07 December 2015

Giới thiệu sách "Vietnam History: Stories Retold For A New Generation"

Add caption
Lịch sử Việt nam:
Những câu chuyện củ kể lại cho thế hệ mới

Tác giả :
Bs Hồ Văn Hiền và Bs Đặng Văn Chất

Vietnam History: Stories Retold for A New Generation
By Hien V. Ho and Chât V. Dang.

 
Ba mươi sáu năm sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, những người Việt tị nạn ra đi lúc đã trưởng thành ngày nay đã thành những người cao niên, và những người rời tổ quốc lúc tuổi còn thơ nay đã đến tuổi trung niên. Người lớn tuổi hồi tưởng lại quá khứ, tìm hiểu về những giây phút lịch sử từng sống qua một cách vội vã, lắm khi chỉ là ‘nhắm mắt đưa chân”, những biến cố đã đưa đẩy mình đến đất nước này, lúc đầu xa lạ, nay đã là quê hương thứ hai, có khi thứ ba. Bao nhiêu hồi ký, bao nhiêu biện hộ ,giải thích cho một cuộc chiến kéo dài ba mươi năm, những điều chúng ta muốn nói trước khi từ giả cuộc chơi…

Tuy nhiên, quá khứ của chúng ta không chỉ là chiến tranh. Đối với những người trung niên, nay con cái họ đã gần hoặc đến tuổi trưởng thành, sẽ có lúc họ cần phải  trả lời những câu hỏi của thế hệ tiếp nối, thế hệ 1 1/2, thế hệ thứ 2… Những câu hỏi sẽ đặt bằng tiếng Anh, tiếng Pháp vì ngôn ngữ chúng không còn là tiếng Việt. Những câu hỏi đi thật sâu ngược dòng lịch sử và liên hệ đến nguồn gốc , “căn cước “ hàng ngàn năm hang trăm năm của người Việt chúng ta :

·         Chúng ta có phải là “Chinese” không? Tại sao không? “China” có từ thời nào và nước Việt chúng ta khởi nguồn lúc nào?

·         Những người feminist hay trích dẫn một người đàn bà Việt Nam  tên Triệu thị Trinh, vậy Triệu thị Trinh là ai?”

·         Hiện nay báo chí luôn nhắc tới việc chủ quyền Việt nam bị Trung quốc đe dọa, vậy Việt Nam thực sự là một nước độc lập từ bao giờ? Bài thơ   “Nam quốc sơn hà nam đế cư..” thường được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên: vậy  Lý Thường Kiệt là ai?

·         Trung Quốc từng hăm dọa sẽ dạy cho Việt Nam một bài học và hứa sẽ trừng trị Việt Nam; vậy trong quá khứ  Việt Nam “học”  những bài học lịch sử như thế nào?”

·         Ai là người đứng trên  tượng đài bên bờ sông Sài gòn, chỉ tay như biểu chúng ta ngày nào đi vượt biển tìm tự do? Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là ai?  Có bản dịch lời của Hịch Tướng sĩ ra tiếng Mỹ không?

·         Tại sao chữ Việt nam bây giờ khác chữ “Chinese” trong  lúc ở  Việt Nam, trong các đình  chùa, ngoài nghĩa địa , liễn đối, mộ bia viết toàn bằng chữ Tàu, mà người Việt cũng không đọc được? Hay là trước đây, người Việt Nam không có chữ viết?

·         Vậy tại sao người Việt Nam bây giờ dùng mẫu tự la tinh để viết tiếng mình, mà không dùng các chữ viết cổ truyền như  Thái Lan,  Cambodia, Lào? Alexandre de Rhodes là ai, trong hoàn cảnh nào một  người Pháp lại xuất bản cuốn từ điển tiếng Việt đầu tiên, có công hay đáng tội?

·         Phật giáo và Công giáo là những tôn giáo lớn ở Việt Nam. Vậy Phật giáo có ở Việt nam từ bao giờ , và qua Việt Nam ngã nào, trước tiên nhờ những vị sư Án độ qua truyền giáo hay  do người Trung Hoa  nhờ Tam Tạng thỉnh kinh rồi “dạy” lại cho người Việt ? Và Thiên Chúa giáo đã có mặt ở Việt Nam từ hồi nào? Có phải người Pháp đến chiếm đóng Việt Nam rồi đem theo đạo này không, hay là các giáo sĩ đã rao giảng ở Việt Nam mấy trăm năm trước khi chủ nghĩa thực dân Pháp thành hình?

·         Người Việt hay bàn đến sao tử vi, vậy trước đây  người Việt nam có biết gì về thiên văn học là khoa học nghiên cứu các hành tinh , các sao trên trời? Các chuyên gia Việt thế kỷ thứ 17 tiên đoán chính xác nhật thực và nguyệt thực? Người Việt có thuốc chữa bịnh riêng của mình hay không, hay toàn là thuốc Tàu nhập cảng ?

·         Bây giờ đọc báo thấy Việt Nam thua xa các nước Đông Nam Á về mọi mặt, vậy ngày xưa vị trí chúng ta có khá hơn các nước đó hay không?Trước khi thua trận nước Pháp, võ khí quân sự Việt Nam như thế nào, có ngang tầm với các nước trong vùng không?

·         Ngày xưa Mỹ có biết Việt nam ở đâu không?  Hoàng tử Việt Nam nào từng đến Paris và hứa cung cấp lúa giống cho Thomas Jefferson trước thời cách mạng Pháp?

·         Sài gòn mà chúng ta vẫn còn lưu luyến qua những hình ảnh quen thuộc như “ con đường Duy Tân cây dài bóng mát”, Sài gòn thế kỷ thứ 19 lúc Pháp mới đến như thế nào? Người phụ nữ Sài gòn lúc đó, người Việt, người Ấn, người Tàu… ăn mặc, trang điểm, dáng điệu khác nhau ra sao?

·         Mà Duy Tân là ai? Ông hoàng nhỏ đó đã lấy một quyết định “hiện sinh” giữa hai con đường lúc mới 16 tuổi . Tại sao  một cây cầu lớn ở đảo La Reunion bên châu Phi còn mang tên ông (cầu Vĩnh San).

·         Việt Nam có tờ báo đầu tiên vào lúc nào? Ai là người có bài báo khoa học đầu tiên đăng trên một tạp chí khoa học Tây phương?

Và cuối cùng:

·         Người Việt chúng ta được coi là thành công nhanh chóng trên đất Mỹ, như thế nào và tại sao?

Nếu các bạn cảm thấy ngần ngại lúc phải trả lời hoặc bàn luận với con cái của mình về những câu hỏi trên, các bạn đã thông cảm được những băn khoăn và tìm kiếm của hai tác giả cuốn sách Vietnam History: Stories Retold for a New Generation.

Bác sĩ Hồ Văn Hiền và Bác sĩ Đặng Văn Chất đã tìm hiểu,  không phải với tư cách của những sử gia chuyên nghiệp, mà bằng kiến thức và phương pháp khoa học may mắn được học hỏi trong y khoa, đã nghiên cứu  trong nhiều năm một số vấn đề lịch sử lý thú của đất nước. Mục đích trước  hết là để thoả mãn nhu cầu của bản thân, thứ hai là để giúp các bậc phụ huynh khác có một phương tiện viết bằng Anh ngữ, đáng tin cậy và dựa trên những thông tin được cập nhật và kiểm chứng, để đối thoại với thế hệ sau về những vấn đề lịch sử, và quan trọng hơn nữa những về vấn đề nguồn gốc, căn cước và bản chất.

Xa hơn nữa, ước mong cuốn sách, với thời gian, sẽ trở thành một tài liệu tham khảo có ích được thế hệ tới chiếu cố. Đến một tuổi nào đó, thế hệ thứ ba (con cái của thế hệ thứ hai) cũng sẽ muốn nói “Bonjour, Vietnam” và hỏi bố mẹ chúng:

Raconte-moi ce nom étrange et difficile à prononcer
Que je porte depuis que je suis née
Raconte-moi le vieil empire et le trait de mes yeux bridés
Qui disent mieux que moi ce que tu n'oses dire
Je ne sais de toi que des images de la guerre
Un film de Coppola, des hélicoptères en colère

Un jour, j’irai la-bas
Un jour, dire bonjour ton âme
Un jour, j’irai la-bas
Te dire bonjour, Vietnam
[Hãy kể cho con về cái tên lạ lùng và khó đọc
Mà con mang từ ngày con chào đời
Hãy kể cho con nghe về đế quốc ngày xưa và đôi mắt xếch của con
Những gì người không dám nói, mà con không tài nào diễn tả,
Qua câu chuyện sẽ bộc lộ rõ ràng hơn.
Con chỉ biết về người qua những hình ảnh chiến tranh
Một cuốn phim của Coppola, những trực thăng giận dữ
Một ngày, con sẽ đi
Con sẽ đi về chào linh hồn Việt Nam
Một ngày, con sẽ đi bên ấy,
Để chào, Việt Nam!]
(Bonjour Vietnam, Marc Lavoine and Phạm Quỳnh Anh)
________________________

Quý bạn có thể mua sách trên AMAZON
________________________

    Editorial Reviews
    Product Description

    For English readers wishing to learn more about Vietnamese history and culture, the choices are abundant. However, while countless memoirs have been written by American combatants or civil participants about their unique experiences during the Vietnam War, an informative, enjoyable English text about the History of Vietnam is still a rare encounter. Able to peruse French, English, and Vietnamese writings, the authors have committed themselves to produce a book with abundant illustrations that addresses select aspects of Vietnamese history and culture for the new generations. There is no intent to refight old battles or to appeal to cultural pride, just eye-opening, entertaining pieces of knowledge about a country that deeply impacted America. Each of the authors may have shown a certain professional bias. The surgeon (Dang) uses a more dissecting and analytical approach in his treatment of complex topics (e.g. reviewing the whole Vietnam history in the first chapter) or national heroes (e.g. General Tran Hung Dao, who vanquished the Mongols). On the other hand, the pediatrician (Ho) tends to choose younger, lesser heroes (e.g. Lady Trieu instead of the famous Trung Sisters), notable either for their precocity (e.g. Ky Dong who became Gauguin’s friend) or their exceptional position at a turning point of history (e.g. Little Prince Canh who met Thomas Jefferson and Queen Marie Antoinette in Paris at a period when revolutions occurred in the US, France and Vietnam). A few chapters use original sources: old French documents pertaining to the conditions of Vietnam in the 17th century when the country was first exposed to the West and particularly to the Christian religion, and in the second half of the 19th century when Vietnam was falling prey to French colonialism. The book concludes with an assessment of the recent adaptation of the Vietnamese diaspora to its new life in America.
    Product Details

        Paperback: 282 pages
        Publisher: CreateSpace (July 13, 2011)
        Language: English
        ISBN-10: 1463595956
        ISBN-13: 978-1463595951
        Product Dimensions: 10 x 7 x 0.6 inches
        Shipping Weight: 1.4 pounds (View shipping rates and policies)

No comments:

Post a Comment

Tùy bút

H ình như thuở đó có một học sinh nghèo "ngoại đạo" mới vừa 16 tuổi, quê mùa nhút nhát, đang nuôi dưỡng một tình "yêu-hoa-cúc...