30 May 2019

Tin tóm lược

Việt Nam: Bản tuyên bố phản đối TQ làm cao tốc Bắc-Nam lan truyền trên mạng

Một bản tuyên bố “phản đối dự án đường cao tốc Bắc-Nam” đang lan truyền trên mạng xã hội trong những ngày gần đây.  Bản tuyên bố của “các tổ chức xã hội dân sự và người dân khắp nơi” ở Việt Nam yêu cầu chính quyền “không vay vốn và nhận đầu tư từ Trung Quốc” cho dự án này, vì lo ngại về phẩm chất, và an ninh, chính trị.

Nhiều người sử dụng Facebook, trong đó có các nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh và Huỳnh Ngọc Chênh, đã và đang chia sẻ bản tuyên bố trên trang cá nhân. Lời phản đối tương tự cũng được đăng trong diễn đàn Bàn luận về Kinh tế-Chính trị có hơn 190.000 thành viên và nhận được hàng chục lời bình luận ủng hộ.
**
Australia: Tia Laser trên Biển Đông

Một nguồn tin quân sự Australia giấu tên cho biết các trực thăng của hải quân nước này gần đây thường bị tấn công bằng tia laser khi thực hiện nhiệm vụ bay đêm trên Biển Đông. Các phi công bị chiếu tia laser thường phải hủy nhiệm vụ và quay về tàu để kiểm tra sức khỏe.

Nguồn tin không nói rõ các trực thăng quân sự này bị chiếu tia laser như thế nào và vì sao phi công cần được kiểm tra y tế. Tia laser được cho là xuất phát từ các tàu cá trên biển, nhưng truyền thông Australia cho biết hiện chưa thể xác định được đó có phải là tàu treo cờ Trung Quốc hay không. Bộ Quốc phòng Australia chưa bình luận về sự việc này.
**
Thương chiến Mỹ-Hoa và Việt Nam

Một hậu quả của trận thương chiến giữa Hoa Kỳ và Hoa Lục là trong Quý 1 năm 2019 số xuất cảng của Hoa Lục vào thị trường Mỹ giảm gần 14% mà xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ lại tăng hơn 40% so với năm ngoái.

Thế nhưng chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa cảnh giác rằng, do trận thương chiến Mỹ-Hoa, nhiều doanh nghiệp Hoa Lục đã đầu tư mạnh hơn vào Việt Nam, trong bốn tháng đầu năm, số đầu tư lên tới 65% của cả năm ngoái: họ rời cơ sở sản xuất vào Việt Nam để tránh thuế của Hoa Kỳ. Vì vậy, Việt Nam nên kiểm lại xem là trong lượng hàng bán qua Mỹ, có bao nhiêu là của doanh nghiệp Trung Quốc hầu khỏi có hiện tượng “Hồn Trung Hoa, da hàng Việt”, nôm na là dán nhãn “Chế tạo tại Việt Nam” lên hàng Hoa Lục để bán cho Mỹ. Nếu tỷ lệ này quá lớn, Việt Nam sẽ hết được Hoa Kỳ ngầm nâng đỡ như chúng ta đã thấy mà còn bị vạ lây vì được coi là một chi nhánh của Bắc Kinh.
**
Tại sao ông phản đối dự án khai thác bo-xit tại Tây Nguyên?, GS Nguyễn Huệ Chi trả lời phỏng vấn của báo Yomiuri.

"Nguyễn Huệ Chi (NHC): Không phải chỉ riêng tôi mà bất kỳ người Việt có lương tri nào cũng phản đối, vì đây là một dự án chưa thấy đem lại lợi ích gì cho đất nước mà nguy cơ tàn phá môi trường, tiêu diệt hệ sinh thái phong phú, và để lại những hậu quả nghiêm trọng về nguồn nước độc hại cho không chỉ riêng Tây Nguyên mà cả một vùng đồng bằng rộng lớn phía Nam Việt Nam, và không phải chỉ trong dăm mười năm mà trong ba bốn mươi năm hoặc lâu hơn thế, thì đã rành rành ra đấy."

"Đáng nói hơn nữa là nó đảo lộn đời sống của đồng bào người Thượng, thêm nhiều tập quán văn hóa lâu đời của nhiều tộc người Tây Nguyên rồi sẽ bị xóa bỏ. Sẽ nguy hiểm đến thế nào nếu người các dân tộc ở đây không còn không gian truyền thống để sinh hoạt và không còn duy trì được bản sắc văn hóa của mình?"
. . . .

"Đem đất nước và dân tộc ra mà thử nghiệm mà về kinh tế chỉ có thể trông mong hòa trong khi về tất cả các mặt khác lại không hòa mà thua trắng, chỉ có đám “đỏ đen” chứ có ai trung thực và yêu nước mà lại chịu đựng nổi lối tư duy cờ bạc đó? Cái hậu họa dứt khoát sẽ đến ngay nhãn tiền. Vì nghĩ thế, tôi và một số anh em tâm huyết đã phản đối dự án này." (RFA)
**
Thượng Tướng Ngụy Phượng Hòa, Bộ trưởng Quốc Phòng Tàu Cộng đến Hà Nội

Bộ trưởng Quốc Phòng Tàu Cộng, Thượng Tướng Ngụy Phượng Hòa, dẫn đầu đoàn đại biểu Quân sự cấp cao sang thăm Việt Nam từ ngày 27-29-5. Sau lễ đón vào chiều 27/5, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Quốc phòng CS Việt Nam, đã hội đàm với Đoàn Tàu Cộng tại Trụ sở Bộ Quốc phòng ở Hà Nội.

No comments:

Post a Comment