão

... Nhớ lại bão Katrina

Xẩy ra trong mùa bão 2005.
Trận bão mạnh hàng thứ sáu trong lịch sử bão Đại Tây Dương ghi nhận được.
Hình thành trên không The Bahamas và thổi vào Nam Florida như một trân bão trung bình.
Nhưng sau đó bão tiến vào vịnh Mexico trở nên thật dữ dội.
Bão gây thiệt hại nặng nề cho vùng Nam nước Mỹ, từ Florida đến tận Texas.
Thiệt hại nặng nhất là thành phố New Orleans thuộc bang Luisiana.
Một trong 5 trận bão gây thiệt mạng nhiều nhất.
Ít nhất có 1836 người chết giữa cơn bão và trận lụt sau đó.
Là tai ương gây thiệt hại tài sản lớn nhất.
Tài sản hư hại trị giá lối 81 tỷ Mỹ kim, gần gấp ba lần thiệt hại do bão Andrew 1992 gây ra.

(Hình Canada Post)


27 October 2010

Thơ Lãm Thúy

Tin ngắn

Nam Dương bị sóng thần

Mới đây một trận sóng thần cao 3 mét đã đổ vào phía tây đảo Sumatra, Nam Dương. Giới chức trách cho biết hiện đã có 282 người coi như thiệt mạng. Sóng thần đã tràn vô đảo Pagai islands sâu tới 600 mét và phá hủy 6 làng tại đó. Tổng thống Nam Dương đã rút ngắn chuyến viếng thăm Việt Nam để về nước và đang xem xét các cuộc cứu trợ. (Lược dịch từ BBC)

"Có thiệt không đây?"

THUỐC CHỐNG TAI BIẾN
                                 Làm liền kẻo trể
  Thuốc gồm có: 1- Hạnh nhân . . . . . . . . . . . . . . . . . .10g
                          2- Chỉ tử . . . . . . . . . . . . . . . .  . . . . .10g
                          3- Đào Nhân  . . . . . . . . . . . . . . . . . .10g 
                             4- Nếp  . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .10 hột
                            5- Tiêu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .10 hột
                            6- Lòng trắng trứng gà . . . . . . . . . .  ...1 quả
Mua tại tiệm thuốc Bắc.
Cách làm : Tất cả đâm nhuyễn trọn đều, để tối trước khi đi ngũ trộn thêm lòng trắng trứng gà rồi đắp vào lòng bàn chân.
(lấy vải bó lại cho khỏi rớt)
                         Nam    đắp lòng bàn chân trái
                         Nữ       đắp lòng bàn chân phải
   
Đắp ngũ qua đêm, nếu ra màu xanh biển là hết bị tai biến từ nay về sau (!!??).
Chỉ đắp một lần trong đời -     
Người cao máu mới dùng được

(HNG, Toronto, chuyển)

26 October 2010

Lịch sử

Tội Ác Cộng Sản: Câu Chuyện Xô Viết


Tội Ác Cộng Sản: The Soviet Story from saigonner on Vimeo.

(NMT, Mississauga, giới thiệu)

Thực tế phũ phàng

NỖI ĐAU TUỔI GÌA

HUY PHƯƠNG

Ở đây, chúng ta không bàn chuyện đau nhức, cao máu, tiểu đường...nữa, vì đã có quá nhiều vị bác sĩ quan tâm tới tuổi già trên đất Mỹ này. Những loại đau trên đã có thuốc và có chính phủ Mỹ trả tiền, nhưng có những thứ đau khác không có thuốc chữa và cũng không ai kê vai gánh vác giùm.

Báo OC Register thứ sáu tuần trước có đăng tin một ông già bị người ta đem bỏ trước cổng một ngôi chùa ở thành phố Westminster. Ông lặng lẽ ngồi trước hiên chùa suốt ngày. Cảnh sát đến mang ông vào bệnh viện tâm thần. Ông không có trong người bất cứ một thứ giấy tờ nào để biết được ông là ai, ở đâu. Ông không nói một lời nào, chỉ biết lặng lẽ, đôi khi cười một mình như một người mất trí. Ông là một người châu Á, Việt Nam cũng chưa chừng, như vậy ông không phải sinh ra ở đây, hay từ trên trời rơi xuống như cô bé Maika trong một tập phim Tiệp Khắc. Vậy là có người chở ông tới và bỏ ông lại đây, không ai ngoài con cái hay thân thích của ông. Lâu nay thỉnh thoảng người ta thấy có những thiếu phụ sinh con rồi đem con bỏ vào thùng rác, nhưng chưa thấy ai đem cha mẹ vứt bỏ ngoài đường. Ông già chỉ cười vu vơ, trí nhớ của ông đã suy kiệt, nếu không ông sẽ đau khổ biết chừng nào?

Trước đây người ta kể chuyện có người chở bà mẹ già bỏ ở cây xăng, tôi không tin, tưởng là chuyện đùa, nhưng bây giờ thực sự lại có người “đem cha bỏ chùa"

Cũng lại câu chuyện của một người già. Tháng trước, trong một dịp đưa người thân đi Việt Nam, tại quầy vé China Airline ở phi trường Los Angeles tôi đã chứng kiến một cảnh khá đau lòng. Trong khi mọi người đang xếp hàng trình vé, cân hàng thì một bà cụ người Việt cứ loay hoay lúng túng trước quầy vé với các thứ giấy tờ vương vãi, bề bộn trên sàn nhà. Bà ngồi bệt xuống đất hết móc túi này đến túi nọ, vẻ mặt lo lắng. Một nhân viên an ninh phi trường thấy tôi cũng là người Á Đông, ngỏ ý muốn tôi lên giúp bà cụ. Nhân viên quầy vé cho biết bà có vé máy bay, một visa nhập cảnh Việt Nam nhưng không có passport hay thẻ xanh. Tôi giúp bà moi từ đống giấy tờ ra chỉ thấy một cái hộ chiếu của Việt Nam cấp cách đây mười mấy năm khi bà đến Mỹ đã hết hạn và một cái ID của bà do tiểu bang Florida cấp. Bà mới từ Florida đến phi trường Los mấy giờ trước đây một mình và trình giấy tờ để lên máy bay đi Việt Nam.

Cuối cùng, bà cũng lên được máy bay, nhưng bà sẽ không bao giờ có thể trở lại Florida nữa vì trong tay bà không có passport của Hoa Kỳ, không thẻ xanh, không “entry permit”. Đây là trường hợp một bà mẹ già, quê mùa bị con cái “mời khéo” về Việt Nam. Tội nghiệp cho bà đã ngồi trên máy bay năm sáu tiếng đồng hồ để đến phi trường LAX, sắp tiếp tục chặng đường về Việt Nam nhưng không biết là mình không thể trở lại Mỹ và lòng bất nhân của con cái. Hình ảnh bà già này cứ ám ảnh tôi mãi. Bà vụng về, quê mùa, có lẽ cũng chẳng giúp ích được gì cho con cái mà chỉ thêm gánh nặng. Thôi để cho bà đi, khi biết mình không trở lại Mỹ được thì chuyện đã rồi. Tuổi bà có nằm lại trên quê hương cũng phải, sống chẳng giúp ích gì được cho ai, chết ở đây bao nhiêu thứ tốn kém.

Hai vợ chồng sang Mỹ từ hai mươi năm nay, đi làm nuôi con, mua được căn nhà đã pay off. Khi các con đã có gia đình ra riêng thì ít năm sau ông cụ cũng qua đời. Thấy mẹ hiu quạnh trong một căn nhà khá lớn, mà giá nhà đang lên, các con bàn với mẹ bán nhà đi rồi về ở với các con. Bà mẹ bán nhà, thương con chia đều cho mỗi đứa một ít, còn dăm nghìn dắt lưng, rồi về ở với con. Bà không biết lái xe, không biết chữ nghĩa, cũng không biết trông cháu làm home work, nên cha mẹ chúng phải nhờ người đưa đón. Bà thích nấu ăn, gói bánh, kho cá, nhưng sợ nhà hôi hám, con cái không cho. Lúc đầu thì chẳng sao, lâu dần mẹ thành gánh nặng. Buổi chiều, đứa con gái xô cửa trở về nhà, thấy mẹ đang gồi xem TV, nó hất hàm hỏi: -“Có hiểu gì không mà thấy má ngồi coi suốt ngày vậy?” Có lúc chuông điện thoại reo, đứa con nhấc máy, bên kia không biết ai hỏi gì, trước mặt bà già, nó trả lời nhát gừng:-“Bả đi khỏi rồi!”

Một bà mẹ khác, ở chung nhà với một đứa con nhưng nhờ một đứa con khác đưa đi bác sĩ. Xong việc, nó đưa mẹ về rồi lẹ lẹ dọt xe đi làm. Bà già vào tới cửa, móc túi mãi không tìm ra cái chìa khóa nhà. Bà không có chìa khóa, không cell phone, cũng không có tiếng Anh, sợ sệt không dám gõ cửa hàng xóm. Bà ngồi đó, trên bục cửa cho tới chiều, khi đứa con ở chung nhà đi làm về, thì bà đã kiệt sức vì khô nước, phân và nước tiểu đầy mình.

Đời xưa, người ta kể chuyện trong một gia đình, có hai vợ chồngï đối xử với ông cha già đã run rẩy của mình tệ bạc, cho cha ăn trong cái “mủng dừa”. Một hôm hai vợ chồng đi làm về thấy đứa con nhỏ của mình đang hì hục đẽo một cái gáo như thế, được cha mẹ hỏi, nó “thành thật khai báo” rằng “để dành cho cha mẹ lúc về già”.

Đâu phải ai nuôi con cũng nghĩ tới lòng cha mẹ, cũng như nhớ chuyện “trồng đậu có đậu, trồng dưa có dưa”./.

(HNG, Tor. giới thiệu)

Hình ảnh

Ngày Họp Mặt Văn Học - Nghệ Thuật CSV/QGHC
23 Tháng 10 vừa qua tại Nam California
(Hình ảnh do anh Nguyễn Văn Sáu chụp) 


Trích bài phát biểu của đồng môn Đỗ Tiến Đức:

"Trước hết, tôi xin được nói đôi lời với ban tổ chức tức Ban chấp hành Hội cựu sinh viên Quốc gia Hành chánh Nam Cali.

Khi các bạn thực hiện cuộc triển lãm này là các bạn đã làm được một việc mà suốt 30 năm Hội thành lập và hoạt động ở hải ngoại không làm được. Chẳng những thế, nhiều hội đoàn ái hữu, đoàn thể trong cộng đồng của chúng ta cũng chưa làm được."




25 October 2010

Thơ NT









Mách Thuốc:

Có một cây thuốc tên là 

CÂY THUỐC HUYỀN DIỆU còn gọi là cây MỒNG TƠI NHẬT

Lá cây thuốc này trị bệnh cột xương sống. Lá cây thuốc có màu bóng bóng trên hai mặt, độ dày như rau mồng tơi VN, vị hơi nhẫn nhẫn (không đắng nhiều như trái khổ qua (hoa?) và hơi chua chua như rau mồng tơi Việt Nam. NT hiện cần đến cây thuốc này. Quý anh chị nào biết nơi đâu có bán xin mách dùm. Đa tạ.
TTR

23 October 2010

Nghe nhạc cuối tuần:

Hạnh Phúc Lang Thang với Hồ Hòang Yến

Hạnh phúc không phải là một khái niệm. Hạnh phúc là hơi thở, là cuộc sống , là trái chín ngọt mộng ai cũng muốn ghé răng cắn vào.

Trên đường vào vườn hoa mộng tình ái, bạn luôn khởi đi với mối tình đầu hồn nhiên , đơn sơ, đầy lãng mạn với nhiều mộng mơ. Nhưng , có mấy cuộc tình đầu được thăng hoa , bay bổng như đôi chim uyên lượn bay trên bầu trời? hay chỉ là những vết đau chia lìa, ngăn cách để lại những vết thương xâu xé cõi lòng vì những ngu ngơ , dại khờ thủa ban đầu, rồi mãi ngậm ngùi , cho dù đã nhiều năm tháng qua đi :

" Người yêu xa bến mộng , đò xưa đã sang sông..." với nhiều nuối tiếc " từng đêm qua trong giấc mơ vẫn mong chờ có em về".

Nếu có một lúc nào đó, trong cái xe lạnh trời sắp lập đông, bạn nghe "Hạnh Phúc Lang Thang " của TNSơn do HHYến , một giọng ca mới lạ truyền cảm trình bày , bỗng trái tim già cỗi của bạn xao động bởi chút hương xưa , thì đó có nghĩa như một đốm lửa bùng lên , le lói đội chút , rồi tàn lụi dần, mãi mãi và mãi mãi.

Chúc các bạn một cuối tuần vui vẻ, an bình và hạnh phúc bên người thân.

Thân mến.

TeHong

Hôm nay 23 . 10 . 2010.

Triển Lãm Thi Văn, Nghệ Thuật QGHC

Do Hội Nam California tổ chức
Phòng sinh hoạt nhật báo Việt Herald - 14861 Moran St., Westminster
Ngày: Triển Lãm. Tối: Văn Nghệ

21 October 2010

Đính chính


CÁO LỖI


Do Thái mua F-35 chứ không phải VN.

Một bạn đọc cho hay: Mỹ bán 20 chiến đấu cơ F-35 cho Do Thái chứ không phải cho Việt Nam như tin lan truyền trên mạng và TTR đã đăng lại.

Sau khi rà soát để kiểm chứng thì thấy tin này có đăng trên Website 'Defence Talk' với đầu đề: "Israel to buy 20 F-35 fighter jets in deal with US," và không thấy có bản tin nào tương tự như thế nói rằng Mỹ bán 20 F-35 cho VN.

Như vậy có một người tinh nghịch đã thay tên người mua Do Thái thành ra VN và phát tán TIN NÀY lên mạng.

Xin thành thật cáo lỗi cùng quý anh chị và cám ơn người bạn đã quan tâm và giúp chúng tôi nhận ra thiếu sót khi đưa tin này lên Diễn Đàn.

TTR

Truyện ngắn

Cùng Một Lứa Bên Trời

Sầu Đông
(nhớ Nguyễn Tử Lộc)

Nhìn bề ngoài không ai có thể đoán được ba người đàn ông đã qua cái tuổi 'tri thiên mệnh' khá xa rồi. Cũng khó ai đoán được họ đã qua những thăng trầm lạ lùng của kiếp người. Và tuy vậy, nhìn cách họ ăn, họ nói, họ đùa nghịch với nhau quanh chiếc bàn bằng kim loại đúc mà lưng ghế là hình dáng những lá, những hoa sơn màu xanh lá cây xậm của một quán cà phê có cái tên Tây "La Parisienne" vào một buổi chiều mùa hè Bắc Mỹ ( mà 8giờ chiều vẫn còn nắng vàng đẹp ) ta có thể đoán được họ cũng đã từng có một thời biết đến những thú vị đậm đà của cuộc sống giản dị nơi quê nhà.

Người đàn ông có nước da xạm nắng, tóc muối tiêu, lông mày lưỡi mác và cặp mắt sáng đặc biệt ẩn dưới hốc mắt sâu - vốn là một cựu đại tá bộ binh - vỗ vai ông bạn có mái tóc trắng như cước, nụ cười hóm thoáng một nét buồn:

- Bạn hiền của triết gia đi bên kia đường sao không thấy chào nhau lấy một tiếng! Những nhà tư tưởng lớn hình như khó gặp nhau trong lãnh vực tư tưởng đã đành, lại còn khó gặp nhau ngoài đường phố nữa đấy nhỉ?!

- ...

Người đàn ông thứ ba, khuôn mặt khắc khổ như còn ghi lại những năm tháng tù đầy dài dặc tại VN , là một nhà báo kỳ cựu trong quân đội cũ, vuốt nhẹ chòm râu bạc, điểm một câu nhẹ nhàng:

- Tưởng ai, té ra là ông chủ bút báo X. Hắn ta và bạn hiền của tôi là bạn nhau thật à?

Người đàn ông được hai ông bạn già gọi là 'bạn hiền' lúc này mới lên tiếng:

- Vâng, hắn có học chung với tôi vài năm ở một trường đại học ở Sàigòn, nhưng học chung là học chung vậy thôi chớ chúng tôi ít khi nói chuyện với nhau. Hắn là loại người có biệt tài.

Ông bạn nhà báo:

- Người ta vẫn bảo là các triết gia đều thâm trầm, hiểu đời, và hiền lành cả mà. Đâu có như đám lính tẩy thấp kém chúng tôi.

- Xin ngài nói năng phải chăng cho con nhờ. Ngài đùa con như vậy tội nghiệp cho con quá. Con có là triết gia hồi nào đâu. Hồi còn đi học, các giáo sư buộc chúng con phải đọc nào là Mặc tử, với Tuân tử;... rồi Plato, với Aristotle; Hegel, với lại Marx,...Thú thật với các ngài lúc ấy các cụ bắt đọc thì phải đọc vậy thôi chớ tiếng Tây, tiếng 'U', và nhất là tiếng Hán con chỉ nhìn mặt chữ cũng đủ thấy choáng váng rồi, còn nói hiểu thì ngay đến lúc này tóc đã bạc phất phơ mà vẫn cứ như đi lạc trong rừng ấy, chẳng nhớ các tổ sư ấy viết những gì nữa.

- Bạn tôi lại khiêm tốn nữa rồi.

- Thật đấy mà. Ông thầy dạy triết của con, ba bốn cái bằng tiến sĩ, trong lúc thân mật bị lũ đệ tử chậm hiểu gặng hỏi những câu chẳng đâu vào đâu, đã có lúc la toáng cả lên: "Ối giời ơi! Triết mà !! Toán cao cấp học cũng còn dễ hơn học triết nữa đấy!!!... Các chú mày tao cho đậu là đậu, mà tao đánh trượt là...trượt tuốt!"

- Thế có anh nào bị rớt không?

- Rớt sao được. Bọn này tên nào cũng có dáng dấp triết gia cả!

- Đấy nhá, các triết gia gặp nhau ngoài đường, lại cùng lớp, sao tớ chẳng thấy vi. nào chào nhau lấy một lời.

- Thôi mà, cợt nhau làm chi. Chơi với ngài ấy mệt lắm. Lạng quạng, ngài cho một giò lái, thì thuốc của Mỹ tuy tốt thật nhưng cũng lâu lành.

Nhà báo kỳ cựu vuốt lại chòm râu bạc, trước khi nhắp một ngụm cà phê, hào hứng phán một câu:

- Đùa bạn tôi tí chút thôi mà , chớ cái gã ấy ngay từ dạo ở VN tôi đã biết hắn. Lúc hắn kẹt ở Thủ Đức, hắn năn nỉ tôi giúp cho hắn về chỗ tôi làm. Tuy quân số cơ hữu của đơn vị chưa đủ, nhưng biết hắn khá nhiều trò ma mãnh, tôi quên hắn luôn cho tiện. Chúng hắn một lũ với nhau, nửa khệnh khạng, nửa láu cá, gom nhau ra một tờ báo, chuyên vạch lá tìm sâu, lại bày đặt trưng dẫn những triết gia lớn của nhân loại như thể chúng đã đọc và hiểu đến tim, gan, phèo, phổi của những bậc đại hiền ấy làm mình thấy nhợm quá. Dẫu sao mình cũng phải nhận là chúng hắn to mồm chửi Mỹ, nhưng chúng hắn đã thành công phần nào trong việc áp dụng những bài học thực dụng của Mỹ ngay từ khi chúng hắn còn ở bên nhà. Nói cho ngay thì chúng cũng có tài xào nấu những bài viết của bọn nhà báo bình dân Âu Mỹ, bày trò ca tụng nhau, và quan trọng nhất là kiếm khách hàng cho nhau. Chúng có một bọn chuyên nghề kiếm quảng cáo yểm trợ.

- Tôi có một kinh nghiệm cụ thể: không bỏ ra vài chục đồng mua báo cho chúng, hay góp tiền đăng quảng cáo cho chúng thì ...chẳng bạn bè gì ráo!!!...

20 October 2010

Thơ Ngô Lê

MÂY SẦU DẶM CŨ

Ngày mai khăn gói tìm phương lạ
Nắng đổ đường xa ngại lối về
Cố xứ sương che mờ bóng dậu
Mây sầu dặm cũ trắng hoa lê.

Chưa đi đã thấy lòng thương nhớ
Cả một kinh thành đọng phấn son
Mẹ tóc hoa râm ngồi tựa cửa
Nhìn đàn chim trắng nhớ mong con.

Chao ôi , sao nhớ về Gia-Hội
Trăng đổ nghiêng nghiêng ướt nhịp cầu
Diệu-Đế nằm im trong bóng tối
Chuông chùa thong thả rụng đêm thâu.

Mẹ ơi con sợ màu sương khói
Làm nhạt lòng con mộng hải hà.
Tám hướng trời mây đang réo gọi
Chim bằng vỗ cánh lướt bay xa.

Có ai ghé lại vùng thôn Vỹ
Nhặt hộ giùm tôi sợi nắng chiều
An-Cựu hoàng hôn mờ phấn bụi
Ai về đợi gió giữa hoang-liêu.

Cố xứ sương che mờ bóng dậu
Mây sầu dặm cũ trắng hoa lê
Ngày mai khăn gói tìm phương lạ
Nắng đổ đường xa nhạt lối về . . .

Ngô Lê
Trong Trăng Nước Tầm Dương.
(Bài thơ viết năm 1954 khi tác giả còn rất trẻ)
_________

Góp ý của thi sĩ Dương Quân

Xin cho phép tôi góp ý về bài thơ MÂY SẦU DẶM CŨ
của tác giả Ngô Lê vài chữ như sau:

- Bài thơ thể thất ngôn rất đúng niêm luật
- Kỹ thuật "chuyển vị" 4 câu thơ ở khổ đầu thành 4 câu ở khổ cuối để
lập lại ý thơ và làm kết luận bài thơ, rất tân kỳ.

- Mời các bạn đối chiếu với các yếu tố: Chân, Thâm, Viễn, Cao, Tân, Kỳ
để thẩm định giá trị của bài thơ.

Theo tôi: Bài thơ này RẤT HAY

Dương Quân
10.20.10

Thi Văn Nghệ Thuật QGHC

Kính chuyển đến quý đồng môn,

Theo tài liệu ghi nhận được về "Ngày Họp Mặt Văn Học - Nghệ Thuật của Một số Giáo Sư và CSV/QGHC" được tổ chức vào ngày thứ Bảy 23/10/2010 sắp tới đây, được ghi nhận như sau:

- Có 80 tác giả khắp nơi tham dự
- Gần 200 tác phẩm đủ các thể loại sẽ được trưng bày.

Ngoài ra, hôm 18/10/2010, lúc 1:00PM, đài truyền hình SBTN có phỏng vấn một số các anh trong Ban Tổ Chức (Trần Ngọc Thiệu, ĐS11; Trần Văn Lương, CH8; Phạm Đức Thạnh, ĐS17) vể ngày "Họp Mặt..." nói trên, và sẽ phát hình trong nay mai. Xin quý đồng môn theo dõi.

Kế đến, ngày 21/10/2010, cũng đài truyền hình SBTN, trong chương trình của Du Tử Lê, cũng sẽ phỏng vấn anh Trần Ngọc Thiệu và anh Chu Tất Tiến (ĐS21) về những hoạt động của Hội CSV/QGHC Nam Cali, và sẽ phát hình trong tuần sau.

Việc liên lạc, sắp xếp cho đài truyền hình SBTN phóng vấn các anh trong BTC của Hội Nam Cali là do công của đồng môn Chu Tất Tiên. Xin hoan hô bạn CTT!.

Xin kính mời quý đồng môn đến tham dự đông đủ (nhứt là các quý vị có tác phẩm tham dự ở vùng Nam Cali): Buổi sáng (từ 9:00AM) tham dự Khai Mạc, xem triển lãm; buổi tối, thưởng thức chương trình văn nghệ "cây nhà lá vườn", nhưng rất hay...Các "ca sĩ" QGHC đã thử giọng, tập dợt, hát thử...Hay lắm...!!! Bỏ qua rất uổng! (Nhứt là màn độc tấu Mandolin tuyệt diệu của huynh trưởng Trần Huỳnh Châu, ĐS5, mà trong đồng môn chúng ta rất ít người được thưởng thức qua!)

Kính mời,
Ghi nhận sơ khởi của NVSáu, TS4

Cuộc tình cao đẹp

Tình mình bay bổng khỏi những rào chắn

Trong bài phát biểu mới đây của ông Lưu Hiểu Ba, nhà dân chủ Nước Tàu đang bị chính quyền độc tài nước ông giam giữ và là người vừa được trao tặng giải Nobel hòa bình, có một đoạn dài viết về tình vợ chồng giữa ông và hiền thê Lưu Hà, rất cảm động. Đoạn viết nguyên văn như sau:

"Hỏi rằng trong hai thập niên qua, điều gì là một trải nghiệm may mắn nhất đời tôi, tôi không ngần ngại mà nói rằng đấy là tình yêu tràn đầy của Lưu Hà, người vợ thân yêu. Em không thể có mặt tại phiên toà hôm nay, nhưng anh vẫn muốn bày tỏ với người yêu dấu của anh một điều, rằng anh vẫn vững tin vào tình yêu bền chặt của chúng ta. Đã bao năm nay, trong hoàn cảnh đời sống mất tự do, tình yêu chúng ta đã chỉ có lắm chua xót vì ngoại cảnh đưa đẩy, nhưng nó vẫn bay bổng khỏi những rào chắn. Anh bị giam cầm trong một nhà tù nhỏ, còn em thì vẫn đang vò võ đợi anh trong nhà tù lớn.""

"Tình yêu em là ánh sáng đã giúp anh vượt qua những bức tường và thanh sắt, vẫn dịu dàng trên từng li tấc da thịt anh, sưởi ấm từng tế bào cơ thể anh, giúp anh giữ lòng mình được thanh thản, cao thượng và trong sáng, vì vậy mỗi phút giây trong nhà tù vẫn tràn đầy ý nghĩa. Bù lại, tình yêu anh dành cho em toàn là sự thống hối, có khi làm nặng trĩu từng bước chân đi. Anh là một viên đá tảng nặng nề nơi chốn hoang vu, hứng chịu những nghiệt ngã của bão tố, và trở thành lạnh băng trước nhân gian. Nhưng tình yêu anh vẫn bền,sắc, và có thể vượt qua bao cản ngại. Cho dù ai có nghiền nát anh, anh vẫn nguyện ôm ấp em bằng tro than của mình."

"Có tình yêu em, người yêu dấu ơi, anh sẽ nhìn thẳng vào phiên toà hôm nay với lòng thanh thản, không tiếc hận về những chọn lựa của mình, và vẫn lạc quan tin tưởng vào một ngày mai. Anh chờ đợi đất nước chúng ta sẽ trở thành xứ sở tự do, ở đó tiếng nói của mọi công dân được đối xử ngang nhau; ở đó mọi khác biệt về giá trị, quan điểm, niềm tin, chính kiến... đều được quyền tương tranh và cộng tồn bên nhau trong hoà bình; ở đó quan điểm của đa số và thiểu số đều được bảo đảm, nhất là những chính kiến khác biệt với quan điểm quan phương chính thống sẽ được tôn trọng và bảo vệ; ở đó tất cả mọi quan điểm chính trị đều được công khai cho nhân dân lựa chọn; ở đó mọi công dân sẽ được quyền biểu đạt chính kiến mà không phải sợ hãi, không bị trấn áp vì cất tiếng nói bất đồng."

19 October 2010

Tin buồn


 Đồng môn:

LÂM NGỌC BÁU

Cựu Sinh Viên Quốc Gia Hành Chánh
Ban Tham sự Khóa 1, Ban Đốc Sự Khóa 17A.
Hiền thê Anh Trần Đức Tạo, Đốc Sự Khóa 16, Cao Học 8

Sinh năm 1940 tại Saigòn.
Vừa từ trần lúc 7 giờ tối ngày 18 tháng 10 năm 2010,
nhằm ngày 11 tháng 9 âm lịch năm Canh Dần,
tại Bệnh viện Fountain Valley, California - Hoa Kỳ.

Xin thông báo cùng toàn thể quý đồng môn
đặc biệt quý anh chị khóa Tham Sự 1 và Đốc Sự 17A



(Nguồn: Nguyễn Văn Sáu)

Danh ngôn


Đức Đạt Lai Lạt Ma

Tranh đẹp

Mùa Thu khoe sắc


(NT)

18 October 2010

Em có còn yêu anh?



(ĐvS, Mississauga giới tiệu)

Thời sự

Phong cách hay ý thức lãnh tụ?

Tôi tin nếu 9 ngư dân kia là công dân của nước Mỹ, cựu Tổng thống Bill Clinton sẽ tức tốc bay sang Bắc Kinh như năm rồi ông bay sang Bắc Hàn giải cứu 2 công nhân Mỹ bị bắt giữ. Tôi tin nếu 9 ngư dân kia là công dân của nước Nga, ông Pu-tin sẽ tức tốc lái ca-nô lao ra biển.

Tôi dự nhiều cuộc thả ngư dân Trung Quốc sau khi bị Việt Nam bắt giữ vì xâm phạm lãnh hải. Tôi cũng dự không ít cuộc trao ngư dân Trung Quốc (và cả ngư dân thuộc nhiều quốc gia khác) bị nạn trên vùng biển Việt Nam. Tất cả những cuộc thả - trao đều được báo chí, truyền hình quay phim chụp ảnh, tuyên truyền ỏm tỏi, đều có quan chức sứ quán các nước tới dự. Ngư dân được chăm sóc sức khỏe, được thăm nom, ăn uống, thậm chí nhậu nhẹt, hát hò, được quan tâm, ưu đãi hơn cả ngư dân nhà mình. Lúc về, lại được xếp hàng ôm hôn, tặng hoa, thuốc bổ, lại bê khiêng cả thùng sữa to đùng xuống tàu, cười híp cả mắt.

Tôi chưa thấy một cuộc trao - thả nào mà chính quyền lẳng lặng đẩy ngư dân người ta ra biển. Sự ác độc, dã man từ phía thả. Nhưng Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc đâu, họ ở đâu, làm gì trong lúc đó? Thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh và phó mặc trước số phận của những công dân mình đến như vậy sao?

Chỉ duy nhất một người thợ quốc tịch Bolivia, nhưng Tổng thống Bolivia Evo Morales đã tức tốc bay sang Chilê để chờ đón. Ngay sau khi kết thúc chiến dịch giải cứu 33 thợ mỏ, Tổng thống Chile Sebastian Pinera không hề nói “nhờ đảng ơn chính phủ”, ngược lại, ông cảm ơn những người thợ mỏ anh hùng đã dạy cho những người trên mặt đất, cho chính phủ và cho chính bản thân ngài Tổng thống về tinh thần đoàn kết và nghị lực phi thường của con người.

Nhìn hai vị Tổng thống Bolivia và Chilê nhào đến ôm chầm từng công dân của mình ngay từ giây phút đầu tiên họ vừa được kéo chui lên khỏi mặt đất mà giật mình… xấu hổ! 9 ngư dân Việt vẫn biệt tăm sau một tuần được phía Trung Quốc loan tin là “đã thả xong”. Bây giờ họ sống hay chết, trôi dạt nơi đâu giữa biển trời mênh mông, tít mù và dông bão?

Tôi tin nếu 9 ngư dân kia là công dân của nước Mỹ, cựu Tổng thống Bill Clinton sẽ tức tốc bay sang Bắc Kinh như năm rồi ông bay sang Bắc Hàn giải cứu 2 công nhân Mỹ bị bắt giữ. Tôi tin nếu 9 ngư dân kia là công dân của nước Nga, ông Pu-tin sẽ tức tốc lái ca-nô lao ra biển.

VietNamnet sáng nay có bài gọi sự khác biệt đó là phong cách lãnh đạo. Tôi thấy câu chuyện không chỉ giản đơn là ở cái phong cách, mà cao hơn đó là: ý thức lãnh tụ.

Rất nhiều lần rồi, tôi đã chạy câu này: Ta luôn kêu gào quá nhiều ở ý thức công dân, nhưng đã khi nào giật mình hỏi ngược ở ý thức lãnh tụ? Trong những thời khắc đó anh ở đâu, làm gì, hành xử ra sao, thậm chí phải “diễn” thế nào?

Bài học vỡ lòng về cách ứng xử và ý thức lãnh tụ còn quá nhiều vị chưa thuộc.

T. D. N.
(Nguồn: Truongduynhat Blog)

Lời thật mếch lòng

Dân tộc thông minh nhưng…lận đận

Đọc xong bài viết dưới đây, người ta có thể không đồng tình hoàn toàn, nhưng chắc chắn  phải thừa nhận có những điểm chính xác. Tâm tính Việt có nhiều ưu điểm nhưng cũng có những nhược điểm mà có muốn sữa chữa cũng mất ít nhất vài thế hệ. (TTR)
Việt Nam ta cũng giỏi giang, nhưng cứ hai người trở lên là thì tiềm năng trí tuệ giảm đi một nửa. Chả hiểu có đúng không?

Bất kỳ một dân tộc nào khi được hỏi là họ có thông minh thì câu trả lời luôn là “có”, chẳng có ai thừa nhận mình dốt. Nhưng tại sao có quốc gia này lại hơn quốc gia kia? Có người thông minh làm nên nghiệp lớn, có kẻ chữ nghĩa đầy người nhưng suốt đời lận đận.

Viết bài này, tôi nhớ một bạn nước ngoài khi qua đường ở Hà Nội. Thấy dân ta chen lấn xô đẩy, xe máy phóng bừa bãi, mạnh ai nấy đi, chẳng có thứ tự, anh thốt lên “Đây không phải là đất nước thông minh như tôi đã từng nghe như thời chiến tranh”. Nghe mà nhói trong lòng.

Thời tôi là sinh viên lười học nhưng thường mong ước, giá được như người Do Thái vì họ thông minh nhất thế giới. Rồi chúng tôi xếp hạng người Đức vừa thông minh vừa có kỷ luật.

Người Mỹ không thông minh nhưng khi một nhóm ngồi lại với nhau thì độ thông minh tăng lên gấp bội.

Việt Nam ta cũng giỏi giang, nhưng cứ hai người trở lên là thì tiềm năng trí tuệ giảm đi một nửa. Chả hiểu có đúng không?

Muốn nói hươu vượn gì thì nói, dân tộc Việt Nam không được như chúng ta thường nói “thông minh, cần cù, chịu khó, có truyền thống hiếu học…”. Đại loại chúng ta không dốt nhưng cũng chẳng thông minh. Nói tới đây là HM lo chuẩn bị sọt để nhặt đá do bạn đọc ném.

Không thông minh

Nếu thông minh thì tại sao GDP bình quân mới đạt 1000$/người sau 35 năm hòa bình? Thử hỏi các quốc gia như Đức, Nhật, Ba Lan, Tiệp Khắc bị tàn phá thảm hại sau chiến tranh thế giới thứ 2 nhưng sau 35 năm họ đã thành cường quốc kinh tế, thu nhập bình quân đạt trên 10.000$/người/năm.

Người thông minh phải biết tìm ra con đường phát triển ngắn nhất và tối ưu nhất cho dân tộc mình, quê hương mình và gia đình mình. Người thông minh không nên chờ đợi một lý tưởng từ trên trời rơi xuống.

Nếu dân tộc ấy thông minh thì tại sao sau 35 năm vẫn còn chia rẽ vì cuộc chiến tranh, vết thương vẫn chưa lành, cho dù vài thế hệ đã được sinh ra và lớn lên.

Người Mỹ và người Nhật với chiến đẫm máu, nhưng ngay sau chiến tranh đã biết bỏ qua quá khứ đau thương, biến kẻ thù thành đồng minh, hợp tác cùng phát triển. Người Đức và châu Âu cũng thế. Xóa bỏ hận thù để hướng tới tương lai và là cách nghĩ của những người giầu trí tuệ.

Quốc gia thông minh đương nhiên lãnh đạo không thể kém. Nếu cách lựa chọn lãnh đạo được làm một cách thông minh thì sẽ tìm ra người thông minh biết dẫn dắt quốc gia.

Trong chuyến về quê mùa hè (7-2010), tôi có dịp đi một số miền đất quanh Hà Nội, nơi xa nhất là Thanh Hóa, cách Thủ đô 160km. Đập vào mắt là đâu đâu cũng là nhà xây cao, trên có chóp, motive giống nhau đến kỳ lạ, dù miếng đất to hay nhỏ, dài hay ngắn, nhưng nhà xây trên miếng đất đó nhất thiết phải hình ống.

Người thông minh không thể bắt chước nhau một cách đơn điệu và cũng không thể lười suy nghĩ đến thế.

Người bạn bảo tôi, đó là tầm nhìn của người Việt, không có khả năng khai phá những miền đất lạ. Họ rất sợ đi xa, tìm nơi lạ như dân châu Âu. Dân ta tìm được miếng đất cắm dùi, xây được cái nhà yên ổn, dù hình ống, mặt tiền 3 mét, chiều sâu 10m, là quá lý tưởng cho một tổ ấm của 4-5 con người sống trong đó.

Kiến trúc đã thế thì giao thông cũng chả hơn gì. Dân tộc thông minh không thể là một dân tộc mà mạnh ai nấy chạy trên đường, vô kỷ luật. Thấy đèn đỏ vẫn vượt, bóp còi vô tội vạ. Tắc đường lập tức leo lên vỉa hè, lấn cả sang làn trái, đi ngược chiều.

Dân tộc đầy trí tuệ không ai xả rác ra đường, không ai nhổ bậy, đái bậy, chửi thề, nói tục. Đến lễ hội không bẻ hoa, chà đạp lên cái đẹp. Họ phải là quốc gia giầu truyền thống văn hóa.

Xây nhà nhỏ, hình ống, chen chúc nhau vì người Việt không thích đi xa, ít mở mang với thế giới bên ngoài. Nếu đi xa cũng chỉ vừa phải trong khu vực, mở bờ cõi không mang tầm chiến lược và có tầm nhìn xa.

Trong lịch sử Việt Nam, có ông Nguyễn Hoàng vì sợ anh rể Trịnh Kiểm giết, được Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm khuyên “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân” nghĩa là “Dải Hoành Sơn có thể dung thân lâu dài”. Nguyễn Hoàng nghe theo và lập được nghiệp lớn, truyền cho con cháu từ đất Thuận Hoá, bắt đầu miền Nam của nước ta từ đó. Bản thân Nguyễn Hoàng không nghĩ ra chuyện khai phá.

Đường tơ lụa mở mang ra thế giới bên ngoài đã giúp cho Trung Hoa có nền văn minh rực rỡ. Những cuộc thập tự chinh của La Mã, Ai Cập, Ba Tư đã làm nên những nền văn minh vì họ biết vượt ra khỏi lũy tre làng.

Cách đây 500-600 năm, người Hoà Lan, người Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha đã giương buồm đi khắp thế giới để thám hiểm những miền đất lạ, không sợ hiểm nguy. Mới hiểu tại sao lại có những đảo xa tít tắp ở giữa Thái Bình Dương lại thuộc một quốc gia ở châu Âu. Và tại sao người Âu lại đi trước người Á như hiện nay.

Dân tộc ta có trở thành thông minh?

Câu trả lời là có vì từng có nhiều nhân tài xuất hiện. Ngô Bảo Châu vừa nhận giải Fields là một ví dụ rất sống động.

Trong lịch sử Việt Nam, Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là một trong những người thông minh nhất. Ông có khả năng tiên đoán được biến cố xảy ra 500 năm sau, được người Trung Hoa tặng “An Nam lý số hữu Trình Tuyền” và là “nhà tiên tri” số một của Việt Nam.

Ông đã cho ra đời hàng loạt những lời tiên tri cho hậu thế mà người đời gọi là “Sấm Trạng Trình”.

Tương truyền, ông là người đã đưa ra lời khuyên giúp các nhà Nguyễn, Mạc, Trịnh, Lê tồn tại vài thế kỷ.

Ngoài chuyện khuyên Nguyễn Hoàng như đã nói ở trên, nhà Mạc sắp mất cũng sai người đến hỏi ông, ông khuyên vua tôi nhà Mạc “Cao Bằng tuy thiển, khả diên số thể” (tức Cao Bằng tuy nhỏ, nhưng có thể giữ được). Nhà Mạc theo lời ông và giữ được đất Cao Bằng gần 80 năm nữa.

Họ Trịnh mượn tiếng thờ nhà Lê nhưng nắm thực quyền điều hành chính sự, còn nhà Lê nhờ họ Trịnh lo đỡ cho mọi chuyện chính sự, hai bên nương tựa lẫn nhau tồn tại tới hơn 200 năm. Vì Trạng trình đã nói : “Lê tồn Trịnh tại”.

Đó là sự tiên tri vượt qua không gian và thời gian mấy trăm năm.

Kể ra danh sách rất dài, nhưng đất nước ta vẫn…nghèo. Thông minh mà để nghèo thì chưa phải thông minh.

Người ta cho rằng, người Bắc uyên thâm, giỏi sách vở nhưng không thích thử thách. Anh Bắc Kỳ đủ tiền mua 3 tivi. Trước khi mua hỏi bạn bè chán chê, xem giá cả, soi catalog, mới quyết mua một chiếc. Sự uyên thâm rất cần cho hàng ngũ nghiên cứu, giảng dạy và lãnh đạo. Nhưng cẩn thận quá mức cần thiết đôi khi trở thành bất cập.

Người miền Trung chịu thương chịu khó vì miền đất khô cằn. Các cuộc cách mạng thường nổ ra ở đây vì ý chí vươn lên, muốn thay đổi số phận. Nhưng nghèo quá, chí không thể vượt đi xa. Đưa con thuyền ra biển lớn cần có cả tri thức, mạo hiểm. Duy ý chí thường làm hỏng mọi chuyện.

Anh hai Nam Bộ sống trong thiên nhiên ưu đãi, thích mạo hiểm, ưa gì là làm luôn. Ra cửa hàng thấy có tivi đời mới, nếu thích, bê luôn một chiếc, dù trong nhà đã có tới 3 cái. Người mạo hiểm rất cần cho phát triển kinh tế, nhưng mạo hiểm và ăn chơi như công tử Bạc Liêu cũng đáng sợ.

Một người Việt khó mà có tất cả những tố chất trên: uyên thâm, cần cù có ý chí vươn lên, ưa mạo hiểm. Ba “Nam” của ba miền ngồi lại với nhau đã làm cho độ thông minh của quốc gia này giảm đi…rất nhiều.

Không phải bỗng nhiên người xưa đã đúc kết “tam nam bất đồng hành” rồi “tam nam bất phú”. Cơ cấu “tam nam” chưa chắc đã phải là tốt trong lựa chọn lãnh đạo hiện nay.

Theo bạn, chúng ta làm thế nào để Việt Nam “sánh vai với các cường quốc năm châu”. Ra đường, không ai vứt rác bừa bãi, nói bậy, chửi thề, chen lấn xô đẩy trong giao thông như người bạn nước ngoài đã nhìn thấy tại Hà Nội, hay cần lớp lãnh đạo có tâm và có tầm.

Hay vì dân tộc ấy quá thông minh theo cách riêng của mình nên…lận đận suốt đời.

ST
(HNG, Tor, chuyển)

17 October 2010

Autumn Lake




HỒ THU

oil on canvas
20x30 inch (61x76 cm)
by A.C.La

Đôi điều về bức tranh Autumn Lake

HỒ THU

Mỗi nước, mỗi vùng thường có những cảnh trí, hình thái địa lý riêng. Ngoài rặng Rockies thật hùng vĩ ở Miền Tây, những đồi núi trượt tuyết đủ tầm cỡ, Canada còn có rất nhiều sông hồ. Ai cũng biết cái xứ mang danh là "tủ lạnh" này còn có một trữ lương nước ngọt lớn nhất thế giới.

Nước để uống, để vận chuyển, đúng, nhưng nước còn để nhìn, để ngắm. Ở Canada sông, nhất là hồ, không phải nằm trên bình nguyên phẳng, mà nằm trên những thế đất đồi núi, tạo ra những cảnh trí thật ngoạn mục. Chính vì nằm trên đồi núi, nhiều hồ lớn có hàng trăm hàng ngàn hòn đảo xinh đẹp trồi lên mặt nước. Cảnh trí này nằm phần lớn ở Ontario.

Chỉ cần hai giờ đồng hồ lái xe từ Toronto chạy về hướng đông bắc, là đã gặp một vùng sông hồ lởm chởm vách đá nằm rải rác khắp nơi, người yêu mến thiên nhiên vừa đi vừa ngắm đến mòn con mắt. Khu này nằm dọc trục lộ Xuyên Canada (TransCanada) giữa Toronto và thủ đô Ottawa.

Hồ Ontario một đầu nhận nước chính yếu từ thác Niagara đổ xuống và đầu kia là khúc mở  ra Sông St. Lawrence mà có những  khúc là biên giới thiên nhiên Canada-Hoa Kỳ. Chính ở khúc đầu nguồn này của dòng sông, cũng có vô số đảo chen nhau trồi lên khỏi mặt sông. 

Cứ nhìn vào bản đồ cũng đủ thấy cảnh trí thay đổi như thế nào. Nhiều họa sĩ đã nhờ thiên nhiên gợi hứng  sáng tác biết bao bức họa về phong cảnh. 

Đứng bên bờ hồ nhìn ngắm đã không biết chán, nhưng nếu chèo thuyền ra xa, đi vòng quanh len lỏi vào giữa những đảo đá này mới bõ công đi vãng cảnh.

Cái máu "giang hồ" vặt vốn có trong người đã thúc đẩy tôi làm như thế. Chạy xe trên 200km, thuê một chiếc hoọc-bo nhỏ lang thang một buổi chiều trên mặt hồ vào một ngày ít gió.

Đứng trong bờ nhìn ra cứ tưởng trước mắt mình là bờ bên kia cây cối liền một giải. Khi đi ra xa mới thấy đó toàn là những hòn lớn nhỏ đủ cỡ. 

Tôi chụp được một số bức hình. Nhưng khi đưa lên máy vi tính, nhìn thất vọng vì chúng không đẹp, không sống như mình đã ngắm. Khi muốn vẽ một bức tranh dựa vào hình chụp, tôi phải cố gắng tái tạo lại những gì mình nhìn thấy từ trên chiếc thuyền. Rồi thì phải bố cục lại cho nó có thêm phần nghệ thuật.

A, B:  Để nhìn vui mắt hơn, hàng cây liền tù tì sẽ được cắt ra hai cụm lớn nhỏ khác nhau.
C1 và C2:  Để cho hòn đảo nhìn riêng biệt hẳn ra, background hai đầu được đưa lùi ra xa.
D:  Hòn đá chính được vẽ lồi lõm thêm để tăng thêm chất "nghệ thuật".
Thêm một hòn đá nhỏ và con vạc bên góc phải để tạo sự bất ngờ (Accident) và để thêm chiều sâu (Depth of field)


Trên đây là bốn điểm chính được bố cục lại để tạo ra bức tranh Hồ Thu

Thử nghe country music với đám trẻ

Our Song
by
Taylor Swift

16 October 2010

Giới thiệu sách

Of Mice and Men
(Chuột và Người)

Nguyên tác của John Steinbeck
Bản dịch Việt Ngữ của Đào Văn Bình

Đôi Lời Phi Lộ

John Steinbeck sinh tại Salinas, California năm 1902 - một thành phố cách xa bờ biển Thái Bình Dương vài dặm, gần Thung Lũng Salinas màu mỡ và cách San Jose khỏang 70 dặm Anh. Nơi đây đã được dùng làm bối cảnh cho nhiều tiểu thuyết của ông. John Steinbeck học sinh vật học dưới biển tại Đại Học Stanford nhưng ông phải bỏ dở và không đậu đạt gì cả. Sau khi phải làm một lọat những công việc nặng nhọc, ông bắt đầu viết văn. Ông thất bại khi thử hành nghề như một nhà báo tự do tại New York, ông quay trở lại California và tiếp tục viết văn trong một căn nhà lẻ loi. Sự thành công chỉ đến với ông vào năm 1935 với cuốn Tortilla Flat. Triển vọng tốt đẹp của cuốn sách đó được tiếp tục xác nhận bởi những tác phẩm kế đó như In Dublin Battle, Of Mice and Men và nhất là The Grapes of Wrath - một cuốn tiểu thuyết có uy thế tới nỗi nó vẫn còn là một nguyên mẫu của nền văn chương Hoa Kỳ. Luôn luôn lấy California làm bối cảnh, những tác phẩm sau đó của John Steinbeck bao gồm Cannery Row, The Wayward Bus, East of Eden, The Short Reign of Pippin IV và Travel With Charlie.

Ông mất năm 1968 sau khi đọat Giải Thưởng Văn Chương Nobel vào năm 1962. Khi thông báo giải thưởng, Hàn Lâm Viện Thụy Điển đã tuyên bố “Ông không có ý định làm một người vô tội để mua vui cho người khác. Thay vào đó, các đề tài mà ông chọn lựa đều có tính cáo giác - chẳng hạn như những khổ đau đánh vào những nông trang trồng bông và trồng trái cây ở California. Nguồn văn chương của ông vững vàng từng bước từng bước đạt tới sự thúc đẩy. Tác phẩm lớn Of Mice and Men ra đời, theo sau là những truyện ngắn có một không hai mà ông tập hợp lại trong cuốn The Long Valley. Con đường giờ đây đã mở ra cho tác phẩm lớn…thiên anh hùng ca biên niên sử The Grapes of Wrath.” (Tài liệu trên Internet)

John Steinbeck trước đây có đến thăm Miền Nam. Theo lời nhà thơ Cung Trầm Tưởng, trong dịp ông viếng thăm Việt Nam, một số nhà văn, nhà thơ đã mời ông đi ăn thịt chó. Ông đã khóc khi bỏ miếng thịt chó vào miệng nhai để chứng tỏ ông hòa mình với phong tục tập quán xứ người. Còn nhà văn Võ Phiến sau khi nhận được bản dịch Of Mice and Men do dịch giả gửi tặng đã hồi ức lại kỷ niện gặp gỡ với John Steinbeck như sau, “Quận Cam Tháng 6, 2004. Thưa bác Đào Văn Bình: John Steinbeck có nhiều duyên nợ với Việt Nam! Chuyện ông qua Sài Gòn, chuyện ông ăn thịt chó v.v…đã thích thú. Lại có chuyện con trai ông từng tu với Ông Đạo Dừa! Anh em cầm bút cỡ tuổi tôi chắc còn nhớ cả những sách của ông ta mình từng đọc, cuộc tiếp xúc với ông ở Sài Gòn v.v.. Riêng tôi lại còn một kỷ niệm là vụ cãi cọ với Tú Rua năm nọ về Chuột và Người. Mọi chuyện rồi cũng qua đi, theo thời gian. Nay được bác cho sách, bồi hồi nhớ lại bao việc cũ. Xin chân thành thâm tạ món quà văn chương của bác. Võ Phiến. “

Còn nhà văn Dõan Quốc Sĩ (Houston) sau khi nhận được bản dịch Of Mice and Men do dịch giả gửi tặng cũng đã khuyến khích như sau, “Nên in bản dịch này ra thành sách để phổ biến cho nhiều người đọc”.

Không biết tác phẩm Of Mice and Men trước đây đã được dịch sang tiếng Việt chưa? Song bản dịch này có một nét đặc biệt. Tôi đã mua cuốn sách này lúc còn ở trại tù Hà Tây - do anh em lén lút đưa vào với giá 8 đồng (đủ để mua một kilô thịt heo) rồi đọc và nghiền ngẫm. Khi ra khỏi tù, tôi tiếp tục đọc và khi vượt biển tôi bắt đầu dịch sang tiếng Việt. Mãi tới năm 1999 bản dịch này mới được đăng từng kỳ trên Tuần Báo Văn Nghệ Tiền Phong.

Thông thường, mỗi bản dịch đều mang một văn phong khác nhau. Ở Nhật Bản, vì số lượng độc giả quá đông đảo cho nên đôi khi có cả chục bản dịch khi một tác phẩm hay được giới thiệu vào trong nước. Điều này cũng dễ hiểu vì độc giả - có khi thích lối dịch của người này mà không thích lối dịch của người khác. Chỉ có một bản dịch duy nhất cho một tác phẩm lớn du nhập vào trong nước là dấu hiệu nghèo nàn của sinh họat văn chương.

Dầu sao việc chuyển ngữ một tác phẩm viết bằng tiếng người sang tiếng mẹ đẻ - nhất là tác phẩm lớn như Of Mice and Men – mà các nhân vật trong truyện dùng rất nhiều tiếng lóng và lọai ngôn ngữ bình dân thô lỗ, rất khó hiểu đối với người không sinh đẻ tại Hoa Kỳ - chắc chắn không tránh khỏi sơ sót. Tôi sẵn sàng đón nhận mọi lời chỉ giáo để sau này nếu tác phẩm được in sẽ là một bản dịch hòan hảo để phục vụ quý độc giả Việt Nam không có thì giờ đọc nguyên tác mà cũng có thể thưởng thức một tác phẩm lớn của nền văn chương Hoa Kỳ mà uy thế của nó vẫn còn vang vọng tới ngày nay.

Xin lưu ý, bản dịch muốn phổ biến trên các website, in thành sách hoặc đăng từng kỳ trên các nhật báo, tuần báo, nguyệt san, hoặc đọc trên các chương trình phát thanh - thì phải có sự đồng ý (bằng thư) của tác giả. Qúy vị có thể liên lạc với dịch giả qua địa chỉ email: daovanbinh@sbcglobal.net

Xin quý vị vào weblog: http://www.cattien.us rồi bấm eBooks để thưởng thức tác phẩm này.

Trân trọng,

Đào Văn Bình
California, tháng 10, 2010
_______________
Hình minh họa là bìa cuốn truyện xuất bản lần đầu năm 1937. (TTR)
_______________

Xin cám ơn Anh Bình thật nhiều.

John Steinbeck với khuynh hướng hiện thực xã hội, trình bày những bối cảnh xung đột gay gắt trong cuộc mưu sinh, đặc biệt trong môi trường canh nông và chài lưới ở California (Monterey, Salinas ...). Ông nổi tiếng một phần cũng nhờ các nước "xã hội chủ nghĩa" lâng-xê các tác phẩm của ông để nói lên tính "đấu tranh giai cấp" là có thật trong "xã hội tư bản." Tuy nhiên John Steinbeck còn có những tác phẩm mang tính thần thoại dân gian hay tuyệt mà một trong số đó là "The Pearl, Viên Ngọc Trai." Trước đây hai mươi năm tôi đã chọn "The Pearl" đế làm Term Paper cho môn World Literature nên tôi có dịp nghiên cứu khá sâu về cuộc đời và văn nghiệp của John Steinbeck. Anh Bình xem thử có nên dịch The Pearl không vì độc giả trẻ sẽ thích tác phẩm gần 100 trang này lắm, nhất là độc giả tại Việt Nam.

Thân kính,

tranvietlong

Thơ Á Nghi

"Tôi ngồi ở đây", cười tí tỉnh

Một chiếc máy bay trên đường đến Toronto thì một cô gái tóc vàng ở hạng phổ thông đứng dậy, chuyển sang khoang hạng nhất và ngồi xuống. Tiế...