Kinh nghiện thực tế về giấm táo pha mật ong.
Kính thưa quí bạn,
Hôm nay tôi kể các bạn nghe kinh nghiệm của một người bạn tôi về toa thuốc email. Chuyện mới xảy ra hai ngày nay.
Đây là kinh nghiệm của người bạn tôi áp dụng toa thuốc “uống giấm táo pha mật ong để trị bịnh”. Tôi cũng có nhận được email bài thuốc nầy từ nhiều tháng nay đều đều, nhưng thấy nó không đến nỗi chết người ngay tức khắc nên chưa kịp lên tiếng. Theo lời quảng cáo thì hai thứ nầy trộn lẫn nhau trị được vài ba chục thứ bịnh nan y, trong đó có mấy thứ bị mà người cao tuổi ai cũng bị, đó là cao máu, cao mỡ, tiểu đường… Ngoài ra nó cũng là thần dược cải lão hoàn đồng trẻ mãi không già vân vân và vân vân. Có điều quái lạ là thuốc do các viện bảo chế sản xuất bao giờ cũng chỉ trị được một chứng bịnh nào đó mà thôi, còn toa thuốc email thì bao giờ cũng trị hầm bà lằng bịnh.
Vào buổi chiều người bạn của tôi mới pha một ly giấm táo với mật ong uống hết**. Tối hôm đó anh mất ngủ dù uống hai viên thuốc ngủ cũng chẳng ăn thua gì. Suốt ngày hôm sau lắc lư con tàu đi chỉ muốn nằm, cơ thể yếu xịu. Uống một lần tởn luôn, anh yêu cầu tôi viết ít hàng cho mọi người cùng đọc.
Trước khi vào đề, xin các bạn hiểu cho rằng tôi không phải là dân y khoa, thứ nữa các bạn chớ có tin tôi, riêng tôi tôi tin những gì tôi viết ra. Mạng ai nấy giữ.
Khi nghe anh kể kể kinh nghiệm “mật ong giấm táo”, tôi thấy có hai điều có hại cho anh ngay trước mắt.
1. Thứ nhất là mật ong: Cái huyền thoại mật ong quí tốt cho sức khoẻ nầy chẳng biết bao giờ mới ra khỏi đầu của bạn già Việt Nam chúng ta. Ngày xưa mật ong hiếm, chỉ vào rừng lấy mới có, và vì vậy nó được huyền thoại hoá, cũng vì vậy mà ngày xưa người ta làm mật ong giả để bán.
Mật ong chỉ là đường, ngoài ra những chất khác thật là không đáng kể. Tôi nói e các bạn không tin, nhưng nhìn bản phân chất chánh thức của US FDA (cơ quan của chánh phủ Mỹ) xem coi họ nói thế nào (mời các bạn xem hình, nếu không thấy hình thì đọc attachment, nếu không thấy forward attachment thì delete cho rồi đọc làm chi cho mất công).
Lập lại mật ong là đường, người bị tiểu đường mà uống mật ong nhiều mỗi ngày thì y như tự vận. Ngoài ra mật ong chẳng có gì lợi hơn một trái cây nhỏ hay một ít rau sống.
2. Chuyện thứ hai là giấm, dù đó là giấy táo, giấm rượu đế, giấy tổng hợp thông thường bán cùng khắp, tất cả chỉ là acid acetic. Acid acetic là chất ăn được, vị chua (Table vinegar = 4% to 8% acetic acid). Nhưng chất chua trong chanh hay trái cây thì lại là acid citric. Acid citric cũng ăn được. Nhưng ăn ít ít lấy chút vị chua như canh chua, hay nước chanh đường thôi, chớ ăn hàng chục trái chanh cùng lúc thì cầu quí vị tai qua nạn khỏi. Cũng như vậy uống một ly giấm cùng lúc thì nào khác chi là tự vận từ từ. Quên nữa tôi nghe nói ngày xưa người ta tự vận bằng cách uống giấm pha với á phiện, tôi chưa kiểm chứng.
Nếu bụng các bạn nào “yếu” ăn trái chua như cam hơi chua, quít hơi chua, me chua, hay uống aspirin (acid acetylsalicylic) thì thấy bao tử thế nào. Vậy mà vị “lương y” mắc toi nào đó bày các bạn uống mỗi ngày đều đều giấm chua vào bụng thì thiệt là tai hại.
Kết luận sao đây: Thưa với người “tin càng” (tin đại) thì họ có đủ trăm lý lẻ để tin theo toa thuốc email và chê ngành y khoa hiện đại. Thí dụ họ sẽ bảo chửa rằng đó đâu phài là acid acetic, mà là giấm táo. Đó đâu phài là đường mà là mật ong. Thôi thì sức khoẻ của quí vị nầy thì để quí vị tự quyết định. Còn như các bạn bán tín bán nghi thì đề nghị uống vài ly giấm táo pha mật ong sẽ thấy được câu kết luận ngay, đâu cần nói chi thêm.
Xin đọc chơi chút xíu đoạn nầy:
According to one doctor, acetic acid is a poison. Other authorities who have studied acetic acid in relation to human health are Sir William Roberts of England and Professor Boix of France. Sir William Roberts found that "one teaspoon of vinegar arrests salivary digestion of starch in the stomach." (In the digestive process of starch, after it is thoroughly masticated and salivated, the chemical action of the saliva on starch continues in the stomach.) When vinegar is included in a meal, normal digestion is thus impaired.
Professor Boix of Paris demonstrated by experiments on animals that "vinegar or acetic acid has twice the power of gin to cause cirrhosis of the liver" or "gin liver." From this finding of the French professor, the reader can deduce that vinegar is even more harmful than liquor as a cause of hardening of the liver. However, those who drink liquor take it in larger doses than by the teaspoonful.
(Tóm câu nhỏ, cho các bạn ở vùng không xài tiếng Anh, là những vị bác sĩ nói trong hàng chữ Anh trên rằng (thì là) acid acetic độc, nó làm chai gan mạnh gấp đôi uống rượu).
Theo lời yêu cầu của người bạn nạn nhân toa thuốc email tôi viết chơi mấy hàng, các bạn tin toa thuốc email hay tin vào những lời quí vị bác sĩ trên thì tuỳ bụng. tôi tô màu vàng vài hàng cho các bạn để ý. HCD (7-Oct-10).
Trích email gửi Diễn Đàn.
Trích email gửi Diễn Đàn.
_________
** Trong Post liên hệ trước đây người ta đọc được là:
Trong một bát trộn đều một cup dấm cider vinegar , một cup mật ong và tám củ tỏi đã xắt nhỏ. Cho tất cả vào trong máy xay rồi xay với vận tốc cao trong 60 giây . Đổ hỗn hơp vào trong một hũ ,. đậy kín và để trong tủ lạnh ít nhất 5 ngày.
Liều lượng bình thuờng là 2 muỗng nhỏ hỗn hợp trên đây trong môt cốc nước hay nuớc trái cây (nuớc nho hay cam là tốt nhất), uống trước bữa ăn sáng. Có thể uống thêm một ly nữa vào buổi chiều tối.
** Bỏ tỏi chỉ uống dấm pha mật ong, lại không để vô tủ lạnh ít nhất 5 ngày và uống hết nguyên một ly một lần thì tất phiền toái phải xẩy ra thôi. Trái cà (ghém) người ta biểu độc. Nhưng cà đã muối thì không độc dưới tác dụng của muối. Dấm có thể độc nhưng ngâm 5 ngày với tỏi dấm bớt độc chăng? Diễn Đàn chỉ thêm ý kiến thôi, không nhất thiết là một phản bác. (TTR)
___________
Theo kinh nghiệm vài người, khi bị nghẹt thở, có lẽ vì reflux (tức acid dưới bụng đưa lên) thì uống chừng một muỗng cafe apple cider, còn uống một tách thì tịch như các hòa thượng viên tịch, bó chiếu.
Bà xã tui hiện uống rượu tỏi mỗi ngày một muỗng canh, trị được phong thấp ở đầu gối. Còn tui thì mới học được món ăn Ý: là tỏi đập đập hay thái nhỏ trộn với dầu olive để chấm bánh mì. Coi bộ nó "bắt" lắm như mình nói bắt mồi khi nhậu, nghĩa là ăn không chán.
Thông gia của tui người bắc Phi gần Ai Cập. Không hiểu có phải từ xứ Kim Tự Tháp hay không mà xứ ông ăn rất nhiều tỏi. Hằng ngày ông ăn một tép tỏi sống. Ông đã gần 90; cách đây năm tháng ông đến thăm và đi khắp núi đồi, lên xuống hồ sen... trong trang trại, gần hai giờ mà ông tĩnh bơ; tui đi theo phải chống cây ba ton như thường lệ.
Trong kinh Niết Bàn, Phật nói kinh đại thừa phương đẳng của Phật vừa là thuốc bổ vừa là thuốc độc.
Tôn Thất Tuệ
***
No comments:
Post a Comment