31 May 2017

Champions League Final 2017, một trận đấu bóng tròn không thể bỏ qua

2:45 hr ET time, thứ bảy ngày 3 tháng Sáu

Sau cùng thì một trong những trận cầu quan trọng và hấp dẫn nhất hành tinh cũng sẽ đến với tất cả khán giả mộ điệu bóng tròn trên thế giới lẽ dĩ nhiên trong số đó có những người Việt Nam mê đá banh cùng thế hệ xồn xồn của chúng ta.

Đó là trận chung kết Champions League 2017 giữa hai đội Real Madrid (Tây Bán Nhà) và Juventus (Ý Đại Lợi) sẽ diễn ra vào lúc 2:45 hr ET time ngày thứ bảy 3/6 tại sân banh Mellinium Stadium thủ đô Cardiff xứ Wales, United Kingdom. Wales cũng là quê hương của một trong những tiền đạo Real Madrid đắt giá nhất thế giới Gareth Bale (mà chúng ta quen gọi là Ba Lẹ). Có thể nói đây là một trận cầu siêu kinh điển  (super classical) tiêu biểu giữa hai trường phái offence (Real Madrid) và  defence (Juventus).

Đề xem trong ngày đó, những đôi chân vàng của các tiền vệ Real Madrid là bộ ba tướng sĩ tượng Ronaldo, Benzima và Ba Lẹ có xuyên thủng được bức thành đồng vách sắt Juventus với lão tướng thủ môn Buffon và hai hậu vệ trụ cột Bonucci và Chiellini (người bị Luis Suarez cắn lỗ tai trong trận World Cup Brazil 2014).

Ngoài ra nếu Real Madrid thắng được Juventus để đoạt chức vô địch thì họ sẽ tạo được thành tích đầu tiên trong lịch sử Champions League là: đội đương kim vô địch (defending champion) giữ chiếc cup vô địch liên tiếp hai năm.
Cardiff City Mellenium Stadium
nơi sẽ diễn ra trận thư hùng Real Madrid-Juventus

Xin quý vị nhớ đón xem và như thông lệ mỗi khi có  các trận đấu bóng tròn then chốt quan trọng trên thế giới, phóng ... đại viên thể thao Nguyên Trần tôi sẽ viết bài tường thuật gởi đến quý vị mộ điệu thưởng thức để chúng ta cùng nhau tìm về dư hương bóng tròn của những ngày xưa thân ái với hình ảnh của những đội bóng lừng danh Sài Gòn một thời như AJS (Association des Jeunes Sportifs), Cảnh Sát Quốc Gia, Tổng Tham Mưu, Étoile de Gia Định...đón tiếp những đội bóng bạn như Nam Hoa, Autobus Cửu Long của Hương Cảng, Wienercủa Á́o, Djurgarden của Thụy Điển...

Trở về trận chung kết Champions League năm nay, Las Vegas ra kèo là Real Madrid chấp Juventus 0.5 trái banh. Tôi không phải là Quỷ Cốc Tiên Sinh nhưng cũng rán sờ ...mu rùa ra lời bàn Mao Tôn Cương là hai đội sẽ huề nhau với tỷ số 1-1. Xin quý vị đ́ừng có nghe lời xúi dại của tôi (đoán bậy trúng bạ) mà cá độ rủi thua thì tui không có chịu trách nhiệm đâu nha.

Sau cùng xin hẹn găp tất cả quý vị thứ bảy nầy trên TV lúc 2:45 ET. Nhớ chuẩn bị cà phê Espresso coi mới đã. Tôi thì chắc phải hai ly rồi đề tỉnh táo mà viết chớ.

Thân ái,
NTPhát

29 May 2017

Kinh nghiệm cai trị của tà quyền

Đỗ Thành Nhân

Kinh nghiệm 1.

Tháng giêng năm 1910 một vị quan Tri huyện của triều đình Huế say rượu đánh chết người, bị triều đình phạt 100 trượng, sa thải và bị tước hết bổng lộc.

Con của vị quan này đi "tìm đường cứu nước"; mục tiêu đạt được là thay thế một chế độ “quân chủ” bằng chế độ “đảng lãnh đạo”. Đưa đất nước từ chế độ của "một ông vua" sang chế độ cai trị "vua tập thể" (https://goo.gl/sYwJWa).

Chế độ này rút ra bài học kinh nghiệm cai trị: không trừng phạt quan lại làm chết người ở chốn công đường và tất cả những người chết ở công đường đều có chung một lý do là "TỰ TỬ".

Kinh nghiệm 2.

Năm 1931 ông Loseby (Francis Henry Loseby) với đạo đức nghề nghiệp của một Luật sư đã không tố cáo thân chủ tội xâm phạm an ninh và bào chữa trắng án cho một bị can trước tòa án thực dân. Người này đã làm “cách mạng” thành công và thay thế chính quyền “thực dân” bằng chính quyền “cộng sản”.

Chính quyền này rút ra bài học kinh nghiệm cai trị: buộc Luật sư phải tố cáo ngay cả chính thân chủ của mình.

Ông HCM và gia đình luật sư Loseby,
người đã bào chữa cho ông Hồ
khi ông bị bắt tại Hong Kong.
Nguồn: internet

***

Lịch sử dân tộc hiện đại đã từng có những tố cáo đẫm máu: con cái tố cáo cha mẹ; vợ chồng tố cáo nhau. Sau luật sư, rồi đây xã hội sẽ tiếp tục những đối tượng bị buộc phải tố cáo khách hàng:

- Thợ sửa máy tính phải tố cáo khách hàng lưu trữ thông tin nhạy cảm trong máy tính;

- Bác sỹ tâm lý phải tố cáo bệnh nhân vì có suy nghĩ không theo ý đảng;

- Người làm dịch vụ in ấn, photo phải tố cáo khách hàng vì xuất bản những bài viết "bôi nhọ lãnh đạo"; …

Một mô hình quản lý nhà nước đi ngược lại những chuẩn mực đạo đức tối thiểu của chính quyền thực dân, phong kiến cách đây hàng trăm năm.

Một chính quyền dung túng cho quan lại giết người; buộc mọi người tố cáo lẫn nhau đến mức phải hủy hoại đạo đức nghề nghiệp, đạo đức kinh doanh.

Không thể gọi là chính quyền, chính xác là “TÀ QUYỀN”.

(Nguồn: Theo FB Thu Ngoc Dinh)

27 May 2017

Để suy gẫm:


CÂU HỎI NHỨC NHỐI ?

- Cộng Sản Liên Xô đã hy sinh 40 triệu người để xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Nhưng cuối cùng lại dẹp qua một bên trong một đêm vào năm 1991.

- Cộng sản Trung Quốc đã hy sinh 60 triệu người để xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Nhưng cuối cùng lại bảo "Mèo trắng mèo đen không cần biết, chỉ cần bắt được chuột" (Đặng Tiểu Bình) và hiện tại đang đi theo nền kinh tế của phương Tây đặt dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản.

- Cộng sản Việt Nam hy sinh 2 triệu người trong nội chiến 1954-1975 để xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Nhưng cuối cùng lại đổi mới và đi theo "kinh tế thị trường định hướng XHCN"

Cả ba nước đều vứt CNCS vào thùng rác.

Vậy chủ nghĩa cộng sản đặt ra để làm gì?

Câu trả lời : ĐỂ LỪA GẠT.

(Nguồn: Trang Thơ Ý Nga)
__________________________________
 (Dennis Prager là nha văn, nhà báo và talk show host nổi tiếng của Mỹ)

Hồ Chí Minh & Lời Ai Điếu

Courage sometimes skips a generation.
Tưởng Năng Tiến

Chương mở đầu Hồi Ký Tống Văn Công có đoạn:
Ông nội tôi có ba người con, nhưng chỉ có cha tôi là trai. Sau khi cha tôi bị bắt vì tội “làm cộng sản”, ông nội tôi sốt ruột chuyện “nối giòng”. Có người mai mối má tôi là Nguyễn Thị Thâm ở làng Giồng Tre (xã An Ngãi Trung) cho cha tôi...
Sau lễ ra mắt, hai họ quyết định các bước kế tiếp theo tập tục. Cha tôi phải tới “ở rể” tại nhà ông bà ngoại tôi. Trong bữa cơm đầu tiên, ông ngoại tôi cầm chai rượu lên hỏi: “Con có biết uống rượu không”? Cha tôi đáp: “Dạ, có chút đỉnh”. Ông ngoại tôi rót đầy ly nhỏ, đưa cho cha tôi. Cha tôi cầm lấy, cám ơn và uống cạn. Ông ngoại tôi cười lớn nói bỗ bã: “Tao thích mày!”
Tui thì thích hết hai ông: ông ngoại và ông cha của nhà báo Tống Văn Công bởi cả hai đều vui tính, hảo rượu, và (chắc) đều là những trang hảo hớn. Bởi tui cũng sinh trưởng ở trong Nam nên nói như vậy (nghe) cũng kỳ kỳ, và e có điều tiếng eo sèo là mình hơi nhiều máu địa phương hay phân biệt vùng/miền.

26 May 2017

Xâm phạm an ninh quốc gia là tội 'bất trung', 'đại nghịch'?

Trịnh Kim Tiến

Ngày 24/05/2017, trong phiên họp thảo luận sửa đổi bộ luật Hình sự, bà Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thuỷ (Bắc Cạn) cho rằng tội xâm phạm an ninh Quốc gia là tội bất trung, đại nghịch. Nhiều người đã lên tiếng phản đối tư duy phong kiến của bà Thuỷ ngay sau đó.

Nhìn ở khía cạnh công dân tôi cho rằng cách nghĩ này không sai nhưng đọc những gì bà Thuỷ phát biểu trên mặt báo tôi cho rằng chính bà Thuỷ cũng không hiểu rõ thế nào là xâm hại an ninh Quốc gia.

Quốc gia không phải là nhà nước, càng không thể là đảng phái. Nhà nước dưới sự cai trị độc quyền của một Đảng luôn đánh tráo khái niệm giữa Quốc gia, nhà nước và đảng phái. Vì vậy mà họ thản nhiên coi việc bảo vệ sự độc quyền của Đảng phái trong vai trò lãnh đạo là bảo vệ an ninh Quốc gia và những ai lên tiếng chống lại sự cai trị độc đoán là phản Quốc.

Xâm hại an ninh Quốc gia thực sự là đại nghịch, bất trung. Nhưng ai mới thực sự là những kẻ đang xâm hại đến an ninh Quốc gia? Khi mà dưới sự lãnh đạo của Đảng mấy chục năm qua, về địa lý, Ải Nam Quan, thác Bản Giốc, cột mốc biên giới giữa Việt Nam với Trung Quốc đến nay không còn rõ ràng. Trường Sa, Hoàng Sa trở thành Tam Sa của Trung Quốc. Về dân sinh, giáo dục cờ Trung Quốc người Trung Quốc tràn sang, có ở khắp mọi nơi trên đất nước hình chữ S. Về kinh tế Trung Quốc thao túng Việt Nam trên mọi ngành nghề. Về môi trường, ô nhiễm đứng cao nhất nhì thế giới, biển chết, tài nguyên cạn. Về tinh thần bảo vệ Tổ Quốc, quân đội đi làm kinh tế, chính quyền địa phương ngang nhiên có thể ký kết để một nhà máy nước ngoài cũng có thể mua nguyên vùng biển rộng lớn để là khu tự trị trong mấy chục năm.

Những kẻ đại nghịch, bất trung bất nghĩa, tổn hại lợi ích của dân tộc, Quốc gia thì không bị nghiêm trị nhưng những người nói lên sự thật, mong mỏi bảo vệ toàn vẹn chủ quyền dân tộc thì lại bị chụp mũ, đánh đập, bỏ tù và bị công an, chính quyền khoác áo Đại biểu Quốc hội của dân đề nghị xử lý hình sự nặng vì dám nói xấu lãnh đạo.

Theo FB Trịnh Kim Tiến
(Via Dân Luận) 

23 May 2017

Mỏi Mòn, thơ họa


Chút thư giãn giữa tuần

Mời quý anh chị nghe Lời Mẹ Ru của Trịnh Công Sơn qua tiếng hát Phạm Ngọc Lân.

Nguồn: fb Phạm Ngọc Lân, tác giả "De Père Inconnu".

Tin buồn

Xin thông báo cùng Quý Đồng Môn
Đồng môn Quốc Gia Hành Chánh Ban Đốc Sự Khóa 10 & Cao Học 1

Ông

NGUYỄN NGỌC DU
Pháp danh: Thị Hoàng

Sanh ngày 16 tháng 6 năm 1935 tại Khánh Hòa, Nha Trang
đã mãn phần ngày 22 tháng 5 năm 2017 tại Houston, Texas
Hưởng thọ 83 tuổi
(Nguồn: Hội CSV-QGHC Nam California)

22 May 2017

Đảng Cộng sản sẽ 'thực lòng' đối thoại?

TTR: Dưới đây là cuộc trao đổi giữa Đài BBC Tiếng Việt và Ls Lê Công Định về ý kiến tổ chức "đối thoại" do Đảng CS đề xướng.
 **

Mọi mô hình đối thoại đã biết đều 'khó có thể áp dụng' vào trường hợp của Việt Nam, nếu cuộc 'đối thoại' mà ông Võ Văn Thưởng nói 'diễn ra thật', theo một luật sư bất đồng chính kiến và cựu tù nhân chính trị của Việt Nam nói với BBC từ Sài Gòn.

Bình luận về ý tưởng của đương kim Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Võ Văn Thưởng, tuần này đề xuất việc đề nghị ban lãnh đạo Đảng xem xét tổ chức 'đối thoại' với những người có ý kiến khác biệt với Đảng, Luật sư Lê Công Định cho rằng việc này 'khó' là vì Đảng CSVN chưa bao giờ 'quen đối thoại thẳng thắn' và 'thật lòng'.

Mời quý vị theo dõi toàn văn sau đây cuộc phỏng vấn qua bút đàm cuối tuần này của BBC Việt ngữ với Luật sư Lê Công Định:

Vì đối thoại nhân quyền?

BBC: Ông bình luận thế nào về ý kiến vừa rồi của ông Võ Văn Thưởng về vấn đề đề nghị Ban Bí thư của Đảng CSVN xem xét 'tổ chức đối thoại' với các ý kiến khác biệt với Đảng?

18 May 2017

Tin buồn

Xin thông báo

Ông TRẦN VĂN THÁI
(Kenneth)
Sanh ngày 2 tháng 4 năm 1940 tại Bến Tre, Việt Nam
Cựu Sinh Viên Học Viện Quốc Gia Hành Chánh Sài gòn
Ban Cao Học Khóa 1

đã từ trần ngày 14 tháng 5 năm 2017 tại Orange County, California
Hưởng thọ 77 tuổi

16 May 2017

Con gái Hà Nội ở đâu?

Vũ Thế Thành

Mẹ tôi nể phục mấy cô gái Hà Nội lắm. Dưới con mắt của người nhà quê ra Hà Nội làm việc vặt, bà thấy các thiếu nữ nơi đây ứng xử khôn khéo, nói năng lễ độ, và khuôn phép lắm. Đó là chưa kể thêu thùa may vá, nữ công gia chánh,… Nói chung là đảm. Mỗi khi thấy mấy cô Sài Gòn tân thời quá, tự nhiên quá, bà lại chép miệng, con gái Hà Nội đâu có thế. Bà nói riết, nói riết…, khiến tôi ngờ…bà muốn thằng con của bà nên đi tìm một thiếu nữ Hà Nội.

Nhưng thế giới của tôi lại khác. Tôi sinh ra ở Sài Gòn, lớn lên ở Sài Gòn, bạn bè Sài gòn, trong đầu tôi, nếu có, cũng chỉ là con gái Sài Gòn cho hợp… thủy thổ.

Mà con gái Bắc (di cư 54) hồi đó gớm lắm, vờn qua vờn lại, làm duyên, đá lông nheo, õng ẽo  làm điêu đứng con trai Nam Kỳ đến là khổ. Một thanh niên xứ Biên Hòa đã phải cay đắng thế này:
“ Em nhớ giữ tính tình con gái Bắc
Nhớ điêu ngoa nhưng giả bộ ngoan hiền,
Nhớ khiêm nhường nhưng thâm ý khoe khoang,
Nhớ duyên dáng ngây thơ mà xảo quyệt…”
Tôi không có ý kiến gì về bài thơ trên, mà cũng chẳng dại gì có ý kiến. Mấy bà mấy cô Bắc Kỳ đọc bài thơ trên có nổi cơn tam bành rủa xả, thì chắc cũng chỉ mình rủa mình nghe thôi, chứ tác giả, nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên chết rồi, chết trong một chiếc xe hơi cũ kỹ ở sân chùa bên California.

Dù sao cũng nên đọc tiếp thêm vài câu nữa mới thấy “cảm thương” cho tác giả:
“…Ta vẫn nhớ dặn dò lòng tha thiết,
Nên vội vàng tin tưởng chuyện vu vơ
Nên yêu đương bằng gương mặt khờ khờ
Nên hùng hổ để đợi giờ thua thiệt…”
Những ngày sau 75, trên tivi Sài Gòn là những đoàn quân “chiến sĩ gái”, bước theo nhịp quân hành, chiếu cận cảnh với đôi mắt rực lửa căm hờn, giọng nói lanh lảnh. Cảm giác đầu tiên của tôi với các cô gái Bắc Kỳ (thứ thiệt) là…ớn lạnh. Tôi cười, “Đấy con gái Hà Nội của mẹ đấy…”. Bà cụ lại thở dài, chép miệng… “Hồi trước đâu có thế…”.

Dĩ nhiên, mẹ tôi không thể phát hiện cái trò đánh lận rẻ tiền của thằng con, tỉnh bơ xem tất cả các cô Bắc Kỳ đều là các cô Hà Nội.

Thực ra trong đầu tôi cũng có một chút gì đó mơ hồ về con gái Hà Nội. Biết tả thế nào nhỉ! Có thể là hình ảnh dịu dàng đằm thắm của cô Liên trong Gánh Hàng Hoa, hay thiếu nữ tân thời một cách bảo thủ, không sao thoát ra khỏi vòng lễ giáo của cô Loan trong Đoạn Tuyệt. Tôi cảm được nỗi cô đơn của Loan khi thả bộ trên bờ đê Yên Phụ,… Đại loại là tôi đã nhìn thiếu nữ Hà Nội qua lăng kính của những tiểu thuyết trong Tự Lực Văn Đoàn mà tôi được học thời trung học.

Cũng chẳng dừng ở đấy đâu. Khi đọc “Tuấn, chàng trai nước Việt”, một thứ tiểu thuyết hồi ký của Nguyễn Vỹ, tôi biết thêm rằng, các cô nữ sinh Hà Nội cũng lãng mạn ra rít. Họ kín đáo lập ra hội “Ái Tino”. Tino Rossi là ca sĩ người Pháp lừng danh thưở đó, và là thần tượng của vô số thiếu nữ, chẳng riêng gì thiếu nữ Hà thành. Cái “hội” kín đáo, chỉ lèo tèo dăm ba cô thế thôi, nhanh chóng tan hàng, và rồi mạnh ai người nấy tam tòng tứ đức, xuất giá tòng phu, công dung ngôn hạnh… Cái “lãng mạn tân thời” chỉ là đóm lửa, và họ nhanh chóng quay lại với sự thanh lịch, nề nếp theo giáo dục của gia đình.

15 May 2017

Đất nước Việt Nam đang như một chiếc lá rơi nghiêng

Bà Đầm Xòe

Nhà thơ Trần Đăng Khoa từ những năm 70 của thế kỷ trước có câu thơ: “Tiếng rơi rơi mỏng như là rơi nghiêng”. Nghĩa là cái lá ấy mỏng rơi xuống đất không có một tiếng động nào vì nó rơi nghiêng.

Đất nước ta, tôi thấy, cũng đang như một chiếc lá mỏng không trọng lượng rơi nghiêng. Nghĩa là, độc lập dân tộc và chủ quyền đất nước cứ lệ thuộc dần, mất dần từng bước bởi Trung Quốc. Nó cũng còn có nghĩa là, Trung Quốc muốn làm gì trên đất nước ta cũng đều được cả. Tính độc lập tự chủ của nước Việt Nam chỉ còn có vật nài Trung Quốc “nhóm tay làm phúc” nữa mà thôi. Ông Trần Đại Quang, đại tướng, chủ tịch nước Việt Nam, hôm 11/5/2017, tại Bắc Kinh đã chính thức vật nài như vậy khi ông nói: “Mong rằng Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam nên quan tâm hơn đến môi trường của Việt Nam”. Một nguyên thủ mà phải hạ mình cầu xin như vậy, không dám dỏng dạc tuyên bố rằng, bất kỳ ai đầu tư vào Việt Nam đều phải tuân thủ Luật pháp Việt Nam và luật pháp quốc tế mà chỉ là đề nghị thì đất nước đó chả đã như một chiếc lá không trọng lượng rơi nghiêng, không dám phát ra một tiếng động nào.

Con đường đất nước Việt Nam rơi nghiêng bắt đầu từ năm 1990 khi những người đứng đầu đất nước (Nguyễn Văn Linh, tổng bí thư; Đỗ Mười, thủ tướng, Lê Đức Anh, chủ tịch nước; Phạm Văn Đồng, cố vấn) ký thỏa thuận Thành Đô năm 1990, gắn chặt sự tồn vọng của đất nước Việt Nam với sự tồn vong của đất nước Trung Quốc. Kể từ đây, con thuyền Việt Nam bồng bềnh như chiếc lá không trọng lượng cứ nghiêng rơi, nghiêng rơi xuống mãi.

13 May 2017

Mỏi Mòn, tranh A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh


Mỏi Mòn
Exhausted Waiting
Oil on canvas, 18x24 inch (47x61 cm)
by A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh
**

Lá khô và tâm hồn héo hon. Héo hon vì đợi chờ nhiều khi vô vọng.  Tưởng vài tuần hay một vài tháng, nhưng không phải thế. Sao Thần Nông tới rồi sao Thần Nông đi, và người vẫn biền biệt. Cũng vẫn giờ Tý với sương khuya, qua của sổ hết chòm sao này rồi chòm sao kia hiện ra. Vòng quay xoay đủ một vòng rồi nhiều vòng. Da thịt chùng xuống, khóe mắt hiện vết nhăn, một đường rồi nhiều đường, mỗi ngày một dầy thêm. 

Thỏi son cũ nhiều năm bụi bặm. Hộp phấn năm xưa lõm xuống, khô cong, không bao giờ được thay thế nữa. Không khả năng mua sắm, nhưng dù cho có tiền dư chăng nữa, thì cũng sẽ cất vào một góc tủ ìm lìm. Thân xác người trong rào kẽm gai và người tất bật nơi vùng có tem phiếu đều có một điểm chung: gầy gò và nụ cười không còn. 

Tất cả là mỏi mòn sau tháng tư năm ấy.

(A.C.La)

Đêm Nhớ Mẹ, thơ


12 May 2017

HỠI NGƯỜI TRẺ VIỆT NAM, Tùy bút

ĐIỆP MỸ LINH

Đồng quê Miền Nam (Nguồn: Internet)
Vào dịp Thanh Minh, gia đình tôi đi chùa, viếng hài cốt của Bố các con tôi – Cố Hải Quân Trung Tá Hồ Quang Minh!

Vừa rời nơi để hài cốt của Minh, thấy một vị Thầy bước về hướng tôi, tôi cung kính chào. Thầy cười và rất bất ngờ gọi: “Chị Điệp Mỹ Linh!” Tôi hoàn toàn ngạc nhiên: “Dạ, thưa Thầy, làm thế nào Thầy biết con là Điệp Mỹ Linh?” Thầy đáp: “Biết chứ! Nhưng tôi khuyên chị đừng nên viết xúi người ta ‘wuýnh’ nhau!” Tôi ngỡ ngàng, tim thắt lại và lòng cảm thấy bất nhẫn, vội quay người, bước nhanh vào chánh điện. Vì không hiểu tiếng Việt nhiều, các con tôi bước theo tôi nhưng vẫn quay lại nhìn Thầy như ngầm hỏi: “Thầy đã nói gì xúc phạm đến Măng của chúng tôi, phải không?”

Dù bị xúc phạm, sau khi quỳ xuống, chấp tay, nhìn tượng Phật Quan Thế Âm, tôi cảm thấy bình an trong hồn.

Theo tiếng niệm kinh trầm trầm – và cũng vì lời khuyên của vị Thầy, lúc nãy – hồn tôi lui về quá khứ xa xăm như muốn tìm lại những dòng sông xưa, những vùng trời lửa đạn, những bến bờ dấu yêu, những khuôn mặt thân quen của những người đã hy sinh tuổi trẻ, hy sinh một phần cơ thể và rất nhiều người hy sinh cả mạng sống để bảo vệ miền Nam Việt Nam!

Ẩm Nguyệt, thơ

Dạo:
 
Thân mang ngọc báu nào hay,
Khắp nơi khổ sở loay hoay kiếm tìm.

           飮 月

雲 逃 玉 兔 展 姸 容,

一 隻 漁 舟 水 上 衝.

老 鶩 悾 悾 尋 暮 鼓,

殘 燈 苦 苦 望 晨 鐘.

庭 前 樹 折 人 亡 蔭,

火 裏 冰 消 佛 隱 蹤.

酌 酒 盲 翁 三 盞 喫,

不 知 飮 月 自 杯 中.
                 陳 文 良

Âm Hán Việt:

              Ẩm Nguyệt
Vân đào, ngọc thố triển nghiên dung,
Nhất chích ngư châu thủy thượng xung.
Lão vụ không không tầm mộ cổ,
Tàn đăng khổ khổ vọng thần chung.
Đình tiền thụ chiết, nhân vong ấm,
Hỏa lý băng tiêu, Phật ẩn tung.
Chước tửu, manh ông tam trản khiết,
Bất tri ẩm nguyệt tự bôi trung.
               Trần Văn Lương


Dịch nghĩa:

             Uống Trăng
Mây chạy trốn, con thỏ ngọc (trăng) bày ra khuôn mặt đẹp đẽ,
Một chiếc thuyền câu xông pha trên nước.
Con vịt trời già ngu ngơ tìm (tiếng) trống chiều,
Ngọn đèn tàn buồn bã trông đợi (tiếng) chuông sớm.
Cái cây trước sân (bị) đổ, người mất bóng mát, (1)
Cục nước đá trong (lò) lửa (bị) tan, Phật ẩn giấu tung tích. (2)
Rót rượu, ông lão mù uống (luôn) ba chén, (3)
Chẳng biết rằng (mình) đang uống trăng từ trong chén.

Chú thích:

(1) Vô Môn Quan, tắc 37: Đình Tiền Bách Thụ
    Cử:
    Một ông tăng hỏi Thiền Sư Triệu Châu:
       -  Ý Tổ sư từ Tây sang là gì? (Hán văn: Như hà thị Tổ sư Tây lai ý)
    Triệu Châu đáp:
       - Cây bách trước sân.  (Hán văn: Đình tiền bách thụ tử)

    Lời Bình của Vô Môn Huệ Khai:
    Nếu thấy rõ được chỗ trả lời của Triệu Châu thì trước không có Thích Ca, sau không có Di Lặc.

   Bài Tụng của Vô Môn Huệ Khai:
         Ngôn vô triển sự,
         Ngữ bất đầu cơ.
         Thừa ngôn giả táng,
         Trệ cú giả mê.

   Trần Tuấn Mẫn dịch:
       Lời không tả chuyện,
       Tiếng chẳng hợp duyên.
       Đeo lời mất mạng,
       Vướng câu tối lòng.

(2) Pháp Bảo Chư Tổ, Thượng Tọa Thích Minh Nhật biên soạn (http://www.thuongson.net/phapbaochuto.htm):

Bài tụng của Trường Khánh Huệ Lăng:

   Vạn tượng chi trung độc lộ thân
   Duy nhân tự khẳng nãi vi thân
   Tích thời mậu hướng đồ trung mịch
   Kim nhật khán như hỏa lý băng

Bài dịch của TT Minh Nhật:

  Chính nơi tâm thức bày một thân
  Chỉ người tự nhận mới là gần
  Lúc xưa lầm hướng ngoài đường kiếm
  Giống tợ băng trong lửa cháy rần.

Lời Luận của TT Minh Nhật:

Muốn an lành hãy quay về tâm thức và thật lắng lòng. Muốn lắng lòng thì đừng hướng ngoại tìm kiếm sự an lành. Hướng ngoại tìm an lành nếu có, sẽ mất nhanh ngay, giống như nước đá đưa vào lửa sẽ tan biến mất.

(3) Vô Môn Quan, tắc 10: Thanh Thoát Cô Bần
    Cử:
    Ông tăng thưa với Hòa thượng Tào Sơn:
    - Thanh Thoát nghèo đói, xin Sư giúp đỡ.
    Tào Sơn gọi:
    - Thầy Thoát!
    Tăng đáp:
    - Dạ.
    Tào Sơn bảo:
    - Rượu nhà họ Bạch ở Thanh Nguyên, uống xong ba chén mà sao còn bảo chưa dính môi ?

    Lời Bình của Vô Môn Huệ Khai:
    Thanh Thoát trình cơ như vậy, tâm ý là sao? Tào Sơn sáng mắt, biết ngay thâm ý. Tuy nhiên như vậy, đâu là chỗ thầy Thoát uống rượu?


Phỏng dịch thơ:
           Uống Trăng
Trăng thu rờ rỡ tống mây bay,
Một bóng thuyền câu nhỏ quắt quay.
Vịt nhớ trống chiều, day dứt kiếm,
Đèn mong chuông sớm, nghẹn ngào lay.
Trước sân cây đổ, tâm không hiện,
Trong lửa tuyết tan, Phật chẳng bày.
Ông lão mù luôn tay cạn chén,
Vô tình nuốt vẹn mảnh trăng say.
              Trần Văn Lương
                 Cali, 5/2017

Lời bàn của Phi Dã Thiền Sư :
       Đừng trách ông lão mù uống trăng mà không biết. Hầu hết chúng sanh nào có khác gì! Ai cũng mang châu báu vô giá trong mình mà không biết để phải chịu cơ khổ rách rưới. (*)
        Hỡi ơi! Bính Đinh đồng tử đến xin lửa! (**)

Ghi chú:

(*) Kinh Diệu Pháp Liên Hoa (gọi tắt là Pháp Hoa), quyển 4, phẩm thứ 8: Ngũ Bá Đệ Tử Thọ Ký
     (Bản dịch của Tỳ kheo Thích Trí Tịnh):

8. Bấy giờ, năm trăm vị A-la-hán ở trước Phật được thọ ký xong, vui mừng hớn hở liền từ chỗ ngồi đứng dậy đến trước Phật, đầu mặt lạy chân Phật ăn năn lỗi của mình mà tự trách : Thế-Tôn ! Chúng con thường nghĩ như vầy, tự cho mình đã được rốt ráo diệt độ, nay mới biết đó là như người vô trí. Vì sao? Chúng con đáng được trí huệ của Như-Lai mà bèn tự lấy trí nhỏ cho là đủ.

 Thế-Tôn! Thí như có người đến nhà bạn thân say rượu mà nằm, lúc đó người bạn thân có việc quan phải đi, lấy châu báu vô giá cột trong áo của gã say, cho nó rồi đi. Gã đó say mèm đều không hay biết, sau khi dậy bèn dạo đi đến nước khác, vì việc ăn mặc mà phải gắng sức cầu tìm rất là khổ nhọc, nếu có được chút ít bèn cho là đủ.

 Lúc sau người bạn thân gặp gỡ thấy gã bèn bảo rằng : "Lạ thay! Anh này sao lại vì ăn mặc mà đến nỗi này. Ta lúc trước muốn cho anh được an vui tha hồ thụ năm món dục, ở ngày tháng năm dó, đem châu báu vô giá cột vào trong áo anh nay vẫn còn đó mà anh không biết, lại đi nhọc nhằn sầu khổ để cầu tự nuôi sống thực là khờ lắm; nay anh nên đem ngọc báu đó đổi chác lấy đồ cần dùng thì thường được vừa ý không chỗ thiếu thốn.

(**) Bích Nham Lục, tắc 7: Huệ Siêu Vấn Phật

Trích lời Bình của Viên Ngộ Khắc Cần:
       (Bản dịch của Thiền Sư Thích Mãn Giác)
...
Cũng như ông tăng giám viện Tắc tuy ở trong chúng hội của Pháp Nhãn song chưa từng xin nhập thất. Một hôm Pháp Nhãn hỏi ông ta, "Tại sao viện chủ không nhập thất?" Tắc đáp, "Hòa thượng không biết là hồi ở với Thanh Lâm đệ tử có chứng được đôi chút sao?" Pháp Nhãn nói, "Ông thử kể lại cho tôi nghe xem." Tắc nói, "Đệ tử hỏi Phật là gì?" Thanh Lâm nói "Bính Đinh đồng tử đến xin lửa." Pháp Nhãn nói , "Lời hay lắm song tôi e rằng ông hiểu lầm. Thử nói gì nữa xem sao." Tắc nói, " Bính Đinh là lửa, lấy lửa mà đi tìm lửa. Cũng như đệ tử đã là Phật rồi lại còn đi tìm Phật". Pháp Nhãn nói, "Quả nhiên là giám viện hiểu lầm rồi." Tắc không vui mới thu dọn hành trang bỏ qua sông. Pháp Nhãn nói: "Người này nếu trở lại thì còn cứu được, nếu không trở lại thì không cứu được nữa." Đến giữa đường Tắc tự suy gẫm: "người này là bậc thiện tri thức của năm trăm người, chẳng lẽ ông ta lại lừa mình sao?" Bèn trở lại, vào tham kiến Pháp Nhãn. Pháp Nhãn nói, "Ông cứ hỏi đi, tôi sẽ trả lời cho." Tắc hỏi, "Phật là gì?" Pháp Nhãn nói, "Bính Đinh đồng tử đến xin lửa." Nghe lời ấy Tắc bèn đại ngộ.

11 May 2017

Nam Hàn đã có tổng thống mới.

Tân tổng thống Nam Hàn, ông Văn Tại Dần (Moon Jae-in) tuyên thệ nhậm chức sau khi đã chiến thắng trong cuộc bầu cử vừa qua.

Ông Moon, ứng viên đảng Dân chủ, giành 41,1% số phiếu hôm 9/5, trong khi đối thủ bảo thủ Hồng Chuẩn Tiêu (Hong Joon-pyo) được 25,5% số phiếu. Ứng viên trung tả An Triết Tú (Ahn Cheol-soo), người được nhận định là một đối thủ mạnh, đứng thứ ba với 21,4%.

Ông Moon là ai?

*  Là con của gia đình tỵ nạn đến từ Bắc Hàn, ông Moon đã phục vụ trong lực lượng biệt kích Nam Hàn trước khi trở thành luật sư nhân quyền.

*  Là người ủng hộ đối thoại với miền Bắc trong khi vẫn duy trì áp lực và lệnh trừng phạt, chủ trương ngược lại với người tiền nhiệm.

*  Mong muốn cải cách hệ thống tập đoàn gia đình trị tại Nam Hàn đang thống trị nền kinh tế

*  Đã bị bắt giam khi còn là sinh viên trong những năm 1970 vì dẫn đầu các cuộc biểu tình chống chế độ Park Chung-hee, cha của bà Park.

*  Một trong những cố vấn cao cấp của cố tổng thống dân chủ Roh Moo-hyun.

Thơ MÔNG LUNG

Nguyễn Công Lượng

Thơ Mông Lung là một hiện tượng mới lạ trên thi đàn đương đại Trung Quốc. Hiện tượng này chưa được phổ biến sâu rộng. Bởi vì nói đến thơ Trung Quốc người ta chỉ nói đến thơ Đường, thêm vào thì người ta nói đến thơ Tống, còn thơ của các đời Nguyên, Minh, Thanh về sau chỉ bước theo lối xưa của thơ Đường, Tống mà thôi.

Tháng 3 năm 1979 trên tạp chí “Thi San” xuất bản ở Bắc Kinh, thơ Mông Lung mới được biết đến như là một trường phái thơ thực sự. Mặc dù trước năm 1979 những bài “thơ Mông Lung” đã xuất hiện nhưng phải đến thập niên 80 thơ Mông Lung mới có mặt trên khắp các tạp chí ở Trung Quốc như Tinh Tinh, Văn Học Thượng Hải, Nhân Dân Văn Học, Văn Hối Nguyệt San, Văn Học Phúc Kiến, Văn Học Tứ Xuyên, Mãng Chủng, Manh Nha, Thanh Xuân…

Thơ Mông Lung là gì ? Cứ theo tên gọi của nó thì “mông lung” là lúc ánh trăng sắp lặn, lúc mặt trời chưa mọc, trời còn tối. Rộng và lờ mờ, không rõ nét, gây cảm giác hư ảo, tràn lan không trung. Nên thơ Mông Lung là loại thơ chẳng có niêm luật, ý thơ thì không rõ ràng, nó thường dùng thể thơ tự do, có vần hoặc không có vần. Vấn đề mà nó đề cập, sự vật mà nó miêu tả rất là mơ hồ, như bị một màn sương mỏng che phủ nhưng vẫn làm cho người đọc cảm thấy sản khoái vì cái lung linh trước mắt. Lẽ dĩ nhiên mỗi người đọc sẽ có những cảm nhận khác nhau nhưng nó bắt buộc người đọc phải có một trình độ thưởng thức nhất định mới hiểu nổi và một khả năng cảm thụ để nhận biết được cái tế nhị bằng cảm tính tinh vi. Thơ mông Lung đi từ tả thực sang tả ý, chú trọng đến sự chân thực của chủ thể mà không nhằm phản ảnh chân thực khách quan cũng không mô phỏng trung thực hiện thực khách quan.

10 May 2017

KHÚC THƠ SẦU

(THƯƠNG CHA NHỚ MẸ)

Ngày con rời đất nước
Mẹ đứng tựa bên song
Mắt già hoen lệ ứa
Lòng con buồn xót xa

Cha già lòng chẳng núng
Tiễn con tận đầu ngõ
Nhớ hoài lời cha dặn
“Con ơi giữ chí trai…”

Hành trang con mang theo
Nỗi buồn hờn vong quốc
Nỗi sầu hận ly hương
Tranh đấu trong đau thương

Ca nhi nào có biết
Quốc hận là cái chi
Quốc sĩ vẫn bất tri
Hậu Đình Hoa thưởng thức !

Đất khách vui buồn đủ
Bút pháp phải trăm rèn
Áo cơm từ nước mắt
Sá gì phận nam nhi

Xuân đến rồi xuân đi
Bao năm con chẳng về
Lệ lòng lại cứ tuôn
Quốc thù: làm sao trả !

Luật trời ai cải được
Cha về cõi vĩnh hằng
Mẹ thân già sức yếu
Con bất hiếu miền xa

Con luôn luôn nhớ mẹ
Và mãi mãi thương cha
Chỉ vì quân xâm lược
Nên đành phải cách xa

Công cha cao bằng trời
Tình mẹ rộng hơn biển
Trời biển thật bao la
Làm sao con báo đáp ?!

Hôm nay ngày Hiền Mẫu
Con làm khúc thơ sầu
Cha linh thiêng chứng giám
Xin mẹ hiền thứ tha !

* Nguyễn Công Lượng
( LittleSaigon, Ngày Hiền Mẫu 10.05.2015)

Ông Tập Cận Bình đang… tự diễn biến?

Mạc Văn Trang

 (Tôi vừa nhận được bài này từ nhà giáo Phạm Toàn, do Đạo diễn Trần Văn Thủy gửi cho. Nếu đúng vậy, mừng cho nhân dân TQ quá. Xin đưa lên để bà con theo dõi xem thực hư thế nào?)

Những chính sách mới của chủ tịch Tập Cận Bình bắt đầu thi hành từ 18/6/2017

1. Từng bước tăng tỷ lệ chi ngân sách trên 50% dùng vào dân sinh, giảm chi tiêu hành chính xuống còn dưới 20%, khống chế nghiêm ngặt việc chi hành chính.

2. Thực hiện miến phí y tế và học phí toàn dân.

3. Khống chế vật giá, mạnh mẽ gia tăng thu nhập nhân dân và lương tối thiểu.

4. Giảm thuế cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, nâng mức khởi điểm tính thuế thu nhập cá nhân lên 10.000 NDT.

5. Khai đao với độc quyền, loại bỏ mọi hình thức độc quyền, kể cả lĩnh vực vũ khí đạn dược.

6. Học tập Đông Âu, dân doanh hóa toàn bộ xí nghiệp QD, chia cổ phần cho toàn dân; đình chỉ kết toán ngoại hối bắt buộc, thực hiện gửi ngoại hối trong nhân dân.

7. Không nâng đỡ thị trường nhà đất, dù chỉ mảy may tơ hào; triệt để cải cách thị trường chứng khoán.

8. Bỏ hẳn sinh đẻ có kế hoạch, giải tán UBKHHGĐ.

9. Loại bỏ mọi đặc quyền cũng như chế độ cung cấp đặc biệt.

10. Trừ các cơ quan đầu nảo nhà nước, loại bỏ tất cả trạm gác tại các cơ quan đảng và chính phủ.

11. Bãi bỏ mọi cơ cấu mang tính chất đoàn văn công, giải tán tán tất cả nhân viên.

12. Ngừng tuyển công chức, tài giảm công chức hằng năm, mạnh tay đốn bỏ các cơ cấu na ná như cơ quan hành chánh nhưng không thuộc các ngành hành pháp, lập pháp, tư pháp, quạn sự, ngưng đài thọ họ bằng ngân sách.

13. Vào thời điểm thích hợp, giảm cấp hành chánh từ 5 cấp xuống còn 3 cấp, tức trung ương, tỉnh, huyện (dưới cấp huyện bỏ hết, thực hiện chế độ nhân dân tự trị).

14. Tài sản quan chức công khai, nhân dân được phép kiểm tra trên mạng bất cứ lúc nào.

15. Tách bạch quốc khố và đảng khố, quốc khố thuộc nhà nước, đảng khố thuộc đảng.

16. Từng bước ngưng viện trợ nước ngoài, chi tiêu từng đồng cũng phải được nhân dân hoặc đại biểu nhân dân đồng ý.

17. Phúc lợi xã hội phải tuân thủ cùng 1 pháp quy, quan và dân như nhàu, toàn dân bình đẳng.

18. Từng bước loại bỏ hết toàn bộ xe công, các quan chức phải đi làm bằng phương tiện giao thông công cộng hoặc tự lái xe. Muốn làm giàu thì đừng "làm quan".

19. Xây dựng "Luật chống hủ bại". Lập pháp quy định: dù tham ô 1 xu cũng có tội; nhận hối lộ phạm tôi, đưa hối lộ vô tôi.

20. Từng bước loại bỏ hạn chế ngôn luân, cho phép nhân dân tự do làm báo, tự do ăn nói. Chỉ khi nhân dân có quyền giám sát, hiện tượng tham ô hủ bại mới không nơi lẩn trốn.

21. Cho phép nông dân thành lập nông hội, cho phép cọng nhân thành lạp công đoàn tự do, cho phép các ngành nghề thành lập tổ chức tương trợ và tử quản. Mao chủ tịch từng nói: mọi quyền lực ở nông thôn thuộc về nông hội; Lưu Thiếu Kỳ từng nói: mọi quyền lực ở nhà máy thuộc về công đoàn. Đảng Cộng Sản không quên những lới nói đó của Mao chủ tịch và Lưu Thiếu Kỳ.

22. Khôi phục toàn diện truyền thống văn hóa của dân tộc Trung Hoa, khôi phục tín ngưỡng, hãy để cho linh hồn của mọi người TQ dều có nơi nơi nương tựa.

Chủ trương trên của ông Tập được thông qua trong hội nghị TƯ lần thứ 4 (Đại hội 18). Theo phân tích của học giả Singapore Trịnh Vĩnh Niên, ông Tập không chỉ lo cho 2 nhiệm kỳ của mình, còn lo cho 30 năm sau.

Mạc Văn Trang
Nguồn: facebook.com/macvan.trang

(Via Thông Luận)

05 May 2017

Người cao tuổi tuyệt đối không làm 8 việc sau đây vì nguy hại cho sức khoẻ

Hạn chế được 8 hành động này, người cao tuổi sẽ tránh được cơ số những nguy hiểm đối với sức khỏe.

    1. Không dùng quá sức khi đi đại tiện
Hạn chế dùng sức rặn khi đi đại tiện là một trong những điều cần lưu ý đối với người cao tuổi. Bởi hành động này sẽ khiến ổ bụng chịu áp lực lớn, huyết áp lên nhanh và làm tăng nguy cơ xuất huyết não.

Bên cạnh đó, việc dùng sức rặn quá mạnh khi đi đại tiện còn tăng áp lực đối với tim và có thể dẫn tới nhồi máu cơ tim.

Những người cao tuổi mắc chứng táo bón nên tăng cường ăn rau xanh và hoa quả giàu chất xơ, hình thành thói quen đại tiện đúng giờ hoặc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để việc đi vệ sinh diễn ra dễ dàng và an toàn hơn.

Đại tiện cũng là một vấn đề sức khỏe cần lưu ý đối với người lớn tuổi.
    2. Không nên vội rời giường khi vừa ngủ dậy

Nghề làm “… mười phương”

Bùi Quang Vơm

Đảng Cộng sản Việt Nam, nói cho đúng và chính xác hơn là Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam – để những cá thể, cũng là đảng viên cộng sản nhưng không hành cùng nghề, khỏi bị xúc phạm – từ lâu, có một chính sách đối ngoại cổ quái gọi là chính sách “làm bạn với tất cả”.

Thế giới là một tập hợp các quốc gia dân tộc có những quyền lợi, triết lý sống và lịch sử, truyền thống và văn hoá khác nhau. Ở đấy có những khái niệm triết học và đạo đức khác nhau. Cùng một sự việc, ở quốc gia này được gắn huân chương nhưng ở quốc gia khác có thể bị xử bắn. Ở nơi này, quyền của người dân là quy tắc làm luật, luật thể chế hoá quyền dân và bảo vệ quyền dân, quyền dân là tối thượng, trong khi ở nơi khác, nhà nước làm ra luật để quy định quyền của người dân, mọi cái đều “do luật định”, dụng luật làm công cụ để khống chế và tước đoạt quyền của dân.

Triết lý sống có nguồn gốc lịch sử và văn hoá khác nhau làm ra vũ trụ quan và nhân sinh quan của mỗi quốc gia khác nhau, thậm chí ngược chiều, đối kháng nhau. Lợi ích dân tộc của mỗi quốc gia không giống nhau, vì vậy, mối quan hệ giữa các quốc gia là khác nhau, có thể xung khắc lẫn nhau, thậm chí đối nghịch nhau.

Tin buồn

 Hiền thê đồng môn Dương Tấn Hải
(Cựu sinh viên Ban Cao Học Khóa 5 Học Viện QGHC Sàigon)


NGUYỄN THỊ NAM MINH
Dương Claire

Cựu sinh viên Ban Đốc Sự Khóa 16
Học Viện Quốc Gia Hành Chánh Sàigon

Vừa từ trần ngày 2 tháng 5 năm 2017 tại Aix En Provence, Pháp quốc
Hưởng thọ 72 tuổi

(Nguồn: Hội CSV/QGHC Nam California)

02 May 2017

Hồi ký của nhà báo Tống Văn Công: Đến già mới chợt tỉnh – Từ theo Cộng đến chống Cộng

Ảnh bìa hồi ký Tống Văn Công
Về tác giả Tống Văn Công: Được xem như một trong những nhà báo lão thành của nền “báo chí cách mạng”, ông Tống Văn Công đã trở thành “kẻ thù” của đảng chỉ vì nhìn ra chân tướng chế độ và mạnh mẽ lên tiếng đòi hỏi cải cách dân chủ. Ông bị quy chụp là “phần tử chống đảng điên cuồng”, chỉ vì ông bày tỏ quan điểm một cách ôn hòa. Ông Tống Văn Công vừa cho ra mắt quyển hồi ký “Đến già mới chợt tỉnh – Từ theo cộng đến chống cộng”. Ông thuật lại đời làm báo của mình. Ông cũng nhắc lại nhiều chuyện oái oăm khác trong chế độ mà ông từng phục vụ và từng tung hô để rồi nhận ra rằng chế độ ấy chỉ được dựng lên bằng dối trá. Dưới đây là vài trích đoạn trong hồi ký trên.

Kỳ 1: TÔN ĐỨC THẮNG, PHẠM VĂN ĐỒNG VÀ VỤ ÁN ĐƯỜNG BARBIER

Năm 1949 anh Lê Văn Chánh (hiện nay là Phó Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam) bạn đồng hương của tôi được kết nạp vào Đảng, sau đó được học một khóa chính trị, chương trình học gồm có: Chủ nghĩa xã hội khoa học; Cách mạng dân chủ mới; Lịch sử Đảng. Trong giáo trình lịch sử Đảng, có một bài về tổ chức tiền thân của Đảng là Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội. Chủ tịch Kỳ ủy của tổ chức này (cấp lãnh đạo Nam Kỳ) là Tôn Đức Thắng.

Năm 1928 ông Tôn Đức Thắng chủ trì “tòa án cách mạng” xử tử hội viên Lê Văn Phát (người xã Mỹ Chánh, Ba Tri, Bến Tre) về tội yêu đương. Các hội viên thực hiện bản án bằng cách bóp cổ Lê Văn Phát đến chết, rồi đổ xăng đốt để không thể nhận diện. Anh Chánh và tôi vô cùng kinh ngạc, rồi tự an ủi “đó là một thời ấu trĩ đã qua”. Hàng chục năm sau, nhà thơ Hoàng Hưng trong dịp đi Pháp về kể, anh được đọc quyển hồi ký “Passion, Betrayal and Revolution in Colonial Saigon” của bà Nguyễn Trung Nguyệt, một trong bốn người thực hiện bản án nói trên kể lại chuyện xưa. (Ba người kia là Trần Trương, Ngô Thiêm, Nguyễn Văn Thinh bị tòa án Pháp xử tử, bà Nguyệt là phụ nữ nên được hạ mức án xuống tù chung thân, đày ra Côn Đảo).

Mãi gần đây tôi mới biết hồi ấy Tuần báo Phụ Nữ Tân văn (trụ sở ở số 42 đường Catinat, trước năm 1975 là đường Tự Do, nay là Đồng Khởi) số 14, xuất bản ngày Một tháng 8 năm 1929 đã có bài tường thuật như sau: “Trong đêm mùng 8 rạng ngày 9 tháng 12 năm 1928 xảy ra vụ giết người quá tàn bạo và dã man tại căn nhà số 5, đường Barbier mà hung thủ là những người trong Phân bộ Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội ở Nam Kỳ. Nạn nhơn là Lê Văn Phát, bí danh là Mỹ, Lang, bị đồng chí kết án tử hình vì tội phản bội theo điều lệ của đảng: Lê văn Phát ve vãn người chị em của chúng ta là Thị Nhứt”. Và tội phản bội theo điều lệ đảng được các đồng chí của Phát giải thích: “Phát không gạt bỏ tình riêng để toàn tâm toàn ý phục vụ cách mạng”. Ba đồng chí trẻ tuổi hơn hết trong tổ chức của Phát (23, 24, và 26 tuổi) thi hành bản án đã được tòa án cách mạng phán quyết.

Tôn Đức Thắng, 40 tuổi chủ trì tòa án vì ông là Chủ tịch Kỳ bộ Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội. Tòa án Pháp xử Tôn Đức Thắng 20 năm khổ sai. Phạm Văn Đồng 10 năm cấm cố vì “đồng ý bản án tử hình” nói trên. Bốn tên ra tay giết người, bị xử tử hình là Trần Trương, Ngô Thiêm, Nguyễn văn Thinh, cô Nguyễn Trung Nguyệt bị đày ra Côn Đảo.” Sau này các giáo trình Lịch sử Đảng viết lại vụ án đường Barbier: Bác Tôn bị thực dân Pháp gán vào tội chủ mưu giết người trong vụ ám sát một người hợp tác với chính quyền thuộc địa Nam Kỳ tên là Phát. Họ cho rằng, các đồng chí của ông thực hiện vụ giết người ở đường Barbier. Nhờ một đồng chí trẻ đứng ra nhận mình là chủ mưu và nhờ sự vận động của một số nhân sĩ trí thức như bà Trần Thị Cừu, đốc học Nguyễn Văn Bá, luật sư Trịnh Đình Thảo, nên ông chỉ bị chính quyền thuộc địa tuyên án 20 năm chung thân khổ sai, đày ra Côn Đảo.

Lịch sử Đảng cho rằng trước đó cụ Tôn bị bắt lính năm 1914 và bị đưa sang Pháp, sung vào hải quân phục vụ cuộc Chiến tranh Thế giới Thứ nhất. Khi Cách mạng Tháng 10 Nga nổ ra, Pháp đưa hạm đội đi đàn áp. Cụ Tôn đã làm binh biến kéo cờ đỏ trên thiết giáp hạm ở Hắc Hải. Sau đó Cụ về nước thành lập Công hội đỏ ở Xưởng Ba Son năm 1920. Năm 1925, Cụ Tôn lãnh đạo cuộc đình công ở Xưởng Ba Son giam chân chiến hạm Pháp khiến chúng không kịp đi tham gia đàn áp cách mạng Trung Quốc. Về các sự kiện nói trên, giáo sư sử học Christoph Giebel của Đại học Washington tác giả quyển sách “Tiền bối tưởng tượng của những nhà cộng sản Việt Nam: Tôn Đức Thắng và chính trị của lịch sử và ký ức” (Imagined Ancestries of Vietnamese Communism: Ton Duc Thang and the Politics of History and Memory) đã cho rằng: “Không có bằng chứng cho thấy ngay từ thời rất trẻ, thậm chí trước cả thời thế chiến thứ nhất, ông Tôn đã hoạt động rất tích cực trong các tổ chức cách mạng tại Sài Gòn. Ông Tôn không bị bắt lính mà được tuyển mộ. Và ông Tôn Đức Thắng không có mặt trên bất kỳ con tàu nào của Pháp liên quan vụ binh biến ở Hắc Hải. Bộ máy tuyên truyền đã dùng hình ảnh ông Tôn cắm cờ trên con tàu ở Hắc Hải để kết nối cách mạng Việt Nam với Cách mạng tháng Mười Nga.” Theo Giebel, “cuộc đình công ở Ba Son không phải là đình công chính trị với mục đích chống đế quốc, và cũng không giam chân được chiến hạm Pháp trên đường sang Trung Quốc.”

…….

Kỳ 2: “Cụ Hồ bày ra Đảng Dân Chủ với Đảng Xã Hội để dụ khị mấy thằng trí thức đang lớ ngớ, gom vào hai cái đảng này để tiện việc quản lý, giáo dục đó thôi!”

Suy ngẫm

Vũ khí của một chế độ độc tài là gì?

Không chỉ là sức mạnh của cả một thể chế chính trị từ trên xuống dưới; không chỉ là sức mạnh của quân đội, cảnh sát, an ninh... được vũ trang đến tận răng đi kèm với tòa án, luật pháp... và số đông đội ngũ tay sai được giáo dục, đào tạo trong bao nhiêu năm...; không chỉ là sức mạnh của cả một hệ thống tuyên truyền qua phương tiện truyền thông và giáo dục... Vũ khí của một chế độ độc tài đó là: sự sợ hãi, sự bí mật và sự dối trá!

Một chế độ độc tài còn tồn tại được khi nào nhân dân còn sợ hãi cái bộ máy vận hành chế độ đó và chưa ý thức được sức mạnh của mình.

Một chế độ độc tài còn tồn tại được khi nào mọi sự thật của lịch sử và của chính quyền đó còn bị bưng bít, hay nói khác đi khi sự bí mật và sự dối trá còn bao trùm lên toàn xã hội.

Đạo diễn Song Chi

Tùy bút

H ình như thuở đó có một học sinh nghèo "ngoại đạo" mới vừa 16 tuổi, quê mùa nhút nhát, đang nuôi dưỡng một tình "yêu-hoa-cúc...