30 September 2015

Bờ biển Việt Nam đang rơi dần vào tay Trung Quốc

Biển Việt Nam đang ngày càng hẹp dần bởi đường lưỡi bò của Trung Quốc, đây là câu chuyện có thể nói rằng hiện tại, hiếm có ai là không biết chuyện này. Nhưng, bờ biển Việt Nam đã và đang rơi dần vào tay Trung Quốc, người Trung Quốc có mặt trên toàn bộ các bãi biển đẹp của Việt Nam và nơi nào họ xây dựng, nơi đó bị sóng xâm thực nặng nề, điều này cũng giống như nơi nào có mặt người Trung Quốc trên dãy Trường Sơn, nơi đó trở nên trơ trọi. Chuyện này có vẻ như không mấy ai được biết, ngoại trừ các quan chức Việt Nam.

Thế thân vạc

Một người đàn ông tên Hiệu, sống ở thành phố Đà Nẵng, chia sẻ: “Bắt đầu qua Phạm Văn Đồng, đầu tiên là khu ông Thanh giao cho các ủy viên xây vila, nghỉ dưỡng vậy đó. Người Hà Nội họ vào đây mua đất nhiều lắm. Từ Phạm Văn Đồng chạy thẳng ra Furama, dân Hà Nội mua với giá cao lắm. Mà tui nghĩ sau lưng họ phải là người Trung Quốc bởi vì người Hà Nội đứng tên nhưng người Trung Quốc mở sóng bạc, mở dịch vụ… Khu An Thái cũng có thể nói là cái rốn có nhiều người Trung Quốc”.

Bom nổ liên tiếp 17 địa điểm tại Trung Quốc, nhiều tòa nhà sập




Giới chức Liễu Thành đã mở họp báo thông báo vụ việc. Theo Nhật báo Quảng Tây, cảnh sát xác định có tổng cộng 17 vụ nổ bom, 7 người thiệt mạng, hai người mất tích, 51 người bị thương. Họ cho biết đây không phải là một vụ tấn công khủng bố. Nghi phạm đánh bom đã được xác định và giới chức đang truy lùng tên này.

Sina dẫn nguồn tin nội bộ công an Liễu Thành cho biết nghi phạm đã được xác định, động cơ có thể do báo thù cá nhân vì một mâu thuẫn y tế. Tên này đã từng gây náo loạn ở bệnh viện và bị công an theo dõi. Vài năm gần đây, một số văn phòng chính quyền địa phương và các địa điểm công cộng ở Trung Quốc bị đánh bom với mục đích thu hút sự chú ý đối với vấn đề cá nhân. 

Lời bàn của Tam Sao Cốc Tử:

Khi nhìn vào những tấm hình chính thức và dân mạng thu thập được người ta thấy hậu quả có vẻ nghiêm trọng mà phạm vi lại rộng lớn, với 17 vụ nổ liên tiếp, thì đó không phải là hành động của một cá nhân. Với những vụ nổ kinh thiên động địa ở Thiên Tân và Sơn Đông ... thuộc vùng đông bắc mới đây, bây giờ những vụ nổ khác lại xẩy ra tại Quảng Tây, thuộc vùng phía nam, Hoa Lục có còn chỗ nào là an ninh nữa không? 

Điều này còn chứng tỏ chính sách thống trị tham tàn bè đảng ở Bắc Kinh không còn hiệu quả như chúng mong muốn. An ninh diện địa đã từng bước vuột khỏi khả năng kiểm soát của chính quyền cộng sản. Cho dù an ninh tổ chức tạm thời yên ổn vì hổ và ruồi đã bị khống chế, nhưng được bao lâu?

Còn bao nhiêu người đồng tình với bộ máy tuyên truyền trong nước của đảng Hoa Cộng ca tụng rằng "Cha Tập vĩ đại là một con người toàn năng" hay phải đồng ý với một phần truyền thông nước ngoài cho rằng Tập Cận Bình đúng là "Một thuyền trưởng của con tầu đang chìm"?

Nhà văn Võ Phiến qua đời tại California, thọ 90 tuổi

Theo tin từ gia đình, nhà văn Võ Phiến đã qua đời vào lúc 7 giờ tối ngày 28 tháng Chín, 2015, tại Advanced Rehab Center of Tustin, Santa Ana, thọ 90 tuổi.

Qua điện đàm, bà Võ Phiến cho tòa soạn Người Việt biết thời gian gần đây nhà văn Võ Phiến yếu dần theo tuổi già, đã qua vài lần vào bệnh viện, và cách đây mấy ngày đã được đưa về một Rehab Center để tĩnh dưỡng.

Nhà văn Võ Phiến là một tác giả quan trọng của văn học Việt Nam từ thời Đệ Nhất Cộng Hòa. Trước 1975 ông là công chức thuộc bộ Thông Tin của Miền Nam, và đã cộng tác với tạp chí Bách Khoa cho đến 1975 với bút danh Tràng Thiên (một bút danh chung cho nhiều tác giả, nhưng từ sau 1965 hầu như chỉ dành cho một mình ông).

Ông sang Hoa Kỳ từ 1975 và làm việc cho tòa Hành Chánh quận Los Angeles, California cho đến ngày về hưu.

Tại hải ngoại, ông vẫn tiếp tục viết sách và cộng tác với các tạp chí văn học. Từ cuối thập niên 1970 ông đã chủ trương tờ Văn Học Nghệ Thuật, là tiền thân của tạp chí Văn Học sau này.

Võ Phiến là một tác giả đa dạng. Ông viết truyện ngắn, truyện dài, tạp luận, tùy bút, lý luận và phê bình văn học. Các tác phẩm đã xuất bản của ông gồm có, về truyện ngắn và tiểu thuyết: Chữ Tình, Người Tù, Mưa Đêm Cuối Năm, Về Một Xóm Quê, Đêm Xuân Trăng Sáng, Giã Từ, Thương Hoài Ngàn Năm, Thư Nhà...; về tùy bút, tạp bút: Tạp bút I, II, III, Đàn Ông, Ảo Ảnh, Phù Thế, Chúng Ta Qua Cách Viết, Đất Nước Quê Hương, Tùy bút I, II, Đàm Thoại v.v... 

Tại hải ngoại, ông đã bỏ công sức trong nhiều năm trời để soạn bộ Văn Học Miền Nam Tổng Quan nhằm lưu giữ nền văn học miền Nam đã bị Cộng Sản thiêu hủy từ sau 1975. Gia đình cho biết thi hài nhà văn Võ Phiến sẽ được quàn tại Peek Family, chương trình tang lễ sẽ được thông báo sau. (NV)

28 September 2015

Phá chiến lược “Xoay trục sang Châu Á”: Trung Quốc tìm cách đạt được thỏa thuận ngầm để đi đêm với Mỹ ở Biển Đông

Nguyễn Đăng Quang

Ngay trước khi Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế số hai thế giới vào năm 2010, nhà nước Cộng sản Trung Hoa đã không hề giấu giếm tham vọng bành trướng, bá quyền của mình!  Tháng 5/2009, Trung Quốc trình lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa Liên Hợp Quốc bản đồ “hình lưỡi bò” (còn gọi là bản đồ hình chữ U hoặc đường 9 đoạn) nuốt trọn trên 80% diện tích biển Hoa Nam (tức Biển Đông) và tuyên bố đấy là “lãnh thổ nội thủy” của Trung Quốc. Sau đó Trung Quốc còn khẳng định rằng họ coi Biển Đông là lợi ích cốt lõi của mình cũng như lợi ích của họ đối với Tây Tạng, Tân Cương hay Đài Loan. Cách đây đúng  một tuần, hôm 14/9/2015, một Phó Đô đốc Hải quân Trung Cộng dốt nát về kiến thức địa lý nhưng lại thừa máu tham Đại Hán ngang nhiên tuyên bố Biển Đông là của Trung Quốc vì nó mang tên là biển Nam Trung Hoa! Trong vòng 5 năm qua, từ khi trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới, Trung Cộng không che giấu ý đồ muốn Hoa Kỳ lùi lại để họ làm bá chủ Châu Á, trước hết là để yên cho họ độc chiếm Biển Đông, Biển Hoa Đông, và tiếp đó là chia đôi Thái Bình Dương: Trung Quốc nửa phía Tây, Hoa Kỳ nửa phía Đông Thái Bình Dương!  Trung Quốc cho rằng đây là sự “phân chia” sòng phẳng và hợp tình, hợp lý giữa hai siêu cường, bất chấp dư luận, đạo lý và pháp luật quốc tế!

25 September 2015

Hoa Kỳ đang chiếm thế thượng phong và đã đến lúc phải răn dạy Trung Quốc

Hoa kỳ không còn cần thiết dựa trên "những đồng thuận" để giải quyết "những khác biệt" nữa! Hoa Kỳ đang mạnh, Trung Quốc đang yếu! Hãy đối thoại (với Trung Quốc) như kẻ mạnh. 
Tất cả những nhận định trước đây về chuyến đi của Chủ-tịch Tập Cận Bình sang Hoa Kỳ đều sai lầm và thiếu cập nhật.

Đúng là đã có rất nhiều bất đồng giữa Hoa Kỳ và một Trung Quốc ngày một ngang bướng. Tuy nhiên, chính phủ của Tổng Thống Obama không còn cần thiết phải tìm kiếm "những điểm tương đồng" để thương thảo về "những điểm khác biệt,” như suy luận hiện có (của giới ngoại giao chính trị) tại thủ đô Washington DC. Hơn thế nữa, Tòa Bạch Ốc có thể bỏ ngoài tai những lời khuyên của Zhu Feng (Chu Phong) làm việc cho đại học Peking, đăng trên hãng thông tấn AP (Associated Press) rằng cả hai quốc gia cần phải nhường nhịn lẫn nhau. Thật ra, Washington nên buộc Trung Quốc phải chiều theo lập trường của mình.

Cười tí tỉnh: TRỜI SINH NHƯ VẬY

(Cấm quý bà đọc, không tuân, cứ đọc ráng chịu!)

Một ông phú hộ có 2 người con rể.
Con rể cả tên Nho Thông là người thạo chữ nho.
Con rể thứ hai tên Chất Phác là một anh nông dân cần cù.

Một hôm muốn thử tài 2 con rể, phú hộ bèn bảo 2 người con rể đi thăm ruộng với ông. Đi một đỗi gặp bầy vịt đương lội dưới ao, ông chỉ bầy vịt rồi hỏi 2 người con rể:

- Tại sao con vịt lại nổi được trên mặt nước ?

Anh Nho Thông trả lời:
- Đa mao thiểu nhục tắc phù (lông nhiều thịt ít thì nổi)

Còn anh Chất Phác thì vắn tắt:
-  Tại trời sinh như vậy.

Ông phú hộ tỏ ý khen ngợi Nho Thông là người có kiến thức.
Chất Phác không được khen, vẻ mặt kém vui.

Lại đi một đỗi nữa thấy cặp ngỗng đang kêu lớn. Ông phú hộ bèn hỏi:
- Con ngỗng, tại sao tiếng kêu của nó lớn như vậy ?

Anh Nho Thông trả lời:
- Trường cảnh tắc đại thanh (cổ dài thì tiếng kêu lớn)

Còn anh Chất Phác lại vắn tắt:
- Tại trời sinh như vậy.

Ông phú hộ lại gật gù:
- Thằng cả có lý
Chất Phác nghe khen như vậy mặt chù ụ.

Lại đi một đỗi nữa thấy một tảng đá lớn bị nứt ra làm hai. Ông phú hộ lại hỏi:
- Tảng đá tại sao lại nứt ra ?

Anh Nho Thông trả lời:
- Phi thiên đã tắc nhơn đã. (không phải trời đánh thì người đánh)

Anh Chất Phác cũng lại vắn tắt:
- Tại trời sinh như vậy.

Lần này ông phú hộ lại nức nở khen Nho Thông trả lời rất thong tình đạt lý và chê Chất Phác kém hiểu biết.

Chất Phác nãy giờ đương nén giận, nghe vậy bèn lớn tiếng:

24 September 2015

Chuyện ngập úng

Vài năm trở lại đây, đặc biệt là vài tháng giữa năm nay, tình trạng mưa là ngập, ngập là úng đã diễn ra ở hầu hết các thành phố trên đất nước Việt Nam. Đặc biệt những thành phố lớn như Hà Nội và Sài Gòn thì chuyện ngập úng đã đến hồi cao trào. Ở Hà Nội chưa nghe nói gì chứ ở Sài Gòn, có quan chống ngập đã tuyên bố Sài Gòn phải tốn 66.800 tỉ đồng để chống ngập. Nhưng sau đó lại có phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, 100.000 tỉ đồng để chống ngập.

23 September 2015

Bệnh Thận, dưới cái nhìn của một bệnh nhân

Vũ Minh Ngọc

Ðến lúc tôi hiểu được sự quan trọng của thận trong bộ máy tuần hoàn của con người, do tạo hóa xếp đặt ra.. thì đã qúa muộn.. hai trái thận của tôi đã teo lại như hái trái táo tầu.. khô ! Và những gì đã xảy ra ? một câu hỏi mà các bạn bè của Việt Times tại Toroto đã hỏi tôi, nhân dịp tôi về thăm lại thành phố xưa, một thời đã lội tuyết thức khuya, dậy sớm lo kinh doanh.…

Tôi không phải là một Bác Sĩ, cũng không rành gì về y học để trình bày một cách rõ ràng về những triệu chứng về bệnh thận, nhưng những gì tôi viết ra đây, là kết tụ của những năm tháng dài đau khổ vì thận hư..và dưới cái nhìn của một bệnh nhân, với những xúc cảm vui buồn của căn bệnh.

Khoảng 15 năm trước đây, lúc tôi còn ở Montreal, tôi lúc nào cũng tự hào về sức khỏe của mình, bung mình như cánh chim bay lộng gió khắp đó đây..coi thường mưa nắng.. Rồi bỗng một hôm, cảm thấy mệt mỏi, con đường dốc gần Parc Lafontaine bỗng trở thành một ngọn đồi Ðồng Long của An Lộc ngày nào, từ văn phòng đến ngân hàng tự nhiên thật xa và mệt mỏi, tim đập mạnh.. vượt qua khoảng 300 mét mà mệt nhoài.. tôi tự hỏi, sao sức mình yếu thế này nhỉ ? phải chăng những cơn khủng hoảng của việc gia đình tan vỡ là nguyên nhân chăng ?

 Tôi đến gặp Bác Sĩ An, người Trưởng Ty Y Tế tại Bình Long ngày nào, một thời cùng nhau tử thủ trong trận chiến mùa hè đỏ lửa 72, Bác sĩ An lắc đầu vì áp huyết lên qúa cao 200/120.. À ra thế, tôi đã bị cao áp huyết.. một triệu chứng đầu tiên của căn bệnh.

 Chưa kịp chữa trị thì tôi dọn về Vancouver, bỏ lại thành phố Montreal đầy kỷ niệm.. con đường thật dài, trên 5000 km đã nuốt trọn sau 4 ngày lái xe, hầu như không ngừng nghỉ.. và những triệu chứng gần như dồn dập.. những viên thuốc Adalat từ 20, chuyển sang 30 rồi 60 được thay thế tùy theo diễn tiến của mỗi lần đo áp huyết.

 Tôi được giới thiệu đến một Bác sĩ chuyên môn khám nghiệm,  cuộc byopsi thận không kết qủa vì hai trái thận.. teo mất rồi.. Quá trễ rồi…

 Kết qủa thử máu cho hay, chất creatinie lên cao.. Creatinie là độ dơ còn lại trong máu mà thận không lọc được, trung bình độ dơ khoảng 110 là bình thường đối với một người đàn ông lúc đó, độ creatinie của tôi lên cao hơn 300 tức là gấp ba lần bình thường. Cho đến một hôm, lên cao khoảng 450 thì Bác sĩ Lien, một vị Bác sĩ người Trung Hoa chuyên khoa về thận đã thảo luận và quyết định cho tôi đi lọc máu.

Ông ta phân tích, có hai loại: lọc máu và rửa thận: lọc máu có nghĩa là phải vào bệnh viện để dùng máy (thận nhân tạo) để lọc chất nước dư trong người ra, đồng thời lọc chất dơ trong máu.. danh từ chuyên môn gọi là hemo-dialysis và lọc 3 ngày một tuần mỗi lần khoảng 6 tiếng kể cả việc chuẩn bị, và cách thứ hai là rửa thận mà danh từ chuyên môn gọi là Peritoneal Dialysis, cách thức này không phải đến bệnh viện có thể tự làm lấy tại nhà và mỗi ngày thay nước rửa 4 lần (khoảng 45 phút/ lần) và 7 ngày trong tuần.. Nghe đến đây, tôi xin chọn cách đi lọc máu (hemo-dialysis) và Bác sĩ Lien gửi tôi đi gắn ông fustila.

Cuộc đời tôi bắt đầu.. khốn nạn từ đây !

Ống Fustila và Catheter là gì ?

Nhà báo và sự nô lệ tự nguyện

Nguyễn Thị Từ Huy

Hôm nay tôi nhận được email từ một người bạn của nhà báo Đỗ Hùng. Câu chuyện phóng viên này bị tước thẻ nhà báo vì một status đùa nghịch trên facebook cá nhân vẫn đang còn là thời sự. Chưa có phản ứng gì từ đồng nghiệp của Đỗ Hùng trong giới báo chí chính thống.

Tôi viết bài này như một sự chia sẻ với phản ứng của người bạn của Đỗ Hùng. Và cũng để nói rằng tôi rất đồng tình với các nhận định của nhà báo độc lập Huỳnh Ngọc Chênh về vụ việc này.

Trước khi nói tiếp
xin mời độc giả xem
bức biếm họa bên cạnh

Nhân vật bị đả kích, xuất hiện trong bức tranh này với dương vật thòi ra, là đương kim tổng thống Pháp, François Hollande, và tờ báo đăng bức tranh này là Charlie Hebdo.

Chúng ta đều biết, mặc dù bị châm biếm đến mức như vậy, Hollande chẳng những không ra lệnh tịch thu thẻ nhà báo, không ra lệnh cách chức tổng biên tập hay phạt tiền hay đóng cửa tòa soạn, theo cách thức mà chính quyền Việt Nam sẽ làm (dĩ nhiên luật pháp cũng không cho phép ông ta làm điều đó), mà Hollande hẳn còn tự hào khi ở Pháp có một tờ báo như vậy. Bằng chứng là khi tờ báo bị tấn công, các nhà báo bị sát hại, Hollande còn kêu gọi toàn dân Pháp biểu tình để tượng niệm các nhà báo, và để bảo vệ tinh thần Pháp, tinh thần tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do biểu đạt. Không những chỉ dân Pháp, rất nhiều lãnh đạo các quốc gia khác cũng tham dự.

22 September 2015

Lên đường ngắm tượng Bác Hù

Lên đường ngắm tượng bác hồ
Chân em không dép đường gồ ghề đau
Quần em chẳng có cái nào
Nên thằng cu tí xanh màu tím teo
Làng em vốn dĩ đã nghèo
Nên cần tượng bác ì xèo nổi danh
Đói no mặc kệ dân lành
Quan trên no ấm giàu nhanh được rồi!!

(Lụm trên Facebook)

Cười tí tỉnh: Không được ăn bánh của mình...

Hai chàng luật sư đi vào quán ăn cơm chiều, Họ kêu hai ly nước. Rồi mỗi người rút trong cặp ra phần sandwiches mang theo và ngồi ăn. Chủ quán nhìn thấy rất bực bội bước thẳng tới: "Quý ông không được ăn thức ăn của mình ở đây!"

Hai chàng luật sư nhìn nhau, nhún vai và rồi người này trao thức ăn của mình cho người kia.

. . . . .

21 September 2015

Thu Tím, thơ

THU   TÍM 
Cuối  dòng  sông  em  đưa  tay  vẫy  gọi 
Cả  thu  vàng  dâng  ngập  cõi  hồng  hoang
Đáy  mộ  sâu  tiếng  ai  còn  mãi  vọng
Sóng  tình  nào  xóa  dấu  buổi  thương  yêu
Bao  đắng  cay – bao  nuối  tiếc  sầu  thu  vẫn  nặng
Mắt  em  buồn  như  sương  đọng  lá  khuya
Day  dứt  mãi  lòng  ai  đau  qúa  khứ
Giấc  mộng  trầm  hơi  ấm  vùi  ngực  em 
Màu  rượu  nâu  mà  tưởng  chừng  môi  em  khóc
Mắt  huyền  nhung  dáng  tựa  ráng  chiều  buồn
Thu  tím  về  lan  nhanh  ngoài  ngõ  vắng
Ngón  tay  hồng  vén  tóc  ngước  môi  hôn
Vẫn  đứng  chờ  em  bên  hiên  trường  Luật
Lá  vàng  rơi  khỏa  lấp  lối  mòn  quanh
Thu  đến  mà  lòng  ai  quặn  thắt
Em  đâu  rồi – dáng  thương  nhớ  mòn  thu 
Mỗi  thu  về  ngồi  nhớ  em  quay  quắt
Thu  vàng  xưa  thay  mãi  thu  tím  buồn  .

                                         PHAN   NGHĨA

Tin ngắn đáng chú ý

Blogger Tạ Phong Tần được đồng bào tiếp đón tại Hoa Kỳ.

Blogger Tạ Phong Tần vừa đến sân bay LAX, Los Angeles, California, Hoa Kỳ vào khoảng 22 giờ ngày 19/9/2015 giờ địa phương, tức là khoảng 12 giờ trưa 20/9 giờ Việt Nam. Đến đón bà tại sân bay có những người hoạt động dân chủ, nhân quyền, các cơ quan báo đài truyền thông của người Việt tại Hoa Kỳ và Thượng nghị sĩ bang California, bà Janet Nguyễn. Ngoài ra, người ta còn nhận thấy các blogger Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), Uyên Vũ là những thành viên của CLB Nhà báo Tự do cũng ra tận sân bay để đón bà Tần.

Đức Giáo Hoàng thăm Cuba và Hoa Kỳ.

Thứ Bảy vừa qua Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đến Havana bắt đầu chuyến viếng thăm lịch sử 10 ngày hai nước Cuba và Mỹ, là hai nước vừa chấm dứt tình trạng thù địch kéo dài nhiều thập niên trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, do sự thúc đẩy của Đức Giáo Hoàng. Chủ tịch Cuba Raul Castro có mặt tại phi trường chào đón Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Ngày Chủ Nhật Đức Giáo Hoàng sẽ cử hành Thánh lễ tại Quảng trường Cách mạng ở Havana trước khi họp riêng với ông Castro.


Tàu Cộng xây đường băng thứ ba ở Trường Sa

Một chuyên gia Mỹ ngày 14/9 cho biết, trích dẫn các bức ảnh vệ tinh mới được chụp hồi tuần trước. Các bức ảnh được chụp cho Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) tại Washington đã vạch trần việc xây dựng của TC tại bãi đá Vành Khăn, một trong số vài đào nhân tạo mà Bắc Kinh thiết lập trái phép tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Quốc hội Nhật Bản thông qua dự luật an ninh mới,

Dự luật cho phép quân đội tham chiến ở nước ngoài lần đầu tiên kể từ khi Đệ nhị Thế chiến kết thúc 70 năm trước. Phiên biểu quyết dự luật mới đã bị trì hoãn nhiều tiếng đồng hồ do bị các nghị sỹ đối lập tìm cách ngăn chặn. Hàng nghìn người đã biểu tình bên ngoài tòa nhà quốc hội trong lúc các nghị sỹ tranh luận và bỏ phiếu. Nhiều người Nhật ủng hộ đường lối hòa bình được nêu trong hiến pháp, vốn không cho phép quân đội được tham chiến ở nước ngoài. Dự luật này trước đó đã được thông qua ở Hạ viện, nơi đảng cầm quyền chiếm đa số.

Chính phủ Nhật Bản cho biết những thay đổi trong chính sách quốc phòng là cần thiết nhằm đối phó với những thách thức quân sự mới, trong đó có sự trỗi dậy của Trung Quốc.

19 September 2015

Muốn thế nữa không?, thơ vui

Muốn thế nữa không ?
Cuộc thi điều khiển voi nặng kí
Gồm đại diện Nga, Mỹ, Việt Nam.
Đề: "Bạn muốn làm sao thì làm
Miễn là voi đang nằm phải nhảy."

Nga gắn chân voi lò xo nhạy
Voi nhảy được một cái là nhào.
Mỹ mở nhạc rock thật ồn ào
Hy vọng voi hứng lên mà nhảy.

Nghe chục bản mà voi vẫn vậy
Cố gắng hoài, nhấc được một chân.
Sau cùng thì tới phiên Việt Nam,
Thật nhẹ nhàng, vô cùng thoải mái:

Đấm chỗ ấy của voi một cái…
Thế là voi liền nhảy như điên.
Khán giả khen, vỗ tay liền liền
Ban giám khảo cho đề thi khác:

- "Bạn làm sao cho đầu voi lắc."
Ông Mỹ, Nga tay kéo cái vòi
Tay thì lắc mạnh đầu con voi
Mà đầu voi không hề nhúc nhích.

Ông Việt ghé tai voi, khúc khích
Cái đầu voi bỗng lắc như điên.
Ông Nga, Mỹ phục quá hỏi liền:
- Bạn đã nói cách nào tài thế?

Ông Việt Nam: - “Quá ư là dễ !
Hỏi nó rằng: Muốn thế nữa không ?" 9/17/2015 
17.9.2015
TNT, Nhóm AFAR,phóng tác

Sài gòn ngập quá. . . Sài gòn ơi, Sài gòn ơi!

18 September 2015

Ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản tới chế độ giáo dục Việt Nam

HP

Một năm học mới lại bắt đầu. Các em sinh viên năm nhất, sau khi trải qua những ngày nộp hồ sơ đại học khó quên, lại tiếp tục thực hiện quá trình học tập dài 4 năm và còn nhiều bất cập như những lớp đi trước.

Giáo dục, trong kinh tế học, là một trong những thành tố tạo nên tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Một đất nước muốn phát triển bền vững, phải có chế độ giáo dục tốt. Giáo dục Việt Nam trong thời gian duy trì dưới chế độ cộng sản đã gây ra nhiều bất cập, bức xúc và tổn thất cho người dân. Nguyên nhân gốc rễ của tình trạng này là do sự áp đặt tư tưởng chính trị Mác Lê – nin vào chế độ giáo dục, biến giáo dục thành công cụ để phục vụ cho mục đích chính trị của đảng độc tài.

Hệ thống giáo dục của một đất nước, phải được xây dựng để đào tạo ra nguồn nhân lực phục vụ cho đất nước, chứ không phải để phục vụ cho riêng một đảng phái chính trị nào. Tuy nhiên, theo nghị Quyết 142 của Bộ Chính Trị đảng, đang được thi hành có nội dung như sau: 
“Xây dựng một đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và quản lý kinh tế, vừa có phẩm chất chính trị tốt, tuyệt đối trung thành với đảng và giai cấp công nhân, có khả năng động viên quần chúng.”
Vì thế, giáo dục ở Việt Nam được phát triển với mục đích đào tạo ra nguồn nhân lực để phục vụ cho sự tồn tại của Đảng Cộng Sản.

Điều này gây ra những hệ quả sau:

17 September 2015

Lo Xa hay Sợ Gần, Chuyện cười ra nước mắt. . .

Ông chủ tiệm xăm XXX gặp ca "khó đỡ" khi tiếp một vị khách trung niên có yêu cầu kỳ quái: xăm chữ kín cả người!

Sau khi liếc qua bản danh sách liệt kê những chữ mà khách yêu cầu xăm, chủ tiệm gãi đầu:

- Người ta tới đây chỉ yêu cầu xăm hình chim hình rắn, cùng lắm là xăm những câu như “I love you” hay “Hận tình đen bạc”, còn ông cớ sao lại muốn xăm nguyên cái... chứng-minh-nhân-dân lên ngực?

- Thế ông không thấy ngày nào trên báo cũng xuất hiện tin phát hiện thi thể trôi sông lạc chợ, có cái không đầu có cái mất tứ chi à? Thời buổi bất an thế này, tôi phải xăm như thế để có bị gì thì người ta còn biết địa chỉ mà đưa xác về cho vợ con an táng chứ?

Chủ tiệm rùng mình:

16 September 2015

Chuyện vui: Thừa Kế

          CHUYỆN THỪA KẾ VÀ LUẬT SƯ
Cụ Ba ngoài 9 chục, sắp chết
Gọi anh Tư nói: - Chúc thư rằng
2 chục triệu bố có trong băng
Khi bố mất thuộc về con đấy.

Anh Tư, 5 chục vẫn ở vậy
Chuyện vuiPhụ nữ chê anh xấu lại khùng
Nay quyết chí tìm vợ sống chung
Với điều kiện đẹp, sang, xinh, giỏi.

Vừa đăng báo, đã nghe điện thoại:
- Văn phòng tôi chuyên luật gia đình
Giúp quý khách trong mọi tình hình
Nếu ông muốn, xin mời ngay tới

Anh Tư mừng, lên xe đi vội
Đến văn phòng mới của luật sư
Một cô trẻ đẹp hơn tố Như
Xưng luật sư tiếp anh niềm nở.

Anh Tư liền trình bày cớ sự:
- Cụ thân sinh sắp sửa ra đi
Hai chục triệu tôi hưởng tức thì
Tôi muốn kiếm vợ sang, đẹp, giỏi.

Cô luật sư: - Anh tìm đâu vội!
Chính tôi đây sẽ tới với anh
Thăm bác xong rồi quyết định nhanh
In thiệp cưới sao cho đẹp chứ.

Anh Tư mừng, mặt mày rạng rỡ
Cùng luật sư hớn hở về nhà
Sau nửa tiếng gặp cụ, cô ra
Chào tạm biệt, hẹn là gặp lại.

Vài hôm sau, anh Tư mặt tái
Mở thùng thư thấy cái thiệp hồng
Báo ông cụ-luật sư kết hôn
Anh Tư đọc xong, liền té ngửa.

Tháng sau, ông cụ không còn nữa
Mẹ kế thì sang, đẹp, giỏi, xinh.

TNT , Nhóm AFAR,
phóng tác
9/16/2015

15 September 2015

Phở "không nói nhiều"!

Phát biểu tại hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm của Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch ngày 3/7/2015 ở Hà Nội, ông Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh kể một câu chuyện "buồn" về du lịch Hà Nội mà ông đọc được trên một tờ báo điện tử với nội dung: 
Hai vợ chồng Việt kiều vào một quán phở tại Hà Nội ăn, sau khi ăn xong ra tính tiền, chủ quán đòi 800.000 đồng cho hai bát phở. Hai vợ chồng này không hài lòng và thắc mắc với chủ quán thì được người chủ này đáp lại bằng cách chém con dao xuống mặt bàn và quát “không nói nhiều”. Sau đó các vị khách phải trả 800.000 đồng rồi lẳng lặng ra về. (Tuổi Trẻ online)
Đọc hết tin này, anh Tư Thẳng không thấy buồn cho hành động của ông chủ quán phở mà chỉ buồn cho hai vợ chồng Việt kiều nọ. Thủ đô Hà Nội vốn nổi tiếng về PHỞ QUÁT, CHÁO CHỬI, BÚN MẮNG nay lại xuất hiện PHỞ KHÔNG NÓI NHIỀU. Đã mang danh Việt kiều thì phải khôn một tí, sao lại đút đầu vào chỗ hiểm để chúng chém. May là chém xuống mặt bàn! Và cũng may là hai khách hàng lẳng lặng rút lui.

Nếu không thì ... bỏ bu Việt kiều!

Thái Ba Tân

ĐAU ĐỚN VÀ XẤU HỖ 
Hai bát phở mà giá
Tám trăm nghìn - việc này
Không còn là chặt chém,
Mà cướp giữa ban ngày.
Khách thắc mắc, chủ quán
Chém mũi dao xuống bàn.
“Không nói nhiều! Chấm hết”.
Thanh lịch đất tràng An.
Sở Du Lịch Hà Nội
Lại lần nữa “ra quân”
“Xử nghiêm nạn chặt chém”.
Một năm đến mấy lần.
Nhưng đâu vẫn hoàn đấy.
Vẫn ăn cướp khắp nơi.
Vẫn chèo kéo, hăm dọa,
Vẫn ăn một tính mười.
Đây không phải yếu kém
Của các cấp chính quyền,
Mà người dân nuôi chúng
Phí công và phí tiền.
Chúng, chính quyền, chỉ giỏi
“Phát động”, cấp giấy khen
Và bằng “văn hóa mới”
Cho các cửa hàng trên.
Quan nào thì dân ấy.
Các cụ dạy từ xưa.
Chính quyền “chống” kiểu ấy
Thì quên đi là vừa.
Trải nghiệm này chua xót
Không riêng của người nào.
Người Việt chúng ta đấy.
Nhục nhã hay tự hào?
Đau đớn và xấu hổ.
Một quốc nạn xưa nay.
Chém chặt có hệ thống. 
Sao đến nông nỗi này?
(HT Phục Quyền)

14 September 2015

Trong vô số những âm mưu dài hạn của Tàu:

Cổng trường trong sách trẻ em Việt Nam cắm cờ Tàu Cộng.

Du khách Trung Quốc chôm kim cương và nuốt vào bụng

Cảnh sát Thái Lan ngày 14-9 cho biết đã thu hồi viên kim cương trị giá hàng trăm ngàn USD do một du khách Trung Quốc ăn cắp tại Hội chợ nữ trang và đá quý Bangkok, rồi nuốt vào bụng. 

Nữ du khách Khương Tô Liên
sau khi được phẫu thuật lấy viên
kim cương ăn cắp tại hội chợ triển
lãm nữ trang và đá quý Bangkok
ở tỉnh Nonthaburi
- Ảnh: Bangkok Post

Báo Bangkok Post cho biết nữ du khách Khương Tô Liên, 39 tuổi, quốc tịch Trung Quốc, đã tráo một viên kim cương giả để lấy viên kim cương thật nặng 6 cara, với giá khoảng 10 triệu baht (khoảng 280.000 USD).

Sau đó nữ du khách này đã nuốt viên kim cương trên vào bụng.

Dù đã dùng nhiều biện pháp liên quan đến "nhuận trường" để lấy lại viên kim cương được cho là nằm trong bụng Khương nhưng cảnh sát đồn Pak Kret ở tỉnh Nonthaburi vẫn không tài nào thu hồi được.  

Cho đến ngày 14-9, đại tá cảnh sát tỉnh Nonthaburi -Sanit Mahathavorn cho biết đã chuyển Khương cho các bác sĩ Bệnh viện Cảnh sát phẫu thuật lấy viên kim cương, cuộc phẫu thuật kéo dài 12 phút với sự đồng ý của nghi phạm.  

Hiện nữ nghi phạm này đang được hồi sức ở bệnh viện dưới sự canh phòng của cảnh sát, trước khi bị đưa về tạm giam ở tòa án Nonthaburi. 

Chuyên gia đá quý thẩm định
viên kim cương được lấy ra từ
trong bụng của nghi phạm Khương
- Ảnh: Bangkok Post

Trước đó, Khương và Hà Ứng, nam tòng phạm 34 tuổi, bị cảnh sát Cục Xuất nhập cảnh Thái Lan bắt giữ ở sân bay Suvarnabhumi đêm 10-9 khi đang làm thủ tục rời Thái Lan sau khi nhận được tin báo và hình ảnh từ ban quản lý hội chợ.

Các camera an ninh ở tòa nhà Challenger (nơi diễn ra hội chợ) đã ghi lại đầy đủ hình ảnh của cặp đôi người Trung Quốc này.

Ban đầu cả hai bác bỏ mọi cáo buộc của cảnh sát và khăng khăng họ chỉ đơn thuần là những du khách đến Thái Lan du lịch. Để củng cố cáo buộc của mình, cảnh sát Thái Lan đã đưa Khương đi chụp X-quang và phát hiện một vật thể có hình dạng viên kim cương bị mất, nằm trong ruột già của Khương.

Gần đây, du khách Trung Quốc liên tục gây mất thiện cảm với người dân Thái Lan do có những hành vi không đẹp khi đến đất nước Chùa Vàng du lịch dù họ góp phần làm tăng doanh thu du lịch của nước này.

Theo Bangkok Post, bất chấp những cảnh báo của giới chức Thái Lan ban hành ở nơi công cộng, du khách Trung Quốc vẫn đi vệ sinh bừa bãi, khạc nhổ trên đường phố, chen lấn khi xếp hàng tại sân bay hay đá chân vào chuông chùa cổ linh thiêng, rửa chân trên bồn rửa mặt khi đến các điểm du lịch ở Thái Lan.

(Tin loan trên internet)

Sài gòn với những hình ảnh cũ thân thương. . . .

Xã hội Việt Nam thiếu một thứ rất quan trọng

Nguyễn
Tôi là người gốc Việt. Mặc dầu sống ở nước ngoài đã lâu và có nhiều văn hoá Tây Phương trong người nhưng tôi vẫn yêu nước Việt Nam và luôn mong muốn những điều tốt đẹp cho đất nước này.
Bài viết dưới đây được thực hiện vì mục đích làm một điều gì tốt đẹp đó.

Tôi đã ở Sài Gòn hơn sáu tháng và hay có thói quen chạy xe vòng vòng quan sát tìm hiểu cuộc sống của mọi người. Khi lang thang như vậy tôi khám phá ra nhiều điều lý thú và ngạc nhiên (ví dụ như mấy chú xe ôm có thể nằm ngủ trên chiếc xe bên lề đường rất thoải mái mà không bị té). Tôi thấy nhiều điều hay nhưng cũng có nhiều điều không đẹp.

Một trong những khám phá của tôi là có nhiều người quét rác từ trong nhà ra ngoài, quét rác trước cửa nhà, hoặc trên sân trước nhà. Tuy nhiên, mặc dầu có rất nhiều người quét rác như vậy, nhưng tôi chưa bao giờ thấy họ sử dụng một cái hốt rác (sử dụng ngoài nhà). Tôi đã cố gắng quan sát, tìm kiếm trong sáu tháng qua, nhưng vẫn chưa thấy. Và tôi nhận ra rằng xã hội Việt Nam là một xã hội thiếu cái hốt rác. Tôi đã suy nghĩ nhiều về vấn đề này.

Trước tiên tôi tự hỏi mục đích của việc quét rác là gì. Dĩ nhiên, mục đích của việc này là làm sạch.

Sau đó tôi lại hỏi, “Vậy có sạch không?”

Nhưng câu trả lời là “Không sạch.” Quét rác như vậy không sạch. Bụi, rác nhỏ, rác lớn chỉ được đẩy ra khỏi nhà, khỏi sân, ra phía trước hoặc hai bên nhà; hoặc đôi khi được gom thành một đống nhỏ mà thôi. Nhưng chỉ mấy phút sau đó, khi một vài cơn gió bay , hoặc người đi bộ và xe cộ qua lại đưa đẩy thì bụi, rác lớn, rác nhỏ, rác cũ, rác mới lại hiện diện đầy trước sân, trước nhà. Tức là bao nhiêu bụi, rác cứ bay vòng vòng trước nhà bạn, trước nhà hàng xóm, và chạy qua chạy lại giữa nhà bạn và nhà hàng xóm mà thôi. Kết quả là muốn sạch nhưngkhông sạch. Bụi và rác chỉ đơn giản chạy vòng vòng trong thành phố từ nơi này đến nơi khác, vẫn ở trong thành phố, và thành phố vẫn dơ.

Có người sẽ gom rác lại với suy nghĩ nhân viên vệ sinh sẽ hốt chúng đi. Nhưng từ khi gom rác tới khi nhân viên vệ sinh đến thì những người đó vẫn phải sống với rác ngay trước nhà; hoặc gió, xe cộ và người đi bộ sẽ làm nỗ lực gom rác bị tiêu tan chỉ trong vài phút. Tại sao không hốt và bỏ vào thùng rác ngay mà phải chờ nhân viên vệ sinh tới?

Sau đó tôi còn suy nghĩ thêm về những vấn đề khác có thể liên quan đến việc quét rác này.

Thứ nhất, nó cho thấy cái lười của con người. Vì lười nên làm qua loa, cho xong, và không bỏ công.

Thứ hai, nó cho thấy sự ẩu tả và dễ dãi trong làm việc. Làm cho nhanh, không cần biết việc làm có tốt không, chất lượng công việc thế nào. Hoặc biết chất lượng xấu nhưng vẫn mặc kệ.

Thứ ba, nó cho thấy tầm nhìn rất ngắn hạn của con người. Chỉ cần sạch trước mắt, sạch vài phút là được rồi. Không cần biết và không quan tâm sau vài phút đó tình hình sẽ ra sao.

Một đặc tính nữa là sự nông cạn. Làm nhưng không suy nghĩ, phân tích nhiều về việc làm. Hoặc thấy người khác làm thì làm theo mà không suy nghĩ, không cần biết việc làm đó đúng hay sai, tốt.

Tạm bợ là đặc tính thứ năm. Cũng như trên, làm hời hợt, không quan tâm đến chất lượng, không quan tâm đến kết quả lâu dài. Chỉ cần sạch trong vài phút.

Điều thứ sáu cho thấy sự mất vệ sinh. Muốn quét cho sạch nhưng sự việc này lại làm lộ ra bản chất mất vệ sinh và không quan tâm đến vệ sinh của con người.

Thứ bảy, nó cho thấy sự ỷ lại, sự chừa, đẩy việc cho người khác. Có thể có một chút hy vọng nhỏ nhoi người hàng xóm sẽ hốt rác. Khả năng điều này xảy ra là 0% vì người hàng xóm cũng nghĩ y hệt như vậy. Hoặc ỷ lại nhân viên vệ sinh sẽ hốt rác. Tại sao chờ người khác trong khi bản thân mình làm được? Hoặc trông chờ gió, mưa, nước sẽ mang bụi rác đi một nơi khác và xuống cống. Điều này tác hại tới môi trường rất lớn.

Đặc tính kế tiếp là vô trách nhiệm. Coi việc hốt rác là trách nhiệm của ai đó chứ không phải bản thân mình mặc dầu rác trước nhà mình hoặc từ trong nhà mình được quét ra (trong một số trường hợp). Vô trách nhiệm với bản thân công việc, chất lượng công việc và kết quả công việc. Vô trách nhiệm với những người chung quanh, với cảnh quan, và với môi trường. Đặc điểm thứ chín là tính vô kỷ luật. Làm ẩu tả, không kỷ luật trong công việc, không kỷ luật với bản thân. Không cần biết rác đẩy ra ngoài sẽ đi đến đâu. Không quan tâm đến tác hại của công việc đối với mọi người, môi trường.

Điều cuối cùng là sự không công bằng và gian manh vặt. Điều này xảy ra khi rác được gom lại trước sân nhà hàng xóm, hoặc một nơi có vẻ giữa hai nhà nhưng gần nhà hàng xóm và xa nhà mình hơn một chút.

Tôi tin việc quét rác này phản ánh, nếu không tất cả thì cũng phần lớn, những tính chất trên. Những điều này rất quan trọng vì tính cách, tầm nhìn, và cách làm việc của con người được hình thành từ từbắt nguồn từ những việc nhỏ hàng ngày như quét rác. Sau đó những đặc tính đó sẽ được con người áp dụng trong cuộc sống, trong các công việc lớn hơn, và trong giao tiếp với mọi người. Chỉ tưởng tượng tới điều đó thôi cũng thấy thật đáng sợ.

Xã hội phát triển nhờ vào sự loại bỏ các đặc tính trên.

Ở trên tôi đã nói mong muốn những điều tốt đẹp cho Việt Nam. Vậy các bạn cùng giúp tôi làm việc này nhé. Sau khi đọc xong bài viết này, và nếu đồng ý, bạn hãy chạy ngay ra chợ mua cho mình một cái hốt rác và mua thêm một cái nữa cho bạn bè.

Không cần biết những người xung quanh, những người hàng xóm có hốt rác hay không, bạn cứ hốt rác. Nếu bạn thấy đúng, thấy tốt thì cứ làm... cứ tự làm... ngay bây giờ. Chúng ta cùng quét rác với một cái hốt rác trong tay nhé.

12 September 2015

Đi Chợ, phiếm luận

Điền Thảo

Không ngờ ở vào tuổi không còn trẻ tôi đâm ra thích đi chợ. “Đi chợ” đúng nghĩa Việt nam: Đi mua rau cỏ, cá thịt, trái cây về làm cơm, chứ không phải đi la cà mua sắm là điều muôn năm tôi không có hứng thú. Đi chợ lấy có nhiều điều lợi:

- Thứ nhất là thích ăn cái gì thì mua cái đó.
- Thứ hai là nên ăn cái gì thì mua cái đó.
- Thứ ba là phải ăn cái gì thì mua cái đó.

Bởi vì không thích uống thuốc tây (như vitamin chẳng hạn) thì phải chọn thức ăn có nhiều sinh tố, thích hợp cơ thể để phòng ngừa bệnh tật, chống lại cảm cúm. Những qui định bất thành văn đặt ra cho mình do đó mà trở nên khá phức tạp nhất là cộng  thêm cái tiêu chuẩn ưu tiên cho thực phẩm an toàn. Mà thực phẩm an toàn hay không liên hệ chặt chẽ với nguồn sản xuất.

Khi lấy một vĩ cá hồi đông lạnh lên ngắm nghía nhưng vấp phải hàng chữ "Product of China" là vất xuống ngay, Bây giờ các siêu thị "tây" chính hiệu con nai cũng bán cá của Tàu nuôi hoặc đánh bắt. Trên bao hộp viết toàn tiếng Anh chẳng có mảy may một chữ Tàu nào, nên vô ý là không nhận ra. Cho dù trông ngon lành cách mấy cũng vất xuống ngay không tiếc rẻ, vì hàng sản xuất tại nước này đã nổi tiếng là thiêu vệ sinh và độc hại.

Từ cái ngày Tập Cận Bình kéo dàn khoan vào Biển Đông Việt Nam, tôi lại càng mất cảm tình với đồ Tàu. Chẳng những thế tôi còn thuyết phục con tôi cẩn thận khi mua. Thật sự là tôi phải thuyết phục vì chúng sinh trưởng ở Bắc Mỹ, được giáo dục theo những nguyên tắc công bằng và thực nghiệm. Tôi diễn giải rằng nhiều cuộc điều tra cho hay thức ăn Tàu Hoa Lục và cả Đài Loan sản xuất thiếu tiêu chuẩn an toàn cho sức khỏe, thiếu phẩm chất, nhiều khi là những hàng tồn kho nhiều năm, thậm chỉ còn chứa độc tố gây bệnh chết người.

Có một lần luộc bún do Tàu sản xuất  mà luộc mãi không mềm. Tại sao? Bún chính yếu làm từ bột gạo không thể có chuyện luộc lâu như vậy! Tôi sinh nghi. Tôi đem chuyện này hỏi con tôi, phần vì không biết tại sao phần thì chỉ cho con tôi một cách thực tế. Tôi xé một bọc quế nhập cảng từ Tàu, bẻ một miếng đưa cho chúng ngửi và nếm. Chẳng có gì bất ngờ: những miếng quế này không khác gì vỏ cây vương vãi trên lối đi, không mùi không vị. Rồi tôi mở nắp chiếc lọ đựng quế bột sản xuất từ một nước thứ ba cho chúng thưởng thức mùi thơm ngây ngất của quế thật. 

Tôi thường ăn cá và chuyện buồn nhất là khi nhắc một vĩ cá lên và bắt gặp hàng chữ "Product of Vietnam". Một phút phân vân rồi cuối cùng phải bỏ lại. Thông thường dân các nước ở hải ngoại rất có cảm tình với hàng xuất xứ từ quê hương mình. Yêu thích và tự hào vì do đồng bào mình làm ra. Nhưng khốn nỗi đám lãnh đạo thiển cận lại rập khuôn theo kinh tế Hoa Lục. Nói cho đỡ ngượng chút thôi, chứ phải nói kinh tế VN trong thời kỳ CS bị Tàu xỏ mũi chứ Đảng và Nhà nước VN nào có khả năng quái gì mà chọn với lựa! Một chiếc áo sơ mi tuy sản xuất tại VN nhưng vải là của Tàu, sợi chỉ cũng của Tàu. Mua về giặt một lần là co dúm lại, màu phai, chỗ nếp gấp tưa ra. Ngành nuôi tôm cá thì lại mời đám chệt bên Tàu sang cố vấn nuôi tôm cá sao cho mau lớn, bất chấp thức ăn nuôi cá do chúng sản xuất có độc tố.

Cách làm ăn của Tàu đã mang tiếng từ lâu nên hàng Tàu sản xuất bị hải ngoại xa lánh là phải. Việt Nam nếu không sớm tách ra không để bị tập đoàn lưu manh chính tri và con buôn Tàu lũng đoạn thì hàng VN cũng sẽ bị xa lánh như hàng Tàu mà thôi. Hàng hóa VN muốn được ưa chuộng ở hải ngoại, nhất định phải tạo ra uy tín riêng cho mình, phải xa lánh vật liệu sản xuất từ Tàu Cộng, xa lánh thói làm ăn bất lương của chúng.

Mong rằng một ngày nào đó khi thấy hàng Made in VN, Product of VN, tôi sẽ mỉm cười lượm lên bó vào giỏ. Nếu đời tôi không còn kịp, thì con tôi sẽ làm như vậy, cháu tôi sẽ làm như vậy. Mong lắm thay!

Điền Thảo

Nghĩ về tấm bia căm thù

Nhật Bản đã vươn lên từ đống tro tàn phát xít để trở thành cường quốc thế giới, phải chăng vì họ biết quên đi thù hận mà chỉ dồn nỗ lực vào việc tái thiết quốc gia ?

Uyên Vũ 
Bia căm thù Mỹ
trước tổng Lãnh
Sự Quán Hoa Kỳ
tại Sài Gòn -
RFA photo

Tròn 14 năm trước ngày 11/9/2001, Hoa Kỳ và thế giới tự do bàng hoàng rúng động bởi vụ đánh bom tòa tháp đôi World Trade Center. Vâng, thế giới tự do của những người yêu chuộng tự do mới bàng hoàng, còn tại các nước cộng sản và độc tài thì không hẳn như vậy, nếu không muốn nói là ngược lại.

Xin miễn bàn về các nước đang nuôi dưỡng và chứa chấp bọn khủng bố. Tại Trung Quốc, tướng Lưu Á Châu kể lại : "Nước ta (tức Trung Quốc) có một đoàn đại biểu, lúc đó đang ở thăm nước Mỹ, lúc xem tòa nhà thương mại thế giới bị máy bay bọn khủng bố đâm vào, những người trong đoàn tham quan liền không kìm được cảm xúc, đứng dậy vỗ tay hoan hô". (!)

"Tôi ở Bộ tư lệnh Không quân đóng tại quân khu Bắc Kinh, vào những ngày đó có bộ đội tới thăm, tôi đều hỏi họ có cái nhìn như thế nào về vụ 11 tháng 9 ? Họ đều có một câu đáp án như nhau "Khủng bố đánh rất tốt". Sau đó tôi nói "chuyện này rất bi thảm. Nếu như những người này yêu Trung Quốc, thì còn ai có thể cứu được Trung Quốc ?".

Còn ở Việt Nam, khi sự kiện 11/9 vừa được các hãng thông tấn lớn loan tải, lúc đó muốn vào mạng xem tin tức chỉ có cách ra những quán cafe internet để theo dõi. Tại một diễn đàn online lớn nhất Việt Nam khi ấy là diễn đàn ttvnol (Trí Tuệ Việt Nam Online) mà thành viên đa số là những trí thức, sinh viên sống ở Hà Nội. Khi nhìn qua màn hình computer thấy cảnh tòa nhà World Trade Center bị đổ sụm do chiếc phi cơ đâm vào nhiều sinh viên đã rú lên vì sung sướng, thế rồi họ truyền tin cho nhau với thái độ đắc chí. Họ đua nhau bình phẩm và chờ đợi sự "giãy chết" của Hoa Kỳ. Lạ một điều, những sinh viên ấy hầu hết lớn lên khi chiến tranh đã chấm dứt. Hàng ngày họ vẫn uống Coke, vẫn chuộng những chiếc quần Jeans hiệu Levi's và săn lùng những hàng hóa "made in USA" từ chiếc computer cho đến đôi giày thể thao.

Một trong những
tấm bia căm thù.
RFA photo

Vậy tại sao họ có thái độ khó hiểu như vậy ? Thực ra, nếu sống trong lòng một đất nước cộng sản thì cũng không thấy điều đó có gì khó hiểu. Những sinh viên này đều đã trải qua nhiều năm tháng học một thứ giáo dục nhồi sọ. Ở đó, trong sách giáo khoa lẫn trên bục giảng, từ một trẻ nhỏ chập chững bước vào trường tiểu học cho đến một tân khoa cử nhân đều phải học những bài học lịch sử được viết lại cho thuận ý nhà cầm quyền. Những bài học lịch sử bịa đặt, thêm thắt và tràn ngập những căm thù. Nước Mỹ là kẻ thù mà họ huênh hoang là đã "chiến thắng vinh quang", Hồ Chí Minh còn chơi chữ : "Mỹ nhưng mà xấu", những bài toán cộng của học sinh tiểu học đã là những bài toán cộng của những xác lính Mỹ chết.

Giới trẻ Việt Nam chuộng hàng hóa Mỹ nhưng thâm tâm vẫn cứ nghĩ "của bọn tư bản xấu xa bóc lột". Cũng không khó kiếm những tượng đài to lớn kỷ niệm cái gọi là "chiến thắng 30/4" cũng như thật dễ nhìn thấy những tấm "bia căm thù". Tại Sài Gòn, ngay trên đoạn vỉa hè phía trước tòa tổng lãnh sự Hoa Kỳ là một tấm "bia căm thù" như thế và khói hương, hoa đèn vẫn được cung kính tưởng niệm tại tấm bia này. Chính vì thế, những người trẻ lớn lên, mũi chưa từng ngửi thấy mùi thuốc súng, mắt chưa từng thấy những tử thi không nguyên vẹn trông những bộ quân phục... Họ vẫn âm ỉ sâu kín trong lòng mối căm thù.

Tôi không biết các viên chức ngoại giao Hoa Kỳ nghĩ gì khi nhìn thấy tấm "bia căm thù" án ngữ cơ quan ngoại giao của họ, họ nghĩ gì khi vào những dịp lễ lạc, từng đoàn người mang hoa nến, nhang đèn đến công khai bày tỏ lòng căm thù đối với đất nước Hoa Kỳ của họ. Có lẽ họ sẽ cảnh giác với một dân tộc luôn nuôi dưỡng ý chí căm thù, nhưng cũng có lẽ họ sẽ tặc lưỡi bỏ qua. Tôi nhớ, nhà thơ Phan Nhiên Hạo đã viết lại cảm nghĩ khi đứng trước cảnh đỗ vỡ hoang tàn của tòa nhà World Trade Center, ông viết : "Tôi tìm mãi không thấy một tấm "bia căm thù" nào được dựng lên để lên án bọn khủng bố. Thay vào đó, tôi thấy một trái tim màu xanh thật lớn được vẽ trên tường của tòa cao ốc sát bên".

Hoa Kỳ đã trải qua nhiều cuộc chiến, số người chết vì chiến tranh luôn được tưởng niệm và vinh danh, nhưng với các địch thủ họ không hề được dạy là phải căm thù. Có lẽ chính vì thế mà Hoa Kỳ cứ lớn mạnh. Một dân tộc lớn bởi vì không nuôi dưỡng những thù hằn nhỏ. Mới đây, tôi có hỏi một trí thức người Việt sống lâu năm tại Nhật Bản là dân Nhật có căm thù nước Mỹ vì đã thả hai trái bom nguyên tử làm hàng trăm ngàn người Nhật chết hay không, ví dụ về dịp kỷ niệm 70 năm tại Hiroshima vừa qua. Câu trả lời là nước Nhật vẫn tổ chức lễ tưởng niệm nạn nhân chết vì bom nguyên tử nhưng không hề căm thù Hoa Kỳ. Nhật Bản đã vươn lên từ đống tro tàn phát xít để trở thành cường quốc thế giới, phải chăng vì họ biết quên đi thù hận mà chỉ dồn nỗ lực vào việc tái thiết quốc gia ?

Hoa Kỳ cũng sẽ tưởng niệm biến cố 911, vì biến cố ấy đã làm thay đổi đất nước họ. Các gia đình có người thiệt mạng trong sự kiện bi thảm ấy chắc sẽ chẳng bao giờ quên. Nhưng ngay chính nơi tòa tháp World Trade Center đã mọc lên một tòa tháp mới, lộng lẫy, tráng lệ hơn. Trong tòa tháp ấy có lẽ cũng chẳng dành một chỗ nào cho tấm bia căm thù, dù nhỏ nhoi.

Uyên Vũ, thông tín viên RFA 
Theo RFA, 11/09/2015

11 September 2015

Về Chốn Cũ, thơ Trần Văn Lương

Dạo:
        Đêm mơ trở lại quê nhà,
Giật mình tỉnh giấc, xót xa chợt mừng.
 歸故居
夢 裏 駕 雲 車,
須 臾 到 舊 家.
肥 豬 誇 秀 錦,
野 狗 飲 香 茶.
惡 鬼 邏 林 道,
扁 舟 棹 海 波.
床 頭 魔 月 照,
醒 了 笑 呵 呵.
      陳 文 良 
Âm Hán Việt:

      Quy Cố Cư
Mộng lý giá vân xa,
Tu du đáo cựu gia.
Phì trư khoa tú cẩm,
Dã cẩu ẩm hương trà.
Ác quỷ la lâm đạo,
Thiên chu trạo hải ba.
Sàng đầu ma nguyệt chiếu,
Tỉnh liễu, tiếu ha ha.
    Trần Văn Lương


Dịch nghĩa:
    Trở Về Nơi Ở Cũ
Trong mơ (thấy mình) cưỡi xe mây,
Phút chốc đến nhà cũ.
(Thấy) lợn béo khoe (áo) gấm đẹp,
(Thấy) chó hoang uống trà thơm.
Quỷ dữ đi tuần tra (khắp) đường rừng,
Chiếc thuyền con chèo (trên) sóng biển.
Đầu giường, ánh trăng ma chiếu rọi,
Tỉnh giấc xong (bèn mừng) cười ha hả.


Phỏng dịch thơ:
        Về Chốn Cũ
Đêm mộng mị lang thang,
Mây đưa trở lại làng.
Chó hoang ngồi chễm chệ,
Heo phệ bước xênh xang.
Rừng: hổ lang ngăn ngõ,
Biển: giông gió chận đàng.
Ánh trăng tàn thậm thụt,
Tỉnh giấc, vụt cười vang.
        Trần Văn Lương
           Cali, 9/2015

 Lời than của Phi Dã Thiền Sư :    Giật mình tỉnh giấc, thấy mình đã thoát khỏi quê hương mà mừng.    Quả có lý này ư? Ôi chao!

QGHC Boston, Hoa Kỳ, họp mặt, Hè 2015

Kinh tế Trung Quốc bị rối, Bắc Kinh có thể gây chiến tranh

"Thế giới đang tập trung chú ý sự mất giá của thị trường chứng khoán Thượng Hải, cùng những chứng cứ sức tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đang giảm tốc nghiêm trọng.

Hơn nữa, sự co rút này xem ra tràn khắp, thể hiện chính trong sự giảm giá đầy bất ổn và đáng báo động của chính thị trường chứng khoán Mỹ.

Những lo ngại này chồng chất, vì luôn có sự nghi ngờ về độ chính xác trong các thống kê kinh tế của các quan chức Bắc Kinh.

Ngay trước cơn suy giảm này, một số chuyên gia bên ngoài nhận định : các quan chức Trung Quốc "tô điểm" cho kết quả để tỏ ra nền kinh tế vẫn mạnh mẽ, giấu kín mức độ suy thoái.

Dễ hiểu được sự chú ý về những hậu quả của một nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc, khi sự phân nhánh của nó cũng cực kỳ khó chịu cho nền kinh tế Mỹ và kinh tế toàn cầu.

Nhưng chúng ta cũng nên cảnh giác, trước sự căng thẳng kinh tế này có thể tác động tới hành vi quân sự-ngoại giao của Bắc Kinh. Đã có tiền lệ một chính phủ cảm thấy bị bao vây, có thể tìm cách tháo cởi sự bất mãn của nhân dân bằng cách tạo ra một cuộc khủng hoảng chính sách đối ngoại.

Trong vở kịch Henry IV, đại kịch tác gia, Shakespeare mô tả thủ thuật này là "toan tính dùng những vụ cãi cọ với người ngoài để làm đảo lộn suy nghĩ trong nước".

Nhiều khả năng lãnh đạo Trung Quốc đang ngày càng cảm thấy khó chịu. Từ khi Trung Quốc cải cách kinh tế theo hướng thị trường hồi cuối những nhăm 1970, đã có một sự mặc cả ngầm, rằng nếu quần chúng không thách thức vai trò lãnh đạo thì lãnh đạo sẽ luôn nâng cao mức sống cho nhân dân…

Cho đến nay, phần kinh tế của sự mặc cả này xem ra được bảo đảm, thể hiện là tỷ lệ tăng trưởng thường 2 chữ số.

Chưa thể rõ chuyện gì xảy ra, nếu như CPC khộng thể duy trì mảng mặc cả ngầm này, nhưng có thể sẽ nổi nên một mức độ người dân bất mãn nguy hiểm.

Bắc Kinh có thể không cố tình gây ra một cuộc khủng hoảng chính sách đối ngoại lớn, từ khi nền kinh tế Trung Quốc lệ thuộc nặng vào thị trường xuất khẩu, và sự tiếp cận các thị trường này có thể bị ảnh hưởng bởi chiến tranh.

Tuy nhiên, việc cần bảo tồn, phát huy tính đoàn kết quốc gia, và kéo người dân thôi không chú ý vào những rắc rối kinh tế ngày càng tăng đang có thể thúc đẩy lãnh đạo Trung Quốc ôm lấy những chính sách cứng rắn ở ít nhất 3 khu vực.

Và tất cả những tình huống này kéo theo sự nguy hiểm về những tính toán sai có thể dẫn đến chiến tranh.

Biển Đông là một trong 3 khu vực nêu trên. Bắc Kinh đã tuyên bố độc chiếm gần như toàn bộ Biển Đông. Trung Quốc đang thúc đẩy tuyên bố chủ quyền này bằng cách xây đảo nhân tạo trái phép trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đưa tàu chiến và máy bay tuần tra vùng biển này.

Chủ trương này khiến Bắc Kinh có tranh chấp chủ quyền với các nước láng giềng như Philippines, Việt Nam, cùng với Mỹ, thế lực hàng hải hàng đầu thế giới.

Những điều kiện trên đã sẵn sàng cho một cuộc đối đầu ghê gớm. Lãnh đạo Trung Quốc dựa vào lịch sử của họ để tuyên bố chủ quyền, làm rõ rằng sẽ không tha thứ việc họ bị các thế lực bên ngoài làm nhục.

Những tuyên bố này nhằm gây được sự ủng hộ của người dân Trung Quốc, bằng cách gợi nhắc việc người dân từng phải chịu đựng sự làm nhục hồi những năm 1800 và đầu thập niên 1900.

Khu vực thứ hai là Đài Loan. Từ lâu, Bắc Kinh xem Đài Loan thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Dù lãnh đạo Trung Quốc tỏ ra kiên nhẫn trong vấn đề thống nhất, nhưng Bắc Kinh phản ứng mạnh mỗi khi quan chức Đài Loan thúc đẩy việc độc lập, như thời lãnh đạo Trần Thủy Biển (từ năm 2000 đến 2008).

Mối nguy đối đầu đang nổi lên, khi các thăm dò dư luận cho thấy đảng Dân chủ tiến bộ chủ trương độc lập của ông Trần sẽ là lãnh đạo mới ở Đài Loan.

Khu vực khủng hoảng thứ ba là biển Hoa Đông. Trung Quốc luôn khẳng định chủ quyền quần đảo Điếu Ngư, vốn do Nhật Bản kiểm soát và gọi là quần đảo Senkaku.

Quan điểm của Trung Quốc là quân Nhật hoàng chiếm quần đảo trên, cùng lúc Nhật chiếm Đài Loan sau cuộc chiến 1895.

Vụ tranh chấp quần đảo cùng nhiều vấn đề khác, khiến đã xảy ra những vụ bạo loạn chống Nhật tại các thành phố Trung Quốc, như những vụ tấn công doanh nghiệp, xe hơi Nhật.

Lãnh đạo Trung Quốc có một phần thưởng chính trị, khi thể hiện quan điểm cứng rắn trong vụ tranh chấp quần đảo với Nhật, tin tưởng người dân Trung Quốc sẽ ủng hộ quan điểm này.

Tất cả những gợi ý này là Mỹ cùng đồng minh nên cẩn trọng khi đối phó với Trung Quốc, nhất là trên 3 vấn đề nêu trên.

Đây không phải lúc ép lãnh đạo Trung Quốc đang bị rối vì nền kinh tế Trung Quốc yếu kém. Chớ nên để những vị lãnh đạo này dùng chính sách đối ngoại đối đầu để gây xao lãng sự chú ý của người dân nước họ.

Trung Quốc mà thực hiện chiến lược này, sẽ kéo theo nguy cơ nghiêm trọng là tính toán sai và gia tăng căng thẳng, và sẽ là một thảm kịch cho tất cả những ai liên quan".

Ted Galen Carpenter

Vĩnh Thụy (lược dịch theo National Interest)

Theo Một Thế Giới, 08/09/2015

Tác giả bài viết

Ted Galen Carpenter là nhà nghiên cứu cao cấp ở Viện CATO, biên tập viên của National Interest. Ông có 10 đầu sách và hơn 600 bài báo về các vấn đề quốc tế.
____________

10 September 2015

Chủ tịch nước Nguyễn Tấn Dũng.

Người Buôn Gió
.

Năm 2012 là năm gay go nhất đối với Nguyễn Tấn Dũng, sau khi suýt bị Bộ Chính Trị kỷ luật, ông Dũng đã buộc phải đứng giữa quốc hội, xin rút kinh nghiệm và kể lể công sức của mình phục vụ đảng từ lúc nhỏ để mong được tha thứ. Đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc lúc đó đã thẳng thừng đặt câu hỏi rằng liệu ông Dũng có nghĩ đến việc từ chức không.? Đây là một câu hỏi thằng thừng mà chưa có tiền lệ đặt ra với lãnh đạo Việt Nam.

Liên tiếp năm 2013 đến 2014 Nguyễn Tấn Dũng phải đối mặt với hàng loạt hướng tấn công từ các đối thủ của mình. Sức tấn công mạnh nhất vẫn từ hướng của Nguyễn Bá Thanh vào vụ án Vinashin. Trong lúc đó Nguyễn Phú Trọng liên tục mở những cuộc chấn chỉnh đảng, phê bình và tự phê bình, những điều đảng viên không làm để nhằm triệt hạ bằng được Nguyễn Tấn Dũng.

Nhưng cái chết bất ngờ của Nguyễn Bá Thanh đã làm đình trệ công cuộc chống tham nhũng hướng vào Nguyễn Tấn Dũng. Kỳ thực cuộc chống tham nhũng đó chỉ là cái tên của một chiến dịch thanh toán nhau trong nội bộ ĐCSVN, bởi tất cả lãnh đạo cộng sản nào cũng tham nhũng, kể cả Nguyễn Bá Thanh.

Nguyễn Tấn Dũng đã có một điểm mạnh mà không có đối thủ nào của ông ta có được. Đó là khả năng biết chia tiền, chia nguồn thu, lợi lộc cho các đồng chí. Tính quyết đoán khi cần thanh toán đối thủ hoặc có thể nhẫn nhịn làm hoà . Những khả năng thường có ở những '' Bố Già '' thượng thặng. Nhờ vậy Nguyễn Tấn Dũng nắm gần hết lá phiếu của ban chấp hành trung ương Đảng để biểu quyết cho mình, thoát được vụ kỷ luật của Bộ Chính Trị năm 2012 và các đợt tấn công những năm sau đó. Để đến năm 2015, sau hai kỳ đại hội trung ương trong năm này, Nguyễn Tấn Dũng nắm gần hết quyền lực trong đảng cộng sản. Một trong những đối thủ nặng ký với Dũng là Phùng Quang Thanh bất ngờ đổ bệnh giữa năm 2015, buộc phải làm đơn xin không ứng cử nhiệm kỳ tới đây vào năm 2016 vì lý do sức khoẻ.

Việc đổ bệnh của Phùng Quang Thanh dập tắt hoàn toàn những đốm lửa le lói còn lại từ chiến dịch của Nguyễn Bá Thanh muốn tấn công Nguyễn Tấn Dũng.

Con đường của Nguyễn Tấn Dũng thênh thang hơn bao giờ hết. Các đối thủ tấn công, người thì đột tử, đột bệnh hoặc trở nên ngoan ngoãn, hiền lành, an phận. Đối thủ có thể cạnh tranh với Dũng bây giờ là Trương Tấn Sang. Nhưng dường như Nguyễn Tấn Dũng không bận tâm đến Sang nhiều. Sang là một kẻ bất tài, không có thực lực, không tạo được vây cánh, cả sự nghiệp lãnh đạo của Sang không có một dấu ấn nào cho thấy Sang có năng lực. Bất quá chỉ là những lời nói '' lạ '' gãi đúng bức xúc của dân chúng, ngoài ra không có gì khá hơn. Nếu một kẻ như Sang có ngồi vào trước ghế TBT nhiệm kỳ tới cũng là điều Dũng chấp nhận được.

Tất cả những vị trí trọng yếu như thủ tướng, bộ trưởng công an, bộ trưởng quốc phòng, chủ tịch quốc hội tới đây đều là tay chân thân tín của Nguyễn Tấn Dũng. Vì vậy Dũng chẳng khó khăn gì, khi để chức TBT Đảng CSVN cho người hữu danh vô thực như Sang duy trì bóng ma hồn cốt của chế độ Cộng Sản, làm bình phong cho Dũng thao túng chính trường.

Trong chế độ cộng sản Việt Nam, chức thủ tưởng, chủ tịch quốc hội chủ tịch nước chỉ là bù nhìn so với Tổng Bí Thư. Nguyễn Tấn Dũng đã thành công trong việc biến chức thủ tướng vốn ít quyền hành trước kia, thành chức có nhiều quyền lực, ảnh hưởng nhất so với các thủ tướng tiền nhiệm như Võ Văn Kiệt Phan Văn Khải. Chắc chắn tương lai ở cương vị chủ tịch nước, với bộ sậu đàn em dưới trướng. Nguyễn Tấn Dũng sẽ biến chức chủ tịch nước vô vị bấy lâu thành một chức vị quyền lực mạnh nhất, lớn nhất đất nước.

Nếu Dũng làm TBT, mặc nhiên vị trí của Dũng sẽ gây khó khăn cho các đàm phán với quốc tế trước đây. Tầm hoạt động của Dũng bị gò bó trong khuôn khổ nội bộ đất nước. Việc giao tiếp với các nước tư bản hay không cộng sản sẽ trắc trở về thủ tục ngoại giao và danh nghĩa. Ở cương vị CTN Nguyễn Tấn Dũng vẫn có danh chính, ngôn thuận để tiếp xúc thoả thuận bên ngoài và chỉ đạo trong nước thực hiện những đàm phán, thoả thuận đó.

Khả năng Dũng đạt được hai chức Tổng Bí Thư và Chủ Tịch Nước như dư luận đồn đoán là khó xảy ra. Bởi Trung Quốc sẽ không cho phép Việt Nam được bắt chước mô hình Trung Quốc bây giờ. Trừ những thủ đoạn cai trị, trấn áp người trong nước và đối phó với phương Tây bằng thái độ thù địch là được cho phép học tập, áp dụng triển khai ngay. Còn những cải cách khác về kinh tế, chính trị. Việt Nam chỉ được Trung Quốc cho phép làm theo khi cải cách đó có ở Trung Quốc từ 5 năm trở lên.

Trung Quốc đang ráo riết âm mưu ngăn cản Việt Nam chịu ảnh hưởng của Phương Tây. Cho nên một TBT kiêm CTN mà có con rể, con gái quốc tịch Hoa Kỳ như con của Dũng là điều Trung Quốc đương nhiên là không muốn.

Để cân bằng quan hệ quốc tế và quyền lực nội bộ bên trong cùng với những đòi hỏi của dân chúng về một nhà nước pháp quyền, những nhu cầu cấp thiết cần cải cách về kinh tế, pháp luật, nhân quyền, hành chính đồng thời vẫn đảm bảo sự tồn tại của Đảng CSVN mà không gây xáo trộn xã hội bất ngờ.

Chắc chắn Nguyễn Tấn Dũng phải làm Chủ Tịch Nước.

Nguồn: http://nguoibuongio1972.blogspot.ca/2015/09/chu-tich-nuoc-nguyen-tan-dung.html

09 September 2015

Con không sinh ra để ở thế giới này!

Cái chết giải thích bởi một em bé bị ung thư ở giai đoạn cuối

Dr. Rogério Brandão
bác sĩ chuyên gia ung thư

Là chuyên gia về bệnh ung thư với 29 năm kinh nghiệm nghề nghiệp, tôi có thể khẳng định là tôi đã lớn lên và đã thay đổi qua các thảm trạng mà các bệnh nhân của tôi đã trải qua. Chúng tôi thật sự không ở tầm mức của mình nếu không chạm trán với nghịch cảnh và chúng tôi cũng không biết là mình có thể đi xa như vậy.

Tôi không thể nén xúc động khi nhớ lại những ngày làm việc ở Bệnh viện Ung thư Pernambuco (HCP) ở Ba Tây, nơi tôi mới vào nghề… Tôi bắt đầu làm việc ở khoa nhi và tôi thật sự đam mê khoa ung thư nhi. Tôi cùng sống với thảm kịch của các bệnh nhân nhỏ của tôi, các nạn nhân vô tội của căn bệnh ung thư. Khi đứa con đầu tiên của tôi được sinh ra, tôi bắt đầu run khi thấy cơn đau của các em bé.

Cho đến một ngày có một thiên thần bay đến gần tôi! Thiên thần của tôi là một em bé gái 11 tuổi, đau đớn qua những năm thàng dài chữa trị đủ các phương pháp, xạ trị, hóa trị, thuốc chích, thuốc uống đủ loại. Nhưng tôi chưa bao giờ thấy thiên thần của tôi nao núng. Tôi hay thấy em khóc, tôi thấy nỗi sợ trên mắt em; nhưng cũng bình thường thôi, em là người mà!

Một ngày nọ, tôi đến bệnh viện rất sớm, tôi thấy thiên thần của tôi ngồi một mình trong phòng. Tôi hỏi mẹ em đâu. cho đến hôm nay, tôi không thể nào kể lại câu trả lời của em mà không cảm thấy xúc động sâu xa trong lòng.

– Bác sĩ biết không, em nói với tôi, đôi khi mẹ con rời phòng để ra ngoài hành lang khóc, không cho con thấy … Khi con chết, mẹ con sẽ rất buồn, sẽ nhớ con. Nhưng con không sợ chết. Con không sinh ra để ở thế giới này!

– Vậy thì cái chết, vậy thì nó là cái gì của con, con yêu quý?

– Bác sĩ biết không, khi chúng ta còn nhỏ, thỉnh thoảng chúng ta được ngủ trong giường bố mẹ nhưng sáng mai ngủ dậy thì mình thấy mình ở trong giường của mình, đúng không? (Tôi vẫn làm như vậy với hai đứa con gái của tôi, lúc đó chúng 6 tuổi và 2 tuổi.) Thì cũng y hệt như vậy. Sẽ có một ngày con đi ngủ và Cha con sẽ đến tìm con. Con thức dậy là đã thấy mình ở Nhà của Cha, ở đời sống thật của con!

Tôi bàng hoàng, tôi không biết mình nên nói gì. Tôi bị xáo động trước sự trưởng thành quá sớm, một sự trưởng thành được tôi luyện qua nỗi đau đớn, trước tầm nhìn và thiêng liêng tính của em bé này.

-Còn mẹ con thì bà sẽ rất buồn, rất nhớ, em nói lại.

Quá dao động, tôi kềm nước mắt lại và hỏi em:

– Vậy nhớ là gì con?

– Nhớ là những gì còn lại của tình yêu!

Bây giờ tôi 53 tuổi, tôi thách ai có thể có một định nghĩa hay hơn của chữ nhớ: là cái gì còn lại của tình yêu!

Thiên thần nhỏ của tôi đã ra đi từ nhiều năm nay. Nhưng em đã để lại cho tôi một bài học rất lớn, đã góp phần cải thiện cuộc sống của tôi, tôi cố gắng sống nhân bản hơn, quan tâm đến các bệnh nhân của tôi hơn, suy nghĩ lại các giá trị của tôi. Ban đêm xuống, khi trời trong và khi tôi nhìn thấy một ngôi sao nào đó, tôi gọi đó là “thiên thần của tôi”, thiên thần đang bừng sáng rạng rỡ trên bầu trời. Tôi hình dung em là một ngôi sao trong cuộc sống mới và trong căn nhà mới của em.

Cám ơn thiên thần nhỏ, cám ơn cuộc sống đẹp mà em đã có, cám ơn bài học em mang lại, cám ơn em đã giúp. Cám ơn cho nỗi nhớ vẫn còn! Tình yêu vẫn là vĩnh viễn.

Marta An Nguyễn chuyển ngữ

08 September 2015

Bùi Thanh Hiếu: Nói Trong Im Lặng


620.jpg

Sau quyển « Đại Vệ Chí Dị » được nhà xuất bản Trẻ phát hành tại hải ngoại. « Nói Trong Im lặng" là quyển thứ hai của tác giả Bùi Thanh Hiếu (tức blogger Người Buôn Gió) được Eva Tas Foundation xuất bản. Thông tín viên Tường An giới thiệu quyển sách này đến quý thính giả qua phần phỏng vấn tác giả và nhà xuất bản sau đây:

«Nói trong im lặng»  là tiếng thét của những ngòi bút bị bẻ gẫy trong đêm đen Việt Nam, những tiếng thét đã được mang đến thế giới bên ngoài bởi một người vừa thoát khỏi vũng đen ấy : Bùi Thanh Hiếu.

Viết về những thủ đoạn của chế độ công an tại Việt Nam không phải là một đề tài mới lạ, mỗi ngày tràn đầy trên các mạng xã hội những bản tin tố cáo những hành động đàn áp của công an bằng mọi hình thức, từ đánh đập đến gây thương tích bằng những tai nạn giả.

Quyển « Nói trong im lặng » của Bùi Thanh Hiếu góp vào những tiếng kêu cứu trong vô vọng đó một ánh đuốc, soi sáng một khoảng đêm đen Việt Nam. Quyển sách nhỏ kéo cao hơn nữa tấm màn sân khấu của những gương mặt được nguỵ trang dưới cái tên « công an nhân dân » hay là những ngôn từ cao quý khác. Qua những nhân vật hư cấu, Bùi Thanh Hiếu đã diễn tả lên những con người thật giữa đời thường.

Quê Ơi, Mướp Trổ Hoa Vàng, thơ


07 September 2015

PHẬT GIÁO NHƯ MỘT TRIẾT HỌC

"Nói cách khác, nếu hiểu triết học là sự yêu mến trí tuệ giác ngộ thì Phật giáo là một triết học, bởi vì Phật giáo đã: - hướng dẩn ta nhận thức sáng suốt về các hành động và tư tưởng của ta; giúp ta phát triển trí tuệ giác ngộ, sự hiểu biết chân lý."
GS Nguyễn vĩnh Thượng

Trước khi xác định Phật Giáo như là một hệ thống tư tưởng triết học (Buddhism as a philosophy), chúng ta sẽ tìm hiểu triết học là gì ? và Phật giáo là gì ?

I . Triết học là gì?

Triết học (philosophy) là một từ có nguồn gốc từ tiếng Hy lạp cổ đại: philosophia ( tiếng phiên âm theo Anh văn), có nghĩa là lòng yêu mến sự hiểu biết. Nói rộng hơn, triết học là những quan niệm, tư tưởng, thái độ của một cá nhân hay một nhóm người siêu việt.

Hai chữ Triết học (哲學) đã xuất hiện ở Trung quốc và Việt Nam từ ngày phong trào văn hoá Âu Tây du nhập vào khoảng cuối thế kỷ 19 sang đầu thế kỷ 20. Trước đó, người Trung quốc thường dùng hai chữ Đạo học (道學).

Theo  lối chiết tự trong Hán văn thì chữ Triết (哲)   gồm có bộ thủ (手/扌) gốc ở chữ thủ (手 ) là cánh tay, chữ cân (斤) là cái rìu , với chữ khẩu (口)  là cái miệng; cả 3 chữ ấy hội ý lại thì có nghĩa là phân tích để biết. Như vậy, triết học có nghĩa là đi tìm chân lý bằng cách phân tích sự vật.

Ở Ấn độ, các nhà tư tưởng dùng chữ “Anviksiti-vidya”(= khoa học tìm tòi khảo cứu) có nghĩa tương đương với chữ “triết học”. Còn có một danh từ đồng nghĩa là “Tarkacastra”( = sự hiểu biết căn cứ vào suy luận ). Còn chữ “Darsanas” có nghĩa là quan điểm, cách xem xét của một hệ thống triết học đặc biệt, “Darsanika” (philosopher) là triết gia, là người được nhiều người khác biết đến qua hệ thống triết học của vị đó. Ngày nay người Ấn độ thường dùng chữ “Tattvavidya-castra (= sách nói về khoa học chân lý) để chỉ chữ triết học.

Chữ Đạo (道) trong Đạo học là con đường để chỉ dẩn cho con người hiểu được ý nghĩa của cuộc sống ở đời, để thích ứng với cuộc sống, và cũng để cải thiện cuộc sống.

Triết học là một nổ lực nghiên cứu cái căn bản, cái tổng quát của các vấn đề để đi tới chỗ tận cùng, đến chỗ không thể nào tiến thêm được nữa, đến cái nền tảng của vấn đề.

Trong việc nghiên cứu triết học, chúng ta đi tìm chân lý, sự thật của các vấn đề, của các quan niệm về bản chất của sự hiện hữu thực tại, sự tồn tại của tri thức, của luân lý, của lý tính và của mục đích của người đời.

Trong tiếng Việt, có sự phân biệt:

1. Triết lý  là một thái độ sống của con người trước cuộc đời, như vậy ai cũng có triết lý nghĩa là có một thái độ sống của mình đối với người khác, không người nào có thể tránh khỏi triết lý; tiếng cuộc đời bao gồm hai yếu tố:
a. người đời: con người ở đời với những người khác trong xã hội.
b. đời người: ý nghĩa của cuộc đời.
2. Triết học là sự học hỏi, sự nghiên cứu về triết lý, sự suy tư, suy nghĩ về triết lý. Do đó, các vấn đề của triết học không thể tách rời khỏi những con người sống trong xã hội.
Triết học có 3 đặc điểm:
a. Suy tư triết lý là những suy nghĩ, nghiên cứu về một hệ thống tư tưởng từ một điểm bắt đầu để đi đến kết luận.
b. Suy tư triết lý là suy nghĩ về một thực tại, một cái gì tồn tại có trước khi ta suy nghĩ về nó.
c. Suy tư triết lý là một suy nghĩ có ý thức, đòi hỏi phải nhìn trực tiếp vào một vấn đề, một đối tượng với một thái độ phản tỉnh (reflective attitude) tức là chúng ta phải biết xếp đặt các suy nghĩ thành một hệ thống, từ phân tích cho đến tổng hợp. Có ý thức phản tỉnh, chúng ta mới đạt được sự thức tỉnh (awakening), mới đạt được giác ngộ (enlightenment).

Trong cuộc sống hằng ngày, có những chuyện xảy ra khiến chúng ta phản tỉnh. Thí dụ như kinh nghiệm về thất bại, về hoạn nạn là chuyện khiến ta phản tỉnh: ý thức về cuộc đời đau khổ, và suy nghĩ đi tìm nguyên nhân của sự khổ đau đó, hoặc tìm cách diệt cái khổ sở đó, hoặc có những dự định vươn tới những cái tốt đẹp hơn trong tương lai.

Thất bại thường xảy ra trong hoàn cảnh có sự liên hệ giữa một người hay nhiều người với người khác. Thất bại hoặc hoạn nạn có thể có các hình thức sau đây:

1. Thất bại trên đường học vấn, thi cử: không thể tiếp tục học vì một nguyên nhân nào đó, hoặc thi rớt mặc dầu hết sức cố gắng học tập.

2. Thất bại trên đường buôn bán, làm ăn lỗ lả, đường công danh sự nghiệp.

3. Thất bại trên đường tình duyên và gia đạo: bị người yêu hay người phối ngẫu lừa gạt, sang ngang.

4. Thân thể có khuyết tật vì bẩm sanh hoặc vì tai nạn, bịnh hoạn.

5. Hoạn nạn trước một biến cố nào đó trong cuộc đời: ví dụ: trước cơn gió lốc của cuộc cờ chính trị hoàn cầu, chính quyền Saigon ở miền Nam Việt Nam đã sụp đổ vào ngày 30 tháng tư năm 1975. Dĩ nhiên những người thuộc phe chiến thắng, phe cọng sản ở miền Bắc Việt Nam, đã rất vui mừng, rất hồ hỡi vì họ chiếm được một kho tàng chiến lợi phẩm to tát ở miền Nam.Nhưng đại đa số đồng bào ở miền Nam đã bước vào một ngỏ rẻ mới mà trước mắt là sự khốn khổ, sự khổ đau so với những ngày bình yên hạnh phúc mà họ đã hưởng được trước đây.

Bên thắng cuộc đã bỏ tù, tịch thâu tài sản, đày đọa người dân bên thua cuộc, đẩy họ đi vào cảnh khốn cùng, khổ sở. Nhiều người đã mất hết tài sản mà họ đã làm lụng cực khổ suốt đời. Nhiều người đã phải lìa bỏ quê hương, lìa bỏ vợ con, lìa bỏ chồng con để đi tìm tự do bằng cách vượt biển hoặc bằng cách đi đường bộ, họ đi tìm cuộc sống tự do trong cái chết. Thẳng thắn mà nói trong cuộc chiến tranh ủy nhiệm ở Việt Nam, nói khác đi, là cuộc chiến tương tàn, nồi da xáo thịt đã kéo dài hơn 30 năm thì gia đình nào từ Bắc chí Nam cũng đều có người thân, có bà con họ hàng, bạn bè hoặc ở phía bên này, hoặc ở phía bên kia. Như vậy thì ai cũng có người thân, có bà con họ hàng, có bạn bè bị đi tù đày dưới chế độ Cọng sản, có người chịu kham khổ, có người đã chết trung ngục tù, hoặc vượt biên, bỏ xứ ra đi và có thể chết trước những cơn sóng to gió lớn ngoài biển cả. Nói tóm lại, đại đa số nhân dân Việt Nam là nạn nhân của chủ nghĩa Cọng sản, của chế độ độc tài tàn bạo, của các nhà lãnh đạo cuồng tín.

Đứng trước sự thất bại, trước hoạn nạn, con người có thể có thái độ, có triết lý về cuộc đời khác nhau:

1. Chấp nhận: con người cho rằng tại số trời, tại định mệnh đã an bài: “Học tài thi phận”, “mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”.

2. Coi như một bài học kinh nghiệm: con người cho rằng thất bại là một kinh nghiệm sống có ý nghĩa nhờ đó mình có thể vươn lên sự thất bại để đi đến sự thành công trong tương lai. Người quân nhân thua trận có thể cho rằng: “can cường trong chiến bại”.

3. Không thể chịu đựng: con người đăm ra chán đời, thấy cuộc đời là phi lý. Do đó, con người hoặc phản kháng lại cuộc đời, hoặc đi tu, hoặc tự tử , hoặc rời khỏi quê hương đi tìm tự do v.. v..

4. Đi tìm cái thành công trong sự thất bại: con người cho rằng ý nghĩa của cuộc đời không phải chỉ ở chỗ thành công hay thất bại mà ở nơi sự cố gắng, ở nơi nổ lực phấn đấu và chiến đấu không ngừng: “Đừng lấy thành bại mà luận anh hùng”.

Các thí dụ trên cho thấy rằng triết lý là một thái độ sống gắn liền với con người, triết lý không là một ý niệm vượt khỏi con người. Còn triết học là một nhận thức về ý nghĩa của cuộc đời. Tuy nhiên ở nhiều nơi, triết lý và triết học được sử dụng đồng nghĩa, thí dụ như “ “triết lý Phật giáo = triết học Phật giáo” (Buddhist philosophy), triết lý giáo dục ( philosophy of education) v.v.v.

Nghiên cứu triết học thì đòi hỏi sự học hỏi về các tư tưởng, các quan niệm với sự suy nghỉ hết sức cẩn thận và phán xét về các vấn đề phức tạp ấy. Chúng cần có một số hành trang, một số kiến thức căn bản để học hỏi các lập luận của các triết gia như tìm hiểu những định nghĩa về các từ ngữ mà các triết gia đã sử dụng, những lập luận của họ để bảo vệ quan điểm của họ, cùng với sự phê phán, về các lý luận của chính triết gia đó hoặc sự phê phán của các vị khác về các lý luận, các biện minh của các triết gia này.

Triết học Tây phương đã được phân chia ra nhiều lãnh vực chính như sau:

Tùy bút

H ình như thuở đó có một học sinh nghèo "ngoại đạo" mới vừa 16 tuổi, quê mùa nhút nhát, đang nuôi dưỡng một tình "yêu-hoa-cúc...