Dạo:
Mưa đây sẽ có lúc ngừng,
Nhưng mưa quê cũ biết chừng nào thôi.
*
Mưa Trên Đất Trại
(Kỷ niệm kỳ cắm trại chung của hai Liên Đoàn
Hướng Đạo -- Văn Lang và Hùng Vương -- dịp
cuối tuần Memorial Day tại Fiesta Island, San Diego.
Trại được Trời thương ban cho hai trận mưa!)
Dãy lều ướt nằm im lìm chịu trận,
Cơn mưa dầm còn nấn ná lê la.
Dưới gốc thông thui thủi một bóng già,
Mắt hấp háy nhìn ra bờ biển vắng.
Trời u ám, mây đen dày trĩu nặng,
Ngày bắt đầu, thiếu hẳn tiếng chim mai,
Nước trên cao vẫn tuôn chảy miệt mài,
Mặt trời sợ, trốn hoài không chịu ló.
Đám trại sinh nho nhỏ,
Hé cửa lều trong xó tối nhìn ra,
Thấy đầy trời mù mịt mưa sa,
Vội rụt cổ, hít hà đi ngủ lại.
Mưa vẫn trút, người như ngây như dại,
Tay cầm dù, chân chậm rãi bước quanh,
Khu đất trại buồn tênh
Buồn như kiếp độc hành nơi lữ thứ.
Mấy mươi năm biệt xứ,
Kỷ niệm xưa đà lúc nhớ lúc quên.
Cơn mưa về từ lúc quá nửa đêm
Làm thức dậy bao nỗi niềm chôn chặt.
Mưa dai dẳng, hết khoan rồi đến nhặt,
Cứ dập dồn quấn chặt bước chân côi.
Hồn bâng khuâng nhập vào tiếng mưa rơi,
Đổi thay tựa bóng hoa trôi đầu sóng.
**
Mưa có lúc thật khoan thai mềm mỏng,
Như bóng tà áo trắng cổng trường xưa,
Rụt rè qua hàng ánh mắt đón đưa,
Con tim tuổi học trò chưa vướng bận;
Lúc cuồng nộ như tiếng gầm uất hận,
Của người đang đánh trận phải quy hàng,
Trong khi còn chiến đấu dở dang,
Để gánh chịu trăm ngàn điều tai ngược;
Lúc day dứt như nỗi buồn mất nước,
Cảnh thanh bình ngày tháng trước còn đâu,
Quê hương thành một ngục tối khổ đau,
Chìm trong đáy vực sâu đầy máu lệ;
Lúc tấm tức như lời con khóc mẹ,
Mẹ khóc con kể lể suốt canh sầu,
Trẻ khóc già bên cạnh chén thuốc sâu,
Già khóc trẻ trên chuyến tàu thăm viếng;
Lúc tê tái như hồn người vượt biển,
Xác thân đà tan biến giữa đại dương,
Vì tự do liều chết bỏ quê hương,
Ngờ đâu phải lối đoạn trường gửi mạng;
Lúc buốt giá tựa tấm lòng tỵ nạn,
Bao năm qua nhìn bè bạn mất dần,
Quanh quẩn còn chỉ có ít người thân,
Tuổi trời cũng đang tiến gần tới mức;
Lúc thê thiết như tiếng gào uất ức,
Của người dân bị áp bức triền miên,
Mấy mươi năm dưới tay lũ bạo quyền,
Tai ách vẫn đến ngày đêm không ngớt.
**
Trời đổi sắc, mây đen dần thưa thớt,
Trận mưa dài cũng nhẹ bớt rồi tan,
Các trại sinh nhanh nhẹn xếp chăn màn,
Rồi hí hửng vầy đoàn vui hể hả.
Trên đất khách, mưa xong là nắng hạ,
Nhưng quê nhà, từ đại họa năm nao,
Những cơn mưa nước mắt trộn máu đào
Vẫn ồ ạt tuôn trào không chịu dứt.
Trần Văn Lương
Fiesta Island, 5/2019
31 May 2019
Mưa Trên Đất Trại, thơ
SpaceX phóng 60 vệ tinh cung cấp Internet tốc độ cao cho toàn thế giới
Tập đoàn Công nghệ thám hiểm không gian SpaceX của tỷ phú người Mỹ Elon Musk ngày 23/5 đã phóng hỏa tiễn Falcon 9, mang theo 60 vệ tinh đầu tiên trong dự án Starlink, lên quỹ đạo Trái Đất.
Vụ phóng này nhằm thực hiện chương trình của SpaceX trong việc cung cấp Internet tốc độ cao trên khắp thế giới thông qua hệ thống 12.000 vệ tinh bao trùm Trái Đất.
Vụ phóng được thực hiện ở bang Florida. Tầng 2 của hỏa tiễn sẽ bắt đầu tách ra khoảng 1 giờ sau vụ phóng, khi đạt độ cao 440km. Sau đó, các vệ tinh sẽ di chuyển vào quỹ đạo thấp ở độ cao khoảng 550km.
Quỹ đạo này cao hơn so với Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS), song lại thấp hơn so với đa số các vệ tinh hiện nay. Độ cao nhất trong quỹ đạo địa tĩnh mà vệ tinh hoạt động hiện nay là 36.000km.
Ban đầu, vụ phóng này được dự trù thực hiện vào tuần trước song đã phải hoãn tới hai lần do gió to và phần mềm cần được cập nhật. Mỗi vệ tinh này nặng 227kg.
Với 60 vệ tinh được phóng lần này, đây là lần chuyên chở nặng nhất của Falcon 9.
Dự án Starlink sẽ chính thức hoạt động khi có khoảng 800 vệ tinh được đưa lên quỹ đạo. Như vậy, SpaceX cần tiến hành thêm hơn 10 vụ phóng nữa./.
Hạ nhục Dân tộc Việt, gã Tàu khựa bị nữ nhi Việt tấn công
THÁI LAN: Trinh Dương, một cô gái người Việt đang làm việc tại thủ đô Vọng Các ở Thái Lan hiện nổi tiếng như cồn trên mạng internet với hành động đánh thẳng vào mặt một gã Tàu khựa, sau khi tay này tuyên bố Việt Nam là một tỉnh thuộc Trung Cộng và dân Việt là nô lệ của người Hoa.
Theo đó, trong một ngày được nghỉ việc về sớm do tòa nhà công ty tiến hành bảo trì hệ thống điều hòa nhiệt độ, Trinh Dương có dịp gặp gỡ một cặp vợ chồng người Hoa đang cùng đứng chờ tàu điện ngầm tại nhà ga.
**
Có lẽ 2 người này là du khách đến Thái Lan nên không rành đường xá. Đang không được vui vì phải kết thúc công việc và trở về giữa cơn mưa tầm tã, nhưng khi 2 người khách lạ hỏi đường bằng tiếng Anh, Trinh Dương vẫn vui vẻ hướng dẫn bình thường.
Trong câu chuyện hỏi han qua lại, bất ngờ người đàn ông kể về việc họ mới du lịch qua Việt Nam và thấy dân chúng biểu tình quá xá.
Mặc dù nắm rõ thông tin người dân nước mình biểu tình phản đối Formosa và nhà cầm quyền CSVN về vấn đề môi trường, nhưng Trinh Dương vẫn giả bộ hỏi ông ta có biết dân chúng Việt Nam biểu tình về chuyện gì hay không.
Thấy cô gái hỏi sâu về câu chuyện biểu tình ở Việt Nam, người đàn ông liền nhìn Trinh Dương với vẻ ngần ngại rồi hỏi cô là người Thái hay người nước nào.
Biết họ ái ngại, nhưng vì muốn cặp vợ chồng người Hoa nói thật những gì họ nghĩ trong đầu, Trinh Dương liền nhận mình là người Nam Hàn.
Ngay lập tức, người đàn ông liền tuôn ra một mạch: “Biết! Tụi nó biểu tình chống cái công ty Formosa bên bọn tao. Mà đâu phải có mỗi Việt Nam, có mấy nước khác cũng từng làm ăn với Formosa. Có sao đâu? Mà bọn lãnh đạo bên Việt Nam cũng ăn tiền rồi, bây giờ đuổi thì đền đi. Làm gì mà biểu tình thấy ghê. Mà Việt Nam thực ra là một tỉnh của Hoa Lục. Tụi tao sẽ sớm đòi lại như Tây Tạng thôi. Dân Việt nó cũng giống dân Tây Tạng, là nô lệ (slave) của tụi tao mà thôi! Tụi tao là dân Đại Lục, là dân tộc đỉnh nhất (unique)...”.
Nghe gã đàn ông bô bô hạ nhục đất nước và dân tộc Việt, nỗi bực dọc đang sẵn trong người Trinh Dương bỗng bốc hỏa lên thành cơn thịnh nộ.
RẦM... không kiềm chế được sự giận dữ, Trinh Dương nhào tới vung tay đấm thẳng vào mặt gã đàn ông đang ra rả những lời nói khinh miệt dân tộc Việt. Tay này bất ngờ choáng váng ngã ngửa ra, còn bà vợ thì hết hồn la toáng um sùm một góc nhà ga. Nhiều khách chờ tàu đứng gần đó liền chạy đến can ngăn.
Thấy mọi người xung quanh không rõ cớ sự, Trinh Dương liền lớn tiếng chửi thẳng vào mặt cặp vợ chồng Tàu khựa: “Mày nói gì? Nói lại lần nữa tao nghe. Có dám nói lại phân nửa câu nói của mày không? Cái đám Đại Lục thối tha tụi mày dám coi thường tụi tao hả? Tao là người Việt Nam. Tao nói cho mày biết, tụi lãnh đạo nước tao không đánh tụi mày, thì người dân tụi tao đánh! Dân tao không xin xỏ, không cúi đầu!”.
Lúc này, cặp vợ chồng Tàu khựa hiểu ra họ đã gặp phải ai, liền dẫn nhau lủi đi chỗ khác.
Còn Trinh Dương vừa run bần bật gì tức gận, vừa túa nước mắt khóc vì ức cho đất nước và dân tộc Việt. Ngồi trên tàu mà đầu óc cô không ngừng lởn vởn các câu hỏi: “Vì đâu nên nỗi? Tại sao vậy? Vì sao nó dám nói vậy? Vì sao nó khinh dân mình? Vi sao nó dám nói như vậy với một người nước ngoài bất kỳ?...”
Về đến nơi ở, Trinh Dương cảm thấy tay đau mới để ý có máu ứa ra, rửa đi rồi nhưng vẫn ứa ra tiếp.
Biết được câu chuyện của Trinh Dương, mặc dù không ủng hộ bạo lực, nhưng hầu hết mọi người đều đồng tình với phản ứng của cô gái mảnh mai xinh đẹp - xứng đáng là con cháu của các nữ kiệt Việt như Hai Bà Trưng, Bà Triệu...
(Bước Chân Việt Thời Báo)
NGHĨ TỪ MỘT SỰ RA ĐI
Lê Nguyễn là csv QGHC, anh vừa ra mắt tại Saigon cuốn sách về lịch sử Nam kỳ. Xin chuyển đến quý anh chị QGHC bài viết về cố thi sỹ Tô Thuỳ Yên anh ấy vừa đáng trên fb hôm nay. (NV Trị)
NGHĨ TỪ MỘT SỰ RA ĐI
Ngày thi sĩ Tô Thùy Yên giã từ cõi tạm, không ai bảo ai hết, những tấm lòng còn biết yêu thương cùng cất lên tiếng nói của lương tri, vinh danh một nghệ sĩ sống vì cuộc đời, biết quên đi những ngang trái của riêng mình để thốt lên lời bao dung và tình nhân ái.
Rồi chợt nhớ đến hai câu thơ đầy ấn tượng của một nhà thơ viết giữa những biển dâu đang ập đến đời mình:
Nhưng không phải ai trong cùng một thế hệ, dù đã cùng chia sẻ với nhau những ngang trái cuộc đời, cũng có chung một tâm trạng, một cảm nghĩ, một cái nhìn về cuộc sống. Có những người sống trằn trọc không yên với những hồi ức đớn đau về một quãng đời nghiệt ngã, đã để cho những oán hờn thâm nhiễm vào từng nếp nghĩ, từng bước đi trong cuộc sống. Có những người buông bỏ tất cả, quên hết những vinh nhục đã qua, kết thúc một vòng đời ngay từ thuở trung niên. Với họ, không còn gì nữa, vinh quang cũng như cay đắng ê chề!
Nhưng cũng có những người âm thầm gượng dậy, đứng lên từ đống tro tàn của đời mình, nhìn cuộc sống với cái nhìn bao dung, biết trân trọng từng giá trị còn sót lại của kiếp nhân sinh. Với họ, dù chỉ là một mầm sống lẻ loi, cũng có thể từ đó thắp lên niềm hi vọng của một cuộc đổi đời. Họ sống bằng tình yêu thương gửi đến những phận người bất hạnh rẫy đầy trong xã hội, bằng niềm tin tưởng vào một tương lai, và bằng sự đối mặt với những bất công, bạo ác quanh mình.
Tôi yêu những người như thế.
Chúng ta mất hết, chỉ còn nhau! (Vũ Hoàng Chương)
Lê Nguyễn
26.5.2019
**
NGHĨ TỪ MỘT SỰ RA ĐI
Ngày thi sĩ Tô Thùy Yên giã từ cõi tạm, không ai bảo ai hết, những tấm lòng còn biết yêu thương cùng cất lên tiếng nói của lương tri, vinh danh một nghệ sĩ sống vì cuộc đời, biết quên đi những ngang trái của riêng mình để thốt lên lời bao dung và tình nhân ái.
Rồi chợt nhớ đến hai câu thơ đầy ấn tượng của một nhà thơ viết giữa những biển dâu đang ập đến đời mình:
Đời vốn không nương người thất thế,Đó là tiếng kêu bi thương của loài chim bằng gãy cánh trong mùa giông bão, tiếng gầm vang cuối cùng của con mãnh thú giữa rừng xanh trước khi gục xuống ngàn đời. Khi con người đã chấp nhận “lấy ô nhục làm danh” thì cũng là lúc họ không còn gì nữa.
Thì thôi, ô nhục cũng là danh
(Nguyễn Tất Nhiên)
Ta mất hết rồi, có thật không?Một thế hệ đã qua đi, để lại chút hào quang tuổi trẻ, để rồi lặng lẽ nhìn dòng đời trôi quạnh quẽ bên mình. Một người bạn Facebook đã bất chợt viết về tôi “ …đất nước thống nhất, anh ở lại trên quê mình, chấp nhận thân phận bên thua cuộc, tiếp tục cuộc sống người dân khiêm tốn và chân thành phụng sự đất nước mà anh tin rằng ngày càng khá hơn… Nhưng mà, buồn kia anh giấu được ai đâu, lòng anh ngày càng đau khi thấy các giá trị một thời nay xa vắng“ (HVan Le). Đọc đến đó, tôi giật mình, chỉ là trong buổi sơ giao, sao anh có cái nhìn thấu suốt tâm can của người trong cuộc? Nếu không từng trải qua những thăng trầm, dâu bể, không thể hiểu được những điều như thế.
Hơn ba mươi tuổi đã long đong,
Vàng tan, đá nát, đời vô định,
Tựa chiếc thuyền ai lạc giữa dòng…
(LN – 6.1975)
Nhưng không phải ai trong cùng một thế hệ, dù đã cùng chia sẻ với nhau những ngang trái cuộc đời, cũng có chung một tâm trạng, một cảm nghĩ, một cái nhìn về cuộc sống. Có những người sống trằn trọc không yên với những hồi ức đớn đau về một quãng đời nghiệt ngã, đã để cho những oán hờn thâm nhiễm vào từng nếp nghĩ, từng bước đi trong cuộc sống. Có những người buông bỏ tất cả, quên hết những vinh nhục đã qua, kết thúc một vòng đời ngay từ thuở trung niên. Với họ, không còn gì nữa, vinh quang cũng như cay đắng ê chề!
Nhưng cũng có những người âm thầm gượng dậy, đứng lên từ đống tro tàn của đời mình, nhìn cuộc sống với cái nhìn bao dung, biết trân trọng từng giá trị còn sót lại của kiếp nhân sinh. Với họ, dù chỉ là một mầm sống lẻ loi, cũng có thể từ đó thắp lên niềm hi vọng của một cuộc đổi đời. Họ sống bằng tình yêu thương gửi đến những phận người bất hạnh rẫy đầy trong xã hội, bằng niềm tin tưởng vào một tương lai, và bằng sự đối mặt với những bất công, bạo ác quanh mình.
Tôi yêu những người như thế.
Ta về như lá rơi về cội,Những câu thơ tuyệt tác đó đọc đến bao nhiêu lần vẫn không cũ, dù có những lúc nước mắt chực rơi như một hồi ức thương tâm của những kẻ “cùng một lứa bên trời lận đận” (Bạch Cư Dị). Câu cuối cùng như một lời réo gọi của định mệnh, như tiếng kêu thiết tha của một tâm hồn đã bao phen bầm giập, nhưng không mất đi niềm hi vọng về những điều tốt đẹp vẫn còn ẩn hiện quanh mình!
Bếp lửa nhân quần ấm tối nay,
Chút rượu hồng đây xin rưới xuống,
Giải oan cho cuộc biển dâu này!
Cảm ơn hoa đã vì ta nở,Đúng như có người từng nói: có những cái chết làm nên sự bất tử. Chúng ta không mất hết, vẫn còn niềm yêu thương về cuộc sống, về ý nghĩa của những lẽ công bằng, nhân ái, và trên hết, chúng ta còn có nhau, những người sống với cùng những cảm nghĩ, những niềm tin son sắt trong cuộc đời này.
Thế giới vui từ mỗi lẻ loi
(Ta Về - Tô Thùy Yên)
Chúng ta mất hết, chỉ còn nhau! (Vũ Hoàng Chương)
Lê Nguyễn
26.5.2019
30 May 2019
Tin tóm lược
Việt Nam: Bản tuyên bố phản đối TQ làm cao tốc Bắc-Nam lan truyền trên mạng
Một bản tuyên bố “phản đối dự án đường cao tốc Bắc-Nam” đang lan truyền trên mạng xã hội trong những ngày gần đây. Bản tuyên bố của “các tổ chức xã hội dân sự và người dân khắp nơi” ở Việt Nam yêu cầu chính quyền “không vay vốn và nhận đầu tư từ Trung Quốc” cho dự án này, vì lo ngại về phẩm chất, và an ninh, chính trị.
Nhiều người sử dụng Facebook, trong đó có các nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh và Huỳnh Ngọc Chênh, đã và đang chia sẻ bản tuyên bố trên trang cá nhân. Lời phản đối tương tự cũng được đăng trong diễn đàn Bàn luận về Kinh tế-Chính trị có hơn 190.000 thành viên và nhận được hàng chục lời bình luận ủng hộ.
**
Australia: Tia Laser trên Biển Đông
Một bản tuyên bố “phản đối dự án đường cao tốc Bắc-Nam” đang lan truyền trên mạng xã hội trong những ngày gần đây. Bản tuyên bố của “các tổ chức xã hội dân sự và người dân khắp nơi” ở Việt Nam yêu cầu chính quyền “không vay vốn và nhận đầu tư từ Trung Quốc” cho dự án này, vì lo ngại về phẩm chất, và an ninh, chính trị.
Nhiều người sử dụng Facebook, trong đó có các nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh và Huỳnh Ngọc Chênh, đã và đang chia sẻ bản tuyên bố trên trang cá nhân. Lời phản đối tương tự cũng được đăng trong diễn đàn Bàn luận về Kinh tế-Chính trị có hơn 190.000 thành viên và nhận được hàng chục lời bình luận ủng hộ.
**
Australia: Tia Laser trên Biển Đông
Một nguồn tin quân sự Australia giấu tên cho biết các trực thăng của hải quân nước này gần đây thường bị tấn công bằng tia laser khi thực hiện nhiệm vụ bay đêm trên Biển Đông. Các phi công bị chiếu tia laser thường phải hủy nhiệm vụ và quay về tàu để kiểm tra sức khỏe.
Nguồn tin không nói rõ các trực thăng quân sự này bị chiếu tia laser như thế nào và vì sao phi công cần được kiểm tra y tế. Tia laser được cho là xuất phát từ các tàu cá trên biển, nhưng truyền thông Australia cho biết hiện chưa thể xác định được đó có phải là tàu treo cờ Trung Quốc hay không. Bộ Quốc phòng Australia chưa bình luận về sự việc này.
**
Thương chiến Mỹ-Hoa và Việt Nam
Một hậu quả của trận thương chiến giữa Hoa Kỳ và Hoa Lục là trong Quý 1 năm 2019 số xuất cảng của Hoa Lục vào thị trường Mỹ giảm gần 14% mà xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ lại tăng hơn 40% so với năm ngoái.
Thế nhưng chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa cảnh giác rằng, do trận thương chiến Mỹ-Hoa, nhiều doanh nghiệp Hoa Lục đã đầu tư mạnh hơn vào Việt Nam, trong bốn tháng đầu năm, số đầu tư lên tới 65% của cả năm ngoái: họ rời cơ sở sản xuất vào Việt Nam để tránh thuế của Hoa Kỳ. Vì vậy, Việt Nam nên kiểm lại xem là trong lượng hàng bán qua Mỹ, có bao nhiêu là của doanh nghiệp Trung Quốc hầu khỏi có hiện tượng “Hồn Trung Hoa, da hàng Việt”, nôm na là dán nhãn “Chế tạo tại Việt Nam” lên hàng Hoa Lục để bán cho Mỹ. Nếu tỷ lệ này quá lớn, Việt Nam sẽ hết được Hoa Kỳ ngầm nâng đỡ như chúng ta đã thấy mà còn bị vạ lây vì được coi là một chi nhánh của Bắc Kinh.
**
Tại sao ông phản đối dự án khai thác bo-xit tại Tây Nguyên?, GS Nguyễn Huệ Chi trả lời phỏng vấn của báo Yomiuri.
"Nguyễn Huệ Chi (NHC): Không phải chỉ riêng tôi mà bất kỳ người Việt có lương tri nào cũng phản đối, vì đây là một dự án chưa thấy đem lại lợi ích gì cho đất nước mà nguy cơ tàn phá môi trường, tiêu diệt hệ sinh thái phong phú, và để lại những hậu quả nghiêm trọng về nguồn nước độc hại cho không chỉ riêng Tây Nguyên mà cả một vùng đồng bằng rộng lớn phía Nam Việt Nam, và không phải chỉ trong dăm mười năm mà trong ba bốn mươi năm hoặc lâu hơn thế, thì đã rành rành ra đấy."
"Đáng nói hơn nữa là nó đảo lộn đời sống của đồng bào người Thượng, thêm nhiều tập quán văn hóa lâu đời của nhiều tộc người Tây Nguyên rồi sẽ bị xóa bỏ. Sẽ nguy hiểm đến thế nào nếu người các dân tộc ở đây không còn không gian truyền thống để sinh hoạt và không còn duy trì được bản sắc văn hóa của mình?"
. . . .
"Đem đất nước và dân tộc ra mà thử nghiệm mà về kinh tế chỉ có thể trông mong hòa trong khi về tất cả các mặt khác lại không hòa mà thua trắng, chỉ có đám “đỏ đen” chứ có ai trung thực và yêu nước mà lại chịu đựng nổi lối tư duy cờ bạc đó? Cái hậu họa dứt khoát sẽ đến ngay nhãn tiền. Vì nghĩ thế, tôi và một số anh em tâm huyết đã phản đối dự án này." (RFA)
**
Bộ trưởng Quốc Phòng Tàu Cộng, Thượng Tướng Ngụy Phượng Hòa, dẫn đầu đoàn đại biểu Quân sự cấp cao sang thăm Việt Nam từ ngày 27-29-5. Sau lễ đón vào chiều 27/5, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Quốc phòng CS Việt Nam, đã hội đàm với Đoàn Tàu Cộng tại Trụ sở Bộ Quốc phòng ở Hà Nội.
28 May 2019
Từng có một nơi hoàn cảnh không thể làm hỏng con người
Vương Trí Nhàn
Theo FB Vương Trí Nhàn
Mặc dù chê trách tôi về mặt lập luận, nhưng sau bài tôi viết lần trước ngày 23/5/2019, không ít bạn đã đồng tình với tôi về việc con người Việt Nam hôm nay đang bị làm hỏng một cách toàn diện. Chúng ta chẳng bao giờ nên bi quan một cách tuyệt đối, song sự làm lại con người hiện nay thì quả thật là khó, lý do là vì như chúng ta đều biết, mặc dù chưa từng được tổng kết nhưng hoàn cảnh lúc ấy nhất là cuộc chiến tranh 1945 – 1975 thật quá đặc biệt nó khốc liệt vượt qua sức tưởng tượng và khả năng chịu đựng của con người.
Chỉ cần nói thêm là tôi đã nói điều này chủ yếu dựa trên kinh nghiệm quan sát những con người miền bắc từng được sống được giáo dục như tôi và trải qua chiến tranh theo kiểu chúng tôi, trong khi đó thì nếu nhìn cả thực tế nước Việt Nam sẽ thấy còn có những con người được giáo dục theo kiểu khác có những niềm tin khác bị những quy luật khác chi phối và nay nhiều người vẫn đứng vững trước mọi biến động để làm ăn sinh sống rất tử tế. Xét trên đại thể, trong tình thế ngổn ngang của cả nước hôm nay những người còn được cái căn bản của con người ấy mới chính là cái tương lai là niềm hi vọng của cả xã hội.
Có một sự việc xảy ra mấy ngày hôm nay, nó làm tôi thấy thêm cụ thể về cái kết luận trên.
Ngày 22/5 và mấy ngày sau trên mạng dày đặc những bài viết về cái chết của nhà thơ Tô Thùy Yên (1938 – 2019). Con người đã từng tham gia nhóm Sáng tạo bên cạnh Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, con người từng có mặt trong các trại tù cải tạo tổng cộng 13 năm và đã từ biệt cõi đời trên đất Mỹ xa xôi, con người đó có dịp hiện ra trước cả những người còn biết rất ít về ông như bản thân tôi một chân dung với niềm tin sâu sắc, bộc lộ ở những nét tình cảm như ủ kín mà vẫn tuôn trào, trong những dòng thơ miên man, đôi khi khúc mắc nhưng thật ra là từng dòng đều chắt lọc, nói lên cái khắc khoải cuối cùng của cuộc đời ông, đó là bài thơ “Ta về” mà rất nhiều người thú nhận rằng đã đọc lên là không thể bỏ xuống được.
Trước tiên cái đáng ghi nhận nhất của bài thơ “Ta về” là nó cho ta thấy cái cao thượng của những con người bị rơi vào hoàn cảnh bên thua cuộc và sau đó là tù đày cực khổ mà vẫn giữ được lòng mình trầm tĩnh, nhìn ngẫm về cuộc đời trong đó có đủ cả sự trân trọng những gì tưởng như đơn sơ nhưng gần gũi nhất của ngày hôm qua, lẫn sự tha thiết sống tiếp cuộc sống hôm nay và muốn lây truyền đạt những điều tốt đẹp ấy cho các thế hệ sau. Ở đây con người trong cảnh khốn cùng tuyệt đối không thấy bộc lộ ra một chút nào gọi là oán thù căm giận trách móc. Thay vào đó là sự tin yêu trầm lắng mà lại dai dẳng đầy sức ám ảnh. Cái sức mạnh tinh thần của con người ở đây tưởng như muốn ghìm xuống ẩn giấu mà vẫn ngời ngời, khiến cho cái hoàn cảnh tưởng rất bi đát lại vẫn hiện lên với đủ vẻ tươi tắn và đầy hy vọng.
Con người tưởng như đã đi hết mọi nỗi cực khổ và đau đớn của đời sống hóa ra vẫn còn lại với tâm thế bình tĩnh nghĩ lại về cuộc đời đã qua và muốn truyền lại những thể nghiệm sống của mình cho những người khác.
Trong những năm chiến tranh, nhiều người ở miền bắc chúng tôi thường tự nhủ rằng mình đã đi đến tận cùng của sự đau khổ và tự hào là những hoàn cảnh khó khăn không làm gì được mình trước sau mình vẫn nguyên vẹn. Hóa ra chúng tôi nhầm. Một cái gì đó rất tốt đẹp đã chết đi trong chúng tôi, bởi sang thời hậu chiến nhiều người tự cho là mình có quyền làm tất cả những điều không được phép làm và coi đó là sự đền đáp đúng hơn là sự vớt vát lại chút hạnh phúc trần thế mà chúng tôi đã bị tước mất. Cái sự bị làm hỏng mà tôi nói trong bài trước gần như được mọi người miền bắc coi là tự nhiên.
Đọc bài thơ của Tô Thùy Yên tôi nhớ lại nhiều cuộc gặp gỡ tiếp xúc với con người ở miền nam sau ngày 30/4/1975, tôi nhớ lại những trang văn bài thơ mà tôi đã đọc, những công trình nghiên cứu khoa học xã hội được làm trước 1975 và tôi nhận ra rằng cũng trong sự bao vây của chiến tranh, nhưng con người nơi đó không bị hoàn cảnh làm cho tê cứng về mặt tâm hồn, liều lĩnh về cách sống, bất cẩn về mọi hậu quả gây ra cho mọi người. Tôi hiểu rằng ở xã hội đó, văn hóa vẫn còn, vẫn chi phối người ta trong mọi mặt đời sống. Cái sức mạnh tinh thần của Tô Thùy Yên hôm nay cũng như của bao nhiêu người khác là kết quả của một nền giáo dục nhân bản và giữ vững chuẩn mực. Người ta không những biết sống để thích nghi với hoàn cảnh mà còn biết giữ được cả những gì tốt đẹp nhất được bồi đắp từ nhiều thế hệ và chuẩn bị cho người ta ra tiếp xúc với thế giới.
Qua nhiều tài liệu về các trại tù cải tạo được thiết lập sau 75, tôi biết có một nguyên tắc chi phối các trại tù này là làm cho những người bị giam trong đó mất hết cảm giác và suy nghĩ của một con người bình thường, không còn đớn đau mà cũng không còn hy vọng, tóm lại là chỉ biết sống qua ngày như một thứ súc vật bị làm nhục. Trường hợp con người trong Tô Thùy Yên sau khi ra tù bộc lộ qua bài thơ "Ta về" chứng tỏ mọi ý đồ loại đó đã phá sản; đây không phải trường hợp cá biệt ở một hai người mà phổ biến ở rất nhiều người. Sau khi bị tù đầy trở về họ vẫn giữ được lòng khao khát yêu đời và có đủ khả năng gia nhập vào cuộc sống hiện đại khi ra sống ở hải ngoại. Chính họ là niềm hy vọng của dân tộc chúng ta. Mà điều đó không phải là ngẫu nhiên vì nó đã được chuẩn bị từ trong cuộc sống hai mươi năm 1955-1975.
* * *
Ta Về
Ta về một bóng trên đường lớn
Thơ chẳng ai đề vạt áo phai
Sao bỗng nghe đau mềm phế phủ
Mười năm đá cũng ngậm ngùi thay
Vĩnh biệt ta-mười-năm chết dấp
Chốn rừng thiêng im tiếng nghìn thu
Mười năm mặt sạm soi khe nước
Ta hóa thân thành vượn cổ sơ
Ta về qua những truông cùng phá
Nếp trán nhăn đùa ngọn gió may
Ta ngẩn ngơ trông trời đất cũ
Nghe tàn cát bụi tháng năm bay
Chỉ có thế. Trời câm đất nín
Đời im lìm đóng váng xanh xao
Mười năm, thế giới già trông thấy
Đất bạc màu đi, đất bạc màu
Ta về như bóng chim qua trễ
Cho vội vàng thêm gió cuối mùa
Ai đứng trông vời mây nước đó
Ngàn năm râu tóc bạc phơ phơ
Một đời được mấy điều mong ước
Núi lở sông bồi đã mấy khi
Lịch sử ngơi đi nhiều tiếng động
Mười năm, cổ lục đã ai ghi
Ta về cúi mái đầu sương điểm
Nghe nặng từ tâm lượng đất trời
Cảm ơn hoa đã vì ta nở
Thế giới vui từ nỗi lẻ loi
Tưởng tượng nhà nhà đang mở cửa
Làng ta ngựa đá đã qua sông
Người đi như cá theo con nước
Trống ngũ liên nôn nả gióng mừng
Ta về như lá rơi về cội
Bếp lửa nhân quần ấm tối nay
Chút rượu hồng đây xin rưới xuống
Giải oan cho cuộc biển dâu này
Ta khóc tạ ơn đời máu chảy
Ruột mềm như đá dưới chân ta
Mười năm chớp bể mưa nguồn đó
Người thức mong buồn tận cõi xa
Ta về như hạt sương trên cỏ
Kết tụ sầu nhân thế chuyển dời
Bé bỏng cũng thì sinh, dị, diệt
Tội tình chi lắm nữa người ơi
Quán dốc hơi thu lùa nỗi nhớ
Mười năm người tỏ mặt nhau đây
Nước non ngàn dặm bèo mây hỡi
Đành uống lưng thôi bát nước mời
Ta về như sợi tơ trời trắng
Chấp chới trôi buồn với nắng hanh
Ai gọi ai đi ngoài cõi vắng
Dừng chân nghe quặn thắt tâm can
Lời thề buổi ấy còn mang nặng
Nên mắc tình đời cởi chẳng ra
Ta nhớ người xa ngoài nỗi nhớ
Mười năm ta vẫn cứ là ta
Ta về như tứ thơ xiêu tán
Trong cõi hoang đường trắng lãng quên
Nhà cũ mừng còn nguyên mái, vách
Nhện giăng, khói ám, mối xông nền
Mọi thứ không còn ngăn nắp cũ
Nhà thương-khó quá sống thờ ơ
Giậu nghiêng cổng đổ, thềm um cỏ
Khách cũ không còn, khách mới thưa
Ta về khai giải bùa thiêng yểm
Thức dậy đi nào, gỗ đá ơi
Hãy kể lại mười năm chuyện cũ
Một lần kể lại để rồi thôi
Chiều nay ta sẽ đi thơ thẩn
Thăm hỏi từng cây, những nỗi nhà
Hoa bưởi, hoa tầm xuân có nở?
Mười năm, cây có nhớ người xa?
Ta về như đứa con phung phá
Khánh kiệt đời trong cuộc biển dâu
Mười năm, con đã già trông thấy
Huống mẹ cha đèn sắp cạn dầu
Con gẫm lại đời con thất bát
Hứa trăm điều một chẳng làm nên
Đời qua, lớp lớp tàn hư huyễn
Giọt lệ sương thầm khóc biến thiên
Ta về như tiếng kêu đồng vọng
Rau mác lên bờ đã trổ bông
Cho dẫu ngàn năm em vẫn đứng
Chờ anh như biển vẫn chờ sông
Ta gọi thời gian sau cánh cửa
Nỗi mừng giàn giụa mắt ai sâu
Ta nghe như máu ân tình chảy
Tự kiếp xưa nào tưởng lạc nhau
Ta về dẫu phải đi chân đất
Khắp thế gian này để gặp em
Đau khổ riêng gì nơi gió cát
Thềm nhà bụi chuối thức thâu đêm
Cây bưởi xưa còn nhớ, trắng hoa
Đêm chưa khuya quá hỡi trăng tà
Tình xưa như tuổi già không ngủ
Thức trọn, khua từng nỗi xót xa
Ta về như giấc mơ thần bí
Tuổi nhỏ đi tìm một tối vui
Trăng sáng soi hồn ta vết phỏng
Trọn đời nỗi nhớ sáng khôn nguôi
Bé ơi, này những vui buồn cũ
Hãy sống, đương đầu với lãng quên
Con dế vẫn là con dế ấy
Hát rong bờ cỏ giọng thân quen
Ta về như nước Tào Khê chảy
Tinh đẩu mười năm luống nhạt mờ
Thân thích những ai giờ đã khuất
Cõi đời nghe trống trải hơn xưa
Người chết đưa ta cùng xuống mộ
Đâu còn ai nữa đứng bờ ao
Khóc người ta khóc ta rơi rụng
Tuổi hạc ôi ngày một một hao
Ta về như bóng ma hờn tủi
Lục lại thời gian kiếm chính mình
Ta nhặt mà thương từng phế liệu
Như từng hài cốt sắp vô danh
Ngồi đây nền cũ nhà hương hỏa
Đọc lại bài thơ thủa thiếu thời
Ai đó trong hồn ta thổn thức
Vầng trăng còn tiếc cuộc rong chơi
Ta về như hạc vàng thương nhớ
Một thuở trần gian bay lướt qua
Ta tiếc đời ta sao hữu hạn
Đành không trải hết được lòng ta
Tô Thùy Yên
Ta Về
Ta về một bóng trên đường lớn
Thơ chẳng ai đề vạt áo phai
Sao bỗng nghe đau mềm phế phủ
Mười năm đá cũng ngậm ngùi thay
Vĩnh biệt ta-mười-năm chết dấp
Chốn rừng thiêng im tiếng nghìn thu
Mười năm mặt sạm soi khe nước
Ta hóa thân thành vượn cổ sơ
Ta về qua những truông cùng phá
Nếp trán nhăn đùa ngọn gió may
Ta ngẩn ngơ trông trời đất cũ
Nghe tàn cát bụi tháng năm bay
Chỉ có thế. Trời câm đất nín
Đời im lìm đóng váng xanh xao
Mười năm, thế giới già trông thấy
Đất bạc màu đi, đất bạc màu
Ta về như bóng chim qua trễ
Cho vội vàng thêm gió cuối mùa
Ai đứng trông vời mây nước đó
Ngàn năm râu tóc bạc phơ phơ
Một đời được mấy điều mong ước
Núi lở sông bồi đã mấy khi
Lịch sử ngơi đi nhiều tiếng động
Mười năm, cổ lục đã ai ghi
Ta về cúi mái đầu sương điểm
Nghe nặng từ tâm lượng đất trời
Cảm ơn hoa đã vì ta nở
Thế giới vui từ nỗi lẻ loi
Tưởng tượng nhà nhà đang mở cửa
Làng ta ngựa đá đã qua sông
Người đi như cá theo con nước
Trống ngũ liên nôn nả gióng mừng
Ta về như lá rơi về cội
Bếp lửa nhân quần ấm tối nay
Chút rượu hồng đây xin rưới xuống
Giải oan cho cuộc biển dâu này
Ta khóc tạ ơn đời máu chảy
Ruột mềm như đá dưới chân ta
Mười năm chớp bể mưa nguồn đó
Người thức mong buồn tận cõi xa
Ta về như hạt sương trên cỏ
Kết tụ sầu nhân thế chuyển dời
Bé bỏng cũng thì sinh, dị, diệt
Tội tình chi lắm nữa người ơi
Quán dốc hơi thu lùa nỗi nhớ
Mười năm người tỏ mặt nhau đây
Nước non ngàn dặm bèo mây hỡi
Đành uống lưng thôi bát nước mời
Ta về như sợi tơ trời trắng
Chấp chới trôi buồn với nắng hanh
Ai gọi ai đi ngoài cõi vắng
Dừng chân nghe quặn thắt tâm can
Lời thề buổi ấy còn mang nặng
Nên mắc tình đời cởi chẳng ra
Ta nhớ người xa ngoài nỗi nhớ
Mười năm ta vẫn cứ là ta
Ta về như tứ thơ xiêu tán
Trong cõi hoang đường trắng lãng quên
Nhà cũ mừng còn nguyên mái, vách
Nhện giăng, khói ám, mối xông nền
Mọi thứ không còn ngăn nắp cũ
Nhà thương-khó quá sống thờ ơ
Giậu nghiêng cổng đổ, thềm um cỏ
Khách cũ không còn, khách mới thưa
Ta về khai giải bùa thiêng yểm
Thức dậy đi nào, gỗ đá ơi
Hãy kể lại mười năm chuyện cũ
Một lần kể lại để rồi thôi
Chiều nay ta sẽ đi thơ thẩn
Thăm hỏi từng cây, những nỗi nhà
Hoa bưởi, hoa tầm xuân có nở?
Mười năm, cây có nhớ người xa?
Ta về như đứa con phung phá
Khánh kiệt đời trong cuộc biển dâu
Mười năm, con đã già trông thấy
Huống mẹ cha đèn sắp cạn dầu
Con gẫm lại đời con thất bát
Hứa trăm điều một chẳng làm nên
Đời qua, lớp lớp tàn hư huyễn
Giọt lệ sương thầm khóc biến thiên
Ta về như tiếng kêu đồng vọng
Rau mác lên bờ đã trổ bông
Cho dẫu ngàn năm em vẫn đứng
Chờ anh như biển vẫn chờ sông
Ta gọi thời gian sau cánh cửa
Nỗi mừng giàn giụa mắt ai sâu
Ta nghe như máu ân tình chảy
Tự kiếp xưa nào tưởng lạc nhau
Ta về dẫu phải đi chân đất
Khắp thế gian này để gặp em
Đau khổ riêng gì nơi gió cát
Thềm nhà bụi chuối thức thâu đêm
Cây bưởi xưa còn nhớ, trắng hoa
Đêm chưa khuya quá hỡi trăng tà
Tình xưa như tuổi già không ngủ
Thức trọn, khua từng nỗi xót xa
Ta về như giấc mơ thần bí
Tuổi nhỏ đi tìm một tối vui
Trăng sáng soi hồn ta vết phỏng
Trọn đời nỗi nhớ sáng khôn nguôi
Bé ơi, này những vui buồn cũ
Hãy sống, đương đầu với lãng quên
Con dế vẫn là con dế ấy
Hát rong bờ cỏ giọng thân quen
Ta về như nước Tào Khê chảy
Tinh đẩu mười năm luống nhạt mờ
Thân thích những ai giờ đã khuất
Cõi đời nghe trống trải hơn xưa
Người chết đưa ta cùng xuống mộ
Đâu còn ai nữa đứng bờ ao
Khóc người ta khóc ta rơi rụng
Tuổi hạc ôi ngày một một hao
Ta về như bóng ma hờn tủi
Lục lại thời gian kiếm chính mình
Ta nhặt mà thương từng phế liệu
Như từng hài cốt sắp vô danh
Ngồi đây nền cũ nhà hương hỏa
Đọc lại bài thơ thủa thiếu thời
Ai đó trong hồn ta thổn thức
Vầng trăng còn tiếc cuộc rong chơi
Ta về như hạc vàng thương nhớ
Một thuở trần gian bay lướt qua
Ta tiếc đời ta sao hữu hạn
Đành không trải hết được lòng ta
Tô Thùy Yên
27 May 2019
Cân Bằng Quyền Lực Á Châu Thái Bình Dương
ĐỖ HỮU LONG
Hôị Nghị Trung Ương 3 của đảng CSTQ bỏ lại phía sau tư tưởng Mao Trạch Đông, tiếp tục tiến bước theo đường lối cải cách của Đặng Tiểu Bình. Cùng thời gian, các cơ quan truyền thông Trung Cộng đưa tin các tiềm thủy đỉnh tối tân của họ có thể bắn đầu đạn nguyên tử đến nhiều nơi trong lãnh thổ Hoa Kỳ. Tầm mức gây rối được nâng lên một bậc qua sự tuyên bố thành lập khu vực nhận dạng phòng không lấn chiếm một phần vào lãnh thổ Nhật Bản và Nam Hàn.
Sau khi tính toán kỹ và chuẩn bị ̣đầy đủ, Trung Cộng tập trung mở mặt trận phiá Nam: lấn chiếm Biển Đông.
Từ nhiều năm qua, Trung Cộng nỗ lực bồi đắp một số bãi san hô thành đảo nhân tạo, tuyên bố chủ quyền, xây dựng những căn cứ quân sự, một mưu đồ chưa có tiền lệ. Bất cứ cơ hội nào Trung Cộng cũng la hét về chủ quyền Biển Đông như là niềm tự hào, là lãnh thổ thiêng liêng của tổ tiên người Hoa Hán, là nguyên tắc bất khả thương nghị. Từ trí thức, học giả đến nhân dân lao động đều gắn bó với chính quyền bằng một quan điểm chung, cho rằng "các quốc gia trong khu vực đã chiếm đóng những đảo, những bãi san hô của Trung Quốc, đã chia cắt vùng biển và trộm cắp tài nguyên hải sản". Chúng biện hộ̣ những hành động gây chiến là hợp pháp. Nhóm lãnh đạo Bắc Kinh luôn khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là vấn đề cốt lõi của Trung Quốc, là không gian sinh tồn của Trung Quốc, nếu Trung Quôc không làm chủ Biển Đông, tính chính thống của tập đoàn cộng sản sẽ không còn nữa.
Biển Đông là con đường huyết mạch hàng đầu của thế giới. Tàu bè giao thông trên Biển Đông sau khi qua khỏi các eo biển Malacca, Sunda, Lombok thường tập trung sử dụng tuyến đường giữa bờ biển Việt Nam và các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa để lên Băc xuống Nam. Lãnh thổ Việt Nam là một căn cứ yết hầu (chokepoint) vô cùng quan trọng.
Hoa Kỳ - một quốc gia có truyền thống gắn chặt quyền lợi sinh tử với Vùng Tây Thái Bình Dương, đang liên hệ chặt chẽ quân sự với Nhật Bản, Nam Hàn và lại bắt đầu với Việt Nam - lên tiếng đáp trả, bình tĩnh theo dõi và đối phó từ một sách lược đã được hoạch định từ trước.
Tây Thái Bình Dương thường được gọi Á châu Thái Bình Dương, khu vực kinh tế năng động nhất trên thế giới hiện nay, là nơi mà những ám ảnh về tình trạng bất quân bình về quyền lực ngày càng hiện rõ. Chiến lược mới của Mỹ - phần chỉ đạo Ngũ Giác Đài năm 2012 của Tổng Thống Obama - nhắc đến. "Sự lập lại quân bình đối với Á Châu Thái Bình Dương". Kế hoạch của Mỹ đang tiến hành thể hiện rõ nét từ sự giao thiệp với Ấn Độ, Việt Nam, cởi mở với Miến Điện, đưa 2.500 thuỷ quân lục chiến lập tiền đồn tại Darwin Úc Đại Lợi, phát triển các căn cứ quân sự trên đảo Guam...
1/ Chiến lược căn bản của nước Mỹ duy trì quyền lực trong vùng Châu Á Thái Bình Dương phát khởi kể từ năm 1898 khi mua lại Phi Luật Tân từ tay người Tây Ban Nha với giá hai mươi triệu đô la. Sự an ninh của nước Mỹ tạo nên chính sách Á Châu hầu như không thay đổi từ trước đến nay. Trong thế kỷ qua, kể từ cuộc tấn công Trân Châu Cảng năm 1941, Hoa Kỳ càng thấy rõ ràng sự an nguy của nước Mỹ không thể ngăn chận từ bờ biển California hoặc Hạ Uy Di mà phải nới rộng xa hơn nữa, chạm vào bờ Tây Thái Bình Dương từ eo biển Bering trải dài xuống phía Nam vượt khỏi xích đạo. An ninh của nước Mỹ tạo nên chính sách Á Châu Thái Bình Dương. Đây là lý do chính yếu để hiểu rằng tại sao Mỹ tham chiến tại Triều Tiên và Việt Nam, tại sao Mỹ gia nhập Hiệp Ước ANZUS gồm Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan và Mỹ, tại sao Mỹ có những thoả ước an ninh với Nhật, Nam Hàn, tại sao Mỹ cam kết bảo vệ Đài Loan.
2/ Mục tiêu của Hoa Kỳ phải đạt đến là cân bằng quyền lực để duy trì sự an ninh và ổn định lâu dài trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Trong giai đoạn đầu của chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ thi hành sự cân bằng quyền lực bằng cách tạo ra những đồng minh an ninh gồm có Nhật Bản, Nam Hàn và giữ những căn cứ ở Á Châu. Giai đoạn thứ hai của chiến tranh lạnh mở đầu bằng chính sách ngoại giao bóng bàn, Nixon bắt tay Mao Trạch Đông năm 1972. Đây là một khuôn mẫu củng cố sự cân bằng quyền lực bằng cách sử dụng Trung Cộng có trang bị nguyên tử làm thế đối trọng với sức mạnh của Liên Sô đang đè nặng Âu Châu và dòm ngó Á Châu Thái Bình Dương.
Ngày nay, Hoa Kỳ không muốn một quốc gia duy nhất nào làm bá chủ toàn lục điạ Á Châu hoặc môt khu vực Á Châu. Hoa Kỳ đang gia tăng hiện diện quân sự tại đây, tạo nên những đồng minh mới hoặc đối tác mới và thúc đẩy những quốc gia nầy lại kết thân với nhau là cách thức cân bằng quyền lực tại Á Châu. Trung Cộng thường xuyên cảm thấy ngột ngạt như bị khoá chặt, tìm cách phá vỡ sự cân bằng bằng cách khiêu khích, hăm doạ Nhật Bản, Ấn Độ, Phi Luật Tân, Việt Nam.
Mỹ cũng dự liệu những phản ứng của Trung Cộng mang tính dân tộc quá khích nên vẫn tìm cơ hội làm vui lòng đối thủ. Mỹ sẵn sàng chia sẽ những quyền lợi quan trọng bao gồm việc trao đôi mậu dịch hào phóng, duy trì hoà bình trên bán đảo Triều Tiên, giữ sự luân lưu liên tục nguồn dầu hoả từ Vịnh Ba Tư, ôn hoà giải quyết những biến cố trong khu vực . Trong bất cứ vấn đề nào có sự quan tâm hội tụ giữa Trung Cộng và Mỹ, Hoa Thịnh Đốn luôn phối hợp chặt chẽ với Bắc Kinh.
3/ Sự phát triển quyền lực của Trung Cộng hiện nay cũng là cơ hội cho Hoa Kỳ triển khai sức mạnh quân sự trên đấu trường Châu Á, gắn bó với những đồng minh trong khu vực, kết nạp thêm những đối tác chiến lược mới. Thái độ cứng rắn của Trung Cộng càng gia tăng, càng tạo thời cơ cho Hoa Thịnh Đốn nâng cao mạng lưới an ninh Châu Á. Nam Hàn xiết chặt quan hệ đồng minh quân sự với Mỹ. Nhật Bản thu hồi quyết định lấy lại căn cứ thủy quân lục chiến Okinawa. Ấn Độ, Việt Nam, Nam Dương, Phi Luật Tân nhích lại gần nhau hơn và liên lạc trực tiếp với Mỹ. Tuy nhiên yếu tố Trung Cộng có thể được xem là thuận lợi đối với Mỹ chỉ khi nào Mỹ được các đồng minh và đối tác công nhận là một người bảo trợ đáng tin cậy cho sự ổn định và an ninh không phải bằng sức mạnh quân sự mà do ý chí chính trị (political will) của Hoa Thịnh Đốn.
Những người quan tâm đến thời cuộc đều ghi nhận và theo dõi các hành vi của Mỹ từ thái độ im lặng trung lập trong cuộc tranh chấp biên giới Hoa Ấn, lên tiếng thúc đẩy Bắc Kinh và Đông Kinh giải quyết tranh chấp biển Hoa Đông xuyên qua thương nghị đến những thông điệp rõ ràng khi Trung Cộng tuyên bố hầu hết toàn bộ biển Nam Hải là hải phận lịch sử (historical waters). Sự chuyển động quá trớn của Trung Cộng trên biển va chạm mạnh đến quyền lợi của Mỹ trong truyền thống tự do hàng hải. Đây cũng là khe hở để nhìn thấy chiến lược của Trung Cộng muốn ngăn chận hải quân Mỹ giao lưu với các nước trong vùng Đông Nam Á và sẽ lấn tới trong tương lai, chuyển đổi hải quân Trung Cộng từ vị trí phòng thủ hải phận thành một lực lựơng kiểm soát đại dương. Mưu toan nầy của Trung Cộng sẽ biến Nam Hải trở thảnh một đấu trường quyền lực giữa Mỹ và Trung Cộng ngày càng va chạm mạnh mẽ hơn.
Hiện nay, Mỹ vẫn tiếp tục biểu diễn những kịch bản cân bằng quyền lực một cách tế nhị giữa Trung Cộng và các quốc gia láng giềng. Mỹ đặt trọng tâm vào những cam kết với Châu Á, bảo đảm với đồng minh và đối tác tìm ra một Nghị Quyết hoà bình về những tranh chấp hàng hải, lãnh thổ, kể cả những tuyên bố đối nghịch chủ quyền các hải đảo, tài nguyên trong lòng biển, ngư trường... Đồng thời Mỹ cũng tìm cách che đậy những quyền lợi quan trọng khác của nước Mỹ để có thể liên hệ đặc biệt với Bắc Kinh, trong đó có sự đối thoại tích cực nhằm mục đích tránh thế đối đầu quân sự.
4/ Những đồng minh và đối tác Châu Á của Mỹ liên tục theo dõi cách thức Mỹ giao thiệp với Bắc Kinh trong các vấn đề Đông Á và Nam Á. Có lúc sự liên hệ hai bên Mỹ - Hoa quá thân thiết làm biến chất sự bang giao với những thế lực khác tại Á Châu có thể đưa đến hậu quả làm suy yếu hệ thống đồng minh/đối tác do Mỹ lãnh đạo. Thí dụ, năm 2009 Ấn Độ nổi giận khi một thông cáo chung ký tại Bắc Kinh, Tổng Thống Obama xác định Trung Cộng giữ một vai trò quan trọng tại Nam Á, xem khu vực nầy như là một căn nhà chung, tổ ấm của Mỹ - Hoa. Đây là một kinh nghiệm đề mỗi đồng minh hoặc đối tác Á Châu hiểu rằng rồi ra sẽ phải tự tạo khả năng quốc phòng đủ mạnh, hơn là dựa dẫm quá mức vào sự bảo trợ của Mỹ.
Một vấn đề khác đè nặng lên tương lai an ninh Á Châu, đó là chính sách của Mỹ đối với Nhật Bản sẽ thay đổi do các biến cố điạ chính trị ở Đông Á. Nhật là một quốc gia dân chủ duy nhất ở Đông Á có thể đối trọng với quyền lực của Trung Cộng đang trỗi dậy trong khu vực. Trong tình huống hiện nay, Trung Cộng mong muốn Nhật Bản vẫn giữ tình trạng lệ thuộc vào Mỹ để được bảo vệ an ninh hơn là một nuớc Nhật tự lực, tự cường. Hệ thống chính trị Nhật Bản sau 1945 do Mỹ tạo lập rất thích hợp giữ nước Nhật như là một quốc gia được Mỹ bảo hộ về quốc phòng. Tuy nhiên khuynh hướng ưu thế hiện nay trong chính sách của Mỹ là khuyến khích Đông Kinh giảm bớt sự phụ thuộc, gia tăng khả năng tự vệ, tiến đến hình thành một chiến lược tương lai của chính nước Nhật, góp phần trực tiếp vào sự quân bình quyền lực ở Á Châu.
5/ Hiện nay và tương lai lâu dài, trải qua những biến đổi trong cơ quan hành pháp, lập pháp rồi ra nước Mỹ cũng phải giảm bớt gánh vác trách nhiệm ở Á Châu để lo liệu những cải cách xã hội của nước Mỹ hoặc bị khuynh đảo bởi những thế lực đòi hỏi thay đồi quan niệm về trọng điểm trong chiến lược toàn cầu! Trong cuộc chiến tranh chống khủng bố dưới thời Tổng Thống George W. Bush, Mỹ đã nhanh chóng tăng cường lực lượng quân sự nhiều nơi trên lục điạ Châu Á từ Nam Hàn, Okinawa đến Bahrain. Ngày nay, Mỹ quan tâm đến thế cân bằng trên biển cả để tiết kiệm tối đa chi phí quốc phòng nhưng vẫn giữ thế thượng phong tại Á Châu Thái Bình Dương.
Hoa Thịnh Đốn đang lôi cuốn Ấn Độ như là đồng minh uyển chuyển (soft alliance), không ràng buộc bởi những điều khoản của các thoả hiệp. Khuôn mẫu nầy được nới rộng ra tạo nên những tiểu liên minh (new sub-alliances), một cơ cấu tham khảo chiến lược ba chiều (trilateral strategic consultations) gồm Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản. Tất cả đều đồng ý duy trì thao dượt hải quân như là một chỉ dấu thân thiện giữa ba cường quốc dân chủ, dựa trên một thoả hiệp thân hữu, không chuyển đổi thành một liên minh quân sự vì nghĩ rằng có thể xảy ra điều bất lợi. Tuy nhiên thoả hiệp cũng có thể xem như là một công cụ chiến lược quan trọng (an important strategic instrument) làm thối chí những tính toán sai lầm do sự ngạo mạn, hiếu chiến của các lãnh tụ Trung Nam Hải. Ba đối tác nầy đang tìm kiếm giải pháp tạo ra một khu vực tự do, trật tự, ổn định, tôn trọng luật pháp trong khu vực. Cùng lúc, Mỹ và các quốc gia dân chủ khác cũng áp dụng sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau để gắn chặt Trung Cộng vào những định chế quốc tế như là phương cách thuần hoá tham vọng bá chủ Á Châu của Bắc Kinh.
6/ Đối với nhiều quốc gia Á Châu khác không đủ khả năng tự vệ truớc sự bành truớng của Bắc Kinh trong khu vực, Mỹ áp dụng lý thuyết đa phương theo đuổi một chiến lược liên hiệp rộng lớn. Tất cả những tổ chức quốc tế về kinh tế, văn hoá trong khu vực Á Châu Thái Bình Dương đều có sự hiện diện của Mỹ với những phần đóng góp cụ thể. Tùy theo tình hình, Mỹ linh động áp dụng những hình thức kết thân phù hợp với nhu cầu và sự thuận thảo của mỗi quốc gia trong vùng Đông Nam Á từ Phi Luật Tân, Tân Gia Ba, Mã Lai, Nam Dương, Việt Nam, Thái Lan và gần đây nhất là Miến Điện.
Trung Cộng ngày càng cảnh giác sáng kiến đa phương nầy và lo ngại rằng những quốc gia láng giềng nhỏ bé vây quanh sẽ trở thành một trường thành ngăn chận bước tiến về phương Nam tiến đến thống trị thế giới của Hán tộc. Những tờ báo chính thức của đảng cộng sản Trung Quốc như Hoàn Cầu Thời Báo, Nhân Dân Nhật Báo, thường xuyên lên tiếng rằng Mỹ đang nổ lực tạo lập một băng nhóm lâu la chống lại sự vẹn toàn lãnh thổ của Trung Quốc trong biển Nam Hải, trong đó Việt Nam là một đối tượng trực tiếp đáng kể.
Với đầy đủ vũ khí, tài chính và sách lược đúng đắn, Mỹ vẫn tiếp tục giữ vững vai trò lãnh đạo an ninh tại Á Châu Thái Bình Dương. Tuy nhiên sự ổn định trường cửu trong khu vực, ngoài các tiện nghi vật chất còn phải nhắc đến một yếu tố tinh thần làm nền tảng, đó là chữ Tín. Tín lực hay niềm tin của các đồng minh và đối tác trong khu vực đối với sự bảo đảm an ninh của Mỹ mới là điều kiện quyết định sự bền vững, sức mạnh và tầm cỡ của hệ thống an ninh Á Châu Thái Bình Dương.
7/ Riêng đối với Việt Nam, tất cả Tổng Thống Mỹ đều tập trung giải quyết nhiều vấn đề trọng đại mà hai bên đã từng kín đáo thảo luận, trao đổi từ nhiều năm qua. Vị trí Việt Nam trong chiến luợc toàn cầu của Mỹ đã được cộng sản Việt Nam ngầm hiểu, tích cực khai thác, làm giàu cho đảng viên, nuôi sống đảng cộng sản.
Ngày 6/5/1977, vị đại sứ Mỹ đầu tiên - Douglas Peterson, một sĩ quân không quân oanh tạc Bắc Việt bi bắt làm tù binh hơn sáu năm - khi buớc chân xuống sân bay Nội Bài đã đọc một bài diễn văn, có đọan: "Chinh sách của Hoa Kỳ là trợ giúp cho Việt Nam trở thành một quốc gia thịnh vuợng, đuợc hòa bình yên ổn với các nuớc lân bang của Viet Nam và hội nhập trọn vẹn vào khu vực năng động này của thế giới.
Là một cơ hội vươn lên, Dân Tộc Việt Nam cám ơn nguời Mỹ, nhưng thảo khấu cộng sản vốn bạo ngược, lưu manh, quen nghề trộm cắp, cướp ̣đoạt vận hội của dân tộc, ̣độc chiếm toàn bộ và khai thác triệt để cho riêng đảng cộng sản. Cuộc vận động lịch sử hiện ̣đang diễn ra tại Viet Nam, phải nói rõ ràng về một nước Việt Nam hoà bình, thịnh vuợng trong một chế độ tự do, dân chủ, tôn trọng nhân quyền.
Nam Hàn và Nhật Bổn là những mẫu mực cần đuợc sao y cho Việt Nam và những quốc gia trong vùng Đông Nam Á.
ĐỖ HỮU LONG
25 May 2019
Chuyện đáng buồn: Lý do du khách quốc tế không bao giờ trở lại Việt Nam nữa
- ThoiBao Duc HD - Youtube: Long Kangaroo
24 May 2019
TÔI CƯỚI VỢ, truyện ngắn
Hồi học lớp đệ tứ (lớp 9 bây giờ), tôi có đọc đâu đó truyện ngắn tựa là "Lấy vợ miền quê" của tác giả nào tôi quên. Tôi rất khoái truyện ngắn nầy và định bụng lớn lên mình cũng “lấy vợ miền quê” như tác giả kia.
Nói thì hơi xấu hổ, vừa đậu Tú Tài phần hai, lúc đó tôi mới 18 tuổi tây tức 19 tuổi ta mà tôi đã... "muốn vợ"! Con trai mà “muốn" chuyện gì thì thường vòi vĩnh với mẹ như chiếc xe đạp, đồng hồ, quần áo mới kể cả chiếc solex cáu cạnh tôi đang chạy mà chỉ hàng “thiếu gia”... ở tỉnh như tôi mới có.
Những thứ đó tôi đều manh dạn nói với mẹ và lần nào cũng vậy, mẹ tôi không cần suy nghĩ mà “ô kê” liền. Còn cái vụ "muốn vợ" nầy, tôi có miệng mà chẳng thốt nên lời! Tôi định bụng lúc nào mẹ vui và khi chỉ có hai mẹ con ở nhà thì tôi "tâm sự" liền. Mẹ lúc nào lại không vui!
Vả lại, tôi là con một trong gia dình, chỉ cần ba tôi đi uống cà phê hay đi đâu đó thì có biết bao nhiêu dịp… may!
Thế mà khi thấy mẹ ngồi, tôi vừa xề lại thì bao dũng khí đã tiêu tan! Bao lần như vậy, dường như bà để ý, giọng ngọt ngào cố hữu:
- Gì đó con trai cưng? Muốn gì nữa phải không?
Lúc đó, tôi chỉ cần một “gờ-ram” dũng khí, thêm một tiếng "vợ" sau tiếng "muốn" của me tôi thì đòn cân cục diện đâu lại vào đấy rồi.
Đàng nầy tôi lại nhút nhát, rụt rè! – Điều nầy, vốn không phải là bản tính của tôi:
- Dạ... có "muốn" gì đâu mẹ!
Trả lời xong, tôi thấy ấm ức, giận mình sao quá yếu gan! Thì may thay, vợ chồng anh hai Trân tới chơi.. Anh với tôi là con bác ruột tôi. Hai Trân là con trai trưởng của bác hai, còn cha tôi đến thứ chín nên ảnh nhỏ hơn cha tôi chẳng bao nhiêu. Anh rất vui tính, cởi mở, lẹ làng, sốt sắng. Cái gì cũng chịu hoạch toẹt, không chịu úp úp mở mở nên có khi hơi lố lố. Vậy mà tôi lại quý mến anh ở điểm nầy nhất, mới lạ!
Chưa chào hỏi mẹ tôi, anh nhìn tôi bôm bốp:
- Đậu (Tú Tài) rồi hả mậy? Là người lớn rồi, cưới vợ được rồi đó nghen!
Thuở đó đậu Tú Tài cũng oai lắm, kiếm việc làm dễ như chơi. Trong thân tộc có người đậu tú tài là niềm hãnh diện chung. Nghe anh nói, tôi khoái chí tử, nhưng cũng làm bộ:
- Mới bây lớn mà có vợ gì anh ơi!
- Sao lại “bây lớn"? Hồi tao cỡ mầy là con cu biết gáy rồi. Mầy hỏi chú chín....
Chị hai thúc mạnh vào hông chồng:
- Nói bậy không hà! Thím chín kìa!.. Chú nó còn nhỏ...
- Nhỏ nhỏ cái gì? Cỡ tuổi nó, tôi có con rồi!
Tôi mỉm cười, thấy thích anh lạ! Anh hai quay sang mẹ tôi:
- Thím chín! Em lớn rồi nghen thím! “Nam đại bất hôn như liệt mã vô cương” đó thím. Em nó đẹp trai, học giỏi, nhà giàu mà thím không chịu cưới vợ cho nó là có ngày có người bồng cháu nội về cho thím nuôi đó!
Chị hai nạt:
- Nói bậy không hà! Cái tật không bỏ!
Anh hai nói chuyện thường chêm vào mấy câu chữ nho, những lần đó tôi cũng bực mình vì có câu tôi cũng không hiểu nghĩa rõ ràng.
Câu anh vừa nói tôi hiểu, xem ra nó cũng hay đó chứ! Còn chị hai là người phụ nữ nết na, đẹp lại hiền, hay kìm chế chồng những khi anh quá trớn. Đặc biệt lần nầy, tôi lại thấy chị hơi… quá trớn!
Mẹ mỉm cười:
- Biết nó chịu không mà cưới?
Tim tôi đập thình thịch. Không ngờ diễn tiến lại thuận lợi như vậy. Mẹ nói thế tức là nếu tôi "chịu" thì mẹ cưới chứ gì? Ôi con đường... cưới vợ sao mà hanh thông như vậy!
Anh hai quyết liệt:
- Sao lại hổng chịu thím? Hỏng lẽ nó muốn vợ, nó lại la làng lên sao?
Hồi trước, con muốn vợ, con cũng đâu dám nói cho má con mà phải nhờ chú chín mở hơi giùm. Thím quên rồi sao?
Quay qua tôi, anh dịu giọng:
- Nè cưng, anh hai hỏi thiệt nghen, cưng có muốn cưới vợ không?
Phải nói là nhờ anh hai mà lòng tôi tràn dũng khí. Tôi quyết không bỏ lỡ cơ hội. Chỉ cần tôi nói một tiếng "muốn" là bài toán có đáp số ngay và bao nhiêu đè nén trong lòng bấy lâu chắc chắn giờ đây tan biến! Nhưng như vậy xem phàm phu quá! Tôi cười cười, đợi cho mọi người chờ một lát, thần khẩu xui tôi phát ra một câu quá tuyệt vời:
- Thì hồi trước anh hai sao thì giờ em vậy thôi!
Mọi nghười cười rần và mang ý nghĩa khác nhau. Tôi cười cho... đỡ mắc cở. Chị hai cười xòa góp phần vui; anh hai cười ngất, cười sặc sụa của người thích chí; còn mẹ thì cười hiền hòa, sung sướng, lấy tay áo chậm hai khóe mắt rưng rưng. Tôi thấy thương mẹ vô cùng, sà vào lòng mẹ. Dù là một cậu tú nhưng với mẹ, tôi vẫn thường thích mẹ vuốt ve như thuở lên ba. Mẹ vò tóc tôi, nói với anh chị hai:
- Bây thấy hôn? Nó làm như còn nhỏ lắm vậy!
Mẹ hỏi tôi:
- Bộ con có để ý bạn gái nào ở trường hả?
Tôi lắc đầu. Mẹ bảo:
- Vậy thì mẹ biết ai mà cưới cho con?
Anh hai nhanh nhẩu:
- Thì làm mai! Hồi trước chú chín cũng vậy, con cũng vậy. Có ai thương yêu ai trước đâu? (liếc sang chị hai) Chừng về ở chung cũng khoái thấy mồ...
Anh phủi bàn tay chị hai định nhéo vào hông anh:
- Vậy chớ hỏng phải sao?
Rồi quay sang tôi, anh lại ngọt ngào và xôm tụ:
- Nè, bây giờ em chưa quen ai phải không? E hèm! Hồi trước anh cũng vậy thôi. Có sao? Nhưng em phải cho thím chín và anh chị hai đây biết mẫu người em ưng thế nào thì ở đây mới kiếm cho em được chứ! Thí dụ, hồi trước anh ra tiêu chuẩn là phải vừa đẹp, vừa hiền, vừa có chút học vấn.
Em thấy hôn, chị hai đúng bon tiêu chuẩn đó, anh thấy là khoái liền. Hề hề…!
Tôi thấy mặt chị hai đỏ lên vì sung sướng:
- Nói không biết mắc cỡ.....
Sẵn đà, tôi tiếp:
- Mà phải ở miệt vườn nữa em mới chịu.
Anh hai có vẻ cụt hứng, còn mẹ thì có vẻ vui:
- Phải đó à bây, con gái ở vườn nó nết na, thùy mị, giỏi giang.
Anh hai cười, lại xông xáo:
- Trúng tủ bả rồi! Mà cũng dễ thôi! Thím bán tạp hóa lớn, mối mang miệt vườn biết bao nhiêu, nhờ họ mối lái giùm.
Chị hai:
- Sao hăng hái dữ! Mai mốt anh hai chịu lạy đó nghen!
- Tất nhiên! tất nhiên!
Thói thường người ta tin tưởng vào những gì mình hy vọng và sợ mất những gì mình có. Mẹ đã xong rồi, còn ba thì sao? Ba thường hay chiều ý mẹ dù đôi khi ý mẹ có đôi chút ông chẳng hài lòng nhưng đó là những việc nhỏ đời thường, còn đây là "hôn nhân đại sự", liệu ba có còn chiều mẹ hay không?
Ngày hôm sau, tôi thấy ba có vẻ khác khác - vậy là mẹ nói với ba rồi! Ba ít nói, có chiều nghĩ ngợi. Khi giáp mặt tôi, ba mỉm cười khó hiểu. Phúc hay là họa đây!
Rồi ngày tôi chờ đợi cũng đến. “Phái đoàn” gồm ba mẹ, anh chị hai và tất nhiên có vai chánh là tôi. Thật khó tả được bao cảm xúc bồn chồn lo lắng, hồi hộp, đủ thứ lộn xộn trong lòng tôi. Mẹ tôi cứ dặn dò đủ mọi việc, hết chuyện nọ tới chuyện kia, đến nỗi khó mà nhớ hết; còn anh hai thì cứ lải nhải bên tai "Bình tĩnh! bình tĩnh, đừng có run". Nhà ông nhạc tôi (tạm gọi vậy) ở xã Ngũ Hiệp, cách thành phố Mỹ Tho 30 cây số về hướng tây. Chợ Ngũ Hiệp nằm bên kia sông, muốn qua phải nhờ một phà nhỏ.
**
Từ chợ, theo lời bà mai, chúng tôi phải đi bộ thêm gần ngàn mét nữa. Nghe vậy anh hai nói với tôi:
- Như vậy là "vườn trong vườn" rồi phải không cưng? Tiêu chuẩn một đạt hai trăm phần trăm rồi hén!
Chị hai cau mặt:
- Cái ông nầy lúc nào cũng đùa được.
Thật vậy, đây là vùng trù phú đất đai, cây lành trái ngọt. không biết cơ man nào là cây trái quả mọng trĩu cành! Cam, bưởi, sa bô, dừa, vú sữa, nhãn, chôm chôm..., nhất là sầu riêng, cây nào cây nấy chân tay đeo đầy nghẹt quả, theo gió thơm lừng. Bà mai chỉ tay về căn nhà ngói kiểu xưa (kiểu "chữ đinh") nói:
- Nhà đó đó.
Tất cả dừng lại “hội ý”. Mẹ khẩn trương thấy rõ, lại dặn dò:
- Nhớ những gì mẹ dặn nghen con!”
- Dạ!
Anh hai cũng thì thào:
- Nhà cất kiểu nầy mà gặp ông già củ tỏi thì mệt lắm à nghen!
Chị hai nạt nhỏ:
- Ông lo cái miệng ông đó. Vô đó nói bậy đi!
Bà mai vô trước, mẹ sửa lại áo quần tôi chưa xong thì có người ra mời vào. Giờ phút nầy tôi càng thấy tình mẫu tử bao la như thế nào. Mẹ hồi hộp như sắp bước vào nơi hang hùm nọc rắn không bằng, lại điệp khúc "Nhớ nghe con!" phát ra!
Vừa vào cổng, tôi bị hốt hồn vì hơn hai chục cặp mắt, đủ hạng tuổi, nhiều nhất là trẻ em chăm chú vào tôi. Một bà trạc tuổi mẹ có lẽ thông cảm được điều ấy, bèn rầy đám nhỏ:
- Nè, mấy đứa làm gì tụ tập lại đây dữ vậy? Có đi hết không?
Đám trẻ tản đi vài bước rồi bẽn lẽn đứng nhìn. Phòng khách được bài trí hai bàn. Bàn giữa gồm ba mẹ tôi, bà mai, ông bà nhạc và hai vị cao niên. Bàn bên có anh chị hai tôi và bốn người bên gái cùng trang lứa.
Phần tôi nghe lời mẹ là không được ngồi mà đứng sau ghế cha mẹ, hai tay xếp lại để dưới bụng (nếu đã mời trà xong), tư thế y như lính hầu ở phủ huyện hay các thái giám ở cung đình hầu hạ đức vua!
Theo cách nói chuyện… lại có dịp đứng trước nhạc phụ mẫu, tôi biết ông bà là người cởi mở, dễ tính. Câu chuyện của hai "sui" càng lâu càng khởi sắc tốt đẹp. Dần dà khách khí không còn mà như đã quen nhau từ trước vậy.
Bỗng Ông nhạc gọi:
- Con hai đâu, châm trà mới đi con!
Một tiếng "dạ" thảnh thót không kém Điêu Thuyền thời Tam Quốc từ nhà dưới vọng lên làm tim tôi rộn ràng. “Phái đoàn” nhà trai ai cũng hồi hộp chờ đợi bởi ai cũng biết bảo “châm trà” chẳng qua là lời nói khéo cho con mình ra chào để nhà trai “coi mắt” đó thôi!
**
Mẹ quay lại nhìn tôi mỉm cười, thầm bảo ”hãy xem kỹ vì thời gian không lâu”. Tôi chưa kip mỉm cười với mẹ thì rèm hoa lay động, một kiều nữ vận bộ bà ba, không phấn không son mà má phấn môi hồng. Tóc dài phủ long gọn gàng bởi chiếc kẹp vàng có đính bông hồng chói lọi. Thoạt trông, tôi giật nẩy người đến nỗi bố vợ nhìn thấy. Đợi giai nhân châm trà xong, ông vội bảo:
- À quên nữa, cháu qua bên ngồi uống nước hay cứ ra ngoài dạo cho thoải mái.
Mẹ lại quay ra tôi, nhướng mày thầm bảo “hãy đi đi con” vì thực ra, ông nhạc cũng ngầm ý cho tôi và vợ tôi gặp nhau để “tìm hiểu”, dù thời lượng ít oi nhưng nếu tri túc ắt tiện túc mà thôi! Mọi sự đều được người lớn sắp xếp có bài có bản và có màn có lớp hẳn hoi!
Không khí bên ngoài thực thoải mái. Nhiều loại cây trái lớn nhỏ thi nhau che rợp ánh mặt trời làm mát rượi cả một không gian rộng. Vài tia sáng yếu ớt cố gắng chen vào đất tạo thành những đóm trắng lưa thưa đây đó tựa rải hoa. Mùi sầu riêng thơm lừng. Hàng sa-pô thẳng tắp, trái nặng sai oằn. Mấy nhánh ổi cho trái bóng láng no tròn, rục mềm rơi rụng tứ tung, tỏa hương thơm bát ngát. Chim hót líu lo, bướm vờn thẳng cánh. Đàn ong tranh nhau hút mật của trăm ngàn hoa đủ sắc đủ màu. Rõ ràng là vùng đất lành thừa mứa cây lành trái ngọt.
Bên sau một giọng êm đềm:
- Biết người ta ưng hay không mà dám đi hỏi vậy?
Tôi quay lại, thì ra là vợ tôi (tạm gọi vậy) mà cũng là Vi, người đã làm tôi kinh ngạc đến đánh thót cả người khi nãy!
**
Vi là bạn học cùng lớp với tôi hồi năm đệ tứ. Hồi đó, lớp đệ tứ được xem là cái “mốc” của sự chia tay bởi con trai, nếu thi rớt thì cha mẹ thường cho nghỉ để học nghề, còn thi đậu (cấp bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp) thì cũng mỗi người một hướng đi: Vào sư phạm hoặc ngành nghề nào đó hoặc học tiếp ba năm nữa để lấy Tú Tài rồi lên đai học. Con gái thì ít người được học đến chốn đến nơi, rớt hay đậu cũng thường bị cha mẹ cho nghỉ mà lo phụ việc nhà, viện lẽ con gái “học cao” khó có chồng! Vi cũng nằm trong số phận nầy. Bởi vậy, cuối năm đệ tứ, chúng tôi thường trao nhau lưu bút, mọi người đều nắn nót tuồng chữ cho trang mình, thường tặng cả ảnh, dán vào giữa trang viết, dưới đề:
Hơi lạc đề nhưng nói thêm cho vui: Hồi đó tôi cũng có quyển lưu bút, tất nhiên khi ai nhận thì cũng nắn nót từng chữ và giữ sạch sẽ như nói ở trên. Khi tôi đưa cho thằng Nhứt, ngày sau nó trả (thường thì vậy), nó viết vào trang đôi mấy chữ tổ bố: “Lưu niệm làm cái xê bình phương gì?" (2) rồi láu cá ký tên giáp cả hai trang giấy!
Tôi xem giận run. Cự nó, nó cười: “Để sau nầy mầy nhớ tao”.
Tôi nghe cũng xìu lòng. Quả thật, đến giờ, nó là người tôi nhớ nhất.
Và đến ngày cuối, chúng tôi tổ chức tiệc liên hoan cuối khóa tại lớp. Văn nghệ xung quanh các bài hát về “mùa chia tay”, “tạm biệt”, “nỗi buồn hoa phượng”... Tôi có sở trường ngâm thơ, ngâm hai bài thơ Đường luật, bài đầu của thầy H.C, giáo sư sử địa (3), bài nầy tôi chỉ nhớ hai câu cuối:
Đám con gái mắt đỏ hoe, có đứa khóc thành tiếng. Chúng tôi lại tặng quà lưu niệm cho các bạn “nghỉ luôn”. Tôi tặng Vi cái kẹp tóc bằng vàng 14 (tôi là... “thiếu gia” mà! Vàng hồi đó rẻ lắm, đàn bà con gái chẳng thấy ai đeo, có đeo thì cũng sơ sài, đeo nhiều mắc cở, bị coi là “quê”, không thấy ai đeo cục cục như giờ. Vi tặng lại cho tôi cây bút Pilot nắp vàng, loại cao cấp nhất thời ấy.
- Sao không trả lời?
Vi nghiêm trang như thuở nào, tôi hơi chột dạ:
- Thật lòng tôi không ngờ mình đi hỏi cưới Vi. Đã bao năm rồi, vả lại lúc đó, mình còn nhỏ cả mà!
- Bộ mấy năm qua không nhớ chút gì về Vi sao?
- Vẫn nhớ về người bạn nhỏ hiền lành, nhiều nước mắt.
Vi vừa đưa tay rút cây viết trên túi áo tôi, vừa nói:
- Xin lỗi nghe, cho Vi mượn.
Rồi xoay cán viết, nhìn những dòng chữ khắc trên ấy, Vi có vẻ xúc động:
- Vẫn còn giữ của Vi à?
Tôi không đáp, nhìn hai rèm mi chơm chớp, tôi thấy Vi đẹp não nùng. Tôi nắm lấy tay Vi:
- Không ngờ lại gặp lại Vi. Chẳng phải không có duyên số hay sao? Vi đồng ý nhé!
Vi tủm tỉm cười:
- Nếu em không ưng thì sao?
- Thì anh về nhưng xin gởi trái tim anh lại.
Lại cười:
- Rõ là thi sĩ! Em đã đồng ý từ khi bà mai nói chuyện với ba mẹ, đâu phải đến bây giờ.
- Không biết mặt làm sao ưng?
Vi kéo mái tóc về phía trước ngực:
- Khờ quá đi! Mọi người ở đây ai không biết con trai một của tiệm tạp hóa Vạn Phát chứ em thì rành lắm. Vị “công tử” ấy còn tặng cho em chiếc kẹp xinh đẹp nầy nữa phải không?
**
Trên đường về, mẹ luôn miệng với ba:
- Con nhỏ xem nết na và lịch sự (4) ghê ông há?".
Lại lo ngại:
- Hổng biết nó có ưng thằng con trai cưng tôi không nữa?”
Nãy giờ tôi lặng thinh, nhớ lại những lời nói của Vi mà thấy lòng hân hoan lạ nhưng thấy mẹ cứ lo lắng mãi, tôi mới nói:
- Chắc ăn rồi mẹ ơi! Mẹ đừng lo!
Mẹ nghi ngờ. Anh hai nói:
- Hồi nãy, ngoài vườn tụi nó nói chuyện, chỉ cần khi về, đá lông nheo một cái là kể như xong. Thím lo gì!
Ba châm vào:
- Hồi trước bả cũng vậy, sao bả mau quên quá!
Không biết mẹ đánh hay phủi bụi cho ba:
- Cha già mất nết!
**
Thế là chậm lắm khoảng một tuần, mươi ngày tôi đều đến thăm nhạc gia, nhạc mẫu. Ba mẹ vợ tôi đều nhân hậu, nghiêm khắc với con cái nhưng xem chừng ”dễ” với thằng rể tương lai.
Trước khi đi, ba tôi dặn: Con đến đó, thấy cái gì làm được thì làm chứ đừng lấy mắt ngó là không được! Ngày xưa, trước khi cưới, phải làm rể ba năm: Chẻ củi, vác lúa, cày bừa, làm đủ thứ nặng nhọc chứ chẳng phải chơi đâu!
Nhưng tôi biết cái gì mà làm, mà phụ? Lần đầu đến, tôi thấy ba vợ tôi đang chài cá, thấy tôi sựng rựng, ông hiểu ý, nói:
- Con đứng chơi, ba vãi vài chài nữa ba vô.
Thế coi sao được! Đợi mỗi khi ba kéo chài lên, tôi phụ gỡ cá mà có được đâu! Tôi đụng tới con nào thì con ấy giãy rồn rột, rách cả tay, có khi phóng lại xuống mương trong lúc ông bỏ vào giỏ lia lịa như bỏ đá vào vậy!
Một lần thấy ông đang chiết nhánh cây, cái nầy tôi càng mù tịt nhưng cũng có việc làm là... đưa dây cho ba tôi cột “bầu”, cái công việc không cần người phụ tá!
Ba vợ tôi rất điệu đời, ông thường bảo vợ tôi dắt tôi ra vườn xem có “cái gì nó thích thì hái nó ăn”. Tôi biết ba tạo điều kiện cho chúng tôi chuyện trò. Ông dư hiểu bởi nói tiếng là thăm cha mẹ vợ nhưng chủ yếu của chàng rể tương lai nào cũng là thăm... vợ cho đỡ nhớ mà thôi.
Nếu không, tại sao mỗi lần đến thăm mà cha mẹ vợ đi vắng thì chàng rể lại hớn hở trong lòng!?
Vườn nhà vợ tôi đủ loại cây nên có trái quanh năm, chúng chen chúc nhau nên chỉ cách hơn mười thước là không thấy dáng người. Tôi có cảm tưởng như hoàng tử gặp công chúa trong rừng vậy! Đến hàng dừa tơ, quày ôn trĩu trái màu vàng rực, sai oằn đụng tới mép mương, Vi đưa tôi dao, bảo:
- Chặt dừa uống nhé!
- Trái nào đây?
- Thì tùy chọn.
Khổ sở lắm tôi mới đem được hai trái dừa rời quày được. Dùng dao chặt phần đầu có cuống. Dao bén ngót, tôi phạt năm bảy nhát liền mà vỏ dừa chỉ dập dập, trầy trầy, tung mấy miếng dăm! Vi cười khoe hai hàm răng đều như hạt bắp:
- Để nô tì giúp cho, thưa công tử!
Giành lấy dao, Vi chỉ phập ba nhát nhẹ nhàng mà vỏ dừa tách ra từng mảng lớn, nhát thứ tư, nhẹ hơn, chạm vào gáo, Vi thuần thục lách nhẹ lưỡi dao để lộ phần “cái” trắng bóc mịn màng, bao quanh phần nước sóng sánh trong veo! Một tay đưa dừa cho tôi, tay kia chỉ chỉ vào trái dừa bảo:
- Chặt dừa phải chặt đầu lớn nầy nầy. Lưỡi dao phải để hơi xiêng. Ai đời ở trên bổ xuống... 90 độ. Làm sao đứt được?
Lợi dụng, tôi nắm lấy cổ tay tròn trịa mịn màng của Vi, ghé mũi xuống hít một hơi dài. Vi vẫn để yên nhưng bặm môi:
- Có thấy con dao ở đây không thì bảo?
Rồi cùng cười, tôi hít mũi chọc:
- Còn ngọt hơn cả nước dừa!
Đến địa phận chuyên canh sầu riêng. Ôi! hàng hàng thẳng tắp. Không biết cơ man nào là trái đậu trên cành! Toòng teng nhỏ to đủ cở, lủng la, lủng lẳng tầng thấp tầng cao, xem vô cùng ngoạn mục. Tôi hỏi:
- Nghe nói sầu riêng chỉ rụng về đêm, phải không?
- Sao lạ vậy?
- Thì ... trời khiến để đừng bể đầu người!
Vi cười ngoặt ngoẽo:
- Sao trái dừa vẫn rụng ban ngày? Bộ trái dừa không làm bể được đầu người? Chủ vườn nói vậy để cho mấy thằng ăn trộm không dám lẻn vào đó thôi!
Rồi chỉ vào phía trước, bảo:
- Có hai trái rụng kìa! Anh lại lượm đi! Coi chừng nó "bịch" một cái là hết có vợ đo.o...ó!
Tôi nhìn lên, thấy hàng trăm trái lòng thòng, gai tua tủa, giống như những quả chùy của các võ tướng ngày xưa. Nói dại, nếu nó mà "phịch" xuống một cái như lời Vi nói thì dù không bể đầu, mặt mũi chắc cũng khó coi! Dợm chạy đi, bỗng luồng gió quái ác từ đâu lùa tới, bèn chột dạ, tôi dừng lại, Vi cười ngất:
- Coi vậy mà cũng sợ mất vợ hén!
Tôi chữa thẹn:
- Vậy chớ vợ như Tây Thi thì chết sao đành!
Má Vi càng đỏ thêm, nắm tay lại giá giá vào tôi:
- Cái tật nịnh.......
Tôi vừa đặt hai trái sầu riêng xuống thì Vi bảo:
- Tách ra đi!
Nói đoạn lại bờ rào tìm hái những nhánh bông. Tôi lui cui lấy dao chặt phình phịch vào đầu lớn trái sầu riêng, dao cũng để xiên một góc mà xem ra vỏ sầu riêng còn dai hơn cả vỏ dừa. Thật tình, tôi ăn sầu riêng có hàng trăm nhưng mỗi lần đều được mẹ bóc sẵn bỏ vào tủ lạnh nên có biết gì đâu!
Tôi lật qua, lật lại, chợt nhớ tới cái vỏ sầu riêng mẹ bóc xong đâu có trầy trụa hay mất một góc đàng đầu trái mà xem ra nó còn nguyên vẹn giống như một chiếc xuồng! Tôi sửa lại rồi dùng dao bổ theo chiều dọc, cũng chẳng ăn thua! Mệt, tôi định gọi cầu cứu thì Vi đã đứng sát bên tôi, bụm miệng cười tự lúc nào...
Rõ ràng là Vi biết tôi không làm được mà cố chọc chơi! Bèn ngồi xuống, lấy dao, vừa làm vừa dạy đời:
- Hồi nãy em bảo công tử “tách” ra chứ có bảo “chặt” đâu mà làm như bửa củi vậy? Đây nè, chỗ nầy lúc nào cũng có một khe hở. Chỉ cần để mũi dao vào đây rồi dùng đòn bẩy Ạc-Shi-Met là xong. Làm rể kiểu nầy mất vợ như chơi.
Tôi bá lấy cổ Vi:
- Giỏi quá, để anh thưởng cho một cái.
Vi nhắm mắt, lắc đầu quầy quậy:
- H..ô..ông..!
Đợi khi tôi “chụt” xong, Vi mới mở mắt ra, chỉ tay vào vỏ sầu riêng, nói:
- Cái vỏ sầu riêng nầy mà vô mặt thì còn hơn té thùng đinh nữa đó!
Lần nào cũng có chuyện tương tự như vậy, thử hỏi sao tôi không khoái về thăm... ông bà nhạc?
Gần tới ngày cưới, tội nghiệp Vi gầy thấy rõ. Sau nầy, tôi mới biết là con gái trưởng trong gia đình, Vi lo lắng sắp xếp mọi thứ, lại nghĩ tới ngày theo chồng, xa mẹ, bỏ em nên đủ thứ tình cảm ray rứt trong lòng. Vậy mà trò chuyện với tôi một hồi, mặt hoa lại rạng rỡ, nói nhỏ cho tôi vừa nghe như một chuyện gì quan trong lắm:
- Làm rể mà lỏng nhỏng không động móng tay, cứ đeo sát con gái người ta hoài không sợ bà con họ nói sao?
Ba vợ tôi thường bảo tôi: “Con ở chợ không quen việc ở vườn. Con cứ về thăm, khỏi làm gì hết, đừng ngại, cứ coi như ở nhà con”.
Tôi đem lời nầy nói cho vợ nghe, rồi châm thêm:
- Vậy chứ anh có việc gì để làm?
- Em chỉ cho. Gần tới ngày cưới rồi, phải có củi để nấu chứ! Hay là anh chịu khó ra chẻ một mớ....
- Ở đâu?
Vi chỉ tay về một hàng củi được chất ngay ngắn từng ô một, dài chừng... vài chục mét, khúc nào khúc nấy cỡ bắp đùi... voi. Tôi chột dạ:
- Chẻ hết sao?
Vi làm mặt nghiêm:
- Ừa!... thì tới đâu hay tới đó! Ngày còn dài mà!....
Tôi xách búa đi mà tác phong rời rã như Hạng Võ tại bến Ô Giang! Nhưng muốn ăn phải lăn vào bếp, muốn cưới được vợ thì phải bửa củi, cày bừa… Thì ra lời ba tôi nói chẳng sai, bằng chứng là tôi cũng không ngoại lệ!
Tôi cởi áo sơ mi máng trên cành bưởi, còn lại chiếc áo thun ba lỗ trắng tinh, vốn là mô đen của con nhà giàu mới có áo lót bên trong. Dù là “công tử” nhưng tôi thường tập tạ nên bắp thịt coi cũng ngon lành.
Tôi đếm thầm: Một, hai “phập!”; một, hai “phập!” Có cái “phập” làm củi vỡ ra, có cái “phập” thì búa lại dính khắn vào củi, gỡ ra cũng tróc vảy trầy vi! Khi độ mệt đã choáng váng mặt mày nhưng còn đủ để nhận được tiếng ông nhạc ở sau lưng:
- Bây làm cái gì vậy?
Tôi quay lại chào ông bà vừa đi xóm về rồi trả lời với giọng điệu của người vừa lập nên công trạng:
- Dạ, vợ con biểu chẻ củi để khi đám cưới có mà xài!
- Thôi, thôi! Bây “bị” nó rồi! Đi vô! Đi vô uống nước con!
- Dạ, để con chẻ thêm một mớ nữa, ba!
- Củi nầy ba để bán cho lò bánh mì, đâu cần chẻ! Còn củi dùng cho đám cưới thì để trong nhà kho kia, có xài mười đám cũng không hết!
Bà nhạc lắc đầu:
- Cái con nhỏ nầy…
Vào nhà bà nhạc rầy Vi:
- Chồng của mầy nó không quen làm việc nặng. Xúi dại rũi nó trợt chân trợt cẳng thì sao?
Bà nhạc dùng tiếng “chồng mầy”, tôi thấy ấm áp lạ lùng! Còn vợ tôi thì chúm chím cười, còn liếc qua tôi với ánh mắt còn bén hơn... lưỡi búa, lại chu đôi môi đỏ au chế nhạo.
Thế là bao mệt mỏi trong tôi biến mất tiêu!
Phải nói trong đời thường, về sự thông minh, lúc nào vợ cũng hơn tôi một phép. Khi về làm dâu, vợ tôi đã chứng minh đầy đủ điều đó. Ngoài sự hiếu thảo với cha mẹ chồng, vợ tôi còn nhiều đức tính như hiền hậu, cần kiệm...
Thuở đó, ở thành phố “nhà giàu” mới có tủ lạnh (ti vi chưa có), còn dưới quê thì tuyệt đối không bởi có điện đâu mà xài! Vì thế, những ngày đầu, tủ lạnh đối với vợ tôi là một phát minh khoa học lớn lao, nó đủ công năng nên có cái gì cũng “thồn” vô trong đó. Có lần mẹ tôi mở tủ lạnh rồi nói với vợ tôi:
- Tô mắm nêm nầy, con đừng có để vào đây, nếu không tất cả cái gì trong nầy đều có mùi mắm nêm hết.
Chỉ chờ có dịp nầy, tôi cười hí hí:
- Trái cây mà có mùi mắm nêm ăn càng ngon chứ sao mẹ?
Mẹ cười, còn vợ tôi cứ đem cái sở trường là bắn nửa mắt vào tôi. Tôi khoái chí, nói theo kiểu đá banh thì “gỡ” được một nhưng dường như chỉ có một mà thôi!
Khi con chúng tôi đã lớn, tuổi có thể về quê thăm ngoại một mình, thế mà một tối cả nhà xem ti vi, không phải nhằm đoạn hài mà vợ tôi cười ngất. Con hỏi, “sao tự nhiên mẹ cười?” Một lát vợ tôi mới trả lời được:
- Mẹ thấy bộ tướng ông thái giám đứng khúm núm kia giống "mấy thằng cha“ lần đầu coi mắt vợ quá!” Hi! Hi!
Biết bị xỏ ngọt nhưng tôi biết gì hơn ngoài làm...thinh! May sao đến chương trình quảng cáo, quảng cáo tủ lạnh, tôi nói tỉnh bơ:
- Tủ lanh đời mới coi bộ tốt à nghen! Nó tự khử mùi, dù “mấy con mẹ” ở vườn có để mắm nêm vô đó cũng không sợ hôi. Ha! Ha!...
Tức thì vành tai tôi bị kéo ra cả thước, tiếp theo là một giọng tru tréo, muốn nổi da gà:
- Trời..u.u..i! Chuyện cũ nhắc hoài! Nhắc hoài!
Vậy đó, “chuyện xưa” thì vợ tội nhắc được, còn “chuyện cũ” tôi nhắc thì như bị muốn nhai xương!
Có vợ miệt vườn, miệt quê là vậy đó!
Thái Quốc Mưu
Nói thì hơi xấu hổ, vừa đậu Tú Tài phần hai, lúc đó tôi mới 18 tuổi tây tức 19 tuổi ta mà tôi đã... "muốn vợ"! Con trai mà “muốn" chuyện gì thì thường vòi vĩnh với mẹ như chiếc xe đạp, đồng hồ, quần áo mới kể cả chiếc solex cáu cạnh tôi đang chạy mà chỉ hàng “thiếu gia”... ở tỉnh như tôi mới có.
Những thứ đó tôi đều manh dạn nói với mẹ và lần nào cũng vậy, mẹ tôi không cần suy nghĩ mà “ô kê” liền. Còn cái vụ "muốn vợ" nầy, tôi có miệng mà chẳng thốt nên lời! Tôi định bụng lúc nào mẹ vui và khi chỉ có hai mẹ con ở nhà thì tôi "tâm sự" liền. Mẹ lúc nào lại không vui!
Vả lại, tôi là con một trong gia dình, chỉ cần ba tôi đi uống cà phê hay đi đâu đó thì có biết bao nhiêu dịp… may!
Thế mà khi thấy mẹ ngồi, tôi vừa xề lại thì bao dũng khí đã tiêu tan! Bao lần như vậy, dường như bà để ý, giọng ngọt ngào cố hữu:
- Gì đó con trai cưng? Muốn gì nữa phải không?
Lúc đó, tôi chỉ cần một “gờ-ram” dũng khí, thêm một tiếng "vợ" sau tiếng "muốn" của me tôi thì đòn cân cục diện đâu lại vào đấy rồi.
Đàng nầy tôi lại nhút nhát, rụt rè! – Điều nầy, vốn không phải là bản tính của tôi:
- Dạ... có "muốn" gì đâu mẹ!
Trả lời xong, tôi thấy ấm ức, giận mình sao quá yếu gan! Thì may thay, vợ chồng anh hai Trân tới chơi.. Anh với tôi là con bác ruột tôi. Hai Trân là con trai trưởng của bác hai, còn cha tôi đến thứ chín nên ảnh nhỏ hơn cha tôi chẳng bao nhiêu. Anh rất vui tính, cởi mở, lẹ làng, sốt sắng. Cái gì cũng chịu hoạch toẹt, không chịu úp úp mở mở nên có khi hơi lố lố. Vậy mà tôi lại quý mến anh ở điểm nầy nhất, mới lạ!
Chưa chào hỏi mẹ tôi, anh nhìn tôi bôm bốp:
- Đậu (Tú Tài) rồi hả mậy? Là người lớn rồi, cưới vợ được rồi đó nghen!
Thuở đó đậu Tú Tài cũng oai lắm, kiếm việc làm dễ như chơi. Trong thân tộc có người đậu tú tài là niềm hãnh diện chung. Nghe anh nói, tôi khoái chí tử, nhưng cũng làm bộ:
- Mới bây lớn mà có vợ gì anh ơi!
- Sao lại “bây lớn"? Hồi tao cỡ mầy là con cu biết gáy rồi. Mầy hỏi chú chín....
Chị hai thúc mạnh vào hông chồng:
- Nói bậy không hà! Thím chín kìa!.. Chú nó còn nhỏ...
- Nhỏ nhỏ cái gì? Cỡ tuổi nó, tôi có con rồi!
Tôi mỉm cười, thấy thích anh lạ! Anh hai quay sang mẹ tôi:
- Thím chín! Em lớn rồi nghen thím! “Nam đại bất hôn như liệt mã vô cương” đó thím. Em nó đẹp trai, học giỏi, nhà giàu mà thím không chịu cưới vợ cho nó là có ngày có người bồng cháu nội về cho thím nuôi đó!
Chị hai nạt:
- Nói bậy không hà! Cái tật không bỏ!
Anh hai nói chuyện thường chêm vào mấy câu chữ nho, những lần đó tôi cũng bực mình vì có câu tôi cũng không hiểu nghĩa rõ ràng.
Câu anh vừa nói tôi hiểu, xem ra nó cũng hay đó chứ! Còn chị hai là người phụ nữ nết na, đẹp lại hiền, hay kìm chế chồng những khi anh quá trớn. Đặc biệt lần nầy, tôi lại thấy chị hơi… quá trớn!
Mẹ mỉm cười:
- Biết nó chịu không mà cưới?
Tim tôi đập thình thịch. Không ngờ diễn tiến lại thuận lợi như vậy. Mẹ nói thế tức là nếu tôi "chịu" thì mẹ cưới chứ gì? Ôi con đường... cưới vợ sao mà hanh thông như vậy!
Anh hai quyết liệt:
- Sao lại hổng chịu thím? Hỏng lẽ nó muốn vợ, nó lại la làng lên sao?
Hồi trước, con muốn vợ, con cũng đâu dám nói cho má con mà phải nhờ chú chín mở hơi giùm. Thím quên rồi sao?
Quay qua tôi, anh dịu giọng:
- Nè cưng, anh hai hỏi thiệt nghen, cưng có muốn cưới vợ không?
Phải nói là nhờ anh hai mà lòng tôi tràn dũng khí. Tôi quyết không bỏ lỡ cơ hội. Chỉ cần tôi nói một tiếng "muốn" là bài toán có đáp số ngay và bao nhiêu đè nén trong lòng bấy lâu chắc chắn giờ đây tan biến! Nhưng như vậy xem phàm phu quá! Tôi cười cười, đợi cho mọi người chờ một lát, thần khẩu xui tôi phát ra một câu quá tuyệt vời:
- Thì hồi trước anh hai sao thì giờ em vậy thôi!
Mọi nghười cười rần và mang ý nghĩa khác nhau. Tôi cười cho... đỡ mắc cở. Chị hai cười xòa góp phần vui; anh hai cười ngất, cười sặc sụa của người thích chí; còn mẹ thì cười hiền hòa, sung sướng, lấy tay áo chậm hai khóe mắt rưng rưng. Tôi thấy thương mẹ vô cùng, sà vào lòng mẹ. Dù là một cậu tú nhưng với mẹ, tôi vẫn thường thích mẹ vuốt ve như thuở lên ba. Mẹ vò tóc tôi, nói với anh chị hai:
- Bây thấy hôn? Nó làm như còn nhỏ lắm vậy!
Mẹ hỏi tôi:
- Bộ con có để ý bạn gái nào ở trường hả?
Tôi lắc đầu. Mẹ bảo:
- Vậy thì mẹ biết ai mà cưới cho con?
Anh hai nhanh nhẩu:
- Thì làm mai! Hồi trước chú chín cũng vậy, con cũng vậy. Có ai thương yêu ai trước đâu? (liếc sang chị hai) Chừng về ở chung cũng khoái thấy mồ...
Anh phủi bàn tay chị hai định nhéo vào hông anh:
- Vậy chớ hỏng phải sao?
Rồi quay sang tôi, anh lại ngọt ngào và xôm tụ:
- Nè, bây giờ em chưa quen ai phải không? E hèm! Hồi trước anh cũng vậy thôi. Có sao? Nhưng em phải cho thím chín và anh chị hai đây biết mẫu người em ưng thế nào thì ở đây mới kiếm cho em được chứ! Thí dụ, hồi trước anh ra tiêu chuẩn là phải vừa đẹp, vừa hiền, vừa có chút học vấn.
Em thấy hôn, chị hai đúng bon tiêu chuẩn đó, anh thấy là khoái liền. Hề hề…!
Tôi thấy mặt chị hai đỏ lên vì sung sướng:
- Nói không biết mắc cỡ.....
Sẵn đà, tôi tiếp:
- Mà phải ở miệt vườn nữa em mới chịu.
Anh hai có vẻ cụt hứng, còn mẹ thì có vẻ vui:
- Phải đó à bây, con gái ở vườn nó nết na, thùy mị, giỏi giang.
Anh hai cười, lại xông xáo:
- Trúng tủ bả rồi! Mà cũng dễ thôi! Thím bán tạp hóa lớn, mối mang miệt vườn biết bao nhiêu, nhờ họ mối lái giùm.
Chị hai:
- Sao hăng hái dữ! Mai mốt anh hai chịu lạy đó nghen!
- Tất nhiên! tất nhiên!
Thói thường người ta tin tưởng vào những gì mình hy vọng và sợ mất những gì mình có. Mẹ đã xong rồi, còn ba thì sao? Ba thường hay chiều ý mẹ dù đôi khi ý mẹ có đôi chút ông chẳng hài lòng nhưng đó là những việc nhỏ đời thường, còn đây là "hôn nhân đại sự", liệu ba có còn chiều mẹ hay không?
Ngày hôm sau, tôi thấy ba có vẻ khác khác - vậy là mẹ nói với ba rồi! Ba ít nói, có chiều nghĩ ngợi. Khi giáp mặt tôi, ba mỉm cười khó hiểu. Phúc hay là họa đây!
Rồi ngày tôi chờ đợi cũng đến. “Phái đoàn” gồm ba mẹ, anh chị hai và tất nhiên có vai chánh là tôi. Thật khó tả được bao cảm xúc bồn chồn lo lắng, hồi hộp, đủ thứ lộn xộn trong lòng tôi. Mẹ tôi cứ dặn dò đủ mọi việc, hết chuyện nọ tới chuyện kia, đến nỗi khó mà nhớ hết; còn anh hai thì cứ lải nhải bên tai "Bình tĩnh! bình tĩnh, đừng có run". Nhà ông nhạc tôi (tạm gọi vậy) ở xã Ngũ Hiệp, cách thành phố Mỹ Tho 30 cây số về hướng tây. Chợ Ngũ Hiệp nằm bên kia sông, muốn qua phải nhờ một phà nhỏ.
**
Từ chợ, theo lời bà mai, chúng tôi phải đi bộ thêm gần ngàn mét nữa. Nghe vậy anh hai nói với tôi:
- Như vậy là "vườn trong vườn" rồi phải không cưng? Tiêu chuẩn một đạt hai trăm phần trăm rồi hén!
Chị hai cau mặt:
- Cái ông nầy lúc nào cũng đùa được.
Thật vậy, đây là vùng trù phú đất đai, cây lành trái ngọt. không biết cơ man nào là cây trái quả mọng trĩu cành! Cam, bưởi, sa bô, dừa, vú sữa, nhãn, chôm chôm..., nhất là sầu riêng, cây nào cây nấy chân tay đeo đầy nghẹt quả, theo gió thơm lừng. Bà mai chỉ tay về căn nhà ngói kiểu xưa (kiểu "chữ đinh") nói:
- Nhà đó đó.
Tất cả dừng lại “hội ý”. Mẹ khẩn trương thấy rõ, lại dặn dò:
- Nhớ những gì mẹ dặn nghen con!”
- Dạ!
Anh hai cũng thì thào:
- Nhà cất kiểu nầy mà gặp ông già củ tỏi thì mệt lắm à nghen!
Chị hai nạt nhỏ:
- Ông lo cái miệng ông đó. Vô đó nói bậy đi!
Bà mai vô trước, mẹ sửa lại áo quần tôi chưa xong thì có người ra mời vào. Giờ phút nầy tôi càng thấy tình mẫu tử bao la như thế nào. Mẹ hồi hộp như sắp bước vào nơi hang hùm nọc rắn không bằng, lại điệp khúc "Nhớ nghe con!" phát ra!
Vừa vào cổng, tôi bị hốt hồn vì hơn hai chục cặp mắt, đủ hạng tuổi, nhiều nhất là trẻ em chăm chú vào tôi. Một bà trạc tuổi mẹ có lẽ thông cảm được điều ấy, bèn rầy đám nhỏ:
- Nè, mấy đứa làm gì tụ tập lại đây dữ vậy? Có đi hết không?
Đám trẻ tản đi vài bước rồi bẽn lẽn đứng nhìn. Phòng khách được bài trí hai bàn. Bàn giữa gồm ba mẹ tôi, bà mai, ông bà nhạc và hai vị cao niên. Bàn bên có anh chị hai tôi và bốn người bên gái cùng trang lứa.
Phần tôi nghe lời mẹ là không được ngồi mà đứng sau ghế cha mẹ, hai tay xếp lại để dưới bụng (nếu đã mời trà xong), tư thế y như lính hầu ở phủ huyện hay các thái giám ở cung đình hầu hạ đức vua!
Theo cách nói chuyện… lại có dịp đứng trước nhạc phụ mẫu, tôi biết ông bà là người cởi mở, dễ tính. Câu chuyện của hai "sui" càng lâu càng khởi sắc tốt đẹp. Dần dà khách khí không còn mà như đã quen nhau từ trước vậy.
Bỗng Ông nhạc gọi:
- Con hai đâu, châm trà mới đi con!
Một tiếng "dạ" thảnh thót không kém Điêu Thuyền thời Tam Quốc từ nhà dưới vọng lên làm tim tôi rộn ràng. “Phái đoàn” nhà trai ai cũng hồi hộp chờ đợi bởi ai cũng biết bảo “châm trà” chẳng qua là lời nói khéo cho con mình ra chào để nhà trai “coi mắt” đó thôi!
**
Mẹ quay lại nhìn tôi mỉm cười, thầm bảo ”hãy xem kỹ vì thời gian không lâu”. Tôi chưa kip mỉm cười với mẹ thì rèm hoa lay động, một kiều nữ vận bộ bà ba, không phấn không son mà má phấn môi hồng. Tóc dài phủ long gọn gàng bởi chiếc kẹp vàng có đính bông hồng chói lọi. Thoạt trông, tôi giật nẩy người đến nỗi bố vợ nhìn thấy. Đợi giai nhân châm trà xong, ông vội bảo:
- À quên nữa, cháu qua bên ngồi uống nước hay cứ ra ngoài dạo cho thoải mái.
Mẹ lại quay ra tôi, nhướng mày thầm bảo “hãy đi đi con” vì thực ra, ông nhạc cũng ngầm ý cho tôi và vợ tôi gặp nhau để “tìm hiểu”, dù thời lượng ít oi nhưng nếu tri túc ắt tiện túc mà thôi! Mọi sự đều được người lớn sắp xếp có bài có bản và có màn có lớp hẳn hoi!
Không khí bên ngoài thực thoải mái. Nhiều loại cây trái lớn nhỏ thi nhau che rợp ánh mặt trời làm mát rượi cả một không gian rộng. Vài tia sáng yếu ớt cố gắng chen vào đất tạo thành những đóm trắng lưa thưa đây đó tựa rải hoa. Mùi sầu riêng thơm lừng. Hàng sa-pô thẳng tắp, trái nặng sai oằn. Mấy nhánh ổi cho trái bóng láng no tròn, rục mềm rơi rụng tứ tung, tỏa hương thơm bát ngát. Chim hót líu lo, bướm vờn thẳng cánh. Đàn ong tranh nhau hút mật của trăm ngàn hoa đủ sắc đủ màu. Rõ ràng là vùng đất lành thừa mứa cây lành trái ngọt.
Bên sau một giọng êm đềm:
- Biết người ta ưng hay không mà dám đi hỏi vậy?
Tôi quay lại, thì ra là vợ tôi (tạm gọi vậy) mà cũng là Vi, người đã làm tôi kinh ngạc đến đánh thót cả người khi nãy!
**
Vi là bạn học cùng lớp với tôi hồi năm đệ tứ. Hồi đó, lớp đệ tứ được xem là cái “mốc” của sự chia tay bởi con trai, nếu thi rớt thì cha mẹ thường cho nghỉ để học nghề, còn thi đậu (cấp bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp) thì cũng mỗi người một hướng đi: Vào sư phạm hoặc ngành nghề nào đó hoặc học tiếp ba năm nữa để lấy Tú Tài rồi lên đai học. Con gái thì ít người được học đến chốn đến nơi, rớt hay đậu cũng thường bị cha mẹ cho nghỉ mà lo phụ việc nhà, viện lẽ con gái “học cao” khó có chồng! Vi cũng nằm trong số phận nầy. Bởi vậy, cuối năm đệ tứ, chúng tôi thường trao nhau lưu bút, mọi người đều nắn nót tuồng chữ cho trang mình, thường tặng cả ảnh, dán vào giữa trang viết, dưới đề:
"Thương nhau mới tặng ảnh nầyKhông biết bốn câu thơ ấy là của tác giả nào, sáng tác tự bao giờ mà đến nay, thỉnh thoảng tôi lại thấy sau bức ảnh ”tặng nhau” của các em cũng có đề như vậy.
Để làm kỷ niệm những ngày xa nhau
Dù cho ảnh có phai màu,
Cũng đừng xé bỏ mà đau lòng người!”
Hơi lạc đề nhưng nói thêm cho vui: Hồi đó tôi cũng có quyển lưu bút, tất nhiên khi ai nhận thì cũng nắn nót từng chữ và giữ sạch sẽ như nói ở trên. Khi tôi đưa cho thằng Nhứt, ngày sau nó trả (thường thì vậy), nó viết vào trang đôi mấy chữ tổ bố: “Lưu niệm làm cái xê bình phương gì?" (2) rồi láu cá ký tên giáp cả hai trang giấy!
Tôi xem giận run. Cự nó, nó cười: “Để sau nầy mầy nhớ tao”.
Tôi nghe cũng xìu lòng. Quả thật, đến giờ, nó là người tôi nhớ nhất.
Và đến ngày cuối, chúng tôi tổ chức tiệc liên hoan cuối khóa tại lớp. Văn nghệ xung quanh các bài hát về “mùa chia tay”, “tạm biệt”, “nỗi buồn hoa phượng”... Tôi có sở trường ngâm thơ, ngâm hai bài thơ Đường luật, bài đầu của thầy H.C, giáo sư sử địa (3), bài nầy tôi chỉ nhớ hai câu cuối:
“Rồi đây nếu chẳng sau mùa phượng,Và bài họa của tôi:
Tất cũng mai kia ở chợ đời!”
"Việc cũ, ngàn sau vẫn đổi dời.**
Chút tình tâm huyết nói sao vơi?
Luyến lưu kẻ ở đôi dòng lệ,
Tiếc nhớ người đi một góc trời.
Chín tháng vui buồn trong một lớp,
Vài giây ly biệt rẽ ngàn khơi,
Đường mây một kẻ hanh thông bước,
Một kẻ lang thang giữa chợ đời!
(Thơ Kha Tiệm Ly)
Đám con gái mắt đỏ hoe, có đứa khóc thành tiếng. Chúng tôi lại tặng quà lưu niệm cho các bạn “nghỉ luôn”. Tôi tặng Vi cái kẹp tóc bằng vàng 14 (tôi là... “thiếu gia” mà! Vàng hồi đó rẻ lắm, đàn bà con gái chẳng thấy ai đeo, có đeo thì cũng sơ sài, đeo nhiều mắc cở, bị coi là “quê”, không thấy ai đeo cục cục như giờ. Vi tặng lại cho tôi cây bút Pilot nắp vàng, loại cao cấp nhất thời ấy.
- Sao không trả lời?
Vi nghiêm trang như thuở nào, tôi hơi chột dạ:
- Thật lòng tôi không ngờ mình đi hỏi cưới Vi. Đã bao năm rồi, vả lại lúc đó, mình còn nhỏ cả mà!
- Bộ mấy năm qua không nhớ chút gì về Vi sao?
- Vẫn nhớ về người bạn nhỏ hiền lành, nhiều nước mắt.
Vi vừa đưa tay rút cây viết trên túi áo tôi, vừa nói:
- Xin lỗi nghe, cho Vi mượn.
Rồi xoay cán viết, nhìn những dòng chữ khắc trên ấy, Vi có vẻ xúc động:
- Vẫn còn giữ của Vi à?
Tôi không đáp, nhìn hai rèm mi chơm chớp, tôi thấy Vi đẹp não nùng. Tôi nắm lấy tay Vi:
- Không ngờ lại gặp lại Vi. Chẳng phải không có duyên số hay sao? Vi đồng ý nhé!
Vi tủm tỉm cười:
- Nếu em không ưng thì sao?
- Thì anh về nhưng xin gởi trái tim anh lại.
Lại cười:
- Rõ là thi sĩ! Em đã đồng ý từ khi bà mai nói chuyện với ba mẹ, đâu phải đến bây giờ.
- Không biết mặt làm sao ưng?
Vi kéo mái tóc về phía trước ngực:
- Khờ quá đi! Mọi người ở đây ai không biết con trai một của tiệm tạp hóa Vạn Phát chứ em thì rành lắm. Vị “công tử” ấy còn tặng cho em chiếc kẹp xinh đẹp nầy nữa phải không?
**
Trên đường về, mẹ luôn miệng với ba:
- Con nhỏ xem nết na và lịch sự (4) ghê ông há?".
Lại lo ngại:
- Hổng biết nó có ưng thằng con trai cưng tôi không nữa?”
Nãy giờ tôi lặng thinh, nhớ lại những lời nói của Vi mà thấy lòng hân hoan lạ nhưng thấy mẹ cứ lo lắng mãi, tôi mới nói:
- Chắc ăn rồi mẹ ơi! Mẹ đừng lo!
Mẹ nghi ngờ. Anh hai nói:
- Hồi nãy, ngoài vườn tụi nó nói chuyện, chỉ cần khi về, đá lông nheo một cái là kể như xong. Thím lo gì!
Ba châm vào:
- Hồi trước bả cũng vậy, sao bả mau quên quá!
Không biết mẹ đánh hay phủi bụi cho ba:
- Cha già mất nết!
**
Thế là chậm lắm khoảng một tuần, mươi ngày tôi đều đến thăm nhạc gia, nhạc mẫu. Ba mẹ vợ tôi đều nhân hậu, nghiêm khắc với con cái nhưng xem chừng ”dễ” với thằng rể tương lai.
Trước khi đi, ba tôi dặn: Con đến đó, thấy cái gì làm được thì làm chứ đừng lấy mắt ngó là không được! Ngày xưa, trước khi cưới, phải làm rể ba năm: Chẻ củi, vác lúa, cày bừa, làm đủ thứ nặng nhọc chứ chẳng phải chơi đâu!
Nhưng tôi biết cái gì mà làm, mà phụ? Lần đầu đến, tôi thấy ba vợ tôi đang chài cá, thấy tôi sựng rựng, ông hiểu ý, nói:
- Con đứng chơi, ba vãi vài chài nữa ba vô.
Thế coi sao được! Đợi mỗi khi ba kéo chài lên, tôi phụ gỡ cá mà có được đâu! Tôi đụng tới con nào thì con ấy giãy rồn rột, rách cả tay, có khi phóng lại xuống mương trong lúc ông bỏ vào giỏ lia lịa như bỏ đá vào vậy!
Một lần thấy ông đang chiết nhánh cây, cái nầy tôi càng mù tịt nhưng cũng có việc làm là... đưa dây cho ba tôi cột “bầu”, cái công việc không cần người phụ tá!
Ba vợ tôi rất điệu đời, ông thường bảo vợ tôi dắt tôi ra vườn xem có “cái gì nó thích thì hái nó ăn”. Tôi biết ba tạo điều kiện cho chúng tôi chuyện trò. Ông dư hiểu bởi nói tiếng là thăm cha mẹ vợ nhưng chủ yếu của chàng rể tương lai nào cũng là thăm... vợ cho đỡ nhớ mà thôi.
Nếu không, tại sao mỗi lần đến thăm mà cha mẹ vợ đi vắng thì chàng rể lại hớn hở trong lòng!?
Vườn nhà vợ tôi đủ loại cây nên có trái quanh năm, chúng chen chúc nhau nên chỉ cách hơn mười thước là không thấy dáng người. Tôi có cảm tưởng như hoàng tử gặp công chúa trong rừng vậy! Đến hàng dừa tơ, quày ôn trĩu trái màu vàng rực, sai oằn đụng tới mép mương, Vi đưa tôi dao, bảo:
- Chặt dừa uống nhé!
- Trái nào đây?
- Thì tùy chọn.
Khổ sở lắm tôi mới đem được hai trái dừa rời quày được. Dùng dao chặt phần đầu có cuống. Dao bén ngót, tôi phạt năm bảy nhát liền mà vỏ dừa chỉ dập dập, trầy trầy, tung mấy miếng dăm! Vi cười khoe hai hàm răng đều như hạt bắp:
- Để nô tì giúp cho, thưa công tử!
Giành lấy dao, Vi chỉ phập ba nhát nhẹ nhàng mà vỏ dừa tách ra từng mảng lớn, nhát thứ tư, nhẹ hơn, chạm vào gáo, Vi thuần thục lách nhẹ lưỡi dao để lộ phần “cái” trắng bóc mịn màng, bao quanh phần nước sóng sánh trong veo! Một tay đưa dừa cho tôi, tay kia chỉ chỉ vào trái dừa bảo:
- Chặt dừa phải chặt đầu lớn nầy nầy. Lưỡi dao phải để hơi xiêng. Ai đời ở trên bổ xuống... 90 độ. Làm sao đứt được?
Lợi dụng, tôi nắm lấy cổ tay tròn trịa mịn màng của Vi, ghé mũi xuống hít một hơi dài. Vi vẫn để yên nhưng bặm môi:
- Có thấy con dao ở đây không thì bảo?
Rồi cùng cười, tôi hít mũi chọc:
- Còn ngọt hơn cả nước dừa!
Đến địa phận chuyên canh sầu riêng. Ôi! hàng hàng thẳng tắp. Không biết cơ man nào là trái đậu trên cành! Toòng teng nhỏ to đủ cở, lủng la, lủng lẳng tầng thấp tầng cao, xem vô cùng ngoạn mục. Tôi hỏi:
- Nghe nói sầu riêng chỉ rụng về đêm, phải không?
- Sao lạ vậy?
- Thì ... trời khiến để đừng bể đầu người!
Vi cười ngoặt ngoẽo:
- Sao trái dừa vẫn rụng ban ngày? Bộ trái dừa không làm bể được đầu người? Chủ vườn nói vậy để cho mấy thằng ăn trộm không dám lẻn vào đó thôi!
Rồi chỉ vào phía trước, bảo:
- Có hai trái rụng kìa! Anh lại lượm đi! Coi chừng nó "bịch" một cái là hết có vợ đo.o...ó!
Tôi nhìn lên, thấy hàng trăm trái lòng thòng, gai tua tủa, giống như những quả chùy của các võ tướng ngày xưa. Nói dại, nếu nó mà "phịch" xuống một cái như lời Vi nói thì dù không bể đầu, mặt mũi chắc cũng khó coi! Dợm chạy đi, bỗng luồng gió quái ác từ đâu lùa tới, bèn chột dạ, tôi dừng lại, Vi cười ngất:
- Coi vậy mà cũng sợ mất vợ hén!
Tôi chữa thẹn:
- Vậy chớ vợ như Tây Thi thì chết sao đành!
Má Vi càng đỏ thêm, nắm tay lại giá giá vào tôi:
- Cái tật nịnh.......
Tôi vừa đặt hai trái sầu riêng xuống thì Vi bảo:
- Tách ra đi!
Nói đoạn lại bờ rào tìm hái những nhánh bông. Tôi lui cui lấy dao chặt phình phịch vào đầu lớn trái sầu riêng, dao cũng để xiên một góc mà xem ra vỏ sầu riêng còn dai hơn cả vỏ dừa. Thật tình, tôi ăn sầu riêng có hàng trăm nhưng mỗi lần đều được mẹ bóc sẵn bỏ vào tủ lạnh nên có biết gì đâu!
Tôi lật qua, lật lại, chợt nhớ tới cái vỏ sầu riêng mẹ bóc xong đâu có trầy trụa hay mất một góc đàng đầu trái mà xem ra nó còn nguyên vẹn giống như một chiếc xuồng! Tôi sửa lại rồi dùng dao bổ theo chiều dọc, cũng chẳng ăn thua! Mệt, tôi định gọi cầu cứu thì Vi đã đứng sát bên tôi, bụm miệng cười tự lúc nào...
Rõ ràng là Vi biết tôi không làm được mà cố chọc chơi! Bèn ngồi xuống, lấy dao, vừa làm vừa dạy đời:
- Hồi nãy em bảo công tử “tách” ra chứ có bảo “chặt” đâu mà làm như bửa củi vậy? Đây nè, chỗ nầy lúc nào cũng có một khe hở. Chỉ cần để mũi dao vào đây rồi dùng đòn bẩy Ạc-Shi-Met là xong. Làm rể kiểu nầy mất vợ như chơi.
Tôi bá lấy cổ Vi:
- Giỏi quá, để anh thưởng cho một cái.
Vi nhắm mắt, lắc đầu quầy quậy:
- H..ô..ông..!
Đợi khi tôi “chụt” xong, Vi mới mở mắt ra, chỉ tay vào vỏ sầu riêng, nói:
- Cái vỏ sầu riêng nầy mà vô mặt thì còn hơn té thùng đinh nữa đó!
Lần nào cũng có chuyện tương tự như vậy, thử hỏi sao tôi không khoái về thăm... ông bà nhạc?
Gần tới ngày cưới, tội nghiệp Vi gầy thấy rõ. Sau nầy, tôi mới biết là con gái trưởng trong gia đình, Vi lo lắng sắp xếp mọi thứ, lại nghĩ tới ngày theo chồng, xa mẹ, bỏ em nên đủ thứ tình cảm ray rứt trong lòng. Vậy mà trò chuyện với tôi một hồi, mặt hoa lại rạng rỡ, nói nhỏ cho tôi vừa nghe như một chuyện gì quan trong lắm:
- Làm rể mà lỏng nhỏng không động móng tay, cứ đeo sát con gái người ta hoài không sợ bà con họ nói sao?
Ba vợ tôi thường bảo tôi: “Con ở chợ không quen việc ở vườn. Con cứ về thăm, khỏi làm gì hết, đừng ngại, cứ coi như ở nhà con”.
Tôi đem lời nầy nói cho vợ nghe, rồi châm thêm:
- Vậy chứ anh có việc gì để làm?
- Em chỉ cho. Gần tới ngày cưới rồi, phải có củi để nấu chứ! Hay là anh chịu khó ra chẻ một mớ....
- Ở đâu?
Vi chỉ tay về một hàng củi được chất ngay ngắn từng ô một, dài chừng... vài chục mét, khúc nào khúc nấy cỡ bắp đùi... voi. Tôi chột dạ:
- Chẻ hết sao?
Vi làm mặt nghiêm:
- Ừa!... thì tới đâu hay tới đó! Ngày còn dài mà!....
Tôi xách búa đi mà tác phong rời rã như Hạng Võ tại bến Ô Giang! Nhưng muốn ăn phải lăn vào bếp, muốn cưới được vợ thì phải bửa củi, cày bừa… Thì ra lời ba tôi nói chẳng sai, bằng chứng là tôi cũng không ngoại lệ!
Tôi cởi áo sơ mi máng trên cành bưởi, còn lại chiếc áo thun ba lỗ trắng tinh, vốn là mô đen của con nhà giàu mới có áo lót bên trong. Dù là “công tử” nhưng tôi thường tập tạ nên bắp thịt coi cũng ngon lành.
Tôi đếm thầm: Một, hai “phập!”; một, hai “phập!” Có cái “phập” làm củi vỡ ra, có cái “phập” thì búa lại dính khắn vào củi, gỡ ra cũng tróc vảy trầy vi! Khi độ mệt đã choáng váng mặt mày nhưng còn đủ để nhận được tiếng ông nhạc ở sau lưng:
- Bây làm cái gì vậy?
Tôi quay lại chào ông bà vừa đi xóm về rồi trả lời với giọng điệu của người vừa lập nên công trạng:
- Dạ, vợ con biểu chẻ củi để khi đám cưới có mà xài!
- Thôi, thôi! Bây “bị” nó rồi! Đi vô! Đi vô uống nước con!
- Dạ, để con chẻ thêm một mớ nữa, ba!
- Củi nầy ba để bán cho lò bánh mì, đâu cần chẻ! Còn củi dùng cho đám cưới thì để trong nhà kho kia, có xài mười đám cũng không hết!
Bà nhạc lắc đầu:
- Cái con nhỏ nầy…
Vào nhà bà nhạc rầy Vi:
- Chồng của mầy nó không quen làm việc nặng. Xúi dại rũi nó trợt chân trợt cẳng thì sao?
Bà nhạc dùng tiếng “chồng mầy”, tôi thấy ấm áp lạ lùng! Còn vợ tôi thì chúm chím cười, còn liếc qua tôi với ánh mắt còn bén hơn... lưỡi búa, lại chu đôi môi đỏ au chế nhạo.
Thế là bao mệt mỏi trong tôi biến mất tiêu!
Phải nói trong đời thường, về sự thông minh, lúc nào vợ cũng hơn tôi một phép. Khi về làm dâu, vợ tôi đã chứng minh đầy đủ điều đó. Ngoài sự hiếu thảo với cha mẹ chồng, vợ tôi còn nhiều đức tính như hiền hậu, cần kiệm...
Thuở đó, ở thành phố “nhà giàu” mới có tủ lạnh (ti vi chưa có), còn dưới quê thì tuyệt đối không bởi có điện đâu mà xài! Vì thế, những ngày đầu, tủ lạnh đối với vợ tôi là một phát minh khoa học lớn lao, nó đủ công năng nên có cái gì cũng “thồn” vô trong đó. Có lần mẹ tôi mở tủ lạnh rồi nói với vợ tôi:
- Tô mắm nêm nầy, con đừng có để vào đây, nếu không tất cả cái gì trong nầy đều có mùi mắm nêm hết.
Chỉ chờ có dịp nầy, tôi cười hí hí:
- Trái cây mà có mùi mắm nêm ăn càng ngon chứ sao mẹ?
Mẹ cười, còn vợ tôi cứ đem cái sở trường là bắn nửa mắt vào tôi. Tôi khoái chí, nói theo kiểu đá banh thì “gỡ” được một nhưng dường như chỉ có một mà thôi!
Khi con chúng tôi đã lớn, tuổi có thể về quê thăm ngoại một mình, thế mà một tối cả nhà xem ti vi, không phải nhằm đoạn hài mà vợ tôi cười ngất. Con hỏi, “sao tự nhiên mẹ cười?” Một lát vợ tôi mới trả lời được:
- Mẹ thấy bộ tướng ông thái giám đứng khúm núm kia giống "mấy thằng cha“ lần đầu coi mắt vợ quá!” Hi! Hi!
Biết bị xỏ ngọt nhưng tôi biết gì hơn ngoài làm...thinh! May sao đến chương trình quảng cáo, quảng cáo tủ lạnh, tôi nói tỉnh bơ:
- Tủ lanh đời mới coi bộ tốt à nghen! Nó tự khử mùi, dù “mấy con mẹ” ở vườn có để mắm nêm vô đó cũng không sợ hôi. Ha! Ha!...
Tức thì vành tai tôi bị kéo ra cả thước, tiếp theo là một giọng tru tréo, muốn nổi da gà:
- Trời..u.u..i! Chuyện cũ nhắc hoài! Nhắc hoài!
Vậy đó, “chuyện xưa” thì vợ tội nhắc được, còn “chuyện cũ” tôi nhắc thì như bị muốn nhai xương!
Có vợ miệt vườn, miệt quê là vậy đó!
Thái Quốc Mưu
23 May 2019
Đất nước này là của ai?
Nguyễn Thị Oanh
21-5-2019
Một ngày… xấu trời, tôi nhận được tin nhắn mời mua căn hộ siêu sang tại vị trí vàng Ba Son. Như mọi lần, nhắn lại ngay cái tin đã được set up sẵn: “Tôi không bao giờ mua nhà của Vin nhé! Hãy delete tôi ra khỏi danh bạ dùm”.
Vài phút sau nhận lại được câu trả lời rất lịch sự: “Dạ em xin lỗi đã làm phiền ạ, nhưng dự án này của tập đoàn Alpha King nước ngoài có tiếng trên thế giới chứ không phải của Vin ạ. Em cảm ơn ạ!”. Tiếp theo đó là một loạt hình ảnh giới thiệu về dự án và chủ đầu tư được gửi tới để minh hoạ…
Cách nay chưa lâu, tôi đã thấy chị Mai Lan Truong – một bạn FB quý mến, có đăng một stt hỏi mọi người về vụ Alpha King. Nay nhận được những thông tin chính thức chào bán nhà của dự án, mới thấy chị Lan thật tinh tường!
Và cũng là để thấy rõ thêm, ở đất nước này, không gì là không thể xảy ra.
Toàn cảnh vị trí khu vực cảng Ba Son. Ảnh: internet
Lần giở lại xem đã có những bài viết gì về vụ Ba Son. Lạ một điều là thông tin trên cả báo chí lề phải cũng như lề trái đều rất ít ỏi và không hề được cập nhật!
Ai cũng biết Ba Son là xưởng đóng tàu lâu đời nhất và là công trường thủ công lớn nhất của Sài Gòn xưa. Tiền thân của Ba Son là thủy xưởng được lập ra từ năm 1790, dưới thời chúa Nguyễn Ánh. Ba Son đã được xem là một trong những di sản của Sài Gòn 300 năm với Xưởng cơ khí được xếp hạng Di tích quốc gia và ụ tàu 131 năm tuổi, dù trải qua nhiều thăng trầm nhưng vẫn được bảo tồn nguyên vẹn cho đến trước khi khu cảng bị xoá sổ.
Từ năm 2015 đã nghe tin về việc Ba Son sẽ được giao cho hai tập đoàn Hàn Quốc để xây dựng dự án khu trung tâm phức hợp Sài Gòn – Ba Son trị giá 5 tỷ USD. Dân Sài Gòn đành tự an ủi, thôi thì khi di dời cái cảng lịch sử, dù chẳng còn mong có được một công viên ven sông thơ mộng để thêm mảng xanh mà hít thở, nhưng với quy hoạch 20% nhà ở trên tổng diện tích 24ha, hy vọng Ba Son ít nhất cũng trở thành một khu giống như Clarke Quay của Singapore vậy…
Tuy nhiên, tin tức về các nhà đầu tư Hàn Quốc cùng bản quy hoạch dự kiến sau đó nhanh chóng mất hút và một sáng mở mắt dậy, đi ngang góc đường Tôn Đức Thắng quen thuộc, ngỡ ngàng thấy các bảng biển đủ màu quảng cáo bán nhà dự án Vinhome Golden River. Đúng như tên gọi của nó, sông Sài Gòn ngang qua khúc này đã trở thành “dòng sông vàng” khi mà các căn biệt thự mặt tiền sông ở đây được bán với giá từ hàng trăm tới vài trăm tỷ đồng mỗi căn!
Nhưng chưa hết! Một thời gian sau qua đây, dân Sài Gòn thấy khu đất vàng này lại tiếp tục được thay áo mới. Bây giờ nó là dự án căn hộ cao cấp Centennial Ba Son với chủ đầu tư được giới thiệu là Alpha King – một công ty 100% vốn nước ngoài (Hongkong).
(Muốn biết rõ thêm về Alpha King, có thể tham khảo bài viết này: Ông chủ thực sự của Alpha King là ai? – Viet Times).Sẽ không có gì đáng nói nếu như một công trình quốc phòng ở vị trí vàng như cảng Ba Son được xử lý, chuyển từ công hữu sang tư hữu theo một quy trình đấu giá công khai, minh bạch và đúng với tinh thần: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Tuy nhiên, trên thực tế, người ta đã rất “tinh vi” khi nhân danh vì Ba Son là đất quốc phòng phải giữ bí mật về việc sử dụng, nên tự có quyền “bảo mật” luôn toàn bộ quy trình và nội dung chuyển nhượng cho tư nhân một tài sản công ở vị trí đắc địa nhất nhì ở trung tâm TPHCM.
Không ai biết rốt cục, cảng Ba Son đã được bán với giá bao nhiêu? Cũng bởi vậy, không ai biết quy hoạch cuối cùng của dự án này được duyệt căn cứ trên cơ sở nào! Vì sao phương án quy hoạch khu phức hợp Ba Son không được công bố công khai, rộng rãi cho người dân TPHCM đóng góp ý kiến? Đó không chỉ là để góp phần bảo vệ di sản mà còn thể hiện quyền được giám sát của nhân dân khi thực hiện “làm chủ tập thể” (dù vẫn biết cái quyền này hồi nào giờ chỉ có ở trên giấy!).
Và cũng sẽ không có gì đáng chú ý nếu như trên thực tế, VinGroup vẫn đang là chủ đầu tư dự án vàng này! Chẳng biết những thông tin về Alpha King – chủ đầu tư mới của Ba Son như trang Viettimes.vn đã dẫn ở trên có xác thực hay không? Nhưng nếu quả đúng vậy thì hóa ra Ba Son đã rơi vào tay người Trung Quốc?!
Từ lâu, mỗi lần có việc đi ngang qua Ba Son, tôi lại cảm thấy ngực thắt lại vì một nỗi buồn không thể nói nên lời… Hai câu quảng cáo “Kế thừa di sản – Hướng tới tương lai” viết trên những tấm bạt hiflex bao quanh khu đất đã từng là di sản của Sài Gòn 300 năm, trông như trêu ngươi, như mỉa mai, bôi bác…
Đã 44 năm trôi qua kể từ ngày “được giải phóng”. Sài Gòn ngày càng đông đúc hơn. Nhà cao tầng nhiều hơn. Nhưng nước cũng ngập nhiều hơn. Kẹt xe nhiều hơn. Ô nhiễm không khí nhiều hơn. Chỉ có công viên và cây xanh là cứ ngày một ít đi.
May nhờ chế độ cũ đã để lại một bến Bạch Đằng, như cái cửa sổ nhỏ xíu cho chục triệu con người còn có thể ngó thấy sông… Vậy mà nghe đồn giờ đây, toàn bộ dải bờ sông Sài Gòn từ Tân Cảng (Bình Thạnh) qua Ba Son (quận 1) đến cảng Sài Gòn (quận 4) và kết thúc ở Mũi Đèn Đỏ (quận 7) đều đã thuộc về VinGroup và Vạn Thịnh Phát.
Nếu những đồn đãi đó chính xác thì kể như người dân TPHCM đã bị tước đoạt mất toàn bộ quyền lợi sử dụng bờ sông Sài Gòn. Và điều gì sẽ xảy ra nếu các dự án ở đó lại được đem chuyển nhượng cho các công ty nước ngoài? (Cũng lưu ý: Hiện nay, xét về yếu tố vốn đầu tư nước ngoài vào địa ốc, chủ yếu chỉ có các doanh nghiệp Trung Quốc mới mặn mà với thị trường bất động sản ở VN!).
Tình trạng đất công ở các vị trí vàng bị âm thầm chuyển sang cho tư nhân không chỉ diễn ra ở riêng TPHCM như trường hợp Ba Son mà còn rất phổ biến ở các tỉnh thành khác trên cả nước. Nghiêm trọng hơn, toàn bộ bờ biển quốc gia đã và đang bị xẻ nát cho các dự án bất động sản nghỉ dưỡng. Nếu đi dọc theo các con đường ven biển từ Bắc vào Nam thì sẽ thấy rất rõ thực trạng này!
Bờ biển miền Trung tuyệt đẹp không những là vùng đất giàu tiềm năng để phát triển du lịch mà còn là khu vực duy trì nguồn lợi hải sản chủ yếu cho cả nước. Thế nhưng giờ đây đã có nơi ngư dân không còn đường ra biển vì bị dự án chiếm ngữ hết đoạn bờ biển địa phương.
Cam Ranh – một địa chỉ vốn vẫn luôn im ắng vì được xem là vùng quân sự, nay cũng rần rần chào bán biệt thự, căn hộ nghỉ dưỡng của các dự án đang thi nhau mọc lên. Nha Trang, Đà Nẵng thì coi như đã hết bờ biển vì các thể loại khách sạn, resort và dự án bất động sản ken dày từ lâu… Quy Nhơn như cô gái đẹp còn nguyên nét hoang sơ hồi tôi đến cách đây 7 năm, giờ cũng đã “lên đời” thành cô ả diêm dúa của những biệt thự và căn hộ nghỉ dưỡng.
Lạ một điều: Hình như có sự phân chia ngấm ngầm nào đó mà mỗi địa phương thường gắn bó với việc phát triển dự án của một đại gia địa ốc. Ví dụ như VinGroup thì in dấu đậm đà tại Hà Nội, Sài Gòn và Bắc đảo ở Phú Quốc; SunGroup hùng cứ tại Đà Nẵng và Nam đảo Phú Quốc; Bình Định và Thanh Hoá lại là đất của FLC v.v…
Dĩ nhiên, phát triển kinh tế là một ưu tiên quan trọng, nhưng phát triển bằng việc đánh đổi mọi giá trị và để cho các nhóm lợi ích lợi dụng nhu cầu phát triển mà làm giàu trên sự thâu tóm tài sản công, chà đạp lợi ích của nhân dân là điều không thể chấp nhận!
Sẽ ra sao nếu một ngày nào đó chúng ta chợt giật mình nhận thấy toàn bộ núi, rừng, sông, biển quê hương không còn là của chung nữa mà đã thuộc về một nhóm người hoặc một vài công ty tư nhân? Và nguy hiểm hơn, vấn đề an ninh quốc gia cũng sẽ như thế nào nếu các dự án bất động sản được chuyển nhượng cho người nước ngoài dưới nhiều hình thức, đặc biệt là khi rơi vào tay “ông bạn vàng” ở phương Bắc – kẻ luôn mang dã tâm chiếm đoạt chủ quyền của VN cả trên biển cũng như trên đất liền?
Điều mỉa mai là Luật Đất đai với quan điểm bất biến “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân” đã không giúp cho việc quản lý sử dụng đất đạt được mục tiêu như Luật đề ra, mà dường như nó chỉ được vận dụng để trở thành công cụ hợp pháp hỗ trợ đắc lực cho chính quyền các cấp, các ngành, cấu kết với những doanh nghiệp địa ốc bẩn, nhằm tước đoạt đất đai của dân và rút ruột đất đai của công.
***
Tôi đang ở Canada. Mấy hôm nay đi xem lễ hội hoa tulip ở thủ đô Ottawa. Rồi lại được đi xem hoa anh đào nở ở High Park – công viên lớn nhất của Toronto. Như bao lần đi nước ngoài khác, giờ bị mang cái “bệnh” tới đâu cũng thèm thuồng nhìn sông, núi, biển, hồ… của người ta.
Cùng là sông – núi – biển – hồ đó, trong tay một thể chế lãnh đạo có tầm và biết lo cho dân thì dân được hưởng. Trong tay một thể chế thiếu tầm và vô trách nhiệm thì mọi thứ chỉ kiệt quệ, không còn gì cho dân.
Xin đừng tiếp tục cái luận điệu chán ngấy rằng nước ta đang trong thời kỳ quá độ và còn nhiều khó khăn vì phải chịu hậu quả của chiến tranh. Cũng xin đừng lấy tiêu chí “đủ ăn đủ mặc” ra để hài lòng khi so sánh cuộc sống ngày nay với cái thời cả nước đói khổ trong chế độ phân phối mông muội ngày trước!
Gần nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ khi đất nước thống nhất, non sông thu về một mối. Không cần nhìn đâu xa mà chỉ cần nhìn các nước trong khu vực cũng có thể thấy chất lượng cuộc sống của dân họ hơn hẳn! Đời sống dù có thể còn chưa cao, nền kinh tế có thể còn chậm phát triển, nhưng mang lại cho dân thêm một khu công viên, giữ gìn và tôn tạo một bờ sông hoặc bờ biển để dân được hưởng thụ… hẳn không phải là những việc khó khăn cần tư duy quá mức với một chính quyền tử tế!
Thật trớ trêu khi chế độ XHCN ưu việt của chúng ta sẽ đi tới một ngày mà người dân nghèo hoặc ít tiền sẽ không còn chỗ để tắm biển vì tất cả bờ biển của đất nước đã trở thành bãi tắm riêng cho những người có tiền. Hoặc dân chúng của cả một thành phố lớn như Sài Gòn, giờ muốn được hóng gió sông thì chỉ có cách phải kiếm đủ tiền để mua căn hộ hoặc biệt thự của các dự án như Vinhome Golden River và Centennial, với mức giá mà đến đời con cháu họ có lẽ cũng không dám mơ với tới!
Tôi tự hỏi trong gần 800 cơ quan báo chí các thể loại trên đất nước này, có đơn vị nào từng nghĩ tới việc đi điều tra xem bao nhiêu đất đai vốn là công sản đã lặng lẽ rơi vào tay tư nhân theo kiểu của Ba Son? Hỏi để cho có thôi, chứ cũng nghe đồn các đại gia bất động sản hàng đầu ở VN đều biết làm truyền thông rất khéo, thế nên báo chí đều đồng lòng rất êm.
Vừa rồi đọc tin mấy ông tướng tá quân đội liên tiếp bị sờ gáy vì những bê bối trong việc xà xẻo đất công, trong đó có cả ông dính tới vụ bán cảng Quy Nhơn. Khấp khởi chờ, nhưng không biết vụ bán cảng Ba Son này liệu có được ai quan tâm soi xét?
Người ta bảo cái lò của ông tổng bí thư mới chỉ đốt được tí củi ở hai lĩnh vực Dầu khí và Viễn thông, còn trong lĩnh vực Địa ốc – nơi “hot” nhất và có thể lượm nhiều củi gộc nhất thì cái lò xem ra vẫn mới chỉ đốt được vài cành chứ chưa bén đến cây củi nào. Bao nhiêu quan chức đã giàu lên nhờ tàn phá tài nguyên và chia chác công sản? Nếu ông Trọng có thể đốt được một phần đám củi gộc tại TPHCM thôi, tôi cũng cầu mong ông đủ sức khoẻ để tiếp tục nhóm lò!
***
Nhìn dân Toronto thơ thới đi xem anh đào nở trong một ngày cuối tuần tràn ngập nắng xuân ấm áp ở High Park, lại nghĩ thương dân Sài Gòn mình! Toronto chỉ có gần 3 triệu dân nhưng có tới hơn 1.500 công viên và High Park là công viên lớn nhất, rộng tới 161 ha. Trong khi đó, hơn chục triệu con người ở TPHCM phải chen chúc trong một đô thị đang ngày càng bị bê tông hóa, thay thế cho các mảng xanh và không có nổi một cái công viên cho ra hồn!
À mà đừng nói là Canada đất rộng người thưa nên mới có nhiều chỗ để làm công viên nhé! Đảo quốc Singapore bé xíu ở gần nước ta đây, dù diện tích chỉ nhỉnh hơn Phú Quốc một chút (721,5 km2), nhưng cũng có tới hơn 350 công viên, 4 khu bảo tồn quốc gia và có hẳn một cơ quan gọi là National Parks để chuyên chăm sóc, bảo vệ các công viên.
Tôi nhớ đến những mảng rừng bị phá nham nhở để làm nhà ga cáp treo ở giữa Phanxipan xanh biếc. Nhớ con đường cho dân lên núi Bà Nà ở Đà Nẵng công khai bị chặn như cõi riêng của ai. Nhớ những quả đồi bị xén trọc nham nhở để nhường chỗ cho các biệt phủ hoành tráng. Nhớ những hình ảnh dân Đồng Tâm và Thủ Thiêm uất nghẹn vì đất. Nhớ sân bay Tân Sơn Nhất chìm trong biển nước, không còn chỗ cho máy bay hạ cánh vì phải nhường đất cho sân gôn. Nhớ những bờ sông, bờ biển quốc gia bị băm nát vì dự án. Nhớ cả đến trụ sở làm việc khang trang và xinh đẹp của Sở GD & ĐT TP.HCM – một cụm kiến trúc xứng đáng dành cho cơ quan quản lý giáo dục vốn có từ thời Pháp thuộc, nay cũng chỉ còn trong hoài niệm bởi đã bị phá sạch để thành trung tâm mua sắm v.v…
Cứ thế, như một cuốn phim quay chậm, tôi nhớ lại tất cả những gì đã biết, đã nghe và đã chứng kiến. Để rồi thấy đau quay quắt với những câu hỏi: Vì sao sự ngu dốt và lòng tham cứ mãi tàn phá mảnh đất chữ S còm cõi này? Đất nước này là của ai và tài nguyên đất đang bị ai xẻ thịt tan nát?
Nguyễn Thị Oanh
22 May 2019
DONALD JOHN TRUMP- Ông là ai ?
* - Là Tổng Thống thứ 45 Hợp chúng Quốc Hoa Kỳ, nhưng là một Tổng Thống ồn ào nhứt lịch sử Mỹ, xông pha trong giông bão chính trường như một chiến sĩ dưới làn tên mủi đạn ngoài mặt trận - Ai theo dõi thời cuộc đều biết.
*- Là một tỷ phú - một trong 400 nhà tỷ phú xứ Mỹ ( tài sản Trump khoản trên dưới 10 tỷ ), được coi là giàu có nhưng còn rất khiêm tốn so với nhiều tỷ phú khác có hàng 100 tỷ $USD tại Mỹ.
- Điều chưa biết: Trump có nằm trong danh sách Financial Oligarchy của hệ thống siêu quyền lực bí mật hoạt động sau lưng chánh phủ Hoa Kỳ không?
*- Là một người hay gây gổ, hay cáo buộc, đổ lỗi cho bất cứ ai không đồng ý với mình và bất tín trong hành động lẫn lời nói : Ăn nói bạt mạng, sử dụng ngôn ngữ đường phố khi tranh cử, thay đổi bất thường, sáng nói thế nầy, chiều nói thế khác, hay cãi cọ, tự cao, ngạo mạn, kỳ thị, chửi bới như như bà hàng xóm mất gà, tốc váy chửi tay đôi với Kim-jong-Un, là bạn hôm trước với Tập cận Bình - hôm sau là thù với Trung Quốc (tại Diễn đàn APEC). Ngày 11- 01-2018, Trump còn gọi Haiti, El salvador và các quốc gia Phi Châu là nước hố phân (Shit hole countries): Một sự kỳ thị công khai. Các nước nạn nhân oán hận. Bạn bè không tin, kẻ thù không tin. Đồng minh ngờ vực. Báo chí cánh tả đánh ông tơi bời hoa lá, bươi móc chuyện cũ mấy mươi năm về trước, dựng đứng chuyện ông thiếu sức khỏe, không làm Tổng Thống được. Michelle Golberg của tờ New-york Times cuối 2017 than rằng :" Một năm của Trump là một năm ác mộng." Báo chí Mỹ tổng kết : "Hơn 2000 lần nói sai, hoặc phóng đại sự thật". Giáo sư người Pháp Ông Olivier Zajec nhấn mạnh về Ông Trump : "Thô bạo, thích khoe khoang, Tự cho mình là chân lý nhưng thông minh hơn người". Báo Courrier International viết : " Một ngưởi dễ nổi nóng, tính khí bất thường, thái quá trong ngôn từ, khiêu khích, thô lỗ và kỳ thị chủng tộc ".
Dư luận cho rằng Trump không có tư cách làm Tổng Thống xứ Hoa Kỳ, thiếu kinh nghiệm lãnh đạo, thiếu kiến thức, thiếu bản lãnh, thiếu ngôn ngữ của một vị Tổng Thống, chưa một lần tham chính và ông bị chỉ trích nặng nề trong hai quyển sách của nhóm báo chí không ưa ông : - Fire and Fury - Inside the Trump White house của Michael Wolff và Fear - Trump in the white house của Bob Woodward. Những nhân vật cao cấp trong chính phủ Trump đều lên tiếng phủ nhận những cáo buộc vô bằng. Riêng Trump thì thản nhiên tuyên bố :" Fat Niews " (Fake News ??-BBT), rồi : Lừng lững bước đi... xem như không có chuyện gì xảy ra.
Nhưng,
Theo một số nhà bình luận danh tiếng, thì " D. Trump có lẽ không dành cho sự suy nghĩ mực thước truyền thống, sự bảo thủ hay cố chấp, nhưng thiên tài Trump sẽ làm được những điều kỳ diệu mà một trong số đó là bày thế trận đương đầu với một tay chơi có hạng Tập cận Bình.
Kẻ viết bài nầy - tuy không đồng ý với Ô. Trump trong phong cách đối xử, trong ngôn ngữ hồ đồ, thiếu tế nhị - những nhược điểm thuộc về tính khí không sửa được của Ông Trump - nhưng rất hài lòng về những việc ông làm. Cho nên, đối với con người kỳ dị nầy, nên xem nhẹ hay lướt qua những nhược điểm và nên thoát ra khỏi cái khuôn thước sáo mòn của cách suy nghĩ truyền thống. Muốn hiểu Trump thì:
Không nên theo lối mòn của cách suy nghĩ truyền thống .Phải nhìn con người thứ hai của Trump chìm dưới tảng băng khi có ánh mặt trời mới ló dạng. Đừng nghe những gì Trump nói mà phải nhìn kết quả Trump làm.
Quả thật, D.Trump là một con người kỳ dị, quái gỡ, khác thường, ngạo mạn, không nghe lời ai và cũng không chịu thua ai. Nhưng Trump có một ý chí mãnh liệt, phi thường. Trump nói là làm - làm những việc mà không một Tổng Thống nào trước đây, làm được. Qua những lời tuyên bố thay đổi như chóng chóng, rối như bòng bong, Trump che giấu ý định để không ai đoán được Trump muốn gì, làm gì ?.
Trump là con người như vậy đó. Trump thản nhiên bước đi trong giông bão của dư luận, của phe đối lập, của truyền thông cánh tả quyết tâm hạ gục mình, thậm chí trước tình hình chia rẽ trầm trọng và cực kỳ hỗn loạn trong quần chúng Hoa Kỳ (tháng 10-2018) Trump ngẫng cao đầu bước đi với lòng tự tín mạnh mẽ, là mình làm đúng, là phục vụ cho quyền lợi Hoa Kỳ và quyết tâm đánh gục kẻ thù có ý đồ thay thế Mỹ trong vị trí siêu cường thế giới.
Hãy nhìn những gì Trump làm trong chưa đầy 2 năm cầm quyền:
1.- D.Trump là một quái nhân: Thời thế đẻ ra một con người kỳ dị với phong cách ngược đời, ngôn ngữ chợ búa (khi tranh cử) hành động kỳ quái, phi truyền thống, phi nguyên tắc, với những bước đi không giống ai, tưởng chừng như thất bại hoàn toàn, nhưng lạ lùng thay ! ông ta lại chiến thắng một cách bất ngờ. Trump hạ gục 16 nhân vật sừng sỏ nhứt của Đảng Cộng Hoà. Nền văn nghệ VNCH có quái kiệt Trần văn Trạch. Chính trị Hoa Kỳ có D.Trump. Truyện kiếm hiệp Kim Dung có Đông Phương bất bại, Phong thanh Dương, là những nhân vật cồ quái, nhưng võ công cao cường, cực kỳ hung hiểm, mưu kế khó lường ! Kim Dung ít khi sáng tác một nhân vật mà không căn cứ vào sự thật lịch sử.
Áp thuế quan (Tariffs) từ 16 tỷ rồi 34 tỷ, leo thang đến 200 tỷ với thời gian ân huệ từ cuối tháng 9 đến cuối năm 2018 là 10%, để Tập cận Bình suy nghĩ thương thuyết nhưng bất thành. Mới vài chiêu mà kinh tế TQ chao đảo, đồng NDT mất giá 8% so với $USD, Thị trường chứng khoán tuột dốc, các công ty ngoại quốc ùn ùn tháo chạy, các đại gia Tàu tẩu tán tài sản. Hiện tượng xuất huyết lan tràn. Dân chúng hoảng loạn, mất tin tưởng vào chánh phủ. Các trí thức Tàu thuộc Đại Học Thanh Hoa và cả trong Đảng (hội nghị Bắc đới Hà), phê phán gay gắt. Chủ Tịch Tập đang bối rối ... không xuất hiện cả tháng trời, triệu tập mưu sĩ Vương kỳ Sơn, để tìm kế sách đối phó với trận thương chiến.. Trump dàn thế trận đánh toàn diện vào Trung Cộng : Không chỉ đánh vào thương mãi mà còn cả chính trị, quân sự, tình báo, gián điệp. Chiêu thức biến hoá khôn lường.
Trong ngắn hạn, có thể nói Trump đang chiến thắng vì đã làm xao trộn nền kinh tế và chính trị Trung Quốc. Chỉ nhìn được phần nổi, còn phần chìm, Trump toan tính ra sao không ai biết. Đó là ưu điểm của quái nhân Donald John Trump.
2.- Những đòn ứng xử kỳ quặc, không giống ai: Chiến tranh thương mãi với Trung Quốc, tung đòn áp thuế đã đành! Nhưng sao lại áp thuế quan lên cả Đồng Minh Liên Âu, Canada và Mexico? Quái gỡ ! Đường lối Ngoại giao trật đường rầy, phi nguyên tắc, phi chánh sách ? Nhưng nhìn kỷ những quái chiêu của Trump đều căn cứ trên nguyên tắc: "Làm cho Mỹ mạnh lên, ở thế thượng phong, các nước khác cảm thấy có nhu cầu đến xin thương thuyết". Quả vậy - bị đánh 25% vào hàng hóa xuât cảng sang Mỹ, Liên Âu choáng váng, không biết phải ứng xử ra sao, liền phái Ông Jean Claude Junker sang Nhà Trắng gặp Trump. Trump chỉ chờ có thế. Kết quả ngay lập tức: Ngưng áp thuế 25% lên hàng hoá Liên Âu. Sẽ thương thuyết từng lãnh vực đến khi Tariffs 0% trên cả hàng xuất cảng 2 bên. Liên Âu vui mừng ký cam kết là Đồng Minh với Hoa Kỳ và quay lưng 180o trước sự ve vản của Trung Quốc. Liên Âu còn mua giúp đậu nành và nông phẩm của Hoa Kỳ. Trump chiến thắng ngoạn mục.
3.- NATO .- Trump đánh phủ đầu: NATO đã "lỗi thời" vì chiến tranh lạnh đã chấm dứt. Trump ra chiêu : Trước đây - đất nước các ông trực tiếp bị đe dọa bởi Liên Bang xô viết và các nước chư hầu Đông Âu, còn bây giờ Liên xô đã sụp đổ, thì NATO đâu còn cần thiết nữa ? Trump dọa rút khỏi NATO. Tối 10-7-2017, họp thượng đỉnh với NATO tại Bruxelles trong bầu không khí căng thẳng, Trump than phiền :" Tại sao dân Mỹ phài đóng thuế nhiều để bảo vệ các ông, trong khi các ông lại lơ là không chịu đóng góp, để bảo vệ mình. Thật bất công quá". Trong khi Washington chi đến 3,5 % GDP cho NATO, thì các nước khác chưa đóng đủ 2% GDP của mình như : -Pháp : 1,8 % - Đức : 1,24 % - Tây ban Nha : O,92 % - và có đến 23 nước chưa hoàn thành đóng góp nầy. (IISS : International Institute for Strategic Studies (Viện quốc tế Nghiên Cứu chiến lược).Trump đã từng có những quyết định táo bạo như rút khỏi TPP, rút khỏi Hiệp định về biến đổi khí hậu Paris, thương thuyết lại NAFTA v.v... rút khỏi Hiệp ước Iran, hiệp ước chống vũ khí hạch tâm với Nga (INF,1987) thì Trump cũng có thể rút khỏi NATO. Ngoài mặt, Trump dọa như vậy chứ trong thâm tâm Trump vẫn muốn giữ NATO không rút 3000 quân Mỹ còn đóng ở NATO) . Đây là đòn gây sức ép mạnh mẽ của đương kim Tổng Thống Hoa Kỳ.
Cuối cùng Trump đã thắng: 28 thành viên NATO cam kết đóng góp 2% GDP của mình vào chi phí quân sự dành cho NATO hoàn tất trong vài năm tới (2024 ). Trump lại chiến thắng lần nữa bằng động thái ngược đời "tung đòn thấu cấy" trước, thương thuyết sau.
4.- TRIỀU TIÊN .- Chẳng tỏ ra có chút bản lĩnh của một lãnh tụ chính trị, thậm chí còn tỏ ra ngây ngô. Đấu khẩu, chửi bới như con nít, thay đổi đến chóng mặt. Hôm trước đe dọa, hôm sau tâng bốc. Hôm nay vui vẻ đàm phán, hôm sau giận dữ rút lui...
Các nhà quan sát lắc đầu, các nhà bình luận rùng vai ! Phe đối lập mỉm cười chế nhạo. Phần thất bại chắc chắn sẽ về Trump. Nhưng cuối cùng - Ông đã làm được một việc kỳ diệu mà mấy đời Tổng Thống chua ai làm được. Hiện tại, hỏa tiễn Bắc Hàn tầm trung, tầm xa nay đã ngưng bay trên đầu Nhật bản, ngưng rớt gần Guam, Hawai lãnh thổ của Mỹ. Kim-jong-Un gỡ bảng tuyên truyền chống Mỹ trên đường phố Bình Nhưỡng. Tình hình càng ngày càng ổn hơn. Nam Bắc Hàn gặp gỡ nhau thắm thiết, dân chúng hai bên vui mừng. Vấn đề giải tỏa vũ khí hạt nhân, sự sống còn của Bắc Hàn, cần phải có thời gian và trao đổi cụ thể. Nhưng Chủ Tịch Băc Hàn bày tỏ thiện chí, thiết tha gửi Tổng Thống Trump hai lá thơ xin gặp Thượng Đỉnh lần hai. Sóng gió và sự hung hăng của Kim bây giờ đã lặng. Dù là một dấu lặng tạm thời - nhưng rõ ràng là Kim jong Un xuống thang, hạ giọng và mong được gặp Tổng Thống Mỹ lần thứ hai. Như vậy, kết quả kỳ diệu mà bao đời Tổng Thống trước không ai làm được. Không gọi là chiến thắng thì gọi là gì ?
5.- USMCA: (Thay thế NAFTA) Hiệp ước mà Trump ca tụng là "công bằng, lợi ích cho nông dân, công nhân xe hơi, và ngành sản xuất bên Mỹ" . Justin Trudeau cũng tuyên bố : "Thỏa thuận nầy mang lợi ích sâu sắc cho người Canada. Hôm nay là một ngày Tốt Nhứt cho Canada".
Trong nghệ thuật đàm phán xưa nay không bao giờ đạt được 50 - 50 mà chỉ đạt tối đa là 35-65. D.Trump là tác giả sách "Art of the deal" là tay lão luyện nghệ thuật đàm phán. Nhìn vào kết quả đàm phán của Trump và thế mạnh của Mỹ, các nhà quan sát không khỏi nghĩ rằng lợi thế ắt về phía Mỹ. Tuy nhiên - thỏa ước USMCA dầy 1100 trang giấy, chỉ chờ những nhà nghiên cứu độc lập phân tích mới có thể hiểu rõ và cũng phải được QH phê chuẩn mới thành luật được.
Chương 32 có một điều khoản quy định rằng: "Nếu một trong 3 nước tham gia một hiệp ước thương mãi với nước "phi thị trường" (ám chỉ TQ) thì 2 nước còn lại sẽ hình thành một hiệp ước song phương, loại bỏ nước kia". Ông Robert Lighthizer - đại diện thương mãi Hoa Kỳ - còn nói điều khoản tương tự sẽ được ghi vào hiệp ước thương mãi Mỹ - Anh, Mỹ - Liên Âu cùng các nước khác. Đó là nước cờ bao vây và cô lập Trung Quốc của Trump. Ai dám bảo rằng Trump thi hành một chính sách "vô chính sách " ?
THÀNH TÍCH CỦA TỔNG THỐNG D.J.TRUMP
Paul Grugman - nhà kinh tế khu Wall street, kinh tế gia đoạt giải Nobel kinh tế năm 2018 - đã tuyên bố rằng: "Nếu Trump thắng cử, kinh tế Mỹ sẽ sụp đổ và các thị trường tài chánh không thể phục hồi được nữa".
Nhưng nhà kinh tế lừng danh nầy đã hoàn toàn sai lầm. Trong 20 tháng kể từ Trump lên cầm quyền, nền kinh tế Hoa Kỳ tốt lên chưa từng thấy. GDP tăng nhanh chóng từ 3,1% trong quý II và 3,3% trong quý III - 2017. và GDP quý II -2018 tăng tới 4,2% mức tăng trưởng tốt nhứt trong gần 4 năm.
Tóm tắt : 20 tháng cầm quyền của Ô. Trump đạt được những thánh quả sau đây:
- GDP tăng lên : 4,2% (quý II - 2018) so với GDP khi Obama chấm dứt nhiệm kỳ : 3% .
- Tỷ lệ thất nghiệp : xuống 3,7% ( cuối tháng 8-2018) Tháng 11-2009 (thời Obama): 10,3%.
- 3,9 triệu người tìm được việc làm kể từ khi Trump lên cầm quyền.
- Thị trường chứng khoán tăng 35% (Chỉ số Dow- Jones trước ngày bầu cử 2016 : 17888 số Dow- Jones ngày 30-11-2017 : 24272
Như vậy, kể từ khi Trump lên cầm quyền - nền kinh tế Hoa Kỳ lên hay xuống? Ngân hàng dự trử Liên Bang (Reserve federal) đã mấy lần tăng lãi suất, tại sao? Xin các vị không ưa Trump trả lời giùm ?
Theo trang thông tin của Washington Examinateur, sau gần 20 tháng cầm quyền, T.T Trump đã thực hiện được 289 cam kết khi tranh cử : 173 thành tựu lớn, 116 thành tựu nhỏ chia ra làm 18 lãnh vực:
- Tăng trưởng kinh tế ( GDP ) - Tăng công ăn việc làm (căn cứ vào số việc làm gia tăng hàng tháng và tỷ lệ thất nghiệp 3,7%)
- Thu nhập cá nhân - phát triển doanh nghiệp - An Ninh biên giới - Vấn đề di dân - Chánh sách Ngoại Giao
- Luật Quốc Phòng (National Defense Authorization Act : NDAA): 716,3 tỷ $USD hiệu lực kể từ 2019. v.v (Chỉ kê ra vài lãnh vực quan trọng, không kê hết được)
- Trump giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 35% xuống còn 21% . Các đại công Ty đang giấu lợi tức ở ngoại quốc để tránh thuế, đều lần lượt trở về hoặc chuẩn bị trở về. Chiến thuật giảm thuế nầy là một đòn bẫy khuyến khích các đại công ty đem vốn về đầu tư tại Mỹ : Đại Công Ty : Apple, Microsoft, AT& T, Boeing, Wells Fargo, Samsung, Fiat, Chrysler v.v.. (từ Mexico trở về)
- Giảm thuế suất cho dân nghèo và trung lưu từ 5% đến 10%.
MẶT TRẬN TOÀN DIỆN CHỐNG TÀU CỦA T.T TRUMP
Qua nhiều trào Tổng Thống tiền nhiệm - Trung Cộng khởi xướng một màn lưới cài gián điệp vào nền công nghệ Mỹ, để ăn cắp tài sản trí tuệ, bí mật kỹ thuật, sử dụng tin tặc, mua các công Ty sản phẩm chiến lược tại Mỹ, bắt buộc các công Ty Mỹ tại TQ, giao nạp bí mật công nghiệp đổi lấy giấp phép kinh doanh và tài trợ các tổ chức văn hóa tại các Đại Học Mỹ, lập cơ sở tình báo trá hình như 500 viện Khổng Tử khắp thế giới, tạo một thứ quyền lực mềm ảnh hưởng lên chính trường Mỹ và các nước khác. Khẩu hiệu "Made in China 2025" mơ thống trị thế giới bằng nền công nghệ cao cấp nhứt, cũng xuất phát từ ngón nghề ăn cắp sở hữu trí tuệ của Mỹ, sao các chính phủ trước ngủ quên hay mắt nhắm mắt mở, để cho gián điệp Trung Cộng hoành hành như chỗ không người. Các Tổng Thống tiền nhiệm làm thinh, CIA, FBI ở đâu ? Biết hay không biết ? hay vì một lý do bí mật nào đó mà không thể nói ra ? Mãi tới trào Tổng Thống Trump mới khám phá ra và có kế hoạch đối phó ? Câu hỏi nầy nhân dân Mỹ phải đặt ra, cử tri Mỹ không thể không quan tấm đến.
Theo trang tin Axios tại Mỹ, trích dẫn 2 nguồn tin giấu tên từ Nhà Trắng, cho biết Mỹ đã thu thập đầy đủ một số lượng lớn chứng cớ về tấn công mạng, can thiệp bầu cử, trộm cắp tài sản trí tuệ, về gián điệp Trung Cộng đã từ lâu cài vào bộ máy quyền lực Mỹ, Và theo tờ Thời báo Hồng Kông thì Mỹ đang áp dụng những biện pháp trừng phạt TQ, ngăn chặn, trục xuất, hoặc truy tố trước Tòa án :
I.- KINH TẾ : Chiến tranh thương mãi, gây chao đảo nền kinh tế,Tài chánh TQ, tạo phong trào chống đối trong nội bộ Đảng, trong giới trí thức, trong quần chúng hoảng loạn tìm đường trốn chạy ra hải ngoại v.v...
(1).- Cấm hoạt động hoặc đóng băng các tài sản doanh nghiệp trá hình của Nhà nước Trung Cộng như ZTE ( bị phạt 1,4 tỷ USD vì vi phạm luật trừng phạt Iran), Alibaba, Huawei v.v...
(2).-Đóng băng tài sản các quan chức Trung Quốc, cấm hoạt động các công Ty khổng lồ Trung Quốc tại Mỹ (Thí dụ : Chuẩn bị đóng băng tài sản con gái Tập cận Bình, tài sản Giang trạch Dân do cháu đứng tên) và nhiều đại gia có dính líu với chánh quyền TQ.
(3).-Cấm các chánh phủ làm ăn kinh doanh, hoặc cá nhân những chuyên gia làm ăn với TQ , qua đô la Mỹ tại các Ngân hàng - thậm chí có hể cấm TQ sử dụng ngoại hối bằng đô la.
(4) .- Ngăn chặn Trung Cộng mua những công Ty sản xuất hàng chiến lược của Mỹ ( Thí dụ: : TC bỏ tiền ra cho một công Ty trá hình tại Sigapore, mua các công Ty sản xuất hàng chiến lược của Mỹ QUALCOM, trị giá 117 tỷ USD.
(5).- Trừng phạt tướng Lý thường Phúc (Li shang Fu) - chủ nhiệm bộ phát triển vũ khí thuộc Quân Ùy ĐCSTQ vì vi phạm luật cấm vận của Mỹ (Mua vũ khí Liên xô).
(6 ).- Jack Ma : Công Ty Alibaba và chi nhánh chuẩn bị cuốn gói về nước.
II.- QUÂN SỰ :
Trước ý đồ trở thành siêu cường thay thế Mỹ trong vai trò lãnh đạo thế giới năm 2049 (như TCB công khai tuyên bố trong bài diễn văn trước ĐHĐCSTH thứ 19) - lưỡng viện QH Hoa Kỳ (CH lẫn DC) đều thể hiện quyết tâm chống Trung Cộng qua luật ủy nhiệm QP (DNAA) 716,3 tỷ MK và những động thái và chiến lược tại Biển Đông, rõ rệt hơn bao giờ hết . Tứ trụ kim cương Indo-Pacific), vấn đề Đài Loan biến thành một Quốc gia, việc các nước Tây Âu Anh Pháp gửi chiến hạm đến Biển Đông cùng Mỹ, Úc, Tân Tây Lan, Nhật Bản, Indonesia, đã nói lên quyết tâm bảo vệ đường hàng hải quốc tế... Trung Cộng cô độc một mình, không có một đồng minh nào - mặc dù tuyên bố cứng rắn nhưng chắc chắn đã thấm đòn và hiểu thấu... hậu quả khi chiến tranh với Mỹ và đồng minh.
III.- MẶT TRẬN GIÁN ĐIỆP : Trung Cộng - từ nhiều trào Tổng Thống trước - đã giăng một mạng lưới tình báo và gián điệp ở một qui mô rộng lớn khắp các cơ quan quyền lực của Mỹ. Những thành tựu khoa học mà Trung Cộng có được hôm nay là do gián điệp đánh cắp của Mỹ và các nước Liên Âu.
Ở mặt trận nầy - phải nhìn nhận Trung Cộng là phía tấn công - Mỹ là bên đỡ đòn. Bởi vì Trung Cộng cài gián điệp và tình báo từ lâu vào các cơ quan công quyền Mỹ. Đặc biệt là đòn tấn công can thiệp vào cuộc bầu cử giữa kỳ (6 - 11- 2018). Chính P.T.T Mike Pence đã chính thức tố cáo Trung Cộng can thiệp vào nội bộ chính trường Mỹ trong bài diễn văn đọc tại Hudson Institute ngày 4-10-2018.
T.T Trump hành động
1.- Thẳng tay phá vỡ kế hoạch 1000 người của Trung Cộng hiện có 8000 người Hoa tham gia (VietTimes) : 9 khoa học gia người Hoa tại trung tâm nghiên cứu bệnh ung thư Anderson Texas thuộc viên Hudson Institute, bị cách chức hoặc đuổi việc, bị bắt, phạt tù vỉ đã tham gia kế họach 1000 người của TQ. Hoàn cầu Thời báo xác nhận đã có nhiều nhà khoa học, học giả cao cấp TQ bị bắt và bị phạt tù. Ông GĐ/ FBI Christopher Wray đã điều trần trước QH, đã cảnh báo giới học thuật và kinh doanh Mỹ hãy đề phòng gián điệp TQ cài vào xí nghiệp Hoa Kỳ.
2.- Mỹ phát động kế hoạch trục xuất 100,000 người tỵ nạn Trung Cộng vì khai man thành tích chống Cộng và 350,000 du sinh người Trung hoa về nước vì bị nghi ngờ làm gián điệp. Bài phát biểu của PTT Mike Pence cáo buộc hội sinh viên và học giả TC (CSSA) chịu sự điều khiển của Tình báo TC đứng đàng sau. Nhóm người nầy có thể bị trục xuất khỏi Mỹ.
3.- Lần lượt dẹp bỏ Viện Khổng Tử - một tổ chức tình báo trá hình, tạo "quyền lực mềm", để thao túng chính trường Mỹ.
4.- Cấm các công ty Trung Quốc vào làm ăn tại Mỹ và cấm hoạt động hoặc kiểm soát gắt gao các công ty hiện đang hoạt động tại Hoa Kỳ như ZTE, Huawei v.v...
5. - Đối phó với sự can thiệp Trung Cộng vào cuộc bầu cử giữa kỳ của Mỹ. PTT Mike Pence thẳng thừng tố cáo : "Trung Quốc đã cố gắng can thiệp vào cuộc bầu cử [giữa kỳ] năm 2018 sắp diễn ra của chúng ta. Trung Quốc đang khai thác bất kỳ sự chia rẽ nào về chính sách giữa chánh quyền Liên bang và các cấp địa phương. Bắc Kinh dã huy động các nhân tố bí mật, các nhóm bình phong và tổ chức tuyên truyền để thay đổi nhận thức của người Mỹ về các chánh sách của Trung Quốc". "Hơn 80% các hạt của Hoa Kỳ bị TQ nhắm đến, đã bỏ phiếu cho TT Trump năm 2016". (Diễn văn của PTT Mike Pence ngày 4-10-2018 đọc tại viện nghiên cứu Hudson- Texas).
Đây là một đòn quyết liệt vận dụng tình báo, gián điệp tấn công vào cuộc bầu cử giữa kỳ cũa Hoa Kỳ, nhằm hạ gục phe CH của TT. Trump. Đối phó ra sao là việc bí mật của những chiến luợc gia Tòa Bạch ốc, FBI và CIA. Sáng ngày 7-11-2018, kết quả cuộc bầu giữa kỳ: CH thắng ở Thương viện và Hạ viện rơi vào tay DC).
6.- Đột kích phá vỡ kế hoạch Tàu đưa phụ nữ có thai đi du lịch qua Mỹ để sinh con và được mang quốc tịch Mỹ theo hiến Pháp Hoa Kỳ. Thằng bé nầy được hưởng quá nhiều ân huệ cho đến khi thành niên được quyền bảo lãnh thân nhân. Đội ngũ Trung Cộrng nầy có thể sẽ là một lực lượng gián điệp TQ nguy hiểm cho nền AN Hoa Kỳ. (Đột kích 20 địa điểm tại Los Angeles, tại quận Cam, và San Bernardino, phá vỡ 3 đường dây du lịch sanh con).
Rõ ràng - theo tin tức khắp nơi - thì người Việt hải ngoại đều ủng hộ Ông Trump với một tỷ lệ rất cao. Ít có người Việt nào có lập trường chờ xem - cũng có vài người chống đối thẳng thừng theo cảm tính.
Trận chiến một mất một còn của Mỹ và Trung Cộng không thể quay ngược lại được nữa. Nếu tôi còn thì anh phải mất, nếu anh mất thì tôi mới còn. Hai quyển sách ảnh hưởng tới đường lối và chánh sách của TT Trump : Cuộc chạy đua Marathon 100 năm (The hundred-year Marathon- Michael Pillsbury) và Chết dưới tay Trung Quốc (Death by the China - Peter Navarro ) hiện là cố vấn cao cấp của TT Trump về TQ.
Lê Quốc
Subscribe to:
Posts (Atom)
Một Góc Nhìn "Rất Tôn Tử" Về Cuộc Xâm Lăng Của Nga Vào Ukraine* (Do people in Russia know that Putin is fighting the wrong enemy?)
John Andressen (Ukraine của bạn? - Không! Ukraine là của tôi) Người dân Nga có biết Putin đã nhận lầm kẻ thù để đánh không? Giống như Sa hoà...
-
Đỗ Trung, tác giả bài viết chính là phu nhân của Đồng môn Huynh trưởng Nguyễn Đắc Điều, ĐS Khoá 6, Học viện QGHC Sài Gòn ** Đỗ Trung Dung V...
-
TTR: Dưới đầu đề trên, tác giả Nguyễn Đắc Điều, một viên chức hành chánh kỳ cựu của VNCH, kể về những chặng ngược xuôi trên con đường thi h...
-
Đỗ Tiến Đức Sept.,5-2022 Rock Springs-Wyoming Hôm nay chúng ta đến đây để tiễn đưa một người bạn mà chúng ta yêu mến rời bỏ chúng ta về miền...