31 July 2017

NÓI THƠ

NÓI THƠ

Dân Miền Đông Nam bộ, đất gò
Dân Miền Tây, miệt thứ
Quê mùa không biết đặt thơ
Chỉ biết rặt nói thơ
Từ buổi sáng tinh mơ
Trên ruộng đồng bát ngát
Câu hò vè êm ả
Cho đời bớt nhọc nhằn
Chiều tà Cửu Long Giang
Ca bài ca vọng cổ
Để lòng buồn mang mang

Nguyễn Nhơn

Chiến tranh lạnh tại Ấn Độ Dương

Ls Nguyễn Văn Thân 
Nguồn: Dân Luận

Từ giữa tháng 6, hàng ngàn quân lính Ấn Độ và Trung Quốc đã đối măt gườm nhau tại cao nguyên Doklam là biên giới giữa 3 nước Trung Quốc, Ấn Độ và Bhutan. Nếu hai bên không tìm được giải pháp ngoại giao để hạ nhiệt thì có thể dẫn đến một cuốc chiến tranh khốc liệt. Trong khi đó thì chiến tranh lạnh đã bắt đầu diễn ra tại Ấn Độ Dương qua các trận diễn tập hải chiến do Ấn Độ tổ chức với sự tham gia của Mỹ và Nhật.

Diễn tập Malabar 2017 diễn ra trong vịnh Bengal từ ngày 10 đến 17 tháng 7. Cuộc tập trận hải quân này bắt đầu từ 1992 giữa Ấn Độ và Mỹ cho tới khi Hoa Kỳ quyết định đình chỉ sau khi Ấn Độ thử vũ khí hạt nhân vào năm 1998. Tới năm 2002 thì mới tiếp tục lại sau vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 vào hai tòa nhà ở New York. Từ những cuộc thao dợt căn bản chống tàu ngầm và tiếp vận trên biển, cuộc diễn tập ngày càng phát triển quy mô và đa dạng hơn.

Trong năm 2006, tam quốc đồng minh Mỹ, Nhật và Úc bắt đầu thành lập cơ chế đối thoại an ninh. Năm 2007 đánh dấu một sự kiện quan trọng. Hải trận Malabar mở rộng không chỉ giữa Ấn Độ và Mỹ mà còn có sự tham gia của hải quân Úc, Singapore và Nhật quy tụ tổng cộng có 25 tàu chiến tham gia tập trận trong vịnh Bengal. Cũng trong thời điểm này, Thủ Tướng Shinzo Abe đề nghị là Mỹ, Nhật, Úc và Ấn nên tiến hành thành lập cơ chế an ninh dân chủ kim cương liên kết 4 quốc gia dân chủ để đối phó với Trung Quốc. Bốn bên tham gia đối thoại an ninh lần thứ nhất bên lề Hội Nghị Thượng đỉnh ASEAN vào ngày 25/5/2007 tại Manila.

Trung Quốc liền phản ứng mạnh mẽ và chính thức gửi công hàm ngoại giao đặt vấn đề là có phải tứ quốc muốc thành lập ''trục dân chủ'' hoặc tiểu NATO tại châu Á để kiềm chế Trung Quốc theo tư duy chiến tranh lạnh hay không? Úc là nước đầu tiên quỵ ngã trước áp lực của Bắc Kinh. Tân Thủ Tướng Kevin Rudd sau chuyến công du Trung Quốc và hội đàm với Dương Khiết Trì lúc đó là Ngoại Trưởng đã đơn phương quyết định rút Úc ra khỏi ''tứ nhân bang''. Trục kim cương mới vừa ló dạng đã vụt tan biến.

Diễn tập Malabar thường được tổ chức trong khu vực Ấn Độ Dương nhưng diễn ra ngoài khơi vùng biển Nhật Bản gần quần đảo Okiwana (nơi sinh của môn võ lừng danh Không Thủ Đạo) vào những năm 2007, 2009, 2011 và 2014. Hải quân Nhật được mời tham dự vào các cuộc tập trận này. Tới năm 2015 thì Nhật chính thức trở thành thành viên thường trực của Malabar sau nhiều nỗ lực đẩy mạnh quan hệ ngoại giao giữa New Delhi và Tokyo. Malabar 2016 được tổ chức gần khu vực Biển Đông bao gồm 22 tàu chiến và hơn 100 máy bay chiến đấu. Tuy không nói rõ nhưng giới trong cuộc ai cũng biết mục tiêu chính của cuộc tập trận này là săn lùng và tiêu diệt tàu ngầm Trung Quốc.

Từ khi Trịnh Hòa một thái giám đạo Hồi từ Vân Nam đưa đoàn tàu đi thám hiểm xuyên qua Ấn độ Dương trong thế kỷ 15, Trung Quốc chỉ lo tập trung sức mạnh quân sự trên đại lục. Hải quân Trung Quốc không phải là đối thủ của Hải Quân Hoàng Gia Nhật nên bị Nhật dễ dàng khống chế và xâm chiếm trong Đệ Nhị Thế Chiến. Cho tới thập niên 80 thì hải quân Trung Quốc chỉ được coi là nước nâu không có tầm xa. Sau khi Liên Bang Xô Viết sụp đổ thì Trung Quốc mới bắt đầu triển khai lực lượng hải quân trước là tại Biển Đông và bây giờ tới Ấn Độ Dương nơi mà Ấn Độ xem là ao nhà.

Hơn 60% số lượng dầu hỏa đi ngang Ân Độ Dương từ các giếng dầu ở Trung Đông đến Trung Quốc, Nhật Bản và các nước châu Á. Sau khi hoàn tất các công trình xây đảo nhân tạo và trang bị phương tiện quân sự nhằm kiểm soát Biển Đông, Trung Quốc đang giương nanh vuốt ra Ấn Độ Dương thể hiện qua việc thành lập căn cứ quân sự Djibouti tại châu Phi. Sáng kiến Đới Lộ cùng với nỗ lực xây dựng chuỗi căn cứ tại Pakistan và Bangladesh là 2 quốc gia đối nghịch với Ấn Độ có nguy cơ tạo ra căng thẳng hoặc dẫn đến đụng độ trong tương lai.

Từ năm 2001, Ấn Độ đã thành lập Trung Tâm Chỉ Huy Hải Quân Viễn Đông (Far Eastern Naval Command hoặc FENC) tại quần đảo Andaman và Nicobar để theo dõi sự xâm nhập của tàu ngầm Trung Quốc. FENC là trung tâm chỉ huy đầu tiên và duy nhất của Ấn Độ kết hợp quân đội với lực lượng hải quân và không quân gồm có 4 căn cứ không quân, 2 căn cứ hải quân, một đoàn tàu chiến 15 chiếc và 2 lữ đoàn. FENC cho biết là từ năm 2013, tàu ngầm Trung Quốc đã tiến vào Ấn Độ Dương ít nhất 6 lần. Có khi tàu chiến của Trung Quốc cũng ghé vào cảng của Sri Lanka và Pakistan.

Không chỉ có Ấn Độ mà Úc cũng quan ngại về tham vọng của Trung Quốc. Úc kiểm soát địa thế chiến lược trên quần đảo Christmas và Cocos và có đặt phương tiện thu thập tin tình báo về sự di chuyển của tàu chiến và tàu ngầm trong khu vực. Sau khi Thủ Tướng Kevin Ruud quay mặt với đồng minh thì chính quyền Liên Đảng đã tìm cách xoay trục trở lại. Cụ thể là vào năm 2015, Bộ Trưởng Quốc Phòng Kevin Andrews trong một phiên họp tại Mỹ công khai thú nhận là quyết định của Ruud rút Úc ra khỏi quan hệ tứ quốc là một sai lầm chiến lược. Cũng từ đó, Úc đã nhiều lần ngỏ ý muốn trở lại tham gia tập trận Malabar. Vào tháng 4 năm nay, Thủ Tướng Úc Malcolm Turnbull thực hành chuyến công du Ấn Độ thành công siết chặt quan hệ an ninh và chiến lược giữa hai nước. Trong tháng 5, Bộ Trưởng Quốc Phòng TNS Marise Payne chính thức công bố là Úc rất mong muốn gia nhập cơ chế đối thoại an ninh bốn bên gồm có Mỹ, Nhật, Ấn và Úc. Từ đầu năm nay, Bộ Quốc Phòng Úc đã chính thức gửi thư xin phép được gửi tàu chiến tham gia với tư cách là quan sát viên trong cuộc thao dợt Malabar vào tháng 7 này với ý định tham gia và trở thành thành viên thường trực từ năm 2018. Nhưng Ấn Độ đã khước từ và chỉ cho phép lính hải quân Úc lên tàu chiến của họ để quan sát.

Tại sao Ấn Độ lại có quyết định như vậy? Có hai lý do chính. Thứ nhất là không muốn làm tăng thêm sự căng thẳng trong quan hệ Ấn - Trung vốn đang trong tình trạng khó khăn. Trung Quốc đang ngăn cản Ấn Độ gia nhập vào Nhóm cung cấp hạt nhân (Nuclear Suppliers Group) vì muốn kiềm chế khả năng phát triển kỹ nghệ hạt nhân của Ấn Độ. Hơn nữa, Pakistan đang dần trở thành đồng minh của Trung Quốc. Cả Trung Quốc và Pakistan đều có tranh chấp lãnh thổ với Ấn Độ. Ngược lại, Ấn Độ tố cáo Trung Quốc vi phạm chủ quyền khi sáng kiến Đới Lộ dẫn đến quan hệ hợp tác với Pakistan đi qua Kashmir khu vực mà Ân Độ và Pakistan có tranh chấp chủ quyền. Tuy không có can dự gì tới Biển Đông nhưng Ấn Độ đã nhiều lần lên tiếng kêu gọi các bên tranh chấp tôn trọng luật quốc tế và cụ thể là Phán Quyết của Tòa Trọng Tài trong vụ kiện Đường 9 Đoạn ban hành vào tháng 7 năm 2016. Đây là một cái tát vào mặt của Trung Quốc vì ngụ ý Bắc Kinh không có thái độ trách nhiệm biết tôn trọng luật pháp. Ngoài ra, Ấn Độ là quốc gia láng giềng lớn nhất không gửi một đại diện nào tham dự diễn đàn Đới Lộ tại Bắc Kinh vào tháng 5 vừa qua.

Lý do thứ hai là Ấn Đội vẫn chưa quên sự phản bội của Kevin Ruud. New Delhi lo ngại là Canberra quá bị lệ thuộc vào Trung Quốc về mặt kinh tế. Chỉ một ít áp lực là Úc có thể thay đổi lập trường. Hoặc ít nhất Úc phải trải qua một giai đoạn thử thách chớ đâu thể muốn đi muốn ở lúc nào cũng được. Thật ra, quan hệ quốc phòng song phương giữa Ấn và Úc đã có nhiều tiến triển đáng kể. Hai nước bắt đầu thao dợt hải quân chung vào năm 2015 trong vịnh Bengal gọi là AUSINDEX. Diễn tập AUSINDEX lần thứ hai mới vừa kết thúc trong ba ngày từ 17 tới 19 tháng 6 vừa qua tại Tây Úc. Canberra và New Delhi cũng đã đồng ý là nguyên cả lực lượng quân đội hai nước sẽ thao dợt chung vào năm 2018. Úc đã tháo gỡ rào cản bán uranuium cho Ấn Độ và ủng hộ Ấn Độ gia nhập vào Nhóm cung cấp hạt nhân.

Diễn tập Malabar 2017 có tầm vóc khá lớn. Lần đầu tiên, Nhật đưa hàng không mẫu hạm Izumo mà Nhật gọi là tàu chở trực thăng vì Hiến Pháp chủ hòa xuống Ấn Độ Dương để tham gia tập trận cùng với Ấn Độ và Mỹ. Thủ Tướng Abe đang từng bước cởi trói quân đội gợi lại hình ảnh viễn chinh của quân đội Thiên Hoàng. Không chỉ tập trung vào công tác phòng vệ tại Biển Hoa Đông mà quân đội Nhật sẽ bắt đầu mở rộng địa bàn hoạt động tại Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Nếu Úc trở thành thành viên Malabar thường trực sau 2018 thì hình bóng của Liên Minh Tứ Quốc hoặc trục kim cương dân chủ sẽ dần rõ nét mở ra một chương chiến tranh lạnh mới tại châu Á - Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Ls Nguyễn Văn Thân

30 July 2017

Đảng viên Đảng CSVN – Ta là ai?

Lê Minh Đức
Bài viết của một cựu đảng viên csvn:
Lê Minh Đức, gửi các đảng viên đảng CSVN
để nhìn lại chính mình.

Nếu một người cứ đứng trên quan điểm phân biệt bạn thù của đảng cộng sản VN, thì tôi nói thật, hận thù đó không nguôi được.

Vì sao ư? Vì quá nhục.

Này nhé. Ta chiến đấu vì lý tưởng cộng sản, coi Mỹ là kẻ thù giai cấp, kẻ thù của hoà bình thế giới. Ta thắng nó với lòng tin rằng chẳng bao lâu sau thằng tư bản sẽ quỳ gối trước mặt phe cộng sản để cầu xin ân huệ.

Thế mà tất cả những gì ta hy sinh cho cuộc chiến 20 máu lửa đó, trong phút chốc bỗng biến thành trò cười rẻ tiền. Chủ nghĩa cộng sản sụp tan thành mây khói. Nay ta quay lại cầu xin nó, theo đuôi nó xây dựng chủ nghĩa tư bản, năn nỉ nó công nhận ta là kinh tế thị trường.

Bao thế hệ hy sinh chống Mỹ để thấy những thế hệ sau chiến tranh lớn lên hướng về văn hoá Mỹ, cuồng Mỹ. Hoá ra những gì ta làm trong quá khứ đều sai, đều ngu muội , đều vì ta có tầm nhìn không quá lũy tre làng.

Hỏi như thế có nhục không? Mà nhục như thế thì quên thế nào được. Nay ta trải thảm đỏ mời Mỹ quay lại. Cái mặt dày đểu cáng ta biết giấu vào đâu? Đành phải lôi lại chuyện quá khứ rằng Mỹ giết dân ta. Thì sao, nó không giết ta để ta giết nó hay sao?

Trong cuộc chiến tranh do ta chủ trương, có thằng nào không phải là Việt Cộng trong mắt người Mỹ. Ta sống trong dân, ta giấu vũ khí trong vườn nhà dân. Dân và ta đều quần đùi đen, áo bà ba đen, tay cầm liềm cắt cỏ mà AK-47 giấu trong bờ ruộng. Ta đánh úp nó chết nhăn răng vì nó tưởng du kích ta là dân lành.

Trong khi đó ta giết chính đồng bào ta, ta trói đồng bào ta như trói gà, rồi ta chặt đồng bào ta làm ba khúc sau vườn. Ta dùng cuốc đập đồng bào ta vỡ sọ. Ta chôn sống đồng bào ta sau khi bắt chính họ đào huyệt...

Ta tuyệt đối không nhắc lại chuyện đó. Ta tuyệt đối tìm cách quên rằng thằng đàn anh Trung Quốc đã giết đồng bào ta còn tệ hơn giết chó, máu chảy thành sông ở biên giới phía Bắc. Và ta vẫn tiếp tục thờ lạy nó.

Ta là ai? Ta là đảng cộng sản VN. Ta là thứ cặn bã của dân tộc này. Ta là thứ mọi rợ đạo đức giả. Ta là loài khỉ đột đã xua đuổi được mọi nền văn minh để tiếp tục tự sướng với nhau trong bóng tối của thời trung cổ.

Và còn nữa? Hãy chờ xem ta sẽ nghiến nát kẻ thù ( nhân dân ) như đàn anh Trung Quốc của chúng ta dùng xe tăng xay thịt nhân dân chúng nó thành thức ăn cho súc vật trên quảng trường Thiên An Môn. Ta là quái thai thời đại. Ta không xứng đáng đứng ngang hàng với loài người văn minh trên trái đất này.

Thảm họa diệt chủng đã hiện ra trước mắt, không ai có thể cứu được dân tộc Việt Nam khỏi thảm họa này, ngoài 90 triệu người Việt.

Mỗi người cần nhìn thấy cái chết đang đến với chính mình và con cháu mình, hãy chuyển tải thông tin này tới tất cả mọi người, tới mọi tờ báo, mọi phương tiện thông tin để mọi người cùng biết, cùng nhau đứng lên chống thảm họa diệt chủng đã đến trước mắt, để cả thế giới cùng biết và lên tiếng bảo vệ chúng ta.

Lê Minh Đức
Nguồn: FB Nghia Nguyenxuan

29 July 2017

Kritenbrink, 'ứng viên hoàn hảo' chức Đại Sứ tại Việt Nam

Ông Daniel Kritenbrink tại Hội nghị CSIS
thường niên lần 6 về Biển Đông, 12/7/2016
Tòa Bạch Ốc loan báo hôm 26/7 rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump đề cử ông Daniel Kritenbrink làm đại sứ Mỹ sắp tới tại Việt Nam, kế nhiệm đại sứ hiện nay là ông Ted Osius.

Thông báo ngắn của Tòa Bạch Ốc cho hay ông Kritenbrink hiện là Cố vấn Cao cấp về Chính sách Bắc Hàn tại Bộ Ngoại giao. Trước đó, ông từng là Phó Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc, cũng như từng nắm vị trí là một giám đốc cấp cao thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia.

Đã có thời gian làm việc chặt chẽ với ông Kritenbrink, cựu Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ David Shear nói với VOA rằng ông Kritenbrink là ứng viên “hoàn hảo” cho chức đại sứ Mỹ ở Việt Nam, nếu xét đến kinh nghiệm, kiến thức và mối quan hệ trong khu vực của ông:

“Có tiềm năng to lớn trong quan hệ song phương Mỹ-Việt, về quan hệ nhân dân, về kinh tế và cả quốc phòng. Tôi trông đợi ông Kritenbrink sẽ theo đuổi mọi cơ hội để xây dựng thiện chí của Mỹ và theo đuổi các lợi ích của Mỹ có liên quan đến Việt Nam. Đây là một mối quan hệ rất quan trọng đối với Mỹ ở Đông Nam Á. Và tôi nghĩ không có ai phù hợp hơn ông Kritenbrink trong việc xây dựng mối quan hệ này”.

Ông Shear, cũng từng là Đại sứ Mỹ ở Hà Nội từ 2011-2014, nói thêm ông biết về ông Kritenbrink trong một thời gian dài và khẳng định đó là một nhà ngoại giao “rất có năng lực” và “rất tận tụy”.

Từ khi vận động tranh cử đến nay, Tổng thống Trump đã nhiều lần phát ngôn cứng rắn về chương trình hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng.

Với dự định bổ nhiệm ông Kritenbrink đứng đầu phái bộ Mỹ ở Việt Nam, phải chăng ông Trump tính toán lôi kéo Việt Nam vào chính sách của Mỹ siết chặt các biện pháp chống Bắc Hàn? Về điều này, ông David Shear nói:

“Liên quan đến Bắc Triều Tiên, tôi chắc chắn rằng Mỹ đã thảo luận với đối tác Việt Nam về tầm quan trọng của việc thực thi các biện pháp trừng phạt của Hội đồng Bảo an đối với Bắc Triều Tiên. Tôi trông đợi ông Kritenbrink sẽ tiếp tục theo đuổi lợi ích sống còn đó của Mỹ”.

Từ góc nhìn của một nhà nghiên cứu, giáo sư Ngô Vĩnh Long tại Đại học Maine nhận định với VOA rằng Tòa Bạch Ốc có thể muốn ông Kritenbrink khai thác mối quan hệ giữa Hà Nội và Bình Nhưỡng:

“Cũng có thể ở trong đó [Tòa Bạch Ốc] người ta biết Việt Nam có quan hệ lâu dài với Triều Tiên thì họ mong một là Việt Nam giúp liên lạc với Triều Tiên, hai là Việt Nam có thể cho thông tin về Triều Tiên”.

Trong khi vấn đề Triều Tiên là một ưu tiên cao của Mỹ, Hà Nội chú ý nhiều hơn đến việc cân bằng mối quan hệ của họ với Bắc Kinh và Washington.

Với bối cảnh như vậy, là người am hiểu về Trung Quốc và có kinh nghiệm lâu năm về châu Á, ông Kritenbrink được xem là sẽ đóng vai trò trọng yếu trong việc xử lý quan hệ của Mỹ không chỉ với Việt Nam mà cả với khu vực.

Cựu Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ David Shear nói:

“Thật tốt khi có người nắm vị trí đại sứ Mỹ ở Hà Nội hiểu được cách người Trung Quốc suy nghĩ và cách thức Trung Quốc vận hành. Về khu vực nói chung và về Biển Đông, ông Kritenbrink nắm rất rõ các lợi ích của Mỹ và những thách thức ở đó. Tôi tin chắc ông ấy sẽ làm việc với các đối tác Việt Nam, không chỉ để theo đuổi các lợi ích Mỹ mà cả những lợi ích chung của chúng ta ở khu vực và ở Biển Đông, và để bảo đảm rằng những gì chúng tôi làm đều góp phần vào nền hòa bình và ổn định không ngừng ở khu vực”.

Giáo sư Ngô Vĩnh Long nhận xét:

“Hiểu biết chung của ông ấy về Trung Quốc sẽ giúp cho ông ấy rất là nhạy cảm khi ông ấy ở Việt Nam, là vì những gì nói ra với Trung Quốc là ông ấy hiểu ngay. Và việc hiểu này cũng có thể giúp cho cả Việt Nam lẫn Mỹ”.

Tuy nhiên, dẫn ra những diễn biến rối ren về nhân sự ở Tòa Bạch Ốc thời gian qua, giáo sư Long thận trọng nói thêm rằng không thể đoan chắc là chính quyền ông Trump thực sự có những tính toán lâu dài về đối ngoại.

Sau khi có loan báo về ông Kritenbrink được đề cử làm đại sứ ở Hà Nội, vị đại sứ đương nhiệm Ted Osius viết trên trang Facebook chính thức của ông rằng “không thể có một nhà ngoại giao nào tốt hơn ông Kritenbrink để tiếp nối các động lực tích cực cho mối quan hệ hiện nay giữa Hoa Kỳ và Việt Nam”.

Ông Osius viết thêm rằng nếu người kế nhiệm ông được phê chuẩn, “chúng tôi mong được chào đón ông ấy đến Việt Nam!”

Kinh nghiệm ngoại giao của ông Kritenbrink trải dài từ 1994 đến nay. Hiện ông là nhà ngoại giao chuyên nghiệp cấp cao của Mỹ, mang hàm Tham tán Công sứ, và nói được tiếng Trung cũng như tiếng Nhật.

Ông có bằng thạc sĩ của trường Đại học Virginia và bằng cử nhân của ĐH Nebraska-Kearney. 

(Tin trên Đài VOA Tiếng Việt)

27 July 2017

Chui Vào Cũi, thơ cay

Chúng bám đít thằng Tàu,
Tưởng rằng Tàu sẽ thương.
Nhưng Tàu coi như chó,
Mà là chó xà mâu!

Chúng hợm hĩnh dân Tây,
Hứa đó rồi chạy đó.
Lâu ngày Tây cũng biết:
Chỉ là quân ăn mày!

Lừa phỉnh chúng nói: khôn,
Dối trá chúng tin: đạo.
Tiền bạc là tất cả,
Cho dù phải luồn trôn!
Cả thế giới tránh xa,
Coi chúng như lũ hủi.
Có ngày chúng vào cũi,
Để Tàu kéo về Hoa. 

Cận Chiến

Đối tác chiến lược Tây Ban Nha đâu rồi?

Phạm Chí Dũng
 (VOA Tiếng Việt) 

Một trạm gác nổi của Việt Nam tại Trường Sa.
Vụ Bãi Tư Chính tháng Bảy năm 2017 đã khiến lộ ra một sự thật quá cay đắng: trên trường quốc tế, chính thể Việt Nam chưa bao giờ cô độc đến thế. Một lần nữa, cần nhìn lại toàn cục khung cảnh “đối tác chiến lược” của Việt Nam và liệu chính thể này có tiếp tục kiếm được tiền ở Biển Đông hay không…

Tây Ban Nha đâu rồi?

Nhiều nguồn tin quốc tế và trong nước cho biết vào ngày 24/7/2017, chính quyền Việt Nam đã phải yêu cầu ngừng hoạt động thăm dò khí đốt của Repsol - một công ty Tây Ban Nha liên doanh với Việt Nam - ngay tại Bãi Tư Chính mà vẫn được Bộ Ngoại giao chiến đấu võ miệng “thuộc vùng chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam”. Tâm thế “giương cờ trắng” quá dễ và quá nhanh vào lúc Trung Quốc mới chỉ tung một đòn phủ đầu tâm lý là một bằng chứng không thể rõ hơn: Bộ Chính trị Hà Nội đã trở nên yếu ớt đến mức bị “người đồng chí 4 tốt” o ép theo cách có muốn kiếm tiền ngay trong vùng hải phận của mình cũng không còn được.

Repsol đã phải bỏ ra 300 triệu USD ban đầu để chuẩn bị khoan thăm dò. Nhưng nếu hoạt động khai thác khí đốt này bị “đối tác chiến lược toàn diện” lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc quyết liệt phá bĩnh, số tiền 300 triệu USD đó sẽ mọc cánh bay lên trời, thậm chí chính phủ Việt Nam còn phải mang công mắc nợ mà bồi thường toàn bộ số tiền này.

Nhưng cho tới nay, vẫn không có lấy bất kỳ phản ứng nào từ phía Tây Ban Nha - một quóc gia mà Việt Nam đã ký kết “đối tác chiến lược” vào năm 2009.

Tây Ban Nha đâu rồi?

Nhưng đây không phải lần đầu tiên các “đối tác chiến lược” biến mất.

Tất cả đều quay lưng

2017 không phải là lần đầu tiên chính thể Việt Nam đổ bể về cách cư xử của “đối tác chiến lược”.

Vào năm 2014, khi giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc xông thẳng vào vùng lãnh hải Việt Nam, hầu hết các “đối tác chiến lược” của Việt Nam, kể cả nước Nga của Putin, đều thờ ơ hoặc quay lưng khi Việt Nam bị uy hiếp. Trong vụ Hải Dương 981, thậm chí trên kênh CNN toàn là những đại diện ngoại giao của Trung Quốc phát biểu chứ không phải là đại diện ngoại giao của Việt Nam.

Ba năm sau, tháng Bảy năm 2017, tiếp sau vụ viên thượng tướng Phạm Trường Long - Phó chủ tịch quân ủy trung ương Trung Quốc - bất thần bỏ về nửa chừng trong chuyến công du Việt Nam, một chuyên gia nghiên cứu quân sự là giáo sư Carl Thayer của Học viện quốc phòng Australia, đã tiết lộ việc Bắc Kinh nổi giận đến mức triệu hồi đại sứ của mình và đe dọa sẽ tấn công các căn cứ quân sự của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa nếu Việt Nam cho phép Repsol tiếp tục khoan thăm dò khí đốt tại Bãi Tư Chính.

Sau đó là hình ảnh 200 tàu Trung Quốc ồ ạt vây chặt Bãi Tư Chính, cùng 4 ngư dân Việt bị “tàu lạ” bắn trọng thương…

Nhưng đã không hề xuất hiệt bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy Tây Ban Nha, Nga, Mỹ hay những “đối tác chiến lược toàn diện” khác của Việt Nam tỏ ra quan tâm và chia sẻ với Hà Nội trong cơn hoạn nạn mới nhất này. Tất cả cứ như thể để cho “đối tác chiến lược toàn diện” duy nhất là Bắc Kinh muốn làm gì thì làm.

Chính thể Việt Nam đã ăn ở ra sao để sinh ra nông nỗi ấy?

Chính thức phá sản chính sách “đu dây”


Hãy quay ngược kim đồng hồ. Từ năm 2001 đến năm 2013, Việt Nam đã ồ ạt tuyên bố thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Liên bang Nga (2001), Nhật Bản (2006), Ấn Độ (2007), Trung Quốc (2008), Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Australia (2009), Vương quốc Anh (2010), Đức (2011) và Ý (2013). Tổng cộng có đến chẵn một chục quan hệ đối tác chiến lược. Trong số này, một số mối quan hệ như với Trung Quốc và LB Nga còn được nâng lên tầm “đối tác chiến lược toàn diện”.

Vài năm trước khi xảy ra làn sóng đối tác chiến lược của Việt Nam với các nước, đã có nhiều ý kiến cho rằng quá nhiều đối tác chiến lược thì khi xảy ra tình trạng khó khăn với Việt Nam, như khi Việt Nam bị gây áp lực quân sự từ Trung Quốc, thì các đối tác chiến lược khác sẽ không có trách nhiệm gì cả, bởi họ xem đó là vấn đề riêng tư của Việt Nam, tức sẽ không có một nguồn lực tập trung để giải quyết vấn đề Việt Nam khi mà nguồn lực đó bị dàn trải quá nhiều.

Quả thực, khi có quá nhiều các mối quan hệ đối tác chiến lược thì bản thân các mối quan hệ đó không còn thực sự là “chiến lược” nữa. Việc đưa ra khái niệm “đối tác chiến lược” như là một từ khóa quan trọng trong tư duy đối ngoại Việt Nam hiện nay cũng vì vậy chẳng còn ý nghĩa gì.

Tây Ban Nha lại là một “đối tác chiến lược” khá vô nghĩa, bởi quốc gia này hầu như không có ảnh hưởng gì tới an ninh, quốc phòng của Việt Nam, trừ chủ nghĩa thành tích đối ngoại còn nước còn tát của giới chóp bu Hà Nội.

Cho tới lúc này, có thể không quá hồ đồ để sơ kết rằng giới chóp bu Hà Nội còn chưa thật sự hiểu họ muốn gì trong phong trào thiết lập quan hệ đối tác chiến lược.

Rốt cuộc, chính động cơ “bắt cá đa phương” vô cùng tận đã chẳng mang lại một người bạn thực sự nào.

Một trong những dẫn chứng cho triết lý “lắm mối tối nằm không” là vào năm 2014 khi đối thoại về việc nới lỏng cấm vận võ khí sát thương cho Việt Nam, Tư lệnh quân đội Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, Đô đốc Samuel Locklear, đã như mỉa mai: “Việc này phần lớn phụ thuộc vào Việt Nam muốn gì vì họ có nhiều đối tác, nhiều láng giềng, cũng như nhiều mối quan ngại về an ninh”.

Tới nay, kết quả hơn 16 năm “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước” cùng hàng chục đối tác chiến lược của chính thể này đã chỉ được đúc rút thành lời giễu cợt không thèm che đậy của chính giới quốc tế.

Tới nay và đặc biệt bằng vụ Bãi Tư Chính tháng Bảy năm 2017, chính sách cùng chiến thuật “đu dây” của Việt Nam với Trung Quốc lẫn phương Tây đã chính thức phá sản. Sẽ chỉ còn lại một chút may mắn nếu Trung Quốc không tấn công Việt Nam trên Biển Đông trong tương lai gần.

Vì nếu xung đột quân sự nổ ra, không hiểu quân đội Việt Nam sẽ đánh chác ra sao…

Tiền, tiền, tiền, tiền, tiền!


Trong khi quẫn cực trong nỗi cô đơn vô cùng tận trên trường quốc tế, chính thể Việt Nam lại đang cần tiền hơn bao giờ hết.

Cứ như lời thoại trong vở “Tất cả đều là con tôi” của Arthur Miller - một kịch tác gia của Mỹ - thì “Tiền, tiền, tiền, tiền, tiền! Cứ nói mãi rồi tất cả cũng thế mà thôi!”.

Giới chính khách và các nhóm lợi ích Việt chưa bao giờ chán tiền theo triết lý “tiền là tiên là phật”.

Và tiền để duy trì chế độ.

Nhưng tình hình ngân sách chính phủ (bao gồm cả ngân sách đảng cầm quyền) lại chưa bao giờ quay quắt như giờ đây. Sau tiết lộ chấn động “ngân sách trung ương chỉ còn 45 ngàn tỷ đồng mà không biết chi cho cái gì” của Bộ trưởng kế hoạch và đầu tư Bùi Quang Vinh vào cuối năm 2015, đến đầu năm 2017 chính tân thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phải thốt ra lời cảnh báo “sụp đổ tài khóa quốc gia”. Tình trạng ngân sách cho đến lúc đó là “khó khăn gấp bội năm 2016” - như tiết lộ của vài chuyên gia tài chính của chính quyền.

Một trong những “khó khăn gấp bội” như thế có nguồn gốc từ thực trạng giảm thu trong xuất khẩu dầu thô. Từ năm 2015 đến nay, giá dầu thô quốc tế đã sụt gần một nửa và do đó đã khiến số thu từ xuất khẩu dầu thô của Việt Nam cũng giảm khoảng 40%, tức hụt đến 50.000 - 60.000 tỷ đồng.

Làm thế nào để “bù đắp khó khăn ngân sách” và kiếm lại được 60.000 tỷ đồng bị hụt thu trên?

Nếu chiến dịch tăng thuế “bảo vệ môi trường” từ 3.000 đồng/lít vọt lên đến 8.000 đồng/lít được chính quyền và nhóm lợi ích xăng dầu tiến hành trót lọt, ngân sách trung ương sẽ đạt được số thu 100.000 tỷ đồng hàng năm, so với hiện tại chỉ có khoảng 40.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, còn có một phương kế khác để tăng thu. Tại kỳ họp quốc hội tháng 5 - 6 năm 2017, Chính phủ đã nêu ra một đề xuất đặc biệt: gia tăng sản lượng khai thác dầu thô. Tuy nhiên, phía Ủy ban kinh tế quốc hội lại “lăn tăn” trước đề xuất này. Lý do đơn giản là trữ lượng dầu thô của Việt Nam chẳng còn bao nhiêu, do đó “cứ đào lên mà ăn” như tốc độ hiện nay thì chẳng mấy lúc sẽ hết sạch.

Cần cấp tốc tìm ra những nguồn trữ lượng cùng doanh số mới. Một trong những tiềm năng có thể cứu vãn ngân sách là mỏ khí đốt Cá Rồng Đỏ ở lô 136/03 thuộc Bãi Tư Chính. Nếu Công ty Repsol của Tây Ban Nha khoan thăm dò thành công thì ngân sách cùng chế độ Việt Nam sẽ được chia phần không ít.

Nhưng giờ đây lại là hoàn cảnh “khó chồng khó”. Trong lúc hầu hết nguồn ngoại viện như tài trợ ODA, kiều hối đều giảm sút trầm trọng, nguồn thu ngoại tệ từ khí đốt của ngân sách Việt Nam lại bị “đối tác chiến lược toàn diện” Trung Quốc thẳng tay bóp nghẹt.

“Bản lĩnh Việt Nam” đã hết cửa kiếm tiền ngay trong vùng chủ quyền của mình!

Năm 2017, “đối tác chiến lược toàn diện” Trung Quốc đã thêm một lần nữa khiến giới chính trị “Bốn tốt, mười sáu chữ vàng” trắng mắt. Trong nhiều nỗi nhục trên đời, có lẽ nỗi nhục thuộc loại tận cùng nhất là bị kẻ thù cầm tù ngay trong nhà mình.

Phạm Chí Dũng
(Nguồn: VOA Tiếng Việt)
Phạm Chí Dũng là nhà báo độc lập, tiến sĩ kinh tế sống và làm việc tại Sài Gòn, Việt Nam. Trước năm 2013, đã có thời gian 30 năm làm việc trong quân đội, chính quyền và khối đảng. Do viết bài chống tham nhũng, từng bị công an bắt vào năm 2012. Năm 2013, tuyên bố từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 2014, cùng các cộng sự thành lập Hội nhà báo độc lập Việt Nam và giữ cương vị chủ tịch của tổ chức này. Cũng trong năm 2014, được Tổ chức phóng viên không biên giới vinh danh 'Anh hùng thông tin'. 

24 July 2017

Việt Nam phải ngưng khoan dầu khí ở Biển Đông

BBC loan tin:
Tin cho hay Việt Nam đã ngưng khoan thăm dò khí đốt tại khu vực có tranh chấp ở Biển Đông, sau khi bị Trung Quốc đe dọa dùng vũ lực tại Trường Sa.

Một nguồn tin trong ngành dầu khí châu Á nói với BBC rằng Repsol, công ty của Tây Ban Nha đứng sau dự án khoan thăm dò, được lệnh phải rời khỏi khu vực.

Động thái này diễn ra chỉ vài ngày sau khi công ty này xác nhận có một mỏ khí đốt lớn.

Tin này đã được một nguồn ngoại giao của Việt Nam xác nhận.

Theo nguồn tin ngành dầu khí này, giới lãnh đạo Repsol được chính phủ tại Hà Nội thông báo vào tuần trước rằng Trung Quốc đã đe dọa sẽ tấn công các căn cứ của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa nếu không dừng việc khoan thăm dò.

21 July 2017

NẮNG TRƯỜNG SƠN, thơ

Hai gã tù Miền Nam
Lầm lũi đẩy xe ba gác
Vượt qua dốc Phục Linh
Bận lên, ra sức đẩy
Bận xuống, cố sức trì
Bận lên, tù đẩy xe
Bận xuống, xe kéo tù
Vực sâu liền trước mắt
Thân tù có sá chi
Đêm về gã tù già
Áp mặt song cửa sắt
Phì phò thở, lên cơn suyễn
Gã tù trẻ trăn trở
Nhớ về dòng suối mát
Nơi quê nhà Bình Dương
Cội trăm già trĩu trái
Sắc tím, vị ngọt thanh
Thiêm thiếp giấc cô miên
Chợt giựt mình thức tỉnh
Nắng Cali vàng rực
Mùa hè trên đất Mỹ

(Hè Cali nhớ hè Trường Sơn)
Nguyễn Nhơn

20 July 2017

Góc tối của một xã hội

Nhật Ký Của Đĩ: PHÒ VÀ  PHÓ

Thứ Bẩy, ngày… tháng…

Hôm nay mình có khách VIP, lão già đã ngoài “6 bó”. Với loại “thượng đế "này, mở đầu không phải là tụt quần, mà bằng màn chất vấn đại loại hoàn cảnh nào đã đưa đẩy vào nghề làm gái. ”Đừng tin con cave kể chuyện, chớ nghe thằng nghiện trình bày". Thiên hạ đã tổng kết thế mà lão chưa hay , lại gọi mình bằng cháu, hỏi tốt nghiệp phổ thông và vào Đoàn năm nào. Mình trả lời ngắn gọn, đây cần tiền để sống. Đơn giản thế thôi. Mới tung ra vài chiêu bằng tay và lưỡi, lão rên rỉ sung sướng như chưa bao giờ được thế. Chắc con ngan già vợ lão thuộc loại “đồng khô, nước cạn” lâu rồi, chả cày cuốc được gì nữa. Xong hiệp chính, lão bo cho mình hẳn một “củ”(một triệu). Khi móc tiền, cái cạc vi đít rơi ra, “Chánh văn phòng…”. Hèn chi, lão đi con Lexus láng cóng tới đây. Đã trèo trên bụng con này thì thằng đàn ông nào mà chả hùng hục như những con đực. Đạo mạo hay đức hạnh không có chỗ trên cái nệm này.

Chủ Nhật, ngày… tháng…

Lần đầu đi “khai thác, đánh bắt xa bờ ”. Khách ở mãi Hòa Bình, về đến Hà nội thì đã khuya. Ngồi tắc xi qua đường Láng, thấy một nàng đang bị bọn bảo kê và đám gái già đánh tơi bời. Tự nhiên nổi hứng nghĩa hiệp, gọi “ông anh” của mình ở 113 đến giải cứu, rồi đưa nàng đi ăn. Tội nghiệp con bé, nó ở Hà Tĩnh dạt vòm ra đây. Trong đó biển chết, khách du lịch chẳng có, cái lỗ của nó cũng ế luôn. Rồi lại bị bắt xử phạt hành chính. Không có tiền đóng phải gạ cán bộ chơi trừ nợ. Một thằng cán bộ khác mắc chứng liệt dương, ghen ăn tức ở doạ tố cáo nó tội hối hộ công chức nhà nước bằng “hiện vật”. Đành phải bán xới ra đây. Mới đứng đường tối đầu đón khách, đã bị đập tơi bời vì “xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ, chưa đóng thuế chỗ”. Ô hay, té ra vấn đề môi trường ảnh hưởng cả đến cái lỗ của nó. Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá em ơi. Như chị mày đây, phải đóng thuế thân. “Ông anh” sĩ quan cảnh sát 113 lúc nào muốn “chịch” miễn phí lúc nào mình cũng chiều. Kể cả các khoản quà cáp cho hắn, tính ra vẫn rẻ và an toàn hơn nuôi bảo kê.

Thứ Hai, ngày… tháng…
Hôm nay phải từ chối một khách quen, mình đang ngày “Quốc khánh”. Hắn bảo mới tháng 7, đã mồng 2 tháng 9 đâu. Đồ đầu to, óc nhỏ như quả nho. Ngày đó cờ đỏ rợp trời, giống như mình bị “đèn đỏ” tới tháng của đàn bà. Hết đỏ tới vàng rồi xanh, giao thông, giao hợp lại tiếp tục. Phải giải thích vậy, hắn mới hiểu.

Thứ Ba, ngày… tháng…
Đi ăn sáng, gặp thằng bé con đánh giầy ở miền Trung ra Hà nội kiếm sống. Động cơ từ thiện ngo ngoe trỗi dậy sau bát phở 50 nghìn. Cho nó ít tiền, hỏi mong ước của cháu là gì. Nó chỉ ước mỗi người mọc thêm hai chân nữa, đi hai đôi giầy để nó có việc làm. Ý tưỏng hay, mình cũng mong mỗi thằng đàn ông ham của lạ xứ này mọc thêm một cái chim nữa. Để cô nàng Hà Tĩnh kia có thêm khách, bọn gái đĩ đỡ phải tranh giành nhau thị phần.

Thứ Tư, ngày… tháng…

Đã tới rằm, mang hương hoa đi giải hạn. Cửa chùa rộng mở, niềm nở đón tiếp hơn ở siêu thị. Mình thành tâm, chẳng hề ăn cắp hay cướp đoạt của ai cái gì. Thấy một đám đi xe biển xanh, đốt nguyên bao vàng mã cùng đô la âm phủ. Mới hay người trần dối nhau chưa đủ, đi lừa cả người đã chết. Không lẽ ngân hàng địa phủ nhận chuyển khoản cả đô la giả sao?

Thứ Năm, ngày… tháng…
Khách là thằng tuổi teen, chim còn chưa mở mắt, sinh viên năm đầu. Nó than nghèo, không đủ tiền bao “Gấu“. Nên nhịn ăn sáng mấy tháng, dành tiền để nếm mùi đời. Mình mới khỏa thân thôi, mà nó đã trớ ra hết. Cầm tiền mình trả lại một nửa mà nó rưng rưng, em chưa thấy ai tử tế như chị. Ở đất nước này có ai nói tốt như đĩ đâu. Sòng phẳng trong kinh doanh là nguyên tắc cuả các công ty một thành viên như mình. Cũng vui một tý, mình đã phá trinh một thằng đàn ông trong đời.

Thứ Sáu, ngày… tháng…

Hôm nay gặp một gã khoẻ như trâu. Cày cuốc xong, hắn hỏi thành phố mới tung ra phần mềm quản lý gái mãi dâm nghĩa là sao ? Mình chỉ vào háng, ở đây gắn một con chíp điện tử nhỏ xíu. Mỗi lần dập dình chíp ghi vào bộ nhớ. Cuối năm nộp cho Sở tài nguyên và môi trường để họ tính thuế doanh thu. Gã trố mắt kinh ngạc, tưởng thật. Đã mù tin học lại hay tò mò.

Thứ Bẩy, ngày… tháng…
Mới sáng ra mà cái loa phường đã ầm ĩ làm mình thức dậy. Người ta bảo cái loa này là gái đĩ già mồm. Nói vậy chẳng hoá ra chính quyền cũng đánh đĩ sao. Thôi kệ, quan tâm làm gì cho mệt. Dạo này mình lười ghi nhật ký, chỉ lướt Phây. Lại một tin về cựu hoa hậu sinh con, bố của một đại gia chết trên bụng người tình, xác đem chôn ở quê. Chán, cuộc đời phải chăng chỉ là khoảng cách ngắn hay dài giữa hai cái lỗ…
[Nguồn: Internet]

Chủ Nhật, ngày 16 tháng 7
Hôm qua bị quăng quật 5 trận, kiệt sức hoàn toàn nên không muốn ra khỏi giường tẹo nào. Vào Phây, thấy mặt của một con trông quen quen đang bị bọn anh hùng bàn phím đánh tơi tả vì một vụ gì đó liên quan đến xe cộ trên đường. À, mình nhớ rồi, cái lần mình bị lùa trong một khách sạn bên Gia Lâm, con này ngồi cạnh mình trong đồn công an, khóc rấm rức, trong khi mấy đứa khác, kể cả mình, mặt cứ lạnh tanh. Ngứa mắt, mình hỏi nó: làm nghề này thì phải chấp nhận, khóc lóc cái nỗi gì? Nó nói em không làm nghề này, lão ấy là sếp em, cứ ép em vào đây, bảo chiều lão một tẹo thì lão sẽ cất nhắc em lên phó phòng. Nào ngờ… công an ập vào, em bị bắt vào đây, mặt mũi nào mà nhìn chồng con… 

Cái gì? Bọn trên mạng bảo con này là phó chủ tịch quận à. Lạ nhỉ. Mình cũng phò, nó cũng như phò, sao bây giờ mình vẫn là phò mà nó lại là phó nhỉ…

(Internet)

Đọc lại bài “Suy nghĩ về Huyền thoại Hồ Chí Minh“ của nhà nghiên cứu Lữ Phương để liên hệ với hôm nay

Lữ Phương

Lời giới thiệu:
Ngày 15/7/2017 vừa qua, Blog Hiệu Minh đăng bài “Nhị sư Bảo Châu“ có viết: Năm ngoái vào dịp kỷ niệm ngày sinh cụ Hồ, một số người trương cao khẩu hiệu Cụ Hồ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta, còn nhà Nobel Toán học, Viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Pháp là Ngô Bảo Châu thì viết “Có quý mến ai thì mong cho họ thoát khỏi vòng luân hồi, đừng bắt họ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta“, Học viện an ninh nhân dân (C500) cho là GS Châu đã xúc phạm cụ Hồ nên đã chửi rủa ông với mọi lời bẩn thỉu. Thực ra cụ Hồ đã có Di chúc để lại dặn hỏa táng Cụ, để Cụ đi gặp cụ Mác và cụ Lê chứ Cụ không để lại lời hứa nào sẽ mãi mãi đi theo sự nghiệp của chúng ta. Vì vậy, tôi tìm và giới thiệu bài viết của ông Lữ Phương đăng cách đây khoảng 10 năm, để dư luận liên hệ, so sánh và phán xét việc C500 vu cáo và chửi rủa GS Châu như thế có công bằng không.

Giới thiệu tóm tắt về tác giả:


Lữ Phương sinh năm 1938 tại tỉnh Hà Nam Ninh, theo gia đình vào Saigon, định cư từ năm 1945. Năm 1960, ông tốt nghiệp Trường Đại học Saigon, sau đó làm việc cho Tạp chí Tin Văn Saigon. Năm 1968 Lữ Phương tham gia Mặt trận giải phóng miền nam Việt Nam, vào Chiến khu R, gia nhập Đảng cộng sản lúc đó đã đổi tên thành Đảng Lao động Việt Nam, rồi giữ chức Thứ trưởng Bộ Văn hoá thông tin của Chính phủ lâm thời cách mạng miền nam Việt Nam. Sau năm 1975, Chính phủ lâm thời cách mạng miền nam Việt Nam giải tán, Lữ Phương nghỉ hưu. Ông tiếp tục nghiên cứu triết học và chính trị, kể cả Chủ nghĩa Mác - Lenin.

Từ năm 2007, Lữ Phương đã công bố những kết quả nghiên cứu của ông, trong đó có các tác phẩm:

1 - Từ Nguyễn Tất Thành đến Hồ Chí Minh (đăng trên Talawas)

2 - Suy nghĩ về Huyền thoại Hồ Chí Minh (đăng trên Việt Nam thư quán) ,

3 - Từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa xã hội,

4 - Chủ nghĩa Mác - xít và chủ nghĩa xã hội hiện thực,

5 - Về “ Một bóng ma của Marx “.

Dưới đây là bài “ Suy nghĩ về Huyền thoại Hồ Chí Minh “ của tác giả Lữ Phương:

* * *

Hồ Chí Minh là một nhân vật quan trọng trong phong trào cộng sản quốc tế và giải phóng dân tộc thuộc thế kỷ 20. Ông lập ra Đảng cộng sản Việt Nam, tổ chức cuộc chiến đấu bền bỉ chống lại các thế lực thực dân hiện đại, hoàn thành độc lập thống nhất, tạo cơ sở quyền lực để thiết lập chế độ mà ông gọi là chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Việt Nam.

Trên thế giới và trong nước đã có khá nhiều ý kiến nhận định, đánh giá sự nghiệp của ông với nhiều quan điểm khác nhau. Riêng ở quốc gia cộng sản Việt Nam, từ một nhân vật lịch sử, ông đã bị biến thành một nhân vật huyền thoại, để gây tác dụng rất huyền hoặc trong dân chúng.

Những người nghiên cứu về Việt Nam cho rằng hiện tượng huyễn hoặc này sinh ra từ 3 nguồn gốc:

1 - Tự ông Hồ cố ý tạo ra để lôi kéo dân chúng,

2 - Đảng cộng sản đã dầy công biến ông thành một “biểu tượng thờ phụng của chế độ“,

3 - Một số người Việt hy vọng vào ông như một người cứu độ, giúp họ thực hiện những mong mỏi từ ngàn đời của đất nước và của bản thân.

Huyền thoại Hồ Chí Minh đã cho đã cho Đảng cộng sản Việt Nam uy tín hầu như quyết định để chiến thắng trong thời chiến giành độc lập nhưng đã thất bại hoàn toàn trong xây dựng thời hòa bình. Vì thế, huyền thoại Hồ Chí Minh đã dần dần tan vỡ trong lòng nhân dân và cả trong Đảng nên chúng ta cần có một cái nhìn công bằng về ông, một nhân vật lịch sử trong thế kỷ đã qua.

Vẽ Rồng chỉ thấy đầu không thấy đuôi:

Trong một thời gian dài, ông Hồ thường xuyên hoạt động bí mật nên lý lịch của ông cũng là điều bí mật. Sau cách mạng 1945, nhiều người chưa biết ông là ai. Nhiều đoạn đời của ông đã bị các nhà viết tiểu sử cho ông để trống, chẳng hạn sau vụ thất bại Xô Việt Nghệ Tĩnh 1930 ông đi đâu không ai biết, cho đến năm 1941 mới xuất hiện và về nước. Về phần ông thì ông lại không chịu viết hồi ký, không chính thức công bố lý lịch đầy đủ của mình. Nếu viết thì ông không ký tên thật. Trong “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch“ với bút danh Trần Dân Tiên, ông chỉ tự giới thiệu là một người cách mạng nay đây mai đó, không có cuộc sống riêng tư. Người ta cho rằng ông cố ý tạo ra hình ảnh bí hiểm như vậy.

Trong một cuốn sách nhỏ, ông Hồ đã khen cái tài vẽ Rồng của một họa sĩ Trung Hoa. Ông khen cái tài đó là làm cho người xem chỉ thấy đầu rồng, chứ không thấy rõ đuôi rồng vì đã vẽ đuôi bị mây che khuất. Rồi ông đã dùng thủ thuật đó để tự họa mình. Với khuôn mặt xương xương, dáng người gầy, 50 tuổi đã để râu dài, ông đã tự tạo ra một cốt cách thanh thoát mờ ảo, xuất thế hơn so với một số lãnh tụ cộng sản Châu Á khác, chẳng hạn so với Mao Trạch Đông. Do vậy, hình ảnh của ông trước công chúng chẳng những là một lãnh tụ cộng sản mà còn là một nhà hiền triết Phương Đông. Không chỉ có vậy, trong thời kháng chiến chống Pháp, bộ máy tuyên truyền của Việt Minh đã tôn ông lên là “ Cha già dân tộc “. Ông dùng hình ảnh này tự đề cao mình. Chính ông đã viết trong “ Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch “ rằng “Nhân dân gọi Hồ Chủ tịch là Cha già dân tộc, vì Chủ tịch là người con trung thành nhất của Tổ Quốc Việt Nam“. Về sau, có lẽ thấy tự xưng Cha của dân tộc là quá lố, ông không nhắc lại nữa. Trong tiếng Việt, từ ngữ “Bác“ dùng để chỉ anh của cha mình. Ban đầu, ông dùng để xưng hô với các cháu thiếu nhi nhưng rồi ông cũng vui vẻ chấp nhận để mọi người, kể cả gười cao tuổi gọi ông là Bác. Ông không chấp nhận ai xưng hô với ông bằng “đồng chí“. Tôi (Lữ Phương) được nghe kể lại là ông Trần Văn Giàu và nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã có lần gọi ông bằng “đồng chí“ bị ông chỉnh rất nghiêm khắc. Suốt 7 năm chiến khu R, cứ đến ngày 19 tháng 5 tôi lại được nghe giảng về tấm gương giản dị, cần kiệm, thân dân của ông, lo cho dân từ tương cà mắm muối và những câu chuyện kể về ông, đại loại như sau:

- Bác Hồ đi dép râu thì ai cũng biết. Nhưng có chuyện đặc biệt là đôi dép của Bác đã mòn. Cậu bảo vệ đề nghị Bác thay đôi mới nhưng Bác không chịu. Nài nỉ không được, cậu bèn lén lấy đôi dép mòn đi đổi lấy đôi dép râu khác tốt hơn. Khi phát hiện ra Bác nhất quyết bắt cậu ta đi lấy lại đôi dép cũ.

- Cứ mỗi lần đến đến Tết Nguyên Đán, Bác Hồ lại gọi điện thoại cho Chủ tịch thành phố Hà Nội Trần Duy Hưng hỏi xem đã lo đủ lá giong cho dân gói bánh chưng chưa. Bác còn làm nhiều việc lặt vặt, tủn mủn khác như thế nữa và để người ta tha hồ dùng nhạc, dùng thơ ca ngợi đức tính như vậy của cụ Chủ tịch nước họ Hồ.

Cứ như thế, từ một anh hùng giải phóng dân tộc, ông trở thành ông tiên trong truyện thiếu nhi và trở thành hình tượng người đi cứu độ chúng sinh. Năm 1975, ngay giữa bùng binh Saigon, tấp nập người qua lại, người ta còn lập bàn thờ của ông với khói hương luôn luôn nghi ngút.

Thần thánh hóa cả cuộc sống riêng tư

Người ta ai cũng có thể có một cuộc sống bình thường, có gia đình, vợ con, do đó chuyện tình ái, vợ con của ông được dư luân rất quan tâm, nhưng sách báo của Đảng cộng sản Việt Nam lại né tránh không nói đến. Người ta cố ý tạo ra một tấm gương thanh cao khác với dưới trần thế: Bác Hồ đã cả một đời vì nước vì non thì màng chi đến vợ con là cái hệ lụy nhân gian ấy! Nhưng người ta đã làm một việc không đúng: có lần chính ông đã cho rằng sai lầm lớn nhất đời ông là không lấy vợ. Trong cuộc sống thực, đã có nhiều chuyện kể rằng ông đã có nhiều nhân tình trên đường ông đã đi qua: từ Pháp, đến Nga, đến Trung Quốc.

Bà Kim Hạnh khi là Tổng biên tập báo Tuổi trẻ, chỉ vì đăng tin ở trang nhất, lộ ra bài thơ của ông (mang bí danh Lý Thụy khoảng năm 1925 khi từ Liên Xô sang Trung Quốc) gửi người vợ Tầu mà bị đuổi khỏi làng báo. Một nhà nghiên cứu người Mỹ, sau khi Liên Xô sụp đổ, tìm trong hồ sơ mật của Đệ tam quốc tế lưu trữ tại Moskva đã phát hiện ra tài liêu ghi

lại rằng khi đi dự một Đại hội quốc tế cộng sản ở Nga, ông Hồ khai đã có vợ và người đó là Nguyễn Thị Minh Khai. Chuyện tình của ông ở trong nước lại còn mang những tình tiết bi thảm. Từ lâu, ở Hànoi đã có dư luận về chuyện ông ăn ở với cô Xuân, do Trần Quốc Hoàn lúc đó là Bộ trưởng công an đưa đến phục vụ ông. Cô Xuân đã có một con trai với ông, được Vũ Kỳ là thư ký riêng của ông đem về nuôi, đặt tên là Trung, nay vẫn còn sống. Sau này Hoàn cho người giết cô Xuân để không còn nhân chứng về chuyện ông Hồ có vợ. Tại Đại hội 9 của ĐCS vào tháng 4/2001, nhiều hãng thông tấn Phương Tây nói đến chuyện năm 1941, khi từ Trung Quốc về nước, ông đã có con với một nữ cần vụ người dân tộc thiểu số, nay có tên là Nông Đức Mạnh, Tổng bí thư ĐCS. Có người hỏi Mạnh về việc này thì Mạnh trả lời bâng quơ “ cà nước ta ai cũng là con cháu bác Hồ “. Thực hư ra sao, đến nay chưa được chứng minh nhưng đã để lại nhiều dư luận trong xã hội. Đáng lẽ không đáng có những dư luận như vậy. Các lãnh tụ cộng sản cũng là con người, có tình ái, có vợ con, Đó là bình thường. Nhưng Đảng không muốn như vậy, Đảng phải tô vẽ hình ảnh của ông Hồ trở thành phi thường, lý tưởng, tạo ra thần tượng cho guồng máy của Đảng. Đảng cần thay cái bình thường bằng những sự tích của thần thánh, để giáo dục đảng viên: Anh muốn có đảng tính cao thì anh phải biết tuân phục cái guồng máy lý tưởng của Đảng, phải cố gắng làm tròn vai kịch mà Đảng đã xếp vai cho anh. Càng tạo ra được nhiều truyền thuyết phi thường thì lá cờ Đảng càng thắm màu đỏ máu, sự nghiệp của Đảng càng huy hoàng, không gì thay thế được, anh sẽ được Đảng ban cho nhiều đặc quyền đặc lợi. Không biết ông có cảm thấy những bất ổn cho chính ông, do chót giao vở kịch cho cái đám âm bịnh đội lốt cách mạng của ông thủ vai hay không, khi ông bị mang tiếng thất đức trong cuộc cải cách ruộng đất miền bắc năm 1953 - 1956, rồi dần dần bị cô lập cùng với tướng Giáp, chỉ còn lại vai trò một ngọn cờ tượng trưng, với một bài thơ Xuân để lại năm 1968 “ Xuân này hơn hẳn mấy Xuân qua “. Ông qua đời ngày mồng 2 tháng 9 nhưng đệ tử của ông lại không cho ông chết vào ngày đó mà bắt ông phải qua đời chính thức vào ngày hôm sau mồng 3 tháng 9. Họ cũng không cho ông được hỏa táng theo Di chúc để đi tìm cụ Mác, cụ Lê mà còn đem ông trưng bày cho thiên hạ ngắm nhìn.

Sự lựa chọn chính trị của ông Hồ có thể coi là cẩm nang để chuyển giao cho các thế hệ sau không?

Đảng cộng sản Việt Nam thần thánh hóa con người của ông Hồ Chí Minh chỉ nhằm mục đích thần thánh hóa sự lựa chọn chính trị của ông cho Đảng và nhằm khẳng định một điều rằng: Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng chính trị duy nhất thực hiện được cái tất yếu của lịch sử, vì thế quyền lãnh đạo của Đảng đối với dân tộc sẽ là vĩnh viễn và tuyệt đối.

Có thật như vậy không?

Hãy xem lại từ việc ông Hồ ra đi tìm đường cứu nước (viết trong chương 1 cuốn Từ Nguyễn Tất Thành đến Hồ Chí Minh) .

Hồ Chí Minh lúc đó là Nguyễn Tất Thành chỉ là một trong rất nhiều những thanh niên yêu nước vào lúc bấy giờ. Từ đó mà cho rằng vì yêu nước mà ngay từ đầu Tất Thành đã có ý định ra nước ngoài để tìm giải pháp cứu nước thì không hẳn là tất yếu. D. Hemery, một người Pháp nghiên cứu về Việt Nam đã tìm ra được một tờ đơn của Tất Thành đề ngày 15/9/1911 từ thành phố Marseille, ký tên là Paul Tất Thành gửi cho Chính phủ Pháp xin vào học trường Ecole Coloniale là loại trường đào tạo công chức cho các thuộc địa của Pháp, nhưng đã bị từ chối. Paul Tất Thành còn nhiều lần gửi thư về nước, nhờ quan Khâm sứ Trung Kỳ hỏi tin tức và chuyển tiền cho cha. Những bằng chứng này xác nhận một điều hiển nhiên rằng: tại lúc bỏ nước ra đi, Nguyễn Tất Thành chưa hẳn đã có ý định đi để tìm đường cứu nước, để qua đó lý tưởng hóa cuộc đời của ông ngay từ khi còn trẻ tuổi. Ý định tìm đường cứu nước có thể đã đến với Tất Thành, nhưng là đến sau khi những dự định khác đã thất bại (chẳng hạn sau khi bị từ chối vào học trường đào tạo công chức thuộc địa). Lập luận rằng sau khi bôn ba khắp nơi để nghiên cứu, ông Hồ thấy Chủ nghỉa Mác – Lênin là tuyệt vời và chọn lựa cũng rất ít thuyết phục. Không có bằng chứng rằng ông Hồ đã tiếp thu được những tinh hoa của nhân loại để đến với chủ nghĩa Marx. Ông không giống với những lãnh tụ Châu Á khác như Gandhi, Tôn Dật Tiên đã được chuyển giao kiến thức từ các trường đại học. Ông trở lại nước Pháp khá lâu (6 năm, từ 1917 đến 1923) nhưng hầu như ông chỉ làm những công việc thực hành, như quan hệ tiếp xúc, vận động, viết báo … Ông chỉ đọc những loại sách phổ thông, không có chiều sâu về tư duy để có thể nghiêm chỉnh tiếp thu chủ nghĩa Marx. Dẫn lại vài đoạn ông đã kể về Đại hội Tours của Đảng Xã hội Pháp năm 1920 để chứng minh điều này:

- Người ta thảo luận rất sôi nổi, người ta nhắc đi nhắc lại nào là chủ nghĩa tư bản, giai cấp vô sản, bóc lột, chủ nghĩa xã hội, cách mạng, không tưởng, khoa học, nào là Saint Simon, Fourrier, Marx, chủ nghĩa vô chính phủ, chủ nghĩa cải lương, sản xuất, luận đề, giải phóng, chủ nghĩa tập thể, chủ nghĩa cộng sản, khách quan, chủ quan…

Nguyễn Ái Quốc (tức Tất Thành và sau này là Hồ Chí Minh) chăm chú lắng nghe nhưng không hiểu rõ lắm. Rồi Đại hội biểu quyết gia nhập Đệ tam quốc tế (Cộng sản) hay ở lại Đệ nhị quốc tế (Xã hội) . Có điều lạ, tuy không hiểu rõ lắm nhưng lúc biểu quyết thì Nguyễn bỏ phiếu gia nhập Đệ tam Quốc tế.

- Rô - dơ nữ thư ký của Đại hội rất ngạc nhiên hỏi Nguyễn: Đồng chí Nguyễn. Bây giờ thì đồng chí đã hiểu tại sao ở Paris chúng tôi đã bàn cãi nhiều như thế rồi chứ?

- Nguyễn: Không, chưa thật hiểu đâu.

- Rô - dơ: Thế tại sao đồng chí bỏ phiếu cho Đệ tam quốc tế?

- Nguyễn: Rất đơn giản. Tôi không hiểu thế nào là chiến lược, chiến thuật vô sản và nhiều điều khác nữa. Nhưng tôi hiểu rõ một điều là Đệ tam quốc tế rất chú ý đến vấn đề giải phóng thuộc địa. Đệ tam quốc tế nói sẽ giúp các dân tộc bị áp bức giành lại tự do và độc lập. Còn Đệ nhị quốc tế thì không hề nhắc đến vận mạng của các thuộc địa. Vì vậy tôi bỏ phiếu tán thành Đệ tam quốc tế. Tự do cho đồng bào tôi. Độc lập cho Tổ quốc tôi. Đấy là những điều tôi muốn. Đấy là tất cả những điều tôi hiểu. Đồng chí đồng ý với tôi chứ.

- Rô - dơ cười và nói: Đồng chí đã tiến bộ.

Từ những đoạn do chính ông Hồ kể lại, cho chúng ta được biết mấy điều quan trong liên quan đến vận mệnh tương lai của đất nước chúng ta:

- Nguyễn Ái Quốc (sau là Hồ Chí Minh) chưa biết gì về Chủ nghĩa Marx với tư cách là một học thuyết triết học – chính trị

Ông còn chưa hiểu rõ những khái niệm rất tầm thường có khuynh hướng thiên tả như đấu tranh giai cấp là gì, bóc lột, sản xuất là thế nào, nói gì đến những tự biện của Marx về tha hóa, giá trị thặng dư, sứ mệnh giải phóng của giai cấp vô sản.

- Nguyễn cũng chỉ biết hời hợt về Chủ nghĩa Lê nin, ngoại trừ đọc bài: ” Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương của Lênin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa “ đăng trên báo L' Humanité tháng 7/1920 trước khi họp Đại hội Tours.

- Ông đã chọn lựa con đường đi theo Lênin chỉ vì thông qua Đệ tam quốc tế, Lê nin hứa giúp các dân tộc bị áp bức giành lại tự do và độc lập. Sự lựa chon của ông do vậy là hoàn toàn cảm tính, vội vàng và phiến diện, không phải là thái độ nghiêm chỉnh về sự lựa chọn chính trị. Trong những thời gian hoạt động về sau này, ông có được tiếp cận thêm về lý thuyết cách mạng nhưng vẫn đi theo con đường đã chọn. Ông đến Liên Xô sau khi Lê nin đã qua đời. Chủ nghĩa Mác - Lê nin đã bị Stalin hóa. Về thực chất, Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô là chủ nghĩa tư bản nhà nước, còn chủ nghĩa vô sản quốc tế đã trở thành chiếc bình phong để bảo vệ Liên Xô và bảo vệ sự bành trướng của chủ nghĩa dân tộc Xô Viết. Thể chế chính trị ở Liên Xô là sự nối dài của chế độ phong kiến, độc tài. Nó từng là vũ khí hiệu nghiệm để cướp chính quyền ở nước Nga lạc hậu nhưng lại bất lực trong phát triển. Vì thế sự lựa chọn chính trị của ông Hồ là sự lựa chọn bất toàn, không thề coi là sự lựa chọn tuyệt đối đúng để chuyển giao cho các thế hệ sau phải trung thành đi theo. Người ta có câu hỏi: nếu các thế hệ sau từ chối không tiếp nhận sự chuyển giao cái cẩm nang ấy thì Hồ Chí Minh còn đi theo họ làm gì?

Áp dụng sự lựa chọn của ông, Việt Nam đã giành được độc lập cho dân tộc với các hình thức đấu tranh bạo lực, chiến tranh nhưng đã thất bại toàn diện trong quá trình xây dựng trong hòa bình từ hơn một nửa thế kỷ nay. Sự lựa chọn của ông rõ ràng không phải là cái cẩm nang thần kỳ chỉ đường cho nhân dân ta đến được thiên đàng hạ giới như những bức tranh đẹp lộng lẫy, do những nhà ảo thuật tuyên giáo cộng sản vẽ ra, càng không thể dựa vào đó để nói bừa là con đường do nhân dân ta đã tự chọn. Bình tâm suy nghĩ, chúng ta có thể nhận ra nguyên nhân dẫn đến sự lựa chọn bất toàn của ông Hồ đã được quy định bởi chính cái tạng văn hóa của ông:

- Ông là người rất ưa thực tế, không thích lý luận. Được thúc đẩy bởi vấn đề bức xúc của đất nước là độc lập dân tộc, ông cảm thấy lời hứa hẹn của Đệ tam quốc tế là rõ rệt và triệt để, khác với các thế lực khác như Mỹ, Nhật nên ông chấp nhận. Chủ nghĩa Lê nin lúc đó thu hút ông chủ yếu vì nó đồng nghĩa với giải phóng dân tộc, ngoài ra ông không suy nghĩ thêm điều gì tiềm ẩn xâu xa ở chủ nghĩa này. Sau này, khi làm Chủ tịch nước VNDCCH, cách lãnh đạo của ông, kể từ nói năng đến hành động cũng luôn luôn cố tránh những vấn đề phải lập luận, đụng đến các học thuyết trìu tượng.

- Ông cũng là người giàu tình cảm. Đọc bài báo của Lê nin nói về vấn đề thuộc địa, ông cho biết đã khóc lên vì sung sướng và tin ngay lời hứa của Lê nin. Sau này được biết thêm chủ nghĩa cộng sản hứa hẹn sẽ chấm dứt những khốn khổ của người lao động bị áp bức ông càng tin chủ nghĩa Mác - Lê nin hơn. Tuy vậy, ở ông Hồ, khát vọng độc lập cho dân tộc được gắn với mong mỏi đấu tranh cho một xã hội công bằng, nhân đạo mà ông đã chịu ảnh hưởng ở nước Pháp nên đầu óc thực tế của ông không trở thành đầu óc thực dụng tầm thường. Ông chọn theo Lê nin còn vì nhu cầu có một người thầy tinh thần kiểu Phương Đông.

Tất cả những thuộc tính nói trên ở ông đã quy định sự lựa chọn của ông với tất cả ưu điểm và nhược điểm của sự lựa chọn đó. Những người ca tụng ông chỉ nói đến những cái ưu trong sự lựa chọn đó mà không nói đến những cái nhược của ông:

+ Cái Trí của ông đã không đi theo kịp cái Tâm của ông,

+ Ông chưa có tinh thần tự phản tỉnh để can đảm nhìn lại toàn diện con đường mà ông đã chọn và đi theo.

Trong thời gian hoạt động bí mật, phải sống trong Dân, cần được Dân che chở thì cái ưu của ông đã phát huy hiệu quả và cái nhược chưa có dịp bộc lộ. Tính chất trong sạch lý tưởng, hy sinh cho nghĩa lớn của ông và những học trò lớp đầu tiên của ông là có thật. Nhờ đó mà Đảng do ông lập ra đã được đại đa số nông dân ủng hộ, góp sinh mạng và tài sản cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Đó là nguyên nhân chủ yếu đưa đến chiến thắng những đế quốc hùng mạnh đã đến thống trị ở Việt Nam, không chỉ là những nguyên nhân về thủ đoạn và chiến thuật. So sánh một cách công bằng, vì nguyên nhân đó, Đảng do ông lập ra đã vượt trội so với những lực lượng chính trị yêu nước khác cùng hoạt động trong cùng thời kỳ đó

Nhưng trong thời kỳ xây dựng trong hòa bình thì cái nhược đã bộc lộ ra ngày càng rõ rệt: Đấu tố, cải cách ruộng đất đi kèm chỉnh đốn tổ chức đã phá hoại tận nền tảng đạo lý của dân tộc. Hợp tác hóa, phản bội nông dân về ruộng đất. Chỉnh huấn cán bộ, bơm màu đen vào cơ thể Đảng. Đàn áp yêu cầu tự do ngôn luận của giới trí thức văn nghệ sĩ. Khoác lác về cái dân chủ xã hội chủ nghĩa nhưng đối xử với dân tệ hơn cả cường hào ngày trước. Nhà nước hóa toàn bộ hoạt động kinh tế của đất nước làm triệt tiêu hoàn toàn động lực phát triển kinh tế và đẻ ra tham nhũng trong bộ máy nhà nước đến mức bó tay vì đánh tham nhũng là đánh vào Đảng. Những sai lầm này có nguyên nhân nằm ngay trong sự lựa chọn chính trị của ông Hồ. Đó là ông đã vội vàng hợp nhất hai vấn đề hoàn toàn khác nhau về bản chất là giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội. Cái ý thức hệ mácxit - lêninit mà ông Hồ đem ghép vào chủ nghĩa dân tộc của ông đã bộc lộ hết tính không tưởng và bất lực của nó. Buộc thực tế phải uốn theo cái ông đã chọn cho Việt Nam, cả ông và Đảng cộng sản của ông đã biến sự lựa chọn đó thành vật cản đường đối với sự phát triển tự nhiên của đất nước.

Thực chất tư tưởng Hồ Chí Minh là gì?

Sau khi xảy ra sự tự sụp đổ ở các nước XHCN Đông Âu (1989) và ở Liên Xô (1991) thì mô hình Lêninit dùng cho các nước nghèo nàn lạc hậu tiến tới thiên đàng đã tỏ ra hoàn toàn thất bại. Đảng cộng sản của ông Hồ buộc phải điều chỉnh đường đi, chuyển nền kinh tế bao cấp, mệnh lệnh sang kinh tế thị trường, mở cửa làm ăn với thế giới tư bản. Trong tình hình đó, khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh ra đời để thích ứng. Đây là sự ứng phó tình thế chứ không phải là sáng kiến hay ho gì. Khi còn sống, ông Hồ từng tự nhận là ông không có tư tưởng gì. Ông nói nếu có một người Châu Á xứng đáng nhận là nhà tư tưởng thì không phải là ông mà là Mao Trạch Đông, vì thế trong Điều lệ ĐLĐVN ở Đại hội 2 đã ghi Chủ nghĩa Mác Lênin và Tư tưởng Mao Trạch Đông là nền tảng tư tưởng của Đảng. Gọi là Tư tưởng Hồ Chí Minh, gán cho ông cái mà ông không có và không muốn nhận, rõ ràng không phải là thượng sách. Nó chẳng làm cho Chủ nghĩa Mác - Lênin phát triển hay được bổ sung. Nó chỉ đánh dấu một bước lùi về ý thức hệ đi cùng với bước lùi về đường lối kinh tế của Đảng cộng sản, mang ý nghĩa thực dụng, bỏ bớt những giáo điều đã bị thời gian chứng minh là không tưởng và bất lực mà ai cũng đã biết, như xóa bỏ tư hữu, công hữu hóa tư liệu sản xuất, đấu tranh giai cấp, chuyên chính vô sản … có sẵn trong Chủ nghĩa Lênin mà ông Hồ đã đem về Việt Nam. Thay vào đó là nhấn mạnh đến lòng yêu nước, truyền thống dân tộc, độc lập tự chủ, nhân ái, hòa hợp …là những khẩu hiệu của chủ nghĩa dân tộc. Nhưng đây chỉ là thủ đoạn thao tác. Trước đây ông Hồ hợp nhất chủ nghĩa Lênin với chủ nghĩa dân tộc thì nay Đảng tách ra, đưa chủ nghĩa dân tộc lên trước, chủ nghĩa Lênin vẩn còn đó nhưng xếp ở phía sau. Còn theo chủ nghĩa Lênin tức là Việt Nam vẫn phải đi tới chủ nghĩa xã hội là giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản. Vậy thì Đảng không thể từ bỏ ngón nghề của Stalin và Mao Trạch Đông từng làm là chuyên chế khắc nghiệt, xảo quyệt, giả dối với dân. Vì thế, Đảng hô hào học tập tư tưởng Hồ Chí Minh thực chất là dùng ông Hồ Chí Minh làm cái bung xung chứ tuyệt nhiên không phải thực lòng. Nếu Đảng thực lòng thì phải thay đổi triệt để phương thức lãnh đạo của Đảng, từ bỏ hẳn đường lối nửa vời, từ bỏ hẳn chuyên chính vô sản, thay đổi thể chế, thực hiện dân chủ cho tương xứng với chính sách mở cửa và kinh tế thị trường. Chỉ có làm như thế mới khắc phục được những những ruỗng nát nội tại trong Đảng và trong xã hội, thúc đẩy đất nước phát triển nhanh chóng.

Một Hồ Chí Minh đích thực là một người Việt Nam yêu nước nhưng đồng thời là một người Việt Nam yêu nước kiểu Lênin. Ông đã có công lãnh đạo, đem lại sự tự chủ và thống nhất cho đất nước nhưng ông cũng có tội đã du nhập vào đất nước một học thuyết ngoại lai là chủ nghĩa Mác - Lênin để tác hại của nó còn kéo dài đến tận ngày nay chưa gỡ bỏ được.

Mặc dầu trong những năm 1945 - 1948, Hồ Chí Minh đã nói đến Tự do, Dân chủ nhưng nếu vẫn đi theo chủ nghĩa Lênin thì Hồ Chí Minh không thể là ngọn cờ dân chủ. Vì sao? . Quả thật, Hồ Chí Minh có nói nhiều đến dân chủ nhưng quan niệm về dân chủ của ông rất xa lạ với nội dung dân chủ của thời hiện đại, đặc biệt xa lạ với tính chất giao ước trần tục của sự phân chia và kiểm soát quyền lực, căn cứ vào đó để tổ chức và quản lý đời sống công cộng. Ông không biết đến tính chất độc lập của xã hội công dân đối với nhà nước. Ông cũng không hiểu tính chất quyết định làm nên nhà nước hiện đại là nhà nước phi thiên mệnh, là nhà nước sinh ra từ pháp luật và tồn tại bằng pháp luật. Quan điểm của ông Hồ về mối tương quan giữa nhà nước và nhân dân vẫn là quan điểm của Nho giáo. Cái loại nhân dân mà ông Hồ yêu mến vẫn chỉ là loại xích tử cần được ông dạy dỗ về Luật Trời và phép nước. Đồng thời ông phải lo cho họ cả về những cái vặt như tương cà mắm muối chứ không để họ được tự do và khuyến khích họ sáng tạo. Quan điểm của ông về nhà nước vẫn là thứ nhà nước của những người hiền, của những minh quân như Vua Nghiêu, Vua Thuấn ở nước Trung Hoa cổ đại. Ông có nói đến Pháp chế xã hội chủ nghĩa và nói cán bộ là đầy tớ của dân cũng là nói theo quan điểm ấy. Chúng chỉ là những ý định tốt ban phát từ đấng bề trên. Ông Hồ chọn chủ nghĩa Lênin nhưng ông lại không biết vì sao ban đầu Lênin là một nhà dân chủ, hiểu học thuyết của Marx nhưng rồi Lênin lại làm ngược lại tất cả những gì mà Marx đã hình dung về xã hội tương lai và cuối cùng Lênin thừa nhận rằng ông ta đã làm theo gương một ông Vua Nga độc tài của thế kỷ 18 là Pierre Đại Đế. Ông Hồ chọn chủ nghĩa Lênin còn vì ông cho rằng hành động độc tài của Lênin là trách nhiệm tự nhiên như những minh quân thời trước, nay được thay đổi với khái niệm chuyên chính vô sản của Đảng cộng sản và đó là nền chuyên chế nhân đức và cách mạng từ trên ban xuống. Thần dân muốn được giải phóng, muốn có quyền lực thì phải hết lòng theo Đảng cộng sản vì Đảng là đại biểu cho quyền lợi lâu dài của họ. Đảng được phép làm mọi việc để tạo dựng cuộc đời mới cho họ. Đó là sự chuyên chính của Đảng, của cách mạng. Vì vậy, phải tập trung quyền lực cho Đảng tuyệt đối, vĩnh viễn, không thể chia sẻ quyền lực với ai, không nhân nhượng với ai về chân lý. Kẻ nào có ý định đi ngược lại thì đó là lý lẽ của bọn thù đich, phải thẳng tay trừng trị. Với quan niệm sắt thép về quyền lực như vậy, Lênin đã mở đường cho Stalin vắt cạn kiệt sức lực của người dân Nga, nhằm nhanh chóng công nghiệp hóa nước Nga, còn Hồ Chí Minh thì cùng với Đảng của ông dùng chuyên chính như thế để tích tụ được những hy sinh vô bờ bến của người dân nhằm chiến thắng trong cuộc chiến tranh chống thực dân, giành độc lập thống nhất cho dân tộc. Nhưng còn về dân chủ và bao nhiêu lời hứa khác như bình đẳng, tự do, hạnh phúc … mà Đảng cộng sản đã hứa đem lại cho nhân dân thì tất cả vẫn chỉ là lời hứa, thậm chí còn tệ hơn là đã biến thành những lời dối trá trắng trợn. Chuyên chính vô sản đã trở thành chuyên chính với chính giai cấp vô sản và chuyên chính với nhân dân, Lênin đã mơ hồ nhận ra những hiện tượng suy đồi này vào cuối đời của ông, còn ở Hồ Chí Minh thì mọi việc đều như đã êm xuôi như ván đã đóng thuyền, kéo dài đến tận hôm nay.

Người anh hùng đã để lại cho chúng ta bài học gì?

Đã trải qua ba phần tư thế kỷ, kể từ ngày Hồ Chí Minh giành được quyền lực tối cao, trở thành Chủ tịch nước VNDCCH.

Cùng với những biến chuyển lớn trên thế giới và đất nước, hình ảnh Hồ Chí Minh đối với đất nước đã không còn sáng ngời như khi mới giành được độc lập. Tính chất lý tưởng, cao cả, tuyệt vời mà Đảng cộng sản cố sức tô vẽ cho một Hồ Chí Minh thần thánh đã không chống đỡ nổi những lầm lỗi và những sự việc tầm thường của một Hồ Chí Minh thực tế. Đảng càng thần thánh hóa ông bao nhiêu thì càng gây phản tác dụng bấy nhiêu. Vì vậy, thỏa đáng hơn cả là nên nhìn ông với những gì ông có một cách hiện thực, không phóng đại, không tô vẽ thêm, cũng không thêm bớt và cũng không nên đồng hóa tên ông với toàn bộ chế độ này. Thế giới đã có kinh nghiệm: Tuy rằng Karl Marx có liên quan đến cái thực thể gọi là chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô nhưng đổ mọi sai lầm của Liên Xô cho Karl Marx là không thỏa đáng. Đánh giá mối quan hệ giữa Lênin và Stalin cũng nên như vậy. Ở trường hợp Hồ Chí Minh, đừng quên hình ảnh của ông đã từng bị chế độ này tô vẽ bằng mọi cách để huyễn hoặc dân chúng. Và cũng không nên bỏ qua điều tạo nên đặc trưng của Hồ Chí Minh là vai trò của ông trong lịch sử chống ngoại xâm, trong một giai đoạn lịch sử rất đặc biệt của thế kỷ 20, một thế kỷ đầy đổ vỡ, hy vọng và ảo tưởng. Đó là một giai đoạn mà cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc không tách khỏi việc lựa chọn ý thức hệ, hoặc bên này, hoặc bên kia. Thái độ nhìn nhận như thế thích hợp để có những tiếp cận khách quan về lịch sử. Trong thế kỷ thứ 20, thế giới biết đến Việt Nam chủ yếu vẫn là do Việt Nam dưới sự tổ chức và lãnh đạo của Hồ Chí Minh đã đánh bại các thế lực xâm lược, giành lại được độc lập dân tộc. Đối với nhiều người Việt Nam, điều ấy là một trong những lý do để được tự coi là đáng sống.

Nhìn tổng quát thì Hồ Chí Minh là một anh hùng của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ chống các thế lực thực dân. Ông là một nhân vật lịch sử. Nhưng đất nước là chuyện của muôn đời. Bài học quan trọng nhất của Hồ Chí Minh để lại là sự lựa chọn của ông về ý thức hệ cho đất nước. Sự lựa chọn chính trị của ông cho đất nước là sự lựa chọn bất toàn. Ông có ý định tốt đẹp muốn đưa nhân dân đến thiên đàng nhưng sự lựa chọn bất toàn đó của ông lại dẫn nhân dân xuống địa ngục. Vì thế không thể để ai cột chặt vận mệnh của đất nước vào sự lựa chọn bất toàn như thế. Bài học này không những để cho những người đang xưng tụng ông suy ngẫm mà còn đáng để cho cả những người đang chống ông cùng suy ngẫm. Họ chống ông nhưng rồi họ có lặp lại sai lầm như ông không./.

Lữ Phương 
Nguồn: Dân Luận:
https://www.danluan.org/tin-tuc/20170717/doc-lai-bai-suy-nghi-ve-huyen-thoai-ho-chi-minh-cua-nha-nghien-cuu-lu-phuong-de

18 July 2017

Đại kỳ án thế kỷ sắp diễn ra tại Paris

Tóm tắt vụ án

Ông Trịnh Vĩnh Bình sinh 1947, vượt biên tới Hòa Lan năm 1976. Ông bán chả giò, và món ăn Việt rất thành công nên có biệt danh "Vua Chả Giò".

Năm 1986, Đại hội ĐCS VN lần VI, mở cửa kêu gọi Việt kiều về làm giàu cho quê hương. Năm 1987, ông Bình đem bốn triệu Mỹ kim về Việt Nam đầu tư. Ông mua đất để xây dựng nhà xưởng. Ở thời điểm này, Việt Nam chưa cho phép Việt kiều đứng tên nhà đất. Ông phải nhờ người thân ở Việt Nam đứng tên giúp.

Ông Bình mua 284 ha đất, mở hai cơ sở sản xuất, 11 căn nhà ở Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai và Sài Gòn nâng tổng số tài sản lên gấp gần 8 lần số vốn ban đầu. Ông Bình sở hữu khoảng trên 30 triệu Mỹ Kim tại Việt Nam.

Thấy tài sản của ông quá lớn, Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho công an bắt ông Bình, khởi tố hai tội: "Vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai"; và "Đưa hối lộ".

Năm 1998, Tòa án tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu xử sơ thẩm và tuyên phạt ông Bình 13 năm tù. Ông kháng án lên Tòa Phúc thẩm. Tòa Tối cao tại Sài Gòn xử giảm xuống 11 năm tù.

Ông Bình cùng các luật sư cãi về tội “Vi phạm các quy định quản lý và bảo vệ đất đai”: Không có quy định, hay điều luật nào cấm “nhờ người thân đứng tên giúp”. Tội thứ hai “Đưa hối lộ”: Cả Tòa tỉnh và cả Tòa Tối cao đều không đưa ra được bằng chứng ai là người nhận hối lộ.

Tuy vậy, ông Bình vẫn bị bị tống vào tù. Toàn bộ tài sản, bất động sản của ông tịch thu.

Ông Bình ra khỏi nhà tù sớm hơn hạn định và quyết định vượt biên lần hai bằng đường bộ, xuyên rừng Campuchia về lại Hòa Lan.

Cam kết Singapore

Tại Hòa Lan năm 2003, ông Bình đâm đơn kiện Công hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Stockholm, Thụy điển, đòi bồi thường 100 triệu USD vào năm 2005.

Ông Bình viện dẫn các quy định của Hiệp định “Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư” mà Việt Nam và Hòa Lan đã ký kết vào năm 1994. Phiên tòa Quốc tế ấn định vào tháng 12/2006 tại Stockholm , Thụy Điển.

Chính quyền Việt Nam ngửi thấy mùi thất bại nên chọn phương pháp dàn xếp ngoài tòa. Việt Nam thương lượng với ông Bình để ký một “Cam kết” tại Singapore vào tháng 9/2006.

Nội dung Cam kết Singapore


Về phía Nhà nước Việt Nam cam kết: 1) Bồi thường cho ông Trịnh Vĩnh Bình 15 triệu Mỹ kim. 2) Việt Nam trả lại ông Bình toàn bộ tài sản đã tịch thu, việc trao trả này phải hoàn tất chậm nhất vào cuối năm 2012. 3) Phía Việt Nam cho ông Trịnh Vĩnh Bình ra vào Việt Nam tự do, và xóa án cho ông.

Về phía ông Trịnh Vĩnh Bình phải: 1) Rút đơn kiện khỏi Tòa Quốc tế ở Stockholm, Thụy Điển. 2) Không được tiết lộ nội dung Cam kết Singapore với truyền thông.
Bản Cam kết này có sự chứng kiến của Trung tâm Trọng tài Thương mại Stockholm, Văn phòng Thừa phát, cùng luật sư của cả hai bên.

Hậu Cam kết Singapore


Phía ông Bình đã giữ im lặng; không tiết lộ nội dung “Cam kết” để giữ uy tín, thể diện cho chính quyền Việt Nam.

Phía Chính phủ Việt Nam đã trả 15 triệu Mỹ kim cho ông Bình, nhưng rất chậm, mãi đến năm 2014 mới xong. Ông Bình không đòi tiền lời từ năm 2005 đến 2014. Việt Nam xóa hình phạt tù của ông Bình và cho ông được trở lại Việt Nam. Tuy vậy, toàn bộ tài sản, bất động sản gồm: hai xưởng sản xuất với diện tích gần 40.000 m2; chín căn nhà và đất; đoàn xe vận tải 12 chiếc; căn nhà 86 m2 măt tiền trên diện tích đất hơn 2.000 m2 ở đường Trần Phú, Vũng Tàu cùng nhiều bất động sản ở các tỉnh thành khác thì chưa hoàn trả.

Lại đâm đơn kiện CHXHCN Việt Nam


Ông Bình xét thấy “Cam kết Singapore” bị phản bội. Ông Bình quyết định đâm đơn kiện Nhà nước Việt Nam ra Tòa Trọng tài Quốc tế The Hague tại Hòa Lan.

Ông Bình nộp đơn kiện vào tháng 1/2015. Đến ngày 30/4/2015, Tòa Quốc Tế đã chính thức thông báo đến Nhà nước Việt Nam về nội dung vụ kiện.

Bên nguyên đơn, ông Bình, quốc tịch Hòa Lan, đã mướn Tổ hợp luật Covington & Burling của Mỹ.

Bị đơn là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã thuê hãng luật nổi tiếng của Pháp. Tin đồn rằng những luật sư trong hãng này đều là bạn học với Cù Huy Hà Vũ.

Mọi chuyện đã vỡ lở. Việt Nam đã ký kết rất nhiều Hiệp ước Thương mại và Đầu tư với Âu châu và Hòa Lan. Việt Nam không thể giấu giếm hay ém nhẹm.

Phiên xét xử dự kiến kéo dài mười ngày, bắt đầu từ 21 tháng 8 năm 2017. Ai thắng ai, hậu kỳ án và thi hành án sẽ là những là những đề tài vô tận cho các nhà bình loạn khai thác.

Báo Quân Đội Nhân Dân, Nhân Dân, cùng giàn báo chí quốc doanh chưa thấy lên tiếng tố cáo các “thế lực thù địch”, “bọn phản động” tiếp tay... phá hoại CHXHCN Việt Nam.

Thứ Năm ngày 13 tháng Bảy năm 2017
Trần Sông Hồng 
(Nguồn: Dân Luận)

17 July 2017

Để suy gẫm:

 “Có quý‎ mến ai thì mong họ thoát khỏi vòng luân hồi,
đừng bắt họ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta.”
(Giáo sư Ngô Bảo Châu)

14 July 2017

Vài hình ảnh của LƯƠNG THIỆN (2)*

1. Ngủ nhờ

(2 người đàn ông và 1 phụ nữ qua đêm trong một nhà, 9 tháng sau chuyện khó ngờ đã xảy ra!)

Đây là một câu chuyện có thật, xảy ra vào một ngày mùa đông năm 1966 ở nước Mỹ.

Jack quyết định cùng người bạn thân của mình là Paul đến Texas trượt tuyết. Hai người tự lái xe đi.

Sau khi xe di chuyển được vài tiếng, họ bất ngờ gặp phải một trận bão tuyết đáng sợ. Không còn cách nào khác, hai người quyết định tạm dừng, đỗ xe trước cửa một nông xá, hỏi nữ chủ nhân diện mạo mĩ miều liệu cô có thể cho họ ngủ lại một đêm hay không.

Người phụ nữ giải thích: "Chồng tôi mới mất cách đây không lâu, nếu để hai vị ở lại trong phòng của tôi, tôi sợ hàng xóm sẽ đàm tiếu."

Nghe vậy, Jack liền nói: "Cô đừng lo, chúng tôi có thể ngủ trong nhà kho chứa đồ. Ngày mai khi mặt trời mọc chúng tôi sẽ đi ngay."

Nữ chủ nhân đồng ý với phương án này. Trước khi đóng cửa, cô liếc nhìn Paul, ánh mắt đầy ý tứ…

Buổi sáng hôm sau, trời quang mây tạnh, hai người bạn tiếp tục lên đường.

9 tháng sau, Jack nhận được một lá thư đến từ Texas. Sau khi mở thư ra, anh nghĩ vài phút mới ý thức được rằng lá thư đó đến từ người quả phụ làm nghề luật sư mà anh và Paul đã nhờ cậy trước đây.

Jack gọi điện cho bạn: "Paul, cậu còn nhờ người quả phụ xinh đẹp trong nông trang mà chúng ta đã ở nhờ không?"

"Ừ, tôi vẫn nhớ", đầu dây bên kia trả lời.

"Đêm đó cậu đã dậy và qua phòng ngủ của cô ấy đúng không?"

"Đúng… Tôi thừa nhận tôi đã làm thế".

Jack tiếp tục hỏi: "Có phải cậu đã dùng tên và địa chỉ của tôi và không cho cô ấy biết tên thật của cậu?"

Mặt Paul đỏ gay, trả lời bạn: "Ừ, tôi đã làm vậy."

Lúc này, Jack mới tiếp tục nói: "Cảm ơn cậu! Cô ấy vừa qua đời và để tất cả tài sản lại cho tôi."

Lời bình: Nếu không tình nguyện, sẵn sàng chịu trách nhiệm, bạn không xứng đáng có được thu hoạch. Thành thật và dối trá sẽ mang lại những giá trị hoàn toàn khác biệt.

2. Cậu bé bán diêm

Vào thế kỷ 18, ở nước Anh có một thân sĩ rất giàu có. Vào một đêm khuya, trên đường trở về nhà, ông bị một cậu bé ăn mặc rách rưới, bộ dạng bẩn thỉu chặn lại.

"Thưa ngài, xin ngài mua giúp cháu một bao diêm", cậu bé đó cất tiếng như thể van xin.

"Ta không mua", nói đoạn, người này tránh sang một bên tiếp tục bước đi.

"Thưa ngài, xin ngài mua giúp cháu một bao diêm với, hôm nay cháu chưa được ăn gì", cậu bé đuổi kịp vị thân sĩ, miệng liên tục van nài.

Vị thân sĩ không tránh được, liền nói: "Nhưng ta không có tiền lẻ."

"Thưa ngài, ngài cứ lấy diêm trước, cháu sẽ chạy đi đổi tiền lẻ giúp ngài."

Nói xong, cậu bé cầm tờ tiền 1 bảng Anh chạy đi. Vị thân sĩ đợi rất lâu, cậu bé kia vẫn không trở lại, ông đành trở về nhà.

Ngày hôm sau, khi vị thân sĩ đang làm việc trong phòng làm việc của mình, người giúp việc chạy vào báo rằng có một bé trai muốn gặp ông. Cậu bé sau đó được dẫn vào. Cậu bé này thấp hơn cậu bé bán diêm hôm trước một chút, ăn mặc còn rách rưới hơn.

"Thưa ngài, cháu xin lỗi ngài, anh trai cháu bảo cháu mang tiền lẽ đến trả cho ngài ạ", cậu bé nói.

"Vậy anh cháu đâu?" – vị thân sĩ hỏi.

"Anh trai cháu trên đường đi đổi tiền về cho ngài đã bị xe ngựa đâm trọng thương, bây giờ đang phải nằm ở nhà ạ."

Vị thân sĩ nhanh chóng bị những lời nói thành thật của cậu bé nhem nhuốc làm cho cảm động. "Đi nào, chúng ta sẽ đi thăm anh trai cháu!"

Đến nhà cậu bé, liếc mắt nhìn quanh, vị thân sĩ thấy tiếng người mẹ kế của hai đứa trẻ đang chăm sóc cho cậu bé đang bị thương.

Vừa nhìn thấy vị thân sĩ, cậu bé đó đã vội vàng nói: "Cháu xin lỗi ngài, cháu không kịp trả lại tiền cho ngài như đã hẹn, cháu đã không giữ lời!" Vị thân sĩ lại một lần nữa cảm thấy xúc động.

Sau khi tìm hiểu hoàn cảnh của hai cậu bé, biết cả bố và mẹ của chúng đều đã qua đời, ông đã quyết định trợ giúp mọi chi phí sinh hoạt cho hai anh em.

Lời bình: Thành thật là phẩm chất quý giá nhất trên thế giới.

3. Cho người ăn mày mượn thẻ ngân hàng

Harris là một quản lý cấp cao của một công ty quảng cáo lớn ở thành phố New York, Mỹ. Vào một buổi trưa của tháng 8/2010, cô và bạn dùng bữa trưa bên trong một nhà hàng. Trong lúc ăn uống, vì người bạn muốn hút thuốc nên cả hai đã tạm đi ra ngoài, đứng bên lề đường.

Lúc đó, một người vô gia cư đi đến. Anh ta tự giới thiệu mình với cô, rằng mình tên là Valentin, 32 tuổi, đã thất nghiệp 3 năm, phải ăn xin sống qua ngày.

"Tôi muốn nói là, không biết cô có đồng ý giúp đỡ tôi không? Ví dụ như cho tôi một ít tiền lẻ để tôi mua một chút đồ cần thiết." – Valentin trình bày và dùng ánh mắt kỳ vọng nhìn đối phương.

Động lòng trắc ẩn, Harris cười nói: "Không vấn đề gì, tôi rất sẵn lòng giúp anh."

Nói đoạn, cô thò tay vào túi định lấy tiền nhưng thật khó xử, trên người cô lúc đó không có tiền mặt mà chỉ có một chiếc thẻ ngân hàng không có mật mã. Điều này khiến cô có chút e ngại nhưng không biết nên làm thế nào.

Nhìn bộ dạng khó xử của Harris, Valentin khẽ khàng lên tiếng: "Nếu cô tin tôi, cô có thể cho tôi mượn chiếc thẻ, dùng xong tôi sẽ trả lại cho cô." Harris đồng ý và giao thẻ cho người vô gia cư không quen biết.

Cầm thẻ, Valentin không đi ngay mà còn hỏi thêm: "Ngoài những đồ thiết yếu, tôi có thể mua thêm một bao thuốc không?"

"Hoàn toàn có thể, nếu cần mua gì anh cứ mua", Harris tốt bụng đáp lại.

Sau khi anh chàng vô gia cư rời đi, Harris và bạn tiếp tục quay trở lại bàn ăn. Nhưng 10 phút sau, cô bắt đầu cảm thấy hối hận, mặt rầu rĩ lo lắng nói với bạn:

"Chiếc thẻ đó không những không có mật mã mà bên trong còn có 100.000 USD. Nhỡ người vô gia cư kia mang chiếc thẻ bỏ chạy thì mình sẽ phải hứng đủ đen đủi."

Người bạn nghe vậy cũng buông lời trách: "Tại sao cậu có thể tùy tiện tin vào người lạ như vậy chứ? Cậu đấy, quá lương thiện rồi!"

Câu nói của bạn lại càng khiến Harris thêm lo. Cô không còn tâm trạng nào để ăn uống nữa. Sau khi bạn thanh toán tiền ăn, hai người lặng lẽ rời khỏi nhà hàng.

Thế nhưng vừa ra đến cửa, họ phát hiện Valentin đang đợi sẵn ở bên ngoài, dùng hai tay cầm chiếc thẻ ngân hàng trả lại cho chủ nhân của nó, cung kính giao tờ hóa đơn cho Harris: "Tôi mua một ít xà phòng, dầu gội, hai chai nước và một bao thuốc, tất cả hết 25 USD, cô kiểm tra lại giúp."

Sự thành thật, biết giữ lời của anh chàng vô gia cư đã khiến Harris và bạn cảm thấy ngạc nhiên và mừng rỡ. Cô không kìm nén được cảm xúc, luôn miệng cảm ơn đối phương.

Valentin cảm thấy nghi hoặc, khó hiểu. Cô ấy giúp mình, người nên cảm ơn là mình mới phải, tại sao cô ấy lại cảm ơn mình?

Sau trải nghiệm ấn tượng đó, Harris và bạn đi thẳng đến tòa soạn của báo New York Post, đem câu chuyện này kể lại cho phóng viên.

Tòa soạn báo cũng cảm động trước hành động của Valentin. Bài báo về người đàn ông vô gia cư và hành động "khó tin" vừa được đăng tải đã thu hút sự quan tâm lớn của độc giả.

Đường dây nóng của tòa soạn liên tục nhận được điện thoại gọi đến, ngỏ ý muốn giúp đỡ Valentin. Thậm chí, một doanh nhân ở Texas sau khi biết chuyện đã chuyển khoản cho anh 6000 USD để thưởng cho sự thành thật.

Điều khiến cho Valentin vui mừng hơn nữa là vài ngày sau đó, anh tiếp tục nhận được điện thoại của một hãng hàng không ở Wisconsin kèm theo lời mời làm tiếp viên hàng không của hãng.

Chuyện vui đến dồn dập khiến anh chàng vô gia cư vui mừng không xiết. Anh cảm động chia sẻ rằng:

"Từ nhỏ mẹ tôi đã dạy tôi, làm người nhất định phải thành thật, phải giữ chữ tín. Cho dù trên người không có một cắc, phải lang bạt đầu đường xó chợ đi nữa thì cũng không được đánh mất sự thành tín của bản thân. Tôi luôn tâm niệm rằng, người thật thà sẽ luôn nhận được những điều tốt đẹp."

Lời bình: Sự thành thật, biết giữ chữ tín chính là yếu tố then chốt giúp con người có được sự tin cậy, ái mộ từ người khác và từ đó, những điều tốt đẹp được mở ra.

Trên thế giới này, ngoài yêu thương ra, giúp đỡ cũng là một động từ đẹp, là hành động đáng được ngưỡng mộ và nhân rộng trong xã hội.

Khi gặp người cần sự giúp đỡ, nếu có thể hãy giúp họ, hãy đừng bỏ lỡ cơ hội, vì có thể một cái chìa tay của bạn biết đâu có thể làm thay đổi cuộc đời một con người. Cũng giống như câu chuyện của Harris vậy. 

(Internet via Blog Sầu Đông)
(*) Tựa đề do TTR

Vĩnh Biệt Lê Xuân Lộc

Tôi và Lộc quen nhau tương đối khá muộn khi hai đứa bắt đầu nhập học, vào cuối năm 1972, khóa Cao Học 8, ngành Ngoại Giao, tại Học Viện Quốc Gia Hành Chánh (nửa chừng đổi thành Trường QGHC). Hai đứa vừa gặp nhau đã thân nhau ngay, vì cả hai đều là "tay ngang", thuộc loại "lè phè" va` không có một chút căn bản nào về chính trị cũng như hành chánh: Lộc tốt nghiệp Cử nhân Pháp văn còn tôi Cử nhân Triết, hai môn học chẳng ăn nhập gì với hành chánh cả! Trái lại, trong khóa có nhiều cây cổ thụ trong làng hành chánh, đã tốt nghiệp Đốc Sự và đã đi làm tương đối khá nhiều năm. Do đó, hai tay mơ chúng tôi cảm thấy mình thuộc thành phần nhược tiểu và càng cảm thấy thân nhau hơn. Vì tướng tá Lộc xem ra trẻ và nhỏ nhất khóa, nên chúng tôi đặt cho Lộc biệt danh là Billy Lộc, bắt chước chữ Billy the Kid của Mỹ.

Hai đứa học ít chơi nhiều, nhưng hú hồn hú vía, chúng tôi cũng ra trường như mọi người, và được bổ về phục vụ tại Bộ Ngoại Giao sau khi mãn khóa. Mặc dù ở khác Nha, nhưng vì cơ sở Bộ Ngoại Giao tương đối bé, nên chúng tôi gặp nhau mỗi ngày và thỉnh thoảng ban đêm còn phải cùng nhau đi gác Nhân Dân Tự Vệ ở Bộ nữa. Tương lai tưởng chừng như sáng sủa, thì bỗng dưng xảy ra biến cố Tháng Tư 1975.

Vài ngày trước khi mất nước (tôi không nhớ là 26 hay 27 tháng 4), Lộc bảo tôi đưa vợ con từ Cư xá Thanh Đa đến tạm trú tại nhà Lộc ở gần trung tâm Saigon, vì lúc đó Việt Cộng đã tiến đến gần và Lộc sợ rằng Thanh Đa sẽ bị mất bất kỳ lúc nào. Và cũng nhờ vậy mà chúng tôi có may mắn được thoát khỏi VN gần như vào phút cuối. Số là chiều 29 tháng 4, tôi và Lộc đứng trước nhà Lộc ở đường Hồng Thập Tự, lòng hoang mang không biết tính sao. Tình cờ người anh Hải quân của nhà tôi đang trên đường vào trại Cửu Long, chạy ngang nhà Lộc và thấy chúng tôi. Anh dừng xe lại, cho chúng tôi hai phút để góp nhóp hành trang, đoạn chở Lộc và gia đình tôi vào trong trại, để rồi đêm đó tất cả theo tàu HQ đi đến Subic Bay trước khi chuyển qua tàu buôn Mỹ để tới Guam. Nếu Lộc không có lòng tốt cho vợ chồng con cái của chúng tôi tạm trú lánh nạn thì đã không gặp được người anh lúc đó và chắc chắn chúng tôi khó mà ra khỏi VN lúc bấy giờ. Muôn đời nhớ ơn Lộc.

Từ Guam, Lộc ghi danh đi Pháp và chúng tôi đi Mỹ. Tuy chúng tôi ít liên lạc thường xuyên, nhưng vẫn biết tin tức của nhau. Tại Paris, Lộc lập gia đình với Diệu, một cựu sinh viên Viện Đại Học Dalat. Sau một thời gian ở Paris (tôi không nhớ là bao lâu, nhưng chắc chắn là một thời gian khá dài), Lộc quyết định đưa cả gia đình đi định cư ở Úc (Melbourne). Trên đường đi, gia đình Lộc có ghé ở lại nhà tôi ở Cali. Vào tháng 2 năm 2002 một điều chẳng may đã xảy ra: người vợ hiền của Lộc đã qua đời, bỏ lại Lộc và hai đứa con, một trai một gái.Từ đó, Lộc âm thầm ở vậy một mình nuôi con và cũng ít giao thiệp với ai. Tôi chỉ gián tiếp biết tin về Lộc qua những người quen chứ không liên lạc trực tiếp với Lộc trong giai đoạn này, mặc dù thỉnh thoảng cũng nhận được các bài Lộc viết qua Internet. Cho đến tháng 11 năm ngoái (2016) thì vợ chồng chúng tôi, qua một số bạn bè ở Melbourne, bắt liên lạc được với Yến Tuyết, em gái Lộc, và cuối cùng được gặp lại Lộc tại nhà Yến Tuyết. Lộc cũng vẫn như xưa: điềm đạm, khoan thai và ăn nói nhẹ nhàng. Có ngờ đâu đó là lần cuối được gặp Lộc.

**

Tính Lộc trầm lặng, ít nói, sống về nội tâm, không thích giao thiệp nhiều (ngoài nhóm Triết Lý An Vi của Lộc). Mặc dù thế, khi gặp người ngoài, Lộc rất lịch sự và làm người đối diện cảm thấy thật thoải mái qua cái tâm chân thật và hiền lành của Lộc. Người nào gặp Lộc cũng mến Lộc dù Lộc không phát biểu gì nhiều, chỉ cười cười và thỉnh thoảng mới nói một câu. Lộc có căn bản rất vững chắc và kiến thức rất rộng về Triết học (cả Đông lẫn Tây), và có thể nói là một chuyên gia về Triết Lý An Vi của Linh mục Kim Định. Lộc dồn hết khả năng trí tuệ của mình cho Triết học và đã viết nhiều bài khảo cứu rất có giá trị dưới bút hiệu Lê Việt Thường, phần lớn được lưu trữ tại trang nhà: http://minhtrietviet.net/le-viet- thuong/. Lộc sống hoàn toàn như một triết gia, dồn hết sức lực và tâm hồn mình vào chuyện nghiên cứu Triết học và ít để ý đến chuyện gì khác. Do đó, những ai quen biết Lộc sau này đều thân mật gọi Lộc là "Triết gia" LXL.

Trước sự ra đi của Lộc, một trong những người bạn đích thực và đáng quý mà Trời đã ban cho tôi, xin được nhắc lại trên kia một ít kỷ niệm nho nhỏ để thay lời tiễn đưa Lộc về bến bờ vĩnh cửu, nơi Lộc sẽ gặp lại người vợ hiền đã ra đi 15 năm trước và hy vọng rằng Lộc sẽ hòa nhập vào Triết Lý An Vi và không còn vướng bận gì với những hệ lụy của kiếp nhân sinh như bạn bè còn ở lại nơi cõi tạm này.

Vĩnh biệt Lộc.

Trần Văn Lương
California, tháng 7 năm 2017

13 July 2017

Ông Lưu Hiểu Ba, người Trung Quốc duy nhất từ trước tới nay được trao giải Nobel Hòa bình, vừa qua đời ở tuổi 61.

Nhà hoạt động chính trị, người được tặng giải Nobel Hòa bình năm 2010, được miêu tả là "biểu tượng quan trọng nhất" cho cuộc đấu tranh vì nhân quyền tại Trung Quốc vừa qua đời.

Tuy nhiên giới chức trách Trung Quốc miêu tả ông là một tội phạm có mục đích "lật đổ nhà nước", và đã nhiều lần bỏ tù ông vì những phản đối của ông.

Ông Lưu Hiểu ba, 61 tuổi, từng là giáo sư đại học, được chẩn đoán bị ung thư gan giai đoạn cuối và đã được đưa ra khỏi nhà tù để chữa bệnh.

Nổi tiếng với những quan điểm chính trị cứng rắn và những chỉ trích đối với đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Lưu liên tục vận động cho một đất nước Trung Quốc dân chủ và tự do hơn.

Một trong những giai đoạn có tính quyết định làm nên sự nghiệp hoạt động của ông là giai đoạn diễn ra vụ thảm sát tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989. (Theo BBC Tiếng Việt)

Hơn 9 giờ đồng hồ sau cơn mưa lớn 60 phút, một khu đô thị mới ở Hà Nội vẫn chìm trong biển nước.

Trận mưa lớn kéo dài gần 60 phút lúc 6g sáng ngày 13/7 khiến khu đô thị nằm bên trục đường Lê Trọng Tấn, thuộc huyện Hoài Đức và quận Hà Đông, Hà Nội ngập sâu.


Nước chạm mép nhiều thiết bị điện nên nhà chức trách đã ngắt điện để đảm bảo an toàn.



Nội thất 5 sao !!
Một gia đình tìm cách trèo ra khỏi xe ôtô khi về tới cửa nhà.


Theo vnexpress
_________________________
Lời bình:
Mặt nổi xây cho "hoành tráng",  hệ thống thoát nước, ai mà nhìn thấy! Tô son trát phấn vẫn là đặc tính "nhà nước cách mạng". Năm nào cũng vậy, lụt không phải là cá biệt, mà là liên tục trong mùa mưa. Thế mới biết đảng ta nghĩ rất xa và chu đáo. Khu tân lập, sang trọng mà còn như thế này, khu cũ và nghèo thì sao? Biết đâu chính quyền vô sản chỉ lo cho các khu bần cùng ?  Nói gì thì nói, Đảng và Nhà Nước ta cúp điện, cúp nước và lên kế hoạch rất giỏi, chả nước nào bì kịp...

Để suy gẫm: Chống bất công xã hội kết quả 10 năm tù !


Vụ án Mẹ Nấm: đã tới lúc người dân Việt Nam buộc phải chọn lựa

Việt Hoàng
Theo eThongLuan

Blogger Mẹ Nấm tức bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vừa bị Tòa án nhân dân Khánh Hòa tuyên án 10 năm tù giam, chiếu theo điều luật 88 Bộ luật hình sự về tội "Tuyên truyền chống nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".

Ngày 29/06/2017, Blogger Mẹ Nấm, tức bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, vừa bị Tòa án nhân dân Khánh Hòa tuyên án 10 năm tù giam

Theo cáo trạng 7 trang của Viện kiểm sát nhân dân Khánh Hòa thì Mẹ Nấm bị kết tội vì những việc như:

- Dùng Facebook cá nhân để soạn thảo, đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết có nội dung sai sự thật, tuyên truyền xuyên tạc đường lối chính sách của đảng và nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam…

- Năm 2014 Mẹ Nấm đã thu thập thông tin về 31 trường hợp người dân bị chết trong và sau khi làm việc với cơ quan công an...

- Năm 2015 Mẹ Nấm đã nhận tiền từ một thế lực thù địch là tổ chức xã hội dân sự Thụy Điển : Civil Rights Defenders với số tiền 50.000 Euro.

- Năm 2015 Mẹ Nấm đã cùng 162 cá nhân và 27 tổ chức phát động và kêu gọi một chiến dịch mang tên "Chiến dịch tranh đấu cho tự do-dân chủ-nhân quyền 2015"…

Theo như bản cáo trạng này thì Mẹ Nấm hoạt động hoàn toàn ôn hòa và không hề có ý định dùng bạo lực lật đổ chế độ hiện nay. Những gì Mẹ Nấm làm là thuộc về xã hội dân sự, thuộc về tự do ngôn luận đã được hiến pháp Việt Nam qui định. Bản thân điều luật 88 của Bộ luật hình sự là hoàn toàn vi hiến vì nó kết tội công dân một cách mơ hồ, chủ quan và cảm tính. Việc một người dùng lời nói hay viết bài để phê phán và chỉ trích chính quyền là quyền của công dân được qui định trong hiến pháp. Người ta chỉ bị buộc tội chống phá nhà nước khi người đó có vũ trang hay dùng bạo lực để chống lại chính quyền.

Mọi công dân đều có quyền phê bình và chỉ trích chính phủ dù đúng hay sai. Không thể tùy tiện buộc tội công dân vì người đó nói xấu hay xuyên tạc đường lối chính sách của nhà nước.

Làm sao một người phụ nữ như Mẹ Nấm có thể làm được những việc tày trời như bản cáo trạng đưa ra là : "làm ảnh hưởng đến lòng tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo của đảng, bôi xấu cán bộ lãnh đạo đảng, phá hoại khối đoàn kết dân tộc, kích động nhân dân chống lại chính quyền, phương hại nền an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, gây xâm hại đến mối quan hệ giữa nhân dân và lực lượng công an…" ?

Rõ ràng đây là một sự vu khống và chụp mũ của Đảng cộng sản Việt Nam. Nếu sự thật là Mẹ Nấm làm được việc đó thì hóa ra 700 cơ quan báo chí tuyên truyền của đảng chưa kể Ban tuyên giáo trung ương phải chịu thua một người phụ nữ ? Nếu việc làm của Mẹ Nấm ảnh hưởng đến nhân dân thì hãy để đối tượng bị thiệt hại là nhân dân đứng ra khởi kiện và tòa án phải xét xử một cách đàng hoàng.

Nói để mà nói vậy thôi chứ Việt Nam làm gì có luật pháp. Những gì luật pháp viết ra là để cai trị đám dân đen, còn các quan chức cộng sản đều sống ngoài vòng pháp luật. Ông Mai Tiến Dũng, bộ trưởng, chánh văn phòng chính phủ từng nói về vụ Đồng Tâm rằng "nếu chính quyền sai chúng ta sẽ xin lỗi người dân còn nếu người dân sai thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật".

Một người phụ nữ trẻ, mẹ của hai đứa con thơ có đáng bị đối xử như vậy không?
Dã man, mất nhân tính, hoảng loạn… là những ý kiến chính của cư dân mạng khi nói về vụ án này. Một người phụ nữ trẻ, mẹ của hai đứa con thơ có đáng bị đối xử như vậy không ? Mẹ Nấm có đòi hỏi gì cho riêng mình không ? Rõ ràng là không ! Mẹ Nấm chỉ nói lên tiếng nói, sự mong muốn rất đời thường, chính đáng và giản dị mà bất cứ người dân nào cũng mong muốn chỉ có điều họ không đủ can đảm để nói ra mà thôi.

Câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao chính quyền Việt Nam lại kết án Mẹ Nấm một bản án kinh khủng đến như vậy ?

Đầu tiên và dễ thấy nhất đó là chính quyền càng ngày càng bị chống đối nhiều hơn, khi thuyết phục bất lực thì đàn áp sẽ lên ngôi. Càng bất lực và lo sợ thì càng tăng cường trấn áp. Càng trấn áp thì càng gia tăng bất mãn và sự đối đầu bằng bạo lực sẽ ngày càng dâng cao. Vòng luẩn quẩn này sẽ không có hồi kết cho đến khi tất cả đều đổ vỡ. Tình hình tại một quốc gia xã hội chủ nghĩa anh em Venezuela là một ví dụ, ngay cả lực lượng cảnh sát cũng đã quay sang chống đối chế độ bằng cách ném lựu đạn từ trực thăng vào tòa án tối cao.

Vụ án này một lần nữa nhắc cho chúng ta biết rằng vai trò và trọng lượng của lực lượng bảo vệ an ninh cho chế độ ngày càng gia tăng và lấn áp cả chính phủ lẫn bộ ngoại giao Việt Nam. Chúng ta không quên là chỉ cách đây mới một tháng, từ ngày 29 đến 31 tháng 5, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có chuyến thăm Mỹ. Để có chuyến thăm này bộ ngoại giao Việt Nam đã phải mất rất nhiều tiền và công sức để vận động hành lang (lobby) giới chính khách Mỹ để ông Phúc được tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp trong 30 phút. Thái độ cầu cạnh của ông Phúc đã được thể hiện một cách rõ ràng và xuất sắc (tất nhiên là ông Phúc hoàn toàn đúng khi làm như vậy, ngay cả thủ tướng Nhật cũng đã hai lần chủ động đề nghị gặp Trump, rồi thủ tướng Anh, Đức, Trung Quốc… cũng phải xếp hàng gặp tổng thống Mỹ, vì Mỹ vẫn là cường quốc số một trên thế giới, tiếng nói của Mỹ đã và đang có ảnh hưởng lớn nhất hiện nay). Nói như vậy để thấy sự cố gắng và công lao vất vả của ông Phúc và chính phủ Việt Nam có thể bị đổ hết xuống sông xuống biển vì hành động bỏ tù Mẹ Nấm.

Chúng ta cũng không quên rằng Mẹ Nấm mới vừa được Bộ ngoại giao Mỹ trao giải "phụ nữ can đảm quốc tế" hôm 29/3. Đích thân Đệ nhất phu nhân Melania Trump và Thứ trưởng ngoại giao Mỹ đặc trách các vấn đề chính trị Thomas A. Shannon đã tuyên bố và trao giải thưởng này cho 12 người phụ nữ hoạt động nhân quyền xuất sắc trên toàn thế giới tại trụ sở Bộ ngoại giao Mỹ. Hành động thù địch này của chính quyền Việt Nam chắc chắn sẽ làm cho chính quyền Mỹ có phản ứng mạnh mẽ. Người phát ngôn Bộ ngoại giao Mỹ và đại sứ Mỹ tại Hà Nội đã nhanh chóng lên án vụ xét xử và yêu cầu Việt Nam trả tự do cho Mẹ Nấm.

Chúng ta cũng đừng quên rằng Việt Nam đang hưởng lợi lớn từ thặng dư mậu dịch với Mỹ. Xuất siêu của Việt Nam vào Mỹ là hơn 30 tỉ USD mỗi năm. Đây là một khoản thặng dư mậu dịch có ý nghĩa vô quan trọng với Việt Nam. Chính quyền Mỹ đang gây áp lực lên Việt Nam về chuyện này. Hành động bỏ tù Mẹ Nấm sẽ giáng một đòn đau cho nỗ lực của chính phủ ông Nguyễn Xuân Phúc trong việc duy trì cán cân thương mại có lợi như hiện nay giữa Mỹ và Việt Nam.

Việc Viện kiểm sát Khánh Hòa nhắc đi nhắc tại cái tội của Mẹ Nấm là làm "xấu đi hình ảnh giữa nhân dân và lực lượng công an" như là một thông điệp gửi đến dư luận rằng Bộ công an Việt Nam đứng sau và chỉ đạo toàn bộ vụ việc. Tất nhiên là như vậy vì chỉ có Bộ công an mới có đủ thẩm quyền và lý do để làm việc này. Câu hỏi ai đứng sau giật dây Bộ công an ? Có lẽ nên dành cho nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam. Dù gì thì chúng ta cũng có thể thấy được sự rạn nứt, chia rẽ không thể hàn gắn và thống nhất trong nội bộ đảng cộng sản. Ông nói gà bà nói vịt, quân hồi vô phèng là thực trạng của chế độ hiện nay.

Vấn đề cơ bản và có ý nghĩa nhất mà chúng tôi muốn nói đến trong vụ án Mẹ Nấm và cũng là tiêu đề của bài viết đó là "đảng cộng sản định thách thức lương tri người Việt đến bao giờ ?". Rõ ràng là càng ngày chính quyền càng ngạo nghễ và thách thức dư luận Việt Nam một cách trắng trợn. Mọi vụ việc kinh thiên động địa xảy ra liên tục gần đây tại Việt Nam gây bức xúc cho dư luận đều được các cơ quan đảng giải thích rằng mọi chuyện đều đúng qui trình. Thật ra đây chỉ là một cách nói khác rằng "chúng tao là thế đó, chúng mày làm gì được chúng tao ?".

Sự thật là không ai làm gì được họ. Họ có nói ngang nói ngược hay phá hoại đến đâu đi nữa thì cũng đâu có sao vì có ai làm được gì họ đâu ? Dư luận ư ? Các nhà bất đồng chính kiến ư ? Các tiếng nói lương tâm ư ? Tất cả đều không là gì và sẽ không làm gì được họ. Vì sao ư ? Câu trả lời rất giản dị đến nỗi không ai nghĩ đó là giải pháp, câu trả lời đó chính là "tương quan lực lượng". 90 triệu người dân Việt Nam chỉ là một đám đông cô đơn, không có tổ chức, không có người lãnh đạo, không có người hướng dẫn nên hoàn toàn bất lực trước một nhóm người nhỏ có tổ chức và quyết tâm giữ quyền lực đến cùng là đảng cộng sản.

Chúng ta chỉ có thể thay đổi được hiện trạng ngày hôm nay bằng cách tham gia hoặc ủng hộ cho một tổ chức đối lập dân chủ đứng đắn và có viễn kiến. Nếu vẫn cho rằng chính trị là nhơ bẩn vì thế phải tránh xa nó, phải độc lập bằng cách im lặng và không lên tiếng ủng hộ cho các tổ chức chính trị đối lập non trẻ thì tương lai phải sống chung với những điều bất công và vô lý do chế độ cộng sản gây ra là tất yếu.

Nếu bạn thật sự bức xúc và phẫn nộ với bản án mà chế độ cộng sản dành cho Mẹ Nấm thì việc cần thiết nhất mà bạn nên làm là hãy lên tiếng ủng hộ cho các tổ chức đối lập dân chủ. Nếu bạn không thể tự mình thay đổi được thời cuộc thì hãy ủng hộ cho các tổ chức chính trị để họ làm việc đó. Chửi bới và lên án không đủ để làm chế độ cộng sản bớt dã man và ác độc. Dù muốn hay không thì bạn cũng phải đặt niềm tin vào một tổ chức nào đó. Không có tổ chức thì không thể làm gì được chế độ cộng sản. Đã đến lúc bạn phải lựa chọn, hoặc là đảng cộng sản hoặc là một tổ chức chính trị đối lập nào đó. Nếu bạn không thích đảng cộng sản thì bạn phải ủng hộ cho một chính đảng khác. Nếu không làm thế thì các bản án thô bạo dành cho những người đồng chính kiến sẽ còn tiếp tục và có thể nặng nề và dã man hơn.

Không có gì là không thể thay đổi được, vấn đề là chúng ta có thực sự muốn thay đổi hay không và có biết cách đấu tranh để áp đặt sự thay đổi phải có hay không ?

Việt Hoàng
(03/07/2017)

Một Góc Nhìn "Rất Tôn Tử" Về Cuộc Xâm Lăng Của Nga Vào Ukraine* (Do people in Russia know that Putin is fighting the wrong enemy?)

John Andressen (Ukraine của bạn? - Không! Ukraine là của tôi) Người dân Nga có biết Putin đã nhận lầm kẻ thù để đánh không? Giống như Sa hoà...