30 January 2021

Thấy Gì Qua Kết Quả Bầu Cử Tống Thống Mỹ Năm 2020

Lê Phú Khải

Có ba điều thấy rất rõ ràng, rõ ràng đến tàn khốc:

1/- Con quỷ đỏ Tầu Cộng đang rất mạnh và đang cưỡng hiếp cái hành tinh bé nhỏ của nhân loại bằng chiến lược toàn cầu hóa

Kể từ tháng 2-1972, Ngài Nixon đặt chân đến Bắc Kinh, khi vào tiếp kiến Mao Trạch Đông, ông ta đi đầu, tiếp sau là Henry Kissinger và người cuối cùng là một chàng khá trẻ, đẹp trai tên là Winton Lord. Sau này Lord là Đại Sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc. Từ lúc đó lịch sử thế giới đã sang trang. Cho đến năm 2001, khi Trung Cộng vào được tổ chức WTO thì nhân loại nếm mùi đắng cay.

Hưởng tất cả các ưu đãi của WTO, nhưng Trung Công không đóng góp gì cả! Cái thị trường lao động rẻ mạt 1 tỉ 400 triệu dân, và thị trường tiêu thụ khủng đó đã làm các nhà tư bản Phương Tây hoa mắt và lao vào như con thiêu thân. Vì, đầu tư tại Trung Cộng không cần bảo vệ môi trường, hàng làm ra bán tại chỗ và chở đi bán rẻ khắp nơi. Các nhà tư bản thu lợi và Trung Cộng vụt lớn mạnh một cách thần kỳ, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới chỉ sau 20 năm (!)

Người Trung Hoa cổ xưa trọng đạo lý, trọng nhân nghĩa, Khổng Tử chủ trương Nhân Trị, tức là yêu người để trị người. Mạnh Tử nói “Hằng sản ắt hằng tâm”. Có nghĩa là, giầu có lên, thì tốt hơn với mọi người. Nhưng Đảng Cộng Sản Trung Cộng “Hằng sản lại dã tâm”. Chúng reo rắc con virus Vũ Hán đi khắp nơi để giết loài người, để tạo cớ đánh cắp cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ năm 2020.

Trường Ngoại Giao và Tình Báo Trung Cộng dậy rất kỹ hai chiêu: Tiền và sắc dục (tình dục của gái đẹp). Với độc chiêu đó, trong hơn hai mươi năm qua, Trung Cộng đã bền bỉ luồn vào chính trường Mỹ, tha hóa bộ máy Mỹ. Vì thế, không lấy gì làm lạ, từ lập pháp, tư pháp đến hành pháp Mỹ đã nát bấy từ trên xuống dưới. Có tiểu bang đã thay đổi cả điều lệ bầu cử của Hiến Pháp Mỹ để gian lận phiếu bầu. Nhưng khi phe Ông Trump kiện thì tòa án tiểu bang không xử. Kiện đến Tối Cao Pháp Viện Liên Bang thì bị ngó lơ (!). Bộ Trưởng Quốc Phòng, Bộ Trưởng Tư Pháp đều bị Ông Trump cách chức vì làm lơ trước nhiệm vụ của mình.

Là một nước có truyền thống và hiến pháp dân chủ nên các thế lực ngầm phải lặn sâu trong đầm lầy Washington, nhưng chúng vẫn chi phối chính trường Mỹ. Có gì nhục nhã hơn phim của Hollywood muốn bán cho Trung Cộng phải nghe theo tuyên giáo của nước này, cắt đoạn này, xén đoạn kia. Trung Cộng đã chi phối cả kinh tế và văn hóa Mỹ bằng tiền, rất nhiều tiền. Tiền của nước độc tài là tiền của Đảng Cộng Sản.

2/- Nước Mỹ không còn là ngọn hải đăng của tự do và nhân quyền

Hiến pháp của Hợp Chúng Quốc chỉ còn là tờ giấy lôn. Trước ngày bầu cử, Donald Trump đã tuyên bố, nếu Biden thắng cử thì Trung Cộng sẽ sở hữu nước Mỹ. Có thể nói, nơi tối tăm, hôi thối và nhơ nhớp nhất của nước Mỹ hiện nay là Tòa Bạch Ốc. Ở đó đang cư ngụ một tên “Tổng Thống” giành được ghế nhờ gian lận phiếu bầu mà cả thế giới đều biết. Ở đó đang cư ngụ một gia đình vô pháp, vô luân, một gia đình mà cha là tổng thống gian lân, con là Hunter Biden, một con quỷ trác táng, ấu dâm và hối lộ. Những người thiện lương trên trái đất này khi nhìn thấy cha con Biden xuất hiện trong ngày nhậm chức không khỏi bùi ngùi, ghê tởm và xót xa cho nước Mỹ của Washington, của Lincon năm xưa.

Chưa ngồi vào ghế tổng thống, Biden đã tuyên bố quay ngoắt 180 độ, xóa sạch những gì mà Donald Trump đã làm cho nước Mỹ 4 năm qua. Liệu một ông già 78 tuổi phải vin tay vợ khi bước xuống bậc trong ngày nhậm chức sẽ làm được gì? Hãy chờ xem!

3/- Vai trò của Donald Trump

Ông đã làm được nhiều việc trong nhiệm kỳ đầu của mình cho nước Mỹ và thế giới mà ai cũng đã thấy. Ông đã thẳng tay vén bức màn lên, để cho nước Mỹ và nhân dân thế giới, trong đó có người viết bài này rằng, nước Mỹ không phải như người ta nghĩ. Chính trường Mỹ không phải như người ta tưởng. Ở nước Mỹ hiện nay, thằng ấu dâm và ăn cướp đang ngồi ghế quan tòa (!) Lập pháp, tư pháp và hành pháp chỉ là những từ mỹ miều, dối trá.

Cái đầm lầy Washington lúc nhúc rắn rết, sâu bọ. Công lao lớn của Donald Trump là ở đó. Nhưng việc ông không đủ cam đảm ra sắc lệnh Thiết Quân Luật, bắt gọn tất cả lũ bán nước và gian lận bầu cử mà chứng cứ đã rõ ràng, yếu tố can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử đã rõ ràng, khi quyền tổng tư lệnh quân đội đang ở trong tay ông là điều không thể chấp nhận được.

Ông đã phụ lòng các đồng chí của ông như luật sư Giuliani, Lin Wood, Sidney Powell, Tướng Murphy và hàng triệu dân Mỹ yêu mến ông đã lái xe mấy ngày đường về Thủ đô Washington DC biểu tình ủng hộ ông. Sẽ còn nhiều giấy mực phải bỏ ra để viết về sự kiện lịch sử này. Các sử gia sẽ phải bỏ nhiều công sức để tìm hiểu vì sao lại như thế. Donald Trump bỏ cuộc hay các tướng lĩnh không nghe lệnh ông? Tất cả các câu hỏi còn đó!

Nhưng trước hết và trên hết, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020 là một bước đi giật lùi của nhân loại. Một vết nhơ trong lịch sử loài người. Cái phần NGƯỜI trong chữ CON NGƯỜI ở mọi nơi trên trái đất này, cảm thấy phải hổ then khi nhìn thấy, phải đón tiếp trong các sự kiện ngoại giao sắp tới một ông lão già nua, lẩm cẩm, một tổng thống gian lận của một siêu cường có tên là nước Mỹ!

Kể từ cái ngày Obama phải xuống máy bay bằng cửa sau, không có thảm đỏ dưới chân khi đến Bắc Kinh, nước Mỹ đã bệ rạc lắm rồi. Nay nước Mỹ còn rẻ tiền hơn nhiều. Liệu nước Mỹ có còn là ngọn hải đăng của tự do và nhân quyền khi nó bị chia rẽ, xâu xé đến tột cùng. Những con thuồng luồng Obama còn ngồi dưới đầm lầy trong bóng tối để giật dây những con rối như Biden thì quỷ đỏ Tầu Cộng sẽ ra tay kiểu gì và số phận nhân loại sẽ đi về đâu? Phải chăng một chủ nghĩa toàn trị kỹ thuật số đã ra đời? Lời cảnh báo của Phu-xích năm xưa còn đó. Nhân loại hãy cảnh giác!

Ông bà ta xưa nói: Anh hùng khấp huyết, bất khấp lệ. Có nghĩa là người anh hùng khóc bằng máu, không khóc bằng lệ. Tôi không phải là anh hùng, tôi chỉ là người cầm bút. Tôi đang viết những dòng này không phải bằng mực mà bằng máu!!!

Sài Gòn 21-01-2021.

Lê Phú Khải

(Source: Vote Right)

29 January 2021

Khúc Tình Buồn Cuối Năm, thơ

KHÚC TÌNH BUỒN
- Cuối Năm -

Đã qua rồi, vàng thu bay lá rụng
Hoàng Gia ơi! Công Chúa ngủ trên rừng
Ta nhớ mãi, biển hoàng hôn gió lộng
Người về đâu? sương khói phủ rưng rưng.

Người về đâu? gót son mờ thảm ngọc
Nét dung nghi kiều diễm rợp thềm hoa
Xiêm áo mỏng, xua hồn ai ngây ngất
Tòa thiên nhiên cong vút vóc thân ngà.

Ta chợt thấy ta như người chết đuối
Hoàng Gia ơi! xá tội kẻ thần dân
Xin cung hiến trái tim này chuộc lỗi
Và bài thơ thổn thức mộng phai tàn.

Sao thê thiết, buồn mênh mông lặng lẽ
Công Chúa ơi! có còn ngủ trên rừng?
Người về đâu? để nhạt nhòa nhân thế
Ta đầm đìa giấc ngủ chiếu chăn đơn.

Ta nhớ lắm! ngất ngây, hồn cháy bỏng
Thuở vàng thu, mây trắng, biển tương tư
Xin hái cho ta cành hoa Tuyệt Vọng
Nhớ thương hoài, như từ buổi hoang sơ.

DƯƠNG QUÂN

Trận Tuyết Đầu Mùa


Trận Tuyết Đầu Mùa
(The First Snow Storm)

Oil on canvas
18 x 24 inch (46 x 61 cm)
by A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh
**


Tranh Ấn Tượng
 (Impressionist Paintings)

Xưa kia mới nghe qua và đọc sơ sài về loại tranh ấn tượng, quả thực tôi không thích lắm. Chắc là vì mình chỉ mới nhìn ngắm những bức ấn tượng đầu tiên hồi xa xưa và thấy chúng chẳng bắt mắt tí nào cả . Nhưng sau này khi đi sâu hơn tôi thay đổi ý  nghĩ về lối vẽ ấn tượng.

Khi đi sâu vào lãnh vực sơn dầu, tôi mới có dịp tìm hiểu thêm về nguyên tắc chỉ đạo và kỹ thuật thực hiện loại tranh này. Những họa sĩ tân thời sau này đã phát huy được cao độ lối vẽ ấn tượng khiến nhiều bức tranh của họ trở thành bất hủ. Ảnh hưởng của lối vẽ ấn tượng lan rộng khắp mọi thể loại từ Tĩnh Vật (Still life) đến Cảnh Trí (Landscape, Seascape) và ngay cả Chân Dung (Figurative).

Nói một cách vắn tắt và dễ hiểu, một bức tranh ấn tượng là một bức tranh chú ý đặc biệt đến những biến hóa của ánh sáng trên sự vật và được tạo hình do những nét cọ hay bay chồng tréo lên nhau mà ra.

Bức tranh Trận Tuyết Đầu Mùa trên đây là một bức ấn tượng; khi đứng gần mà nhìn chỉ thấy những vết màu do cọ/bay nguời vẽ để lại, không hề thấy có những "đường vẽ" rõ rệt. Nhưng những mảng màu khác nhau với những sắc độ khác nhau đứng cạnh nhau, đan vào nhau đã tạo thành những hình tượng do hệ quả quang học và tâm lý (Optic and psychological effects).

A.C.La

28 January 2021

CÁI DÁNG RẤT BUỒN

Trần Mộng Tú


Anh bước vào giai đoạn lú lẫn (Alzheimer) ở cuối đời. Mấy năm nay anh đã thay đổi rất nhiều. Bắt đầu anh quên quên nhớ nhớ, tiếp đến là anh dễ xúc động, anh hay khóc. Mấy năm trước, nghe cô bạn đọc Thơ của anh, anh cười, anh nhớ lại, đọc tiếp theo, chỉ độ một năm sau đó, anh không đọc theo nữa, anh chỉ nghiêng đầu lắng nghe, rồi bật khóc.

Hình như anh biết được người kia vừa nói ra những câu gì rất thân yêu, rất thân thuộc với mình và điều đó làm anh xúc động, anh khóc rưng rức.

Chị lại nhỏ nhẹ dỗ anh: 

- Nín đi, nín đi, Thơ của anh, cô ấy nhớ đấy mà, phải vui chứ. 

Anh nghe chị, ngoan như em bé, lau nước mắt, bằng mấy ngón tay, rồi cười, một nụ cười rất thơ trẻ. 

Những năm kế tiếp, anh bắt đầu quên mặt họ hàng, quên mặt những người bạn thân, anh chỉ nhớ có chị thôi. Anh 85 tuổi, chị 80 tuổi. Hai vợ chồng già sống với nhau, con trai, con gái đều có gia đình. Đứa ở xa, đứa ở gần cũng vậy thôi. Một năm tụ họp gia đình đôi ba lần vào dịp Lễ, Tết. 

Khi anh mới bắt đầu lãng quên, sức khỏe anh vẫn còn tốt, sáng sáng chị chở anh tới Gym. Chị bơi lội, anh ngồi ngoài nắng hóng mặt trời. Chị đi chợ, đi tới nhà bạn họp mặt luôn luôn có anh đi theo. Mỗi ngày anh một chậm hơn và quên nhiều hơn nhưng anh vẫn tự lo được vệ sinh cho mình, chị chỉ cần nhắc. 

Rồi bỗng một ngày anh không làm gì một mình được nữa, chị phải phụ anh. Cơ thể chị nhỏ quá so với anh, chị không thể khênh vác, tắm gội cho anh được. 

Anh bắt đầu ngu ngơ như một đứa trẻ còn mặc tã, mà anh đang mặc tã thật, chị không thể nào khênh, đỡ anh làm những việc vệ sinh cá nhân cho anh. Chị gọi con, con trai chị từ Tiểu bang xa về tìm Home Care để gửi Bố vào. 

Tìm mãi mới được một nơi gần nhà, Mẹ chỉ lái xe có 8 phút là thăm được Bố. Số tiền hơi cao, nhưng để con lo. 

Con ở lại thêm vài ngày nữa yên tâm có chỗ tốt cho Bố mà Mẹ không phải đi xa, muốn thăm Bố lúc nào cũng được.

Chị ngậm ngùi: 

- Ừ thôi con về nhà với vợ, con đi. 

Mấy hôm có con, chị yên tâm. Con đi rồi, chị một mình trống trải, thấy căn nhà của mình sao nó rộng mênh mông thế này, căn nhà không có anh bỗng tự nhiên thành xa lạ, giống như chính chị cũng vừa dọn vào một ngôi nhà mới, chị buồn trống cả hồn. Buổi tối đi ngủ chị nghĩ tới anh ở nhà mới với những người xa lạ chắc anh còn buồn hơn chị bây giờ. Thương anh quá, chị mong sao cho đến sáng để vào thăm anh. 

Anh đã ở nhà mới được hai tuần, mỗi ngày chị tới thăm, người ta không cho chị vào hẳn phòng anh, ngay cả phòng khách cũng chưa được vào vì đang thời Đại Dịch, họ đưa anh ra ngoài hàng hiên, nơi đó có sẵn mấy cái ghế cho anh chị ngồi gặp nhau. Chị thấy anh sạch sẽ, tươm tất chị cũng mừng, nhưng mỗi lần thấy anh hiền lành như một đứa trẻ ngoan, chị lại mủi lòng. 

Sao anh thay đổi nhanh thế! Gặp chị anh không vui, chị đứng lên về anh không buồn, trên nét mặt anh chị không thấy một cảm xúc nào, anh nhìn chị như nhìn cái cây hay bức tường trước mặt, ánh mắt anh không vui, không buồn.

Con chim sẻ sà xuống sân cỏ trước mặt hai người, chị cầm tay anh lay lay, chỉ anh, anh nhìn mà như không nhìn, ánh mắt anh không biểu lộ một cảm xúc nào. 

Khi tới thăm anh, chị cứ đinh ninh là khi anh bước ra, thấy chị, ánh mắt anh sẽ sáng lên, miệng anh sẽ mỉm cười và khi chị bịn rịn chia tay về, ánh mắt anh sẽ buồn buồn, tay anh sẽ nắm chặt tay chị. Nhưng không, anh thản nhiên đứng lên đi vào, không hề quay đầu lại. 

Chị không thấy anh khổ, không thấy anh buồn hay vui. Hình như anh không còn cảm giác buồn vui nữa. Sao anh thay đổi nhanh thế! 

Chị nghĩ tới ba tháng mùa Đông sắp tới, người ta đã cho chị biết là sẽ không có thăm viếng vì trời lạnh người già yếu không thể ra ngoài hiên được và thân nhân vẫn chưa được quyền vào bên trong, nếu đại dịch vẫn còn. 

Chị nghĩ tới nét mặt vô cảm xúc của anh, nghĩ tới hình ảnh anh đi vào không hề quay đầu lại và chị đứng ứa nước mắt nhìn theo dáng cái lưng im lặng của anh khuất sau cánh cửa. 

Trời ơi trong 3 tháng mùa Đông, ngay cả cái lưng im lặng, cái dáng rất buồn đó, chị cũng không được nhìn thấy, mặc dù nó vẫn hiện hữu. 

Bất giác chị ôm mặt mình nấc lên.

Trần Mộng Tú

Tin buồn: Đồng môn Nguyễn Quang Đạo, ĐS11, từ trần

 

27 January 2021

mong manh, thơ tôn thất tuệ


Em sẽ đến một vùng đất rất lạ
lá đổ vàng sau tháng hạ không mây
những mùa thu em gọi suốt tháng ngày
nay đã đến nơi hàng cây đỏ úa.

Em chưa thấy sắc thu nơi bờ dậu
vì quê ta mưa nắng có hai mùa
nhưng tiếng vọng thu về không cần dấu
thấm xuyên lòng khi em nghĩ đến tình ta.

Này em ơi, nơi vùng đất lạ
em nghe chăng tiếng thu về ngoài lối ngõ
lá xạc xào hay tiếng bước ai lại tìm nhau.
Em nghe chăng tiếng thu về ngoài lối ngõ
dáng bâng khuâng tay áo gió nâng niu
che thẹn thùng đưa tin ngày anh đến.

Anh đau đớn nghĩ đến ngày gặp lại
anh tầm thường anh sợ
phút chia ly thêm đau đớn
như ngày kia xa làng lên tỉnh học
bóng đa rậm ôm chân thời bé bỏng
như tim em cầm giữ bước chân anh.

Chẳng mấy chốc rừng huyên trút lá
đứng nín thinh tĩnh lặng bốn bề
em nào ngỡ thân anh thành hạt tuyết
đến thăm em khi ngày đông dừng bước
đọng trên cành ngủ đỗ giá băng
rồi theo gió ra về chiều ngắn ngủi.
Chiều mong manh
hạt tuyết mong manh.-

tôn thất tuệ

Thư Việt Nam

Cuộc sống này đáng trân trọng biết chừng nào

Em mừng lắm khi nhận được thư anh. Đợi đến cuối tuần, thư thả và tinh thần lắng đọng mới hồi âm cho anh.

Cảm ơn trời đất đã để anh em mình còn sống sót và còn liên lạc được với nhau sau ba mươi tám năm. Trong bấy nhiêu năm đã có biết bao nhiêu ly tan, tao loạn, nước mất nhà tan. Thật tội cho anh đã trải qua sáu năm trong ngục tù cộng sản, những giây phút lênh đênh «năm ăn năm thua» trên biển cả. Thật hãi hùng nhưng vẫn còn may mắn đến được bến bờ tự do. Còn biết bao người khác, trong đó những người thân quen đã chẳng bao giờ đặt chân được đến đất liền. Cảm nhận được mình xấu số nhưng còn may mắn trong số những người xấu số khác để thấy cuộc sống này đáng trân trọng biết chừng nào. Sau một thời gian lưng chừng hơn nửa tuổi thọ của một đời người lại mừng tái ngộ với cố nhân. Cuộc đời thật đẹp anh ạ!

Sau 30 tháng tư, em sống lây lất ở Sài-gòn mấy tháng rồi quay về Ban Mê Thuột với bố mẹ già. Em lập gia đình rồi chôn chặt cuộc đời ở đây không dứt ra được nữa. «Nàng dâu Hành Chánh» khóa 20 là bạn thân với Như Thương thời trung học. Cuộc sống dưới gọng kìm kẹp của cộng sản ở tỉnh nhỏ thật khốc liệt. Thòng lọng lý lịch đè con người miền Nam xuống đáy xã hội, phải cố thẳng lưng ngoi lên tìm chút không khí để thở theo cách riêng của mình. Em đã làm đủ mọi nghề tay chân để tồn tại cùng với nhà em và năm đứa con !!!!!. Năm 1995, Cộng đồng Pháp ngữ tuyển giáo viên dạy ngôn ngữ Pháp và các môn khoa học bằng tiếng Pháp cho chương trình song ngữ Pháp-Việt, em tham gia như giáo viên dạy toán bằng ngôn ngữ Pháp. Thế là thoát được nghề lao động chân tay vinh quang. Em chuyển về Sài-gòn từ 2007, khi các cháu tìm được học bổng toàn phần của chính phủ Hoa Kỳ và Singapore. Nhẹ gánh gia đình, hiện nay em chuyển sang dạy toán theo chương trình trung học Hoa Kỳ.

Một ngày cách đây mấy năm đang lang thang trên mạng, bất ngờ truy cập vào trang langchai*, cả một khung trời QGHC mở ra trước mắt. Mừng như người trôi dạt bao năm trên biển cả vớ được cái phao to! Mừng nhất là nhận ra tên anh, vui vì anh «được» phục chức «chánh hương hội» hay «tiên chỉ» gì đó em không nhớ. Em say sưa ngắm các bức sơn dầu anh họa. Sao anh tài hoa thế ! Ngày xưa ở Dalat mỗi lần ghé chỗ anh chơi, em thấy anh hay nghe nhạc, em cứ ngỡ anh chỉ thích nhạc thôi. Ngoài ra em còn thích đọc các bài viết của anh Trọng Đạt, đượm mùi thuốc súng, và « Paris có gì lạ không em » của anh Quan Minh. Một ngày ngỡ ngàng khi trang ĐS 14 đột ngột biến mất. Một thời gian dài không bỏ được thói quen vào langchai để rồi lại thẫn thờ khi trang ĐS 14 vẫn trống vắng.

Cảm ơn anh đã cho em truy cập vào tiengthongreo, êm đềm nhưng cũng thê thiết như tiếng thông reo dưới ánh ráng chiều ở Dalat 38 năm trước đây. Đọc bài Đừng khóc tôi, viết cho anh Lại Tịnh Xuyên nghe buồn quá. Don’t cry for me Argentina nghe càng da diết nữa! Em còn cả một kho tàng trong tiengthongreo để thưởng ngoạn, «nhâm nhi» và … bùi ngùi. Năm 2008 em quay lại thăm Dalat. Không gian xưa còn đấy nhưng mọi thứ đã thay đổi nhiều lắm và … không còn thông để mà reo nữa.

Sẽ còn nhiều dịp anh em mình nhắc lại khung trời Dalat. « Jeunesse, adieu, jasmin du temps ! J’ai respiré ton frais parfum. »

(Trích từ thư của một đồng môn, xin miễn hài tên)
__________
(*) "Làng Chài", tên Website của anh chị em CSV Vancouver, Canada, thiết lập từ rất sớm trước cả Web ĐS14, tiền thân của diễn đàn Tiếng Thông Reo. Web "Làng Chài" do đồng môn Vũ Minh Ngọc, ĐS16, chủ xướng, thiết trí và điều hành. (TTR)

Biden hủy bỏ Ủy ban 1776 của chính phủ cựu Tổng thống Trump

TT Joe Biden dự kiến sẽ hủy bỏ Ủy ban 1776 của chính phủ cựu Tổng thống Trump, chỉ hai ngày sau khi ủy ban cố vấn này công bố một báo cáo kêu gọi việc giáo dục lịch sử Hoa Kỳ tập trung vào các nguyên tắc lập quốc của quốc gia.

TT Biden–người vừa nhậm chức hôm thứ Tư (20/01)–dự kiến ​​sẽ ký 17 lệnh hành pháp, một thông cáo báo chí cho biết. Một trong các lệnh này đảo ngược một cách trực tiếp các chính sách dưới thời cựu TT Trump, bao gồm lệnh cấm đi lại với bảy quốc gia chủ yếu là người Hồi giáo, xây dựng các rào chắn dọc biên giới Hoa Kỳ-Mexico và Ủy ban 1776 nhằm thúc đẩy “giáo dục lòng yêu nước.”

Thông qua lệnh hành pháp trong ngày đầu tiên nhậm chức của mình, TT Biden sẽ “hủy bỏ Ủy ban 1776 của chính phủ TT Trump,” ủy ban này “đã tìm cách xóa bỏ lịch sử bất công chủng tộc của Hoa Kỳ,” nhóm truyền thống Biden-Harris cho biết trong một thông cáo báo chí.

Được thành lập vào tháng 9 năm ngoái bởi cựu TT Donald Trump, Ủy ban 1776 thường được coi là sự đáp trả trực tiếp với Dự án 1619 của New York Times–một dự án mô tả Hoa Kỳ là một quốc gia vốn dĩ đã phân biệt chủng tộc. Dự án đoạt giải Pulitzer này bao gồm một tập hợp các bài luận, trong số nhiều tuyên bố gây tranh cãi khác, tranh luận rằng lý do chính của Cách mạng Hoa Kỳ là để bảo tồn chế độ nô lệ. 

Ủy ban 1776, dẫn đầu bởi một số học giả nổi tiếng bao gồm Larry Arnn, Victor David Hanson và Charles Kesler, đã phát hành báo cáo đầu tiên của mình vào thứ Hai tuần này (18/01). Báo cáo kêu gọi “đổi mới cấp quốc gia” về giáo dục để dạy cho công dân Hoa Kỳ tương lai những nguyên tắc lập quốc được ghi trong Tuyên ngôn Độc lập và Hiến pháp, đồng thời xác định những thách thức lịch sử và hiện đại đối với những nguyên tắc cốt lõi đó.

Báo cáo viết: “Hoa Kỳ hay bất cứ quốc gia nào khác trên thế giới cũng đều không thể làm đúng hoàn toàn theo các chân lý phổ quát về bình đẳng, tự do, công lý, và trị vì người dân bằng sự đồng thuận. Nhưng trước Hoa Kỳ, không có quốc gia nào từng dám đưa những chân lý đó vào nền tảng chính thức cho nền chính trị của mình, và không có quốc gia nào đã cố gắng nhiều hơn, hoặc làm nhiều hơn để đạt được chúng.” 

Báo cáo cảnh báo rằng các trường cao đẳng và đại học của Hoa Kỳ đã trở thành “điểm nóng của chủ nghĩa chống Hoa Kỳ, phỉ báng và kiểm duyệt” với mục đích “thao túng quan điểm ​​hơn là giáo dục trí tuệ.”

Báo cáo của Ủy ban 1776 đặc biệt chỉ trích nhà sử học Howard Zinn và Dự án 1619 vì đã ngăn cản học sinh nhìn thấy tính nhân văn, lòng tốt và sự nhân từ trong các nhân vật lịch sử của Hoa Kỳ. Thay vào đó, các độc giả trẻ tuổi đang được giới thiệu một phiên bản méo mó của lịch sử Hoa Kỳ. 

“Chủ nghĩa xét lại lịch sử đã chà đạp học vấn chân chính và sự thật lịch sử, làm nhục người dân Hoa Kỳ bằng cách chỉ nêu bật tội lỗi của tổ tiên họ và giảng dạy những luận điệu về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc có hệ thống mà chỉ có thể được loại bỏ thông qua phân biệt đối xử nhiều hơn. Nó là một hệ tư tưởng nhằm thao túng quan điểm hơn là giáo dục trí tuệ,” báo cáo cho biết.

Báo cáo này đã bị xóa khỏi trang web của Tòa Bạch Ốc sau quá trình chuyển giao quyền lực của tổng thống. Nó vẫn có thể được tìm thấy trong phần lưu trữ về Tổng thống Trump trên trang web của Tòa Bạch Ốc.

Hạo Văn và Cẩm An biên dịch 
(Epoch Times tiếng Việt_

24 January 2021

ÔNG CHỒNG BA TRỢN, truyện vui

Phạm Thành Châu


Bà nào có chồng mà khoe "Chồng tôi tốt, lịch sự với tôi, ' Phu phụ tương kính như tân', hoặc chồng tôi yêu thương tôi như 'cái thuở ban đầu lưu luyến ấy' thì đúng là người đó đã bị chồng lừa dối hoặc họ tự dối lòng, dối người. Thực ra, chả bà nào chê chồng mình với bạn cả vì biết bạn mình nghe thế sẽ mở cờ trong bụng, tuy có đôi lời an ủi, nhưng thật tâm rất khoái trá, và chỉ năm phút, sau khi chia tay, người bạn thân thiết đó sẽ gọi ngay cho các bà bạn khác để kể lại và "Thế hả?" với nhau, cùng sung sướng với nhau. Lý do đơn giản là bà nào lại chẳng muốn bạn mình khổ hơn mình, nghèo hơn mình và cũng muốn điên cái đầu vì đang nghi ngờ "thằng chả có mèo" như mình.

Tôi là người thành thật, chả gì phải che giấu, sĩ diện hão về chồng tôi cả. Nhưng những gì tôi kể sau đây sẽ không như những chuyện mà bà nào cũng gặp. Mèo mả gà đồng thì ông nào chả có, mấy ngày không tắm, người thối rum, là chuyện bình thường.

Tôi chỉ xin kể một vài chuyện nhỏ về chồng tôi, để bạn ngán ngẫm cho những người đàn ông chẳng giống như mình tưởng. Đó là tính ba trợn của chồng tôi.

Ba mẹ tôi gốc Huế chính cống. Ba tôi là quân nhân, gia đình phải theo ba tôi đi khắp các tỉnh vì công tác, cho đến khi ông bị thương, rồi về làm việc ở tiểu khu một tỉnh miền trung, mới được coi là tạm ổn định. Tỉnh lỵ là một thành phố nhỏ êm đềm, sát bờ biển nhưng cũng có con sông chảy ngang qua. Năm đó tôi học đệ nhất. Con gái tuổi đó thường rất mơ mộng chuyện tình yêu, nhiều đứa đã có người yêu, đứa chưa có thì thả hồn trong mấy bài thơ lãng mạn. Anh anh, em em, nhớ nhung, giận hờn, đau khổ chán nản... đủ thứ linh tinh. Người ta bảo các cô gái Huế mơ mộng, lãng mạn lắm. Tôi là dân "Huế rặc" nhưng lại là người rất thực tế, tôi ghét chuyện tán tỉnh, liếc mắt đưa tình hay văn chương thi phú gạ gẫm nhau. Bạn bè bảo tôi tính giống con trai, không bao giờ nói chuyện tâm tình như bọn chúng. Vậy mà có một anh chàng, xui xẻo, lại nhè tôi mà trồng cây si.

23 January 2021

Chuyên gia phơi bày cách Bắc Kinh định hình và âm mưu thống trị thế giới

 Phụng Minh 

Chính quyền Trung Quốc đã sử dụng “những kẻ ngốc hữu dụng”, “lấy thương bức chính” để thâm nhập giới tinh hoa phương Tây, từ đó chi phối và mưu đồ thống trị thế giới.

Mới đây, chuyên gia người Úc về Trung Quốc Clive Hamilton và tác giả Mareike Ohlberg thuộc Quỹ Marshall của Đức đã hợp tác cho ra đời cuốn sách “Bàn tay ẩn: Phơi bày cách Đảng Cộng sản Trung Quốc đang định hình lại thế giới”. Trong đó giới thiệu cách thức chính quyền này bồi dưỡng gián điệp và thâm nhập vào giới chính trị cũng như doanh nghiệp Vương quốc Anh và xã hội phương Tây trong một thời gian dài.

Mối đe dọa cho quyền tự do sinh tồn của tất cả mọi người

Hai tác giả đã phân tích rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã cố gắng sử dụng những điểm yếu của xã hội dân chủ để đánh bại xã hội dân chủ. ĐCSTQ đặt ra một mối đe dọa cho quyền sống tự do của tất cả mọi người, khiến người ta không cách nào thoát khỏi lo lắng và sợ hãi để sinh tồn. Kinh nghiệm của nhiều người Trung Quốc đã tới được xã hội phương Tây, như người Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ, các học viên Pháp Luân Công và các nhà dân chủ Hồng Kông, là một ví dụ. Nhiều người trong số họ đã từng trải qua sự đàn áp của ĐCSTQ và nhiều người tiếp tục sống trong sợ hãi. ĐCSTQ cũng làm cho chính phủ, các tổ chức học thuật và giám đốc điều hành kinh doanh của các nền dân chủ phương Tây rất ngại chọc giận ĐCSTQ vì họ sợ rằng sẽ bị ĐCSTQ trả thù. Nỗi sợ này dễ lây lan và có hại cho xã hội phương Tây, nhưng dường như nó đã trở thành cái giá của sự thịnh vượng. Cuốn sách đã viết: “xã hội phương Tây không được bình thường hóa cái gọi là ‘phồn vinh đánh đổi’ này”.

Nhận thức sai lầm về “bằng hữu”

Cuốn sách cũng chỉ ra, những người được ĐCSTQ coi là “bạn bè” và có ảnh hưởng trong xã hội phương Tây được chia thành hai loại. Một là doanh nhân muốn kiếm tiền từ Trung Quốc đại lục, và hai là người có lý tưởng về toàn cầu hóa. Cuốn sách tiết lộ rằng những người này đã phạm phải hai sai lầm quan trọng với ĐCSTQ. Đầu tiên, họ bỏ qua thực tế rằng ĐCSTQ vẫn là một đảng độc tài với nguồn lực kinh tế, công nghệ và quân sự khổng lồ. Họ đã hy vọng biến Trung Quốc thành một quốc gia dân chủ yêu tự do bằng cách tăng cường sự tương tác giữa phương Tây và ĐCSTQ. Nhưng họ thật ngây thơ vì đây chỉ là ý muốn đơn phương, trong khi ĐCSTQ sẽ không làm như vậy, và các nhà lãnh đạo ĐCSTQ cũng không thích điều này.

Thứ hai, họ đã không nhận ra rằng “tình bạn” trong con mắt ĐCSTQ thật mỉa mai thay, chỉ là cơ hội, bởi vì tình bạn mà họ có với các quan chức ĐCSTQ không phải là mối quan hệ thân thiết bình thường giữa con người với nhau, mà là một loại mối quan hệ chiến lược đại diện cho lợi ích của ĐCSTQ. Cuốn sách đã viết: “Tập Cận Bình đã thông báo cho những đồng chí của mình vào năm 2017 rằng bạn bè của họ không phải là ‘tài nguyên cá nhân’ mà là ‘bạn của ĐCSTQ’ và đại diện cho lợi ích của ‘công chúng’. Điều này đã thể hiện rõ ràng, đối với ĐCSTQ, những “người bạn” nước ngoài này chỉ là những người được ĐCSTQ sử dụng để thúc đẩy các lợi ích của ĐCSTQ ở nước ngoài”.

Cuốn sách đề cập đến những người như “những kẻ ngốc hữu ích” và nói rằng ĐCSTQ đã tìm thấy nhiều “kẻ ngốc hữu ích” như vậy trong giới chính trị và doanh nghiệp của Anh. Cuốn sách giải thích rằng thuật ngữ “kẻ ngốc hữu ích” xuất phát từ Lenin, người đã sử dụng nó để mô tả những người nước ngoài sẵn sàng giúp đỡ Cách mạng Nga năm 1917.

Cuốn sách phân tích rằng những “kẻ ngốc hữu ích” được ĐCSTQ sử dụng để thúc đẩy lợi ích của ĐCSTQ đều được ĐCSTQ ươm trồng ở nước ngoài. Họ là những người có ảnh hưởng trong giới tinh hoa Anh, những người sẵn sàng thúc đẩy lợi ích của ĐCSTQ ở nước ngoài và cả những người xuất chúng. Người Anh gốc Hoa, chính trị gia, doanh nhân, nhà lãnh đạo học thuật, các chuyên gia cố vấn, người hoạt động trong các phương tiện truyền thông và lĩnh vực văn hóa…

Mục đích của ĐCSTQ là lật đổ và vơ vét Hoa Kỳ, thiết lập lại trật tự chính trị toàn cầu

Cuốn sách lấy “Vành đai và Con đường” của ĐCSTQ làm ví dụ. Cốt lõi của chính sách đối ngoại của ĐCSTQ là sử dụng “Vành đai và Con đường” của mình để gây ảnh hưởng thương mại, kỹ thuật, học thuật và văn hóa trên khắp thế giới, sau đó đánh đổ nước Mỹ, thống trị thế giới và thiết lập lại trật tự địa chính trị toàn cầu có lợi cho ĐCSTQ. Do đó, ĐCSTQ không tiếc nỗ lực để thâu tóm giới tinh hoa kinh doanh, giới tinh hoa chính trị, giới tinh hoa học thuật, giới tinh hoa lĩnh vực truyền thông và văn hóa ở các quốc gia khác để phục vụ lợi ích của mình.

Những người có ảnh hưởng đến các nhà lãnh đạo chính trị ở nhiều quốc gia khác nhau, chẳng hạn như các nhà tư vấn phi chính phủ, công chức, nhà tài trợ, bạn bè của các chính trị gia, đối tác hoặc thành viên gia đình, hiệp hội doanh nghiệp và tướng quân đội đều có thể được sử dụng để ĐCSTQ đạt được mục tiêu của mình. ĐCSTQ có thể nuôi dưỡng loại “tình bạn” này thông qua lời mời tham dự một cuộc họp, lời mời tham gia một sự kiện văn hóa, một tổ chức từ thiện dường như trung lập hoặc một tổ chức học thuật, và trình bày mục tiêu của mình bằng cách tặng quà, sau đó đề xuất “có đi có lại và cùng có lợi” để mục tiêu không thể từ chối yêu cầu của họ.

Nhiều chính trị gia phương Tây ngây thơ rất vui mừng khi bước vào cái bẫy “tình bạn” của ĐCSTQ, bị cái danh “người bạn lâu năm” làm cho rung động, nghĩ rằng họ đã được ĐCSTQ coi trọng và thành lập “tình bạn” đặc biệt. Và những người phương Tây này sẽ trở thành những sứ giả của ĐCSTQ. ĐCSTQ thông qua quan hệ nội bộ của họ với các nhà lãnh đạo cấp cao của chính phủ phương Tây, dụ dỗ chính phủ “nhìn nhận vấn đề từ quan điểm của ĐCSTQ”. Các doanh nhân có thể sử dụng lý lẽ “đừng chọc giận ĐCSTQ” để ép buộc chính phủ phải nhượng bộ. Đây là một kỹ thuật phổ biến được sử dụng bởi ĐCSTQ. Nó thậm chí còn có một cái tên trong tiếng Trung là “lấy thương bức chính” (lấy thương nghiệp bức bách, dồn ép chính trị).

Cuốn sách liệt kê các ví dụ về sự thâm nhập của ĐCSTQ vào nước Anh. Họ sử dụng các luật sư người Hoa như Lý Trinh Câu (Christine Lee) và Lý Tuyết Lâm (Xulin Li, Lady Xulin Bates) để thúc đẩy lợi ích của ĐCSTQ, thiết lập mối quan hệ với cựu thủ tướng Theresa May và thủ tướng Anh đương nhiệm Boris Johnson, từ đó thâm nhập chi phối thị trường tài chính London. Mối quan hệ với thị trưởng London đã khiến đoàn xe hoa của người Đài Loan bị từ chối cho tham dự lễ diễu hành hàng năm ở đây.

Giám đốc Trung tâm Truyền thông Trung Quốc tại Đại học Westminster, Hugo de Burgh có mối quan hệ mật thiết với ĐCSTQ. Trung tâm của ông được Bộ Ngoại giao hậu thuẫn, chuyên tổ chức các khóa học cho các nhà báo và quan chức Trung Quốc, nhưng chúng bị cáo buộc là đã dạy cho các quan chức này cách lách luật và né tránh sự thẩm tra của phương Tây. Cuốn sách cũng cho hay, ĐCSTQ đang ngày càng sử dụng nhiều “mỹ nhân kế” để lừa gạt giới thượng lưu Anh.

Cuốn sách nhấn mạnh rằng “Câu lạc bộ nhóm 48” do các doanh nhân người Anh thành lập vào những năm 1950 là một nhóm cốt lõi mà ĐCSTQ đã sử dụng để thâm nhập vào Vương quốc Anh và là một ví dụ về việc ĐCSTQ đã bao trùm giới tinh hoa Anh.

BBC đưa tin ngày 10/7 rằng Học viên Jesus của Đại học Cambridge đã nhận được khoản tài trợ 200.000 bảng từ ĐCSTQ và một khoản quyên góp 150.000 bảng từ Huawei. Đổi lại, trường đã xuất bản “Sách trắng cải cách truyền thông toàn cầu” gây tranh cãi khi làm thuyết khách cho Huawei.

Cuốn sách kết luận rằng sự thâm nhập của ĐCSTQ vào giới tinh hoa Anh đã sâu sắc đến mức mọi nỗ lực đưa Vương quốc Anh thoát ly quỹ đạo của ĐCSTQ đều có thể thất bại. Cuốn sách nhắc nhở xã hội phương Tây rằng: “Các tổ chức và đặc vụ ĐCSTQ đang ăn mòn hệ thống chính trị của xã hội phương Tây, khi các công ty liên doanh của ĐCSTQ vận động cho việc kinh doanh của họ trong xã hội phương Tây, hệ thống dân chủ đã bị tấn công, và xã hội dân chủ cần khẩn trương và kiên cường hơn nữa để chuẩn bị đối phó với ĐCSTQ”.

Theo Vũ Ninh, Soundofhope
Phụng Minh biên dịch
(Nguồn: DKN.tv)

Cuối Cùng, thơ

 


Tin ngắn

ĐCSTQ cho phép hải cảnh nổ súng vào tàu, tháo dỡ công trình nước ngoài. 

 Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 22/1 đã thông qua Luật Hải cảnh, cho phép lực lượng bảo vệ bờ biển của họ nổ súng vào các tàu nước ngoài, một động thái có thể khiến các vùng biển đang tranh chấp xung quanh Trung Quốc trở nên hỗn loạn hơn.

Theo dự thảo được công bố trước đó, lực lượng hải cảnh Trung Quốc được phép sử dụng “mọi phương tiện cần thiết” để ngăn ngừa hoặc ngăn chặn các mối đe dọa từ tàu nước ngoài. Còn theo luật hải cảnh mới, các loại vũ khi khác nhau mà lực lượng này được phép sử dụng bao gồm vũ khí cầm tay, vũ khí phóng từ tàu hoặc từ trên không.

Luật này cũng cho phép lực lượng hải cảnh phá dỡ công trình của các quốc gia khác xây dựng trên các bãi đá ngầm và kiểm tra các tàu nước ngoài trong vùng biển mà Trung Quốc nêu yêu sách chủ quyền.

Hải cảnh Trung Quốc đồng thời có quyền thiết lập các vùng cấm di chuyển “khi cần thiết” để ngăn các tàu thuyền nước khác qua lại.

Lượt tải xuống của ứng dụng MXH ‘chống Facebook’ tăng đột biến

Lượt tải xuống của ứng dụng MeWe, một mạng xã hội tập trung vào quyền riêng tư, đã tăng đột biến trong những tuần gần đây trong bối cảnh Big Tech đàn áp nội dung và tài khoản của người dùng, theo The Epoch Times.

Người phát ngôn của MeWe, David Westreich, nói với Fox Busines trong buổi phỏng vấn hôm thứ Năm (21/1): “Mọi người trên khắp thế giới đang rời bỏ Facebook và Twitter vì họ đã chán ngấy sự vi phạm quyền riêng tư thô bạo, chủ nghĩa tư bản giám sát, thành kiến ​​chính trị, [marketing] nhắm mục tiêu và thao túng tin tức của các công ty này. MeWe sẽ giải quyết những vấn đề đó.”

Ông Westreich nói thêm rằng tuần trước, mạng xã hội MeWe đã có thêm khoảng 2,5 triệu người dùng mới, nâng tổng số người dùng lên 16 triệu.

**

Tân TT Biden xóa sổ hơn 52.000 việc làm trong ngày đầu nhậm chức

Sau khi nhậm chức Tổng thống Mỹ vào ngày 20/1, ông Joe Biden đã ký một số sắc lệnh hành pháp đảo ngược các chính sách của cựu TT Donald Trump, trong đó có việc thu hồi giấy phép của dự án Đường ống dẫn dầu Keystone XL và dừng xây dựng bức tường biên giới. Hai động thái này của ông Biden khiến hơn 52.000 việc làm bị mất đi, theo Gateway Pundit.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết, việc hủy bỏ dự án Đường ống Keystone khiến 42.100 công việc trên khắp đất nước bị hủy bỏ. Bên cạnh đó, việc chấm dứt xây dựng bức tường biên giới sẽ khiến 10.000 việc làm bị xóa sổ.

Như vậy, tổng cộng 52.100 việc làm bị mất chỉ trong 8 giờ đầu tiên khi ông Joe Biden đảm nhận chức tổng thống Mỹ.

**

Texas đệ đơn kiện lớn đầu tiên chống lại chính quyền Biden

Tiểu bang Texas ngày 22/1 đã kiện chính quyền Biden vì ra lệnh ngừng trục xuất hầu hết những người nhập cư không có giấy tờ. Đây là vụ kiện lớn đầu tiên thách thức các chính sách của Tổng thống Joe Biden chỉ sau hai ngày trong nhiệm kỳ của ông.

Theo Newsmax, Tổng Chưởng lý Texas, ông Ken Paxton cho rằng chỉ thị từ Bộ An ninh Nội địa đã vi phạm luật liên bang do không hỏi ý kiến ​​đóng góp từ tiểu bang. Ông Paxton cũng cáo buộc chính quyền đã không thực thi luật nhập cư và ban hành “lệnh ân xá toàn diện”.

“Vào ngày đầu tiên nhậm chức, chính quyền Biden đã gạt bỏ luật nhập cư do quốc hội ban hành và đình chỉ việc trục xuất những người nước ngoài bất hợp pháp”, ông Paxton cho biết trong đơn kiện được đệ trình hôm thứ Sáu (22/1 theo giờ Mỹ) lên tòa án liên bang ở Victoria, Texas. Ông cho biết thêm: “Khi làm như vậy, chính quyền đã bỏ qua các nguyên tắc hiến pháp cơ bản và vi phạm cam kết bằng văn bản của mình là hợp tác với tiểu bang Texas để giải quyết các mối quan tâm chung về nhập cư”.

**

Ông Trump mời những người lính vào khách sạn của mình sau khi họ phải ở dưới hầm để xe.

Tổng thống Trump đã cho phép hàng nghìn lính Vệ binh Quốc gia lưu trú tại khách sạn Trump của ông ở Washington, DC sau khi Cảnh sát Capitol cho họ xuống nhà để xe.

Hôm thứ Năm (21/1 theo giờ Mỹ), 5.000 lính Vệ binh Quốc gia tham gia bảo vệ lễ nhậm chức của ông Joe Biden đã buộc phải nghỉ ngơi trong điều kiện thiếu thốn ở một hầm đậu xe dưới tầng hầm sau khi họ được thông báo rời khỏi tòa nhà Capitol.

Động thái này đã gây ra phản ứng dữ dội sau khi thông tin được tiết lộ rằng các binh sĩ buộc phải ngủ trên mặt đất trong điều kiện nhiệt độ đóng băng và chỉ có một phòng tắm cũng như một ổ cắm điện để dùng chung.

**

3 Thống đốc sẽ đưa Vệ binh Quốc gia về lại tiểu bang vì họ không được tôn trọng.

Tức giận trước những thông tin cho rằng binh lính Vệ binh Quốc gia đã được chuyển đến một ga-ra để xe ở Washington DC sau khi đến bảo vệ Quốc hội, ba thống đốc của các tiểu bang Florida, New Hampshire và Texas cho biết họ sẽ đưa quân về tiểu bang. Đặc biệt, Thống đốc Florida còn nói: “Họ là những chiến binh, họ không phải là người hầu của Nancy Pelosi”.

(Theo DKN)

Ướt Sũng Cỏ Rừng, thơ


21 January 2021

Joe Biden, tổng thống từ cuộc bầu cử gian lận, đã "tuyên thệ" nhậm chức

 Joe Biden đã 'tuyên thệ' nhậm chức tổng thống, chui ra từ cuộc bầu cử mà:

- đã bị 18 tiểu bang phản kháng, dẫn đầu là Texas.

- có ít nhất 106 Dân biểu không công nhận, chưa kể một số nghị sĩ.

- báo đài đưa tin kết quả một tháng trước khi có kết quả tạm thời.

- bị Chủ tịch Ủy ban Bầu cử Liên bang tuyên bố là có gian lận.

- bị 3/4 đảng viên Đảng Cộng hòa cho rằng Joe đắc cử không công bằng.

- có đến 1/3 dân chúng cũng tin như vậy.

- là cuộc bầu cử bẩn thỉu nhất và từ đây phủ bóng đen lên lịch sử Hoa kỳ.

- ngày nhậm chức phải cần đến 25 nghìn binh lính bao quanh khu vưc vì sợ quần chúng tấn công.

Hình dưới: Tân Tổng thống của nước Tụ do Dân chủ hàng đầu trên thế giới hay là một nước độc tài đang "tuyên thệ"?


Binh lính bảo vệ an ninh đã bị FBI điểu tra lí lịch từng người để loại 
thành phần "xấu" có thể gây nguy hại cho Joe Biden.

Để Ta Nhớ Về Nhau Với Niềm Yêu Thương Chứ Không Phải Bằng Nỗi Đau!

Bà là một góa phụ lớn tuổi, chồng bà đã qua đời sau một tai nạn xe hơi. Kể từ đó, bà sống khép kín, không khóc than, không tâm sự với bất kỳ ai về cái chết của chồng. Hầu như ngày nào, bà cũng ngồi nhìn ra cửa sổ một cách vô định, không nấu ăn, không chăm sóc khu vườn và cả bản thân của mình nữa.

Con gái bà đã tìm mọi cách giúp mẹ vượt qua tình trạng bế tắc này nhưng thật vô vọng. Nhiều bác sĩ đã chẩn đoán và điều trị chứng trầm cảm của bà nhưng vẫn hoài công, và đến một ngày người con gái dẫn bà tới gặp một bác sĩ tâm lý.

Lúc đầu, bà và bác sĩ chỉ ngồi quan sát nhau mà không trò chuyện. Trông bà khá trẻ so với cái tuổi bảy mươi, nhưng dường như trong bà không còn chút sức sống.

Người bác sĩ bắt đầu gợi chuyện, hỏi tại sao bà lại đến đây.

– Chồng tôi đã mất – Im lặng một lúc, bà nói tiếp – Các con tôi muốn tôi được khuây khỏa sau cái chết của cha chúng. Nhưng không ai có thể hiểu được cả.

– Tôi hiểu bà như mất đi một nửa cuộc sống của mình. Chỉ có chồng bà mới hiểu được nỗi mất mát ấy. Và cũng chỉ ông ấy mới biết được cuộc sống của hai người trước đây đã hạnh phúc đến nhường nào. – Bác sĩ nói.

Bà quay lại nhìn bác sĩ, đôi mắt màu nâu đen của bà không có một tia sáng nào cả.

– Nếu như lúc này ông ấy đang có mặt tại đây, bà sẽ nói gì?

Bà nhìn bác sĩ một lúc lâu rồi từ từ nhắm mắt lại. Bà bắt đầu nói – như thể đang nói với người chồng thân yêu của mình – về cuộc sống của bà từ khi không có ông. Bà kể cho ông nghe cảm giác của bà khi phải tự mình làm mọi việc mà trước đây hai người cùng làm. Bà cảm thấy thật sự khó khăn khi phải chấp nhận rằng ông thực sự không còn nữa. Bà thấy rằng còn nhiều điều bà chưa kịp làm và chia sẻ cùng ông… Và bà đã khóc, bà khóc rất nhiều như chưa bao giờ được khóc.

Đợi bà qua cơn xúc động, bác sĩ hỏi liệu có còn điều gì mà bà chưa nói với ông không. Bà bảo rằng bà rất giận ông vì ông đã để bà phải sống một mình khi về già, rằng ông đã không thực hiện lời hứa với bà.

– Ông ấy đã dạy cho tôi biết thế nào là tình yêu cuộc sống… – Bà tiếp tục kể. Vị bác sĩ vô cùng xúc động và ngạc nhiên khi nghe câu chuyện tình lãng mạn của hai người.

– Giả sử ông ấy đang ngồi đây, trước mặt bà, là tôi đây. Ông ấy sẽ hỏi bà điều gì về cuộc sống của bà trong suốt hai năm qua? – Bác sĩ hỏi.

– Anh ấy sẽ hỏi tôi “Tại sao em lại nhớ anh bằng một nỗi đau đớn vô bờ và hành hạ bản thân mình như vậy? Điều mong muốn lớn nhất trong cuộc đời của anh là mang đến cho em niềm vui mà”. Khi nói xong điều đó, một tia sáng hiếm thấy lấp lánh trong ánh mắt bà. Bà dường như được trở về với chính mình hai năm trước đó.

Qua lần trò chuyện đó, bà dần hiểu rằng không phải cứ đau buồn đắm chìm trong ký ức và giam mình trong một cuộc sống khép kín mới là tưởng nhớ đến nhau. Khoảng một năm sau, bà gửi cho bác sĩ tâm lý một tập gồm các bài viết trích từ tờ báo địa phương về tổ chức từ thiện mà bà đang tham gia – trong đó có những người như bà – cùng lời đề tặng: “Từ trong tuyệt vọng, tôi đã quyết định nhổ neo, căng buồm và lướt sóng ra khơi”.

Đứng trước mỗi một nỗi đau, mất mát nào đó, chúng ta dường như phải lựa chọn cuộc sống một lần nữa. Chúng ta không bắt buộc phải quên đi mọi thứ, nhưng thời gian sẽ chữa lành tất cả, để ta nhớ về nhau với niềm yêu thương chứ không phải bằng nỗi đau!

Helen Keller 

20 January 2021

Thơ xuân

 Xuân lão                                                              

Xác pháo đỏ hồng gót mỹ nhân
Hoa đào rơi  rụng thoáng bâng khuâng
Thiếu nữ vui Xuân tô má thắm    
Lão mai trổ nụ kéo dài Xuân

**

Xuân giá

Trời xanh tuyết trắng phủ khắp nơi
Băng giá chào Xuân trên quê người
Quê nhà nắng ấm trăm hoa nở
Đất khách lạnh lùng hoa tuyết rơi

20/1/2017
TTH

Lên rừng thăm bạn

Lâm Chương


Từ trên đồi cao nhìn xuống, giữa đại ngàn mênh mông xanh ngắt, đám rẫy của anh Khan nhỏ như một chiếc chiếu, màu nhạt lá non. Tôi lặn lội tìm đến giang sơn biệt lập của anh khi mùa bắp đang rộ trái. Lọt thỏm giữa đám rẫy là lều tranh. Giữa lều, treo một chiếc võng làm bằng bao bố. Những ngày ở đây, tôi ngủ trên chiếc võng này. Cái sạp tre để sát vách, chỗ ngủ hàng đêm của anh Khan.

Đối diện vách bên kia, anh kê những viên đá làm ba ông táo nấu ăn. Mọi thứ trong lều đều đơn giản. Phía ngoài, gần bên hông lều, một cái hố đang đào dở. Hố rộng bằng căn phòng nhỏ. Theo lời anh, còn phải đào sâu hơn nữa, khoảng hai thước.

 Lúc mới đến, tôi hỏi: "Đào hố để làm gì?"

Anh nói: "Bắt khỉ."

Tôi ngạc nhiên: "Bắt khỉ?"

"Ừ, bắt khỉ."

"Để ăn thịt?"

"Khỉ ốm, chỉ có da bọc xương. Thịt khỉ lại tanh, không ai ăn."

"Không ăn thì bắt để làm gì?"

"Để đuổi khỉ."

"Bắt khỉ để đuổi khỉ? Tôi không hiểu."

"Cứ ở đây vài hôm thì hiểu."

 Anh Khan không giải thích. Có lẽ anh muốn dành cho tôi một lý thú bất ngờ.

Buổi sáng sớm, trời còn mát, và buổi chiều, khi mặt trời xuống lấp lửng trên đọt cây rừng, nắng cũng dịu bớt, tôi phụ anh Khan trong công việc đào hố. Anh xúc đất vào cái ki đan bằng nan trẹ Tôi kéo đất lên, đổ chung quanh hố. Anh gầy nhưng sức dẻo và bền, tôi không bì kịp. Làm việc với anh, tôi đuối, phải nghỉ từng chặp. Những lúc tôi nghỉ, anh một mình xúc từng xẻng đất quăng lên. Anh làm đều đặn, khoan thai như đang tập thể dục dưỡng sinh. Đối với anh, không có gì phải vội vàng. Anh quan niệm rằng con người lầm lẫn khi chạy đua với thời gian. Đời sống ngắn ngủi mà một lúc muốn chụp bắt nhiều thứ. Và sau cùng, cái thứ mà họ không muốn chụp bắt đến với họ. Đó là sự tử vong. Khi nằm ngắc ngoải, họ nghĩ lại và thấy rằng họ chưa kịp sống cho đúng nghĩa một người đã sống. Nghe anh bày tỏ cái quan niệm sống này, tôi rất chán, nhưng vẫn hỏi sống thế nào cho đúng nghĩa một người đang sống? Anh nói, không tham cầu, không chờ đợi, tận hưởng sự hiện hữu trong từng giây phút. Tôi hỏi tận hưởng luôn cả nghịch cảnh, và nỗi niềm đau khổ? Anh nói nghịch cảnh hay đau khổ là do tâm cảm. Tại sao không coi đó là sự thay đổi món ăn của tinh thần? Đã từng ăn những món dở, mới biết thế nào là món ngon. Tôi cười, rằng tư tưởng anh được chắp nối một phần triết Đông, một phần triết Tây. Anh nói, anh chẳng cần biết Đông hay Tây. Anh sống theo kiểu của anh. Và anh cũng nói, tôi đã đến đây rồi, nên bỏ quên sách vở, để cho cái đầu được nghỉ ngơi thư thái.

Buổi trưa, lúc trời bắt đầu nắng gắt, tạm ngừng công việc đào hố. Tôi theo anh Khan đi kiểm soát chung quanh rẫy. Có những chỗ bị chồn, sóc cắn phá làm bắp hư hại. Và, vài nơi trên những luống khoai lang bị heo rừng ủi. Anh lần theo những dấu chân, để biết lối nào heo thường vào rẫy. Phải trừ khử những con heo phá hoại này. Anh Khan nói thế.

Tôi thấy chung quanh rẫy có treo những cái thùng thiếc, buộc lòng thòng thêm vài viên đá, và nối sợi dây dài đến lều.

Tôi hỏi: "Để làm gì?"

Anh nói: "Chuyện đơn giản thế này cũng không biết. Mãi chạy theo máy móc tinh xảo, lo tìm hiểu những chuyện xa vời tận mặt trăng mặt trời, đến lúc quay trở lại với đời sống thiết thực cận kề thì loay hoay, bối rối."

"Anh chưa trả lời câu hỏi của tôi."

"Mùa bắp ra trái, thú rừng thường hay đến kiếm ăn. Nhất là khỉ, heo rừng, chồn, sóc phá hại mùa màng. Thú rừng rất sợ tiếng động. Lâu lâu, giựt sợi dây làm thùng thiếc khua động để thú rừng bỏ chạy."

"Tôi coi trong sách vở, nói người ta làm những hình nộm, trông giống như người đang giữ vườn, để đánh lừa thú vật không dám đến gần."

"Chẳng có sách vở nào nói hình nộm để đuổi thú. Hình nộm chỉ có tác dụng đuổi chim mà thôi. Trên những cánh đồng, mùa lúa chín, người ta làm hình nộm ở nơi trống trải, dễ nhìn thấy, để chim muông không dám đáp xuống ăn lúa. Còn đây là rẫy bắp giữa rừng, nhiều cây cối rậm rạp che khuất, làm hình nộm không có tác dụng với thú rừng."

Tôi đến với anh Khan được ba ngày. Lòng đã chán. Anh ít nói đến độ lầm lì. Sau những bữa cơm chiều, anh thường ngồi bập thuốc rê, trầm tự Lưng anh hơi còng xuống. Trông giống một hình tượng cô đơn, im lặng ngồi chịu đựng với thời gian. Tôi nói với anh như thế. Anh chỉ mỉm cười, xa vắng. Tôi cố gợi chuyện, bằng cách hỏi tại sao anh tách rời vợ con, lên rừng một mình như người ở ẩn? Tại sao khi ra khỏi tù, anh vụt đổi thái độ và lối sống? Anh ngó mông ra rừng, nói chậm rãi, thỉnh thoảng dừng lại một lúc lâu để bập vài hơi thuốc. Mỗi lần nhìn lại chặng đường đã đi qua, thật kinh khủng. Chiến tranh như con quái vật khổng lồ, theo nó thì bị nó ăn nuốt, cưỡng lại thì bị nó chà đạp. Đàng nào cũng chết, chỉ có điều chết trước hay sau mà thôi. Anh may mắn chưa kịp chết thì chiến tranh chấm dứt, bước sang giai đoạn khác. Trong tình thế mới, anh bị đẩy vô tù. Ở tù đã khốn nạn, nhưng ở tù dưới chế độ được mệnh danh là ưu việt, lại càng khốn nạn hơn. Những con người của chế độ ưu việt này, đã phát triển đến cao độ cái tính nham hiểm và gian trá. Họ biến tù nhân thành những con ma đói, và hạ xuống ngang hàng với súc vật. Điếu thuốc đã tàn, anh Khan ngừng lại vấn thêm điếu khác. Lúc nào cũng có điếu thuốc đang cháy khi anh nói, và anh cứ bập hoài, như để trấn an một nỗi niềm, hay để suy nghĩ, gạn lọc từng câu. Ngày anh được thả ra khỏi nhà tù, có người bạn cùng chung cảnh ngộ, kể cho anh nghe hai câu chuyện ngụ ngôn, gọi là chút quà tiễn bạn, làm vốn sống khi ra khỏi địa ngục.

Truyện một: Có một thương gia giàu có, hay đi buôn bán nhiều nơi, gom góp những vật quý trong thiên hạ về làm của riêng. Trong số những vật quý này, có con sáo biết nói tiếng người. Một hôm, người thương gia nói với con sáo rằng: "Sáo ơi, ta có việc sắp đi ngang qua quê hương thuở trước của mày. Vậy, mày có gì nhắn cho bạn cũ ở đó, ta chuyển lời chọ" Con sáo nói: "Ông chủ làm ơn cho tôi gởi lời thăm các bạn, và hỏi chúng có nhắn gì cho tôi hay không."

Khi đến quê hương của con sáo, người thương gia ngước nhìn lên vòm cây, nơi có đàn sáo đang đậu, ông nói: "Đàn sáo ơi, con sáo quý của nhà ta, gởi lời thăm chúng bây. Và hỏi chúng bây có nhắn lại lời gì cho nó hay không?" Đàn sáo im lặng. Người thương gia đứng chờ một lúc. Và lạ thay, từ trên cây, đàn sáo rớt xuống chết hàng loạt.

Người thương gia trở về, con sáo của ông hỏi: "Ông chủ ơi, các bạn tôi thế nào?" Người thương gia nói: "Ta đã chuyển lời thăm của mày, hỏi chúng có nhắn gì cho mày không, chúng chỉ im lặng. Và sau đó rớt xuống chết như bị lời trù rủa ghê gớm."

Ngày hôm sau, người thương gia thấy con sáo quý của mình nằm chết trong chuồng. Ông xách con sáo vất ra ngoài như một thứ đồ bỏ. Bỗng, con sáo vỗ cánh bay đi mất, trước sự ngạc nhiên của người thương gia.

Dứt chuyện thứ nhất, anh Khan nhìn tôi chờ đợi một sự góp ý. Tôi hỏi ý nghĩa chỗ nào? Anh giải thích, con sáo bị nhốt trong lồng vì nó có giá trị. Giả chết là một cách đánh lừa người thương gia, rằng nó không còn giá trị nữa. Nhờ thế mà nó thoát được sự giam cầm. Trong chế độ ưu việt này, người nào tỏ ra có giá trị, sẽ bị theo dõi dòm ngó. Nếu không dùng được, họ tiêu diệt, chứ không cho sống. Tốt nhất là giả ngây khờ, chẳng ai thèm để ý, sẽ được yên thân. Tôi mừng vì anh Khan đã bắt đầu tỏ thái độ cởi mở, ít ra anh cũng không còn giữ thế thủ với tôi. Còn chuyện thứ hai, tôi hỏi.

Truyện hai: Trong một buổi lâm triều, sứ giả của một nước láng giềng, dâng tặng nhà vua ba bức tượng hình người, và xin cho biết bức tượng nào giá trị nhất. Nhà vua và cả đám quần thần cầm lên, săm soi hoài, thấy ba bức tượng đều giống nhau, trọng lượng cũng bằng nhau, khó mà phân định bức tượng nào giá trị nhất. Cuối cùng, vua cho truyền rao trong dân chúng, tìm người thông minh giúp vua giải quyết vấn đề ba bức tượng.

Khi nghe chuyện này, có một nông dân cầm theo ba cọng rơm, lên đường đến kinh đô, xin vào yết kiến nhà vua để tìm hiểu giá trị của ba bức tượng. Anh xỏ cọng rơm vào lỗ tai bức tượng thứ nhất, cọng rơm thông qua lỗ miệng. Anh xỏ cọng rơm vào lỗ tai bức tượng thứ hai, cọng rơm thông qua lỗ tai phía bên kia. Anh xỏ cọng rơm vào lỗ tai bức tượng thứ ba, xỏ đến cuối cọng rơm, nhưng vẫn không thấy thông ra chỗ nào.

Anh nông dân cầm bức tượng thứ ba đưa cho nhà vua và nói, đây là bức tượng giá trị nhất.

Tôi lại hỏi ý nghĩa thế nào? Anh Khan cười, nụ cười ít thấy nơi một kẻ trầm tư, rằng nếu không có lời bình giải kiểu Mao Tôn Cương, thì tôi khó mà lãnh hội được cái thâm thúy của người xưa. Câu chuyện trên muốn nói, thứ nhất, tai nghe mà bép xép ra lỗ miệng, thì hoa. tòng khẩu xuất, nghĩa là tai hoa. theo cái miệng mà ra. Thứ hai, nghe tai này lọt qua tai kia, không nhớ gì cả, là thứ vô dụng. Cả hai loại người trên, chẳng giá trị gì. Thứ ba, nghe và cất kỷ trong lòng, không nói ra. Đây là loại người ý tứ kín đáo. Sống trong chế độ ưu việt, áp dụng Ba Không: không nghe, không thấy, không biết, có thể tránh được nhiều tai vạ. Tôi nói, tránh được tai vạ để giữ tính mệnh, nhưng sống mà buồn quá, cũng chán. Anh Khan ngước nhìn lên đám mây cao, nói trời lặng thinh, nhưng bốn mùa vẫn luân chuyển, vạn vật vẫn không ngừng sinh hoá. Không ai có thể biết được ngày mai sẽ xảy ra chuyện gì. Hãy chờ xem.

Một ngày, sau bữa cơm chiều, có hai gã người Thượng ghé rẫy của anh Khan. Anh giới thiệu, một người tên Y Nôm, người kia tên SõLum. Cả hai đều nước da ngăm đen, thân hình rắn rỏi. Họ dắt theo một con chó, loại chó săn, cao giò, bụng thon, tai vểnh, lông có vằn như cọp. Và mang theo những cái rế đan bằng mây rừng, giống cái rế lót nồi ở những vùng quê. Như đã hẹn trước, anh Khan đưa họ đi quan sát dấu chân heo rừng. Dài theo những lối heo thường ra vào phá rẫy, họ đặt những cái rế lật ngửa lên. Giữa rế để một miếng mồi bằng loại thịt đã có mùi hôi, được móc với một chùm lưỡi câu. Mỗi lưỡi câu cột dính với vành tròn phía trong của cái rế, bằng sợi cước dài khoảng gang tay.

 Tôi hỏi: " Làm thế mà có thể bắt heo rừng được sao?"

Y Nôm hỏi lại: "Chứ ông cán bộ nghĩ phải làm thế nào?"

"Tôi nghe người ta nói, dùng một thân cây níu quằn xuống làm cần bẫy, cột sợi dây làm thòng lọng, đặt trên mặt đất. Khi heo dẵm phải, cần bẫy bật, và cái thòng lọng siết giò heo treo lên."

"Ông cán bộ chỉ nghe người ta nói, chứ ông không có để cái tay làm công việc. Làm cái bẫy như thế cũng được, nhưng không tốt và có hại cho con người."

"Tại sao không tốt mà lại có hại cho người?"

Y Nôm cười, lắc đầu.

Anh Khan nói: "Nó không đủ lời giải thích đâu. Này nhé, trên đường heo đi, không dễ tìm được cây nào thích hợp để làm bẫy. Và khi đã làm bẫy rồi, không dễ gì con heo dẫm chân phải cái vòng thòng lọng. Giả dụ, heo đã dẫm vào thòng lọng, cần cây bật siết giò heo treo lên. Nó có thể cắn đứt dây, hoặc cắn đứt lìa một cái giò bỏ lại để thoát thân."

"Trời đất! Nó dám tự cắn đứt cái giò à?" Tôi kêu lên kinh ngạc.

"Có nhìn thấy cái giò bỏ lại, mới biết loài heo rừng gan dạ phi thường. Làm cái bẫy như trên, đã khó lại tốn nhiều công, nhưng kết quả rất ít. Và chừng nào heo chưa mắc bẫy thì còn duy trì cái bẫy. Nếu lỡ có ai ngang qua, vô tình dụng phải, sức bật của cần bẫy có thể gây nguy hiểm."

"Thế còn cái rế kia, bắt heo cách nào?"

"Cách nào thì chờ xem. Có thể ngày mai, ngày mốt. Không lâu đâu."

"Nếu trong vài ngày, heo không đi qua lối đặt những cái rế, thì có cần phải thay mồi không?"

"Không cần. Heo là loài ăn tạp. Mồi càng bốc mùi càng hấp dẫn."

Khi hai gã người Thượng đi khỏi, tôi hỏi anh Khan, tại sao Y Nôm gọi tôi là cán bộ? Anh nói, tất cả những ai đến với buôn bản vùng cao, mang cái dáng dấp phi lao động, chỉ biết đứng nhìn, hỏi những câu ngớ ngẩn, và chỉ trích phê bình, lý thuyết suông mà chẳng làm được gì, họ đều gọi là cán bộ. Anh nói tiếp, trong thời chiến tranh, người Thượng đã đóng góp tích cực một phần xương máu cho sự thành công chiếm đoạt miền Nam. Người ta hứa hẹn với họ, rằng họ sẽ được đền bù xứng đáng bằng cách cải thiện cho đời sống dân buôn bản tốt đẹp hơn. Nhưng chiến tranh chấm dứt đã lâu rồi, chế độ đã thành hình vững chắc, mà đời sống của họ vẫn thế, thậm chí còn khó khăn hơn. Họ không còn được làm ăn tự do nữa. Thỉnh thoảng, có những ông cán bộ từ miền xuôi lên đây, gọi sự tự do này là sự tùy tiện, thiếu tổ chức. Người ta đặt ra kế hoạch, bắt họ phải làm theo khuôn mẫu. Những kẻ không có một chút kinh nghiệm nào về đời sống giữa núi rừng, dạy khôn cho kẻ được sinh ra và lớn lên từ bao đời cha ông ở đây. Tóm lại, người ta nói về vấn đề cải thiện đời sống, mà không hề cung cấp phương tiện. Người ta chỉ muốn tổ chức lại mô hình xã hội, để dễ bề kiểm soát mà thôi. Trên đường trở lại căn lều, anh Khan nói từ ngày có tôi đến đây, anh đã phá lệ Ba Không: không nghe, không thấy, không biết.

Sáng hôm sau, anh Khan và tôi đang ăn khoai lang lót dạ, nghe có tiếng chó sủa, và tiếng kêu ơi ới ngoài rừng.

Anh Khan nói: "Y Nôm, SõLum gọi."

Tôi theo anh ra nơi đặt bẫy. Hai gã người Thượng, mỗi người cầm một cây lao, đầu có bịt sắt nhọn, đứng vây một lùm cây rậm. Con chó sủa, nhiều lần dọm mình muốn chồm vô, nhưng không dám.

SõLum ngoắc tôi: "Ông cán bộ lại đây coi."

Theo ngón tay chỉ của SõLum, một con heo rừng lông xám, hai bên mép có nanh dài và cong. Loại heo độc chiếc, đủ khả năng tách bầy, đi kiếm ăn một mình riêng lẻ. Nhìn cái tư thế mắc bẫy của con heo, tôi hiểu được tất cả những gì hôm qua còn thắc mắc. Heo táp miếng mồi, nuốt tới cổ, không trôi được vì đã mắc phải những lưỡi câu, cột bởi những sợi cước dính vào lòng chiếc rế. Vì sợi cước ngắn nên cái rế áp sát vào mõm. Heo dùng chân trước đẫy chiếc rế ra, nhưng không dám đẫy mạnh vì sợ sợi cước căng, làm lưỡi câu móc đau cuống họng. Đẫy một hồi, chân trước vô tình lọt vào một cái lỗ của chiếc rế. Coi như một cái chân đã bị trói. Cái chân trước còn lại, sẽ tiếp tục đẩy nữa, rồi cũng sẽ lọt vô cái lỗ khác, không rút ra được.

Thế là cái mỏm heo và hai chân trước hoàn toàn bị khoá bằng chiếc rế. Heo không dám làm động mạnh chiếc rế, sợ lưỡi câu móc đau cuống họng. Khi đã mắc bẫy, heo chỉ có thể lê lết xa nơi đặt bẫy một khoảng mười thước không hơn. Và, người thợ săn chỉ còn một việc phải làm sau cùng, là phóng lao đâm vào những chỗ nhược của con heo mà không sợ bị nó tấn công ngược lại.

Sau vụ bẫy heo rừng. Anh Khan nói, Y Nôm và SõLum cho biết đàn khỉ đã kéo về lảng vảng vùng này rồi. Nhưng chừng nào chúng đến tảo thanh rẫy bắp thì chưa biết. Một hôm, tôi thấy vài con khỉ lấp ló trên cây. Anh Khan nói, đó là những con tiền sát, đi dò địa bàn hoạt động. Khỉ là loài tinh khôn sau loài người. Chúng sống có đàn. Mỗi đàn có một con khỉ đầu đàn. Con này sẽ dẫn đàn đi kiếm ăn rày đây mai đó, như những bộ tộc du mục thời xưa. Chúng đến cái rẫy nào một lần, sẽ lẩn quẩn ở đó nhiều ngày, ăn cho tàn mạt rồi mới chịu đi nơi khác. Con khỉ đầu đàn, không vào rẫy. Nó ngồi trên ngọn cây cao để canh chừng, và xua con cháu vào mục tiêu, ăn cho no, còn độn hai bên má làm phần dự trữ. Trước khi rút lui, chúng còn mang theo một hoặc hai trái bắp làm chiến lợi phẩm, và đóng thuế cho con khỉ đầu đàn. Khi nào con khỉ đầu đàn la ré lên là báo hiệu có biến, đàn khỉ đang ăn sẽ bỏ chạy, mất trật tự còn hơn cuộc di tản chiến thuật từ cao nguyên về miền biển. Tôi hỏi thế những cái thùng thiếc khua động chung quanh rẫy, không có tác dụng làm chúng sợ hay sao? Anh Khan nói, cũng có tác dụng trong những lần đầu, nhưng nhiều lần sau chúng quen, không sợ nữa. Khi ta ở trong lều, thì chúng phá ngoài rẫy. Khi ta ra rẫy, chúng kéo vô trong lều, lục phá tan hoang đồ đạc.

Một buổi trưa, nghe tiếng khọt khẹt ngoài rẫy, anh Khan giựt dây khua thùng báo động và chạy ra xem. Một vạt bắp bị phá. Nhiều cây gảy gục và trái bị cạp lem nhem dang dở.

Anh nói: "Chỉ mới đợt đầu mà thiệt hại như thế, thì đàn khỉ này có thể đông gần trăm con."

Tôi ra bìa rẫy, nhìn lên những ngọn cây rừng, tất cả đều im lìm.

"Chúng đã chạy xa hết rồi." Tôi nói.

"Chưa chắc. Có thể chúng nấp đâu đó trong những vòm lá. Thử ném mạnh một viên đá lên thì biết ngaỵ"

Tôi ném viên đá, không thấy động tĩnh gì. Anh Khan ném một khúc gỗ mục lên tàng cây khác. Bỗng nghe ào ào trên cây. Bầy khỉ hốt hoảng chuyền cành, đổi chỗ ẩn nấp. Chỉ trong vài giây ngắn ngủi, tất cả đều im lìm trở lại. Nhìn kỹ sẽ thấy vài con thu mình trong lá, hai mắt thao láo nhìn xuống.

Trở lại lều, anh Khan chuẩn bị bắt khỉ bằng cách đâm một chén muối ớt thật cay, trộn với cơm nguội, để xuống hố. Anh dựng thêm một cây tầm vông từ dưới lên miệng hố, và giải thích, cây tầm vông làm cái thang cho khỉ xuống hố. Gặp cơm trộn ớt đỏ, nó sẽ bốc ăn, cay quá chảy nước mắt, nó sẽ đưa tay dụi mắt. Tôi cười, bàn tay dính ớt mà dụi vào mắt, thì chỉ còn có cách làm hiệp sĩ mù nghe gió kiếm mà thôi.

Chuẩn bị xong, anh Khan kéo tôi ra một góc rẫy, nơi bìa rừng, ngồi dưới bóng cây tọ Anh nói, bỏ trống cái lều, nhường cho bầy khỉ. Nhưng suốt chiều hôm đó, không có con khỉ nào bén mảng vào lều.

Hai hôm sau. Trên đường từ nhà Y Nôm trở về, vừa đến rẫy đã nghe tiếng con khỉ đầu đàn trên ngọn cây ngoài rừng la ré lên, anh Khan chạy vội vào lều. Bầy khỉ tuôn ra, phóng chạy. Đồ đạc trong lều bị phá tung, vất bừa bãi. Dưới cái hố, bên hông lều, những con khỉ còn kẹt lại, tranh nhau leo lên bằng cây tầm vông. Cứ con này ôm cây tầm vông leo lên, thì con kia sợ hãi nắm đuôi kéo xuống, giành leo lên trước. Rốt cuộc, không con nào lên được miệng hố. Chúng quờ quạng, loi choi, bưng mặt, dụi mắt, và la chí choé. Anh Khan rút cây tầm vông lên. Thế là những con khỉ dưới hố đã hoàn toàn bị nhốt. Tôi đếm được bảy con.

Tôi hỏi: "Đã bắt khỉ rồi. Bây giờ, làm cách nào đuổi khỉ?"

"Đến giai đoạn này, mọi chuyện sau đều dễ dàng."

Tất cả đồ nghề đã chuẩn bị từ trước. Anh Khan dùng thanh cây, một đầu có buộc thòng lọng, tròng vào cổ từng con, kéo lên, trói lại. Anh lấy kéo cắt lông trên đầu khỉ, như bị cạo trọc. Và lấy sơn màu đen đỏ trắng vàng, phết lem nhem lên đầu, lên mặt khỉ, trông rất khôi hài. Xong, anh mở trói, thả nó chạy vào rừng. Lại lôi con khác lên, hớt lông, sơn đầu...

Anh Khan giải thích, khỉ có khuynh hướng nhập bầy. Những con khỉ này, nó sẽ chạy đi tìm bầy để nhập. Nhưng những con khỉ khác không còn nhận ra bạn nữa, và tránh xa nó như con vật quái đản. Tự bản thân con vật bị sơn mặt, nó không biết nó quái đản, nên bầy khỉ càng chạy tránh, nó càng bám theo để nhập bầy. Cứ thế, một bên chạy, một bên bám riết, càng ngày càng đi xa, thật xa.

"Rồi nó sẽ về đâu?"

"Rừng núi bao la muôn trùng, ai biết sẽ về đâu."

"Những con khỉ bị bôi sơn lên mặt, rồi sẽ ra sao?"

"Cũng không ai biết sẽ ra sao. Nếu nó cứ bám riết theo bầy, có thể một ngày nào đó, con khỉ đầu đàn sẽ cắn nó chết."

Sáng mai, tôi sẽ rời khỏi lều rẫy, bỏ lại núi rừng, từ giả anh Khan để đi một nơi thật xạ. Trong đêm, tôi nằm thao thức trên chiếc võng, không ngủ được. Nhìn ánh trăng khuya lạnh lẽo soi vào căn lều trống trải, tôi nghĩ đến những ngày cô đơn của anh Khan giữa đám rẫy đìu hiu. Tôi lại nghĩ đến đàn khỉ cứ chạy mãi, chạy mãi, không biết giờ này chúng dừng lại hay chưa? Anh Khan cũng không ngủ được. Anh ngồi dậy vấn thuốc, bất ngờ anh hỏi tôi, nghĩ thế nào về những con khỉ bị sơn mặt? Tôi nói, nếu ở Âu Mỹ, Hội Bảo Vệ Súc Vật sẽ can thiệp cho nó. Anh bảo, khi tôi sang xứ người, nên tìm đến cái Hội Bảo Vệ Súc Vật, để nhờ họ che chở. Và nhớ hỏi họ, rằng giữa vùng rừng núi Việt Nam, có những "con khỉ người" đang bị sơn mặt, họ có bảo vệ không?

Lâm Chương

18 January 2021

Tin đáng chú ý: 2.000 binh sĩ Vệ binh Quốc gia tuyên thệ trở thành các phụ tá pháp lý đặc biệt

Khoảng 2.000 binh sĩ Vệ binh Quốc gia đã tuyên thệ nhậm chức phụ tá pháp lý Hoa Kỳ khi ngày tổng thống nhậm chức đang cận kề, Cục Cảnh sát tư pháp Hoa Kỳ cho biết.

Theo trang Twitter của cơ quan thực thi pháp luật liên bang, Cảnh sát trưởng Lamont Ruffin từ Tòa án quận D.C đã nhận tuyên thệ của 2.000 binh sĩ Vệ binh Quốc gia để thành các phụ tá pháp lý đặc biệt trước lễ nhậm chức tổng thống.

"Các tân phụ tá pháp lý này có thẩm quyền giới hạn và tạm thời để thực thi pháp luật nhằm bảo vệ an ninh cho buổi lễ Nhậm chức tổng thống và những biến cố liên quan". Hình trên trang Flickr của Biện lý cuộc cho thấy lễ tuyên thệ nhậm chức của các phụ tá pháp lý này diễn ra vào ban đêm.

Biện lý cuộc Hoa Kỳ đã không trả lời lập tức theo yêu cầu từ Đại Kỷ Nguyên về nhiệm vụ của các tân phụ tá pháp lý đặc biệt này.

Tuần trước, các quan chức xác nhận rằng có tới 25.000 thành viên Vệ binh Quốc gia đã được triển khai đến Đặc khu Columbia cho Ngày nhậm chức.

Một tuyên bố từ Quân đội cho các hãng tin hay là việc gia tăng Vệ binh là để hỗ trợ "nhiệm vụ thực thi pháp luật liên bang và chuẩn bị an ninh" buổi nhậm chức, và nhiệm vụ này do Cơ quan Mật vụ Hoa Kỳ điều khiển.

“Các binh sĩ và phi công Vệ binh Quốc gia của chúng ta được bố trí xung quanh thành phố để bảo vệ Thủ đô của quốc gia chúng ta,” Cục trưởng Cục Vệ binh Quốc gia, Tướng Daniel Hokanson cho biết trong tuyên bố. 

(TTR dịch từ The Epoch Times-NTD)



Người bạn ...hoa bằng lăng!

Gửi Tôn Thất Tuệ

Theo thời gian cái hừng hực bớt nóng bỏng, cái đam mê bớt ngấu nghiến, cái bực bội chỉ còn là cái chép miệng thở dài,

Cũng may là cái đẹp người ta thích giữ, cái bực bội dễ quên. Có như vậy mới sống được. Sống vui. Vui mà sống. Những cái không vui thì "thây kệ". Trong "Trưa Nắng Nơi Tạm Dung"*, quần áo bám bụi, mồ hôi nhếch nhém, tưởng như cuộc đời chẳng còn gì. Ấy thế mà không ngờ vẫn còn một cành bằng lăng sắc hoa tim tím đang mỉm cười: không phải với gió? nhưng là với ta?

Người mẹ nào lòng cũng bao la. Mẹ thiên nhiên cũng vậy, luôn luôn tìm lời an ủi. Hoa bằng lăng chẳng phải vô tình đứng đó nhưng rõ ràng nhánh hoa được gửi xuống như một lời an ủi, vỗ về những người không còn biết tâm sự cùng ai ngoài chính mình. Nhánh bằng lăng đong đưa tươi vui như thế, vậy mà có người cứ đòi chặt bỏ. Thế mới biết lời an ủi không phải ai cũng biết đón nhận!
"Tôi đau đớn nhìn hai gốc cây đen sì mất trong đống cỏ mục và chính chúng cũng bắt đầu mục. Tôi nhất quyết không bao giờ cho đốn cây bằng lăng."
Một lần nữa tác giả lại bắt gặp hoa bằng lăng nở nơi xứ người. Chúng tôi cùng sống trong một trại tạm giữ hai năm ở Thái Lan trước khi được nhận đi định cư ở nước thứ ba, tôi và anh, người viết những hàng "Trưa Nắng Nơi Tạm Dung" rất chân tình và an nhiên ấy.

Trong "Trưa Nắng Nơi Tạm Dung", những nét mờ nhạt của trại tù cải tạo đã làm nổi bật những cánh hoa bằng lăng tim tím. So với những năm đằng đẵng tù đầy ấy thì nay một vài năm bị tạm giữ nơi đây có đáng chi.

**

Thảm họa và thiên tai. Những toa xe chở dầu trật bánh nổ như những trái bom, thiêu rụi làng xóm. Những cơn mưa tầm tã như thác lũ trút xuống thành phố của miền ôn đới, chưa từng thấy. Lụt lội bất ngờ. Cư dân hoảng hốt ...
"Trong tháng bảy nầy tôi đều gởi email cho các thân hữu ở Canada thăm hỏi. Tôi biết chắc anh cùng các thân hữu ấy đều an toàn trước những thiên tai do lầm lỗi con người hay do thiên nhiên. Nhưng tôi vẫn email để cầu mong tất cả tiếp tục an lành."
Nói là bạn, nhưng về văn chương học thuật anh là bậc thầy. Anh không viết nhiều, nhưng những nhận định của anh về nhiều vấn đề thường rất đúng dắn, chính xác, mang nhiều ý nghĩa khơi mở. Nhiều khi những chia sẻ của anh tựa hồ như những vỗ về an ủi:
"Tôi hay ngắm những bức tranh của anh và tôi thấy có một nét chung: luôn có một yếu tố riêng rẽ giữa một bối cảnh rất nhiều yếu tố chằng chịt với nhau như một lữ hành có cá tính riêng giữa một đám đông; cô đơn mà không cô quạnh."
Mà:
"Sự cô đơn chính là yếu tố quan trọng trong cuộc sống và nghệ thuật"
Suy tư thường đến trong cảnh cô đơn. Nhiều người nghĩ thế, anh nghĩ thế, vì đó là tự nhiên. Rõ ràng cô đơn ở đây, nguồn của sáng tác, chính là một ân huệ chứ không phải một nghịch cảnh. Có thể nào nghĩ rằng nghệ sĩ thường nuông chiều cô đơn, nâng niu nó như một người bạn đường quí giá...

Khúc Ca Nắng Hạ, sơn dầu

Biết rằng có người đứng ngắm tranh mình vẽ đối với họa sĩ đã là một niềm hạnh phúc. Nếu người thưởng ngoạn lại chia sẻ cảm nghĩ thì còn gì vui hơn. Nhưng rất tiếc khi thưởng thức một áng văn thơ, một tác phẩm nói chung, người thưởng ngoạn thường dừng lại không nói ra những cảm xúc hay phân tách khiến tác giả nhiều khi thấy tựa như đã đem kết quả tim óc của mình gắn vào hỏa tiễn phóng lên không trung, không phải để lên mặt Trăng hay vào sao Hỏa mà là lạc vào không gian vô tận.

Buồn thay cất tiếng gọi mà không nghe được tiếng trả lời, đến như cả âm vang của tiếng gọi dội về từ rừng núi cũng không!

Cám ơn anh, người bạn ...hoa bằng lăng.

A.C.La
__________ 
(*) Tùy bút, Tôn Thất Tuệ, đã đăng.

Rồi, Mẹ Đi - thơ

17 January 2021

Dư luận giật gân: Liệu Biden và Obama có bị xử* về tội phản quốc chăng?

BẢN ÁN ĐÃ RÕ

Nhưng trước hết, đây là âm mưu tội phạm có tổ chức cao nhằm đánh cắp hoàn toàn cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020.

Obama đã âm mưu với cựu Thủ tướng Ý Matteo Renzi để thuê một nhà thầu quốc phòng hàng không vũ trụ Ý - Leonardo S.p.A. - thực hiện một kế hoạch chuyển đổi phiếu bầu lớn qua vệ tinh thay mặt ứng cử viên tổng thống Joe Biden là người thất bại một cách thê thảm. Ngay cả Vatican cũng dự phần trong âm mưu tội phạm quốc tế phức tạp này nhằm đánh cắp Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020 ngoài ra còn có các phần tử bất hảo ở Vương quốc Anh, Đức, Israel và một số nưóc khác. 

Nhân chứng Arturo D’Elia, người đã nộp bản khai hữu thệ, chuyên viên tham vấn bảo mật điên toán và dữ liệu của tại Cơ quan Thông tin và Truyền thông của NATO ở Rome, khai rằng đã sử dụng các khả năng mã hóa chiến tranh mạng tầm quân sự  để thực hiện chuyển đổi phiếu bầu từ Tổng thống Trump sang Ứng cử viên Biden trong đêm bầu cử khi viêc lập bảng thay đổi đầy bí ẩn trong các tiểu bang tranh chấp then chốt.

(Nguồn: Luật sư người Ý Alfio D’Urso đại diện cho Leonardo) 

Rất rõ ràng: nếu có hai cá nhân trong toàn bộ nền chính trị Hoa Kỳ có động cơ cực kỳ cao để đánh cắp cuộc bầu cử này, thì đó là Barack Hussein Obama và Joseph Robinette Biden Jr.

TẠI SAO?

Bởi vì cả hai đều quýnh quáng tìm cách che đậy hàng loạt tội ác kéo dài 8 năm của họ, cũng như che giấu làn sóng tội phạm 4 năm tiếp theo của họ trong nhiệm kỳ của Trump — đó là lý do tại sao!

Trước thực tế không thể chối cãi này, bộ đôi tội phạm vô song Obama-Biden không dừng lại ở việc đánh cắp cuộc bầu cử từ Trump.

Trên thực tế, khối lượng bằng chứng vững chắc rốt ráo mang tính tội ác rõ ràng đến nỗi  người dân Mỹ phải đối mặt với những tội tử hình như phản quốc, lừa người dân chống lại chính phủ, gián điệp, v.v. là những tội do cả hai kẻ tham ô được thế lực ngầm chỉ đạo để hoàn tất vụ trộm cắp. 

Chừng nào cặp toa rập tội phạm Biden-Obama không bị truy tố ở mức tối đa của pháp luật, thì Cộng hòa Hoa kỳ sẽ thực sự chấm dứt tồn tại./.

________________

(*) Chú thích: Will Biden and Obama Be Executed for Treason? Nguyên ngũ:  Execute là hành quyết, xử tử.

Nguồn:

Will Biden and Obama Be Executed for Treason? | Politics | Before It's News

16 January 2021

Tiếng hát Lệ thu

Chung Áo Tình Quê, thơ


Chung Áo Tình Quê

Thu lạnh vừa hôn yêu dấu ơi
Chung môi nhóm lửa thơ rong chơi
Tiếc hè mưa nắng xuân hoa bướm
Chung áo tình quê đông quen hơi

Vườn thơ sầu mộng em anh tưới
Nước mắt mồ hôi yêu chắt chiu
Cho chim làm tổ ong nuôi mật
Cu kêu tết lớn mau dựng nêu

Cho em nho nhỏ ngọt ngào duyên
Cây đa hoá đá trăng thuyền quyên
Chú cuội hằng nga hồng trong trắng
Cò cò trốn kiếm hứng tình tiên

Cởi áo phong sương đau buồn vứt
Khổ tận cam lai thơm liêu trai
Câu thơ ghép nhạc hòa sữa mẹ
Bờ mê bến yêu hồng trần bay

Thu lạnh vừa hôn thật tuyệt vơi
Chung môi nhóm lửa tình hụt hơi
Tiếc hè mưa nắng xuân xanh mộng
Chung áo tình quê đông ôm lời ..

MD.09/13/12
LuânTâm

13 January 2021

Vì sao bầu cử Mỹ 2020 trở thành cơ hội lựa chọn của cả thế giới?

Mục lục bài viết

Tổng thống Trump đã động chạm đến lợi ích của ai?

Nước Mỹ đang sụp đổ và ông Trump xuất hiện

Trump chống lại sự xâm nhập của ĐCSTQ, bảo vệ nhân quyền và tự do tín ngưỡng

Nhiều kênh truyền thông nước Mỹ đã biến chất

Kết luận 

**

- Ngọc Mai


“Ủng hộ Trump không phải là một lựa chọn chính trị đơn giản, đó sự lựa chọn của đạo đức và lương tri”.

Tác giả Tian Yun đã có bài bình luận về nguyên nhân sâu xa vì sao bầu cử Mỹ lại trở thành cuộc chiến quan trọng giữa chính và tà.

Trong những ngày qua, nước Mỹ và thế giới đã chứng kiến ​​những tiết lộ đáng kinh ngạc: Một lượng lớn phiếu bầu đáng ngờ xuất hiện, khiến số phiếu cho Cựu Phó tổng thống Biden tăng vọt chỉ trong vài giờ. Trong khi đó, các phiếu bầu hợp lệ cho Tổng thống Trump bị vứt bỏ, sửa đổi hoặc thậm chí là vô hiệu hóa, các giám sát viên của đảng Cộng hòa bị cấm cửa khỏi trung tâm bầu cử, nhiều kênh truyền thông dòng chính nhanh chóng chúc mừng Biden đắc cử, một số chính trị gia đã gửi lời chúc mừng “sớm” cho Biden, các công ty công nghệ lớn kiểm duyệt nội dung liên quan đến bầu cử…

Hàng loạt các gian lận bầu cử đã được báo cáo; như điều tra của tổ chức Giám sát Tư pháp (Justice Watch) cho thấy số lượng cử tri đăng ký ở 353 quận thuộc 29 tiểu bang của Hoa Kỳ vượt quá 100%; người chết đi bỏ phiếu; 600.000 phiếu bầu không khớp chữ ký; trẻ sơ sinh cũng bầu cử tại Nevada… Nhưng nhiều kênh truyền thông dòng chính vẫn phớt lờ các bằng chứng này và cho rằng Tổng thống Trump đã đưa ra các “cáo buộc vô văn cứ”.

Vậy điều gì nằm sau hành động phớt lờ sự thật, chà đạp nguyên tắc cạnh tranh công bằng và ủng hộ cho hành vi gian lận quy mô lớn này?

Ngày 5/11, Tổng thống Trump tuyên bố trong một cuộc họp báo rằng ông phải đối mặt với sự can thiệp chưa từng có từ các kênh truyền thông lớn, các công ty công nghệ và tập đoàn lớn. Vậy tại sao ông Trump phải đối mặt với sự can thiệp mạnh mẽ này?

Tổng thống Trump đã động chạm đến lợi ích của ai?

Trong lời tựa của cuốn sách Great Again: How to Fix the Lame America, Tổng thống Trump đã nêu rõ tâm huyết và sứ mệnh của mình:

“Đột nhiên, những người không bao giờ quan tâm đến bầu cử, hoặc không bao giờ bỏ phiếu, đổ xô đến mít tinh của chúng tôi. Quy mô của cuộc tụ họp rất lớn và nhiều người đến khó tin. Lòng nhiệt tình này là đến từ sự yêu mến thuần túy dành cho những điều chúng tôi đã làm. Giới truyền thông, các chính trị gia và cả những người được gọi là lãnh đạo quốc gia tỏ ra hoảng sợ. Nhưng tôi vẫn kiên trì, hướng về người dân bởi vì tôi không cần hỗ trợ tài chính của bất kỳ ai, tôi cũng không cần ai đồng ý với những điều tôi đã nói hoặc làm. Tôi chỉ muốn làm điều đúng đắn. Tôi nhất định phải làm. Tôi không có lựa chọn nào khác”.

Tháng 1/2017, ông Donald Trump tuyên thệ nhậm chức, bắt đầu hành trình “đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Trong 4 năm qua, Tổng thống Trump đã đặt lợi ích của nước Mỹ và người dân Mỹ lên hàng đầu, đồng thời thực hiện hàng loạt cải cách trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao, thực hiện cam kết của mình một cách nghiêm túc, gây ra những chấn động trên thế giới.

“Tôi muốn đưa Hoa Kỳ trở lại, để nó một lần nữa vĩ đại và thịnh vượng”, Tổng thống Trump đã nói như vậy và đó cũng là cam kết của ông.

Ông muốn “tát cạn đầm lầy” Washington, do đó đã động chạm đến quyền lợi của số lượng lớn các chính trị gia và tập đoàn tài chính. Mặt khác, ông tôn thờ Chúa, bảo vệ các giá trị truyền thống, bác bỏ chủ nghĩa xã hội, từ đó kích động sự căm thù của những phần tử “tự do” và “cấp tiến”.

Kết quả là, giới chính trị, kinh doanh, truyền thông và cả những người thiên tả đã kết hợp lại để phát động cuộc tấn công, lên án chống lại Tổng thống Trump trong 4 năm, cho tới thời điểm bắt đầu cuộc bầu cử 2020.

Tổng thống Hoa Kỳ chỉ nhận lương một đô la hàng năm, làm việc không mệt mỏi để tái thiết nước Mỹ trở thành quốc gia hùng mạnh đã nhận phải sự thù địch và phỉ báng chưa từng có. Vị tổng thống giành được sự ủng hộ mạnh mẽ của cử tri đa sắc tộc, thu hút lượng lớn người ủng hộ tới các buổi mít tinh “bằng một cách nào đó” đã bị cướp mất kết quả bầu cử trong khi đang dẫn trước.

Những hiện tượng hoang đường này phản ánh rằng sự căm ghét đối với Trump không chỉ đơn thuần là tranh chấp đảng phái trên bề mặt. Đây là sự lựa chọn đạo đức sâu sắc hơn: Quay về với truyền thống, duy trì công lý; hoặc đi chệch khỏi các chuẩn mực đạo đức và đứng vào hàng ngũ của cái ác.

Nước Mỹ đang sụp đổ và ông Trump xuất hiện

Trong nhiều thập kỷ, lý tưởng và chính sách của cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ tại Mỹ dần nghiêng về cánh tả, trong đó Đảng Dân chủ có khuynh hướng thiên tả nhiều hơn. Sự thay đổi này tỷ lệ thuận với việc các kênh truyền thông dòng chính, giới văn hóa, giải trí chủ lưu của nước Mỹ cũng có khuynh hướng thiên tả. Hậu quả thể hiện ở sự tuột dốc của đạo đức xã hội, đàn áp tự do tín ngưỡng tôn giáo và ngôn luận báo chí. Đồng thời ĐCSTQ đã xâm nhập vào Hoa Kỳ thông qua việc câu kết, giao dịch với những kẻ tham nhũng trong giới chính trị và kinh doanh. Lợi ích của nước Mỹ bị tước bỏ, gốc lập quốc của nước Mỹ bị ăn mòn.

Cách đây 5 năm, hai nhà bình luận chính trị người Mỹ đã nói: “Nước Mỹ đang sụp đổ.” “Tất cả những điều Marx mơ ước hồi đó đều đang ở ngay trước mắt chúng ta”.

Trong khi nhiều người theo Đảng Bảo thủ lo lắng về tương lai của Hoa Kỳ, Donald Trump đã bước vào tòa Bạch Ốc và dẫn dắt Hoa Kỳ trở lại truyền thống. Tổng thống Trump tôn trọng sinh mệnh, quý trọng Hiến pháp, quan tâm đến luật pháp và trật tự, ông cũng thề sẽ không bao giờ để Hoa Kỳ trở thành một nước xã hội chủ nghĩa. Điều này là để áp chế sự xâm nhập của các thể lực phản truyền thống vào nước Mỹ, có thể nói ông đã lật ngược tình thế của xu hướng thiên tả.

Vài tháng trước, ba cử tri gốc Latinh ở California nói: “Miễn là ông ấy (Trump) còn nắm quyền, ông ấy sẽ cho chúng tôi mọi thứ. Chúng tôi không phải lo lắng về bất cứ điều gì. Chúng tôi tin tưởng ông ấy”.

Trump chống lại sự xâm nhập của ĐCSTQ, bảo vệ nhân quyền và tự do tín ngưỡng

Chống lại Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là một trong những thành tựu quan trọng nhất của Tổng thống Trump trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình. Trong nhiều thập kỷ qua, chính quyền Trump là chính phủ Hoa Kỳ cứng rắn nhất với ĐCSTQ. Một số chính trị gia cấp cao bao gồm Phó Tổng thống Pence và Ngoại trưởng Pompeo đã nhiều lần có bài phát biểu quan trọng, lên án việc ĐCSTQ vi phạm nhân quyền và đánh cắp công nghệ của Mỹ.

Dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Trump, chính phủ Hoa Kỳ đã đưa ra các biện pháp đối phó với ĐCSTQ, như chiến tranh thương mại, truy quét gián điệp công nghệ của ĐCSTQ, điều tra bộ máy truyền thông chính thức của ĐCSTQ ở Hoa Kỳ, đóng cửa Tổng lãnh sự quán ĐCSTQ ở Houston, đóng cửa các Viện Khổng Tử… Mặt khác, Tổng thống Trump tích cực bảo vệ quyền tự do của người dân Trung Quốc, ông đã ký “Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông” và lên án cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ.

Dưới sự lãnh đạo của chính quyền Trump, ngày càng có nhiều quốc gia dám nói “không” với ĐCSTQ. Cục diện chính trị thế giới đang thay đổi và chính nghĩa đang trỗi dậy.

Quá trình thâm nhập vào xã hội phương Tây của ĐCSTQ liên tục gặp trở ngại, Trung Cộng ngày càng bị cô lập, điều này khiến Trung Cộng hận thấu xương Tổng thống Trump. Trong vài năm qua, các kênh truyền thông của ĐCSTQ đã phát huy hết công suất để chế giễu và xúc phạm Tổng thống Trump và các quan chức Hoa Kỳ, những người đã nhìn thấu bản chất ĐCSTQ, tấn công hệ thống dân chủ của Mỹ, và hả hê trước dịch bệnh và bạo loạn ở Hoa Kỳ. Đối với những chính trị gia và doanh nhân Mỹ có quan hệ mật thiết với ĐCSTQ, Trump đã cản đường kiếm tiền của họ, khiến cho ông cũng rơi vào tầm công kích của họ.

Tóm lại, lý do khiến Tổng thống Trump gặp phải sự phản kháng lớn trong thời gian cầm quyền là vì ông đã dám bảo vệ truyền thống, chống lại quyền lực và lợi ích của các thế lực ngầm. Vì vậy, ủng hộ Trump không phải là một lựa chọn chính trị đơn giản, đó sự lựa chọn của đạo đức và lương tri.

Nhiều kênh truyền thông nước Mỹ đã biến chất

Bốn năm trước, hầu hết truyền thông dòng chính ở Hoa Kỳ ủng hộ Hillary Clinton; bốn năm sau, có nhiều hơn các kênh truyền thông chủ lưu công khai ủng hộ Biden.

Trong bốn năm qua, truyền thông cánh tả đã tấn công mạnh mẽ Tổng thống Trump. Họ phớt lờ hoặc coi thường những thành tựu chính trị của ông, lan truyền những tin tức sai sự thật như “mối quan hệ của Trump và Nga”, gây ra cơn sóng chỉ trích chưa từng có với tổng thống đương nhiệm. Một số kênh truyền thông xưng là “trung lập” và thậm chí thiên hữu đôi khi cũng tham gia vào quá trình nhào nặn thông tin, tạo thành việc tin tức bị bóp méo nghiêm trọng trong một xã hội tự do.

Video liên quan: Đảng Dân chủ và giới truyền thông đã dựng lên một âm mưu gian lận cử tri rất toàn diện và triệt để

Trong cuộc tổng tuyển cử này, các kênh truyền thông dòng chính là trợ thủ đắc lực cho Biden. Họ không chỉ vứt bỏ trách nhiệm báo cáo và điều tra sự thật mà còn che đậy các bê bối giao dịch của gia đình Biden với ĐCSTQ và UKraine. Ngoài ra các kênh thông tin này hợp tác với một số chính trị gia để thao túng kết quả bầu cử. Đối mặt với hàng trăm nghìn báo cáo về gian lận bầu cử, các kênh truyền thông này vẫn gọi đó là các “cáo buộc sai trái”.

Kết luận

Mặc dù phe cánh tả tỏ ra hung hãn nhưng chính nghĩa sẽ không im lặng. Hiện Tổng thống Trump và đội ngũ của ông đã đưa ra tuyên bố: Kết quả cuộc bầu cử không phải do truyền thông quyết định mà phụ thuộc vào lá phiếu chính đáng của người dân. Một số thủ tục pháp lý kiện tụng đang được khởi động, đường dây nóng báo cáo gian lận bầu cử đã tiếp nhận hơn 200.000 vụ việc.

Ngày 6/11, Chủ tịch Ủy ban Bầu cử Liên bang Hoa Kỳ Trey Trainor tuyên bố ông tin rằng gian lận bầu cử đang diễn ra ở các bang vẫn đang kiểm phiếu. Ông nói rằng nếu luật pháp không được tuân thủ, cuộc bầu cử sẽ là “phi pháp”.

Ngày 7/11, những người ủng hộ Tổng thống Trump đã tổ chức các cuộc diễu hành ở nhiều bang để phản đối gian lận bầu cử, phủ nhận chiến thắng của ông Biden và yêu cầu “ngừng đánh cắp [cuộc bầu cử]” (Stop the Steal). Họ nói rằng sẽ sát cánh với ông Trump để bảo vệ Hiến pháp và bảo vệ nước Mỹ.

Cuộc bầu cử ở Mỹ là một tấm gương, phản chiếu cuộc khủng hoảng đạo đức mà nhân loại đang phải đối mặt. Trong sự hỗn loạn của thiện và ác bị đảo lộn, thế giới cần những kênh truyền thông có lương tâm và lòng can đảm, đứng lên đấu tranh cho sự thật và công lý.

Còn quá sớm để kết luận cho người chiến thắng bởi cuộc bầu cử – trận chiến chính tà này – vẫn chưa kết thúc.

Ngọc Mai 
(DKN)

Tùy bút

H ình như thuở đó có một học sinh nghèo "ngoại đạo" mới vừa 16 tuổi, quê mùa nhút nhát, đang nuôi dưỡng một tình "yêu-hoa-cúc...