04 August 2017

Ông Tô Lâm đã hết nghiệp

Bùi Quang Vơm

Sáng ngày 30/07/2017, trên trang facebook cá nhân của nhà báo Huy Đức người ta đọc được dòng status: "Trịnh Xuân Thanh đã về nước mà báo chí im nhỉ!", ngay trong buổi sáng cùng ngày, trả lời phỏng vấn của báo Pháp Luật TP Hồ Chí Minh, bộ trưởng Tô Lâm cố nhắc đi nhắc lại tới hai lần rằng: "đến bây giờ, tôi chưa có thông tin gì".
Nhưng sáng hôm nay, 31/07/2017, tức là chỉ sau không đến một ngày, báo Vietnamnet viết: "Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an thông báo: Trịnh Xuân Thanh, bị can bị truy nã theo quyết định số 20/C46-P12 ngày 19/9/2016 Bộ Công An Việt Nam, đã đến Trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đầu thú, và Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã làm thủ tục tiếp nhận người phạm tội ra đầu thú theo đúng qui định pháp luật".
Như vậy, việc một sự kiện quan trọng, một trong số trung tâm chờ đợi của dư luận từ hơn một năm nay, chắc chắn nằm trong số các kế hoạch trọng điểm của Bộ Công an, có thể phải báo cáo từng tuần, thậm chí từng ngày như các vụ án trọng điểm, vậy mà một bộ trưởng không được biết, không hề biết, không bằng một nhà báo tự do.
Một chuyện vừa lố bịch vừa không thể tin được.
Ông Tô Lâm đã làm một việc có thể gọi là "vớ vẩn" với những gì người ta nghĩ về ông.
Nhưng cái nghiêm trọng hơn là ông đã nói dối và nói dối có chủ ý. Đương nhiên là không ai trong chính quyền các ông nói thật, nhưng điều ông nói dối hôm nay che đậy một vi phạm nghiêm trọng luật pháp của một quốc gia khác, một quốc gia có chủ quyền và có luật pháp riêng. Hơn thế các ông đồng thời vi phạm luật quốc tế, luật chống khủng bố, bắt cóc người có sử dụng vũ khí.
Thờibáo.de một tờ báo của người Việt ở Đức do nhà báo Lê Trung Khoa là chủ biên đăng tin:
"Sáng Chủ nhật, ngày 23.7.2017 tại Berlin, lúc 10 Giờ 30 trong lúc đang ở khuôn viên nhà riêng ở Berlin, ông Trịnh Xuân Thanh cùng 1 cán bộ Bộ Công thương đã bị nhóm đối tượng người Việt Nam với vũ khí xông vào nhà và dùng vũ lực bắt cóc đưa lên một chiếc xe đợi sẵn để chở thẳng sang một nước Châu Âu bên cạnh."
Một nguồn tin khác cho biết thêm: Trịnh Xuân Thanh được đưa sang Cộng hoà Malta, quốc gia quần đảo tại Nam Âu, và từ đó bay về Hà Nội, ngày 24/07/2017.
Ông Tô Lâm đã nói dối. Có nguồn tin còn cho biết rằng, Bộ Công An đã lên kế hoạch bắt cóc Trịnh Xuân Thanh từ tháng 4. Nhưng đã có ý kiến phản đối. Kế hoạch này được lặng lẽ chấp nhận từ sau chuyến đi Đức dự Hội nghị G20 của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và cuộc đàm phán thất bại của ông Phúc về việc Đức giúp dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về nước. Việt Nam không có Hiệp định dẫn độ với Đức, và quan điểm của Đức về việc kết án tội phạm tham nhũng khác với Việt Nam.
Thực ra, ông Trịnh Xuân Thanh đã bị nhà cầm quyền Ba Lan chính thức bắt từ 31/03/2017 tại Varsava. Khi đó, tuyền hình Ba Lan kênh TV-N24 đã đưa hình ông Trịnh Xuân Thanh và dòng tin bằng tiếng Ba Lan rằng chính quyền Balan đã bắt một người có quốc tịch Việt Nam 51 tuổi, có tên trong danh sách truy nã đỏ quốc tế.
Nhưng sau đó, bặt tin.
Vào khoảng cuối tháng 5, một số người cho biết thấy Trịnh Xuân Thanh xuất hiện lại tại Đức, cùng với thông tin chính phủ Đức đã thỏa thuận với chính phủ Ba Lan xin đảm bảo cho Trịnh Xuân Thanh, vì Chính phủ Đức đang nghiên cứu hồ sơ cấp quy chế tị nạn chính trị cho Trịnh Xuân Thanh.
Như vậy có thể suy đoán, người phản đối kế hoạch bắt cóc đưa ra tháng tư là ông Phúc. Nhưng sau cố gắng thương lượng thất bại hồi tháng 5/2017, có lẽ ông Phúc, mặc dù không đồng ý, nhưng cũng không công khai ngăn cản.
Tin tiết lộ, tác giả kế hoạch là Thiếu tướng Nguyễn Đức Thịnh - Cục trưởng C46, nhưng được bộ trưởng Tô lâm và Trung tướng Phan Văn Vĩnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát ủng hộ. Kế hoạch này sau đó nghe nói bị hủy trước khi báo cáo bộ chính trị.
Bộ công an chiu áp lực của Bộ chính trị và có thể của chính cá nhân ông Trọng. Thời gian để hoàn thành Dự án "Sắp xếp tổ chức tăng cường hiệu quả lãnh đạo đảng" nội dung chính của Hội Nghị Trung ương 6, dự định vào tháng 10 còn ít mà khối lượng công tác còn quá nhiều. Mặc dù đã có 20 báo cáo tham nhũng , 8 báo cáo vi phạm quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ, nhưng 12 vụ đại án đã buộc phải kéo sang đầu năm 2018, kế hoạch kiểm tra tài sản của 1000 cán bộ cao cấp có khả năng chỉ có kết luận một vài đối tượng. Vì vậy mà việc kết thúc vụ án Trịnh Xuân Thanh có ý nghĩa quan trọng đặc biệt, vì đây là vụ án các đối tượng tham nhũng liên quan trực tiếp tới ông Nguyễn Tấn Dũng, chính mục tiêu của Hội nghị TƯ 6.
Vũ Đức Thuận nguyên Tổng giám đốc PVC, người dư luận gọi là tay hòm chìa khóa của ông Đinh La Thăng, từng bỏ vị trí Chánh văn phòng bộ Giao thông Vận tải để vào Sài Gòn theo ông Thăng, ngồi chơi cho đến khi được giao chức vụ phó văn phòng bí thư thành ủy. Vũ Đức Thuận nắm trong tay gần 100 số tài khoản bí mật giữ số tiền được rót vào từ các quyết định giải ngân từ két của PVC mà ông cùng Trịnh Xuân Thanh Chủ tịch Hội đồng thành viên và Phạm Tiến Đạt nguyên kế toán trưởng PVC là ba chữ ký.
Gần một năm trong tù, Vũ Đức Thuận và Phạm Tiến Đạt đã đủ thời gian để khai hết, nhưng để đưa được ra tòa, thì thiếu một chữ ký không được.
Mua chuộc, đe dọa đã không lay chuyển được Trịnh Xuân Thanh. Trịnh Xuân Thanh có tài sản tại Đức. Tin cho biết Trịnh Xuân Thanh là chủ một biệt thự tại Berlin trị giá 5 triệu Euros. Vợ và các con đã sang và sống tại Pháp, nơi Trịnh Xuân Thanh có một người anh em họ là một nhà vật lý thiên văn nổi tiếng thế giới là Trịnh Xuân Thuận.
Tin cũng tiết lộ rằng, Đinh La Thăng đã chính thức bị quản thúc tại gia từ 20/07/2017, chấm dứt mọi hoạt động, tức là trước sự kiện chỉ ba ngày. Tin này càng khẳng định việc bắt cóc Trịnh là chuyện khả tín và đã được biết trước.
Ông Tô Lâm chắc chắn biết việc làm này vi phạm luật pháp của Đức và luật chống khủng bố quốc tế. Vì vậy mà ông khăng khăng khẳng định không hề biết gì về việc Trịnh Xuân Thanh đã về nước.
Nhà báo Lê Trung Khoa Thờibáo.De, cho biết "Phía Đức thông báo, chỉ ít giờ nữa họ sẽ ra thông cáo báo chí về vụ việc nghiêm trọng này. Việc mang theo vũ khí xâm nhập lãnh thổ Đức để bắt cóc người sẽ ảnh hưởng nặng nề đến quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức cùng liên minh châu Âu".
Và nếu chính phủ Đức tổ chức điều tra, thì chứng cớ vụ bắt cóc được tổ chức sẽ được bóc trần. Việc chứng minh nhà cầm quyền Việt Nam và bản thân ông Bộ trưởng vô can phải được chứng minh.
Vì vậy, giải pháp được tính trước là Trịnh Xuân Thanh tự về nước đầu thú. Và với hai bản án "cố ý làm trái quy định gây thiệt hại 3.300 tỷ đồng" và "tham ô tài sản" lên tới hàng trăm tỷ đồng, cả hai đều thuộc khung tội tử hình, Trịnh Xuân Thanh không có lối nào khác là thú tội với hứa hẹn khoan hồng của một "nhân vật cao cấp giấu tên".
Trong ngày hôm nay, hay chậm lắm là vài hôm nữa, sẽ có công bố chính thức của Trịnh Xuân Thanh về việc "tự về" và "không có chuyện bắt bớ nào cả".
Nhưng cũng chua có gì chắc chắn, vì Trịnh không thể không biết bản chất lá mặt lá trái của chính quyền. Sẽ có lời hứa, nhưng cuối cùng vẫn có án tử hình. Cộng sản là như vậy. Đạo đức khi là của dân, độc tài, bản thân nó đã vô đạo đức. Không có danh dự hay đức tin với độc tài. Sẽ phải có mặc cả và phải có quyết định được công bố công khai, và như Trịnh đã một lần tuyên bố, sẽ phải có Toà xử có chứng kiến quốc tế.
Hoặc là Nhà cầm quyền Việt Nam đứng trước Toà án quốc tế, vì tội phạm quốc gia khủng bố, hoặc Bộ Chính trị phải xử Bộ Công an trước khi Trịnh tuyên bố bất cứ điều gì, để chạy tội.
Ông Tô Lâm đã đi trước bài chạy tội. Đến ngay cả hôm nay, sau khi "Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đầu thú, và Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã làm thủ tục tiếp nhận người phạm tội ra đầu thú theo đúng qui định pháp luật" ông mới được biết!!
Thế thì ông thiếu tướng Nguyễn Đức Thịnh - Cục trưởng C46 và Trung tướng Phan Văn Vĩnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát sẽ là hai con vật đổi mạng.
Nhưng dù có như thế nào, thì nghiệp Công an của ông Tô Lâm cũng kết thúc rồi. Đấy là cái mà định mệnh giành cho ông. Hãy hỏi người bạn học cũ của ông là anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh xem câu trả lời ở đâu.
Tuy nhiên, thông điệp mà Chính phủ Đức có lẽ muốn gửi tới nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam là hãy thay đổi.
Người ta còn nhớ cách đây hơn một năm, một nghị sĩ người Liên bang Đức đã sang Việt Nam, xin chính quyền được tham dự phiên toà xử án anh Ba Sàm, nhưng bị từ chối, chuyện đã làm giáo sư Nguyễn Minh Thuyết: "tôi cảm thấy xấu hổ" khi trả lời BBC.
Đó là Dân biểu Martin Patzelt, người đã từng sống dưới thời Cộng sản ở Cộng hòa Dân Chủ Đức và là người đã đấu tranh cho một nước Đức thống nhất, dân chủ như ngày hôm nay. Khi phải rời Việt Nam vì bị từ chối, ông đã nhắn lại những người cộng sản Việt Nam rằng:
"Hãy cần một sự thay đổi, nếu những người lãnh đạo Việt Nam không muốn đến lúc chính họ là người thua cuộc. Việc đảm bảo quyền tự do cho công dân, là việc hết sức cần thiết để tồn tại đất nước Việt Nam giàu mạnh."
01/08/2017

No comments:

Post a Comment

Một Góc Nhìn "Rất Tôn Tử" Về Cuộc Xâm Lăng Của Nga Vào Ukraine* (Do people in Russia know that Putin is fighting the wrong enemy?)

John Andressen (Ukraine của bạn? - Không! Ukraine là của tôi) Người dân Nga có biết Putin đã nhận lầm kẻ thù để đánh không? Giống như Sa hoà...