07 September 2012

Thất nghiệp và nợ nần dưới thời Obama

     Trọng Đạt

     Người dân bầu cho ông Obama trong cuộc tranh cử Tổng thống năm 2008 vì họ quá chán Cộng Hòa, người ta chán Cộng Hòa vì cuộc chiến tranh Iraq sa lầy, dưa nước Mỹ đi sai đường và nhất là sự khủng hoảng tài chính khoảng tháng 10/2008, trước ngày bầu cử chừng một tháng:  Chỉ số Dow Jones mất gần 800 điểm, có ngày mất tiêu một ngàn tỉ, ngày nào cũng tụt xuống từ 700 tới 500 điểm…khủng hoảng kéo dài mấy tuần liên tiếp đã làm tiêu tan trên 8 ngàn tỉ Mỹ kim. Nhiều ngân hàng phá sản, hãng xưởng lay-off công nhân viên.. Biện pháp Bail out lấy công quĩ 700 tỉ của chính phủ để cứu nguy thị trường chứng khoán y như muối bỏ biển, không thấm vào đâu….ai nấy xanh mặt sợ khủng hoảng kinh tế như năm 1929, 1930

     Tỷ lệ thất nghiệp     

     Nhưng nay nhìn lại hai nhiệm kỳ của ông Bush con từ 2000 tới 2008 ta  sẽ thấy tỷ lệ thất nghiệp tương đối thấp,

    Từ tháng 1 cho tới cuối năm 2000, tỷ lệ thất nghiệp chỉ có 4 và dưới 4 chấm thôi (nguồn Source: U.S. Department of Labor: Bureau of Labor Statistics)
2000-01-01   4.0
2000-04-01   3.8
2000-08-01   4.1
2000-12-01   3.9
   Năm 2001, từ 4.2 tháng 1 lên tới 5.7 tháng 12 (cuối năm )
2001-01-01   4.2
2001-04-01   4.4
2001-08-01   4.9
2001-12-01   5.7
   Năm 2002 từ 5.7 tháng 1 lên 6 chấm tháng 12
2002-01-01   5.7
2002-04-01   5.9
2002-08-01   5.7
2002-12-01   6.0
    Năm 2003 từ 5.8 tháng 1 xuống  5.7 tháng 12
2003-01-01   5.8
2003-04-01   6.0
2003-08-01   6.1
2003-12-01   5.7
     Tóm lại trong nhiệm kỳ đầu (2000-2003) tỷ lệ thất nghiệp năm 2000 trung bình 4 chấm, năm 2001 trung bình 4.8, năm 2002 trung bình 5.8, năm 2003 trung bình 5.9, tỷ lệ thất nghiệp trung bình tòan bộ nhiệm kỳ thứ nhất (2000-2003) là 5.1   

     Nhiệm kỳ hai (2004-2008), năm 2004 tỷ lệ thất nghiệp từ 5.7 tháng 1 xuống 5.4 tháng 12, trung bình là 5.5
2004-01-01   5.7
2004-04-01   5.6
2004-08-01   5.4
2004-12-01   5.4
Năm 2005 từ 5.3 tháng 1 xuống 4.9 tháng 12, trung bình là  5 chấm
2005-01-01   5.3
2005-04-01   5.2
2005-08-01   4.9
2005-12-01   4.9
Năm 2006 từ 4.7 tháng 1 xuống 4.4 tháng 12, trung bình 4.6
2006-01-01   4.7
2006-04-01   4.7
2006-08-01   4.7
2006-12-01   4.4
Năm 2007 từ 4.6 tháng 1 tới 5 chấm tháng 12, trung bình 4.6
2007-01-01   4.6
2007-04-01   4.5
2007-08-01   4.6
2007-12-01   5.0
Năm 2008 từ 5 chấm tháng 1 lên 7.3 cuối năm, trung bình 5.8
2008-01-01   5.0
2008-04-01   5.0
2008-08-01   6.1
2008-12-01   7.3
     Tóm lại trong nhiệm kỳ thứ hai, tỷ lệ thất nghiệp năm 2005 trung bình 5 chấm, năm 2006 trung bình 4.6, năm 2007 trung bình 4.6, năm 2008 trung bình 5.8.

     Nhiệm kỳ thứ hai (2004-2008) của TT Bush tỷ lệ thất nghiệp trung bình  là 5 chấm.

      Toàn bộ tỷ lệ thất nghiệp trung bình cả hai nhiệm kỳ dưới thời chính phủ Bush là 5.1+5 : 2= 5.05

     Sang nhiệm kỳ chính phủ kế tiếp Obama tỷ  lệ thất nghiệp từng năm  như sau:

Năm 2009 từ tháng 1 tới tháng 12 tăng từ 7.8 tới 9.9, tỷ lệ trung bình là 9 chấm
2009-01-01   7.8
2009-04-01   8.9
2009-08-01   9.6
2009-10-01  10.0
2009-12-01   9.9
Năm 2010 từ 9.7 tháng 1 xuống  9.4 tháng 12, trung bình 9.6
2010-01-01   9.7
2010-04-01   9.9
2010-08-01   9.6
2010-12-01   9.4
Năm 2011 từ  9.1 tháng 1 xuống  8.5 tháng 12, trung bình 8.9
2011-01-01   9.1
2011-04-01   9.0
2011-08-01   9.1
2011-12-01   8.5

Năm 2012 từ tháng 1 tới tháng 7 không thay đổi mấy 8.3, trung bình 8.2
2012-01-01   8.3
2012-04-01   8.1
2012-06-01   8.2
2012-07-01   8.3
     Tóm lại tỷ lệ thất nghiệp trung bình năm 2009 là 9 chấm, năm 2010 trung bình 9.6, năm 2011 trung bình 8.9, năm 2012 trung bình 8.2

     Tính trung bình nhiệm kỳ ông Obama (2009-2012) tỷ lệ thất nghiệp là  8,9 coi như gần 9 chấm

     Như vậy tỷ lệ thất nghiệp trung bình của chính phủ Obama (2009-2012) là 8.9 coi như gần gấp hai so với tỷ lệ thất nghiệp trung bình 5 chấm của chính phủ Bush (2000-2009)

      Nợ nần

      Khi ông Bush nhậm chức Tổng thống năm 2000, tiền nợ do chính phủ trước  để lại là 5,700 tỷ, cho tới hết hai nhiệm kỳ của ông vào năm 2008, nợ nần tăng lên 9,990 tỷ (nguồn US office of Management and Budget, U.S Dept. of the Treasury, Reuters), như vậy dưới hai nhiệm kỳ 8 năm , chính phủ Bush đã chi tiêu 4,299 tỷ

     Từ khi ông Obama nhậm chức năm 2009 đến nay 2012, mức nợ đã tăng lên 16,000 tỷ, như vậy chính phủ Obama trong 4 năm qua đã chi tiêu 6,000 tỷ (16,000-9,990), khủng khiếp chưa từng thấy trong lịch sử.

     Tính trung bình một nhiệm kỳ của ông Bush chi tiêu 4,299: 2= 2,149 tỷ

Và như vậy nêu so với một nhiệm kỳ (trung bình) của  ông Bush, một nhiệm kỳ ông Obama đã chi tiêu nhiều gần gấp 3 lần ông Bush.  Nay nợ nước  ngoài vào khoảng 3,500 tỷ, trong đó nhiều nhất là Trung Cộng 1,100 tỷ, Nhật 900 tỷ, Anh 340 tỷ….

      Nợ nần nhiều sẽ khiến cho những thế hệ sau phải đóng thuế è cổ, đời cha ăn mặn đời con khát nước.

       Kết Luận

      Khi lên nhậm chức năm 2009 chính phủ Obama đã cứu được thị trường chứng khoán khỏi sụp đổ dổ, chỉ số Dow Jones xuống thấp kinh khủng : 6,700 khoảng tháng 3/2009, người dân quá sợ hãi vội đi rút tiền ra tưởng như khủng hoảng kinh tế như năm 1930. Nhờ bơm tiền  Bail out hàng  ngàn tỷ  chính phủ đã cứu được thị trường tài chánh, giúp được nhiều ngân hàng khỏi bị sập tiệm, một năm sau Dow Jones lên gần 11,000, khi ấy người dân mới an tâm. Nay Dow Jones lên cao, hiện tới trên 13,000, tuy nhiên dưới thời chính phủ Bush khoảng tháng 10, 11 năm 2007 Dow Jones đã lên tới 14,000, chưa bao giờ cao như thế, ngay cả dưới thời Bill Clinton.

     Trong hai năm đầu nhiệm kỳ 2009-2012, Dân chủ kiểm soát cả Thượng và Hạ viện, năm 2010 người dân bắt đầu thất vọng trước những lời hứa hẹn của chính phủ Obama khi thất nghiệp ngày càng cao hơn trước, họ biểu tình chống đối chính phủ và đã bỏ phiếu cho Cộng Hòa trong kỳ bầu cử Hạ viện  đầu tháng 11. Năm 2010 Cộng Hòa đã lấy thêm được 63 ghế thành 242 ghế, Dân chủ chỉ còn 193 ghế, nay Dân chủ không còn tự tung tự tác như trước nữa    

     Trong hai năm đầu, Dân chủ  nắm cả Hành pháp và lưỡng viện Quốc hội, đã tự biên, tự diễn, chi tiêu quá nhiều, nợ ngập đầu  mà không mang lại hiệu quả kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp quá cao , trong lịch sử Hoa Kỳ chỉ có thời Tổng thống Obama và TT Reagan những năm 1982, 83 mới cao như thế.

     Chính phủ chi tiêu nhiều nhưng không vực nổi nền kinh tế, sự thực Dân chủ chú trong tới mục tiêu mị dân nhiều hơn là kinh tế. Chính phủ Obama được coi như chính phủ của người nghèo, nhưng giúp người nghèo không phải  là  lấy của người giầu chia cho người nghèo mà phải tạo công việc làm cho họ để họ có thu nhập khá hơn, đóng góp cho xã hội nhiều hơn là dựa vào xã hội. Giúp người nghèo bằng trợ cấp chỉ mang lại lợi ích trước mắt cho chính phủ là lấy lòng dân nghèo để kiếm phiếu nhiều hơn nhưng tạo cho họ tinh thần ỷ lại. Giúp người nghèo bằng chính sách mị dân có hại cho nên kinh tế chứ không mang lại  lợi ích nào. Suốt nhiệm kỳ vừa qua, ông  Obama chỉ chú trọng về bảo hiểm  y tế  cho toàn dân thay vì có chính sách kinh tế hữu hiệu để vực nền kinh tế đang lụn bại, người dân muốn ông lo việc làm cho họ hơn là lo bảo hiểm, vì có việc  làm là có bảo hiểm

      Giúp đỡ người nghèo bằng trợ cấp thực ra lại tạo ra thêm nhiều bất công xã hội: những người yêu lao động phải làm đầu tắt mặt tối để nuôi những người trây lười lao động ngồi mát ăn bát vàng. Những người đi làm phải đóng thuế, lúc vào nhà thương, đi khám bệnh vẫn  phải trả Bill chịu tiền Copay, trong khi ấy những người ngồi mát ăn bát vàng năm bệnh viện không mất xu nào, có Medicaid  của chính phủ lo hết, chính phủ lấy thuế giới giầu, trung lưu để lo cho họ.

     Nay không thấy ông Obama hứa hẹn như xưa vì người ta đã quá chán những lời hứa hẹn, họ đã nghe đầy hai lỗ tai. Trong cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2012 vấn đề kinh tế  được coi là quan trọng nhất,  mặc dù ông Obama thất bại ê chề về kinh tế như đã nói ở trên nhưng vẫn hơn đối thủ Romney một, hai điểm theo thăm dò.  Sở dĩ như vậy vì chính sách mị  dân tối đa của ông đã có kết quả cụ thể, trước hết đại đa số người da đen bầu cho ông vì ông mang lại niềm tự hào cho họ, kế đó những người lãnh trợ cấp và nói chung những người được hưởng nhiều ưu đãi của ông.

    Tâm lý chung con người ai cũng ghét bất công, nhưng mọi người lại thích những bất cộng có lợi cho mình.

        Trọng Đạt

No comments:

Post a Comment

Tùy bút

H ình như thuở đó có một học sinh nghèo "ngoại đạo" mới vừa 16 tuổi, quê mùa nhút nhát, đang nuôi dưỡng một tình "yêu-hoa-cúc...